Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 106/2006/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính sở hữu công nghiệp

Số hiệu: 106/2006/ND-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 22/09/2006 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số : 106/2006/NĐ-CP

Hà Nội, ngày  22  tháng  9  năm 2006

 

  NGHỊ  ĐỊNH

QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ,

NGHỊ  ĐỊNH :

Chương 1:

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp, hình thức, mức phạt, thẩm quyền, thủ tục xử phạt và các biện pháp khắc phục hậu quả.

2. Các hành vi vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp theo quy định tại Nghị định này bao gồm:

a) Các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp;

b) Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp quy định tại             khoản 1 Điều 211 của Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm: thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội; không chấm dứt hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp mặc dù đã được chủ thể quyền sở hữu công nghiệp thông báo bằng văn bản yêu cầu chấm dứt hành vi đó; sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hóa giả mạo về sở hữu công nghiệp theo quy định tại Điều 213 của Luật Sở hữu trí tuệ hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này; sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán vật mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này.

3. Cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài thực hiện hành vi vi phạm quy định cụ thể tại Chương II Nghị định này trong phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này. Trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng theo quy định tại Điều ước quốc tế đó.

Điều 2. Nguyên tắc xử phạt

1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp khi có hành vi vi phạm quy định tại Chương II Nghị định này.

2. Mọi vi phạm hành chính khi được phát hiện phải kịp thời đình chỉ ngay. Việc xử phạt vi phạm hành chính phải được tiến hành nhanh chóng, công minh, triệt để; mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo quy định của pháp luật.

3. Việc xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp phải do người có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này tiến hành theo đúng quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.

4. Một hành vi vi phạm chỉ bị xử phạt một lần; một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm thì bị xử phạt từng hành vi; nhiều người thực hiện cùng một hành vi vi phạm thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt.

5. Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng để quyết định hình thức, mức xử phạt và các biện pháp xử lý thích hợp theo quy định Nghị định này.

6. Không xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp thuộc tình thế cấp thiết, sự kiện bất ngờ hoặc đối với cá nhân vi phạm trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

7. Trường hợp một cá nhân, tổ chức thực hiện cùng lúc nhiều hành vi vi phạm, trong đó có vi phạm về sở hữu công nghiệp thì thẩm quyền xử phạt được xác định theo nguyên tắc quy định tại khoản 3 Điều 42 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

8. Trường hợp khi xét thấy hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm thì người có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này phải chuyển hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự cùng cấp giải quyết.

Nghiêm cấm áp dụng xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi có dấu hiệu tội phạm về sở hữu công nghiệp.

Điều 3. Hình thức xử phạt và các biện pháp khắc phục hậu quả

1. Hình thức xử phạt chính: đối với mỗi hành vi vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong hai hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền.

2. Phạt cảnh cáo: áp dụng đối với trường hợp vô ý vi phạm; vi phạm nhỏ, lần đầu và có tình tiết giảm nhẹ hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện.

3. Phạt tiền: căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, người có thẩm quyền quyết định mức phạt tiền trong khung phạt đã quy định.

Đối với hành vi vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp, mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó trong trường hợp không có tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng. Mức trung bình của khung tiền phạt được xác định bằng cách chia đôi tổng số của mức tối thiểu và mức tối đa.

Vi phạm có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống, nhưng không được giảm dưới mức tối thiểu của khung tiền phạt đã quy định.

Vi phạm có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên, nhưng không được tăng trên mức tối đa của khung tiền phạt đã quy định.

4. Hình thức xử phạt bổ sung: tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; tịch thu hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, giả mạo chỉ dẫn địa lý, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, giả mạo chỉ dẫn địa lý;

b) Tịch thu văn bằng bảo hộ, tài liệu chứng minh quyền sở hữu công nghiệp bị sửa chữa, tẩy xóa;

c) Tịch thu giấy tờ, tài liệu bị sửa chữa, tẩy xóa hoặc giả mạo;

d) Tước quyền sử dụng có thời hạn hoặc không thời hạn Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp;

đ) Tước quyền sử dụng có thời hạn hoặc không thời hạn Thẻ giám định viên.

e) Đình chỉ có thời hạn hoạt động kinh doanh sản phẩm, dịch vụ vi phạm.

5. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:

Ngoài các hình thức xử phạt chính, xử phạt bổ sung nêu trên, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị buộc áp dụng một hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên sản phẩm, hàng hóa, phương tiện kinh doanh;

b) Buộc tiêu hủy hoặc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, giả mạo chỉ dẫn địa lý, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, giả mạo chỉ dẫn địa lý với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp;

c) Buộc tiêu hủy hàng hóa vi phạm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường;

d) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với hàng quá cảnh vi phạm quyền sở hữu công nghiệp hoặc buộc tái xuất hàng hóa vi phạm, hàng hoá giả mạo nhãn hiệu, giả mạo chỉ dẫn địa lý, phương tiện, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, giả mạo chỉ dẫn địa lý sau khi đã loại bỏ các yếu tố vi phạm trên hàng hóa;

đ) Buộc bổ sung chỉ dẫn về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp;

e) Buộc cải chính công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với các hành vi chỉ dẫn sai về quyền sở hữu công nghiệp;

g) Buộc thu hồi tang vật, phương tiện bị tẩu tán.

Điều 4. Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng

1. Tình tiết giảm nhẹ gồm:

a) Người vi phạm đã thực hiện các biện pháp nhằm ngăn chặn, khắc phục hoặc hạn chế tác hại của hành vi vi phạm hoặc đã tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại;

b) Người vi phạm hành chính đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi;

c) Vi phạm trong tình trạng bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra;

d) Thực hiện hành vi vi phạm do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần;

đ) Người vi phạm là phụ nữ có thai, người già yếu, người có bệnh hoặc tàn tật làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

e) Vi phạm vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không do mình gây ra;

g) Vi phạm do không hiểu biết về sở hữu công nghiệp;

h) Thực hiện hành vi vi phạm từ quan hệ hợp đồng đặt hàng, giao việc mà không biết đó là hành vi vi phạm.

2. Tình tiết tăng nặng gồm:

a) Vi phạm có tổ chức;

b) Thực hiện hành vi vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm về sở hữu công nghiệp;

c) Xúi giục, lôi kéo người chưa thành niên vi phạm, ép buộc người bị lệ thuộc vào mình về vật chất, tinh thần vi phạm;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm;

đ) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, hoàn cảnh thiên tai hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để vi phạm;

e) Vi phạm trong thời gian đang chấp hành hình phạt của bản án hình sự hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính;

g) Tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm hành chính mặc dù người có thẩm quyền đã yêu cầu chấm dứt hành vi đó;

h) Sau khi vi phạm đã có hành vi trốn tránh, che dấu vi phạm hành chính.

Điều 5. Thời hiệu xử phạt và thời hạn được coi như chưa bị xử phạt

1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp là hai năm, kể từ ngày hành vi vi phạm được thực hiện. Nếu quá thời hạn nói trên thì cá nhân, tổ chức đã thực hiện hành vi vi phạm không bị xử phạt nhưng vẫn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 5 Điều 3 Nghị định này.

2. Đối với cá nhân đã bị khởi tố, bị truy tố hoặc đã có quyết định đưa vụ án vi phạm pháp luật ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án mà hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm hành chính thì bị xử phạt hành chính; trong trường hợp này, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là ba tháng, kể từ ngày người có thẩm quyền xử phạt nhận được quyết định đình chỉ và hồ sơ vụ việc vi phạm.

3. Trong thời hạn quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm mới về sở hữu công nghiệp hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì không áp dụng thời hiệu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính từ thời điểm thực hiện vi phạm mới hoặc thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.

4. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp nếu quá một năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm thì được coi như chưa bị xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp.

Chương 2:

CÁC HÀNH VI VI PHẠM,  HÌNH THỨC VÀ MỨC PHẠT

Điều 6. Hành vi vi phạm quy định về thủ tục xác lập, thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, tổ chức thực hiện một trong các hành vi: sửa chữa, tẩy xóa văn bằng bảo hộ và tài liệu chứng minh quyền sở hữu công nghiệp;

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi cung cấp các thông tin, chứng cứ sai lệch trong trường hợp:

a) Tiến hành các thủ tục xác lập, công nhận, chứng nhận, sửa đổi, duy trì, gia hạn, yêu cầu đình chỉ, hủy bỏ hiệu lực quyền sở hữu công nghiệp;

b) Đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế;

c) Khiếu nại, tố cáo trong việc xác lập, thực hiện quyền sở hữu công nghiệp;

d) Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm; yêu cầu giám định sở hữu công nghiệp;

đ) Thực hiện yêu cầu xử lý vi phạm, áp dụng các biện pháp ngăn chặn và đảm bảo xử phạt hành chính, áp dụng biện pháp kiểm soát hàng hóa nhập khẩu với động cơ không lành mạnh, nhằm mục đích cản trở hoạt động bình thường hoặc gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân khác.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi giả mạo giấy tờ trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Hình thức xử phạt bổ sung: tịch thu giấy tờ, tài liệu, văn bằng bảo hộ, tài liệu chứng minh quyền sở hữu công nghiệp liên quan bị sửa chữa, tẩy xóa hoặc giả mạo đối với các hành vi quy định tại khoản 1, 2 và khoản 3 Điều này.

Điều 7. Hành vi vi phạm quy định về hoạt động đại diện sở hữu công nghiệp

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp thực hiện một trong các hành vi sau đây:

a) Không thông tin đầy đủ, trung thực thông báo, yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác lập, thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp cho bên được đại diện; không giao kịp thời văn bằng bảo hộ, tài liệu chứng minh quyền sở hữu công nghiệp, giấy chứng nhận và các quyết định khác cho bên được đại diện mà không có lý do chính đáng;

b) Không thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác lập, thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp các thay đổi về tên, địa chỉ và các thông tin khác của bên được đại diện.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân, tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp thực hiện một trong các hành vi sau đây:

a) Đồng thời đại diện cho các bên tranh chấp với nhau về quyền sở hữu công nghiệp;

b) Tự ý rút đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ, tuyên bố từ bỏ sự bảo hộ, rút đơn khiếu nại hoặc thực hiện các hành vi khác trong việc xác lập, thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp mà không được phép của bên ủy quyền đại diện;

c) Lừa dối hoặc ép buộc khách hàng trong việc giao kết và thực hiện hợp đồng đại diện sở hữu công nghiệp;

d) Không thông báo hoặc thông báo không trung thực các khoản, mức phí, lệ phí liên quan đến thủ tục xác lập, thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, các khoản và các mức phí dịch vụ đã đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp theo yêu cầu hợp pháp của khách hàng hoặc của cơ quan có thẩm quyền;

đ) Vi phạm nghĩa vụ giữ bí mật thông tin, tài liệu do khách hàng hoặc cơ quan có thẩm quyền, tổ chức giám định sở hữu công nghiệp giao có liên quan đến vụ việc đang được giải quyết.

e) Cho mượn Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, sử dụng Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp vào những công việc không đúng chức năng;

g) Cố ý tư vấn, thông báo sai về các quy định của pháp luật về sở hữu công nghiệp, thông tin hoạt động sở hữu công nghiệp;

h) Cản trở tiến trình bình thường của việc xác lập, thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, gây thiệt hại cho người có quyền và lợi ích liên quan.

3. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có hành vi kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp khi chưa đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ này theo quy định của pháp luật.

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cá nhân, tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp thực hiện một trong các hành vi:

a) Mạo danh cơ quan quản lý nhà nước, người của cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp để thực hiện hoạt động dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp;

b) Tiết lộ thông tin chưa được phép công bố của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền liên quan đến quá trình tiếp nhận, thẩm định, xử lý các loại đơn đăng ký sở hữu công nghiệp;

c) Người được cấp Chứng chỉ hành nghề đại diện sở hữu công nghiệp có sai phạm nghiêm trọng trong khi hành nghề đại diện làm thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước và xã hội.

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp từ ba tháng đến sáu tháng đối với các hành vi vi phạm quy định tại điểm a, b, đ, e, g và h khoản 2 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng không thời hạn Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp đối với các hành vi vi phạm quy định tại điểm c, d khoản 2, khoản 4 Điều này.

Điều 8. Hành vi vi phạm quy định trong hoạt động giám định sở hữu  công nghiệp

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân, tổ chức có chức năng giám định về sở hữu công nghiệp thực hiện một trong các hành vi sau đây:

a) Không tuân thủ quy định về trình tự, thủ tục giám định; không thực hiện các nghĩa vụ của người trưng cầu, yêu cầu giám định và của người, tổ chức thực hiện giám định theo quy định của pháp luật về giám định;

b) Tiếp nhận và thực hiện giám định trong trường hợp phải từ chối giám định theo quy định;

c) Cố ý đưa ra kết luận giám định sai sự thật, kết luận giám định khi không đủ căn cứ hoặc căn cứ không phù hợp với vụ việc;

d) Tiết lộ bí mật thông tin biết được khi tiến hành giám định mà không được phép của các bên liên quan.

2. Hình thức xử phạt bổ sung: tước quyền sử dụng từ 6 tháng đến 12 tháng hoặc không thời hạn Thẻ giám định viên đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 9. Hành vi vi phạm quy định về chỉ dẫn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, tổ chức thực hiện một trong các hành vi chỉ dẫn sai về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp trong sản xuất, buôn bán, giao dịch, quảng cáo, tiếp thị sau đây:

a) Chỉ dẫn sai (kể cả chỉ dẫn dưới dạng ký hiệu) về chủ thể quyền sở hữu công nghiệp; chỉ dẫn sai về việc sản phẩm, dịch vụ có yếu tố được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; chỉ dẫn sai hoặc không chỉ dẫn về sản phẩm, hàng hóa được thực hiện theo hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp; chỉ dẫn sai về tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp;

b) Chỉ dẫn sai về tình trạng pháp lý bảo hộ sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên sản phẩm, hàng hóa, phương tiện kinh doanh đối với các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Buộc cải chính công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;

c) Buộc tiêu huỷ hàng hóa vi phạm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 10. Hành vi vi phạm nghĩa vụ bảo mật dữ liệu thử nghiệm khi nộp đơn xin cấp phép kinh doanh, lưu hành dược phẩm, nông hóa phẩm

Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm quy định về bảo mật đối với dữ liệu kết quả thử nghiệm trong thủ tục xin cấp phép kinh doanh, lưu hành dược phẩm, nông hoá phẩm.

Điều 11. Hành vi cản trở bất hợp pháp hoạt động quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra về sở hữu công nghiệp

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi không xuất trình hoặc xuất trình không đầy đủ các tài liệu, thông tin, số liệu cho cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp hoặc cho người có thẩm quyền khi được yêu cầu.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Từ chối trái quy định việc thực hiện quyết định, yêu cầu thanh tra, kiểm tra;

b) Không cung cấp, cung cấp không đầy đủ hoặc sai sự thật tài liệu, số liệu cần thiết cho việc thực hiện hoạt động thanh tra, kiểm tra theo yêu cầu của người có thẩm quyền;

c) Cản trở, gây khó khăn hoặc trốn tránh việc thanh tra, kiểm tra của người có thẩm quyền.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Lăng mạ, xúc phạm, làm nhục người có thẩm quyền tiến hành thanh tra, kiểm tra về sở hữu công nghiệp;

b) Cố ý trì hoãn, trốn tránh, không thi hành quyết định hành chính của người có thẩm quyền, không thực hiện các yêu cầu, kết luận, quyết định của Đoàn thanh tra, kiểm tra về sở hữu công nghiệp.

4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Tự ý tháo gỡ, phá bỏ niêm phong, tự ý làm thay đổi hiện trường, thay đổi số lượng, chủng loại hàng hóa là tang vật vi phạm về sở hữu công nghiệp đang bị thanh tra, kiểm tra, niêm phong hoặc tạm giữ;

b) Tẩu tán, thủ tiêu tang vật, phương tiện đang bị thanh tra, kiểm tra.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc thu hồi tang vật, phương tiện bị tẩu tán quy định tại điểm b khoản 4 Điều này.

Điều 12. Hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1 lần đến 2 lần giá trị sản phẩm, hàng hóa vi phạm đã phát hiện được đối với cá nhân, tổ chức thực hiện một trong các hành vi xâm phạm sau đây nhằm mục đích kinh doanh, gây thiệt hại cho người tiêu dùng và cho xã hội hoặc không chấm dứt hành vi xâm phạm quyền mặc dù đã được chủ sở hữu quyền yêu cầu trong trường hợp sản phẩm, hàng hóa vi phạm có giá trị đến 20.000.000 đồng:

a) Sản xuất (chế tạo, gia công, lắp ráp, chế biến, đóng gói) sản phẩm xâm phạm quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí;

b) Áp dụng quy trình xâm phạm quyền đối với sáng chế;

c) Khai thác công dụng (dùng trong hoạt động kinh doanh) sản phẩm xâm phạm quyền đối với sáng chế.

d) Bán, vận chuyển, quảng cáo, chào hàng, tàng trữ để bán sản phẩm xâm phạm quyền đối với sáng chế; sản phẩm xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp;

đ) Nhập khẩu sản phẩm xâm phạm quyền quy định tại điểm d khoản 1 Điều này và sản phẩm có chứa thiết kế bố trí xâm phạm quyền;

e) Bán, cho thuê, tàng trữ để bán, vận chuyển, quảng cáo, chào hàng các bản sao thiết kế bố trí xâm phạm quyền, sản phẩm, hàng hóa chứa thiết kế bố trí xâm phạm quyền, thiết kế bố trí hoặc sản phẩm, hàng hóa chứa các đối tượng đó.

2. Phạt tiền từ 2 lần đến 3 lần giá trị sản phẩm, hàng hóa vi phạm đã phát hiện được đối với cá nhân, tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp sản phẩm, hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.

3. Phạt tiền từ 3 lần đến 4 lần giá trị sản phẩm, hàng hóa vi phạm đã phát hiện được đối với cá nhân, tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp sản phẩm, hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng

 4. Phạt tiền từ 4 lần đến 5 lần giá trị sản phẩm, hàng hóa vi phạm đã phát hiện được đối với cá nhân, tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp sản phẩm, hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 60.000.000 đồng trở lên.

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, 2, 3 và khoản 4 Điều này;

b) Đình chỉ hoạt động kinh doanh sản phẩm, dịch vụ xâm phạm từ ba đến sáu tháng đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, 2, 3 và  khoản 4 Điều này.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc loại bỏ các yếu tố vi phạm trên sản phẩm, hàng hóa, phương tiện kinh doanh đối với các hành vi quy định tại khoản 1, 2, 3 và khoản 4 Điều này;

b) Buộc phân phối, sử dụng với mục đích phi thương mại hoặc buộc tiêu hủy hàng hóa có chất lượng kém, gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường đối với các hành vi xâm phạm quy định tại khoản 1,  2, 3 và khoản 4 Điều này;

c) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa, phương tiện vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, 2, 3 và khoản 4 Điều này.

Điều 13. Hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý và tên thương mại

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1 lần đến 2 lần giá trị hàng hóa vi phạm đã phát hiện được đối với cá nhân, tổ chức thực hiện một trong các hành vi dưới đây xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý và tên thương mại, gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội; không chấm dứt hành vi vi phạm quyền mặc dù đã được chủ sở hữu quyền yêu cầu trong trường hợp hàng hóa vi phạm phát hiện được có giá trị đến 15.000.000 đồng:

a) Gắn (in, dán, đính, đúc, dập khuôn hoặc bằng các hình thức khác) dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý và tên thương mại được bảo hộ lên hàng hóa, bao bì hàng hóa;

b) Bán, vận chuyển, chào bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán hàng hóa xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý và tên thương mại;

c) Nhập khẩu các loại hàng hóa, dịch vụ có yếu tố xâm phạm đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý và tên thương mại;

d) Sử dụng dấu hiệu trên sản phẩm, hàng hóa, bao bì hàng hóa có yếu tố xâm phạm đối với tên thương mại.

2. Phạt tiền từ 2 lần đến 3 lần giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm phát hiện được đối với cá nhân, tổ chức thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ vi phạm có giá trị từ trên 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

3. Phạt tiền từ 3 lần đến 4 lần giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm phát hiện được đối với cá nhân, tổ chức thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ vi phạm có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng.

4. Phạt tiền từ 4 lần đến 5 lần giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm phát hiện được đối với cá nhân, tổ chức thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ vi phạm có giá trị từ  trên 45.000.000 đồng trở lên.

5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi  gắn (in, dán, đính, đúc, dập khuôn hoặc bằng các hình thức khác) lên phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch, bảng hiệu dấu hiệu vi phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý.

6. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với các hành vi quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 và khoản 5 Điều này;

b) Đình chỉ hoạt động kinh doanh sản phẩm, dịch vụ vi phạm từ một đến ba tháng đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 và khoản 5 Điều này.

7. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc loại bỏ các yếu tố vi phạm trên sản phẩm, hàng hóa, phương tiện kinh doanh đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 và khoản 5 Điều này;

b) Buộc tiêu hủy hàng hóa vi phạm có chất lượng kém, gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 và khoản 5 Điều này;

c) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa, phương tiện vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 và khoản 5 Điều này.

Điều 14. Hành vi sản xuất, vận chuyển, nhập khẩu, buôn bán vật mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý vi phạm

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1 lần đến 2 lần giá trị hàng hóa vi phạm đã phát hiện được đối với cá nhân, tổ chức thực hiện một trong các hành vi sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán vật mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này trong trường hợp hàng hóa vi phạm phát hiện được có giá trị đến 20.000.000 đồng;

2. Phạt tiền từ 2 lần đến 3 lần giá trị hàng hóa vi phạm phát hiện được đối với cá nhân, tổ chức thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.

3. Phạt tiền từ 3 lần đến 4 lần giá trị hàng hóa vi phạm phát hiện được đối với cá nhân, tổ chức thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.

4. Phạt tiền từ 4 lần đến 5 lần giá trị hàng hóa vi phạm phát hiện được đối với cá nhân, tổ chức thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 60.000.000 đồng trở lên.

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, 2, 3 và khoản 4 Điều này;

b) Đình chỉ hoạt động kinh doanh sản phẩm, dịch vụ xâm phạm từ một đến ba tháng đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, 2, 3 và khoản 4 Điều này.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên sản phẩm, hàng hóa, phương tiện kinh doanh đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, 2, 3 và khoản 4 Điều này;

b) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm không có giá trị sử dụng, không đảm bảo an toàn sử dụng, gây hại tới sản xuất, sức khoẻ con người, động thực vật, môi trường đối với vi phạm quy định tại khoản 1, 2, 3 và khoản 4 Điều này;

c) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa, phương tiện vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, 2, 3 và khoản 4 Điều này.

Điều 15. Hành vi sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, giả mạo chỉ dẫn địa lý

1. Phạt tiền từ 1 lần đến 2 lần giá trị hàng hóa vi phạm đã phát hiện được đối với cá nhân, tổ chức thực hiện một trong các hành vi dưới đây hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này trong trường hợp hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, giả mạo chỉ dẫn địa lý phát hiện được có giá trị đến 10.000.000 đồng, gồm:

a) Sản xuất, nhập khẩu, in, dán, đính, đúc, dập khuôn hoặc bằng các hình thức khác lên sản phẩm, bao bì, hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, giả mạo chỉ dẫn địa lý;

b) Vận chuyển, tàng trữ sản phẩm, hàng hoá giả mạo nhãn hiệu, giả mạo chỉ dẫn địa lý; 

c) Buôn bán, quảng cáo nhằm để bán, chào bán sản phẩm, hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, giả mạo chỉ dẫn địa lý;

2. Phạt tiền từ 2 lần đến 3 lần giá trị hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, giả mạo chỉ dẫn địa lý phát hiện được quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, giả mạo chỉ dẫn địa lý phát hiện được có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

3. Phạt tiền từ 3 lần đến 4 lần giá trị hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, giả mạo chỉ dẫn địa lý phát hiện được quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, giả mạo chỉ dẫn địa lý phát hiện được có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

4. Phạt tiền từ 4 lần đến 5 lần giá trị hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, giả mạo chỉ dẫn địa lý phát hiện được quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, giả mạo chỉ dẫn địa lý phát hiện được có giá trị từ trên 30.000.000 đồng trở lên.

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, 2, 3 và khoản 4 Điều này;

b) Đình chỉ hoạt động kinh doanh sản phẩm, dịch vụ vi phạm từ một đến ba tháng đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, 2, 3 và khoản 4 Điều này.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc tiêu hủy hoặc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, giả mạo chỉ dẫn địa lý, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, giả mạo chỉ dẫn địa lý với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, 2, 3 và khoản 4 Điều này;

b) Buộc tiêu hủy hàng hóa vi phạm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường đối với vi phạm quy định tại khoản 1, 2, 3 và khoản 4 Điều này;

c) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với hàng quá cảnh vi phạm quyền sở hữu công nghiệp hoặc buộc tái xuất hàng hóa vi phạm, hàng hoá giả mạo nhãn hiệu, giả mạo chỉ dẫn địa lý, phương tiện, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, giả mạo chỉ dẫn địa lý sau khi đã loại bỏ các yếu tố vi phạm trên hàng hóa đối với vi phạm quy định tại khoản 1, 2, 3 và khoản 4 Điều này;

Điều 16. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh và hành vi vi phạm bí mật kinh doanh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp

Cá nhân, tổ chức có hành vi cạnh tranh không lành mạnh và hành vi vi phạm bí mật kinh doanh về sở hữu công nghiệp thì bị xử phạt theo quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh.

Chương 3:

THẨM QUYỀN VÀ THỦ TỤC XỬ PHẠT

MỤC 1:THẨM QUYỀN XỬ PHẠT

Điều 17. Thẩm quyền của các cơ quan xử lý vi phạm.

Thẩm quyền áp dụng biện pháp hành chính của cơ quan xử lý vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 200 của Luật Sở hữu trí tuệ được quy định cụ thể như sau:

1. Cơ quan Thanh tra Khoa học và Công nghệ có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp xảy ra trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, khai thác, quảng cáo, lưu thông, trừ hành vi xảy ra trong xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa.

2. Cơ quan Quản lý thị trường có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm về sở hữu công nghiệp xảy ra trong lưu thông hàng hóa và kinh doanh thương mại trên thị trường.

3. Cơ quan Hải quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm về sở hữu công nghiệp xảy ra trong xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa.

4. Cơ quan Công an có thẩm quyền phát hiện, xác minh, thu thập thông tin, chứng cứ của hành vi vi phạm về sở hữu công nghiệp và cung cấp cho các cơ quan xử lý vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này và xử lý các hành vi vi phạm về sở hữu công nghiệp;

5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm về sở hữu công nghiệp xảy ra tại địa phương mà mức phạt, hình thức xử phạt, biện pháp xử lý áp dụng đối với hành vi đó vượt quá thẩm quyền của các cơ quan quy định tại khoản 1, 2 và khoản 3 Điều này.

Điều 18. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp

1. Thanh tra viên chuyên ngành sở hữu công nghiệp thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang thi hành công vụ có quyền áp dụng các hình thức xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II Nghị định này gồm:

a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 200.000 đồng;

b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm có giá trị đến 2.000.000 đồng;

c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a và c  khoản 5 Điều 3 Nghị định này.

2. Chánh Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II Nghị định này gồm:

a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 20.000.000 đồng;

b) Áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung quy định tại điểm a, c và e khoản 4 Điều 3 Nghị định này;

c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, b, c, đ, e và g khoản 5 Điều 3 Nghị định này.

3. Chánh Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ có thẩm quyền áp dụng các hình thức xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II  Nghị định này gồm:

a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến mức tối đa của khung hình phạt quy định ở Nghị định này;

b) Áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định này;

c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 5 Điều 3  Nghị định này.

4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền áp dụng các hình thức xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II Nghị định này gồm:

a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 20.000.000 đồng;

b) Áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung quy định tại điểm a và c  khoản 4 Điều 3 Nghị định này;

c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, b, c, đ, e và g khoản 5 Điều 3 Nghị định này.

5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm quy định tại Điều 30 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II Nghị định này gồm:

a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến mức tối đa của khung hình phạt quy định ở Nghị định này;

b) Áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung quy định tại các điểm a, c và e khoản 4 Điều 3 Nghị định này;

c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 5 Điều 3 Nghị định này.

6. Đội trưởng Đội Kiểm soát thuộc Cục Hải quan, Chi Cục trưởng Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt các hành vi vi phạm về sở hữu công nghiệp đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo thẩm quyền quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 34 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

7. Đội trưởng Đội Quản lý thị trường, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường có quyền xử phạt các hành vi vi phạm về sở hữu công nghiệp đối với hoạt động lưu thông hàng hóa và kinh doanh thương mại trên thị trường theo thẩm quyền quy định tại các khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 37 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

8. Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ thuộc Công an tỉnh, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ có quyền xử phạt các hành vi vi phạm về sở hữu công nghiệp theo quy tại khoản 5, khoản 7 Điều 31 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 19. Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp ở địa phương mình.

2. Chánh Thanh tra và Thanh tra viên chuyên ngành khoa học và công nghệ của các cơ quan: Bộ Khoa học và Công nghệ, Sở Khoa học và Công nghệ có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và Sở Khoa học và Công nghệ.

Trường hợp hành vi vi phạm vượt quá thẩm quyền của Chánh Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ thì chuyển hồ sơ vi phạm để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền.

MỤC 2: THỦ TỤC XỬ PHẠT

Điều 20. Tiếp nhận và xem xét đơn yêu cầu xử lý vi phạm

1. Tiếp nhận đơn yêu cầu xử lý vi phạm:

Khi nhận được đơn yêu cầu xử lý vi phạm, cơ quan xử lý vi phạm có trách nhiệm thực hiện các công việc sau đây:

a) Xác định thẩm quyền xử lý vi phạm theo quy định tại Điều 19 Nghị định này; nếu yêu cầu xử lý vi phạm thuộc thẩm quyền thụ lý của cơ quan khác thì hướng dẫn người nộp đơn thực hiện việc nộp đơn tại cơ quan có thẩm quyền;

b) Kiểm tra và ghi nhận danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn.

2. Xem xét đơn yêu cầu xử lý vi phạm:

a) Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đầy đủ hồ sơ, cơ quan xử lý vi phạm có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ. Cơ quan xử lý vi phạm có thể tự mình tiến hành kiểm tra, xác minh chứng cứ, yêu cầu cơ quan công an kiểm tra, xác minh chứng cứ chứng minh tư cách chủ thể quyền, chứng minh vi phạm hoặc trưng cầu giám định khi cần thiết;

Trường hợp hồ sơ đảm bảo theo yêu cầu, cơ quan xử lý thực hiện các thủ tục theo quy định để xử lý hành vi vi phạm quyền.

b) Trong trường hợp tài liệu, chứng cứ do người nộp đơn cung cấp chưa đủ chứng minh tư cách chủ thể quyền và chứng minh vi phạm thì cơ quan xử lý vi phạm ra Thông báo yêu cầu người nộp đơn bổ sung tài liệu, chứng cứ, văn bản kết luận giám định hoặc giải trình về hành vi vi phạm trong thời hạn tối đa là ba mươi ngày, kể từ ngày ra Thông báo.

3. Người nộp đơn yêu cầu xử lý vi phạm có thể nộp đơn yêu cầu cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt theo quy định sau đây:

a) Yêu cầu áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt có thể nộp đồng thời hoặc nộp sau đơn yêu cầu xử lý vi phạm, kèm theo các chứng cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;

b) Trong nội dung yêu cầu áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt phải có cam kết của người yêu cầu về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do yêu cầu áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt không đúng gây ra cho tổ chức, cá nhân liên quan;

c) Cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt có trách nhiệm xem xét, xác minh chứng cứ chứng minh thuộc một trong các trường hợp được áp dụng biện pháp ngăn chặn quy định tại khoản 1Điều 215 của Luật Sở hữu trí tuệ và quyết định áp dụng biện pháp phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 215 của Luật Sở hữu trí tuệ.

Trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt quyết định áp dụng các biện pháp này không có đủ chứng cứ cần thiết chứng minh thuộc một trong các trường hợp được áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo đảm xử phạt hoặc áp dụng biện pháp không phù hợp hoặc không đúng theo yêu cầu cầu của người yêu cầu áp dụng biện pháp đó thì phải bồi thường thiệt hại gây ra cho tổ chức, cá nhân liên quan theo quy định của pháp luật.

Điều 21. Từ chối yêu cầu xử lý vi phạm

Trong các trường hợp sau đây cơ quan xử lý vi phạm có quyền ra Thông báo từ chối yêu cầu xử lý vi phạm:

1. Hết thời hạn quy định tại điểm b khoản 2 Điều 20 Nghị định này mà người yêu cầu xử lý vi phạm không đáp ứng yêu cầu của cơ quan xử lý vi phạm về bổ sung, giải trình chứng cứ chứng minh tư cách chủ thể quyền và chứng minh vi phạm.

2. Hết thời hiệu xử lý hành chính đối với hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định tại khoản 1 Điều 10 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

3. Kết quả xác minh của cơ quan xử lý vi phạm hoặc cơ quan công an cho thấy không có vi phạm như mô tả trong đơn yêu cầu xử lý vi phạm.

4. Có văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc không đủ căn cứ xử lý vi phạm.

5. Người nộp đơn yêu cầu xử lý vi phạm có văn bản thông báo rút yêu cầu xử lý vi phạm hoặc có văn bản thông báo các bên đã đạt được thỏa thuận giải quyết vụ việc bằng biện pháp khác.

Trong trường hợp hành vi vi phạm liên quan đến sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, giả mạo chỉ dẫn địa lý gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội, cơ quan xử lý vi phạm có quyền áp dụng biện pháp hành chính để xử lý vi phạm, mặc dù nhận được thông báo nói trên.

Điều 22. Xử lý đơn yêu cầu có tranh chấp hoặc nộp không đúng cơ quan có thẩm quyền

1. Trong trường hợp đơn yêu cầu xử lý vi phạm có tranh chấp về chủ thể quyền, khả năng bảo hộ, phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, cơ quan đã nhận đơn hướng dẫn người nộp đơn, người có quyền, lợi ích liên quan thực hiện quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp tại cơ quan có thẩm quyền.

2. Trong trường hợp vụ việc thuộc thẩm quyền xử lý của cơ quan khác thì cơ quan nhận đơn yêu cầu xử lý vi phạm chuyển hồ sơ vụ việc cho cơ quan có thẩm quyền xử lý.

3. Trong trường hợp hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan nhận đơn yêu cầu xử lý vi phạm chuyển hồ sơ vụ việc cho cơ quan có thẩm quyền để tiến hành điều tra, khởi tố về hình sự.

Điều 23. Phối hợp xử lý vi phạm

1. Yêu cầu phối hợp xử lý vi phạm:

a) Cơ quan đã nhận đơn yêu cầu xử lý vi phạm có trách nhiệm gửi yêu cầu phối hợp xử lý vi phạm cho các cơ quan có thẩm quyền liên quan để yêu cầu phối hợp xử lý vi phạm nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: cùng hành vi vi phạm liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp nhưng thuộc thẩm quyền xử lý của nhiều cơ quan khác nhau hoặc cùng một hành vi vi phạm xảy ra tại nhiều địa bàn hoặc nhiều địa phương khác nhau;

b) Yêu cầu phối hợp xử lý vi phạm phải có các nội dung chính sau đây:  thông tin tóm tắt về vụ việc; tóm tắt về hành vi vi phạm và phạm vi, quy mô vi phạm xảy ra tại địa phương hoặc trong lĩnh vực quản lý của cơ quan nhận yêu cầu; bản sao đơn yêu cầu xử lý vi phạm và bảo sao các tài liệu, ảnh chụp mẫu vật kèm theo; tóm tắt kết quả xem xét đơn yêu cầu xử lý vi phạm; kiến nghị những nội dung cần phối hợp xử lý và ấn định thời hạn chậm nhất là mười lăm ngày để cơ quan nhận yêu cầu trả lời;

c) Cơ quan nhận yêu cầu phối hợp xử lý vi phạm có trách nhiệm trả lời trong thời hạn ấn định, nêu rõ lý do không tiến hành xử lý vi phạm theo yêu cầu (nếu có).

2. Sử dụng kết quả xem xét, xử lý đơn yêu cầu xử lý vi phạm của cơ quan khác:

a) Cơ quan xử lý vi phạm có quyền sử dụng kết quả xác định hành vi vi phạm, xác định hàng hóa vi phạm do cơ quan có thẩm quyền khác thực hiện (nếu có), để bảo đảm thống nhất về biện pháp xử lý và mức phạt đối với các hành vi vi phạm giống nhau, tương tự nhau hoặc cùng liên quan đến một đối tượng sở hữu công nghiệp của cùng chủ thể quyền;

b) Trong trường hợp có ý kiến, quyết định khác nhau giữa các cơ quan có thẩm quyền về cách thức, biện pháp, mức độ xử lý vi phạm thì cơ quan xử lý vi phạm có trách nhiệm báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của cơ quan cấp trên.

Điều 24. Thủ tục rút gọn áp dụng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, giả mạo chỉ dẫn địa lý

1. Khi phát hiện và có đầy đủ chứng cứ về việc sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, giả mạo chỉ dẫn địa lý, cơ quan xử lý vi phạm có quyền quyết định đình chỉ hành vi vi phạm, lập biên bản về hành vi vi phạm mà không cần phải tuân theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 20 Nghị định này.

Trong trường hợp có đầy đủ các chứng cứ chứng minh thuộc một trong các trường hợp cần áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo đảm xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 215 của Luật Sở hữu trí tuệ, cơ quan xử lý vi phạm có quyền áp dụng các biện pháp phù hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 215 của Luật Sở hữu trí tuệ.

Cơ quan xử lý vi phạm, trong trường hợp cần thiết, theo yêu cầu có quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt theo quy định tại Điều 215 của Luật Sở hữu trí tuệ và Điều 25 Nghị định này.

2. Trong trường hợp chứng cứ về hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, giả mạo chỉ dẫn địa lý chưa rõ ràng, cơ quan phát hiện hàng hóa giả mạo có trách nhiệm kiểm tra, xác minh hoặc yêu cầu cơ quan công an xác minh, thu thập chứng cứ về hành vi vi phạm, trưng cầu giám định sở hữu công nghiệp.

3. Việc phối hợp xử lý vi phạm, ra quyết định xử phạt thực hiện theo quy định tại Điều 23 Nghị định này.

Điều 25. Áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt

1. Thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính quy định tại khoản 2 Điều 215 của Luật Sở hữu trí tuệ thuộc các cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm quy định tại Điều 18 Nghị định này.

2. Người có thẩm quyền của cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính quy định tại khoản 1 Điều này có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt tương ứng theo quy định tại khoản 1 Điều 45, khoản 1 Điều 46, khoản 2 Điều 47, khoản 2 Điều 48, khoản 2 Điều 49 và khoản 2 Điều 50 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

3. Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính tuân theo quy định tại Chương V của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 26. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính

1. Khi phát hiện hành vi vi phạm, người có thẩm quyền xử phạt phải ra lệnh đình chỉ ngay hành vi vi phạm, giải thích rõ cho tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, các quy định của pháp luật về sở hữu công nghiệp có liên quan và yêu cầu tổ chức, cá nhân thực hiện đúng các quy định của pháp luật.

2. Trường hợp hành vi vi phạm phải áp dụng hình thức phạt cảnh cáo, thì người có thẩm quyền xử phạt không lập biên bản mà quyết định xử phạt ngay tại nơi xảy ra vi phạm, hình thức phạt cảnh cáo được quyết định bằng văn bản.

Trường hợp hành vi vi phạm phải áp dụng hình thức phạt tiền, trừ trường hợp áp dụng theo thủ tục đơn giản, thì người có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản vi phạm hành chính tuân theo quy định tại Điều 55 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, người lập biên bản phải tạo điều kiện để cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm trình bày ý kiến về hành vi vi phạm.

3. Việc quyết định xử phạt và nội dung quyết định xử phạt phải tuân theo quy định tại Điều 56 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Quyết định xử phạt phải gửi cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt trong thời hạn ba ngày kể từ ngày ký. Trong trường hợp quyết định xử phạt bao gồm các hình thức phạt bổ sung dẫn tới phải tiến hành các thủ tục về xác lập, sửa đổi, đình chỉ, hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ, giấy chứng nhận liên quan thì quyết định xử phạt phải gửi tới Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ, Cục Sở hữu trí tuệ để phối hợp theo dõi và thực hiện.

4. Trong trường hợp phát hiện hành vi vi phạm nhưng có tranh chấp, khiếu nại về chủ thể quyền, khả năng bảo hộ, phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, cơ quan thụ lý vụ việc yêu cầu các bên liên quan giải quyết tranh chấp tại cơ quan có thẩm quyền.

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được kết luận cuối cùng của cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp, khiếu nại, người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm kết luận về hành vi vi phạm.

Điều 27. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

1. Biện pháp tịch thu hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, giả mạo chỉ dẫn địa lý, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, giả mạo chỉ dẫn địa lý được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

a) Để đảm bảo chứng cứ không bị tiêu hủy, tẩu tán, thay đổi hiện trạng, hoặc ngăn ngừa khả năng dẫn đến hành vi vi phạm tiếp theo;

b) Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm không có khả năng, điều kiện loại bỏ yếu tố xâm phạm quyền trên hàng hóa hoặc cố tình không thực hiện các yêu cầu của người có thẩm quyền xử phạt về việc loại bỏ yếu tố vi phạm quyền sở hữu công nghiệp trên hàng hóa, sửa chữa hoặc bổ sung các dấu hiệu, chỉ dẫn trên hàng hóa, phương tiện kinh doanh;

c) Hàng hóa trên thị trường, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yếu tố xâm phạm quyền mà không xác định được nguồn gốc hàng hóa, chủ hàng, người sản xuất, người đưa ra thị trường, nhưng có đủ căn cứ để xác định hàng hóa đó không phải do chủ thể quyền sở hữu công nghiệp sản xuất, đưa ra thị trường.

2. Thủ tục tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp tuân theo quy định tại Điều 60 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 28. Xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu

1. Đối với hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, giả mạo chỉ dẫn địa lý, cơ quan có thẩm quyền xử lý áp dụng một trong các biện pháp sau:

a) Tịch thu để phân phối không nhằm mục đích thương mại hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại theo quy định Điều 29 Nghị định này;

b) Tịch thu để tiêu hủy theo quy định tại Điều 30 Nghị định này;

c) Buộc loại bỏ các yếu tố vi phạm và đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với hàng hóa quá cảnh giả mạo nhãn hiệu, giả mạo chỉ dẫn địa lý; buộc tái xuất đối với hàng hóa nhập khẩu giả mạo nhãn hiệu, giả mạo chỉ dẫn địa lý.

Nếu không áp dụng được biện pháp loại bỏ yếu tố vi phạm thì áp dụng theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này.

2. Nguyên liệu, vật liệu và phương tiện có chức năng duy nhất để sản xuất, kinh doanh hàng hóa vi phạm, cung cấp dịch vụ vi phạm hoặc thực tế chỉ được sử dụng duy nhất cho mục đích đó thì bị coi là nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa vi phạm.

Điều 29. Buộc phân phối, sử dụng không nhằm mục đích thương mại

1. Buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa vi phạm phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Hàng hóa có giá trị sử dụng;

b) Yếu tố vi phạm đã được loại bỏ khỏi hàng hóa;

c) Việc phân phối, sử dụng không nhằm mục đích thương mại, trong đó ưu tiên mục đích nhân đạo, từ thiện hoặc phục vụ lợi ích xã hội;

d) Người được phân phối, tiếp nhận để sử dụng không phải là khách hàng tiềm năng của chủ thể quyền.

2. Quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa vi phạm.

Điều 30. Buộc tiêu hủy

Biện pháp buộc tiêu hủy hàng hóa vi phạm, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa vi phạm được áp dụng trong trường hợp không hội đủ các điều kiện để áp dụng biện pháp buộc phân phối hoặc buộc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại quy định tại Điều 29 Nghị định này.

Điều 31. Thi hành quyết định xử phạt

1. Trường hợp vượt quá 10 ngày, kể từ ngày tổ chức, cá nhân bị xử phạt nhận được quyết định xử phạt mà không tự giác chấp hành thì người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt.

2. Việc thi hành quyết định xử phạt, cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt, thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định tại các Điều 64, 65, 66, 67, 68 và Điều 69 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Chương 4:

KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 32. Khiếu nại đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Cá nhân, tổ chức hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp của người có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này. Thủ tục khiếu nại và giải quyết khiếu nại được thực hiện theo quy định tại Điều 118 và Điều 119 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. Việc khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính không làm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp.

Điều 33. Xử lý người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp mà vi phạm các quy định về xử phạt hành chính thì bị xử lý theo quy định tại Điều 121 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 34. Xử lý vi phạm của người bị xử phạt vi phạm trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp

Người bị xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp nếu có hành vi vi phạm trong quá trình chấp hành quyết định xử phạt hoặc có những hành vi vi phạm khác thì bị xử lý theo quy định tại Điều 122 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Chương 5:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 35. Điều khoản chuyển tiếp

1. Các quy định về xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế tại Nghị định này cũng được áp dụng cho các hành vi xâm phạm quyền đối với giải pháp hữu ích được bảo hộ theo quy định của Bộ luật Dân sự 1995Nghị định số 63/CP ngày 24 tháng 10 năm 1996 của Chính phủ quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp, được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 06/2001/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2001.

2. Các quy định về về xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý tại Nghị định định này cũng được áp dụng cho các hành vi xâm phạm quyền đối với tên gọi xuất xứ hàng hóa được bảo hộ theo quy định của Bộ luật Dân sự 1995 và Nghị định số 63/CP ngày 24 tháng 10 năm 1996 của Chính phủ quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp, được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 06/2001/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2001.

Điều 36. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

2. Nghị định này thay thế Nghị định số 12/1999/NĐ-CP ngày 06 tháng 3 năm 1999 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.

a) Hành vi vi phạm đã bị lập biên bản vi phạm hành chính trước ngày Nghị định này được ban hành thì việc xử phạt áp dụng theo quy định của Nghị định số 12/1999/NĐ-CP.

b) Hành vi vi phạm đã bị lập biên bản vi phạm hành chính trong thời gian Nghị định này đã được ban hành, nhưng chưa có hiệu lực thì việc xử phạt áp dụng theo Nghị định số 12/NĐ-CP nếu mức tiền phạt quy định tại Nghị định này cao hơn Nghị định số 12/1999/NĐ-CP.

3. Nghị định này thay thế các quy định về hàng giả có liên quan đến nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp, nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa tại điểm 2.4 và điểm 4.1 Phần III Thông tư liên tịch số 10/2000/TTLT-BTM-BTC-BCA-BKHCNMT ngày 27 tháng 4 năm 2000 của Bộ Thương mại - Bộ Tài chính - Bộ Công an - Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường hướng dẫn thực hiện Chỉ thị số 31/1999/CT-TTg ngày 27 tháng 10 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả.

Điều 37. Trách nhiệm thi hành

1. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ trưởng Bộ Thương mại, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Tài chính trong phạm vi chức năng quản lý của mình có trách nhiệm quy định chi tiết, hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thi hành Nghị định này.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 


Nơi nhận:                                                                         
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;                              
 - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; 
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ,
  cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh,
  thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;                      
- Văn phòng Quốc hội;
- Toà án nhân dân tối cao;                                                                 
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;                                              
- Học viện Hành chính quốc gia;
- VPCP: BTCN, các PCN,
  Website Chính phủ, Ban Điều hành 112,
  Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ,
  các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KG.   

TM. CHÍNH PHỦ
 THỦ TƯỚNG





Nguyễn Tấn Dũng

 

THE GOVERNMENT
 -------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 106/2006/ND-CP

Hanoi, September 22, 2006

 

DECREE

PROVIDING FOR SANCTIONING OF ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN THE DOMAIN OF INDUSTRIAL PROPERTY

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the November 29, 2005 Law on Intellectual Property;
Pursuant to the July 2, 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations;
At the proposal of the Minister of Science and Technology,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Regulation scope and application subjects

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Administrative violations in the domain of industrial property provided for in this Decree include:

a/ Violation of legal provisions on state management of industrial property;

b/ Industrial property rights infringements defined in Clause 1, Article 211 of the Intellectual Property Law, including infringement of industrial property rights, causing harms to consumers or society; failure to terminate the infringement of industrial property rights in spite of the right holders’ written requests for termination; production, import, transportation of, or trading in, industrial property counterfeit goods as prescribed in Article 213 of the Intellectual Property Law or assigning others to commit those violations; production, import, transportation of, or trading in, objects bearing marks or geographical indications, which are identical or confusingly similar to the protected ones, or assigning others to commit those violations.

3. Domestic or foreign organizations or individuals that commit violations specified in Chapter II of this Decree within the territory of the Socialist Republic of Vietnam shall be administratively sanctioned according to the provisions of this Decree. When a treaty to which Vietnam is a contracting party otherwise provides for, the provisions of that treaty apply.

Article 2.- Sanctioning principles

1. When committing acts of violation defined in Chapter II of this Decree, individuals or organizations shall be administratively sanctioned in the domain of industrial property.

2. When detected, all administrative violations must be stopped immediately. The sanctioning of administrative violations must be conducted quickly, fairly and thoroughly; all consequences of administrative violations must be remedied in accordance with the provisions of law.

3. Administrative violations in the domain of industrial property shall be sanctioned by competent persons defined in Article 18 of this Decree in strict accordance with the provisions of law on sanctioning of administrative violations.

4. A violation shall be sanctioned only once; a person who commits more than one violation shall be sanctioned for each violation; many persons who jointly commit the same violation shall each be sanctioned.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6. Sanctions shall not be imposed on administrative violations committed in case of emergency, unexpected incidents or by individuals suffering from mental diseases or other diseases which deprive them of their ability to conceive of or control their acts.

7. When an individual or organization simultaneously commits more than one violation, including industrial property violations, the sanctioning competence shall be determined on the principle specified in Clause 3, Article 42 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

8. When it is considered that a violation shows signs of a crime, the competent person defined in Article 18 of this Decree shall transfer the case dossier to the criminal procedure-conducting agencies of the same level for handling.

It is prohibited to administratively sanction acts showing signs of crimes in the domain of industrial property.

Article 3.- Sanctioning forms and remedies to consequences

1. Principal sanctions: For each violation, violating individuals or organizations shall be subject to either of the two principal sanctions: caution or fine.

2. Caution shall apply to unintentional violations; minor and first-time violations involving extenuating circumstances or to any administrative violations committed by minors of between full 14 years and under 16 years of age.

3. Fine:  Based on the nature and severity of violations, competent persons shall decide on fine levels within the prescribed fine bracket.

For administrative violations in the domain of industrial property, the specific fine level applicable to each violation is the average level of the fine bracket provided for such violation which involves neither extenuating nor aggravating circumstances. The average level of the fine bracket is determined by equally dividing the total of the minimum and maximum levels.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



For violations involving aggravating circumstances, the fine level may be increased but must not be higher than the prescribed maximum level of the fine bracket.

4. Additional sanctions: Depending on the nature and severity of violations, violating individuals or organizations may also be subject to one or some of the following additional sanctions:

a/ Confiscation of material evidences and/or means of administrative violations; confiscation of goods bearing counterfeit marks or geographical indications or of raw materials, materials and means used mainly for producing or trading in those goods;

b/ Confiscation of protection titles or documents proving industrial property rights which are modified or erased;

c/ Confiscation of papers or documents which are modified, erased or forged;

d/ Deprivation for a definite or indefinite time period of the right to use industrial property representation practice certificate;

e/ Deprivation for a definite or indefinite time period of the right to use the assessor’s card;

f/ Suspension for a definite time period of the trading in infringing products or services.

5. Application of remedies:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Forcible removal of infringing elements on their products, goods or means of business;

b/ Forcible destruction or distribution or putting in use for non-commercial purposes of goods bearing counterfeit marks or geographical indications or raw materials, materials and means used mainly for producing or trading in those goods, if it does not affect the exercise of the rights by industrial property right holders;

c/ Forcible destruction of infringing goods which cause harm to the human health, animals, plants or environment;

d/ Forcible bringing out of the territory of Vietnam of transit goods in infringement of industrial property rights or forcible re-export of infringing goods, goods with counterfeit marks or geographical indications, or imported raw materials, materials and means used mainly for producing or trading in those goods, after removing  the infringing elements on those goods;

e/ Forcible addition of indications on the protection of industrial property rights;

f/ Forcible rectification on the mass media, for acts of giving wrong indications on industrial property rights;

g/ Forcible confiscation of dispersed material evidences or means of violation.

Article 4.- Extenuating, aggravating circumstances

1. Extenuating circumstances:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ The administrative violators voluntarily make declaration and show repentance;

c/ The violators are spiritually provoked by illegal acts of other persons to commit violations;

d/ The violators are forced to commit violations or commit violations due to material and spiritual dependence on others;

e/ The violators are pregnant women, weak elderly people, diseased or disabled people, being unable to conceive of or control their acts;

f/ The violators commit violations in a particular plight they have not caused;

g/ The violators commit violations because of the lack of knowledge about industrial property;

h/ The violators commit violations through contractual relationships involving goods order or job assignment without knowing that such are acts of violation.

2. Aggravating circumstances:

a/ Committing violations in an organized manner;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ Inciting or inducing minors to commit violations, forcing one’s materially or spiritually dependent people to commit violations;

d/ Abusing one’s own positions or powers to commit violations;

e/ Abusing circumstances of wars, natural calamities or other particular common grieves to commit violations;

f/ Committing violations while serving criminal sentences or executing decisions on handling of administrative violations;

g/ Continuing to commit administrative violations in spite of the competent persons’ requests for termination of violations;

h/ Shirking liability or concealing administrative violations after committing them.

Article 5.- Statute of limitations for sanctioning and time limit for being considered as having not been sanctioned

1. The statute of limitations for sanctioning an administrative violation in the domain of industrial property is two years, counting from the date that violation is committed. Past this time limit, violating organization or individual shall not be sanctioned but shall take remedies provided for in Clause 5, Article 3 of this Decree.

2. For individuals who have been criminally instigated or prosecuted or whose cases have been decided to be brought to trial according to criminal procedures but later the investigations or the cases are decided to be stopped, those individuals shall be administratively sanctioned if their acts show signs of administrative violation; in this case, the statute of limitations is three months after the persons with sanctioning competence receive the suspension decisions and the case dossiers.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. If past one year after completely serving the sanctioning decisions or after the expiration of the statute of limitations for executing sanctioning decisions, individuals or organizations already sanctioned for administrative violations in the domain of industrial property do not relapse into violation, they shall be considered as having not been sanctioned for administrative violations in the domain of industrial property.

Chapter II

ACTS OF VIOLATION, SANCTIONING FORMS AND LEVELS

Article 6.- Violation of regulations on the procedures for establishment, exercise and protection of industrial property rights

1. A fine of between VND 1,000,000 and VND 3,000,000 shall be imposed on individuals or organizations that commit one of the acts of modifying or erasing protection titles or documents proving industrial property rights;

2. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed on individuals or organizations that commit acts of supplying false information or evidence in the following cases:

a/ Carrying out procedures for establishment, recognition, certification, amendment, maintenance, extension, request for termination or cancellation of validity of industrial property rights;

b/ Requesting competent state agencies to issue decisions on compulsory licensing of inventions;

c/ Lodging complaints or denunciations about the establishment and exercise of industrial property rights;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e/ Responding to requests for handling of violations, application of preventive measures to secure administrative sanctioning, application of measures to control goods imported for unsound purposes, which aims to impede normal operations of, or cause damage to, other organizations or individuals.

3. A fine of between VND 10,000,000 and VND 15,000,000 shall be imposed on individuals or organizations that commit acts of forging papers in the cases specified in Clause 2 of this Article.

4. Additional sanctions: Confiscation of modified, erased or forged papers, documents, protection titles or documents proving the relevant industrial property rights, for acts specified in Clauses 1, 2 and 3 of this Article.

Article 7.- Violation of regulations on industrial property representation

1. A fine of between VND 1,000,000 and VND 3,000,000 shall be imposed on industrial property-representing individuals or organizations that commit one of the following acts:

a/ Failing to fully and truthfully report on notices and requests of competent state agencies on the establishment, exercise and protection of industrial property rights to the represented party; failing to hand over on time protection titles and documents proving industrial property rights, certificates and other decisions to the represented party without justifiable reasons;

b/ Failing to notify the state agencies competent to establish, exercise and protect industrial property rights of changes in the names, addresses and other information of the represented party.

2. A fine of between VND 3,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed on industrial property-representing individuals or organizations that commit one of the following acts:

a/ Concurrently representing parties to a dispute over industrial property rights;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ Deceiving or forcing customers to enter into and perform industrial property representation contracts;

d/ Failing to notify or untruthfully notifying expenses, charge and fee rates related to the procedures for establishment, exercise and protection of industrial property rights as well as service charges and charge rates already registered with the state management agency in charge of industrial property at the lawful request of customers or competent authorities;

e/ Breaching the obligation to keep secret information and documents handed by customers or competent agencies or industrial property assessment organizations, which are related to the case in question.

f/ Lending industrial property representation practice certificates or using those certificates for purposes in contravention of their functions;

g/ Deliberately advising or giving wrong information on the provisions of industrial property law or information on industrial property activities;

h/ Obstructing the normal progress of the establishment, exercise and protection of industrial property rights, causing damage to people with related rights and interests.

3. A fine of between VND 6,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed on organizations or individuals that commit acts of providing industrial property representation services without sufficient business conditions under the provisions of law.

4. A fine of between VND 10,000,000 and VND 15,000,000 shall be imposed on industrial property-representating individuals or organizations that commit one of the following acts:

a/ Assuming the names of industrial property state management agencies or officials in order to provide industrial property representation services;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ Committing serious violations in representation by grantees of industrial property representation practice certificates, causing harms to the state’s and society’s interests.

5. Additional sanctions:

a/ Deprivation of the right to use industrial property representation practice certificates for three to six months, for violations specified at Points a, b, e, f, g and h, Clause 2 of this Article;

b/ Deprivation for indefinite time of the right to use industrial property representation practice certificates, for violations specified at Points c and d, Clause 2 and Clause 4 of this Article.

Article 8.- Violation of regulations on industrial property assessment

1. A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed on individuals or organizations functioning to conduct industrial property assessment that commit one of the following acts:

a/ Failing to observe regulations on assessment order and procedures; failing to fulfill obligations of assessment requesters, of individuals or organizations conducting assessment under the provisions of law on assessment;

b/ Accepting and conducting assessment even though such assessment must be rejected under regulations;

c/ Deliberately giving untruthful or groundless assessment conclusions or assessment conclusions with grounds not true to the case in question;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Additional sanctions: Deprivation of the right to use the assessor’s card for 6 to 12 months or for indefinite time, for violations specified in Clause 1 of this Article.

Article 9.- Violation of regulations on indications about protection of industrial property rights

1. A fine of between VND 1,000,000 and VND 3,000,000 shall be imposed on individuals or organizations that commit one of the acts of giving wrong indications about protection of industrial property rights in production, trading, transaction, advertisement and marketing as follows:

a/ Giving misleading indications (including indicative signs) about industrial property right holders; misleading indications about products or services with elements eligible for industrial property right protection; misleading indications or no indications about products or goods supplied under contracts on licensing of industrial property objects; misleading indications about authors of inventions or industrial designs;

b/ Giving misleading indications about the legal status of industrial property protection of inventions, industrial designs, layout designs, marks or geographical indications.

2. Remedies:

a/ Forcible removal of infringing elements from products, goods or means of business, for violations specified in Clause 1 of this Article;

b/ Forcible public rectification on the mass media, for violations specified in Clause 1 of this Article;

c/ Forcible destruction of infringing goods which cause harms to the human health, animals, plants or environment, for violations specified in Clause 1 of this Article.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



A fine of between VND 7,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed on individuals or organizations that commit violation of the regulations on confidentiality of data on test results as required under the procedures of application for business licenses or permits for circulation of pharmaceuticals or agro-chemical products.

Article 11.- Illegal obstruction of state management, supervision and inspection of industrial property

1. A caution or a fine of between VND 100,000 and VND 300,000 shall be imposed on individuals or organizations for failing to produce or producing incomplete documents, information or data to the state management agency in charge of industrial property or competent persons when so requested.

2. A fine of between VND 1,000,000 and VND 2,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a/ Refusing in contravention of law to execute supervision or inspection decisions or requests;

b/ Failing to supply or supplying incomplete or untruthful documents and data necessary for supervision or inspection at the request of competent persons;

c/ Obstructing, causing difficulties to or shirking supervision or inspection conducted by competent persons.

3. A fine of between VND 2,000,000 and VND 3,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a/ Libeling, offending or humiliating persons competent to conduct industrial property supervision or inspection;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. A fine of between VND 2,000,000 and VND 4,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a/ Arbitrarily removing or destroying seals or altering scenes of incidents, quantity or category of goods which are material evidences of industrial property violations being subject to supervision, inspection, sealing or seizure;

b/ Dispersing, eliminating material evidences or means of violation being subject to supervision or inspection.

5. Remedies: Forcible recovery of dispersed material evidences and means specified at Point b, Clause 4 of this Article.

Article 12.- Infringement of the rights to inventions, industrial designs or layout designs

1. A caution or a fine of between one and two times the value of products or goods detected in violation shall be imposed on individuals or organizations for committing one of the following violations for business purposes, causing harms to consumers and society or failing to stop acts of infringing upon industrial property rights in spite of the right holders’ requests for such stoppage, in case the products or goods in violation are valued at up to VND 20,000,000:

a/ Producing (manufacturing, processing, assembling or packing) products in infringement of the rights to inventions, industrial designs or layout designs;

b/ Applying a process in infringement of the rights to inventions;

c/ Exploiting the utilities (in business activities) of products in infringement of the rights to inventions;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e/ Importing products in infringement of the rights specified at Point d, Clause 1 of this Article or products containing layout designs in infringement of such rights;

f/ Selling, leasing, storing for sale, transporting, advertising or offering for sale copies of layouts in infringement of rights, of products or goods containing layout designs in infringement of rights, of layout designs or products or goods containing those objects.

2. A fine of between two and three times the value of products or goods detected in violation shall be imposed on individuals or organizations for committing one of the violations specified in Clause 1 of this Article, in case the products or goods in violation are valued at between over VND 20,000,000 and VND 40,000,000.

3. A fine of between three and four times the value of products or goods detected in violation shall be imposed on individuals or organizations for committing one of the violations specified in Clause 1 of this Article, in case the products or goods in violation are valued at between over VND 40,000,000 and VND 60,000,000.

4. A fine of between four and five times the value of products or goods detected in violation shall be imposed on individuals or organizations for committing one of the violations specified in Clause 1 of this Article, in case the products or goods in violation are valued at over VND 60,000,000.

5. Additional sanctions:

a/ Confiscation of material evidences or means of administrative violation, for violations specified in Clauses 1, 2, 3 and 4 of this Article;

b/ Stopping activities of dealing in infringing products or services for 3 to 6 months, for violations specified in Clauses 1, 2, 3 and 4 of this Article.

6. Remedies:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Forcible distribution or use for non-commercial purposes or forcible destruction of goods of inferior quality, which cause harms to human health, animals, plants or environment, for violations specified in Clauses 1, 2, 3 and 4 of this Article;

c/ Forcible bringing out of the Vietnamese territory or forcible re-export of goods or means of violation, for violations specified in Clauses 1, 2, 3 and 4 of this Article.

Article 13.- Infringement of the rights to marks, geographical indications or trade names

1. A caution or a fine of between one and two times the value of goods detected in violation shall be imposed on individuals or organizations for committing one of the following acts in infringement of the rights to marks, geographical indications or trade names, thus causing harms to consumers or society; failing to terminate acts of right infringement despite the right holders’ requests for such termination, if the goods detected in violation are valued at up to VND 15,000,000:

a/ Affixing (printing, sticking, attaching, casting, molding or otherwise affixing) signs in infringement of protected rights to marks, geographical indications or trade names on goods or their packings;

b/ Selling, transporting, offering for sale, advertising  or storing for sale goods in infringement of the rights to marks, geographical indications or trade names;

c/ Importing goods or services containing infringing elements in relation to marks, geographical indications or trade names;

d/ Using signs on products, goods or their packings with infringing elements in relation to trade names.

2. A fine of between two and three times the value of goods or services detected in violation shall be imposed on individuals or organizations for committing one of the acts specified in Clause 1 of this Article, if the infringing goods or services are valued at between over VND 15,000,000 and VND 30,000,000.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. A fine of between four and five times the value of goods or services detected in violation shall be imposed on individuals or organizations for committing one of the acts specified in Clause 1 of this Article, if the infringing goods or services are valued at over VND 45,000,000.

5. A fine of between VND 10,000,000 and VND 15,000,000 shall be imposed for acts of affixing (printing, sticking, attaching, casting, molding or otherwise affixing) on means of business or service, transaction papers or signboards signs of infringement of the rights to marks, trade names or geographical indications.

6. Additional sanctions:

a/ Confiscation of material evidences or means of administrative violation, for acts specified in Clauses 1, 2, 3, 4 and 5 of this Article;

b/ Termination of activities of dealing in infringing products or services for one to three months, for violations specified in Clauses 1, 2, 3, 4 and 5 of this Article.

7. Remedies:

a/ Forcible removal of infringing elements on products, goods or means of business, for violations specified in Clauses 1, 2, 3, 4 and 5 of this Article;

b/ Forcible destruction of infringing goods of inferior quality which cause harms to human health, animals, plants or environment, for violations specified in Clauses 1, 2, 3, 4 and 5 of this Article;

c/ Forcible bringing out of the Vietnamese territory or re-export of goods or means of violation, for violations specified in Clauses 1, 2, 3, 4 and 5 of this Article.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. A caution or a fine of between one and two times the value of goods detected in violation shall be imposed on individuals or organizations for producing, importing, transporting or trading in objects bearing marks or geographical indications identical or confusingly similar to, the protected ones or assigning others to do so, if the infringing goods are valued at up to VND 20,000,000;

2. A fine of between two and three times the value of goods detected in violation shall be imposed on individuals or organizations that commit one of the acts defined in Clause 1 of this Article, if the infringing goods are valued at between over VND 20,000,000 and VND 40,000,000.

3. A fine of between three and four times the value of goods detected in violation shall be imposed on individuals or organizations that commit one of the acts specified in Clause 1 of this Article, if the infringing goods are valued at between over VND 40,000,000 and VND 60,000,000.

4. A fine of between four and five times the value of goods detected in violation shall be imposed on individuals or organizations that commit one of the acts specified in Clause 1 of this Article, if the infringing goods are valued at over VND 60,000,000.

5. Additional sanctions:

a/ Confiscation of material evidences or means of administrative violation, for violations specified in Clauses 1, 2, 3 and 4 of this Article;

b/ Termination of activities of dealing in products or services in violation for one to three months, for violations specified in Clauses 1, 2, 3 and 4 of this Article.

6. Remedies:

a/ Forcible removal of infringing elements on products, goods or means of business, for violations specified in Clauses 1, 2, 3 and 4 of this Article;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ Forcible bringing out of the Vietnamese territory or re-export of goods or means of violation, for violations specified in Clauses 1, 2, 3 and 4 of this Article.

Article 15.- Production, import, transportation of, trading in, or storing for sale of goods bearing counterfeit marks or geographical indications

1. A fine of between one and two times the value of goods detected in violation shall be imposed on individuals or organizations for committing one of the following acts or assigning other to commit such an act, if the detected goods bearing counterfeit marks or geographical indications are valued at up to VND 10,000,000:

a/ Producing, importing, printing, sticking, attaching, casting, molding or otherwise affixing on products, packings or goods counterfeit marks or geographical indications;

b/ Transporting, storing products or goods bearing counterfeit marks or geographical indications;

c/ Trading in, advertising or offering for sale products or goods bearing counterfeit marks or geographical indications;

2. A fine of between two and three times the value of goods bearing counterfeit marks or geographical indications defined in Clause 1 of this Article shall be imposed if those goods are detected and valued at between over VND 10,000,000 and VND 20,000,000.

3. A fine of between three and four times the value of goods bearing counterfeit marks or geographical indications defined in Clause 1 of this Article if those goods are detected and valued at between over VND 20,000,000 and VND 30,000,000.

4. A fine of between four and five times the value of goods bearing counterfeit marks or geographical indications defined in Clause 1 of this Article shall be imposed if those goods are detected and valued at over VND 30,000,000.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Confiscation of material evidences or means of administrative violation, for violations specified in Clauses 1, 2, 3 and 4 of this Article;

b/ Termination of activities of dealing in products or services in violation for one to three months, for violations specified in Clauses 1, 2, 3 and 4 of this Article.

 6. Remedies:

a/ Forcible destruction or distribution or putting to use for non-commercial purposes of goods bearing counterfeit marks or geographical indications, raw materials, materials and means used mainly for production of, or trading in, those goods, which, however, must not affect the exercise of the rights by industrial property right holders, for violations specified in Clauses 1, 2, 3 and 4 of this Article;

b/ Forcible destruction of goods which cause harms to human health, animals, plants or environment, for violations specified in Clauses 1, 2, 3 and 4 of this Article;

c/ Forcible bring out of the Vietnamese territory transit goods infringing upon industrial property rights or re-export of infringing goods, goods bearing counterfeit marks or geographical indications as well as means, raw materials or materials imported for use mainly for production of, or trading in, those goods, after removing infringing elements thereon, for violations specified in Clauses 1, 2, 3 and 4 of this Article;

Article 16.- Unfair competition and infringement of business secrets in the domain of industrial property

Individuals or organizations committing acts of unfair competition or infringing upon business secrets in the domain of industrial property shall be sanctioned according to regulations on sanctioning of administrative violations in competition.

Chapter III

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Section 1. SANCTIONING COMPETENCE

Article 17.- Competence of  violation-handling agencies

The competence to apply administrative measures of the violation-handling agencies defined in Clause 3, Article 200 of the Intellectual Property Law is specified as follows:

1. Scientific and technological inspectorates shall have the competence to handle administrative violations in the domain of industrial property, which are committed in production, trading, exploitation, advertisement or circulation, except for violations in the import or export of goods.

2. Market management offices shall have the competence to handle violations in the domain of industrial property, which are committed in the circulation of goods and commercial business in the market.

3. Customs offices shall have the competence to handle violations in the domain of industrial property, which are committed in the import or export of goods.

4. Police offices shall have the competence to detect, verify, gather information and evidence on violations in the domain of industrial property, and notify them to the violation-handling agencies defined in Clauses 1, 2 and 3 of this Article and handle violations in the domain of industrial property;

5. Provincial-level People’s Committees and district-level People’s Committees shall have the competence to handle violations in the domain of industrial property which are committed in their respective localities whereby the sanctioning levels, forms and handling measures applicable to those acts fall beyond the competence of the agencies defined in Clauses 1, 2 and 3 of this Article.

Article 18.- Competence to sanction administrative violations in the domain of industrial property

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Caution or a fine of up to VND 200,000;

b/ Confiscation of material evidences or means of violation valued at up to VND 2,000,000;

c/ Remedies provided for at Points a and c, Clause 5, Article 3 of this Decree.

2. The chief inspectors of provincial/municipal Services of Science and Technology are competent to apply sanctions for violations specified in Chapter II of this Decree:

a/ Caution or a fine of up to VND 20,000,000;

b/ Additional sanctions provided for at Points a, c and e, Clause 4, Article 3 of this Decree;

c/ Remedies provided for at Points a, b, c, e, f and g, Clause 5, Article 3 of this Decree.

3. The chief inspector of the Ministry of Science and Technology is competent to apply the following sanctions for violations specified in Chapter II of this Decree:

a/ Caution or a fine of up to the maximum level of the fine bracket provided for in this Decree;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ Remedies provided for in Clause 5, Article 3 of this Decree.

4. Presidents of district-level People’s Committees are competent to apply the following sanctions for violations defined in Chapter II of this Decree:

a/ Caution or a fine of up to VND 20,000,000;

b/ Additional sanctions provided for at Points a and c, Clause 4, Article 3 of this Decree;

c/ Remedies provided for at Points a, b, c, e, f and g, Clause 5, Article 3 of this Decree.

5. Presidents of provincial-level People’s Committees are competent to apply sanctions provided for in Article 30 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations for violations specified in Chapter II of this Decree, including:

a/ Caution or a fine of up to the maximum level of the fine bracket provided for in this Decree;

b/ Additional sanctions provided for at Points a, c and f, Clause 4, Article 3 of this Decree;

c/ Remedies provided for in Clause 5, Article 3 of this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



7. Heads of market management teams, directors of market control sub-departments and directors of market management departments shall sanction industrial property violations in the circulation of goods and commercial business in the market according to their competence provided for in Clauses 2, 3 and 4, Article 37 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

8. Heads of police offices for investigation of economic management and position-related crimes under provincial Public Security Departments or the Director of the Police Department for investigation into economic management and position-related crimes are competent to sanction industrial property violations according to the provisions of Clauses 5 and 7, Article 31 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

Article 19.- Principles for determination of sanctioning competence

1. Presidents of provincial-level People’s Committees or district-level People’s Committees are competent to sanction administrative violations in the domain of industrial property in their respective localities.

2. Chief inspectors and science and technology specialized inspectors of the Ministry of Science and Technology or provincial/municipal Services of Science and Technology are competent to sanction administrative violations in the domain of industrial property, which fall within the scope of state management of the Ministry or Services respectively.

When violations fall beyond the sanctioning competence of the chief inspectors of provincial/municipal Services of Science and Technology, violation dossiers shall be transferred to presidents of provincial-level People’s Committees for administrative sanctioning according to their competence.

Section 2. SANCTIONING PROCEDURES

Article 20.- Receipt and consideration of written requests for handling of violations

1. Receipt of written requests for handling of violations:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ To determine the competence to handle violations according to the provisions of Article 19 of this Decree; if the written requests for handling of violations fall under the handling competence of other agencies, to guide the requesters to file their requests with those agencies;

b/ To examine and acknowledge the receipt of the lists of documents and evidence enclosed with the written requests.

2. Consideration of written requests for handling of violations:

a/ Within 10 working days after receiving a complete dossier, the violation-handling agency shall consider the validity of documents and evidence in the dossier. It may examine and verify evidence by itself or request the police to do so in order to prove the capacity of the right holder, prove the infringement or ask for assessment when necessary;

When the dossier meets the requirements, the handling agency shall carry out the prescribed procedures to handle the infringement of rights.

b/ When documents or evidence supplied by the requester are insufficient to prove the capacity of the right holder and the violation, the violation-handling agency shall issue a notice, asking the requester to supplement documents, evidence and assessment conclusions or explain the violation within 30 days from the date of issuing the notice.

3. The violation-handling requester may file the request with the competent agency defined in Article 18 of this Decree, asking the latter to apply preventive measures to secure administrative sanctioning according to the following regulations:

a/ The request for the application of preventive measures to secure administrative sanctioning may be filed simultaneously with or after the filing of the request for violation handling, enclosed with evidence mentioned at Point b, Clause 2 of this Article;

b/ The request for the application of preventive measures to secure administrative sanctioning must state the requester’s commitment to pay compensation for damage caused by the improper application of those measures to concerned organizations or individuals;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



When the agency competent to apply preventive measures to secure administrative sanctioning decides on the application thereof without sufficient evidence proving that the concerned case is eligible for such application or applies measures which are inappropriate or at variance with the requests of the requesters, they shall have to pay compensation for damage caused to relevant organizations or individuals in accordance with the provisions of law.

Article 21.- Rejecting requests for handling of violations

In the following cases, the violation-handling agency may issue a notice, rejecting a written request for violation handling:

1. Upon the expiration of the time limit prescribed at Point b, Clause 2, Article 20 of this Decree, the violation-handling requester still fails to meet the requirements of the violation-handling agency regarding the supplementation or explanation of evidence proving the capacity of the right holder and the violation.

2. The statute of limitations for administratively handling industrial property infringements expires under the provisions of Clause 1, Article 10 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

3. The results of verification by the violation- handling agency or the police disprove violation as described in the written request for violation handling.

4. There’s a document of the competent agency on the lack of grounds for violation handling.

5. The violation-handling requester has a written notice on the withdrawal of his/her/its request for violation handling or on the fact that the involved parties have reached agreement on the settlement of the case through other measures.

When a violation relates to production of, or trading in, goods bearing counterfeit marks or geographical indications, causing harms to consumers or society, the violation-handling agency may apply administrative measures to handle the violation even though it may receive a said notice.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. When a written request for violation handling involves a dispute over holder, protectability or scope of protection of industrial property rights, the request-receiving agency guides the requester and the persons with relevant rights and interests to exercise the right to request the settlement of the dispute at the competent agency.

2. When a case falls under the handling competence of another agency, the agency receiving the written request for violation handling transfers the case dossier to the competent agency for handling.

3. When a violation shows signs of a crime, the agency receiving the written request for violation handling transfers the case dossier to the competent agency for criminal investigation and instigation.

Article 23.- Coordination in handling of violations

1. Requirements for coordination in handling of violations

a/ The agency receiving a written request for violation handling shall send a request for coordination in violation handling to relevant competent agencies if the violation falls in one of the following cases: one violation in the domain of industrial property falls under the handling competence of different agencies or the same violation is committed in different areas or localities;

b/ The request for coordination in violation handling must have the following principal contents: the brief information on the case; the summary of the violation, the scope of the violation which may be committed in a locality or a domain under management of the request-receiving agency; the copies of the written request for violation handling and enclosed documents and photos of sample objects; the summary of the results of consideration of the written request for violation handling; the proposed contents of coordination in violation handling and the setting of a time limit of 15 days for the request-receiving agency to reply;

c/ Agencies receiving the request for coordination in violation handling shall reply within the set time limit, clearly justifying the reasons for not handling the violation as requested (if any).

2. Use of results of consideration and handling of written requests for violation handling from other agencies:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ When competent agencies have different opinions and decisions on the modes, measures and extent of handling of violations, the violation-handling agency shall report such to the superior agency for direction.

Article 24.- Simplified procedures applicable to acts of producing or trading in goods bearing counterfeit marks or geographical indications

1. When detecting and having enough evidence on the production of, or trading in, goods bearing counterfeit marks or geographical indications, the violation-handling agency may decide to stop the violation and make a written record thereon without following the order and procedures prescribed in Article 20 of this Decree.

When evidence is sufficient to prove that a violation falls in one of the cases subject to the application of preventive measures to secure administrative sanctioning according to the provisions of Clause 1, Article 215 of the Intellectual Property Law, the violation-handling agency may apply appropriate measures provided for in Clause 2, Article 215 of the Intellectual Property Law.

When necessary and upon requests, the violation-handling agency may apply preventive measures to secure administrative sanctioning according to the provisions of Article 215 of the Intellectual Property Law and Article 25 of this Decree.

2. When the evidence on goods bearing counterfeit marks or geographical indications is unclear, the counterfeit goods-detecting agency shall inspect and verify such evidence or request the police to verify and gather evidence on the violation or ask for industrial property assessment.

3. The coordination in handling of violations and issuance of sanctioning decisions shall comply with the provisions of Article 23 of this Decree.

Article 25.- Application of preventive measures to secure administrative sanctioning

1. The competence to apply preventive measures to secure administrative sanctioning provided for in Clause 2, Article 215 of the Intellectual Property Law is vested to the agencies competent to handle violations defined in Article 18 of this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The order of, and procedures for, the application of preventive measures to secure administrative sanctioning shall comply with the provisions of Chapter V of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

Article 26.- Procedures for sanctioning administrative violations

1. When detecting a violation, the person with sanctioning competence shall immediately order the termination of such violation, clearly explaining regulations on sanctioning of administrative violations in the domain of industrial property and relevant provisions of law on industrial property to the violating organization or individual, requesting the latter to strictly observe the provisions of law.

2. When a violation is subject to a caution, the person with sanctioning competence shall not make a written record thereof but decide on sanctioning right at the place of violation and the caution shall be decided in writing.

Except simple procedures are applied, when a violation is subject to a fine, the person with sanctioning competence shall have to make a written record of the administrative violation according to the provisions of Article 35 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations and create conditions for the violating individual or organization to present their opinions about the violation.

3. A sanctioning decision and its contents must comply with the provisions of Article 56 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

A sanctioning decision must be sent to the sanctioned organization or individual within three days after its signing. When the sanctioning decision covers additional sanctions which require the completion of procedures for establishment, modification, termination or cancellation of validity of relevant protection titles or certificates, it must be sent to the Inspectorate of the Ministry of Science and Technology and the National Office of Intellectual Property for coordination in monitoring and execution.

4. When detecting a violation involving a dispute or complaint about the right holder, the protectability or scope of protection of industrial property rights, the dossier-receiving agency shall request the concerned parties to settle the dispute at the competent agency.

Within 10 days after receiving final conclusions from the agency competent to settle the dispute or complaint, the person with sanctioning competence shall make conclusions on the violation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The confiscation of goods bearing counterfeit marks or geographical indications, raw materials, materials and means used mainly for the production of or trading in, those goods applies in the following cases:

a/ It is necessary to ensure that the evidence are not destroyed, dispersed or altered or to prevent a future violation;

b/ The violating organization or individual has neither capability nor conditions to remove the infringing elements on goods or deliberately reject the request of the person with sanctioning competence regarding the removal of industrial property-infringing elements on goods, modification or addition of signs or indications on goods or means of business;

c/ The goods on market or import or export goods contain right-infringing elements and though the goods’ origin, owners, producers or releasers are unidentified, there is sufficient evidence to determine that those goods are not produced or released to the market by industrial property right holders.

2. Procedures for confiscation of material evidences and means of administrative violation in the domain of industrial property shall comply with the provisions of Article 60 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

Article 28.- Handling of confiscated material evidences and means of administrative violation

1. With regard to goods bearing counterfeit marks or geographical indications, the competent handling agency shall apply one of the following measures:

a/ Confiscation for distribution for non-commercial purposes or putting to use for non-commercial purposes according to the provisions of Article 29 of this Decree.

b/ Confiscation for destruction according to the provisions of Article 30 of this Decree;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



If the removal of infringing elements cannot be applied, the provisions of Points a and b, Clause 1 of this Article shall apply.

2. Raw materials, materials and means functioning or used solely for production of, or trading in, infringing goods or for provision of services in violation shall be considered raw materials, materials and means used mainly for production of, or trading in, infringing goods.

Article 29.- Forcible distribution and use for non-commercial purposes

1. Forcible distribution or putting to use for non-commercial purposes shall apply to infringing goods which fully satisfy the following conditions:

a/ The goods are still usable;

b/ The infringing elements have been removed from the goods;

c/ The distribution and use is for non-commercial purposes with priority given to humanitarian or charity purposes or public interest;

d/ The receivers of goods for use are not potential customers of the right holders.

2. The provisions of Clause 1 of this Article also apply to raw materials, materials and means used mainly for production of, or trading in, infringing goods.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The forcible destruction of infringing goods as well as raw materials, materials and means used mainly for production of, or trading in, those goods applies to cases where exist no conditions to apply the forcible distribution or putting to use for non-commercial purposes of goods as prescribed in Article 29 of this Decree.

Article 31.- Execution of sanctioning decisions

1. Past 10 days after sanctioned organizations or individuals receive sanctioning decisions, if they do not voluntarily execute such decisions, the persons with sanctioning competence shall issue decisions to coerce the execution thereof.

2. The execution and coercive execution of sanctioning decisions as well as the statute of limitations for execution of sanctioning decisions against administrative violations comply with the provisions of Articles 64, 65, 66, 67, 68 and 69 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

Chapter IV

COMPLAINT, DENUNCIATION, AND HANDLING OF VIOLATIONS

Article 32.- Complaints about decisions on sanctioning of administrative violations

Individuals, organizations or their lawful representatives are entitled to complain about decisions on sanctioning of administrative violations in the domain of industrial property, issued by competent persons defined in Article 18 of this Decree. The complaint and complaint settlement procedures comply with the provisions of Articles 118 and 119 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations. Complaints about decisions on sanctioning of administrative violations do not suspend the execution of decisions on sanctioning of administrative violations in the domain of industrial property.

Article 33.- Handling of persons with competence to sanction administrative violations

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 34.- Handling of violations committed by persons administratively sanctioned in the domain of industrial property

If persons administratively sanctioned in the domain of industrial property commit violations while executing sanctioning decisions or other violations, they shall be handled according to the provisions of Article 122 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

Chapter V

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 35.- Transitional provisions

1. This Decree’s provisions on handling of infringement of rights to inventions also apply to infringement of rights to utility solutions protected under the 1995 Civil Code and the Government’s Decree No. 63/CP of October 24, 1996, providing in detail for industrial property, which was amended and supplemented by Decree No. 06/2001/ND-CP of February 1, 2001.

2. This Decree’s provisions on handling of infringement of rights to geographical indications also apply to infringement of appellations of origin of goods protected under the 1995 Civil Code and the Government’s Decree No. 63/CP of October 24, 1996, providing in detail for industrial property, which was amended and supplemented by Decree No. 06/2001/ND-CP of February 1, 2001.

Article 36.- Implementation effect

1. This Decree takes effect 15 days after its publication in “CONG BAO.”

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Violations which have been recorded in writing as administrative violations before the promulgation of this Decree shall be sanctioned according to the provisions of Decree No. 12/1999/ND-CP.

b/ Violations which have been recorded in writing as administrative violations after the promulgation but before the effective date of this Decree shall be sanctioned according to Decree No. 12/1999/ND-CP, if the fine levels applicable to such violations are higher than those prescribed in Decree No. 12/1999/ND-CP.

3. This Decree replaces the provisions on counterfeit goods related to trademarks, industrial designs or appellations of origin of goods at Points 2.4 and 4.1, Part III of Joint Circular No. 10/2000/TTLT-BTM-BTC-BCA-BKHCNMT of April 27, 2000, of the Ministry of Trade, the Ministry of Finance, the Ministry of Public Security and the Ministry of Science and Technology, guiding the implementation of the Prime Minister’s Directive No. 31/1999/CT-TTg of October 27, 1999, on the fight against production of, and trading in, counterfeit goods.

Article 37.- Responsibilities for implementation

1. The Minister of Science and Technology, the Minister of Trade, the Minister of Public Security and the Minister of Finance shall, within the ambit of their management functions, detail, guide, organize and inspect the implementation of this Decree.

2. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and presidents of provincial/municipal People’s Committees shall implement this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Decree of Government No.106/2006/ND-CP of September 22, 2006 providing for sanctioning of administrative violations in the domain of industrial property

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.765

DMCA.com Protection Status
IP: 3.138.178.162
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!