Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 1877/QĐ-BNN-KHCN 2015 danh mục đề tài nghiên cứu dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ 2016

Số hiệu: 1877/QĐ-BNN-KHCN Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Cao Đức Phát
Ngày ban hành: 22/05/2015 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1877/QĐ-BNN-KHCN

Hà Nội, ngày 22 tháng 5 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT DANH MỤC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU VÀ DỰ ÁN SẢN XUẤT THỬ NGHIỆM CẤP BỘ ĐẶT HÀNG PHỤC VỤ TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BẮT ĐẦU THỰC HIỆN TỪ NĂM 2016

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Quyết định số 36/2006/QĐ-BNN ngày 15 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc ban hành Quy chế quản lý đề tài, dự án khoa học công nghệ;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt danh mục đề tài nghiên cứu và dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ đặt hàng phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn bắt đầu thực hiện từ năm 2016 (Phụ lục kèm theo).

Điều 2. Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường hướng dẫn và tổ chức xét chọn/giao trực tiếp tổ chức/cá nhân chủ trì thực hiện các đề tài, dự án theo quy định về quản lý khoa học công nghệ do Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Lưu: VT, KHCN (30 bản).

BỘ TRƯỞNG




Cao Đức Phát

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU, DỰ ÁN SXTN CẤP BỘ ĐẶT HÀNG PHỤC VỤ TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
(Kèm theo Quyết định số: 1877 /QĐ-BNN-KHCN ngày 22 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)

TT

Tên đề tài, dự án

Mục tiêu

Dự kiến kết quả đạt được

Hình thức thực hiện

A

ĐỀ TÀI

 

 

 

I

Trồng trọt-BVTV

 

 

1.

Nghiên cứu chọn tạo giống lúa lai hai, ba dòng năng suất cao, chất lượng tốt cho các tỉnh phía Bắc .

Lai tạo và đưa vào sản xuất các tổ hợp lúa lai 2,3 dòng có năng suất cao chất lượng tốt, chống chịu phèn mặn và các sâu bệnh chính trong điều kiệm đồng ruộng từng bước thay giống nhập khẩu.

01- 02 dòng TGMS, 01- 02 dòng CMS, 04 - 05 dòng bố có khả năng cho con lai có năng suất cao chất lượng tốt, dễ nhân dòng mẹ và sản xuất hạt lai.

- 01 - 02 giống lúa lai 2 dòng, 01 - 02 giống lúa lai 3 dòng có TGST ngắn 100- 116 ngày, năng suất 8,0 -10,0 tấn/ha trong vụ xuân, 6,0 - 7,0 tấn/ha trong vụ mùa, giống có chất lượng cao, chống chịu tốt với điều kiện phèn, mặn và các loại sâu bệnh hại chính trên đồng ruộng nhiễm bạc lá điểm 3, rầy nâu 3-5, chịu được phèn mặn (gạo trong, hạt dài, hàm lượng amylose <20%, (01 giống được công nhận chính thức, 01 giống công nhận cho sản xuất thử)

- Quy trình nhân dòng mẹ đạt năng suất 2,0 – 4,0 tấn/ha, 02 - 03 quy trình sản xuất hạt lai F1 đạt năng suất 2,5 - 4,0 tấn/ha

- 02 - 03 quy trình thâm canh cho tổ hợp mới đạt năng suất 8-10 tấn/ha cho vụ xuân, 6,0 - 7,0 tấn/ha cho vụ mùa ở các vùng trồng lúa lai chính

- Mô hình thâm canh giống mới đạt năng suất 8,0 -10,0 tấn/ha trong vụ xuân và 6,0 -7,0 tấn/ha trong vụ mùa ở các vùng thâm canh.

Giao trực tiếp Viện Cây lương thực và CTP.

2.

Nghiên cứu xác định giống cây trồng và gói kỹ thuật phù hợp phục vụ chuyển đổi trên đất trồng lúa không chủ động nước tưới cho vùng Nam Trung bộ.

Tuyển chọn được bộ giống và kỹ thuật canh tác tiên tiến cho các loại cây trồng cạn thích hợp trên đất lúa không chủ động nước tưới ở vùng Duyên hải Nam Trung bộ.

- Báo cáo thực trạng tình hình sản xuất lúa trên vùng đất không chủ động nước tưới vùng Nam Trung bộ.

- Tuyển chọn được 02 - 03 giống cây trồng cạn/chủng loại cây thích hợp trên đất lúa không chủ động nước tưới ở vùng Duyên hải Nam Trung bộ.

- Gói kỹ thuật canh tác (bao gồm giống và biện pháp canh tác tiên tiến) cho các giống cây trồng cạn trồng trên đất lúa không chủ động nước tưới ở vùng Duyên hải Nam Trung bộ, hiệu quả kinh tế tăng tối thiểu 20% so với canh tác lúa (được công nhận TBKT).

- 02 - 03 mô hình thử nghiệm/vụ chuyển đổi cây trồng cạn trên đất lúa không chủ động nước tưới ở vùng Duyên hải Nam Trung bộ, hiệu quả kinh tế tăng ≥ 20% so với canh tác lúa.

Giao trực tiếp Viện KHKT Duyên hải Nam trung Bộ.

3.

Nghiên cứu chọn tạo giống ngô lai ngắn ngày năng suất cao cho các tỉnh phía Bắc.

Chọn tạo được một số giống ngô lai có thời gian sinh trưởng ngắn, chịu hạn tốt, năng suất cao, ổn định, có thể sản xuất 2 vụ ngô/năm (trên diện tích lúa cấy cưỡng 1 vụ ruộng bậc thang thành 2 vụ ngô và ngô vụ 2 – vụ thu đông ở các tỉnh Miền núi, ngô đông trên đất 2 lúa ở các tỉnh Đồng bằng ) ở các Tỉnh phía Bắc.

- 02 giống ngô lai ngắn ngày (TGST 100 – 110 ngày), chịu hạn, chống đổ tốt, chống chịu một số sâu bệnh chính. Năng suất đạt 7,0 - 8,0 tấn/ha, dạng hạt bán đá, màu vàng đẹp đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng (01 giống được công nhận chính thức và 01 giống được công nhận sản xuất thử)

- Dòng thuần: 05 - 07 dòng thuần có đặc tính nông sinh học tốt, chịu hạn khá, khả năng kết hợp cao, năng suất đạt từ 2,5 – 3,0 tấn/ha;

- Qui trình sản xuất hạt lai đạt 3,0 - 3,5 tấn/ha;

- Qui trình thâm canh giống ngô lai mới đạt năng suất cao (7,0 – 8,0 tấn/ha).

Giao trực tiếp Viện Nghiên cứu Ngô

4.

Nghiên cứu gói kỹ thuật canh tác lạc, vừng chịu hạn đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng

Tuyển chọn được các giống lạc, vừng có năng suất cao, chất lượng tốt và hoàn thiện gói kỹ thuật canh tác phù hợp phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao hiệu quả sản xuất cho các vùng trồng lạc, vừng chính trên cả nước. 

- Mỗi vùng sản xuất lạc, vừng chủ lực trên cả nước tuyển chọn được 01 - 02 giống năng suất cao chịu hạn (lạc 4,5 - 5,0 tấn/ha, vừng có năng suất 1,2 - 1,3 tấn/ha).

- Gói kỹ thuật canh tác phù hợp để đạt năng suất cao bao gồm giống và kỹ thuật canh tác phù hợp), đạt hiệu quả kinh tế cao hơn đối chứng 20% (được công nhận TBKT)

- Mô hình sản xuất thử nghiệm cho mỗi loại cây trồng từ 1-2 ha/vụ/vùng sản xuất chủ lực đạt hiệu quả kinh tế cao hơn mô hình đối chứng (giống và gói kỹ thuật cũ) ít nhất 20%.

Giao trực tiếp Trung tâm nghiên cứu và phát triển Đậu đỗ, Viện Cây lương thực và cây thực phẩm

5.

Nghiên cứu chọn tạo giống và gói kỹ thuật thâm canh sắn bền vững.

Chọn tạo được giống sắn mới có năng suất và hàm lượng tinh bột cao cho các vùng trồng chính, và xây dựng được gói kỹ thuật thâm canh gồm giống giống sắn và pháp kỹ thuật canh tác tổng hợp bền vững đạt năng suất và đạt hiệu quả kinh tế cao (tăng 15-20%) ở một số vùng trồng chính.

- 02 - 03 giống sắn năng suất 60 – 70 tấn/ha cho thâm canh và ≥ 35 tấn/ha cho vùng khó khăn, hàm lượng tinh bột ≥ 28%, chống chịu một số bệnh hại chính (chổi rồng, rệp sáp bột hồng) 01 giống được công nhận chính thức, 01 giống được công nhận cho sản xuất thử

- Xây dựng được gói kỹ thuật thâm canh sắn bền vững đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao (tăng 20% so với sản xuất đại trà)

- 02 - 03 mô hình thử nghiệm cho mỗi vùng ứng dụng gói kỹ thuật mới hiệu quả kinh tế tăng tối thiểu 20%.

Giao trực tiếp Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam.

6.

Nghiên cứu chọn tạo giống và gói kỹ thuật nâng cao hiệu quả sản xuất khoai tây

Chọn tạo và xây dựng gói kỹ thuật sản xuất khoai tây, năng suất cao, phẩm chất tốt, kháng một số bệnh hại chính (mốc sương, virus), đáp ứng thị trường ăn tươi và chế biến, tăng hiệu quả kinh tế và thu nhập cho người sản xuất ở vùng trồng chính. 

- 02 giống khoai tây năng suất đạt 25 - 30 tấn/ha, tỷ lệ chất khô 18-20%, ruột và vỏ củ màu vàng, mắt nông, đáp ứng thị trường ăn tươi và chế biến chống chịu bệnh môc sương (01 giống được công nhận chính thức, 01 giống công nhận sản xuất thử)

- Gói kỹ thuật canh tác cho mỗi vùng trồng chính cho cây khoai tây bao gồm giống và biện pháp canh tác tiên tiến tăng hiệu quả kinh tế 15 - 20%.

- 02 - 03 mô hình thử nghiệm sản xuất khoai tây giống mới cho mỗi vùng trồng chính đạt năng suất 25 - 30 tấn/ha.

- 02 - 03 mô hình áp dụng gói kỹ thuật tăng hiệu quả kinh tế 15 - 20% so với công nghệ cũ.

Tuyển chọn

7.

Nghiên cứu chọn tạo và gói kỹ thuật phát triển giống hoa lay ơn và hoa lan hồ điệp.

Nghiên cứu chọn tạo, nhập nội và xây dựng gói kỹ thuật cho một số giống hoa chủ lực (lay ơn, lan hồ điệp) phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng, có chất lượng cao hơn giống thông thường, hiệu quả tăng từ 1,2 - 1,5 lần so với các giống hiện có.

 

- Chọn tạo được 01 - 02 giống hoa mang thương hiệu Việt Nam cho mỗi chủng loại Lay ơn (dài cành 1 m, có 8 - 10 hoa/cành) lan hồ điệp có chiều dài cành 60 - 80cm, có 7 - 8 hoa/cành) có màu sắc hoa đẹp, đặc trưng, có giá trị thương phẩm cao được công nhận sản xuất thử.

- Quy trình nhân giống nuôi cấy mô cho hoa lan hồ điệp, hoa lay ơn đạt tiêu chuẩn cây giống ra ngôi (dài lá 5- 7cm có 2- 3 lá và 2-3 rễ/cây đối lan, tạo củ bi kích thước 1,0 - 1,5 cm có 2- 3 rễ/củ đối với lay ơn)

- 02 - 03 mô hình nhân các giống hoa với quy mô 100.000 cây/mô hình/năm.

- Mô hình sản xuất hoa sử dụng giống và gói kỹ thuật quy mô 1000 m2 đối với hoa lan hồ điệp đạt doanh thu 1,0 -1,2 tỷ đồng/1000m2/năm trong đó lợi nhuận đạt 25 - 30%.

- Mô hình hoa lay ơn qui mô 0,5 – 1,0 ha, doanh thu đạt 0,5 – 0,6 tỷ đồng/ha/năm trong đó lợi nhuận đạt 20 - 30%.

Giao trực tiếp Viện nghiên cứu Rau quả

8.

Nghiên cứu chọn tạo giống ngô và gói kỹ thuật có năng suất chất xanh và chất lượng cao phục vụ làm thức ăn chăn nuôi.

Chọn tạo giống ngô và xây dựng quy trình kỹ thuật canh tác ngô cho năng suất chất xanh và chất lượng cao phục vụ làm thức ăn chăn nuôi.

- 01 - 02 giống ngô lai cho năng suất chất xanh ≥ 40 tấn/ha, chất lượng cao phục vụ làm thức ăn chăn nuôi (được công nhận cho sản xuất thử/chính thức).

- Quy trình sản xuất hạt lai đạt 2,5 tấn/ha và qui trình canh tác giống ngô lai có năng suất chất xanh cao phục vụ làm thức ăn chăn nuôi (cấp cơ sở).

- Quy trình chế biến thức ăn xanh cho chăn nuôi từ ngô

Tuyển chọn

9.

Nghiên cứu sản xuất phân bón hòa tan hàm lượng cao sử dụng qua hệ thống tưới tiết kiệm cho một số cây trồng cạn

Xây dựng quy trình công nghệ và sản xuất được bộ phân bón NPK hàm lượng cao, có khả năng hòa tan, sử dụng qua nước tưới để nâng cao hiệu suất sử dụng phân bón và hiệu quả kinh tế cho một số loại cây trồng (rau, hoa, cam, thanh long, hồ tiêu,...) 

- Quy trình công nghệ sản xuất phân bón hỗn hợp NPK hàm lượng cao (tổng lượng N,P,K ≥ 55%), hòa tan và bón được qua nước tưới (được công nhận cho sản xuất thử để chuyển giao cho Doanh nghiệp sản xuất phân bón).

- Bộ sản phẩm phân bón hỗn hợp NPK gồm hai dạng rắn và lỏng được sản xuất theo quy trình, phù hợp các giai đoạn sinh trưởng của rau, hoa, cam, thanh long, hồ tiêu,...

- Quy trình sử dụng phân bón hòa tan qua nước tưới cho từng nhóm cây trồng.

- Mô hình trình diễn đánh giá hiệu của sản phẩm phân bón: Nâng cao hiệu quả sử dụng, tiết kiệm phân khoáng từ 15 - 20% và tăng hiệu quả kinh tế tối thiểu 10%.

Giao trực tiếp Viện Thổ nhưỡng Nông hóa

10.

Nghiên cứu tuyển chọn và phát triển một số giống bơ triển vọng cho sản xuất bơ hàng hoá.

Tuyển chọn và phát triển một số giống bơ có triển vọng phục vụ nội tiêu và xuất khẩu; Xây dựng được quy trình kỹ thuật nhân trồng phù hợp cho một số vùng trồng chính.

- 03 - 04 giống bơ có năng suất cao, chất lượng tốt đạt tiêu chuẩn xuất khẩu được công nhận sản xuất thử cho phía Bắc công nhận chính thức cho các tỉnh phía Nam.

- 08 -10 dòng bơ có triển vọng trồng khảo nghiệm ngoài sản xuất.

- Quy trình kỹ thuật nhân, trồng và chăm sóc các giống bơ có triển vọng cho phía Bắc và phía Nam.

- Mô hình trồng mới (phía Bắc10 ha, phía Nam 10 ha).

Giao trực tiếp Viện KHKT Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc

11.

Nghiên cứu chọn tạo giống và biện pháp kỹ thuật tổng hợp phát triển hồ tiêu bền vững.

Chọn lọc và lai tạo được giống mới kháng được bệnh chết nhanh, chết chậm và thích nghi với các vùng trồng chính và xác định các biện pháp kỹ thuật cải tạo, trồng mới, thâm canh hồ tiêu bền vững, nâng cao năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế ngành hàng hồ tiêu tại Đông Nam bộ, một số tỉnh miền Trung và ĐBSCL

- Báo cáo đánh giá hiện trạng sản xuất, phẩm chất hạt tiêu xuất khẩu và đề xuất giải pháp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm phục vụ xuất khẩu.

- 01 - 02 giống hồ tiêu tuyển chọn, 01 giống tiêu lai tạo và 01 – 02 giống tiêu ghép có khả năng chống chịu được bệnh chết nhanh, chết chậm (01- 02 giống được công nhận cho sản xuất thử)

- Quy trình nuôi cấy mô các giống tiêu mới và các giống tiêu triển vọng (khó nhân nhanh bằng biện pháp giâm cành truyền thống)

- Quy trình kỹ thuật cải tạo, trồng mới và thâm canh hồ tiêu bền vững cho các vùng trồng chính.

- Quy trình canh tác tổng hợp phòng trừ bệnh chết nhanh và chết chậm cho cây hồ tiêu trong sản xuất bền vững.

- Mô hình trồng mới cho 03 vùng trồng chính đảm bảo tỷ lệ cây sống đạt 90%.

- Xây dựng hệ thống vườn cây tiêu đầu dòng, sạch bệnh cung ứng cho sản xuất đại trà.

Giao Viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây Nguyên.

12.

Nghiên cứu chọn tạo giống, kỹ thuật canh tác dâu; chọn tạo giống, kỹ thuật nuôi tằm và chế biến nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất ngành dâu tằm.

Chọn tạo và phát triển được giống dâu lai, giống tằm mới có năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng chịu được một số sâu bệnh hại chính thích hợp cho việc nuôi, trồng ở các thời vụ khác nhau; Xác định được phương pháp bảo quản lạnh kén tằm; sản xuất được sợi tơ phù hợp làm hàng dệt kim từ tơ tằm

- 02 - 03 giống dâu, trong đó có một giống dâu phù hợp cho việc cắt cành năng suất lá đạt 30 – 35,0 tấn/ha/năm được công nhận cho xuất thử; 01 - 02 giống dâu cho vùng khó khăn, năng suất lá đạt trên 25,0 tấn/ha (công nhận chính thức) chất lượng tương đương với giống hiện tại.

- 02 - 03 giống tằm cho các vùng năng suất chất lượng cao thích hợp nuôi ở vụ Xuân, Thu (năng suất kén 14-15kg/vòng trứng, chiều dài tơ đơn >1000m) ít nhất 01 giống được công nhận chính thức; 01- 02 giống tằm, có sức chống chịu tốt, chất lượng tơ trung bình nuôi trong vụ Hè (được công nhận chính thức/sản xuất thử).

- Quy trình kỹ thuật nuôi, trồng các giống dâu, tằm mới chọn tạo.

- 01- 02 mô hình dâu, tằm HQKT tăng 10-15%.

Giao Trung tâm Nghiên cứu Dâu tằm tơ Trung ương.

13.

Nghiên cứu phòng trừ bệnh nấm cao (Septobasidiun theae Boedijn & Steinmann) và bệnh thối rễ hại chè tại các vùng trồng chính.

Xây dựng được qui trình phòng chống có hiệu quả bệnh nâm cao (Septobasidium theae Boedijn & Steinmann) và bệnh thối rễ chè, góp phần nâng cao năng suất đảm bảo chất lượng và hiệu quả sản xuất chè cho các vùng trồng chè chính.

- Báo cáo thực trạng gây hại của bệnh nấm cao và bệnh thối rễ chè tại các vùng trồng chính

- Báo cáo các nhân tố ảnh hưởng đến phát sinh, gây hại của bệnh nấm cao và thối rễ hại chè.

- Quy trình quản lý tổng hợp bệnh nấm cao và bệnh thối rễ hại chè có hiệu quả, phục vụ sản xuất chè bền vững (được công nhận TBKT).

- Mô hình quản lý tổng hợp bệnh nấm cao và bệnh thối rễ hại chè đạt hiệu quả cao (tăng 15 – 20%).

Tuyển chọn

II

Chăn nuôi - Thú y

 

 

 

1.

Nghiên cứu xây dựng chuỗi nhân giống cho 4 giống lợn cao sản

- Xây dựng đàn lợn hạt nhân gồm các giống: Landrace, Yorkshire, Duroc và Pietrance

- Xây dựng được mối liên kết nhân giống trong chuỗi sản xuất giống lợn ngoại chất lượng cao.

 

- Chương trình quản lý giống lợn hiện đại bằng phần mềm theo mô hình hình tháp;

- Đàn lợn giống hạt nhân: 600 nái gồm: 200 nái giống Landrace; 200 nái Yorkshire; 100 nái Duroc; 100 nái Pietran

- Năng suất đàn lợn cụ kỵ dòng cái đạt 26 – 28 con cai sữa/nái/năm

- Năng suất lợn đực cuối cùng: Tỷ lệ nạc lợn >58%; tăng khối lượng >900 g/ngày

- Hàng năm cung cấp cho sản xuất: 1.600 nái ông bà; 600 lợn đực kiểm tra năng suất cá thể.

- Quy trình chăn nuôi và phòng bệnh cho đàn giống lợn hạt nhân (được công nhận TBKT).

Giao trực tiếp Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương Viện Chăn nuôi chủ trì, phối hợp với Công ty CP Thức ăn Chăn nuôi Thái Dương trên cơ sở hợp tác công - tư

2.

Nghiên cứu tạo các tổ hợp lai giữa giống lợn VCN-MS15 với một số giống lợn ngoại phục vụ chăn nuôi nông hộ

 

- Tạo được tổ hợp lai phù hợp với chăn nuôi nông hộ;

- Tạo được lợn đực cuối cùng phù hợp với tổ hợp nái lai để tạo lợn thương phẩm trong chăn nuôi nông hộ.

- Xây dựng được hệ thống đàn nái có năng suất cao phù hợp chăn nuôi nông hộ.

- Nái lai có năng suất sinh sản: số con sơ sinh sống >13 con/lứa; số con cai sữa/nái/năm >26 con.

- Tổ hợp lai thương phẩm có tỷ lệ nạc đạt 52 - 56%, khả năng tăng khối lượng từ 650 – 700 g/ngày

- Quy trình chăn nuôi và phòng bệnh cho lợn nái lai F1 và lợn thương phẩm (được công nhận TBKT).

Giao trực tiếp Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương- Viện Chăn nuôi

3.

Nghiên cứu khẩu phần thức ăn phù hợp cho bò đực giống chuyên thịt sản xuất tinh đông lạnh tại Việt Nam

Xây dựng được khẩu phần thức ăn phù hợp nhằm nâng cao khả năng sản xuất tinh của bò đực giống chuyên thịt (Brahman, Red Angus) nuôi tại Việt Nam

- Xây dựng khẩu phần thức ăn đảm bảo phù hợp về mức năng lượng, protein, khoáng cho bò đực giống chuyên thịt (Brahman, Red Angus) sản xuất tinh đông lạnh trong điều kiện Việt Nam.

- Nâng cao năng suất tinh của bò đực giống chuyên thịt (Brahman, Red Angus) > 10% trở lên.

- Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng bệnh cho đực giống sản xuất tinh (được công nhận TBKT).

Giao trực tiếp Trung tâm gia súc lớn Trung ương-Viện Chăn nuôi.

4.

Nghiên cứu bảo quản, chế biến phụ phẩm của công nghiệp chế biến thủy sản (từ cá basa, cá tra và tôm) trong chăn nuôi nông hộ ở Đồng bằng Sông Cửu Long

Tận dụng phụ phẩm công nghiệp chế biến thủy sản làm thức ăn cho chăn nuôi một cách khoa học, giảm giá thành thức ăn, tăng hiệu quả kinh tế, giảm ô nhiễm môi trường ở Đồng bằng sông Cửu long.

- Nâng cao 15-20% hiệu quả sử dụng nguồn phụ phẩm của công nghiệp chế biến thủy sản trong chăn nuôi.

- Giảm giá thành thức ăn có sử dụng phụ phẩm này từ 3-5%, cải thiện năng suất chăn nuôi từ 7-10%.

- Quy trình bảo quản, chế biến và sử dụng nguồn phụ phẩm của công nghiệp chế biến thủy sản trong chăn nuôi nông hộ (được công nhận TBKT).

Giao trực tiếp cho Phân Viện chăn nuôi Nam bộ, Viện chăn nuôi

5.

Nghiên cứu quy trình nuôi lợn sinh sản đạt năng suất cao

Xây dựng được quy trình chăn nuôi phù hợp cho lợn ngoại và con lai để đạt năng suất sinh sản cao.

Quy trình chăn nuôi phù hợp cho từng giai đoạn: giai đoạn lợn con, giai đoạn lợn hậu bị,giai đoạn chửa và giai đoạn nuôi con, về các nội dung chuồng trại, trang thiết bị, thức ăn, dinh dưỡng, nước uống, nhiệt độ, ánh sáng, ẩm độ, chăm sóc nuôi dưỡng, phối giống, vệ sinh phòng bệnh….

Năng suất sinh sản đạt ≥ 24 con cai sữa/nái/năm

Tỷ lệ nuôi sống từ sơ sinh đến cai sữa ≥93%.

Quy trình được Bộ công nhận TBKT

Giao trực tiếp Viện Chăn nuôi chủ trì, phối hợp với Cục Chăn nuôi và doanh nghiệp

6.

Nghiên cứu sản xuất sinh khối nấm men giàu protein bằng công nghệ lên men các nguyên liệu giàu bột đường

Tạo được sản phẩm giàu protein bằng công nghệ lên men cao sản từ ngũ cốc và rỉ mật để thay thế đỗ tương và các nguồn protein nhập khẩu khác trong sản xuất thức ăn chăn nuôi.

 

-01 chủng Nấm men Candida utilis có khả năng sinh tổng hợp protein cao sản (> 45% sinh khối nấm men) và 1 chủng Saccharomyces cerevisiae vừa có khả năng sinh tổng hợp protein cao sản và có chức năng probiotic.

- 01 quy trình công nghệ lên men sinh khối nấm men cao sản với hàm lượng protein trên 45% quy mô pilot.

- Sản xuất được > 20 tấn protein lên men dạng lỏng với hàm lượng protein từ 18-22% tương đương > 9 tấn đậu tương.

- Sản xuất được > 10 tấn chế phẩm probiotic dạng lỏng (số lượng tế bào >109 /ml).

- 01 quy trình sử dụng sản phẩm protein nấm men và probiotic trong chăn nuôi lợn qui mô công nghiệp (được công nhận TBKT).

Tuyển chọn

7.

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, dịch tễ học bệnh sán lá sinh sản trên vịt và đề xuất biện pháp phòng trị.

 

-Xác định được sự phân bố và các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm sán lá sinh sản trên vịt tại một số địa phương Nam Trung Bộ.

- Xác định (định danh) được loài và chu kỳ sinh học (vòng đời) sán lá sinh sản gây bệnh trên vịt.

- Xác định được biện pháp phòng trị bệnh hiệu quả.

- Báo cáo đánh giá một số đặc điểm dịch tễ học sán lá sinh sản trên vịt (lứa tuổi, mùa vụ, phương thức chăn nuôi, giống), các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân bố và tỷ lệ nhiễm.

- Định danh được loài sán lá sinh sản gây bệnh trên vịt.

- Đặc tính mang trùng, gây bệnh, đặc điểm lâm sàng, biến đổi bệnh lý đại thể và vi thể của vịt nhiễm sán lá sinh sản.

- Vòng đời sán lá sinh sản và thành phần vật chủ trung gian.

- Quy trình phòng chống bệnh sán lá sinh sản ở vịt (được công nhận TBKT).

Giao trực tiếp Phân Viện Thú y Miền Trung-Viện Thú Y

8.

Nghiên cứu sản xuất vắc-xin phòng hội chứng giảm đẻ của gà

 

 

Xác định một số đặc tính sinh học và vi rút học của các chủng vi rút gây hội chứng giảm đẻ phân lập được. Lựa chọn vi rút để sản xuất vắc-xin có hiệu quả cao phòng bệnh do vi rút hội chứng giảm đẻ trên gà.

 

- Phân lập được ít nhất 1 chủng vi rút gây hội chứng giảm đẻ phân lập được ở Việt Nam có tiềm năng sản xuất vắc xin

- Báo cáo kết quả về một số đặc tính sinh học và vi rút học của các chủng vi rút phân lập được từ đàn gà (gà công nghiệp và gà thả vườn) ở Việt Nam.

- Kết quả phân tích di truyền và nguồn gốc phả hệ của các chủng vi rút gây hội chứng giảm đẻ phân lập được.

- 10.000 liều văc-xin vô hoạt phòng hội chứng giảm đẻ có hiệu lực bảo hộ tương đương vắc xin ngoại nhập, được Cục Thú y kiểm nghiệm xác nhận.

Giao trực tiếp Phân Viện Thú y Miền Trung-Viện Thú Y

III

Thủy sản

 

 

 

1.

Nghiên cứu bệnh do vi bào tử trùng gây ra trên tôm nuôi nước lợ

Xây dựng được quy trình chẩn đoán và phòng trị bệnh do vi bào tử trùng gây ra trên tôm nuôi nước lợ

- Danh mục và đường truyền lây của các loài vi bào tử trùng gây bệnh tôm nuôi nước lợ ở các giai đoạn phát triển;
- Mối liên quan giữa vi bào tử trùng với hội chứng chậm lớn trên tôm nuôi nước lợ;

- Quy trình chẩn đoán bệnh vi bào tử trùng trên tôm nuôi nước lợ (được Hội đồng KHCN cấp Bộ công nhận tiến bộ kỹ thuật);

- Quy trình phòng và trị bệnh do vi bào tử trùng gây ra trên tôm nuôi nước lợ (được Hội đồng KHCN cấp Bộ công nhận tiến bộ kỹ thuật);

Tuyển chọn

2.

Nghiên cứu ứng dụng thể thực khuẩn trong phòng trị bệnh xuất huyết do Aeromonas hydrophylla gây ra trên cá tra nuôi.

Ứng dụng thể thực khuẩn (phage) phòng trị hiệu quả bệnh xuất huyết do Aeromonas hydrophylla gây ra trên cá tra nuôi ở giai đoạn giống và thương phẩm.

- Có ít nhất 2 thể thực khuẩn được sử dụng với độ an toàn >90%, có khả năng diệt khuẩn tối thiểu >90% và khả năng bảo vệ (RPS) > 60% cá tra nuôi.

- Qui trình sản xuất thể thực khuẩn có khả năng phòng trị bệnh xuất huyết trên cá tra hiệu quả (được Hội đồng KHCN cấp Bộ đề nghị công nhận tiến bộ kỹ thuật)

- Qui trình sử dụng thể thực khuẩn ở qui mô sản xuất (cá giống 2 ha, nuôi thương phẩm 5 ha) (được Hội đồng KHCN cấp Bộ đề nghị công nhận tiến bộ kỹ thuật)

Tuyển chọn

3.

Nghiên cứu hiện tượng nghêu chết hàng loạt và các giải pháp hạn chế thiệt hại.

Xây dựng được các giải pháp kỹ thuật và quản lý nuôi nghêu hiệu quả

- Dấu hiệu nhận biết (thẻ bệnh) nghêu chết hàng loạt do các yếu tố sinh học và phi sinh học.

- Tương quan giữa các yếu tố sinh học và phi sinh học với nghêu chết hàng loạt.

- Quy trình kỹ thuật nuôi nghêu thương phẩm hạn chế thiệt hại do các yếu tố sinh học và phi sinh học, được Hội đồng KHCN cấp Bộ đề nghị công nhận tiến bộ kỹ thuật.

+ năng suất: 40 tấn/ha

+ tỷ lệ sống: ≥ 85%

- Giải pháp quản lý vùng nuôi tập trung nhằm giảm thiểu hiện tượng chết hàng loạt ở 2 vùng nuôi trọng điểm ở Nam Định và Bến Tre.

Tuyển chọn

4.

Nghiên cứu chế độ ăn đạt hiệu quả kinh tế và giảm ổ nhiễm môi trường trong nuôi cá Tra thương phẩm

Xây dựng được qui trình đạt hiệu quả kinh tế, hạn chế dịch bệnh và ô nhiễm môi trường trong nuôi cá Tra thương phẩm

- Qui trình cho ăn (định lượng thức ăn, tần suất, phương pháp, thời điểm) đạt hiệu quả kinh tế và giảm ô nhiễm môi trường trong nuôi cá Tra thương phẩm. Được Hội đồng KHCN cấp Bộ đề nghị công nhận tiến bộ kỹ thuật.

- Yêu cầu kỹ thuật của qui trình:

+ Hệ số tiêu thụ thức ăn: giảm tối thiểu 15%

+ Giảm 15% lượng nước thay

+ Tỷ lệ sống: ≥ 75%

Tuyển chọn

5.

Nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý và phát triển các cơ sở dịch vụ hậu cần phục vụ khai thác hải sản.

Đề xuẩt được các giải pháp nhằm quản lý hiệu quả và phát triển các cơ sở dịch vụ hậu cần phục vụ khai thác hải sản (hậu cần nghề cá)

- Tổng kết và đánh giá kinh nghiệm (quốc tế và trong nước) trong việc quản lý, khuyến khích đầu tư và phát triển các cơ sở/loại hình dịch vụ hậu cần nghề phục vụ khai thác hải sản.

- Phân tích và đánh giá kết quả và tác động của các chính sách quản lý, khuyến khích đầu tư và phát triển của các cơ sở dịch vụ hậu cần phục vụ khai thác hải sản.

- Đề xuất các chính sách quản lý các cơ sở/loại hình dịch vụ hậu cần phục vụ khai thác hải sản phát triển bền vững (chính sách quản lý, khuyến khích đầu từ ...)

Tuyển chọn

6.

Nghiên cứu công nghệ nuôi thâm canh tôm hùm thương phẩm bằng thức ăn công nghiệp trong hệ thống tuần hoàn

Nâng cao hiệu quả nuôi tôm hùm thương phẩm bằng thức ăn công nghiệp, hạn chế dịch bệnh và ô nhiễm môi trường, có hiệu quả kinh tế cao. đạt năng suất cao từ 1-1,5kg/m2/tháng.

- Thiết kế lắp đặt và vận hành hệ thống tuần hoàn nuôi thâm canh tôm hùm thương phẩm quy mô 200m2, năng suất 5 -7kg/m2.

- Quy trình công nghệ nuôi (kiểm soát một số bệnh nguy hiểm thường gặp trên tôm hùm nuôi (bệnh sữa, bệnh vibrio ...); hạn chế thay nước, lượng nước thay trong tháng ≤ 35%; sử dụng hoàn toàn thức ăn công nghiệp (hệ số tiêu thụ thức ăn: ≤ 4,2) (được Hội đồng KHCN cấp Bộ đề nghị công nhận tiến bộ kỹ thuật).

- 300 kg tôm hùm thương phẩm

Giao trực tiếp Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III

7.

Nghiên cứu thức ăn nuôi cua lột (Scylla sp.) năng suất cao trong hệ thống tuần hoàn

Xây dựng được công thức thức ăn có tỷ lệ phối trộn phức hợp enzyme, cholesterol và chất dẫn dụ phù hợp, hiệu quả nhằm kích thích cua lột đồng loạt, rút ngắn chu kỳ lột vỏ

- Công thức thức ăn chế biến rút ngắn chu kỳ lột xác, kích thích cua lột đồng loạt (trên 80%) phục vụ hiệu quả nghề nuôi cua lột (được đăng ký sở hữu trí tuệ).

- Qui trình nuôi cua lột trong hệ thống nuôi tuần hoàn, sử dụng thức ăn chế biến của đề tài đạt năng suất:1-1,5kg/m2, ổn định ở qui mô 100 m2; được Hội đồng KHCN cấp Bộ đề nghị công nhận tiến bộ kỹ thuật.

Giao trực tiếp Viện NC NTTS III thực hiện

(phối hợp với Công ty Cổ phần Bá Hải, Phú Yên)

IV

Lâm nghiệp

 

 

 

1.

Nghiên cứu chọn giống Keo tai tượng có năng suất cao chống chịu bệnh mục ruột phục vụ trồng rừng gỗ lớn cho vùng Đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ

Chọn giống Keo tai tượng có năng suất gỗ cao chống chịu bệnh mục ruột và phục vụ phát triển trồng rừng sản xuất cung cấp gỗ lớn.

- Công nhận giống tiến bộ kỹ thuật cho ít nhất 5 gia đình Keo tai tượng chống chịu bệnh mục ruột (tỷ lệ mục ruột < 10% ở tuổi 3 – 5)/vùng, năng suất gỗ đạt ít nhất bằng các giống đã được công nhận.

- 6 ha vườn giống Keo tai tượng (2 ha/vùng).

- 12 ha khảo nghiệm giống Keo tai tượng (3 ha/vùng).

Giao trực tiếp Viện KHLNVN

2.

Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật trồng rừng thâm canh Sa mộc (Cunninghamia lanceolata Lamb. Hook) cho năng suất cao nhằm cung cấp gỗ lớn ở vùng miền núi phía Bắc.

 

- Chọn được giống (Xuất xứ và cây trội) cho năng suất gỗ vượt ít nhất 15% so với sản xuất hiện nay

- Chọn được lập địa và hệ thống kỹ thuật trồng thâm canh cho năng suất cao để cung cấp gỗ lớn.

 

 

 

- Ít nhất 2 xuất xứ tốt/vùng được chọn có năng suất gỗ vượt ít nhất 15% so với sản xuất hiện nay.

- Ít nhất 100 cây trội tốt được chọn từ các xuất xứ đã được đưa vào khảo nghiệm.

- Bảng phân chia lập địa và mức độ đất đai thích hợp phục vụ trồng rừng thâm canh Sa Mộc cho năng suất cao.

- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống hữu tính và trồng rừng thâm canh Sa mộc được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận.

- 10 ha khảo nghiệm giống Sa mộc ở 2 vùng (5ha/vùng) (bao gồm cả các xuất xứ nhập ngoại).

- 2ha vườn giống (01 ha/vùng).

- Mô hình thí nghiệm trồng rừng Sa mộc (20 ha, 10 ha/vùng).

Tuyển chọn

3.

Nghiên cứu chọn tạo giống Thông caribe cung cấp gỗ lớn cho vùng Bắc Trung Bộ và Đông Bắc Bộ.

- Chọn đươc giống có năng suất sinh trưởng cao (vượt 15%) so với đại trà, cho sản lượng và chất lượng hạt cao, nhằm chủ động nguồn giống để trồng rừng, nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng Thông caribe cung cấp gỗ lớn.

- Xác định được quy trình nhân giống vô tính thông Caribe.

- Ít nhất 10 gia đình có triển vọng/vùng với năng suất vượt giống TBKT > 10%.

- 10 ha khảo nghiệm giống (5 ha/vùng).

- 02 vườn giống vô tính (01 ha/vùng) cung cấp hạt từ 10 gia đình có triển vọng có sản lượng và chất lượng hạt giống cao hơn 20% so với rừng giống chuyển hóa tại hai vùng hiện có.

- Quy trình nhân giống vô tính Thông Caribe được công nhận TBKT.

Tuyển chọn

4.

Nghiên cứu các biện pháp phòng trừ nhóm sâu róm Thông (Thông Nhựa, Thông Mã Vỹ) cho miền Bắc và Bắc Trung Bộ

 

 

Xây dựng được quy trình quản lý tổng hợp nhóm sâu róm hại thông (Thông nhựa, Thông Mã Vị) góp nâng cao năng suất và quản lý rừng trồng thông bền vững.

- Báo cáo đặc điểm sinh học và sinh thái các loài sâu róm hại Thông.

- Báo cáo kết quả xác định thời kỳ xuất hiện, diễn biến quần thể các loài sâu róm hại thông.

- Dự tính, dự báo dịch các loài sâu róm hại thông.

- 02 Quy trình/loài quản lý tổng hợp, hiệu quả, bền vững các loài sâu róm hại thông đảm bảo hạn chế bùng phát dịch hại (01 quy trình cho miền Bắc, 01 quy trình cho vùng Bắc Trung Bộ hiệu quả giảm mức độ thiệt hại ≥ 75% so với đối chứng (được công nhận TBKT).

- Mô hình phòng trừ tổng hợp (04 mô hình/2 loài//2 vùng, quy mô tối thiểu 02ha/mô hình. Hiệu quả kinh tế tăng tối thiểu 20%.

Tuyển chọn

5.

Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật phục hồi rừng ngập mặn bị suy thoái tại một số vùng sinh thái trọng điểm ven biển Việt Nam (Bắc Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ).

Phục hồi và phát triển bền vững rừng ngập mặn bị suy thoái, góp phần bảo vệ môi trường vùng ven biển trong điều kiện biến đổi khí hậu.

- Báo cáo đánh giá thực trạng, đặc điểm sinh thái, đất đai của rừng ngập mặn suy thoái tại một số vùng sinh thái trọng điểm ven biển VN (Bắc Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ).

- Quy trình kỹ thuật phục hồi RNM suy thoái cho một số hệ sinh rừng ngập mặn đặc trưng cho các vùng (được công nhận TBKT).

-Mô hình thí nghiệm phục hồi rừng NM suy thoái: 15 ha (5ha/vùng).

Tuyển chọn

6.

Nghiên cứu xác định tuổi thành thục công nghệ và đánh giá hiệu quả kinh tế các mô hình trồng rừng gỗ nhỏ, trồng rừng gỗ lớn và chuyển hoá rừng từ gỗ nhỏ sang gỗ lớn làm cơ sở xác định chu kỳ kinh doanh tối ưu.

- Xác định tuổi thành thục công nghệ và chu kỳ kinh doanh tối ưu của các mô hình trồng rừng gỗ nhỏ, rừng trồng gỗ lớn và chuyển hóa rừng gỗ nhỏ sang rừng gỗ lớn đối với một số loài Keo và Bạch đàn.

- Xác định, so sánh giá trị gia tăng trồng rừng gỗ nhỏ, trồng rừng gỗ lớn và chuyển hoá rừng gỗ nhỏ thành rừng gỗ lớn (theo các cấp tuổi)

- Bộ tiêu chí xác định tuổi thành thục công nghệ của các mô hình rừng trồng đối với Keo, Bạch đàn tại các vùng sinh thái trọng điểm (Đông Bắc bộ, Trung bộ và Đông Nam bộ).

- Bộ số liệu về tuổi thành thục công nghệ, chu kỳ kinh doanh tối ưu và hướng dẫn kinh doanh rừng trồng đạt hiệu quả cao đối với các mô hình trồng Keo và Bạch đàn tại vùng Đông Bắc bộ, Trung bộ và Đông Nam bộ.

- Bảng tra so sánh giá trị gia tăng trồng rừng gỗ nhỏ, trồng rừng gỗ lớn, rừng chuyển hoá gỗ nhỏ thành gỗ lớn các mô hình rừng Keo và Bạch đàn (theo các cấp tuổi) ở 3 vùng (Đông Bắc Bộ, Trung Bộ và Đông Nam Bộ).

- Các khuyến nghị về giải pháp chính sách phát triển rừng trồng sản xuất Keo, Bạch đàn.

Tuyển chọn

7.

Nghiên cứu công nghệ sản xuất gỗ khối (multilaminar block) chất lượng cao từ gỗ Keo

1. Xây dựng được công nghệ sản xuất gỗ khối (multilaminar block) chất lượng cao từ gỗ Keo (độ bền cơ học tương đương gỗ nhóm 4 gỗ rừng tự nhiên) đáp ứng được yêu cầu vật liệu sản xuất đồ mộc nội, ngoại thất.

2. Xây dựng được 01 mô hình áp dụng công nghệ sản xuất gỗ khối từ gỗ Keo quy mô 500 m3/năm.

- Quy trình công nghệ tạo gỗ khối (multilaminar block) có chất lượng đáp ứng tiêu chuẩn BS EN 14279:2004 và có độ bền cơ học tương đương gỗ nhóm 4 (Quy trình được công nhận TBKT)

- Giá trị gia tăng đạt > 10% so với gỗ xẻ Keo lai dùng trong sản xuất đồ mộc.

- 30 m3 sản phẩm dùng trong điều kiện nội, ngoại thất. Kích thước sản phẩm (dài x rộng x dày): 2440 x 500 x 50 – 100).

- 01 mô hình sản xuất gỗ khối từ gỗ Keo quy mô 500 m3/năm tại 01 doanh nghiệp cụ thể.

Giao trực tiếp cho Viện Khoa học Lâm nghiệp

(Phối hợp với công ty cổ phần công ty cổ phần Woodsland, công ty cổ phần tre gỗ Tiến Bộ).

V

Thủy lợi

 

 

 

1.

Nghiên cứu giải pháp gây bồi, tạo bãi để trồng đai cây ngập mặn chắn sóng bảo vệ bờ biển, đê biển tại các bãi triều ngập sâu các tỉnh từ Tiền Giang đến Cà Mau

 

 

Có được giải pháp và công nghệ xây dựng công trình gây bồi, tạo bãi để trồng đai cây ngập mặn chắn sóng bảo vệ bờ biển, đê biển tại các bãi triều ngập sâu ở các tỉnh từ Tiền Giang đến Cà Mau.

 

- Giải pháp và công nghệ gây bồi, tạo bãi và giảm sóng phục vụ cho việc trồng cây ngập mặn thân thiện với môi trường, giá thành rẻ hơn trên 60% so so với giải pháp công trình cứng hiện đang sử dụng.

- Hướng dẫn bố trí không gian và thiết kế công trình gây bồi, tạo bãi cho cửa sông, ven biển theo đặc trưng vùng (được Bộ chấp thuận áp dụng).

- Quy trình công nghệ xây dựng công trình gây bồi, tạo bãi để trồng đai cây ngập mặn chắn sóng bảo vệ đê biển, bờ biển đơn giản, sử dụng vật liệu địa phương, dễ thực hiện (được Bộ công nhận tiến bộ kỹ thuật).

- Quy trình công nghệ trồng cây ngập mặn trên bãi mới gây bồi đạt tỷ lệ sống trên 75%, giá thành rẻ hơn 20% so với các công nghệ hiện tại.

- Mô hình công trình nâng bãi và trồng đai cây ngập mặn chắn sóng bảo vệ đê biển, bờ biển: 01 mô hình, dài 300 - 1.000m, rộng 50m - 100m (>3 ha/mô hình), tỷ lệ cây sống >75%.

Giao trực tiếp cho Viện Sinh thái và Bảo vệ công trình, Viện KHTLVN

2.

Nghiên cứu đề xuất khung quản lý hạn cho các vùng, lưu vực sông vùng Nam Trung Bộ

Xây dựng được khung quản lý hạn hán tổng hợp cho các vùng, lưu vực sông khu vực Miền Trung nhằm tăng cường phục vụ công tác phòng, chống hạn hán, bảo đảm chủ động quản lý hạn.

Áp dụng xây dựng được kế hoạch kế hoạch hành động phòng, chống hạn hán, bảo đảm quản lý hạn hán chủ động cho một vùng/lưu vực sông.

- Đánh giá thực trạng công tác phòng, chống hạn hán, thiếu nước ở các cấp, ngành, địa phương.., phân tích những bất cập, khó khăn đang phải đối mặt.

- Khung quản lý hạn cho các vùng, lưu vực sông vùng Nam Trung Bộ (các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên), được Bộ ban hành áp dụng.

- Kế hoạch hành động phòng, chống hạn hán, bảo đảm quản lý hạn hán chủ động trong các tình huống xảy ra cho một vùng/lưu vực sông điển hình (được địa phương đồng ý áp dụng).

- Xây dựng/đề xuất xây dựng thể chế, công cụ cần thiết để thực hiện quản lý hạn hán;

- Sổ tay hướng dẫn xây dựng khung và kế hoạch hành động phòng, chống hạn hán, bảo đảm quản lý hạn hán chủ động theo vùng, lưu vực sông (được Bộ ban hành áp dụng)

Tuyển chọn

3.

Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả cắt lũ, đảm bảo an toàn đập và vùng hạ du hồ chứa trong điều kiện mưa, lũ lớn cực đoan

- Xác định được nguyên nhân và ngưỡng lưu lượng xả lũ không gây thiệt hại với hạ du trong các điều kiện cụ thể của hạ du.

- Đề xuất được giải pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả và qui trình vận hành hồ chứa trong điều kiện thời tiết cực đoan nhằm đảm bảo an toàn hồ chứa và giảm thiếu thiệt hại (ngập lụt) hạ dụ. Áp dụng điển hình cho hồ chứa Phú Vinh, tỉnh Quảng Bình

- Báo cáo đánh giá thực trạng an toàn hồ đập, hạ du hồ chứa trong điều kiện mưa lũ lớn cực đoạn; ngập lụt hạ du trong điều kiện phát triển kinh tế, xã hội và mưa, lũ lớn cực đoan.

- Giải pháp nâng cao hiệu quả cắt xả lũ, nâng cấp hồ đập, quản lý vận hành đảm bảo an toàn cho đập và hạn chế thiệt hại vùng hạ du trong điều kiện mưa, lũ lớn cực đoan.

- Áp dụng giải pháp và quy trình vận hành nhằm nâng cao hiệu quả cắt lũ và giảm thiểu thiệt hại (ngập lụt) với hạ du cho Hồ Phú Vinh tỉnh Quảng Bình (được địa phương đồng ý áp dụng).

- Sổ tay hướng dẫn tính toán, qui hoạch, nâng cấp và vận hành hồ chứa nâng cao hiệu quả hồ chứa, đảm bảo an toàn cho đập và hạn chế thiệt hại vùng hạ du (được Bộ ban hành áp dụng).

Giao trực tiếp cho Phòng TNTĐ QG về động lực học sông biển, Viện KHTL VN.

4.

Nghiên cứu mô hình và giải pháp thúc đẩy xã hội hóa đầu tư xây dựng và quản lý hồ đập nhỏ vùng miền núi phía Bắc và Tây Nguyên

Có được mô hình và giải pháp thúc đẩy xã hội hóa đầu tư xây dựng (nâng cấp và xây mới hồ đập) và quản lý hồ đập nhỏ vùng miền núi phía Bắc và Tây Nguyên

- Đánh giá hiện trạng đầu tư xây dựng và quản lý vận hành các hồ đập nhỏ ở vùng MNPB, Tây Nguyên.

- Mô hình xã hội hóa (cộng đồng và các thành phần kinh tế) đầu tư xây dựng (nâng cấp và xây mới hồ đập) và quản lý hồ đập nhỏ phù hợp cho vùng MNPB và Tây Nguyên (được Bộ ban hành áp dụng).

- Giải pháp (huy động nguồn lực, thể chế, cơ chế, chính sách,…) thúc đẩy đầu tư xây dựng và quản lý hồ đập nhỏ vùng miền núi phía Bắc và Tây Nguyên, làm cơ sở Bộ ban hành Thông tư hướng dẫn.

- Áp dụng xây dựng thử nghiệm 2 mô hình (MNPB và TN) gắn với các dự án đầu tư.

Tuyển chọn

5.

Nghiên cứu thiết kế hệ thống thoát nước bề mặt và kỹ thuật tưới nước tiết kiệm góp phần khống chế bệnh chết nhanh, chết chậm cây hồ tiêu vùng Tây Nguyên và Nam Trung Bộ

- Thiết kế được hệ thống thoát nước bề mặt và kỹ thuật tưới nước tiết kiệm góp phần khống chế bệnh chết nhanh, chết chậm cây hồ tiêu.

- Đề xuất được giải pháp, công nghệ tạo nguồn nước, cấp nước phù hợp với từng vùng khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.

 

- Đánh giá tổng kết thực trạng nguồn nước, hệ thống cấp nước, tiêu nước, quy hoạch vườn sản xuất hồ tiêu và các nguyên nhân gây chết nhanh hồ tiêu theo vùng, miền (tập trung vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ).

- Các thiết kế mẫu hệ thống thoát nước, tưới nước tiết kiệm góp phần khống chế bệnh chết nhanh, chết chậm cây hồ tiêu (được Bộ chấp thuận áp dụng).

- Mô hình khảo nghiệm quy hoạch đồng ruộng, bố trí hệ thống tưới tiêu, quy trình kỹ thuật tiêu nước chủ động, tưới tiết kiệm nước (01 mô hình cho vườn tiêu trưởng thành và 01 mô hình vườn tiêu non, quy mô >0,5ha/mô hình).

- Giải pháp, công nghệ tạo nguồn, cấp nước tưới phù hợp với từng khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ: nước từ hệ thống công trình thủy lợi; trữ nước phân tán quy mô vừa và nhỏ; nguồn nước ngầm.

- Sổ tay hướng dẫn quy hoạch đồng ruộng, thiết kế hệ thống tưới, tiêu, quy trình kỹ thuật tiêu nước chủ động, tưới tiên tiến, tiết kiệm nước hồ tiêu (được Bộ ban hành áp dụng)

Giao trực tiếp cho Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường, Viện KHTLVN

6.

Nghiên cứu dự báo, cảnh báo xâm nhập mặn phục vụ điều hành cấp nước và quản lý vận hành hệ thống thủy nông lấy nước vùng hạ lưu đồng bằng sông Hồng

Xây dựng được hệ thống dự báo, cảnh báo xâm nhập mặn, đề xuất phương án điều hành xả nước hồ chứa, cấp nước hiệu quả và vận hành hệ thống thủy nông phục vụ việc lấy nước, chống mặn cho sản xuất vùng hạ lưu đồng bằng sông Hồng.

- Đánh giá, phân tích thực trạng cấp nước, vận hành tưới tiêu, chế độ thủy văn, thủy triều và diễn biến xâm nhập mặn đối với sản xuất vùng hạ lưu đồng bằng sông Hồng.

- Bộ công cụ dự báo, cảnh báo diễn biến mực nước, xâm nhập mặn (bao gồm các bài toán dự báo các yếu tố sử dụng nước, triều, mặn ven biển, lan truyền mặn trên sông-kênh,...) phục vụ điều hành cấp nước và vận hành hệ thống thủy nông.

- Phương án cấp nước và khung quy trình vận hành các hệ thống thủy nông vùng hạ lưu sông Hồng trên cơ sở dự báo xâm nhập mặn, chế độ, kỹ thuật cấp, thoát nước phù hợp (được Bộ chấp thuận áp dụng cho hệ thống).

- Áp dụng thử nghiệm: dự báo, cảnh báo mặn và quy trình vận hành 01 hệ thống thủy nông.

Tuyển chọn

7.

Nghiên cứu cải tiến kết cấu và công trình trạm bơm cấp nước mặn phục vụ vùng nuôi trồng thủy sản tập trung ở bán đảo Cà Mau.

Đề xuất được giải pháp cải tiến kết cấu và công trình trạm bơm (trạm bơm đặt ven biển và trạm bơm thuyền) cấp nước mặn phù hợp với đặc điểm từng vùng, lấy nước chủ động phục vụ nuôi trồng thủy sản, phát triển bền vững vùng bán đảo Cà Mau.

 

- Giải pháp cải tiến kết cấu (cửa nhận nước, kênh xả, kết cấu công trình,...) và công trình trạm bơm cấp nước mặn phục vụ vùng nuôi trồng thủy sản tập trung.

- Các thiết kế mẫu trạm bơm đặt ven biển lấy nước trực tiếp và trạm bơm thuyền lấy nước mặn phục vụ nuôi trồng thủy sản tập trung điển hình ở bán đảo Cà Mau.

- 01 - 02 Mô hình thử nghiệm trạm bơm (trạm bơm đặt ven biển và trạm bơm thuyền) cấp nước mặn lấy nước chủ động phục vụ nuôi trồng thủy sản lấy nước trực tiếp từ biển mođun 10ha/mô hình.

- Sổ tay hướng dẫn khảo sát, thiết kế, thi công trạm bơm cấp nước mặn phục vụ nuôi trồng thủy sản phù hợp với các vùng điển hình ở bán đảo Cà mau (được Bộ ban hành áp dụng).

Tuyển chọn

8.

Nghiên cứu giải pháp nguồn nước, hạ tầng thủy lợi (cấp, thoát nước) cho xây dựng quy hoạch phát triển thủy sản bền vững vùng duyên hải Nam Trung Bộ

- Phân vùng NTTS Nam Trung Bộ theo nguồn nước ngọt từ hệ thống thủy lợi cho một số vùng tập trung, cấp nước ngọt từ nước ngầm cho một số vùng nhỏ lẻ, phân tán bảo đảm chủ động nước sản xuất.

- Đề xuất được giải pháp về nguồn nước, cơ sở hạ tầng thủy lợi (cấp, thoát nước) cho xây dựng quy hoạch phát triển thủy sản bền vững vùng duyên hải Nam Trung Bộ.

- Đánh giá thực trạng nguồn nước (mặt, ngầm), quy hoạch, hạ tầng kỹ thuật (cấp, thoát và xử lý nước) trong nuôi trồng thủy sản vùng ven biển Nam Trung Bộ.

- Phân vùng, đề xuất quy hoạch khu nuôi phù hợp theo nguồn nước ngọt từ hệ thống thủy lợi cho một số vùng tập trung, từ nước ngầm cho một số vùng nhỏ lẻ, phân tán bảo đảm chủ động nước sản xuất (được địa phương chấp thuận áp dụng cho xây dựng quy hoạch).

- Giải pháp tạo nguồn, cấp nước từ hệ thống thủy lợi, khai thác nước ngầm bền vững phục vụ NTTS cho một số vùng.

- Giải pháp cơ sở hạ tầng kỹ thuật thủy lợi trong việc cấp, thoát nước và xử lý nước thải nhằm giảm thiểu rủi ro và bảo vệ môi trường.


- Thiết kế áp dụng cho 02 mô hình tổng hợp kết quả nghiên cứu: dự kiến 01 mô hình ở tỉnh Khánh Hòa nuôi thủy sản phân tán và 01 mô hình
cho vùng sản xuất giống tập trung Ninh Hải, Ninh Thuận (được địa phương chấp thuận áp dụng).

Giao trực tiếp cho Viện Quy hoạch Thủy lợi

9.

Nghiên cứu chế tạo thiết bị và công nghệ sử dụng năng lượng mặt trời cung cấp nước tưới cây công nghiệp, cây ăn quả và nước sinh hoạt.

Thiết kế, chế tạo được tấm pin năng lượng mặt trời và bộ điều khiển bơm nước; tích hợp đồng bộ công nghệ bơm sử dụng năng lượng mặt trời để chủ động nguồn cung cấp nước phục vụ tưới và sinh hoạt.

- Báo cáo nguyên lý và kết cấu đồng bộ thiết bị, công nghệ sử dụng năng lượng mặt trời để bơm nước và hệ thống tưới, hệ thống cấp nước sinh hoạt.

- Bộ bản vẽ chế tạo, qui trình công nghệ lắp ghép tấm pin năng lượng mặt trời và chế tạo bộ điều khiển bơm nước; bộ bản vẽ và quy trình tích hợp đồng bộ hệ thống các thiết bị bơm, tạo nguồn điện và hệ thống điều khiển với hệ hệ thống tưới, hệ thống cấp nước sinh hoạt.

- Lắp ghép tấm pin năng lượng mặt trời và chế tạo bộ điều khiển bơm nước.

- Tích hợp và lắp đặt tại hiện trường 01 mô đun mẫu bơm nước sử dụng năng lượng mặt trời có cột nước từ 8-10m, công suất tối thiểu 20 m3/ngày sử dụng cho quy mô hộ gia đình và 01 bộ mẫu hệ thống bơm có công suất tối thiểu 100m3/ngày với cột nước bơm từ 12-20m cho quy mô trang trại.

- Quy trình công nghệ lựa chọn thiết bị, chế tạo bộ điều khiển, lắp ráp hệ thống bơm năng lượng mặt trời cấp nước (được Bộ công nhận tiến bộ kỹ thuật).

Giao trực tiếp cho Viện Thủy điện và Năng lượng tái tạo, Viện KHTLVN

10.

Nghiên cứu xây dựng khung quản lý và đề xuất giải pháp ứng phó với các cấp độ rủi ro thiên tai vùng trung du Bắc Bộ (áp dụng lưu vực sông Phan - Cà Lồ).

- Xây dựng được khung quản lý thiên tai tổng hợp và giải pháp ứng phó với các cấp độ rủi ro thiên tai vùng trung du Bắc Bộ.

- Áp dụng cụ thể đề xuất khung, giải pháp và kế hoạch ứng phó với các cấp độ rủi ro thiên tai lưu vực sông Phan - Cà Lồ.

 

- Báo cáo phương pháp luận, cơ sở khoa học nhằm phân loại các cấp độ rủi ro thiên tai.

- Khung quản lý tổng hợp và giải pháp ứng phó với các cấp độ rủi ro thiên tai chung cho vùng trung du Bắc Bộ (được Bộ ban hành áp dụng).

- Sổ tay hướng dẫn quy trình lập khung quản lý thiên tai tổng hợp, giải pháp và kế hoạch ứng phó với các cấp độ rủi ro thiên tai (được Bộ ban hành áp dụng).

- Áp dụng cụ thể xây dựng khung quản lý tổng hợp và giải pháp ứng phó với các cấp độ rủi ro thiên tai cho lưu vực sông Phan - Cà Lồ.

- Kế hoạch giảm nhẹ rủi ro thiên tai cho lưu vực sông Phan - Cà Lồ theo cấp độ, kịch bản cực đoan nhằm giảm thiểu tổn thất (được địa phương chấp thuận áp dụng).

Tuyển chọn

11.

Nghiên cứu giải pháp, công nghệ chống sạt lở bờ sông trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau

- Đánh giá tình hình sạt lở bờ sông và hiệu quả của các giải pháp chống sạt lở bờ sông đã thực hiện;

- Đề xuất được giải pháp (trực tiếp và gián tiếp), công nghệ chống sạt lở bờ sông đảm bảo sự ổn định bền vững, thân thiện với môi trường, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của vùng.

- Đánh giá tình hình sạt lở lở bờ, các giải pháp công trình đã được áp dụng ở các sông, rạch thuộc địa bàn các tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau.

- Tiếu chí lựa chọn giải pháp, công nghệ bảo vệ bờ sông theo yêu cầu kỹ thuật và môi trường.

- Đề xuất giải pháp (công trình bảo vệ trực tiếp, gián tiếp), công nghệ chống sạt lở phù hợp với điều kiện từng vùng đặc trưng.

- Thiết kế mẫu các giải pháp bảo vệ bờ sông các vùng đặc trưng khu vực nghiên cứu.

- Sổ tay hướng dẫn tính toán thiết kế, thi công giải pháp chống sạt lở bờ sông (được Bộ ban hành áp dụng).

Tuyển chọn

12.

Nghiên cứu ô nhiễm nước và đề xuất các giải pháp quản lý, vận hành tưới tiêu hệ thống công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải

Đề xuất được quy trình vận hành tưới tiêu, giải pháp tổ chức quản lý vận hành để giảm thiểu ô nhiễm nước trong hệ thống công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải (HTTL BHH)

 

- Đánh giá thực trạng ô nhiễm, nguồn ô nhiễm và quản lý vận hành tưới tiêu trong HTTL BHH

- Bộ công cụ dự báo ô nhiễm nước trong HTTL BHH phục vụ công tác cảnh báo kịp thời các tác động của ô nhiễm nước đến đến sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.

- Xây dựng các kịch bản ô nhiễm nước, đề xuất quy trình vận hành, phương án sản xuất,...) giảm thiểu ô nhiễm nước trên hệ thống (được cơ quan quản lý hệ thống Bắc Hưng Hải chấp thuận áp dụng).

- Quy chuẩn xả thải nước thải vào hệ thống thủy lợi được Bộ NN và PTNT ban hành áp dụng.

- Giải pháp công trình, phương án sản xuất, tổ chức quản lý để giảm thiểu ô nhiễm nước và giảm thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp trên hệ thống HTTL BHH.

Giao Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường, Viện KHTL VN chủ trì

VI

Cơ điện và CNSTH

 

 

1.

Nghiên cứu lựa chọn chủng loại máy canh tác phù hợp với đặc tính đất và đặc điểm đồng ruộng sản xuất lúa, màu tại ĐBSH và ĐBSCL

 

Xây dựng được bộ dữ liệu về đặc tính đất, đặc điểm đồng ruộng làm cơ sở khoa học cho việc lựa chọn chủng loại máy động lực, máy canh tác phục vụ sản xuất lúa, màu, phù hợp với chủ trương tái cơ cấu nông nghiệp và thích ứng với biến đổi khí hậu ở ĐBSH & ĐBSCL.

 

- Báo cáo đánh giá thực trạng ở ĐBSH & ĐBSCL đối với các loại đất điển hình:

+ Thực trạng sử dụng máy móc, thiết bị sản xuất lúa, màu, quy trình canh tác, tổ chức sản xuất;

+ Đặc điểm, quy mô đồng ruộng (diện tích lô thửa, kết cấu hạ tầng phục vụ cơ giới hóa);

+ Mức độ tác động của quy trình canh tác, CGH, biến đổi khí hậu đến độ chai, cứng của nền ruộng ở các địa điểm khảo sát (so với các điều tra, khảo sát trước đây).

- Bộ số liệu về đặc tính đất và đặc điểm đồng ruộng của một số vùng trồng lúa, màu điển hình tại các điểm điều tra:

+ Thành phần cơ lý tính của đất, độ cứng theo chiều sâu canh tác, hệ số ma sát và dính, dung trọng, lực cản riêng của đất (tối thiểu 350 điểm đại diện loại đất điển hình 2 vùng, riêng lực cản riêng của đất đo 3-5 điểm đại diện từng loại đất ở 2 vùng);

+ Kích thước lô thửa, địa hình và độ bằng phẳng mặt đồng ruộng.

- Báo cáo phân tích đánh giá sự phù hợp của chủng loại máy động lực, máy canh tác đối với đặc tính đất, đặc điểm của đồng ruộng (tối thiểu cho 3 loại đất, 2-3 loại nền và 2-3 chủng loại máy trên 1 loại đất).

- Đề xuất giải pháp CGH sản xuất lúa, màu theo hướng hiệu quả, bền vững:

+ Báo cáo đề xuất chủng loại máy động lực, máy canh tác phù hợp với từng loại đất và địa phương;

+ Báo cáo cơ sở khoa học phục vụ thiết kế, chế tạo máy nông nghiệp trong chiến lược phát triển cơ khí nông nghiệp;

+ Báo cáo đề xuất một số chính sách hỗ trợ đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp.

Giao trực tiếp Viện Cơ điện NN và Công nghệ STH

2.

Nghiên cứu sản xuất tinh bột trơ từ gạo tấm làm nguyên liệu cho chế biến thực phẩm

Xây dựng được quy trình công nghệ và hệ thống thiết bị quy mô 100 kg nguyên liệu/mẻ để sản xuất tinh bột trơ từ gạo tấm dùng làm nguyên liệu cho chế biến thực phẩm.

- Quy trình công nghệ sản xuất tinh bột trơ từ gạo tấm, quy mô 100 kg nguyên liệu/mẻ:

+ Đạt trình độ công nghệ hiện nay của các nước tiên tiến;

+ Được công nhận là TBKT.

- Một số thiết bị chính để sản xuất tinh bột trơ, năng suất 100 nguyên liệu/mẻ có thể chế tạo trong nước.

- Sản phẩm: 500 kg tinh bột trơ:

+ Tiêu chuẩn chất lượng:

Độ ẩm < 10%, tổng cacbohydrat > 95%, hàm lượng tinh bột trơ RS3 > 50%, chất béo < 0,03 g/g, trùng hợp mạch phân tử amylose 100–300.

+ Chỉ tiêu đánh giá:

Chỉ số đường huyết < 50, độ năng lượng < 2,5 calo/gam.

- 2 đến 3 sản phẩm (dược phẩm và thực phẩm) chế biến từ tinh bột trơ với 100 kg/loại sản phẩm đạt chất lượng: hàm lượng chất xơ thực phẩm > 5%, không bị biến đổi tính chất cảm quan so với sản phẩm gốc.

Giao trực tiếp Viện Cơ điện NN và CNSTH

VII

Kinh tế-Chính sách

 

 

1.

Nghiên cứu chính sách nhập khẩu nông sản của một số nước (Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ) và đề xuất giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản Việt Nam vào các thị trường này.

Mục tiêu chung:

Phân tích chính sách nhập khẩu nông sản của một số nước (Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ) và đề xuất giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản Việt Nam vào các thị trường này

Mục tiêu cụ thể:

- Luận giải cơ sở lý luận, thực tiễn về ảnh hưởng của chính sách nhập khẩu nông sản của các nước nhập khẩu đối với xuất khẩu nông sản của các nước xuất khẩu;

- Phân tích chính sách nhập khẩu nông sản của Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ và ảnh hưởng của nó đối với xuất khẩu nông sản Việt Nam.

- Đề xuất các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản Việt Nam vào các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ.

- Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu của đề tài đạt được các mục tiêu đề ra.

- Bản kiến nghị giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản Việt Nam vào các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ.

- 01 bài báo đăng kết quả nghiên cứu của đề tài.

Giao trực tiếp Viện Chính sách và Chiến lược

2.

Nghiên cứu đề xuất chính sách và giải pháp tổ chức thị trường nội địa đối với phân phối, tiêu thụ một số nông sản chủ lực (gạo, thịt lợn, gia cầm, rau quả).

Mục tiêu chung:

Đề xuất chính sách và giải pháp tổ chức thị trường nội địa đối với phân phối ,tiêu thụ một số nông sản chủ lực (gạo, thịt lợn, gia cầm, rau quả)

Mục tiêu cụ thể:

- Phân tích cơ sở lý luận, thực tiễn về chính sách và giải pháp tổ chức thị trường nội địa đối với phân phối, tiêu thụ nông sản;

- Đánh giá thực trạng, chính sách và giải pháp tổ chức thị trường nội địa đối với tiêu thụ một số nông sản chủ lực ở Việt Nam (gạo, thịt lợn, gia cầm, rau quả); nhận diện những hạn chế và nguyên nhân

- Đề xuất cơ chế, chính sách, tổ chức thị trường nội địa đảm bảo hoạt động hiệu quả trong phân phối, tiêu thụ các nông sản chủ lực (gạo, thịt lợn, gia cầm, rau quả)

- Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu của đề tài đạt được các tiêu đề ra.

- Bản kiến nghị cơ chế, chính sách, tổ chức thị trường nội địa đảm bảo hoạt động hiệu quả trong phân phối, tiêu thụ các nông sản chủ lực (gạo, thịt lợn, gia cầm, rau quả).

- 01 bài báo đăng kết quả nghiên cứu của đề tài

Tuyển chọn

3.

Nghiên cứu đề xuất chính sách, giải pháp thúc đẩy phát triển các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất-tiêu thụ sản phẩm trong trồng trọt, lâm nghiệp và thủy sản.

(Không nghiên cứu trong chăn nuôi vì có 01 đề tài đang nghiên cứu vần đề này)

Mục tiêu chung:

Đánh giá thực trạng và đề xuất chính sách, giải pháp thúc đẩy phát triển các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất- tiêu thụ sản phẩm trong nông, lâm nghiệp và thủy sản.

Mục tiêu cụ thể:

- Luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn của chính sách, giải pháp thúc đẩy phát triển các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất - tiêu thụ nông sản;

- Đánh giá thực trạng, chính sách và giải pháp thúc đẩy phát triển các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất- tiêu thụ sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản ở Việt Nam thời gian qua

- Đề xuất bổ sung, hoàn thiện chính sách, giải pháp thúc đẩy phát triển các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất- tiêu thụ sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản ở Việt Nam thời gian tới

- Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu của đề tài đạt được các tiêu đề ra.

- Bản kiến nghị bổ sung, hoàn thiện chính sách, giải pháp thúc đẩy phát triển các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất- tiêu thụ sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản ở Việt Nam thời gian tới.

- 01 bài báo đăng kết quả nghiên cứu của đề tài

Tuyển chọn

 

B

DỰ ÁN SXTN

 

 

 

I

TT-BVTV

 

 

 

1.

Sản xuất thử 2 giống chè Hương Bắc Sơn và TRI5.0 tại một số tỉnh miền núi phía Bắc và Lâm Đồng, góp phần nâng cao giá trị chè Việt Nam.

- Hoàn thiện quy trình công nghệ nhân giống, trồng mới, thâm canh và công nghệ chế biến một số sản phẩm đặc sản cho các giống chè Hương Bắc Sơn và TRI5.0

- Sản xuất hôm chè giống phục vụ sản xuất đại trà.

- Xây dựng mô hình sản xuất 2 giống chè thương phẩm tại các tỉnh tỉnh miền núi phía Bắc và Lâm Đồng góp phần nâng cao giá trị chè Việt Nam.

- Hoàn thiện và công nhận cấp cơ sở 2 quy trình nhân giống bằng giâm hom cho giống chè hương Bắc Sơn và TRI5.0

- Hoàn thiện được 2 quy trình kỹ thuật trồng mới và thâm canh cho giống chè Hương Bắc Sơn và TRI5.0

- Hoàn thiện được 5 quy trình công nghệ chế biến cho 2 giống chè Hương Bắc Sơn và TRI5.0 (chế biến chè xanh, chè xanh dẹt, chè Ôlong giống Hương Bắc Sơn; chè xanh chất lượng cao và chế biến chè đen giống TRI5.0).

- Sản xuất 2,0 triệu bầu chè, số lượng cây chè giống xuất vườn là 1,6 triệu bầu.

- Trồng mới, đầu tư thâm canh 6,0 ha (3,0 ha/ một giống)

- Chế biến 200 kg chè xanh đặc sản, 30 kg chè xanh dẹt và 200 kg chè Ôlong chất lượng cao từ giống chè Hương Bắc Sơn.

- Chế biến 200 kg chè xanh và 200 kg chè đen chất lượng cao từ giống chè TRI5.0.

- Công nhận chính thức 2 giống chè Hương Bắc Sơn và TRI5.0.

Giao trực tiếp Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam

2.

Sản xuất thử giống nhãn lai NL1-23 (nhãn lai LD11) tại các tỉnh phía Nam.

- Hoàn thiện quy trình nhân giống nhãn lai cho các tỉnh phía Nam.

- Sản xuất cây giống phục vụ sản xuất

- Xây dựng mô hình trồng mới và thâm canh giống nhãn lai.

- Đào tạo tập huấn cho CBKT và nông dân.

- Hoàn thiện và công nhận cấp cơ sở 01 quy trình sản xuất và 01 quy trình thâm canh cây giống nhãn lai.

- Sản xuất lượng cây giống đủ trồng mới 15 ha cho các tỉnh.

- Xây dựng 3 mô hình (quy mô tập trung 5ha/mô hình), sử dụng giống nhãn lai để chống bệnh chổi rồng.

- Đào tạo tập huấn cho 150 CBKT và nông dân.

- Công nhận chính thức giống nhãn lai NL1-23.

Giao trực tiếp Viện Cây ăn quả miền Nam - Viện Khoa học Nông nghiệp VN

3.

Sản xuất thử giống lúa lai hai dòng HQ19 tại các tỉnh phía Bắc

- Hoàn thiện các quy trình chọn lọc duy trì các dòng bố mẹ SNC của tổ hợp lai HQ19, quy trình nhân hạt nguyên chủng dòng bố mẹ, quy trình sản xuất hạt lai F1, đạt tiêu chuẩn chất lượng lúa lai 2 dòng.

- Xây dựng mô hình sản xuất lúa thương phẩm

- Tổ chức sản xuất hạt giống các cấp

- Đào tạo tập huấn cán bộ kỹ thuật sản xuất hạt giống lúa lai F1 và lúa lai thương phẩm

- Công nhận chính thức và đăng ký bảo hộ giống lúa lai HQ19.

- Hoàn thiện và công nhận cấp cơ sở các quy trình: chọn lọc và duy trì SNC, NC dòng mẹ E15S, năng suất 2 tấn/ha; chọn lọc và duy trì SNC, NC dòng bố R năng suất 5 tấn/ha; quy trình sản xuất hạt lai F1

- Xây dựng 2 mô hình trình diễn sản xuất hạt lai F1 (vụ mùa ở Nam Định và vụ xuân ở Quảng Nam), quy mô 10ha/mô hình, năng suất trên 3 tấn/ha.

- Xây dựng 6 mô hình trình diễn lúa lai thương phẩm, 10ha/mô hình tại 3 vùng sinh thái, năng suất 7-8 tấn/ha vụ mùa và 8-9 tấn/ha vụ xuân.

- Sản xuất hạt SNC dòng mẹ 500kg, dòng bố 400kg. Hạt NC dòng mẹ 5 tấn, dòng bố 2 tấn và hạt lai F1 60 tấn.

- Đào tạo 02 sinh viên thực tập tốt nghiệp, tập huấn 300 lượt nông dân sản xuất lúa lai.

- Công nhận chính thức và đăng ký bảo hộ giống lúa lai HQ19.

- Bài báo về sản xuất giống lúa HQ19 đăng trên Tạp chí chuyên ngành.

Giao trực tiếp Viện Nghiên cứu và Phát triển cây trồng, Học viện NN Việt Nam

4.

Sản xuất thử giống lúa OM10252 và OM6677 chịu mặn tại các tỉnh ven biển ĐBSCL

 

- Hoàn thiện quy trình sản xuất hạt giống các cấp và quy trình thâm canh 2 giống lúa OM10252 và OM6677 ;

- Sản xuất hạt giống các cấp (SNC,NS, XN)

- Xây dựng mô hình sản xuất thử nghiệm năng suất 6,0-6,5 tấn/ha vụ xuân và 4,5-5,0 tấn/ha vụ hè thu;

- Đào tạo và tập huấn cho cán bộ cơ sở và nông dân về kỹ thuật sản xuất giống và thâm canh 2 giống trên.

- Hoàn thiện và công nhận cấp cơ sở 02 qui trình sản xuất hạt giống các cấp và 02 quy trình thâm canh 2 giống lúa OM10252, OM8108 tại các tỉnh ven biển ĐBSCL.

- Tổ chức sản xuất 1,5 tấn giống SNC, 100 tân NC và 250 tấn XN.

- Xây dựng 5 mô hình trình diễn/giống, qui mô 5ha/ mô hình tại 5 tỉnh khác nhau, vụ đông xuân đạt năng suất 6,0-6,5 tấn/ha, vụ hè thu đạt năng suất 4.5-5,0 tấn/ha.

- Đào tạo tập huấn đào tạo cho 100 cán bộ kỹ thuật và nông dân tham gia dự án.

- Công nhận chính thức và bảo hộ 2 giống lúa OM10252 và OM6677.

 

Giao trực tiếp Viện Lúa Đồng bằng Sông Cửu Long

5.

Sản xuất thử giống lúa thơm OM10040, OM10041 tại các tỉnh phía nam

- Hoàn thiện quy trình sản xuất hạt giống các cấp và quy trình thâm canh 2 giống lúa OM10040, OM10041;

- Sản xuất hạt giống SNC, NC và XN.

- Xây dựng mô hình sản xuất thử thử nghiệm sản xuất giống

- Đào tạo sản xuất và tập huấn cho người tiêu dùng

- Hoàn thiện và công nhận cấp cơ sở 02 qui trình sản xuất hạt giống các cấp và 02 quy trình thâm canh 2 giống lúa OM10040, OM10041tại các tỉnh phía Nam

- Tổ chức sản xuất 1,5 tấn hạt giống SNC, 150 tấn NC và 250 tấn XN.

- Xây dựng 3 mô hình trình diễn/giống, qui mô 15 ha/mô hình tại 3 tỉnh khác nhau, trong 2 vụ: đông xuân đạt năng suất 6,5-7,0 tấn/ha, vụ hè thu đạt năng suất 5,0-5,5 tấn/ha.

- Đào tạo tập huấn đào tạo cho 100 cán bộ kỹ thuật và nông dân tham gia dự án về sản xuất hạt giống.

- Công nhận chính thức và bảo hộ 2 giống lúa OM10040, OM10041.

Giao trực tiếp Viện Lúa Đồng bằng Sông Cửu Long

6.

Sản xuất thử giống lúa chất lượng LCH37 tại các tỉnh phía Bắc và Duyên hải Nam Trung bộ

 

- Hoàn thiện công nghệ sản xuất hạt giống và quy trình thâm canh gióng lúa LCH37 tại các tỉnh phía Bắc, DHNTB.

- Sản xuất lúa giống SNC, NC, XN

- Xây dựng mô hình trình diễn giống LCH37 cho các tỉnh các tỉnh phía Bắc và DHNTB.

- Đào tạo, tập huấn cho CBKT và nông dân.

- Hoàn thiện và công nhận cấp cơ sở 02 quy trình nhân giống và thâm canh giống lúa LCH37.

- Sản xuất 1,5 tấn hạt SNC, 50 tấn NC và 200tấn hạt giống XN

- Xây dựng 3 mô hình thâm canh, quy mô 10,0ha/mô hình, năng suất đạt 6,0 – 7,0 tấn/ha.

- Tập huấn cho 200 lượt cán bộ kỹ thuật và nông dân sản xuất giống lúa mới.

- Công nhận chính thức và bảo hộ giống lúa LCH37.

Giao trực tiếp Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm

II

Chăn nuôi

 

 

 

1

Sản xuất thử nghiệm premix khoáng, vitamin cho chăn nuôi

+ Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất chế phẩm premix khoáng, vitamin

+ Sản xuất chế phẩm premix khoáng, vitamin có chất lượng tương đương sản phẩm nhập nội nhưng có giá bán thấp hơn 20-30%

+ Quy trình sản xuất premix khoáng vi tamin hoàn thiện (được công nhận TBKT).

+ Sản xuất thử 5.000 kg premix có chất lượng tốt tương đương sản phẩm nhập khẩu

+ Xây dựng mô hình chăn nuôi sử dụng chế phẩm premix tự sản xuất quy mô 200 nái; 4.000 lợn thịt /năm, 5.000 gà thịt /lứa

 

Giao trực tiếp Phân viện Chăn nuôi Nam bộ-Viện chăn nuôi.

2

Sản xuất thử nghiệm tinh trâu đông lạnh cọng rạ

- Hoàn thiện được quy trình kỹ thuật sản xuất tinh trâu đông lạnh cọng rạ nhằm nâng cao tỷ lệ tinh dịch trước đông lạnh đạt tiêu chuẩn lên ≥ 85%, tỷ lệ tinh cọng rạ sau đông lạnh đạt tiêu chuẩn ≥ 90%.

- Hoàn thiện được quy trình phối giống nhân tạo trâu bằng tinh đông lạnh dạng cọng rạ nhằm nâng cao tỷ lệ thụ thai lên 55-60% trong điều kiện chọn lọc các trâu cái tốt.

+ Đào tạo được dẫn tinh viên về kỹ thuật phối giống nhân tạo cho trâu.

- 01 quy trình sản xuất tinh đông lạnh dạng cọng rạ có chất lượng tốt (được công nhận TBKT). .

- 01 quy trình phối giống nhân tạo trâu bằng tinh đông lạnh dạng cọng rạ đạt tỷ lệ thụ thai cao.

- Sản xuất được 3.000 liều tinh trâu đông lạnh dạng cọng rạ.

- 03 mô hình chăn nuôi trâu sinh sản (quy mô 50 trâu cái/mô hình).

- 60 dẫn tinh viên được đào tạo thành thạo kỹ thuật thụ tinh nhân tạo trâu.

- 150 nông dân được tập huấn nâng cao về kỹ thuật chăn nuôi trâu.

- Giao trực tiếp Trung tâm Giống gia súc lớn Trung ương - Viện Chăn nuôi.

 

3

Sản xuất thử nghiệm con lai giữa gà VCN/BT-Z15 với gà Lương Phượng.

Hoàn thiện quy trình chăn nuôi con lai giữa gà VCN/BT-Z15 với gà Lương Phượng để chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao.

-Hoàn thiện quy trình chăn nuôi gà qua các giai đoạn tuổi (được công nhận TBKT).

-Xây dựng 3 mô hình chăn nuôi gà lai giữa gà VCN/BT-Z15 với gà Lương Phượng sinh sản đạt các chỉ tiêu kỹ thuật:

+Tỷ lệ nuôi sống 90-95%

+Năng suất trứng/ mái/72 tuần tuổi là 175-180 quả.

+Tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng là ≤ 2.5 kg

+Khối lượng trứng trung bình 50-55g.

Giao trực tiếp Trung tâm thực nghiệm và Bảo tồn vật nuôi -Viện Chăn nuôi

 

III

Cơ điện và CNSTH

 

 

1.

Hoàn thiện quy trình và thiết bị cơ giới hóa sản xuất ngô vùng ĐBSCLvà vùng Tây Bắc.

Có được quy trình canh tác và hệ thống thiết bị cơ giới hóa sản xuất ngô phục vụ tái cơ cấu ngành trên đất trồng lúa vùng ĐBSCL và sản xuất ngô tập trung vùng Tây Bắc nhằm:

- Giảm 50-60% công lao động, 10-15% chi phí sản xuất;

- Tăng hiệu quả kinh tế 15-20% và thích ứng với biến đổi khí hậu.

 

 

1/ Quy trình hoàn thiện:

- Quy trình cơ giới hóa sản xuất ngô trên vùng đất lúa chuyển đổi ở ĐBSCL được công nhận là TBKT;

- Quy trình cơ giới hóa đồng bộ sản xuất ngô phù hợp với sản xuất ngô tập trung vùng Tây Bắc được công nhận là TBKT.

2/ Hồ sơ thiết kế các máy chính (tạo luống, gieo trồng, thu hoạch) phục vụ cơ giới hóa sản xuất ngô trên đất trồng lúa vùng ĐBSCL và sản xuất ngô tập trung vùng Tây Bắc.

3/ Hệ thống máy cơ giới hóa sản xuất ngô năng suất tối thiểu 0,3 ha/giờ:

- Trên đất trồng lúa vùng ĐBSCL

+ Máy làm đất, tạo luống;

+ Máy gieo trồng, chăm sóc;

+ Máy thu hoạch

- Vùng sản xuất ngô tập trung vùng Tây Bắc:

+ Máy làm đất;

+ Máy gieo ngô kết hợp bón phân;

+ Máy chăm sóc;

+ Máy thu hoạch.

4. Mô hình ứng dụng :

- 03 mô hình cơ giới hóa sản ngô trên đất trồng lúa vùng ĐBSCL, quy mô tối thiểu 50 ha;

- 01 mô hình cơ giới đồng bộ cho vùng sản xuất ngô tập trung vùng Tây Bắc quy mô tối thiểu 30 ha;

- Các mô hình đạt các tiêu chí:

+ Giảm 50-60% công lao động, 10-15% chi phí sản xuất;

+ Tăng hiệu quả kinh tế 15-20% và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Giao trực tiếp Viện Cơ điện NN & CNSTH

Đơn vị phối hợp:

- Sở NN các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Long An.

- Công ty Kobuta Việt Nam;

- Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Nông nghiệp Tô Hiệu, Tỉnh Sơn La.

2.

Hoàn thiện công nghệ bảo quản nho và táo tại tỉnh Ninh Thuận bằng kỹ thuật bao gói khí điều biến.

- Hoàn thiện được phương pháp và kỹ thuật bao gói khí điều biến bằng các vật liệu bao gói hiện có để bảo quản phù hợp với đặc tính sinh lý của mỗi loại rau quả tươi khác nhau.

- Đưa vào ứng dụng có hiệu quả để bao gói bảo quản cho quả nho và táo của tỉnh Ninh Thuận.

- 01 phương pháp và kỹ thuật xác định chế độ bao gói khí điều biến đảm bảo tạo ra được môi trường vi khí hậu phù hợp cho mỗi loại rau quả tươi với độ sai lệch so với điều kiến CA (Controled Atmosphere) ± 15%.

- 01 mô hình ứng dụng quy trình công nghệ bao gói khí điều biến cho quả nho và táo của tỉnh Ninh Thuận, quy mô 3 - 5 tấn/ngày. Đảm bảo chất lượng thương phẩm với thời gian bảo quản kéo dài hơn tối thiểu 50% so với bao gói thường.

- Sản phẩm tạo ra (6 tấn nho và 6 tấn táo) bảo quản bằng công nghệ bao gói khí điều biến gắn kết theo chuổi từ sản xuất đến sơ chế bảo quản và phân phối được thị trường chấp nhận.

Giao trực tiếp Viện Cơ điện NN và CNSTH

IV

Thủy lợi

 

 

 

1.

Hoàn thiện công nghệ “Natural Stream Mat” để bảo vệ bờ sông, kênh rạch, mái đê, đập.

Ứng dụng công nghệ “Natural Stream Mat” của Hàn Quốc phù hợp với điều kiện Việt Nam để bảo vệ công trình thủy lợi (bờ, phòng chống xói lở bờ kênh, rạch, sông, đê, đập).

- Đánh giá khả năng ứng dụng của công nghệ NSM trong việc chống sạt lở, bảo vệ bờ sông, mái nghiêng công trình thủy lợi. Xác định phạm vi ứng dụng.

- Hoàn thiện một phần vật liệu sản xuất công nghệ NSM.

- Hướng dẫn ứng dụng công nghệ NSM trong thiết kế, thi công bảo vệ mái công trình thủy lợi (bờ, phòng chống xói lở bờ kênh, rạch, sông, đê, đập).

- Thiết kế mẫu công nghệ cho các dạng bảo vệ mái công trình thủy lợi: bờ, phòng chống xói lở bờ kênh, rạch, sông, đê, đập.

- Áp dụng thử nghiệm công nghệ NSM tại 02 công trình thủy lợi.

Giao trực tiếp Trung tâm tư vấn và chuyển giao công nghệ thủy lợi, Tổng cục Thủy lợi

2.

Hoàn thiện công nghệ thiết kế chế tạo và lắp đặt bơm thủy sản hút xa đến 200m có công xuất 75kw phục vụ nuôi trông thủy sản ven biển miền Trung.

Hoàn thiện được công nghệ thiết kế, chế tạo và lắp đặt bơm thủy sản hút xa đến 200m có công xuất 75kw phục vụ nuôi trông thủy sản ven biển miền Trung.

- Báo cáo hoàn thiện công nghệ thiết kế, chế tạo và thi công lắp đặt bơm thủy sản hút xa đến 200m có công xuất 75kw phục vụ nuôi trông thủy sản ven biển

- Đồ án thiết kế, chế tạo bơm thủy sản hút xa 200m có công suất 75kw.

- Lắp đặt vận hành 01-02 máy bơm hút xa 75kw và ống hút ra biển dài đến 200m. Bơm hút xa được lắp đặt an toàn ở trong đê biển, có ống hút dài 200m xuyên qua đê biển, xuyên qua bãi cát đi ra biển và đến cửa lấy nước để hút nước biển sạch hơn phục vụ ổn định nuôi trồng thủy sản.

- Quy trình công nghệ thiết kế, chế tạo, thi công bơm hút xa đến 200m có công xuất 75kw phục vụ nuôi trông thủy sản.

Giao trực tiếp Viện Bơm và Thiết bị Thủy lợi, Viện KHTL VN.

3.

Hoàn thiện giải pháp công nghệ và tích hợp thiết bị tưới tiên tiến, tiết kiệm nước chi phí thấp cho các vùng cây trồng cạn ngắn ngày rau màu, cây công nghiệp

Hoàn thiện được giải pháp công nghệ tưới (quy trình và kỹ thuật tưới) và tích hợp hệ thống thiết bị tưới tiên tiến, tiết kiệm nước giá rẻ phục vụ tưới cho cây trồng cạn ngắn ngày rau màu, cây công nghiệp.

 

- Hoàn thiện quy trình tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho 2-3 loại rau màu, cây công nghiệp chủ lực ở miền Trung

- Lựa chọn tích hợp thiết bị tưới tiên tiến, tiết kiệm nước với giá thành giảm ít nhất ít nhất 30% so với công nghệ nước ngoài (Israel, Úc).

- Áp dụng thử nghiệm hệ thống tưới cho 04 mô hình canh tác rau màu, cây công nghiệp, quy mô mỗi mô hình >0,5 ha.

- Sổ tay thiết kế mẫu hệ thống tưới tiết kiệm nước và các quy trình tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho 2-3 loại rau màu, 01-02 cây công nghiệp chủ lực ở miền Trung (được Bộ ban hành áp dụng)

Giao trực tiếp Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường, Viện KHTLVN

V

Lâm nghiệp

 

 

 

1.

Hoàn thiện kỹ thuật nhân giống và gây trồng các giống Macadamia đã được công nhận (OC, 246, 816, Dadow và 842) tại Tây Bắc.

- Hoàn thiện quy trình kỹ thuật nhân giống và gây trồng Macadamia phù hợp với điều kiện khí hậu và đất đai ở vùng Tây Bắc

Mục tiêu cụ thể:

- Xây dựng được các mô hình rừng trồng và vườn vật liệu bằng các giống mới có năng suất cao đã được công nhận trên quy mô sản xuất thử nghiệm và hoàn thiện quy trình nhân giống

- Xây dựng các mô hình vườn quả và vườn vật liệu bằng các giống mới có năng suất cao.

- Hoàn thiện kỹ thuật nhân giống, trồng và chăm sóc cây Macadamia tại Tây Bắc.

- Tập huấn chuyển giao giống gốc, trồng và chăm sóc cây Macadamia cho một số cơ sở Lâm nghiệp và hộ nông dân tại Tây Bắc

- Quy trình nhân giống bằng chiết ghép, giâm hom các giống Macadamia phù hợp với điều kiện vùng Tây Bắc (Được công nhận TBKT trước khi nghiệm thu dự án)

- Quy trình trồng thâm canh và chăm sóc các giống Macadamia phù hợp với điều kiện vùng Tây Bắc (Được công nhận TBKT trước khi nghiệm thu dự án).

- 05 Vườn vật liệu giống Macadamia đã được công nhận (quy mô tối thiểu 05 ha/vườn).

- 30 ha mô hình trồng các giống Macadamia năng suất đạt 5 - 7 Kg hạt/cây.

- 4 lớp tập huấn chuyển giao công nghệ nhân giống và gây trồng cho 200 lượt người.

Giao trực tiếp Viện KHLNVN

2.

Sản xuất thử nghiệm các giống TBKT có năng suất cao đã được công nhận Keo lai (AH1, AH7, TB1, TB12), Keo Lá tràm (AA1, AA9, AA26), Bạch đàn lai (GU94, UE35) trên líp và bờ bao tại vùng Tứ Giác Long Xuyên, nhằm cung cấp nguyên liệu cho chế biến ván nhân tạo.

Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống và lâm sinh sản xuất thử nghiệm các giống TBKT keo lai, Keo lá tràm và Bạch đàn lai có năng suất cao trên líp và bờ bao ở vùng Tứ Giác Long Xuyên nhằm cung cấp nguyên liệu cho chế biến ván nhân tạo.

- Quy trình kỹ thuật trồng các giống mới trên líp và bờ bao tại vùng Tứ giác Long Xuyên năng suất tối thiểu đạt 25m3/ha/năm cho Keo lai và Bạch đàn lai, 15 – 20 m3/ha/năm cho Keo lá tràm (được công nhận TBKT trước khi nghiệm thu dự án).

- Mô hình sản xuất thử 80 ha rừng bằng các giống keo lai (AH1, AH7, TB1, TB12, Keo lá tràm (AA1, AA9, AA26), Bạch đàn lai (GU94, UE35) trên líp và bờ bao vùng Tứ giác Long Xuyên đạt năng suất tối thiểu 25m3/ha/năm cho Keo lai và Bạch đàn lai, 15 – 20 m3/ha/năm cho Keo lá tràm).

- Tập huấn cho 300 lượt người.

Giao trực tiếp Viện KHLNVN

3.

Sản xuất thử nghiệm các giống Sơn Tra (Docynia indica) đã được tuyển chọn tại vùng Tây Bắc.

 

Hoàn thiện kỹ thuật nhân giống và trồng Sơn Tra đảm bảo nâng cao năng suất và chất lượng quả Sơn Tra từ 15 tấn/ha/năm lên 20 tấn/ha/năm; Rút ngắn thời gian cho quả của rừng Sơn Tra từ 7 năm (trồng bằng hạt) xuống còn 2 năm (trồng bằng cây ghép).

- Quy trình công nghệ nhân giống cây Sơn Tra bằng phương pháp ghép (được công nhận TBKT trước khi nghiệm thu dự án);

- Quy trình trồng thâm canh bằng cây ghép Sơn Tra cho năng suất quả tăng tối thiểu 15% so với sản xuất đại trà (được công nhận TBKT trước khi nghiệm thu dự án).

- 10.000 cây Sơn Tra nhân giống bằng phương pháp ghép;

- 20 ha mô hình thử nghiệm trồng thâm canh bằng cây ghép các giống Sơn Tra đã được tuyển chọn, năng suất quả tăng tối thiểu 15% so với sản xuất đại trà.

- Tập huấn 400 lượt người.

Giao trực tiếp Viện KHLNVN

4.

Hoàn thiện công nghệ và sản xuất thử nghiệm chế phẩm AM in vitro cho cây trồng lâm nghiệp

 

Phát triển sản xuất chế phẩm AM in vitro áp dụng cho rừng trồng keo và bạch đàn góp phần nâng cao năng suất rừng >10% so với sản xuất đại trà không sử dụng chế phẩm.

- Quy trình công nghệ nhân sinh khối in vitro chế phẩm AM với mật độ IP >1000/g và thời hạn sử dụng chế phẩm là 18 tháng (được công nhận TBKT trước khi nghiệm thu dự án).

- Sản xuất thử 800-1000 kg chế phẩm dạng bột, mật độ IP >1000/g và thời hạn sử dụng chế phẩm là 18 tháng.

- 200 ha Keo, 200 ha Bạch đàn được sử dụng chế phẩm AM, năng suất rừng tăng trên 10% so với sản xuất đại trà không sử dụng chế phẩm.

- Tập huấn 400 lượt người.

Giao trực tiếp Viện KHLNVN

5.

Hoàn thiện công nghệ và thiết bị sản xuất các sản phẩm gỗ uốn ép cong định hình từ gỗ rừng trồng phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng nội địa.

 

 

Mục tiêu chung:

Nâng cao tỷ lệ lợi dụng gỗ và chất lượng sản phẩm từ nguyên liệu gỗ rừng trồng khi gia công bằng phương pháp uốn ép cong định hình phục vụ sản xuất đồ mộc

Mục tiêu cụ thể:

- Hoàn thiện được thiết bị uốn ép cong định hình cho gỗ rừng trồng;

- Hoàn thiện được công nghệ uốn ép cong định hình cho gỗ rừng trồng đáp ứng yêu cầu tăng tỷ lệ lợi dụng gỗ và chất lượng sản phẩm cho sản xuất đồ mộc.

- Chuyển giao và sản xuất thử nghiệm theo quy trình công nghệ và thiết bị được hoàn thiện..

- Thiết bị uốn ép cong định hình rừng trồng năng suất 600 chi tiết gỗ uốn/ca được thiết kế cải tiến và chế tạo.

- Hệ thống thiết bị hóa dẻo gỗ cho sản xuất uốn gỗ rừng trồng với công suất 3000 m3 phôi gỗ/năm;

- Quy trình công nghệ ép cong định hình gỗ rừng trồng dạng chữ C với 4 cấp bán kính cong khác nhau: 500, 525, 875, 1466 mm (được công nhận TBKT trước khi nghiệm thu dự án).

- 01 Mô hình hệ thống thiết bị sản xuất gỗ ép cong định hình công suất 3000m3 chi tiết cong/năm.

- 600 m3 sản phẩm gỗ uốn ép cong đạt tiêu chuẩn làm đồ mộc xuất khẩu, sản phẩm cuối cùng đạt chất lượng trên 80%.

- Công nghệ ép cong định hình gỗ rừng trồng được công nhận là TBKT trước khi nghiệm thu dự án và chuyển giao.

Giao trực tiếp Trường ĐHLN

VI

Thủy sản

 

 

 

1.

Dự án hoàn thiện quy trình sản xuất giống Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) quy mô hàng hóa

Có được quy trình sản xuất giống tôm càng xanh quy mô hàng hóa

- Quy trình công nghệ sản xuất giống Tôm càng xanh (tỷ lệ sống từ naupli ra postlarvae 15 ổn định > 35%; năng suất: 20.000 postlarvae/m3; công suất đạt 2 triệu postlarvae 15/ đợt sản xuất/01 đơn nguyên).

- Sản xuất được tối thiểu 40 triệu postlarvae 15/vụ chính (từ tháng 3 - 6).

Giao trực tiếp Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II

2.

Dự án hoàn thiện quy trình sản xuất giống và nuôi thương phẩm Giun nhiều tơ Perinereis nuntia var. brevicirris (Grube, 1857) quy mô hàng hóa làm thức ăn nuôi vỗ tôm bố mẹ.

Có được quy trình kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm giun nhiều tơ làm thức ăn nuôi vỗ tôm bố mẹ đảm bảo an toàn sinh học

- Quy trình công nghệ sản xuất giống giun nhiều tơ:

+ Giống sạch các tác nhân gây bệnh thường gặp trên tôm nuôi;

+ Tỷ lệ sống đến giai đoạn giun giống: ≥ 30%;

+ Năng suất: 1 triệu giun giống/đợt sản xuất;

+ Sản xuất được tối thiểu 5 triệu giun giống/vụ

- Quy trình công nghệ nuôi thương phẩm giun nhiều tơ:

+ Tỷ lệ sống: ≥ 70%;

+ Năng suất: ≥ 2 kg/m2;

+ Sản lượng giun thương phẩm: ≥ 2 tấn/vụ

Giao trực tiếp Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1877/QĐ-BNN-KHCN ngày 22/05/2015 phê duyệt danh mục đề tài nghiên cứu và dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ đặt hàng phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn bắt đầu thực hiện từ năm 2016 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.674

DMCA.com Protection Status
IP: 18.217.146.66
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!