Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 114/2024/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 151/2017/NĐ-CP

Số hiệu: 114/2024/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Hồ Đức Phớc
Ngày ban hành: 15/09/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Quy định về mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản công là vật tiêu hao

Ngày 15/9/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 114/2024/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 151/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017.

Quy định về mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản công là vật tiêu hao phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước

Theo đó, bổ sung Điều 3a quy định về mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản công là vật tiêu hao phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước như sau:

- Vật tiêu hao là nguyên nhiên liệu, thuốc, sinh phẩm, vật tư, vật liệu, văn phòng phẩm và các vật khác khi đã qua một lần sử dụng thì mất đi hoặc không giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu.

- Thẩm quyền quyết định mua sắm vật tiêu hao:

+ Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quy định thẩm quyền quyết định mua vật tiêu hao phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương.

+ Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định thẩm quyền quyết định mua sắm vật tiêu hao phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương.

- Căn cứ nhu cầu sử dụng, phạm vi dự toán ngân sách được giao và nguồn kinh phí được phép sử dụng, cơ quan nhà nước tổ chức thực hiện mua sắm vật tiêu hao theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

- Đối với vật tiêu hao bị mất đi trong quá trình sử dụng, cơ quan nhà nước quản lý, sử dụng vật tiêu hao không phải thực hiện việc xử lý.

Đối với vật tiêu hao không bị mất đi trong quá trình sử dụng, cơ quan nhà nước quản lý, sử dụng vật tiêu hao thực hiện hủy bỏ sau khi hết hạn sử dụng hoặc hết giá trị sử dụng.

Quy định về mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản công là vật tiêu hao phục vụ hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập

Theo đó, việc mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản công là vật tiêu hao phục vụ hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập được thực hiện theo quy định tại Điều 3a Nghị định 151/2017/NĐ-CP (được bổ sung tại Nghị định 114/2024/NĐ-CP ).

Trong đó, thẩm quyền quyết định mua sắm vật tiêu hao được quy định như sau:

- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quy định thẩm quyền quyết định mua sắm vật tiêu hao phục vụ hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều 37a Nghị định 151/2017/NĐ-CP (được bổ sung tại Nghị định 114/2024/NĐ-CP ).

- Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định thẩm quyền quyết định mua sắm vật tiêu hao phục vụ hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của địa phương, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều 37a Nghị định 151/2017/NĐ-CP (được bổ sung tại Nghị định 114/2024/NĐ-CP ).

- Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư, đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên quyết định mua sắm vật tiêu hao phục vụ hoạt động của đơn vị.

Nghị định 114/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 30/10/2024; các Điều 96, 97, 98 và 99 Nghị định 151/2017/NĐ-CP hết hiệu lực kể từ ngày 01/01/2025.

 

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 114/2024/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm 2024

NGHỊ ĐỊNH

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 151/2017/NĐ-CP NGÀY 26 THÁNG 12 NĂM 2017 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản công ngày 21 tháng 6 năm 2017;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công

1. Sửa đổi Điều 1 như sau:

“Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công số 15/2017/QH14 ngày 21 tháng 6 năm 2017 về các nội dung sau:

a) Giao, mua sắm, thuê, khai thác, quản lý vận hành, chuyển đổi công năng sử dụng, xử lý tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết; quản lý, sử dụng số tiền thu được từ khai thác, xử lý tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; xác định giá trị quyền sử dụng đất để tính vào giá trị tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

b) Mua sắm, thuê, phê duyệt phương án xử lý tài sản của dự án sử dụng vốn nhà nước.

c) Quản lý, sử dụng tài sản công được Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

d) Khai thác kho số phục vụ quản lý nhà nước.

đ) Hệ thống thông tin về tài sản công và Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công.

e) Công cụ tài chính quản lý rủi ro đối với tài sản công.

2. Nghị định này không điều chỉnh đối với:

a) Tài sản kết cấu hạ tầng. Việc quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông; hạ tầng nước sạch; hạ tầng đô thị; hạ tầng cấp điện; hạ tầng thủy lợi và ứng phó với biến đổi khí hậu; hạ tầng cụm công nghiệp, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao; hạ tầng thương mại; hạ tầng thông tin được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng, pháp luật chuyên ngành và pháp luật khác có liên quan.

b) Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân. Việc quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân được thực hiện theo quy định tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và Nghị định của Chính phủ quy định thẩm quyền, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân.

c) Tài sản được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn nhà nước. Việc quản lý, sử dụng tài sản được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn nhà nước được thực hiện theo quy định tại Nghị định của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng tài sản được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn nhà nước.

d) Đất đai (không bao gồm đất thuộc trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, kể cả đất đã được giao, cho thuê để xây dựng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp nhưng chưa đầu tư xây dựng). Việc quản lý, sử dụng đất đai được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật khác có liên quan.

đ) Tài nguyên. Việc quản lý, sử dụng tài nguyên được thực hiện theo quy định của pháp luật về tài nguyên và pháp luật khác có liên quan.

e) Nhà ở là tài sản công. Việc quản lý, sử dụng, xử lý nhà ở là tài sản công được thực hiện theo quy định của pháp luật về nhà ở.

g) Việc sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế thực hiện theo Nghị quyết của Quốc hội và Nghị định của Chính phủ về việc sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế, pháp luật về đất đai và pháp luật khác có liên quan.

h) Việc sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao thực hiện theo Nghị định của Chính phủ quy định việc sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao, Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư.

i) Việc chuyển giao tài sản công là công trình điện sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam thực hiện theo Nghị định của Chính phủ về chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

k) Việc quản lý, sử dụng và khai thác nhà, đất không sử dụng vào mục đích để ở giao cho tổ chức có chức năng quản lý, kinh doanh nhà địa phương quản lý, khai thác thực hiện theo Nghị định của Chính phủ về quản lý, sử dụng và khai thác nhà, đất không sử dụng vào mục đích để ở giao cho tổ chức có chức năng quản lý, kinh doanh nhà địa phương quản lý, khai thác; riêng việc báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án khai thác tài sản công có quyết định thu hồi theo hình thức giao tổ chức có chức năng quản lý, kinh doanh nhà địa phương quản lý, khai thác thực hiện theo quy định tại Nghị định này.

l) Thiết bị y tế mượn theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.

3. Việc quản lý, sử dụng tài sản tại cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được thực hiện theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và quy định riêng của Chính phủ; các nội dung không quy định cụ thể tại quy định riêng của Chính phủ thì được thực hiện theo quy định về quản lý, sử dụng tài sản công tại cơ quan nhà nước (đối với cơ quan của Đảng, cơ quan Việt Nam ở nước ngoài) và quy định về quản lý, sử dụng tài sản tại đơn vị sự nghiệp công lập (đối với đơn vị sự nghiệp của Đảng) tại Nghị định này.

4. Việc quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng là thiết chế văn hóa, thể thao do cấp xã quản lý; di tích lịch sử, di tích lịch sử - văn hóa không gắn với đất thuộc đất xây dựng trụ sở cơ quan, đất xây dựng công trình sự nghiệp thực hiện theo quy định của Chính phủ về quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng là thiết chế văn hóa, thể thao, di tích lịch sử, di tích lịch sử - văn hóa, pháp luật chuyên ngành và pháp luật khác có liên quan. Trường hợp Chính phủ chưa ban hành quy định về quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng là thiết chế văn hóa, thể thao do cấp xã quản lý, di tích lịch sử, di tích lịch sử - văn hóa đồng thời pháp luật chuyên ngành không có quy định về việc quản lý, sử dụng, khai thác đối với các tài sản này thì cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý tài sản thực hiện quản lý, sử dụng, khai thác tài sản theo quy định về quản lý, sử dụng, khai thác tài sản tại đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và Nghị định này; số tiền thu được từ việc khai thác, sau khi trừ đi các chi phí có liên quan, được nộp vào ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách hiện hành và quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

5. Việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị, tài sản là đất, nhà, công trình gắn liền với đất của đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân được thực hiện theo Nghị định của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công. Riêng các trường hợp sau đây được thực hiện như sau:

a) Việc thanh lý nhà và các tài sản khác gắn liền với đất thuộc trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp được thực hiện theo quy định tại Nghị định này.

b) Đối với nhà, đất đã được phê duyệt phương án giữ lại tiếp tục sử dụng theo quy định tại Nghị định của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công thì việc quản lý, sử dụng, xử lý được thực hiện theo quy định tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và Nghị định này, không phải thực hiện thủ tục thay đổi phương án sắp xếp lại, xử lý.”

2. Sửa đổi Điều 3 như sau:

“Điều 3. Mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước

1. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục quyết định mua sắm tài sản công trong trường hợp phải lập thành dự án được thực hiện theo quy định của pháp luật khác có liên quan.

2. Thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản công trong trường hợp không thuộc phạm vi quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện như sau:

a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương (sau đây gọi là Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương) quy định thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương.

b) Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương.

3. Căn cứ phạm vi dự toán ngân sách được giao và nguồn kinh phí được phép sử dụng, cơ quan nhà nước tổ chức thực hiện mua sắm tài sản theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

Việc tổ chức, thực hiện mua sắm tài sản theo phương thức tập trung được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu và quy định tại Chương VI Nghị định này.

4. Việc mua sắm tài sản quy định tại Điều này không bao gồm mua sắm dịch vụ phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước. Việc mua sắm dịch vụ phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.”

3. Bổ sung Điều 3a như sau:

“Điều 3a. Mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản công là vật tiêu hao phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước

1. Vật tiêu hao là nguyên nhiên liệu, thuốc, sinh phẩm, vật tư, vật liệu, văn phòng phẩm và các vật khác khi đã qua một lần sử dụng thì mất đi hoặc không giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu.

2. Thẩm quyền quyết định mua sắm vật tiêu hao:

a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quy định thẩm quyền quyết định mua vật tiêu hao phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương.

b) Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định thẩm quyền quyết định mua sắm vật tiêu hao phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương.

3. Căn cứ nhu cầu sử dụng, phạm vi dự toán ngân sách được giao và nguồn kinh phí được phép sử dụng, cơ quan nhà nước tổ chức thực hiện mua sắm vật tiêu hao theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

4. Đối với vật tiêu hao bị mất đi trong quá trình sử dụng, cơ quan nhà nước quản lý, sử dụng vật tiêu hao không phải thực hiện việc xử lý. Đối với vật tiêu hao không bị mất đi trong quá trình sử dụng, cơ quan nhà nước quản lý, sử dụng vật tiêu hao thực hiện hủy bỏ sau khi hết hạn sử dụng hoặc hết giá trị sử dụng.”

4. Sửa đổi Điều 4 như sau:

“Điều 4. Thuê tài sản phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước

1. Thẩm quyền quyết định thuê tài sản:

a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quy định thẩm quyền quyết định thuê tài sản phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương.

b) Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định thẩm quyền quyết định thuê tài sản phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương.

2. Căn cứ phạm vi dự toán ngân sách được giao và nguồn kinh phí được phép sử dụng, cơ quan nhà nước tổ chức thực hiện thuê tài sản theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

3. Việc thuê tài sản phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước quy định tại Điều này không bao gồm thuê dịch vụ công nghệ thông tin và các dịch vụ khác phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước. Việc thuê dịch vụ công nghệ thông tin và các dịch vụ khác phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước và pháp luật có liên quan.”

5. Bổ sung Điều 4a như sau:

“Điều 4a. Giao tài sản bằng hiện vật cho cơ quan nhà nước

Việc giao tài sản quy định tại khoản 2 Điều 29 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công cho cơ quan nhà nước được thực hiện như sau:

1. Thẩm quyền quyết định giao tài sản công thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 29 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.

2. Thủ tục giao tài sản của dự án sử dụng vốn nhà nước được thực hiện theo quy định tại Mục 1 Chương VI Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và Chương IX Nghị định này.

3. Thủ tục giao tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân được thực hiện theo quy định tại Mục 2 Chương VI Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và Nghị định của Chính phủ quy định thẩm quyền, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân.

4. Thủ tục giao đất để xây dựng trụ sở làm việc được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.

5. Thủ tục giao đối với các loại tài sản không thuộc phạm vi quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này được thực hiện như sau:

a) Cơ quan nhà nước có nhu cầu sử dụng tài sản lập 01 bộ hồ sơ đề nghị giao tài sản gửi cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) để xem xét, đề nghị cơ quan, tổ chức, đơn vị đang quản lý tài sản báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 29 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công xem xét, quyết định.

Hồ sơ đề nghị được giao tài sản gồm:

Văn bản đề nghị được giao tài sản của cơ quan nhà nước có nhu cầu sử dụng tài sản (trong đó thuyết minh cụ thể về sự phù hợp với tiêu chuẩn, định mức sử dụng của loại tài sản đề nghị giao): 01 bản chính;

Văn bản đề nghị của cơ quan quản lý cấp trên (nếu có): 01 bản chính;

Danh mục tài sản đề nghị giao (chủng loại, số lượng, diện tích): 01 bản chính;

Các hồ sơ khác có liên quan đến đề nghị giao tài sản (nếu có): 01 bản sao.

b) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan, tổ chức, đơn vị đang quản lý tài sản có trách nhiệm báo cáo cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) để báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền quyết định giao tài sản về chủng loại, số lượng, diện tích, nguyên giá, giá trị còn lại của tài sản hiện đang quản lý kèm theo hồ sơ do cơ quan có nhu cầu sử dụng tài sản lập theo quy định tại điểm a khoản này làm cơ sở cho cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, quyết định giao tài sản.

c) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo của cơ quan, tổ chức, đơn vị đang quản lý tài sản, cơ quan, người có thẩm quyền quyết định giao tài sản xem xét, quyết định giao tài sản hoặc có văn bản hồi đáp trong trường hợp đề nghị giao tài sản không phù hợp.

Nội dung chủ yếu của Quyết định giao tài sản gồm:

Tên cơ quan nhà nước được giao tài sản để quản lý, sử dụng;

Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị đang quản lý tài sản;

Danh mục tài sản giao (chủng loại, số lượng, diện tích, nguyên giá, giá trị còn lại);

Trách nhiệm tổ chức thực hiện.

d) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có Quyết định giao tài sản của cơ quan, người có thẩm quyền, cơ quan, tổ chức, đơn vị đang quản lý tài sản có trách nhiệm bàn giao tài sản cho cơ quan nhà nước được giao tài sản để quản lý, sử dụng. Việc bàn giao, tiếp nhận tài sản được lập thành biên bản theo Mẫu số 01/TSC-BBGN ban hành kèm theo Nghị định này.

6. Trường hợp một trụ sở làm việc có thể bố trí cho nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng thì cơ quan, người có thẩm quyền quyết định giao tài sản quyết định:

a) Giao cho một cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý chung và giao các cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng. Việc quản lý vận hành trong trường hợp giao một cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý chung được thực hiện như mô hình quản lý vận hành khu hành chính tập trung. Cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý chung có trách nhiệm hạch toán, kê khai, báo cáo, cải tạo, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản theo quy định của pháp luật.

b) Giao cho từng cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng từng phần diện tích nhà, công trình, tài sản gắn liền với đất; đối với đất thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai. Việc xác định giá trị tài sản đối với từng phần diện tích do cơ quan, người có thẩm quyền quyết định giao tài sản quyết định phân bổ theo giá trị quyết toán, dự toán của từng phần diện tích (trong trường hợp phê duyệt quyết toán, xây dựng dự toán riêng cho từng phần diện tích) hoặc theo tỷ lệ diện tích sàn xây dựng của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng trên tổng diện tích sàn xây dựng của trụ sở (trong trường hợp không phê duyệt quyết toán, xây dựng dự toán riêng cho từng phần diện tích).”

6. Bổ sung Điều 10a như sau:

“Điều 10a. Xử lý vật tư, vật liệu thu hồi được trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công

1. Bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công là các hoạt động nhằm bảo đảm tài sản công được hoạt động, vận hành một cách bình thường.

Vật tư, vật liệu thu hồi được trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công tại cơ quan nhà nước nếu có thể tiếp tục sử dụng thì cơ quan nhà nước đó được tiếp tục sử dụng nếu có nhu cầu; trường hợp cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản không có nhu cầu sử dụng thì vật tư, vật liệu thu hồi được xử lý theo hình thức: điều chuyển, bán. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục quyết định và tổ chức thực hiện điều chuyển, bán vật tư, vật liệu thu hồi trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công được thực hiện theo quy định tại các Điều 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26 và 27 Nghị định này. Trường hợp áp dụng hình thức điều chuyển thì trong văn bản đề nghị tiếp nhận tài sản không phải thuyết minh về sự phù hợp với tiêu chuẩn, định mức. Trường hợp áp dụng hình thức bán thì thực hiện bán đấu giá đối với vật tư, vật liệu thu hồi có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên, bán niêm yết giá đối với vật tư, vật liệu thu hồi có giá trị từ 10 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng; bán chỉ định đối với vật tư, vật liệu thu hồi có giá trị dưới 10 triệu đồng.

2. Vật tư, vật liệu thu hồi trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công tại cơ quan nhà nước nếu không sử dụng được thì cơ quan nhà nước đó thực hiện hủy bỏ.

3. Việc xác định giá trị vật tư, vật liệu thu hồi để xác định hình thức bán đồng thời là giá khởi điểm bán đấu giá, giá bán niêm yết, giá bán chỉ định được thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 24 Nghị định này.

4. Trường hợp cơ quan nhà nước có tài sản tiếp tục sử dụng vật tư, vật liệu thu hồi hoặc áp dụng hình thức điều chuyển mà cơ quan nhà nước có tài sản, cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp nhận điều chuyển sử dụng vật tư, vật liệu thu hồi đó để lắp đặt thêm hoặc thay thế bộ phận của tài sản hiện có thì không phải thực hiện xác định giá trị, không phải thực hiện theo dõi, hạch toán riêng đối với vật tư, vật liệu đó. Trường hợp cơ quan nhà nước có tài sản tiếp tục sử dụng vật tư, vật liệu thu hồi hoặc áp dụng hình thức điều chuyển mà cơ quan nhà nước có tài sản, cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp nhận điều chuyển sử dụng vật tư, vật liệu thu hồi đó một cách độc lập thì cơ quan nhà nước có tài sản, cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp nhận điều chuyển có trách nhiệm xác định giá trị vật tư, vật liệu thu hồi đó để quản lý, theo dõi, hạch toán theo quy định của pháp luật.”

7. Bổ sung Điều 10b như sau:

“Điều 10b. Khai thác tài sản công tại cơ quan nhà nước

1. Danh mục tài sản công tại cơ quan nhà nước được khai thác gồm:

a) Nhà ở công vụ.

b) Quyền sở hữu trí tuệ, bản quyền phần mềm ứng dụng.

c) Cơ sở dữ liệu.

d) Tài sản phục vụ hoạt động phụ trợ, hỗ trợ cho việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan nhà nước (nhà ăn, căn tin; nhà/bãi để xe; vị trí lắp đặt máy rút tiền tự động, máy bán hàng tự động; vị trí lắp đặt, xây dựng công trình viễn thông; vị trí lắp đặt màn hình led, tấm pano phục vụ thông tin, tuyên truyền).

đ) Tài sản là di tích lịch sử - văn hóa, di tích lịch sử gắn với đất thuộc đất xây dựng trụ sở cơ quan; phòng truyền thống của cơ quan.

e) Tài sản khác được khai thác theo quy định của pháp luật có liên quan.

2. Việc khai thác tài sản công tại cơ quan nhà nước phải bảo đảm các nguyên tắc sau:

a) Không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan nhà nước.

b) Không vi phạm các điều cấm của luật.

c) Bảo đảm tính công khai, minh bạch; tuân thủ các quy định tại Nghị định này và quy định của các pháp luật có liên quan.

d) Không làm thay đổi kết cấu, kiến trúc, nguyên trạng tài sản công (trừ trường hợp đầu tư thêm để nâng cao giá trị sử dụng của tài sản; phần giá trị tài sản đầu tư thêm thuộc về cơ quan có tài sản sau khi hết thời hạn khai thác); không làm mất quyền sử dụng đất của cơ quan, quyền sở hữu về tài sản công.

3. Việc khai thác tài sản quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật về nhà ở, pháp luật về sở hữu trí tuệ và pháp luật khác có liên quan.

4. Việc khai thác tài sản phục vụ hoạt động phụ trợ, hỗ trợ cho việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan nhà nước quy định tại điểm d khoản 1 Điều này nhằm phục vụ cho hoạt động của cơ quan nhà nước và các nhu cầu thiết yếu của cán bộ, công chức, người lao động của cơ quan nhà nước và khách đến công tác. Việc khai thác được quy định như sau:

a) Hình thức khai thác:

a1) Cơ quan nhà nước tự quản lý, sử dụng nhà ăn, căn tin, nhà/bãi để xe để cung cấp các dịch vụ phục vụ nhu cầu của cán bộ, công chức, người lao động của cơ quan nhà nước và khách đến công tác. Giá dịch vụ được thực hiện theo quy định của Nhà nước (đối với các dịch vụ thuộc trường hợp giá sử dụng dịch vụ đó do Nhà nước định giá theo quy định của pháp luật về giá) hoặc do Thủ trưởng cơ quan nhà nước quyết định bảo đảm bù đắp đủ chi phí và có tích lũy hợp lý (đối với các dịch vụ không thuộc trường hợp giá sử dụng dịch vụ đó do Nhà nước định giá theo quy định của pháp luật về giá);

a2) Cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện quyền khai thác nhà ăn, căn tin, nhà/bãi để xe để cung cấp các dịch vụ phục vụ nhu cầu của cán bộ, công chức, người lao động của cơ quan nhà nước và khách đến công tác. Việc lựa chọn tổ chức, cá nhân khác thực hiện quyền khai thác nhà ăn, căn tin, nhà/bãi để xe được thực hiện theo các hình thức lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu hoặc đấu giá theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản; việc tổ chức đấu thầu hay đấu giá do Thủ trưởng cơ quan có tài sản quyết định. Giá cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện quyền khai thác là giá trúng đấu giá hoặc đấu thầu; giá khởi điểm để tổ chức đấu giá, giá gói thầu để tổ chức đấu thầu được xác định theo quy định về xác định giá gói thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu; Thủ trưởng cơ quan nhà nước quyết định giá khởi điểm, giá gói thầu. Tổ chức, cá nhân thực hiện quyền khai thác được thu tiền dịch vụ theo mức giá quy định của Nhà nước (đối với các dịch vụ thuộc trường hợp giá sử dụng dịch vụ đó do Nhà nước định giá theo quy định của pháp luật về giá) hoặc quyết định mức thu bảo đảm bù đắp đủ chi phí và có tích lũy hợp lý (đối với các dịch vụ không thuộc trường hợp giá sử dụng dịch vụ đó do Nhà nước định giá theo quy định của pháp luật về giá);

a3) Cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng vị trí tại trụ sở làm việc để lắp đặt máy rút tiền tự động, máy bán hàng tự động, lắp đặt, xây dựng công trình viễn thông, lắp đặt màn hình led, tấm pano phục vụ thông tin, tuyên truyền kết hợp quảng cáo theo quy định của pháp luật.

Việc cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng vị trí tại trụ sở làm việc để lắp đặt máy rút tiền tự động, lắp đặt, xây dựng công trình viễn thông được thực hiện theo hình thức thỏa thuận trực tiếp với tổ chức, cá nhân có nhu cầu. Cơ quan nhà nước chuẩn bị phương án cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng vị trí tại trụ sở làm việc để lắp đặt máy rút tiền tự động, lắp đặt, xây dựng công trình viễn thông gửi tới tổ chức, cá nhân có nhu cầu; trên cơ sở hồ sơ đăng ký của tổ chức, cá nhân có nhu cầu, cơ quan nhà nước thực hiện thương thảo Hợp đồng cho sử dụng vị trí để lắp đặt máy rút tiền tự động, lắp đặt, xây dựng công trình viễn thông và ký kết Hợp đồng làm cơ sở thực hiện. Giá cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng vị trí tại trụ sở làm việc là giá đã thương thảo với tổ chức, cá nhân có nhu cầu và ghi nhận tại Hợp đồng.

Việc lựa chọn tổ chức, cá nhân sử dụng vị trí tại trụ sở làm việc để lắp đặt máy bán hàng tự động, màn hình led, tấm pano phục vụ thông tin, tuyên truyền kết hợp quảng cáo được thực hiện theo quy định tại điểm a2 khoản này.

b) Thẩm quyền quyết định khai thác:

b1) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quy định thẩm quyền quyết định khai thác tài sản công tại cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương;

b2) Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định thẩm quyền quyết định khai thác tài sản công tại cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương.

c) Trình tự, thủ tục khai thác:

c1) Cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản công lập hồ sơ đề nghị khai thác tài sản công, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) để báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại điểm b khoản này xem xét, quyết định việc khai thác tài sản công. Hồ sơ đề nghị khai thác gồm:

Văn bản đề nghị khai thác tài sản công của cơ quan nhà nước (trong đó nêu rõ sự cần thiết; danh mục tài sản khai thác (chủng loại, số lượng, diện tích, nguyên giá, giá trị còn lại); hình thức khai thác; thời hạn khai thác; dự kiến số tiền thu được (nếu có)): 01 bản chính;

Các hồ sơ khác liên quan đến tài sản đề nghị khai thác: 01 bản sao.

c2) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị khai thác tài sản do cơ quan nhà nước lập, cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, quyết định việc khai thác tài sản công hoặc có văn bản hồi đáp trong trường hợp không thống nhất việc khai thác tài sản.

c3) Nội dung chủ yếu của Quyết định khai thác tài sản công gồm:

Tên cơ quan nhà nước được khai thác tài sản;

Danh mục tài sản khai thác (chủng loại, số lượng, diện tích, nguyên giá, giá trị còn lại; hình thức khai thác; thời hạn khai thác);

Trách nhiệm tổ chức thực hiện.

d) Cơ quan nhà nước có trách nhiệm cấp hóa đơn bán hàng cho các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật về hóa đơn, chứng từ.

đ) Số tiền thu được từ khai thác tài sản công, sau khi trừ đi các chi phí trực tiếp có liên quan đến việc tổ chức khai thác tài sản công (chi phí xác định giá, chi phí tổ chức đấu giá, chi phí trong lựa chọn nhà thầu, chi phí điện, nước, xăng dầu, nhân công phục vụ và các chi phí khác có liên quan), thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước theo quy định của pháp luật (nếu có), cơ quan nhà nước được giữ lại 50% để bổ sung nguồn chi thường xuyên hằng năm sử dụng cho công tác quản lý và các hoạt động khác được quy định cụ thể trong Quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan và được xác định là khoản thu hợp pháp khác của cơ quan; 50% nộp ngân sách nhà nước trung ương (đối với cơ quan nhà nước thuộc trung ương quản lý), nộp ngân sách địa phương (đối với cơ quan nhà nước thuộc địa phương quản lý). Người đứng đầu cơ quan có tài sản khai thác chịu trách nhiệm trong việc quản lý, sử dụng số tiền thu được từ việc khai thác và xác định số tiền nộp ngân sách nhà nước.

5. Việc khai thác tài sản là di tích lịch sử - văn hóa, di tích lịch sử gắn với đất thuộc đất xây dựng trụ sở cơ quan, phòng truyền thống của cơ quan được thực hiện như sau:

a) Hình thức khai thác:

Cho tổ chức, cá nhân tham quan di tích lịch sử - văn hóa, di tích lịch sử gắn với đất thuộc đất xây dựng trụ sở cơ quan, phòng truyền thống của cơ quan. Cơ quan nhà nước được thu phí tham quan theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí. Việc quản lý, sử dụng phí thu được thực hiện theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

Sử dụng vị trí tại di tích để bán đồ lưu niệm, trưng bày sản phẩm. Việc sử dụng vị trí tại di tích để bán đồ lưu niệm, trưng bày sản phẩm và việc quản lý, sử dụng số tiền thu được thực hiện theo quy định tại điểm a, điểm đ khoản 4 Điều này.

b) Thẩm quyền, trình tự, thủ tục trình cơ quan, người có thẩm quyền quyết định khai thác được thực hiện theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 4 Điều này.”

8. Sửa đổi khoản 2 Điều 11 như sau:

“Điều 11. Thuê đơn vị có chức năng quản lý vận hành tài sản công

2. Thủ trưởng cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản công, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao quản lý khu hành chính tập trung quyết định việc thuê đơn vị có chức năng quản lý vận hành tài sản công. Việc lựa chọn đơn vị có chức năng quản lý vận hành tài sản công được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu.”

9. Sửa đổi Điều 17 như sau:

“Điều 17. Thẩm quyền quyết định thu hồi tài sản công

Thẩm quyền quyết định thu hồi tài sản công trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 41 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công được quy định như sau:

1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quy định thẩm quyền quyết định thu hồi đối với tài sản công của cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương.

2. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định thẩm quyền quyết định thu hồi tài sản công của cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương.”

10. Sửa đổi, bổ sung các khoản 1, 2 và 3 Điều 18 như sau:

“Điều 18. Trình tự, thủ tục thu hồi tài sản công

1. Trường hợp cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản công tự nguyện trả lại tài sản cho Nhà nước theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 41 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công:

a) Cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản lập 01 bộ hồ sơ gửi cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) để xem xét, đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền thu hồi tài sản theo quy định tại Điều 17 Nghị định này xem xét, quyết định.

Hồ sơ đề nghị trả lại tài sản cho Nhà nước gồm:

Văn bản đề nghị trả lại tài sản của cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản: 01 bản chính;

Văn bản đề nghị của cơ quan quản lý cấp trên (nếu có): 01 bản chính;

Danh mục tài sản đề nghị trả lại cho Nhà nước (chủng loại, số lượng; tình trạng; nguyên giá, giá trị còn lại theo sổ kế toán): 01 bản chính;

Các hồ sơ khác có liên quan đến đề nghị trả lại tài sản (nếu có): 01 bản sao.

b) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại Điều 17 Nghị định này quyết định thu hồi tài sản hoặc có văn bản hồi đáp trong trường hợp đề nghị trả lại tài sản không phù hợp.

Nội dung chủ yếu của Quyết định thu hồi tài sản công gồm:

Tên cơ quan nhà nước có tài sản thu hồi;

Danh mục tài sản thu hồi (chủng loại, số lượng; nguyên giá, giá trị còn lại theo sổ kế toán; lý do thu hồi);

Trách nhiệm tổ chức thực hiện.

c) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có quyết định thu hồi tài sản của cơ quan, người có thẩm quyền, cơ quan nhà nước có tài sản bị thu hồi thực hiện bàn giao đầy đủ tài sản và các hồ sơ có liên quan đến tài sản cho cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 19 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, cụ thể như sau:

Bàn giao cho cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công quy định tại khoản 2 Điều 19 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công đối với tài sản do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quyết định thu hồi;

Bàn giao cho Sở Tài chính đối với tài sản công do cơ quan, người có thẩm quyền thuộc cấp tỉnh quyết định thu hồi;

Bàn giao cho Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện đối với tài sản công do cơ quan, người có thẩm quyền thuộc cấp huyện, cấp xã quyết định thu hồi.

d) Việc khai thác, xử lý tài sản sau khi có quyết định thu hồi được thực hiện theo quy định tại Điều 19 Nghị định này.

2. Trường hợp thu hồi tài sản công theo quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản 1 Điều 41 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công:

a) Cơ quan có chức năng thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, xử phạt vi phạm hành chính và các cơ quan quản lý nhà nước khác khi phát hiện tài sản công thuộc các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản 1 Điều 41 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công có văn bản kiến nghị và chuyển hồ sơ (nếu có) đến cơ quan, người có thẩm quyền thu hồi tài sản theo quy định tại Điều 17 Nghị định này để xem xét, quyết định thu hồi theo quy định của pháp luật;

b) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị và hồ sơ (nếu có) do các cơ quan quy định tại điểm a khoản này chuyển đến, cơ quan, người có thẩm quyền thu hồi tài sản theo quy định tại Điều 17 Nghị định này có trách nhiệm kiểm tra, xác minh việc quản lý, sử dụng tài sản công theo kiến nghị;

c) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc kiểm tra, xác minh, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại Điều 17 Nghị định này ra quyết định thu hồi tài sản nếu tài sản thuộc trường hợp phải thu hồi theo quy định. Nội dung chủ yếu của Quyết định thu hồi tài sản công thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

Trường hợp qua kiểm tra, xác minh, tài sản không thuộc trường hợp phải thu hồi theo quy định của pháp luật, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại Điều 17 Nghị định này có văn bản thông báo đến cơ quan đã kiến nghị được biết;

d) Việc bàn giao tài sản sau khi có quyết định thu hồi được thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này. Việc khai thác, xử lý tài sản sau khi có quyết định thu hồi được thực hiện theo quy định tại Điều 19 Nghị định này.

3. Trường hợp thu hồi tài sản công theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 41 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công thì thẩm quyền, trình tự, thủ tục thu hồi và xử lý, khai thác tài sản sau khi thu hồi được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan; trường hợp pháp luật liên quan không có quy định về các nội dung này thì thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.”

11. Sửa đổi, bổ sung Điều 19 như sau:

“Điều 19. Xử lý, khai thác tài sản công có quyết định thu hồi của cơ quan, người có thẩm quyền

1. Việc xử lý tài sản công có quyết định thu hồi của cơ quan, người có thẩm quyền thực hiện theo các hình thức quy định tại khoản 4 Điều 41 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.

Thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử lý tài sản công có quyết định thu hồi của cơ quan, người có thẩm quyền thực hiện theo quy định tại Nghị định này. Riêng văn bản đề nghị xử lý tài sản trong hồ sơ đề nghị xử lý được thay bằng phương án xử lý tài sản thu hồi của cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công quy định tại điểm c khoản 1 Điều 18 Nghị định này; trong đó lý do đề nghị xử lý là xử lý tài sản thu hồi.

2. Phạm vi và hình thức khai thác tài sản công có quyết định thu hồi:

a) Bố trí trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp có quyết định thu hồi (bao gồm hoặc không bao gồm các tài sản khác hiện có tại trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp đó) cho cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội sử dụng tạm thời trong thời gian chưa có tài sản hoặc đang trong thời gian thực hiện cải tạo, sửa chữa, nâng cấp, đầu tư xây dựng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp theo đề nghị của cơ quan, tổ chức, đơn vị và cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) của cơ quan, tổ chức, đơn vị đó.

Trong thời gian được bố trí sử dụng tạm thời, cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm sử dụng tài sản đúng mục đích được bố trí; thực hiện chi trả chi phí điện, nước, nhân công phục vụ, bảo vệ, chi phí cải tạo, sửa chữa (nếu có) và các chi phí khác có liên quan (không bao gồm chi phí khấu hao, hao mòn tài sản, tiền thuê đất) và được hạch toán vào chi phí hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc tính vào chi phí đầu tư xây dựng mới, sửa chữa, nâng cấp, cải tạo trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp theo dự án, nhiệm vụ được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt. Việc cải tạo, sửa chữa (nếu có) nhà, công trình trong thời gian sử dụng tạm thời do cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng tạm thời thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.

b) Giao tổ chức có chức năng quản lý, kinh doanh nhà địa phương (nếu có) quản lý, khai thác theo quy định của Chính phủ về quản lý, sử dụng và khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng vào mục đích để ở giao cho tổ chức có chức năng quản lý, kinh doanh nhà địa phương quản lý, khai thác.

c) Giao tổ chức phát triển quỹ đất quản lý, khai thác theo quy định của pháp luật về đất đai.

3. Thẩm quyền lập, phê duyệt phương án khai thác tài sản công có quyết định thu hồi:

a) Cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công quy định tại khoản 2 Điều 19 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công có trách nhiệm lập phương án khai thác tài sản công do cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định này quyết định thu hồi, trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương phê duyệt.

b) Sở Tài chính có trách nhiệm lập phương án khai thác tài sản công do cơ quan, người có thẩm quyền thuộc cấp tỉnh quyết định thu hồi, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.

c) Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện có trách nhiệm lập phương án khai thác tài sản công do cơ quan, người có thẩm quyền thuộc cấp huyện, cấp xã quyết định thu hồi, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.

4. Hồ sơ trình cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt phương án khai thác tài sản công có quyết định thu hồi gồm:

a) Văn bản của cơ quan có thẩm quyền lập phương án quy định tại khoản 3 Điều này về việc đề nghị phê duyệt phương án khai thác tài sản công có quyết định thu hồi.

b) Phương án khai thác tài sản do cơ quan có thẩm quyền lập phương án quy định tại khoản 3 Điều này lập. Phương án khai thác tài sản là đề xuất về hình thức khai thác theo quy định tại khoản 2 Điều này đối với từng tài sản có Quyết định thu hồi: 01 bản chính.

c) Quyết định thu hồi của cơ quan, người có thẩm quyền: 01 bản sao.

d) Hồ sơ khác liên quan đến tài sản và phương án khai thác đề xuất: 01 bản sao.

5. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt phương án khai thác quy định tại khoản 3 Điều này phê duyệt phương án khai thác, cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công có trách nhiệm thực hiện bàn giao, tiếp nhận tài sản theo phương án khai thác được phê duyệt. Việc bàn giao, tiếp nhận tài sản để khai thác theo phương án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt được lập thành Biên bản theo Mẫu số 01/TSC-BBGN ban hành kèm theo Nghị định này.

Đối với tài sản được khai thác theo hình thức bố trí sử dụng tạm thời cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, sau khi hết thời hạn khai thác theo phương án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt hoặc có quyết định xử lý tài sản của cơ quan, người có thẩm quyền thì cơ quan, tổ chức, đơn vị được bố trí sử dụng tạm thời có trách nhiệm bàn giao lại tài sản cho cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công để tiếp tục lập phương án xử lý, khai thác tài sản theo quy định tại Điều này; cơ quan, tổ chức, đơn vị được bố trí sử dụng tạm thời có trách nhiệm bảo đảm tài sản bàn giao lại đang sử dụng, vận hành bình thường.

Đối với tài sản được khai thác theo hình thức giao tổ chức có chức năng quản lý, kinh doanh nhà địa phương quản lý, khai thác thì tổ chức có chức năng quản lý, kinh doanh nhà địa phương có trách nhiệm quản lý, khai thác, xử lý tài sản theo quy định của Chính phủ về quản lý, sử dụng và khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng vào mục đích để ở giao cho tổ chức có chức năng quản lý, kinh doanh nhà địa phương quản lý, khai thác.

Đối với tài sản được khai thác theo hình thức giao tổ chức phát triển quỹ đất quản lý, khai thác thì tổ chức phát triển quỹ đất có trách nhiệm quản lý, khai thác tài sản theo quy định của pháp luật về đất đai.

6. Trường hợp cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công là cơ quan trình cơ quan, người có thẩm quyền ban hành Quyết định thu hồi thì có thể trình phương án xử lý, khai thác tài sản đồng thời với đề nghị thu hồi tài sản để cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, phê duyệt đồng thời trong một Quyết định.

7. Cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công quy định tại điểm c khoản 1 Điều 18 Nghị định này sau khi tiếp nhận tài sản thu hồi có trách nhiệm mở sổ theo dõi, hạch toán riêng, tính hao mòn đối với tài sản cố định theo quy định áp dụng với cơ quan nhà nước đến khi hoàn thành việc xử lý tài sản hoặc bàn giao tài sản cho tổ chức có chức năng quản lý, kinh doanh nhà địa phương, tổ chức phát triển quỹ đất theo phương án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt. Chi phí phát sinh trong quá trình quản lý tài sản thu hồi chưa khai thác, xử lý (chi phí bảo vệ, bảo quản, sửa chữa, bảo dưỡng tài sản) do cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công quy định tại điểm c khoản 1 Điều 18 Nghị định này chi trả và được bố trí trong dự toán chi thường xuyên của cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công.”

12. Sửa đổi Điều 20 như sau:

“Điều 20. Thẩm quyền quyết định điều chuyển tài sản công

Thẩm quyền quyết định điều chuyển tài sản công trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 42 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công được quy định như sau:

1. Thẩm quyền quyết định điều chuyển tài sản công giữa các cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội được quy định như sau:

a) Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định điều chuyển tài sản công giữa các bộ, cơ quan trung ương, giữa trung ương và địa phương, giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan.

b) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quy định thẩm quyền quyết định điều chuyển tài sản công giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương.

c) Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định thẩm quyền quyết định điều chuyển tài sản công giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của địa phương.

2. Thủ tướng Chính phủ quyết định điều chuyển tài sản công trong các trường hợp sau:

a) Tài sản đặc biệt tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 59 Nghị định này.

b) Điều chuyển ra ngoài phạm vi các cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại khoản 1 Điều này theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan.”

13. Sửa đổi khoản 1, khoản 2, bổ sung khoản 6, khoản 7 Điều 21 như sau:

“Điều 21. Trình tự, thủ tục điều chuyển tài sản công

1. Khi có tài sản cần điều chuyển, cơ quan nhà nước có tài sản lập 01 bộ hồ sơ gửi cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) xem xét, đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền điều chuyển tài sản theo quy định tại Điều 20 Nghị định này xem xét, quyết định.

Hồ sơ đề nghị điều chuyển tài sản gồm:

a) Văn bản đề nghị điều chuyển tài sản của cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản: 01 bản chính.

b) Văn bản đề nghị được tiếp nhận tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị có nhu cầu tiếp nhận tài sản (trong đó thuyết minh cụ thể sự phù hợp của đề nghị tiếp nhận tài sản với quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công; mục đích sử dụng tài sản sau khi tiếp nhận): 01 bản chính.

c) Văn bản đề nghị điều chuyển, tiếp nhận tài sản của cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) (trong đó có ý kiến cụ thể về sự phù hợp của đề nghị tiếp nhận tài sản với quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công; mục đích sử dụng tài sản sau khi tiếp nhận): 01 bản chính.

d) Danh mục tài sản đề nghị điều chuyển (chủng loại, số lượng, tình trạng; nguyên giá, giá trị còn lại theo sổ kế toán; mục đích sử dụng hiện tại và mục đích sử dụng dự kiến sau khi điều chuyển trong trường hợp việc điều chuyển gắn với việc chuyển đổi công năng sử dụng tài sản; lý do điều chuyển): 01 bản chính.

đ) Các hồ sơ khác có liên quan đến đề nghị điều chuyển tài sản (nếu có): 01 bản sao.

Trong trường hợp điều chuyển tài sản do có sự thay đổi về cơ quan quản lý, cơ cấu tổ chức, phân cấp quản lý thì hồ sơ đề nghị điều chuyển tài sản gồm hồ sơ tại các điểm a, d, đ khoản này và văn bản đề nghị điều chuyển tài sản của cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) của cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản. Sau khi hoàn thành bàn giao, tiếp nhận, cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp nhận tài sản điều chuyển có trách nhiệm bố trí sử dụng tài sản theo tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công được cơ quan, người có thẩm quyền ban hành; đối với tài sản dôi dư hoặc thuộc trường hợp phải xử lý theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và Nghị định này, cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp nhận tài sản điều chuyển có trách nhiệm lập hồ sơ, báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, quyết định xử lý theo quy định.

2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định tại Điều 20 Nghị định này quyết định điều chuyển tài sản công hoặc có văn bản hồi đáp trong trường hợp đề nghị điều chuyển không phù hợp.

Trường hợp việc điều chuyển tài sản công thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định tại điểm a khoản 2 Điều 20 Nghị định này, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Trường hợp việc điều chuyển tài sản công thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định tại điểm b khoản 2 Điều 20 Nghị định này, trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan, Bộ trưởng Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Trường hợp việc điều chuyển tài sản công thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Sở Tài chính có trách nhiệm tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để báo cáo Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.

6. Trường hợp điều chuyển tài sản công sang doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thì trong hồ sơ đề nghị điều chuyển tài sản phải có văn bản đề nghị tiếp nhận tài sản của doanh nghiệp và cơ quan đại diện chủ sở hữu; sau khi tiếp nhận tài sản theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, doanh nghiệp có trách nhiệm thuê doanh nghiệp thẩm định giá để xác định lại giá trị tài sản phù hợp với giá thị trường của tài sản cùng loại hoặc có tiêu chuẩn, kỹ thuật, chất lượng, xuất xứ tương đương tại thời điểm xác định làm cơ sở báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, quyết định ghi tăng vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp. Trường hợp điều chuyển trụ sở làm việc sang doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thì không xác định giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị tài sản để thực hiện ghi tăng vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp; doanh nghiệp được tiếp nhận tài sản điều chuyển có trách nhiệm thực hiện thủ tục hành chính về đất đai và nộp tiền thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

Không điều chuyển trụ sở làm việc sang doanh nghiệp để sử dụng vào mục đích xây dựng nhà ở, kinh doanh bất động sản hoặc sử dụng trụ sở làm việc đã tiếp nhận điều chuyển để sử dụng vào mục đích xây dựng nhà ở, kinh doanh bất động sản.

7. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan chức năng của địa phương thực hiện thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật về đất đai trong trường hợp điều chuyển trụ sở làm việc để hoàn thành việc thực hiện Quyết định điều chuyển của cơ quan, người có thẩm quyền.”

14. Sửa đổi khoản 2 Điều 22 như sau:

“Điều 22. Thẩm quyền quyết định bán tài sản công

2. Thẩm quyền quyết định bán tài sản công trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 43 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công được quy định như sau:

a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quyết định bán trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương sau khi có ý kiến của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có tài sản bán.

b) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quy định thẩm quyền quyết định bán tài sản cố định không phải là trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương.

c) Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định thẩm quyền quyết định bán tài sản cố định của cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương.

d) Người đứng đầu cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản công quyết định bán đối với:

Tài sản công là tài sản cố định theo thẩm quyền do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định;

Tài sản công không phải là tài sản cố định.”

15. Sửa đổi Điều 23 như sau:

“Điều 23. Trình tự, thủ tục bán tài sản công

1. Cơ quan nhà nước có tài sản công thuộc các trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 43 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công lập 01 bộ hồ sơ đề nghị bán tài sản công gửi cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) để xem xét, đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định này xem xét, quyết định.

Hồ sơ đề nghị bán tài sản công gồm:

a) Văn bản đề nghị bán tài sản công của cơ quan được giao quản lý, sử dụng tài sản công (trong đó nêu rõ hình thức tổ chức bán tài sản, việc quản lý, sử dụng tiền thu được từ bán tài sản): 01 bản chính;

b) Văn bản đề nghị bán tài sản công của cơ quan quản lý cấp trên (nếu có): 01 bản chính;

c) Danh mục tài sản đề nghị bán (chủng loại, số lượng, diện tích; tình trạng; nguyên giá, giá trị còn lại theo sổ kế toán; mục đích sử dụng hiện tại; lý do bán): 01 bản chính;

d) Ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có trụ sở làm việc (trong trường hợp bán trụ sở làm việc), trong đó, có nội dung ý kiến về quy hoạch của khuôn viên đất: 01 bản sao;

đ) Các hồ sơ khác có liên quan đến đề nghị bán tài sản (nếu có): 01 bản sao.

Trường hợp bán trụ sở làm việc, căn cứ tình hình thực tế và thực trạng của tài sản gắn liền với đất, cơ quan nhà nước có tài sản báo cáo cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) để báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền quyết định bán tài sản xem xét, quyết định việc bán tài sản gắn liền với đất cùng với quyền sử dụng đất hoặc thanh lý tài sản gắn liền với đất theo hình thức phá dỡ, hủy bỏ trước khi tổ chức bán trụ sở làm việc tại văn bản đề nghị bán tài sản công.

2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định này xem xét, quyết định bán tài sản công hoặc có văn bản hồi đáp trong trường hợp đề nghị bán không phù hợp.

Nội dung chủ yếu của Quyết định bán tài sản công gồm:

a) Cơ quan nhà nước có tài sản bán.

b) Danh mục tài sản bán (chủng loại, số lượng, diện tích; nguyên giá, giá trị còn lại theo sổ kế toán; lý do bán).

c) Phương thức bán tài sản (trường hợp đã xác định được phương thức bán thì ghi trực tiếp vào Quyết định, trường hợp chưa xác định được phương thức bán thì giao người đứng đầu cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản quyết định phương thức cụ thể căn cứ vào quy định tại các Điều 24, 26 và 27 Nghị định này).

d) Việc xử lý tài sản gắn liền với đất khi bán trụ sở làm việc (bán cùng với quyền sử dụng đất hoặc thanh lý tài sản).

đ) Cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản công.

e) Quản lý, sử dụng tiền thu được từ bán tài sản.

g) Thời hạn hiệu lực của Quyết định (tối đa là 24 tháng (đối với trụ sở làm việc) hoặc 12 tháng (đối với tài sản khác), kể từ ngày ban hành Quyết định).

3. Cơ quan, người có thẩm quyền quyết định bán tài sản công quyết định giao cơ quan nhà nước có tài sản công hoặc cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 19 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công chịu trách nhiệm tổ chức bán tài sản công.

Trường hợp cơ quan, người có thẩm quyền giao trách nhiệm tổ chức bán tài sản công cho cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 19 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công thì thực hiện theo nguyên tắc sau:

a) Cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công quy định tại khoản 2 Điều 19 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công tổ chức bán đối với tài sản công do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quyết định bán.

b) Sở Tài chính tổ chức bán đối với tài sản công do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định bán.

c) Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện tổ chức bán đối với tài sản công do Hội đồng nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định bán.

4. Căn cứ Quyết định bán của cơ quan, người có thẩm quyền, cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản công quy định tại khoản 3 Điều này có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc bán tài sản theo quy định tại các Điều 24, 25, 26 và 27 Nghị định này. Trường hợp hết thời hạn hiệu lực của Quyết định mà chưa hoàn thành việc bán thì cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản công báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền quyết định bán để gia hạn Quyết định để tiếp tục thực hiện bán (thời gian gia hạn không quá 24 tháng (đối với trụ sở làm việc) hoặc 12 tháng (đối với tài sản khác), kể từ ngày có Quyết định gia hạn) hoặc thực hiện thủ tục thay đổi hình thức xử lý tài sản theo quy định tại khoản 5 Điều 25 Nghị định này.

5. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc bán tài sản, cơ quan nhà nước có tài sản bán hạch toán giảm tài sản; báo cáo kê khai biến động tài sản công theo quy định tại Điều 126, Điều 127 Nghị định này.

6. Trình tự, thủ tục thanh lý tài sản công theo hình thức bán được thực hiện theo quy định tại Điều 29, Điều 31 Nghị định này.

7. Tổ chức, cá nhân mua trụ sở làm việc có trách nhiệm liên hệ với cơ quan tài nguyên và môi trường, Văn phòng đăng ký đất đai để thực hiện thủ tục hành chính về đất đai (ký Hợp đồng thuê đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất,...) theo quy định của pháp luật về đất đai theo mục đích, hình thức và thời hạn sử dụng đất tại phương án đấu giá trụ sở làm việc được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp sau khi mua trụ sở làm việc, tổ chức, cá nhân thực hiện dự án đầu tư xây dựng thì phải tuân thủ quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về đầu tư, pháp luật về xây dựng và pháp luật khác có liên quan.”

16. Bổ sung khoản 1a, sửa đổi khoản 1, khoản 2, khoản 6, khoản 7, khoản 8 Điều 24 như sau:

“Điều 24. Bán tài sản công theo hình thức đấu giá

1. Việc bán tài sản công phải thực hiện công khai theo hình thức đấu giá, trừ các trường hợp được bán theo hình thức niêm yết giá hoặc bán chỉ định quy định tại khoản 1 Điều 26, khoản 1 Điều 27 Nghị định này.

1a. Đối với tài sản công là trụ sở làm việc, căn cứ Quyết định bán tài sản của cơ quan, người có thẩm quyền, cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản quy định tại khoản 3 Điều 23 Nghị định này có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan chức năng của địa phương nơi có tài sản để lập phương án đấu giá trụ sở làm việc, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (nơi có tài sản) phê duyệt. Phương án đấu giá trụ sở làm việc gồm những nội dung chính sau:

a) Thông tin về tài sản gắn liền với đất (trong trường hợp không thực hiện thanh lý tài sản gắn liền với đất trước khi tổ chức bán đấu giá): Diện tích, cấp, hạng nhà, tài sản khác gắn liền với đất; nguyên giá, giá trị còn lại của nhà, tài sản khác gắn liền với đất tại thời điểm lập hồ sơ đề nghị xử lý.

b) Thông tin về đất: Vị trí; diện tích đất đấu giá; mục đích sử dụng đất đấu giá; hình thức sử dụng đất đấu giá (giao đất, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, cho thuê đất thu tiền thuê đất hằng năm); thời hạn sử dụng đất đấu giá; giá trị quyền sử dụng đất tính theo giá đất của mục đích đất đấu giá tại Bảng giá đất tại thời điểm lập phương án đấu giá trụ sở làm việc.

c) Thông tin về quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng chi tiết liên quan đến tài sản.

d) Đối tượng và điều kiện tham gia đấu giá.

đ) Hình thức đấu giá được áp dụng khi thực hiện cuộc đấu giá.

2. Xác định giá khởi điểm:

a) Đối với tài sản là trụ sở làm việc:

a1) Giá khởi điểm để đấu giá là đơn giá thuê đất của thời hạn một năm (trong trường hợp hình thức sử dụng đất đấu giá là cho thuê đất thu tiền thuê đất hằng năm) hoặc giá trị quyền sử dụng đất (trong trường hợp hình thức sử dụng đất đấu giá là giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê) và được xác định tại thời điểm xác định giá.

Trong đó:

Giá trị quyền sử dụng đất là số tiền sử dụng đất hoặc/và số tiền thuê đất trả một lần cho cả thời gian thuê.

Đơn giá thuê đất, giá trị quyền sử dụng đất được xác định theo mục đích sử dụng khu đất theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt tương ứng với diện tích đất thuộc phần trụ sở làm việc có Quyết định bán. Giá đất cụ thể để tính đơn giá thuê đất, giá trị quyền sử dụng đất được xác định theo các phương pháp xác định giá đất cụ thể quy định tại Luật Đất đai, Nghị định của Chính phủ quy định về giá đất, thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất.

a2) Trên cơ sở phương án đấu giá trụ sở làm việc được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và quy định của pháp luật về phương pháp định giá đất, cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản quy định tại khoản 3 Điều 23 Nghị định này lập hồ sơ đề nghị xác định giá khởi điểm gửi cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xác định giá đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

Hồ sơ đề nghị xác định giá khởi điểm gồm:

Văn bản đề nghị xác định giá khởi điểm của cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản: 01 bản chính;

Quyết định bán tài sản công của cơ quan, người có thẩm quyền: 01 bản sao;

Phương án đấu giá trụ sở làm việc được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt: 01 bản sao.

a3) Sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị xác định giá khởi điểm, cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xác định giá đất theo quy định của pháp luật về đất đai có trách nhiệm thực hiện xác định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giá khởi điểm để đấu giá theo quy định của pháp luật về đất đai.

a4) Trường hợp theo quy hoạch của địa phương mà phải chia thành nhiều lô để tổ chức đấu giá thì giá khởi điểm được xác định theo từng lô.

a5) Trường hợp không thực hiện thanh lý tài sản gắn liền với đất trước khi tổ chức đấu giá thì cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản thành lập Hội đồng thẩm định giá của Nhà nước theo quy định của pháp luật về giá hoặc thuê doanh nghiệp thẩm định giá xác định giá trị tài sản gắn liền với đất bảo đảm phù hợp với giá trị thực tế còn lại của tài sản để làm căn cứ, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) để báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền quyết định giá trị của tài sản gắn liền với đất. Trường hợp theo quy hoạch của địa phương mà phải chia thành nhiều lô thì giá trị tài sản gắn liền với đất được phân bổ cho từng lô theo tỷ lệ diện tích của từng lô trên tổng diện tích của tất cả các lô.

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định thẩm quyền quyết định giá trị của tài sản gắn liền với đất khi bán trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương, địa phương.

Việc sử dụng chứng thư thẩm định giá, báo cáo thẩm định giá được thực hiện theo quy định của pháp luật về giá.

a6) Trường hợp thực hiện thanh lý tài sản gắn liền với đất trước khi tổ chức đấu giá thì người trúng đấu giá có trách nhiệm hoàn trả giá trị còn lại của tài sản gắn liền với đất được theo dõi trên sổ kế toán tại thời điểm có Quyết định bán.

b) Đối với tài sản công không thuộc phạm vi quy định tại điểm a khoản này, người đứng đầu cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản quy định tại khoản 3 Điều 23 Nghị định này quyết định giá khởi điểm của tài sản bán đấu giá bảo đảm phù hợp với giá thị trường của tài sản cùng loại hoặc tài sản có cùng tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng, xuất xứ tại thời điểm xác định giá.

Người đứng đầu cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản thành lập Hội đồng thẩm định giá của Nhà nước theo quy định của pháp luật về giá hoặc thuê doanh nghiệp thẩm định giá xác định giá để làm căn cứ quyết định giá khởi điểm. Việc lựa chọn doanh nghiệp thẩm định giá được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.

Việc sử dụng chứng thư thẩm định giá, báo cáo thẩm định giá được thực hiện theo quy định của pháp luật về giá.

c) Giá tài sản được xác định tại điểm a, điểm b khoản này không bao gồm thuế giá trị gia tăng (VAT).

6. Trình tự, thủ tục đấu giá tài sản công thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản. Thông tin về việc đấu giá tài sản công được niêm yết, thông báo công khai theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản. Cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản thực hiện giám sát quá trình tổ chức thực hiện việc đấu giá và các quyền, nghĩa vụ khác của người có tài sản đấu giá theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản.

Trường hợp đấu giá trụ sở làm việc mà không thực hiện thanh lý tài sản gắn liền với đất, giá trị tài sản trên đất được giữ nguyên, tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá thực hiện trả giá đối với đơn giá thuê đất (trong trường hợp cho thuê đất thu tiền thuê đất hằng năm) hoặc giá trị quyền sử dụng đất (trong trường hợp giao đất, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê). Giá trị tài sản gắn liền với đất và nghĩa vụ của người trúng đấu giá phải nộp giá trị tài sản gắn liền với đất phải được quy định tại Quy chế (nội quy) của cuộc bán đấu giá và phải được niêm yết, thông báo công khai khi niêm yết, thông báo công khai việc đấu giá trụ sở làm việc.

Giá bán tài sản công theo hình thức đấu giá là giá trúng đấu giá. Trường hợp bán trụ sở làm việc mà không thực hiện thanh lý tài sản gắn liền với đất trước khi đấu giá thì giá bán trụ sở làm việc gồm đơn giá thuê đất, giá trị quyền sử dụng đất trúng đấu giá và giá trị của tài sản gắn liền với đất được xác định theo quy định tại điểm a4 khoản 2 Điều này; đơn giá thuê đất, giá trị quyền sử dụng đất trúng đấu giá là căn cứ để xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai. Trong trường hợp Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hằng năm, việc ổn định tiền thuê đất và điều chỉnh tiền thuê đất được thực hiện theo quy định của Luật Đất đai và Nghị định của Chính phủ về thu tiền thuê đất.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả đấu giá tài sản do tổ chức đấu giá tài sản hoặc Hội đồng đấu giá tài sản chuyển, cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản thực hiện ký Hợp đồng mua bán tài sản đấu giá với người trúng đấu giá. Hợp đồng mua bán tài sản đấu giá được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự. Hợp đồng mua bán tài sản đấu giá phải được gửi cho chủ tài khoản tạm giữ quy định tại khoản 1 Điều 36 Nghị định này.

7. Việc thanh toán tiền mua tài sản được thực hiện như sau:

a) Trường hợp bán trụ sở làm việc mà hình thức sử dụng đất sau khi bán là giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê:

Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày ký Hợp đồng mua bán tài sản đấu giá, người trúng đấu giá có trách nhiệm thanh toán tiền mua tài sản (bao gồm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thu một lần cho cả thời gian thuê và giá trị của tài sản gắn liền với đất) cho cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tiền bán tài sản, cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản công có trách nhiệm nộp tiền vào tài khoản tạm giữ theo quy định tại Điều 36 Nghị định này.

b) Trường hợp bán trụ sở làm việc mà hình thức sử dụng đất sau khi bán là Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hằng năm:

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày ký Hợp đồng mua bán tài sản đấu giá, người trúng đấu giá có trách nhiệm thanh toán giá trị của tài sản gắn liền với đất cho cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản quy định tại khoản 3 Điều 23 Nghị định này. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ tiền của người trúng đấu giá, cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản quy định tại khoản 3 Điều 23 Nghị định này có trách nhiệm nộp tiền vào tài khoản tạm giữ trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được tiền bán tài sản.

Người trúng đấu giá có trách nhiệm thực hiện các thủ tục liên quan đến việc nộp tiền thuê đất hằng năm theo quy định của Luật Đất đai và Nghị định của Chính phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước. Việc xử lý chậm nộp tiền thuê đất hằng năm (nếu có) được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

c) Trường hợp bán tài sản khác (không phải là trụ sở làm việc):

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ký Hợp đồng mua bán tài sản đấu giá, người trúng đấu giá có trách nhiệm thanh toán tiền mua tài sản cho cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản quy định tại khoản 3 Điều 23 Nghị định này. Cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản quy định tại khoản 3 Điều 23 Nghị định này nộp tiền vào tài khoản tạm giữ trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tiền bán tài sản.

d) Trường hợp quá thời hạn quy định tại các điểm a, b và c khoản này mà người trúng đấu giá chưa thanh toán đủ số tiền mua tài sản thì cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản thực hiện hủy bỏ Hợp đồng đã ký kết và người trúng đấu giá không được nhận lại số tiền tương ứng với khoản tiền đặt cọc.

Thời hạn nộp tiền cụ thể và quy định về việc hủy bỏ Hợp đồng phải được ghi rõ tại Quy chế bán đấu giá, Hợp đồng mua bán tài sản.

Trường hợp đã ký Hợp đồng mua bán tài sản hoặc thanh toán tiền mua tài sản nhưng sau đó người mua tài sản không mua nữa thì được xử lý theo Hợp đồng ký kết và pháp luật về dân sự.

8. Cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản quy định tại khoản 3 Điều 23 Nghị định này có trách nhiệm xuất hóa đơn bán tài sản công cho người mua theo quy định. Việc giao tài sản cho người mua được thực hiện tại nơi có tài sản sau khi người mua đã hoàn thành việc thanh toán (trong trường hợp quy định tại điểm a, điểm c khoản 7 Điều này) hoặc sau khi người mua đã hoàn thành việc thanh toán giá trị tài sản gắn liền với đất (trong trường hợp quy định tại điểm b khoản 7 Điều này).”

17. Sửa đổi Điều 25 như sau:

“Điều 25. Xử lý tài sản công trong trường hợp đấu giá không thành

1. Tổ chức đấu giá lại đối với trường hợp đấu giá lần đầu không thành.

2. Trường hợp từ lần thứ hai trở đi tổ chức đấu giá không thành, cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản quy định tại khoản 3 Điều 23 Nghị định này thực hiện theo một trong các phương án sau:

a) Bán cho người duy nhất trong trường hợp khi đã hết thời hạn đăng ký tham gia mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá hoặc có nhiều người đăng ký tham gia đấu giá nhưng chỉ có một người tham gia cuộc đấu giá hoặc có nhiều người tham gia cuộc đấu giá nhưng chỉ có một người trả giá hoặc có nhiều người trả giá nhưng chỉ có một người trả giá cao nhất và trả giá ít nhất bằng giá khởi điểm khi đấu giá từ lần thứ hai trở lên.

b) Tổ chức đấu giá lại theo quy định của pháp luật.

c) Trình cơ quan, người có thẩm quyền đã ra quyết định bán tài sản để xem xét, quyết định hủy bỏ quyết định bán đấu giá tài sản công để áp dụng hình thức xử lý khác theo quy định tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và quy định tại Nghị định này.

3. Việc tổ chức đấu giá lại được thực hiện theo quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều 24 Nghị định này. Cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản có trách nhiệm xác định nguyên nhân của việc đấu giá không thành; trường hợp xác định nguyên nhân do giá khởi điểm cao thì báo cáo Thủ trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản xem xét, quyết định việc xác định lại giá khởi điểm để tổ chức đấu giá lại. Việc xác định lại giá khởi điểm được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định này.

4. Thủ tục bán cho người duy nhất theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này được thực hiện như sau:

a) Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày xác định được người duy nhất theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này, cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản quy định tại khoản 3 Điều 23 Nghị định này có trách nhiệm lập 01 bộ hồ sơ trình cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) để xem xét, đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền đã ra quyết định bán tài sản để xem xét, quyết định bán tài sản cho người duy nhất thay thế quyết định bán đấu giá tài sản đã ban hành.

Hồ sơ đề nghị bán tài sản công cho người duy nhất được xác định theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này gồm:

Văn bản đề nghị bán của cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản (trong đó mô tả đầy đủ quá trình tổ chức đấu giá; mức giá tổ chức, cá nhân duy nhất quy định tại điểm a khoản 2 Điều này đã trả (nếu có)): 01 bản chính;

Văn bản đề nghị bán tài sản công cho người duy nhất của cơ quan quản lý cấp trên (nếu có): 01 bản chính;

Văn bản đề nghị mua tài sản công của người duy nhất được xác định theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này (trong đó xác định cụ thể giá mua không thấp hơn giá khởi điểm và không thấp hơn giá đã trả (nếu có)): 01 bản chính;

Quyết định bán đấu giá tài sản của cơ quan, người có thẩm quyền: 01 bản sao;

Biên bản bán đấu giá tài sản (nếu có) và các hồ sơ liên quan đến quá trình tổ chức đấu giá tài sản: 01 bản sao.

b) Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định này xem xét, quyết định bán tài sản công cho người duy nhất tham gia đấu giá.

c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có Quyết định bán tài sản của cơ quan, người có thẩm quyền, cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản quy định tại khoản 3 Điều 23 Nghị định này ký Hợp đồng mua bán tài sản với người mua.

d) Việc thanh toán tiền mua tài sản được thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 24 Nghị định này.

đ) Việc xuất hóa đơn bán tài sản công cho người mua, giao tài sản cho người mua được thực hiện theo quy định tại khoản 8 Điều 24 Nghị định này.

5. Thủ tục thay đổi hình thức xử lý tài sản quy định tại điểm c khoản 2 Điều này được thực hiện như sau:

a) Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày xác định việc đấu giá không thành, cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản quy định tại khoản 3 Điều 23 Nghị định này có trách nhiệm lập 01 bộ hồ sơ trình cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) để xem xét, đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định này ra Quyết định hủy bỏ quyết định bán đấu giá tài sản công.

Hồ sơ đề nghị hủy bỏ quyết định bán đấu giá tài sản công gồm:

Văn bản đề nghị hủy bỏ quyết định bán đấu giá của cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản quy định tại khoản 3 Điều 23 Nghị định này (trong đó nêu rõ lý do đấu giá không thành và mô tả đầy đủ quá trình tổ chức đấu giá): 01 bản chính;

Văn bản đề nghị hủy bỏ quyết định bán đấu giá của các cơ quan quản lý cấp trên có liên quan (nếu có): 01 bản chính;

Quyết định bán đấu giá tài sản của cơ quan, người có thẩm quyền: 01 bản sao;

Biên bản bán đấu giá tài sản (nếu có) và các hồ sơ liên quan đến quá trình tổ chức đấu giá tài sản: 01 bản sao.

b) Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định này xem xét, quyết định hủy bỏ quyết định bán đấu giá tài sản công hoặc có văn bản yêu cầu tổ chức đấu giá lại.

c) Trường hợp cơ quan, người có thẩm quyền ra Quyết định hủy bỏ quyết định bán đấu giá tài sản công, cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản công lập hồ sơ đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, quyết định hình thức xử lý theo quy định tại Nghị định này.”

18. Sửa đổi khoản 1 Điều 26 như sau:

“Điều 26. Bán tài sản công theo hình thức niêm yết giá

1. Bán tài sản công công khai theo hình thức niêm yết giá được áp dụng đối với tài sản công có nguyên giá theo sổ kế toán dưới 250 triệu đồng/01 đối tượng tài sản ghi sổ kế toán (sau đây gọi là 01 đơn vị tài sản) và giá trị đánh giá lại từ 10 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng/01 đơn vị tài sản. Trường hợp tài sản công chưa được theo dõi nguyên giá trên sổ kế toán thì việc bán tài sản công theo hình thức niêm yết giá được áp dụng đối với tài sản công có giá trị đánh giá lại từ 10 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng/01 đơn vị tài sản. Trường hợp tài sản quy định tại khoản này được bán cùng với tài sản phải bán theo hình thức đấu giá thì áp dụng hình thức đấu giá. Hình thức niêm yết giá không được áp dụng trong trường hợp bán trụ sở làm việc, xe ô tô.”

19. Sửa đổi khoản 1, khoản 4 Điều 27 như sau:

“Điều 27. Bán tài sản công theo hình thức chỉ định

1. Bán tài sản công theo hình thức chỉ định được áp dụng đối với tài sản công có nguyên giá theo sổ kế toán dưới 250 triệu đồng/01 đơn vị tài sản và giá trị đánh giá lại dưới 10 triệu đồng/01 đơn vị tài sản; tài sản công không đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định. Trường hợp tài sản công chưa được theo dõi nguyên giá trên sổ kế toán thì việc bán tài sản công theo hình thức chỉ định được áp dụng đối với tài sản công có giá trị đánh giá lại dưới 10 triệu đồng/01 đơn vị tài sản.

Hình thức chỉ định không được áp dụng trong trường hợp bán xe ô tô, trụ sở làm việc, trừ trường hợp đặc biệt theo quy định của Chính phủ về sắp xếp lại, xử lý tài sản công. Trường hợp tài sản quy định tại khoản này được bán cùng với tài sản phải bán theo hình thức đấu giá thì áp dụng hình thức đấu giá.

4. Sau khi có quyết định bán tài sản của cơ quan, người có thẩm quyền, cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản quy định tại khoản 3 Điều 23 Nghị định này thông báo công khai tại trụ sở cơ quan có tài sản bán và thực hiện bán cho người đầu tiên nộp văn bản đề nghị mua tài sản. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị mua tài sản của người đầu tiên, cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản thực hiện ký Hợp đồng mua bán tài sản với người mua.

Việc thanh toán tiền mua tài sản, nộp tiền vào tài khoản tạm giữ được thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều 26 Nghị định này.”

20. Sửa đổi Điều 28 như sau:

“Điều 28. Thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản công

Thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản công trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 45 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công được quy định như sau:

1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quy định thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản công là tài sản cố định tại cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương.

2. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản công là tài sản cố định tại cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương.

3. Người đứng đầu cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản công quyết định thanh lý đối với:

a) Tài sản công là tài sản cố định theo thẩm quyền do của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định.

b) Tài sản công không phải là tài sản cố định.”

21. Sửa đổi khoản 1, khoản 2, bổ sung khoản 6 Điều 29 như sau:

“Điều 29. Trình tự, thủ tục thanh lý tài sản công

1. Khi có tài sản công hết hạn sử dụng theo quy định của pháp luật mà phải thanh lý; tài sản công chưa hết hạn sử dụng nhưng bị hư hỏng mà không thể sửa chữa được hoặc việc sửa chữa không hiệu quả (dự kiến chi phí sửa chữa lớn hơn 30% nguyên giá tài sản), nhà làm việc hoặc tài sản khác gắn liền với đất không phù hợp với quy hoạch phải phá dỡ, cơ quan nhà nước có tài sản lập 01 bộ hồ sơ đề nghị thanh lý tài sản công, gửi cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) xem xét, đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại Điều 28 Nghị định này xem xét, quyết định.

Hồ sơ đề nghị thanh lý tài sản gồm:

a) Văn bản đề nghị thanh lý tài sản công của cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản công (trong đó nêu rõ trách nhiệm tổ chức thanh lý tài sản; dự kiến chi phí sửa chữa tài sản (theo báo giá của đơn vị có chức năng sửa chữa) trong trường hợp xác định việc sửa chữa không hiệu quả): 01 bản chính.

b) Văn bản đề nghị thanh lý tài sản công của cơ quan quản lý cấp trên (nếu có): 01 bản chính.

c) Danh mục tài sản đề nghị thanh lý (chủng loại, số lượng, diện tích; tình trạng; nguyên giá, giá trị còn lại theo sổ kế toán; hình thức thanh lý; lý do thanh lý): 01 bản chính.

d) Ý kiến bằng văn bản của cơ quan chuyên môn về xây dựng (Sở Xây dựng, Phòng Quản lý đô thị, Phòng Kinh tế và hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện) hoặc văn bản thẩm định của đơn vị tư vấn có chức năng thẩm định về tình trạng tài sản và khả năng sửa chữa (đối với tài sản là nhà, công trình xây dựng chưa hết hạn sử dụng nhưng bị hư hỏng mà không thể sửa chữa được): 01 bản sao.

đ) Các hồ sơ khác có liên quan đến đề nghị thanh lý tài sản (nếu có): 01 bản sao.

2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại Điều 28 Nghị định này quyết định thanh lý tài sản hoặc có văn bản hồi đáp trong trường hợp đề nghị thanh lý không phù hợp.

Nội dung chủ yếu của Quyết định thanh lý tài sản công gồm:

a) Cơ quan nhà nước có tài sản thanh lý.

b) Danh mục tài sản thanh lý (chủng loại, số lượng, diện tích; nguyên giá, giá trị còn lại theo sổ kế toán; lý do thanh lý).

c) Hình thức thanh lý tài sản (bán; phá dỡ, hủy bỏ và bán vật tư, vật liệu thu hồi từ phá dỡ, hủy bỏ (nếu có)).

d) Quản lý, sử dụng tiền thu được từ thanh lý tài sản (nếu có).

đ) Trách nhiệm tổ chức thực hiện.

6. Trường hợp phải phá dỡ, hủy bỏ tài sản để thực hiện dự án đầu tư theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt hoặc để giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất thì cơ quan nhà nước có tài sản không phải thực hiện thủ tục báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản công theo quy định tại Điều này; cơ quan nhà nước có tài sản có trách nhiệm bàn giao tài sản phải phá dỡ, hủy bỏ cho Ban Quản lý dự án/Chủ đầu tư thực hiện dự án, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng để thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan. Việc bàn giao được lập thành Biên bản theo Mẫu số 01/TSC-BBGN ban hành kèm theo Nghị định này; căn cứ Biên bản bàn giao tài sản, cơ quan nhà nước có tài sản thực hiện hạch toán giảm tài sản theo quy định. Trường hợp thực hiện dự án đầu tư để xây dựng trụ sở làm việc thì Ban Quản lý dự án/Chủ đầu tư thực hiện dự án có trách nhiệm phá dỡ, hủy bỏ tài sản để thực hiện dự án và xử lý vật tư, vật liệu thu hồi từ phá dỡ, hủy bỏ theo quy định; trường hợp giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất thì tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện việc bồi thường, giải phóng mặt bằng và xử lý tài sản theo quy định của pháp luật về đất đai.”

22. Sửa đổi, bổ sung Điều 30 như sau:

“Điều 30. Tổ chức thanh lý tài sản công theo hình thức phá dỡ, hủy bỏ

1. Cơ quan nhà nước có tài sản thanh lý tự thực hiện hoặc thuê tổ chức, cá nhân khác thực hiện việc phá dỡ, hủy bỏ tài sản, trừ trường hợp phá dỡ, hủy bỏ theo quy định tại khoản 6 Điều 29 Nghị định này.

2. Việc phá dỡ, hủy bỏ tài sản có thể được thực hiện theo các hình thức:

a) Sử dụng biện pháp cơ học.

b) Hủy đốt, hủy chôn, sử dụng hóa chất.

c) Tháo gỡ cài đặt khỏi thiết bị (trong trường hợp tài sản phá dỡ, hủy bỏ là phần mềm ứng dụng).

d) Hình thức khác.

3. Trường hợp thuê tổ chức, cá nhân khác thực hiện việc phá dỡ, hủy bỏ tài sản, việc lựa chọn tổ chức, cá nhân khác thực hiện việc phá dỡ, hủy bỏ tài sản được thực hiện như sau:

a) Trường hợp thuê tổ chức, cá nhân khác thực hiện việc phá dỡ, hủy bỏ tài sản thì việc lựa chọn tổ chức, cá nhân thực hiện việc phá dỡ, hủy bỏ được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu. Vật tư, vật liệu thu hồi từ việc phá dỡ, hủy bỏ có thể sử dụng được thì thực hiện bán theo quy định tại Điều 31 Nghị định này; vật tư, vật liệu thu hồi từ việc phá dỡ, hủy bỏ không thể sử dụng được thì thực hiện hủy bỏ.

b) Trường hợp kết hợp việc phá dỡ, hủy bỏ tài sản với việc bán vật tư, vật liệu thu hồi thì áp dụng hình thức đấu thầu trong trường hợp dự kiến chi phí phá dỡ, hủy bỏ lớn hơn giá trị dự kiến của vật tư, vật liệu thu hồi; áp dụng hình thức đấu giá trong trường hợp dự kiến chi phí phá dỡ, hủy bỏ nhỏ hơn giá trị dự kiến của vật tư, vật liệu thu hồi. Giá trị dự kiến của vật tư, vật liệu thu hồi được xác định theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 24 Nghị định này.

Tổ chức, cá nhân được lựa chọn thông qua đấu thầu, đấu giá thực hiện việc phá dỡ, hủy bỏ tài sản kết hợp với việc bán vật tư, vật liệu thu hồi được thực hiện thanh toán bù trừ chi phí phá dỡ và giá trị vật tư, vật liệu thu hồi sau phá dỡ trên cơ sở kết quả đấu thầu, đấu giá.

4. Trường hợp cơ quan nhà nước có tài sản thanh lý tự thực hiện phá dỡ, hủy bỏ tài sản, người đứng đầu cơ quan nhà nước có tài sản quyết định thành lập Hội đồng thanh lý để thực hiện phá dỡ, hủy bỏ tài sản. Hội đồng thanh lý do lãnh đạo cơ quan nhà nước có tài sản thanh lý làm Chủ tịch Hội đồng, các thành viên là đại diện bộ phận kế toán, đại diện bộ phận sử dụng tài sản, đại diện công đoàn và các thành viên khác (nếu cần). Việc phá dỡ, hủy bỏ được lập thành Biên bản.

Vật tư, vật liệu thu hồi từ việc phá dỡ, hủy bỏ có thể sử dụng được thì thực hiện bán theo quy định tại Điều 31 Nghị định này; vật tư, vật liệu thu hồi từ việc phá dỡ, hủy bỏ không thể sử dụng được thì thực hiện hủy bỏ.”

23. Sửa đổi Điều 31 như sau:

“Điều 31. Tổ chức thanh lý tài sản công theo hình thức bán

1. Việc thanh lý tài sản công theo hình thức bán được thực hiện thông qua hình thức đấu giá theo quy định của pháp luật, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.

2. Bán thanh lý tài sản công theo hình thức niêm yết giá được áp dụng trong các trường hợp sau:

a) Tài sản thanh lý theo hình thức bán có nguyên giá theo sổ kế toán dưới 500 triệu đồng/01 đơn vị tài sản và giá trị đánh giá lại từ 10 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng/01 đơn vị tài sản; trường hợp tài sản công chưa được theo dõi nguyên giá trên sổ kế toán thì việc thanh lý tài sản công theo hình thức bán niêm yết giá được áp dụng đối với tài sản công có giá trị đánh giá lại từ 10 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng/01 đơn vị tài sản. Không áp dụng hình thức bán niêm yết giá đối với xe ô tô.

b) Vật tư, vật liệu thu hồi từ thanh lý tài sản công theo hình thức phá dỡ, hủy bỏ có giá trị từ 10 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng. Việc xác định giá trị vật tư, vật liệu thu hồi được thực hiện theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều 24 Nghị định này.

Trường hợp tài sản quy định tại khoản này được bán cùng với tài sản phải bán theo hình thức đấu giá thì được áp dụng hình thức đấu giá.

3. Bán thanh lý tài sản công theo hình thức chỉ định được áp dụng trong các trường hợp sau:

a) Tài sản thanh lý theo hình thức bán có nguyên giá theo sổ kế toán dưới 500 triệu đồng/01 đơn vị tài sản và giá trị đánh giá lại dưới 10 triệu đồng/01 đơn vị tài sản; tài sản công không đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định. Trường hợp tài sản công chưa được theo dõi nguyên giá trên sổ kế toán thì việc thanh lý tài sản công theo hình thức chỉ định được áp dụng đối với tài sản công có giá trị đánh giá lại dưới 10 triệu đồng/01 đơn vị tài sản. Không áp dụng hình thức chỉ định đối với xe ô tô.

b) Vật tư, vật liệu thu hồi từ thanh lý tài sản công theo hình thức phá dỡ, hủy bỏ có giá trị dưới 10 triệu đồng. Việc xác định giá trị vật tư, vật liệu thu hồi được thực hiện theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều 24 Nghị định này.

Trường hợp tài sản quy định tại khoản này được bán cùng với tài sản phải bán theo hình thức đấu giá thì được áp dụng hình thức đấu giá.

4. Việc tổ chức bán thanh lý tài sản công theo hình thức đấu giá thực hiện theo quy định tại Điều 24 Nghị định này; việc xử lý tài sản công trong trường hợp đấu giá không thành được thực hiện theo quy định tại Điều 25 Nghị định này.

5. Việc tổ chức bán thanh lý tài sản công theo hình thức niêm yết giá thực hiện theo quy định tại Điều 26 Nghị định này.

6. Việc tổ chức bán thanh lý tài sản công theo hình thức chỉ định thực hiện theo quy định tại Điều 27 Nghị định này.

24. Sửa đổi Điều 32 như sau:

“Điều 32. Thẩm quyền quyết định tiêu hủy tài sản công tại cơ quan nhà nước

1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quy định thẩm quyền quyết định tiêu hủy tài sản công là tài sản cố định tại cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương.

2. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định thẩm quyền quyết định tiêu hủy tài sản công là tài sản cố định tại cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương.

3. Người đứng đầu cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản công quyết định tiêu hủy đối với:

a) Tài sản công là tài sản cố định theo thẩm quyền do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định.

b) Tài sản công không phải là tài sản cố định.”

25. Sửa đổi Điều 34 như sau:

“Điều 34. Thẩm quyền quyết định xử lý tài sản công trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại

1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quy định thẩm quyền quyết định xử lý tài sản công là tài sản cố định tại cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại.

2. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định thẩm quyền quyết định xử lý tài sản công là tài sản cố định tại cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại.

3. Người đứng đầu cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản công quyết định xử lý trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại đối với:

a) Tài sản công là tài sản cố định theo thẩm quyền do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định.

b) Tài sản công không phải là tài sản cố định.

4. Tài sản công bị mất, bị hủy hoại một phần không phải thực hiện thủ tục quyết định xử lý tài sản trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại; cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản có trách nhiệm xác định nguyên nhân, trách nhiệm để xảy ra việc tài sản công bị mất, bị hủy hoại và thực hiện xử lý như sau:

a) Trường hợp tài sản có thể tiếp tục sử dụng hoặc sửa chữa để tiếp tục sử dụng, trên cơ sở kết quả xác định nguyên nhân, trách nhiệm, cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản thực hiện điều chỉnh nguyên giá tài sản cố định để thực hiện hạch toán theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

b) Trường hợp tài sản công bị mất, bị hủy hoại một phần mà không thể sử dụng được hoặc việc sửa chữa không hiệu quả thì cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản thực hiện trình tự, thủ tục thanh lý đối với tài sản đó theo quy định tại các Điều 28, 29, 30 và 31 Nghị định này.”

26. Bổ sung Điều 35a như sau:

“Điều 35a. Chuyển giao tài sản công về địa phương quản lý, xử lý

1. Việc chuyển giao tài sản công về địa phương quản lý, xử lý được áp dụng đối với tài sản công là trụ sở làm việc và các tài sản khác hiện có tại trụ sở làm việc đó mà cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản không còn nhu cầu sử dụng. Không thực hiện thanh toán giá trị tài sản trong trường hợp chuyển giao tài sản công về địa phương quản lý, xử lý.

2. Thẩm quyền quyết định chuyển giao tài sản công về địa phương quản lý, xử lý:

a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quyết định chuyển giao tài sản công của cơ quan nhà nước thuộc trung ương quản lý về Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố nơi có tài sản quản lý, xử lý.

b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chuyển giao tài sản công của cơ quan nhà nước thuộc địa phương quản lý trên địa bàn địa phương khác về Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố nơi có tài sản quản lý, xử lý.

c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chuyển giao tài sản công của cơ quan nhà nước thuộc địa phương quản lý cho các cơ quan chức năng của địa phương (cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tổ chức phát triển quỹ đất, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện) quản lý, xử lý.

3. Trình tự, thủ tục quyết định chuyển giao tài sản công về địa phương quản lý, xử lý được thực hiện như sau:

a) Cơ quan nhà nước có tài sản lập 01 bộ hồ sơ đề nghị chuyển giao tài sản công về địa phương quản lý, xử lý gửi cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) để xem xét, đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này xem xét, quyết định.

Hồ sơ đề nghị chuyển giao tài sản công về địa phương quản lý, xử lý gồm:

a1) Văn bản đề nghị chuyển giao tài sản công về địa phương quản lý, xử lý của cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản công: 01 bản chính;

a2) Văn bản đề nghị chuyển giao tài sản công về địa phương quản lý, xử lý của cơ quan quản lý cấp trên (nếu có): 01 bản chính;

a3) Danh mục tài sản đề nghị chuyển giao về địa phương quản lý, xử lý (chủng loại, số lượng, diện tích; tình trạng; nguyên giá, giá trị còn lại theo sổ kế toán; lý do chuyển giao): 01 bản chính;

a4) Các hồ sơ khác có liên quan đến đề nghị chuyển giao tài sản công về địa phương quản lý, xử lý (nếu có): 01 bản sao.

b) Đối với trường hợp quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều này:

b1) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều này gửi lấy ý kiến bằng văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có tài sản hoặc có văn bản hồi đáp trong trường hợp đề nghị chuyển giao không phù hợp;

b2) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến của cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có tài sản có trách nhiệm có ý kiến bằng văn bản về đề nghị chuyển giao tài sản về địa phương quản lý, xử lý;

b3) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản thống nhất tiếp nhận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có tài sản hoặc sau 30 ngày kể từ ngày có văn bản gửi lấy ý kiến mà Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có tài sản không có ý kiến, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều này ban hành Quyết định chuyển giao tài sản về địa phương quản lý, xử lý. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có tài sản chịu trách nhiệm trong trường hợp không có ý kiến theo thời hạn quy định;

b4) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản không thống nhất tiếp nhận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có tài sản, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều này chỉ đạo cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản đề xuất phương án xử lý phù hợp với quy định tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và Nghị định này.

c) Đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều này, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại điểm c khoản 2 Điều này xem xét, quyết định chuyển giao tài sản về địa phương quản lý, xử lý hoặc có văn bản hồi đáp trong trường hợp đề nghị chuyển giao tài sản không phù hợp.

d) Nội dung chủ yếu của Quyết định chuyển giao tài sản về địa phương quản lý, xử lý gồm:

d1) Cơ quan nhà nước có tài sản chuyển giao;

d2) Danh mục tài sản chuyển giao (chủng loại, số lượng, diện tích; tình trạng; nguyên giá, giá trị còn lại theo sổ kế toán; lý do chuyển giao);

d3) Cơ quan tiếp nhận tài sản chuyển giao: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (trong trường hợp chuyển giao tài sản của cơ quan nhà nước thuộc trung ương quản lý, tài sản của cơ quan nhà nước thuộc địa phương quản lý trên địa bàn địa phương khác); cơ quan chức năng của địa phương (trong trường hợp chuyển giao tài sản của cơ quan nhà nước thuộc địa phương quản lý);

d4) Trách nhiệm tổ chức thực hiện.

đ) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có Quyết định chuyển giao (đối với trường hợp quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều này), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm ban hành văn bản giao nhiệm vụ tiếp nhận tài sản cho cơ quan chức năng của địa phương.

e) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có Quyết định chuyển giao của cơ quan, người có thẩm quyền (đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều này) hoặc kể từ ngày có văn bản giao nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với trường hợp quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều này), cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản công có trách nhiệm phối hợp với cơ quan chức năng của địa phương (theo Quyết định chuyển giao hoặc văn bản giao nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) thực hiện bàn giao, tiếp nhận tài sản; thực hiện hạch toán giảm tài sản, giá trị tài sản chuyển giao. Việc bàn giao, tiếp nhận tài sản được lập thành Biên bản theo Mẫu số 01/TSC-BBGN ban hành kèm theo Nghị định này.

g) Sau khi thực hiện việc tiếp nhận, cơ quan tiếp nhận tài sản chuyển giao căn cứ hồ sơ của từng trường hợp cụ thể để tham mưu hoặc đề nghị cơ quan có trách nhiệm tham mưu, báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật như sau:

g1) Trường hợp giao, điều chuyển cho cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng thì thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công;

g2) Trường hợp giao cho tổ chức có chức năng quản lý, kinh doanh nhà địa phương quản lý, khai thác thì thực hiện theo quy định của Chính phủ về quản lý, sử dụng và khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng vào mục đích để ở giao cho tổ chức có chức năng quản lý, kinh doanh nhà địa phương quản lý, khai thác;

g3) Trường hợp xử lý theo chính sách nhà ở, đất ở thì thực hiện theo quy định của pháp luật về nhà ở và pháp luật khác có liên quan;

g4) Trường hợp thực hiện giao đất, cho thuê đất thì thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật khác có liên quan;

g5) Trường hợp giao tổ chức phát triển quỹ đất quản lý, khai thác thì thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.

Cơ quan chuyên môn về tài chính có trách nhiệm tham mưu cho Ủy ban nhân dân cùng cấp trong trường hợp xử lý theo quy định tại điểm g1, điểm g2 khoản này. Cơ quan chuyên môn về xây dựng có trách nhiệm tham mưu cho Ủy ban nhân dân cùng cấp trong trường hợp xử lý theo quy định tại điểm g3 khoản này. Cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trường có trách nhiệm tham mưu cho Ủy ban nhân dân cùng cấp trong trường hợp xử lý theo quy định tại điểm g4, điểm g5 khoản này.

h) Cơ quan tiếp nhận tài sản chuyển giao có trách nhiệm mở sổ theo dõi, hạch toán riêng đối với tài sản nhận chuyển giao từ thời điểm nhận chuyển giao đến khi hoàn thành việc xử lý tài sản.”

27. Bổ sung Điều 35b như sau:

“Điều 35b. Xử lý tài sản công trong trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể

1. Cơ quan nhà nước thuộc đối tượng thực hiện sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể có trách nhiệm thực hiện kiểm kê, phân loại đối với tài sản thuộc quyền quản lý, sử dụng của cơ quan; chịu trách nhiệm xử lý tài sản phát hiện thừa/thiếu qua kiểm kê theo quy định của pháp luật. Đối với tài sản không phải của cơ quan (tài sản nhận giữ hộ, tài sản mượn, tài sản thuê của tổ chức, cá nhân khác...), cơ quan nhà nước thực hiện xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan.

2. Trường hợp sáp nhập, hợp nhất thì pháp nhân mới sau khi sáp nhập, hợp nhất được kế thừa quyền quản lý, sử dụng tài sản của cơ quan bị sáp nhập, hợp nhất. Sau khi hoàn thành việc sáp nhập, hợp nhất, pháp nhân mới có trách nhiệm bố trí sử dụng tài sản theo tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công được cơ quan, người có thẩm quyền ban hành; đối với tài sản dôi dư hoặc thuộc trường hợp phải xử lý theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và Nghị định này, pháp nhân mới có trách nhiệm lập hồ sơ, báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, quyết định xử lý theo quy định. Đối với các tài sản đã có Quyết định xử lý của cơ quan, người có thẩm quyền trước khi sáp nhập, hợp nhất mà đến thời điểm sáp nhập, hợp nhất, cơ quan nhà nước bị sáp nhập, hợp nhất chưa xử lý xong thì pháp nhân mới có trách nhiệm tiếp tục thực hiện các nội dung chưa thực hiện.

3. Trường hợp chia tách, cơ quan nhà nước thuộc đối tượng thực hiện chia tách có trách nhiệm lập phương án phân chia tài sản hiện có và phân công trách nhiệm xử lý các tài sản đang xử lý dở dang cho các pháp nhân mới sau khi chia tách, báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền quyết định chia tách; phê duyệt khi ban hành Quyết định chia tách. Sau khi hoàn thành việc chia tách, các pháp nhân mới có trách nhiệm bố trí sử dụng tài sản theo tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công được cơ quan, người có thẩm quyền ban hành và hoàn thành việc xử lý các tài sản đang xử lý dở dang theo trách nhiệm được phân công; đối với tài sản dôi dư hoặc thuộc trường hợp phải xử lý theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và Nghị định này, pháp nhân mới có trách nhiệm lập hồ sơ, báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, quyết định xử lý theo quy định.

4. Trường hợp giải thể, sau khi có Quyết định giải thể của cơ quan, người có thẩm quyền, cơ quan nhà nước bị giải thể có trách nhiệm bàn giao tài sản cho cơ quan quản lý cấp trên. Cơ quan quản lý cấp trên có trách nhiệm căn cứ quy định tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và Nghị định này lập hồ sơ báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, quyết định xử lý, trên cơ sở đó tổ chức xử lý tài sản theo quy định. Đối với các tài sản đã có Quyết định xử lý của cơ quan, người có thẩm quyền trước khi giải thể mà đến thời điểm giải thể, cơ quan nhà nước bị giải thể chưa xử lý xong thì cơ quan quản lý cấp trên có trách nhiệm tiếp tục thực hiện các nội dung chưa thực hiện.”

28. Bổ sung Điều 35c như sau:

“Điều 35c. Xử lý tài sản công là vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, sản phẩm mật mã của ngành cơ yếu trang bị cho cơ quan nhà nước

1. Tài sản công là vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ được xử lý theo các hình thức: thu hồi, thanh lý, tiêu hủy, điều chuyển, xử lý trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại. Việc thu hồi đối với vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ và việc thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ. Việc điều chuyển, xử lý tài sản trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại và các hình thức xử lý khác đối với vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ được thực hiện theo quy định tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và Nghị định này.

2. Việc xử lý tài sản công là sản phẩm mật mã của ngành cơ yếu trang bị cho cơ quan nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp luật về cơ yếu.”

29. Sửa đổi khoản 1, khoản 4, khoản 6, khoản 8, khoản 9, khoản 10, khoản 12 Điều 36 như sau:

“Điều 36. Quản lý, sử dụng số tiền thu được từ việc xử lý tài sản công tại cơ quan nhà nước

1. Toàn bộ số tiền thu được từ việc xử lý tài sản công tại cơ quan nhà nước (trừ tiền thuê đất hằng năm khi bán trụ sở làm việc) được nộp vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc Nhà nước do cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công sau đây làm chủ tài khoản:

a) Cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công quy định tại khoản 2 Điều 19 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công làm chủ tài khoản quản lý số tiền thu được từ xử lý tài sản công của cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương.

b) Sở Tài chính làm chủ tài khoản quản lý số tiền thu được từ xử lý tài sản công do cơ quan, người có thẩm quyền cấp tỉnh quyết định xử lý.

c) Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện làm chủ tài khoản quản lý số tiền thu được từ xử lý tài sản công do cơ quan, người có thẩm quyền thuộc cấp huyện, cấp xã quyết định xử lý.

4. Nội dung chi phí liên quan đến xử lý tài sản công bao gồm:

a) Chi phí kiểm kê tài sản.

b) Chi phí đo, vẽ nhà, đất.

c) Chi phí xác định giá và thẩm định giá tài sản.

d) Chi phí di dời, phá dỡ, hủy bỏ, tiêu hủy tài sản.

đ) Các khoản thù lao và chi phí liên quan đến việc đấu giá tài sản.

e) Chi phí niêm yết, thông báo công khai, cho xem tài sản, lựa chọn người được quyền mua tài sản trong trường hợp bán tài sản theo hình thức niêm yết giá.

g) Chi phí hợp lý khác có liên quan đến xử lý tài sản công.

6. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nộp tiền vào tài khoản tạm giữ, cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán, thanh lý tài sản có trách nhiệm lập 01 bộ hồ sơ đề nghị thanh toán gửi chủ tài khoản tạm giữ để chi trả chi phí xử lý tài sản hoặc có văn bản đề nghị gia hạn thời hạn thanh toán (văn bản nêu rõ lý do đề nghị gia hạn và thời gian gia hạn nhưng không quá 30 ngày kể từ ngày có văn bản đề nghị gia hạn) hoặc có văn bản xác nhận không phát sinh chi phí. Người đứng đầu cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán, thanh lý tài sản chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc chậm gửi hồ sơ, văn bản và tính chính xác của khoản chi đề nghị thanh toán.

Hồ sơ đề nghị thanh toán gồm:

a) Văn bản đề nghị thanh toán của cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức xử lý tài sản (trong đó nêu rõ tổng số tiền thu được từ việc xử lý tài sản, tổng chi phí xử lý tài sản, thông tin về tài khoản tiếp nhận thanh toán) kèm theo bảng kê chi tiết các khoản chi: 01 bản chính.

b) Quyết định xử lý tài sản của cơ quan, người có thẩm quyền: 01 bản sao.

c) Các hồ sơ, giấy tờ chứng minh cho các khoản chi như: Dự toán chi được duyệt; Hợp đồng thuê dịch vụ thẩm định giá, đấu giá, phá dỡ; hóa đơn, phiếu thu tiền (nếu có): 01 bản sao.

8. Định kỳ hằng quý, chủ tài khoản tạm giữ thực hiện nộp ngân sách trung ương (đối với tiền thu được từ xử lý tài sản của cơ quan nhà nước thuộc trung ương quản lý), ngân sách địa phương (đối với tiền thu được từ xử lý tài sản của cơ quan nhà nước thuộc địa phương quản lý) theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước đối với các khoản thu từ xử lý tài sản công:

a) Đã hoàn thành việc thanh toán chi phí hoặc có văn bản xác nhận không phát sinh chi phí của cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán, thanh lý tài sản.

b) Đã quá thời hạn 30 ngày, kể từ ngày cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán, thanh lý tài sản nộp tiền vào tài khoản tạm giữ mà chủ tài khoản tạm giữ không nhận được hồ sơ đề nghị thanh toán chi phí hoặc văn bản đề nghị gia hạn thanh toán hoặc văn bản xác nhận không phát sinh chi phí của cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán, thanh lý tài sản.

9. Trường hợp cơ quan nhà nước được cơ quan, người có thẩm quyền cho phép xử lý tài sản công để mua sắm tài sản thay thế theo tiêu chuẩn, định mức thì được cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước ưu tiên bố trí trong dự toán chi ngân sách nhà nước để thực hiện.

Trường hợp cơ quan nhà nước được cơ quan, người có thẩm quyền cho phép xử lý tài sản công là trụ sở làm việc và có dự án đầu tư xây dựng, mua sắm, cải tạo, nâng cấp trụ sở làm việc thì được cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đầu tư công, pháp luật về ngân sách nhà nước ưu tiên bố trí vốn trong kế hoạch đầu tư công, dự toán chi ngân sách nhà nước để thực hiện.

10. Trường hợp không phát sinh nguồn thu từ việc xử lý tài sản hoặc số tiền thu được từ xử lý tài sản không đủ bù đắp chi phí thì phần còn thiếu được chi từ dự toán ngân sách nhà nước giao (kể cả giao bổ sung) cho cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán, thanh lý tài sản hoặc từ nguồn kinh phí được phép sử dụng của cơ quan.

12. Trường hợp phải chi trả các khoản chi phí thuê ngoài khi xử lý tài sản theo quy định trước khi chủ tài khoản tạm giữ cấp tiền thì được ứng trước từ nguồn kinh phí được phép sử dụng của cơ quan được giao nhiệm vụ xử lý tài sản để chi trả.”

30. Sửa đổi Điều 37 như sau:

“Điều 37. Mua sắm tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập

1. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục quyết định mua sắm tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập trong trường hợp phải lập thành dự án được thực hiện theo quy định của pháp luật khác có liên quan.

2. Thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản công trong trường hợp không thuộc phạm vi quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện như sau:

a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quy định thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương, trừ trường hợp quy định tại điểm c1 khoản này.

b) Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của địa phương, trừ trường hợp quy định tại điểm c1 khoản này.

c) Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư, đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên quyết định mua sắm:

c1) Tài sản phục vụ hoạt động của đơn vị (trừ cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô).

c2) Tài sản là cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô theo thẩm quyền do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định.

3. Căn cứ phạm vi dự toán ngân sách được giao và nguồn kinh phí được phép sử dụng, đơn vị sự nghiệp công lập tổ chức thực hiện mua sắm tài sản theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

Việc tổ chức thực hiện mua sắm tài sản theo phương thức tập trung được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu và quy định tại Chương VI Nghị định này.”

31. Bổ sung Điều 37a như sau:

“Điều 37a. Mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản công là vật tiêu hao phục vụ hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập

1. Việc mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản công là vật tiêu hao phục vụ hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập được thực hiện theo quy định tại Điều 3a Nghị định này. Thẩm quyền quyết định mua sắm vật tiêu hao thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Thẩm quyền quyết định mua sắm vật tiêu hao:

a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quy định thẩm quyền quyết định mua sắm vật tiêu hao phục vụ hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này.

b) Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định thẩm quyền quyết định mua sắm vật tiêu hao phục vụ hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của địa phương, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này.

c) Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư, đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên quyết định mua sắm vật tiêu hao phục vụ hoạt động của đơn vị.”

32. Sửa đổi Điều 38 như sau:

Điều 38. Thuê tài sản phục vụ hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập

1. Thẩm quyền quyết định thuê tài sản phục vụ hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập:

a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quy định thẩm quyền quyết định thuê tài sản phục vụ hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này.

b) Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định thẩm quyền quyết định thuê tài sản phục vụ hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của địa phương, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này.

c) Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư, đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên quyết định thuê tài sản phục vụ hoạt động của đơn vị.

2. Căn cứ phạm vi dự toán ngân sách được giao và nguồn kinh phí được phép sử dụng, đơn vị sự nghiệp công lập tổ chức thực hiện thuê tài sản phục vụ hoạt động của đơn vị theo quy định của pháp luật về đấu thầu.”

33. Bổ sung Điều 38a như sau:

“Điều 38a. Giao tài sản phục vụ hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập

Việc giao tài sản phục vụ hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập được thực hiện theo quy định tại Điều 4a Nghị định này.”

34. Sửa đổi Điều 40 như sau:

“Điều 40. Sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập để tham gia dự án đầu tư theo phương thức đối tác công - tư

1. Việc sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập để tham gia dự án đầu tư theo phương thức đối tác công - tư được áp dụng đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình sự nghiệp của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các lĩnh vực đầu tư theo phương thức đối tác công - tư theo quy định tại Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư.

2. Thẩm quyền quyết định sử dụng tài sản công để tham gia dự án đầu tư theo phương thức đối tác công - tư được quy định như sau:

a) Thủ tướng Chính phủ quyết định sử dụng tài sản công thuộc trung ương quản lý có nguyên giá theo sổ kế toán từ 500 tỷ đồng trở lên để tham gia dự án đầu tư theo phương thức đối tác công - tư theo đề nghị của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương có liên quan;

b) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quyết định sử dụng tài sản công có nguyên giá theo sổ kế toán dưới 500 tỷ đồng thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương để tham gia dự án đầu tư theo phương thức đối tác công - tư.

Việc xác định giá trị quyền sử dụng đất trong nguyên giá tài sản để xác định thẩm quyền quy định tại điểm a, điểm b khoản này được thực hiện theo quy định tại Chương XI Nghị định này;

c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc sử dụng tài sản công thuộc phạm vi quản lý của địa phương để tham gia dự án đầu tư theo phương thức đối tác công - tư.

3. Đơn vị sự nghiệp công lập có tài sản công lập 01 bộ hồ sơ đề nghị sử dụng tài sản công hiện có để tham gia dự án đầu tư theo phương thức đối tác công - tư, gửi cơ quan, đơn vị quản lý cấp trên (sau đây gọi chung là cơ quản lý cấp trên) (nếu có) để xem xét, đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này xem xét, quyết định.

Hồ sơ đề nghị sử dụng tài sản công hiện có để thực hiện dự án đầu tư theo phương thức đối tác công - tư gồm:

a) Văn bản đề nghị của cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản (trong đó nêu rõ sự cần thiết, thời hạn, tính khả thi, phương án sử dụng tài sản công tham gia dự án đầu tư theo phương thức đối tác công - tư): 01 bản chính;

b) Văn bản đề nghị của cơ quan quản lý cấp trên (nếu có): 01 bản chính;

c) Danh mục tài sản (chủng loại, số lượng, diện tích; tình trạng; nguyên giá, giá trị còn lại theo sổ kế toán): 01 bản chính;

d) Các hồ sơ có liên quan khác (nếu có): 01 bản sao.

4. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này ban hành quyết định sử dụng tài sản công hiện có để tham gia dự án đầu tư theo phương thức đối tác công - tư hoặc có văn bản hồi đáp trong trường hợp đề nghị sử dụng tài sản công hiện có để tham gia dự án đầu tư theo phương thức đối tác công - tư không phù hợp.

Nội dung chủ yếu của Quyết định sử dụng tài sản công để tham gia dự án đầu tư theo phương thức đối tác công - tư gồm:

a) Đơn vị có tài sản công tham gia dự án đầu tư theo phương thức đối tác công - tư;

b) Danh mục tài sản (chủng loại, số lượng, nguyên giá, giá trị còn lại);

c) Trách nhiệm tổ chức thực hiện.

5. Việc lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo phương thức đối tác công - tư thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công - tư. Căn cứ dự án đầu tư theo phương thức đối tác công - tư được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt và hợp đồng ký kết, đơn vị sự nghiệp công lập có tài sản công thực hiện bàn giao tài sản cho nhà đầu tư thực hiện dự án. Việc bàn giao được lập thành biên bản theo Mẫu số 01/TSC-BBGN ban hành kèm theo Nghị định này.

Trường hợp phải phá dỡ nhà làm việc, công trình và các tài sản khác gắn liền với đất thuộc cơ sở hoạt động sự nghiệp để thực hiện dự án đầu tư theo phương thức đối tác công - tư, nhà đầu tư tổ chức thực hiện việc phá dỡ. Vật tư, vật liệu thu hồi từ việc phá dỡ tài sản được xử lý theo hợp đồng dự án. Trường hợp vật tư, vật liệu thu hồi thuộc về cơ quan nhà nước có tài sản thì việc xử lý được thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 45 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản côngĐiều 31 Nghị định này.

6. Chế độ báo cáo thực hiện dự án đầu tư theo phương thức đối tác công - tư; chuyển giao cơ sở hoạt động sự nghiệp được đầu tư xây dựng theo hình thức đối tác công - tư cho Nhà nước được thực hiện theo quy định tại Điều 15, Điều 16 Nghị định này.”

35. Bổ sung Điều 41a như sau:

“Điều 41a. Quản lý, sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập

1. Đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng tài sản công để phục vụ trực tiếp cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị theo quy định tại Điều 41b Nghị định này thì không phải lập Đề án sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết theo quy định tại Điều 44 Nghị định này, không phải báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền quyết định khai thác tài sản theo quy định tại Điều 41c Nghị định này. Việc thuê quản lý vận hành tài sản để phục vụ cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị thực hiện theo quy định tại Điều 41 Nghị định này.

2. Đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng tài sản công để phục vụ hoạt động phụ trợ, hỗ trợ trực tiếp cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị theo quy định tại Điều 41b Nghị định này thì đơn vị có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị, báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền quyết định khai thác tài sản theo quy định tại Điều 41c Nghị định này làm cơ sở thực hiện; không phải lập Đề án sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết theo quy định tại Điều 44 Nghị định này.

3. Trường hợp tài sản công phục vụ trực tiếp cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mà đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu sử dụng để cung cấp dịch vụ cho các đối tượng khác không phải là đối tượng được cung cấp dịch vụ sự nghiệp công của đơn vị và thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 56, khoản 1 Điều 57, khoản 1 Điều 58 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công thì được xác định là sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết và phải thực hiện theo quy định tại các Điều 55, 56, 57 và 58 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các Điều 42, 43, 44, 45, 46 và 47 Nghị định này.

Trường hợp đơn vị sử dụng tài sản phục vụ hoạt động phụ trợ, hỗ trợ trực tiếp cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị để cung cấp dịch vụ cho cả đối tượng được cung cấp dịch vụ sự nghiệp công của đơn vị và các đối tượng khác không phải là đối tượng được cung cấp dịch vụ công của đơn vị hoặc chỉ để cung cấp dịch vụ cho đối tượng không phải là đối tượng được cung cấp dịch vụ công của đơn vị thì được xác định là sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết và phải thực hiện theo quy định tại các Điều 55, 56, 57 và 58 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các Điều 42, 43, 44, 45, 46 và 47 Nghị định này.”

36. Bổ sung Điều 41b như sau:

“Điều 41b. Sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập để thực hiện chức năng, nhiệm vụ do Nhà nước giao

Tài sản công được Nhà nước giao, đầu tư xây dựng, mua sắm được sử dụng để thực hiện chức năng, nhiệm vụ do Nhà nước giao là những tài sản phục vụ trực tiếp cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị và tài sản phục vụ hoạt động phụ trợ, hỗ trợ trực tiếp cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, cụ thể:

1. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực y tế:

a) Tài sản phục vụ trực tiếp cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị gồm: hoạt động phòng bệnh, khám, chữa bệnh, nghiên cứu khoa học, đào tạo trong lĩnh vực y tế và các hoạt động khác cho các đối tượng được cung cấp dịch vụ sự nghiệp công của đơn vị theo quy định về chức năng, nhiệm vụ của đơn vị do cơ quan, người có thẩm quyền ban hành. Các hoạt động khám, chữa bệnh theo yêu cầu, khám, chữa bệnh chất lượng cao theo chức năng, nhiệm vụ được giao và do đơn vị tự thực hiện được xác định là thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.

b) Tài sản phục vụ hoạt động phụ trợ, hỗ trợ trực tiếp cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ gồm: cung cấp dịch vụ ăn uống, cửa hàng tiện ích, trông, giữ xe cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của đơn vị, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, khách đến giao dịch, công tác; giới thiệu, trưng bày, kinh doanh, cung cấp các sản phẩm trong lĩnh vực y tế; cung cấp dịch vụ giặt là, khử khuẩn, vệ sinh cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của đơn vị, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân; dịch vụ lưu trú cho người nhà bệnh nhân; dịch vụ xử lý rác thải y tế; dịch vụ nhà đại thể; dịch vụ vận chuyển bệnh nhân; vị trí lắp đặt máy rút tiền tự động, máy bán hàng tự động, lắp đặt, xây dựng công trình viễn thông; vị trí lắp đặt màn hình led, tấm pano phục vụ thông tin, tuyên truyền.

2. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề:

a) Tài sản phục vụ trực tiếp cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị gồm: hoạt động giảng dạy, học tập, thực hành, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác cho các đối tượng được cung cấp dịch vụ sự nghiệp công của đơn vị theo quy định về chức năng, nhiệm vụ của đơn vị do cơ quan, người có thẩm quyền ban hành. Trường hợp đơn vị thực hiện liên kết với tổ chức, cá nhân khác để giảng dạy, đào tạo cho học sinh, sinh viên, học viên của đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ được giao thì được xác định là thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.

b) Tài sản phục vụ hoạt động phụ trợ, hỗ trợ trực tiếp cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ gồm: cung cấp dịch vụ ăn uống, cửa hàng tiện ích, trông, giữ xe cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, học sinh, sinh viên của đơn vị, khách đến giao dịch, công tác; giới thiệu, trưng bày, kinh doanh giáo trình, tài liệu tham khảo, sách, báo, ấn phẩm và các thiết bị đồ dùng học tập phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu của giáo viên, học sinh, sinh viên; cơ sở vật chất phục vụ hoạt động thực hành, hoạt động thể chất cho giáo viên, học sinh, sinh viên; nhà lưu trú cho học sinh, sinh viên; vị trí lắp đặt máy rút tiền tự động, máy bán hàng tự động, lắp đặt, xây dựng công trình viễn thông; vị trí lắp đặt màn hình led, tấm pano phục vụ thông tin, tuyên truyền.

3. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch:

a) Tài sản phục vụ trực tiếp cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị gồm: hoạt động huấn luyện, tập luyện, thi đấu thể dục thể thao, biểu diễn nghệ thuật, du lịch, điện ảnh và các hoạt động khác cho các đối tượng được cung cấp dịch vụ sự nghiệp công của đơn vị theo quy định về chức năng, nhiệm vụ của đơn vị do cơ quan, người có thẩm quyền ban hành.

b) Tài sản phục vụ hoạt động phụ trợ, hỗ trợ trực tiếp cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ gồm: cung cấp dịch vụ ăn uống, trông, giữ xe cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của đơn vị, khách đến giao dịch, công tác, khách tham quan, tham dự các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch; kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ về văn hóa, thể thao và du lịch theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt; cơ sở vật chất phục vụ giới thiệu, quảng bá văn hóa, thể thao, du lịch; nhà lưu trú cho diễn viên, vận động viên; vị trí lắp đặt máy rút tiền tự động, máy bán hàng tự động, lắp đặt, xây dựng công trình viễn thông; vị trí lắp đặt màn hình led, tấm pano phục vụ thông tin, tuyên truyền.

4. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực thông tin, truyền thông và báo chí:

a) Tài sản phục vụ trực tiếp cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị gồm: hoạt động sản xuất, xuất bản, phát hành các ấn phẩm thông tin, báo chí, tạp chí, chương trình phát thanh, truyền hình và các hoạt động khác cho các đối tượng được cung cấp dịch vụ sự nghiệp công của đơn vị theo quy định về chức năng, nhiệm vụ của đơn vị do cơ quan, người có thẩm quyền ban hành.

b) Tài sản phục vụ hoạt động phụ trợ, hỗ trợ trực tiếp cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ gồm: quảng cáo; quyền xem các sản phẩm báo chí, trao đổi, mua bán bản quyền nội dung; hoạt động kinh doanh, dịch vụ trong lĩnh vực thông tin truyền thông và báo chí; cung cấp dịch vụ ăn uống, trông, giữ xe cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của đơn vị, khách đến giao dịch, công tác; vị trí lắp đặt máy rút tiền tự động, máy bán hàng tự động, lắp đặt, xây dựng công trình viễn thông; vị trí lắp đặt màn hình led, tấm pano phục vụ thông tin, tuyên truyền.

5. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực khoa học và công nghệ:

a) Tài sản phục vụ trực tiếp cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị gồm: hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ, sản xuất thử nghiệm và các hoạt động khác cho các đối tượng được cung cấp dịch vụ sự nghiệp công của đơn vị theo quy định về chức năng, nhiệm vụ của đơn vị do cơ quan, người có thẩm quyền ban hành.

b) Tài sản phục vụ hoạt động phụ trợ, hỗ trợ trực tiếp cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ gồm: cung cấp dịch vụ ăn uống, trông, giữ xe cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của đơn vị, khách đến giao dịch, công tác, khách đến tham dự hội nghị, hội thảo, triển lãm, hội chợ; giới thiệu, trưng bày, kinh doanh, cung cấp các sản phẩm khoa học và công nghệ là kết quả, sản phẩm nghiên cứu của đơn vị, các sản phẩm khoa học và công nghệ liên quan trực tiếp đến lĩnh vực nghiên cứu của đơn vị; vị trí lắp đặt máy rút tiền tự động, máy bán hàng tự động, lắp đặt, xây dựng công trình viễn thông; vị trí lắp đặt màn hình led, tấm pano phục vụ thông tin, tuyên truyền.

6. Đối với đơn vị sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác:

a) Tài sản phục vụ trực tiếp cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị là các tài sản công được sử dụng để cung cấp dịch vụ sự nghiệp công cho các đối tượng được cung cấp dịch vụ sự nghiệp công của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định về chức năng, nhiệm vụ của đơn vị do cơ quan, người có thẩm quyền ban hành.

b) Tài sản phục vụ hoạt động phụ trợ, hỗ trợ trực tiếp cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ gồm: cung cấp dịch vụ ăn uống, trông, giữ xe cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của đơn vị, khách đến giao dịch, công tác; vị trí lắp đặt máy rút tiền tự động, máy bán hàng tự động, lắp đặt, xây dựng công trình viễn thông; vị trí lắp đặt màn hình led, tấm pano phục vụ thông tin, tuyên truyền.

7. Ngoài các tài sản quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này, căn cứ yêu cầu quản lý nhà nước, Bộ trưởng bộ quản lý ngành, lĩnh vực quy định các tài sản được sử dụng để thực hiện chức năng, nhiệm vụ do Nhà nước giao của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ.

8. Việc xác định đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực nào để áp dụng quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật về đơn vị sự nghiệp công lập.”

37. Bổ sung Điều 41c như sau:

“Điều 41c. Khai thác tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập

1. Danh mục tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập được khai thác:

a) Nhà ở công vụ.

b) Quyền sở hữu trí tuệ, bản quyền phần mềm ứng dụng.

c) Cơ sở dữ liệu.

d) Tài sản phục vụ hoạt động phụ trợ, hỗ trợ cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị quy định tại Điều 41b Nghị định này.

đ) Tài sản là di tích lịch sử - văn hóa, di tích lịch sử gắn với đất thuộc đất xây dựng công trình sự nghiệp; phòng truyền thống của đơn vị.

e) Tài sản khác được khai thác theo quy định của pháp luật có liên quan.

2. Việc khai thác tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập phải bảo đảm các nguyên tắc sau:

a) Không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.

b) Không vi phạm các điều cấm của luật.

c) Bảo đảm tính công khai, minh bạch; tuân thủ các quy định tại Nghị định này và quy định của các pháp luật có liên quan.

d) Không làm thay đổi kết cấu, kiến trúc, nguyên trạng tài sản công (trừ trường hợp đầu tư thêm để nâng cao giá trị sử dụng của tài sản; phần giá trị tài sản đầu tư thêm thuộc về đơn vị có tài sản sau khi hết thời hạn khai thác); không làm mất quyền sử dụng đất của đơn vị, quyền sở hữu về tài sản công.

3. Việc khai thác tài sản quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật về nhà ở, pháp luật về sở hữu trí tuệ và pháp luật khác có liên quan.

4. Việc khai thác tài sản phục vụ hoạt động phụ trợ, hỗ trợ cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị quy định tại Điều 41b Nghị định này được thực hiện như sau:

a) Hình thức khai thác:

a1) Đơn vị sự nghiệp công lập tự quản lý, sử dụng tài sản công để cung cấp các dịch vụ phục vụ hoạt động phụ trợ, hỗ trợ trực tiếp cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.

Giá dịch vụ được thực hiện theo quy định của Nhà nước (đối với các dịch vụ thuộc trường hợp giá dịch vụ do Nhà nước định giá theo quy định của pháp luật về giá) hoặc do người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định theo quy định về xác định giá dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nước (đối với các dịch vụ không thuộc trường hợp giá dịch vụ do Nhà nước định giá theo quy định của pháp luật về giá).

a2) Cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện quyền khai thác tài sản công để cung cấp các dịch vụ phục vụ hoạt động phụ trợ, hỗ trợ trực tiếp cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.

Việc lựa chọn tổ chức, cá nhân khác thực hiện quyền khai thác tài sản công được thực hiện theo các hình thức lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu hoặc đấu giá theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản; việc tổ chức đấu thầu hay đấu giá do Thủ trưởng đơn vị có tài sản quyết định. Giá cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện quyền khai thác là giá trúng đấu giá hoặc đấu thầu; giá khởi điểm để tổ chức đấu giá, giá gói thầu để tổ chức đấu thầu được xác định theo quy định về xác định giá gói thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu; người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định giá khởi điểm, giá gói thầu. Tổ chức, cá nhân thực hiện quyền khai thác được thu tiền dịch vụ theo mức giá quy định của Nhà nước (đối với các dịch vụ thuộc trường hợp giá sử dụng dịch vụ đó do Nhà nước định giá theo quy định của pháp luật về giá) hoặc quyết định mức thu bảo đảm bù đắp đủ chi phí và có tích lũy hợp lý (đối với các dịch vụ không thuộc trường hợp giá sử dụng dịch vụ đó do Nhà nước định giá theo quy định của pháp luật về giá).

a3) Cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng vị trí tại cơ sở hoạt động sự nghiệp để lắp đặt máy rút tiền tự động, máy bán hàng tự động, lắp đặt, xây dựng công trình viễn thông, lắp đặt màn hình led, tấm pano phục vụ thông tin, tuyên truyền kết hợp quảng cáo theo quy định của pháp luật.

Việc cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng vị trí tại cơ sở hoạt động sự nghiệp để lắp đặt máy rút tiền tự động, lắp đặt, xây dựng công trình viễn thông được thực hiện theo hình thức thỏa thuận trực tiếp với tổ chức, cá nhân có nhu cầu. Đơn vị sự nghiệp công lập chuẩn bị phương án cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng vị trí tại cơ sở hoạt động sự nghiệp để lắp đặt máy rút tiền tự động, lắp đặt, xây dựng công trình viễn thông gửi tới tổ chức, cá nhân có nhu cầu; trên cơ sở hồ sơ đăng ký của tổ chức, cá nhân có nhu cầu, đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện thương thảo Hợp đồng cho sử dụng vị trí để lắp đặt máy rút tiền tự động, lắp đặt, xây dựng công trình viễn thông và ký kết Hợp đồng làm cơ sở thực hiện. Giá cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng vị trí tại cơ sở hoạt động sự nghiệp là giá đã thương thảo với tổ chức, cá nhân có nhu cầu và ghi nhận tại Hợp đồng.

Việc lựa chọn tổ chức, cá nhân sử dụng vị trí tại cơ sở hoạt động sự nghiệp để lắp đặt máy bán hàng tự động, màn hình led, tấm pano phục vụ thông tin, tuyên truyền kết hợp quảng cáo được thực hiện theo quy định tại điểm a2 khoản này.

b) Thẩm quyền quyết định khai thác:

b1) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quy định thẩm quyền quyết định khai thác tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương, trừ trường hợp quy định tại điểm b3 khoản này;

b2) Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định thẩm quyền quyết định khai thác tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của địa phương, trừ trường hợp quy định tại điểm b3 khoản này;

b3) Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư, đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên quyết định khai thác tài sản công tại đơn vị.

c) Trình tự, thủ tục khai thác tài sản công:

c1) Đơn vị sự nghiệp công lập được giao quản lý, sử dụng tài sản công lập hồ sơ đề nghị khai thác tài sản công, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) để báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại điểm b khoản này xem xét, quyết định việc khai thác tài sản công. Hồ sơ đề nghị khai thác gồm:

Văn bản đề nghị khai thác tài sản công của đơn vị sự nghiệp công lập (trong đó nêu rõ sự cần thiết; tài sản khai thác (chủng loại, số lượng, diện tích, nguyên giá, giá trị còn lại); hình thức khai thác; thời hạn khai thác; dự kiến số tiền thu được (nếu có)): 01 bản chính;

Các hồ sơ khác liên quan đến tài sản đề nghị khai thác: 01 bản sao.

c2) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị khai thác tài sản do đơn vị lập, cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, quyết định việc khai thác tài sản công hoặc có văn bản hồi đáp trong trường hợp không thống nhất việc khai thác tài sản.

c3) Nội dung chủ yếu của Quyết định khai thác tài sản công gồm:

Tên đơn vị sự nghiệp công lập được khai thác tài sản;

Danh mục tài sản khai thác (chủng loại, số lượng, diện tích, nguyên giá, giá trị còn lại; hình thức khai thác; thời hạn khai thác);

Trách nhiệm tổ chức thực hiện.

d) Đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm cấp hóa đơn bán hàng cho các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật về hóa đơn, chứng từ.

đ) Số tiền thu được từ khai thác tài sản công, sau khi trừ đi các chi phí có liên quan, thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước, phần còn lại là nguồn thu của đơn vị sự nghiệp công lập được quản lý, sử dụng theo quy định của Chính phủ về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.

5. Việc khai thác tài sản là di tích lịch sử - văn hóa, di tích lịch sử gắn với đất thuộc đất xây dựng công trình sự nghiệp, phòng truyền thống của đơn vị được thực hiện như sau:

a) Hình thức khai thác:

a1) Cho tổ chức, cá nhân tham quan di tích, phòng truyền thống; đơn vị sự nghiệp công lập được thu phí tham quan theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí. Việc quản lý, sử dụng phí thu được thực hiện theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí;

a2) Sử dụng vị trí tại di tích để bán đồ lưu niệm, trưng bày sản phẩm. Việc sử dụng vị trí tại di tích để bán đồ lưu niệm, trưng bày sản phẩm được thực hiện theo quy định tại điểm a1 khoản 4 Điều này; việc quản lý, sử dụng số tiền thu được thực hiện theo quy định tại điểm đ khoản 4 Điều này.

b) Thẩm quyền, trình tự, thủ tục trình cấp có thẩm quyền quyết định khai thác được thực hiện theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 4 Điều này.”

38. Sửa đổi Điều 42 như sau:

“Điều 42. Quản lý, sử dụng tài sản gắn liền với đất và giá trị quyền sử dụng đất tại đơn vị sự nghiệp công lập vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết

1. Việc sử dụng tài sản gắn liền với đất, giá trị quyền sử dụng đất tại đơn vị sự nghiệp công lập vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết phải thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 56, khoản 1 Điều 57, khoản 1 Điều 58 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công. Trong đó, việc sử dụng quyền sử dụng đất vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết chỉ được thực hiện đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai mà tiền thuê đất đã nộp, tiền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã trả bằng tiền không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác nhận thì được phép sử dụng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và Nghị định này. Trường hợp sử dụng giá trị quyền sử dụng đất để góp vốn thì còn phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật về đất đai.

Tiền thuê đất đã nộp, tiền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã trả được xác định là có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước trong các trường hợp sau:

a) Nhà nước cấp tiền từ ngân sách nhà nước để nộp tiền thuê đất, trả tiền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

b) Đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp để nộp tiền thuê đất, trả tiền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

c) Đơn vị sự nghiệp công lập được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần và được miễn tiền thuê đất cho cả thời gian thuê.

d) Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng nguồn khác để nộp tiền thuê đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhưng sau đó sử dụng các nguồn quy định tại điểm a, điểm b khoản này để hoàn trả.”

39. Bổ sung khoản 5 Điều 43 như sau:

“Điều 43. Yêu cầu khi sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết

5. Tính đủ khấu hao tài sản cố định, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về thuế, phí, lệ phí và các nghĩa vụ tài chính khác với Nhà nước theo quy định của pháp luật, gồm:

a) Chi phí khấu hao tài sản cố định đối với các tài sản công trực tiếp sử dụng vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết theo quy định của Bộ Tài chính về chế độ hạch toán, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị.

b) Nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước một khoản tiền tối thiểu bằng 2% doanh thu đơn vị sự nghiệp công lập thu được từ hoạt động kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết (ngoài các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác theo quy định tại điểm c khoản này); mức nộp cụ thể được xác định theo Đề án sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt. Riêng các đối tượng sau thì không phải nộp khoản tiền quy định tại điểm này:

Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục, thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường;

Đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện nộp tiền thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

c) Các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật. Trong đó, đơn vị sự nghiệp công lập không phải nộp tiền thuê đất khi sử dụng tài sản gắn liền với đất vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết; trừ trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập thuộc đối tượng thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai và thực hiện nộp tiền thuê đất cho Nhà nước.”

40. Sửa đổi khoản 3, khoản 4, bổ sung khoản 5, khoản 6, khoản 7 Điều 44 như sau:

“Điều 44. Đề án sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết

3. Đối với Đề án sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê:

a) Đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm lập Đề án, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) xem xét, có ý kiến về Đề án và gửi lấy ý kiến của cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công quy định tại khoản 2 Điều 19 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (đối với đơn vị thuộc trung ương quản lý), Sở Tài chính (đối với đơn vị thuộc cấp tỉnh quản lý), Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện (đối với đơn vị thuộc cấp huyện quản lý). Hồ sơ gửi lấy ý kiến của cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công gồm:

Văn bản lấy ý kiến của đơn vị sự nghiệp công lập: 01 bản chính;

Đề án sử dụng tài sản công để liên doanh, liên kết của đơn vị: 01 bản chính;

Văn bản của cơ quan, người có thẩm quyền quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của đơn vị: 01 bản sao;

Các hồ sơ có liên quan khác (nếu có): 01 bản sao.

b) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được Đề án, cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công quy định tại khoản 2 Điều 19 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Sở Tài chính, Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện xem xét, cho ý kiến về: Sự cần thiết; sự phù hợp của Đề án với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công (trường hợp áp dụng, thẩm quyền phê duyệt, trình tự, tính đầy đủ của hồ sơ đề nghị phê duyệt Đề án); các nội dung trong đề án cần phải chỉnh lý, hoàn thiện.

c) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được ý kiến của cơ quan quy định tại điểm b khoản này, đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm nghiên cứu, tiếp thu ý kiến để chỉnh lý, hoàn thiện Đề án, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) trình cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 56, khoản 2 Điều 57 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.

d) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được Đề án hoàn thiện của đơn vị, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 56, khoản 2 Điều 57 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công quyết định phê duyệt đề án theo thẩm quyền hoặc có văn bản hồi đáp đơn vị trong trường hợp không thống nhất với đề án.

4. Đối với Đề án sử dụng tài sản công vào mục đích liên doanh, liên kết:

a) Đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm lập Đề án, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) xem xét, có ý kiến về Đề án và gửi cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công quy định tại khoản 2 Điều 19 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (đối với đơn vị thuộc trung ương quản lý), Sở Tài chính (đối với đơn vị thuộc địa phương quản lý).

b) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được Đề án sử dụng tài sản công vào mục đích liên doanh, liên kết, cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công quy định tại khoản 2 Điều 19 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công xem xét, có ý kiến về Đề án sử dụng tài sản công vào mục đích liên doanh, liên kết của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc trung ương quản lý, để yêu cầu đơn vị hoàn thiện Đề án hoặc báo cáo bộ, cơ quan trung ương để lấy ý kiến Bộ Tài chính trong trường hợp thống nhất với Đề án; Sở Tài chính xem xét, có ý kiến về đề án sử dụng tài sản công vào mục đích liên doanh, liên kết của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc địa phương quản lý, để yêu cầu đơn vị hoàn thiện Đề án hoặc báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để lấy ý kiến Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp trong trường hợp thống nhất với Đề án. Nội dung có ý kiến: Tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ; sự cần thiết; sự phù hợp của Đề án với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công (trường hợp áp dụng, thẩm quyền phê duyệt, trình tự, tính đầy đủ của hồ sơ đề nghị phê duyệt Đề án); các nội dung trong Đề án cần phải chỉnh lý, hoàn thiện.

Trường hợp phải chỉnh lý, hoàn thiện Đề án, đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm chỉnh lý, hoàn thiện Đề án để báo cáo cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) xem xét, có ý kiến về Đề án và gửi cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công theo quy định tại điểm a, điểm b khoản này.

c) Hồ sơ gửi lấy ý kiến Bộ Tài chính, Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh gồm:

Văn bản đề nghị kèm theo ý kiến đề xuất của bộ, cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về đề án sử dụng tài sản công để liên doanh, liên kết của đơn vị: 01 bản chính;

Văn bản có ý kiến của cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công quy định tại khoản 2 Điều 19 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Sở Tài chính: 01 bản sao;

Đề án sử dụng tài sản công để liên doanh, liên kết của đơn vị: 01 bản sao;

Văn bản của cơ quan, người có thẩm quyền quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của đơn vị: 01 bản sao;

Các hồ sơ có liên quan khác (nếu có): 01 bản sao.

d) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính, Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm cho ý kiến về: Tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ; sự cần thiết; sự phù hợp của đề án với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật có liên quan (trường hợp áp dụng, thẩm quyền phê duyệt, trình tự, tính đầy đủ của hồ sơ đề nghị phê duyệt Đề án); các nội dung trong đề án cần phải chỉnh lý, hoàn thiện.

đ) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương (đối với đơn vị thuộc trung ương quản lý), Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với đơn vị thuộc địa phương quản lý) chỉ đạo đơn vị lập Đề án nghiên cứu, tiếp thu ý kiến để chỉnh lý, hoàn thiện Đề án, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương (đối với đơn vị thuộc trung ương quản lý), Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với đơn vị thuộc địa phương quản lý) trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến bằng văn bản của Bộ Tài chính, Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

e) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được Đề án hoàn thiện của đơn vị, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương (đối với đơn vị thuộc trung ương quản lý), Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với đơn vị thuộc địa phương quản lý) quyết định phê duyệt đề án theo thẩm quyền hoặc có văn bản hồi đáp đơn vị trong trường hợp không thống nhất với đề án.

5. Nội dung chủ yếu của Quyết định phê duyệt Đề án gồm:

a) Tên đơn vị sự nghiệp công lập được sử dụng tài sản vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết.

b) Danh mục tài sản được sử dụng vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết.

c) Thời hạn thực hiện đề án (thời gian Đề án có hiệu lực).

d) Trách nhiệm tổ chức thực hiện.

6. Sau khi Đề án sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt mà đơn vị phát sinh các tài sản khác sử dụng vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết thì việc lập, có ý kiến, trình, phê duyệt Đề án sử dụng tài sản đó vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết được thực hiện theo quy định tại Điều này.

7. Trường hợp các đơn vị sự nghiệp công lập cùng có nhu cầu sử dụng tài sản công để liên doanh, liên kết với nhau nhằm cung cấp dịch vụ công thì các đơn vị sự nghiệp công lập cùng lập một Đề án sử dụng tài sản công vào mục đích liên doanh, liên kết. Trên cơ sở đó, các bên tham gia liên doanh, liên kết báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt theo thẩm quyền và trình tự quy định tại khoản 4 Điều này làm cơ sở thực hiện, không phải tổ chức lựa chọn đối tác liên doanh, liên kết theo quy định tại khoản 3 Điều 47 Nghị định này.”

41. Sửa đổi, bổ sung khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 46 như sau:

“Điều 46. Sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập vào mục đích cho thuê

3. Việc cho thuê tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập được thực hiện theo các hình thức sau:

a) Việc cho thuê tài sản công được thực hiện theo hình thức đấu giá, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này. Việc đấu giá cho thuê tài sản được thực hiện theo quy định tại các khoản 3, 4, 5 và 6 Điều 24 Nghị định này và pháp luật về đấu giá tài sản.

Giá khởi điểm để đấu giá do người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định phù hợp với giá cho thuê trên thị trường của tài sản cùng loại. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập Hội đồng thẩm định giá của Nhà nước theo quy định của pháp luật về giá hoặc thuê doanh nghiệp thẩm định giá để xác định giá làm cơ sở quyết định giá khởi điểm đấu giá cho thuê tài sản.

Việc sử dụng chứng thư thẩm định giá, báo cáo thẩm định giá được thực hiện theo quy định của pháp luật về giá.

b) Cho thuê trực tiếp áp dụng trong trường hợp cho thuê tài sản trong thời gian dưới 30 ngày/01 lần thuê hoặc có giá trị gói thuê dưới 50 triệu đồng/01 lần thuê.

Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập ban hành giá cho thuê trực tiếp và thực hiện niêm yết công khai giá cho thuê tài sản tại trụ sở đơn vị, Trang thông tin của đơn vị (nếu có), Cổng thông tin điện tử của bộ, cơ quan trung ương, địa phương, Trang thông tin điện tử về tài sản công của Bộ Tài chính. Việc xác định giá cho thuê được thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này.

4. Giá cho thuê tài sản được xác định như sau:

a) Giá trúng đấu giá trong trường hợp cho thuê theo hình thức đấu giá.

b) Giá cho thuê được niêm yết, thông báo công khai trong trường hợp cho thuê trực tiếp.

5. Việc cho thuê tài sản phải được lập thành hợp đồng theo quy định của pháp luật.

Trường hợp người thuê tài sản có nhu cầu đầu tư thêm để nâng cao giá trị sử dụng của tài sản thì phải được sự đồng ý của đơn vị sự nghiệp công lập có tài sản; phần giá trị tài sản đầu tư thêm thuộc về đơn vị sự nghiệp công lập có tài sản sau khi hết thời hạn thuê, kể cả trường hợp Hợp đồng thuê chấm dứt trước thời hạn.

Trường hợp cho thuê tài sản lần đầu với thời hạn dưới 05 năm, khi hết thời hạn cho thuê theo hợp đồng mà người thuê tài sản có nhu cầu tiếp tục thuê tài sản đó thì đơn vị sự nghiệp công lập thỏa thuận với người thuê tài sản để gia hạn Hợp đồng thuê; thời gian gia hạn không vượt quá thời gian cho thuê lần đầu và trong thời hạn thực hiện Đề án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt; giá cho thuê do người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều này tại thời điểm gia hạn hợp đồng, nhưng không thấp hơn giá cho thuê của lần trước.”

42. Sửa đổi khoản 2, khoản 3, khoản 6, bổ sung khoản 6a Điều 47 như sau:

“Điều 47. Sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập vào mục đích liên doanh, liên kết

2. Căn cứ đề án sử dụng tài sản công vào mục đích liên doanh, liên kết được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Điều 44 Nghị định này, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm:

a) Quyết định cụ thể việc sử dụng tài sản công để liên doanh, liên kết.

b) Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định giá của Nhà nước theo quy định của pháp luật về giá hoặc thuê doanh nghiệp thẩm định giá để xác định giá trị tài sản công sử dụng vào liên doanh, liên kết. Việc sử dụng chứng thư thẩm định giá, báo cáo thẩm định giá được thực hiện theo quy định của pháp luật về giá.

c) Tổ chức lựa chọn đối tác để thực hiện liên doanh, liên kết theo quy định tại khoản 3 Điều này.

3. Lựa chọn đối tác để thực hiện liên doanh, liên kết:

a) Sau khi có quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền về việc sử dụng tài sản công vào mục đích liên doanh, liên kết, đơn vị sự nghiệp công lập thông báo công khai về việc lựa chọn đối tác liên doanh, liên kết trên Trang thông tin của đơn vị (nếu có), Cổng thông tin điện tử của bộ, cơ quan trung ương, địa phương, Trang thông tin điện tử về tài sản công của Bộ Tài chính. Thông báo công khai về việc lựa chọn đối tác gồm các nội dung chủ yếu sau:

Thông tin của đơn vị có tài sản liên doanh, liên kết;

Tài sản dự kiến liên doanh, liên kết;

Phương án liên doanh, liên kết;

Tiêu chí lựa chọn đối tác để thực hiện liên doanh, liên kết theo quy định tại điểm c khoản này;

Thời gian, địa điểm nộp hồ sơ đăng ký.

b) Đơn vị có tài sản căn cứ hồ sơ đăng ký tham gia liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá nhân và tiêu chí quy định tại điểm c khoản này để lựa chọn đối tác tham gia liên doanh, liên kết và chịu trách nhiệm về việc lựa chọn của mình.

Trường hợp tổ chức, cá nhân sử dụng tài sản của mình để góp vốn liên doanh, liên kết với đơn vị sự nghiệp công lập thì tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thuê doanh nghiệp thẩm định giá để xác định giá trị tài sản đó trước khi nộp hồ sơ đăng ký tham gia liên doanh, liên kết. Hồ sơ đăng ký tham gia liên doanh, liên kết gồm:

Văn bản đề nghị tham gia liên doanh, liên kết của tổ chức, cá nhân: 01 bản chính;

Phương án liên doanh, liên kết (trong đó có nội dung về xử lý tài sản sau khi kết thúc thời hạn liên doanh, liên kết) kèm theo phương án tài chính của việc liên doanh, liên kết: 01 bản chính;

Hồ sơ chứng minh năng lực, kinh nghiệm của tổ chức, cá nhân phù hợp với lĩnh vực liên quan đến hoạt động liên doanh, liên kết: 01 bản sao;

Chứng thư thẩm định giá (trong trường hợp sử dụng tài sản của tổ chức, cá nhân để liên doanh, liên kết): 01 bản sao;

Các hồ sơ khác có liên quan: 01 bản sao.

c) Tiêu chí lựa chọn đối tác tham gia liên doanh, liên kết bao gồm:

Năng lực, kinh nghiệm của đối tác trong lĩnh vực liên quan đến hoạt động liên doanh, liên kết;

Hiệu quả của phương án tài chính;

Cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết của đối tác bảo đảm cho việc liên doanh, liên kết;

Phương án xử lý tài sản sau khi hết thời hạn liên doanh, liên kết;

Các tiêu chí khác phù hợp với mục đích liên doanh, liên kết, chức năng, nhiệm vụ của đơn vị do đơn vị có tài sản công quyết định.

6. Tài sản tham gia liên doanh, liên kết của đơn vị sự nghiệp công lập và tài sản hình thành thông qua hoạt động liên doanh, liên kết là quyền sử dụng đất, nhà, công trình và các tài sản khác gắn liền với đất sau khi kết thúc liên doanh, liên kết (bao gồm cả trường hợp chấm dứt hợp đồng trước thời hạn) thì phải chuyển giao không bồi hoàn cho đơn vị sự nghiệp công lập quản lý, sử dụng. Trường hợp các đơn vị sự nghiệp công lập liên doanh, liên kết với nhau thì tại Hợp đồng liên doanh, liên kết phải xác định cụ thể việc phân chia quyền sử dụng đất, nhà, công trình và các tài sản khác gắn liền với đất hình thành thông qua hoạt động liên doanh, liên kết để làm cơ sở xử lý sau khi kết thúc liên doanh, liên kết.

Đối với các tài sản khác sau khi kết thúc liên doanh, liên kết (bao gồm cả trường hợp chấm dứt hợp đồng trước thời hạn) được xử lý theo nguyên tắc sau:

a) Đối với tài sản tham gia liên doanh, liên kết theo hình thức quy định tại điểm a khoản 4 Điều này, sau khi hết thời hạn liên doanh, liên kết, đơn vị tiếp tục quản lý, sử dụng hoặc trình cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, quyết định xử lý theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và Nghị định này.

b) Đối với tài sản liên doanh, liên kết theo hình thức quy định tại điểm b khoản 4 Điều này, sau khi hết thời hạn liên doanh, liên kết được xử lý theo nguyên tắc phần tài sản thuộc về mỗi bên được xác định tương ứng với giá trị tài sản hoặc vốn góp khi đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản sử dụng cho mục đích liên doanh, liên kết.

c) Đối với các tài sản được hình thành thông qua hoạt động liên doanh, liên kết theo hình thức quy định tại điểm c khoản 4 Điều này, sau khi hết thời hạn liên doanh, liên kết, các tài sản này được chia cho các bên tham gia liên doanh, liên kết theo tỷ lệ đóng góp của mỗi bên; trường hợp không chia được bằng hiện vật thì thực hiện bán cho các bên còn lại trong liên doanh theo giá thị trường; trường hợp các bên liên doanh không mua thì thực hiện bán theo hình thức đấu giá; giá mua/bán tài sản của các bên trong liên doanh do các bên thống nhất thuê doanh nghiệp thẩm định giá xác định.

d) Trường hợp các bên tham gia trong liên doanh, liên kết tự nguyện chuyển giao không bồi hoàn cho đơn vị sự nghiệp công lập thì đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm quản lý, sử dụng theo quy định.

6a. Việc chấm dứt Hợp đồng liên doanh, liên kết trước thời hạn và xử lý các vấn đề liên quan thực hiện theo Hợp đồng và pháp luật về dân sự. Việc xử lý tài sản tham gia liên doanh, liên kết và tài sản được hình thành thông qua hoạt động liên doanh, liên kết được thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều này.”

43. Bổ sung khoản 4 Điều 48 như sau:

“Điều 48. Thu hồi tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập

4. Việc xử lý, khai thác tài sản công có quyết định thu hồi của cơ quan, người có thẩm quyền được thực hiện theo quy định tại Điều 19 Nghị định này.”

44. Bổ sung Điều 53a như sau:

“Điều 53a. Chuyển giao tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập về địa phương quản lý, xử lý; xử lý tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập trong trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể; xử lý tài sản công là vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, sản phẩm mật mã của ngành cơ yếu trang bị cho đơn vị sự nghiệp công lập

1. Việc chuyển giao tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập về địa phương quản lý, xử lý được thực hiện theo quy định tại Điều 35a Nghị định này.

2. Việc xử lý tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập trong trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể được thực hiện theo quy định của Chính phủ về tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công và văn bản hướng dẫn thực hiện.

3. Việc xử lý tài sản công là vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, sản phẩm mật mã của ngành cơ yếu trang bị cho đơn vị sự nghiệp công lập được thực hiện theo quy định tại Điều 35c Nghị định này.”

45. Sửa đổi khoản 1 Điều 54 như sau:

“Điều 54. Trình tự, thủ tục xử lý tài sản công khi chuyển mô hình hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập thành doanh nghiệp

1. Trước khi cơ quan, người có thẩm quyền quyết định chuyển đổi mô hình hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập thành doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập có cơ sở nhà, đất thuộc phạm vi phải sắp xếp lại, xử lý theo quy định của Chính phủ về sắp xếp lại, xử lý tài sản công tại thời điểm lập phương án chuyển đổi mô hình hoạt động thì phải được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý đối với nhà, đất thuộc phạm vi phải sắp xếp lại theo quy định của Chính phủ về sắp xếp lại, xử lý tài sản công đối với nhà, đất đề nghị giữ lại sau khi chuyển đổi mô hình hoạt động. Đối với các cơ sở nhà, đất còn lại, cơ quan quản lý cấp trên của đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm quản lý, xử lý theo quy định.

Việc xử lý tài sản công khi chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần được thực hiện theo quy định của pháp luật về chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần.

Việc xử lý tài sản công khi chuyển đổi mô hình hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập thành doanh nghiệp, trừ trường hợp chuyển đổi thành công ty cổ phần, được thực hiện theo quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều này.”

46. Sửa đổi khoản 2 Điều 55 như sau:

“Điều 55. Quản lý, sử dụng số tiền thu được từ việc xử lý tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập

2. Số tiền thu được từ xử lý tài sản công không thuộc phạm vi quy định tại khoản 1 Điều này do đơn vị sự nghiệp công lập tự quản lý, không nộp vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc Nhà nước của cơ quan tài chính, số tiền này sau khi trừ đi các chi phí có liên quan, trả nợ vốn vay, vốn huy động (nếu có) và thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập được sử dụng phần còn lại để bổ sung Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp. Trường hợp không phát sinh nguồn thu từ việc xử lý tài sản công hoặc số tiền thu được từ bán, thanh lý tài sản không đủ bù đắp chi phí thì phần còn thiếu được chi từ nguồn kinh phí được phép sử dụng của đơn vị được giao nhiệm vụ tổ chức bán, thanh lý tài sản.”

47. Sửa đổi khoản 1 Điều 65 như sau:

“Điều 65. Quản lý, sử dụng số tiền thu được từ việc xử lý tài sản công tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân

1. Toàn bộ số tiền thu được từ việc xử lý tài sản công tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân được nộp vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc Nhà nước do Cục Tài chính - Bộ Quốc phòng làm chủ tài khoản (đối với cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng), Cục Kế hoạch và Tài chính - Bộ Công an làm chủ tài khoản (đối với cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Công an).”

48. Sửa đổi Điều 66 như sau:

“Điều 66. Nội dung khác về quản lý, sử dụng tài sản công tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân

1. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định việc tính khấu hao, hao mòn tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân. Phương thức mua sắm, hình thức bán tài sản đặc biệt tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các quy định có liên quan của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an. Tài sản tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân phải được cơ quan, người có thẩm quyền quyết định loại khỏi biên chế tài sản trước khi thực hiện thủ tục xử lý tài sản.

2. Các nội dung về hình thành, quản lý, sử dụng, xử lý tài sản công tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân không được quy định tại khoản 1 Điều này và các Điều từ 58 đến 65 Nghị định này (trừ việc xử lý tài sản là vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân được thực hiện theo quy định tại Điều 65 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các Điều 58, 59, 60, 61, 62 và 63 Nghị định này) được áp dụng quy định có liên quan tại Mục 3 Chương II, Điều 65 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và quy định tại Chương II Nghị định này; đối với đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lực lượng vũ trang nhân dân thì được áp dụng quy định có liên quan tại Mục 4 Chương II, Điều 65 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và quy định tại Chương III Nghị định này.

Căn cứ yêu cầu quản lý để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể các nội dung cần tuân thủ trong khai thác tài sản công tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân.”

49. Sửa đổi Điều 67 như sau:

“Điều 67. Danh mục tài sản mua sắm tập trung

1. Thẩm quyền ban hành danh mục tài sản mua sắm tập trung thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

2. Nguyên tắc xây dựng và áp dụng danh mục tài sản mua sắm tập trung:

a) Tài sản đưa vào danh mục mua sắm tập trung được điều chỉnh để phù hợp với yêu cầu quản lý, nhu cầu mua sắm, quy định của pháp luật và năng lực tổ chức thực hiện của đơn vị mua sắm tập trung.

b) Danh mục tài sản mua sắm tập trung cấp quốc gia áp dụng chung cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương và địa phương.

c) Danh mục tài sản mua sắm tập trung cấp bộ, cơ quan trung ương áp dụng cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương, danh mục tài sản mua sắm tập trung cấp địa phương áp dụng cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của địa phương.

d) Tài sản thuộc danh mục mua sắm tập trung cấp bộ, cơ quan trung ương, địa phương không được trùng lắp với danh mục tài sản mua sắm tập trung cấp quốc gia đã được Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.

đ) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành văn bản hướng dẫn về tiêu chuẩn kỹ thuật và mức giá dự toán của tài sản thuộc danh mục mua sắm tập trung phù hợp với tiêu chuẩn, định mức và nhu cầu sử dụng của cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý.

3. Việc mua sắm các loại tài sản sau đây không thực hiện theo quy định tại Chương này:

a) Tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng tại đơn vị vũ trang nhân dân.

b) Tài sản của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài.

c) Tài sản mua sắm từ nguồn vốn viện trợ, tài trợ, nguồn vốn thuộc các chương trình, dự án sử dụng vốn nước ngoài mà nhà tài trợ có yêu cầu về mua sắm khác với quy định tại Chương này.

d) Tài sản mua sắm thuộc dự án đầu tư xây dựng mà việc tách thành gói thầu riêng làm ảnh hưởng tới tính đồng bộ của dự án hoặc làm hạn chế sự tham gia của các nhà thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

4. Danh mục tài sản mua sắm tập trung phải được đăng tải công khai trên Cổng thông tin điện tử của bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.”

50. Sửa đổi Điều 68 như sau:

“Điều 68. Đơn vị mua sắm tập trung

1. Đơn vị mua sắm tập trung thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm quốc gia: Là đơn vị thuộc Bộ Y tế hoặc đơn vị khác được Thủ tướng Chính phủ giao thực hiện nhiệm vụ mua sắm tập trung thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm thuộc danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia.

2. Đơn vị mua sắm tập trung của các bộ, cơ quan trung ương, các tỉnh: Là đơn vị thuộc các bộ, cơ quan trung ương, các tỉnh được giao nhiệm vụ thực hiện:

a) Mua sắm tài sản cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý đối với tài sản thuộc danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia, trừ thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm thuộc danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia quy định tại khoản 1 Điều này.

b) Mua sắm tài sản thuộc danh mục mua sắm tập trung cấp bộ, cơ quan trung ương, địa phương.

3. Bộ Y tế, các bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định theo thẩm quyền đơn vị mua sắm tập trung để thực hiện mua sắm theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này trên cơ sở tổ chức sắp xếp lại, giao bổ sung nhiệm vụ cho cơ quan, tổ chức, đơn vị hiện có (không thành lập mới, không bổ sung biên chế của bộ, cơ quan trung ương, địa phương).”

51. Sửa đổi Điều 74 như sau:

“Điều 74. Tổng hợp nhu cầu mua sắm tập trung (trừ thuốc, hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế)

1. Việc mua sắm tập trung được thực hiện theo cách thức ký thỏa thuận khung, trừ các trường hợp sau đây được thực hiện theo cách thức ký hợp đồng trực tiếp:

a) Mua tài sản thuộc các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn viện trợ, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thuộc nguồn ngân sách nhà nước mà nhà tài trợ có yêu cầu áp dụng theo cách thức ký hợp đồng trực tiếp;

b) Cơ quan, người có thẩm quyền giao dự toán mua sắm cho đơn vị mua sắm tập trung theo quy định của pháp luật.

2. Căn cứ phạm vi dự toán ngân sách được giao và nguồn kinh phí được phép sử dụng, cơ quan, tổ chức, đơn vị có nhu cầu mua sắm tài sản thuộc danh mục mua sắm tập trung có trách nhiệm lập văn bản đăng ký mua sắm tập trung, gửi cơ quan quản lý cấp trên (sau đây gọi là đầu mối đăng ký mua sắm tập trung) để tổng hợp gửi đơn vị mua sắm tập trung của bộ, cơ quan trung ương, các tỉnh theo thời hạn do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định để áp dụng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý. Cơ quan, tổ chức, đơn vị chịu trách nhiệm về việc đăng ký nhu cầu mua sắm tài sản của mình.

Nội dung chủ yếu của văn bản đăng ký mua sắm tập trung gồm:

a) Cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản sau khi hoàn thành việc mua sắm.

b) Chủng loại, số lượng tài sản mua sắm tập trung.

c) Dự toán, nguồn vốn thực hiện mua sắm tập trung và phương thức thanh toán.

d) Dự kiến thời gian, địa điểm giao, nhận tài sản sau khi hoàn thành mua sắm và các đề xuất khác (nếu có).

3. Đơn vị mua sắm tập trung của bộ, cơ quan trung ương, các tỉnh có trách nhiệm tổng hợp nhu cầu mua sắm tập trung của cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương, địa phương theo Mẫu số 03/TSC-MSTT ban hành kèm theo Nghị định này để lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu và hồ sơ mời thầu.

4. Trường hợp quá thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này mà cơ quan, tổ chức, đơn vị không gửi nhu cầu mua sắm tập trung đối với tài sản đã được giao dự toán mua sắm thuộc danh mục tài sản mua sắm tập trung thì không được phép mua sắm tài sản đó.

Trường hợp phát sinh nhu cầu mua sắm tài sản thuộc danh mục mua sắm tập trung ngoài dự toán được giao đầu năm và đã được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt bổ sung dự toán mua sắm mà đã hết thời hạn tổng hợp nhu cầu mua sắm tập trung, cơ quan, tổ chức, đơn vị có nhu cầu mua sắm báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền quyết định mua sắm xem xét, quyết định giao cơ quan, tổ chức, đơn vị có nhu cầu về tài sản tổ chức thực hiện mua sắm theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

5. Quy trình mua sắm tập trung được thực hiện theo quy định của Luật Đấu thầu, Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu.”

52. Sửa đổi Điều 79 như sau:

“Điều 79. Thanh toán tiền mua sắm tài sản

1. Trường hợp mua sắm tập trung theo cách thức ký thỏa thuận khung, cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản có trách nhiệm thanh toán tiền mua tài sản cho nhà thầu được lựa chọn.

2. Trường hợp mua sắm tập trung theo cách thức ký hợp đồng trực tiếp, việc thanh toán cho nhà thầu cung cấp tài sản được thực hiện như sau:

a) Đơn vị mua sắm tập trung đề nghị cơ quan quản lý chương trình, dự án chuyển tiền thanh toán cho nhà thầu cung cấp tài sản;

b) Đơn vị mua sắm tập trung đề nghị cơ quan quản lý chương trình, dự án chuyển tiền cho đơn vị mua sắm tập trung để thanh toán cho nhà thầu;

c) Đơn vị mua sắm tập trung thanh toán cho nhà thầu trong trường hợp cơ quan, người có thẩm quyền giao dự toán mua sắm cho đơn vị mua sắm tập trung.

3. Việc thanh toán tiền mua sắm tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật, theo thỏa thuận khung và hợp đồng mua sắm tài sản đã ký với nhà thầu được lựa chọn.

4. Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm kiểm soát chi theo quy định của pháp luật. Hồ sơ kiểm soát chi bao gồm:

a) Dự toán năm hoặc kế hoạch vốn đầu tư năm của chương trình, dự án được cấp có thẩm quyền giao;

b) Hợp đồng mua sắm tài sản;

c) Bảo lãnh tạm ứng (nếu có);

d) Biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản theo quy định tại Điều 80 Nghị định này;

đ) Giấy rút dự toán/Giấy rút vốn đầu tư; Giấy đề nghị thanh toán (nếu có); Ủy nhiệm chi chuyển khoản, chuyển tiền điện tử hoặc giấy rút tiền mặt từ tài khoản tiền gửi (trong trường hợp chi từ tài khoản tiền gửi);

e) Văn bản của đơn vị mua sắm tập trung đề nghị cơ quan quản lý chương trình, dự án chuyển tiền cho nhà thầu cung cấp tài sản được lựa chọn theo hợp đồng đã ký (trong trường hợp đơn vị mua sắm tập trung đề nghị cơ quan quản lý chương trình, dự án chuyển tiền thanh toán cho nhà thầu cung cấp tài sản);

g) Văn bản của đơn vị mua sắm tập trung đề nghị cơ quan quản lý chương trình, dự án chuyển tiền vào tài khoản tiền gửi của đơn vị mua sắm tập trung; ủy nhiệm chi chuyển khoản, chuyển tiền điện tử (trong trường hợp đơn vị mua sắm tập trung đề nghị cơ quan quản lý chương trình, dự án chuyển tiền cho đơn vị mua sắm tập trung để thanh toán cho nhà thầu cung cấp tài sản). Đối với văn bản đề nghị chuyển tiền này, ngoài các thông tin liên quan đến việc mua sắm tài sản, cần ghi rõ số tiền đề nghị chuyển, số tài khoản tiền gửi của đơn vị mua sắm tập trung và Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị mở tài khoản tiền gửi.”

53. Sửa đổi khoản 2 Điều 81 như sau:

“Điều 81. Quyết toán, thanh lý hợp đồng mua sắm tài sản

2. Quyết toán kinh phí mua sắm tài sản:

a) Đơn vị mua sắm tập trung có trách nhiệm quyết toán với cơ quan quản lý chương trình, dự án trong trường hợp mua sắm tập trung theo cách thức ký hợp đồng trực tiếp mà cơ quan quản lý chương trình, dự án chuyển tiền cho đơn vị mua sắm tập trung để thanh toán cho nhà thầu.

b) Đơn vị mua sắm tập trung có trách nhiệm quyết toán kinh phí mua sắm trong trường hợp giao dự toán mua sắm cho đơn vị mua sắm tập trung.

c) Cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản có trách nhiệm quyết toán kinh phí mua sắm tài sản trong trường hợp không thuộc phạm vi quy định tại điểm a, điểm b khoản này.”

54. Sửa đổi khoản 1, khoản 2 Điều 89 như sau:

“Điều 89. Quản lý, sử dụng tài sản của dự án sử dụng vốn nhà nước

1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao nhiệm vụ thực hiện dự án có trách nhiệm sắp xếp, bố trí trong số tài sản hiện có của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình để phục vụ công tác quản lý dự án; chỉ thực hiện đầu tư, trang bị tài sản phục vụ công tác quản lý dự án cho các Ban quản lý dự án được thành lập theo quy định của pháp luật, cho cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện dự án khi không sắp xếp, bố trí được trong số tài sản hiện có của cơ quan, tổ chức, đơn vị và bảo đảm nguyên tắc hình thành tài sản quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công. Nhà thầu, tư vấn, giám sát dự án tự đảm bảo tài sản để phục vụ hoạt động tư vấn, giám sát, thi công; Ban Quản lý dự án không đầu tư xây dựng, mua sắm, đi thuê tài sản để trang bị cho nhà thầu, tư vấn, giám sát. Đối với hợp đồng tư vấn theo thời gian, Ban Quản lý dự án sử dụng tài sản hiện có của Ban Quản lý dự án hoặc đi thuê để phục vụ công tác của tư vấn trong thời gian theo hợp đồng.

Việc quản lý, sử dụng tài sản phục vụ hoạt động của từng dự án và tài sản là kết quả của dự án sử dụng vốn nhà nước được thực hiện theo quy định tại Mục 1 Chương VI của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các Điều 90, 91, 92, 93 và 94 Nghị định này.

Riêng việc quản lý, sử dụng tài sản phục vụ công tác chung của Ban Quản lý dự án được thực hiện theo quy định áp dụng với đơn vị sự nghiệp công lập trong trường hợp Ban Quản lý dự án hoạt động theo mô hình đơn vị sự nghiệp công lập; theo quy định áp dụng với cơ quan nhà nước trong trường hợp Ban Quản lý dự án hoạt động theo mô hình khác (không phải là đơn vị sự nghiệp công lập).

2. Đối với tài sản phục vụ hoạt động của các chuyên gia, nhà thầu tư vấn, giám sát, thi công dự án chuyển giao không bồi hoàn cho Nhà nước Việt Nam, việc xác lập quyền sở hữu toàn dân và xử lý được thực hiện theo quy định của Chính phủ về trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân.”

55. Sửa đổi khoản 1, khoản 2 Điều 91 như sau:

“Điều 91. Hình thức xử lý tài sản phục vụ hoạt động của dự án sử dụng vốn nhà nước

1. Giao, điều chuyển tài sản:

a) Giao cho đối tượng thụ hưởng theo văn kiện dự án hoặc hồ sơ dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt hoặc ký kết hoặc chấp thuận.

b) Giao, điều chuyển cho cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội.

c) Giao, điều chuyển để phục vụ hoạt động của dự án khác.

d) Chuyển giao về địa phương quản lý đối với diện tích đất Ban Quản lý dự án được giao hoặc tạm giao để phục vụ công tác thi công dự án (bao gồm cả công trình, tài sản gắn liền với đất đó).

đ) Các trường hợp điều chuyển tài sản không thuộc phạm vi quy định tại điểm b, điểm c khoản này do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

2. Thanh lý đối với tài sản đã hết hạn sử dụng theo quy định của pháp luật; tài sản chưa hết hạn sử dụng nhưng bị hư hỏng mà không thể sửa chữa hoặc việc sửa chữa không hiệu quả (dự kiến chi phí sửa chữa lớn hơn 30% nguyên giá tài sản); nhà làm việc hoặc tài sản khác gắn liền với đất phải phá dỡ theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền.”

56. Sửa đổi Điều 92 như sau:

“Điều 92. Thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản phục vụ hoạt động của dự án

1. Đối với dự án thuộc trung ương quản lý:

a) Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt phương án điều chuyển tài sản cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, dự án thuộc bộ, cơ quan trung ương khác hoặc địa phương quản lý theo đề nghị của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan.

b) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương phê duyệt hoặc quy định thẩm quyền phê duyệt phương án:

Giao, điều chuyển tài sản cho cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương;

Giao, điều chuyển tài sản để phục vụ hoạt động của dự án khác thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương;

Bán; thanh lý; tiêu hủy; xử lý tài sản trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại;

Chuyển giao diện tích đất được giao (hoặc tạm giao) để phục vụ công tác thi công dự án cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sau khi hoàn thành việc thi công dự án.

2. Đối với dự án thuộc địa phương quản lý:

a) Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt phương án điều chuyển tài sản cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, dự án thuộc trung ương hoặc địa phương khác quản lý theo đề nghị của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan;

b) Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định thẩm quyền phê duyệt phương án giao, điều chuyển tài sản cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, dự án thuộc phạm vi quản lý của địa phương; bán; thanh lý; tiêu hủy; xử lý tài sản trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại.

3. Thủ tướng Chính phủ quyết định điều chuyển tài sản trong trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 91 Nghị định này theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan.

4. Thẩm quyền quyết định xử lý tài sản theo hình thức khác quy định tại khoản 6 Điều 91 Nghị định này được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.

5. Việc phê duyệt phương án xử lý tài sản phục vụ hoạt động của dự án được thực hiện thông qua quyết định hành chính của cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại Điều này.”

57. Sửa đổi khoản 1 Điều 93 như sau:

“Điều 93. Trình tự, thủ tục xử lý tài sản phục vụ hoạt động của dự án sử dụng vốn nhà nước

1. Xử lý tài sản khi dự án kết thúc:

a) Khi dự án kết thúc, Ban Quản lý dự án có trách nhiệm bảo quản nguyên trạng tài sản và hồ sơ của tài sản cho đến khi bàn giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, dự án được tiếp nhận hoặc hoàn thành việc bán, thanh lý, tiêu hủy tài sản theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền.

Trường hợp dự án đã kết thúc và Ban Quản lý dự án đã giải thể nhưng chưa xử lý xong tài sản thì cơ quan chủ quản dự án giao một cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý có trách nhiệm bảo quản tài sản, hồ sơ tài sản và thực hiện các nhiệm vụ khác của Ban Quản lý dự án quy định tại Nghị định này;

b) Chậm nhất là 30 ngày trước ngày kết thúc dự án theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền, Ban Quản lý dự án có trách nhiệm kiểm kê tài sản phục vụ hoạt động của dự án, đề xuất phương án xử lý, lập hồ sơ đề nghị xử lý tài sản, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) để tổng hợp, báo cáo cơ quan chủ quản dự án. Việc kiểm kê phải được lập thành Biên bản, nội dung chủ yếu của Biên bản gồm: Tên dự án, tên ban quản lý dự án, cơ quan chủ quản, thành phần tham gia kiểm kê, kết quả kiểm kê. Trường hợp phát hiện thừa, thiếu tài sản phải ghi rõ trong Biên bản kiểm kê tài sản, xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm và đề xuất biện pháp xử lý theo chế độ quản lý, sử dụng tài sản công. Danh mục tài sản đề nghị xử lý thực hiện theo Mẫu số 07/TSC-TSDA ban hành kèm theo Nghị định này.

Hồ sơ đề nghị xử lý tài sản gồm:

Báo cáo của Ban Quản lý dự án (kèm theo danh mục tài sản đề nghị xử lý): 01 bản chính;

Văn bản đề nghị xử lý của cơ quan quản lý cấp trên (nếu có): 01 bản chính;

Biên bản kiểm kê tài sản: 01 bản sao;

Văn kiện dự án hoặc hồ sơ dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt hoặc ký kết hoặc chấp thuận: 01 bản sao;

Hồ sơ, giấy tờ khác liên quan đến việc xử lý tài sản: 01 bản sao;

Đối với dự án trong đó có một cơ quan chủ quản giữ vai trò điều phối chung và các cơ quan chủ quản của các dự án thành phần, Ban Quản lý dự án thành phần chịu trách nhiệm kiểm kê, báo cáo về Ban Quản lý dự án chủ quản để tổng hợp, đề xuất phương án xử lý;

c) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo, cơ quan chủ quản dự án có trách nhiệm tổng hợp và có Văn bản đề nghị xử lý tài sản kèm theo bộ hồ sơ đề nghị xử lý tài sản quy định tại điểm b khoản này, gửi cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công quy định tại khoản 2 Điều 19 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (đối với dự án thuộc trung ương quản lý), gửi Sở Tài chính (đối với dự án thuộc địa phương quản lý);

d) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận báo cáo của cơ quan chủ quản dự án, cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công quy định tại khoản 2 Điều 19 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (đối với dự án thuộc trung ương quản lý), cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công quy định tại khoản 3 Điều 19 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (đối với dự án thuộc địa phương quản lý) có trách nhiệm lập phương án xử lý tài sản theo hình thức quy định tại Điều 91 Nghị định này, đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại điểm b khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 92 Nghị định này phê duyệt theo thẩm quyền hoặc trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có ý kiến gửi cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (đối với trường hợp thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính);

đ) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công có trách nhiệm trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, phê duyệt phương án xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính có văn bản trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt theo thẩm quyền;

e) Trường hợp Ban Quản lý dự án, cơ quan chủ quản dự án không đề xuất phương án xử lý hoặc đề xuất phương án xử lý không phù hợp, cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý tài sản công quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 19 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công lập phương án xử lý, trình Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định theo quy định. Ban Quản lý dự án, cơ quan chủ quản dự án chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong trường hợp không đề xuất phương án xử lý.”

58. Sửa đổi Điều 94 như sau:

“Điều 94. Xử lý tài sản là kết quả của quá trình thực hiện dự án

1. Tài sản là kết quả của quá trình thực hiện dự án là công trình xây dựng và các tài sản khác được xác định là kết quả dự án theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt.

2. Đối với tài sản là kết quả của quá trình thực hiện dự án mà đối tượng thụ hưởng kết quả dự án đã được xác định cụ thể trong dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt:

a) Trong thời hạn 60 ngày (đối với công trình xây dựng), 30 ngày (đối với tài sản khác), kể từ ngày hoàn thành việc đầu tư xây dựng, mua sắm, Ban Quản lý dự án có trách nhiệm bàn giao tài sản cho đối tượng thụ hưởng để đưa vào khai thác, sử dụng theo mục tiêu dự án (trong đó xác định rõ giá trị của tài sản sau đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về xây dựng và pháp luật có liên quan; trường hợp có nhiều đối tượng thụ hưởng thì phải xác định cụ thể phân tài sản và giá trị tài sản giao cho từng đối tượng thụ hưởng). Việc bàn giao, tiếp nhận tài sản được lập thành biên bản theo Mẫu số 01/TSC-BBGN ban hành kèm theo Nghị định này. Trong thời gian thực hiện dự án, đối tượng thụ hưởng dự án có trách nhiệm bảo vệ, sử dụng tài sản được giao theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả.

b) Việc hạch toán, quản lý tài sản là kết quả của quá trình thực hiện dự án sau khi bàn giao được thực hiện như sau:

Đối với đối tượng thụ hưởng là cơ quan, tổ chức, đơn vị: Đối tượng tiếp nhận phải theo dõi, hạch toán tăng tài sản, thực hiện báo cáo kê khai biến động tài sản theo quy định tại Điều 126, Điều 127 Nghị định này, thực hiện quản lý, sử dụng tài sản theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan;

Đối với đối tượng thụ hưởng là doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác: Đối tượng tiếp nhận phải thực hiện ghi tăng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật, trừ đối tượng thụ hưởng là đối tượng được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng theo hình thức không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng và khai thác đối với từng loại tài sản kết cấu hạ tầng. Đối tượng thụ hưởng có trách nhiệm thực hiện quản lý, sử dụng tài sản được giao theo chế độ tài chính áp dụng với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đó;

Đối với đối tượng thụ hưởng là hộ gia đình, cá nhân: Việc quản lý, sử dụng tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự, pháp luật khác có liên quan đến tài sản tiếp nhận và các văn kiện, điều khoản của dự án đã được ký kết hoặc quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền.

c) Việc xác định nguyên giá tài sản cố định để hạch toán được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính về chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định tại cơ quan nhà nước; chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.

d) Trường hợp tài sản kết cấu hạ tầng là kết quả của quá trình thực hiện dự án mà đối tượng thụ hưởng kết quả dự án đã được xác định cụ thể trong dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì không phải thực hiện thủ tục trình cơ quan, người có thẩm quyền để quyết định giao tài sản kết cấu hạ tầng cho đối tượng quản lý theo quy định của Chính phủ về quản lý, sử dụng và khai thác đối với từng loại tài sản kết cấu hạ tầng.

đ) Trường hợp dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt đã xác định cụ thể đối tượng thụ hưởng nhưng đối tượng thụ hưởng không phù hợp với đối tượng được giao quản lý tài sản theo quy định của pháp luật tại thời điểm bàn giao thì chủ đầu tư dự án có trách nhiệm báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt dự án để điều chỉnh dự án hoặc thực hiện bàn giao cho đối tượng thụ hưởng theo dự án đã được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt và đối tượng thụ hưởng có trách nhiệm báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền xử lý tài sản theo quy định của pháp luật.

3. Đối với tài sản là kết quả của quá trình thực hiện dự án không xác định cụ thể đối tượng thụ hưởng về tài sản trong dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt, việc xử lý tài sản được thực hiện như sau:

a) Hình thức xử lý:

Các hình thức xử lý theo quy định tại Điều 91 Nghị định này;

Giao doanh nghiệp quản lý, sử dụng;

Giao cho đối tượng quản lý tài sản theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đối với tài sản là kết quả của quá trình thực hiện dự án là tài sản kết cấu hạ tầng.

b) Thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý thực hiện theo quy định tại Điều 92 Nghị định này và quy định sau:

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương phê duyệt phương án giao doanh nghiệp quản lý, sử dụng đối với dự án thuộc trung ương quản lý; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt phương án giao doanh nghiệp quản lý, sử dụng đối với tài sản của dự án thuộc địa phương quản lý. Trường hợp bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân tỉnh không phải là cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp thì phải có ý kiến thống nhất của cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp trước khi phê duyệt;

Trường hợp quy định của Chính phủ về quản lý, sử dụng và khai thác đối với từng loại tài sản kết cấu hạ tầng có quy định khác về thẩm quyền quyết định giao tài sản kết cấu hạ tầng cho đối tượng quản lý thì thẩm quyền thực hiện theo quy định của Chính phủ về quản lý, sử dụng và khai thác đối với từng loại tài sản kết cấu hạ tầng. Trường hợp dự án thực hiện bằng nguồn vốn vay nợ nước ngoài của Chính phủ, vốn vay do Chính phủ bảo lãnh hoặc nguồn viện trợ nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước thì phải có ý kiến thống nhất của Bộ Tài chính trước khi quyết định giao tài sản cho đối tượng quản lý.

c) Trình tự, thủ tục xử lý tài sản được thực hiện theo quy định tại Điều 93 Nghị định này. Trường hợp xử lý theo hình thức giao, điều chuyển tài sản thì việc bàn giao, tiếp nhận và hạch toán thực hiện theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều này. Trường hợp dự án đầu tư xây dựng trụ sở làm việc để bố trí cho nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị thì cơ quan, người có thẩm quyền quyết định xử lý tài sản dự án quyết định giao cho một cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý chung và giao các cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng hoặc giao cho từng cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng từng phần diện tích tương ứng, bảo đảm phù hợp với tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị.

4. Việc xử lý đối với công trình xây dựng tạm được thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng.”

59. Bổ sung Điều 94a như sau:

“Điều 94a. Xử lý vật tư, vật liệu thu hồi trong quá trình thực hiện dự án

1. Đối với vật tư, vật liệu thu hồi từ việc phá dỡ tài sản kết cấu hạ tầng cũ mà công trình đó đã được giao cho đối tượng quản lý theo quy định của Chính phủ về quản lý, sử dụng và khai thác đối với từng loại tài sản kết cấu hạ tầng thì việc xử lý vật tư, vật liệu thu hồi được thực hiện theo quy định của Chính phủ về quản lý, sử dụng và khai thác đối với từng loại tài sản kết cấu hạ tầng.

2. Đối với vật tư, vật liệu thu hồi trong quá trình thực hiện dự án không thuộc phạm vi quy định tại khoản 1 Điều này là các vật tư, vật liệu thu hồi được từ việc tháo dỡ các tài sản cũ để phục vụ việc thực hiện dự án, Ban quản lý dự án có trách nhiệm bảo quản vật tư, vật liệu thu hồi từ việc tháo dỡ tài sản cũ theo nguyên trạng cho đến khi hoàn thành việc xử lý. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc tháo dỡ tài sản, thu hồi vật tư, vật liệu, Ban quản lý dự án có trách nhiệm tổ chức xử lý vật tư, vật liệu thu hồi như sau:

a) Vật tư, vật liệu thu hồi trong quá trình thực hiện dự án nếu có thể tiếp tục sử dụng thì được xử lý theo hình thức: điều chuyển, bán. Ban quản lý dự án có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị xử lý, báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền quyết định xử lý theo quy định. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục quyết định và tổ chức thực hiện điều chuyển, bán vật tư, vật liệu thu hồi trong quá trình thực hiện dự án được thực hiện theo quy định tại Mục 5 Chương II Nghị định này.

b) Vật tư, vật liệu không sử dụng được thì Ban quản lý dự án thực hiện hủy bỏ.

3. Trường hợp dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt quy định giá trị vật tư, vật liệu thu hồi được tính trừ vào vào giá gói thầu của hợp đồng thực hiện dự án và được quy định cụ thể tại hợp đồng thì nhà thầu thực hiện dự án tổ chức xử lý tài sản theo hợp đồng được ký kết và quy định của pháp luật có liên quan; không xử lý theo quy định tại Điều này.”

60. Sửa đổi Điều 95 như sau:

“Điều 95. Hóa đơn bán tài sản công

1. Hóa đơn bán tài sản công sử dụng khi bán, chuyển nhượng các loại tài sản công sau đây:

a) Tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị (bao gồm cả nhà ở thuộc sở hữu nhà nước).

b) Tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý (bao gồm cả trường hợp bán, chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý, chuyển nhượng quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý).

c) Tài sản công được Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

d) Tài sản của dự án sử dụng vốn nhà nước.

đ) Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân.

e) Tài sản công bị thu hồi theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền.

g) Vật tư, vật liệu thu hồi được từ việc bảo dưỡng, sửa chữa, xử lý tài sản công.

2. Hóa đơn điện tử bán tài sản công:

a) Mẫu hóa đơn điện tử bán tài sản công thực hiện theo Mẫu số 08/TSC-HĐ ban hành kèm theo Nghị định này.

b) Cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức xử lý tài sản công xuất hóa đơn điện tử thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử (đối với cơ quan là người nộp thuế giá trị gia tăng có mã số thuế) hoặc thông qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế (đối với cơ quan không phải là người nộp thuế giá trị gia tăng có mã số thuế) theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về hóa đơn, chứng từ cho người mua khi bán, chuyển nhượng các loại tài sản công quy định tại khoản 1 Điều này. Cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức xử lý tài sản công lập hóa đơn bán tài sản có mã của cơ quan thuế theo quy định áp dụng với tổ chức không kinh doanh nhưng có phát sinh giao dịch bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ; không phải trả tiền dịch vụ sử dụng hóa đơn điện tử.

c) Cơ quan thuế cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử bán, chuyển nhượng tài sản công theo từng lần phát sinh cho cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức xử lý tài sản công.

d) Việc lập, điều chỉnh, hủy bỏ, báo cáo tình hình quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử bán tài sản công được thực hiện theo Nghị định của Chính phủ về hóa đơn, chứng từ.

đ) Thời hạn bắt buộc phải chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử bán tài sản công là từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.

3. Tiền bán tài sản ghi trên hóa đơn bán tài sản công không bao gồm thuế giá trị gia tăng.”

61. Sửa đổi Điều 101 như sau:

“Điều 101. Căn cứ xác định giá trị quyền sử dụng đất

1. Diện tích đất là diện tích được ghi trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (sau đây gọi là Giấy chứng nhận) hoặc Quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Hợp đồng cho thuê đất (trong trường hợp chưa có Giấy chứng nhận). Trường hợp chưa có Giấy chứng nhận hoặc Quyết định giao đất, cho thuê đất, Hợp đồng cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng đất căn cứ các hồ sơ, tài liệu có liên quan đến quyền sử dụng đất để xác định diện tích đất sử dụng làm cơ sở để xác định giá trị quyền sử dụng đất.

2. Giá đất được xác định theo giá đất để xây dựng trụ sở cơ quan tại Bảng giá đất do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật về đất đai tại thời điểm xác định giá trị quyền sử dụng đất.

Trường hợp Bảng giá đất không quy định loại đất để xây dựng trụ sở cơ quan thì giá đất được xác định theo loại đất tại Bảng giá đất như sau:

a) Đối với đất được giao không thu tiền sử dụng đất để xây dựng trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị; công trình chuyên dùng, công trình phục vụ công tác quản lý tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân; công trình sự nghiệp của đơn vị sự nghiệp công lập thì giá đất được xác định theo đất ở;

b) Đối với đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên, đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối hoặc sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối kết hợp với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất và miễn tiền thuê đất cho cả thời gian thuê hoặc cho thuê đất mà tiền thuê đất đã nộp có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước thì giá đất được xác định theo loại đất tương ứng;

c) Đối với đất được Nhà nước cho thuê để xây dựng công trình sự nghiệp và sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất ở thì giá đất được xác định theo đất sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tương ứng với thời hạn sử dụng đất.

3. Trường hợp nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì giá đất xác định giá trị quyền sử dụng đất là giá đất thực tế nhận chuyển nhượng hoặc giá đất trúng đấu giá quyền sử dụng đất (nếu nhận chuyển nhượng qua hình thức đấu giá) nhưng không thấp hơn giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành tại thời điểm xác định giá trị quyền sử dụng đất. Trường hợp giá đất thực tế nhận chuyển nhượng hoặc giá đất trúng đấu giá quyền sử dụng đất thấp hơn giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành tại thời điểm xác định giá trị quyền sử dụng đất thì giá đất được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều này.”

62. Sửa đổi điểm a khoản 1 Điều 103 như sau:

“Điều 103. Điều chỉnh giá trị quyền sử dụng đất

1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thực hiện điều chỉnh giá trị quyền sử dụng đất để hạch toán trong các trường hợp sau:

a) Thực hiện điều chỉnh theo định kỳ 05 năm một lần kể từ năm 2026 khi Hội đồng nhân dân cấp tỉnh công bố bảng giá đất lần đầu theo quy định của pháp luật về đất đai;”

63. Sửa đổi khoản 1 Điều 116 như sau:

“Điều 116. Hệ thống giao dịch điện tử về tài sản công

1. Hệ thống giao dịch điện tử về tài sản công là hệ thống công nghệ thông tin do Bộ Tài chính tổ chức xây dựng, quản lý vận hành, hướng dẫn sử dụng để thực hiện việc bán tài sản công, cho thuê tài sản công, chuyển nhượng, cho thuê quyền khai thác tài sản công và các giao dịch khác về tài sản theo hình thức niêm yết giá. Việc đấu giá thông qua Cổng đấu giá tài sản quốc gia được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản.”

64. Sửa đổi Điều 127 như sau:

“Điều 127. Trình tự, hồ sơ báo cáo kê khai lần đầu và báo cáo kê khai bổ sung

1. Trường hợp đối tượng được giao báo cáo kê khai tài sản công được giao nhiệm vụ trực tiếp nhập dữ liệu (trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này), đối tượng được giao báo cáo kê khai tài sản công lập 01 bộ hồ sơ báo cáo kê khai và thực hiện cập nhật thông tin của tài sản phải báo cáo kê khai vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công.

2. Trường hợp đối tượng được giao báo cáo kê khai tài sản công được giao nhiệm vụ trực tiếp nhập dữ liệu đối với tài sản là nhà, đất, xe ô tô hoặc tài sản có nguyên giá từ 500 triệu đồng trở lên/1 đơn vị tài sản hoặc trường hợp đối tượng được giao báo cáo kê khai tài sản công không được giao nhiệm vụ trực tiếp nhập dữ liệu, đối tượng được giao báo cáo kê khai tài sản công thực hiện lập 02 bộ hồ sơ báo cáo kê khai tài sản; gửi 01 bộ hồ sơ báo cáo kê khai tài sản đến: Cơ quan quản lý cấp trên (đối với tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc trung ương quản lý); sở, ban, ngành chủ quản, Ủy ban nhân dân cấp huyện (đối với tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc địa phương quản lý); lưu 01 bộ hồ sơ báo cáo kê khai tài sản tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp.

3. Cơ quan quản lý cấp trên, sở, ban, ngành chủ quản, Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện:

a) Trường hợp cơ quan quản lý cấp trên, sở, ban, ngành chủ quản, Ủy ban nhân dân cấp huyện được giao nhiệm vụ nhập dữ liệu, cơ quan quản lý cấp trên, sở, ban, ngành chủ quản, Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện cập nhật thông tin của tài sản được giao nhiệm vụ nhập dữ liệu vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công.

b) Trường hợp cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý tài sản công của bộ, cơ quan trung ương, Sở Tài chính là cơ quan có trách nhiệm nhập dữ liệu hoặc trường hợp tài sản là nhà, đất, xe ô tô hoặc tài sản có nguyên giá từ 500 triệu đồng trở lên/1 đơn vị tài sản, cơ quan quản lý cấp trên, sở, ban, ngành chủ quản hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện xác nhận hồ sơ báo cáo kê khai tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý; gửi 01 bộ hồ sơ báo cáo kê khai tài sản đã có xác nhận đến: Cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý tài sản công của bộ, cơ quan trung ương (đối với tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc trung ương quản lý); Sở Tài chính (đối với tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc địa phương quản lý).

4. Cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý tài sản công của bộ, cơ quan trung ương, Sở Tài chính thực hiện:

a) Cập nhật thông tin của tài sản phải báo cáo kê khai thuộc phạm vi quản lý thuộc trách nhiệm nhập dữ liệu vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công.

b) Duyệt dữ liệu đối với tài sản là nhà, đất, xe ô tô hoặc tài sản có nguyên giá từ 500 triệu đồng trở lên/1 đơn vị tài sản (trong trường hợp giao nhiệm vụ nhập dữ liệu cho đối tượng được giao báo cáo kê khai tài sản công hoặc cơ quan quản lý cấp trên, sở, ban, ngành chủ quản, Ủy ban nhân dân cấp huyện).

5. Hồ sơ báo cáo kê khai gồm:

a) Báo cáo kê khai theo mẫu do Bộ Tài chính quy định: 01 bản chính.

b) Hồ sơ có liên quan đến quyền quản lý, sử dụng tài sản báo cáo kê khai: 01 bản sao.

Đơn vị được giao báo cáo kê khai tài sản công được gửi hồ sơ báo cáo kê khai điện tử trong trường hợp đã có chữ ký số.”

65. Sửa đổi khoản 4 Điều 130 như sau:

“Điều 130. Báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản công

4. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp có trách nhiệm báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản công bằng văn bản giấy hoặc văn bản điện tử trong trường hợp đã có chữ ký số.”

66. Sửa đổi khoản 2, khoản 3, bổ sung khoản 5 Điều 135 như sau:

“Điều 135. Bảo hiểm tài sản công

2. Các tài sản công phải mua bảo hiểm được quy định như sau:

a) Tài sản công phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc được thực hiện theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy.

b) Tài sản công phải mua bảo hiểm thiệt hại hoặc bảo hiểm theo chỉ số cho rủi ro bão, lũ, lụt gồm: Nhà, công trình thuộc trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp tại địa bàn thường xuyên xảy ra bão, lũ, lụt; tài sản kết cấu hạ tầng tại địa bàn thường xuyên xảy ra bão, lũ, lụt.

Bộ trưởng Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục tài sản cụ thể phải mua bảo hiểm cho rủi ro bão, lũ, lụt và lộ trình thực hiện.

3. Các trường hợp không thuộc phạm vi quy định tại khoản 2 Điều này, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp quyết định việc mua bảo hiểm (bao gồm cả bảo hiểm tự nguyện) căn cứ vào thực trạng sử dụng tài sản và nguy cơ chịu rủi ro của tài sản công.

5. Nguồn kinh phí để mua bảo hiểm được sử dụng từ nguồn kinh phí chi thường xuyên hoặc nguồn kinh phí được phép sử dụng của cơ quan, tổ chức, đơn vị.”

67. Bổ sung Điều 137a như sau:

“Điều 137a. Điều khoản thi hành

1. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị và các đối tượng khác có liên quan được nộp hồ sơ và nhận kết quả xử lý thông qua trục liên thông văn bản quốc gia trong trường hợp đã có chữ ký số khi thực hiện các thủ tục quy định tại Nghị định này. Trường hợp thực hiện thủ tục quy định tại Nghị định này mà phải thực hiện qua nhiều bước thì các bản chính theo quy định của từng thủ tục được lưu tại cơ quan có thẩm quyền quyết định hoặc cơ quan của người có thẩm quyền quyết định, các cơ quan khác lưu bản sao; trường hợp không nộp hồ sơ điện tử mà các văn bản, giấy tờ trong hồ sơ là bản điện tử thì cơ quan lập hồ sơ in từ bản điện tử ra giấy để lập, gửi hồ sơ.

2. Cơ quan, người có thẩm quyền quyết định trong quản lý, sử dụng tài sản công theo quy định tại Nghị định này và quy định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh được ủy quyền thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

Trường hợp người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản công là người có thẩm quyền quyết định mua sắm, thuê, sử dụng, xử lý, khai thác tài sản công theo quy định tại Nghị định này và quy định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản công căn cứ quy định của pháp luật và đề xuất của bộ phận tham mưu để quyết định việc mua sắm, thuê, sử dụng, xử lý, khai thác tài sản công, không phải báo cáo cơ quan quản lý cấp trên (nếu có).”

68. Thay thế Mẫu số 02/TSC-ĐA - Đề án sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập vào mục đích kinh doanh/cho thuê/liên doanh, liên kết (tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này).

69. Thay thế Mẫu số 08/TSC-HĐ - Hóa đơn bán tài sản công (tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này).

70. Bổ sung Mẫu số 18/TSC-XLTS - Văn bản đề nghị xử lý tài sản (tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này).

Điều 2. Thay thế, bãi bỏ một số cụm từ, khoản, điều, mẫu biểu của Nghị định số 151/20I7/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công

1. Thay thế các cụm từ:

a) Cụm từ “Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh” bằng cụm từ “Ủy ban nhân dân cấp tỉnh” tại khoản 2 Điều 6, điểm a khoản 2, khoản 3 Điều 8.

b) Cụm từ “Ủy ban nhân dân cấp tỉnh” bằng cụm từ “Ủy ban nhân dân các cấp” tại điểm b khoản 3 Điều 121, điểm b khoản 4 Điều 122, điểm b khoản 4 Điều 123.

c) Cụm từ “quyết định hoặc phân cấp” bằng cụm từ “quy định” tại khoản 2 Điều 6, điểm a khoản 2, khoản 3 Điều 8, điểm b khoản 2 Điều 58, điểm c khoản 2 Điều 59, khoản 2 Điều 60, khoản 2 Điều 61, khoản 2 Điều 62, khoản 2 Điều 86.

2. Bỏ các cụm từ:

a) Cụm từ “chưa tự chủ tài chính (đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên)” tại điểm a khoản 1 Điều 100.

b) Cụm từ “tự chủ tài chính” tại điểm b khoản 1 Điều 100.

3. Bãi bỏ Điều 12, Điều 14, khoản 2 Điều 43, khoản 3 Điều 65, khoản 1 Điều 138, Mẫu số 04/TSC-MSTT, Mẫu số 05a/TSC-MSTT, Mẫu số 05b/TSC- MSTT.

Điều 3. Điều khoản thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 30 tháng 10 năm 2024.

Các Điều 96, 97, 98 và 99 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.

2. Quy định chuyển tiếp

a) Đối với trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp đã được cơ quan, người có thẩm quyền quyết định bán đấu giá và đã thực hiện xác định giá khởi điểm để bán đấu giá theo đúng quy định trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà giá đó vẫn còn hiệu lực thì được tiếp tục sử dụng giá khởi điểm đã xác định để tổ chức đấu giá; trường hợp sau 02 lần đấu giá không thành, nếu tiếp tục thực hiện theo phương án bán đấu giá thì cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản có trách nhiệm thực hiện lập phương án đấu giá trụ sở làm việc và tổ chức xác định giá khởi điểm, tổ chức đấu giá tài sản và các nội dung khác theo quy định tại Nghị định số 151/2017/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Điều 1, Điều 2 Nghị định này).

b) Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập đang sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết theo Đề án đã được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt và thuộc trường hợp phải nộp tiền thuê đất theo quy định tại khoản 2 Điều 42 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP thì đơn vị có trách nhiệm nộp tiền thuê đất đến hết năm 2023; từ năm 2024 trở đi, việc thực hiện nghĩa vụ tài chính khi sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết được thực hiện theo quy định tại Nghị định này.

c) Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng tài sản công để khai thác theo quy định tại Nghị định này nhưng đã được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt Đề án sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết thì việc khai thác tài sản công được tiếp tục thực hiện theo Đề án đã được phê duyệt; việc quản lý số tiền thu được từ việc khai thác tài sản được thực hiện theo quy định về khai thác tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại Nghị định này.

d) Trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, cơ quan, tổ chức, đơn vị có hoạt động khai thác tài sản công không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản này có trách nhiệm báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, quyết định việc khai thác tài sản, bảo đảm phù hợp với quy định tại Nghị định này. Hết thời hạn nêu trên mà cơ quan, tổ chức, đơn vị không được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt thì phải chấm dứt việc khai thác tài sản công.

đ) Đối với các dự án ô đang triển khai theo quy định tại Nghị định số 16/2016/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2016 của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài thì việc xử lý tài sản phục vụ hoạt động dự án được thực hiện theo từng dự án thành phần. Thẩm quyền quyết định phương án xử lý đối với dự án thành phần thuộc trung ương quản lý được thực hiện theo khoản 1 Điều 92, điểm b khoản 3 Điều 94 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Điều 1 Nghị định này); thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý đối với dự án thành phần thuộc địa phương quản lý được thực hiện theo khoản 2 Điều 92, điểm b khoản 3 Điều 94 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Điều 1 Nghị định này).

e) Việc sử dụng hóa đơn bán tài sản nhà nước và hóa đơn bán tài sản tịch thu sung quỹ nhà nước bằng giấy do Bộ Tài chính đã phát hành khi bán tài sản công được tiếp tục thực hiện theo quy định tại các Điều 96, 97, 98 và 99 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP đến thời điểm phải chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử bán tài sản công theo quy định tại Nghị định này.

g) Đối với tài sản mà cơ quan, tổ chức, đơn vị đã hạch toán, quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì không phải thực hiện thủ tục để báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền quyết định giao tài sản theo quy định tại Nghị định này. Cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm thực hiện hạch toán, quản lý, sử dụng tài sản theo đúng quy định của pháp luật.

h) Đối với trường hợp quyết định mua sắm, thuê, sử dụng, xử lý, khai thác tài sản công đã được quy định cụ thể thẩm quyền quyết định tại Nghị định này thì thực hiện theo quy định tại Nghị định này. Đối với trường hợp tại Nghị định này quy định Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định thẩm quyền thì trong thời gian Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chưa ban hành quy định thẩm quyền quyết định mua sắm, thuê, sử dụng, xử lý, khai thác tài sản công theo quy định tại Nghị định này, thẩm quyền quyết định được thực hiện theo phân cấp đã được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ban hành đúng theo quy định tại Nghị định số 151/2017/NĐ-CP.

3. Nghị định này bãi bỏ các quy định sau đây:

a) Khoản 5 Điều 59 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ.

b) Khoản 5 Điều 12 Nghị định số 152/2017/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp.

c) Khoản 7a Điều 12 Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 3 Nghị định số 123/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ).


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KTTH (2b)

TM. CHÍNH PHỦ
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Hồ Đức Phớc

Phụ lục I

(Kèm theo Nghị định số 114/2024/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2024 của Chính phủ)

Mẫu số 02/TSC-ĐA

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP
CÔNG LẬP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ...../....-ĐA

......, ngày ... tháng ... năm .....

ĐỀ ÁN

Sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập vào mục đích kinh doanh/cho thuê/liên doanh, liên kết

I. CƠ SỞ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Cơ sở pháp lý

- Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017;

- Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;

- Nghị định số 114/2024/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;

- Các văn bản khác có liên quan đến việc sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập vào mục đích kinh doanh/cho thuê/liên doanh, liên kết.

2. Cơ sở thực tiễn

a) Chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.

b) Cơ cấu tổ chức của đơn vị.

c) Đối tượng phục vụ (cung cấp dịch vụ sự nghiệp công) của đơn vị.

d) Các hoạt động phụ trợ, hỗ trợ trực tiếp cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.

đ) Kết quả thực hiện nhiệm vụ của đơn vị trong 3 năm gần nhất và kế hoạch phát triển trong các năm tiếp theo.

II. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA ĐỀ ÁN

1. Thực trạng quản lý, sử dụng tài sản công tại đơn vị

a) Thực trạng quản lý, sử dụng tài sản công tại đơn vị theo các nhóm tài sản:

(Chủng loại, số lượng, nguyên giá, giá trị còn lại)

b) Tài sản đang sử dụng vào mục đích kinh doanh/cho thuê/liên doanh, liên kết (nếu có)

- Chủng loại, số lượng, nguyên giá, giá trị còn lại, thời hạn sử dụng tài sản vào mục đích kinh doanh/cho thuê/liên doanh, liên kết.

- Hình thức/phương thức sử dụng tài sản vào mục đích kinh doanh/cho thuê/liên doanh, liên kết.

- Kết quả của việc sử dụng tài sản vào mục đích kinh doanh/cho thuê/liên doanh, liên kết của 03 năm liền trước năm xây dựng đề án (doanh thu, chi phí, nộp ngân sách nhà nước, chênh lệch thu chi; tỷ trọng doanh thu từ việc sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh/cho thuê/liên doanh, liên kết trong tổng nguồn thu sự nghiệp của đơn vị; tỷ trọng tiền do ngân sách nhà nước cấp trong tổng dự toán chi hằng năm của đơn vị....).

2. Phương án sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh/cho thuê/liên doanh, liên kết

2.1. Phương án sử dụng tài sản công tại đơn vị:

a) Tài sản dự kiến sử dụng vào mục đích kinh doanh/cho thuê/liên doanh, liên kết:

- Chủng loại, số lượng, nguyên giá, giá trị còn lại; phần giá trị tài sản trực tiếp sử dụng vào mục đích kinh doanh/cho thuê/liên doanh, liên kết (nguyên giá, giá trị còn lại) được xác định trên cơ sở tỷ lệ thời gian sử dụng, tần suất sử dụng tài sản vào mục đích kinh doanh/cho thuê/liên doanh, liên kết. Riêng đối với tài sản là thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập, phần giá trị thương hiệu được sử dụng vào mục đích liên doanh, liên kết được xác định như sau:

TH1 = TH *

DT1

DT1 + DT2

Trong đó:

TH1: Phần giá trị thương hiệu được sử dụng vào mục đích kinh doanh/cho thuê/liên doanh, liên kết.

TH: Giá trị thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập được xác định theo tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam, pháp luật về sở hữu trí tuệ và pháp luật có liên quan.

DT1: Doanh thu trung bình dự kiến từ hoạt động kinh doanh/cho thuê/liên doanh, liên kết.

DT2: Tổng nguồn thu sự nghiệp trung bình 03 năm liền trước năm xây dựng đề án của đơn vị sự nghiệp công lập.

- Tỷ lệ nguyên giá tài sản sử dụng vào mục đích kinh doanh/cho thuê/liên doanh, liên kết so với tổng nguyên giá tài sản đơn vị đang quản lý, sử dụng; phương án sử dụng đất khi sử dụng tài sản gắn liền với đất để kinh doanh/cho thuê/liên doanh, liên kết...).

b) Sự cần thiết của việc sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh/cho thuê/liên doanh, liên kết (nêu rõ trường hợp áp dụng theo quy định tại khoản 1 các Điều 56, 57, 58 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; khả năng đáp ứng việc thực hiện nhiệm vụ do Nhà nước giao khi sử dụng tài sản vào mục đích kinh doanh/cho thuê/liên doanh, liên kết;...).

c) Thời gian thực hiện kinh doanh/cho thuê/liên doanh, liên kết.

d) Hình thức/phương thức sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh/cho thuê/liên doanh, liên kết.

đ) Phương án tài chính của việc kinh doanh/cho thuê/liên doanh, liên kết.

- Dự kiến tổng doanh thu: Doanh thu được ước tính trên cơ sở điều tra khảo sát, thu thập các thông tin về giá cho thuê, giá cung cấp dịch vụ và các yếu tố khác hình thành doanh thu của các khu vực có khả năng sinh lợi, điều kiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội tương đương tại thời điểm lập Đề án.

- Dự kiến tổng chi phí: Tổng chi phí gồm các khoản:

+ Chi phí đầu tư xây dựng, mua sắm, cải tạo, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản; chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ (nếu có); chi phí lắp đặt, thí nghiệm, hiệu chỉnh; chi phí vận chuyển, bảo hiểm.

+ Chi phí kinh doanh; chi phí quản lý; chi phí trực tiếp cấu thành dịch vụ (như: chi phí vật tư, vật phẩm, nguyên, nhiên vật liệu, nhân công,...).

+ Chi phí khấu hao tài sản cố định (chỉ xác định chi phí khấu hao đối với các tài sản công trực tiếp sử dụng vào mục đích kinh doanh/cho thuê/liên doanh, liên kết tương ứng với phần giá trị tài sản sử dụng vào mục đích kinh doanh/cho thuê/liên doanh, liên kết).

+ Mức nộp ngân sách nhà nước (do đơn vị sự nghiệp công lập đề xuất cụ thể tại Đề án nhưng không thấp hơn 2% doanh thu).

+ Chi phí lãi vay; thuế, phí, lệ phí.

+ Chi phí khác.

Các khoản mục chi phí phải phù hợp với định mức, đơn giá kinh tế, kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền ban hành và quy định của pháp luật, trường hợp không có định mức, đơn giá kinh tế, kỹ thuật thì phải xác định trên cơ sở thực tế thị trường.

- Chênh lệch thu, chi.

2.2. Đánh giá sơ bộ hiệu quả của phương án kinh doanh/cho thuê/liên doanh, liên kết:

- Dự kiến chênh lệch thu chi bình quân hằng năm của đơn vị trong thời gian sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh/cho thuê/liên doanh, liên kết; so sánh với chênh lệch thu chi bình quân 03 năm trước liền kề;

- Dự kiến số tiền do ngân sách nhà nước cấp và tỷ trọng tiền do ngân sách nhà nước cấp trong tổng dự toán chi hằng năm của đơn vị trong thời gian sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh/cho thuê/liên doanh, liên kết; so sánh với các chỉ tiêu tương ứng trong 03 năm trước liền kề;

- Số lượng, chất lượng, mức giá dịch vụ sự nghiệp công dự kiến.

3. Việc đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại khoản 2 Điều 55 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.

4. Phương án xử lý tài sản sau khi kết thúc thời gian liên doanh, liên kết hoặc chấm dứt hợp đồng trước hạn.

(Mục này được áp dụng khi lập Đề án sử dụng tài sản công vào mục đích liên doanh, liên kết. Các nội dung được xây dựng phải phù hợp với quy định tại khoản 6 Điều 47 Nghị định này)

5. Thời hạn thực hiện Đề án.

III. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ ĐỂ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN LÝ (nếu có)
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Phụ lục II

(Kèm theo Nghị định số 114/2024/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2024 của Chính phủ)

Mẫu số 08/TSC-HĐ

HÓA ĐƠN BÁN TÀI SẢN CÔNG

Ngày... tháng .... năm...............

Ký hiệu: 3C23DYY

Số: ...........................

- Đơn vị bán tài sản công: .........................................................................................................

- Địa chỉ: ..............................................................Điện thoại.....................................................

MST/MSĐVCQHVNS:

- Số tài khoản: ........................................................... tại ......................................................

- Bán theo Quyết định số .............................ngày............. tháng ...............năm.....................
của ............................................................................................................................................

- Hình thức bán:.........................................................................................................................

- Người mua tài sản công: ........................................................................................................

- Đơn vị: ...................................................... Số tài khoản .......................................................

MST/MSĐVCQHVNS:

- Hình thức thanh toán: ................................................................................................................

- Địa điểm vận chuyển hàng đến(*):............................................................................................

- Thời gian vận chuyển (*): Từ ngày ... tháng ... năm ... đến ngày .... tháng ..............năm .........

STT

Tên tài sản

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

Cộng tiền bán tài sản: .............................................................................................................

Số tiền viết bằng chữ:..............................................................................................................

Người mua hàng
(Ký, ghi rõ họ tên)

Thủ trưởng đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên)

Các chỉ tiêu có dấu (*) chỉ áp dụng đối với tài sản là hàng hóa nhập khẩu bị tịch thu.

Phụ lục III

(Kèm theo Nghị định số 114/2024/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2024 của Chính phủ)

Mẫu số 18/TSC-XLTS

CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC,
ĐƠN VỊ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ....../....-...

Hà Nội, ngày ... tháng ... năm ...

Kính gửi: ................(1)

Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;

Căn cứ Nghị định số 114/2024/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;

Căn cứ thực tế quản lý, sử dụng tài sản, .......................(2) lập đề nghị xử lý tài sản theo Danh mục (đính kèm).

Đề nghị ................................. (1) xem xét, quyết định xử lý theo thẩm quyền (hoặc tổng hợp, báo cáo ............................... xem xét, quyết định xử lý).


Nơi nhận:
- Như trên;
- ...........;
- Lưu: ......

………, ngày .... tháng... năm ...
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN, TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan quản lý cấp trên (nếu có); trường hợp không có cơ quan quản lý cấp trên thì ghi tên cơ quan, người có thẩm quyền quyết định xử lý tài sản.

(2) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị có tài sản đề nghị xử lý.

CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ

DANH MỤC TÀI SẢN CÔNG ĐỀ NGHỊ XỬ LÝ

(Kèm theo Công văn số .............. ngày .../.../..... của .................)

STT

Danh mục tài sản (chi tiết theo từng loại tài sản)

Chủng loại

Đơn vị tính

Số lượng

Năm đưa vào sử dụng

Nguyên giá (đồng)

Giá trị còn lại (đồng)

Giá trị đánh giá lại (đồng)

Hình thức xử lý

Trường hợp áp dụng

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

Tổng cộng:

............, ngày .... tháng.... năm ...
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN, TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Ghi chú:

- Cột (9): Chỉ áp dụng đối với các tài sản khi đề nghị xử lý chưa được theo dõi trên sổ kế toán.

- Cột (10): Ghi cụ thể hình thức xử lý theo quy định tại Điều 40 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.

- Cột (11): Ghi cụ thể trường hợp áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều 41, khoản 1 Điều 42, khoản 1 Điều 43, khoản 1 Điều 45, khoản 1 Điều 46, Điều 47 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công. Ví dụ: trụ sở làm việc không sử dụng liên tục quá 12 tháng; thay đổi cơ quan quản lý, cơ cấu tổ chức, phân cấp quản lý; cơ quan được giao sử dụng tài sản không còn nhu cầu sử dụng;.... Đồng thời, thuyết minh cụ thể để làm rõ việc xác định trường hợp áp dụng khi đề nghị xử lý tài sản.

- Căn cứ vào danh mục tài sản đề nghị cụ thể, cơ quan, tổ chức, đơn vị bổ sung, chỉnh lý nội dung của các cột chi tiêu cho phù hợp. Ví dụ: khi đề xuất xử lý trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp bổ sung cột diện tích đất, diện tích sàn xây dựng nhà; khi đề nghị xử lý tài sản gắn với việc chuyển đổi công năng sử dụng thì bổ sung cột mục đích sử dụng hiện tại, mục đích sử dụng sau khi xử lý;...

GOVERNMENT OF VIETNAM
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom – Happiness
---------------

No. 114/2024/ND-CP

Hanoi, September 15, 2024

DECREE

AMENDMENTS TO CERTAIN ARTICLES OF DECREE NO. 151/2017/ND-CP DATED DECEMBER 26, 2017 OF THE GOVERNMENT OF VIETNAM ELABORATING CERTAIN ARTICLES OF THE LAW ON management and use of public property

Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015 and the Law on Amendments to the Law on Government Organization and the Law on Local Government Organization dated November 22, 2019;

Pursuant to the Law on Management and Use of Public Property dated June 21, 2017;

At the request of the Minister of Finance;

The Government hereby promulgates a Decree on amendments to certain articles of Decree No. 151/2017/ND-CP dated December 26, 2017 of the Government of Vietnam elaborating certain articles of the Law on Management and Use of Public Property.

Article 1. Amendments to certain articles of Decree No. 151/2017/ND-CP dated December 26, 2017 of the Government of Vietnam elaborating certain articles of the Law on Management and Use of Public Property

1. Amendments to Article 1:

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



1. This Decree elaborates certain Articles of the Law on Management and Use of Public Property No. 151/2017/ND-CP dated December 26, 2017 on the following contents:

a) Allocation, procurement, lease, use, management and operation, conversion of uses, and disposal of public property at agencies, organizations, and units; use of public property at public service providers for business, lease, joint venture or association purposes; management and use of proceeds from use and disposal of public property at agencies, organizations and units; valuation of LUR for being included in the property value of agencies, organizations and units.

b) Purchase, lease of and approval for property disposal plans of state-funded projects.

c) Management and use of public property assigned to enterprises by the State, except state capital in these enterprises.

d) Use of number storages serving state management.

dd) System of information on public property and national databases on public property.

e) Financial instruments for risk management of public property.

2. This Decree does not apply to:

a) Infrastructure assets. Management and use of transport infrastructure; clean water infrastructure; urban infrastructure; power supply infrastructure; irrigation infrastructure and response to climate change; infrastructure of industrial clusters, industrial parks, economic zones, high-tech parks; commercial infrastructure; information infrastructure shall comply with the provisions of law on management, use and operation of infrastructure assets, relevant laws and other relevant laws.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



c) Property formed through the implementation of scientific and technological tasks using state capital. The management and use of property formed through the implementation of scientific and technological tasks using state capital shall comply with the provisions of the Government's Decree on the management and use of property formed through the implementation of scientific and technological tasks using state capital.

d) Land (excluding land of office premises and public service facilities, including land allocated or leased for construction of office premises and public service facilities but construction has not been commenced). The management and use of land shall comply with the provisions of land law and other relevant laws.

dd) Resources. The management and use of resources shall comply with the provisions of resource law and other relevant laws.

e) Housing that is public property. The management, use and disposal of housing that is public property shall comply with the provisions of housing law.

g) The use of national defense and security land for both its intended purposes and productive labor and economic construction purposes shall comply with Resolutions of the National Assembly and the Government's Decrees on the use of national defense and security land for both its intended purposes and productive labor and economic construction purposes, land laws and other relevant laws.

h) The use of public property for making payment to investors implementing construction investment projects in the form of Build-Transfer Contract shall comply with the Government's Decrees on use of public property for making payment to investors implementing construction investment projects in the form of Build-Transfer Contract, Decrees of the Government elaborating the PPP Investment Law.

i) The transfer of public property that is electrical works to the Vietnam Electricity shall comply with the Government's Decrees on transfer of electrical works that are public property to the Vietnam Electricity.

k) The management, use and operation of non-residential buildings and land assigned to local organizations licensed for housing management and trade to manage and operate shall comply with the Government's Decrees on management, use and operation of non-residential buildings and land assigned to local organizations licensed for housing management and trade to manage and operate; Particularly, for the reporting to the competent authorities to approve plans for operating public property subject to repossession by allocating it to local organizations licensed for housing management and trade for management and operation under a decision, the provisions of this Decree shall apply.

l) Medical equipment borrowed according to the provisions of the Law on Medical Examination and Treatment.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



4. The management and use of infrastructure assets that are sport or culture institutions managed by commune-level authorities; historical-cultural monuments not affixed to land for construction of headquarters, land for construction of public service works shall comply with the Government's regulations on management, use and operation of infrastructure assets that are sport or culture institutions, historical relics, historical-cultural monuments, relevant laws and other relevant laws. In case the Government has not issued regulations on management, use and operation of infrastructure assets that are sport or culture institutions managed by commune-level authorities, historical relics, historical-cultural monuments and relevant laws do not govern the management, use and operation of these assets, authorities, organizations and units assigned to manage the assets shall manage, use and operate them according to regulations on management, use, and operation of property by public service providers specified in the Law on Management and Use of Public Property and this Decree; The proceeds from operation, after deducting relevant costs, shall be paid into the state budget according to applicable government budget hierarchy and managed and used according to the provisions of law on state budget.

5. The rearrangement and disposal of office premises and public service facilities and land thereof of agencies, organizations, units, and property that is land, buildings, and works affixed to the land of the people's armed forces units shall comply with the Government's Decrees on the rearrangement and disposal of public property. In particular,

a) Liquidation of office premises and public service facilities and another property affixed to land of office premises and public service facilities shall comply with the provisions of this Decree.

b) If buildings and land for which plans for retention and continued use have been approved according to the provisions of the Government's Decrees on the rearrangement and disposal of public property, the management, use and disposal shall comply with the provisions of the Law on Management and Use of Public Property and this Decree, without having to carry out procedures for change of rearrangement and disposal plans."

2. Amendments to Article 3:

“Article 3. Public procurement serving state agencies’ operations

1. Authority and procedures for deciding public procurement under a purchase project shall comply with relevant laws.

2. Authority to decide public procurement in the case other than that specified in clause 1 of this Article shall be provided as follows:

a) Ministers, Heads of ministerial agencies, governmental agencies, other central agencies (hereinafter referred to as “Ministers, Heads of central authorities") shall regulate authority to decide public procurement serving state agencies' operations under management of ministries and central authorities

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



3. On the basis of the estimates of allocated budget and permissible sources of funding, state agencies shall organize purchase of property according to bidding laws.

The centralized procurement of property shall comply with the provisions of bidding law and the provisions of Chapter VI hereof.

4. The procurement of property specified in this Article shall not include the procurement of services serving state agencies’ operations. The procurement of services serving state agencies’ operations shall comply with relevant laws."

3. Addition of Article 3a:

“Article 3a. Procurement, management and use of public property that is consumables serving state agencies’ operations

1. Consumables are raw materials, drugs, biological products, supplies, materials, stationery and other items that, after being used once, lose or cannot retain their original properties, shape and usability.

2. Authority to decide procurement of consumables:

a) Ministers and Heads of central authorities shall stipulate the authority to decide procurement of consumables serving state agencies’ operations under the management of ministries and central authorities.

b) The province-level People's Councils shall regulate authority to decide procurement of consumables serving state agencies’ operations under management of provincial authorities.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



4. State agencies that manage and use consumables that are used up are not required to dispose them. State agencies that manage and use consumables that are not used up shall dispose them when they expire or have no useful value.”

4. Amendments to Article 4:

“Article 4. Lease of property serving state agencies’ operations

1. Authority to decide property lease:

a) Ministers and Heads of central authorities shall stipulate the authority to decide lease of property serving state agencies’ operations under the management of ministries and central authorities.

b) The province-level People's Councils shall regulate authority to decide lease of property serving state agencies’ operations under management of provincial authorities.

2. On the basis of the scope of estimates of allocated budget and permissible sources of funding, state agencies shall organize property lease according to bidding laws.

3. The lease of property serving state agencies’ operations specified in this Article shall not include the lease of information technology services and other services serving state agencies’ operations. The lease of information technology services and other services serving state agencies’ operations shall comply with the provisions of law on management of state investment in information technology application and relevant laws.”

5. Addition of Article 4a:

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



The allocation of property specified in clause 2 Article 29 of the Law on Management and Use of Public Property to state agencies shall be made as follows:

1. The authority to decide allocation of public property shall comply with the provisions of clause 3 Article 28 of the Law on Management and Use of Public Property.

2. Procedures for allocation of property within state-funded projects shall comply with the provisions of Section 1 Chapter VI of the Law on Management and Use of Public Property and Chapter IX of this Decree.

3. Procedures for allocation of property under established public ownership shall comply with the provisions of Section 2 Chapter VI of the Law on Management and Use of Public Property and the Government's Decrees on the authority and procedures for establishing public ownership of property and disposal of property under established public ownership.

4. Procedures for allocation of land for construction of office premises shall comply with the provisions of land law.

5. Procedures for allocation of property types that are not specified in clauses 2, 3 and 4 of this Article shall be as follows:

a) A state agency applying for using property shall prepare and submit an application for property allocation to the superior regulatory agency (if any) to consider and request the agency, organization or unit managing the property to report to a competent authority or competent person prescribed in clause 3 Article 29 of the Law on Management and Use of Public Property for consideration and decision.

The application for property allocation includes:

A written request for property allocation made by the applying agency wishing to use the property (with description of conformity with standards and usage of the proposed property): 01 original;

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



The list of proposed property (type, quantity, area): 01 original;

Other documents related to the request for property allocation (if any): 01 copy.

b) Within 30 days from the date of receipt of a valid application, the agency, organization or unit managing the property shall report to the superior state agency (if any) which will report to a competent authority or person to decide on allocation of the property in terms of its type, quantity, area, original cost, and residual value of the property currently under management, accompanied by an application prepared by the applying agency according to the provisions of Point a of this Clause to serve as a basis for competent authority or person to consider and decide the property allocation.

c) Within 15 days from the date of receiving the report of the agency, organization or unit managing the property, the authority or person competent to decide on the property allocation shall consider and decide the property allocation or prepare a written response if the request for property allocation is inappropriate.

The main contents of the decision on property allocation include:

The name of the state agency allocated property for management and use;

The name of the agency, organization or unit managing the property;

The list of property allocated (type, quantity, area, original cost, residual value);

Responsibilities for organizing implementation.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



6. If office premises may be allocated to many agencies, organizations or units for use, the authority or person competent to decide on property allocation shall:

a) assign an agency, organization or unit general management of the property and assign agencies, organizations or units use of the property. The management and operation in case of assigning an agency, organization or unit general management of the property shall be the same as management and operation of a centralized administrative area. The agency, organization or unit assigned general management is responsible for accounting, declaring, reporting, renovating, maintaining and repairing the property according to the provisions of law.

b) assign each agency, organization or unit management and use of each area of a building, work or property affixed to land; if the allocated property is land, land laws shall prevail. The property value of each area shall be determined and allocated by the authority or person competent to allocate the property according to the final settlement or estimated value of each area (in case of approving the final settlement, developing a separate estimate for each area) or according to the ratio of the built-up area assigned to ​​each agency, organization or unit to the gross floor area (GFA) of its headquarters (in case the final settlement and the separate estimate is not approved for each area).”

6. Addition of Article 10a:

“Article 10a. Handling of supplies and materials repossessed during the maintenance and repair of public property

1. The maintenance and repair of public property are activities conducted for ensuring that public property operates normally.

If supplies and materials repossessed during the maintenance and repair of public property at a state agency can continue to be used, that state agency may continue to use them if needed; in case the state agency assigned to manage and use the property has no need to use it, the repossessed supplies and materials will be handled in the following form: Transfer or sale. The authority and procedures for deciding and organizing the transfer or sale of supplies and materials repossessed during the maintenance and repair of public property shall comply with the provisions of Articles 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26 and 27 of this Decree. In case of transfer, the written request for receipt of property is not required to describe the conformity with standards and usage. In case of sale, an auction shall be conducted if the repossessed supplies and materials are valued at 50 million VND or more, a price listing shall be made if the repossessed supplies and materials are valued at from 10 million VND to under 50 million VND; an appointing shall be made if the repossessed supplies and materials are valued at less than 10 million VND.

2. The repossessed supplies and materials repossessed during the maintenance and repair of public property at a state agency that cannot be used shall be destroyed by that state agency.

3. The valuation of repossessed supplies and materials for determination of the form of sale as well as the starting price (auction start bid), listed selling price, and designated selling price shall comply with the provisions of Point b, Clause 2, Article 24 of this Decree.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



7. Addition of Article 10b:

“Article 10b. Operation of public property at state agencies

1. The list of public property at state agencies to be operated:

a) Official residences;

b) Intellectual property rights, application software copyright.

c) Database.

d) Property serving auxiliary activities serving the implementation of political tasks of state agencies (canteens; garages/parking lots; locations for installation of automatic teller machines, and vending machines; locations for installation and construction of telecommunications works; locations for installation of LED screens and panels for information and propaganda).

dd) Property that is historical-cultural monuments or historical relics affixed to land for construction of office premises; traditional rooms of agencies.

e) Other property operated in accordance with relevant laws.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



a) not affect the performance of political tasks of state agencies.

b) not violate the prohibitions of the law.

c) Ensure openness and transparency; comply with the provisions of this Decree and the provisions of relevant laws.

d) not change the structure, architecture, or status quo of public property (except for additional investments for increase of the use value of the property; the value of the property provided as an additional investment belongs to the agencies having the property after ending the operation period); not lose the agencies’ LURs or ownership of public property.

3. The operation of property specified in Points a, b and c, Clause 1 of this Article shall comply with the provisions of housing law, intellectual property law and other relevant laws.

4. The operation of property serving auxiliary activities serving the implementation of political tasks of state agencies specified in Point d, Clause 1 of this Article is to serve the operations of state agencies and the essential needs of officials, public employees, workers of state agencies and business visitors. The operation shall be prescribed as follows:

a) Forms of operation:

a1) State agencies manage and use restaurants, canteens, garages/parking lots to provide services serving the needs of officials, public employees, workers of state agencies and business visitors by themselves. Service prices shall comply with the State regulations (for services whose prices are determined by the State according to the law on prices) or shall be decided by the Heads of state agencies in a manner that ensures adequate cost recovery and reasonable accumulation (for services whose price are not determined by the State in accordance with the law on prices);

a2) State agencies allow other organizations and individuals to exercise the right to operate restaurants, canteens, garages/parking lots to provide services serving the needs of officials, public employees, workers of state agencies and business visitors. The other organizations and individuals to exercise the right to operate restaurants, canteens, garages/parking lots shall be selected according to forms of contractor selection as prescribed by law on bidding or according to forms of auction as prescribed by law on property auction; the organization of bidding or auction shall be decided by the Heads of the agencies having the property. Prices for other organizations and individuals to exercise the right to operate shall be hammer prices or successful bids; starting price in case of auction, contract package value in case of bidding shall be determined according to the regulations on determining contract package value according to the provisions of law on bidding; Heads of state agencies shall decide the starting price and contract package value. Organization and individuals exercising the right to operate are allowed to collect service prices at the rates prescribed by the State (for services whose prices are determined by the State according to the law on prices) or to decide a collective amount that ensures adequate cost recovery and reasonable accumulation (for services whose price are not determined by the State in accordance with the law on prices);

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



Allowing other organizations and individuals to use locations at the office premises to install automatic teller machines, install and construct telecommunications works must be under direct agreement with the applicants. State agencies shall prepare plans for other organizations and individuals to use locations at office premises to install automatic teller machines, install and construct telecommunications works and send them to the applicants; Based on the applications of the applicants, the state agencies will negotiate contracts for using the locations to install automatic teller machines, install and construct telecommunications works and sign the contracts as a basis for implementation. Prices for other organizations and individuals to use locations at office premises are the prices negotiated with the applicants and recorded in the contracts.

The selection of organizations and individuals to use locations at office premises to install vending machines, LED screens, panels serving information provision, propaganda and advertising shall comply with the provisions of Point a2 of this clause.

b) Authority to decide operation:

b1) Ministers and Heads of central authorities shall stipulate the authority to decide operation of public property at state agencies under the management of ministries and central authorities;

b2) The province-level People's Councils shall regulate authority to decide operation of public property at state agencies under management of local authorities.

c) Procedures for operation:

c1) The state agency assigned to manage and use public property shall prepare an application for operation of public property, report to the superior regulatory authority (if any) which will report to a competent agency or person prescribed in point b of this clause for consideration and decision on the operation of public property. The application for operation includes:

Written request for operation of public property of a state agency (clearly stating the necessity; list of property to be operated (type, quantity, area, original cost, residual value); form of operation; operation period; expected proceeds (if any)): 01 original;

Other documents related to the proposed property: 01 copy.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



c3) Main contents of the decision on operation of public property include:

The name of the state agency allowed to operate the property;

The list of the property to be operated (type, quantity, area, original cost, residual value; form of operation; operation period);

Responsibilities for organizing implementation.

d) The state agency shall issue sales invoices to organizations and individuals in accordance with the law on invoices and documents.

dd) The State agency is allowed to retain 50% of the proceeds from operation of public property, after deducting direct costs related to the organization of operating public property (valuation costs, costs of auction organization, costs of contractor selection, costs of electricity, water, gasoline, service labor and other related costs) and the fulfillment of financial obligations to the State according to the provisions of law (if any) in order to cover annual regular expenditures on management and other activities specifically stipulated in the agency's internal expenditure regulations. The retained amount shall be recorded as the other legal revenue of the agency; the remaining of the proceeds (50%) shall be paid to the central government budget (if the state agency is under the management of a central authority), to local government budget (if the state agency is under the management of a local authority). The head of the agency having property is responsible for managing and using the proceeds from operation and determining the amount payable to the state budget.

5. The operation of property that is historical-cultural monuments or historical relics affixed to land for construction of office premises, traditional rooms of agencies shall be as followed:

a) Forms of operation:

Agencies allow organizations and individuals to visit historical-cultural monuments and historical relics affixed to land for construction of office premises and traditional rooms of agencies. State agencies are allowed to collect sightseeing fees in accordance with the law on fees and charges. The management and use of fees shall comply with the provisions of law on fees and charges.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



b) Authority and procedures for proposing to agencies and persons competent to decide operation shall comply with the provisions of point b and point c clause 4 of this Article.”

8. Amendments to Clause 2 Article 11:

“Article 11. Hiring units in charge of operations management of public property

2. Heads of state agencies assigned to manage and use public property and heads of agencies and units assigned to manage centralized administrative areas shall decide on hiring units in charge of operations management of public property. The selection of units in charge of operations management of public property shall comply with the provisions of law on bidding.”

9. Amendments to Article 17:

“Article 17. Authority to decide on repossession of public property

Authority to decide on repossession of public property in the cases specified in clause 1 Article 41 of the Law on Management and Use of Public Property shall be as follows:

1. Ministers and Heads of central authorities shall stipulate the authority to decide on repossession of public property at state agencies under the management of ministries and central authorities;

2. The province-level People's Councils shall regulate authority to decide on repossession of public property of state agencies under management of provincial authorities.”

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



“Article 18. Procedures for repossession of public property

1. In case the state agency assigned to manage and use public property voluntarily returns the property to the State according to the provisions of point g clause 1 Article 41 of the Law on Management and Use of Public Property:

a) The state agency assigned to manage and use the public property shall prepare and submit an application for property repossession to the superior regulatory agency (if any) to consider and request the agency or person competent to repossess the property as prescribed in Article 17 of this Decree to consider and decide.

The application for return of property to the State includes:

The application for return of property of the state agency assigned to manage and use the property: 01 original;

Written request made by the superior regulatory agency (if any): 01 original;

The list of property proposed to be returned to the State (type, quantity; condition; original cost, residual value according to accounting books): 01 original;

Other documents related to the request for return of property (if any): 01 copy.

b) Within 30 days from the date of receipt of a valid application, the competent agency or person specified in Article 17 of this Decree shall decide on repossession of the property or issue a written response in case the request for return is inappropriate.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



The name of the state agency having the property to be repossessed;

The list of property to be repossessed (type, quantity; original cost, residual value according to accounting books; reasons for the repossession);

Responsibilities for organizing implementation.

c) Within 30 days from the date on which the decision to repossess the property is issued by the competent agency or person, the state agency having the property to be repossessed shall hand over the property and documents related to the property to the agency assigned to manage public property prescribed in clause 2 or clause 3 Article 19 of the Law on Management and Use of Public Property. To be specific:

Property shall be handed over to the agency assigned to manage public property prescribed in clause 2 or clause 3 Article 19 of the Law on Management and Use of Public Property if the decision to repossess the property is issued by the Minister or Head of a central authority;

Property shall be handed over to a Department of Finance if the decision to repossess the property is issued by a competent agency or person of a provincial division;

Property shall be handed over to a district-level Department of Finance and Planning if the decision to repossess the property is issued by a competent agency or person of a district-level/commune-level division;

d) The operation and disposal of the property after the decision to repossess the property is issued shall comply with the provisions of Article 19 hereof.

2. In case of repossession of public property as prescribed in points a, b, c, d, dd and e clause 1 Article 41 of the Law on Management and Use of Public Property:

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



b) Within 30 days from the date of receipt of the petition and documents (if any) transferred by the agencies specified in point a of this clause, the agency or person competent to repossess property as prescribed in Article 17 of this Decree shall inspect and verify the public property management and use according to the petition;

c) Within 30 days from the date of completion of the inspection and verification, the competent agency or person specified in Article 17 hereof shall issue a decision to repossess property if the property must be repossessed according to regulations. Main contents of the decision to repossess public property shall comply with the provisions of point b clause 1 of this Article.

If the property is not subject to repossession after inspection and verification, the competent agency or person specified in Article 17 of this Decree shall notify in writing to the agency that has filed the petition;

d) The handover of the property after the decision to repossess the property is issued shall comply with the provisions of point c clause 1 of this Article. The operation and disposal of the property after the decision to repossess the property is issued shall comply with the provisions of Article 19 hereof.

3. In case of repossession of public property as prescribed in point h clause 1 Article 41 of the Law on Management and Use of Public Property, the authority and procedures for repossession and disposal or operation of repossessed property shall comply with relevant laws; in case relevant laws do not govern these contents, provisions of clause 1 or clause 2 of this Article shall be applied.”

11. Amendments to Article 19:

“Article 19. Disposal and operation of public property subject to repossession under decisions issued by competent agencies and persons

1. Public property subject to repossession under a decision issued by a competent agency or person shall be disposed of according to the form specified clause 4 Article 41 of the Law on Management and Use of Public Property.

The authority and procedures for disposal of public property subject to repossession under a decision issued by a competent agency or person shall comply with the provisions of this Decree. The written request for disposal of property included in the application for disposal of property shall be replaced with a plan for disposal of repossessed property made by the agency assigned to manage public property specified in point c clause 1 Article 18 hereof; reasons for request is disposal of the repossessed property.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



a) The office premises or public service facility for which a repossession decision is issued (including or excluding other existing property at the office premises or public service facility) shall be allocated to the state agency or people's armed forces unit, public service provider, CPV agency, Vietnamese Fatherland Front or socio-political organization for temporary use when their property is not available or their office premises or public service facility is being renovated, repaired, upgraded, invested for construction at the request of the agency, organization, unit and superior regulatory agency (if any) of that agency, organization or unit.

During the period of temporary use, the agency, organization or unit is responsible for using the property for the right purpose; pay the costs of electricity, water, service staff and security, renovation and repair costs (if any) and other related costs (excluding depreciation and amortization costs, land rents) that are recorded as operating expenses of the agency, organization or unit or included in investment costs for construction, repair, upgrading, and renovation of new office premises or public service facility according to the project or task approved by the competent agency or person. The renovation or repair (if any) of a building or work during the period of temporary use shall be carried out by the agency, organization or unit that is using the building or work temporarily in accordance with relevant laws.

b) The public property subject to repossession shall be managed and operated by a local organization licensed for housing management and trade according to the Government's regulations.

c) The public property for which a repossession decision is issued shall be allocated to a land fund development organization for management and operation according to land laws.

3. Authority to prepare and approve plans for operating public property subject to repossession under a decision:

a) The agency assigned to manage the public property specified in Clause 2, Article 19 of the Law on Management and Use of Public Property is responsible for preparing a plan for operating public property for which a repossession decision is issued by the competent agency or person specified in Clause 1 Article 17 of this Decree, and submitting it to the Minister or Head of central agency for approval.

b) The Department of Finance is responsible for preparing a plan for operating public property for which a repossession decision is issued by the competent agency or person of a province-level division, and submitting it to the Province-level People's Committee for approval.

c) The Division of Finance and Planning of a district-level division is responsible for preparing a plan for operating public property for which a repossession decision is issued by the competent agency or person of a district-level division or commune-level division, and submitting it to the district-level People's Committee for approval.

4. An application for a competent agency or person’s approval for a plan for operating public property subject to repossession under a decision includes:

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



b) The plan for operating property prepared by the agency competent to prepare the plan specified in clause 3 of this Article. The plan for operating property is a proposal concerning form of operation as prescribed in clause 2 of this Article of each property for which a repossession decision is issued: 01 original.

c) The repossession decision made by the competent agency or person: 01 copy.

d) Other documents related to the proposed property and plan for operation: 01 copy.

5. Within 30 days from the day on which the agency or person competent to approve the plan for operation specified in clause 3 of this Article approves the plan for operation, the agency assigned to manage public property shall hand over and receive the property according to the approved plan for operation. The handover or receipt of the property to be operated according to the plan approved by the competent agency or person shall be recorded using the Form No. 01/TSC-BBGN enclosed herewith.

If the property is allocated to the agency, organization or unit for temporary use, after the operation period ends according to the plan approved by the competent agency or person or the property disposal decision is issued by the competent agency or person, the agency, organization or unit allocated the property for temporary use is responsible for handing over the property to the agency assigned to manage public property to continue to prepare a plan for disposal or operation the property according to the provisions of this Article; The agency, organization or unit allocated the property for temporary use is responsible for ensuring that the property handed over is being used and operating normally.

If the property is allocated to a local organization licensed for housing management and trade to manage and operate, the organization is responsible for managing, operating or disposing of the property according to the Government's regulations on management, use and operation of buildings and land that are public property used for non-residential purposes and allocated to the organization licensed for housing management and trade to manage and operate.

If the property is allocated to a land fund development organization for management and operation, the land fund development organization is responsible for managing and operating the property according to land laws.

6. If the agency assigned to manage public property is the agency that proposes to the competent agency or person to issue the repossession decision, the plan for disposal or operation of the property may be submitted together with the request for repossessing the property to the competent agency or person for consideration and approval by issuing the same Decision.

7. The agency assigned to manage public property specified in point c clause 1 Article 18 of this Decree shall, after receiving the repossessed property, open a separate logbook or accounts and calculated depreciation for fixed assets according to regulations applicable to state agencies until completion of the property disposal or handover of the property to the local organization licensed for housing management and trade or land fund development organization according to the plan approved by the competent authority or person. Expenses incurred in the process of managing the repossessed property that has not yet been operated or processed (costs for protection, preservation, repair, and maintenance of the property) paid by the agency assigned to manage public property specified in Point c, Clause 1, Article 18 of this Decree and allocated in the regular expenditure estimates of the agency assigned to manage public property.”

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



“Article 20. Authority to decide on transfer of public property

Authority to decide on transfer of public property in the cases specified in clause 1 Article 42 of the Law on Management and Use of Public Property shall be as follows:

1. The authority to decide on transfer of public property between state agencies, units of the people's armed forces, public service providers, CPV agencies, Vietnam Fatherland Front, and socio-political organizations ​​shall be as follows:

a) The Minister of Finance shall decide on transfer of public property between ministries, between central agencies, between central authorities and local authorities, and between provinces and central-affiliated cities at the request of the Minister, Heads of central authorities, Chairpersons of the relevant Province-level People's Committees.

b) Ministers and Heads of central authorities shall stipulate the authority to decide transfer of public property between agencies, organizations and units under the management of ministries and central authorities.

c) The province-level People's Councils shall regulate authority to decide transfer of public property between agencies, organizations and units under management of provincial authorities.

2. The Prime Minister shall decide on transfer of public property in the following cases:

a) The transferred property is special property at units of the people’s armed forces as prescribed in point a clause 2 Article 59 of this Decree.

b) The property is transferred outside the scope of agencies, organizations and units specified in Clause 1 of this Article at the request of the Minister of Finance at the request of the Minister, Heads of central authorities, Chairpersons of the relevant Province-level People's Committees.”

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



“Article 21. Procedures for transfer of public property

1. The state agency holding the property to be transferred shall prepare and submit an application for the superior regulatory agency (if any) to consider and request the agency or person competent to transfer the property as prescribed in Article 20 of this Decree to consider and decide.

The application for property transfer includes:

a) The written request for transfer of property of the state agency assigned to manage and use the property: 01 original.

b) The written request for getting allowance for receipt of the property made by the agency, organization or unit applying for receiving the property (with description of conformity with standards and usage of public property; uses of the property after receipt): 01 original.

c) The written request for transfer or receipt of the property made by the superior regulatory agency (if any) (with description of conformity with standards and usage of public property; uses of the property after receipt): 01 original.

d) The list of property proposed to be transferred (type, quantity, condition; original cost, residual value according to accounting books; current purpose and proposed purpose after transfer in case the transfer is associated with conversion of use of property; reason for transfer): 01 original.

dd) Other documents related to the request for property transfer (if any): 01 copy.

In case the property is transferred due to a change of the regulatory agency, organizational structure or hierarchy of management, the application for transfer of the property shall include the documents specified in points a, d and dd of this clause and the written request for property transfer made by the superior regulatory agency (if any) of the state agency assigned to manage and use the property. After completing the transfer or receipt, the agency, organization or unit receiving the transferred property shall arrange use of the property according to the standards and usage of public property issued by the competent agency or person; if the property is in surplus or is subject to disposal in accordance with the Law on Management and Use of Public Property and this Decree, the agency, organization or unit receiving the transferred property shall prepare and submit an application and send a report to the competent agency or person for consideration and decision on disposal.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



In case the transfer of public property falls under the Prime Minister's decision-making authority as prescribed in Point a, Clause 2, Article 20 of this Decree, the Minister of National Defense or the Minister of Public Security shall submit it to the Prime Minister for consideration and decision.

In case the transfer of public property falls under the Prime Minister's decision-making authority as prescribed in Point b, Clause 2, Article 20 of this Decree, on the basis of the request of the relevant Minister, Head of a central authority, chairperson of the province-level People’s Committee, the Minister of Finance shall submit it to the Prime Minister for consideration and decision.

In case the transfer of public property falls under the Province-level People's Council’s decision-making authority, the Department of Finance shall consolidate and submit it to the Province-level People’s Committee to report to the province-level People's Council for consideration and decision.

6. In case the property is transferred to a wholly state-owned enterprise, the application for property transfer must include the written request for receiving the property of the enterprise and owner’s representative agency; after receiving the property according to the Prime Minister's decision, the enterprise shall hire a price appraisal enterprise to redetermine the property value in accordance with the market price of property of the same type or with equivalent standards, techniques, quality, and origin at the time of determination as a basis of reporting for the competent agency or person to consider and decide to record an increase in state capital invested in the enterprise according to the provisions of law on management and use of state capital invested in production and business at enterprises. In case office premises are transferred to a wholly state-owned enterprise, the LUR value will not be included in the property value to record the increase in state capital invested in the enterprise; the enterprise allowed to receiving transferred property is responsible for carrying out land-related administrative procedures and paying land rent according to the provisions of land law.

The transfer from office premises to an enterprise for construction of housing or real estate business, or the use of the office premises that has been received by transfer for construction of housing or real estate business is not allowed.

7. The People’s Committee of a province-level division shall direct relevant agencies of the division to follow administrative procedures according to the provisions of land law in case of transfer of office premises in order to complete the implementation of the transfer decision of a competent agency or person.”

14. Amendments to Clause 2 Article 22:

“Article 22. Authority to decide on sale of public property

2. Authority to decide on sale of public property in the cases specified in points a, b and c clause 1 Article 43 of the Law on Management and Use of Public Property shall be as follows:

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



b) Ministers and Heads of central authorities shall stipulate the authority to decide on sale of fixed assets other than office premises of state agencies under the management of the ministries and central authorities.

c) The province-level People's Councils shall regulate authority to decide on sale of fixed assets of state agencies under management of provincial authorities.

d) Heads of state agencies assigned to manage and use public property shall decide on sale of:

Public property that is fixed assets under authority prescribed by Ministers, Heads of central authorities, and Province-level People's Councils;

Public property that is not fixed assets.”

15. Amendments to Article 23:

“Article 23. Procedures for sale of public property

1. State agencies having public property in any of the cases specified in points a, b and c clause 1 Article 43 of the Law on Management and Use of Public Property shall prepare and submit an application for sale of public property to the superior regulatory agency (if any) to decide and request the competent agency or person specified in clause 2 Article 22 hereof to consider and decide.

The application for sale of public property includes:

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



b) A written request for sale of public property made by the superior regulatory agency (if any): 01 original;

c) The list of property proposed to be sold (type, quantity, area; condition; original cost, residual value according to accounting books; current purpose; reasons for the sale): 01 original;

d) Opinions of the People's Committee of the province-level division where the office premises are located (in case of selling the office premises), including opinions on the planning of the land area: 01 copy.

dd) Other documents related to the request for sale of property (if any): 01 copy.

In case office premises are sold, on the basis of the actual situation and current status of the property affixed to land, the state agency that has the office premises shall send a report to the superior regulatory agency (if any) which will report through a written request for sale of public property for the agency or person competent to decide on sale of the office premises to consider and decide on sale of the property affixed to land along with LURs or liquidation of the property affixed to land in the form of demolition or destruction before organizing sale of the office premises.

2. Within 30 days from the date of receipt of a valid application, the competent agency or person specified in clause 2 Article 22 of this Decree shall consider and decide on sale of public property or issue a written response in case the request for sale is inappropriate.

Main contents of the decision on sale of public property include:

a) The state agency having property to be sold.

b) The list of property to be sold (type, quantity, area; original cost, residual value according to accounting books; reasons for the sale);

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



d) The disposal of the property affixed to land (selling it together with LURs or liquidating it).

dd) The agency assigned to organize sale of public property.

e) Management and use of proceeds from sale of the property.

g) Validity period of the Decision (maximum of 24 months (for office premises) or 12 months (for other property), from the date of issuance of the Decision).

3. The agency or person competent to decide on sale of public property shall issue a decision to assign the state agency having public property or the agency assigned to manage public property specified in clause 2 or clause 3 Article 19 of the Law on Management and Use of Public Property to take responsibility for organization of sale of public property.

If the competent agency or person assigns the agency assigned to manage public property specified in clause 2 or clause 3 Article 19 of the Law on Management and Use of Public Property to take responsibility for organizing sale of public property, the following principles shall be applies:

a) The agency assigned to manage public property prescribed in clause 2 Article 19 of the Law on Management and Use of Public Property shall organize sale of the public property the sale of which is decided by the Minister or Head of the central authority.

b) The Department of Finance shall organize sale of public property the sale of which is decided by the Province-level People's Council, the Province-level People’s Committee, or Chairperson of the Province-level People’s Committee.

c) The Division of Finance and Planning of a district-level division shall organize sale of public property the sale of which is decided by the district-level People's Council, the district-level People’s Committee, or Chairperson of the district-level People’s Committee.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



5. Within 30 days from the day on which the property is sold out, the state agency holding such property shall record it as a decrease in assets; submit a declaration of changes in public property according to the provisions of Article 126 and Article 127 of this Decree.

6. Procedures for liquidation of public property in the form of sale shall comply with the provisions of Article 29 and Article 31 of this Decree.

7. Any organization or individual purchasing office premises are responsible for contacting a natural resources and environment agency and a land registry to carry out land-related administrative procedures (signing a land lease contract, issuing a certificate of title, etc.) according to the provisions of land law according to the purpose, form and term of land use specified in the plan for auction of office premises approved by the competent agency or person. After purchasing the office premises, if the organization or individual executes an investment project on construction, land laws, investment laws, construction laws and other relevant laws shall be applied.”

16. Addition of clause 1a, amendments to clause 1, clause 2, clause 6, clause 7 and clause 8 of Article 24:

“Article 24. Selling public property by auction

1. The public property shall be sold at a public auction, except for cases where the property is sold by assignment or sold at fixed prices as specified in Clause 1, Article 26, Clause 1, Article 27 of this Decree.

1a. If the public property is office premises, on the basis of the decision on sale of property made by the competent agency or person, the agency assigned to organize sale of the property specified in clause 3 Article 23 of this Decree shall cooperate with relevant authorities of the division to which the property belongs in preparing a plan for auctioning the office premises and submit it for the approval of the People’s Committee of the province-level division to which the property belongs. The plan for auctioning the office premises includes the following contents:

a) Information on the property affixed to land (in case the property affixed to land is not liquidated before auctioning): Area, grade, class of building, other property affixed to land; Original cost and residual value of building and other property affixed to land at the time of preparing the application for disposal.

b) Information on land: Location; area of land to be auctioned; use of land to be auctioned; form of use of land to be auctioned (land allocation, land lease under one-off arrangement, land lease with annual land rent payments); term of use of land to be auctioned; LUR value calculated according to the land price for the use of land to be auctioned in the Land Price List applicable at the time of preparing the plan for auctioning the office premises.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



d) Subjects and eligibility conditions for participating in the auction.

dd) Auction form applied when conducting the auction.

2. Determination of starting price:

a) If the property is office premises:

a1) The starting price for auction shall be the land rent per unit of area per year (in case the land to be auctioned will be leased with annual land rent payments) or LUR value (In case the land to be auctioned will be allocated with land levy payment, leased out under one-off arrangement when the starting price is announced.

where:

The LUR value is the lump-sum land levy or/and land rent.

The land rent per unit of area and LUR value are determined according to the use purpose in accordance with the planning approved by the competent authority of the land zone equivalent to the land area of ​​the office premises for which the sale decision is made. Specific land price for which the land rent per unit of area and LUR value are calculated is determined according to methods for determining specific land prices in the Land Law, Decrees of the Government on land prices, land levy collection and land rent collection.

a2) On the basis of the plan for auctioning the office premises approved by the province-level People’s Committee and the provisions of law on land valuation methods, the agency assigned to organize sale of the property specified in clause 3 Article 23 of this Decree shall prepare an application for starting price determination and submit it to the relevant agency of the province-level People’s Committee responsible for land valuation as prescribed by land laws.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



A written request for starting price determination made by the agency assigned to organize sale of the property: 01 original;

The decision on sale of public property made by the competent agency or person: 01 copy.

The plan for auctioning the office premises approved by the competent agency or person: 01 copy.

a3) After receiving the valid application for starting price determination, the relevant authority of the province-level People’s Committee responsible for land valuation as prescribed by land laws shall determine the starting price for auction and submit it for the decision of the Chairperson of the province-level People’s Committee according to the provisions of land law.

a4) In case it is required to divide the land area of the office premises into many parcels to organize an auction according to the planning of the local authority, the starting price shall be determined for each parcel.

a5) In case the property affixed to land is not liquidated before auctioning, the agency assigned to organize sale of the property shall establish a price appraisal council of the State according to the provisions of law on prices or hire a price appraisal enterprise to determine the value of the property affixed to land in a manner that ensures compliance with the actual residual value of the property to serve as a basis for reporting to the superior regulatory agency (if any) which will submit a report for the competent agency’s or person's decision on the value of the property affixed to land. In case it is required to divide the land area of the office premises into many parcels according to the planning of the local authority, the value of the property affixed to land shall be allocated to each parcel according to the ratio of the area of ​​each parcel to the total area of ​​all parcels.

The Minister or Head of a central authority or the province-level People's Council shall stipulate the authority to decide on the value of the property affixed to land when the state agency’s office premises under the management of the Ministry, central authority or provincial authority is sold.

The use of price appraisal certificates and price appraisal reports shall comply with price laws.

a6) In case the property affixed to land is liquidated before auctioning, the successful bidder shall refund the residual value of the property affixed to land monitored on the accounting book when the sale decision is issued.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



The head of the agency assigned to organize sale of the property shall establish a price appraisal council of the State according to the provisions of price law or hire a price appraisal enterprise to determine a price serving as a basis for deciding the starting price. The selection of price appraisal enterprises shall comply with relevant laws.

The use of price appraisal certificates and price appraisal reports shall comply with price laws.

c) The property price determined in point a or point b of this clause does not include VAT.

6. Procedures for a public property auction shall comply with laws on property auctions. Information on the public property auction shall be posted and announced publicly in accordance with property auction laws. The agency assigned to organize sale of the property shall supervise the organization of auction and other rights and obligations of the holder of the property to be auctioned in accordance with property auction laws.

In case the office premises are auctioned but the property affixed to land is not liquidated and the value of the property on land is maintained, the organization or individual participating in the auction shall bid for the land rent per unit of area (in case of land lease with annual land rent payments) or LUR value (in case of land allocation or land lease under one-off arrangement). The value of the property affixed to land and obligations of the successful bidder to pay the value of the property affixed to land shall be prescribed in the Regulations (internal rules) of the auction and must be posted and announced publicly when announcing the auction of the office premises.

The price of public property sold at auction is the hammer price. In case the office premises are sold but the property affixed to land is not liquidated before auctioning, the selling price of the office premises shall include land rent per unit of area, the value of LURs purchased at auction and the value of the property affixed to land determined according to the provisions of point a4 clause 2 of this Article; the land rent per unit of area and the value of LURs purchased at auction shall be the basis for determining financial obligations regarding land. In case the State leases out land with annual land rent collection, the land rent stabilization and land rent adjustment shall comply with the provisions of the Land Law and the Government's Decrees on land rent collection.

Within 05 working days from the date of receiving the property auction results transferred by the property auction organization or the Property auction council, the agency assigned to organize sale of the property shall sign a contract for sale and purchase of the auctioned property with the successful bidder. The contract for sale and purchase of the auctioned property shall comply with the provisions of civil law. The contract for sale and purchase of the auctioned property must be sent to the holder of escrow account specified in Clause 1, Article 36 of this Decree.

7. A payment for the property shall be made as follows:

a) In case office premises are sold and its land, after the office premises are sold, will be allocated with land levy collection or leased out under one-off arrangement:

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



b) In case the office premises are sold and its land, after the premises are sold, will be leased out by the State with annual land rent payments:

Within 30 days from the day on which the contract for sale and purchase of the auctioned property is signed, the successful bidder shall give the agency assigned to organize sale of the property prescribed in clause 3 Article 23 of this Decree the payment for the value of the property affixed to land. Within 03 working days from the date of receiving the full payment for the property from the successful bidder, the agency assigned to organize sale of the property prescribed in clause 3 Article 23 of this Decree shall transfer it to the escrow account.

The successful bidder shall follow procedures relating to annual land rent payment according to the provisions of the Land Law and the Government’s Decrees on land rents and water surface rents. The handling of late payment of annual land rent (if any) shall comply with tax administration laws.

c) In case other property is sold (other than the office premises):

Within 05 working days from the day on which the contract for sale and purchase of the auctioned property is signed, the successful bidder shall give the agency assigned to organize sale of the property prescribed in clause 3 Article 23 of this Decree the payment for the property. Within 03 working days from the date of receiving the payment for the property, the agency assigned to organize sale of the property prescribed in clause 3 Article 23 of this Decree shall transfer it to the escrow account.

d) In case the deadline specified in points a, b and c of this clause expires but the successful bidder has not fully paid for the property, the agency assigned to organize sale of the property will cancel the signed contract and the successful bidder will not receive back the amount corresponding to the deposit.

The specific payment deadline and regulations on the contract cancellation must be clearly stated in the Auction regulations and property sale and purchase contract.

In case the property sale and purchase contract is signed or the payment for the property has been made but the purchaser later cancels the purchase, it will be handled according to the signed contract and civil laws.

8. The agency assigned to organize sale of the property prescribed in clause 3 Article 23 of this Decree shall issue public property sale invoice to the purchaser according to regulations. The property shall be allocated to the purchaser at the place where the property is located after the purchaser has completed payment (in the case specified in Points a or c, Clause 7 of this Article) or after the purchaser has completed the payment for the value of the property affixed to land (in the case specified in Point b, Clause 7 of this Article).”

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



“Article 25. Disposal of public property in case of unsuccessful auction

1. The second auction will be organized in case of unsuccessful first auction.

2. If the second auction is also unsuccessful, the agency assigned to organize sale of the property specified in clause 3 Article 23 of this Decree shall follow one of the following plans:

a) Sell the property to be auctioned to a unopposed person in case only one person registered to participate in the auction after the registration deadline has expired or in case many people register to participate in the auction but only one person participates in the auction or in case many people participate in the auction but only one person bids or in case many people bid but only one person bids the highest price which is not lower than the starting price of the second auction or next auctions.

b) Organize the other auction as prescribed by law.

c) Propose to the competent agency or person that has issued the property sale decision to consider and decide on cancellation of public property auction decision to apply other form of property disposal in accordance with the provisions of the Law on Management and Use of Public Property and the provisions of this Decree.

3. The reorganization of auction shall comply with the provisions of clauses 4, 5, and 6 Article 24 of this Decree. The agency assigned to organize sale of the property shall determine the cause of the unsuccessful auction; In case the cause is determined to be a high starting price, the cause shall be reported to the Head of the agency assigned to organize sale of the property to consider and decide on redetermination of starting price for reorganization of the auction. The redetermination of starting price shall comply with the provisions of clauses 2 Article 24 of this Decree.

4. Procedures for selling to the unopposed person as prescribed in point a clause 2 of this Article shall be as follows:

a) Within 07 working days from the day on which the unopposed person is determined according to the provisions of point a clause 2 of this Article, the agency assigned to organize sale of the property specified in clause 3 Article 23 of this Decree shall prepare an application for selling property to a single person and submit it to the superior regulatory agency (if any) to consider and request the competent agency or person that has issued the property sale decision to consider and decide on selling the property to the unopposed person instead of selling the property at auction.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



A written request for sale of the agency assigned to organize sale of the property (including description of the auction process; price paid by the unopposed organization or individual specified in Point a, Clause 2 of this Article (if any)): 01 original;

A written request for selling the public property to the unopposed person made by the superior regulatory agency (if any): 01 original;

A written request for purchasing the public property from the unopposed person determined according to the provisions of point a clause 2 of this Article (specifying that the purchase price is not lower than the starting price and not lower than the price paid (if any)): 01 original;

The decision on property auction made by the competent agency or person: 01 copy.

Minutes of property auction (if any) and documents related to the property auction process: 01 copy.

b) Within 07 working days from the day of receiving the valid application, the competent agency or person specified in clause 2 Article 22 of this Decree shall consider and decide on selling the public property to the unopposed person participating in the auction.

c) Within 05 working days from the day on which the property sale decision is issued by the competent agency or person, the agency assigned to organize sale of the property specified in clause 3 Article 23 of this Decree shall sign a property sale and purchase contract with the purchaser.

d) The payment for the property shall comply with the provisions of clause 7 Article 24 of this Decree.

dd) The issuance of the public property sale invoice to the purchaser and the allocation of the property to the purchaser shall comply with the provisions of clause 8 Article 24 of this Decree.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



a) Within 07 working days from the day on which the auction is considered unsuccessful, the agency assigned to organize sale of the property specified in clause 3 Article 23 of this Decree shall prepare an application for cancelling the decision on public property auction and submit it to the superior regulatory agency (if any) to consider and request the competent agency or person specified in clause 2 Article 22 of this Decree to issue a decision to cancel the decision on public property auction.

The application for cancelling the decision on public property auction includes:

A written request for cancelling the auction decision of the agency assigned to organize sale of the property specified in clause 3 Article 23 of this Decree (including reasons for unsuccessful auction and description of the auction process): 01 original;

A written request for cancelling the auction decision of the relevant superior regulatory agencies (if any): 01 original;

The decision on property auction made by the competent agency or person: 01 copy.

Minutes of property auction (if any) and documents related to the property auction process: 01 copy.

b) Within 07 working days from the day of receiving the valid application, the competent agency or person specified in clause 2 Article 22 of this Decree shall consider and decide on cancelling the decision on public property auction or prepare a written request for reorganization of auction.

c) In case the competent agency or person issues a decision to cancel the decision on public property auction, the state agency assigned to manage and use the public property shall submit an application to the competent agency or person to consider and decide on the form of disposal in accordance with this Decree."

18. Amendments to Clause 1 Article 26:

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



1. Public property will be publicly offered at fixed prices if the original cost of the public property according to an accounting book is less than 250 million VND/01 property recorded in the accounting book (hereinafter referred to as “per unit of property”) and value after re-valuation is from 10 million VND to less than 50 million VND per unit of property. The public property whose original cost is not monitored on the accounting book shall be offered at fixed prices if its value after re-valuation is from 10 million VND to less than 50 million VND per unit of property. In case the property specified in this clause is offered together with the property to be sold at auction, both shall be sold at auction. Office premises and automobiles shall not be offered at fixed prices."

19. Amendments to clauses 1 and 4 of Article 27:

“Article 27. Sale of public property by assignment

1. Sale of public property by assignment will be carried out if the original cost of the public property according to an accounting book is less than 250 million VND per unit of property and its value after re-valuation is less than 10 million VND per unit of property; the public property is not qualified as a fixed asset. The public property whose original cost is not monitored on the accounting book shall be sold by assignment if its value after re-valuation is less than 10 million VND per unit of property.

The sale of property by assignment shall not be applied to automobiles and office premises, except for special cases under the Government's regulations on rearrangement and disposal of public property. In case the property specified in this clause is sold together with the property to be sold at auction, both shall be sold at auction.

4. After the decision on property sale is issued by a competent agency or person, the agency assigned to organize sale of the property specified in clause 3 Article 23 of this Decree shall publicly announce the sale at the headquarters of the agency where the property is located and sell to the first person who submits the written request for purchasing the property. Within 05 working days from receiving the written request for purchasing the property from the first person, the agency assigned to organize sale of the property shall sign a property sale and purchase contract with the purchaser.

The payment for the property and the transfer to the escrow account shall comply with the provisions of clause 6 Article 26 of this Decree.”

20. Amendments to Article 28:

“Article 28. Authority to decide on liquidation of public property

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



1. Ministers and Heads of central authorities shall stipulate the authority to decide on liquidation of public property that is fixed assets at state agencies under the management of ministries and central authorities;

2. The province-level People's Councils shall regulate authority to decide on liquidation of public property that is fixed assets at state agencies under management of local authorities.

3. Heads of state agencies assigned to manage and use public property shall issue decisions to liquidate:

a) public property that is fixed assets under their authority stipulated by the Ministers and Heads of central authorities and the province-level People's Councils.

b) public property that is not fixed assets.”

21. Amendments to Clauses 1 and 2, and addition of clause 6 of Article 29:

“Article 29. Procedures for liquidation of public property

1. In case of holding public property that expired and must be liquidated; or public property that has not expired but is damaged beyond repair or is damaged and cannot be repaired effectively (expected repair cost is greater than 30% of the property’s original cost), or office building or other property affixed to land that does not conform to the planning and must be demolished, the state agency shall prepare an application for liquidating the public property and submit it to the superior regulatory agency (if any) to consider and request the competent agency or person specified in Article 28 of this Decree to consider and decide.

The application for liquidating the property includes:

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



b) A written request for liquidating public property made by the superior regulatory agency (if any): 01 original.

c) The list of property proposed to be liquidated (type, quantity, area; condition; original cost, residual value according to accounting books; form of liquidation; reason for liquidation): 01 original.

d) Written opinion of a relevant construction authority (Department of Construction, Urban Management Department, Economic and Infrastructure Department of the district-level People's Committee) or a written appraisal of the consulting unit in charge of appraising the condition of property and the possibility of repair (in case buildings or construction works have not expired but are damaged beyond repair): 01 copy.

dd) Other documents related to the request for property liquidation (if any): 01 copy.

2. Within 30 days from the date of receipt of a valid application, the competent agency or person specified in Article 28 of this Decree shall decide on liquidation of the property or issue a written response in case the request for liquidation is inappropriate.

Main contents of the decision on liquidation of public property include:

a) State agency having the property to be liquidated.

b) The list of property to be liquidated (type, quantity, area; original cost, residual value according to accounting books; reasons for liquidation);

c) Form of property liquidation (sale; demolition, destruction and sale of supplies and materials repossessed from demolition and destruction (if any)),

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



dd) Responsibilities for organizing implementation.

6. In case it is required to demolish or destroy the property in order to execute an investment project according to the project approved by a competent agency or person or to clear site when the State expropriates land, the state agency having such property is not required to follow procedures for reporting to the agency or person competent to decide on property liquidation according to the provisions of this Decree; the state agency having such property shall hand over the property to be demolished or destroyed to the project management board/project developer and an organization in charge of compensation and site clearance payment provision to comply with the relevant laws. The handover shall be recorded using Form No. 01/TSC-BBGN enclosed herewith; on the basis of the property handover minutes, the state agency having the property shall record the property as a decrease in assets according to regulations. In case an investment project to build office premises is executed, the Project Management Board/project developer shall demolish and destroy the property to execute the project and dispose of the supplies and materials repossessed from the demolition and destruction according to regulations; In case of site clearance when the State expropriates land, the organization in charge of compensation and site clearance payment provision shall provide compensation, site clearance payment and dispose of the property according to the provisions of land law. ”

22. Amendments to Article 30:

“Article 30. Organizing public property liquidation in the form of demolition and destruction

1. The state agency having property to be liquidated will hire another organization or individual to demolish or destroy the property or do it by itself, except for cases of demolition and destruction specified in clause 6 Article 29 of this Decree.

2. The property shall be demolished or destroyed in the following forms:

a) Use of mechanical measures.

b) Destruction of the property by burning, burying, or using chemicals.

c) Uninstallation of the property from its device (in case the property to be dismantled or destroyed is application software).

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



3. In case of hiring another organization or individual to demolish or destroy the property, the other organization or individual shall be selected as follows:

a) In case of hiring another organization or individual to demolish or destroy the property, the other organization or individual shall be selected according to the provisions of bidding law. The supplies or materials repossessed from the destruction or demolition that are usable shall be sold as prescribed in Article 31 of this Decree; the supplies or materials repossessed from the destruction or demolition that are unusable shall be destroyed.

b) In case the property is demolished or destroyed and the supplies or materials repossessed from the demolition or destruction are sold, a bidding shall be made if the expected cost of demolition or destruction is greater than the expected value of the repossessed supplies or materials; an auction shall be conducted if the expected cost of demolition or destruction is less than the expected value of the repossessed supplies or materials. The expected value of the repossessed supplies or materials determined shall be determined according to the provisions of point b and point c clause 2 Article 24 of this Decree.

The organization or individual selected through bidding or auction to demolish or destroy the property and sell the repossessed supplies or materials shall offset the demolition cost and the value of supplies or materials repossessed after demolition on the basis of bidding or auction results.

4. In case the state agency having liquidated property demolishes or destroys the property by itself, the head of the state agency having the property shall decide on establishment of a property liquidation council to destroy or demolish the property. The property liquidation council consists of the leader of the state agency having the liquidated property acting as the council’s Chairperson and representatives of accounting divisions, representatives of property use divisions, trade union representatives and other members (if necessary) that are members. The demolition or destruction shall be recorded in writing.

The supplies or materials repossessed from the destruction or demolition that are usable shall be sold as prescribed in Article 31 of this Decree; the supplies or materials repossessed from the destruction or demolition that are unusable shall be disposed of.”

23. Amendments to Article 31:

“Article 31. Organizing public property liquidation in the form of sale

1. Public property shall be liquidated by selling it at auction according to the provisions of law, except for the cases specified in clause 2 and clause 3 of this Article.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



a) The property to be liquidated by sale of which original cost recorded in the accounting book is less than 500 million VND per unit of property and value after re-valuation is from 10 million VND to less than 50 million VND per unit of property; the public property whose original cost is not monitored on the accounting book shall be liquidated by offering it at fixed prices if its value after re-valuation is from 10 million VND to less than 50 million VND per unit of property. Automobiles shall not be offered at fixed prices.

b) Supplies or materials repossessed from public property liquidation by demolition or destruction whose value is from 10 million VND to less than 50 million VND. The value of the repossessed supplies or materials shall be determined according to the provisions of point b and point c clause 2 Article 24 of this Decree.

In case the property specified in this clause is sold together with the property that is required to be sold by auction, an auction shall be conducted.

3. The following public property shall be liquidated by assignment:

a) The property to be liquidated by sale of which original cost recorded in the accounting book is less than 500 million VND per unit of property and value after re-valuation is less than 10 million VND per unit of property; the public property that is not qualified as a fixed asset. The public property whose original cost is not monitored on the accounting book shall be liquidated by assignment if its value after re-valuation is less than 10 million VND per unit of property. Automobiles shall not be sold by assignment.

b) Supplies or materials repossessed from public property liquidation by demolition or destruction whose value is less than 10 million VND. The value of the repossessed supplies or materials shall be determined according to the provisions of point b and point c clause 2 Article 24 of this Decree.

In case the property specified in this clause is sold together with the property that is required to be sold by auction, an auction shall be conducted.

4. The organization of liquidation of public property by selling it at auction shall comply with the provisions of Article 24 of this Decree; the disposal of public property in case of unsuccessful auction shall comply with the provisions of Article 25 of this Decree.

5. The organization of liquidation of public property by offering it at a fixed price shall comply with the provisions of Article 26 hereof.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



24. Amendments to Article 32:

“Article 32. Authority to decide on destruction of public property at state agencies

1. Ministers and Heads of central authorities shall stipulate the authority to decide on destruction of public property that is fixed assets at state agencies under the management of ministries and central authorities.

2. The province-level People's Councils shall regulate authority to decide on destruction of public property that is fixed assets at state agencies under management of local authorities.

3. Heads of state agencies assigned to manage and use public property shall decide on destruction of:

a) public property that is fixed assets under their authority stipulated by the Ministers and Heads of central authorities and the province-level People's Councils.

b) public property that is not fixed assets.”

25. Amendments to Article 34:

"Article 34. Authority to decide on disposal of lost or damaged public property

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



2. The province-level People's Councils shall regulate authority to decide on disposal of public property that is fixed assets at state agencies under management of local authorities in case of the property is lost or damaged.

3. Heads of state agencies assigned to manage and use public property shall decide on property disposal in case the following property is lost or damaged:

a) public property that is fixed assets under their authority stipulated by the Ministers and Heads of central authorities and the province-level People's Councils.

b) public property that is not fixed assets.

4. It is not required to follow procedures for issuing a decision to dispose of property if it is partially damaged or lost; the state agency assigned to manage and use property is responsible for determining the causes and responsibilities for the loss or damage of public property and handling them as follows:

a) If the property is usable or repairable, on the basis of the determined causes and responsibilities, the state agency assigned to manage and use the property shall adjust the original cost of fixed assets to be recorded according to the guidance of the Ministry of Finance.

b) If the public property that is partially destroyed or lost is unusable or irrepairable, the state agency assigned to manage and use the property shall follow procedures for liquidation of such property according to the provisions of Articles 28, 29, 30 and 31 hereof.”

26. Addition of Article 35a:

“Article 35a. Transfer of public property to local authorities for management and disposal

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



2. Authority to decide on transfer of public property to local authorities for management and disposal:

a) Ministers and Heads of central authorities have the authority to decide on transfer of public property of state agencies under the management of central authorities to the People’s Committees of provinces and cities to which the property belongs for management and disposal.

b) The Province-level People’s Committees have the authority to decide on transfer of public property of state agencies under the management of local authorities which is located in the area of other local authorities to the People’s Committees of provinces and cities to which the property belongs for management and disposal.

c) The province-level People’s Committees have authority to transfer public property of state agencies under the management of local authorities to relevant local authorities (relevant authorities of the province-level People’s Committees, land bank development organizations, relevant authorities of the district-level People’s Committees) for management and disposal.

3. Procedures for deciding on transfer of public property to a local authority for management or disposal:

a) The state agency having the property shall submit an application for transferring the public property to the local authority for management or disposal to the superior regulatory agency (if any) to consider and request the competent agency or person specified in clause 2 of this Article for consideration and decision.

The application for transferring the public property to the local authority for management or disposal includes:

a1) The written request for transfer of the public property to the local authority for management or disposal made by the state agency assigned to manage and use the property: 01 original;

a2) The written request for transfer of the public property to the local authority for management or disposal made by the superior regulatory agency (if any): 01 original;

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



a4) Other documents related to the request for transfer of the public property to the local authority for management or disposal (if any): 01 copy.

b) For the cases specified in point a and point b clause 2 of this Article:

b1) Within 30 days from the date of receipt of a valid application, the competent agency or person specified in point a or point b clause 2 of this Article shall send an enquiry form to the People’s Committee of the province-level division to which the property belongs or a written response in case the request for transfer is inappropriate;

b2) Within 30 days from the date of receipt of the enquiry form from the competent agency or person specified in point a or point b clause 2 of this Article, the People’s Committee of the province-level division to which the property belongs shall have written comments about the transfer of the property to the local authority for management or disposal;

b3) Within 15 days from the date of receipt of the written agreement about receipt from the People’s Committee of the province-level division to which the property belongs or after 30 days from the date on which the enquiry form is sent but the People’s Committee of the province-level division to which the property belongs does not have comments, the competent agency or person specified in point a or point b clause 2 of this Article shall issue a decision to transfer the property to the local authority for management or disposal; The People’s Committee of the province-level division to which the property belongs shall take responsibilities in case of no comment within the prescribed term;

b4) Within 5 days from the date of receipt of a written disagreement about receipt from the People’s Committee of the province-level division to which the property belongs, the competent agency or person specified in point a or point b clause 2 of this Article shall direct the state agency assigned to manage and use the property to propose a disposal plan in accordance with the provisions of the Law on Management and Use of Public Property and this Decree.

c) For the case specified in point c clause 2 of this Article, within 30 days from the date of receipt of a valid application, the competent agency or person specified in point c clause 2 of this Article shall consider and decide on transfer of the property to the local authority for management or disposal or issue a written response in case the request for transfer is inappropriate.

d) Main contents of the decision to transfer the property to the local authority for management or disposal include:

d1) The State agency having the property to be transferred;

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



d3) The agency receiving the property to be transferred: The Province-level People’s Committee (in case of transfer of a state agency’s property under the management of a central authority, a state agency’s property under the management of a local authority located in the area of another local authority); relevant authority of the local authority (in case of transfer of a state agency's property under the management of a local authority);

d4) Responsibilities for organizing implementation.

dd) Within 15 days from the day on which the decision on transfer is issued (for the case specified in point a or point b clause 2 of this Article), the province-level People’s Committee shall issue a document on assigning the relevant agency of the local authority to receive the property.

e) Within 30 days from the day on which the decision on transfer is issued by the competent agency or person (for the case specified in point c clause 2 of this Article) or from the day on which the document on assignment is issued by the province-level People’s Committee (for the case specified in point a or point b clause 2 of this Article), the state agency assigned to manage and use public property shall cooperate with the relevant authority of the local authority (according to the decision on transfer or document on assignment of the province-level People’s Committee) in handing over or receiving the property; record the property as a decrease in assets or transferred property value in the accounting book. The handover or receipt of the property shall be recorded using the Form 01/TSC-BBGN enclosed herewith.

g) After receiving, the agency receiving the transferred property shall, based on the application of each specific case, consult or request the relevant agency to give advices and report the competent agency or person for disposal in accordance with the provisions of law as follows:

g1) In case the property is allocated or transferred to an agency, organization or unit for management and use, laws on management and use of public property shall be applied;

g2) In case the property is allocated to a local organization licensed for housing management and trade to manage and operate, the Government's regulations on management, use and operation of buildings and land that are public property used for non-residential purposes and allocated to the local organizations licensed for housing management and trade to manage and operate shall be applied.

g3) In case the property is disposed according to policies on housing and homestead land, housing laws and other relevant laws shall be applied;

g4) In case the property is allocated or leased, land laws and other relevant laws shall be applied;

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



A financial authority is responsible for consulting the People’s Committee at the same level in case the property is disposed according to the provisions of point g1 or g2 of this clause. A construction authority is responsible for consulting the People’s Committee at the same level in case the property is disposed according to the provisions of point g3 of this clause. A natural resources and environment authority is responsible for consulting the People’s Committee at the same level in case the property is disposed according to the provisions of point g4 or g5 of this clause.

h) The agency receiving the transferred property shall open a separate logbook or accounts for the property received through transfer from the time of receipt to the time of completion of the property disposal.”

27. Addition of Article 35b:

“Article 35b. Disposal of public property in case of merger, consolidation, division or dissolution

1. A state agency subject to merger, consolidation, separation, or dissolution is responsible for inventorying and classifying property under the agency's management and use; and disposing the property discovered in surplus/missing through inventory according to the provisions of law. For property that does not belong to the agency (property held on behalf of the agency, property borrowed or leased from other organizations or individuals, etc.), the state agency shall dispose it according to relevant laws.

2. In case of merger or consolidation, the new legal entity formed after merger or consolidation is entitled to inherit the right to manage and use the property of the agency being merged or consolidated. After completing the merger or consolidation, the new legal entity shall arrange the use of the property according to the standards and usage of public property issued by the competent agency or person; if the property is in surplus or is subject to disposal in accordance with the Law on Management and Use of Public Property and this Decree, the new legal entity shall prepare and submit an application and send a report to the competent agency or person for consideration and decision on disposal. For property of which the disposal has been decided by the competent agency or person before merger or consolidation but not yet completed by the time of merger or consolidation, the new legal entity is responsible for continuing to implement unfinished contents.

3. In case of division, the state agency subject to the division shall prepare a plan for dividing existing property and assigning responsibilities for disposing property that is undergoing disposal to the new juridical persons formed after division, and report to the agency or person competent to decide on division; approve when the division decision is issued. After completing the division, the new legal entities shall arrange the use of the property according to the standards and usage of public property issued by the competent agency or person and complete the disposal of the property that is being disposed according to the assigned responsibilities; if the property is in surplus or is subject to disposal in accordance with the Law on Management and Use of Public Property and this Decree, the new legal entities shall prepare and submit an application and send a report to the competent agency or person for consideration and decision on disposal.

4. In case of dissolution, after a dissolution decision is issued by a competent agency or person, the dissolved state agency is responsible for handing over property to the superior regulatory agency. The superior regulatory agency shall, pursuant to the Law on Management and Use of Public Property and this Decree, prepare and submit an application to the competent agency or person for consideration and decision on disposal, and organize the property disposal. For property of which the disposal has been decided by the competent agency or person before dissolution but not yet completed by the time of dissolution, the superior regulatory agency is responsible for continuing to implement unfinished contents.”

28. Addition of Article 35c:

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



1. Public property that is weapons, explosives, combat gears shall be disposed as follows: repossession, liquidation, destruction, transfer, and disposal in case of loss or destruction. The repossession of weapons, military explosives, and combat gears and the liquidation and destruction of weapons, explosives, and combat gears shall comply with laws on management and use of weapons, explosives and combat gears. The transfer and handling of property in case of loss or destruction and other forms of disposal of weapons, explosives and combat gears shall comply with the provisions of the Law on Management and Use of Public Property and this Decree.

2. The disposal of public property that is cryptographic products of the cipher industry equipped for state agencies shall comply with laws on ciphers."

29. Amendments to Clauses 1, 4, 6, 8, 9, 10 and 12 of Article 36:

“Article 36. Management and use of proceeds from disposal of public property at state agencies

1. The entire proceeds from disposal of public property at a state agency (except for annual land rent collected from the sale of the office premises) shall be transferred to the escrow account at the State Treasury held by an agency assigned to manage public property that is:

a) The agency assigned to manage public property specified in Clause 2, Article 19 of the Law on Management and Use of Public Property which will manage proceeds from the disposal of the public property of the state agency under the management of a ministry or central authority.

b) The Department of Finance which will manage the proceeds from the disposal of the public property decided by the competent agency or person of a province-level division.

c) The Finance - Planning Division of a district-level division which will manage the proceeds from the disposal of the public property decided by the competent agency or person of a district-level/commune-level division.

4. Costs related to the disposal of public property include:

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



b) Costs of measuring and drawing buildings and land.

c) Costs of property price determination and price appraisal.

d) Expenses for relocation, demolition, or destruction of the property.

dd) Remunerations and expenses related to property auctions.

c) Costs of listing, announcement, guest reception and selection of the eligible buyer in case the property is offered at fixed prices.

g) Other reasonable costs related to the disposal of the public property.

6. Within 30 days from the day on which the proceeds are transferred to the escrow, the agency assigned to organize property sale or liquidation shall submit an application for payment to the holder of escrow account who will pay property disposal costs or submit a written request for payment deferral (clearly stating the reason for the request and the deferral period (within 30 days from the day on which the written request for payment deferral is issued) or have a written confirmation of no costs incurred. The head of the agency assigned to organize property sale or liquidation is responsible to the law for the delay in submission of the application, and documents and for the accuracy of the proposed payment.

The application for payment includes:

a) A written request for payment made by the agency assigned to organize property disposal (specifying the proceeds from the property disposal, total cost of property disposal, information on the beneficiary’s account) enclosed with a detailed list of expenses: 01 original.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



c) Documents and papers proving the expenses such as: Approved expenditure estimate; Contract for services including price appraisal, auctioneering, or demolition; invoice, payment slip (if any): 01 copy.

8. Quarterly, the holder of the escrow account shall transfer the proceeds from the disposal of property of the state agency under the management of a central authority to the central government budget and the proceeds from the disposal of property of the state agency under the management of a local authority to the local government budget according to the provisions of law on state budget provided that:

a) All costs/expenses have been paid or the written confirmation of no costs incurred made by the agency assigned to organize property sale or liquidation.

b) The deadline for transfer to the escrow account expires but the holder of the escrow account does not receive any application for payment of costs/expenses or written request for payment deferral or written confirmation of no costs incurred from the agency assigned to organize property sale or liquidation.

9. In case a state agency is authorized by a competent agency or person to dispose of public property to purchase replacement property according to standards and norms, the state agency shall be given priority over allocation to the state budget expenditure estimates for implementation by the competent agency or person.

In case a state agency is authorized by a competent agency or person to dispose of public property that is office premises and there is an investment project to build, purchase, renovate, or upgrade the office premises, the competent agency or person as prescribed by public investment laws and state budget laws will prioritize capital allocation in public investment plans and state budget expenditure estimates for implementation.

10. In case no revenue is derived from property disposal or proceeds from property disposal are not enough to cover costs, the remaining balance will be spent from the state budget estimate (including additional allocation) allocated to the agency assigned to organize the sale or liquidation of property or from the permissible sources of funding of the agency.

12. In cases outsourcing costs must be paid when disposing of property according to regulations before the holder of an escrow account grants funds, it is allowed to advance from the permissible source of funding of the agency assigned to dispose of property to pay for the outsourcing costs.”

30. Amendments to Article 37:

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



1. Authority and procedures for deciding on purchase of public property at public service providers under a purchase project shall comply with other relevant laws.

2. Authority to decide on purchase of public property in the case other than that specified in clause 1 of this Article shall be provided as follows:

a) Ministers and Heads of central authorities shall stipulate authority to decide on purchase of public property serving operations of public service providers under the management of Ministries and central authorities, except for the case specified in point c1 of this clause.

b) The province-level People's Councils shall stipulate authority to decide on purchase of public property serving operations of public service providers under the management of provincial authorities, except for the case specified in point c1 of this clause.

c) Heads of public service providers shall cover their own regular expenditures and investment expenditures, and public service providers covering their own regular expenditures shall decide on purchase of:

c1) Property serving operations of public service providers (except for public service facilities and automobiles).

c2) Property that is public service facilities or automobiles under their authority stipulated by the Ministers and Heads of central authorities and the province-level People's Councils.

3. On the basis of the estimates of allocated budget and permissible sources of funding, public service providers shall organize purchase of property according to bidding laws.

The centralized procurement of property shall comply with the provisions of bidding law and the provisions of Chapter VI hereof."

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



“Article 37a. Procurement, management and use of public property that is consumables serving public service providers’ operations

1. The procurement, management and use of public property that is consumables serving public service providers’ operations shall comply with the provisions of Article 3a hereof. The authority to decide on purchase of consumables shall comply with the provisions of clause 2 of this Article.

2. Authority to decide on procurement of consumables:

a) Ministers and Heads of central authorities shall stipulate authority to decide on purchase of consumables serving operations of public service providers under the management of Ministries and central authorities, except for the case specified in point c of this clause.

b) The province-level People's Councils shall stipulate authority to decide on purchase of consumables serving operations of public service providers under the management of provincial authorities, except for the case specified in point c of this clause.

c) Heads of public service providers shall cover their own regular expenditures and investment expenditures, and public service providers covering their own regular expenditures shall decide on purchase of consumables serving public service providers’ operations.”

32. Amendments to Article 38:

Article 38. Hiring property serving public service providers’ operations

1. Authority to decide on hiring property serving public service providers’ operations:

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



b) The province-level People's Councils shall stipulate authority to decide on hiring property serving operations of public service providers under the management of provincial authorities, except for the case specified in point c of this clause.

c) Heads of public service providers shall cover their own regular expenditures and investment expenditures, and public service providers covering their own regular expenditures shall decide on hiring property serving public service providers’ operations.

2. On the basis of the estimates of allocated budget and permissible sources of funding, public service providers shall organize hire of property serving public service providers’ operations according to bidding laws.”

33. Addition of Article 38a:

“Article 38a. Allocation of property serving public service providers’ operations

The allocation of property serving public service providers’ operations shall comply with the provisions of Article 4a hereof.”

34. Amendments to Article 40:

“Article 40. Use of public property at public service providers for participating in PPP investment projects

1. The use of public property at public service providers for participating in PPP investment projects is applicable to investment projects to build public works of public service providers in PPP investment fields as prescribed in the Law on PPP Investment.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



a) The Prime Minister shall decide on use of public property whose original cost according to accounting books is at least 500 billion VND under the management of central authorities for participating in PPP investment projects at the request of relevant Ministers and Heads of central authorities;

b) Ministers and Heads of central authorities shall decide on use of public property whose original cost according to accounting books is less than 500 billion VND under the management of ministries and central authorities for participating in PPP investment projects.

The determination of LUR value in the original cost of property for determination of authority specified in point a or point b of this clause shall comply with the provisions of Chapter XI of this Decree;

c) Chairpersons of the province-level People’s Committees shall decide on use of public property under the management of province-level authorities for participating in PPP investment projects.

3. A public service provider having public property shall prepare an application for using the existing public property to participate in a PPP investment project and submit it to the superior regulatory agency (if any) to consider and request the competent agency or person specified in clause 2 of this Article for consideration and decision.

The application for using the existing public property to participate in the PPP investment project includes:

a) A written request from the state agency assigned to manage and use the property (specifying the necessity, deadline, feasibility, and plan for using the public property to participate in the PPP investment project): 01 original;

b) A written request made by the superior regulatory agency (if any): 01 original;

c) The list of property (type, quantity, area; condition; original cost, residual value according to accounting books): 01 original;

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



4. Within 30 days from the date of receipt of a valid application, the competent agency or person specified in clause 2 of this Article shall issue a decision to use the existing public property to participate in the PPP investment project or prepare a written response in case the request for using the existing public property to participate in the PPP investment project is inappropriate.

Main contents of the decision include:

a) The unit holding the public property to be used to participate in the PPP investment project;

b) The list of property (type, quantity, area, original cost, residual value);

c) Responsibilities for organizing implementation.

5. The selection of investor executing a PPP investment project shall comply with PPP investment laws. On the basis of the PPP investment project approved by a competent agency or person and signed contract, the public service provider holding the public property shall hand over the property to the investor executing the project. The handover of shall be recorded using the Form No. 01/TSC-BBGN enclosed herewith.

In case it is necessary to demolish the office building and other works and property affixed to land belonging to a public service facility to execute a PPP investment project, the investor shall organize demolition. Supplies and materials repossessed from the property demolition shall be disposed according to the project's contract. In case the repossessed supplies and materials belong to the state agency holding the property, the disposal shall comply with the provisions of point a clause 2 Article 45 of the Law on Management and Use of Public Property and Article 31 hereof.

6. The regime for reporting execution of PPP investment projects; transferring public service facilities financed under the public - private partnership agreement to the State shall comply with the provisions of Article 15 and Article 16 of this Decree.”

35. Addition of Article 41a:

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



1. Any public service provider using public property to directly serve the performance of functions and tasks of the provider according to the provisions of Article 41b of this Decree is not required to prepare a scheme for using the public property for business, lease, joint venture or association purposes according to the provisions of Article 44 hereof and is not required to report to the agency or person competent to decide on property operation as prescribed in Article 41c of this Decree. The hiring of a unit in charge of management and operation of the property used to serve the performance of the provider's functions and tasks shall comply with the provisions of Article 41 of this Decree.

2. Any public service provider using public property to serve auxiliary activities or direct assistance for the performance of functions and tasks of the provider according to the provisions of Article 41b of this Decree is responsible for preparing an application, and reporting to the agency or person competent to decide on property operation as prescribed in Article 44c of this Decree to form the basis for implementation; is not required to prepare a scheme for using the public property for business, lease, joint venture or association purposes according to the provisions of Article 41 hereof.

3. In case public property directly serving the performance of functions and tasks of a public service provider which applies for using the property to provide services to subjects other than those eligible for public services of the provider and fall into the cases specified in Clause 1, Article 56, Clause 1, Article 57, Clause 1, Article 58 of the Law on Management and Use of Public Property, it is determined that the public property is used for business, lease, joint venture or association purposes and it must comply with the provisions referred to in Articles 55, 56, 57 and 58 of the Law on Management and Use of Public Property and Articles 42, 43, 44, 45, 46 and 47 of this Decree.

Where the provider uses property serving auxiliary activities or direct assistance for the performance of functions and tasks of the provider to provide services to both subjects eligible for public services of the provider and subjects ineligible for public services of the provider or to only subjects ineligible for public services of the provider, it is determined that the public property is used for business, lease, joint venture or association purposes and it must comply with the provisions referred to in Articles 55, 56, 57 and 58 of the Law on Management and Use of Public Property and Articles 42, 43, 44, 45, 46 and 47 of this Decree.”

36. Addition of Article 41b:

“Article 41b. Use of public property at public service providers for performing functions and tasks assigned by the State

Public property allocated, financed or purchased by the State that is used to perform a public service provider’s functions or tasks assigned by the State is property directly serving the performance of the provider's functions or tasks and property serving auxiliary activities or direct assistance for the performance of the provider’s functions or tasks. To be specific:

1. Regarding a public service provider in the health sector:

a) Property directly serving the performance of the provider’s functions or tasks, including: disease prevention, medical examination and treatment, scientific research, training in the health sector and other activities provided to subjects eligible for public services of the provider according to regulations on the provider’s functions and tasks issued by a competent agency or person. Examination and treatment on request and high-quality medical examination and treatment serving the assigned functions or tasks and provided by the provider are considered as the performance of the provider’s functions or tasks.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



2. Regarding a public service provider in the field of education - training and vocational training:

a) Property directly serving the provider’s functions or tasks, including: teaching, learning, practice, scientific research and other activities provided to subjects eligible for public services of the provider according to regulations on the provider’s functions and tasks issued by a competent agency or person. In case the provider cooperates with other organizations and individuals to teach and train students of the provider according to assigned functions or tasks, it is considered as the performance of the provider’s functions or tasks.

b) Property serving auxiliary activities directly serving the performance of the provider’s functions or tasks, including: provision of food and beverage, convenience store, and parking services for officials, public employees, employees, pupils, students of the provider, and visitors coming for carrying out transactions and works; introduction, display, sales of textbooks, reference materials, books, newspapers, publications, and school equipment and supplies serving the learning and research of teachers, and students; facilities serving practical activities and physical activities for teachers, and students; boarding houses for students; locations of installation of automatic teller machines, vending machines, installation and construction of telecommunications works; locations of installation of LED screens and panels for information and propaganda purposes.

3. Regarding a public service provider in the field of culture, sports and tourism:

a) Property directly serving the provider’s functions or tasks, including: training, practice, sports competitions, performing arts, tourism, cinema and other activities provided to subjects eligible for public services of the provider according to the regulations on provider’s functions and tasks issued by a competent agency or person.

b) Property serving auxiliary activities or direct assistance for the performance of the provider’s functions or tasks, including: provision of food and beverage, and parking services for officials, public employees, employees of the provider, visitors coming for carrying out transactions and works, visitors, participants in cultural, sports and tourism activities; trading in cultural, sports and tourism products and services according to the provider's functions or tasks approved by a competent agency or person; facilities serving the introduction and promotion of culture, sports and tourism; boarding houses for actors and athletes; locations of installation of automatic teller machines, vending machines, installation and construction of telecommunications works; locations of installation of LED screens and panels for information and propaganda purposes.

4. Regarding a public service provider in the field of information, communication and journalism:

a) Property directly serving the provider’s functions or tasks, including: production, publishing and distribution of information publications, newspapers, magazines, radio and television programs and other activities for subjects eligible for public serviced of the provider according to regulations on the provider’s functions or tasks issued by a competent agency or person.

b) Property serving auxiliary activities or direct assistance for the performance of the provider’s functions or tasks, including: advertisement; the right to view journalistic products, exchange, buy and sell content copyright; business and service activities in the field of information, communication and journalism; provision of food and beverage, and parking services for officials, public employees, employees of the provider, and visitors coming for carrying out transactions and works; locations of installation of automatic teller machines, vending machines, installation and construction of telecommunications works; locations of installation of LED screens and panels for information and propaganda purposes.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



a) Property directly serving the provider’s functions or tasks, including: training, technological and scientific research, trial production and other activities for subjects eligible for public services of the provider according to regulations on the provider’s functions and tasks issued by a competent agency or person.

b) Property serving auxiliary activities or direct assistance for the performance of the provider’s functions or tasks, including: The provision of food and beverage, and parking services for officials, public employees, employees of the provider, visitors coming for carrying out transactions and works, guests coming for attending conferences, seminars, exhibitions, fairs; introduction, display, sales and supply of scientific and technological products that are the research results and products of the provider, and scientific and technological products directly related to the research field of the provider; locations of installation of automatic teller machines, vending machines, installation and construction of telecommunications works; locations of installation of LED screens and panels for information and propaganda purposes.

6. Regarding a public economic service provider or another public service provider:

a) Property directly serving the performance of functions and tasks of the provider is public property used to provide public services for subjects eligible for public services of the provider according to regulations of functions and tasks of the provider promulgated by competent agencies or persons.

b) Property serving auxiliary activities or direct assistance for the performance of the provider’s functions or tasks, including: Provision of services of food and beverage, and parking services for officials, public employees, employees of the provider; visitors coming for carrying out transactions and work; locations of installation of automatic teller machines, vending machines, installation and construction of telecommunications works; locations of installation of LED screens and panels for information and propaganda purposes.

7. In addition to the property specified in Clauses 1, 2, 3, 4, 5 and 6 of this Article, based on state management requirements, relevant Ministers shall stipulate property used to perform functions and tasks assigned by the State of public service providers in their fields.

8. Determining which field a public service provider belongs to in order to apply the provisions in Clauses 1, 2, 3, 4, 5, 6 and 7 of this Article shall comply with the provisions of law on public service providers.”

37. Addition of Article 41c:

“Article 41c. Operation of public property at public service providers

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



a) Official residences;

b) Intellectual property rights, application software copyright.

c) Database.

d) Property serving auxiliary activities serving the performance of the provider’s functions and tasks specified in Article 41b of this Decree.

dd) Property that is historical-cultural monuments or historical relics affixed to land for construction of public work; traditional rooms of the provider.

e) Other property operated in accordance with relevant laws.

2. The operation of public property at a public service provider must ensure the following principles:

a) Do not affect the performance of the provider's functions and tasks.

b) Do not violate the prohibitions of the law.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



d) Do not change the structure, architecture, or status quo of public property (except for additional investment is made for increase of the use value of the property; the value of the property provides as an additional investment belongs to the provider having the property after ending the operation period); do not lose the provider’ LURs or ownership of public property.

3. The operation of property specified in Points a, b and c, Clause 1 of this Article shall comply with the provisions of housing law, intellectual property law and other relevant laws.

4. The operation of property serving auxiliary activities serving the performance of the provider’s functions and tasks specified in Article 41b of this Decree shall be carried out as follows:

a) Forms of operation:

a1) The public service provider shall manage and use their own public property to provide services for auxiliary activities and direct assistance for the performance of the provider's functions and tasks.

Service prices shall comply with the State regulations (for services whose prices are determined by the State according to the law on prices) or shall be decided by the Head of the public service provider according to regulations on determination of prices of public services that are not covered by the state budget (for services whose prices are not determined by the State in accordance with the law on prices).

a2) Other organizations and individuals are allowed to exercise the right to use public property to provide services for auxiliary activities directly serving the performance of the provider's functions and tasks.

The other organizations and individuals to exercise the right to operate public property shall be selected according to forms of contractor selection as prescribed by law on bidding or according to forms of auction as prescribed by law on property auction; the organization of bidding or auction shall be decided by the Head of the provider having the property. Prices for other organizations and individuals to exercise the right to operate shall be hammer prices; starting price in case of auction, contract package value in case of bidding shall be determined according to the regulations on determining contract package value according to the provisions of law on bidding; the head of the public service provider shall decide the starting price and contract package value. Organization and individuals exercising the right to operate are allowed to collect service prices at the rates prescribed by the State (for services whose prices are determined by the State according to the law on prices) or to decide a collective amount that ensures adequate cost recovery and reasonable accumulation (for services whose price are not determined by the State in accordance with the law on prices).

a3) Other organizations and individuals are allowed to use locations at a public service facility to install automatic teller machines, vending machines, install and construct telecommunications works, install LED screens, panels serving information, propaganda and advertising in accordance with the provisions of law.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



The selection of organizations and individuals to use locations at the public service facility to install vending machines, LED screens, panels serving information provision, propaganda and advertising shall comply with the provisions of Point a2 of this clause.

b) Authority to decide operation:

b1) Ministers and Heads of central authorities shall stipulate authority to decide on operation of public property at the public service provider under the management of Ministries and central authorities, except for the case specified in point b3 of this clause.

b2) The province-level People's Councils shall stipulate authority to decide on operation of public property at the public service provider under the management of provincial authorities, except for the case specified in point b3 of this clause;

b3) The head of the public service provider shall cover their own regular expenditures and investment expenditures, and the public service provider covering their own regular expenditures shall decide on operation of public property at the provider.

c) Procedures for operation of public property:

c1) The public service provider assigned to manage and use public property shall prepare an application for operation of public property, report to the superior regulatory authority (if any) which will report to a competent agency or person prescribed in point b of this clause for consideration and decision on the operation of public property. The application for operation includes:

Written request for operation of public property of the public service provider (clearly stating the necessity; list of property to be operated (type, quantity, area, original cost, residual value); form of operation; operation period; expected proceeds (if any)): 01 original;

Other documents related to the proposed property: 01 copy.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



c3) Main contents of the decision on operation of public property include:

The name of the public service provider having property to be operated;

The list of the property to be operated (type, quantity, area, original cost, residual value; form of operation; operation period);

Responsibilities for organizing implementation.

d) The public service provider shall issue sales invoices to organizations and individuals in accordance with the law on invoices and documents.

dd) Proceeds from operation of public property, after reducing related expenses and fulfilling financial obligations to the State, the remaining amount is the proceeds from the public service provider that are managed and used according to the provisions of the Government on financial autonomy mechanism of the public service provider.

5. The operation of property that is historical-cultural monuments or historical relics affixed to land for construction of public work or traditional rooms of the provider shall be carried out as follows:

a) Forms of operation:

a1) The public service provider allows organizations and individuals to visit relics and traditional rooms; the public service provider can collect sightseeing fees in accordance with the law on fees and charges. The management and use of the collected fees shall comply with the provisions of law on fees and charges;

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



b) Authority and procedures for proposing to authorities competent to decide operation shall comply with the provisions of point b and point c clause 4 of this Article.”

38. Amendments to Article 42:

“Article 42. Management and use of property affixed to land and value of rights to use land at public service providers for business, lease, joint venture, and association purposes

1. The use of property affixed to land and value of rights to use land at public service providers for business, lease, joint venture, and association purposes must fall into the cases specified in Clause 1, Article 56, Clause 1 of this Article 57, Clause 1 Article 58 of the Law on Management and Use of Public Property. The use of land use rights for business, rental, joint venture and association purposes is only implemented in the cases specified in Clause 2 of this Article.

2. In case the public service provider is leased out land by the State under one-off arrangement, or receives LURs by conveyance in accordance with land laws but the land rent paid or the payment for LURs received by conveyance that is not covered by the state budget is certified by the Minister or Head of a central authority or the Chairperson of the Province-level People’s Committee, the public service provider is allowed to use rights to use land and property affixed to land for business, lease, joint venture and association purposes as prescribed by the Law on Management and Use of Public Property and this Decree. In case LUR value is used to contribute capital, requirements prescribed by land laws must also be met.

The land rent paid and the payment for LURs received by conveyance shall be considered as the amount of money covered by the state budget in the following cases:

a) The State provides a grant from the state budget to pay the land rent or pay for the LURs received by conveyance.

b) The public service provider uses the public service development fund to pay the land rent or pay for the LURs received by conveyance.

c) The public service provider is leased out land by the State under one-off arrangement and exempted from land rent for the entire land lease period.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



39. Addition of Clause 5 of Article 43:

“Article 43. Requirements when using public property for business, lease, joint venture and association purposes

5. Calculate full depreciation of fixed assets, fully fulfill obligations regarding taxes, fees, charges and other financial obligations to the State according to the provisions of law, including:

a) Depreciation costs of fixed assets for public property directly used for business, lease, joint venture and association purposes according to regulations of the Ministry of Finance on regimes for accounting and depreciation of fixed assets at agencies, organizations and units.

b) Obligations to transfer an amount of at least 2% of the public service provider's revenue earned from business, lease, joint venture, or association activities (in addition to taxes, fees, charges and other revenues as prescribed in point c of this clause) to the state budget; The specific amount to be transferred is determined according to the Scheme for using public property for business, lease, joint venture, or association purposes approved by a competent agency or person. The following entities shall not be required to pay the amount specified in this point:

Public service provider operating in the field of culture, health, education and training, physical education, sports, science and technology, or environment;

Public service provider paying land rent according to the provisions of land law.

c) Taxes, fees, charges and other revenues as prescribed by law. The public service provider is not required to pay land rent when using the property affixed to land for business, lease, joint venture or association purposes; except in cases where the public service provider is subject to land lease according to the provisions of land law and must pay land rent to the State."

40. Amendments to Clause 3 and Clause 4, addition of Clause 5, Clause 6 and clause 7 Article 44:

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



3. For a scheme for using public property for business or lease purposes:

a) The public service provider is responsible for preparing the scheme, reporting to the superior regulatory agency (if any) to consider and have comments on the scheme and send then for consulting with the agency assigned to manage the public property prescribed in Clause 2, Article 19 of the Law on Management and Use of Public Property (If the provider is under the management of a central authority), Department of Finance (if the provider is under the management of a provincial authority), Department of Finance (if the provider is under the management of a provincial authority), district-level Division of Finance - Planning (if the provider is under the management of a district-level authority). The application submitted to consult with the agency assigned to manage the public property includes:

Consultation document of the public service provider: 01 original;

The scheme for using the public property for joint venture or association purposes of the provider: 01 original;

Document specifying the provider’s functions and tasks and organizational structure of a competent agency or person: 01 copy.

Other relevant dossiers (if any). 01 copy.

b) Within 30 days from the date of receiving the scheme, the agency assigned to manage the public property specified in clause 2 Article 19 of the Law on Management and Use of Public Property, Department of Finance and the district-level Division of Finance - Planning shall consider and have comments on: the necessity; the conformity of the scheme with the provider’s functions and tasks, provisions of law on management and use of public property (in case of application, authority to approve, order and completeness of the application for approval for the scheme); contents of the scheme need to be revised and completed.

c) Within 30 days from the date of receiving comments from the agency specified in point b of this clause, the public service provider shall research and receive comments for revising and completing the scheme, and report to the superior regulatory agency (if any) which will propose to the competent agency or persons specified in clause 2 Article 56, clause 2 Article 57 of the Law on Management and Use of Public Property.

d) Within 30 days from the date of receiving the completed scheme of the provider, the competent agency or person specified in clause 2 Article 56 or clause 2 Article 57 of the Law on Management and Use of Public Property shall decide on approval for the scheme according to its authority or prepare a written response to the disagreement with the scheme.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



a) The public service provider is responsible for preparing the scheme, reporting to the superior regulatory agency (if any) to consider and have comments on the scheme and send then for consulting with the agency assigned to manage the public property prescribed in Clause 2, Article 19 of the Law on Management and Use of Public Property (If the provider is under the management of a central authority), Department of Finance (if the provider is under the management of a local authority).

b) Within 30 days from the date of receiving the scheme for using public property for joint venture or association purposes, the agency assigned to manage the public property specified in clause 2 Article 19 of the Law on Management and Use of Public Property shall consider and have comments on the scheme for using the public property for joint venture or association purposes of the public service provider (in case the provider is under the management of a central authority) in order to request the provider to complete the scheme or report to a ministry or central authority for consulting with the Ministry of Finance in case of agreement on the scheme; the Department of Finance shall consider and have comments on the scheme for using the public property for joint venture or association purposes of the public service provider (in case the provider is under the management of a local authority) in order to request the provider to complete the scheme or report to the Chairperson of the province-level People’s Committee to consult with the Standing Committee of the People's Council at the same level in case of agreement with the scheme. Contents of comments: the validity of the application; the necessity; the conformity of the scheme with the provider’s functions and tasks, provisions of law on management and use of public property (in case of application, authority to approve, order and completeness of the application for approval for the scheme); contents of the scheme need to be revised and completed.

In case it is necessary to revise and complete the scheme, the public service provider shall revise and complete it to report it to the superior regulatory agency (if any) which will consider and have comments on the scheme and send the scheme to the agency assigned to manage the public property as prescribed in point a or point b of this clause.

c) The application submitted to consult with the Ministry of Finance or the Standing Committee of the province-level People's Council includes:

The written request enclosed with the comments of the ministry, central authority or chairperson of the province-level People’s Committee on the scheme for using the public property for joint venture or association purposes of the provider: 01 original;

The written comment of the agency assigned to manage the public property specified in clause 2 Article 19 of the Law on Management and Use of Public Property or the Department of Finance: 01 copy.

The scheme for using the public property for joint venture or association purposes of the provider: 01 copy.

Document specifying the provider’s functions and tasks and organizational structure of a competent agency or person: 01 copy.

Other relevant dossiers (if any). 01 copy.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



dd) The Minister or Head of the central authority (in case the provider is under the management of the central authority), Chairperson of the province-level People’s Committee (in case the provider is under the management of the local authority) shall direct the provider preparing the scheme to research and receive comments for revising, completing the scheme, and reporting it to the superior regulatory agency (if any) which will submit the scheme to the Minister or Head of the central authority (in case the provider is under the management of the central authority), or the Chairperson of the province-level People’s Committee (in case the provider is under the management of the local authority) within 30 working days from the date of receiving the written comment from the Ministry of Finance or the Standing Committee of the Province-level People's Council.

e) Within 30 days from the date of receiving the completed scheme of the provider, the Minister or Head of the central authority (in case the provider is under the management of the central authority), Chairperson of the province-level People’s Committee (in case the provider is under the management of the local authority) shall decide on approval for the scheme according to their authority or send a written response to the provider in case of disagreement on the sheme.

5. Main contents of the decision on approval for the scheme include:

a) The name of the public service provider that is allowed to use the property for business, lease, joint venture or association purposes.

b) The list of the property used for business, lease, joint venture or association purposes.

c) Time limit for carrying out the scheme.

d) Responsibilities for organizing implementation.

6. After the scheme for using public property for business, lease, joint venture or association purposes is approved by a competent agency or person and the public service provider generates other property to use for business, lease, joint venture or association purposes, the preparation, comment, submission and approval of the scheme for using such property for business, lease, joint venture or association purposes shall comply with the provisions of this Article.

7. In case public service providers have the same need to use public property for joint venture or association purposes in order to provide public services, the public service providers shall jointly establish a scheme for using public property for joint venture or association purposes. On that basis, the parties participating in the joint venture or association shall report to the competent agency or person for approval according to their authority and procedures specified in Clause 4 of this Article as the basis for implementation, and are not required to organize selection of joint venture or association partners as prescribed in Clause 3, Article 47 of this Decree.”

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



“Article 46. Use of public property at public service providers for lease purposes

3. The lease of public property at a public service provider shall be granted according to the following forms:

a) The public property shall be leased at auction, except for the cases specified in point b of this clause. The auction of rights to lease property shall comply with the provisions of clauses 3, 4, 5 and 6 Article 24 of this Decree and property auction laws.

The starting price for auction is decided by the head of the public service provider in accordance with the market rent of the same type of property. The head of the public service provider may establish a price appraisal council of the State according to the provisions of price law or hire a price appraisal enterprise to determine a price serving as a basis for deciding the starting price for auction of rights to lease property.

The use of price appraisal certificates and price appraisal reports shall comply with price laws.

b) Direct lease applies in case each term of lease of the property is under 30 days or the value of the lease contract is less than 50 million VND.

The head of the public service provider shall issue the direct rent and publicly post the property rent at the headquarters of the provider, website of the provider (if any), web portals of ministries, central authorities and local authorities, website on public property of the Ministry of Finance. The determination of the property rent shall comply with the provisions of point a of this clause.

4. The property rent shall be:

a) The hammer price in case the property is leased out at auction.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



5. The property must be leased (under a lease contract/lease) in accordance with law.

In case the lessee applies for additional investment to increase the use value of the property, the consent of the public service provider that holds the property must be obtained; the value of the property provided as an additional investment belongs to the public service provider that holds the property after the lease term expires, including cases where the lease contract terminates before the lease term expires.

In case the property is leased out for the first time for a term of less than 05 year, when the lease term expires but the lessee wishes to continue leasing such property, the public service provider shall reach an agreement with the lessee to renew the lease contract; the renewal period must not exceed the initial lease period and within the time limit for carrying out the scheme approved by the competent authority or person; the rent shall be decided by the head of the public service provider according to the provisions of Point a, Clause 3 of this Article at the time of contract renewal, but must not be lower than the initial rent.

42. Amendments to Clauses 2, 3 and 6, addition of Clause 6a of Article 47:

“Article 47. Use of public property at public service providers for joint venture and association purposes

2. On the basis of the scheme for using public property for joint venture or association purposes, the person competent to grant approval as prescribed in Article 44 of this Decree, and the head of the public service provider shall:

a) decide specifically on the use of public property for joint venture or association purposes.

b) decide on the establishment of a price appraisal council of the State according to price laws or hire a price appraisal enterprise to determine the value of the public property used for joint venture or association purposes. The use of price appraisal certificates and price appraisal reports shall comply with price laws.

c) organize selection of partners for the joint venture or association as prescribed in clause 3 of this Article.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



a) After the decision to use the public property for joint venture or association purposes is made by a competent agency or person, the public service provider shall publicly announce the selection of partners for the joint venture or association on the website of such provider (if any), web portals of ministries, central and local authorities and website on public property of the Ministry of Finance. The public announcement on partner selection includes the following main contents:

Information of the provider holding the property used for joint venture or association purposes;

The property proposed to be used for joint venture or association purposes;

Joint venture and association plans;

Criteria for selecting partners for the joint venture or association as prescribed in point c of this clause;

Time when and location where the application is submitted.

b) The provider holding the property shall, based on the applications submitted by applicants and criteria specified in point c of this clause, select a partner(s) for the joint venture or association and be responsible for their selection.

In case the applicant contributes their own property as capital for the joint venture or association to the public service provider, the applicant is responsible for hiring a price appraisal enterprise to determine the value of such property before submitting their application for the joint venture or association. The application for the joint venture or association consists of:

A written request for participating in the joint venture or association of the applicant: 01 original;

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



Documentary evidence of qualifications of the applicant that are suitable to the field related to the joint venture or association: 01 copy.

Price appraisal certificate (in case the applicant’s property is used for joint venture or association purposes): 01 copy.

Other related documents: 01 copy.

c) Criteria for selecting a partner participating in the joint venture or association include:

Qualifications of the partner in the field related to the joint venture or association;

Effectiveness of the financial plan;

Necessary material facilities and equipment of the partner guaranteeing the joint venture or association;

The plan for disposal of the property after the joint venture or association term expires;

Other criteria suitable for the joint venture or association purposes, functions and tasks of the public service provider having the public property shall be decided by itself.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



For other property, after ending the joint venture or association (including the case where the contract is terminated by the deadline), it will be disposed of according to the following principles:

a) For property that is used for joint venture or association purposes according to the form specified in point a clause 4 of this Article, after ending the joint venture or association, the provider may continue managing or using the property or proposing to a competent agency or person to consider and decide on disposal of the property according to the provisions of the Law on Management and Use of Public Property and this Decree.

b) For property used for joint venture or association purposes according to the form specified in point b clause 4 of this Article, after the joint venture or association term expires, the part of the property owned by each party shall be equivalent to the property value or capital contributed when investment in developing or purchasing property used for the joint venture or association purposes.

c) For property formed through the joint venture or association according to the provisions of point c clause 4 of this Article, after the joint venture or association term expires, it will be divided between parties in the joint venture or association according to the contribution ratio of each party; in case it cannot be divided in kind, it will be sold to the remaining parties in the joint venture at market price; in case the parties in the joint venture fail to purchase, the property will be sold at auction; the property purchase/sale price of the parties in the joint venture will be determined by a price appraisal enterprise hired by the parties.

d) In case the parties in a joint venture or association voluntarily transfer property without compensation to a public service provider, the provider shall manage and use it according to regulations.

6a. The termination of a joint venture or association contract by the deadline and handling of related issues shall comply with the Contract and civil law. The disposal of property used for joint venture or association purposes and property formed through the joint venture or association shall comply with the provisions of clause 6 of this Article.”

43. Addition of Clause 4 of Article 48:

“Article 48. Repossession of public property at public service providers

4. The operation and disposal of public property subject to repossession under a decision issued by a competent agency or person shall comply with the provisions of Article 19 hereof.”

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



“Article 53a. Transfer of public property at public service providers to local authorities for management and disposal; disposal of public property at public service providers in cases of merger, consolidation, division and dissolution; Disposal of public property that is weapons, explosive materials, combat gears, and cryptographic products of the cipher industry equipped for public service providers

1. The transfer of property at public service providers to local authorities for management and disposal shall comply with the provisions of Article 35a hereof.

2. The disposal of public property at public service providers in cases of merger, consolidation, division and dissolution shall comply with the regulations of the Government on reorganization and dissolution of public service providers and their guiding documents.

3. The disposal of public property that is weapons, explosive materials, combat gears, and cryptographic products of the cipher industry equipped for public service providers shall comply with the provisions of Article 35c hereof.”

45. Amendments to Clause 1 Article 54:

“Article 54. Procedures for disposal of public property when converting public service providers into enterprises

1. Before a competent agency or person decides to convert a public service provider into an enterprise, or a public service provider with its buildings and land subject to rearrangement or disposal in accordance with the Government’s regulations on rearrangement and disposal of public property when preparing the plan for conversion, the plan for rearrangement or disposal of the buildings and land subject to rearrangement in accordance with the Government’s regulations on rearrangement and disposal of public property applicable to buildings and land proposed to be retained after conversion must be approved by the competent agency or person. For the remaining buildings and land, the superior regulatory agency of the public service provider is responsible for management and disposal according to regulations.

The disposal of public property when converting a public service provider into a joint-stock company shall comply with the provisions of law on conversion of public service providers into joint-stock companies.

The disposal of public property when converting public service providers into enterprises, excluding cases where public service providers are converted into joint-stock companies shall comply with the provisions of clauses 2, 3, 4, 5, 6, 7 and 8 of this Article.”

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



“Article 55. Management and use of proceeds from disposal of public property at public service providers

2. Regarding proceeds from the disposal of public property that are not contained in the provisions of clause 1 of this Article, are managed by a public service provider itself and are not transferred to the escrow account at the State Treasury of the financial authority, the public service provider can transfer the remaining amount of these proceeds to the public service development fund after deducting relevant costs, repaying loans, mobilized capital (if any) and fulfilling financial obligations to the State. In case no revenue is derived from the public property disposal or proceeds from the property sale or liquidation are not enough to cover costs, the remaining balance will be spent from the provider’s authorized funding source assigned to organize the property sale and liquidation.”

47. Amendments to Clause 1 Article 65:

“Article 65. Management and use of proceeds from disposal of public property at the people's armed forces units

1. The entire proceeds from the disposal of public property at the people's armed forces unit shall be transferred to the escrow account at the State Treasury held by the Department of Finance of the Ministry of National Defense (for agencies and units affiliated to the Ministry of National Defense), or the Department of Planning and Finance of the Ministry of Public Security (for agencies and units affiliated to the Ministry of Public Security).”

48. Amendments to Article 66:

“Article 66. Other contents about management and use of public property at the people's armed forces units

1. The Minister of National Defense and the Minister of Public Security shall regulate the calculation of depreciation and amortization of special property and dedicated property at the people's armed forces units. Methods for procurement and sale of special property at the people's armed forces units shall comply with the Prime Minister's decision and relevant regulations of the Ministry of National Defense and the Ministry of Public Security. Property at the people's armed forces units must be renounced by agencies and persons with decision-making authority before disposal.

2. Regarding the formation, management, use and disposal of public property at the people's armed forces units that are not specified in Clause 1 of this Article and Articles from 58 to 65 of this Decree (except that the property that is weapons, explosives, and combat gears at the people's armed forces units is disposed of according to the provisions of Article 65 of the Law on Management and Use of Public Property and Articles 58, 59, 60 , 61, 62 and 63 of this Decree) the relevant provisions in Section 3 Chapter II, Article 65 of the Law on Management and Use of Public Property and the provisions in Chapter II of this Decree shall apply; regarding public service providers belonging to the people's armed forces, relevant provisions in Section 4 Chapter II, Article 65 of the Law on Management and Use of Public Property and provisions in Chapter III of the Decree shall apply.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



49. Amendments to Article 67:

“Article 67. List of property subject to centralized procurement

1. The authority to issue a list of centrally procured property shall comply with the provisions of bidding law.

2. Principles for compilation and application of a list of centrally procured property:

a) Property that is included in the centralized procurement list is adjusted to suit management requirements, procurement needs, legal regulations and organization and implementation capacity of the centralized procurement unit.

b) List of property subject to centralized procurement at national level applies generally to agencies, organizations and units under the management of ministries, central and local authorities.

c) List of property subject to centralized procurement at ministerial and central levels applies to agencies, organizations and units under the management of ministries and central authorities, list of property subject to centralized procurement at local level applies to agencies, organizations and units under the management of local authorities.

d) Property on the list of property subject to centralized procurement at ministerial, central or local level must not be included in the list of property subject to centralized procurement at national level that has been issued by the Minister of Finance or Minister of Health.

dd) Ministers and Heads of central authorities, and the province-level People’s Committees shall promulgate guiding documents on technical standards and estimated price of property on centralized procurement lists in accordance with standards, norms and usage needs of agencies, organizations and units under their management.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



a) Special property and dedicated property at the people's armed forces units.

b) Property of Vietnamese agencies abroad.

c) Property purchased from aid, sponsorship, and capital sources of programs and projects financed by foreign grantors which impose different procurement requirements from the provisions in this Chapter.

d) Property procured for a construction investment project under a separate contract package which affects the uniformity of the project or limits the participation of bidders according to the provisions of bidding law.

4. Lists of property subject to centralized procurement must be updated publicly on the web portals of ministries, central authorities, the People’s Committees of provinces and central-affiliated cities.”

50. Amendments to Article 68:

“Article 68. Centralized procurement units

1. Units acquiring drugs, medical equipment, and testing supplies through centralized procurement of the nation: are units affiliated to the Ministry of Health or other units tasked with centralized procurement of drugs, medical equipment, and testing supplies included in the national centralized procurement list by the Prime Minister.

2. Centralized procurement units of ministries, central authorities and provinces: Are units affiliated to ministries, central authorities and provinces tasked with:

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



b) Procurement of property included in the lists of property subject to centralized procurement at ministerial, central and local levels.

3. The Ministry of Health, ministries, central authorities, and the province-level People’s Committees shall, under their authority, decide on centralized procurement units for procurement as prescribed in clause 1 and clause 2 of this Article on the basis of reorganization, rearrangement and assignment of additional tasks for existing agencies, organizations and units (without establishment or additional staffing of ministries, central and local authorities).”

51. Amendments to Article 74:

“Article 74. Consolidation of centralized procurement needs (except drugs, chemicals, testing supplies, medical equipment)

1. Centralized procurement shall be carried out by signing a framework agreement, except for the following cases where the procurement is carried out by signing a direct contract:

a) The property procurement is under programs and projects financed by aid and sponsorship capital from domestic and foreign grantors that request direct conclusion of contracts;

b) Competent agencies and persons assign procurement estimates to centralized procurement units according to the provisions of law.

2. Based on the scope of the assigned budget estimate and authorized funding sources, the agency, organization or unit wishing to procure property on a centralized procurement list is responsible for preparing a centralized procurement registration document, send it to the superior regulatory agency (hereinafter referred to as the focal point for centralized procurement registration) which will consolidate and submit to the centralized procurement unit of the ministry, central authority, or provincial authority by the deadline set by the Minister, Head of the central authority or the province-level People’s Committee for application under the unit’s management. The agency, organization or unit is responsible for its registration of property procurement.

The main contents of the centralized procurement registration document include:

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



b) Type and quantity of property subject to centralized procurement.

c) Estimates, capital sources for centralized procumbent and payment method.

d) Estimated time and location for delivery and receipt of property after completion of procurement and other proposals (if any).

3. The centralized procurement unit of the ministry, central authority or provincial authority shall synthesize the centralized procurement needs of the agency, organization, or unit under the management of the ministry, central authority, or local authority using Form No. 03/TSC-MSTT enclosed with this Decree to prepare a contractor selection plan and bidding documents.

4. In case the agency, organization, or unit does not express the need for centralized procurement of the property for which procurement cost estimate has been provided on the list of property subject to centralized procurement by the deadline specified in clause 2 of this Article, it is not allowed to procure such property.

In case the need for procurement of property included in the centralized procurement list exceeds the budget estimate provided at the beginning of the year and the additional procurement cost estimate has been approved by a competent agency or person but the deadline for consolidating the need for procurement has expired, the proposing agency, organization, or unit shall report to the agency or person competent to decide on procurement for consideration and decision to assign the proposing agency, organization, or unit to organize procurement according to the provisions of bidding law.

5. The process of centralized procurement shall comply with the provisions of the Law on Bidding, the Government’s Decrees elaborating certain Articles and implementation of the Law on Bidding in terms of contractor selection.”

52. Amendments to Article 79:

“Article 79. Payment for property

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



2. In case of centralized procurement by signing a direct contract, the payment for the contractor providing the property shall be as follows:

a) The centralized procurement unit requests the agency managing the program or project to transfer payments to the contractor providing the property;

b) The centralized procurement unit requests the agency managing the program or project to transfer payments to the centralized procurement unit for making payment to the contractor;

c) The centralized procurement unit pays the contractor in case the competent agency or person provides the procurement cost estimate to the centralized procurement unit.

3. The payment for property shall comply with the provisions of law, framework agreement and property procurement contract that have been signed with the selected contractor.

4. The State Treasury is responsible for controlling expenditures according to the provisions of law. An expenditure control record includes:

a) Annual estimate or annual investment capital plan of the program or project assigned by a competent authority;

b) Property procurement contract;

c) Advance payment guarantee (if any);

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



dd) Disbursement request; payment request (if any); Payment order by wire transfer or electronic funds transfer (EFT), or cash withdrawal slip (in case of withdrawal from deposit account);

e) Document of the centralized procurement unit requesting the agency managing the program or project to transfer payments to the selected contractor providing the property according to the signed contract (in case the centralized procurement unit requests the agency managing the program or project to transfer payments to the contractor providing the property);

g) Document of the centralized procurement unit requesting the agency managing the program or project to transfer payments to the deposit account of the centralized procurement unit; Payment order by wire transfer or electronic funds transfer (EFT) (in case the centralized procurement unit requests the agency managing the program or project to transfer payments to the centralized procurement unit for making a payment for the contractor providing the property). Regarding this written request for transfer, in addition to the information relating to the procurement of property, the amount of money requested to be transferred and the deposit accounts of the centralized procurement unit and the state treasury where the unit opens the deposit account need to be specified.”

53. Amendments to Clause 2 Article 81:

“Article 81. Final cost statement and contract finalization

2. Final statement of costs for property procurement:

a) The centralized procurement unit is responsible for submitting the cost statement to the agency managing the program or project in case of centralized procurement by direct contracting where the agency managing the program or project transfers payments to the centralized procurement unit for making a payment for the contractor.

b) The centralized procurement unit is responsible for submitting the procurement cost statement in case of allocating a procurement cost estimate to the centralized procurement unit.

c) The agency, organization or unit directly using the property is responsible for submitting the procurement cost statement in cases not specified in point a and point b of this clause.”

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



“Article 89. Management and use of property of a state-funded project

1. The project executor (agency, organization, or unit assigned to implement a project) shall arrange their existing property to serve project management; the investment in and equipment of property serving the project management are only made for project management boards established in accordance with the law, and for project executors when their existing property is unable to be arranged and the principles of property formation specified in Clause 2, Article 28 of the Law on Management and Use of Public Property are applied. The contractor, consultant, and supervisor of a project ensure their own property to serve consulting, supervision, and construction activities; The Project Management Board does not invest in construction, procurement, or leasing of property to provide it to the contractor, consultant, or supervisor. For time-based consulting contracts, the Project Management Board uses their own existing property or the leased property to serve the consultant's work during the contract period.

The management and use of property serving the activities of each project and property that is acquired as the results of state-funded projects shall comply with the provisions of Section 1, Chapter VI of the Law on Management and Use of Public Property and Articles 90, 91, 92, 93 and 94 of this Decree.

The management and use of property serving the general work of a Project Management Board shall comply with regulations applicable to public service providers in cases where the Project Management Board operates according to the public service provider’s model; comply with regulations applicable to state agencies in cases where the Project Management Board operates under another model (not a public service provider).

2. For property serving the operations of experts, contractors, consultants, supervisors, and project executors transferred without compensation to the State of Vietnam, the establishment of public ownership and disposal of the property shall comply with the Government's regulations on procedures for establishment of public ownership of property and disposal of property under established public ownership."

55. Amendments to clauses 1 and 2 of Article 91:

“Article 91. Forms of disposal of property serving the operation of state-funded projects

1. Allocation and transfer of property:

a) Allocate property to beneficiaries according to project instruments or project documents approved or signed by competent authorities or persons.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



c) Allocate or transfer property to serve the operation of other projects.

d) Transfer land area allocated or temporarily allocated to the Project management board to serve the project execution (including works and property affixed to land) to local authorities for management.

dd) Cases of transfer of property that are not specified in point b and point c of this clause shall be decided by the Prime Minister.

2. Property that has expired under the provisions of law; property that has not expired but is damaged beyond repair or is damaged and cannot be repaired effectively (expected repair cost is greater than 30% of the property's original cost) must be liquidated; office buildings or other property attached to land must be demolished according to the decision of the competent authority or person."

56. Amendments to Article 92:

“Article 92. Authority to approve plans for disposal of property serving the operation of projects

1. For a project under the management of a central authority:

a) The Minister of Finance shall approve the plan for transfer of property to the agency, organization, unit, project under the Ministry, another central authority or local authority for management at the request of the Minister or Head of the central authority and the Chairperson of the relevant Province-level People's Committee.

b) The Minister or Head of the central authority shall approve or stipulate the authority to approve the plan:

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



Allocate or transfer the property to serve the operation of another project under the management of the Ministry or the central authority;

Sell; liquidate; destroy; dispose of the lost or damaged property;

Transfer the land area allocated or temporarily allocated to serve the project execution to the province-level People’s Committee after completing the project execution.

2. For a project under the management of a local authority:

a) The Minister of Finance shall approve the plan for transfer of property to the agency, organization, unit, project under the Ministry, central authority or another local authority for management at the request of the Minister or Head of the central authority or the Chairperson of the relevant Province-level People's Committee.

b) The province-level People's Council shall stipulate the authority to approve the plan for allocation or transfer of property to the agency, organization, unit or project under the management of the local authority; sale; liquidation; destruction; disposal of property in case of loss or destruction.

3. The Prime Minister shall issue a decision to transfer property in the case specified in Point dd, Clause 1, Article 91 of this Decree at the request of the Minister of Finance on the basis of the request of the Minister or Head of the central authority, chairperson of the province-level People’s Committee.

4. The authority to decide on property disposal in other forms specified in Clause 6, Article 91 of this Decree shall comply with relevant laws.

5. Plans for disposal of property serving the operation of projects shall be approved through administrative decisions of competent agencies and persons specified in this Article.”

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



“Article 93. Procedures for disposal of property serving the operation of state-funded projects

1. Property disposal when a project ends:

a) When the project ends, the Project Management Board is responsible for preserving the status quo of the property and property records until the property is handed over to the agency, organization, unit, or project that is eligible to receive or complete the sale, liquidation, or destruction of the property according to the decision of a competent authority or person.

In case the project has ended and the Project Management Board has been dissolved but the property has not yet been disposed, the project management agency assigns an agency or unit under its management is responsible for preserving the property, and property records and performing other tasks of the Project Management Board specified in this Decree;

b) At least 30 days before the project end date according to the decision of the competent agency or person, the Project Management Board is responsible for inventorying property serving the project’s operation, proposing solutions for disposal, preparing an application for disposal of the property, reporting the superior regulatory agency (if any) for synthesizing and reporting to the project management agency. The inventory must be recorded in writing, and the main contents of the record consist of: The name of the project, name of the project management board, managing agency, participants in the inventory, results of the inventory. In case of surplus or dearth of property, the surplus or dearth must be specified in the inventory record, and it is required to specify causes, responsibilities and propose disposal measures according to the regime for management and use of public property. The list of property proposed to be disposed shall be made using Form No. 07/TSC-TSDA enclosed herewith.

An application for disposing of the property includes:

The report of the project management board (enclosed with the list of property proposed to be disposed): 01 original;

The written request for disposal made by the superior regulatory agency (if any): 01 original;

The property inventory record: 01 copy.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



Other documents or instruments related to the property disposal: 01 copy each;

For projects which have a managing agency that plays the role of general coordination and managing agencies of component projects, the managing board of each component project is responsible for stocktaking and reporting to the managing board of the entire project for consolidating and proposing disposal plans;

c) Within 30 days from the date of receipt of the report, the project management agency is responsible for consolidating and issuing a written request for property disposal, enclosed with the application for property disposal specified in Point b of this Clause, sending them to the agency assigned to manage public property specified in Clause 2, Article 19 of the Law on Management and Use of Public Property (for projects under the management of central authorities), or to a Department of Finance (for projects under the management of local authorities);

d) Within 30 days from the date of receipt of the report from the project management agency, the agency assigned to manage public property specified in Clause 2, Article 19 of the Law on Management and Use of Public Property (for projects under the management of central authorities), or the agency assigned to manage public property specified in Clause 3, Article 19 of the Law on Management and Use of Public Property (for projects under the management of local authorities) is responsible for preparing a plan for property disposal using the form specified in Article 91 of this Decree, requesting the competent agency or person specified in Point b, Clause 1, Point b, Clause 2, Article 92 of this Decree to approve the plan according to their competence or submit it to the Minister, Head of the central authority, Chairperson of the Province-level People's Committee for passing comments to the agency assigned to manage public property specified in Clause 1, Article 19 of the Law on Management and Use of Public Property (in case the approval is under the authority of the Prime Minister, or the Minister of Finance);

dd) Within 30 days from the date of receiving the request from the Minister, Head of the central authority, or the Chairperson of the Province-level People's Committee, the agency assigned to manage public property specified in Clause 1, Article 19 of the Law on Management and Use of Public Property shall submit the plan for disposal to the Minister of Finance for consideration and approval or request the Minister of Finance to submit it to the Prime Minister for consideration and approval;

e) In case the Project Management Board or project management agency does not propose a disposal plan or proposes an inappropriate disposal plan, the agency assigned to manage public property specified in Clauses 1, 2 or 3, Article 19 of the Law on Management and Use of Public Property shall prepare a disposal plan and submit it to the Minister of Finance, Minister, or Head of the central authority, or the Chairperson of the Province-level People's Committee for decision according to regulations. The Project Management Board and the project management agency are responsible to the Minister, Head of the central authority, and the Chairperson of the Province-level People's Committee in case no disposal plan is proposed."

58. Amendments to Article 94:

“Article 94. Disposal of property that is acquired as the result of a project implementation process

1. Property that is acquired as the result of a project implementation process is a construction work and the other property that are determined to be the result of a project approved by a competent authority or person.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



a) Within 60 days (for a construction work), 30 days (for another property), from the date of completion of construction investment or procurement, the Project Management Board is responsible for handing over the property to a beneficiary to be operated and used according to project objectives (which clearly determine the current value of property after investment according to investment laws, construction laws and relevant laws; in case there are many beneficiaries, the part of property and value of property allocated to each beneficiary must be specified). The handover or receipt of the property shall be recorded using the Form 01/TSC-BBGN enclosed herewith. During the project implementation, the beneficiary of the project is responsible for protecting and using the allocated property in accordance with the law, ensuring savings and efficiency.

b) Accounting and management of property that is acquired as the result of a project implementation process after handover shall be as follows:

If the beneficiary is an agency, organization or unit: The beneficiary must monitor, enter the increase of property into the accounts, make a report on declaration of property changes according to the provisions of Article 126 and Article 127 of this Decree, and manage and use the property according to the provisions of the Law on Management and Use of Public Property, provisions in this Decree and relevant laws;

If the beneficiary is an enterprise or another business organization: The beneficiary must record the increase of state capital invested in the enterprise or the business organization or in another form as prescribed by law, except for beneficiaries that are organizations that are assigned to manage infrastructure assets that are not considered state capital at enterprises according to the provisions of law on management, use and operation of each type of infrastructure assets. The beneficiary is responsible for managing and using the allocated property according to the financial regime applicable to that enterprise or business organization;

If the beneficiary is a household or individual: The management and use of property shall comply with civil laws and other laws related to the received property and instruments and clauses of the project signed or decided by competent authorities and persons.

c) The determination of original cost of fixed assets for accounting shall comply with the regulations of the Minister of Finance on regimes for management and depreciation of fixed assets at state agencies; regimes for management, use and amortization of fixed assets.

d) In case the infrastructure assets are acquired as the results of a project implementation process in which the beneficiary of the project result has been specifically identified in the project approved by a competent authority, the submission of a proposal to a competent authority or person for deciding on allocation of infrastructure assets to the managed beneficiary in accordance with the Government's regulations on management, use and operation or each type of infrastructure asset is not required.

dd) In case the project is approved by a competent authority or person and the beneficiary has been specifically identified but the beneficiary is not consistent with the subject assigned to manage the property according to the provisions of law at the time of handover, the project developer is responsible for reporting to the authority or person competent to approve the project to adjust the project or hand over the property to the beneficiary according to the project approved by the competent authority or person and the beneficiary is responsible for reporting to the authority or person competent to dispose of the property according to the provisions of law.

3. In case property is acquired as the result of a project implementation process and the beneficiary of such property within the project approved by a competent authority or person is not identified specifically, the property disposal shall be as follows:

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



Disposal methods as specified in Article 91 of this Decree;

Allocation of property to enterprises for management and use;

Allocation of infrastructure assets that are acquired as the results of the project implementation process to property management subject in accordance with the provisions of law on management, use and operation of infrastructure assets.

b) Authority to approve the disposal plan shall comply with the provisions of Article 92 of this Decree and the following regulations:

The Minister or head of a central authority shall approve the plan for allocating the property to an enterprise for management and use if the property is within the project under the management of the central authority; the province-level People’s Committee shall approve the plan for allocating the property to an enterprise for management and use if the property is within the project under the management of the provincial authority. In case the Ministry, central authority, or the province-level People’s Committee does not a representative agency of the owner of state capital at an enterprise, the consensus of the representative agency of the owner of state capital at the enterprise must be obtained before approval;

In case the Government's regulations on management, use and operation of each type of infrastructure assets include different provisions on the authority to decide on allocation of infrastructure assets to the management subject, the authority shall comply with the Government's regulations on management, use and operation of each type of infrastructure assets. In case the project is executed using foreign loans from the Government, loans guaranteed by the Government or foreign aid sources belonging to state budget revenue, the consensus of the Ministry of Finance must be obtained before decision to allocate the property to the management subject.

c) Procedures for property disposal shall comply with the provisions of Article 93 of this Decree. In case the property is allocated or transferred, the handover, receipt and accounting shall comply with the provisions of point b and point c clause 2 of this Article. In case an investment project to build office premises to be allocated to many agencies, organizations, and units is executed, the authority or person competent to make a decision on disposal of property within the project shall allocate the office premises to one agency or organization or unit for general management and to agencies, organizations, and units for use or to each agency, organization, or unit for management and use of each corresponding area, ensuring compliance with standards and usage of public property of each agency, organization, or unit.

4. The disposal of temporary construction works shall comply with the provisions of law on construction."

59. Addition of Article 94a:

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



1. For supplies and materials repossessed from the demolition of old infrastructure assets that have been assigned to management subjects according to the Government's regulations on management, use and operation of each type of infrastructure assets, the disposal of repossessed supplies and materials shall comply with the Government's regulations on management, use and operation of each type of infrastructure assets.

2. In case supplies and materials repossessed during project implementation that are not specified in Clause 1 of this Article are supplies and materials repossessed from the dismantling of old property to serve the project implementation, the Project Management Board is responsible for preserving the status quo of the supplies and materials repossessed from the dismantling of old property until the disposal is completed. Within 30 days from the date of completing the dismantling of the old property or repossession of supplies and materials, the Project Management Board is responsible for organizing disposal of the repossessed supplies and materials as follows:

a) The supplies and materials repossessed during the project implementation can be disposed in the following form if they can continue to be used: Transfer or sale. The project management board is responsible for preparing an application for disposal and reporting to the authority or person competent to make a decision on disposal as prescribed. The authority and procedures for deciding and organizing the transfer or sale of supplies and materials repossessed during the project implementation shall comply with the provisions of Section 5 Chapter II of this Decree.

b) The supplies and materials that cannot be used shall be destroyed by the Project Management Board.

3. In case the project approved by a competent authority stipulates that the value of repossessed supplies and materials is deducted from the bidding package price of the project implementation contract and is specified in the contract, the contractor implementing the project shall organize property disposal according to signed contract and relevant laws; not dispose of the property according to the provisions of this Article.”

60. Amendments to Article 95:

“Article 95. Public property sale invoices

1. Public property sale invoices are used when selling or conveying the following types of public property:

a) Public property at agencies, organizations and units (including state-owned housing).

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



c) Public property assigned to enterprises for management by the State that is not recorded as state capital at these enterprises.

d) Property of state-funded projects.

dd) Property under established public ownership.

e) Public property repossessed under decisions made by competent authorities and persons.

g) Supplies and materials repossessed from the maintenance, repair and disposal of public property.

2. Electronic invoices for sale of public property:

a) Electronic invoices for sale of public property shall be made using the Form No. 08/TSC-HD enclosed herewith.

b) An agency assigned to organize the disposal of public property shall issue electronic invoices through an electronic invoice service provider (if the agency is a payer of value-added tax with a tax code) or through the web portal of the General Department of Taxation (if the agency is not a payer of VAT with a tax code) according to the provisions of the Government's Decrees on invoices and records for purchasers when selling or conveying public property specified in Clause 1 of this Article. The agency assigned to organize the disposal of public property shall issue property sale invoices bearing the tax authority's code according to regulations applicable to non-business organizations that have transactions of selling goods or providing services; or applicable to organizations that are not required to pay for services using electronic invoices.

c) A tax authority shall issue electronic invoices bearing the tax authority's code for individual sale or conveyance of public property to the agency assigned to organize the disposal of public property.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



dd) The mandatory deadline by which electronic invoices for sale of public property must be applied is January 1, 2025.

3. Proceeds from property sale recorded on public property sale invoices do not include value added tax.”

61. Amendments to Article 101:

“Article 101. Basis for determination of LUR value

1. Land area is the area recorded in the Certificate of LURs, Certificate of LURs, and ownership of housing and property affixed to land, Certificate of LURs, and ownership of property affixed to land (hereinafter referred to as Certificate) or Land allocation or land lease decision of a competent state agency, Land lease contract (in case the Certificate is not issued). In case the Certificate or land allocation or land lease decision, or land lease contract is not issued by a competent state agency, the agency, organization, or unit using the land shall, based on the instruments and documents related to LURs, determine the land area used as a basis for determining the LUR value.

2. Land price shall be determined according to the price of land for construction of an agency's headquarters in the Land Price List issued by a competent authority according to the provisions of land law at the time of determining the LUR value.

In case the Land Price List does not specify the type of land for construction of the agency's headquarters, the land price shall be determined according to the land type in the Land Price List as follows:

a) For land allocated without land levy collection to build office premises of an agency, organization or unit; a dedicated work, or work serving the management at a unit of the people's armed forces; or a public work of a public service provider, the land price shall be determined according to homestead land;

b) For protective forest land, dedicated forest land, natural production forest land, land for agriculture, forestry, aquaculture, and salt production or land used for both agriculture, forestry, aquaculture and salt production purposes and national defense and security purposes allocated by the State without land levy collection or leased out by the State with exemption from land rent for the entire lease term or leased out by the State for which the paid land rent originates from the state budget, the land price shall be determined according to the corresponding land type;

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



3. In case of receipt of LURs by conveyance, the land price for determining LUR value shall be the actual price of land received by conveyance or the hammer price of LURs (if the land or LURs are received through conveyance at auction) which must not be lower than the land price issued by the Provincial People's Committee at the time of determining the LUR value. In case the actual price of land acquired through conveyance or the hammer price of LURs is lower than the land price issued by the Provincial People's Committee at the time of determining the LUR value, the land price shall be determined according to the provisions of Clause 2 of this Article.”

62. Amendments to Point a Clause 1 of Article 103:

“Article 103. Adjustments to LUR value

1. An agency, organization, or unit must adjust the LUR value for accounting in the case where it:

a) makes periodic adjustments every 5 years from 2026 when the Provincial People's Council announces the first land price list according to the provisions of land law;”

63. Amendments to Clause 1 of Article 116:

“Article 116. Systems of electronic transactions in public property

1. A system of electronic transactions in public property is an information technology system developed, managed, operated, and guided by the Ministry of Finance serving the sale of public property, lease of public property, conveyance, lease of the right to operate public property and other transactions in property offered at fixed prices. The auction through the National Property Auction Portal shall comply with the provisions of law on property auctions."

64. Amendments to Article 127:

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



1. In case the subject assigned to make a report on declaration of public property is tasked with direct data entry (except for the case specified in Clause 2 of this Article), the assigned subject shall prepare a dossier on declaration reporting and update information of property subject to declaration reporting on the National database on public property.

2. In case the subject assigned to make a report on declaration of public property is tasked with directly entering data on property that is buildings, land, automobiles or property whose original cost is at least 500 million VND per unit of property or in case the subject assigned to make a report on declaration of public property is tasked with direct data entry, the assigned subject shall prepare 02 dossiers on property declaration reporting; submit 01 of them to: The superior regulatory agency (if the property belongs to an agency, organization, unit, or enterprise under the management of a central authority); a governing department, district-level People's Committee (if the property belongs to an agency, organization, unit, or enterprise under the management of a local authority); the other shall be kept at the agency, organization, unit, or enterprise.

3. The superior regulatory agency, governing department, or the district-level People’s Committee shall:

a) In case the superior regulatory agency, governing department, or the district-level People's Committee is tasked with entering data, it shall update information on the proposed property to the National database on public property.

b) In case the agency tasked with managing public property of a ministry or central authority, Department of Finance is the agency responsible for data entry or in case the property is buildings, land, automobiles or property whose original cost is at least 500 million VND per unit of property, the superior regulatory agency, governing department, or district-level People's Committee shall certify dossiers on property declaration reporting of the agency, organization, unit, or enterprise under its management; submit 01 dossier that has been certified to: the agency tasked with managing public property of the ministry or central authority (if the property belongs to an agency, organization, unit, or enterprise under the management of a central authority); Department of Finance (if the property belongs to an agency, organization, unit, or enterprise under the management of a local authority).

4. The agency tasked with managing public property of the ministry, central authority or the Department of Finance shall:

a) Update information on the proposed property that is under its management to the National database on public property.

b) Approve data on property that is buildings, land, automobiles or property whose original cost is at least 500 million VND per unit of property (in case the subject assigned to make a report on declaration of public property or superior regulatory agency, governing department, or the district People's Committee is tasked with data entry).

5. A dossier on declaration reporting includes:

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



b) Documents related to the right to manage and use the proposed property: 01 copy each.

The unit assigned to make a report on declaration of public property may submit an electronic dossier on declaration reporting in case its digital signature has been appended.”

65. Amendments to Clause 4 of Article 130:

“Article 130. Reporting the management and use of public property

4. Agencies, organizations, units, and enterprises are responsible for submitting physical reports or digital reports on the management and use of public property in cases where digital signatures have been appended.

66. Amendments to Clauses 2 and 3, and addition of clause 5 of Article 135:

“Article 135. Public property insurance

2. Public property that must be insured is specified as follows:

a) Compulsory fire and explosion insurance must be purchased for public property in accordance with the provisions of law on fire prevention and fighting.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



The Minister of Finance proposes to the Prime Minister to promulgate a specific List of property that must be insured for storm, and flood risks and a roadmap for implementation.

3. In cases not falling within the scope specified in Clause 2 of this Article, heads of agencies, organizations, units and enterprises shall decide on the purchase of insurance (including voluntary insurance) on the basis of the actual use of property and the risk exposure of public property.

5. Funding for purchase of insurance shall be used from regular expenditures or authorized funding sources of agencies, organizations, and units.”

67. Addition of Article 137a:

“Article 137a. Implementation provisions

1. Agencies, organizations, units and other relevant entities can submit their applications and receive results through the national document communication axis in case a digital signature has been appended when following the procedures specified in this Decree. In case the procedures specified herein must be followed through many steps, the originals required for each procedure shall be kept at agencies with decision-making authority or agencies of persons with decision-making authority, and copies shall be kept by other agencies; In case electronic applications are not submitted but the documents and instruments included in such applications are electronic copies, agencies preparing such applications shall print such electronic documents and instruments off for preparing and submitting the applications.

2. Agencies and persons with authority to make decisions in the management and use of public property in accordance with this Decree and regulations of Ministers, Heads of central authorities, and Provincial People's Councils are authorized to perform one or more of their tasks and powers according to the provisions of the Law on Government Organization and the Law on Organization of Local Governments.

In case the heads of agencies, organizations or units assigned to manage and use public property are persons competent to decide on the procurement, lease, use, disposal or operation of public property according to the provisions of this Decree and the regulations of the Ministers, Heads of central authorities, and Provincial People's Councils, the heads of agencies, organizations, or units are assigned to manage and use public property shall, following the provisions of law and proposals of the consulting divisions, decide on procurement, lease, use, disposal, or operation public property without reporting to superior regulatory agencies (if any).”

68. Form No. 02/TSC-DA - Proposal for using public property at public service providers for business/lease/joint venture and association purposes (in Appendix I enclosed herein) shall be replaced.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



70. Form No. 18/TSC-XLTS – Applications for property disposal (in Appendix III enclosed herewith) shall be added.

Article 2. Replacement and annulment of some phrases, clauses, articles and forms of Decree No. 151/2017/ND-CP

1. Replacement of the phrases:

a) The phrase "Chairperson of the Province-level People’s Committee” is replaced with the phrase “the Province-level People’s Committee” in Clause 2, Article 6, Point a, Clause 2, Clause 3, Article 8.

b) The phrase " the Province-level People’s Committee” is replaced with the phrase “the People’s Committee at all levels” at point b Clause 3, Article 121, Point b, Clause 4, Article 122, point b clause 4 Article 123.

c) The phrase "decide or delegate" is replaced with the phrase "regulate" in Clause 2, Article 6, Point a, Clause 2, Clause 3, Article 8, Point b, Clause 2, Article 58, Point c, Clause 2, Article 59, Clause 2 Article 60, Clause 2 Article 61, Clause 2 Article 62, Clause 2 Article 86.

2. Annulment of phrases:

a) The phrase "not yet financially autonomous (public service providers that cover part of their own regular expenditures and public service providers of which regular expenditures are covered by state budget)" at Point a, Clause 1, Article 100.

b) The phrase “financial autonomy” at point b clause 1 Article 100.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



Article 3. Implementation clauses

1. This Decree comes into force from October 30, 2024.

Articles 96, 97, 98 and 99 of Decree No. 151/2017/ND-CP expire from January 1, 2025.

2. Transitional clauses

a) For office premises or public service facility that have been put up for auction by an agency or person with decision-making authority with a starting price that has been determined in accordance with regulations before the effective date of this Decree and is still valid, such determined starting price can continue to be used to organize the auction; In case after 02 unsuccessful auctions, if the auction plan is still implemented, the agency assigned to organize property sale will be responsible for making a plan for auction of office premises and organizing the starting price determination, organizing property auction and other contents as prescribed in Decree No. 151/2017/ND-CP (amended and supplemented in Article 1 and Article 2 of this Decree).

b) In case a public service provider is using public property for business, lease, joint venture or association purposes according to the Scheme approved by a competent authority or person and is subject to pay a land rent according to the provisions of Clause 2, Article 42 of Decree No. 151/2017/ND-CP, the provider is responsible for paying the land rent until the end of 2023; from 2024 onwards, the performance of financial obligations when using public property for business, lease, joint venture or association purposes shall comply with the provisions of this Decree.

c) In case a public service provider uses public property for operation according to the provisions of this Decree but has been granted approval for the Scheme for using the public property for business, lease, joint venture or association purposes by a competent authority or person, the public property will continue to be operated according to the approved Scheme; the proceeds from the property operation will be managed according to the regulations on operation of public property at public service providers as specified in this Decree.

d) Within 01 year from the effective date of this Decree, agencies, organizations and units involved in public property operation that are not specified in Point c of this Clause are responsible for submitting reports to competent authorities and persons to consider and decide on property operation, ensuring compliance with the provisions of this Decree. At the end of the above time limit, if any agency, organization or unit is not granted approval by a competent authority or person, it must stop operating public property.

dd) For ongoing umbrella projects as specified in Decree No. 16/2016/ND-CP dated March 16, 2016 of the Government on management and use of official development assistance (ODA) and concessional loans from foreign sponsors, property serving the operation of each project shall be disposed according to each component project of such project. The authority to decide on disposal plans applicable to component projects under the management of central authorities shall comply with Clause 1, Article 92, Point b, Clause 3, Article 94 of Decree No. 151/2017/ND-CP (amended and supplemented in Article 1 of this Decree); The authority to approve disposal plans applicable to component projects under the management of local authorities shall comply with Clause 2, Article 92, Point b, Clause 3, Article 94 of Decree No. 151/2017/ND-CP (amended and supplemented in Article 1 of this Decree).

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



g) For property that has been entered into accounts, managed and used by agencies, organizations or units according to the provisions of law before the effective date of this Decree, procedures for reporting to agencies and persons competent to make decisions on property allocation must be followed as prescribed herein. The agencies, organizations and units are responsible for accounting, management and use of property in accordance with the provisions of law.

h) In cases where the authority to decide on procurement, lease, use, disposal or operation of public property has been specified in this Decree, the provisions of this Decree shall be applied. In cases where this Decree specifies that Ministers, Heads of central authorities, and Provincial People's Councils shall stipulate the authority, the decision-making authority shall be devolved according to the decentralization regulations promulgated by the Ministers, Heads of central agencies, and Provincial People's Councils in accordance with the provisions of Decree No. 151/2017/ND-CP by the time when the Ministers, Heads of central authorities, and the Provincial People's Councils promulgate regulations on the authority to decide on procurement, lease, use, disposal or operation of public property as prescribed in this Decree.

3. This Decree shall annul the following regulations:

a) Clause 5 Article 59 of Decree No. 123/2020/ND-CP dated October 19, 2020 of the Government on invoices and records.

b) Clause 5 Article 12 of Decree No. 152/2017/ND-CP.

c) Clause 7a Article 12 of Decree No. 46/2014/ND-CP .

ON BEHALF OF GOVERNMENT OF VIETNAM
PP. PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Ho Duc Phoc

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 114/2024/NĐ-CP ngày 15/09/2024 sửa đổi Nghị định 151/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý, sử dụng tài sản công

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


128.945

DMCA.com Protection Status
IP: 2a06:98c0:3600::103
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!