Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Văn bản hợp nhất 07/VBHN-BNNPTNT 2022 Thông tư kiểm dịch động vật sản phẩm động vật

Số hiệu: 07/VBHN-BNNPTNT Loại văn bản: Văn bản hợp nhất
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Phùng Đức Tiến
Ngày ban hành: 04/10/2022 Ngày hợp nhất: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 07/VBHN-BNNPTNT

Hà Nội, ngày 04 tháng 10 năm 2022

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN

Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2016, được sửa đổi, bổ sung bởi:

Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019;

Thông tư số 09/2022/TT-BNNPTNT ngày 19/8/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn.

Căn cứ Luật Thú y ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật An toàn thực phẩm ngày 17/6/2010;

Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26/11/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thú y;

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn1.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn khoản 3 Điều 37 của Luật Thú y, cụ thể như sau:

a) Danh Mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện phải kiểm dịch; Danh Mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện miễn kiểm dịch; Danh Mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện phải phân tích nguy cơ trước khi nhập khẩu vào Việt Nam; Danh Mục đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn;

b) Nội dung, hồ sơ kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh; xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam và động vật, sản phẩm động vật trên cạn mang theo người; đánh dấu, cấp mã số động vật trên cạn, niêm phong phương tiện vận chuyển, vật dụng chứa đựng động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện phải kiểm dịch.

1a.2 Thông tư này hướng dẫn thực hiện kiểm dịch động vật và kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản có nguồn gốc động vật nhập khẩu trước thông quan đối với lô hàng vừa phải kiểm dịch động vật vừa phải kiểm tra nhà nước về chất lượng.

2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh; xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam động vật, sản phẩm động vật trên cạn.

2a.3 Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm dịch động vật và kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản có nguồn gốc động vật nhập khẩu trước thông quan đối với lô hàng vừa phải kiểm dịch sản phẩm động vật vừa phải kiểm tra nhà nước về chất lượng.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Nơi cách ly kiểm dịch động vật là khu vực riêng biệt để nuôi giữ động vật trong thời gian nhất định để thực hiện việc kiểm dịch.

2. Nơi cách ly kiểm dịch sản phẩm động vật là kho chứa hàng, phương tiện chứa đựng để bảo quản hàng hóa trong thời gian nhất định để thực hiện việc kiểm dịch.

3.4 Mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu là các sản phẩm động vật cùng loại, cùng tên, nhãn hàng hóa, cơ sở sản xuất hàng hóa, chất liệu bao bì.

4.5 Lô hàng sản phẩm động vật xuất khẩu, nhập khẩu là toàn bộ sản phẩm động vật của một chuyến hàng nhập khẩu hoặc xuất khẩu (có cùng số vận đơn). Lô hàng có thể chỉ có một mặt hàng hoặc nhiều mặt hàng.

5.6 Sản phẩm động vật có nguy cơ cao là sản phẩm động vật ở dạng tươi sống, ướp lạnh, đông lạnh, sơ chế; thức ăn chăn nuôi, thủy sản phải kiểm tra tạp nhiễm sản phẩm của loài nhai lại (ADN).

6.7 Sản phẩm động vật có nguy cơ thấp là sản phẩm động vật đã qua chế biến theo phương pháp công nghiệp hoặc thủ công để sử dụng ngay.

Điều 3. Danh Mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện phải kiểm dịch; Danh Mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện miễn kiểm dịch; Danh Mục đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn; Danh Mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện phải phân tích nguy cơ trước khi nhập khẩu vào Việt Nam

1. Danh Mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện phải kiểm dịch quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Danh Mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện miễn kiểm dịch quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Danh Mục đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Danh Mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện phải phân tích nguy cơ trước khi nhập khẩu vào Việt Nam quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.

Chương II

KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN

Mục 1. KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN VẬN CHUYỂN RA KHỎI ĐỊA BÀN CẤP TỈNH

Điều 4. Kiểm dịch động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh

1. Trước khi vận chuyển động vật ra khỏi địa bàn cấp tỉnh chủ hàng phải đăng ký kiểm dịch với Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh hoặc Trạm thuộc Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh được ủy quyền (sau đây gọi là cơ quan kiểm dịch động vật nội địa), đơn đăng ký kiểm dịch theo Mẫu 1 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Nội dung kiểm dịch đối với động vật xuất phát từ cơ sở theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật Thú y, cơ quan kiểm dịch động vật nội địa thực hiện như sau:

a) Kiểm tra lâm sàng;

b) Lấy mẫu xét nghiệm bệnh theo quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Niêm phong, kẹp chì phương tiện chứa đựng, vận chuyển động vật;

d) Hướng dẫn, giám sát chủ hàng thực hiện tiêu độc khử trùng phương tiện chứa đựng, vận chuyển động vật;

đ) Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch;

e) Thông báo cho cơ quan kiểm dịch động vật nội địa nơi đến qua thư điện tử hoặc fax các thông tin sau đây: Số Giấy chứng nhận kiểm dịch, ngày cấp, số lượng hàng, mục đích sử dụng, biển kiểm soát phương tiện vận chuyển. Thực hiện thông báo ngay sau khi cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch đối với động vật vận chuyển để làm giống, tổng hợp thông báo theo tuần đối với động vật vận chuyển để giết mổ;

g) Trường hợp động vật không bảo đảm các yêu cầu vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch và tiến hành xử lý theo quy định.

3. Nội dung kiểm dịch đối với động vật xuất phát từ cơ sở được công nhận an toàn dịch bệnh hoặc đã được giám sát không có mầm bệnh hoặc đã được phòng bệnh bằng vắc xin và còn miễn dịch bảo hộ với các bệnh theo quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này, cơ quan kiểm dịch động vật nội địa thực hiện như sau:

a) Niêm phong, kẹp chì phương tiện chứa đựng, vận chuyển động vật;

b) Hướng dẫn, giám sát chủ hàng thực hiện tiêu độc khử trùng phương tiện chứa đựng, vận chuyển động vật;

c) Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 39 của Luật Thú y;

d) Thực hiện theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều này.

4. Kiểm dịch động vật tại nơi đến

Cơ quan kiểm dịch động vật nội địa nơi đến chỉ thực hiện kiểm dịch trong trường hợp phát hiện:

a) Động vật từ tỉnh khác nhưng không có Giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan kiểm dịch động vật nội địa nơi xuất phát;

b) Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật không hợp lệ;

c) Có sự đánh tráo, thêm hoặc bớt động vật khi chưa được phép của cơ quan kiểm dịch động vật;

d) Động vật có biểu hiện mắc bệnh hoặc nghi mắc bệnh truyền nhiễm.

Điều 5. Kiểm dịch sản phẩm động vật trên cạn vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh

1. Trước khi vận chuyển sản phẩm động vật ra khỏi địa bàn cấp tỉnh chủ hàng phải đăng ký kiểm dịch với cơ quan kiểm dịch động vật nội địa, đơn đăng ký theo Mẫu 1 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Nội dung kiểm dịch đối với sản phẩm động vật xuất phát từ cơ sở theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật Thú y, cơ quan kiểm dịch động vật nội địa thực hiện như sau:

a) Kiểm tra thực trạng hàng hóa; điều kiện bao gói, bảo quản sản phẩm động vật;

b) Lấy mẫu kiểm tra các chỉ tiêu vệ sinh thú y theo quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Niêm phong, kẹp chì phương tiện chứa đựng, vận chuyển sản phẩm động vật;

d) Hướng dẫn, giám sát chủ hàng thực hiện tiêu độc khử trùng phương tiện chứa đựng, vận chuyển sản phẩm động vật;

đ) Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch;

e) Trường hợp sản phẩm động vật không bảo đảm các yêu cầu vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch và tiến hành xử lý theo quy định;

g) Tổng hợp thông báo theo tuần cho cơ quan kiểm dịch động vật nội địa nơi đến qua thư điện tử hoặc fax các thông tin sau đây: Số Giấy chứng nhận kiểm dịch, ngày cấp, loại hàng, số lượng hàng, mục đích sử dụng, biển kiểm soát phương tiện vận chuyển.

3. Nội dung kiểm dịch đối với sản phẩm động vật xuất phát từ cơ sở đã được công nhận an toàn dịch bệnh hoặc đã được giám sát không có mầm bệnh hoặc đã được phòng bệnh bằng vắc xin và còn miễn dịch bảo hộ với các bệnh theo quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này, từ cơ sở sơ chế, chế biến được định kỳ kiểm tra vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật nội địa thực hiện như sau:

a) Niêm phong, kẹp chì phương tiện chứa đựng, vận chuyển sản phẩm động vật;

b) Thực hiện theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều này;

c) Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 39 của Luật Thú y;

d) Thực hiện theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều này.

4. Kiểm dịch sản phẩm động vật tại nơi đến

Cơ quan kiểm dịch động vật tại nơi đến chỉ thực hiện kiểm dịch sản phẩm động vật trong trường hợp phát hiện:

a) Sản phẩm động vật từ tỉnh khác nhưng không có Giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan kiểm dịch động vật nội địa nơi xuất phát;

b) Giấy chứng nhận kiểm dịch không hợp lệ;

c) Có sự đánh tráo, thêm hoặc bớt sản phẩm động vật hoặc thay đổi bao bì chứa đựng sản phẩm động vật khi chưa được phép của cơ quan kiểm dịch động vật;

d) Sản phẩm động vật bị biến đổi chất lượng hoặc nghi nhiễm mầm bệnh.

5. Kiểm soát vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh sản phẩm động vật đông lạnh, ướp lạnh làm thực phẩm sau nhập khẩu: Thực hiện theo quy định tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Thông tư này.

Mục 2. KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN XUẤT KHẨU

Điều 6. Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn xuất khẩu

1. Trước khi xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật có yêu cầu kiểm dịch, chủ hàng phải đăng ký kiểm dịch với Chi cục Thú y vùng8, Chi cục Kiểm dịch động vật vùng thuộc Cục Thú y hoặc Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh được Cục Thú y ủy quyền (sau đây gọi là cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu), đơn đăng ký kiểm dịch theo Mẫu 2 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.

Hình thức gửi hồ sơ: Qua đường bưu điện hoặc gửi qua thư điện tử, fax sau đó gửi bản chính hoặc trực tiếp.

2. Nội dung kiểm dịch thực hiện theo quy định tại Điều 42 của Luật Thú y.

3. Trường hợp nước nhập khẩu hoặc chủ hàng không có yêu cầu kiểm dịch: Chủ hàng phải thực hiện việc kiểm dịch vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh theo quy định tại Điều 4, Điều 5 của Thông tư này.

Điều 7. Kiểm soát động vật, sản phẩm động vật trên cạn xuất khẩu tại cửa khẩu xuất

1. Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thực hiện:

a) Kiểm tra Giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu;

b) Kiểm tra triệu chứng lâm sàng đối với động vật; thực trạng hàng hóa, điều kiện bao gói, bảo quản đối với sản phẩm động vật;

c) Xác nhận hoặc thực hiện cấp đổi Giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu theo yêu cầu của chủ hàng.

2. Đối với động vật, sản phẩm động vật chưa được cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thực hiện theo quy định tại Điều 4, Điều 5 của Thông tư này.

3.9 Chủ hàng phải chịu trách nhiệm về kiểm dịch đối với hàng hóa xuất khẩu, không phải nộp cho cơ quan hải quan Giấy chứng nhận kiểm dịch đối với lô hàng xuất khẩu để thông quan hàng hóa.

Mục 3. KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN NHẬP KHẨU

Điều 8. Kiểm dịch động vật nhập khẩu

1.10 Trước khi nhập khẩu động vật, chủ hàng gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch tới Cục Thú y theo một trong các hình thức: qua Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc gửi qua thư điện tử, fax sau đó gửi bản chính hoặc gửi trực tiếp.

Hồ sơ đăng ký kiểm dịch được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 45 Luật Thú y. Văn bản đề nghị theo Mẫu 19 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.

2.11 Cục Thú y thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 46 Luật Thú y; gửi văn bản đồng ý và hướng dẫn kiểm dịch cho chủ hàng, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu qua thư điện tử (trường hợp chủ hàng đăng ký kiểm dịch qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc gửi qua thư điện tử, fax hoặc gửi trực tiếp) hoặc gửi trên Cổng thông tin một cửa quốc gia (trường hợp chủ hàng đăng ký kiểm dịch trên Cổng thông tin một cửa quốc gia).

3.12 Khai báo kiểm dịch

a) Sau khi Cục Thú y có văn bản đồng ý và hướng dẫn kiểm dịch, trước khi hàng đến cửa khẩu nhập, chủ hàng gửi 01 bộ hồ sơ khai báo kiểm dịch tới cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu theo một trong các hình thức: qua Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc gửi qua thư điện tử, fax sau đó gửi bản chính hoặc gửi trực tiếp;

b) Hồ sơ khai báo kiểm dịch được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 45 Luật Thú y. Đơn khai báo kiểm dịch theo Mẫu 3 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 46 của Luật Thú y.

5. Nội dung kiểm dịch:

Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thực hiện:

a) Theo quy định tại khoản 1 Điều 47 của Luật Thú y;

b) Lấy mẫu xét nghiệm bệnh theo quy định tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư này.

6. Chuẩn bị nơi cách ly kiểm dịch động vật:

a) Chủ hàng có trách nhiệm bố trí địa điểm cách ly kiểm dịch;

b) Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu, Trung tâm Kiểm tra vệ sinh thú y có trách nhiệm kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y bảo đảm để cách ly kiểm dịch động vật.

Điều 9. Kiểm dịch sản phẩm động vật nhập khẩu

1.13 Trước khi nhập khẩu sản phẩm động vật, chủ hàng gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch tới Cục Thú y theo một trong các hình thức: qua Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc gửi qua thư điện tử, fax sau đó gửi bản chính hoặc gửi trực tiếp.

Hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư này.

2. Thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 8 của Thông tư này.

3. Nội dung kiểm dịch:

Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thực hiện:

a)14 Thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 47 Luật Thú y. Trường hợp lô hàng nhập khẩu với mục đích làm mẫu, có trọng lượng dưới 50 kg được miễn Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu, miễn lấy mẫu kiểm tra;

b) Theo quy định tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y đối với phương tiện vận chuyển, kho bảo quản sản phẩm động vật theo quy định.

Điều 9a.15 Kiểm dịch đồng thời kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản có nguồn gốc động vật nhập khẩu trước thông quan

1. Thức ăn chăn nuôi, thủy sản có nguồn gốc động vật nhập khẩu, thuộc Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành trước thông quan thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phải được kiểm dịch đồng thời với kiểm tra chất lượng.

2.16 Trước khi nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, thủy sản có nguồn gốc động vật, chủ hàng gửi Cục Thú y 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch theo quy định tại khoản 1 Điều 45 Luật Thú y (văn bản đề nghị theo Mẫu 19 hoặc Mẫu 20 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này). Cục Thú y thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 46 Luật Thú y, có văn bản hướng dẫn kiểm dịch gửi chủ hàng, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu qua Cổng thông tin một cửa quốc gia (đối với trường hợp chủ hàng đăng ký trên Cổng thông tin một cửa quốc gia) hoặc gửi thư điện tử (đối với trường hợp chủ hàng đăng ký qua dịch vụ bưu chính, bưu chính công ích hoặc gửi qua thư điện tử, fax hoặc gửi trực tiếp).

3.17 Trước khi hàng về đến cửa khẩu, chủ hàng gửi 01 bộ hồ sơ đến cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu theo một trong các hình thức: qua Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc qua dịch vụ bưu chính, bưu chính công ích hoặc gửi qua thư điện tử, fax sau đó gửi bản chính hoặc gửi trực tiếp. Hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 45 Luật Thú y (Mẫu 20a Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này) và điểm b khoản 3 Điều 18 Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ; khoản 2 Điều 29 Nghị định số 26/2019/NĐ-CP .

4.18 Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Thông tư này và khoản 2, khoản 4 Điều 18 Nghị định số 13/2020/NĐ-CP , Điều 29 Nghị định số 26/2019/NĐ-CP .

5. Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu gửi Giấy chứng nhận kiểm dịch, Giấy xác nhận chất lượng trực tiếp cho chủ hàng hoặc gửi trên Cổng thông tin một cửa quốc gia (đối với trường hợp chủ hàng đăng ký trên Cổng thông tin một cửa quốc gia).

6. Đối với thức ăn chăn nuôi, thủy sản dạng phối chế vừa có nguồn gốc động vật, vừa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu, Cục Thú y tổ chức thực hiện kiểm dịch, kiểm tra nhà nước về chất lượng và thông báo cho Cục Bảo vệ thực vật để phối hợp kiểm tra.

Điều 9b.19 Kiểm dịch sản phẩm động vật xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ

1. Sản phẩm động vật đã hoàn thành thủ tục kiểm dịch nhập khẩu, chưa được chế biến hoặc đóng gói lại khi thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ không phải thực hiện kiểm dịch.

2. Sản phẩm động vật có nguồn gốc trong nước, được xuất bán cho doanh nghiệp chế xuất chỉ phải thực hiện việc kiểm dịch vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh theo quy định, không phải thực hiện việc kiểm dịch xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ.

Điều 10. Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu mang theo người

1. Chủ hàng đăng ký kiểm dịch nhập khẩu trực tiếp tại cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu khi mang theo người động vật, sản phẩm động vật với số lượng, khối lượng như sau:

a) Động vật: Không quá 02 con với mục đích để nuôi làm cảnh, sinh hoạt trong gia đình hoặc mang theo đi du lịch, công tác, quá cảnh và không thuộc Danh Mục động vật cấm xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định;

b) Sản phẩm động vật: Không quá 05 kg sản phẩm đã qua chế biến dùng làm thực phẩm để tiêu dùng cá nhân và không thuộc Danh Mục sản phẩm động vật cấm xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định.

2. Việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện như sau:

a) Đối với động vật: Kiểm tra Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu; kiểm tra lâm sàng động vật; phòng bệnh bằng vắc xin đối với động vật chưa được phòng bệnh truyền nhiễm nguy hiểm; lấy mẫu xét nghiệm đối với động vật nghi mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm;

b) Đối với sản phẩm động vật: Kiểm tra Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu; kiểm tra cảm quan, tình trạng bao gói sản phẩm động vật;

c) Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch nhập khẩu đối với động vật, sản phẩm động vật đáp ứng yêu cầu vệ sinh thú y;

d) Lập biên bản và tiêu hủy ngay tại khu vực gần cửa khẩu đối với động vật mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, sản phẩm động vật không đáp ứng yêu cầu vệ sinh thú y;

đ) Trường hợp Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu không hợp lệ, cơ quan kiểm dịch cửa khẩu lập biên bản tạm giữ hàng và xử lý theo quy định.

3. Chủ hàng phải đăng ký kiểm dịch nhập khẩu với Cục Thú y theo quy định tại khoản 1 Điều 8 của Thông tư này khi mang theo người động vật, sản phẩm động vật không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này.

4. Không mang theo người sản phẩm có nguồn gốc động vật ở dạng tươi sống, sơ chế.

Điều 11. Kiểm dịch nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật để gia công, chế biến hàng xuất khẩu

1. Việc kiểm dịch nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật để gia công, chế biến hàng xuất khẩu được thực hiện theo quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu.

2. Sản phẩm động vật trên cạn, bao gồm: Thịt, tai, đuôi, chân, cánh của gia súc, gia cầm nhập khẩu vào Việt Nam để gia công, chế biến hàng xuất khẩu phải được cơ quan thú y có thẩm quyền của nước xuất khẩu thực hiện việc kiểm dịch và cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu với nội dung: Tên và địa chỉ công ty xuất khẩu; tên và địa chỉ nhà máy sản xuất; tên và địa chỉ công ty nhập khẩu sản phẩm gia công; sản phẩm có nguồn gốc từ động vật thuộc vùng, cơ sở chăn nuôi không có dịch bệnh động vật liên quan đối với loại động vật đó theo quy định của Tổ chức Thú y thế giới (OIE); sản phẩm có nguồn gốc từ động vật được kiểm tra trước và sau khi giết mổ; sản phẩm được bao gói, bảo quản bảo đảm vệ sinh thú y; mục đích sử dụng để làm thực phẩm cho con người.

3. Chỉ được gia công, chế biến hàng xuất khẩu tại các cơ sở sản xuất đã được cấp Giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y và đáp ứng các yêu cầu của nước nhập khẩu.

4. Sản phẩm động vật sau khi gia công, chế biến, khi xuất khẩu phải được kiểm dịch theo quy định về kiểm dịch sản phẩm động vật xuất khẩu.

Điều 12.20(được bãi bỏ)

Điều 13. Thông báo vi phạm

Khi phát hiện lô hàng nhập khẩu vi phạm chỉ tiêu được kiểm tra, Cục Thú y thông báo bằng văn bản cho Cơ quan Thú y có thẩm quyền nước xuất khẩu, yêu cầu điều tra nguyên nhân, có hành động khắc phục và gửi báo cáo cho Cục Thú y.

Mục 4. KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN TẠM NHẬP TÁI XUẤT, TẠM XUẤT TÁI NHẬP, CHUYỂN CỬA KHẨU, KHO NGOẠI QUAN, QUÁ CẢNH LÃNH THỔ VIỆT NAM

Điều 14. Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam

1.21 Trước khi tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam động vật, sản phẩm động vật, chủ hàng gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch tới Cục Thú y theo một trong các hình thức: qua Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc gửi qua thư điện tử, fax sau đó gửi bản chính hoặc gửi trực tiếp.

Hồ sơ đăng ký kiểm dịch được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 48 Luật Thú y. Văn bản đề nghị hướng dẫn kiểm dịch theo Mẫu 17 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.

2.22 Cục Thú y thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 49 Luật Thú y; gửi văn bản đồng ý và hướng dẫn kiểm dịch cho chủ hàng, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu qua thư điện tử (trường hợp chủ hàng đăng ký kiểm dịch qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc gửi qua thư điện tử, fax hoặc gửi trực tiếp) hoặc gửi trên Cổng thông tin một cửa quốc gia (trường hợp chủ hàng đăng ký kiểm dịch trên Cổng thông tin một cửa quốc gia).

3.23 Khai báo kiểm dịch

a) Thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 8 Thông tư này;

b) Hồ sơ khai báo kiểm dịch được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 48 Luật Thú y. Đơn khai báo kiểm dịch theo Mẫu 3 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 49, Điều 50 của Luật Thú y.

5. Trường hợp thay đổi cửa khẩu xuất khi lô hàng đã đến cửa khẩu xuất, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu dự kiến tái xuất ban đầu xác nhận về việc đồng ý chuyển sang cửa khẩu khác nếu cửa khẩu tái xuất đã được Cục Thú y chấp thuận trong văn bản hướng dẫn kiểm dịch.

Điều 15. Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập, xuất kho ngoại quan

1.24 Trước khi thực hiện nhập, xuất kho ngoại quan động vật, sản phẩm động vật, chủ hàng gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch tới Cục Thú y theo một trong các hình thức: qua Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc gửi qua thư điện tử, fax sau đó gửi bản chính hoặc gửi trực tiếp.

Hồ sơ đăng ký kiểm dịch được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 48 Luật Thú y. Văn bản đề nghị hướng dẫn kiểm dịch theo Mẫu 18 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.

2.25 Cục Thú y thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 49 Luật Thú y; gửi văn bản đồng ý và hướng dẫn kiểm dịch cho chủ hàng, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu qua thư điện tử (trường hợp chủ hàng đăng ký kiểm dịch qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc gửi qua thư điện tử, fax hoặc gửi trực tiếp) hoặc gửi trên Cổng thông tin một cửa quốc gia (trường hợp chủ hàng đăng ký kiểm dịch trên Cổng thông tin một cửa quốc gia).

3.26 Khai báo kiểm dịch

a) Thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 8 Thông tư này;

b) Hồ sơ khai báo kiểm dịch được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 48 Luật Thú y. Đơn khai báo kiểm dịch theo Mẫu 3 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Trước khi xuất hàng ra khỏi kho ngoại quan chủ hàng phải gửi hồ sơ khai báo kiểm dịch đến cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu như sau:

a) Theo quy định tại khoản 2 Điều 45 của Luật Thú y (Đơn khai báo kiểm dịch theo Mẫu 3 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này) đối với sản phẩm động vật nhập khẩu để tiêu thụ trong nước hoặc làm nguyên liệu gia công, chế biến thực phẩm xuất khẩu;

b) Theo quy định tại khoản 1 Điều 42 của Luật Thú y (Đơn khai báo kiểm dịch theo Mẫu 2 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này) đối với động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu sang nước khác hoặc tàu du lịch nước ngoài;

5. Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thực hiện kiểm dịch hàng hóa nhập vào kho ngoại quan như sau:

a) Cấp Giấy chứng nhận vận chuyển để chủ hàng vận chuyển hàng hóa từ cửa khẩu nhập về kho ngoại quan;

b) Tại kho ngoại quan, cơ quan kiểm dịch cửa khẩu phối hợp với cơ quan hải quan kiểm tra thực trạng lô hàng, xác nhận để chủ hàng nhập hàng vào kho ngoại quan.

6.27 Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thực hiện kiểm dịch hàng hóa xuất ra khỏi kho ngoại quan như sau:

a) Theo quy định tại Điều 9 Thông tư này đối với sản phẩm động vật tiêu thụ trong nước, Điều 11 Thông tư này đối với sản phẩm động vật làm nguyên liệu gia công, chế biến thực phẩm xuất khẩu;

b) Thực hiện theo quy định tại Điều 50 Luật Thú y đối với sản phẩm động vật gửi kho ngoại quan để tái xuất khẩu, Giấy chứng nhận kiểm dịch cấp theo Mẫu 16b Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Trường hợp lô hàng được xuất ra khỏi kho ngoại quan từng phần, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu trừ lùi số lượng hàng trên Giấy chứng nhận kiểm dịch gốc của nước xuất khẩu, lưu bản sao chụp vào hồ sơ kiểm dịch. Giấy chứng nhận kiểm dịch gốc của nước xuất khẩu sẽ được cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thu lại và lưu vào hồ sơ của lần xuất hàng cuối cùng của lô hàng (trường hợp nhập để tiêu dùng trong nước, làm nguyên liệu sản xuất xuất khẩu) hoặc giao lại cho chủ hàng (trường hợp hàng tái xuất khẩu).

Mục 5. KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN THAM GIA HỘI CHỢ, TRIỂN LÃM, BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT, THI ĐẤU THỂ THAO; SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN THAM GIA HỘI CHỢ, TRIỂN LÃM; GỬI VÀ NHẬN BỆNH PHẨM

Điều 16. Kiểm dịch động vật trên cạn tham gia hội chợ, triển lãm, thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật; sản phẩm động vật trên cạn tham gia hội chợ, triển lãm

Thực hiện theo quy định tại Điều 51 của Luật Thú y.

Điều 17. Vận chuyển mẫu bệnh phẩm

Thực hiện theo quy định tại Điều 52 của Luật Thú y và sử dụng Mẫu 5 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.

Mục 6. MẪU HỒ SƠ KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT

Điều 18. Mẫu hồ sơ kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật

1. Mẫu hồ sơ đăng ký kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật theo quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Mẫu hồ sơ kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật được sử dụng thống nhất trên phạm vi toàn quốc.

3. Các cơ quan kiểm dịch động vật chịu trách nhiệm in ấn, sử dụng mẫu hồ sơ kiểm dịch theo đúng quy định hiện hành.

4. Tổ chức, cá nhân in, phát hành và sử dụng mẫu hồ sơ trái với quy định tại Thông tư này phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Điều 19. Quản lý, sử dụng mẫu Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật

1. Các mẫu Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật được in bằng mực đen trên giấy in khổ A4, ở giữa có Logo kiểm dịch động vật in chìm, màu đen nhạt, đường kính 12 cm.

2. Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh được đóng dấu “BẢN GỐC” hoặc “BẢN SAO” bằng mực dấu màu đỏ ở góc bên phải phía dưới “Mẫu: ...” (Mẫu dấu theo quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này). Số lượng giấy chứng nhận kiểm dịch được phát hành như sau:

a) Bản gốc: 01 bản lưu tại cơ quan kiểm dịch động vật, 01 bản giao cho chủ hàng;

b) Bản sao: Căn cứ vào nơi giao hàng trong quá trình vận chuyển (nếu có) để cấp tối đa 03 bản sao cho chủ hàng, mỗi nơi giao hàng chỉ cấp 01 bản sao; các bản sao đều sử dụng dấu đỏ của cơ quan thú y có thẩm quyền đã cấp bản gốc.

Trường hợp ủy quyền thì sử dụng mẫu Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh theo Mẫu 12bMẫu 12d Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam được đóng dấu “ORIGINAL” hoặc “COPY” bằng mực dấu màu đỏ ở góc bên phải phía dưới “Mẫu...” (Mẫu dấu theo quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này). Số lượng giấy chứng nhận kiểm dịch được phát hành như sau:

a) Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu, nhập khẩu: 03 bản Original (01 bản lưu tại cơ quan kiểm dịch động vật, 02 bản giao cho chủ hàng); 02 bản Copy giao cho chủ hàng;

b) Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật tạm nhập tái xuất, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam: 03 bản Original (01 bản lưu tại cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu nhập, 02 bản giao cho chủ hàng); 02 bản Copy giao cho chủ hàng trong đó 01 bản được nộp lại cho cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu nhập sau khi lô hàng đã được tái xuất hết ra khỏi lãnh thổ Việt Nam và có xác nhận của cơ quan kiểm dịch cửa khẩu xuất); các bản sao đều sử dụng dấu đỏ của cơ quan thú y có thẩm quyền đã cấp bản gốc.

c)28 Trường hợp có thống nhất giữa Cục Thú y và cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu về Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật điện tử thì sử dụng Giấy chứng nhận kiểm dịch điện tử.

4. Giấy chứng nhận vận chuyển động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu được phát hành 03 bản (01 bản lưu tại cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu nhập, 02 bản giao cho chủ hàng).

5. Thời hạn giá trị sử dụng của giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật:

a) Thời hạn giá trị sử dụng của Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh được tính theo thời gian vận chuyển động vật, sản phẩm động vật từ nơi xuất phát đến nơi đến cuối cùng;

b) Thời hạn giá trị sử dụng của Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu, nhập khẩu có giá trị sử dụng từ 30 đến 60 ngày;

c) Thời hạn giá trị sử dụng của Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật tạm nhập tái xuất, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam được tính theo thời gian tối đa cho phép lưu trú tại lãnh thổ Việt Nam.

Chương III

ĐÁNH DẤU, CẤP MÃ SỐ ĐỘNG VẬT, NIÊM PHONG PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN, VẬT DỤNG CHỨA ĐỰNG ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT THUỘC DIỆN PHẢI KIỂM DỊCH

Điều 20. Quy định chung về đánh dấu, cấp mã số đối với động vật; niêm phong phương tiện vận chuyển, vật dụng chứa đựng động vật, sản phẩm động vật

1. Các loại động vật phải được đánh dấu, cấp mã số khi vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh, xuất khẩu, nhập khẩu gồm: Trâu, bò, dê, cừu, hươu, nai, ngựa, lừa, la và lợn.

2. Mã số của Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh theo quy định tại Phụ lục VIIa ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Mã số của cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thuộc Cục Thú y theo quy định tại Phụ lục VIIb ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh quy định cụ thể mã số cho từng quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi là huyện) và thông báo mã số cho Cục Thú y và các chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh trong cả nước.

5. Cục Thú y sẽ bổ sung mã số cho các cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thuộc Cục Thú y và chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh mới được thành lập.

6. Niêm phong phương tiện vận chuyển, vật dụng chứa đựng động vật, sản phẩm động vật: Theo quy định tại Phụ lục VIIc ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 21. Đánh dấu gia súc vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh

1. Trâu, bò, dê, cừu, hươu, nai, ngựa, lừa, la khi vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh phải được đánh dấu bằng cách bấm thẻ tai bằng nhựa cao su, thẻ tai được bấm ở mặt trong tai bên phải của gia súc. Thẻ tai được quy định như sau:

a) Thẻ tai màu xanh như hình 1 Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này, kích thước 4cm (rộng) x 5 cm (cao); trên thẻ phải ghi rõ mã số, số hiệu của gia súc;

b) Mã số của gia súc gồm: Mã số của Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh; mã số huyện (hai chữ số); năm bấm thẻ tai (hai chữ số cuối của năm) và số thứ tự của gia súc (được tính từ 000001 đến 999999).

Cách viết mã số của gia súc trên thẻ tai theo hình 2 tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Mực viết mã số của gia súc trên thẻ tai có màu đen; loại mực không nhòe, khó tẩy xóa.

2. Lợn vận chuyển với mục đích để nuôi làm giống, nuôi thương phẩm thực hiện theo một trong các biện pháp sau:

a) Bấm thẻ tai theo quy định tại khoản 1 của Điều này;

b) Xăm mã số tỉnh, mã số huyện và mã số năm ở mặt ngoài, phía dưới tai bên phải của lợn. Việc xăm mã số trên da ở mặt ngoài, phía dưới của tai lợn được quy định như sau:

Hình dáng, kích thước chữ số: Các chữ số dùng để xăm trên tai lợn có thể sử dụng các chữ số theo hình 1a hoặc hình 1b tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này; các kim xăm của chữ số có chiều cao là 6 mm (tính từ bề mặt của bàn xăm) và nhọn ở phía đầu; chữ số có bề rộng từ 4 - 8 mm và có chiều cao tương ứng từ 8 - 12 mm;

Mã số xăm trên tai lợn (theo hình 2a hoặc hình 2b tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này) được quy định như sau: 02 (hai) chữ số đầu là mã số của Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh; 02 (hai) chữ số tiếp theo là mã số của huyện (nơi lợn xuất phát hoặc nơi cách ly để kiểm dịch) và 02 (hai) chữ số cuối cùng là 02 (hai) chữ số cuối của năm thực hiện việc xăm mã số;

c) Mực sử dụng để xăm mã số trên da lợn phải bảo đảm an toàn thực phẩm, không được mất màu.

3. Lợn vận chuyển đến các cơ sở giết mổ phải thực hiện biện pháp niêm phong phương tiện vận chuyển bằng kẹp chì hoặc dây niêm phong có mã số, số hiệu.

4. Gia súc đã được đánh dấu theo quy định tại khoản 1, khoản 2 của Điều này thì không phải đánh dấu lại khi kiểm dịch vận chuyển đi tiêu thụ nếu mã số, số hiệu của gia súc không bị mất màu mực.

5. Gia súc sau khi kiểm dịch đáp ứng yêu cầu vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật lập bảng kê mã số, số hiệu của gia súc (theo mẫu Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này) và gửi kèm theo giấy chứng nhận kiểm dịch động vật.

Điều 22. Đánh dấu gia súc xuất khẩu, nhập khẩu

1. Gia súc xuất khẩu, nhập khẩu phải được đánh dấu bằng cách bấm thẻ tai bằng nhựa cao su, thẻ tai được bấm ở mặt trong tai bên phải của gia súc.

2. Thẻ tai màu vàng có hình dáng theo hình 3 tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này; trên thẻ tai phải ghi rõ mã số, số hiệu của gia súc.

3. Mã số, số hiệu của gia súc gồm: Mã số của cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thuộc Cục Thú y; mã số của tỉnh (nơi cách ly gia súc để kiểm dịch xuất khẩu, nhập khẩu hoặc nơi xuất phát đối với gia súc xuất khẩu); năm cấp thẻ tai và số hiệu của gia súc.

4. Mực viết mã số, số hiệu của gia súc trên thẻ tai theo quy định tại điểm c, khoản 1 Điều 21 Thông tư này.

5. Cách viết mã số, số hiệu của gia súc trên thẻ tai (hình 4, Phụ lục VIII, ban hành kèm theo Thông tư này) được quy định cụ thể như sau:

a) Hàng trên gồm: Mã số của cơ quan kiểm dịch động vật xuất nhập khẩu; 02 (hai) chữ số tiếp theo là mã số của tỉnh (nơi cách ly gia súc để kiểm dịch xuất khẩu, nhập khẩu hoặc nơi xuất phát đối với gia súc xuất khẩu); 02 (hai) chữ số cuối cùng là 02 (hai) chữ số cuối của năm cấp thẻ tai;

Trường hợp gia súc nhập khẩu không phải nuôi cách ly kiểm dịch thì sử dụng mã số của tỉnh nơi có cửa khẩu làm thủ tục kiểm dịch nhập khẩu gia súc;

b) Hàng dưới là số hiệu của gia súc (được tính từ 000001 đến 999999).

6. Gia súc sau khi kiểm dịch bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật lập bảng kê mã số, số hiệu của gia súc (theo mẫu Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này) kèm theo Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH29

Điều 23. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân

1. Trách nhiệm của Cục Thú y:

a) Hướng dẫn các cơ quan kiểm dịch động vật tổ chức thực hiện việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật theo quy định tại Thông tư này;

b) Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu;

c) Hướng dẫn in ấn, sử dụng mẫu hồ sơ kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật;

d) Hướng dẫn về tiêu chuẩn, tổ chức đào tạo, tập huấn, cấp thẻ kiểm dịch viên động vật cho cán bộ được ủy quyền thực hiện việc kiểm dịch và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh;

đ) Chủ trì tổ chức thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 59 của Luật Thú y;

e) Định kỳ, đột xuất kiểm tra đối với cơ quan kiểm dịch động vật nội địa, kiểm dịch viên được ủy quyền trong việc kiểm dịch và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh;

g) Công bố Danh sách các cơ sở đã được công nhận an toàn dịch bệnh trong cả nước.

2. Trách nhiệm của các cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thuộc Cục Thú y:

a) Tổ chức thực hiện kiểm dịch và cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam theo quy định tại Thông tư này;

b) Đối với cơ sở giết mổ động vật; cơ sở sơ chế, chế biến sản phẩm động vật với mục đích để xuất khẩu được cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu kiểm tra, giám sát, nếu cơ sở có nhu cầu tiêu thụ nội địa hoặc xuất khẩu sang những nước không có yêu cầu về kiểm dịch xuất khẩu thì cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu quản lý cơ sở đó cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch theo quy định về kiểm dịch sản phẩm động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh.

3. Trách nhiệm của Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành về thú y cấp tỉnh:

a) Tổ chức thực hiện kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật vận chuyển ra khỏi tỉnh theo quy định tại Thông tư này và hướng dẫn của Cục Thú y;

b) Phối hợp với cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thuộc Cục Thú y kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y nơi cách ly kiểm dịch động vật giống nhập khẩu;

c) Tổ chức thực hiện kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam theo quy định tại Thông tư này tại các cửa khẩu được ủy quyền;

d) Ủy quyền cho kiểm dịch viên động vật thực hiện việc kiểm dịch và cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật vận chuyển ra khỏi tỉnh theo đúng quy định của pháp luật;

đ) Chịu trách nhiệm về việc ủy quyền và thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc kiểm dịch và cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch đối với cán bộ được ủy quyền;

e) Thông báo cho các cơ quan, ban ngành liên quan danh sách cán bộ được ủy quyền thực hiện việc kiểm dịch và cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật;

g) Công bố và báo cáo Cục Thú y danh sách các cơ sở trên địa bàn tỉnh, thành phố đã thực hiện giám sát dịch bệnh, phòng bệnh bằng vắc xin còn thời gian miễn dịch bảo hộ; các cơ sở an toàn dịch bệnh động vật; các cơ sở sơ chế, chế biến được giám sát vệ sinh thú y.

4. Trách nhiệm của chủ hàng:

a) Chấp hành các quy định của pháp luật về thú y và pháp luật khác có liên quan trong việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật;

b) Thanh toán các chi phí kiểm dịch, xét nghiệm; các khoản chi phí thực tế cho việc xử lý, tiêu hủy lô hàng không đạt yêu cầu (nếu có) theo quy định hiện hành.

Điều 24. Điều khoản chuyển tiếp

Các loại mẫu Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật vận chuyển trong nước theo quy định tại Quyết định số 86/2005/QĐ-BNN ngày 26 tháng 12 năm 2005 và Quyết định số 126/2008/QĐ-BNN ngày 30 tháng 12 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã được in ấn được phép sử dụng đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2017.

Điều 25. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2016.

2. Thông tư này thay thế các văn bản sau:

a) Quyết định số 45/2005/QĐ-BNN ngày 25/7/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ban hành Danh Mục đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; Danh Mục động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch;

b) Quyết định số 47/2005/QĐ-BNN ngày 25/7/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định số lượng động vật, khối lượng sản phẩm động vật phải kiểm dịch khi vận chuyển ra khỏi huyện và miễn kiểm dịch;

c) Quyết định số 86/2005/QĐ-BNN ngày 26/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về Mẫu hồ sơ kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y (Quyết định số 86);

d) Quyết định số 15/2006/QĐ-BNN ngày 08/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quy trình, thủ tục kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y (Quyết định số 15);

đ) Quyết định số 49/2006/QĐ-BNN ngày 13/6/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ban hành Quy định về việc đánh dấu gia súc vận chuyển trong nước, xuất khẩu và nhập khẩu;

e) Quyết định số 70/2006/QĐ-BNN ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung Quyết định số 49/2006/QĐ-BNN ngày 13 tháng 6 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành quy định đánh dấu gia súc vận chuyển trong nước, xuất khẩu và nhập khẩu;

g) Quyết định số 126/2008/QĐ-BNN ngày 30/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung Quy định mẫu hồ sơ kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y ban hành kèm theo Quyết định số 86;

h) Thông tư số 11/2009/TT-BNN ngày 04/3/2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều về quy trình, thủ tục kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y ban hành kèm theo Quyết định số 15;

i) Thông tư số 57/2011/TT-BNNPTNT ngày 23/8/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc bổ sung một số Điều của Quyết định số 15.

3. Bãi bỏ Điều 1 của Thông tư số 53/2010/TT-BNNPTNT ngày 10/9/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quyết định số 86 và Thông tư số 06/2010/TT-BNNPTNT ngày 02/02/2010.

4. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân báo cáo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để nghiên cứu giải quyết kịp thời./.


Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (để đăng Công báo và đăng tải trên Cổng TTĐT Chính phủ);
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng Bộ NN&PTNT;
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật (để đăng tải);
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
- Các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Cục Thú y, các đơn vị thuộc Cục Thú y;
- Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, TP trực thuộc TƯ;
- Lưu: VT, TY.

XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG





Phùng Đức Tiến

PHỤ LỤC I

DANH MỤC ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN THUỘC DIỆN PHẢI KIỂM DỊCH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

I. ĐỘNG VẬT

1. Gia súc: Trâu, bò, lừa, ngựa, la, dê, cừu, lợn, thỏ, chó, mèo và các loài gia súc nuôi khác.

2. Gia cầm: Gà, vịt, ngan, ngỗng, gà tây, đà điểu, bồ câu, chim cút, các loài chim làm cảnh và các loài chim khác.

3. Động vật thí nghiệm: Chuột lang, chuột nhắt trắng, thỏ và các loài động vật thí nghiệm khác.

4. Động vật hoang dã: Voi, hổ, báo, gấu, hươu, nai, vượn, đười ươi, khỉ, tê tê, cu li, sóc, chồn, kỳ đà, tắc kè, trăn, rắn, gà rừng, trĩ, gà lôi, công và các loài động vật hoang dã khác.

5. Các loại động vật khác: Ong, tằm, các loại côn trùng khác.

II. SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT

1.30 Thịt, sản phẩm từ thịt, phủ tạng, phụ phẩm của động vật có nguồn gốc từ động vật trên cạn.

2. Lạp xưởng, patê, xúc xích, giăm bông, mỡ và các sản phẩm động vật khác ở dạng sơ chế, chế biến.

3.31 Sữa và các sản phẩm từ sữa.

4.32 Trứng và các sản phẩm từ trứng của động vật trên cạn.

5. Trứng gia cầm giống, trứng tằm; phôi, tinh dịch động vật.

6. Bột thịt, bột xương, bột huyết, bột lông vũ và các sản phẩm động vật khác ở dạng nguyên liệu; thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản chứa thành phần có nguồn gốc từ động vật.

7. Bột cá, dầu cá, mỡ cá, bột tôm, bột sò và các sản phẩm từ thủy sản khác dùng làm nguyên liệu để chế biến thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm, thủy sản.

8. Dược liệu có nguồn gốc động vật: Nọc rắn, nọc ong, vẩy tê tê, mật gấu, cao động vật, men tiêu hóa và các loại dược liệu khác có nguồn gốc động vật.

9. Da động vật ở dạng: Tươi, khô, ướp muối.

10. Da lông, thú nhồi bông của các loài động vật: Hổ, báo, cầy, thỏ, rái cá và từ các loài động vật khác.

11. Lông mao: Lông đuôi ngựa, lông đuôi bò, lông lợn, lông cừu và lông của các loài động vật khác.

12. Lông vũ: Lông gà, lông vịt, lông ngỗng, lông công và lông của các loài chim khác.

13. Răng, sừng, móng, ngà, xương của động vật.

14. Tổ yến, các sản phẩm từ yến.

15. Mật ong, sữa ong chúa, sáp ong.

16.33 (được bãi bỏ)

17. Các đối tượng thuộc diện phải kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật khác theo yêu cầu của nước nhập khẩu hoặc theo quy định của các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.

PHỤ LỤC II

DANH MỤC ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN THUỘC DIỆN MIỄN KIỂM DỊCH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

I. Động vật, sản phẩm động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh:

1. Động vật sử dụng cho mục đích An ninh, Quốc phòng trong trường hợp khẩn cấp.

2. Ong mật và các sản phẩm từ ong mật.

3. Trứng gia cầm tươi, trứng muối, trứng bắc thảo và các sản phẩm từ trứng.

4. Hàng thủ công mỹ nghệ chế tác từ sản phẩm của động vật, thú nhồi bông.

Đối với sản phẩm quy định tại khoản 2 và 3 vẫn thực hiện kiểm dịch vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh nếu có yêu cầu của nước nhập khẩu.

II.34 Động vật, sản phẩm động vật xuất nhập khẩu:

1. Động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện theo quy chế ngoại giao.

2. Các sản phẩm nghiên cứu, sản xuất vắc-xin và chế phẩm sinh học: Huyết thanh của ngựa, bò, cừu; các sản phẩm làm dược liệu: Ngô công (rết), Thuyền thoái (xác ve sầu lột), Toàn yết (bọ cạp), A Giao (keo da lừa), huyết hươu khô, nhung hươu khô; kén tằm; sản phẩm đã xử lý sâu để gia công hàng may mặc thành phẩm: miếng da/dải lông lông thú, lông vũ.

PHỤ LỤC III

DANH MỤC ĐỐI TƯỢNG KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

A. VI SINH VẬT, KÝ SINH TRÙNG, TRỨNG VÀ ẤU TRÙNG CỦA KÝ SINH TRÙNG GÂY BỆNH ĐỘNG VẬT

I. BỆNH CHUNG CHO NHIỀU LOÀI ĐỘNG VẬT

Tên tiếng Việt

Tên tiếng Anh

1

Bệnh Lở mồm long móng

Foot and mouth disease

2

Bệnh Nhiệt thán

Anthrax

3

Bệnh Dại

Rabies

4

Bệnh Giả dại

Aujeszky’s disease

5

Bệnh Sẩy thai truyền nhiễm

Brucellosis

6

Bệnh Phó lao

Johne’s disease (Paratuberculosis)

7

Bệnh Lưỡi xanh

Bluetongue

8

Bệnh Sốt thung lũng

Rift valley fever

9

Bệnh Xoắn khuẩn

Leptospirosis

10

Bệnh Viêm miệng có mụn nước

Vesicular stomatitis

11

Bệnh Tích nước xoang bao tim truyền nhiễm

Heartwater

12

Bệnh Viêm da

Dermatophilosis

13

Bệnh Toxoplasma

Toxoplasmosis

14

Bệnh Giun xoắn

Trichinellosis

15

Bệnh Nhục bào tử trùng

Saccasporidiosis

16

Bệnh Cầu ấu trùng

Enchinococcosis/hydatidosis

17

Bệnh xuất huyết

Epizootic hemorrhagic disease virus

18

Bệnh viêm não Nhật Bản

Japanese encephalitis

19

Ấu trùng ruồi ăn thịt

New world screwworm (Cochliomyia hominivorax) and Old world screwworm (Chrysomya bezziana)

20

Bệnh nhiễm khuẩn

Tularemia

21

Bệnh sốt Tây sông Nin

West Nile fever

22

Bệnh Dịch tả trâu bò

Rinderpest

II. BỆNH Ở LOÀI NHAI LẠI

Tên tiếng Việt

Tên tiếng Anh

1

Bệnh Viêm đường sinh dục truyền nhiễm

Bovine genital campylobacteriosis

2

Bệnh Viêm phổi màng phổi truyền nhiễm bò

Bovine contagious pleuropneumonia

3

Bệnh Viêm não thể xốp bò

Bovine Spongiform Encephalopathy

4

Bệnh Sốt Q

Q fever

5

Bệnh Cúm bò

Bovine ephemeral fever

6

Bệnh Bạch huyết bò

Enzootic bovine leukosis

7

Bệnh Viêm mũi khí quản truyền nhiễm ở bò

Infectious bovine rhinotracheitis

8

Bệnh Tiêu chảy có màng nhày do virut ở bò

Bovine viral diarrhoea/mucosal disease

9

Bệnh Xạ khuẩn

Actinomycosis

10

Bệnh Ung khí thán

Gangraena emphysematosa

11

Bệnh Loét da quăn tai

Coryza gangreanosa

12

Bệnh Tụ huyết trùng

Pasteurellosis

13

Bệnh Dịch tả loài nhai lại nhỏ

Peste des petits ruminants

14

Bệnh Viêm phổi màng phổi truyền nhiễm dê

Caprine contagious pleuropneumonia

15

Bệnh Đậu dê và cừu

Sheep pox and goat pox

16

Bệnh Lở mép truyền nhiễm dê

Contagious ecthyma of goat

17

Bệnh Cạn sữa truyền nhiễm dê

Caprine contagious agalactia

18

Bệnh Viêm khớp dê

Caprine arthritis

19

Bệnh Sẩy thai truyền nhiễm cừu

Enzootic abortion of ewes

20

Bệnh Tiên mao trùng

Trypanosomiasis

21

Bệnh do Trichomonas

Trichomonosis

22

Bệnh Lê dạng trùng

Babesiosis

23

Bệnh Biên trùng

Anaplasmosis

24

Bệnh do Theileria

Theileriosis

25

Bệnh Gạo bò

Bovine cysticercosis

26

Bệnh Viêm da nổi cục truyền nhiễm

Lumpy skin disease

27

Bệnh Lao bò

Bovine Tuberculosis

III. BỆNH Ở NGỰA

Tên tiếng Việt

Tên tiếng Anh

1

Bệnh Dịch tả ngựa châu Phi

African horse sickness

2

Bệnh Thiếu máu truyền nhiễm

Equine infections anemia

3

Bệnh Viêm não tủy ngựa

Equine encephalomyelitis

4

Bệnh Viêm não tủy Venezuela

Venezuelan equine encephalomyelitis

5

Bệnh Tỵ thư

Glanders

6

Bệnh Viêm hệ lâm ba truyền nhiễm

Epizootic lymphangitic

7

Bệnh do Salmonella ở ngựa

Equine salmonellosis

8

Bệnh Đậu ngựa

Horse pox

9

Bệnh Viêm phế quản truyền nhiễm ở ngựa

Enquine rhinopneumonitis

10

Bệnh Viêm tử cung truyền nhiễm ở ngựa

Equine contagious metritis

11

Bệnh Cúm ngựa

Enquine influenza

12

Bệnh Tiêm la ngựa

Dourine

13

Bệnh Lê dạng trùng

Enquine piroplasmosis

IV. BỆNH Ở LỢN

Tên tiếng Việt

Tên tiếng Anh

1

Bệnh Dịch tả lợn châu Phi

African swine fever

2

Bệnh Dịch tả lợn cổ điển

Classical swine fever

3

Bệnh Mụn nước ở lợn

Swine vesicular disease

4

Bệnh do virus Nipah ở lợn

Nipah virus infection

5

Bệnh Suyễn lợn

Mycoplasma pneumonia of swine /Swine enzootic pneumonia (SEP)

6

Bệnh Viêm teo mũi truyền nhiễm

Atrophic rhinitis of swine

7

Bệnh viêm màng phổi truyền nhiễm

Pleuroncumonia

8

Bệnh Viêm não tủy lợn

Enterovirus encephalomyelitis/ Teschen disease

9

Bệnh Viêm dạ dày ruột truyền nhiễm

Transmissble gastroenteritis of swine

10

Bệnh Ỉa chảy truyền nhiễm ở lợn

Porcine epizootic diarrhoea

11

Hội chứng Rối loạn đường hô hấp và sinh sản

Porcine respiratory and reproductive syndrome (PRRS)

12

Bệnh Cúm lợn

Swine influenza

13

Bệnh Viêm ruột ỉa chảy do vi rút

Porcine parvovirus infection

14

Bệnh Hồng lỵ do Treponema

Swine dysentery

15

Bệnh Đóng dấu lợn

Erysipelas

16

Bệnh Phó thương hàn lợn

Paratyphoid suum

17

Bệnh Tụ huyết trùng lợn

Pasteurellosis suum

18

Bệnh Phù đầu do Ecoli

Head edema

19

Hội chứng Gầy còm lợn con sau cai sữa

Porcine circovirus - PCV

20

Bệnh Đậu lợn

Variola suum

21

Bệnh Gạo lợn

Swine cysticercosis

V. BỆNH Ở GIA CẦM

Tên tiếng Việt

Tên tiếng Anh

1

Bệnh Cúm gia cầm thể độc lực cao

Highly pathogenic avian influenza

2

Bệnh Niu-cát-xơn

Newcastle disease

3

Bệnh Viêm thanh khí quản truyền nhiễm

Avian infections laryngotracheitis

4

Bệnh Viêm phế quản truyền nhiễm gà

Avian infections bronchitis

5

Bệnh Gumboro

Infections bursal disease/Gumboro disease

6

Bệnh Tụ huyết trùng gia cầm

Avian pasteurellosis

7

Bệnh Bạch lỵ gà

Avian typhoid and pullorum disease

8

Bệnh Viêm màng não gà

Avian encephalomyelitis

9

Hội chứng Giảm đẻ

Egg drop syndrome 76 (EDS' 76)

10

Bệnh Đậu gà

Fowl pox

11

Bệnh Marek

Avian marek’s disease

12

Bệnh Leuco gà

Avian Leucosis

13

Bệnh do Mycoplasma

Avian mycoplasmosis

15

Hội chứng phù đầu

Swollen head syndrome

16

Chứng sổ mũi truyền nhiễm

Infectious coryza

17

Bệnh Dịch tả vịt

Pestis anatum

18

Bệnh Viêm gan do vi rút ở vịt

Duck virus hepatitis

19

Bệnh Viêm ruột do vi rút ở vịt

Duck virus enteritis

20

Bệnh Dịch tả ngỗng

Pestis anserum

21

Bệnh Cầu trùng

Coccidiosis

22

Bệnh Sốt vẹt

Psittacosis and ornithosis

VI. BỆNH Ở ONG, TẰM

Tên tiếng Việt

Tên tiếng Anh

1

Bệnh Ký sinh do Varroa

Varroosis/Varroatosis

2

Bệnh Thối ấu trùng ong châu Mỹ

American foulbrood

3

Bệnh Thối ấu trùng ong châu Âu (thối ấu trùng tuổi nhỏ)

European foulbrood

4

Bệnh Ghẻ ở ong

Acariosis of bees

5

Bệnh Ỉa chảy ở ong

Nosemosis of bees

6

Bệnh Thối ấu trùng tuổi lớn

Sacbrood

7

Bệnh Vôi hóa ấu trùng ong

Lime brood

8

Bệnh Chấy con ở ong

Tropilaplase

9

Bệnh Tằm gai

Febrine disease of chinese silkwiren

VII. BỆNH Ở CÁC LOÀI KHÁC

Tên tiếng Việt

Tên tiếng Anh

1

Bệnh do virut Marburg ở khỉ

Marburg virus

2

Bệnh Mụn nước do virut ở khỉ

Herpes virus

3

Bệnh Viêm gan do virut ở khỉ

Viral hepatitis

4

Bệnh Viêm sởi ở khỉ do Paramyxo virut

Measles

5

Hội chứng Suy giảm miễn dịch ở khỉ

Simian Acquired Immuno - Deficiency Syndrome (AIDS)

6

Bệnh Ebola ở khỉ

Ebola virus

7

Bệnh Viêm thanh quản do virut ở khỉ

Simian adenoviruses

8

Bệnh Viêm đường hô hấp do virut ở khỉ

Miscellaneous respiratory viruses

9

Bệnh Đậu khỉ

Monkey pox

10

Bệnh Ca rê ở chó

Canine distemper

11

Bệnh Alcut ở chồn

Aleurian disease of mink

12

Bệnh U nhầy của loài gậm nhấm

Myxomatosis

13

Bệnh Xuất huyết ở thỏ

Rabbit haemorrhagic disease

14

Bệnh Tụ huyết trùng ở thỏ

Rabbit pasteurellosis

15

Bệnh Bồ đào cầu trùng ở thỏ

Rabbit staphylococosis

16

Bệnh do Listeria monocytogenes gây ra ở thỏ

Rabbit listeriosis

17

Bệnh Thương hàn ở thỏ

Rabbit typhoid

18

Bệnh Phó thương hàn ở thỏ

Rabbit paratyphoid

19

Bệnh Cầu trùng ở thỏ

Rabbit coccidiosis

20

Bệnh Hoại tử

Rabbit necrobacilosis

B. CÁC ĐỐI TƯỢNG KHÁC

Các đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật khác theo yêu cầu của nước nhập khẩu hoặc theo quy định của các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.

C. Đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật được rà soát, điều chỉnh, bổ sung phù hợp với Tổ chức Thú y thế giới, các nước và tại Việt Nam.

PHỤ LỤC IV

DANH MỤC ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN THUỘC DIỆN PHẢI PHÂN TÍCH NGUY CƠ TRƯỚC KHI NHẬP KHẨU VÀO VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. Động vật bao gồm:

Trâu, bò, dê, cừu, lợn, gà, vịt, ngan, ngỗng, gà tây.

2. Sản phẩm động vật bao gồm:

a) Thịt gia súc, gia cầm ở dạng tươi, đông lạnh, ướp lạnh;

b) Bột thịt, bột xương, bột huyết, bột lông vũ, bột cá, bột gan mực để sản xuất thức ăn chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản từ những quốc gia, vùng lãnh thổ có bệnh Bò điên, Nhiệt thán.

3. Việc phân tích nguy cơ đối với mục 1, 2 của Phụ lục này được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

a) Có nguồn gốc từ quốc gia, vùng lãnh thổ lần đầu nhập khẩu vào Việt Nam;

b) Đã được nhập khẩu vào Việt Nam nhưng bị áp dụng biện pháp tạm ngừng hoặc cấm nhập khẩu vào Việt Nam để xem xét việc được nhập khẩu trở lại.

4. Các loại động vật, sản phẩm động vật không thuộc mục 1, 2 của Phụ lục này khi có nguy cơ gây lây lan dịch bệnh động vật và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

PHỤ LỤC V

MẪU HỒ SƠ KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. Đơn đăng ký kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật vận chuyển ra khỏi tỉnh (Mẫu 1): Sử dụng đối với động vật, sản phẩm động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh trong phạm vi cả nước.

2. Đơn đăng ký kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu (Mẫu 2).

3. Đơn khai báo kiểm dịch (Mẫu 3): Sử dụng để đăng ký kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam đối với hàng hóa được đưa về nơi cách ly kiểm dịch, kho bảo quản, kho ngoại quan để thực hiện kiểm dịch.

4. Bản khai kiểm dịch động vật (Mẫu 4): Sử dụng đối với chủ tầu biển vận chuyển động vật, sản phẩm động vật vào lãnh thổ Việt Nam.

5. Đơn đăng ký gửi/nhận mẫu bệnh phẩm (Mẫu 5).

6. Biên bản kiểm tra và lấy mẫu xét nghiệm (Mẫu 6).

7. Biên bản ghi nhận tình trạng vệ sinh thú y của động vật, sản phẩm động vật (Mẫu 7).

8. Biên bản niêm phong/mở niêm phong phương tiện vận chuyển, chứa đựng động vật, sản phẩm động vật (Mẫu 8).

9. Quyết định xử lý động vật, sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y (Mẫu 9).

10. Biên bản xử lý vệ sinh thú y hàng động vật, sản phẩm động vật (Mẫu 10).

11. Biên bản kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y (Mẫu 11).

12. Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh:

a) Mẫu 12a Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh: Sử dụng trong trường hợp cơ quan kiểm dịch động vật không thực hiện việc ủy quyền kiểm dịch và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật ra khỏi địa bàn cấp tỉnh;

b) Mẫu 12b Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh: Sử dụng trong trường hợp cơ quan kiểm dịch động vật thực hiện việc ủy quyền kiểm dịch và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật ra khỏi địa bàn cấp tỉnh;

c) Mẫu 12c Giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh: Sử dụng trong trường hợp cơ quan kiểm dịch động vật không thực hiện việc ủy quyền kiểm dịch và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật ra khỏi địa bàn cấp tỉnh;

d) Mẫu 12d Giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh: Sử dụng trong trường hợp cơ quan kiểm dịch động vật thực hiện việc ủy quyền kiểm dịch và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật ra khỏi địa bàn cấp tỉnh.

13. Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu:

a) Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật (Mẫu 13a): sử dụng đối với kiểm dịch động vật xuất khẩu;

b) Giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật (Mẫu 13b): sử dụng đối với kiểm dịch sản phẩm động vật xuất khẩu.

14. Giấy chứng nhận vận chuyển động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu về nơi cách ly kiểm dịch:

a) Giấy chứng nhận vận chuyển động vật nhập khẩu về nơi cách ly kiểm dịch (Mẫu 14a);

b) Giấy chứng nhận vận chuyển sản phẩm động vật nhập khẩu về nơi cách ly kiểm dịch (Mẫu 14b).

15. Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu:

a) Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật nhập khẩu (Mẫu 15a);

b)35 Giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật nhập khẩu (Mẫu 15b);

c)36(được bãi bỏ)

16. Chứng nhận kiểm dịch động vật tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam:

a) Chứng nhận kiểm dịch động vật tạm nhập tái xuất, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam (Mẫu 16a);

b) Chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật tạm nhập tái xuất, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam (Mẫu 16b).

17. Đơn đăng ký kiểm dịch (Mẫu 17): Sử dụng trong tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam.

18. Đơn đăng ký kiểm dịch xuất/nhập kho ngoại quan động vật, sản phẩm động vật (Mẫu 18).

19. Đơn đăng ký kiểm dịch nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật (Mẫu 19).

20. Đơn đăng ký kiểm dịch nhập khẩu bột thịt xương (Mẫu 20).

20a.37 Giấy đăng ký/khai báo kiểm dịch và kiểm tra xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản có nguồn gốc động vật nhập khẩu (mẫu 20a).

Mẫu 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐƠN ĐĂNG KÝ KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT VẬN CHUYỂN RA KHỎI ĐỊA BÀN CẤP TỈNH
Số:…………/ĐK-KDĐV

Kính gửi: …………………………………………………………………………

Họ tên chủ hàng (hoặc người đại diện): ...................................................................…………..

Địa chỉ giao dịch: ......................................................................................................…………..

Số chứng minh nhân dân/Số Hộ chiếu/Số định danh cá nhân38: .…………Cấp ngày ……../…../……… tại ...............................................................................................…………..

Điện thoại: …………………….Fax: ……………………..Email: .........................…………..

Đề nghị được làm thủ tục kiểm dịch số hàng sau:

I/ ĐỘNG VẬT:

Loại động vật

Giống

Tuổi

Tính biệt

Mục đích sử dụng

Đực

Cái

Tổng số

Tổng số (viết bằng chữ): ...........................................................................................………….

Nơi xuất phát: ...........................................................................................................…………..

Tình trạng sức khỏe động vật: ..................................................................................…………..

...................................................................................................................................…………..

Số động vật trên xuất phát từ vùng/cơ sở an toàn với bệnh: ....................................…………..

………………………………………… theo Quyết định số ……/……..ngày…../…./…..của ………………. (1) ………………………………….(nếu có).

Số động vật trên đã được xét nghiệm các bệnh sau (nếu có):

1/ ……………..………………Kết quả xét nghiệm số………/……..ngày……../……./………

2/ ……………..………………Kết quả xét nghiệm số………/……..ngày……../……./………

3/ ……………..………………Kết quả xét nghiệm số………/……..ngày……../……./………

4/ ……………..………………Kết quả xét nghiệm số………/……..ngày……../……./………

5/ ……………..………………Kết quả xét nghiệm số………/……..ngày……../……./………

Số động vật trên đã được tiêm phòng vắc xin với các bệnh sau (loại vắc xin, nơi sản xuất):

1/ …………………………………………………….tiêm phòng ngày……../……./………….

2/ …………………………………………………….tiêm phòng ngày……../……./………….

3/ …………………………………………………….tiêm phòng ngày……../……./………….

4/ …………………………………………………….tiêm phòng ngày……../……./………….

5/ …………………………………………………….tiêm phòng ngày……../……./………….

II/ SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT:

Tên hàng

Quy cách đóng gói

Số lượng
(2)

Khối lượng
(kg)

Mục đích sử dụng

Tổng số

Tổng số (viết bằng chữ): ...........................................................................................

Số sản phẩm động vật trên đã được xét nghiệm các chỉ tiêu vệ sinh thú y theo kết quả xét nghiệm số ………./……..ngày……./……./………..của ……………….(3)……………. (nếu có).

Tên, địa chỉ cơ sở sản xuất: ......................................................................................…………..

...................................................................................................................................…………..

Điện thoại: ………………………………………………..Fax: ...............................…………..

III/ CÁC THÔNG TIN KHÁC:

Tên tổ chức, cá nhân nhập hàng: ..............................................................................…………..

Địa chỉ: .....................................................................................................................…………..

Điện thoại: ……………………………..Fax: ...........................................................…………..

Nơi đến (cuối cùng): .................................................................................................…………..

Phương tiện vận chuyển: ..........................................................................................…………..

Nơi giao hàng trong quá trình vận chuyển (nếu có):

1/ ………………………………….……….Số lượng: ……………Khối lượng: ....…………..

2/ ………………………………….……….Số lượng: ……………Khối lượng: ....…………..

3/ ………………………………….……….Số lượng: ……………Khối lượng: ....…………...

Điều kiện bảo quản hàng trong quá trình vận chuyển: ..............................................………….

Các vật dụng khác liên quan kèm theo: ....................................................................…………..

...................................................................................................................................…………..

Các giấy tờ liên quan kèm theo: ................................................................................…………..

...................................................................................................................................…………...

Địa điểm kiểm dịch: .................................................................................................…………..

Thời gian kiểm dịch: .................................................................................................…………..

Tôi xin cam đoan việc đăng ký trên hoàn toàn đúng sự thật và cam kết chấp hành đúng pháp luật thú y.

Ý KIẾN CỦA CƠ QUAN KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT

Đồng ý kiểm dịch tại địa điểm………………………
…………………………………………………………
………… vào hồi ……giờ……. ngày …../…../…….
Vào sổ đăng ký số……………. ngày …../…../…….

KIỂM DỊCH VIÊN ĐỘNG VẬT
(Ký, ghi rõ họ tên)




Đăng ký tại………………………

Ngày …….tháng ……năm …….
TỔ CHỨC/CÁ NHÂN ĐĂNG KÝ
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

- Đơn đăng ký được làm 02 bản: 01 bản do cơ quan kiểm dịch động vật giữ, 01 bản do chủ hàng hoặc người đại diện giữ;

- Cá nhân đăng ký không có con dấu, chỉ ký và ghi rõ họ tên;

- (1) Tên cơ quan cấp giấy chứng nhận.

- (2) Số lượng kiện, thùng, hộp,....

- (3) Tên cơ quan trả lời kết quả xét nghiệm.

Mẫu 2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐƠN ĐĂNG KÝ KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT XUẤT KHẨU
Số: ................../ĐK-KDXK

Kính gửi: ....................................................................

Họ tên chủ hàng (hoặc người đại diện): ...................................................................…………...

Địa chỉ giao dịch: ......................................................................................................…………..

Số chứng minh nhân dân/Số Hộ chiếu/Số định danh cá nhân39:……………Cấp ngày ……../…../……… tại ...............................................................................................…………..

Điện thoại: ………………….Fax: ………………..Email: .....................................…………..

Đề nghị được làm thủ tục kiểm dịch số hàng sau:

I/ ĐỘNG VẬT:

Loại động vật

Giống

Tuổi

Tính biệt

Mục đích sử dụng

Đực

Cái

Tổng số

Tổng số (viết bằng chữ): ...........................................................................................…………..

Nơi xuất phát: ...........................................................................................................…………..

Tình trạng sức khỏe động vật: ..................................................................................…………..

...................................................................................................................................…………..

Số động vật trên xuất phát từ vùng/cơ sở an toàn với bệnh: ....................................…………..

………………………………………… theo Quyết định số ……/……..ngày…../…./…..của ………………. (1) ………………………………….(nếu có).

Số động vật trên đã được xét nghiệm các bệnh sau (nếu có):

1/ ……………..………………Kết quả xét nghiệm số………/……..ngày……../……./………

2/ ……………..………………Kết quả xét nghiệm số………/……..ngày……../……./………

3/ ……………..………………Kết quả xét nghiệm số………/……..ngày……../……./………

4/ ……………..………………Kết quả xét nghiệm số………/……..ngày……../……./………

5/ ……………..………………Kết quả xét nghiệm số………/……..ngày……../……./………

Số động vật trên đã được tiêm phòng vắc xin với các bệnh sau (loại vắc xin, nơi sản xuất):

1/ …………………………………………………….tiêm phòng ngày……../……./………….

2/ …………………………………………………….tiêm phòng ngày……../……./………….

3/ …………………………………………………….tiêm phòng ngày……../……./………….

4/ …………………………………………………….tiêm phòng ngày……../……./………….

5/ …………………………………………………….tiêm phòng ngày……../……./………….

II/ SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT:

Tên hàng

Quy cách đóng gói

Số lượng
(2)

Khối lượng
(kg)

Mục đích sử dụng

Tổng số

Tổng số (viết bằng chữ): ........................................................................................... ………….

Số sản phẩm động vật trên đã được xét nghiệm các chỉ tiêu vệ sinh thú y theo kết quả xét nghiệm số ………./……..ngày……./……./………..của …………….(3)………. (nếu có).

Tên, địa chỉ cơ sở sản xuất: ......................................................................................………….

...................................................................................................................................………….

Điện thoại: ……………………………………..Fax: ...............................................………….

III/ CÁC THÔNG TIN KHÁC:

Tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân nhập khẩu: .................................................................………….

...................................................................................................................................…………..

Điện thoại: ………………………… Fax: …………………….. Email: .................…………..

Cửa khẩu xuất: ..........................................................................................................…………..

Thời gian hàng đến cửa khẩu xuất: .......................Phương tiện vận chuyển:............…………..

Nước nhập khẩu: ................................Nước quá cảnh (nếu có): ..............................…………..

Điều kiện bảo quản hàng trong vận chuyển: ............................................................…………..

Các vật dụng khác có liên quan kèm theo trong vận chuyển: ..................................…………..

...................................................................................................................................…………..

Hồ sơ giấy tờ liên quan đến hàng vận chuyển gồm: .................................................…………..

...................................................................................................................................…………..

...................................................................................................................................…………..

Địa điểm cách ly kiểm dịch: .....................................................................................…………..

Thời gian tiến hành kiểm dịch: .................................................................................…………..

Tôi xin cam đoan việc khai báo trên hoàn toàn đúng sự thật và cam kết chấp hành đúng pháp luật thú y.

Ý KIẾN CỦA CƠ QUAN KIỂM DỊCH

Đồng ý kiểm dịch tại địa điểm………………………
…………………………………………………………
………… vào hồi ……giờ……. ngày …../…../…….
Vào sổ đăng ký số……………. ngày …../…../…….

KIỂM DỊCH VIÊN ĐỘNG VẬT
(Ký, ghi rõ họ tên)




Đăng ký tại………………………

Ngày …….tháng ……năm …….

TỔ CHỨC/CÁ NHÂN ĐĂNG KÝ
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

- Đơn đăng ký được làm 02 bản: 01 bản do cơ quan kiểm dịch động vật giữ, 01 bản do chủ hàng hoặc người đại diện giữ;

- Cá nhân đăng ký không có con dấu, chỉ ký và ghi rõ họ tên;

- (1) Tên cơ quan cấp giấy chứng nhận.

- (2) Số lượng kiện, thùng, hộp, ....

- (3) Tên cơ quan trả lời kết quả xét nghiệm.

Mẫu 3

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

.............., ngày......tháng ......năm ........

ĐƠN KHAI BÁO KIỂM DỊCH (*)
Số: .................../ĐK-KD

Kính gửi: .............................................................(**)

Tên tổ chức, cá nhân đăng ký: ..................................................................................…………

Địa chỉ: .....................................................................................................................…………..

Điện thoại: ...........................Fax ............................E-mail ......................................…………..

Đề nghị quý Cơ quan kiểm dịch lô hàng (***): .....................(nhập khẩu, TNTX, quá cảnh lãnh thổ,...)

1. Tên hàng: ..............................................................................................................………….

2. Nơi sản xuất: .........................................................................................................………….

3. Số lượng: ..............................................................................................................…………...

4. Trọng lượng tịnh: ..................................................................................................…………..

5. Trọng lượng cả bì: ................................................................................................…………..

6. Loại bao bì: ...........................................................................................................…………..

7. Số hợp đồng hoặc số chứng từ thanh toán (L/C, TTr...):.......................................…………..

8. Tổ chức, cá nhân xuất khẩu: .................................................................................…………..

9. Nước xuất khẩu: ...................................................................................................…………..

10. Cửa khẩu xuất: ....................................................................................................…………..

11. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu: ..............................................................................…………..

12. Nước nhập khẩu: .................................................................................................…………..

13. Phương tiện vận chuyển: ....................................................................................…………..

14. Cửa khẩu nhập: ...................................................................................................…………..

15. Mục đích sử dụng: ..............................................................................................…………..

16. Văn bản chấp thuận kiểm dịch của Cục Thú y (nếu có): ....................................…………...

17. Địa điểm kiểm dịch: ...........................................................................................…………...

18. Thời gian kiểm dịch: ...........................................................................................…………..

19. Địa điểm giám sát (nếu có): ................................................................................…………..

20. Thời gian giám sát: .............................................................................................…………..

21. Số bản giấy chứng nhận kiểm dịch cần cấp: ...................................................... …………..

Chúng tôi xin cam kết: bảo đảm nguyên trạng hàng hóa nhập khẩu, đưa về đúng địa điểm, đúng thời gian được đăng ký và chỉ đưa hàng hóa ra lưu thông sau khi được quý Cơ quan cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch (****).

TỔ CHỨC/ CÁ NHÂN ĐĂNG KÝ
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)




XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT:

Đồng ý đưa hàng hóa về địa điểm: ...........................................................................…………..

...................................................................................................................................…………..

để làm thủ tục kiểm dịch vào hồi ............. giờ, ngày ...... tháng ....... năm .................................

Vào sổ số ................., ngày ....... tháng ........ năm..........
.................................................................(**)
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN HẢI QUAN:
(Trong trường hợp lô hàng không được nhập khẩu)

Lô hàng không được nhập khẩu vào Việt Nam vì lý do ...........................................………….

...................................................................................................................................…………

...................................................................................................................................…………

..........., ngày ....... tháng ........ năm........
CHI CỤC HẢI QUAN CỬA KHẨU
………..
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

____________________

Đơn khai báo được làm thành 03 bản;

(*) Đăng ký theo mẫu này được thể hiện trên 2 mặt của tờ giấy khổ A4;

(**) Tên Cơ quan Kiểm dịch;

(***) Phải có đầy đủ các tiêu chí theo đúng thứ tự và khai các tiêu chí thích hợp đối với lô hàng;

(****) Cam kết này chỉ ghi khi đăng ký kiểm dịch đối với hàng hóa nhập khẩu;

Lưu ý: Cá nhân đăng ký không có con dấu phải ghi rõ Số chứng minh nhân dân/Số Hộ chiếu/Số định danh cá nhân40, ngày tháng và nơi cấp.

Mẫu 4
Form:

NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
---------------

BẢN KHAI KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT
DECLARATION FOR ANIMAL QUARANTINE

Số:............../BK-KD
Number:

Tên tàu: .....................................................

Name of the ship

Tên thuyền trưởng: ...................................

Master’s name:

Số thuyền viên: .........................................

Number of crew:

Cảng rời cuối cùng: ..................................

Port of arrival from

Quốc tịch: ......................................................

Nationality

Tên bác sĩ: .....................................................

Doctor’s name:

Số hành khách: ..............................................

Number of passengers

Cảng đến tiếp theo: ........................................

Next port

Cảng bốc hàng đầu tiên và ngày rời cảng đó: ...........................................................…………..

The first port of loading and the date of departure

...................................................................................................................................…………..

Tên, số lượng, khối lượng hàng động vật, sản phẩm động vật nhận ở cảng đầu tiên:

Name, quantity and weight of animal and animal products loaded at the first port:

...................................................................................................................................…………..

...................................................................................................................................…………..

...................................................................................................................................………….

Tên, số lượng, khối lượng hàng động vật, sản phẩm động vật nhận ở các cảng trung gian và tên các cảng đó: ........................................................................................................

Name, quantity and weight of animal and animal products loaded at the intermediate ports and the names of these ports:

...................................................................................................................................…………..

...................................................................................................................................…………..

Tên, số lượng, khối lượng hàng động vật, sản phẩm động vật cần bốc ở cảng này:

Name, quantity and weight of animal and animal products to be discharged at this port:

...................................................................................................................................…………..

...................................................................................................................................…………..

...................................................................................................................................………….

Thuyền trưởng cam đoan những điều khai ở trên là đúng và chịu trách nhiệm chấp hành đầy đủ các quy định về kiểm dịch động vật.

The Master guarantees the correctness of the above mentioned declarations and his responsibility for entirely by the said regulations on animal quarantine.

..............., ngày    tháng     năm.........
Date
THUYỀN TRƯỞNG (ĐẠI LÝ HOẶC SỸ QUAN)
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
MASTER(Authorized agent or officer)
(Signature, stamp, full name)

Mẫu 5

Tên tổ chức, cá nhân .............
Địa chỉ: ....................................
Tel: ..........................................
Fax: ..........................................
Email: ......................................

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ........../ ......

..........., ngày     tháng     năm 20...

ĐƠN ĐĂNG KÝ GỬI/NHẬN MẪU BỆNH PHẨM

Kính gửi: Cục Thú y

.........(Tên tổ chức, cá nhân)....... đề nghị Cục Thú y hướng dẫn kiểm dịch Gửi/Nhận mẫu bệnh phẩm như sau:

STT

Loại mẫu bệnh phẩm

Tên loài được lấy mẫu/ tên khoa học

Quy cách đóng gói

Đơn vị tính

Số lượng

Cửa khẩu xuất

Cửa khẩu nhập

- Nguồn gốc, xuất xứ: ...............................................................................................…………..

- Tên tổ chức, cá nhân gửi mẫu bệnh phẩm: .............................................................…………..

Địa chỉ: .....................................................................................................................…………..

...................................................................................................................................………….

- Tên tổ chức, cá nhân nhận mẫu bệnh phẩm: ..........................................................………….

...................................................................................................................................…………..

Địa chỉ: ......................................................................................................................…………..

...................................................................................................................................…………..

- Thời gian thực hiện: ...............................................................................................…………..

- Mục đích sử dụng: ..................................................................................................…………..

- Các giấy tờ có liên quan kèm theo: ........................................................................…………..

...................................................................................................................................…………..

Chúng tôi cam kết chấp hành nghiêm Pháp luật về Thú y./.

THỦ TRƯỞNG
(Ký tên, đóng dấu)

Mẫu 6

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BIÊN BẢN KIỂM TRA VÀ LẤY MẪU XÉT NGHIỆM
Số: .........../BB-KTLM

Hôm nay, vào hồi ........... giờ ....... phút, ngày..........tháng..........năm.......................…………...

Tại địa điểm: .............................................................................................................…………..

Chúng tôi gồm có:

1/ Ông/bà: .................................................................................Chức vụ: ................…………..

Là cán bộ cơ quan kiểm dịch động vật: ....................................................................…………..

2/ Ông bà: .................................................................là chủ hàng (hoặc người đại diện)

Địa chỉ giao dịch: ......................................................................................................………….

Điện thoại: ................................Fax: ....................................Email: ........................…………..

Tôi, kiểm dịch viên động vật ký tên dưới đây đã tiến hành kiểm tra hàng và lấy mẫu hàng sau đây để xét nghiệm:

Tên hàng

Quy cách đóng gói

Tổng số hàng

Mẫu hàng lấy xét nghiệm

Số lượng
(1)

Khối lượng
(kg)

Số lượng mẫu

Khối lượng
(kg)

Tổng số

Tình trạng hàng hóa: .................................................................................................…………..

...................................................................................................................................…………..

Thời gian trả lời kết quả vào ngày ......... tháng ....... năm ..........................................................

Biên bản này được lập thành 02 bản:

- 01 bản do cơ quan kiểm dịch động vật giữ;

- 01 bản do chủ hàng hoặc người đại diện giữ.

Chủ hàng (hoặc người đại diện)
(Ký, ghi rõ họ tên)




Kiểm dịch viên động vật
(Ký, ghi rõ họ tên)

(1) nếu hàng là động vật thì ghi số lượng động vật (con); nếu hàng là sản phẩm động vật thì ghi số lượng kiện, thùng, hộp

Mẫu 7

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BIÊN BẢN GHI NHẬN TÌNH TRẠNG VỆ SINH THÚ Y
CỦA ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT

Số: ............/BB-VSTY

Hôm nay, vào hồi ......... giờ ..... phút, ngày........tháng.........năm ............................................

Tại địa điểm: .............................................................................................................…………..

Chúng tôi gồm có:

1/ Ông/bà: .................................................................................Chức vụ: ................………….

Là cán bộ cơ quan kiểm dịch động vật: ....................................................................…………..

2/ Ông bà: .................................................................là chủ hàng (hoặc người đại diện)

Địa chỉ giao dịch: ......................................................................................................…………..

Điện thoại: ................................Fax: ....................................Email: ........................…………..

Trong khi tiến hành kiểm tra vệ sinh thú y lô hàng:

1/ ............................................................. Số lượng: ...................Khối lượng: .........……

2/ ............................................................. Số lượng: ...................Khối lượng:…………...

3/ ............................................................. Số lượng: ...................Khối lượng:……………

4/ ............................................................. Số lượng: ...................Khối lượng:……………

Phương pháp kiểm tra vệ sinh thú y của hàng: .........................................................………….

...................................................................................................................................…………

Tình trạng vệ sinh thú y của hàng: ............................................................................…………..

...................................................................................................................................………….

...................................................................................................................................…………..

...................................................................................................................................…………...

Kết luận: ...................................................................................................................…………..

...................................................................................................................................…………..

Ý kiến của chủ hàng (hoặc người đại diện): ............................................................………….

...................................................................................................................................………….

Biên bản này lập thành 02 bản: 01 bản do cơ quan kiểm dịch động vật giữ, 01 bản do chủ hàng hoặc người đại diện giữ.

Chủ hàng (hoặc người đại diện)
(Ký, ghi rõ họ tên)




Kiểm dịch viên động vật
(Ký, ghi rõ họ tên)

Người làm chứng(nếu có)
(Ký, ghi rõ họ tên)




Mẫu 8

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BIÊN BẢN NIÊM PHONG/MỞ NIÊM PHONG PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN, CHỨA ĐỰNG ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT
Số: ............/BB-MNP

Hôm nay, hồi ......... giờ ....... ngày ....... tháng ....... năm ....... tại ............................………….

...................................................................................................................................…………..

Chúng tôi gồm:

1/ Ông/bà: ........................................................................Chức vụ: .........................………….

Là cán bộ cơ quan kiểm dịch động vật: ....................................................................…………..

2/ Ông/bà: ........................................................................Chức vụ: .........................…………..

Là cán bộ cơ quan Hải quan cửa khẩu: .....................................................................…………..

3/ Ông/bà: ..............................................................là chủ hàng (hoặc người đại diện)

Địa chỉ giao dịch: ......................................................................................................………….

Điện thoại: ................................Fax: ................................Email: ............................………….

Số chứng minh nhân dân/Số Hộ chiếu/Số định danh cá nhân41:.......................Cấp ngày: ....../....../........Nơi cấp: ..............................................................................................…………..

Với sự chứng kiến của:

Ông/bà: ................................................................................Chức vụ: ......................…………...

Địa chỉ: .....................................................................................................................………….

Số chứng minh nhân dân/Số Hộ chiếu/Số định danh cá nhân42:......................Cấp ngày: ....../....../........Nơi cấp: ..............................................................................................…………..

Tiến hành niêm phong/mở niêm phong phương tiện vận chuyển, chứa đựng động vật/sản phẩm động vật.

Tình trạng vệ sinh thú y đối với lô hàng, phương tiện vận chuyển, chứa đựng:

...................................................................................................................................…………..

...................................................................................................................................…………..

...................................................................................................................................…………..

...................................................................................................................................…………..

Biên bản này lập thành 03 bản: 01 bản do cơ quan kiểm dịch động vật giữ, 01 bản do cơ quan Hải quan cửa khẩu giữ, 01 bản do chủ hàng hoặc người đại diện giữ.

Chủ hàng (hoặc người đại diện)
(Ký, ghi rõ họ tên)




Kiểm dịch viên động vật
(Ký, ghi rõ họ tên)

Người làm chứng(nếu có)
(Ký, ghi rõ họ tên)




Đại diện Hải quan cửa khẩu
(Ký, ghi rõ họ tên)

Mẫu 9

TÊN CƠ QUAN KIỂM DỊCH
ĐỘNG VẬT

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ............./QĐ-XLVSTY

..............., ngày.........tháng.........năm.........

QUYẾT ĐỊNH

Xử lý vệ sinh thú y đối với động vật/sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y

THẨM QUYỀN BAN HÀNH (1)

Căn cứ Luật Thú y số 79/2015/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Quyết định số ........./........ngày ....... tháng ....... năm ........ của .......(2)..... quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của .............. (3) ...............................;

Căn cứ Biên bản ghi nhận tình trạng vệ sinh thú y hàng động vật, sản phẩm động vật số ........ /BB-VSTY ngày ....../..../...... của ..................... (4)...................................................…………..

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Quyết định xử lý vệ sinh thú y đối với số hàng sau:

1/ ..........................................................Số lượng: .....................Khối lượng: ...........…………..

2/ ..........................................................Số lượng: .....................Khối lượng: ...........…………..

3/ ..........................................................Số lượng: .....................Khối lượng: ...........…………..

4/ ..........................................................Số lượng: .....................Khối lượng: ...........…………..

Của ông bà: ......................................................là chủ hàng (hoặc người đại diện)

Địa chỉ giao dịch: ......................................................................................................…………..

Điện thoại: ................................Fax: ................................Email: ............................…………..

Số chứng minh nhân dân/Số Hộ chiếu/Số định danh cá nhân43:.......................Cấp ngày: ....../....../........Nơi cấp: ..............................................................................................…………..

Số hàng trên đây không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y theo quy định như sau:

...................................................................................................................................………….

...................................................................................................................................…………..

Các vật dụng (phương tiện, dụng cụ, bao bì chứa đựng, thức ăn, chất độn, chất thải) có liên quan:

...................................................................................................................................…………..

...................................................................................................................................…………..

Điều 2. Biện pháp xử lý đối với số hàng trên và các vật dụng có liên quan: ...........…………..

...................................................................................................................................………….

...................................................................................................................................…………..

...................................................................................................................................…………..

Điều 3. Địa điểm tiến hành xử lý vệ sinh thú y:........................................................………….

...................................................................................................................................…………..

...................................................................................................................................…………..

...................................................................................................................................…………..

...................................................................................................................................…………..

...................................................................................................................................…………..

Điều 4. Tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân thực hiện xử lý hàng: .....................................………….

...................................................................................................................................………….

...................................................................................................................................…………..

...................................................................................................................................…………..

Điều 5. Thời gian tiến hành xử lý vệ sinh thú y đối với lô hàng: vào hồi ......... giờ ........ ngày ............./............/....................

Điều 6. Nơi xử lý hàng phải được vệ sinh, khử trùng tiêu độc theo quy định.

Điều 7. Quy định về việc sử dụng hàng sau khi đã xử lý vệ sinh thú y: ..................…………..

...................................................................................................................................…………..

...................................................................................................................................………….

...................................................................................................................................…………..

...................................................................................................................................…………...

...................................................................................................................................…………...

...................................................................................................................................……………

Quyết định này lập thành 03 bản: 01 bản do cơ quan kiểm dịch động vật giữ, 01 bản do chủ hàng hoặc người đại diện giữ, 01 bản do tổ chức, cá nhân thực hiện xử lý hàng giữ.


Nơi nhận:
......

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

(1): Thủ trưởng cơ quan ra quyết định xử lý;

(2): Thẩm quyền ra quyết định;

(3): Tên cơ quan ra quyết định xử lý;

(4): Tên cơ quan kiểm dịch động vật.

Mẫu 10

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BIÊN BẢN XỬ LÝ VỆ SINH THÚ Y
HÀNG ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT
Số: ................/BB-XLVSTY

Hôm nay, hồi ...........giờ ....... ngày ....... tháng ....... năm .......................................................

Tại địa điểm: .............................................................................................................………….

Chúng tôi gồm:

1/ Ông/bà: .....................................................................Chức vụ: ............................………….

Là cán bộ cơ quan kiểm dịch động vật: ....................................................................…………..

2/ Ông/bà: .....................................................................Chức vụ: ............................…………..

Địa chỉ: .....................................................................................................................…………..

Điện thoại: .............................................................Fax: ...........................................…………..

3/ Ông/bà: .....................................................................Chức vụ: ............................…………..

Địa chỉ: .....................................................................................................................…………..

Điện thoại: .............................................................Fax: ...........................................…………..

Căn cứ Quyết định xử lý vệ sinh thú y đối với động vật, sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y số ............/QĐ-XLVSTY ngày ....../......./........... của ............

.................... (1) .........................................................

Đã tiến hành xử lý vệ sinh thú y lô hàng sau:

Tên hàng: ..................................................................................................................…………..

Số lượng: .............................................................Khối lượng: .................................…………..

Của ông/bà: .........................................................................là chủ hàng (người đại diện)

Địa chỉ giao dịch: ......................................................................................................………….

Điện thoại: .............................Fax: .................................Email: ..............................…………..

Biện pháp xử lý đối với số hàng trên và các dụng cụ có liên quan: .........................…………..

...................................................................................................................................………….

...................................................................................................................................…………..

...................................................................................................................................…………...

...................................................................................................................................…………..

...................................................................................................................................…………..

Địa điểm tiến hành xử lý: .........................................................................................…………..

...................................................................................................................................…………..

Tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân thực hiện xử lý hàng: .................................................…………...

...................................................................................................................................…………..

...................................................................................................................................…………..

Thời gian tiến hành xử lý: vào hồi .......... giờ ........ phút, ngày ......... / ....... / ......... …………..

Nơi xử lý đã được vệ sinh, khử trùng tiêu độc theo quy định.

Phương pháp khử trùng tiêu độc: .............................................................................………….

Hóa chất sử dụng trong khử trùng tiêu độc: ........................................Nồng độ: ......………….

Kết quả xử lý vệ sinh thú y đối với lô hàng: ............................................................…………..

...................................................................................................................................…………..

...................................................................................................................................…………..

Quy định về việc sử dụng hàng sau khi đã xử lý vệ sinh thú y (nếu không phải tiêu hủy):

1/ Được phép sử dụng làm thực phẩm:

2/ Được phép sử dụng làm thức ăn chăn nuôi:

3/ Chỉ được phép chế biến nguyên liệu cho công nghiệp:

Ý kiến của chủ hàng hoặc người đại diện: ...............................................................…………..

...................................................................................................................................…………..

...................................................................................................................................…………..

...................................................................................................................................…………..

...................................................................................................................................…………..

Biên bản này lập thành 03 bản: 01 bản do cơ quan kiểm dịch động vật giữ, 01 bản do chủ hàng hoặc người đại diện giữ, 01 bản do tổ chức, cá nhân thực hiện việc xử lý vệ sinh thú y đối với lô hàng giữ.

Chủ hàng (hoặc người đại diện)
(Ký, ghi rõ họ tên)




Kiểm dịch viên động vật
(Ký, ghi rõ họ tên)

Tổ chức, cá nhân thực hiện xử lý hàng
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)




Các cơ quan liên quan
(Ký, ghi rõ họ tên)

(1): Tên cơ quan kiểm dịch động vật.

Mẫu 11

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BIÊN BẢN KIỂM TRA ĐIỀU KIỆN VỆ SINH THÚ Y
Số: ............../BB-KTVSTY

Hôm nay, vào hồi ...........giờ ......., ngày ....... tháng ....... năm ................................................

Tại cơ sở: ..................................................................................................................…………..

Địa chỉ: .....................................................................................................................…………..

Điện thoại: ..................................Fax: ................................. Email: .........................…………..

Chúng tôi gồm:

1/ Ông/bà: .....................................................................Chức vụ: ............................…………..

Là cán bộ cơ quan kiểm dịch động vật: ....................................................................…………..

2/ Ông/bà: .....................................................................Chức vụ: ............................…………..

Địa chỉ: .....................................................................................................................…………..

Điện thoại: .............................................................Fax: ...........................................…………..

3/ Ông/bà: .....................................................................Chức vụ: ............................…………..

Địa chỉ: .....................................................................................................................…………..

Điện thoại: .............................................................Fax: ...........................................…………...

Đã tiến hành kiểm tra điều kiện vệ sinh đối với cơ sở.

Kết quả kiểm tra:

1. Địa điểm: ..............................................................................................................…………..

2. Điều kiện nhà xưởng: ...........................................................................................…………..

3. Điều kiện trang thiết bị, dụng cụ: .........................................................................…………..

4. Điều kiện nuôi nhốt động vật/ bảo quản sản phẩm động vật ................................…………..

5. Nước sạch sử dụng tại cơ sở: ................................................................................…………..

6. Nơi cách ly động vật ốm/nơi lưu giữ sản phẩm không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y:

...................................................................................................................................…………..

7. Nơi xử lý động vật, sản phẩm không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y: .................…………..

...................................................................................................................................…………..

8. Hệ thống thoát nước và xử lý chất thải: ...............................................................…………..

9. Điều kiện sức khỏe của người làm việc tại cơ sở: ................................................…………..

10. Đã được vệ sinh, khử trùng tiêu độc ngày ........... tháng ..........năm ..................…………..

- Phương pháp vệ sinh tiêu độc: ...............................................................................…………..

- Hóa chất sử dụng trong tiêu độc: ..........................................nồng độ: ..................…………..

Kết luận:

...................................................................................................................................…………..

...................................................................................................................................…………..

...................................................................................................................................…………..

...................................................................................................................................…………..

...................................................................................................................................…………..

Kiến nghị (nếu có):

...................................................................................................................................…………..

...................................................................................................................................…………..

...................................................................................................................................………….

...................................................................................................................................………….

Biên bản này lập thành 02 bản: 01 bản do cơ quan kiểm dịch động vật giữ, 01 bản do cơ sở được thẩm định giữ.

Đại diện cơ sở
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)




Kiểm dịch viên động vật
(Ký, ghi rõ họ tên)

Mẫu 12a

TÊN CƠ QUAN KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT...
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT VẬN CHUYỂN RA KHỎI ĐỊA BÀN CẤP TỈNH
Số: .............../CN-KDĐV

Họ tên chủ hàng (hoặc người đại diện): ...................................................................…………..

Địa chỉ giao dịch: ......................................................................................................…………..

Điện thoại: ................................. Fax: ............................ Email: .............................…………...

Vận chuyển số động vật sau:

Loại động vật

Tuổi

(1)

Tính biệt

Số lượng

(con)

Mục đích sử dụng

Đực

Cái

Tổng số

Tổng số (viết bằng chữ): ..........................................................................................………….

Nơi xuất phát: ...........................................................................................................…………..

Nơi đến cuối cùng: ...................................................................................................………….. Phương tiện vận chuyển: ..............................Biển kiểm soát: ..................................…………..

Nơi giao hàng trong quá trình vận chuyển (nếu có):

1/ ................................................................................................ Số lượng: .............…………..

2/ ................................................................................................ Số lượng: .............…………..

3/ ................................................................................................ Số lượng: .............………….

Các vật dụng khác có liên quan: ...............................................................................…………..

CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH

Tôi, kiểm dịch viên động vật ký tên dưới đây chứng nhận:

1/ Số động vật trên xuất phát từ vùng/cơ sở an toàn với các bệnh: ..........................…………..

...................................................................................................................................…………..

2/ Số động vật trên không có triệu chứng lâm sàng của bệnh truyền nhiễm khi xuất phát;

3/ Động vật đã được xét nghiệm và có kết quả âm tính với các bệnh: .....................…………... ................................................................................ tại kết quả xét nghiệm số: ......../…… ngày ....../ ....../ ......... của ............................... (2) ..................(gửi kèm bản sao, nếu có).

4/ Động vật đã được tiêm phòng vắc xin với các bệnh:

- .....................................................................................tiêm phòng ngày ....../ ....../…..

- .....................................................................................tiêm phòng ngày ....../ ....../…..

- .....................................................................................tiêm phòng ngày ....../ ....../…..

- .....................................................................................tiêm phòng ngày ....../ ....../…..

5/ Phương tiện vận chuyển, các vật dụng khác có liên quan kèm theo bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y, đã được khử trùng tiêu độc bằng ..........................nồng độ..................

Giấy có giá trị đến ngày: ....../....../......
Kiểm dịch viên động vật
(Ký, ghi rõ họ tên)




Cấp tại ................, ngày ....../....../.....
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

(1): Đối với động vật làm giống.

(2): Tên cơ quan trả lời kết quả xét nghiệm.

Mẫu 12b

TÊN CƠ QUAN KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT VẬN CHUYỂN RA KHỎI ĐỊA BÀN CẤP TỈNH
Số: .........../CN-KDĐV-UQ

Họ tên chủ hàng (hoặc người đại diện): ...................................................................…………...

Địa chỉ giao dịch:.......................................................................................................…………..

Điện thoại: ................................. Fax: ............................ Email: .............................…………..

Vận chuyển số động vật sau:

Loại động vật

Tuổi

(1)

Tính biệt

Số lượng

(con)

Mục đích sử dụng

Đực

Cái

Tổng số

Tổng số (viết bằng chữ): ...........................................................................................…………..

Nơi xuất phát: ...........................................................................................................…………..

Nơi đến cuối cùng: ...................................................................................................…………..

Phương tiện vận chuyển: ..............................Biển kiểm soát: ..................................…………..

Nơi giao hàng trong quá trình vận chuyển (nếu có):

1/ ................................................................................................ Số lượng: .............…………..

2/ ................................................................................................ Số lượng: .............…………..

3/ ................................................................................................ Số lượng: .............…………..

Các vật dụng khác có liên quan: ...............................................................................…………..

CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH

Tôi, kiểm dịch viên động vật ký tên dưới đây chứng nhận:

1/ Số động vật trên xuất phát từ vùng/cơ sở an toàn với các bệnh: ..........................…………..

...................................................................................................................................…………..

2/ Số động vật trên không có triệu chứng lâm sàng của bệnh truyền nhiễm khi xuất phát;

3/ Động vật đã được xét nghiệm và có kết quả âm tính với các bệnh: .....................…………. ................................................................................ tại kết quả xét nghiệm số: ......../ …… ngày ....../ ....../ ......... của ............................... (2) ..................(gửi kèm bản sao, nếu có).

4/ Động vật đã được tiêm phòng vắc xin với các bệnh:

- .....................................................................................tiêm phòng ngày ....../ ....../…….

- .....................................................................................tiêm phòng ngày ....../ ......./…….

- .....................................................................................tiêm phòng ngày ....../ ....../…….

- .....................................................................................tiêm phòng ngày ....../ ....../………

5/ Phương tiện vận chuyển, các vật dụng khác có liên quan kèm theo bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y, đã được khử trùng tiêu độc bằng ..........................nồng độ..................

Giấy có giá trị đến ngày: ....../....../......

Cấp tại ................, ngày ....../....../.....
KIỂM DỊCH VIÊN ĐỘNG VẬT
(Ký, ghi rõ họ tên)

(1): Đối với động vật làm giống.

(2): Tên cơ quan trả lời kết quả xét nghiệm.

Mẫu 12c

TÊN CƠ QUAN KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT VẬN CHUYỂN RA KHỎI ĐỊA BÀN CẤP TỈNH
Số: …………../CN-KDSPĐV

Họ tên chủ hàng (hoặc người đại diện): ...................................................................…………

Địa chỉ giao dịch: ......................................................................................................………….

Điện thoại: ……………………………Fax: …………………….Email: ...............………….

Vận chuyển số sản phẩm động vật sau:

Loại hàng

Quy cách đóng gói

Số lượng

(1)

Khối lượng

(kg)

Mục đích sử dụng

Tổng số

Tổng số (viết bằng chữ): ...........................................................................................…………...

Tên cơ sở sản xuất, sơ chế, bảo quản: ......................................................................…………..

Địa chỉ: .....................................................................................................................…………..

Tên tổ chức, cá nhân nhận hàng: ...............................................................................…………..

Địa chỉ: .....................................................................................................................…………..

Điện thoại: ……………………………Fax: …………………….Email: ...............…………..

Nơi đến cuối cùng: ...................................................................................................…………..

Nơi giao hàng trong quá trình vận chuyển (nếu có):

1/ ……………………………………………Số lượng: …………….Khối lượng: ………

2/ ……………………………………………Số lượng: …………….Khối lượng: ………

3/ ……………………………………………Số lượng: …………….Khối lượng:……….

Phương tiện vận chuyển: …………………………Biển kiểm soát .........................…………..

Điều kiện bảo quản hàng khi vận chuyển: ................................................................…………..

Các vật dụng khác có liên quan: ...............................................................................………….

CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH

Tôi, kiểm dịch viên động vật ký tên dưới đây chứng nhận:

1/ Sản phẩm động vật trên được lấy từ động vật khỏe mạnh; xuất phát từ vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh và được giết mổ, sơ chế, bảo quản bảo đảm các yêu cầu vệ sinh thú y theo quy định;

2/ Sản phẩm động vật trên đã được kiểm tra các chỉ tiêu vệ sinh thú y tại kết quả xét nghiệm số: ………/…….. ngày ……./……../………của …………..(2)………..(gửi kèm bản sao, nếu có).

3/ Sản phẩm động vật trên đáp ứng các yêu cầu sau: ...............................................………….

...................................................................................................................................………….

4/ Sản phẩm động vật đã được khử trùng tiêu độc bằng ……………nồng độ ………… (nếu có).

5/ Phương tiện vận chuyển, các vật dụng khác có liên quan kèm theo bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y, đã được khử trùng tiêu độc bằng ……………………nồng độ ………………………….

Giấy có giá trị đến ngày: ....../....../......
Kiểm dịch viên động vật
(Ký, ghi rõ họ tên)




Cấp tại ................, ngày ....../....../.....
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

(1): Số lượng kiện, thùng, hộp, ...

(2): Tên cơ quan trả lời kết quả xét nghiệm.

Mẫu 12d

TÊN CƠ QUAN KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT VẬN CHUYỂN RA KHỎI ĐỊA BÀN CẤP TỈNH
Số: .........../CN-KDSPĐV-UQ

Họ tên chủ hàng (hoặc người đại diện): ...................................................................…………..

Địa chỉ giao dịch: ......................................................................................................…………..

Điện thoại: ……………………….Fax: ……………………….Email: ..................…………..

Vận chuyển số sản phẩm động vật sau:

Loại hàng

Quy cách đóng gói

Số lượng

(1)

Khối lượng

(kg)

Mục đích sử dụng

Tổng số

Tổng số (viết bằng chữ): ...........................................................................................…………

Tên cơ sở sản xuất, sơ chế, bảo quản: ......................................................................………….

Địa chỉ: .....................................................................................................................…………

Tên tổ chức, cá nhân nhận hàng: ..............................................................................………….

Địa chỉ: .....................................................................................................................………….

Điện thoại: ……………………….Fax: ……………………….Email: ..................………….

Nơi đến cuối cùng: ...................................................................................................………….

Nơi giao hàng trong quá trình vận chuyển (nếu có):

1/ ……………………………………………Số lượng: …………….Khối lượng: .

2/ ……………………………………………Số lượng: …………….Khối lượng: .

3/ ……………………………………………Số lượng: …………….Khối lượng: .

Phương tiện vận chuyển: …………………………Biển kiểm soát .........................………….

Điều kiện bảo quản hàng khi vận chuyển: ................................................................………….

Các vật dụng khác có liên quan: ...............................................................................………….

CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH

Tôi, kiểm dịch viên động vật ký tên dưới đây chứng nhận:

1/ Sản phẩm động vật trên được lấy từ động vật khỏe mạnh; xuất phát từ vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh và được giết mổ, sơ chế, bảo quản bảo đảm các yêu cầu vệ sinh thú y theo quy định;

2/ Sản phẩm động vật trên đã được kiểm tra các chỉ tiêu vệ sinh thú y tại kết quả xét nghiệm số: ………/…….. ngày ……./……./…… của …………..(2)………..(gửi kèm bản sao, nếu có).

3/ Sản phẩm động vật trên đáp ứng các yêu cầu sau: ...............................................………….

...................................................................................................................................………….

4/ Sản phẩm động vật đã được khử trùng tiêu độc bằng ……………nồng độ ………… (nếu có).

5/ Phương tiện vận chuyển, các vật dụng khác có liên quan kèm theo bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y, đã được khử trùng tiêu độc bằng ……………………nồng độ ………………………….

Giấy có giá trị đến ngày: ....../....../......

Cấp tại ................, ngày ....../....../.....
KIỂM DỊCH VIÊN ĐỘNG VẬT
(Ký, ghi rõ họ tên)

(1): Số lượng kiện, thùng, hộp, ...

(2): Tên cơ quan trả lời kết quả xét nghiệm.

Mẫu 13a

Form

CỤC THÚ Y
DEPARTMENT OF ANIMAL HEALTH
TÊN CƠ QUAN KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT
NAME OF ANIMAL HEALTH ORGANIZATION

-------

NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM

---------------

GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT XUẤT KHẨU
ANIMAL HEATH CERTIFICATE FOR EXPORT
Số: …………../CN-KDĐVXK
Number:                                   

Tên, địa chỉ người xuất hàng: ...................................................................................…………..

Name and address of exporter:

...................................................................................................................................…………...

Tel: ……………………… Fax: …………………………. Email: .........................…………..

Nơi xuất phát của động vật:.......................................................................................…………..

Place of origin of the animal/s:

I. MÔ TẢ CHI TIẾT HÀNG

IDENTIFICATION OF THE ANIMAL/S

Số hiệu
Official mark

Giống
Breed

Tính biệt
Sex

Tuổi
Age

Tổng số: ....................................................................................................................…………..

Total:

II. XUẤT ĐI

DESTINATION OF THE ANIMAL/S

Nước nhập hàng: ……………………………. Phương tiện vận chuyển: ................…………..

Country of destination:                                   Means of transport:

Tên, địa chỉ người nhận hàng: ..................................................................................…………..

Name and address of consignee:

...................................................................................................................................…………..

CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH

HEALTH CERTIFICATE

Tôi, bác sĩ thú y ký tên dưới đây chứng nhận số động vật trên đã được kiểm tra:

I, the undersigned official Veterinarian certify that the animal/s described above was/were examined:

a/ Không có biểu hiện lâm sàng bệnh truyền nhiễm trong ngày xuất phát.

Showed no clinical sign of contagious diseases on the day of shipment.

b/ Đáp ứng được các yêu cầu sau:

Satisfies/satisfy the following requirements:

...................................................................................................................................………….

...................................................................................................................................………….

...................................................................................................................................………….

Giấy có giá trị đến:
………/.........../…………
Valid up to

Bác sĩ thú y(Ký, ghi rõ họ tên)
Veterinarian (Signature, full name)

Giấy này làm tại …………….. ngày …./…./….
Issued at                             on

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
DIRECTOR(Signature, stamp, full name)

Mẫu 13b

Form

CỤC THÚ Y
DEPARTMENT OF ANIMAL HEALTH
TÊN CƠ QUAN KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT
NAME OF ANIMAL HEALTH ORGANIZATION

-------

NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM

---------------

GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT XUẤT KHẨU
HEATH CERTIFICATE FOR EXPORT OF ANIMAL PRODUCTS
Số: ………………../CN-KDSPĐVXK
Number:                                               

Tên, địa chỉ người xuất hàng: ...................................................................................………….

Name and address of exporter:

...................................................................................................................................………….

Tel: ……………………… Fax: …………………………. Email: .........................…………..

Tên, địa chỉ người nhận hàng: ..................................................................................………….

Name and address of consignee:

...................................................................................................................................………….

Loại sản phẩm: .........................................................................................................…………...

Type of products:

Quy cách đóng gói: ....................................................................................................………….

Type of package:

Số kiện hàng:……………………………………. Khối lượng:................................…………

Number of package:                                           Net weight:

Tên, địa chỉ nhà máy sản xuất, chế biến hàng: .........................................................…………

Name and address of the processing establishment:

...................................................................................................................................………….

Tel:…………………………………………… Fax: ................................................………….

Phương tiện vận chuyển: ..........................................................................................………….

Means of transport:

CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH

HEALTH CERTIFICATE

Tôi, bác sĩ thú y ký tên dưới đây chứng nhận số sản phẩm động vật trên đáp ứng được các yêu cầu sau:

I, the undersigned official Veterinarian certify that the products described above satisfy the following requirement:

...................................................................................................................................…………..

...................................................................................................................................…………..

...................................................................................................................................…………..

...................................................................................................................................…………..

...................................................................................................................................…………..

...................................................................................................................................…………..

Giấy có giá trị đến:
………/.........../…………
Valid up to

Bác sĩ thú y(Ký, ghi rõ họ tên)
Veterinarian (Signature, full name)

Giấy này làm tại …………….. ngày …./…./….
Issued at                             on

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
DIRECTOR(Signature, stamp, full name)

Mẫu 14a

CỤC THÚ Y
TÊN CƠ QUAN KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

GIẤY CHỨNG NHẬN VẬN CHUYỂN ĐỘNG VẬT NHẬP KHẨU VỀ NƠI CÁCH LY KIỂM DỊCH
Số: …………./CN-ĐVCLKD

Họ tên chủ hàng (hoặc người đại diện): ...................................................................………….

Địa chỉ giao dịch: ......................................................................................................………….

Số chứng minh nhân dân/Số Hộ chiếu/Số định danh cá nhân44:………….Cấp ngày …../…../……... tại ....................................................................................................…………..

Điện thoại: ……………………Fax: ……………………….Email: ........................…………..

Có nhập khẩu số động vật sau:

Loại động vật

Tuổi

Tính biệt

Số lượng
(con)

Mục đích sử dụng

Đực

Cái

Tổng số

Tổng số (viết bằng chữ): ...........................................................................................………….

Tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân xuất khẩu: ..................................................................………….

...................................................................................................................................…………..

Nước xuất khẩu: ………………………..Nước quá cảnh (nếu có) ...........................………….

Cửa khẩu nhập vào Việt Nam: …………………….Thời gian nhập: ngày……./……../…

Các vật dụng khác có liên quan: ...............................................................................…………..

Hồ sơ giấy tờ có liên quan: .......................................................................................…………..

...................................................................................................................................………….. Phương tiện vận chuyển: ……………………… Biển kiểm soát: ...........................…………..

CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH

Tôi kiểm dịch viên động vật ký tên dưới đây chứng nhận:

1. Lô hàng nhập khẩu có đầy đủ giấy tờ hợp lệ.

2. Số động vật trên khỏe mạnh và không có triệu chứng lâm sàng của bệnh truyền nhiễm khi nhập khẩu.

3. Phương tiện vận chuyển, các vật dụng khác có liên quan kèm theo bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y, đã được khử trùng tiêu độc bằng ……………………………….nồng độ……………….

YÊU CẦU KHI VẬN CHUYỂN

1. Số động vật trên phải được chuyển đến nơi cách ly kiểm dịch trước ngày …./…../…. để nuôi cách ly kiểm dịch tại địa điểm: .........................................................................………….

...................................................................................................................................…………

2. Chỉ được vận chuyển theo lộ trình: .....................................................................…………

...................................................................................................................................………….

3. Nghiêm cấm vứt chất thải, rác thải, xác động vật trong quá trình vận chuyển.

4. Chỉ được phép đưa động vật về nơi cách ly kiểm dịch tại địa điểm nêu trên và đúng thời gian quy định để nuôi cách ly kiểm dịch.

Giấy có giá trị đến:
………/.........../…………

Cấp tại ……………….., ngày …./…./……..

Kiểm dịch viên động vật
(Ký, ghi rõ họ tên)

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

Mẫu 14b

CỤC THÚ Y
TÊN CƠ QUAN KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

GIẤY CHỨNG NHẬN VẬN CHUYỂN SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT NHẬP KHẨU VỀ NƠI CÁCH LY KIỂM DỊCH
Số:…………./CN-SPĐVCLKD

Họ tên chủ hàng (hoặc người đại diện): ...................................................................………….

Địa chỉ giao dịch: ......................................................................................................………….

Số chứng minh nhân dân/Số Hộ chiếu/Số định danh cá nhân45:………….Cấp ngày …../…../……... tại ....................................................................................................………….

Điện thoại: ……………………Fax: ……………………….Email: ........................………….

Có nhập khẩu số động vật sau:

Loại hàng

Quy cách đóng gói

Số lượng
(1)

Khối lượng
(kg)

Mục đích sử dụng

Tổng số

Tổng số (viết bằng chữ): ...........................................................................................………….

Tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân xuất khẩu: ..................................................................………….

...................................................................................................................................…………..

Nước xuất khẩu: ………………………..Nước quá cảnh (nếu có) ...........................………….

Cửa khẩu nhập vào Việt Nam: …………………….Thời gian nhập: ……./……../ . ………….

Các vật dụng khác có liên quan: ...............................................................................………….

Hồ sơ giấy tờ có liên quan: .......................................................................................………….

...................................................................................................................................………….. Phương tiện vận chuyển: ……………………… Biển kiểm soát: ...........................…………..

CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH

Tôi, kiểm dịch viên động vật ký tên dưới đây chứng nhận:

1. Lô hàng nhập khẩu có đầy đủ giấy tờ hợp lệ.

2. Sản phẩm động vật bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y khi nhập khẩu.

3. Số động vật được bao gói, bảo quản theo quy định.

4. Phương tiện vận chuyển, các vật dụng khác có liên quan kèm theo bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y, đã được khử trùng tiêu độc bằng ……………………………….nồng độ………….

YÊU CẦU KHI VẬN CHUYỂN

1. Số sản phẩm động vật trên phải được chuyển đến nơi cách ly kiểm dịch trước ngày …./…../…. để kiểm dịch tại địa điểm: .....................................................................…………

...................................................................................................................................………….

2. Chỉ được vận chuyển theo lộ trình: .....................................................................………….

...................................................................................................................................………….

3. Nghiêm cấm vứt sản phẩm động vật, chất thải, bao bì chứa đựng trong quá trình vận chuyển.

4. Chỉ được phép đưa sản phẩm động vật về nơi cách ly kiểm dịch nêu trên và đúng thời gian quy định để cách ly kiểm dịch.

Giấy có giá trị đến:
………/.........../…………

Cấp tại …………………, ngày …./…./…….

Kiểm dịch viên động vật
(Ký, ghi rõ họ tên)

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

(1) Số lượng kiện, thùng, hộp, ….

Mẫu 15a

CỤC THÚ Y
TÊN CƠ QUAN KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT NHẬP KHẨU
Số:…………./CN-KDĐVNK

Họ tên chủ hàng (hoặc người đại diện): ...................................................................………..

Địa chỉ giao dịch: ......................................................................................................………….

Số chứng minh nhân dân/Số Hộ chiếu/Số định danh cá nhân46:………….Cấp ngày …../…../……... tại ....................................................................................................…………..

Điện thoại: ……………………Fax: ……………………….Email: ........................………….

Có nhập khẩu số động vật sau:

Loại động vật

Tuổi

Tính biệt

Số lượng
(con)

Mục đích sử dụng

Đực

Cái

Tổng số

Tổng số (viết bằng chữ): ...........................................................................................…………

Tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân xuất khẩu: ..................................................................………….

...................................................................................................................................………….

Nước xuất khẩu: ……………………….. Nước quá cảnh (nếu có) ..........................………….

Nơi chuyển đến: ........................................................................................................………….

Các vật dụng khác có liên quan: ...............................................................................………….

Hồ sơ giấy tờ có liên quan: .......................................................................................………….

...................................................................................................................................………….

Phương tiện vận chuyển: ...........................................................................................…………..

CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH

Tôi kiểm dịch viên động vật ký tên dưới đây chứng nhận số động vật nêu trên:

1. Có đầy đủ giấy tờ hợp lệ.

2. Đã được kiểm tra và không có triệu chứng lâm sàng của bệnh truyền nhiễm khi nhập khẩu.

3. Số động vật trên đã được tiêm phòng và có miễn dịch với các bệnh:

a/ ………………………………………………Tiêm phòng ngày ………./………../……

b/ ………………………………………………Tiêm phòng ngày ………./………../……

c/ ………………………………………………Tiêm phòng ngày ………./………../……

4. Phương tiện vận chuyển, các vật dụng khác có liên quan kèm theo bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y, đã được khử trùng tiêu độc bằng …………………………nồng độ……….

Giấy có giá trị đến:
………/.........../…………

Cấp tại …………………, ngày …./…./….

Kiểm dịch viên động vật
(Ký, ghi rõ họ tên)

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

Mẫu 15b

TÊN CƠ QUAN KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT NHẬP KHẨU 47
Số:…………./CN-KDSPĐVNK

Họ tên chủ hàng (hoặc người đại diện): ...................................................................………….

Địa chỉ giao dịch: ......................................................................................................………….

Điện thoại: ……………………Fax: ……………………….Email: ........................………….

Có nhập khẩu số sản phẩm động vật sau:

Loại hàng

Quy cách đóng gói

Số lượng
(1)

Trọng lượng
(kg)

Mục đích sử dụng

Tổng số

Tổng số (viết bằng chữ): ...........................................................................................………….

Tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân xuất khẩu: ..................................................................…………..

...................................................................................................................................………….

Tên, địa chỉ cơ sở sản xuất, chế biến: .......................................................................…………..

...................................................................................................................................…………..

Nước xuất khẩu: ……………………….. Nước quá cảnh (nếu có) ..........................…………..

Cửa khẩu nhập vào Việt Nam: …………………….Thời gian nhập: ……./……../. ………….

Nơi chuyển đến: ........................................................................................................………….

Các vật dụng khác có liên quan: ...............................................................................…………..

Hồ sơ giấy tờ có liên quan: .......................................................................................…………..

...................................................................................................................................………….

Phương tiện vận chuyển: ...........................................................................................…………..

CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH

Tôi kiểm dịch viên động vật ký tên dưới đây chứng nhận số sản phẩm động vật nêu trên:

1. Có đầy đủ giấy tờ hợp lệ.

2. Đã được kiểm tra và bảo đảm các yêu cầu vệ sinh thú y khi nhập khẩu.

3. Sản phẩm động vật được bao gói, bảo quản theo quy định.

4. Số sản phẩm động vật trên đã được khử trùng tiêu độc bằng ………………………nồng độ ……………… (nếu có).

5. Phương tiện vận chuyển, các vật dụng khác có liên quan kèm theo bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y, đã được khử trùng tiêu độc bằng ………………………..nồng độ ……………………..

Giấy có giá trị đến:
………/.........../…………

Cấp tại …………………, ngày …./…./….

Kiểm dịch viên động vật
(Ký, ghi rõ họ tên)

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

(1) Số lượng kiện, thùng, hộp,…..

Mẫu 15c 48(được bãi bỏ)

Mẫu 16a

Form:

CỤC THÚ Y
DEPARTMENT OF ANIMAL HEALTH
TÊN CƠ QUAN KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT
NAME OF ANIMAL HEALTH ORGANIZATION

-------

NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM

---------------

CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT TẠM NHẬP TÁI XUẤT, CHUYỂN CỬA KHẨU, QUÁ CẢNH LÃNH THỔ VIỆT NAM
Veterinary certificate for temporatily imported for re-export, transport of point, transit of animal through Viet Nam
Số: …………../CN-KDĐVQC
Number:                                   

Tên, địa chỉ người xuất hàng: ...................................................................................………….

Name and address of exporter:

...................................................................................................................................………….

Tên, địa chỉ của chủ hàng (hoặc người đại diện): .....................................................…………..

Name and address of owner of commodity or his representavite:

...................................................................................................................................………….

Tên, địa chỉ người nhận hàng cuối cùng: .................................................................………….

Name and address of final consignee:

...................................................................................................................................…………..

Cửa khẩu nhập:………………………….. Cửa khẩu xuất: ......................................…………..

Declared point of entry:                            Declared point of exit:

Thời gian lưu lại trên lãnh thổ Việt Nam: Từ ……/…../……… đến …../……./……………….

The duration transport or storage in Vietnam:        From              to

I. MÔ TẢ CHI TIẾT HÀNG

IDENTIFICATION OF THE ANIMAL/S

Số hiệu
Official mark

Giống
Breed

Tính biệt
Sex

Tuổi
Age

Tổng số: ....................................................................................................................…………

Total:

CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH

HEALTH CERTIFICATE

Tôi, bác sỹ thú y ký tên dưới đây chứng nhận:

I, the undersigned official Veterinarian certifies that:

1/ Lô hàng trên đã hoàn thành đầy đủ giấy tờ khi nhập vào Việt Nam;

The commodities described above have been completed with all the documents when imported into Vietnam;

2/ Động vật khỏe mạnh, không có biểu hiện lâm sàng bệnh truyền nhiễm khi nhập vào Việt Nam;

The animal/s is/are healthy, showed no clinical sign of contagious diseases when imported into Vietnam;

3/ Các chất thải, chất độn, các dụng cụ có liên quan đã được xử lý vệ sinh thú y theo quy định;

Accopanying bedding, waste and tools have been treated in accodance with regulation;

4/ Phương tiện vận chuyển bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y, đã được khử trùng tiêu độc và niêm phong theo quy định;

Transport means meet sanitary requirement and have been disinfected and sealed.

NHỮNG YÊU CẦU KHI VẬN CHUYỂN TRÊN LÃNH THỔ VIỆT NAM

REQUIREMENTS DURING TRANSPORT IN VIETNAMESE TERRITORY

1/ Chỉ được phép vận chuyển theo lộ trình: .............................................................………….

Allowed itinerary:

...................................................................................................................................………….

2/ Nghiêm cấm vứt chất thải, xác động vật trong quá trình vận chuyển;

Disposal of waste and dead carcases during the transport is prohibited;

3/ Phải thông báo cho cơ quan Thú y nơi gần nhất khi phát hiện thấy động vật có biểu hiện mắc bệnh;

Any sign of animals disease shall be reported to the nearest veterinary authority;

4/ Thực hiện nghiêm túc các quy định của Pháp luật về thú y khi vận chuyển trên lãnh thổ Việt Nam.

Obey the stipulation of veterinary ordinance while in Vietnamese territory.

Giấy có giá trị đến:
………/.........../…………
Valid up to

Giấy này làm tại ……………..ngày …./…./….
Issued at                             on

Bác sĩ thú y(Ký, ghi rõ họ tên)
Veterinarian (Signature, full name)

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
DIRECTOR(Signature, stamp, full name)

CHỨNG NHẬN CỦA CƠ QUAN KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT NƠI XUẤT

CERTIFICATION OF ANIMAL QUARANTINE ORGANIZATION AT POINT OF EXIT

...................................................................................................................................…………..

...................................................................................................................................…………...

...................................................................................................................................………….

...................................................................................................................................………….

...................................................................................................................................………….

Bác sĩ thú y(Ký, ghi rõ họ tên)
Veterinarian (Signature, full name)

…………….., ngày …./…./…………..
Issued at:             Date of issue:

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
DIRECTOR(Signature, stamp, full name)

Mẫu 16b

Form:

CỤC THÚ Y
DEPARTMENT OF ANIMAL HEALTH
TÊN CƠ QUAN KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT
NAME OF ANIMAL HEALTH ORGANIZATION

-------

NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM

---------------

CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT TẠM NHẬP TÁI XUẤT, CHUYỂN CỬA KHẨU, QUÁ CẢNH LÃNH THỔ VIỆT NAM
Veterinary certificate for temporatily imported for re-export, transport of point, transit of animal product through Viet Nam
Số: …………../CN-KDSPĐVQC
Number:                                   

Tên, địa chỉ người xuất hàng: ...................................................................................………….

Name and address of exporter:

...................................................................................................................................………….

Tên, địa chỉ của chủ hàng (hoặc người đại diện): ....................................................………….

Name and address of owner of commodity or his representavite:

...................................................................................................................................………….

Tên, địa chỉ người nhận hàng cuối cùng: .................................................................………….

Name and address of final consignee:

...................................................................................................................................………….

Loại sản phẩm: .........................................................................................................…………..

Type of products:

Quy cách đóng gói: ...................................................................................................………….

Type of package:

Số kiện hàng:.......................................... Khối lượng: ..............................................………….

Number of package                                 Net weight:

Cửa khẩu nhập:.................................... Cửa khẩu xuất: ........................................………….

Declared point of entry:                         Declared point of exit:

Thời gian lưu lại trên lãnh thổ Việt Nam: Từ ........./......./....... đến ........./......../.......................

The duration transport or storage in Vietnam: From                 to

CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH

HEALTH CERTIFICATE

Tôi, bác sỹ thú y ký tên dưới đây chứng nhận:

I, the undersigned official Veterinarian certifies that

1/ Lô hàng trên đã hoàn thành đầy đủ giấy tờ khi nhập vào Việt Nam;

The commodities described above have been completed with all the documents when imported into Vietnam;

2/ Sản phẩm động vật được bao gói, bảo quản bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y;

The animal product/s packaged and stored in accordance with Vet. sanitary requirement

3/ Phương tiện vận chuyển bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y, đã được khử trùng tiêu độc và niêm phong theo quy định.

Transport means meet sanitary requirement and have been disinfected and sealed.

NHỮNG YÊU CẦU KHI VẬN CHUYỂN TRÊN LÃNH THỔ VIỆT NAM

REQUIREMENTS DURING TRANSPORT IN VIETNAMESE TERRITORY

1/ Chỉ được phép vận chuyển theo lộ trình: .............................................................…………..

Allowed itinerary:

...................................................................................................................................…………..

2/ Nghiêm cấm vứt chất thải, sản phẩm động vật trong quá trình vận chuyển;

Disposal of waste and animal products during the transport is prohibited

3/ Phải thông báo cho cơ quan thú y nơi gần nhất khi phát hiện thấy sản phẩm động vật có biểu hiện hư hỏng;

Any sign of animals products decayed shall be reported to the nearest veterinary authority;

4/ Thực hiện nghiêm túc các quy định của Pháp luật về thú y khi vận chuyển trên lãnh thổ Việt Nam.

Obey the stipulation of veterinary ordinance while in Vietnamese territory.

Giấy có giá trị đến:
………/.........../…………
Valid up to

Giấy này làm tại …………….. ngày …./…./….
Issued at                           on

Bác sĩ thú y(Ký, ghi rõ họ tên)
Veterinarian (Signature, full name)

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
DIRECTOR(Signature, stamp, full name)

CHỨNG NHẬN CỦA CƠ QUAN KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT NƠI XUẤT

CERTIFICATION OF ANIMAL QUARANTINE ORGANIZATION AT POINT OF EXIT

...................................................................................................................................…………..

...................................................................................................................................…………...

...................................................................................................................................…………..

...................................................................................................................................…………..

...................................................................................................................................…………..

Bác sĩ thú y(Ký, ghi rõ họ tên)
Veterinarian (Signature, full name)

…………….., ngày …./…./….
Issued at:                Date of issue:

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
DIRECTOR(Signature, stamp, full name)

Mẫu 17

CÔNG TY...............................
Địa chỉ: ..................................
Tel: ........................................
Fax: .......................................
Email: ...................................

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ............../..........

............., ngày     tháng     năm 20...

ĐƠN ĐĂNG KÝ KIỂM DỊCH

Kính gửi: Cục Thú y

Căn cứ nhu cầu sản xuất, kinh doanh của Công ty, Giám đốc Công ty …………........................... đề nghị Cục Thú y hướng dẫn Công ty được kiểm dịch lô hàng sau theo hình thức (1):

Tạm nhập tái xuất □                                Tạm xuất tái nhập □

Chuyển cửa khẩu □                                 Quá cảnh lãnh thổ Việt Nam □

STT

Tên hàng

Số lượng(2)
(tấn)

Nước xuất xứ

Cửa khẩu nhập

Cửa khẩu xuất

Tổng số

- Từ Công ty: ............................................................................................................………….

Địa chỉ: .....................................................................................................................………….

...................................................................................................................................…………

- Tên Công ty tiếp nhận: ...........................................................................................…………

Địa chỉ: .....................................................................................................................………….

...................................................................................................................................………….

- Thời gian thực hiện: ...............................................................................................………….

- Thời gian lưu lại trên lãnh thổ Việt Nam: ..............................................................…………..

- Lộ trình trên lãnh thổ Việt Nam: ............................................................................………….

...................................................................................................................................…………..

- Các giấy tờ có liên quan kèm theo: ........................................................................…………..

...................................................................................................................................…………...

Chúng tôi cam kết chấp hành nghiêm Pháp luật về Thú y.

CÔNG TY.......................................
Giám đốc
(Ký tên, đóng dấu)

(1): Đề nghị chỉ đánh dấu 01 hình thức kiểm dịch nêu trên.

(2): Số lượng có thể dự trù nhập khẩu trong 03 tháng.

Mẫu 18

CÔNG TY...............................
Địa chỉ: ..................................
Tel: ........................................
Fax: .......................................
Email: ...................................

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ............../..........

............., ngày     tháng     năm.....

ĐƠN ĐĂNG KÝ KIỂM DỊCH XUẤT/NHẬP KHO NGOẠI QUAN ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT

Kính gửi: Cục Thú y

Căn cứ nhu cầu sản xuất, kinh doanh, Công ty ...............................đề nghị Cục Thú y hướng dẫn kiểm dịch số hàng sau theo hình thức xuất/nhập kho ngoại quan. Chi tiết lô hàng như sau:

STT

Tên hàng

Số lượng

Đơn vị tính

Nước xuất xứ

Tổng số

- Từ Công ty: ............................................................................................................………….

Địa chỉ: .....................................................................................................................…………...

...................................................................................................................................………….

- Cửa khẩu nhập: .......................................................................................................………….

- Tên, địa chỉ kho ngoại quan: ..................................................................................………….

Giấy phép số ..............ngày ......../ ....../........., thời hạn: ...............hoặc Hợp đồng thuê kho ngoại quan số: ..............ngày ......../ ....../........., thời hạn:..........................................…………..

- Mục đích nhập hàng vào kho ngoại quan: ..............................................................…………..

- Thời gian thực hiện: ...............................................................................................…………..

- Các giấy tờ có liên quan kèm theo: ........................................................................…………..

...................................................................................................................................…………...

Chúng tôi cam kết chấp hành nghiêm Pháp luật về Thú y./.

GIÁM ĐỐC
(Ký tên, đóng dấu)

Ghi chú:

- Số lượng hàng có thể dự trù để thực hiện trong 03 tháng.

Mẫu 19

CÔNG TY...............................
Địa chỉ: ..................................
Tel: ........................................
Fax: .......................................
Email: ...................................

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ............../..........

............., ngày     tháng     năm 20.....

ĐƠN ĐĂNG KÝ KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT NHẬP KHẨU

Kính gửi: Cục Thú y

Căn cứ nhu cầu sản xuất, kinh doanh của Công ty, Giám đốc Công ty …………………................. đề nghị Cục Thú y hướng dẫn Công ty được kiểm dịch nhập khẩu lô hàng:

I. ĐỘNG VẬT

STT

Loại động vật

Số lượng (con) (1)

Nước xuất xứ

Cửa khẩu nhập

Đực

Cái

Tổng số

- Từ Công ty: ............................................................................................................………….

Địa chỉ: .....................................................................................................................………….

...................................................................................................................................…………..

...................................................................................................................................………….

- Thời gian thực hiện: ...............................................................................................………….

- Mục đích sử dụng: ..................................................................................................………….

- Địa điểm nuôi cách ly kiểm dịch:............................................................................…………..

...................................................................................................................................………….

- Các giấy tờ có liên quan kèm theo: ........................................................................…………..

...................................................................................................................................…………..

II. SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT

STT

Tên hàng

Số lượng (1)
(tấn)

Nước xuất xứ

Cửa khẩu nhập

Tổng số

- Từ Công ty: .............................................................................................................………….

...................................................................................................................................………….

Địa chỉ: .....................................................................................................................…………..

...................................................................................................................................………….

...................................................................................................................................…………..

- Từ Nhà máy sản xuất, chế biến (đối với sản phẩm động vật làm thực phẩm):

...................................................................................................................................…………..

Địa chỉ: ......................................................................................................................………….

...................................................................................................................................………….

...................................................................................................................................………….

- Thời gian thực hiện: ...............................................................................................…………..

- Mục đích sử dụng: ..................................................................................................…………...

- Các giấy tờ có liên quan kèm theo: ........................................................................…………...

...................................................................................................................................…………...

Chúng tôi cam kết chấp hành nghiêm Pháp luật về Thú y.

CÔNG TY ..................
Giám đốc
(Ký tên, đóng dấu)

(1): Số lượng động vật, sản phẩm động vật có thể dự trù nhập khẩu trong 03 tháng.

Mẫu 20

CÔNG TY...............................
Địa chỉ: ..................................
Tel: ........................................
Fax: .......................................
Email: ...................................

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ............../..........

............., ngày     tháng     năm 20.....

ĐƠN ĐĂNG KÝ KIỂM DỊCH NHẬP KHẨU BỘT THỊT XƯƠNG

Kính gửi: Cục Thú y

Căn cứ nhu cầu sản xuất, kinh doanh của Công ty, Giám đốc Công ty …………........................... đề nghị Cục Thú y hướng dẫn Công ty được kiểm dịch nhập khẩu lô hàng bột thịt xương:

STT

Tên hàng

Số lượng (1)
(tấn)

Nước xuất xứ

Cửa khẩu nhập

Tổng số

- Từ Công ty: ............................................................................................................…………..

Địa chỉ: .....................................................................................................................…………..

...................................................................................................................................…………..

- Từ Nhà máy sản xuất, chế biến: .............................................................................…………..

Địa chỉ: .....................................................................................................................…………...

....................................................................................................................................………….

- Thời gian thực hiện: ................................................................................................…………..

- Mục đích sử dụng: chế biến thức ăn chăn nuôi cho lợn và gia cầm.

- Các giấy tờ có liên quan kèm theo: .........................................................................…………..

....................................................................................................................................…………..

- Địa điểm nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi của Công ty: .................................…………..

...................................................................................................................................…………..

Chúng tôi cam kết chỉ sử dụng bột thịt xương nhập khẩu của Công ty để sản xuất thức ăn cho loại động vật nêu trên tại Nhà máy của Công ty và không sử dụng bột thịt xương để sản xuất thức ăn cho loài nhai lại và cam kết chấp hành nghiêm Pháp luật về Thú y.

CÔNG TY ..................
Giám đốc
(Ký tên, đóng dấu)

(1): Số lượng có thể dự trù nhập khẩu trong 03 tháng.

Mẫu 20a

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

GIẤY ĐĂNG KÝ/KHAI BÁO KIỂM DỊCH VÀ KIỂM TRA XÁC NHẬN CHẤT LƯỢNG THỨC ĂN CHĂN NUÔI, THỦY SẢN CÓ NGUỒN GỐC ĐỘNG VẬT NHẬP KHẨU 49

Số:...........................................
(Dành cho tổ chức, cá nhân đăng ký kiểm tra ghi)

Số:...........................................
(Dành cho cơ quan kiểm tra ghi)

Kính gửi: ........................................................................................................

1. Bên bán hàng:

Địa chỉ:

Điện thoại:

Email:

2. Bên mua hàng:

Địa chỉ:

Điện thoại:

Email:

Số định danh cá nhân/CMND/căn cước (với cá nhân):                       ngày cấp, nơi cấp

MÔ TẢ HÀNG HÓA

3. Tên hàng hóa:

Nhóm thức ăn chăn nuôi:

4. Số lượng, khối lượng:                         loại bao bì:

5. Trọng lượng tịnh:

6. Trọng lượng cả bì:

7. Mục đích sử dụng:

8. Mã số công nhận thức ăn chăn nuôi, thủy sản được cấp phép lưu hành tại Việt Nam (nếu có):

9. Tên cơ sở sản xuất (hãng, nước sản xuất):

10. Xuất xứ hàng hóa:

THÔNG TIN LIÊN QUAN

11. Văn bản hướng dẫn kiểm dịch số ... ngày ...

12. Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu số ngày

13. Cửa khẩu xuất:

14. Cửa khẩu nhập:

15. Hợp đồng mua bán: số      ngày

16. Hóa đơn mua bán: số      ngày

17. Phiếu đóng gói: số      ngày

18. Vận đơn (nếu có): số      ngày

19. Thời gian đăng ký lấy mẫu kiểm dịch:

20. Địa điểm đăng ký lấy mẫu:

21. Thông tin người liên hệ:

22. Thời gian đánh giá (chất lượng):

23. Lựa chọn hình thức công bố hợp quy:

24. Đơn vị/Tổ chức đánh giá sự phù hợp:

Chúng tôi xin cam kết: Bảo đảm nguyên trạng hàng hóa nhập khẩu, đưa về đúng địa điểm, đúng thời gian được đăng ký và chỉ đưa hàng hóa ra lưu thông sau khi được quý cơ quan cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch và thực hiện việc kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu theo quy định của pháp luật.

..........ngày…….tháng……năm…….
Đại diện tổ chức, cá nhân
(Ký tên, đóng dấu)




DÀNH CHO CƠ QUAN KIỂM TRA

25. Yêu cầu đánh giá chỉ tiêu:

Biện pháp kiểm tra:

Xác nhận của cơ quan kiểm dịch và kiểm tra chất lượng

Đồng ý đưa hàng hóa về địa điểm:.............................. để làm thủ tục kiểm dịch và kiểm tra chất lượng vào hồi...... giờ, ngày...... tháng..... năm......

..........., ngày..... tháng...... năm......
Đại diện cơ quan kiểm tra
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

Xác nhận của cơ quan hải quan (nếu có)

..........................................……………………………………………………………………….

..........., ngày...... tháng..... năm.......
Hải quan cửa khẩu............................
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

PHỤ LỤC VI

MẪU DẤU SỬ DỤNG KHI CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. Đối với Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh:

a) Dấu có hình chữ nhật, kích thước 1,5 x 4,0cm; đường viền ngoài có bề rộng 0,1cm;

b) Bên trong khắc chữ “BẢN GỐC” hoặc “BẢN SAO”, bề rộng của nét chữ là 0,1cm; chiều cao của chữ là 01cm.

Hình 1. Mẫu dấu “BẢN GỐC”

Hình 2. Mẫu dấu “BẢN SAO”

2. Đối với Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam:

a) Dấu có hình chữ nhật, kích thước 1,5 x 4,0cm; đường viền ngoài có bề rộng 0,1cm;

b) Bên trong khắc chữ “ORIGINAL” hoặc “COPY”, bề rộng của nét chữ là 0,1cm; chiều cao của chữ là 01cm.

Hình 3. Mẫu dấu “ORIGINAL”

Hình 4. Mẫu dấu “COPY”

TÊN CƠ QUAN
KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Mẫu 12a

GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT VẬN CHUYỂN RA KHỎI ĐỊA BÀN CẤP TỈNH
Số: ........../CN-KDĐV

Họ tên chủ hàng (hoặc người đại diện): ...................................................................………….

Địa chỉ giao dịch: ......................................................................................................………….

Điện thoại: .............................Fax: .................................... Email: ..........................………….

Vận chuyển số động vật sau:

Loại động vật

Tuổi
(1)

Tính biệt

Số lượng
(con)

Mục đích sử dụng

Đực

Cái

Tổng số

Tổng số (viết bằng chữ): ...........................................................................................…………..

Nơi xuất phát: ...........................................................................................................…………..

Nơi đến cuối cùng: ...................................................................................................…………..

Phương tiện vận chuyển: .............................................Biển kiểm soát: ...................…………..

Nơi giao hàng trong quá trình vận chuyển (nếu có):

1/ ................................................................................................. Số lượng: ............…………..

2/ ................................................................................................ Số lượng: .............…………..

3/ ................................................................................................ Số lượng: .............…………..

Các vật dụng khác có liên quan: ...............................................................................…………..

CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH

Tôi, kiểm dịch viên động vật ký tên dưới đây chứng nhận:

1/ Số động vật trên xuất phát từ vùng/cơ sở an toàn với các bệnh: ...........................…………..

...................................................................................................................................…………...

2/ Số động vật trên không có triệu chứng lâm sàng của bệnh truyền nhiễm khi xuất phát;

3/ Động vật đã được xét nghiệm và có kết quả âm tính với các bệnh: .....................…………..

..................................................................... tại kết quả xét nghiệm số: .............../……… ngày ......../......./........ của ........................(2).................. (gửi kèm bản sao, nếu có).

4/ Động vật đã được tiêm phòng vắc xin với các bệnh:

- .....................................................................................tiêm phòng ngày ......./......../……...

- .....................................................................................tiêm phòng ngày ......./......../……..

- .....................................................................................tiêm phòng ngày ......./......../…….

- .....................................................................................tiêm phòng ngày ......./......../…….

5/ Phương tiện vận chuyển, các vật dụng khác có liên quan kèm theo bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y, đã được khử trùng tiêu độc bằng ....................................nồng độ ................trước khi vận chuyển.

Giấy có giá trị đến:
………/.........../…………

…………….., ngày …./…./….

KIỂM DỊCH VIÊN ĐỘNG VẬT
(Ký, ghi rõ họ tên)

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

(1): Đối với động vật làm giống.

(2): Tên cơ quan trả lời kết quả xét nghiệm.

CỤC THÚ Y
DEPARTMENT OF ANIMAL HEALTH
TÊN CƠ QUAN KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT
NAME OF ANIMAL HEALTH ORGANIZATION

-------

NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM

---------------

Mẫu 13a

Form:

GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT XUẤT KHẨU
ANIMAL HEATH CERTIFICATE FOR EXPORT
Số: ………../CN-KDĐVXK
Number:

Tên, địa chỉ người xuất hàng: ...................................................................................…………...

Name and address of exporter:

...................................................................................................................................…………..

Tel: ……………………… Fax: …………………………. Email: .........................…………..

Nơi xuất phát của động vật:.......................................................................................…………..

Place of origin of the animal/s:

I. MÔ TẢ CHI TIẾT HÀNG

IDENTIFICATION OF THE ANIMAL/S

Số hiệu
Official mark

Giống
Breed

Tính biệt
Sex

Tuổi
Age

Tổng số: ....................................................................................................................…………..

Total:

II. XUẤT ĐI

DESTINATION OF THE ANIMAL/S

Nước nhập hàng: ……………………………. Phương tiện vận chuyển: ................…………..

Country of destination:                                  Means of transport:

Tên, địa chỉ người nhận hàng: ..................................................................................………….

Name and address of consignee:

...................................................................................................................................…………

CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH

HEALTH CERTIFICATE

Tôi, bác sĩ thú y ký tên dưới đây chứng nhận số động vật trên đã được kiểm tra:

I, the undersigned official Veterinarian certify that the animal/s described above was/were examined:

a/ Không có biểu hiện lâm sàng bệnh truyền nhiễm trong ngày xuất phát.

Showed no clinical sign of contagious diseases on the day of shipment.

b/ Đáp ứng được các yêu cầu sau:

Satisfies/satisfy the following requirements:

...................................................................................................................................…………..

...................................................................................................................................…………..

Giấy có giá trị đến:
………/.........../…………
Valid up to

Giấy này làm tại …………….. ngày …./…./….
Issued at                                  on

Bác sĩ thú y(Ký, ghi rõ họ tên)
Veterinarian (Signature, full name)

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
DIRECTOR(Signature, stamp, full name)

PHỤ LỤC VIIa

MÃ SỐ CỦA CHI CỤC CÓ CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH THÚ Y CẤP TỈNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

STT

Tên tỉnh, thành phố

Mã số

STT

Tên tỉnh, thành phố

Mã số

1

Hà Nội

01

33

Thừa Thiên - Huế

33

2

Tp. Hồ Chí Minh

02

34

Quảng Nam

34

3

Đà Nẵng

03

35

Quảng Ngãi

35

4

Hải Phòng

04

36

Kon Tum

36

5

Quảng Ninh

05

37

Gia Lai

37

6

Lạng Sơn

06

38

Bình Định

38

7

Cao Bằng

07

39

Phú Yên

39

8

Hà Giang

08

40

Đăk Lăk

40

9

Lào Cai

09

41

Lâm Đồng

41

10

Lai Châu

10

42

Khánh Hoà

42

11

Sơn La

11

43

Ninh Thuận

43

12

Yên Bái

12

44

Bình Thuận

44

13

Tuyên Quang

13

45

Đồng Nai

45

14

Bắc Kạn

14

46

Bình Dương

46

15

Thái Nguyên

15

47

Bình Phước

47

16

Bắc Giang

16

48

Tây Ninh

48

17

Bắc Ninh

17

49

Bà Rịa-Vũng Tàu

49

18

Hải Dương

18

50

Long An

50

19

Vĩnh phúc

19

51

Tiền Giang

51

20

Phú Thọ

20

52

Đồng Tháp

52

21

Hoà Bình

21

53

An Giang

53

22

Hậu Giang

22

54

Kiên Giang

54

23

Hưng Yên

23

55

Cần Thơ

55

24

Thái Bình

24

56

Vĩnh Long

56

25

Nam Định

25

57

Bến Tre

57

26

Hà Nam

26

58

Trà Vinh

58

27

Ninh Bình

27

59

Sóc Trăng

59

28

Thanh Hoá

28

60

Bạc Liêu

60

29

Nghệ An

29

61

Cà Mau

61

30

Hà Tĩnh

30

62

Điện Biên

62

31

Quảng Bình

31

63

Đăk Nông

63

32

Quảng Trị

32

PHỤ LỤC VIIb

MÃ SỐ CỦA CÁC CƠ QUAN KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT CỬA KHẨU THUỘC CỤC THÚ Y
(Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

STT

Tên cơ quan kiểm dịch động vật

Mã số

1

Chi cục Thú y vùng50 II

A

2

Chi cục Thú y vùng51 I

B

3

Chi cục Thú y vùng52 III

C

4

Chi cục Thú y vùng53 IV

D

5

Chi cục Thú y vùng54 VI

E

6

Chi cục Thú y vùng55 VII

G

7

Chi cục Thú y vùng56 V

H

8

Chi cục Kiểm dịch động vật vùng Lạng Sơn

I

9

Chi cục Kiểm dịch động vật vùng Lào Cai

K

10

Chi cục Kiểm dịch động vật vùng Quảng Ninh

L

PHỤ LỤC VIIc

NIÊM PHONG PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN, VẬT DỤNG CHỨA ĐỰNG ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. Dây niêm phong: Dây niêm phong bảo đảm có độ dẻo, dai, có hình dáng tương tự như sau:

2. Ghi thông tin trên dây niêm phong:

a) Hàng trên:

- Mã số chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh, mã số cơ quan kiểm dịch động vật thuộc Cục Thú y

- Năm vận chuyển (ghi 2 chữ số cuối, ví dụ năm 2016 ghi là: 16)

b) Hàng dưới:

Số dây niêm phong, gồm 6 chữ số thứ tự từ 000001 đến 999999.

3. Trường hợp sử dụng phương pháp niêm phong khác, phải bảo đảm đầy đủ thông tin như trong mục 2 phụ lục VIIc ban hành kèm theo Thông tư này.

PHỤ LỤC VIII

MẪU THẺ TAI, SĂM TAI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. Mẫu thẻ tai sử dụng cho gia súc vận chuyển trong nước:

a) Mẫu thẻ tai:

Hình 1

Thẻ tai màu xanh dùng cho gia súc vận chuyển trong nước
(có kích thước: Chiều rộng là 4 cm và chiều cao là 5 cm)

Hình 2

Mẫu thẻ tai dùng cho gia súc do Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y tỉnh Hòa Bình cấp

- 21 là mã số của tỉnh Hòa Bình;

- 03 là mã số của 1 huyện của tỉnh Hòa Bình (nơi xuất phát của gia súc hoặc nơi nuôi cách ly gia súc);

- 16 là số viết tắt của năm 2016 (năm cấp thẻ tai);

- 000009 là số hiệu của gia súc (được tính từ 000001 đến 999999).

b) Hình mẫu chữ số của dụng cụ để xăm trên da ở mặt ngoài, phía dưới tai của lợn:

Hình 1a

Hình 1b

c) Mẫu mã số xăm trên da ở mặt ngoài, phía dưới tai của lợn.

Hình 2a

Hình 2b

Ví dụ Ghi chú mã số:

- 21 là mã số của tỉnh Hòa Bình;

- 03 là mã số của 1 huyện của tỉnh Hòa Bình (nơi lợn xuất phát hoặc nơi cách ly để kiểm dịch);

- 16 là số viết tắt của năm 2016 (năm thực hiện việc xăm mã số);

2. Mẫu thẻ tai sử dụng cho gia súc xuất khẩu, nhập khẩu:

a) Mẫu thẻ tai

Hình 3

Thẻ tai màu vàng dùng cho gia súc xuất khẩu, nhập khẩu
(có kích thước: Chiều rộng là 4 cm và chiều cao là 5 cm)

b) Mẫu thẻ tai do cơ quan kiểm dịch động vật thuộc Cục Thú y thực hiện

Hình 4

Mẫu thẻ tai dùng cho gia súc do Chi cục Thú y vùng II cấp

- A là mã số của Chi cục Thú y vùng II;

- 18 là mã số của tỉnh Hải Dương (nơi cách ly gia súc để kiểm dịch xuất khẩu, nhập khẩu hoặc nơi xuất phát đối với gia súc xuất khẩu);

- 16 là số viết tắt của năm 2016 (năm cấp thẻ tai);

- 003689 là số hiệu của gia súc (được tính từ 000001 đến 999999).

c) Mẫu thẻ tai do Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y được ủy quyền thực hiện

Hình 5

Mẫu thẻ tai dùng cho gia súc do Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y An Giang cấp

- 53 là mã số của Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y An Giang được Cục Thú y ủy quyền làm công tác kiểm dịch động vật xuất nhập khẩu;

- 55 là mã số của thành phố Cần Thơ (nơi cách ly gia súc để kiểm dịch xuất khẩu, nhập khẩu hoặc nơi xuất phát đối với gia súc xuất khẩu);

- 16 là số viết tắt của năm 2016 (năm cấp thẻ tai);

- 000456 là số hiệu của gia súc (được tính từ 000001 đến 999999).

3. Trường hợp gia súc nhập khẩu đã được đánh dấu (mã số nhận diện), khi vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh không phải đánh dấu lại.

PHỤ LỤC IX

MẪU BẢNG KÊ MÃ SỐ ĐÁNH DẤU GIA SÚC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

TÊN ĐƠN VỊ

BẢNG KÊ MÃ SỐ ĐÁNH DẤU GIA SÚC
(Kèm theo giấy chứng nhận kiểm dịch động vật số …….
cấp ngày     tháng     năm 20….)

STT

Tên loài

Mã số, số hiệu của gia súc

Số lượng
(con)

Ghi chú

Tổng số

KIỂM DỊCH VIÊN ĐỘNG VẬT
(Ký tên, ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

Trường hợp đàn gia súc cùng loài, có cùng mã số tỉnh, huyện, năm cấp thẻ tai và có số hiệu theo thứ tự liên tục thì có thể ghi mã số, số hiệu từ số đầu đến số cuối.

Ví dụ:

STT

Tên loài

Mã số, số hiệu của gia súc

Số lượng
(con)

Ghi chú

1

Trâu

21.03/16 000009

1

2

Trâu

Từ 21.03/16 000121 đến 21.03/16 000136

16

3

Từ 21.03/16 000137 đến 21.03/16 000142

6

KIỂM DỊCH VIÊN ĐỘNG VẬT
(Ký tên, ghi rõ họ tên)

PHỤ LỤC X

BIỂU MẪU ĐỂ QUẢN LÝ CÁC CƠ SỞ ĐÃ ĐƯỢC CÔNG NHẬN AN TOÀN DỊCH BỆNH, HOẶC ĐÃ ĐƯỢC GIÁM SÁT DỊCH BỆNH HOẶC ĐÃ ĐƯỢC PHÒNG BỆNH BẰNG VẮC XIN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. Đối với trâu, bò

STT

Tên cơ sở và địa chỉ

Tên bệnh

Các bệnh đã được công nhận an toàn dịch bệnh

Hoặc các bệnh đã được giám sát không có mầm bệnh

Hoặc các bệnh đã được phòng bệnh bằng vắc xin và còn miễn dịch bảo hộ

Ngày cấp giấy

Ngày hết hạn

Thời gian thực hiện giám sát

Kết quả giám sát

Thời gian phòng bệnh bằng vắc xin

Thời gian hết miễn dịch bảo hộ

1

Lở mồm long móng (**)

Lao bò (*)

Sảy thai truyền nhiễm (*)

Xoắn khuẩn (*)

Tụ huyết trùng (*)

Tiên mao trùng (*)

Biên trùng (*)

Lê dạng trùng (*)

(*): Áp dụng đối với động vật làm giống (riêng đối với Bệnh lao chỉ thực hiện trên bò giống, bò sữa); Lê dạng trùng chỉ trên bò

(**): Áp dụng chung đối với động vật để làm giống và giết mổ

2. Bệnh đối với lợn

STT

Tên cơ sở

Tên bệnh

Các bệnh đã được công nhận an toàn dịch bệnh

Hoặc các bệnh đã được giám sát không có mầm bệnh

Hoặc các bệnh đã được phòng bệnh bằng vắc xin và còn miễn dịch bảo hộ

Ngày cấp giấy

Ngày hết hạn

Thời gian thực hiện giám sát

Kết quả giám sát

Thời gian phòng bệnh bằng vắc xin

Thời gian hết miễn dịch bảo hộ

1.

Lở mồm long móng (**)

Dịch tả lợn (*)

Sảy thai truyền nhiễm (*)

Xoắn khuẩn (*)

Tai xanh (*)

(*): Áp dụng đối với động vật làm giống

(**): Áp dụng chung đối với động vật để làm giống và giết mổ.

3. Bệnh đối với dê, cừu

STT

Tên cơ sở

Tên bệnh

Các bệnh đã được công nhận an toàn dịch bệnh

Hoặc các bệnh đã được giám sát không có mầm bệnh

Hoặc các bệnh đã được phòng bệnh bằng vắc xin và còn miễn dịch bảo hộ

Ngày cấp giấy

Ngày hết hạn

Thời gian thực hiện giám sát

Kết quả giám sát

Thời gian phòng bệnh bằng vắc xin

Thời gian hết miễn dịch bảo hộ

Lở mồm long móng (*)

Sảy thai truyền nhiễm (*)

Xoắn khuẩn(*)

Đậu (*)

(*): Áp dụng đối với động vật làm giống

4. Bệnh đối với ngựa

STT

Tên cơ sở

Tên bệnh

Các bệnh đã được công nhận an toàn dịch bệnh

Hoặc các bệnh đã được giám sát không có mầm bệnh

Hoặc các bệnh đã được phòng bệnh bằng vắc xin và còn miễn dịch bảo hộ

Ngày cấp giấy

Ngày hết hạn

Thời gian thực hiện giám sát

Kết quả giám sát

Thời gian phòng bệnh bằng vắc xin

Thời gian hết miễn dịch bảo hộ

Tiên mao trùng (*)

(*): Áp dụng đối với động vật làm giống

5. Bệnh đối với gà, đà điểu, chim cút, bồ câu

STT

Tên cơ sở

Tên bệnh

Các bệnh đã được công nhận an toàn dịch bệnh

Hoặc các bệnh đã được giám sát không có mầm bệnh

Hoặc các bệnh đã được phòng bệnh bằng vắc xin và còn miễn dịch bảo hộ

Ngày cấp giấy

Ngày hết hạn

Thời gian thực hiện giám sát

Kết quả giám sát

Thời gian phòng bệnh bằng vắc xin

Thời gian hết miễn dịch bảo hộ

Cúm gia cầm độc lực cao (**)

Niu-cát-xơn(*)

(*): Áp dụng đối với động vật làm giống

(**): Áp dụng chung đối với động vật để làm giống và giết mổ

6. Bệnh đối với vịt, ngan, ngỗng

STT

Tên cơ sở

Tên bệnh

Các bệnh đã được công nhận ATDB

Hoặc các bệnh đã được giám sát không có mầm bệnh

Hoặc các bệnh đã được phòng bệnh bằng vắc xin và còn miễn dịch bảo hộ

Ngày cấp giấy

Ngày hết hạn

Thời gian thực hiện giám sát

Kết quả giám sát

Thời gian phòng bệnh bằng vắc xin

Thời gian hết miễn dịch bảo hộ

Cúm gia cầm độc lực cao(**)

Dịch tả vịt (*)

(*): Áp dụng đối với động vật làm giống

(**): Áp dụng chung đối với động vật để làm giống và giết mổ

Ghi chú:

Cơ quan kiểm dịch động vật nội địa lập danh sách các cơ sở chăn nuôi; cơ sở thu gom, kinh doanh động vật trên cạn theo Biểu mẫu này để làm cơ sở thực hiện việc kiểm dịch vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trên cạn ra khỏi địa bàn cấp tỉnh.

PHỤ LỤC XI

CÁC BỆNH PHẢI XÉT NGHIỆM, CHỈ TIÊU KIỂM TRA VÀ SỐ LƯỢNG MẪU LẤY ĐỂ KIỂM TRA, XÉT NGHIỆM ĐỐI VỚI ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT VẬN CHUYỂN RA KHỎI ĐỊA BÀN CẤP TỈNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

I. Động vật:

1. Bảng 1: Các bệnh phải xét nghiệm đối với động vật

TT

Tên bệnh

Loại động vật

Mục đích

1

Lở mồm long móng

Trâu, bò, dê, cừu, lợn

Làm giống, giết mổ

2

Dịch tả lợn

Lợn

Làm giống

3

Cúm gia cầm thể độc lực cao

Gà, vịt, ngan, ngỗng, chim

Làm giống, giết mổ

4

Niu-cát-xơn

Làm giống

557

Dịch tả lợn Châu Phi

Lợn

Làm giống, giết mổ

2. Quy định về việc giám sát định kỳ:

a) Đối với các cơ sở chăn nuôi chưa được công nhận an toàn dịch bệnh, chưa được giám sát dịch bệnh định kỳ theo quy định hoặc chưa được phòng bệnh bằng vắc xin hoặc đã được phòng bệnh bằng vắc xin nhưng không còn miễn dịch bảo hộ: Lấy mẫu giám sát định kỳ 6 tháng 1 lần; đối với cơ sở thu gom, kinh doanh động vật: Lấy mẫu giám sát định kỳ 3 tháng 1 lần.

Trường hợp, chủ cơ sở không thực hiện việc giám sát định kỳ thì cơ quan kiểm dịch động vật nội địa lấy mẫu kiểm tra các chỉ tiêu theo từng lô hàng.

b) Số lượng mẫu lấy giám sát theo tỷ lệ lưu hành bệnh ước đoán là 10 % theo hướng dẫn tại Bảng 2 của Phụ lục này.

c) Căn cứ vào kết quả giám sát định kỳ mầm bệnh và kiểm tra lâm sàng động vật trước khi vận chuyển động vật ra khỏi địa bàn cấp tỉnh, nếu động vật khỏe mạnh không mang mầm bệnh thì cơ quan kiểm dịch động vật nội địa cấp giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển động vật hoặc sản phẩm của loại động vật đó ra khỏi địa bàn cấp tỉnh.

2. Bảng 2: Số lượng mẫu lấy để kiểm tra, xét nghiệm

Tổng đàn

Tỷ lệ mắc bệnh dự đoán

0,1%

0,5%

1%

2%

5%

10%

20%

50

50

50

48

48

35

22

12

100

100

100

96

78

45

25

13

200

200

190

155

105

51

27

14

500

500

349

225

129

56

28

14

1.000

950

450

258

138

57

29

14

5.000

2253

564

290

147

59

29

14

10.000

2588

581

294

148

59

29

14

> 10.000

2995

598

299

149

59

29

14

II. Sản phẩm động vật:

Sản phẩm động vật dùng làm thực phẩm: Thịt gia súc, gia cầm tươi sống.

Kiểm tra vi sinh vật gây ô nhiễm: Lấy mẫu, xét nghiệm định kỳ hàng tháng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm.

PHỤ LỤC XII

CÁC BỆNH PHẢI XÉT NGHIỆM, CÁC CHỈ TIÊU KIỂM TRA ĐỐI VỚI ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT NHẬP KHẨU VÀ SỐ LƯỢNG MẪU LẤY ĐỂ KIỂM TRA, XÉT NGHIỆM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

I. Động vật:

1. Bảng 1: Các bệnh phải xét nghiệm đối với động vật nhập khẩu

TT

Tên bệnh

Loại động vật

Mục đích sử dụng

1

Lở mồm long móng

Trâu, bò, dê, cừu, lợn

Làm giống hoặc giết mổ

2

Xoắn khuẩn

Trâu, bò, dê, cừu, lợn

Làm giống hoặc giết mổ

3

Sẩy thai truyền nhiễm

Trâu, bò, dê, cừu, lợn

Làm giống hoặc giết mổ

4

Lao

Trâu, bò

Làm giống hoặc giết mổ

5

Lưỡi xanh

Trâu, bò, dê, cừu

Làm giống

6

Tiên mao trùng

Trâu, bò

Làm giống

7

Lê dạng trùng

Trâu, bò

Làm giống

8

Biên trùng

Trâu, bò

Làm giống

958

Dịch tả loài nhai lại nhỏ

Dê, cừu

Làm giống hoặc làm cảnh hoặc giết mổ

10

Dịch tả lợn

Lợn

Làm giống

11

Bệnh tiêu chảy cấp ở lợn

Lợn

Làm giống

12

Suyễn lợn

Lợn

Làm giống

13

Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp (PRRS)

Lợn

Làm giống

1459

Dịch tả lợn Châu Phi

Lợn

Làm giống hoặc làm cảnh hoặc giết mổ

1560

Cúm gia cầm thể độc lực cao

Gà, vịt, ngan, ngỗng, thiên nga, chim

Làm giống hoặc làm cảnh hoặc giết mổ

16

Bạch lỵ

Gà, vịt, ngan, ngỗng

Làm giống

17

Ho thở mạn tính (CRD)

Làm giống

18

Dịch tả vịt

Vịt, ngan, ngỗng

Làm giống

19

Viêm gan do virút

Vịt

Làm giống

20

Niu-cát-xơn

Làm giống

2161

Viêm da nổi cục

Trâu, bò

Làm giống hoặc làm cảnh hoặc giết mổ

* Ghi chú:62

- Căn cứ tình hình dịch bệnh của nước xuất khẩu, Cục Thú y hướng dẫn chỉ tiêu bệnh cần xét nghiệm để kiểm dịch.

- Trường hợp phát hiện bệnh mới chưa được quy định tại Bảng 1 mục I của Phụ lục này, Cục Thú y báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, quyết định chỉ tiêu kiểm dịch đối với bệnh mới.

- Mẫu được lấy ngẫu nhiên theo lô hàng; số lượng mẫu theo tỷ lệ lưu hành bệnh ước đoán là 5% (theo Bảng 2 của Phụ lục này).

- Căn cứ triệu chứng lâm sàng, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu lấy mẫu xét nghiệm để kiểm tra tác nhân gây bệnh theo quy định tại Phụ lục III.

2. Bảng 2: Số lượng mẫu lấy để kiểm tra, xét nghiệm

Tổng đàn

Tỷ lệ mắc bệnh dự đoán

0,1%

0,5%

1%

2%

5%

10%

20%

50

50

50

48

48

35

22

12

100

100

100

96

78

45

25

13

200

200

190

155

105

51

27

14

500

500

349

225

129

56

28

14

1.000

950

450

258

138

57

29

14

5.000

2253

564

290

147

59

29

14

10.000

2588

581

294

148

59

29

14

> 10.000

2995

598

299

149

59

29

14

II. Sản phẩm động vật nhập khẩu:

1.63 Sản phẩm động vật sử dụng làm thực phẩm:

a) Đối với nhóm sản phẩm động vật có nguy cơ cao:

Lấy mẫu từng lô hàng để kiểm tra, xét nghiệm các chỉ tiêu theo quy định tại điểm c khoản 1 phần II của Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư này.

Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu lấy mẫu tại cửa khẩu, kiểm tra thực trạng hàng hóa, cấp Giấy chứng nhận vận chuyển (Mẫu 14b) để chủ hàng vận chuyển hàng về kho theo đề nghị của chủ hàng (kho phải đủ điều kiện vệ sinh thú y); chủ hàng phải chịu trách nhiệm vận chuyển, bảo quản hàng hóa trong khi chờ thực hiện kiểm dịch. Trường hợp hàng hóa là sản phẩm động vật không thể lấy mẫu tại cửa khẩu thì cơ quan kiểm dịch cửa khẩu thực hiện lấy mẫu kiểm dịch tại kho bảo quản.

Riêng đối với sản phẩm động vật đông lạnh phải được lưu giữ tại khu vực cửa khẩu đến khi có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu.

b) Đối với nhóm sản phẩm động vật có nguy cơ thấp:

Lấy mẫu kiểm tra, xét nghiệm các chỉ tiêu theo quy định tại điểm c khoản 1 phần II của Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư này.

Tần suất lấy mẫu như sau: Cứ 05 lô hàng lấy mẫu của 01 lô hàng ngẫu nhiên để kiểm tra, xét nghiệm; nếu phát hiện 01 lần vi phạm thì lấy mẫu liên tiếp 03 lô hàng để kiểm tra, xét nghiệm; nếu kết quả kiểm tra 03 lần liên tiếp đạt yêu cầu thì áp dụng tần suất 05 lô hàng sẽ lấy mẫu của 01 lô hàng ngẫu nhiên để kiểm tra, xét nghiệm.

Việc lấy mẫu kiểm dịch, kiểm tra thực trạng hàng hóa được thực hiện tại cửa khẩu hoặc kho hàng của chủ hàng đáp ứng được yêu cầu (nếu có đề nghị của chủ hàng); chủ hàng phải chịu trách nhiệm vận chuyển, bảo quản hàng hóa trong khi chờ thực hiện kiểm dịch.

Trường hợp lô hàng không phải lấy mẫu kiểm tra, trong thời gian 01 ngày làm việc, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu chỉ kiểm tra hồ sơ, nếu đạt yêu cầu thì cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch nhập khẩu. Chủ hàng phải chịu trách nhiệm đối với hàng hóa nhập khẩu.

c)64 Tác nhân gây bệnh:

Loại sản phẩm

Kiểm tra tác nhân gây bệnh

I. Nhóm nguy cơ cao

1. Thịt, phủ tạng, phụ phẩm và sản phẩm thịt đông lạnh/ướp lạnh/sơ chế của trâu, bò, dê, cừu.

Lở mồm long móng, Sảy thai truyền nhiễm

2. Thịt, phủ tạng, phụ phẩm và sản phẩm thịt đông lạnh/ướp lạnh/sơ chế của lợn.

Lở mồm long móng, Dịch tả lợn Châu Phi

3. Thịt, phủ tạng, phụ phẩm và sản phẩm thịt đông lạnh/ướp lạnh/sơ chế của gia cầm, chim.

Cúm gia cầm thể độc lực cao, Niu-cát-xơn

4. Thịt, phủ tạng, phụ phẩm và sản phẩm thịt đông lạnh/ướp lạnh/sơ chế của các loài động vật khác không thuộc quy định tại điểm 1, 2 và 3 của nhóm nguy cơ cao.

Chỉ tiêu kiểm dịch theo thỏa thuận giữa Việt Nam và nước xuất khẩu

5. Sữa tươi nguyên liệu.

Lở mồm long móng, Sảy thai truyền nhiễm

6. Trứng gia cầm tươi.

Salmonella spp.

7. Tổ yến chưa chế biến.

Cúm gia cầm thể độc lực cao

II. Nhóm nguy cơ thấp

1. Thịt, phủ tạng, phụ phẩm và sản phẩm thịt chế biến của trâu, bò, dê, cừu.

Lở mồm long móng

2. Thịt, phủ tạng, phụ phẩm và sản phẩm thịt chế biến của lợn.

Lở mồm long móng, Dịch tả lợn Châu Phi

3. Thịt, phủ tạng, phụ phẩm và sản phẩm thịt chế biến của gia cầm, chim.

Cúm gia cầm thể độc lực cao, Niu-cát-xơn

4. Thịt, phủ tạng, phụ phẩm và sản phẩm thịt chế biến của các loài động vật khác không thuộc quy định tại điểm 1, 2 và 3 của nhóm nguy cơ thấp.

Chỉ tiêu kiểm dịch theo thỏa thuận giữa Việt Nam và nước xuất khẩu

5. Sữa và sản phẩm sữa chế biến.

Salmonella spp.

6. Trứng và sản phẩm trứng chế biến.

Salmonella spp.

Việc lấy mẫu theo tần suất được áp dụng trên tổng số lô hàng nhập khẩu tính từ ngày 01 tháng 01 đến 31 tháng 12 trong cùng 01 (một) năm; lấy mẫu, xét nghiệm tác nhân gây bệnh được áp dụng theo các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam, quy định quốc tế.

Căn cứ thực trạng hàng hóa, tình hình dịch bệnh động vật của nước xuất khẩu để kiểm tra tác nhân gây bệnh theo Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.

d)65 (được bãi bỏ)

2.66 Thức ăn, nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi, thủy sản có nguồn gốc động vật nhập khẩu:

a)67 Tác nhân gây bệnh

a1) Đối với sản phẩm động vật trên cạn làm thức ăn chăn nuôi, thủy sản:

STT

Loại sản phẩm

Kiểm tra tác nhân gây bệnh

1

Sản phẩm có nguồn gốc từ loài nhai lại

Lở mồm long móng

2

Sản phẩm có nguồn gốc từ lợn

Lở mồm long móng, Dịch tả lợn Châu Phi

3

Sản phẩm có nguồn gốc từ gia cầm

Cúm gia cầm thể độc lực cao, Niu-cát- xơn

a2) Đối với động vật, sản phẩm động vật thủy sản làm thức ăn chăn nuôi, thủy sản:

STT

Loại sản phẩm

Kiểm tra tác nhân gây bệnh

1

Động vật, sản phẩm động vật thủy sản

Căn cứ tình hình dịch bệnh của nước xuất khẩu, Cục Thú y hướng dẫn chỉ tiêu bệnh cần xét nghiệm theo quy định tại mục A (động vật thủy sản), mục B (sản phẩm động vật thủy sản) Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản.

b)68 Tần suất lấy mẫu

b1) Đối với thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung, thức ăn thủy sản thành phẩm: 05 lô hàng lấy mẫu 01 lô hàng để kiểm tra tác nhân gây bệnh quy định tại điểm a khoản này.

b2) Đối với nguyên liệu có nguồn gốc từ động vật để sản xuất thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản: lấy mẫu từng lô hàng kiểm tra tác nhân gây bệnh quy định tại điểm a khoản này.

b3) Đối với thức ăn, nguyên liệu quy định tại điểm b1 và b2 khoản này có nhiều thành phần từ sản phẩm của các loài động vật khác nhau, lấy mẫu kiểm tra không quá 02 chỉ tiêu tác nhân gây bệnh tương ứng theo quy định tại điểm a khoản này.

b4) Việc lấy mẫu, xét nghiệm tác nhân gây bệnh được áp dụng theo các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam, quy định quốc tế.

c) Kiểm tra ADN loài nhai lại đối với nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, thủy sản/thức ăn thành phẩm có chứa sản phẩm động vật từ các nước có nguy cơ bệnh Bò điên hoặc khi có yêu cầu giám định;

d)69(được bãi bỏ);

đ) Đối với sản phẩm động vật không phải kiểm tra ADN loài nhai lại, trường hợp chủ hàng có đề nghị đưa hàng về kho bảo quản (kho bảo quản của chủ hàng phải bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y), cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu lấy mẫu tại cửa khẩu, kiểm tra thực trạng hàng hóa, cấp Giấy chứng nhận vận chuyển (Mẫu 14b) để chủ hàng vận chuyển hàng về kho hoặc việc lấy mẫu có thể thực hiện tại kho bảo quản; chủ hàng phải chịu trách nhiệm trong việc vận chuyển, bảo quản hàng hóa và không được đưa hàng vào tiêu thụ khi lô hàng chưa có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu;

e) Đối với nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, thủy sản/thức ăn thành phẩm có chứa sản phẩm động vật phải kiểm tra ADN loài nhai lại phải được lưu giữ tại khu vực cửa khẩu đến khi có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu.

III.70(được bãi bỏ)

IV.71 Nội dung kiểm dịch đối với sản phẩm động vật trên cạn nhập khẩu làm nguyên liệu gia công, chế biến hàng xuất khẩu như sau:

1. Kiểm tra hồ sơ kiểm dịch, nội dung Giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan thú y có thẩm quyền nước xuất khẩu cấp cho lô hàng.

2. Kiểm tra thực trạng hàng hóa.

3. Lấy mẫu để kiểm tra các chỉ tiêu tác nhân gây bệnh như sau:

a) Đối với thịt gà, thịt vịt, thịt ngan, thịt ngỗng và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của gà, vịt, ngan, ngỗng: Lấy mẫu kiểm tra tác nhân gây bệnh Cúm gia cầm thể độc lực cao (các chủng H5-, H7-);

b) Đối với thịt lợn và sản phẩm ăn được sau giết mổ của lợn: Lấy mẫu kiểm tra tác nhân gây bệnh: Xoắn khuẩn, Giun xoắn, Dịch tả lợn châu Phi (đối với các quốc gia, vùng lãnh thổ có dịch bệnh);

c) Đối với thịt trâu, bò, dê, cừu và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của trâu, bò, dê, cừu: Lấy mẫu kiểm tra tác nhân gây bệnh Xoắn khuẩn.

4. Tần suất và số mẫu lấy kiểm tra: Cứ 06 lô hàng thì lấy 03 mẫu của 01 lô hàng để kiểm tra.

5. Trường hợp các lô hàng thuộc diện chỉ kiểm tra hồ sơ kiểm dịch, nội dung Giấy chứng nhận kiểm dịch, thực trạng hàng hóa: Nếu kiểm tra thực trạng hàng hóa phát hiện không đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y thì lấy mẫu để kiểm tra các chỉ tiêu vệ sinh thú y.

6. Xử lý kết quả kiểm tra: Được thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành.

Căn cứ tình hình dịch bệnh động vật của nước xuất khẩu, các yếu tố nguy cơ cần kiểm soát theo quy định, Cục Thú y sẽ hướng dẫn điều chỉnh, bổ sung các chỉ tiêu kiểm tra.

V.72LẤY MẪU XÉT NGHIỆM ĐỂ KIỂM DỊCH

1. Đối với động vật nhập khẩu theo quy định tại Bảng 1 mục I của Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư này: gộp 05 mẫu đơn thành 01 mẫu để xét nghiệm tác nhân gây bệnh.

2. Đối với sản phẩm động vật nhập khẩu theo quy định tại mục II của Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư này:

a) Lô hàng có 01 đến 02 mặt hàng: lấy mẫu tất cả các mặt hàng; mỗi mặt hàng lấy 05 mẫu đơn và gộp thành 01 mẫu xét nghiệm tác nhân gây bệnh;

b) Lô hàng có từ 03 mặt hàng trở lên: lấy mẫu 03 mặt hàng có số lượng/ khối lượng lớn nhất; mỗi mặt hàng lấy 05 mẫu đơn và gộp thành 01 mẫu xét nghiệm tác nhân gây bệnh.

3. Nguyên tắc gộp mẫu xét nghiệm: chỉ gộp mẫu đơn cùng chủng loại, cùng loài động vật, cùng lô hàng, cùng quốc gia, vùng lãnh thổ.

4. Trường hợp không thể gộp mẫu để xét nghiệm theo mẫu gộp, xét nghiệm các tác nhân gây bệnh theo mẫu đơn.

5. Khi phát hiện lô hàng sản phẩm động vật nhập khẩu không đạt yêu cầu về cảm quan, lấy mẫu kiểm tra các chỉ tiêu lý hóa, vi sinh vật gây hại, tác nhân gây bệnh theo các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn tương ứng của Việt Nam, quy định quốc tế.

PHỤ LỤC XIII

KIỂM SOÁT TRONG HOẠT ĐỘNG BẢO QUẢN, VẬN CHUYỂN, MUA BÁN, TIÊU THỤ SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT SAU NHẬP KHẨU ĐỂ LÀM THỰC PHẨM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. Yêu cầu vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm trong bảo quản, chia nhỏ, đóng gói lại sản phẩm động vật sau nhập khẩu để làm thực phẩm:

Thực hiện theo Chương IV Luật Thú y và Luật an toàn thực phẩm.

2. Kiểm soát vận chuyển, mua bán sản phẩm động vật nhập khẩu

a) Đối với lô hàng nhập khẩu sau khi đã được cấp giấy chứng nhận kiểm dịch nhập khẩu của cơ quan kiểm dịch động vật nhập khẩu, sau đó chia nhỏ, đóng gói lại để vận chuyển sang tỉnh khác, cơ quan kiểm dịch động vật nội địa thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật Thú y;

b) Trường hợp khi chia nhỏ, đóng gói lại phát hiện sản phẩm động vật nhập khẩu không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y hoặc phát hiện tình trạng bảo quản sản phẩm động vật không đạt yêu cầu, cơ quan kiểm dịch động vật nội địa tổ chức lấy mẫu, xét nghiệm; nếu xét nghiệm đạt yêu cầu thì cấp giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển; nếu không đạt yêu cầu thì xử lý theo quy định hoặc chuyển mục đích sử dụng khác (làm thức ăn chăn nuôi, làm thức ăn cho cá sấu), Cơ quan kiểm dịch động vật nội địa thông báo cơ quan kiểm dịch động vật nội địa nơi đến để tiếp tục theo dõi, giám sát.



1 Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có căn cứ ban hành như sau:

“Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Luật Thú y số 79/2015/QH13 ngày 19/6/2015;

Căn cứ Nghị định số 39/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 04 năm 2017 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thú y,

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.”

Thông tư số 09/2022/TT-BNNPTNT ngày 19/8/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn, có căn cứ ban hành như sau:

“Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Luật Thú y ngày 19/6/2015;

Căn cứ Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 của Chính phủ về hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi; Căn cứ Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ về hướng dẫn chi tiết Luật Thủy sản; Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thú y;

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn.”

2 Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.

3 Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.

4 Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.

5 Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.

6 Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.

7 Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.

8 Cụm từ “Cơ quan Thú y vùng” được thay đổi bởi cụm từ “Chi cục Thú y vùng” theo quy định tại khoản 17 Điều 1 của Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.

9 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 1 của Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.

10 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 1 của Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.

11 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 1 của Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.

12 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 1 của Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.

13 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 5 Điều 1 của Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.

14 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 5 Điều 1 của Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.

15 Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 6 Điều 1 của Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.

16 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Thông tư số 09/2022/TT-BNNPTNT ngày 19/8/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06 tháng 10 năm 2022.

17 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Thông tư số 09/2022/TT-BNNPTNT ngày 19/8/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06 tháng 10 năm 2022.

18 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Thông tư số 09/2022/TT-BNNPTNT ngày 19/8/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06 tháng 10 năm 2022.

19 Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 7 Điều 1 của Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.

20 Điều này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 3 Điều 3 của Thông tư số 09/2022/TT-BNNPTNT ngày 19/8/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06 tháng 10 năm 2022.

21 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 8 Điều 1 của Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.

22 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 8 Điều 1 của Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.

23 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 8 Điều 1 của Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.

24 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 9 Điều 1 của Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.

25 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 9 Điều 1 của Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.

26 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 9 Điều 1 của Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.

27 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 9 Điều 1 của Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.

28 Điểm này được bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 1 của Thông tư số 09/2022/TT-BNNPTNT ngày 19/8/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06 tháng 10 năm 2022.

29 Các Điều 3, 4 và 5 của Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019 quy định như sau:

Điều 3. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.

2. Trường hợp phần mềm áp dụng trên Cổng thông tin một cửa quốc gia chưa kết nối khi Thông tư này có hiệu lực thi hành thì chủ hàng gửi hồ sơ tới Cục Thú y qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc thư điện tử, fax sau đó gửi hồ sơ gốc hoặc gửi trực tiếp và nhận kết quả qua thư điện tử.

Điều 4. Điều khoản chuyển tiếp

1. Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản có nguồn gốc động vật nhập khẩu thuộc diện phải kiểm dịch động vật nộp tại Tổng cục Thủy sản, Cục Chăn nuôi trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì Tổng cục Thủy sản, Cục Chăn nuôi tiếp tục thực hiện kiểm tra chất lượng.

2. Các trường hợp đã có văn bản đồng ý áp dụng chế độ miễn kiểm tra có thời hạn, kiểm tra giảm có thời hạn của Tổng cục Thủy sản, Cục Chăn nuôi được tiếp tục áp dụng chế độ kiểm tra này đến khi hết hiệu lực của văn bản.

3. Các hồ sơ đề nghị áp dụng chế độ miễn kiểm tra có thời hạn, kiểm tra giảm có thời hạn đã nộp về Tổng cục Thủy sản, Cục Chăn nuôi trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì Tổng cục Thủy sản, Cục Chăn nuôi tiếp tục thực hiện theo quy định của pháp luật.

4. Trong thời gian chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thức ăn chăn nuôi, thủy sản, căn cứ kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản có nguồn gốc động vật nhập khẩu là các tiêu chuẩn công bố áp dụng.

Tổng cục Thủy sản, Cục Chăn nuôi có trách nhiệm xây dựng, trình ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thức ăn chăn nuôi, thủy sản theo quy định của pháp luật và phải có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2020.

Điều 5. Trách nhiệm thi hành

1. Cục trưởng Cục Thú y, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuỷ sản, Cục trưởng Cục Chăn nuôi và Thủ trưởng các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét, sửa đổi, bổ sung./.”

Điều 3 của Thông tư số 09/2022/TT-BNNPTNT ngày 19/8/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06 tháng 10 năm 2022 quy định như sau:

Điều 3. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06 tháng 10 năm 2022.

2. Hồ sơ đăng ký, khai báo kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn; kiểm dịch và kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản có nguồn gốc động vật nhập khẩu trước thông quan đối với lô hàng vừa phải kiểm dịch sản phẩm động vật vừa phải kiểm tra nhà nước về chất lượng đã nộp trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì thực hiện theo quy định của pháp luật tại thời điểm nộp hồ sơ.

3. Bãi bỏ Điều 12 Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

4. Bãi bỏ Điều 2 Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

5. Cục trưởng Cục Thú y và Thủ trưởng các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Cục Thú y) để xem xét, quyết định./.”

30 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 10 Điều 1 của Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.

31 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 10 Điều 1 của Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.

32 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 10 Điều 1 của Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.

33 Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 11 Điều 1 của Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.

34 Mục này được sửa đổi theo quy định tại khoản 12 Điều 1 của Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.

35 Cụm từ “Giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật nhập khẩu không dùng làm thực phẩm” được thay thế bởi cụm từ “Giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật nhập khẩu” theo quy định tại điểm b khoản 13 Điều 1 của Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.

36 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại điểm d khoản 13 Điều 1 của Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.

37 Khoản này được bổ sung theo quy định tại điểm c khoản 13 Điều 1 của Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.

38 Cụm từ “Chứng minh nhân dân số” được thay thế bởi cụm từ “Số chứng minh nhân dân/Số Hộ chiếu/Số định danh cá nhân” theo quy định tại điểm a khoản 13 Điều 1 của Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.

39 Cụm từ “Chứng minh nhân dân số” được thay thế bởi cụm từ “Số chứng minh nhân dân/Số Hộ chiếu/Số định danh cá nhân” theo quy định tại điểm a khoản 13 Điều 1 của Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.

40 Cụm từ “số Giấy chứng minh nhân dân số” được thay thế bởi cụm từ “Số chứng minh nhân dân/Số Hộ chiếu/Số định danh cá nhân” theo quy định tại điểm a khoản 13 Điều 1 của Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.

41 Cụm từ “Chứng minh nhân dân số” được thay thế bởi cụm từ “Số chứng minh nhân dân/Số Hộ chiếu/Số định danh cá nhân” theo quy định tại điểm a khoản 13 Điều 1 của Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.

42 Cụm từ “Chứng minh nhân dân số” được thay thế bởi cụm từ “Số chứng minh nhân dân/Số Hộ chiếu/Số định danh cá nhân” theo quy định tại điểm a khoản 13 Điều 1 của Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.

43 Cụm từ “Chứng minh nhân dân số” được thay thế bởi cụm từ “Số chứng minh nhân dân/Số Hộ chiếu/Số định danh cá nhân” theo quy định tại điểm a khoản 13 Điều 1 của Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.

44 Cụm từ “Chứng minh nhân dân số” được thay thế bởi cụm từ “Số chứng minh nhân dân/Số Hộ chiếu/Số định danh cá nhân” theo quy định tại điểm a khoản 13 Điều 1 của Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.

45 Cụm từ “Chứng minh nhân dân số” được thay thế bởi cụm từ “Số chứng minh nhân dân/Số Hộ chiếu/Số định danh cá nhân” theo quy định tại điểm a khoản 13 Điều 1 của Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.

46 Cụm từ “Chứng minh nhân dân số” được thay thế bởi cụm từ “Số chứng minh nhân dân/Số Hộ chiếu/Số định danh cá nhân” theo quy định tại điểm a khoản 13 Điều 1 của Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.

47 Tên mẫu 15b được sửa đổi theo quy định tại điểm b khoản 13 Điều 1 của Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.

48 Mẫu 15c được bãi bỏ theo quy định tại điểm d khoản 13 Điều 1 của Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.

49 Mẫu này được thay thế theo quy định tại khoản 1 Điều 2 của Thông tư số 09/2022/TT-BNNPTNT ngày 19/8/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06 tháng 10 năm 2022.

50 Cụm từ “Cơ quan Thú y vùng” được thay đổi bởi cụm từ “Chi cục Thú y vùng” theo quy định tại khoản 17 Điều 1 của Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.

51 Cụm từ “Cơ quan Thú y vùng” được thay đổi bởi cụm từ “Chi cục Thú y vùng” theo quy định tại khoản 17 Điều 1 của Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.

52 Cụm từ “Cơ quan Thú y vùng” được thay đổi bởi cụm từ “Chi cục Thú y vùng” theo quy định tại khoản 17 Điều 1 của Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.

53 Cụm từ “Cơ quan Thú y vùng” được thay đổi bởi cụm từ “Chi cục Thú y vùng” theo quy định tại khoản 17 Điều 1 của Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.

54 Cụm từ “Cơ quan Thú y vùng” được thay đổi bởi cụm từ “Chi cục Thú y vùng” theo quy định tại khoản 17 Điều 1 của Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.

55 Cụm từ “Cơ quan Thú y vùng” được thay đổi bởi cụm từ “Chi cục Thú y vùng” theo quy định tại khoản 17 Điều 1 của Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.

56 Cụm từ “Cơ quan Thú y vùng” được thay đổi bởi cụm từ “Chi cục Thú y vùng” theo quy định tại khoản 17 Điều 1 của Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.

57 Thứ tự này được bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 2 của Thông tư số 09/2022/TT-BNNPTNT ngày 19/8/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06 tháng 10 năm 2022.

58 Thứ tự này được sửa đổi theo quy định tại khoản 3 Điều 2 của Thông tư số 09/2022/TT-BNNPTNT ngày 19/8/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06 tháng 10 năm 2022.

59 Thứ tự này được sửa đổi theo quy định tại khoản 3 Điều 2 của Thông tư số 09/2022/TT-BNNPTNT ngày 19/8/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06 tháng 10 năm 2022.

60 Thứ tự này được sửa đổi theo quy định tại khoản 3 Điều 2 của Thông tư số 09/2022/TT-BNNPTNT ngày 19/8/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06 tháng 10 năm 2022.

61 Thứ tự này được bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 2 của Thông tư số 09/2022/TT-BNNPTNT ngày 19/8/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06 tháng 10 năm 2022.

62 Nội dung này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 2 của Thông tư số 09/2022/TT-BNNPTNT ngày 19/8/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06 tháng 10 năm 2022.

63 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 14 Điều 1 của Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.

64 Điểm này sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 2 của Thông tư số 09/2022/TT-BNNPTNT ngày 19/8/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06 tháng 10 năm 2022.

65 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 7 Điều 2 của Thông tư số 09/2022/TT-BNNPTNT ngày 19/8/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06 tháng 10 năm 2022.

66 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 15 Điều 1 của Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.

67 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 5 Điều 2 của Thông tư số 09/2022/TT-BNNPTNT ngày 19/8/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06 tháng 10 năm 2022.

68 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 5 Điều 2 của Thông tư số 09/2022/TT-BNNPTNT ngày 19/8/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06 tháng 10 năm 2022.

69 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 7 Điều 2 của Thông tư số 09/2022/TT-BNNPTNT ngày 19/8/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06 tháng 10 năm 2022.

70 Mục này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 8 Điều 2 của Thông tư số 09/2022/TT-BNNPTNT ngày 19/8/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06 tháng 10 năm 2022.

71 Mục này được bổ sung theo quy định tại khoản 16 Điều 1 của Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.

72 Mục này được bổ sung theo quy định tại khoản 6 Điều 2 của Thông tư số 09/2022/TT-BNNPTNT ngày 19/8/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06 tháng 10 năm 2022.

MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No.07/VBHN-BNNPTNT

Hanoi, October 4, 2022

 

CIRCULAR

PROVIDING FOR QUANRANTINE OF TERRESTRIAL ANIMALS AND TERRESTRIAL ANIMAL PRODUCTS

Circular No.25/2016/TT-BNNPTNT dated June 30, 2016 of the Minister of Agriculture and Rural Development, providing for quarantine of terrestrial animals and products thereof, entering into force as from August 15, 2016, which is amended and supplemented by:

Circular No. 35/2018/TT-BNNPTNT dated December 25, 2018 of the Minister of Agriculture and Rural Development, prescribing amendments to a number of articles of the Circular No. 25/2016/TT -BNNPTNT dated June 30, 2016 and Circular No. 20/2017/TT-BNNPTNT dated November 10, 2017 of the Minister of Agriculture and Rural Development, coming into force as from February 10, 2019;

Circular No. 09/2022/TT-BNNPTNT dated August 19, 2022 of the Minister of Agriculture and Rural Development, providing for quarantine of terrestrial animals and products thereof.

Pursuant to the Law on Veterinary Medicine dated June 19, 2015;

Pursuant to the Law on Food Safety dated June 17, 2010;

Pursuant to Decree No. 199/2013 / ND-CP dated 26/11/2013 of the Government defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Agriculture and Rural Development;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The Minister of Agriculture and Rural Development herein issues this Circular, providing for the quanrantine of terrestrial animals and products thereof1.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope and subjects of application

1. Scope of regulation

This Circular guides the provisions in Paragraph 3, Article 37 of the Law on Animal Health as follows:

a) The List of terrestrial animals and terrestrial animal products subject to the quarantine; the List of terrestrial animals and terrestrial animal products subject to non-quarantine; the List of terrestrial animals and terrestrial animal products subject to the analysis of risks before imported into Vietnam; the List of subjects of quarantine of terrestrial animals and terrestrial animal products;

b) The content and dossier on quarantine of terrestrial animals and terrestrial animal products transported out of the provincial areas; for export, import, temporary import for re-export, temporary export for re-import, border-gate transfer, bonded warehouse transfer, transit in the territory of Vietnam and terrestrial animals and terrestrial animal products travelling with passengers; marking and issue of code of terrestrial animals, seal of means of transportation and containers of terrestrial animals and terrestrial animal products subject to the quarantine.

1a.2This Circular provides for guidelines on pre-clearance animal quarantine and inspection of quality of animal feeds and aqua feeds (hereinafter referred to as “feeds”) originated from imported animals for shipments subject to animal quarantine and quality inspection by the State.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



This Circular applies to the organizations and individuals pertaining to the production, trading and transportation out of the provincial areas; export, import, temporary import for re-export, temporary export for re-import, border-gate transfer, bonded warehouse transfer, transit in the territory of Vietnam of the terrestrial animals and terrestrial animal products.

2a.3This Circular applies to organizations and individuals relating to pre-clearance animal quarantine and state inspection of quality of feeds originated from imported animals for shipments subject to animal quarantine and quality inspection by the State.”

Article 2. Interpretation

For the purposes of this Circular, terms used herein shall be construed as follows:

1. Place of animal isolation for quarantine refers to a separate area to keep the animals within a definite time for quarantine.

2. Place of isolation for quarantine of animal products refers to the warehouse and containers for storage of commodities within a definite time for quarantine.

3.4 import/export article refers to any animal product of the same category, name, label, producer and packaging material.

4.5Shipment of imported/exported animal products (shipment) refers to the entire animal products of an import/export shipment (in the same bill of lading).A shipment may consist of a single or multiple articles.

5.6 high-risk animal product refers to any raw, chilled, frozen, simply prepared animal product or feeds of undergoing inspection of contamination in products of ruminants.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 3. List of terrestrial animals and terrestrial animal products subject to the quarantine; List of terrestrial animals and terrestrial animal products subject to non quarantine; List of subjects of quarantine of terrestrial animals and terrestrial animal products; List of terrestrial animals and terrestrial animal products subject to the analysis of risks before imported into Vietnam

1. The List of terrestrial animals and terrestrial animal products subject to the quarantine is specified in the Appendix I issued with this Circular.

2. The List of terrestrial animals and terrestrial animal products subject to the non- quarantine is specified in the Appendix II issued with this Circular.

3. The List of subjects of quarantine of terrestrial animals and terrestrial animal products is specified in the Appendix III issued with this Circular.

4. The List of terrestrial animals and terrestrial animal products subject to the analysis of risks before imported into Vietnam is specified in Appendix IV issued with this Circular.

Chapter II

SANITARY AND PHYTOSANITARY CERTIFICATES FOR ANIMALS AND TERRESTRIAL ANIMAL PRODUCTS

Section 1. QUARANTINE OF TERRESTRIAL ANIMALS AND TERRESTRIAL ANIMAL PRODUCTS TRANSPORTED OUT OF THE PROVINCIAL AREAS

Article 4. Quarantine of terrestrial animals transported out of the provincial areas

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. The content of quarantine towards the animals coming from the facilities as stipulated in Paragraph 1, Article 37 of the Law on Animal Health, the domestic animal quarantine body shall:

a) Perform the clinical check;

b) Take specimen for disease testing as stipulated in Appendix XI issued with this Circular;

c) Provide security (tamper evident) seals and ties for the vehicles containing or transporting the animals;

d) Provide instructions and monitor the commodity owners’ disinfection of vehicles containing or transporting the animals;

dd) Issue of Certificate of quarantine;

e) Inform the domestic animal quarantine body of the place of arrival by email or fax of the following information:Certificate of quarantine number, date of issue, amount of commodity, use purpose, plate number of means of transportation;give a notice right after the issue of Certificate of quarantine towards the animals transported for breed and give a notice on a weekly basis towards the animals transported for slaughtering;

g) Where the animals do not ensure the veterinary hygiene requirements, the animal quarantine body shall not issue the Certificate of quarantine and handle the case according to regulations.

3. The content of quarantine towards the animals which come from the facilities which are recognized to have disease free status or are under disease surveillance with free pathogen or receive the prophylactic vaccines which still have the time of protective immunity with the diseases specified in Appendix XI issued with this Circular. The domestic animal quarantine body shall:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Provide instructions and monitor the commodity owners’ disinfection of vehicles containing or transporting the animals;

c) Comply with the provisions specified under Point b, Paragraph 2, Article 39 of the Law on Animal Health;

d) Comply with the provisions specified under Point e, Paragraph 2 of this Article.

4. Quarantine of animals at place of arrival

The domestic animal quarantine body at place of arrival only carries out the quarantine in case of detecting:

a) The animals from other provinces without Certificate of quarantine from the domestic animal quarantine body at place of departure;

b) The invalidity of the Certificate of quarantine of animal;

c) Fraudulent exchange, increase or decrease of animals without permission from the animal quarantine body;

d) The animals with signs of disease or with suspected disease.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Before transporting the animal products out of the provincial areas, the commodity owners must make registration with the animal quarantine body and prepare the application for quarantine registration under the Form No.1, Appendix V issued with this Circular.

2. The content of quarantine towards the animals coming from the facilities as stipulated in Paragraph 1, Article 37 of the Law on Animal Health, the domestic animal quarantine body shall:

a) Check the present condition of commodity; packaging and storage of animal products;

b) Take specimen for disease testing as stipulated in Appendix XI issued with this Circular;

c) Provide security (tamper evident) seals and ties for the vehicles containing or transporting the animal products;

d) Provide instructions and monitor the commodity owners’ disinfection of vehicles containing or transporting the animal products;

dd) Issue of Certificate of quarantine;

e) Where the animal products do not ensure the verterinary requirements, the animal quarantine body shall not issue the Certificate of quarantine and handle the case according to regulations;

g) Summarize and give a notice on a weekly basis to the the domestic animal quarantine body at the place of arrival by email or fax of the following information:Certificate of quarantine number, date of issue, type of commodity, amount, use purpose, plate number of means of transportation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Provide security (tamper evident) seals and ties for the vehicles containing or transporting the animal products;

b) Comply with the provisions specified under Point e, Paragraph 2 of this Article;

c) Comply with the provisions specified under Point b, Paragraph 2, Article 39 of the Law on Animal Health;

d) Comply with the provisions specified under Point g, Paragraph 2 of this Article.

4. Quarantine of animal products at place of arrival

The animal quarantine body at place of arrival only carries out the quarantine of animal products in case of detecting:

a) The animal product from other provinces without Certificate of quarantine from the domestic animal quarantine body at place of departure;

b) The invalidity of the Certificate of quarantine;

c) Fraudulent exchange, increase or decrease of animal products or change of packaging without permission from the animal quarantine body;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. Control of transportation of frozen or refrigerated animal products out of the provincial areas for food after import:Comply with the provisions specified in the Appendix XIII issued with this Circular.

Section 2. QUARANTINE OF TERRESTRIAL ANIMALS AND TERRESTRIAL ANIMAL PRODUCTS FOR EXPORT

Article 6. Quarantine of terrestrial animals and terrestrial animal products for export

1. Before exporting the terrestrial animals and terrestrial animal products with required quarantine, the commodity owner must register the quarantine with the Area Animal Health Body8, the regional animal quarantine Branch under the Department of Animal Health or provincial-level Branch having functions of specialized veterinary management authorized by the Department of Animal Health (hereafter referred to as animal quarantine body at border gate) and prepare application for quarantine registration under the Form No.02, Appendix V issued with this Circular.

Way to send dossier:Send by post or email or fax and then send the original or send the dossier personally.

2. The content of quarantine shall comply with the provisions in Article 42 of the Law on Animal Health.

3. Where the importing country or the commodity owner does not require the quarantine:The commodity owner must carry out the quarantine upon transportation out of the provincial areas as stipulated in Article 4 and 5 of this Circular.

Article 7. Control of terrestrial animals and terrestrial animal products to be exported at the export border gate

1. The animal quarantine body at border gate shall:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Check the clinical symptoms of animals, packaging and storage condition for the animal products;

c) Make certification or issue or change of Certificate of quarantine for export as required by the commodity owner.

2. For the animals and animal products not yet issued with Certificate of quarantine for export, the animal quarantine body at border gate shall comply with the provisions in Article 4 and 5 of this Circular.

3.9 The goods owner shall take responsibility for quarantine of the exported goods and is not required to submit the certificate of quarantine of the export shipment for clearance of goods to the customs authority.

Section 3. QUARANTINE OF TERRESTRIAL ANIMALS AND TERRESTRIAL ANIMAL PRODUCTS FOR IMPORT

Article 8. Quarantine of imported animals

1.10 Before importing the animals, the goods owner shall send an application for quarantine registration to the Department of Animal Health directly or via the national single-window system or by public post or by email or fax.

The application for quarantine registration shall be prepared as prescribed in Clause 1 Article 45  of the Law on Veterinary Medicine. The application form shall be made according to Form No.19 provided in Appendix V issued thereto.

2.11 The Department of Animal Health shall take actions as prescribed in Clause 2 Article 49 of the Law on Veterinary Medicine; send its written approval and quarantine instructions to the goods owner and the border checkpoint animal quarantine body by email (if the quarantine registration is sent by post or email or fax directly) or via the national single-window system (in case the quarantine registration is sent via the national single-window system).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) After getting the written approval and quarantine instructions from the Department of Animal Health, the goods owner shall send a quarantine declaration to the border checkpoint animal quarantine body directly or via the national single-window system or by post or by e-mail or fax and send the original later;

b) The quarantine declaration shall comply with regulations in Clause 2 Article 45 of the Law on Veterinary Medicine. The declaration form shall be made according to Form No.3 provided in Appendix V issued thereto.

4. The animal quarantine body at border gate shall comply with the provisions specified in Paragraph 3, Article 46 of the Law on Animal Health.

5. Content of quarantine:

The animal quarantine body at border gate shall:

a) Comply with the provisions in Paragraph 1, Article 47 of the Law on Animal Health;

b) Take specimen for disease testing as stipulated in Appendix XII issued with this Circular;

6. Prepare the place for animal isolation and quarantine:

a) The commodity owner shall arrange the place for animal isolation and quarantine;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 9. Quarantine of imported animal products

1.13Before importing the animal products, the goods owner shall send an application for quarantine registration to the Department of Animal Health directly or via the national single-window system or by public post or by email or fax and send the original later.

The application for quarantine registration shall be prepared as prescribed in Clause 1 Article 8 hereof. 

2. Comply with the provisions on Paragraph 2, 3 and 4, Article 8 of this Circular.

3. Content of quarantine:

The animal quarantine body at border gate shall:

a)14 Comply with regulations in Clause 2 Article 47 of the Law on Veterinary Medicine. The shipment imported as a sample of which weight is less than 50 kg may be exempt from the animal health certificate issued by the exporting country and sampling for inspection;

b) Comply with the provisions specified in Appendix XII issued with this Circular;

c) Check the veterinary sanitary conditions of means of transportation and storage of animal products according to regulations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Feeds originated from imported animals or animals on the list of goods permitted for import shall undergo specialized inspection before customs clearance conducted by the Ministry of Agriculture and Rural Development and quarantine in conjunction with quality inspection. 

2.16Before the import of animal and aquaculture feeds derived from animals, the goods owner shall submit an application for quarantine to the Department of Animal Health according to regulations of Clause 1, Article 45 of the Law on Veterinary Medicine (a written request made according to Form 19, or Form 20, Appendix V issued together with this Circular).Department of Animal Health shall comply with regulations of Clause 2, Article 46 of the Law on Veterinary Medicine and send the guiding document on quarantine to the goods owner and the animal quarantine authority at the checkpoint of import via the National Single Window Portal (if the application for quarantine is submitted through the National Single Window Portal) or email (if the application for quarantine is submitted by post, public portal, by email/ fax or in person).

3.17 Before the shipment arrives at the checkpoint of import, the goods owner shall submit a set of dossiers to the animal quarantine authority at the checkpoint of import, whether through the National Single Window Portal, by post, public portal, by email/ fax with the original application submitted later, or in person.The dossiers shall comply with regulations of Clause 2, Article 45 of the Law on Veterinary Medicine (Form 20a, Appendix V issued together with this Circular) and Point b, Clause 3, Article 18 of Decree No. 13/2020/ND-CP; Clause 2, Article 29 of Decree No. 26/2019/ND-CP.

4.18The animal quarantine authority at the checkpoint of import shall comply with regulations of Clause 3, Article 9 of this Circular and Clauses 2 and 4, Article 18 of Decree No. 13/2020/ND-CP, Article 29 of Decree No. 26/2019/ND -CP.

5. The border checkpoint animal quarantine body shall send the animal health certificate and quality certificate directly to the goods owner via the national single-window system (if the registration is sent via the national single-window system).

6. As for feeds processed from imported animals and plants, the Department of Animal Health shall conduct quarantine and quality inspection and notify the Department of Plant Protection for inspection cooperation.

Article 9b.19Quarantine of on-spot imported/exported animal products

1. Animal products of which the quarantine procedure for import is completed but not processed or packaged during on-spot import/export are not required to undergo quarantine.

2. Domestic animal products sold to processing enterprises are only required to undergo quarantine for transportation of such products out of the province, not undergo quarantine for on-spot import/export.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. The commodity owners shall register the quarantine personally at the animal quarantine body at border gate when carrying along the animals and animal products with the amount and quantity as follows:

a) Animals: No more than 02 units for ornamen or for familiy activities or travelling with passengers when going on vacation, business trips or in transit and not subject to the List of animals banned from import and export according to regulations;

b) Animal products:No more than 05 kg of processed products as food for personal use and not subject to the List of animals banned from import and export according to regulations.

2. The quarantine of animals and animal products specified in Paragraph 1 of this Article is carried out as follows:

a) For animals:Check the Certificate of quarantine of exporting country; clinically check the animals; provide prophylaxis vaccine for the animals which are not prophylactic for dangerous infectious diseases; take specimen of animals suspected with dangerous infectious diseases;

b) For animal products:Check the Certificate of quarantine of exporting country; appearance and packaging condition of animal product;

c) Issue the Certificate of import quarantine for the animals and animal products that have met the veterinary sanitary requirements;

d) Make a record and destroy immediately at the area near the border gate the animals caught with dangerous infectious diseases and the animal products that have not met the veterinary sanitary requirements;

dd) Where the Certificate of quarantine of exporting country is invalid, the quarantine body at border gate shall make a record to temporarily seize the commodities and handle the case according to regulations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. Do not carry along the products of animal origin which are fresh or preliminarily treated.

Article 11. Quarantine of imported animals and animal products for processing the imported commodities

1. The quarantine of imported animals and animal products for processing the imported commodities is carried out according to the regulations on quarantine of imported animals and animal products.

2. The terrestrial animal products, including:Meat, ears, tail, leg, wing of cattle and poultry imported into Vietnam for processing the exported products must be quarantined by the animal health body of the exporting country and issued with the Certificate of export quarantine with the contents:Name and address of exporting company; name and address of production plants; name and address of the company importing the processed products and products of animal origin within the areas and raising facilities without the relevant animal disease for those types of animal according to the regulations of the World Organisation for Animal Health (OIE); the products of animal orgin that must be tested before and after slaughtering; the products that are packaged and stored to ensure the veterinary sanitation; the terrestrial animal products are used as food for human being.

3. Only carry out the processing of imported products at the production facilities which have been issued with the Certificate of veterinary sanitary condition and meet the requirements of the importing country.

4. After being processed, the animal products must be quarantine in accordance with the regulations on quarantine of exported animal products upon export.

Article 12.20(annulled)

Article 13. Notice of violation

When detecting the violation of indicators of the imported batch of commodityes, the Department of Animal Health shall give a written notice to the competent animal health Body of the exporting country to request the investigation of cause and take remedial actions and send report to the Department of Animal Health.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 14. Quarantine of terrestrial animals and terrestrial animal products temporarily imported for re-exported, border-gate transfer, bonded warehouse transfer and transit in the territory of Vietnam

1.21Before temporary import for re-export, temporary export for re-import, border-gate transfer and transit in the territory of Vietnam of the animals and animal products, the goods owner shall send an application for quarantine registration to the Department of Animal Health directly or via the national single-window system or by post or by email or fax.

The application for quarantine registration shall be prepared as prescribed in Clause 1 Article 48 of the Law on Veterinary Medicine. The written request for quarantine instructions shall be made according to Form No.17 provided in Appendix V issued thereto.

2.22 The Department of Animal Health shall take actions as prescribed in Clause 2 Article 49 of the Law on Veterinary Medicine; send its written approval and quarantine instructions to the goods owner and the border checkpoint animal quarantine body by email (if the quarantine registration is sent by post or email or fax directly) or via the national single-window system (in case the quarantine registration is sent via the national single-window system).

3.23 Quarantine declaration

a) Comply with regulations in Point a Clause 3 Article 8 hereof;

b) The quarantine declaration shall comply with regulations in Clause 2 Article 48 of the Law on Veterinary Medicine. The declaration form shall be made according to Form No.3 provided in Appendix V issued thereto.

4. The animal quarantine body at border gate shall comply with the provisions in Paragraph 3, Article 49 and 50 of the Law on Animal Health.

5. In case of change of export border gate when the batch of commodity is transported to the export border gate, the animal quarantine body at the border gate of initial expected re-export shall confirm the consent to transfer to another border gate if the re-export border gate has been approved by the Department of Animal Health in the written quarantine instruction.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1.24Before putting animals, animal products in or releasing them from the bonded warehouse, the goods owner shall send an application for quarantine registration to the Department of Animal Health directly or via the national single-window system or by post or by email or fax.

The application for quarantine registration shall be prepared as prescribed in Clause 1 Article 48 of the Law on Veterinary Medicine. The written request for quarantine instructions shall be made according to Form No.18 provided in Appendix V issued thereto.

2.25The Department of Animal Health shall take actions as prescribed in Clause 2 Article 49 of the Law on Veterinary Medicine; send its written approval and quarantine instructions to the goods owner and the border checkpoint animal quarantine body by email (if the quarantine registration is sent by post or email or fax directly) or via the national single-window system (in case the quarantine registration is sent via the national single-window system).

3.26Quarantine declaration

a) Comply with regulations in Point a Clause 3 Article 8 hereof;

b) The quarantine declaration shall comply with regulations in Clause 2 Article 48 of the Law on Veterinary Medicine. The declaration form shall be made according to Form No.3 provided in Appendix V issued thereto.

4. Before taking the commodities out of the bonded warehouse, the commodity owner shall send the dossier on quarantine declaration to the animal quarantine body at border gate as follows:

a) As stipulated in Paragraph 2, Article 45 of the Law on Animal Health (the quarantine declaration is prepared under the Form No.03 of Appendix V issued with this Circular) for the animal products imported for domestic consumption or as processing material or food processing for export;

b) As stipulated in Paragraph 1, Article 42 of the Law on Animal Health (the quarantine declaration is prepared under the Form No.02 of Appendix V issued with this Circular) for the animals and animal products exported to other countries or foreign cruise ships;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Issues the Certificate of transportation to the commodity owners to transport their commodities from the point of entry to the bonded warehouse;

b) At the bonded warehouse, the animal quarantine body at border gate shall coordinate with the customs authorities to check the present condition of the batch of commodityes and make confirmation so that the commodity owner can take their commodities to the bonded warehouse.

6.27The border checkpoint animal quarantine body shall quarantine goods released from the bonded warehouse as follows:

a) Complying with regulations in Article 9 hereof for animal products consumed domestically, Article 11 hereof for animal products used for processing of products for export;

b) Complying with regulations in Article 50 of the Law on Veterinary Medicine for animal products stored in the bonded warehouse for re-export, the animal health certificate according to Form No.16b provided in Appendix V issued thereto;

c) If the shipment is partially released from the bonded warehouse, the border checkpoint animal quarantine shall deduct the product quantity provided in the original quarantine issued by the exporting country and keep a copy of such certificate in the quarantine dossier. The original animal health certificate issued by the exporting country shall be collected and kept in the dossier on the last release of shipment (for shipments consumed domestically or used for export processing) or transferred to the goods owner (for re-exported shipments) by the border checkpoint animal quarantine body.

Section 5. QUARANTINE OF TERRESTRIAL ANIMALS FOR DISPLAY IN FAIR, EXHIBITION, ART PERFORMANCE, SPORTS COMPETITION; QUARANTINE OF TERRESTRIAL ANIMAL PRODUCTS FOR DISPLAY IN FAIR, EXHIBITION, SENDING AND RECEIPT OF SPECIMEN

Article 16. Quarantine of terrestrial animals for display in fair, exhibition, art performance and sports competition; quarantine of terrestrial animal products for display in fair and exhibition

Comply with the provisions in Article 51 of the Law on Animal Health.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Comply with the provisions in Article 52 of the Law on Animal Health and use the Form No.05 of Appendix V issued with this Circular.

Section 6. FORM OF DOSSIER ON QUARANTINE OF ANIMALS AND ANIMAL PRODUCTS

Article 18. Form of dossier on quarantine of animals and animal products

1. The form of dossier on quarantine registration of animals and animal products shall comply with the provisions specified in Appendix V issued with this Circular.

2. The form of dossier on quarantine of animals and animal products is uniformly used on a national scale.

3. The animal quarantine bodies shall make the printing and use the form of dossier on quarantine according to the current regulations.

4. The organizations and individuals that make the printing, issue and use the form of dossier in contradiction with the provisions in this Circular shall take responsibility before law.

Article 19. Management and use of Certificate of quarantine of animals and animal products

1. The forms of Certificate of quarantine of animals and animal products are printed in black ink on paper A4 with imprinted and black logo of animal quarantine 12 cm in diameter.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) The original:01 original is kept at the animal quarantine body; 01 original is delivered to the commodity owner;

b) The copy:Based on the place of delivery of commodity during the transportation (if any) to issue a maximum of 03 copies to the commodity owner, only 01 copy is issued to each place of delivery of commodity; all copies use the red seal of the competent animal health body which has issued the original.

In case of authorization, the form of Certificate of quarantine of animals and animal products transported out of the provincial areas is used as the Form No.12b and 12d of Appendix V issued with this Circular.

3. The Certificate of quarantine of animals and animal products for export, import, temporary import for re-export, border-gate transfer, bonded warehouse transfer, transit in the territory of Vietnam is affixed with seal “ORIGINAL” hoặc “COPY” in red ink in the lower right corner of the “Form…”(The seal form is specified in Appendix VI issued with this Circular).The number of Certificates of quarantine is issued as follow:

a) The Certificate of quarantine of animals and animal products for export, import:03 originals (01 original is kept at the animal quarantine body, 02 originals are delivered to the commodity owner); 02 copies are delivered to the commodity owner;

b) The Certificate of quarantine of animals and animal products for temporary import for re-export, border-gate transfer, bonded warehouse transfer, transit in the territory of Vietnam:03 originals (01original is kept at the animal quarantine body, 02 originals are delivered to the commodity owner); 02 copies are delivered to the commodity owner of which 01 copy is re-submitted to the animal quarantine body at import border gate after the batch of commodity has been re-exported out of the territory of Vietnam with the confirmation of the animal quarantine body at export border gate); all copies use the red ink of the competent animal health body which has issued the original.

c)28 If there is an agreement between the Department of Animal Health and the competent authority of the exporting country on the electronic certificate of quarantine of animals and animal products, the electronic certificate of quarantine shall be used.

4. The Certificate of transportation of imported animals and animal products is issued in three copies (01 copy is kept at the animal quarantine body at import border gate, 02 copies are delivered to the commodity owner).

5. The validity period of the Certificate of quarantine of animals and animal products:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) The validity period of the Certificate of quarantine of imported and exported animals and animal products is from 30 to 60 days;

c) The validity period of the Certificate of quarantine of imported and exported animals for temporary import for re-export, border-gate transfer, bonded warehouse transfer, transit in the territory of Vietnam is calculated by the maximum time allowed to stay in the territory of Vietnam.

Chapter III

MARKING AND ISSUING THE CODE OF ANIMALS, SEALING THE MEANS OF TRANSPORTATION AND CONTAINERS OF ANIMALS AND ANIMAL PRODUCTS SUBJECT TO THE QUARANTINE

Article 20.  General provisions on marking and issuing the code of animals, sealing the means of transportation and containers of animals and animal products

1. The animals that must be marked and issued with code upon transported out of the provincial areas, exported and imported comprise of:Buffalo, cow, goat, sheep, deer, horse, donkey, mule and pig.

2. The code of the provincial-level Branch having functions of specialized veterinary management as stipulated in Appendix VIIa issued with this Circular.

3. The code of the animal quarantine body at border gate of the Department of Animal Health as stipulated in Appendix VIIb issued with this Circular.

4. The provincial-level Branch having functions of specialized veterinary management shall specify the code for each district, town and provincial city (hereafter referred to as district) and notify the code to the Department of Animal Health and the provincial-level Branches having functions of specialized veterinary management in the country.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



6. Seal the means of transportation and container of animals and animal products:as stipulated in Appendix VIIC issued with this Circular.

Article 21. Marking the animals transported out of the provincial areas

1. When the buffalo, cow, goat, sheep, deer, horse, donkey and mule are transported out of the provincial areas, they must be marked with plastic ear tags. The ear tag is pressed on the inside of the right ear of cattle.The ear tag is defined as follows:

a) The blue ear tag is shown in figure 1 in Appendix VIII issued with this Circular, size: 4 cm (width) x 5 cm (height); there must be the code and number of the cattle on the tag;

b) The code of cattle consists of the code of provincial-level Branch having functions of specialized veterinary management; district code (02 digits); year of ear tagging (the 02 last digits of the year) and the ordinal number of cattle (calculated from 000001 to 999999).

The way to write the code of cattle on the card is specified in Figure 2 in Appendix VIII issued with this Circular;

c) The ink used to write the code of cattle is in black color without blurring and erasure.

2. The pigs transported for breeding purpose or commercial products shall comply with one of the following measures:

a) Ear tagging is done as stipulated in Paragraph 1 of this Article;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The shape and size of digit: The digits used for tattooing on the pig ear are specified in figure 1a or 1b in Appendix VIII issued with this Circular; the needles used to tattoo digits are 6 mm high (from the surface of the tattooing table) and pointed; the digit is 4 – 8 mm wide and 8 – 12 mm high.

The code on pig ear (as in Figure 2a or 2b in Appendix VIII issued with this Circular) is specified as follows:02 (two) first digits as the code of the provincial-level Branch having functions of veterinary management; 02 (two) next digits as the code of district (place of departure or isolation for quarantine of pig) and the 02 (two) last digits as the 02 (two) last digits of the year to tattoo the code;

c) The ink used to tattoo the code on pig skin must ensure the food safety or no color fading.

3. The means of transportation used to transport pig to the slaughtering facilities must be lead or sealed with seal strip bearing code and number.

4. The cattle which are marked as stipulated in Paragraph 1 and 2 of this Article shall not have to mark again upon quarantine for transportion for consumption if the ink color of cattle code and number is not faded.

5. If the cattle meet the veterinary sanitary requirements after quarantine, the animal quarantine body shall make a list of their code and number (under the form in Appendix IX issued with this Circular) and send with the certificate of quarantine of animals.

Article 22. Marking the imported and exported cattle

1. The imported and exported cattle must be marked with plastic ear tag on the inside of their right ear.

2. The yellow ear tag is shown in figure 3 in Appendix VIII issued with this Circular; there must be the code and number of the cattle on the tag;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. The ink used to write the code and number of cattle on the ear tag is specified under the Point c, Paragraph 1, Article 21 of this Circular.

5. The way to writethe code and number of cattle on a pig ear tag (as shown in Figure 4, Appendix VIII issued with this Circular) is specified as follows:

a) The code and number of cattle consist of the code of animal quarantine body at border gate of the Department of Animal Health; code of province (place of animal isolation for quarantine for export and import or place of departure of exported animals); year of issuing ear tag and number of cattle;

Where the imported cattle do not have to be raised in isolation for quarantine, the code of the province which has the border gate which carry out the quarantine procedures for cattle import.

b) The lower line is the number of the cattle (from 000001 to 999999).

6. After being quarantined, the cattle must ensure the veterinary sanitary requirements, the animal quarantine body shall make a list of code and number of cattle (under the form in Appendix IX issued with this Circular) with the Certificate of quarantine of animals.

Chapter IV

IMLEMENTARY PROVISIONS29

Article 23. Responsibilities of organizations and individuals

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Provides instructions to the animal quarantine bodies to carry out the quarantine of animals and animal products in accordance with the provisions in this Circular;

b) Provides instructions to the organizations and individuals to carry out the quarantine of imported animals and animal products;

c) Provides instructions on printing and use of form of dossier on animals and animal products;

d) Provides instructions on standards, organization of training and issue of quarantine officer card to the officials who are authorized to carry out the quarantine and issue the certificate of animals and animal products that are transported out of the provincial areas;

dd) Takes charge of implementing the provisions under Point a of Paragraph 1 and Point a of Paragraph 2 of Article 59 of the Law on Animal Health;

e) Carries out the regular and irregular inspection towards the domestic animal quarantine body, the quarantine officer shall be authorized in quarantine and issue of certificate of quarantine of animals and animal products transported out of the provincial areas;

g) Announces the List of facilities recognized to have the disease free status in the country.

2. Responsibilities of animal quarantine body at border gate under the management of the Department of Animal Health:

a) Carries out the quarantine and issues Certificate of quarantine of animals and animal products for export, import, temporary import for re-export, border-gate transfer, bonded warehouse transfer, transit in the territory of Vietnam in accordance with the provisions in this Circular;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Responsibilities of provincial-level Branch having functions of specialized veterinary management:

a) Carries out the quarantine of animals and animal products transported out of province in accordance with the provisions in this Circular and the instructions of the Department of Animal Health;

b) Coordinates with the animal quarantine body at border gate under the Department of Animal Health to inspect the veterinary sanitary conditions of the place of isolation for quarantine of imported animal breed;

c) Carries out the quarantine of animals and animal products for export, import, temporary import for re-export, border-gate transfer, bonded warehouse transfer, transit in the territory of Vietnam in accordance with the provisions in this Circular at the authorized border gates;

d) Authorizes the animal health staff to carry out the quarantine and issue the Certificate of quarantine of animals and animal products transported out of the provincial areas according to regulations of law.

dd) Takes responsibility for the authorization and regularly provides instructions, inspects and monitors the quarantine and issues the Certificate of quarantine towards the authorized officials;

e) Notifies the relevant bodies and departments of the list of officials authorized to carry out the quarantine and issue the Certificate of quarantine of animals and animal products;

g) Announces and makes report to the Department of Animal Health on the list of facilities in the areas of provinces and cities which have monitored the disease status and receive the prophylactic vaccines which still have the time of protective immunity; the facilities with disease free status and the preliminary treatment and processing facilities which are monitored for animal health.

4. Responsibilities of commodity owners:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Make payment of testing and quarantine expenses and the actual expenses for the treatment and destruction of batch of commodityes which do not meet the requirements (if any) according to the current regulations.

Article 24. Transfer provisions

The printed forms of Certificate of quarantine of animals and animal products domestically transported according to the provisions in the Decision No. 86/2005/QD-BNN dated 26/12/2005 and the Decision No. 126/2008/QD-BNN dated 30/12/2008 of the Ministry of Agriculture and Rural Development shall be used until the end of 30/06/2017.

Article 25. Effect

1. This Circular comes into force from August 15, 2016.

2. This Circular shall replace the following documents:

a) The Decision No. 45/2005/QD-BNN ngày 25/7/2005 of the Minister of Agriculture and Rural Development issuing the List of subjects of quarantine of terrestrial animals and terrestrial animal products; the List of animals and animal products subject to the quarantine;

b) The Decision No. 47/2005/QD-BNN dated 25/7/2005 of the Minister of Agriculture and Rural Development stipulating the number of animals and quantity of animal products to be quarantined upon transportation out of district and exemption from quarantine;

c) The Decision No. 86/2005/QD-BNN dated 26/12/2005 of the Minister of Agriculture and Rural Development stipulating the Form of dossier on quarantine of animals and animal products; inspection of veterinary sanitation (Decision No.86);

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



dd) The Decision No. 49/2006/QD-BNN dated 13/6/2006 of the Minister of Agriculture and Rural Development issuing the Regulation on marking the cattle domestically transported, exported and imported;

e) The Decision No. 70/2006/QD-BNN dated 14/9/2006 of the Minister of Agriculture and Rural Development on amendment and addition of Decision No. 49/2006/QD-BNN dated 13/6/2006 of the Minister of Agriculture and Rural Development on marking the cattle domestically transported, exported and imported;

g) The Decision No. 126/2008/QD-BNN dated 30/12/2008 of the Minister of Agriculture and Rural Development on amendment and addition of Regulation on form of dossier on quarantine of animals and animal products and inspection of veterinary sanitation issued with the Decision No.86;

h) The Circular No. 11/2009/TT-BNN dated 04/3/2009 of the Minister of Agriculture and Rural Development on amendment and addition of some Articles on the procedures for quarantine of animals and animal products; inspection of veterinary sanitation issued with the Decision No.15;

i) The Circular No. 57/2011/TT-BNNPTNT dated 23/8/2011 of the Minister of Agriculture and Rural Development on addition of some Articles of the Decision No.15.

3. Annul the Article 1 of the Circular No. 53/2010/TT-BNNPTNT dated 10/9/2010 of the Ministry of Agriculture and Rural Development on amendment and addition of some Articles of the Decision No.86 and the Circular No. 06/2010/TT-BNNPTNT dated February 2, 2010.

4. In the course of implementation hereof, if there is any difficulty that arises, the Ministry of Agriculture and Rural Development should be promptly informed to study possible solutions./.

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER





Phung Duc Tiến

 

 

ATTACHED FILE

 

1 Circular No. 35/2018/TT-BNNPTNT  dated December 25, 2018 of the Minister of Agriculture and Rural Development on amendments and supplements to several Articles of the Circular No. 25/2016/TT -BNNPTNT dated June 30, 2016 and Circular No. 20/2017/TT-BNNPTNT dated November 10, 2017 of the Minister of Agriculture and Rural Development is issued on the following bases:

Pursuant to the Government’s Decree No. 15/2017/ND-CP dated February 17, 2017, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Agriculture and Rural Development;

Pursuant to the Law on Veterinary Medicine No.79/2015/QH13 dated June 19, 2015;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



At the request of the Director of the Department of Animal Health,

The Minister of Agriculture and Rural Development promulgates the Circular on amendments to a number of Articles of Circular No. 25/2016/TT-BNNPTNT dated June 30, 2016 and Circular No.20/2017/TT-BNNPTNT dated November 10, 2017 of the Minister of Agriculture and Rural Development.”

The Circular No. 09/2022/TT-BNNPTNT dated August 19, 2022 of the Minister of Agriculture and Rural Development on amendments and modifications to several Articles of Circulars providing for quarantine of terrestrial animals and products thereof is issued on the following bases:

Pursuant to the Government’s Decree No. 15/2017/ND-CP dated February 17, 2017, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Agriculture and Rural Development;

Pursuant to the Law on Veterinary Medicine dated June 19, 2015;

Pursuant to the Government’s Decree No. 13/2020/ND-CP dated January 21, 2020, regarding detailed instructions for implementation of the Law on Livestock Farming; Pursuant to the Government’s Decree No. 26/2019/ND-CP dated March 8, 2019, elaborating on the Law on Fishery; At the request of the Director of the Department of Animal Health; 

The Minister of Agriculture and Rural Development promulgates the Circular on amendments to some articles of Circulars on quanrantine of terrestrial animals and terrestrial animal products.”

2 This clause supplemented as per clause 1 of Article 1 of the Circular No. 35/2018/TT-BNNPTNT dated December 25, 2018 of the Minister of Agriculture and Rural Development, prescribing amendments to a number of articles of the Circular No. 25/2016/TT -BNNPTNT dated June 30, 2016 and Circular No. 20/2017/TT-BNNPTNT dated November 10, 2017 of the Minister of Agriculture and Rural Development, entered into force as from February 10, 2019.

3 This clause supplemented as per clause 1 of Article 1 of the Circular No. 35/2018/TT-BNNPTNT dated December 25, 2018 of the Minister of Agriculture and Rural Development, prescribing amendments to a number of articles of the Circular No. 25/2016/TT -BNNPTNT dated June 30, 2016 and Circular No. 20/2017/TT-BNNPTNT dated November 10, 2017 of the Minister of Agriculture and Rural Development, entered into force as from February 10, 2019.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5 This clause supplemented as per clause 2 of Article 1 of the Circular No. 35/2018/TT-BNNPTNT dated December 25, 2018 of the Minister of Agriculture and Rural Development, prescribing amendments to a number of articles of the Circular No. 25/2016/TT -BNNPTNT dated June 30, 2016 and Circular No. 20/2017/TT-BNNPTNT dated November 10, 2017 of the Minister of Agriculture and Rural Development, entered into force as from February 10, 2019.

6 This clause supplemented as per clause 2 of Article 1 of the Circular No. 35/2018/TT-BNNPTNT dated December 25, 2018 of the Minister of Agriculture and Rural Development, prescribing amendments to a number of articles of the Circular No. 25/2016/TT -BNNPTNT dated June 30, 2016 and Circular No. 20/2017/TT-BNNPTNT dated November 10, 2017 of the Minister of Agriculture and Rural Development, entered into force as from February 10, 2019.

7 This clause supplemented as per clause 2 of Article 1 of the Circular No. 35/2018/TT-BNNPTNT dated December 25, 2018 of the Minister of Agriculture and Rural Development, prescribing amendments to a number of articles of the Circular No. 25/2016/TT -BNNPTNT dated June 30, 2016 and Circular No. 20/2017/TT-BNNPTNT dated November 10, 2017 of the Minister of Agriculture and Rural Development, entered into force as from February 10, 2019.

8 The phrase “Regional Animal Health Organization” replaced by “Regional Subdepartment of Animal Health” as per clause 17 of Article 1 of the Circular No. 35/2018/TT-BNNPTNT dated December 25, 2018 of the Minister of Agriculture and Rural Development, prescribing amendments to a number of articles of the Circular No. 25/2016/TT -BNNPTNT dated June 30, 2016 and Circular No. 20/2017/TT-BNNPTNT dated November 10, 2017 of the Minister of Agriculture and Rural Development, entered into force as from February 10, 2019.

9 This clause amended and supplemented as per clause 3 of Article 1 of the Circular No. 35/2018/TT-BNNPTNT dated December 25, 2018 of the Minister of Agriculture and Rural Development, prescribing amendments to a number of articles of the Circular No. 25/2016/TT -BNNPTNT dated June 30, 2016 and Circular No. 20/2017/TT-BNNPTNT dated November 10, 2017 of the Minister of Agriculture and Rural Development, entered into force as from February 10, 2019.

10 This clause amended and supplemented as per clause 4 of Article 1 of the Circular No. 35/2018/TT-BNNPTNT dated December 25, 2018 of the Minister of Agriculture and Rural Development, prescribing amendments to a number of articles of the Circular No. 25/2016/TT -BNNPTNT dated June 30, 2016 and Circular No. 20/2017/TT-BNNPTNT dated November 10, 2017 of the Minister of Agriculture and Rural Development, entered into force as from February 10, 2019.

11 This clause amended and supplemented as per clause 4 of Article 1 of the Circular No. 35/2018/TT-BNNPTNT dated December 25, 2018 of the Minister of Agriculture and Rural Development, prescribing amendments to a number of articles of the Circular No. 25/2016/TT -BNNPTNT dated June 30, 2016 and Circular No. 20/2017/TT-BNNPTNT dated November 10, 2017 of the Minister of Agriculture and Rural Development, entered into force as from February 10, 2019.

12 This clause amended and supplemented as per clause 4 of Article 1 of the Circular No. 35/2018/TT-BNNPTNT dated December 25, 2018 of the Minister of Agriculture and Rural Development, prescribing amendments to a number of articles of the Circular No. 25/2016/TT -BNNPTNT dated June 30, 2016 and Circular No. 20/2017/TT-BNNPTNT dated November 10, 2017 of the Minister of Agriculture and Rural Development, entered into force as from February 10, 2019.

13 This clause amended and supplemented as per clause 5 of Article 1 of the Circular No. 35/2018/TT-BNNPTNT dated December 25, 2018 of the Minister of Agriculture and Rural Development, prescribing amendments to a number of articles of the Circular No. 25/2016/TT -BNNPTNT dated June 30, 2016 and Circular No. 20/2017/TT-BNNPTNT dated November 10, 2017 of the Minister of Agriculture and Rural Development, entered into force as from February 10, 2019.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



15 This Article amended and supplemented as per clause 6 of Article 1 of the Circular No. 35/2018/TT-BNNPTNT dated December 25, 2018 of the Minister of Agriculture and Rural Development, prescribing amendments to a number of articles of the Circular No. 25/2016/TT -BNNPTNT dated June 30, 2016 and Circular No. 20/2017/TT-BNNPTNT dated November 10, 2017 of the Minister of Agriculture and Rural Development, entered into force as from February 10, 2019.

16 This clause amended and supplemented under clause 1 of Article 1 of the Circular No. 09/2022/TT-BNNPTNT dated August 19, 2022 of the Minister of Agriculture and Rural Development on  amendments to some articles of Circulars on quanrantine of terrestrial animals and terrestrial animal products, will enter into force as from October 6, 2022.

17 This clause amended and supplemented under clause 2 of Article 1 of the Circular No. 09/2022/TT-BNNPTNT dated August 19, 2022 of the Minister of Agriculture and Rural Development on  amendments to some articles of Circulars on quanrantine of terrestrial animals and terrestrial animal products, will enter into force as from October 6, 2022.

18 This clause amended and supplemented under clause 2 of Article 1 of the Circular No. 09/2022/TT-BNNPTNT dated August 19, 2022 of the Minister of Agriculture and Rural Development on  amendments to some articles of Circulars on quanrantine of terrestrial animals and terrestrial animal products, will enter into force as from October 6, 2022.

19 This Article amended and supplemented as per clause 7 of Article 1 of the Circular No. 35/2018/TT-BNNPTNT dated December 25, 2018 of the Minister of Agriculture and Rural Development, prescribing amendments to a number of articles of the Circular No. 25/2016/TT -BNNPTNT dated June 30, 2016 and Circular No. 20/2017/TT-BNNPTNT dated November 10, 2017 of the Minister of Agriculture and Rural Development, entered into force as from February 10, 2019.

20 This Article annulled under clause 3 of Article 1 of the Circular No. 09/2022/TT-BNNPTNT dated August 19, 2022 of the Minister of Agriculture and Rural Development on  amendments to some articles of Circulars on quanrantine of terrestrial animals and terrestrial animal products, will enter into force as from October 6, 2022.

21 This clause amended and supplemented as per clause 8 of Article 1 of the Circular No. 35/2018/TT-BNNPTNT dated December 25, 2018 of the Minister of Agriculture and Rural Development, prescribing amendments to a number of articles of the Circular No. 25/2016/TT -BNNPTNT dated June 30, 2016 and Circular No. 20/2017/TT-BNNPTNT dated November 10, 2017 of the Minister of Agriculture and Rural Development, entered into force as from February 10, 2019.

22 This clause amended and supplemented as per clause 8 of Article 1 of the Circular No. 35/2018/TT-BNNPTNT dated December 25, 2018 of the Minister of Agriculture and Rural Development, prescribing amendments to a number of articles of the Circular No. 25/2016/TT -BNNPTNT dated June 30, 2016 and Circular No. 20/2017/TT-BNNPTNT dated November 10, 2017 of the Minister of Agriculture and Rural Development, entered into force as from February 10, 2019.

23 This clause amended and supplemented as per clause 8 of Article 1 of the Circular No. 35/2018/TT-BNNPTNT dated December 25, 2018 of the Minister of Agriculture and Rural Development, prescribing amendments to a number of articles of the Circular No. 25/2016/TT -BNNPTNT dated June 30, 2016 and Circular No. 20/2017/TT-BNNPTNT dated November 10, 2017 of the Minister of Agriculture and Rural Development, entered into force as from February 10, 2019.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



25 This clause amended and supplemented as per clause 9 of Article 1 of the Circular No. 35/2018/TT-BNNPTNT dated December 25, 2018 of the Minister of Agriculture and Rural Development, prescribing amendments to a number of articles of the Circular No. 25/2016/TT -BNNPTNT dated June 30, 2016 and Circular No. 20/2017/TT-BNNPTNT dated November 10, 2017 of the Minister of Agriculture and Rural Development, entered into force as from February 10, 2019.

26 This clause amended and supplemented as per clause 9 of Article 1 of the Circular No. 35/2018/TT-BNNPTNT dated December 25, 2018 of the Minister of Agriculture and Rural Development, prescribing amendments to a number of articles of the Circular No. 25/2016/TT -BNNPTNT dated June 30, 2016 and Circular No. 20/2017/TT-BNNPTNT dated November 10, 2017 of the Minister of Agriculture and Rural Development, entered into force as from February 10, 2019.

27 This clause amended and supplemented as per clause 9 of Article 1 of the Circular No. 35/2018/TT-BNNPTNT dated December 25, 2018 of the Minister of Agriculture and Rural Development, prescribing amendments to a number of articles of the Circular No. 25/2016/TT -BNNPTNT dated June 30, 2016 and Circular No. 20/2017/TT-BNNPTNT dated November 10, 2017 of the Minister of Agriculture and Rural Development, entered into force as from February 10, 2019.

20 This point amended and supplemented under clause 3 of Article 1 of the Circular No. 09/2022/TT-BNNPTNT dated August 19, 2022 of the Minister of Agriculture and Rural Development on  amendments to some articles of Circulars on quanrantine of terrestrial animals and terrestrial animal products, will enter into force as from October 6, 2022.

29 Article 3, 4 and 5 of the Circular No. 35/2018/TT-BNNPTNT dated December 25, 2018 of the Minister of Agriculture and Rural Development, prescribing amendments to a number of articles of the Circular No. 25/2016/TT -BNNPTNT dated June 30, 2016 and Circular No. 20/2017/TT-BNNPTNT dated November 10, 2017 of the Minister of Agriculture and Rural Development, entering into force as from February 10, 2019, sets down the following regulations:

“Article 3. Entry Into Force

1. This Circular shall enter into force as from February 10, 2019.

2. If the software on the national single-window system fails to be connected on the effective date of this Circular, the goods owner shall send the application to the Department of Animal Health directly or by public post, email or fax and receive the results via email.

Article 4. Grandfather clause

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Products receiving written approval for fixed-term exemption from inspection or fixed-term preferential inspection from the Directorate of Fisheries and Department of Animal Health shall be subject to the aforesaid inspection until the expiry date of such written approval.

3. The Directorate of Fisheries and Department of Animal Health shall continue to comply with law provisions if applications for fixed-term exemption from inspection and fixed-term preferential inspection are submitted to the Directorate of Fisheries and Department of Animal Health before the effective date of this Circular.

4. Applied standards declared shall be used as a basis for inspection of quality of feeds originated from imported animals if national technical regulations on feeds are not yet formulated.

The Directorate of Fisheries and Department of Animal Health shall formulate and propose national technical regulations on feeds for issuance purpose as per law provisions and such regulations shall take effect from January 01, 2020.

Article 5. Responsibilities

1. Director of Department of Animal Health, Director General of Directorate of Fisheries, Director of the Department of Animal Husbandry and Directors of agencies and relevant organizations and individuals shall take responsibility to implement this Circular.

2. Should any question or difficulty arise during implementation, the entities concerned shall inform the Ministry of Agriculture and Rural Development for further instructions./.”

Article 3 of the Circular No. 09/2022/TT-BNNPTNT dated August 19, 2022 of the Minister of Agriculture and Rural Development on  amendments to some articles of Circulars on quanrantine of terrestrial animals and terrestrial animal products, entering into force as from October 6, 2022, sets down the following regulations:

“Article 3. Entry into force

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. The application for registration and declaration of quarantine of terrestrial animals and animal products; quarantine and inspection of the quality of imported animal and aquaculture feeds derived from animals before customs clearance with respect to the shipments that have to undergo both animal quarantine and state inspection of quality that has been submitted before the effective day of this Circular shall comply with regulations of the law at the time of submission of application.

3. Article 12 of Circular No. 25/2016/TT-BNNPTNT dated June 30, 2016 of the Minister of Agriculture and Rural Development shall be annulled.

4. Article 2 of Circular No. 35/2018/TT-BNNPTNT dated December 25, 2018 of the Minister of Agriculture and Rural Development on amendments to a number of articles of Circular No. 25/2016/TT -BNNPTNT dated June 30, 2016 and Circular No. 20/2017/TT-BNNPTNT dated November 10, 2017 of the Minister of Agriculture and Rural Development shall be annulled.

5. Director of Department of Animal Health and Heads of units, relevant organizations and individuals shall be responsible for the implementation of this Circular.

Any difficulty or problem that arises during the implementation of this Circular should be reported to the Ministry of Agriculture and Rural Development (via the Department of Animal Health) for consideration and decision./.”

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Văn bản hợp nhất 07/VBHN-BNNPTNT ngày 04/10/2022 hợp nhất Thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


10.293

DMCA.com Protection Status
IP: 52.15.63.145
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!