UỶ
BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
13/CT-UBND
|
Vĩnh
Phúc, ngày 10 tháng 10 năm 2012
|
CHỈ THỊ
VỀ TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ ĐẦU TƯ VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ CHỐNG
NỢ ĐỌNG TRONG XÂY DỰNG CƠ BẢN
Trong thời gian qua, việc huy động
và sử dụng vốn ngân sách nhà nước đã có đóng góp quan trọng vào việc đầu tư xây
dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, tạo môi trường thuận lợi góp phần thúc đẩy
sản xuất phát triển của tỉnh, xóa đói giảm nghèo và cải thiện đời sống nhân
dân. Bên cạnh đó, việc thực hiện phân cấp đầu tư theo Nghị định số
12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của Chỉnh phủ, Quyết định số 43/2009/QĐ-UBND ngày
8/7/2009 và số 57/2009/QĐ-UBND ngày 6/11/2009 của UBND tỉnh, qua 3 năm thực hiện
đã phát huy được những điểm tích cực trong đầu tư xây dựng. Cấp huyện và cấp xã
đã chủ động hơn trong đầu tư xây dựng, thủ tục đầu tư được triển khai thực hiện
nhanh và phù hợp hơn với từng địa phương; năng lực quản lý của lãnh đạo và cán
bộ chuyên môn cấp huyện, xã được nâng cao rõ rệt; giảm nhiều áp lực công việc đối
với các cơ quan cấp tỉnh; trách nhiệm của người quyết định đầu tư được phân định
rõ ràng.
Tuy nhiên, do chưa có các biện
pháp quản lý đồng bộ dẫn tới tình trạng cấp huyên, xã phê duyệt quá nhiều dự án
vượt khả năng cân đối vốn ngân sách nhà nước của địa phương, kế hoạch đầu tư
dàn trải, thời gian thi công kéo dài, hiệu quả đầu tư kém, gây phân tán và lãng
phí nguồn lực đầu tư. Tình trạng nợ xây dựng cơ bản có chiều hướng gia tăng
(theo số liệu tổng hợp đến 30/6/2012 tổng nợ khối khối hoàn thành các công
trình xây dựng của toàn tỉnh là 2.591 tỷ đồng). Trong khi đó, nguồn thu ngân
sách tỉnh rất hạn hẹp do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, các khoản huy động
từ đất rất khó khăn do thị trường bất động sản trầm lắng.
Để khắc phục các tồn tại và bất
cập nêu trên, đồng thời thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ
thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 về tăng cường công tác quản lý đầu tư từ vốn
ngân sách nhà nước và vốn Trái phiếu Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các
Sở, Ban, Ngành, UBND các huyện, thành, thị, UBND các xã, phường, thị trấn (sau
đây gọi tắt là các sở, ban, ngành, địa phương) tăng cường công tác quản lý đầu
tư từ nguồn ngân sách nhà nước như sau:
1. Rà soát,
đánh giá tình hình nợ xây dựng cơ bản và nhu cầu đầu tư các dự án đầu tư giai
đoạn 2013-2015:
a) Tiến hành rà soát lại toàn bộ
các dự án hoàn thành đã quyết toán còn thiếu vốn, dự án quá hạn đầu tư đã hoàn
thành nhưng chưa cấp đủ vốn, dự án chuyển tiếp có giá trị khối lượng hoàn thành
vượt mức vốn được cấp, để tập trung ưu tiên bố trí vốn thanh toán.
b) Trách nhiệm xử lý công nợ xây
dựng cơ bản của các cấp, các ngành, các đơn vị:
Nguyên tắc chung: người quyết định
đầu tư chịu trách nhiệm cân đối bố trí ngân sách cấp mình để thanh toán nợ xây
dựng cơ bản của các công trình do mình quyết định đầu tư.
- Đối với khoản nợ ngoài cơ chế
hỗ trợ từ ngân sách, UBND cấp huyện, cấp xã và các Trường trung học phố thông,
Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh, huyện chịu trách nhiệm khai thác nguồn vốn
hoặc vận động nhân dân đóng góp (các khoản dân phải đóng góp) theo cơ chế công
khai, công bằng, dân chủ để giải quyết nợ.
- Công trình khởi công ngoài kế
hoạch (khởi công khi chưa được bố trí vốn), người quyết định cho khởi công chịu
trách nhiệm bố trí vốn thanh toán nợ XDCB.
- Ngân sách tỉnh chỉ hỗ trợ
thanh toán nợ xây dựng cơ bản đối với các công trình giao thông nông thôn
(GTNT) thuộc 17 xã khó khăn (theo Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của
Thủ tướng Chính phủ), hỗ trợ phần dân phải đóng góp của các công trình hạ tầng
thiết yếu các xã, thôn mất đất nông nghiệp trên 30% theo Nghị quyết số
19/2008/NQ-HĐND ngày 25/7/2008 của Hội đồng nhân dân tỉnh.
- Giao Sở Kế hoạch & Đầu tư,
Sở Tài chính cân đối vốn ưu tiên thanh toán nợ xây dựng cơ bản các công trình
đã hoàn thành, có quyết toán được duyệt nhưng còn thiếu vốn thuộc trách nhiệm
thanh toán từ ngân sách tỉnh.
2. Rà soát nhu
cầu đầu tư đối với công trình, dự án chuyển tiếp:
Các sở, ban, ngành, các địa
phương tổ chức rà soát tất cả các công trình, dự án đang triển khai dở dang (dự
án chuyển tiếp). Xem xét, đề xuất việc ngừng khởi công hoặc dãn tiến độ đầu tư
đối với các dự án chưa thực sự cấp thiết, không giải phóng được mặt bằng và các
dự án không có khả năng bố trí vốn đảm bảo theo các nguyên tắc của Chính phủ
(nhóm C không quá 3 năm, nhóm B không quá 5 năm). Các dự án chuyển tiếp phải dừng,
giãn tiến độ cần bố trí vốn hoàn thành đến điểm dừng kỹ thuật để đưa phần công
trình hoàn thành vào sử dụng và phát huy hiệu quả vốn đã đầu tư.
3. Thẩm định và
phê duyệt dự án mới:
- Các cấp có thẩm quyền chịu
trách nhiệm kiểm soát chặt chẽ phạm vi, quy mô của từng dự án đầu tư theo đúng
mục tiêu, lĩnh vực, chương trình đã phê duyệt, chỉ được quyết định đầu tư khi
đã xác định rõ nguồn vốn và khả năng cân đối vốn ngân sách thuộc cấp mình quản
lý. Việc xác định nguồn vốn và cân đối vốn là nội dung quan trọng, phải có
trong hồ sơ dự án trước khi phê duyệt.
- Người quyết định đầu tư phải
chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân (HĐND) cấp đó và chịu trách nhiệm trước
Ban chấp hành (BCH) Đảng bộ cấp đó với trường hợp không tổ chức HĐND và chịu
trách nhiệm trước Thủ trưởng cấp trên trực tiếp nếu phê duyệt dự án đầu tư
nhưng không xác định rõ nguồn vốn, không cân đối được nguồn vốn thực hiện.
- Chỉ thẩm định và phê duyệt đối
với các dự án chuẩn bị đầu tư được giao trong kế hoạch năm. Không thẩm định dự
án chuẩn bị đầu tư có chủ trương từ những năm trước năm kế hoạch. Hết năm kế hoạch
dự án chuẩn bị đầu tư không thực hiện sẽ được huỷ bỏ hoặc xem xét chuyển tiếp
sang kế hoạch năm sau nếu thực sự cần thiết.
- Đối với các dự án được hỗ trợ
đầu tư từ ngân sách cấp tỉnh, dự án đầu tư thực hiện các Nghị quyết chuyên đề của
HĐND tỉnh được chuyển nguồn về cấp huyện phân bổ, trước khi phê duyệt dự án, Chủ
tịch UBND cấp huyện, cấp xã phải xin ý kiến cơ quan chủ trì đề án, sở xây dựng
chuyên ngành và Sở Kế hoạch & Đầu tư về sự phù hợp quy hoạch, quy mô, giải
pháp kỹ thuật và nguồn vốn thực hiện.
- Đối với các dự án đầu tư do cấp
xã phê duyệt, trước khi quyết định đầu tư Chủ tịch UBND cấp xã phải xin ý kiến
thẩm định nguồn vốn của Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện.
4. Tổ chức đánh
giá, xác định nguồn vốn và lập kế hoạch đầu tư trung hạn 2013-2015 và kế hoạch
hàng năm theo đúng quy định.
4.1. Xác định nguồn vốn cho đầu
tư XDCB
a) Các sở, ban, ngành, các địa
phương tập trung đánh giá lại nguồn vốn của từng ngành, lĩnh vực, địa phương
theo từng năm và xác định khả năng nguồn lực giai đoạn 2013-2015 làm cơ sở xây
dựng kế hoạch đầu tư 2013-2015.
b) Tập trung, khai thác, huy động
mọi nguồn lực để phục vụ chi đầu tư phát triển.
- Sở Tài chính phối hợp cùng Sở
Xây dựng, Sở Tài nguyên & Môi trường, Cục thuế tỉnh tổ chức bán đấu giá đất
thương phẩm của tỉnh đối với các dự án khu đô thị cũ có 25% quỹ đất thương phẩm
trả tỉnh, xác định giá đất và thu tiền sử dụng đất với các dự án khu đô thị,
nhà ở ngay sau khi được cấp có thẩm quyền chấp thuận đầu tư.
- UBND cấp huyện, cấp xã khẩn
trương xây dựng và hoàn thành các khu đất đấu giá, đất tái định cư, đất giãn
dân, đất dịch vụ để đấu giá tạo nguồn và có quỹ đất sạch phục vụ xây dựng các
công trình khác. Đồng thời động viên các khoản thu đóng góp của nhân dân, thực
hiện xã hội hóa một số lĩnh vực.
4.2. Xây dựng kế hoạch đầu tư
phát triển một cách nghiêm túc, đúng quy định :
a) Xây dựng kế hoạch chuẩn bị đầu
tư:
Căn cứ vào Kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015, UBND cấp huyện, cấp xã phải xây dựng kế hoạch
chuẩn bị đầu tư hàng năm và cho 3 năm 2013-2015 trên cơ sở nhiệm vụ quan trọng
cần thực hiện và khả năng cân đối nguồn lực đáp ứng nhiệm vụ. Kế hoạch chuẩn bị
đầu tư phải được thực hiện và giao cùng kế hoạch đầu tư XDCB hàng năm; yêu cầu
không được phê duyệt các dự án đầu tư xây dựng công trình không nằm trong kế hoạch
chuẩn bị đầu tư đã được duyệt.
Hàng năm, các cấp phải giành
kinh phí cho công tác chuẩn bị đầu tư để lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu
tư.
b) Lập Kế hoạch đầu tư trung hạn
3 năm 2013 – 2015 và kế hoạch hàng năm theo Chỉ thị số 19/CT-TTg , ngày
18/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ, Hướng dẫn của Bộ Kế hoạch & Đầu tư
tại Công văn số 7426/BKH-TH ngày 29/6/2012 và Chỉ thị số 11/CT-UBND ngày
05/7/2012 của UBND tỉnh về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội,
dự toán ngân sách Nhà nước năm 2013 và kế hoạch đầu tư từ ngân sách nhà nước 3
năm 2013-2015.
- Nguyên tắc xây dựng kế hoạch
trung hạn 2013-2015 và kế hoạch hàng năm:
+ Phải bảo đảm cân đối giữa nhu
cầu đầu tư với khả năng bố trí vốn ngân sách nhà nước trong giai đoạn 2013-2015
và khả năng huy động các nguồn vốn nhà nước khác và các nguồn vốn bổ sung của
các thành phần kinh tế để xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội.
+ Kế hoạch đầu tư 3 năm 2013 -
2015 phải được xây dựng trên cơ sở cơ cấu lại đầu tư từ NSNN theo hướng tập
trung, khắc phục dàn trải, nâng cao hiệu quả đầu tư theo quy định tại Chỉ thị số
1792/CT-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2011 về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân
sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ. Thực hiện nguyên tắc tập trung thống
nhất trong việc xác định các mục tiêu, định hướng, chính sách và các cân đối lớn
trong đầu tư.
+ Kế hoạch đầu tư 3 năm
2013-2015 cần tập trung vốn cho các dự án hoàn thành trong năm 2012 trở về trước
thuộc nhiệm vụ đầu tư từ NSNN nhưng chưa được bố trí đủ vốn; các dự án dự kiến
hoàn thành năm 2013; các dự án dự kiến hoàn thành năm 2014-2015 (theo tiến độ
trong quyết định đầu tư, khả năng cân đối vốn và khả năng thực hiện 3 năm
2013-2015); các dự án trọng điểm hoàn thành sau năm 2015.
Hạn chế tối đa việc khởi công
các dự án mới khi chưa đủ nguồn vốn để hoàn thành các dự án chuyển tiếp. Các dự
án khởi công mới trong kế hoạch đầu tư 3 năm 2013-2015 phải nằm trong quy hoạch
đã được duyệt, thuộc trách nhiệm đầu tư của ngân sách nhà nước, quyết định phê
duyệt dự án và thẩm định nguồn vốn theo đúng quy định tại Chỉ thị số
1792/CT-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ. Phải cân nhắc kỹ
lưỡng việc bố trí vốn cho các dự án khởi công mới, chỉ bố trí vốn khởi công mới
cho các dự án thật sự cấp bách, cấp thiết khi xác định rõ nguồn vốn và khả năng
cân đối vốn ở từng cấp ngân sách. Không bố trí vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước
cho các dự án không thuộc nhiệm vụ chi đầu tư theo quy định của Luật Ngân sách
nhà nước.
5. Thực hiện kế
hoạch đầu tư: Tất cả các dự án đã được quyết định đầu tư phải thực hiện theo mức
vốn kế hoạch năm được giao để không gây nợ đọng xây dựng cơ bản. Việc bổ sung,
điều chuyển vốn trong nội bộ vốn ngành, lĩnh vực chỉ được thực hiện khi có quyết
định của cấp có thẩm quyền.
6. Tăng cường
công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của nhà nước trong quản
lý đầu tư và XDCB:
- Sở Kế hoạch & Đầu tư tổ chức
kiểm tra việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án và phân bổ vốn đầu tư đối với cấp
huyện theo đúng Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ
đối với UBND các huyện, thành, thị; Thẩm định phương án phân bổ vốn đầu tư nguồn
phân theo nguyên tắc và tiêu chí đối với các huyện không tổ chức HĐND, trước
khi UBND các huyện quyết định.
- Thanh tra tỉnh, Thanh tra các
sở xây dựng chuyên ngành tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện
các dự án đầu tư XDCB trên địa bàn toàn tỉnh theo kế hoạch hàng năm.
- Tăng cường việc tổ chức thực
hiện chế độ giám sát của cộng đồng theo quyết định số 80/2005/QĐ-TTg ngày
18/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ.
- Đề nghị HĐND các cấp tăng cường
công tác giám sát, chỉ đạo đối với công tác xây dựng cơ bản ở các địa phương,
giúp chính quyền địa phương quản lý chặt chẽ, hiệu quả vốn đầu tư xây dựng cơ bản,
khắc phục tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản hiện nay.
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Thủ
trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị, Chủ tịch UBND
các xã, phường, thị trấn, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức sử dụng ngân
sách nhà nước có trách nhiệm tổ chức thực hiện Chỉ thị này./.
|
CHỦ
TỊCH
Phùng Quang Hùng
|