Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng quy định của bộ luật dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Số hiệu: 03/2006/NQ-HĐTP Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao Người ký: Nguyễn Văn Hiện
Ngày ban hành: 08/07/2006 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

******
 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
*********

 

Số: 03/2006/NQ-HĐTP

 Hà Nội, ngày 08 tháng 7 năm 2006

 

NGHỊ QUYẾT

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2005 VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG

HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

Căn cứ vào Luật Tổ chức Tòa án nhân dân;
Căn cứ vào Nghị quyết số 45/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 của Quốc hội "Về việc thi hành Bộ luật dân sự";
Để áp dụng đúng và thống nhất quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 trong việc giải quyết các tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng;
Sau khi có ý kiến thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Tư pháp;

QUYẾT NGHỊ:

I. VỀ NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Theo quy định tại Điều 604 Bộ luật dân sự năm 2005 (sau đây gọi tắt là BLDS), về nguyên tắc chung thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ phát sinh khi có đầy đủ các yếu tố sau đây:

1.1. Phải có thiệt hại xảy ra.

Thiệt hại bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại do tổn thất về tinh thần.

a) Thiệt hại về vật chất bao gồm: thiệt hại do tài sản bị xâm phạm quy định tại Điều 608 BLDS; thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm quy định tại khoản 1 Điều 609 BLDS; thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm quy định tại khoản 1 Điều 610 BLDS; thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm quy định tại khoản 1 Điều 611 BLDS.

b) Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của cá nhân được hiểu là do sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm mà người bị thiệt hại hoặc do tính mạng bị xâm phạm mà người thân thích gần gũi nhất của nạn nhân phải chịu đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm, bị giảm sút hoặc mấy uy tín, bị bạn bè xa lánh do bị hiểu nhầm.. và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà họ phải chịu.

Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của pháp nhân và các chủ thể khác không phải là pháp nhân (gọi chung là tổ chức) được hiểu là do danh dự, uy tín bị xâm phạm, tổ chức đó bị giảm sút hoặc mất đi sự tín nhiệm, lòng tin… vì bị hiểu nhầm và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà tổ chức phải chịu.

1.2. Phải có hành vi trái pháp luật.

Hành vi trái pháp luật là những xử sự cụ thể của con người được thể hiện thông qua hành động hoặc không hành động trái với các quy định của pháp luật.

1.3. Phải có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật. Thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật và ngược lại hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại.

1.4. Phải có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý của người gây thiệt hại.

a) Cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc không mong muốn, nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra.

b) Vô ý gây thiệt hại là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.

Cần chú ý là đối với trường hợp pháp luật có quy định việc bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, thì trách nhiệm bồi thường của người gây thiệt hại trong trường hợp này được thực hiện theo quy định của văn bản quy phạm pháp luật đó.

2. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại

2.1. Khi giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, cần phải thực hiện đúng nguyên tắc bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 605 BLDS. Cần phải tôn trọng thỏa thuận của các bên về mức bồi thường, hình thức bồi thường và phương thức bồi thường, nếu thỏa thuận đó không trái pháp luật, đạo đức xã hội.

2.2. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được thì khi giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cần chú ý:

a) Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ, có nghĩa là khi có yêu cầu giải quyết bồi thường thiệt hại do tài sản, sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm phải căn cứ vào các điều luật tương ứng của BLDS quy định trong trường hợp cụ thể đó thiệt hại bao gồm những khoản nào và thiệt hại đã xảy ra là bao nhiêu, mức độ lỗi của các bên để buộc người gây thiệt hại phải bồi thường các khoản thiệt hại tương xứng đó.

b) Để thiệt hại có thể được bồi thường kịp thời, Tòa án phải giải quyết nhanh chóng yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại trong thời hạn luật định. Trong trường hợp cần thiết có thể áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật tố tụng để giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự.

c) Người gây thiệt hại chỉ có thể được giảm mức bồi thường khi có đủ hai điều kiện sau đây:

- Do lỗi vô ý mà gây thiệt hại;

- Thiệt hại xảy ra quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của người gây thiệt hại, có nghĩa là thiệt hại xảy ra mà họ có trách nhiệm bồi thường so với hoàn cảnh kinh tế trước mắt của họ cũng như về lâu dài họ không thể có khả năng bồi thường được toàn bộ hoặc phần lớn thiệt hại đó.

d) Mức bồi thường thiệt hại không còn phù hợp với thực tế, có nghĩa là do có sự thay đổi về tình hình kinh tế, xã hội, sự biến động về giá cả mà mức bồi thường đang được thực hiện không còn phù hợp trong điều kiện đó hoặc do có sự thay đổi về tình trạng thương tật, khả năng lao động của người bị thiệt hại cho nên mức bồi thường thiệt hại không còn phù hợp với sự thay đổi đó hoặc do có sự thay đổi về khả năng kinh tế của người gây thiệt hại…

3. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại

3.1. Khi thực hiện quy định tại Điều 606 BLDS về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, cần phải chú ý xác định đúng tư cách đương sự trong từng trường hợp; cụ thể như sau:

- Trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 606 BLDS thì người gây thiệt hại là bị đơn dân sự, trừ khi họ mất năng lực hành vi dân sự;

- Trong trường hợp quy định tại đoạn 1 khoản 2 Điều 606 BLDS thì cha, mẹ của người gây thiệt hại là bị đơn dân sự;

- Trong trường hợp quy định tại đoạn 2 khoản 2 Điều 606 BLDS thì người gây thiệt hại là bị đơn dân sự và cha, mẹ của người gây thiệt hại là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

- Trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 606 BLDS thì cá nhân, tổ chức giám hộ là bị đơn dân sự.

3.2. Việc quyết định về bồi thường (lấy tài sản để bồi thường) phải cụ thể và theo đúng quy định tại Điều 606 BLDS.

4. Chi phí hợp lý

Các khoản chi phí hợp lý quy định tại các điểm a và c khoản 1 Điều 609, các điểm b và c khoản 1 Điều 610 và điểm a khoản 1 Điều 611 BLDS là chi phí thực tế cần thiết, phù hợp với tính chất, mức độ của thiệt hại, phù hợp với gá trung bình ở từng địa phương tại thời điểm chi phí.

5. Nghĩa vụ chứng minh của các đương sự

a) Người bị thiệt hại yêu cầu bồi thường thiệt hại phải nêu rõ từng khoản thiệt hại thực tế đã xảy ra, mức yêu cầu bồi thường và phải có chứng từ hoặc giấy biên nhận hợp lệ về các khoản chi phí hợp lý, về thu nhập của người bị thiệt hại.

b) Người gây thiệt hại yêu cầu giảm mức bồi thường thiệt hại phải có tài liệu, chứng cứ về khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình không đủ để bồi thường toàn bộ hoặc phần lớn thiệt hại đã xảy ra.

c) Người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại yêu cầu thay đổi mức bồi thường thiệt hại phải có đơn xin thay đổi mức bồi thường thiệt hại. Kèm theo đơn là các tài liệu, chứng cứ làm căn cứ cho việc xin thay đổi mức bồi thường thiệt hại.

d) Việc chứng minh không có lỗi thuộc nghĩa vụ của người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

6. Về thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại

Việc xác định thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại được thực hiện như sau:

a) Đối với những trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh kể từ ngày 01-01-2005 (ngày Bộ luật tố tụng dân sự có hiệu lực), thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm.

b) Đối với những trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh trước ngày 01-01-2005, thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là hai năm, kể từ ngày 01-01-2005.

II. XÁC ĐỊNH THIỆT HẠI

1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm

Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm được bồi thường bao gồm:

1.1. Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại bao gồm: Tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế; tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp X-quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu, vật lý trị liệu... theo chỉ định của bác sỹ; tiền viện phí; tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm, tiền bồi dưỡng phục hồi sức khỏe cho người bị thiệt hại theo chỉ định của bác sỹ; các chi phí thực tế, cần thiết khác cho người bị thiệt hại (nếu có) và các chi phí cho việc lắp chân giả, tay giả, mắt giả, mua xe lăn, xe đẩy, nạng chống và khắc phục thẩm mỹ… để hỗ trợ hoặc thay thế một phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại (nếu có).

1.2. Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại. Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm người bị thiệt hại có thu nhập thực tế, nhưng do sức khỏe bị xâm phạm họ phải đi điều trị và do đó khoản thu nhập thực tế của họ bị mất hoặc bị giảm sút, thì họ được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút đó.

a) Thu nhập thực tế của người bị thiệt hại được xác định như sau:

- Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại có thu nhập ổn định từ tiền lương trong biên chế, tiền công từ hợp đồng lao động, thì căn cứ vào mức lương, tiền công của tháng liền kề trước khi người bị xâm phạm sức khỏe nhân với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại.

- Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại có làm việc và hàng tháng có thu nhập thực tế nhưng mức thu nhập của các tháng khác nhau, thì lấy mức thu nhập trung bình của 6 tháng liền kề (nếu chưa đủ 6 tháng thì của tất cả các tháng) trước khi sức khỏe bị xâm phạm nhân với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại.

- Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại có thu nhập thực tế, nhưng không ổn định và không thể xác định được, thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại nhân với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại.

- Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại chưa làm việc và chưa có thu nhập thực tế thì không được bồi thường theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 609 BLDS.

b) Xác định thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại được thực hiện như sau:

Bước một: Xác định thu nhập thực tế của người bị thiệt hại trong thời gian điều trị có hay không. Nếu có thì tổng hợp số thu nhập là bao nhiêu.

Bước hai: Lấy tổng số thu nhập thực tế mà người bị thiệt hại có được trong thời gian điều trị so sánh với thu nhập thực tế tương ứng được xác định theo hướng dẫn tại điểm a tiểu mục 1.2 này. Nếu không có khoản thu nhập thực tế nào của người bị thiệt hại trong thời gian điều trị thì thu nhập thực tế của người bị thiệt hại bị mất; nếu thấp hơn thì khoản chênh lệch đó là thu nhập thực tế của người bị thiệt hại bị giảm sút; nếu bằng thì thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không bị mất.

Ví dụ 1: A làm nghề sửa xe máy tự do. Thu nhập thực tế của A trước khi sức khỏe bị xâm phạm là ổn định, trung bình mỗi tháng là một triệu đồng. Do sức khỏe bị xâm phạm, A phải điều trị nên không có khoản thu nhập nào. Trong trường hợp này thu nhập thực tế của A bị mất.

Ví dụ 2: B làm công cho một công ty trách nhiệm hữu hạn. Thu nhập thực tế của B trước khi sức khỏe bị xâm phạm là ổn định, trung bình mỗi tháng là 600 ngàn đồng. Do sức khỏe bị xâm phạm, B phải điều trị và trong thời gian điều trị công ty trả cho B 50% tiền lương là 300 ngàn đồng. Trong trường hợp này thu nhập thực tế của B mỗi tháng bị giảm sút 300 ngàn đồng.

Ví dụ 3: C là công chức có thu nhập hàng tháng ổn định 500 ngàn đồng. Do sức khỏe bị xâm phạm, C phải điều trị và trong thời gian điều trị cơ quan vẫn trả đủ các khoản thu nhập cho C. Trong trường hợp này thu nhập thực tế của C không bị mất.

1.3. Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị.

a) Chi phí hợp lý cho người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị bao gồm: tiền tàu, xe đi lại, tiền thuê nhà trọ theo giá trung bình ở địa phương nơi thực hiện việc chi phí (nếu có) cho một trong những người chăm sóc cho người bị thiệt hại trong thời gian điều trị do cần thiết hoặc theo yêu cầu của cơ sở y tế.

b) Thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị được xác định như sau:

- Nếu người chăm sóc người bị thiệt hại có thu nhập thực tế ổn định từ tiền lương trong biên chế, tiền công từ hợp đồng lao động thì căn cứ vào mức lương, tiền công của tháng liền kề trước khi người đó phải đi chăm sóc người bị thiệt hại nhân với thời gian chăm sóc để xác định khoản thu nhập thực tế bị mất.

- Nếu người chăm sóc người bị thiệt hại có làm việc và hàng tháng có thu nhập ổn định, nhưng có mức thu nhập khác nhau thì lấy mức thu nhập trung bình của 6 tháng liền kề (nếu chưa đủ 6 tháng thì của tất cả các tháng) trước khi người đó phải đi chăm sóc người bị thiệt hại nhân với thời gian chăm sóc để xác định khoản thu nhập thực tế bị mất.

- Nếu người chăm sóc người bị thiệt hại không có việc làm hoặc có tháng làm việc, có tháng không và do đó không có thu nhập ổn định thì được hưởng tiền công chăm sóc bằng tiền công trung bình trả cho người chăm sóc người tàn tật tại địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú.

- Nếu trong thời gian chăm sóc người bị thiệt hại, người chăm sóc vẫn được cơ quan, người sử dụng lao động trả lương, trả tiền công lao động theo quy định của pháp luật lao động, bảo hiểm xã hội thì họ không bị mất thu nhập thực tế và do đó không được bồi thường.

1.4. Trong trường hợp sau khi điều trị, người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc (người bị thiệt hại không còn khả năng lao động do bị liệt cột sống, mù hai mắt, liệt hai chi, bị tâm thần nặng và các trường hợp khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định bị suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ 81% trở lên) thì phải bồi thường chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.

a) Chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại bao gồm: chi phí hợp lý hàng tháng cho việc nuôi dưỡng, điều trị người bị thiệt hại và chi phí hợp lý cho người thường xuyên chăm sóc người bị thiệt hại.

b) Chi phí hợp lý cho người thường xuyên chăm sóc người bị thiệt hại được tính bằng mức tiền công trung bình trả cho người chăm sóc người tàn tật tại địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú. Về nguyên tắc, chỉ tính bồi thường thiệt hại cho một người chăm sóc người bị thiệt hại do mất khả năng lao động.

1.5. Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khỏe bị xâm phạm.

a) Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khỏe bị xâm phạm được bồi thường cho chính người bị thiệt hại.

b) Trong mọi trường hợp, khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại được bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần. Cần căn cứ vào hướng dẫn tại điểm b tiểu mục 1.1 mục 1 Phần I Nghị quyết này để xác định mức độ tổn thất về tinh thần của người bị thiệt hại. Việc xác định mức độ tổn thất về tinh thần cần căn cứ vào sự ảnh hưởng đến nghề nghiệp, thẩm mỹ, giao tiếp xã hội, sinh hoạt gia đình và cá nhân…

c) Mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại trước hết do các bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được, thì mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại phải căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, nhưng tối đa không quá 30 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường.

2. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm

2.1. Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết bao gồm: các chi phí được hướng dẫn tại các tiểu mục 1.1, 1.4 và thu nhập thực tế bị mất của người bị thiệt hại trong thời gian điều trị được hướng dẫn tại tiểu mục 1.2 mục 1 Phần II này.

2.2. Chi phí hợp lý cho việc mai táng bao gồm: các khoản tiền mua quan tài, các vật dụng cần thiết cho việc khâm liệm, khăn tang, hương, nến, hoa, thuê xe tang và các khoản chi khác phục vụ cho việc chôn cất hoặc hỏa táng nạn nhân theo thông lệ chung. Không chấp nhận yêu cầu bồi thường chi phí cúng tế, lễ bái, ăn uống, xây mộ, bốc mộ...

2.3. Khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng trước khi chết.

a) Chỉ xem xét khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng, nếu trước khi tính mạng bị xâm phạm người bị thiệt hại thực tế đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Những người đang được người bị thiệt hại cấp dưỡng được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng, tương ứng đó. Đối với những người mà người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng nhưng sau khi người bị thiệt hại bị xâm phạm tính mạng, thì những người này được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng hợp lý phù hợp với thu nhập và khả năng thực tế của người phải bồi thường, nhu cầu thiết yếu của người được bồi thường.

Thời điểm cấp dưỡng được xác định kể từ thời điểm tính mạng bị xâm phạm.

b) Đối tượng được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng.

- Vợ hoặc chồng không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và được chồng hoặc vợ là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng;

- Con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà cha, mẹ là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng;

- Cha, mẹ là người không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà con là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;

- Vợ hoặc chồng sau khi ly hôn đang được bên kia (chồng hoặc vợ trước khi ly hôn) là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;

- Con chưa thành niên hoặc con đã thành niên không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi dưỡng là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;

- Em chưa thành niên không có tài sản để tự nuôi mình hoặc em đã thành niên không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có khả năng lao động không có tài sản để cấp dưỡng cho con được anh, chị đã thành niên không sống chung với em là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;

- Anh, chị không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà em đã thành niên không sống chung với anh, chị là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;

- Cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không còn người khác cấp dưỡng mà ông bà nội, ông bà ngoại không sống chung với cháu là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;

- Ông bà nội, ông bà ngoại không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không có người khác cấp dưỡng mà cháu đã thành niên không sống chung với ông bà nội, ông bà ngoại là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.

2.4. Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do tính mạng bị xâm phạm.

a) Người được nhận khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần trong trường hợp này là những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người bị thiệt hại.

b) Trường hợp không có những người được hướng dẫn tại điểm a tiểu mục 2.4 mục 2 này, thì người được nhận khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần là người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng và người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại.

c) Trong mọi trường hợp, khi tính mạng bị xâm phạm, những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất hoặc người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng và người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại (sau đây gọi chung là người thân thích) của người bị thiệt hại được bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần. Cần căn cứ vào hướng dẫn tại điểm b tiểu mục 1.1 mục 1 Phần I Nghị quyết này để xác định mức độ tổn thất về tinh thần của những người thân thích của người bị thiệt hại. Việc xác định mức độ tổn thất về tinh thần phải căn cứ vào địa vị của người bị thiệt hại trong gia đình, mối quan hệ trong cuộc sống giữa người bị thiệt hại và những người thân thích của người bị thiệt hại...

d) Mức bồi thường chung khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần trước hết do các bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho tất cả những người thân thích của người bị thiệt hại phải căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, số lượng người thân thích của họ, nhưng tối đa không quá 60 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường.

3. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm

Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm gồm có thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm; thiệt hại do danh dự, uy tín của tổ chức bị xâm phạm.

3.1. Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại bao gồm: chi phí cần thiết cho việc thu hồi ấn phẩm có nội dung xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người bị thiệt hại; chi phí cho việc thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm; tiền tàu, xe đi lại, thuê nhà trọ (nếu có) theo giá trung bình ở địa phương nơi thực hiện việc chi phí để yêu cầu cơ quan chức năng xác minh sự việc, cải chính trên các phương tiện thông tin đại chúng; chi phí tổ chức xin lỗi, cải chính công khai tại nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người bị thiệt hại và các chi phí thực tế, cần thiết khác để hạn chế, khắc phục thiệt hại (nếu có).

3.2. Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.

a) Nếu trước khi danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm, người bị xâm phạm có thu nhập thực tế, nhưng do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm người bị xâm phạm phải thực hiện những công việc để hạn chế, khắc phục thiệt hại, nên khoản thu nhập thực tế của họ bị mất hoặc bị giảm sút, thì họ được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút đó.

b) Việc xác định thu nhập thực tế của người bị xâm phạm và việc xác định thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị xâm phạm được thực hiện theo hướng dẫn tại tiểu mục 1.2 mục 1 Phần II này.

3.3. Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm.

a) Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm được bồi thường cho chính người bị xâm phạm.

b) Trong mọi trường hợp khi danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm, người bị xâm phạm được bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần. Cần căn cứ vào hướng dẫn tại điểm b tiểu mục 1.1 mục 1 Phần I Nghị quyết này để xác định mức độ tổn thất về tinh thần của người bị xâm hại. Việc xác định mức độ tổn thất về tinh thần phải căn cứ vào hình thức xâm phạm (bằng lời nói hay đăng trên báo viết hay báo hình…), hành vi xâm phạm, mức độ lan truyền thông tin xúc phạm…

c) Mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị xâm phạm trước hết do các bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được, thì mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần phải căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, nhưng tối đa không quá 10 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường".

4. Thời gian hưởng bồi thường thiệt hại do sức khỏe, tính mạng bị xâm phạm (Điều 612 BLDS)

a) Trong trường hợp người bị thiệt hại mất hoàn toàn khả năng lao động, thì người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền bồi thường được hướng dẫn tại điểm a tiểu mục 1.4 mục 1 Phần II này cho đến khi chết.

b) Đối với việc cấp dưỡng được hướng dẫn tại tiểu mục 2.3 mục 2 Phần II này chấm dứt khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 61 Luật Hôn nhân và gia đình.

III. BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ GÂY RA (ĐIỀU 623 BLDS)

1. Xác định nguồn nguy hiểm cao độ

a) Khi có phương tiện giao thông, công trình, vật chất hoặc loại thú nào đó gây ra thiệt hại, để có căn cứ áp dụng các khoản 2, 3 và 4 Điều 623 BLDS xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì phải xác định nguồn gây ra thiệt hại có phải là nguồn nguy hiểm cao độ hay không.

b) Để xác định nguồn nguy hiểm cao độ cần phải căn cứ vào khoản 1 Điều 623 BLDS và văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan hoặc quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về lĩnh vực cụ thể đó. Ví dụ: Để xác định phương tiện giao thông cơ giới đường bộ thì phải căn cứ vào Luật Giao thông đường bộ. Theo quy định tại điểm 13 Điều 3 Luật giao thông đường bộ thì phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gồm xe ô tô, máy kéo, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe tương tự, kể cả xe cơ giới dùng cho người tàn tật.

2. Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

a) Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Chủ sở hữu đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm là đang thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, quản lý nguồn nguy hiểm cao độ nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội; khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ nguồn nguy hiểm cao độ.

b) Người được chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, trừ trường hợp giữa chủ sở hữu và người được giao chiếm hữu, sử dụng có thỏa thuận khác không trái pháp luật, đạo đức xã hội hoặc không nhằm trốn tránh việc bồi thường.

Ví dụ: Các thỏa thuận sau đây là không trái pháp luật, đạo đức xã hội hoặc không nhằm trốn tránh việc bồi thường:

- Thỏa thuận cùng nhau liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại;

- Thỏa thuận chủ sở hữu bồi thường thiệt hại trước, sau đó người được giao chiếm hữu, sử dụng sẽ hoàn trả cho chủ sở hữu khoản tiền đã bồi thường;

- Ai có điều kiện về kinh tế hơn thì người đó thực hiện việc bồi thường thiệt hại trước.

Trong trường hợp chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ không theo đúng quy định của pháp luật mà gây thiệt hại, thì chủ sỡ hữu phải bồi thường thiệt hại.

Ví dụ: Chủ sở hữu biết người đó không có bằng lái xe ô tô, nhưng vẫn giao quyền chiếm hữu, sử dụng cho họ mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại.

c) Về nguyên tắc chung chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây:

- Thiệt hại xảy ra là hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại.

Ví dụ: Xe ô tô đang tham gia giao thông theo đúng quy định của pháp luật, thì bất ngờ có người lao vào xe để tự tử và hậu quả là người này bị thương nặng hoặc bị chết. Trong trường hợp này chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp xe ô tô đó không phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ (xe ô tô) gây ra.

- Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Cần chú ý là trong trường hợp pháp luật có quy định khác về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại được thực hiện theo quy định của văn bản quy phạm pháp luật đó.

d) Người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, nếu chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp không có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật (đã tuân thủ các quy định về bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật).

Nếu chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật (không tuân thủ hoặc tuân thủ không đầy đủ các quy định về bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo quy định của pháp luật) thì phải liên đới cùng với người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.

đ) Nếu chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ đã giao nguồn nguy hiểm cao độ cho người khác mà gây thiệt hại thì phải xác định trong trường hợp cụ thể đó người được giao nguồn nguy hiểm cao độ có phải là người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ hay không để xác định ai có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Ví dụ: A là chủ sở hữu xe ô tô đã giao xe ô tô đó cho B. B lái xe ô tô tham gia giao thông đã gây tai nạn và gây thiệt hại thì cần phải phân biệt:

- Nếu B chỉ được A thuê lái xe ô tô và được trả tiền công, có nghĩa B không phải là người chiếm hữu, sử dụng xe ô tô đó mà A vẫn chiếm hữu, sử dụng; do đó, A phải bồi thường thiệt hại.

- Nếu B được A giao xe ô tô thông qua hợp đồng thuê tài sản, có nghĩa A không còn chiếm hữu, sử dụng xe ô tô đó mà B là người chiếm hữu, sử dụng hợp pháp; do đó, B phải bồi thường thiệt hại. Nếu trong trường hợp này được sự đồng ý của A, B giao xe ô tô cho C thông qua hợp đồng cho thuê lại tài sản, thì C là người chiếm hữu, sử dụng hợp pháp xe ô tô đó; do đó, C phải bồi thường thiệt hại.

IV. HIỆU LỰC THI HÀNH CỦA NGHỊ QUYẾT

1. Nghị quyết này đã được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 08 tháng 7 năm 2006 và có hiệu lực thi hành sau mười lăm ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Nghị quyết này thay thế Nghị quyết số 01/2004/NQ-HĐTP ngày 28-4-2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

2. Đối với những trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng mà có văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể về bồi thường, thì việc giải quyết được thực hiện theo quy định của văn bản quy phạm pháp luật đó.

3. Đối với những trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh trước ngày 01-01-2006 (ngày Bộ luật dân sự năm 2005 có hiệu lực), thì áp dụng quy định của Bộ luật dân sự năm 1995, các văn bản pháp luật hướng dẫn áp dụng Bộ luật dân sự năm 1995 và hướng dẫn của Nghị quyết số 01/2004/NQ-HĐTP ngày 28-4-2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao giải quyết.

4. Đối với các bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật trước ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành mà trong đó có quyết định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được hướng dẫn trong Nghị quyết này, thì không áp dụng Nghị quyết này để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm, trừ trường hợp việc kháng nghị bản án, quyết định có căn cứ khác.

 

Nơi nhận:
- Ủy ban thường vụ Quốc hội             
- Ủy ban pháp luật của Quốc hội;
- Ban Nội chính TW;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ 2 bản (để đăng Công báo);
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Bộ Tư pháp;

- Các TAND tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các TAND huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh;
- Các thẩm phán và các đơn vị TANDTC;
- Lưu VP, Viện KHXX (TANDTC).

TM. HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN
CHÁNH ÁN




Nguyễn Văn Hiện

 

THE JUDGES' COUNCIL OF THE SUPREME PEOPLE'S COURT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No: 03/2006/NQ-HDTP

Hanoi, July 08, 2006

 

RESOLUTION

GUIDING THE APPLICATION OF A NUMBER OF PROVISIONS OF THE 2005 CIVIL CODE ON EXTRA-CONTRACTUAL DAMAGE COMPENSATION

THE JUDGES' COUNCIL OF THE SUPREME PEOPLES COURT

Pursuant to the Law on Organization of the People's Courts;
Pursuant to the National Assembly's Resolution No. 45/2005/QH11 of June 14, 2005 on "the Implementation of the Civil Code";
In order to apply in a correct and uniform manner the provisions of the 2005 Civil Code to the settlement of disputes over extra-contractual damage compensation;
After obtaining the agreements of the Chairman of the Supreme People's Procuracy and the Justice Minister;

RESOLVES:

I. GENERAL PROVISIONS

1. Liability to compensate for damage

According to the provisions of Article 604 of the 2005 Civil Code on the general principles, the liability to compensate for extra-contractual damage shall arise only when all the following elements appear:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Damage includes material and spiritual damage.

a/ Material damage covers damage caused by infringement upon property as provided for in Article 608 of the Civil Code; damage caused by infringement upon health as provided for in Clause 1, Article 609 of the Civil Code; damage caused by infringement upon life as provided for in Clause 1, Article 610 of the Civil Code; damage caused by infringement upon honor, dignity, prestige as provided for in Clause 1, Article 611 of the Civil Code.

b/ Spiritual damage of individuals shall be understood as damage caused by infringement upon health, honor, dignity and/or prestige of victims or by infringement upon life, for which the next of kin of the victims have to suffer pain, agony, sentimental loss, prestige decline or loss, distance from friends due to misunderstanding' and for which a sum of money shall be compensated to make up for the loss they have suffered.

Damage caused by mental sufferings to legal persons and subjects other than legal persons (referred collectively to as organizations) shall be understood as damage caused by infringement upon honor and/or prestige, which leads to the decrease or loss of trust, confidence in such organizations due to misunderstanding and for which a sum of money shall be compensated to make up for the losses such organizations have to suffered.

1.2. There must be illegal acts committed.

Illegal acts means specific human behaviors expressed through action or non-action contrary to the provisions of law.

1.3. There must be the cause-effect relations between damage caused and illegal acts. The damage caused must be the indispensable results of the illegal acts and vice versa the illegal acts are the cause of the damage.

1.4. There must be intentional or unintentional faults of the damage causers.

a/ Intentionally causing damage means the case where a person is fully aware that his/her act will cause damage to another person but still commits it and wishes or does not wish but let the damage happen.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



It should be noted that for cases where the law requires compensation for damage even when the damage causers are not at fault, the damage causers' liability to compensate for damage shall comply with the provisions of such legal documents.

2. Principles for damage compensation

2.1. Upon settling disputes over compensation for extra-contractual damage, the principles for damage compensation provided for in Article 605 of the Civil Code should be strictly observed. The agreements reached between the parties on the compensation levels, forms and modes should be respected if such agreements do not run counter to law and social ethics.

2.2. In cases where the parties cannot reach any agreement, when setting disputes over compensation for extra-contractual damage, attention should be paid to the following:

a/ Damage must be fully compensated for, meaning that when there is a claim for compensation for damage caused by infringement upon property, health, life, honor, dignity and/or prestige, it should be based on the relevant provisions of the Civil Code in such specific cases that the damage covers which items and the levels of damage caused, the extent of fault of the parties in order to compel the damage causers to compensate for such corresponding damage amounts.

b/ In order to have damage compensated in time, the court shall quickly handle the claims for damage compensation within the time limit prescribed by law. In case of necessity, one or a number of provisional emergency measures can be applied under the provisions of the procedural law in order to settle urgent claims of the involved parties.

c/ The damage causers can enjoy lower compensation levels only when they fully meet the two following conditions:

The damage is caused due to their unintentional faults;

The caused damage is too great for their immediate and long-term economic capabilities, which means the caused damage for which they have to compensate but cannot pay full or large compensation for such damage due to their immediate and long-term economic circumstances.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Liability capacity to compensate for damage

3.1. When implementing the provisions of Article 606 of the Civil Code on liability capacity to compensate for damage, attention should be paid to correctly determining the capacity of the involved parties in each case, concretely as follows:

- For the case specified in Clause 1, Article 606 of the Civil Code, the damage causers are civil respondents unless they have lost their civil act capacity;

- For the case specified in Paragraph 1, Clause 2, Article 606 of the Civil Code, the fathers, mothers of the damage causers are civil respondents;

- For the case specified in Paragraph 2, Clause 2, Article 606 of the Civil Code, the damage causers are civil respondents and their fathers, mothers are persons with related interests and obligations;

- For the case specified in Clause 3, Article 606 of the Civil Code, their guardians being organizations or individuals are civil respondents.

3.2. The decision on compensation (with property) must be specific and compliant with the provisions of Article 606 of the Civil Code.

4. Reasonable expenses

Reasonable expenses specified at Points a and c, Clause 1, Article 609, Points b and c, Clause 1 of Article 610, and Point a, Clause 1 of Article 611 of the Civil Code mean necessary actual expenses suitable to the nature and extent of damage, and the average prices in each locality at the time of paying the expenses.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ The victims claiming damage compensation shall clearly state every actual damage caused, the compensation level demanded and produce valid vouchers or receipts on reasonable expenses and their incomes.

b/ The damage causers requesting reduction of damages shall produce documents and vouchers showing that their immediate and long-term economic capabilities are not enough for full or large compensations for the damage caused.

c/ The victims or damage causers requesting change of compensation level must file their applications therefor. Enclosed with the applications are documents and evidences serving as bases for the application for change of compensation levels.

d/ The testimony for being not at fault falls under the obligation of the persons responsible for damage compensation.

6. On the statute of limitations for initiating lawsuits to claim damage compensation

The statute of limitations for initiating lawsuits to claim damage compensation shall be determinal as follows:

a/ For cases of extra-contractual damage compensation, which have arisen as from January 1, 2005 (the date the Civil Procedure Code took effect), the statute of limitations for initiating lawsuits to claim damage compensation shall be two years counting from the date the legitimate rights and interests of individuals, legal persons or other subjects are infringed upon.

b/ For cases of extra-contractual damage compensation, which had arisen before January 1, 2005, the statute of limitations for initiating lawsuits to claim damage compensation shall be two years counting from January 1, 2005.

II. DETERMINATION OF DAMAGE

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Damage caused by infringement upon health shall cover:

1.1. Reasonable expenses for treatment, nursing and the rehabilitation of health and/or lost or impaired functions of the victims, including money paid for rental of vehicles to carry the victims for emergency treatment at medical establishments; medicines and purchased medical instruments, costs of X-ray, scanner, ultrasonic checks, tests, surgery, blood transfusion, physio-therapy' under doctor prescriptions; hospital charges; money paid for the purchase of tonic medicines, protein fluid transfusion, for rehabilitation of health of the victims under doctor prescriptions; other actual and necessary expenses for the victims (if any) and expenses for artificial legs, arms, spurious eyes, wheelchairs, crutches and aesthetic rehabilitation' to support or replace the impaired or lost body functions of the victims (if any).

1.2. The lost or reduction of the victims' actual incomes. If before their health is infringed upon, the victims have actual incomes but later due to infringement upon their health, they are hospitalized and their actual incomes are lost or reduced, they shall be compensated for such actual lost or reduced income amounts.

a/ The victims' actual incomes shall be determined as follows:

- If before their health is infringed upon, the victims have stable incomes from payroll salaries or contractual remunerations, their actual incomes shall be determined, based on the salary or remuneration amount of the preceeding month before their health is infringed upon multiplied by the hospitalization duration.

- If before their health is infringed upon, the victims work and earn actual monthly incomes which vary from month to month, their actual incomes shall be determined by multiplying the average incomes of six consecutive months (or all the months if it is under full six months) before their health is infringed upon by the hospitalization duration.

- If before their health is infringed upon, the victims' actual incomes are not stable and cannot be determined, their actual incomes shall be determined by multiplying the average incomes of laborers of the same kind by the hospitalization duration.

- If before their health is infringed upon, the victims do not work and have no actual incomes, they shall not be compensated as provided for at Point b, Clause 1, Article 609 of the Civil Code.

b/ Victims' lost or reduced actual incomes shall be determined as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Step two: Comparing the victims' actual incomes in the hospitalization duration with the corresponding actual incomes determined under the guidance at Point a of this Item 1.2. If they do not have any actual incomes in the hospitalization duration, their actual incomes are lost; if it is lower, the differences shall be their reduced actual incomes; if it is equal, the victims' actual incomes are not lost.

Example 1: A has worked as a self-employed motorbike repairer. His actual income before his health is infringed upon is stable with an average of one VND million per month. Due to the infringement upon his health, he has to be hospitalized, thus having no income. In this case, A's actual income is lost.

Example 2: B has worked for a limited liability company. His actual income before his health is infringed upon is stable with an average of VND 600,000 per month. Due to the infringement upon his health, B has to be hospitalized and during the time of treatment, he is paid 50% of his salary, with VND 300,000 per month. In this case, B's actual income is reduced by VND 300,000 per month.

Example 3: C is a public servant having a stable monthly income of VND 500,000. Due to infringement upon his health, C has to be hospitalized and during the time of treatment, he is fully paid by his agency. In this case, C's actual income is not lost.

1.3. Reasonable expenses and lost actual incomes of the persons who take care of the victims during the time of treatment

a/ Reasonable expenses for the persons who take care of the victims during the time of treatment shall cover travel fares, house rents at average local prices for one of the persons taking care of the victims during the time of treatment as necessary or at the request of the medical establishments.

b/ Lost actual incomes of the persons taking care of the victims during the time of treatment shall be determined as follows:

- If the persons taking care of the victims have stable actual incomes from payroll salaries or contractual remunerations, their lost actual incomes shall be determined by multiplying their salary or remuneration of the preceeding month before such persons have to go for taking care of the victims by the duration of taking care of the victims.

- If the persons taking care of the victims work and earn stable monthly incomes which, however, vary from month to month, their lost actual incomes shall be determined by multiplying the average incomes of six consecutive months (or all the months if it is less than six months) before such persons have to go taking care of the victims by the duration of taking care of the victims.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- If in the duration of taking care of the victims, the persons taking care of the victims are still paid with salaries, remunerations and social insurance under the labor law by their agencies or employers, their actual incomes are not lost, and hence they shall not be compensated.

1.4. Where after the treatment, the victims lose their working capacity and need regular caretakers (due to myeloplegia, total blindness, paraplegia, serious mental illness and other cases of permanent working capacity reduction of 81% or more as provided for by competent state bodies, compensation for reasonable expenses for taking care of the victims must be paid.

a/ Reasonable expenses for taking care of the victims cover monthly expenses for nurturing and treatment of the victims and expenses for regular caretakers of the victims.

b/ Reasonable expenses for regular caretakers of the victims shall be calculated as equal to the average remunerations paid to regular caretakers of the disabled people in the localities where the victims reside. In principle, damage compensation shall be paid to only one caretaker of a victim losing his/her working capacity.

1.5. Compensation for mental sufferings caused by infringement upon health

a/ The sum of money as compensation for mental sufferings caused by infringement upon health shall be paid to the very victims.

b/ In all circumstances, when their health is infringed upon, the victims shall be paid a sum of money as compensation for their mental sufferings. The guidance at Point b, Item 1.1, Section I of this Resolution should be based to determine the extent of victims' mental sufferings. The determination of the extent of mental suffering should be based on their impacts on profession, aesthetics, social relations, family life and individuals'.

c/ The level of compensation for mental sufferings of the victims shall be agreed upon by the parties first. If no agreement is reached, it shall be based on the extent of mental sufferings, which, however, shall not exceed 30 months' minimum salary set by the State at the time of compensation.

2. Damage caused by infringement upon life

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.2. Reasonable expenses for funeral shall cover the sums of money for purchase of coffins, essential articles for shrouding, mourning head-bands, incense sticks, candles, flowers, hearse and other expenses in service of the burial or cremation of the victims according to common practices. No compensation shall be paid for expenses for worshiping rituals, offerings, food and drinks, construction of tombs, exhumation and reburial, etc.

2.3. Support allowances for persons whom the victims have the obligation to support until they die

a/ Support allowances shall be considered and paid only to persons whom the victims have the obligation to support if before their lives are infringed upon, the victims have actually performed their support obligation. The persons being provided with support allowances by the victims shall be compensated with corresponding amounts. Persons who are being provided with support allowances by the victims shall, after the victims' lives are infringed upon, be compensated with reasonable support allowances suitable to the income and actual capabilities of the compensation payers and the essential needs of the compensated persons.

The time to provide support allowances shall start from the time life is infringed upon.

b/ Subjects entitled to support allowances

- Wives or husbands who have lost their working capacity, have no property to live on and are being nurtured by their husbands or wives who are victims;

- Minor children or adult children who have lost their working capacity, have no property to live on and are being nurtured by their fathers, mothers who are victims.

- Fathers and mothers who have lost their working capacity, have no property to live on and are provided with support allowances by their children who are victims;

- Wives or husbands after their divorces, who are provided with support allowances by the other partner (husbands or wives before their divorce) who are victims.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Minor siblings who have no property to live on or adult siblings who have lost their working capacity, have no property to live on, in cases where their parents have died or lost their working capacity, have no property to support their children, and who are being provided with support allowances by their adult brothers or sisters who live separately and are victims;

- Brothers and sisters who have lost their working capacity, have no property to live on and are being provided with support allowances by their younger brothers and/or sisters who live separately and are victims.

- Minor grandchildren or adult grandchildren who have lost their working capacity, have no property to live on and have no one to provide support allowances and are being provided with support allowances by their paternal grandparents or maternal grandparents, who live separately and are victims.

- Paternal grandparents and maternal grandparents who have lost their working capacity, have no property to live on and have no one to provide support allowance but are being provided with support allowances by their adult grandchildren who live separately and are victims.

2.4. Sums paid as compensation for mental sufferings due to infringement upon life

a/ Persons enjoying sums of compensation for mental sufferings in this case shall be the victims' relatives of first-rank inheritance, including wives, husbands, natural fathers, natural mothers, adoptive fathers, adoptive mothers, offsprings, adopted children.

b/ Where there are no persons defined at Point a, Item 2.4 of this Section 2, the persons whom the victims have directly nurtured and the persons who have directly nurtured the victims shall enjoy such sums of compensation for mental sufferings.

c/ In all circumstances, when the victims' lives are infringed upon, their relatives of the first-rank inheritance or the persons whom the victims have directly nurtured and the persons who have directly nurtured the victims (hereinafter referred collectively to as relatives of the victims) shall enjoy the sums of compensation for mental sufferings. It is necessary to base on the guidance at Point b, Item 1.1, Section 1, Part I of this Resolution to determine the extent of mental sufferings of the victims' relatives. The determination of the extent of mental sufferings must be based on the victims' positions in their families, the life relations between the victims and their relatives.

d/ The general level of compensation for mental sufferings shall be agreed upon by the parties. If no agreement is reached, the level of compensation for mental sufferings for all relatives of the victims shall be based on the extent of mental sufferings, the number of their relatives, which, however, shall not exceed 60 months' minimum salary set by the State at the time of compensation."

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Damage cased by infringement upon honor, dignity or prestige shall cover the damage caused by infringement upon honor, dignity or prestige of individuals; and damage caused by infringement upon honor or prestige of organizations.

3.1. Reasonable expenses for limiting and/or remedying the damage shall cover necessary expenses for withdrawal of publications infringing upon the honor, dignity or prestige of the victims; expenses for gathering of materials and evidences to prove that the honor, dignity or prestige is infringed upon; travel fares, accommodation rents (if any) at the average prices in the localities where the expenses are paid in order to request the functional agencies to verify matters, make corrections on the mass media; expenses for organization of public apology and correction at the residence or workplaces of the victims and other actual and necessary expenses to limit and redress the damage (if any).

3.2. Actual incomes lost or reduced

a/ If before their honor, dignity or prestige is infringed upon, the victims had actual incomes which have been lost or reduced due to the fact that the victims had to perform jobs to limit or redress the damage, they shall be compensated for such lost or reduced actual income amounts.

b/ Actual incomes of the victims and their lost or reduced actual incomes shall be determined under the guidance at Item 1.2, Section 1, this Part II.

3.3. Sums of compensation for mental sufferings caused by infringement upon honor, dignity or prestige

a/ Sums of compensation for mental sufferings caused by infringement upon honor, dignity or prestige shall be paid to the very victims.

b/ In all cases where their honor, dignity or prestige is infringed upon, the victims shall each be paid a sum of compensation for mental sufferings. The extent of mental sufferings of the victims shall be determined under the guidance at Point b, Item 1.1, Section 1, Part I of this Resolution. The determination of the extent of mental sufferings must be based on the forms of infringement (by words or by writings on printed or visual newspapers '), acts of infringement, the spread of infringing information,'

c/ The level of compensation for mental sufferings of the victims shall be agreed upon by the parties first. If no agreement is reached, the level of compensation for mental sufferings must be based on the extent of mental sufferings, which, however, shall not exceed 10 months' minimum salary set by the State at the time of compensation."

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ In cases where the victims have totally lost their working capacity, they shall be entitled to enjoy the compensation amount guided at Point a, Item 1.4, Section 1 of this Part II until they die.

b/ Support allowances guided in Item 2.3, Section 2 of this Part II shall terminate in one of the cases provided for in Article 61 of the Law on Marriage and Family.

III. COMPENSATION FOR DAMAGE CAUSED BY SOURCES OF EXTREME DANGER (ARTICLE 623 OF THE CIVIL CODE)

1. Determination of sources of extreme danger

a/ When means of transport, works, objects, substances or animals of any kind cause damage, in order to have grounds for the application of Clauses 2, 3 and 4 of Article 623 of the Civil Code to determine the liability to compensate for damage, the sources of causing harms must be identified to see if they are of extreme danger or not.

b/ The determination of sources of extreme danger should be based on Clause 1, Article 623 of the Civil Code and other relevant legal documents or regulations of competent state bodies in such specific domain. For example: In order to identify motorized means of land transport, the Law on Road Traffic must be based on. According to provisions of Point 13, Article 3 of the Law on Road Traffic, motorized means of land transport shall include automobiles, tractors, motorized two-wheelers, motorized three-wheelers, mopeds and the like, including motorized vehicles for disabled people.

2. Determination of liability to compensate for damage caused by sources of extreme danger

a/ The owners of sources of extreme danger who are possessing or using sources of extreme danger must compensate for damage caused by their sources of extreme danger. Owners who are possessing, using sources of extreme danger are those who are performing every act at their own will to seize, manage the sources of extreme danger but must not run counter to law and social ethics; exploit their utility, enjoy yields and profits from such sources of extreme danger.

b/ Persons who are assigned by owners of sources of extreme danger to possess, use the sources of extreme danger according to the provisions of law must compensate for damage caused by such sources of extreme danger, unless otherwise agreed upon by the owners, possessors or users and their agreements are not contrary to law and social ethics or do not aim to shirk the compensation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The agreement to jointly bear responsibility for damage compensation;

- The agreement that the owners shall pay the damage compensation first, then the possessors or users shall refund the compensation sums to the owners;

- The agreement that those who are in better economic situation shall pay the damage compensation first.

Where owners of sources of extreme danger assign other persons to possess and/or use the sources of extreme danger in contravention of the provisions of law, thus causing damage, the owners shall have to compensate for damage.

Example: If an owner knows that a person has no driving license but still delegates the latter the right to possess and use the vehicle, thus causing damage, then the owner shall have to pay compensation for the damage.

c/ On the principle of co-owners, persons who are assigned to lawfully possess and use the sources of extreme danger shall have to compensate for damage caused by such sources of extreme danger even when they are not at fault, except for the following cases:

- The damage is caused totally by the intentional fault of the victims;

Example: A car is joining in traffic strictly in accordance with the provisions of law but suddenly a person plunges into the car to commit suicide and consequently such person is seriously injured or died. In this case, the owner and the person assigned by the owner to possess and use the car lawfully shall not have to compensate for the damage caused by the source of extreme danger (the car).

- The damage occurs in force majeure cases or emergency circumstances, except otherwise provided for by law. It should be noted that in cases where the law otherwise provides for the liability to compensate for damage caused by sources of extreme danger in force majeure cases or emergency circumstances, the liability to compensate for damage shall comply with the provisions of such legal documents.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



If the owners or the persons assigned by the owners to possess and use the sources of extreme danger let such sources of extreme danger be unlawfully possessed and used (non-compliance or improper compliance with regulations on preservation, storage, transportation and use of sources of extreme danger in accordance with the provisions of law), they shall join the unlawful possessors and users in compensating for damage caused by the sources of extreme danger.

e/ If owners of sources of extreme danger have assigned their sources of extreme danger to other persons and damage is caused, it is a must in such specific case to determine whether or not the persons assigned the sources of extreme danger are the possessors and users of such sources of extreme danger in order to determine who shall be liable to compensate for the damage.

Example: A is the owner of a car and assigns such car to B. B drives the car and has caused an accident, thus causing damage. In this case, it is necessary to distinguish:

- If B is hired by A only to drive the car and gets paid, this means that B is not the possessor and user of such car but A; hence, A must compensate for damage.

- If B is assigned the car by A through a contract on property rental. This means that A no longer possesses and uses such car and B is the lawful possessor and user; hence, B must compensate for the damage. If in this case, with A's consent, B assigns the car to C through a contract on sublease of property, C shall be the lawful possessor and user of such car; hence, C shall have to compensate for the damage.

IV. IMPLEMENTATION EFFECT

1. This Resolution was passed by the Judges' Council of the Supreme People's Court on July 8, 2006, and takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO."

This Resolution shall replace Resolution No. 01/2004/NQ-HDTP of April 28, 2004, of the Judges' Council of the Supreme People's Court.

2. For cases where specific legal documents provide for compensation for extra-contractual damage, the handling thereof shall comply with such legal documents.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. For court judgments and decisions which have come into force before this Resolution takes effect and ruled on the compensation for extra-contractual damage under the guidance in this Resolution, this Resolution shall not apply to the protest according to cassation or reopening procedures, unless the judgments or decisions are protested on other grounds.

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/07/2006 về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định của bộ luật dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


190.041

DMCA.com Protection Status
IP: 18.224.0.25
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!