ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
1929/QĐ-UBND
|
Bình
Thuận, ngày 07 tháng 7 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN TÀI SẢN TRÍ TUỆ TỈNH BÌNH
THUẬN GIAI ĐOẠN 2016-2020
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền
địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 46/NQ-CP
ngày 29 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Nghị
quyết số 20-NQ/TW ngày 01 tháng 11 năm 2012 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp
hành Trung ương Đảng khóa XI về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;
Căn cứ Quyết định số
418/QĐ-TTg ngày 11 tháng 4 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt
Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 1062/QĐ-TTg
ngày 14 tháng 6 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình
phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Nghị quyết Đại hội đại
biểu Đảng bộ tỉnh Bình Thuận lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2015-2020 và Nghị quyết số
91/2015/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Thuận khóa IX, kỳ họp thứ 12 về
phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020: “Đẩy mạnh công tác nghiên cứu,
ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật trên các lĩnh vực” và “Tăng
cường quản lý sở hữu trí tuệ”;
Căn cứ Quyết định số
52/2015/QĐ-UBND ngày 22/10/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
Quy định chính sách xây dựng, phát triển các tổ chức dịch vụ sở hữu trí tuệ,
khai thác và phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh Bình Thuận;
Căn cứ Chương trình hành động
số 2092/CTr-UBND ngày 15 tháng 6 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận
Thực hiện Nghị quyết số 19-2016/NQ- CP ngày 28 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ về
những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao
năng lực cạnh tranh quốc gia trong hai năm 2016-2017, định hướng đến năm 2020;
Xét đề nghị của Sở Khoa học
và Công nghệ tại Tờ trình số 567/TTr-SKHCN ngày 20/6/2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh
Bình Thuận giai đoạn 2016-2020 (sau đây gọi tắt là Chương trình), với những nội
dung cụ thể như sau:
I. MỤC
TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH
1. Mục tiêu chung
- Nâng cao nhận thức của các
tổ chức, cá nhân về tạo lập, quản lý, khai thác, phát triển và bảo vệ giá trị
tài sản trí tuệ nhằm phát huy tính chủ động trong xây dựng, khai thác, phát triển
và bảo vệ tài sản trí tuệ.
- Góp phần nâng cao năng lực
tạo ra và sử dụng tài sản trí tuệ có giá trị cho các doanh nghiệp và các tổ chức
đào tạo.
- Từng bước hình thành văn
hóa sở hữu trí tuệ và ý thức tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ trong xã hội.
2. Mục tiêu cụ thể
- Đáp ứng 100% yêu cầu tuyên
truyền, đào tạo về tạo lập, quản lý, khai thác, phát triển và bảo vệ tài sản
trí tuệ của các tập thể, cá nhân.
- Đáp ứng 100% nhu cầu về hỗ
trợ tạo tập, quản lý, khai thác, phát triển và bảo vệ tài sản trí tuệ của các
doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn tỉnh.
- Đáp ứng 100% nhu cầu của
các trường đại học, cao đẳng, trung cấp và các trung tâm đào tạo, nghiên cứu
khoa học,… về hỗ trợ tạo lập, quản lý, khai thác, phát triển và bảo vệ tài sản
trí tuệ đối với kết quả nghiên cứu khoa học.
- Đáp ứng 100% nhu cầu của
các tổ chức khoa học và công nghệ công lập xây dựng và phát triển hoạt động dịch
vụ sở hữu trí tuệ.
- Hỗ trợ đăng ký, quản lý và
phát triển tài sản trí tuệ cho 04 sản phẩm, dịch vụ lợi thế và đặc trưng của địa
phương mang tên địa danh dưới dạng nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể.
- Hỗ trợ khai thác, áp dụng
thực tiễn 01 sáng chế/giải pháp hữu ích có giá trị phục vụ phát triển kinh tế -
xã hội địa phương.
II. NỘI
DUNG CHƯƠNG TRÌNH
1.
Nâng cao nhận thức, năng lực tạo lập và sử dụng tài sản trí tuệ
- Tuyên truyền, phổ biến kiến
thức về tạo lập, quản lý, khai thác, phát triển và bảo vệ tài sản trí tuệ trên
các phương tiện thông tin đại chúng.
- Tổ chức thi tìm hiểu pháp
luật về sở hữu trí tuệ, các cuộc hội nghị, hội thảo, đào tạo tập huấn chuyên
môn, nghiệp vụ về tạo lập, quản lý, khai thác, phát triển và bảo vệ tài sản trí
tuệ.
- Hỗ trợ đào tạo cán bộ quản
trị tài sản trí tuệ cho các trung tâm nghiên cứu và doanh nghiệp sản xuất và
kinh doanh sản phẩm, dịch vụ lợi thế, đặc trưng của địa phương.
2. Xây
dựng và phát triển tổ chức dịch vụ sở hữu trí tuệ
a) Xây dựng và phát triển tổ
chức dịch vụ sở hữu trí tuệ công lập
- Tuyên truyền, quảng bá các
hoạt động dịch vụ sở hữu trí tuệ: In tập gấp; tài liệu tuyên truyền; quảng cáo
trên báo, đài phát thanh và truyền hình, trên các bản tin; tổ chức hội thảo, hội
nghị tư vấn về sở hữu trí tuệ.
- Tham dự các hội nghị, hội
thảo, các khóa đào tạo chuyên ngành về sở hữu trí tuệ.
- Trang bị phần mềm để tra cứu
thông tin, khai thác tài sản trí tuệ phục vụ cho các hoạt động: Dịch vụ sở hữu
trí tuệ và ứng dụng vào sản xuất góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa
phương.
- Hỗ trợ nhân lực triển khai
dịch vụ sở hữu trí tuệ phục vụ quản lý nhà nước và hỗ trợ khai thác phát triển
tài sản trí tuệ.
b) Hỗ trợ đào tạo để được cấp
chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu trí tuệ.
3. Hỗ trợ
đăng ký bảo hộ, quản lý, khai thác và bảo vệ tài sản trí tuệ
- Hỗ trợ xây dựng, quản lý
và phát triển tài sản trí tuệ đối với chỉ dẫn địa lý:
Hỗ trợ đánh giá đặc sản của
địa phương nhằm xác định sự cần thiết phải bảo hộ, xác định chủ thể quyền sử dụng,
xác định tính đặc thù của sản phẩm mang địa danh, lựa chọn hình thức bảo hộ và
tiến hành các thủ tục xác lập quyền, tổ chức quản lý việc sử dụng và phát triển
chỉ dẫn địa lý.
- Hỗ trợ đăng ký bảo hộ nhãn
hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận cho các dịch vụ, sản phẩm truyền thống, làng
nghề, sản phẩm lợi thế của địa phương, gồm: xây dựng hồ sơ, quy chế sử dụng,
thiết kế mẫu nhãn hiệu, logo và phí, lệ phí đăng ký, tổ chức tập huấn hướng dẫn
cho các thành viên của tổ chức sử dụng nhãn hiệu.
- Hỗ trợ đăng ký bảo hộ sáng
chế, giải pháp hữu ích.
- Hỗ trợ đăng ký bảo hộ, quản
lý và bảo vệ tài sản trí tuệ đối với các đối tượng là kết quả nghiên cứu khoa học,
giống cây trồng mới, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học: Tư vấn, hướng dẫn
đăng ký bảo hộ, quản lý, bảo vệ và khai thác; hỗ trợ hoạt động quảng bá và giới
thiệu.
4. Hỗ trợ
khai thác thương mại và phát triển tài sản trí tuệ
- Tôn vinh, biểu dương và
khen thưởng các cá nhân điển hình có sáng kiến, thành quả sáng tạo được áp dụng
rộng rãi và mang lại lợi ích thiết thực cho địa phương.
- Tư vấn, cung cấp, hướng dẫn
sử dụng thông tin sở hữu trí tuệ cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu nhằm giải quyết
vấn đề của thực tiễn đời sống, sản xuất và kinh doanh.
- Hỗ trợ tác giả sáng chế,
giải pháp hữu ích, chương trình máy tính đã được cấp văn bằng bảo hộ, tác giả
có giải pháp đạt giải nhất, giải nhì trong các hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh
xây dựng mô hình, dự án trình diễn, triển khai nhằm giới thiệu, đưa vào giao dịch
trên thị trường khoa học và công nghệ.
- Hỗ trợ áp dụng, khai thác
các sáng chế, giải pháp công nghệ phù hợp của nước ngoài không được bảo hộ tại
Việt Nam hoặc các sáng chế, giải pháp hữu ích phù hợp hết thời hạn bảo hộ tại
Việt Nam nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu, sản xuất kinh doanh của các tổ chức
khoa học, doanh nghiệp.
- Hỗ trợ giới thiệu, quảng
bá và triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại cho các đối tượng sáng chế,
giải pháp hữu ích hoặc các sản phẩm, dịch vụ lợi thế, đặc trưng của địa phương
được bảo hộ dưới dạng chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể
tham gia triển lãm, tại chợ công nghệ thiết bị trong nước, hội nghị khoa học và
công nghệ, sự kiện khác do tổ chức khoa học công nghệ, cơ quan quản lý nhà nước
về khoa học và công nghệ tổ chức nhằm quảng bá sản phẩm, tìm kiếm thị trường.
5. Bảo vệ
quyền sở hữu trí tuệ
- Hỗ trợ, tư vấn cho các tổ
chức, cá nhân nhằm bảo vệ tài sản trí tuệ.
- Đẩy mạnh việc thực thi,
ngăn chặn các hành vi xâm phạm, sử dụng trái phép các đối tượng sở hữu trí tuệ
đã được bảo hộ. Tăng cường sự phối hợp với các sở, ngành liên quan trong và
ngoài tỉnh xử lý các hành vi xâm phạm chỉ dẫn địa lý của tỉnh đã được cấp chứng
nhận.
III. QUẢN
LÝ CHƯƠNG TRÌNH
1. Xây dựng kế hoạch, tổ chức
triển khai các hoạt động chung, bao gồm: Thông tin, tuyên truyền về Chương
trình; hội nghị, hội thảo, sơ kết, tổng kết Chương trình; nghiên cứu, tham
quan, khảo sát, điều tra, học tập kinh nghiệm ở trong nước về bảo hộ và phát
triển tài sản trí tuệ; thuê chuyên gia tư vấn, hỗ trợ; khảo sát, điều tra, xây
dựng và triển khai các hoạt động nhằm chỉ đạo và tổ chức triển khai Chương
trình.
2. Quản lý các dự án cụ thể
thuộc Chương trình, gồm: Đề xuất, xây dựng, tuyển chọn và phê duyệt dự án thực
hiện Chương trình; kiểm tra, giám sát việc thực hiện, đánh giá, nghiệm thu dự
án; tổ chức áp dụng, phổ biến và nhân rộng các kết quả thực hiện dự án.
3. Các dự án thuộc Chương
trình
Dự án được xây dựng và triển
khai trên cơ sở kết quả thực hiện các mô hình điểm đã được tổng kết, nghiệm thu
hoặc giải quyết vấn đề phát triển sản xuất, kinh doanh của địa phương, đơn vị
và phù hợp với năng lực tổ chức quản lý ở địa phương.
IV. KINH
PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Nguồn kinh phí thực hiện
Chương trình bao gồm: Nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ của tỉnh,
đóng góp của các tổ chức, cá nhân tham gia Chương trình và các nguồn hợp pháp
khác.
2. Kinh phí sự nghiệp khoa học
và công nghệ tỉnh cân đối cho Chương trình trên cơ sở dự toán theo chế độ hiện
hành do Sở Khoa học và Công nghệ xây dựng hàng năm và khả năng cân đối của ngân
sách tỉnh.
3. Chế độ chi thực hiện theo
Quyết định số 52/2015/QĐ-UBND ngày 22/10/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc
ban hành Quy định chính sách xây dựng, phát triển các tổ chức dịch vụ sở hữu
trí tuệ, khai thác và phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
và các chế độ quy định hiện hành khác.
V. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Sở Khoa học và Công
nghệ
- Phối hợp với Sở Nội vụ
tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình gồm các thành
viên là cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo: Sở Khoa học và Công nghệ và đại diện
các cơ quan thành viên Ban Chỉ đạo, gồm: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn; Sở Tài chính; Sở Công Thương; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Công an tỉnh;
Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở Kế hoạch và Đầu tư;
Liên Hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh; thành lập Tổ thư ký Chương trình
giúp việc cho Ban Chỉ đạo Chương trình.
- Chủ trì, phối hợp với các
sở, ngành có liên quan hướng dẫn tổ chức thực hiện Chương trình.
- Đôn đốc, kiểm tra và đánh
giá tình hình thực hiện; tổ chức sơ kết và tổng kết Chương trình, định kỳ hàng
năm báo cáo kết quả thực hiện cho UBND tỉnh.
- Phối hợp với Sở Tài chính
xác định kinh phí thực hiện Chương trình, trình UBND tỉnh phân khai và giao chỉ
tiêu thực hiện hàng năm.
- Phối hợp với Tòa án nhân dân
tỉnh, Chi cục Hải quan, Chi cục Quản lý thị trường và các cơ quan liên quan thực
hiện các công việc thực thi bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp
luật.
2. Sở Tài chính
Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh
cân đối, bố trí kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ để thực hiện các nhiệm
vụ của Chương trình theo đề xuất của Sở Khoa học và Công nghệ.
3. Các cơ quan thành viên
Ban Chỉ đạo Chương trình
Phối hợp với Sở Khoa học và
Công nghệ, hàng năm xây dựng kế hoạch cụ thể nhằm tổ chức thực hiện các nội
dung của Chương trình trong phạm vi, trách nhiệm của ngành mình quản lý.
4. Ủy ban Nhân dân các
huyện, thị xã, thành phố
Xây dựng, phê duyệt kế hoạch
thực hiện và bố trí kinh phí để triển khai Chương trình tại địa phương.
Điều
2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể
từ ngày ký.
Điều
3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở
Khoa học và Công nghệ, Thủ trưởng các cơ quan liên quan, Chủ tịch UBND các huyện,
thị xã, thành phố và các cơ quan, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi
hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Khoa học và Công nghệ;
- Cục SHTT (Bộ KHCN);
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh;
- Đoàn Đại biểu quốc hội tỉnh;
- Các cơ quan thuộc UBND tỉnh;
- Báo Bình Thuận;
- Các phòng, đơn vị thuộc VP;
- Lưu: VT, VXDL. Việt.
|
CHỦ TỊCH
Nguyễn Ngọc Hai
|