ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TIỀN GIANG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 04/CT-UBND
|
Tiền
Giang, ngày 10
tháng 02 năm 2022
|
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2022
Năm 2022 là năm có ý nghĩa quan trọng, tiếp tục tạo nền
tảng thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch 5 năm 2021 - 2025. Dự báo tình hình
trong nước có những thuận lợi, cơ hội và khó khăn, thách thức đan xen. Dịch
Covid-19 còn tiềm ẩn khả năng diễn biến phức tạp. Tăng trưởng kinh tế chưa vững
chắc, kinh nghiệm, năng lực, khả năng ứng phó dịch bệnh tiếp tục được nâng lên
nhưng sức chống chịu và nguồn lực của Nhà nước, doanh nghiệp và người dân có hạn;
thiên tai, biến đổi khí hậu là nguy cơ tiềm ẩn, diễn biến phức tạp, khó lường,
tác động đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống người
dân cũng như công tác thu ngân sách của tỉnh. Tỉnh Tiền Giang tiếp tục triển
khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện tốt
công tác phòng, chống dịch Covid-19 nhằm đưa các hoạt động kinh tế - xã hội trở
lại trạng thái bình thường mới, bảo đảm thực hiện thắng lợi mục tiêu khôi phục
và phát triển kinh tế trong trạng thái thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát
hiệu quả dịch Covid-19.
Để phấn đấu hoàn thành và vượt dự
toán thu ngân sách nhà nước năm 2022, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu Nghị
quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tiền Giang lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 -
2025; Nghị quyết số 36/NQ-HĐND ngày 08/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khóa X, kỳ họp thứ 4 về dự toán thu ngân sách nhà nước (NSNN)
trên địa bàn, thu, chi ngân sách địa phương năm 2022 và Nghị quyết số
37/NQ-HĐND ngày 08/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khóa
X, kỳ họp thứ 4 về phân bổ ngân sách địa phương năm 2022; đáp ứng nhu cầu chi đầu
tư phát triển, chi thường xuyên, thực hiện các chính sách về an sinh xã hội và
nhiệm vụ chính trị của tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng
các sở, ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị
xã theo chức năng, nhiệm vụ được giao, triển khai thực hiện các nhiệm vụ chung
như sau:
- Thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải
pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân
sách nhà nước năm 2022; tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải
thiện môi trường kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh; chú
trọng các giải pháp khắc phục, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và phục
hồi, tăng trưởng kinh tế nhằm tạo điều kiện hỗ trợ để thúc đẩy sản xuất, kinh
doanh phát triển, góp phần tăng nguồn thu, phấn đấu đạt tổng thu ngân sách nhà
nước trên địa bàn tỉnh vượt khoảng 5% so với dự toán được Hội đồng nhân dân tỉnh
quyết định.
- Tổ chức rà soát, kiểm tra thực
hiện nghiêm túc kiến nghị, kết luận của cơ quan kiểm toán, thanh tra; xử lý dứt
điểm các vi phạm trong lĩnh vực tài chính, tổ chức thu hồi đầy đủ, kịp thời
vào NSNN.
- Phối hợp với cơ quan Thuế trong
việc ký kết và triển khai thực hiện Quy chế phối hợp trong công tác quản lý thu
ngân sách để kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính
sách, quy trình, thủ tục, cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi
cho việc thực hiện nghĩa vụ thuế; tiếp tục nâng cao hơn nữa tỷ lệ kê khai thuế
qua mạng, nộp thuế điện tử, hoàn thuế điện tử, hóa đơn điện tử.
- Rà soát, sắp xếp, sử dụng hợp lý
tiết kiệm tài sản công. Đối với tài sản công không còn nhu cầu sử dụng, lập thủ
tục đề xuất cho thuê, thanh lý, nhượng bán theo quy định và nộp NSNN. Riêng tài
sản công là nhà, đất khi tổ chức bán đấu giá cần xác định mục đích sử dụng đất
phải phù hợp với kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch sử dụng đất và có quyết định
bán, thanh lý tài sản của Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Phối hợp với cơ quan Thuế chống
thất thu trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, đặc biệt là giá tính thuế; quản
lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh qua mạng; thanh tra kiểm
tra chống gian lận trong hoàn thuế giá trị gia tăng, gian lận thương mại, sử dụng
hóa đơn bất hợp pháp, chống chuyển giá,…
Trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ, định
hướng chủ yếu nêu trên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao trách nhiệm cụ thể:
1. Cục Thuế tỉnh:
- Chỉ đạo trong toàn ngành Thuế tỉnh
thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này; tham mưu triển khai, tổ chức thực hiện đầy đủ,
kịp thời, hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về công tác quản
lý thuế và thu ngân sách năm 2022. Nghiên cứu đề ra các giải pháp về quản lý
thuế, kiểm soát chặt chẽ các nguồn thu; tham mưu, đề xuất các giải pháp xây dựng
cơ sở thu, nguồn thu còn tiềm năng, nguồn thu mới phát sinh, các lĩnh vực, sắc
thuế còn thất thu một cách tổng thể, bao quát, hiệu quả, phấn đấu hoàn thành và
vượt dự toán thu NSNN năm 2022 được giao.
- Thực hiện thường xuyên, liên tục
trong công tác cải cách thủ tục hành chính thuế, ứng dụng công nghệ thông tin
trong quản lý thuế; nâng cao chất lượng dịch vụ thuế điện tử như kê khai thuế
điện tử, nộp thuế điện tử, hoàn thuế điện tử, đặc biệt triển khai hóa đơn điện
tử hoàn thành trước ngày 30/6/2022, thực hiện tốt cơ chế một cửa và một cửa
liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính thuế, đặc biệt lưu ý ở những nơi
không đặt trụ sở chính, tạo điều kiện thuận lợi, giảm thời gian và chi phí thực
hiện thủ tục thuế, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy việc phát
triển của doanh nghiệp, góp phần tăng nguồn thu đóng góp cho ngân sách.
- Nâng cao chất lượng công tác
tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế; hướng dẫn, phổ biến kịp thời các chính
sách, pháp luật về thuế, phí, lệ phí; đặc biệt là các chính sách mới sửa đổi, bổ
sung có hiệu lực trong năm 2022; triển khai có hiệu quả chính sách miễn, giảm,
gia hạn thời gian nộp thuế và các khoản thu NSNN nhằm tháo gỡ khó khăn trong hoạt
động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, người nộp thuế.
- Thực hiện đầy đủ các biện pháp
thu nợ theo quy trình quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế; công khai trên các
phương tiện thông tin đại chúng những người nộp thuế có số nợ lớn, chây ỳ nộp
thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế; phấn đấu giảm tỷ lệ nợ đọng thuế đến
31/12/2022 dưới 5% tổng thu ngân sách nhà nước. Tiếp tục tổ chức thực hiện tốt
Nghị quyết số 94/2019/QH14 ngày 26/11/2019 của Quốc hội về khoanh nợ tiền thuế,
xóa nợ tiền chậm nộp, tiền phạt nộp chậm theo quy định.
- Thực hiện quản lý thuế đối với hộ,
cá nhân kinh doanh đảm bảo theo đúng quy định. Kiện toàn, củng cố Hội đồng tư vấn
thuế; phối hợp điều tra doanh thu, xác định mức thuế khoán sát với thực tế kinh
doanh, đảm bảo công khai, công bằng, đúng pháp luật thuế, chống thất thu, bỏ
sót hộ; giám sát chặt chẽ việc ngừng, nghỉ kinh doanh của các cá nhân kinh
doanh; các hoạt động cho thuê tài sản, mặt bằng nhằm chống thất thu lĩnh vực hộ,
cá nhân kinh doanh khoán thuế.
- Áp dụng công nghệ thông tin và tổ
chức thu thập thông tin, phân tích hồ sơ khai thuế để nâng cao hiệu quả trong
công tác thanh tra, kiểm tra thuế, chống thất thu, gian lận thuế; tập trung kiểm
tra, nâng cao chất lượng kiểm tra hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế; chú trọng đến
các lĩnh vực rủi ro cao như lĩnh vực ưu đãi đầu tư; kinh doanh bất động sản;
chuyển nhượng vốn, dự án; giao dịch liên kết, chuyển giá; các doanh nghiệp khai
báo lỗ thường xuyên, âm thuế giá trị gia tăng liên tục, các doanh nghiệp không
phát sinh doanh thu, không phát sinh số thuế phải nộp; hoạt động kinh doanh
thương mại điện tử, các lĩnh vực còn thất thu đối với hộ, cá nhân kinh doanh
khoán thuế...
- Tăng cường kỷ luật, kỷ cương
trong công tác thu NSNN, nâng cao tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu đơn
vị, của đội ngũ cán bộ, công chức và thực hiện nghiêm công tác phòng, chống
tham nhũng, tiêu cực; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
2. Sở Tài chính:
- Phối hợp với các sở, ngành liên
quan xử lý kịp thời các khoản ghi thu, ghi chi, các khoản phải nộp vào NSNN;
tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành kịp thời các quy định về mức thu đối với
các khoản phí, lệ phí, các quy định về giá đất,... khi có sự thay đổi về chính
sách, mức thu, đảm bảo phù hợp với thực tế;
- Phối hợp với Sở Tài nguyên và
Môi trường đề xuất cấp có thẩm quyền tháo gỡ khó khăn trong việc miễn tiền thuê
đất đối với các đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính được giao đất không thu tiền
nay chuyển sang thuê đất, nhưng phải nộp khoản truy thu tiền thuê đất cho thời
gian sử dụng đất.
- Phối hợp cùng các ngành, địa
phương, đơn vị liên quan phân tích, đánh giá nguồn thu, tiến độ thu để xây dựng
kế hoạch thu ngân sách tích cực nhất; dự báo tình hình dịch bệnh, thiên tai để
xây dựng các phương án phù hợp, đảm bảo tạo nguồn thu tích cực, hiệu quả và đề
xuất, kiến nghị kịp thời để Ủy ban nhân dân tỉnh điều hành ngân sách địa
phương; theo dõi, tổng hợp báo cáo định kỳ tiến độ thực hiện dự toán năm 2022.
3. Kho bạc Nhà nước
Tiền Giang:
Tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi
nhất cho tổ chức, cá nhân người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ đối với NSNN; xử lý
kịp thời các khoản ghi thu, ghi chi ngân sách; phối hợp thu nợ đọng thuế, thực
hiện các lệnh thu ngân sách nhà nước do cơ quan Thuế phát hành. Phối hợp rà
soát, xử lý sai sót thông tin thu nộp ngân sách nhà nước với cơ quan thuế, các
ngân hàng thương mại được ủy nhiệm thu.
4. Ngân hàng Nhà
nước chi nhánh tỉnh Tiền Giang:
Phối hợp với Cục Thuế tỉnh quản lý
các hoạt động kinh doanh thương mại điện tử thông qua các giao dịch thanh toán
qua Ngân hàng theo quy định; cung cấp kịp thời thông tin liên quan về tài khoản,
tiền, tài sản của người nộp thuế cho cơ quan Thuế và phối hợp với cơ quan Thuế
để thực hiện cưỡng chế thu hồi nợ thuế theo quy định. Tiếp tục chỉ đạo các chi
nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh tăng cường thực hiện thanh toán
không dùng tiền mặt.
5. Sở Kế hoạch và
Đầu tư:
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị
liên quan tham mưu, triển khai thực hiện có hiệu quả chủ trương về cải thiện
môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, tạo điều kiện để
thu hút đầu tư, thành lập doanh nghiệp mới, phát triển hoạt động sản xuất, kinh
doanh; khi giao đất, cho thuê đất đối với các doanh nghiệp ngoài tỉnh khuyến
khích thành lập pháp nhân mới; khuyến khích các doanh nghiệp ngoài tỉnh mở các
chi nhánh tại tỉnh Tiền Giang và thực hiện hạch toán độc lập, tăng nguồn thu
đóng góp vào ngân sách tỉnh.
- Chủ trì, tham mưu Ủy ban nhân
dân tỉnh chỉ đạo chủ đầu tư đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kịp
thời đưa dự án đầu tư công hoàn thành theo đúng tiến độ nhằm giúp dự án sớm
mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội, tạo nguồn thu cho NSNN.
- Chủ trì, phối hợp với các sở,
ban, ngành, địa phương tập trung triển khai hoạt động xúc tiến đầu tư, thu hút
nhiều dự án triển khai trên địa bàn trong thời gian tới; trong đó đảm bảo khi
doanh nghiệp triển khai các dự án trên địa bàn thì thành lập doanh nghiệp, kê
khai và thực hiện các nghĩa vụ về tài chính có liên quan ở tỉnh.
- Phối hợp với cơ quan Thuế thực
hiện cưỡng chế thu nợ thuế bằng biện pháp thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo đề nghị của cơ quan Thuế; đồng
thời tăng cường công tác kiểm tra tình trạng doanh nghiệp bỏ địa chỉ kinh
doanh, sau đó xin thành lập mới doanh nghiệp để trốn thuế.
- Chỉ đạo Phòng Tài chính - Kế hoạch
các huyện, thành phố, thị xã phối hợp với cơ quan Thuế kiểm tra, rà soát, xử lý
kịp thời theo quy định các trường hợp hộ, cá nhân xin cấp phép đăng ký kinh
doanh nhưng thực tế không hoạt động sản xuất, kinh doanh.
- Cung cấp kịp thời cho cơ quan
Thuế các thông tin về chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng dự án đầu tư có phát
sinh nghĩa vụ thuế để quản lý thu theo đúng quy định.
6. Sở Tài nguyên
và Môi trường:
- Chỉ đạo Văn phòng Đăng ký đất
đai và Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai các huyện, thành phố, thị xã thực hiện
cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất đúng tiến độ, đảm bảo thời gian quy định; chuyển thông tin địa
chính cho cơ quan Thuế để xác định nghĩa vụ tài chính theo Thông tư liên tịch số
88/2016/TTLT-BTC-BTNMT ngày 22/6/2016 của Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi
trường; xác định địa điểm, vị trí, diện tích, loại đất, mục đích sử dụng đất,
thời điểm bàn giao đất thực tế làm cơ sở để cơ quan Thuế xác định nghĩa vụ tài
chính theo quy định.
- Tăng cường phối hợp cùng ngành
Thuế trong công tác quản lý nhà nước về đất đai, tài nguyên, khoáng sản; cung cấp
thông tin kịp thời cho cơ quan Thuế về việc cấp quyền và sản lượng khai thác
tài nguyên, khoáng sản,... theo quy định tại Thông tư số 152/2015/TT-BTC ngày
02/10/2015 của Bộ Tài chính để quản lý thu theo quy định.
- Chủ trì, phối hợp với các sở,
ban, ngành, địa phương tham mưu việc giao đất, cho thuê đất,... trên địa bàn tỉnh;
chỉ đạo các bộ phận nghiệp vụ phối hợp tốt với các cơ quan Thuế trong việc trao
đổi thông tin xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai theo quy định nhằm rút ngắn
thời gian giải quyết hồ sơ, cải thiện môi trường đầu tư và thu kịp thời các khoản
thu vào ngân sách nhà nước.
7. Sở Công
Thương:
- Tăng cường công tác kiểm tra, quản
lý và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hoạt động kinh
doanh xăng dầu trên địa bàn; đồng thời rà soát, thống kê các đơn vị kinh doanh
xăng dầu để phối hợp các cơ quan chức năng trong việc quản lý thuế, chống thất
thu thuế trong lĩnh vực này.
- Phối hợp với cơ quan Thuế, Quản
lý thị trường và các cơ quan liên quan để kiểm soát chặt chẽ về giá cả hàng
hóa, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng, qua đó
chống thất thu ngân sách.
- Cung cấp đầy đủ, kịp thời cho cơ
quan Thuế thông tin các dự án điện gió, điện năng lượng mặt trời,... của các tổ
chức, cá nhân đang triển khai hoặc đã hoàn thành; cung cấp thông tin hoạt động
kinh doanh bằng hình thức thương mại điện tử của các tổ chức, cá nhân đã được cấp
phép hoạt động để cơ quan Thuế làm cơ sở quản lý thu thuế nhằm hạn chế thất
thoát nguồn thu trên địa bàn.
8. Sở Khoa học và
Công nghệ:
Phối hợp với cơ quan Thuế thực hiện
công tác kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp, nhằm chấn chỉnh kịp thời các hành vi
vi phạm, tiếp tục thực hiện giải pháp quản lý thuế sau khi dán tem các cơ sở
kinh doanh xăng dầu; định kỳ phối hợp với cơ quan Thuế kiểm tra chỉ số đồng hồ
bán xăng dầu đối chiếu với số lượng lập hóa đơn, kê khai thuế để phát hiện và xử
lý kịp thời các trường hợp vi phạm, khai thuế thấp hơn so với khối lượng thực tế
bán ra, lập hóa đơn không đúng thời điểm, sử dụng các hình thức tác động vào
thiết bị đo lường làm sai lệch chỉ số đo đếm, gian lận thuế. Phối hợp với Cục
Thuế tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm đối với việc thực hiện đề án dán tem các
cơ sở kinh doanh xăng dầu, từ đó đề ra biện pháp để thực hiện tốt hơn trong thời
gian tới.
9. Sở Thông tin
và Truyền thông:
Phối hợp với cơ quan Thuế tuyên
truyền các quy định pháp luật về thuế cho người nộp thuế nhất là các chính sách
mới có hiệu lực từ năm 2022, Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019 của
Quốc hội, Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ, Thông tư
80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính, Thông tư 78/2021/TT-BTC ngày
17/9/2021 của Bộ Tài chính; phối hợp cung cấp thông tin, dữ liệu quản lý đối với
các tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử, bán hàng qua mạng, kinh
doanh dịch vụ thông qua các nền tảng Internet như Google, Facebook, Youtube,...
để thực hiện quản lý thuế theo quy định.
10. Sở Giao
thông vận tải:
- Cung cấp kịp thời các thông tin
liên quan đến việc cấp phép hoạt động kinh doanh vận tải của các tổ chức, cá
nhân trên địa bàn cho cơ quan Thuế để quản lý chặt chẽ, hiệu quả, chống thất
thu kinh doanh vận tải.
- Chỉ đạo Thanh tra Sở Giao thông
vận tải phối hợp với cơ quan Thuế rà soát và có biện pháp xử lý đối với các hộ,
doanh nghiệp có kinh doanh vận tải nhưng không có Giấy phép kinh doanh trên địa
bàn tỉnh.
11. Chi cục Hải
quan cửa khẩu cảng Mỹ Tho:
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu
tư, Sở Công Thương để được cung cấp thông tin của các tổ chức, cá nhân thực hiện
đầu tư trên địa bàn tỉnh để làm việc và vận động nhà đầu tư, đơn vị nhập khẩu
lập tờ khai, nộp thuế nhập khẩu cho tỉnh Tiền Giang đối với máy móc, thiết bị,
hàng hóa nhập khẩu của dự án điện gió, điện mặt trời và các dự án khác nhằm
tăng nguồn thu cho tỉnh.
- Tăng cường việc kiểm tra thực tế
trong công tác khai báo về giá, xuất xứ, mã số hàng hóa; đồng thời tạo điều kiện
thuận lợi cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu của doanh nghiệp.
- Cung cấp kịp thời cho Cục Thuế
các hoạt động xuất, nhập khẩu có dấu hiệu tăng giảm đột biến bất thường để có
biện pháp quản lý thuế, hạn chế thất thu ngân sách nhà nước.
- Phối hợp với Sở Tài chính và các
ngành có liên quan rà soát lại các khoản thu để đảm bảo lợi ích cho doanh
nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp thông quan ngày càng nhiều hơn, phục vụ
cho yêu cầu phát triển kinh tế và tạo nguồn thu bền vững cho ngân sách.
12. Cục Quản lý
thị trường:
- Chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường
trực thuộc phối hợp với cơ quan Thuế trong công tác thanh tra, kiểm tra chống
thất thu ngân sách nhà nước; phối hợp thu hồi nợ đọng thuế đối với các tổ chức,
cá nhân nợ đọng thuế theo đề nghị của cơ quan Thuế; đồng thời tăng cường công
tác quản lý đối với hoạt động kinh doanh không đăng ký kinh doanh, bán hàng lưu
động trên địa bàn.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ
quan chức năng tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả,
hàng nhái, kinh doanh trái phép; kiểm tra việc niêm yết giá và bán theo giá
niêm yết tại chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, các cửa hàng, cửa hiệu; phối
hợp kiểm tra phát hiện và xử lý các trường hợp hàng vận chuyển trên đường không
có hóa đơn, chứng từ, hàng lậu, hàng giả nhằm ngăn chặn và chống thất thu ngân
sách.
13. Công an tỉnh:
- Phối hợp chặt chẽ với Cục Thuế tỉnh
trong công tác điều tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật thuế; khi thụ lý
và giải quyết vụ việc có liên quan đến tội phạm, vi phạm trong lĩnh vực thuế...
kịp thời trao đổi thông tin, phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm và
thông báo kết quả giải quyết, xử lý những vụ việc đó để hai ngành biết, theo
dõi và phối hợp thực hiện; xác minh tài sản, thu nhập đối với doanh nghiệp bỏ địa
chỉ kinh doanh, ngừng hoạt động kinh doanh để thu hồi nợ đọng thuế, khoanh nợ,
xóa nợ; phối hợp trao đổi thông tin các doanh nghiệp mua bán hoặc có dấu hiệu sử
dụng hóa đơn bất hợp pháp nhằm xử lý hoặc ngăn chặn kịp thời theo đúng quy định.
- Chỉ đạo bộ phận nghiệp vụ phối hợp,
hỗ trợ cơ quan Thuế quản lý thu thuế đối với hoạt động kinh doanh vận tải, bất
động sản theo quy định của pháp luật.
14. Ủy ban nhân
dân các huyện, thành phố, thị xã:
- Tập trung chỉ đạo các cơ quan,
đơn vị liên quan phối hợp với cơ quan Thuế thực hiện tốt công tác quản lý thuế,
phí, lệ phí; đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thu phát sinh và
thu hồi nợ đọng thuế theo quy định của pháp luật; thực hiện tốt các biện pháp
chống thất thu thuế đối với một số lĩnh vực kinh doanh như bất động sản, khai
thác tài nguyên, khoáng sản, vận tải, thương mại điện tử, bán hàng qua mạng…
- Tập trung chỉ đạo các cơ quan
chuyên môn của huyện, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn phối hợp với cơ
quan Thuế cấp huyện thực hiện tốt Quy chế phối hợp trong công tác quản lý thuế
giữa Cục Thuế tỉnh với Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị trên địa bàn tỉnh
(theo Quyết định số 2620/QĐ-UBND ngày 31/8/2020 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh)
và các văn bản chỉ đạo liên quan đến triển khai thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã
hội và ngân sách nhà nước năm 2022, phấn đấu hoàn thành toàn diện, vượt mức dự
toán thu ngân sách được Ủy ban nhân dân tỉnh giao.
- Chú trọng công tác tuyên truyền
hỗ trợ doanh nghiệp, người nộp thuế; cải cách hành chính theo hướng tăng cường ứng
dụng công nghệ thông tin trong thực hiện các thủ tục hành chính; tập trung tháo
gỡ, giải quyết kịp thời khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp
phát triển, thu hút đầu tư, tăng thêm năng lực sản xuất mới, tạo nguồn thu bền
vững, lâu dài cho NSNN.
- Chỉ đạo nâng cao vai trò, nhiệm
vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn theo
quy định về hoạt động của Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn; phối hợp với
Chi cục Thuế rà soát, điều tra để quản lý thuế hộ, cá nhân kinh doanh nhằm tính
đúng, tính đủ thuế, sát với thực tế kinh doanh theo quy định của pháp luật thuế,
không bỏ sót đối tượng và đảm bảo công bằng trong thực hiện nghĩa vụ thuế giữa
các hộ, cá nhân kinh doanh trên địa bàn.
- Chỉ đạo các đơn vị có liên quan
rà soát lại và triển khai thu tốt các khoản thu từ đất đai như: tiền sử dụng đất,
thuê đất, lệ phí trước bạ, thuế thu nhập cá nhân, thuế sử dụng đất phi nông
nghiệp…
15. Tổ chức thực
hiện:
- Các sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban
nhân dân các huyện, thành phố, thị xã và các đơn vị liên quan căn cứ chức năng,
nhiệm vụ được giao và các nội dung tại Chỉ thị này khẩn
trương tổ chức triển khai thực hiện và thường xuyên kiểm tra việc thực hiện của
cấp dưới, các đơn vị trực thuộc nhằm bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ thu NSNN năm
2022. Đồng thời kiểm điểm trách nhiệm, xử lý nghiêm các vi phạm của tổ chức,
cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý.
- Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với
Cục Thuế tỉnh, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Mỹ Tho và các sở, ban, ngành, Ủy
ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã tổ chức theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tình
hình và kết quả triển khai Chỉ thị này; tổng hợp, báo cáo định kỳ cho Ủy ban
nhân dân tỉnh.
Yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban,
ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị và các cơ quan, đơn
vị có liên quan triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này./.
|
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần văn Dũng
|