Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 87/QĐ-UBND 2023 danh mục nhiệm vụ khoa học công nghệ Hà Nội

Số hiệu: 87/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội Người ký: Lê Hồng Sơn
Ngày ban hành: 05/01/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 87/QĐ-UBND

Hà Nội, ngày 05 tháng 01 năm 2023

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT DANH MỤC NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP THÀNH PHỐ VÀ DANH MỤC NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THUỘC CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN TÀI SẢN TRÍ TUỆ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 ĐỂ TUYỂN CHỌN THỰC HIỆN TRONG KẾ HOẠCH NĂM 2023

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25/6/2015;

Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ ngày 18/6/2013;

Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ ngày 29/11/2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 19/6/2009; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ ngày 14/6/2019;

Căn cứ Quyết định số 05/2021/QĐ-UBND ngày 01/4/2021 của UBND Thành phố ban hành Quy chế quản lý các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Thành phố; Quyết định số 30/2021/QĐ-UBND ngày 22/12/2021 của UBND Thành phố về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Thành phố ban hành kèm theo Quyết định số 05/2021/QĐ-UBND ngày 01/4/2021 của UBND Thành phố;

Căn cứ Quyết định số 3567/QĐ-UBND ngày 16/7/2021 của UBND Thành phố về việc phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 4969/QĐ-UBND ngày 10/12/2022 của UBND Thành phố về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2023 của thành phố Hà Nội;

Theo đề nghị của Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 2529/TTr-SKHCN ngày 14/12/2022.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Thành phố và danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2030 để tuyển chọn, thực hiện trong kế hoạch năm 2023.

(Chi tiết theo Biu đính kèm)

Điều 2. Giao Sở Khoa học và Công nghệ:

- Thông báo danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Thành phố và danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2030 để tuyển chọn nêu tại Điều 1 trên phương tiện thông tin đại chúng theo quy định.

- Tổ chức Hội đồng khoa học và công nghệ đánh giá các hồ sơ đăng ký tham gia tuyn chọn thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo quy định hiện hành.

Điều 3. Quyết định có hiệu lực từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND Thành phố, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thường trực Thành ủy;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Thường trực HĐND Thành phố;
- Các Phó Chủ tịch UBND Thành phố;
- VPUB: các PCVP, các Phòng: KGVX, KTN, KTTH, ĐT, TNMT, NC, TH;
- Lưu: VT, KGVXHương.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Hồng Sơn

DANH MỤC

NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP THÀNH PHỐ NĂM 2023 THỰC HIỆN THEO PHƯƠNG THỨC TUYỂN CHỌN
(Kèm theo Quyết định số 87/QĐ-UBND ngày 05/01/2023 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội)

TT

Tên nhiệm vụ

Định hướng mục tiêu

Yêu cầu đối với kết quả, sản phẩm

I

Chương trình nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng hệ thống chính trị, an ninh, quốc phòng Thủ đô (CT01)

1.1

Đề tài nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn (07 đề tài)

1

Nâng cao hiệu quả công tác của Công an xã trên địa bàn thành phố Hà Nội trong tình hình mới.

Làm rõ cơ sở khoa học, đánh giá đúng thực trạng, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác của Công an xã trên địa bàn thành phố Hà Nội trong tình hình mới.

1) Cơ sở khoa học và kinh nghiệm thực tiễn về công tác và hiệu quả công tác của công an xã.

2) Tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác của công an xã trên địa bàn thành phố Hà Nội

3) Đánh giá thực trạng công tác và hiệu quả công tác của Công an xã trên địa bàn thành phố Hà Nội thời gian qua.

4) Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác của Công an xã trên địa bàn thành phố Hà Nội trong tình hình mới.

5) Kiến nghị với Trung ương và Thành phố.

6) Dự thảo nội dung tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ đối với công an xã trên địa bàn Hà Nội.

2

Nâng cao hiệu quả lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với các doanh nghiệp thuộc Đảng bộ Khối doanh nghiệp Hà Nội trong thực hiện trách nhiệm xã hội.

Làm rõ cơ sở khoa học, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với các doanh nghiệp thuộc Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Hà Nội trong thực hiện trách nhiệm xã hội.

1) Cơ sở khoa học và kinh nghiệm thực tiễn về hiệu quả lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với các doanh nghiệp trong thực hiện trách nhiệm xã hội.

2) Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với các doanh nghiệp thuộc Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Hà Nội trong thực hiện trách nhiệm xã hội.

3) Đánh giá thực trạng và hiệu quả lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với các doanh nghiệp thuộc Đảng bộ Khối doanh nghiệp Hà Nội trong thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

4) Dự báo tình hình, đề xuất yêu cầu và giải pháp nâng cao hiệu quả lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với các doanh nghiệp thuộc Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Hà Nội trong thực hiện trách nhiệm xã hội đáp ứng yêu cầu tình hình mới.

5) Bản kiến nghị với Trung ương, Thành phố và Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Hà Nội.

6) Dự thảo nội dung Nghị quyết chuyên đề nâng cao hiệu quả lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với các doanh nghiệp trong thực hiện trách nhiệm xã hội

7) Dự thảo nội dung tài liệu hướng dẫn cho các tổ chức Đảng thuộc Đảng bộ khối Doanh nghiệp trong lãnh đạo thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

3

Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội cựu chiến binh các cấp thành phố Hà Nội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay.

Làm rõ cơ sở khoa học, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội cựu chiến binh các cấp thành phố Hà Nội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay.

1) Cơ sở khoa học và kinh nghiệm thực tiễn về chất lượng, hiệu quả và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội cựu chiến binh các cấp trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

2) Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội cựu chiến binh các cấp thành phố Hà Nội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

3) Đánh giá đúng thực trạng chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội cựu chiến binh các cấp thành phố Hà Nội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

4) Dự báo tình hình, đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội cựu chiến binh các cấp thành phố Hà Nội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay.

5) Kiến nghị với Trung ương và Thành phố.

6) Dự thảo nội dung bộ tài liệu hướng dẫn hoạt động của Hội cựu chiến binh các cấp thành phố Hà Nội trong bảo vệ nền tảng tư tưng của Đảng hiện nay.

4

Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác quản lý cư trú đối với công dân Việt Nam theo chức năng của Công an thành phố Hà Nội trong tình hình mới.

Làm rõ cơ sở khoa học, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác quản lý cư trú đối với công dân Việt Nam theo chức năng của Công an thành phố Hà Nội trong tình hình mới.

1) Cơ sở khoa học và kinh nghiệm thực tiễn về công tác quản lý cư trú, hiệu quả công tác quản lý cư trú đối với công dân Việt Nam theo chức năng của Công an.

2) Đánh giá thực trạng và hiệu quả công tác quản lý cư trú đối với công dân Việt Nam theo chức năng của Công an trước và sau khi Luật Cư trú ngày 13/11/2020 có hiệu lực.

3) Đề xuất giải pháp đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác quản lý cư trú đối với công dân Việt Nam theo chức năng của Công an thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu tình hình mới.

4) Kiến nghị với Trung ương và Thành phố.

5) Dự thảo nội dung tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ về quản lý cư trú đối với công dân Việt Nam cho cán bộ công an các cấp của thành phố Hà Nội.

5

Nâng cao chất lượng xây dựng và hoạt động của dân quân tự vệ cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội trong tình hình mới.

Làm rõ cơ sở khoa học, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng và hoạt động của dân quân tự vệ cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội trong tình hình mới.

1) Cơ sở khoa học và kinh nghiệm thực tiễn về nâng cao chất lượng xây dựng và hoạt động của dân quân tự vệ cấp xã.

2) Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng xây dựng và hoạt động của dân quân tự vệ cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội.

3) Đánh giá đúng thực trạng chất lượng xây dựng và hoạt động của dân quân tự vệ cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội.

4) Dự báo tình hình, đề xuất yêu cầu và giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng và hoạt động của dân quân tự vệ cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội trong tình hình mới.

5) Dự thảo nội dung tài liệu hướng dẫn cho cán bộ các cấp, nhất là cán bộ cấp xã về xây dựng và hoạt động của dân quân tự vệ cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội trong tình hình mới.

6) Bản kiến nghị với Trung ương và Thành phố.

6

Quản trị địa phương ở thành phố Hà Nội - Thực trạng, giải pháp.

Làm rõ cơ sở khoa học, đặc điểm, nội dung, yêu cầu, thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện quản trị địa phương trên địa bàn thành phố Hà Nội.

1) Cơ sở khoa học và kinh nghiệm thực tiễn về quản trị địa phương.

2) Bộ tiêu chí đánh giá quản trị địa phương trên địa bàn thành phố Hà Nội.

3) Đánh giá thực trạng quản trị địa phương trên địa bàn thành phố Hà Nội.

4) Đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản trị địa phương trên địa bàn thành phố Hà Nội.

5) Kiến nghị với Trung ương và Thành phố.

7

Hoạt động của điện thờ tư gia trên địa bàn thành phố Hà Nội: thực trạng và giải pháp quản lý.

Làm rõ cơ sở khoa học, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý hoạt động của điện thờ tư gia trên địa bàn thành phố Hà Nội.

1) Cơ sở khoa học về điện thờ tư gia và quản lý điện thờ tư gia.

2) Nhận diện và phân loại hoạt động của điện thờ tư gia trên địa bàn thành phố Hà Nội.

3) Đánh giá thực trạng hoạt động quản lý điện thờ tư gia trên địa bàn thành phố Hà Nội thời gian qua; danh sách các điện thờ tư gia theo địa điểm, thời gian hình thành điện thờ và hoạt động, chủ điện, số lượng người tham gia,...

4) Dự báo xu hướng và đề xuất giải pháp quản lý hoạt động của điện thờ tư gia trên địa bàn thành phố Hà Nội.

5) Dự thảo nội dung Quy định quản lý điện thờ tư gia trên địa bàn Hà Nội.

II

Chương trình nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ phát triển bền vững kinh tế Thủ đô trong bối cảnh hội nhập quốc tế (CT02)

II. 1

Đề tài nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn (02 đề tài)

8

Nghiên cứu cơ chế, chính sách đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP) trong thu gom, xử lý nước thải đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Đề xuất được cơ chế, chính sách đầu tư theo phương thức đối tác công - tư trong thu gom, xử lý nước thải đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội.

1) Cơ sở lý luận và kinh nghiệm về cơ chế, chính sách đu tư theo phương thức đối tác công - tư trong thu gom, xử lý nước thải đô thị.

2) Đánh giá thực trạng và dự báo nhu cầu đầu tư trong thu gom, xử lý nước thải đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội.

3) Đánh giá thực trạng cơ chế, chính sách đầu tư (nhất là cơ chế, chính sách đầu tư theo phương thức đối tác công - tư) trong thu gom, xử lý nước thải đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội.

4) Đề xuất cơ chế, chính sách đầu tư theo phương thức đối tác công - tư trong thu gom, xử lý nước thải đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội.

5) Kiến nghị với Trung ương và Thành phố.

9

Giải pháp thu hút, phát huy trí tuệ chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước tham gia phát triển Thủ đô Hà Nội.

Đề xuất giải pháp thu hút, phát huy trí tuệ chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước tham gia phát triển Thủ đô Hà Nội.

1) Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thu hút, phát huy trí tuệ chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước.

2) Đánh giá thực trạng thu hút, phát huy trí tuệ chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước tham gia phát triển Thủ đô Hà Nội.

3) Định hướng và giải pháp thu hút, phát huy trí tuệ của chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước tham gia phát triển Thủ đô Hà Nội.

4) Kiến nghị với Trung ương và Thành phố.

II.2

Đề án khoa học (01 đề án)

10

Đề án: Giải pháp tổng thể phát triển bền vững du lịch Hồ Tây.

Đề xuất giải pháp tổng thể phát triển bền vững du lịch Hồ Tây.

1) Cơ sở khoa học về phát triển du lịch bền vững.

2) Đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch Hồ Tây.

3) Định hướng phát triển bền vững du lịch Hồ Tây gắn với khu vực phụ cận đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

4) Giải pháp tổng thể phát triển bền vững du lịch Hồ Tây gắn với khu vực phụ cận đến năm 2030.

5) Dự thảo khung đề án phát triển bền vững du lịch Hồ Tây gắn với khu vực phụ cận đến năm 2030.

III

Chương trình nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ phục vụ phát triển công nghiệp Thành phố Hà Nội (CT03)

III.l

Đề tài nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ (05 đề tài)

11

Nghiên cứu công nghệ sản xuất một số sản phẩm thực phẩm từ mầm lúa mạch giàu saponarin.

Xác lập được công nghệ sản xuất một số sản phẩm thực phẩm từ mầm lúa mạch giàu saponarin.

1) Bột mầm lúa mạch nguyên xơ đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm theo quy định.

2) Bột chiết xuất từ mầm lúa mạch đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm theo quy định, saponarin ≥ 900 mg/100 g.

3) Viên uống mầm lúa mạch đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm theo quy định, saponarin ≥ 3,5mg/viên 500mg.

4) Quy trình công nghệ tạo mầm lúa mạch giàu saponarin.

5) Quy trình công nghệ sản xuất bột mầm lúa mạch nguyên xơ.

6) Quy trình công nghệ sản xuất bột chiết xuất từ mầm lúa mạch giàu saponarin.

7) Quy trình công nghệ sản xuất viên uống mầm lúa mạch giàu saponarin.

8) Bộ tiêu chuẩn cơ sở của các sản phẩm thực phẩm từ mầm lúa mạch giàu saponarin.

9) Báo cáo đánh giá một số tác dụng sinh học chính của viên uống mầm lúa mạch giàu saponarin.

12

Nghiên cứu xây dựng hệ thống giám sát, hỗ trợ chiến sỹ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ gặp sự cố khi thực hiện nhiệm vụ bên trong nhà, công trình.

1) Thiết kế, chế tạo được thiết bị đeo trên người tích hợp đa cảm biến và truyền thông về tình trạng sức khỏe, trạng thái hoạt động của chiến sỹ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

2) Xây dựng được hệ thống thu nhận, phân tích dữ liệu, giám sát, hỗ trợ chiến sỹ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ gặp sự cố.

3) ng dụng thử nghiệm trên địa bàn thành phố Hà Nội.

1) Bộ hồ sơ thiết kế, chế tạo thiết bị đeo trên người tích hợp đa cảm biến và truyền thông về tình trạng sức khỏe, trạng thái hoạt động của chiến sỹ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

2) Bộ thiết bị đeo trên người tích hợp đa cảm biến và truyền thông về tình trạng sức khỏe, trạng thái hoạt động của chiến sỹ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (đảm bảo an toàn kỹ thuật trong điều kiện tác nghiệp).

3) Hệ thống thu nhận, phân tích dữ liệu, giám sát, hỗ trợ chiến sỹ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ gặp sự cố.

4) Tài liệu hướng dẫn sử dụng.

5) Báo cáo kết quả ứng dụng thử nghiệm trên địa bàn thành phố Hà Nội.

13

Nghiên cứu chế tạo vật liệu gel thông minh từ polymer tự nhiên cho phát triển nông nghiệp hiệu quả cao.

Chế tạo được vật liệu gel thông minh có khả năng nhả dinh dưỡng phù hợp với chu kỳ sinh trưởng của cây trồng, có khả năng phân hủy tự nhiên.

1) Công thức, quy trình chế tạo vật liệu gel thông minh.

2) Quy trình ứng dụng đối với cây trồng trong nhà lưới (cà chua, dưa chuột, dưa lưới).

3) Vật liệu gel thông minh phù hợp với công nghệ tưới nhỏ giọt trong nhà lưới (đạt độ hút nước cất: ≥ 600 g/g; độ hút dung dịch NaCl 0,9%: ≥ 90 g/g; tăng năng suất cây trồng: 15% - 20%).

4) Mô hình thử nghiệm trong nhà lưới, năng suất cây trồng tăng từ 15% - 20% so với đối chứng.

14

Nghiên cứu công nghệ, thiết kế, chế tạo thiết bị ép chân không để dán phủ các chi tiết gỗ đã được tạo hình và tạo các chi tiết cong nhiều lớp dùng sản xuất đồ gỗ.

1) Xây dựng được quy trình công nghệ dán phủ các tấm trang trí lên bề mặt chi tiết gỗ đã tạo hình bng thiết bị ép chân không.

2) Xây dựng được quy trình công nghệ tạo các chi tiết cong nhiều lớp từ ván bóc, MDF dùng cho sản xuất đồ gỗ bng thiết bị ép chân không.

3) Thiết kế, chế tạo được 01 thiết bị ép chân không để dán phủ các chi tiết gỗ đã được tạo hình và tạo các chi tiết cong nhiều lớp dùng sản xuất đồ gỗ.

1) Hồ sơ thiết kế, chế tạo, vận hành, bảo trì, bảo dưỡng thiết bị ép chân không để dán phủ các chi tiết gỗ đã được tạo hình và tạo các chi tiết cong nhiều lớp dùng sản xuất đồ gỗ.

2) 01 thiết bị ép chân không để dán phủ các chi tiết gỗ đã được tạo hình và tạo các chi tiết cong nhiều lớp dùng sản xuất đồ gỗ (đạt được yêu cầu cho dán phủ các chi tiết gỗ đã được tạo hình và tạo các chi tiết cong nhiều lớp; điều khiển tự động; đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định hiện hành).

3) Quy trình công nghệ dán phủ các tấm trang trí lên bề mặt chi tiết gỗ đã tạo hình bằng thiết bị ép chân không.

4) Quy trình công nghệ tạo các chi tiết cong nhiều lớp từ ván bóc, MDF dùng cho sản xuất đồ gỗ bng thiết bị ép chân không.

15

Nghiên cứu thiết kế, chế tạo thiết bị tạo hình và tách khuôn tự động dạng hình trụ trong sản xuất gốm sứ.

1) Thiết kế, chế tạo được thiết bị tạo hình và tách khuôn tự động dạng hình trụ.

2) Xây dựng được quy trình chế tạo thiết bị tạo hình và tách khuôn tự động dạng hình trụ.

3) Xây dựng được quy trình công nghệ tạo hình và tách khuôn tự động dạng hình trụ trên thiết bị được chế tạo.

1) Bộ hồ sơ thiết kế, chế tạo, vận hành, bảo trì, bảo dưỡng thiết bị tạo hình và tách khuôn tự động dạng hình trụ.

2) 01 thiết bị tạo hình và tách khuôn tự động dạng hình trụ trong sản xuất gốm sứ (phần cơ khí; phần điều khiển), năng suất tối thiểu 100 sản phẩm/giờ; đảm bảo sản phẩm gốm sứ tạo hình đạt các yêu cầu về chất lượng trong phạm vi kích thước tương ứng.

3) Quy trình công nghệ tạo hình và tách khuôn tự động dạng hình trụ trên thiết bị được chế tạo.

III.2

Đề tài nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn (01 đề tài)

16

Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao trình độ và năng lực công nghệ sản xuất của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội.

1) Đánh giá được trình độ và năng lực công nghệ sản xuất của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội.

2) Đề xuất được các giải pháp nâng cao trình độ và năng lực công nghệ sản xuất của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội.

1) Cơ sở pháp lý và kinh nghiệm thực tiễn về nâng cao trình độ và năng lực công nghệ sản xuất của các doanh nghiệp công nghiệp.

2) Phần mềm thu thập dữ liệu về trình độ và năng lực công nghệ sản xuất (đáp ứng theo Thông tư số 17/2019/TT-BKHCN).

3) Cơ sở dữ liệu về trình độ và năng lực công nghệ sản xuất của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội (tối thiểu 300 doanh nghiệp, gồm các lĩnh vực: công nghiệp chế biến, chế tạo, lắp ráp và các ngành công nghiệp hỗ trợ...).

4) Đánh giá trình độ và năng lực công nghệ sản xuất của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội.

5) Các giải pháp nâng cao trình độ và năng lực công nghệ sản xuất của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội.

6) Kiến nghị với Trung ương và Thành phố.

III.3

Dự án sản xuất thử nghiệm (02 dự án)

17

DASXTN: Hoàn thiện công nghệ và sản xuất thử nghiệm khăn chất lượng cao từ sợi Modal pha bông.

1) Hoàn thiện công nghệ sản xuất sợi Modal pha bông.

2) Sản xuất thử nghiệm khăn chất lượng cao từ sợi Modal pha bông.

1) Tiêu chuẩn kỹ thuật và quy trình công nghệ sản xuất sợi Modal pha bông Ne20/1.

2) Tiêu chuẩn kỹ thuật và quy trình công nghệ sản xuất khăn chất lượng cao từ sợi Modal pha bông.

3) Sợi dọc độ săn thấp đạt tiêu chuẩn kỹ thuật để làm sợi dọc nổi vòng (Ne20/1 + PVA).

4) Khăn chất lượng cao từ sợi Modal pha bông.

18

DASXTN: Hoàn thiện quy trình công nghệ chế tạo vật liệu an toàn vệ sinh thực phẩm ứng dụng trong bảo quản một số loại thịt tươi.

1) Hoàn thiện được quy trình công nghệ sản xuất bao bì chất dẻo kín khí ứng dụng để đóng gói và bảo quản một số loại thịt tươi.

2) Sản xuất thử nghiệm sản phẩm bao bì chất dẻo kín khí dùng trong bảo quản một số loại thịt tươi.

3) Xây dựng được quy trình ứng dụng bao bì chất dẻo kín khí để bảo quản thịt tươi (thịt lợn, thịt bò) nhằm kéo dài thời gian bảo quản đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đạt TCVN 7046:2019 và QCVN 8-3:2012/BYT

1) Tiêu chuẩn cơ sở của bao bì chất dẻo kín khí dùng trong bảo quản một số loại thịt tươi (thịt lợn, thịt bò).

2) Quy trình công nghệ sản xuất bao bì chất dẻo kín khí ứng dụng để đóng gói và bảo quản một số loại thịt tươi, quy mô tối thiểu 500 kg/ngày.

3) 2000 kg sản phẩm bao bì chất dẻo kín khí dùng trong bảo quản một số loại thịt tươi (thịt lợn, thịt bò) đạt tiêu chuẩn chất lượng tương đương với sản phẩm cùng loại nhập ngoại.

4) Quy trình ứng dụng bao bì chất dẻo kín khí để bảo quản thịt tươi (thịt lợn, thịt bò) nhằm kéo dài thời gian bảo quản đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đạt TCVN 7046:2019 và QCVN 8-3:2012/BYT.

IV

Chương trình nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới (CT04)

IV.1

Đtài nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ (04 đề tài)

19

Giải pháp tăng cường sử dụng hiệu quả thuốc bảo vệ thực vật sinh học cho rau trên địa bàn Hà Nội.

Đánh giá được thực trạng, hiệu quả sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học và đề xuất các giải pháp tăng cường sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học phục vụ sản xuất rau an toàn trên địa bàn Hà Nội.

1) Báo cáo hiện trạng và hiệu quả sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học cho rau trên địa bàn Hà Nội.

2) Giải pháp tăng cường sử dụng hiệu quả thuốc bảo vệ thực vật sinh học cho rau an toàn trên địa bàn Hà Nội.

3) Quy trình sản xuất và quy trình sử dụng 01-02 chế phẩm thuốc bảo vệ thực vật thảo mộc sản xuất trong nước cho cây rau.

4) Mô hình thử nghiệm đồng bộ các biện pháp sử dụng hiệu quả thuốc bảo vệ thực vật sinh học cho rau (1 - 2 mô hình/nhóm rau) trên địa bàn Hà Nội.

20

Nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen mơ (Prunus sp.) Hương Tích gắn với du lịch sinh thái.

Bảo tồn, phát triển được nguồn gen mơ Hương Tích có chất lượng tốt, gắn với khu du lịch chùa Hương, huyện Mỹ Đức, tăng hiệu quả cho người sản xuất

1) Báo cáo về đặc điểm nông sinh học và mã vạch DNA đặc trưng cho mơ Hương Tích.

2) Tối thiểu 20 cây đầu dòng có năng suất, chất lượng và khả năng chống chịu sâu bệnh.

3) Quy trình nhân giống bằng phương pháp ghép đạt tỷ lệ xuất vườn tối thiu 90% và tiêu chuẩn cây giống xuất vườn.

4) Quy trình trồng, chăm sóc và thu hoạch cho hiệu quả sản xuất tăng tối thiểu 15%.

5) Mô hình trồng mới 01 ha, đạt tỷ lệ sống tối thiểu 90%, gắn với du lịch sinh thái.

6) Mô hình thâm canh 03 ha, năng suất tối thiểu đạt 5,5 tấn/ha, hiệu quả sản xuất tăng tối thiểu 15%, gắn với du lịch sinh thái.

21

Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc sử dụng và phát triển cây Sâm mắt ngỗng (Hibiscus sp.) và cây Sáo mỏ (Premma sp.) trên địa bàn huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.

1) Xác định được đặc điểm sinh học (hình thái, phân bố, sinh thái) và tình hình sử dụng 2 loài trên địa bàn huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.

2) Xác định được thành phần hóa học chính và hoạt tính sinh học của dịch chiết tng và các chất phân lập được từ 2 loài.

3) Xác định được kỹ thuật nhân giống và gây trồng cho 2 loài.

1) Báo cáo đánh giá đặc điểm sinh học (hình thái, phân bố và sinh thái) và tình hình sử dụng của 2 loài trên địa bàn huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.

2) Báo cáo kết quả giám định tên khoa học của 2 loài nghiên cứu.

3) Báo cáo nghiên cứu thành phần hóa học chính và hoạt tính sinh học của dịch chiết tổng và các chất phân lập được từ 2 loài.

4) Quy trình kỹ thuật nhân giống và gây trồng cho 2 loài; tiêu chuẩn cây giống xuất vườn.

5) Mô hình trồng quy mô 500 m2 cho mỗi loài.

22

Nghiên cứu một số giải pháp nhm giảm chi phí thức ăn trong chăn nuôi lợn nái ngoại trên địa bàn thành phố Hà Nội.

1) Xây dựng được một số công thức sản xuất thức ăn hỗn hợp tối ưu cho lợn nái ngoại.

2) Đánh giá được hiệu quả bổ sung một số chế phẩm vào thức ăn, nhằm giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất cho lợn nái ngoại.

3) Xây dựng được quy trình chăn nuôi lợn nái ngoại với phương pháp quản lý, chế độ dinh dưỡng và khẩu phần ăn phù hợp.

4) Xây dựng được 02 mô hình chăn nuôi lợn sinh sản đạt hiệu quả kinh tế cao.

1) Một số công thức sản xuất thức ăn hỗn hợp tối ưu cho lợn nái ngoại.

2) Báo cáo kết quả đánh giá, lựa chọn một số chế phẩm để bổ sung vào thức ăn, nhằm giảm chi phí thức ăn và tăng năng suất cho lợn nái ngoại.

3) Quy trình chăn nuôi lợn nái ngoại với phương pháp quản lý, chế độ dinh dưỡng và khẩu phần ăn phù hợp.

4) 02 mô hình chăn nuôi lợn sinh sản với chi phí thức ăn giảm tối thiểu 5%, số lợn con cai sữa và khối lượng lợn con cai sữa tăng trên 5% so với đại trà.

23

Nghiên cứu thiết kế và xây dựng mô hình làng hoa, cây cảnh gắn với du lịch tại Hà Nội.

Thiết kế và xây dựng được mô hình làng hoa, cây cảnh gắn với du lịch nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho người sản xuất, góp phần phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn thành phố Hà Nội.

1) Báo cáo kết quả điều tra, đánh giá thực trạng về làng hoa, cây cảnh gắn với du lịch tại Hà Nội.

2) Đề xuất danh mục các loại hoa, cây cảnh phù hợp với các điều kiện tự nhiên, sinh thái, đặc trưng văn hóa, truyền thống của một số vùng ngoại thành Hà Nội.

3) 01 thiết kế mẫu làng hoa, cây cảnh gắn với du lịch phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội địa phương một số huyện ngoại thành Hà Nội.

4) Các giải pháp xây dựng, duy trì mô hình làng hoa, cây cảnh gắn với du lịch tại Hà Nội.

5) Mô hình thí điểm làng hoa, cây cảnh gắn với du lịch tại 01 vùng ngoại thành Hà Nội.

IV.2

Đtài khoa học xã hội và nhân văn (01 đề tài)

24

Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp thúc đẩy phát triển vùng sản xuất rau, cây ăn quả tập trung trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Phân tích được thực trạng và đề xuất được giải pháp thúc đẩy phát triển các vùng sản xuất rau, cây ăn quả tập trung trên địa bàn thành phố Hà Nội.

1) Báo cáo đánh giá thực trạng phát triển các vùng sản xuất rau, cây ăn quả tập trung trên địa bàn thành phố Hà Nội (định hướng, quy hoạch; cơ chế, chính sách; diện tích; hoạt động sản xuất, liên kết tiêu thụ sản phẩm ...).

2) Bộ tiêu chí xác định vùng sản xuất rau, cây ăn quả tập trung trên địa bàn thành phố Hà Nội.

3) Các giải pháp phát triển ổn định vùng sản xuất rau, cây ăn quả tập trung trên địa bàn thành phố Hà Nội.

4) Xác định vùng sản xuất rau, cây ăn quả tập trung ưu tiên đầu tư.

IV.3

Dự án sản xuất thử nghiệm (02 dự án)

25

DASXTN: Hoàn thiện quy trình sản xuất và sử dụng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh (TMR) cho bò lai hướng thịt trên địa bàn thành phố Hà Nội

1) Xây dựng được công thức phối trộn thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh (TMR) tối ưu bng nguyên liệu thô và nguyên liệu tinh khác nhau cho bò lai hướng thịt.

2) Xây dựng được quy trình sản xuất và quy trình sử dụng thức ăn TMR cho các nhóm bò lai hướng thịt khác nhau.

3) Đề xuất được giải pháp kéo dài thời gian sử dụng thức ăn TMR và giảm phát thải khí methane (CH4) tối thiểu 10% trong chăn nuôi bò lai hướng thịt.

4) Xây dựng được ít nhất 01 mô hình tổ chức sản xuất và thương mại hóa thức ăn TMR.

1) Các công thức phối trộn thức ăn TMR tối ưu bằng nguyên liệu thô và nguyên liệu tinh khác nhau cho bò lai hướng thịt.

2) Giải pháp kéo dài thời gian sử dụng thức ăn TMR và giảm phát thải khí methane tối thiểu 10% trong chăn nuôi bò thịt.

3) Quy trình sản xuất thức ăn TMR cho các nhóm bò lai hướng thịt khác nhau.

4) Quy trình sử dụng thức ăn TMR cho các nhóm bò lai hướng thịt khác nhau, đạt các chỉ tiêu: Tăng khối lượng cơ thể/ngày ở các giai đoạn tuổi 6 - 12 tháng, 13-18 tháng, 19-21 tháng tương ứng là 600 - 700 gam/ngày; 700 - 800 gam/ngày; 800 - 1200 gam/ngày.

5) Mô hình tổ chức sản xuất và thương mại hóa thức ăn TMR, quy mô tối thiểu 50 con bò thịt, với khối lượng thức ăn TMR sản xuất được ít nhất 600 tấn; hiệu quả kinh tế tăng tối thiểu 10% so với mô hình không sử dụng thức ăn TMR.

26

DASXTN: Hoàn thiện quy trình nhân giống và phát triển giống gà Mía có gen sinh trưởng nhanh trên địa bàn Hà Nội

1) Hoàn thiện được quy trình chọn lọc, nhân giống theo dòng đối với gà Mía có gen sinh trưởng nhanh.

2) Hoàn thiện được quy trình chăm sóc, nuôi dưng gà Mía có gen sinh trưởng nhanh.

3) Xây dựng được 02 mô hình chăn nuôi gà Mía sinh sản và 04 mô hình chăn nuôi gà Mía thương phẩm đạt hiệu quả kinh tế cao.

1) Quy trình chọn lọc, nhân giống theo dòng gà Mía có gen sinh trưởng nhanh.

2) Quy trình chăn nuôi gà Mía có gen sinh trưởng nhanh.

3) Chọn lọc được đàn gà Mía hạt nhân tối thiểu 200 mái sinh sản, đạt các chỉ tiêu: Khối lượng cơ thể 8 tuần tuổi không nhỏ hơn 700 gam/con đối với gà mái và không nhỏ hơn 900 gam/con đối với gà trống; năng suất trứng/mái/68 tuần tuổi đạt tối thiểu 95 quả.

4) Tạo được đàn gà sản xuất tối thiểu 1.000 mái sinh sản, đạt các chỉ tiêu: Khối lượng cơ th8 tuần tui không nhỏ hơn 650 gam/con đối với gà mái, không nhỏ hơn 850 gam/con đối với gà trống; năng suất trứng/mái/68 tuần tui đạt tối thiểu 95 quả.

5) 02 mô hình chăn nuôi gà Mía sinh sản, quy mô 500 mái/mô hình, đạt các chỉ tiêu: Khối lượng cơ th8 tuần tuổi không nhỏ hơn 650 gam/con đối với gà mái, không nhỏ hơn 850 gam/con đối với gà trống; năng suất trứng/mái/68 tuần tuổi tối thiểu 90 quả; tiêu tốn thức ăn/10 trứng không cao hơn 3,8 kg.

6) 04 mô hình chăn nuôi gà Mía thương phẩm, quy mô 1.500 con/mô hình, đạt các chỉ tiêu: Tỷ lệ nuôi sống không nhỏ hơn 95%; khối lượng cơ thể 16 tuần tuổi không nhỏ hơn 1.700 gam/con đối với gà mái và không nhỏ hơn 2.000 gam/con đối với gà trống; tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể, không lớn hơn 3,5 kg.

V

Chương trình nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ quy hoạch, quản lý xây dựng và phát triển đô thị, bảo vệ môi trường Thành phố Hà Nội (CT05)

V.1

Đtài nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ (03 đề tài)

27

Nghiên cứu khả năng nhân giống, sử dụng cây xanh tự nhiên từ Vườn Quốc gia Ba Vì để nâng cao chất lượng không gian kiến trúc cảnh quan đô thị thành phố Hà Nội.

1) Đề xuất được danh mục loài cây xanh tự nhiên từ Vườn Quốc gia Ba Vì để bổ sung cho danh mục cây xanh đô thị tại Hà Nội

2) Xây dựng được kỹ thuật nhân giống và tiêu chun cây giống một số loài cây xanh tự nhiên từ Vườn Quốc gia Ba Vì phù hợp với điều kiện các quận nội thành Hà Nội.

1) Báo cáo hiện trạng hệ thống cây xanh đô thị khu vực nội thành Hà Nội.

2) Bộ tiêu chí lựa chọn loài cây xanh đô thị từ các loài cây tự nhiên tại Vườn Quốc gia Ba Vì phù hợp điều kiện Hà Nội.

3) 01 danh mục cây xanh tự nhiên từ Vườn Quốc gia Ba Vì phù hợp điều kiện Hà Nội.

4) Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và tiêu chuẩn cây giống 05 loài cây xanh tự nhiên từ Vườn Quốc gia Ba Vì.

5) 05 mô hình nhân giống từ 05 loài cây xanh (01 loài cây/mô hình) từ Vườn Quốc gia Ba Vì.

28

Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ tái chế dầu mỡ ăn thải trên địa bàn thành phố Hà Nội để sản xuất vật liệu polymer phân hủy sinh học polyhydroxyalkanoate (PHAs)

Xây dựng được quy trình công nghệ tái chế dầu mỡ ăn thải để sản xuất polymer phân hủy sinh học PHAs.

1) Tối thiểu 5 kg vật liệu PHAs từ dầu mỡ ăn thải tái chế, đáp ứng yêu cầu nhựa phân hủy sinh học.

2) Phương án thu thập dầu mỡ ăn thải trong cộng đồng trên địa bàn thành phố Hà Nội.

3) Bộ quy trình công nghệ tái chế dầu mỡ ăn thải để sản xuất polymer phân hủy sinh học PHAs; tiêu chuẩn chất lượng PHAs thu được.

4) Quy trình phi trộn PHAs thu được và tinh bột sắn; tiêu chuẩn chất lượng hỗn hợp polymer phối trộn.

5) Quy trình sản xuất một số sản phẩm nhựa dùng một lần từ PHAs thu được; tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm nhựa dùng một lần sản xuất được.

6) Báo cáo đánh giá khả năng phân hủy sinh học của sản phẩm.

29

Nghiên cứu công nghệ thu hồi nitơ và phốt pho trong nước thải trang trại chăn nuôi lợn bằng kỹ thuật tạo hạt struvite tầng sôi để sản xuất phân hữu cơ.

1) Đánh giá được thực trạng ô nhiễm nitơ và phốt pho trong nước thải của các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn thành phố Hà Nội.

2) Xây dựng được quy trình công nghệ thu hồi nitơ và phot pho trong nước thải của các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn thành phố Hà Nội.

1) Thiết bị tạo hạt struvite tầng sôi dạng modul, công suất tối thiểu 5m3/ngày đêm, hiệu suất thu hồi nitơ, phốt pho tối thiểu 70%.

2) Tối thiểu 200 kg hạt struvite chứa nitơ và pht pho có độ tinh khiết tối thiểu 70%.

3) Báo cáo đánh giá thực trạng ô nhiễm nitơ và phốt pho trong nước thải của các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn thành phố Hà Nội.

4) Quy trình công nghệ tạo hạt struvite tầng sôi dạng modul thu hồi nitơ và phốt pho trong nước thải trang trại chăn nuôi lợn công suất tối thiểu 5m3 /ngày đêm với hiệu suất thu hồi nitơ, phốt pho tối thiểu 70%; tiêu chuẩn chất lượng hạt struvite thu được.

5) Đánh giá hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của mô hình.

VI

Chương trình nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ phát triển văn hóa - xã hội Thủ đô Hà Nội (CT06)

VI.1

Đề tài nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn (02 đề tài)

30

Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể nhm phát triển các ngành công nghiệp văn hóa ở Thủ đô Hà Nội.

Đề xuất được các giải pháp phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể nhm phát triển các ngành công nghiệp văn hóa ở Thủ đô Hà Nội.

1) Cơ sở lý luận và kinh nghiệm về phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể nhằm phát triển các ngành công nghiệp văn hóa.

2) Nhận diện các di sản văn hóa phi vật thể ở Thủ đô Hà Nội có tiềm năng phát triển các ngành công nghiệp văn hóa.

3) Đánh giá thực trạng phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong phát triển các ngành công nghiệp văn hóa ở Thủ đô Hà Nội.

4) Đề xuất các giải pháp phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể nhằm phát triển các ngành công nghiệp văn hóa ở Thủ đô Hà Nội.

5) Đề xuất và thử nghiệm một số mô hình khai thác và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể nhằm phát triển công nghiệp văn hóa ở Hà Nội

6) Kiến nghị với Trung ương và thành phố Hà Nội.

31

Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của các thiết chế giải quyết tranh chấp lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội trong tình hình mới.

Đề xuất được các giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của các thiết chế giải quyết tranh chấp lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội trong tình hình mới.

1) Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn của việc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động các thiết chế giải quyết tranh chấp lao động.

2) Đánh giá được thực trạng tổ chức và hiệu quả hoạt động của các thiết chế giải quyết tranh chấp lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội.

3) Đề xuất được các phương án và giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động các thiết chế giải quyết tranh chấp lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội trong tình hình mới.

4) Kiến nghị với Trung ương và thành phố Hà Nội.

VII

Chương trình nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo (CT07)

VII.1

Đề tài nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ (01 đề tài)

32

Nghiên cứu chế tạo thiết bị phổ kế huỳnh quang tia X (XRF) ứng dụng trong công nghiệp mạ kim loại.

1) Chế tạo được thiết bị phổ kế huỳnh quang tia X (XRF) ứng dụng trong công nghiệp mạ kim loại.

2) Xây dựng được bộ quy trình đo chiều dày các lớp mạ; phân tích thành phần lớp mạ, thành phần dung dịch mạ, thành phần kim loại trong bùn thải mạ.

1) Hồ sơ thiết kế, chế tạo, vận hành, bảo trì, bảo dưỡng thiết bị phổ kế huỳnh quang tia X (XRF) ứng dụng trong công nghiệp mạ kim loại.

2) 01 thiết bị phổ kế huỳnh quang tia X (XRF) điều khiển tự động và đảm bảo an toàn theo quy định.

3) Tiêu chuẩn cơ sở của thiết bị phổ kế huỳnh quang tia X (XRF).

4) Bộ quy trình đo chiều dày các lớp mạ; phân tích thành phần lớp mạ, thành phần dung dịch mạ, thành phần kim loại trong bùn thải mạ.

5) Báo cáo kết quả ứng dụng tại doanh nghiệp mạ của thành phố Hà Nội.

VIII

Chương trình nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân Thành phố Hà Nội (CT08)

VIII.1

Đề tài nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ (06 đề tài)

33

Nghiên cứu quy trình tạo diclofenac epolamin và bào chế miếng dán qua da chứa diclofenac epolamin 1,3 %.

1) Xây dựng được quy trình n định tạo và tinh chế muối diclofenac epolamin.

2) Xây dựng được công thức và quy trình bào chế ổn định miếng dán qua da chứa diclofenac epolamin 1,3%.

1) 15 kg nguyên liệu diclofenac epolamin đạt tiêu chuẩn cơ sở (bao gồm cả hoạt chất dùng trong nghiên cứu và tạo miếng dán) và có độ ổn định tối thiểu 24 tháng.

2) 3.000 miếng dán qua da chứa diclofenac epolamin 1,3% kích thước tối thiểu 10x14 cm (bao gồm cả dùng cho thử nghiệm) có độ ổn định phù hợp.

3) Quy trình ổn định tạo và tinh chế muối diclofenac epolamin quy mô 05 kg/mẻ.

4) Quy trình bào chế ổn định miếng dán qua da chứa diclofenac epolamin 1,3% quy mô 1.000 miếng/mẻ.

5) Tiêu chuẩn cơ sở của muối diclofenac epolamin và miếng dán qua da 1,3%.

6) Báo cáo đánh giá độ ổn định của nguyên liệu tổng hợp và miếng dán qua da.

7) Báo cáo đánh giá độc tính cấp, bán trường diễn của nguyên liệu tng hợp được.

8) Báo cáo đánh giá tính kích ứng da, sự bám dính, sự giải phóng hoạt chất của miếng dán.

9) Báo cáo đánh giá tác dụng trên mô hình động vật thực nghiệm của miếng dán qua da.

34

Đánh giá hiệu quả kỹ thuật xét nghiệm GAP-PCR kết hợp MALDI-TOF để phát hiện thai phụ mang gen Thalassemia tại các bệnh viện Hà Nội.

1) Đánh giá hiệu quả kỹ thuật xét nghiệm GAP-PCR kết hợp MALDI-TOF để phát hiện thai phụ mang gen Thalassemia tại các bệnh viện Hà Nội.

2) Xác định tần suất thai phụ Hà Nội mang gene bệnh Thalassemia.

1) Quy trình tối ưu phát hiện gen Thalassemia bằng kỹ thuật GAP-PCR kết hợp MALDI-TOF với các kỹ thuật xét nghiệm phát hiện khác.

2) Báo cáo đánh giá tần suất thai phụ Hà Nội mang gen bệnh Thalassemia.

3) Bảng số liệu gen phát hiện các thể Thalassemia trên thai phụ Hà Nội.

4) Báo cáo khả năng phát hiện gen Thalassemia bằng kỹ thuật GAP-PCR kết hợp MALDI-TOF.

35

Nghiên cứu áp dụng kỹ thuật điện quang can thiệp trong chẩn đoán và điều trị một số bệnh lý rò hệ bạch huyết ở người lớn.

1) Xây dựng quy trình chẩn đoán và điều trị điện quang can thiệp một số bệnh lý rò hệ bạch huyết ở người lớn.

2) Đánh giá kết quả chụp cộng hưởng từ và số hóa xóa nền trong một số bệnh lý rò của hệ bạch huyết ở người lớn.

3) Đánh giá kết quả điều trị điện quang can thiệp trong một số bệnh lý rò hệ bạch huyết ở người lớn.

1) Quy trình chẩn đoán và can thiệp điện quang điều trị bệnh lý rò hệ bạch huyết ở người lớn.

2) Báo cáo kết quả chụp cộng hưởng từ và số hóa xóa nền trong một số bệnh lý rò của hệ bạch huyết ở người lớn.

3) Báo cáo kết quả điều trị điện quang can thiệp trong một số bệnh lý rò hệ bạch huyết ở người lớn.

4) Đề xuất phương án chuyển giao quy trình cho một số bệnh viện trên địa bàn Hà Nội.

36

Nghiên cứu ứng dụng đường mổ SuperPATH trong phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo ở một số bệnh viện trên địa bàn Hà Nội.

1) Hoàn thiện quy trình phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo với đường mổ SuperPATH.

2) ng dụng và đánh giá kết quả phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo với đường mổ SuperPATH.

1) Quy trình phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo với đường mổ SuperPATH.

2) Báo cáo đánh giá kết quả phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo với đường mổ SuperPATH.

3) Đề xuất phương án chuyển giao quy trình cho một số bệnh viện trên địa bàn Hà Nội.

37

Nghiên cứu hoàn thiện quy trình phẫu thuật thay van động mạch chủ ít xâm lấn qua đường mở ngực khoang liên sườn II cạnh ức phải.

1) Đánh giá kết quả phẫu thuật thay van động mạch chủ ít xâm lấn qua đường mở ngực khoang liên sườn II cạnh ức phải.

2) Hoàn thiện quy trình phẫu thuật thay van động mạch chủ ít xâm lấn qua đường mở ngực khoang liên sườn II cạnh ức phải.

1) Quy trình phẫu thuật thay van động mạch chủ ít xâm lấn qua đường mở ngực khoang liên sườn II cạnh ức phải.

2) Báo cáo đánh giá kết quả phẫu thuật thay van động mạch chủ ít xâm lấn qua đường mở ngực khoang liên sườn II cạnh ức phải.

3) Báo cáo đề xuất khả năng ứng dụng quy trình phẫu thuật thay van động mạch chủ ít xâm lấn qua đường mở ngực khoang liên sườn II cạnh ức phải tại một số bệnh viện Hà Nội.

38

Xây dựng mô hình phục hồi chức năng vận động cho bệnh nhân sau đột qunhồi máu não bằng liệu pháp tác vụ nhóm (circuit class therapy) tại Hà Nội.

Xây dựng được mô hình phục hồi chức năng vận động cho bệnh nhân sau đột qunhồi máu não bằng liệu pháp tác vụ nhóm (circuit class therapy) tại Hà Nội.

1) Mô hình phục hồi chức năng vận động cho bệnh nhân sau đột qunhồi máu não bng liệu pháp tác vụ nhóm (circuit class therapy) tại Hà Nội.

2) Báo cáo đánh giá kết quả của mô hình phục hồi chức năng vận động cho bệnh nhân sau đột qunhồi máu não bằng liệu pháp tác vụ nhóm (circuit class therapy) tại Hà Nội.

3) Báo cáo kết quả triển khai ứng dụng ít nhất tại 01 đơn vị phục hồi chức năng tuyến quận, huyện trên địa bàn Hà Nội.

4) Báo cáo đề xuất triển khai nhân rộng mô hình trên địa bàn Hà Nội.

IX

Chương trình nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ phát triển giáo dục - đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thành phố Hà Nội (CT09)

IX.1

Đề tài nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn (04 đề tài)

39

Đề xuất giải pháp nâng cao sức khỏe tâm thần cho giáo viên phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội.

1) Đánh giá được thực trạng sức khỏe tâm thần và công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần cho giáo viên phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội.

2) Đề xuất được các giải pháp nâng cao sức khỏe tâm thần cho giáo viên phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội.

1) Cơ sở lý luận và kinh nghiệm nâng cao sức khỏe tâm thần cho giáo viên phổ thông.

2) Báo cáo đánh giá thực trạng sức khỏe tâm thần và công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần cho giáo viên phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội.

3) Báo cáo nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của giáo viên phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội.

4) Các giải pháp nâng cao sức khỏe tâm thần cho giáo viên phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội.

5) Dự thảo nội dung bộ tài liệu hướng dẫn chăm sóc sức khỏe tâm thần cho giáo viên phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội.

6) Bản kiến nghị với Trung ương và Thành phố Hà Nội.

40

Nghiên cứu các yếu tố tác động tới sức khỏe tâm thần và đề xuất các giải pháp phòng ngừa, can thiệp nhằm nâng cao sức khỏe tâm thần cho học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội.

1) Đánh giá được thực trạng và các yếu tố tác động tới sức khỏe tâm thần của học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội.

2) Đề xuất được các giải pháp phòng ngừa và can thiệp nhằm nâng cao sức khỏe tâm thần cho học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội.

1) Cơ sở lý luận và kinh nghiệm phòng ngừa, nâng cao sức khỏe tâm thần cho học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông.

2) Báo cáo đánh giá thực trạng sức khỏe tâm thần của học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội.

3) Báo cáo đánh giá các yếu tố tác động tới sức khỏe tâm thần của học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội.

4) Hệ thống các giải pháp phòng ngừa và can thiệp nhm nâng cao sức khỏe tâm thần cho học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội.

5) Dự thảo nội dung bộ tài liệu hướng dẫn phòng ngừa và can thiệp để chăm sóc sức khỏe tâm thần cho học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội.

6) Bản kiến nghị với Trung ương và Thành phố Hà Nội.

41

Nghiên cứu giải pháp phát triển nhân lực khoa học và công nghệ của thành phố Hà Nội đến năm 2030.

1) Xác định được nhu cầu về số lượng, chất lượng, cơ cấu, trình độ nhân lực khoa học và công nghệ đến năm 2030, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội.

2) Đề xuất được giải pháp phát triển nhân lực khoa học và công nghệ trong các ngành, lĩnh vực của thành phố Hà Nội đến năm 2030.

1) Cơ sở lý luận và kinh nghiệm phát triển nhân lực khoa học và công nghệ.

2) Báo cáo đánh giá thực trạng nhân lực khoa học và công nghệ, phát triển nhân lực khoa học và công nghệ trong các ngành, lĩnh vực của thành phố Hà Nội.

3) Báo cáo dự báo nhu cầu phát triển nhân lực khoa học và công nghệ trong các ngành, lĩnh vực của thành phố Hà Nội.

4) Báo cáo đề xuất các giải pháp phát triển nhân lực khoa học và công nghệ của thành phố Hà Nội đến năm 2030.

5) Dự thảo nội dung Kế hoạch phát triển nhân lực khoa học và công nghệ của thành phố Hà Nội đến năm 2030.

6) Bản kiến nghị với Trung ương và Thành phố Hà Nội.

42

Phát triển năng lực tự học cho học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội trong bối cảnh thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018.

1) Đánh giá được thực trạng năng lực tự học, phát triển năng lực tự học của học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội.

2) Đề xuất được hệ thống các giải pháp phát triển năng lực tự học cho học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội trong bối cảnh thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018.

1) Cơ sở lý luận và kinh nghiệm phát triển năng lực tự học cho học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông trong bối cảnh thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018.

2) Bộ tiêu chí và công cụ đánh giá năng lực tự học, phát triển năng lực tự học của học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội trong bối cảnh thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018.

3) Báo cáo đánh giá thực trạng năng lực tự học, phát triển năng lực tự học của học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội.

4) Hệ thống các giải pháp phát triển năng lực tự học cho học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội trong bối cảnh thực hiện chương trình giáo dục ph thông 2018.

5) Dự thảo nội dung bộ tài liệu tập huấn cho giáo viên về các giải pháp phát triển năng lực tự học cho học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội trong bối cảnh thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018.

6) Bản kiến nghị với Trung ương và Thành phố Hà Nội.

DANH MỤC

NHIỆM VỤ THUỘC CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN TÀI SẢN TRÍ TUỆ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030, BẮT ĐẦU THỰC HIỆN TỪ NĂM 2023 THEO PHƯƠNG THỨC TUYỂN CHỌN
(Kèm theo Quyết định số /QĐ-UBND ngày / /2022 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội)

TT

Tên nhiệm vụ

Định hướng mục tiêu

Sản phẩm dự kiến

I

Nhãn hiệu tập th

1

Đăng ký bảo hộ và quản lý nhãn hiệu tập thể “Gạo Hương Ngải” của xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.

1) Nhãn hiệu tập thể “Gạo Hương Ngải” của xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội được bảo hộ trên cơ sở mở rộng phạm vi bảo hộ của Hợp tác xã Nông nghiệp Hương Ngải.

2) Bổ sung, hoàn thiện các văn bản, công cụ quản lý nhãn hiệu tập thể của Hợp tác xã Nông nghiệp Hương Ngải.

1) Báo cáo kết quả quản lý và sử dụng nhãn hiệu tập thcủa Hợp tác xã Nông nghiệp Hương Ngải.

2) Báo cáo hiện trạng sản xuất - kinh doanh sản phẩm và các vấn đề liên quan phục vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Gạo Hương Ngải”.

3) Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể “Gạo Hương Ngải” của xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.

4) Hệ thống các văn bản, công cụ quản lý nhãn hiệu tập thể của Hợp tác xã Nông nghiệp Hương Ngải được bổ sung, hoàn thiện.

5) Hệ thống nhận diện và các công cụ quảng bá, truyền thông, giới thiệu sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể “Gạo Hương Ngải”.

6) Bộ tài liệu và Báo cáo kết quả tập huấn kiến thức, kỹ năng sử dụng và sản xuất kinh doanh - thương mại hóa sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể “Gạo Hương Ngải”.

2

Đăng ký bảo hộ và quản lý nhãn hiệu tập thể “Chè Yên Bình” của xã Yên Bình, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.

1) Nhãn hiệu tập thể “Chè Yên Bình” của xã Yên Bình, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội được bảo hộ.

2) Hệ thống các văn bản, công cụ quản lý nhãn hiệu tập thể “Chè Yên Bình” được ban hành.

1) Báo cáo hiện trạng sản xuất - kinh doanh sản phẩm, xác định chủ sở hữu, khả năng bảo hộ của địa danh và các vấn đề liên quan phục vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Chè Yên Bình”.

2) Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể “Chè Yên Bình” của xã Yên Bình, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.

3) Hệ thống các văn bản, công cụ quản lý nhãn hiệu tập thể “Chè Yên Bình”.

4) Hệ thống nhận diện và các công cụ quảng bá, truyền thông, giới thiệu sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể “Chè Yên Bình”.

5) Bộ tài liệu và Báo cáo kết quả tập huấn kiến thức, kỹ năng sử dụng và sản xuất kinh doanh - thương mại hóa sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể “Chè Yên Bình”.

3

Đăng ký bảo hộ và quản lý nhãn hiệu tập thể Yên Sở - Hoài Đức cho sản phẩm bưởi đường và bánh gai của xã Yên Sở, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.

1) Nhãn hiệu tập thể Yên Sở - Hoài Đức cho sản phẩm bưởi đường và bánh gai của xã Yên Sở, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội được bảo hộ.

2) Hệ thống các văn bản, công cụ quản lý nhãn hiệu tập thể Yên Sở - Hoài Đức cho 02 sản phẩm bưởi đường và bánh gai được ban hành.

1) Báo cáo hiện trạng sản xuất - kinh doanh sản phẩm bưởi và bánh gai, xác định chủ sở hữu, khả năng bảo hộ của địa danh và các vấn đề liên quan phục vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể Yên Sở - Hoài Đức cho 02 sản phẩm bưởi đường và bánh gai.

2) Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể Yên Sở - Hoài Đức cho sản phẩm bưởi đường của xã Yên Sở, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.

3) Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập th Yên Sở - Hoài Đức cho sản phẩm bánh gai của xã Yên Sở, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.

4) Hệ thống các văn bản, công cụ quản lý nhãn hiệu tập thể Yên Sở - Hoài Đức cho 02 sản phẩm bưởi đường và bánh gai.

5) Hệ thống nhận diện và các công cụ quảng bá, truyền thông, giới thiệu sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể Yên Sở - Hoài Đức cho 02 sản phẩm bưởi đường và bánh gai.

6) Bộ tài liệu và Báo cáo kết quả tập huấn kiến thức, kỹ năng sử dụng và sản xuất kinh doanh - thương mại hóa sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể Yên Sở - Hoài Đức cho 02 sản phẩm bưởi đường và bánh gai.

4

Đăng ký bảo hộ và quản lý nhãn hiệu tập thể “Dệt Phùng Xá” cho sản phẩm dệt của xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.

1) Nhãn hiệu tập thể “Dệt Phùng Xá” cho sản phẩm dệt của xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội được bảo hộ.

2) Hệ thống các văn bản, công cụ quản lý nhãn hiệu tập thể “Dệt Phùng Xá” được ban hành.

1) Báo cáo hiện trạng sản xuất - kinh doanh sản phẩm, xác định chủ sở hữu, khả năng bảo hộ của địa danh và các vấn đề liên quan phục vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Dệt Phùng Xá”.

2) Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể “Dệt Phùng Xá” cho sản phẩm dệt của xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.

3) Hệ thống các văn bản, công cụ quản lý nhãn hiệu tập thể “Dệt Phùng Xá”.

4) Hệ thống nhận diện và các công cụ quảng bá, truyền thông, giới thiệu sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể “Dệt Phùng Xá”.

5) Bộ tài liệu và Báo cáo kết quả tập huấn kiến thức, kỹ năng sử dụng và sản xuất kinh doanh-thương mại hóa sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể “Dệt Phùng Xá”.

5

Đăng ký bảo hộ và quản lý nhãn hiệu tập thể “Sen An Phú - Mỹ Đức” của xã An Phú, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.

1) Nhãn hiệu tập thể “Sen An Phú - Mỹ Đức” cho sản phẩm từ sen và dịch vụ du lịch của xã An Phú, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội được bảo hộ.

2) Hệ thống các văn bản, công cụ quản lý nhãn hiệu tập thể “Sen An Phú - Mỹ Đức” được ban hành.

1) Báo cáo hiện trạng sản xuất - kinh doanh sản phẩm, xác định chủ sở hữu, khả năng bảo hộ của địa danh và các vấn đề liên quan phục vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Sen An Phú - Mỹ Đức”.

2) Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể “Sen An Phú - Mỹ Đức” cho sản phẩm từ sen và dịch vụ du lịch của xã An Phú, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.

3) Hệ thống các văn bản, công cụ quản lý nhãn hiệu tập thể “Sen An Phú - Mỹ Đức”.

4) Hệ thống nhận diện và các công cụ quảng bá, truyền thông, giới thiệu sản phẩm và dịch vụ du lịch mang nhãn hiệu tập thể “Sen An Phú - Mỹ Đức”.

5) Bộ tài liệu và Báo cáo kết quả tập huấn kiến thức, kỹ năng sử dụng và sản xuất kinh doanh - thương mại hóa sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể “Sen An Phú - Mỹ Đức”.

6

Đăng ký bảo hộ và quản lý nhãn hiệu tập thnông sản Cổ Loa của xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội

1) Nhãn hiệu tập thể nông sản Cổ Loa của xã CLoa, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội được bảo hộ.

2) Hệ thống các văn bản, công cụ quản lý nhãn hiệu tập thể nông sản Cổ Loa được ban hành.

1) Báo cáo hiện trạng sản xuất-kinh doanh sản phẩm: Khoai tây; Mít; Trám, năng lực của chủ sở hữu, khả năng bảo hộ của địa danh và các vấn đề liên quan phục vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể nông sản Cổ Loa.

2) Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể nông sản Cổ Loa của xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.

3) Hệ thống các văn bản, công cụ quản lý nhãn hiệu tập thể nông sản Cổ Loa.

4) Hệ thống nhận diện và các công cụ quảng bá, truyền thông, giới thiệu sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể nông sản Cổ Loa cho sản phẩm: Khoai tây; Mít; Trám.

5) Bộ tài liệu và Báo cáo kết quả tập huấn kiến thức, kỹ năng sử dụng và sản xuất kinh doanh - thương mại hóa sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể nông sản Cổ Loa.

7

Đăng ký bảo hộ và quản lý nhãn hiệu tập thể “Hành Võng Xuyên” của xã Võng Xuyên, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội

1) Nhãn hiệu tập thể “Hành Võng Xuyên” của xã Võng Xuyên, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội được bảo hộ.

2) Hệ thống các văn bản, công cụ quản lý nhãn hiệu tập thể “Hành Võng Xuyên” được ban hành.

1) Báo cáo hiện trạng sản xuất - kinh doanh sản phẩm, xác định chủ sở hữu, khả năng bảo hộ của địa danh và các vấn đề liên quan phục vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Hành Võng Xuyên”.

2) Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể “Hành Võng Xuyên” của xã Võng Xuyên, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội.

3) Hệ thống các văn bản, công cụ quản lý nhãn hiệu tập thể “Hành Võng Xuyên”.

4) Hệ thống nhận diện và các công cụ quảng bá, truyền thông, giới thiệu sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể “Hành Võng Xuyên”.

5) Bộ tài liệu và Báo cáo kết quả tập huấn kiến thức, kỹ năng sử dụng và sản xuất kinh doanh - thương mại hóa sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể “Hành Võng Xuyên”.

8

Đăng ký bảo hộ và quản lý nhãn hiệu tập thể “Trứng vịt Phụng Thượng” của xã Phụng Thượng, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội

1) Nhãn hiệu tập thể Trứng vịt Phụng Thượng” của xã Phụng Thượng, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội được bảo hộ.

2) Hệ thống các văn bản, công cụ quản lý nhãn hiệu tập thể “Trứng vịt Phụng Thượng” được ban hành.

1) Báo cáo hiện trạng sản xuất - kinh doanh sản phẩm, xác định chủ sở hữu, khả năng bảo hộ của địa danh và các vấn đề liên quan phục vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Trứng vịt Phụng Thượng”.

2) Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể “Trứng vịt Phụng Thượng” của xã Phụng Thượng, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội.

3) Hệ thống các văn bản, công cụ quản lý nhãn hiệu tập thể “Trứng vịt Phụng Thượng”.

4) Hệ thống nhận diện và các công cụ quảng bá, truyền thông, giới thiệu sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể “Trứng vịt Phụng Thượng”.

5) Bộ tài liệu và Báo cáo kết quả tập huấn kiến thức, kỹ năng sử dụng và sản xuất kinh doanh - thương mại hóa sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể “Trứng vịt Phụng Thượng”.

9

Đăng ký bảo hộ và quản lý nhãn hiệu tập thể “Lưới chã Quang Trung” cho sản phẩm lưới của xã Quang Trung, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội

1) Nhãn hiệu tập thể “Lưới chã Quang Trung” cho sản phẩm lưới của xã Quang Trung, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội được bảo hộ.

2) Hệ thống các văn bản, công cụ quản lý nhãn hiệu tập thể “Lưới chã Quang Trung” được ban hành.

1) Báo cáo hiện trạng sản xuất - kinh doanh sản phẩm, xác định chủ sở hữu, khả năng bảo hộ của địa danh và các vấn đề liên quan phục vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Lưới chã Quang Trung”.

2) Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể “Lưới chã Quang Trung” cho sản phẩm lưới của xã Quang Trung, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội.

3) Hệ thống các văn bản, công cụ quản lý nhãn hiệu tập thể “Lưới chã Quang Trung”.

4) Hệ thng nhận diện và các công cụ quảng bá, truyền thông, giới thiệu sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể “Lưới chã Quang Trung”.

5) Bộ tài liệu và Báo cáo kết quả tập huấn kiến thức, kỹ năng sử dụng và sản xuất kinh doanh - thương mại hóa sản phẩm mang nhãn hiệu tập th“Lưới chã Quang Trung”.

10

Đăng ký bảo hộ và quản lý nhãn hiệu tập thể “Thủy sản Tri Trung” của xã Tri Trung, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội.

1) Nhãn hiệu tập thể “Thủy sản Tri Trung” của xã Tri Trung, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội được bảo hộ.

2) Hệ thống các văn bản, công cụ quản lý nhãn hiệu tập thể “Thủy sản Tri Trung” được ban hành.

1) Báo cáo hiện trạng sản xuất - kinh doanh sản phẩm, năng lực của chủ sở hữu, khả năng bảo hộ của địa danh và các vấn đề liên quan phục vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Thủy sản Tri Trung”.

2) Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể “Thủy sản Tri Trung” của xã Tri Trung, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội.

3) Hệ thống các văn bản, công cụ quản lý nhãn hiệu tập thể “Thủy sản Tri Trung”.

4) Hệ thống nhận diện và các công cụ quảng bá, truyền thông, giới thiệu sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể “Thủy sản Tri Trung”.

5) Bộ tài liệu và Báo cáo kết quả tập huấn kiến thức, kỹ năng sử dụng và sản xuất kinh doanh - thương mại hóa sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể “Thủy sản Tri Trung”.

11

Đăng ký bảo hộ và quản lý nhãn hiệu tập thể hoa mai trắng An Hòa - Tản Lĩnh - Ba Vì của xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội

1) Nhãn hiệu tập thể hoa mai trắng An Hòa - Tản Lĩnh - Ba Vì của xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội được bảo hộ.

2) Hệ thống các văn bản, công cụ quản lý nhãn hiệu tập thể hoa mai trắng An Hòa - Tản Lĩnh - Ba Vì được ban hành.

1) Báo cáo hiện trạng sản xuất - kinh doanh sản phẩm, xác định chủ sở hữu, khả năng bảo hộ của địa danh và các vấn đề liên quan phục vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể hoa mai trắng An Hòa - Tản Lĩnh - Ba Vì.

2) Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể hoa mai trắng An Hòa - Tản Lĩnh - Ba Vì của xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.

3) Hệ thống các văn bản, công cụ quản lý nhãn hiệu tập thể hoa mai trắng An Hòa - Tản Lĩnh - Ba Vì.

4) Hệ thống nhận diện và các công cụ quảng bá, truyền thông, giới thiệu sản phẩm và dịch vụ mang nhãn hiệu tập thể hoa mai trắng An Hòa - Tản Lĩnh - Ba Vì.

5) Bộ tài liệu và Báo cáo kết quả tập huấn kiến thức, knăng sử dụng và sản xuất kinh doanh - thương mại hóa sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể hoa mai trắng An Hòa - Tản Lĩnh - Ba Vì.

12

Đăng ký bảo hộ và quản lý nhãn hiệu tập thể “Hương Xà Cầu” của xã Quảng Phú Cầu, huyện ng Hòa, thành phố Hà Nội.

1) Nhãn hiệu tập thể “Hương Xà Cầu” của xã Quảng Phú Cầu, huyện ng Hòa, thành phố Hà Nội được bảo hộ.

2) Hệ thống công cụ quản lý nhãn hiệu tập thể “Hương Xà Cầu” được ban hành.

1) Báo cáo hiện trạng sản xuất, kinh doanh sản phẩm hương, xác định chủ sở hữu, khả năng bảo hộ và các vấn đề liên quan phục vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Hương Xà Cầu”.

2) Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể “Hương Xà Cầu”.

3) Hệ thống các văn bản, công cụ quản lý nhãn hiệu tập thể “Hương Xà Cầu”.

4) Hệ thống nhận diện và các công cụ quảng bá giới thiệu sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể “Hương Xà Cầu”.

5) Bộ tài liệu và báo cáo kết quả tập huấn kỹ năng sử dụng và sản xuất thương mại hóa sản phẩm hương mang nhãn hiệu tập thể “Hương Xà Cầu”.

13

Đăng ký bảo hộ và quản lý nhãn hiệu tập thể “Lá dong Tràng Cát” của xã Kim An, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội.

1) Nhãn hiệu tập thể “Lá dong Tràng Cát” của xã Kim An, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội được bảo hộ.

2) Hệ thống các văn bản, công cụ quản lý nhãn hiệu tập thể “Lá dong Tràng Cát” được ban hành.

1) Báo cáo hiện trạng sản xuất, kinh doanh sản phẩm lá dong, xác định chủ sở hữu, khả năng bảo hộ và các vấn đề liên quan phục vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Lá dong Tràng Cát”.

2) Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể “Lá dong Tràng Cát”.

3) Hệ thống các văn bản, công cụ quản lý nhãn hiệu tập thể “Lá dong Tràng Cát”.

4) Hệ thống nhận diện và các công cụ quảng bá giới thiệu sản phẩm lá dong mang nhãn hiệu tập thể “Lá dong Tràng Cát”.

5) Bộ tài liệu và báo cáo kết quả tập huấn kỹ năng sử dụng và sản xuất thương mại hóa sản phẩm lá dong mang nhãn hiệu tập thể “Lá dong Tràng Cát”.

14

Đăng ký bảo hộ và quản lý nhãn hiệu tập thể “Mộc Thượng Mạo” của làng nghề mộc truyền thống Thượng Mạo, phường Phú Lương, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.

1) Nhãn hiệu tập thể “Mộc Thượng Mạo” của làng nghề mộc truyền thống Thượng Mạo, phường Phú Lương, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội được bảo hộ.

2) Hệ thống các văn bản, công cụ quản lý nhãn hiệu tập thể “Mộc Thượng Mạo” của làng nghề mộc truyền thống Thượng Mạo, phường Phú Lương, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội được ban hành.

1) Báo cáo hiện trạng sản xuất, kinh doanh các sản phẩm mộc, xác định chủ sở hữu, khả năng bảo hộ và các vấn đề liên quan phục vụ việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Mộc Thượng Mạo”.

2) Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể “Mộc Thượng Mạo” của làng nghề mộc truyền thống Thượng Mạo, phường Phú Lương, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.

3) Hệ thống các văn bản, công cụ quản lý nhãn hiệu tập thể “Mộc Thượng Mạo”.

4) Hệ thống nhận diện và các công cụ quảng bá, truyền thông, giới thiệu sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể “Mộc Thượng Mạo”.

5) Bộ tài liệu và báo cáo kết quả tập huấn kỹ năng sử dụng và sản xuất thương mại hóa sản phẩm mộc mang nhãn hiệu tập thể “Mộc Thượng Mạo”.

15

Đăng ký bảo hộ và quản lý nhãn hiệu tập thể Vạn Phúc - Thanh Trì cho sản phẩm Bưởi quả và Quất chum của xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.

1) Nhãn hiệu tập thể Vạn Phúc - Thanh Trì cho sản phẩm Bưởi quả và Quất chum của xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội được bảo hộ.

2) Hệ thống công cụ quản lý, nhận diện, quảng bá nhãn hiệu tập thể Vạn Phúc - Thanh Trì cho sản phẩm Bưởi quả và Quất chum của xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội được ban hành.

1) Báo cáo hiện trạng sản xuất, kinh doanh sản phẩm, xác định chủ sở hữu, khả năng bảo hộ và các vấn đề liên quan phục vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể Vạn Phúc - Thanh Trì cho 02 sản phẩm Bưởi quả và Quất chum của xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.

2) 02 Giấy Chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể Vạn Phúc - Thanh Trì cho sản phẩm Bưởi quả và Quất chum.

3) Hệ thống các văn bản, công cụ quản lý nhãn hiệu tập thể Vạn Phúc - Thanh Trì cho 02 sản phẩm Bưởi quả và Quất chum.

4) Hệ thống nhận diện và các công cụ quảng bá giới thiệu sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể Vạn Phúc - Thanh Trì cho 02 sản phẩm Bưởi quả và Quất chum.

5) Bộ tài liệu và báo cáo kết quả tập huấn kỹ năng sử dụng và sản xuất thương mại hóa 02 sản phẩm Bưởi quả và Quất chum mang nhãn hiệu tập thể Vạn Phúc - Thanh Trì.

16

Đăng ký bảo hộ và quản lý nhãn hiệu tập thể “Nhị Khê” cho sản phẩm tiện từ gỗ và sừng của xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội.

1) Nhãn hiệu tập thể “Nhị Khê” cho sản phẩm tiện từ gỗ và sừng của xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội được bảo hộ.

2) Hệ thống công cụ quản lý nhãn hiệu tập thể “Nhị Khê” cho sản phẩm tiện từ gỗ và sừng được ban hành.

1) Báo cáo hiện trạng sản xuất, kinh doanh sản phẩm tiện từ gỗ và sừng, xác định chủ sở hữu, khả năng bảo hộ và các vấn đề liên quan phục vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Nhị Khê” cho sản phẩm tiện từ gỗ và sừng.

2) Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể “Nhị Khê” cho sản phẩm tiện từ gỗ và sừng.

3) Hệ thống các văn bản, công cụ quản lý nhãn hiệu tập thể “Nhị Khê” cho sản phẩm tiện từ gỗ và sừng.

4) Hệ thống nhận diện và các công cụ quảng bá giới thiệu sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể “Nhị Khê” cho sản phẩm tiện từ gỗ và sừng.

5) Bộ tài liệu và báo cáo kết quả tập huấn về nhãn hiệu tập thể “Nhị Khê” cho sản phẩm tiện từ gỗ và sừng.

17

Đăng ký bảo hộ và quản lý nhãn hiệu tập thể Chuối tiêu hồng Tự Nhiên của xã Tự Nhiên, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội.

1) Nhãn hiệu tập thể Chuối tiêu hồng Tự Nhiên của xã Tự Nhiên, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội được bảo hộ.

2) Hệ thống công cụ quản lý nhãn hiệu tập thể Chuối tiêu hồng Tự Nhiên được ban hành.

1) Báo cáo hiện trạng sản xuất, kinh doanh sản phẩm, xác định chủ sở hữu, khả năng bảo hộ và các vấn đề liên quan phục vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể Chuối tiêu hồng Tự Nhiên.

2) Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể Chuối tiêu hồng Tự Nhiên.

3) Hệ thống công cụ và các văn bản quản lý nhãn hiệu tập thể Chuối tiêu hồng Tự Nhiên.

4) Hệ thống nhận diện và các công cụ quảng bá giới thiệu sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể Chuối tiêu hồng Tự Nhiên.

5) Bộ tài liệu và báo cáo kết quả tập huấn về nhãn hiệu tập thể Chuối tiêu hồng Tự Nhiên.

18

Đăng ký bảo hộ và quản lý nhãn hiệu tập thể “Đu đủ Nam Sơn” của xã Nam Sơn, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.

1) Nhãn hiệu tập thể “Đu đủ Nam Sơn” của xã Nam Sơn, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội được bảo hộ.

2) Hệ thống các văn bản, công cụ quản lý nhãn hiệu tập thể “Đu đủ Nam Sơn” được ban hành.

1) Báo cáo hiện trạng sản xuất, kinh doanh sản phẩm, xác định chủ sở hữu, khả năng bảo hộ cho sản phẩm gắn với địa danh và các vấn đliên quan phục vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Đu đủ Nam Sơn”;

2) Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể “Đu đủ Nam Sơn”;

3) Hệ thống các văn bản, công cụ quản lý nhãn hiệu tập thể “Đu đủ Nam Sơn”;

4) Hệ thống nhận diện và các công cụ quảng bá giới thiệu sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể “Đu đủ Nam Sơn”;

5) Bộ tài liệu và báo cáo kết quả tập huấn về nhãn hiệu tập thể “Đu đủ Nam Sơn”.

19

Đăng ký bảo hộ và quản lý nhãn hiệu tập thể “Rau gia vị Tiến Thắng” cho các sản phẩm rau gia vị của xã Tiến Thắng, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội.

1) Nhãn hiệu tập thể “Rau gia vị Tiến Thắng” cho các sản phẩm rau gia vị của xã Tiến Thắng, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội được bảo hộ.

2) Hệ thống các văn bản, công cụ quản lý nhãn hiệu tập thể “Rau gia vị Tiến Thắng” được ban hành.

1) Báo cáo hiện trạng sản xuất, kinh doanh các sản phẩm rau gia vị, xác định chủ sở hữu, khả năng bảo hộ của địa danh và các vấn đề liên quan phục vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Rau gia vị Tiến Thắng”.

2) Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể “Rau gia vị Tiến Thắng”.

3) Hệ thống các văn bản, công cụ quản lý nhãn hiệu tập thể “Rau gia vị Tiến Thắng”.

4) Hệ thống nhận diện và các công cụ quảng bá giới thiệu sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể “Rau gia vị Tiến Thắng”.

5) Bộ tài liệu và báo cáo kết quả tập huấn về nhãn hiệu tập thể “Rau gia vị Tiến Thắng”.

II

Nhãn hiệu chứng nhận

2.1

Sản phẩm du lịch

20

Đăng ký bảo hộ và quản lý nhãn hiệu chứng nhận “Du lịch Ba Vì” của huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội

1) Nhãn hiệu chứng nhận “Du lịch Ba Vì” của huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội được bảo hộ.

2) Xây dựng được hệ thống văn bản và công cụ quản lý nhãn hiệu chứng nhận “Du lịch Ba Vì”.

3) Xây dựng được mô hình thí điểm quản lý nhãn hiệu chứng nhận “Du lịch Ba Vì”.

1) Báo cáo đánh giá thực trạng và định hướng phát triển du lịch Ba Vì.

2) Bộ tiêu chí chứng nhận cho các dịch vụ: Trải nghiệm văn hóa; trải nghiệm nông nghiệp, nông thôn; trải nghiệm sinh thái, nghỉ dưỡng,... mang nhãn hiệu chứng nhận “Du lịch Ba Vì”.

3) Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu chứng nhận “Du lịch Ba Vì” của huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.

4) Hệ thống các văn bản, công cụ quản lý nhãn hiệu chứng nhận “Du lịch Ba Vì”

5) Hệ thống nhận diện và các công cụ quảng bá, truyền thông, giới thiệu các dịch vụ du lịch được bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận “Du lịch Ba Vì”.

6) Mô hình thí điểm quản lý nhãn hiệu chứng nhận “Du lịch Ba Vì”.

7) Bộ tài liệu và Báo cáo kết quả tập huấn cho các chủ thể về nhãn hiệu chứng nhận “Du lịch Ba Vì”.

21

Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Du lịch Sơn Tây” của thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội

1) Nhãn hiệu chứng nhận “Du lịch Sơn Tây” của thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội được bảo hộ.

2) Hệ thống văn bản và công cụ quản lý nhãn hiệu chứng nhận “Du lịch Sơn Tây” được ban hành.

3) Xây dựng được mô hình thí điểm quản lý nhãn hiệu chứng nhận “Du lịch Sơn Tây”.

1) Báo cáo đánh giá thực trạng và định hướng phát triển du lịch Sơn Tây.

2) Bộ tiêu chí chứng nhận cho các dịch vụ: trải nghiệm văn hóa; trải nghiệm nông nghiệp, nông thôn; trải nghiệm sinh thái, nghỉ dưỡng; dịch vụ quản lý bán hàng,.... mang nhãn hiệu chứng nhận “Du lịch Sơn Tây”.

3) Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu chứng nhận “Du lịch Sơn Tây” của thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội.

4) Hệ thống các văn bản, công cụ quản lý nhãn hiệu chứng nhận “Du lịch Sơn Tây”.

5) Hệ thống nhận diện và các công cụ quảng bá, truyền thông, giới thiệu nhãn hiệu chứng nhận “Du lịch Sơn Tây”.

6) Mô hình thí điểm quản lý nhãn hiệu chứng nhận “Du lịch Sơn Tây”.

7) Bộ tài liệu và Báo cáo kết quả tập huấn cho các chủ thể về nhãn hiệu chứng nhận “Du lịch Sơn Tây”.

2.2

Sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm làng nghề

22

Đăng ký bảo hộ và quản lý nhãn hiệu chứng nhận “Rau an toàn Đông Anh” của huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.

1) Nhãn hiệu chứng nhận “Rau an toàn Đông Anh” của huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội được bảo hộ.

2) Hệ thống văn bản và công cụ quản lý nhãn hiệu chứng nhận “Rau an toàn Đông Anh” được ban hành.

3) Xây dựng được mô hình thí điểm quản lý nhãn hiệu chứng nhận “Rau an toàn Đông Anh”.

1) Báo cáo cơ sở khoa học, phân tích hiện trạng sản xuất và kinh doanh, các vấn đề liên quan phục vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận “Rau an toàn Đông Anh”.

2) Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu chứng nhận “Rau an toàn Đông Anh”.

3) Hệ thống các văn bản, công cụ quản lý nhãn hiệu chứng nhận “Rau an toàn Đông Anh”.

4) Hệ thống nhận diện và các công cụ quảng bá, truyền thông, giới thiệu sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận “Rau an toàn Đông Anh”.

5) Mô hình thí điểm quản lý nhãn hiệu chứng nhận “Rau an toàn Đông Anh”.

6) Bộ tài liệu và báo cáo kết quả tập huấn cho các chủ thể về nhãn hiệu chứng nhận “Rau an toàn Đông Anh”.

23

Đăng ký bảo hộ và quản lý nhãn hiệu chứng nhận “Nhạc cụ dân tộc Đào Xá” của làng nghề truyền thống Đào Xá, xã Đông Lỗ, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội.

1) Nhãn hiệu chứng nhận “Nhạc cụ dân tộc Đào Xá” của làng nghề truyền thống Đào Xá, xã Đông Lỗ, huyện ng Hòa, thành phố Hà Nội được bảo hộ.

2) Hệ thống các văn bản, công cụ quản lý nhãn hiệu chứng nhận “Nhạc cụ dân tộc Đào Xá” của làng nghề truyền thống Đào Xá được ban hành.

3) Xây dựng được mô hình quản lý nhãn chứng nhận “Nhạc cụ dân tộc Đào Xá”.

1) Báo cáo hiện trạng sản xuất, kinh doanh sản phẩm nhạc cụ dân tộc, xác định chủ sở hữu, khả năng bảo hộ và các vấn đề liên quan phục vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận “Nhạc cụ dân tộc Đào Xá”.

2) Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu chứng nhận “Nhạc cụ dân tộc Đào Xá”.

3) Hệ thống các văn bản, công cụ quản lý nhãn hiệu chứng nhận “Nhạc cụ dân tộc Đào Xá”.

4) Hệ thống nhận diện và các công cụ quảng bá giới thiệu sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận “Nhạc cụ dân tộc Đào Xá”.

5) Mô hình quản lý nhãn hiệu chứng nhận “Nhạc cụ dân tộc Đào Xá” được vận hành.

6) Bộ tài liệu và báo cáo kết quả tập huấn kỹ năng sử dụng và sản xuất thương mại hóa sản phm nhạc cụ dân tộc mang nhãn hiệu chứng nhận “Nhạc cụ dân tộc Đào Xá”.

24

Đăng ký bảo hộ và quản lý nhãn hiệu chứng nhận “Gạo Thạch Thất” của huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.

1) Nhãn hiệu chứng nhận “Gạo Thạch Thất” của huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội được bảo hộ.

2) Hệ thống văn bản và công cụ quản lý nhãn hiệu chứng nhận “Gạo Thạch Thất” được ban hành.

3) Thí điểm mô hình quản lý nhãn hiệu chứng nhận “Gạo Thạch Thất” tại xã Đại Đồng và xã Dị Nậu.

1) Báo cáo hiện trạng sản xuất - kinh doanh sản phẩm và các vấn đề liên quan phục vụ đăng ký bảo hộ và quản lý nhãn hiệu chứng nhận “Gạo Thạch Thất”.

2) Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu chứng nhận “Gạo Thạch Thất” của huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.

3) Hệ thống các văn bản, công cụ quản lý nhãn hiệu chứng nhận “Gạo Thạch Thất”.

4) Hệ thống nhận diện và các công cụ quảng bá, truyền thông, giới thiệu sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận “Gạo Thạch Thất”.

5) Mô hình thí điểm quản lý nhãn hiệu chứng nhận “Gạo Thạch Thất” tại xã Đại Đồng và xã Dị Nậu.

6) Bộ tài liệu và Báo cáo kết quả tập huấn về nhãn hiệu chứng nhận “Gạo Thạch Thất”.

25

Đăng ký bảo hộ và quản lý nhãn hiệu chứng nhận “Mật ong Sơn Tây” của thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội.

1) Nhãn hiệu chứng nhận “Mật ong Sơn Tây” của thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội được bảo hộ;

2) Hệ thống văn bản và công cụ quản lý nhãn hiệu chứng nhận “Mật ong Sơn Tây” được ban hành;

3) Xây dựng được mô hình thí điểm quản lý nhãn hiệu chứng nhận “Mật ong Sơn Tây”.

1) Báo cáo đánh giá hiện trạng sản xuất và kinh doanh sản phẩm phục vụ việc đăng ký bảo hộ và quản lý nhãn hiệu chứng nhận “Mật ong Sơn Tây”.

2) Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu chứng nhận “Mật ong Sơn Tây”.

3) Hệ thống các văn bản, công cụ quản lý nhãn hiệu chứng nhận “Mật ong Sơn Tây”.

4) Hệ thống nhận diện và các công cụ quảng bá, truyền thông, giới thiệu sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận “Mật ong Sơn Tây”.

5) Mô hình thí điểm quản lý nhãn chứng nhận “Mật ong Sơn Tây”.

6) Bộ tài liệu và báo cáo kết quả tập huấn về nhãn hiệu chứng nhận “Mật ong Sơn Tây”.

III

Quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận và nhãn hiệu tập thể đã được bảo hộ

26

Nâng cao hiệu quả quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Chè Ba Vì” của huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.

1) Hoàn thiện hệ thống các công cụ quản lý nhãn hiệu chứng nhận “Chè Ba Vì”.

2) Nâng cao nhận thức, cải thiện kỹ năng quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Chè Ba Vì”.

3) Xây dựng được mô hình quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Chè Ba Vì”.

4) Xây dựng mô hình sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận “Chè Ba Vì”.

5) Đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến thương mại sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận “Chè Ba Vì” trên thị trường.

1) Báo cáo đánh giá thực trạng quản lý và nhu cầu sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Chè Ba Vì”.

2) Bộ tiêu chí chứng nhận chất lượng của sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận “Chè Ba Vì” được bổ sung, hoàn thiện phù hợp với thực tiễn.

3) Hệ thống công cụ quản lý nhãn hiệu chứng nhận “Chè Ba Vì” được bổ sung, hoàn thiện phù hợp với thực tiễn.

4) 02 mô hình sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận “Chè Ba Vì” được vận hành, hoạt động trên thực tế, gắn với OCOP.

5) Mô hình quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Chè Ba Vì” được vận hành trên thực tế.

6) Hệ thống nhận diện và công cụ phục vụ hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận.

7) Bộ tài liệu và báo cáo kết quả tập huấn về nhãn hiệu chứng nhận.

27

Nâng cao hiệu quả quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Sữa bò Ba Vì” của huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.

1) Hoàn thiện hệ thống các công cụ quản lý nhãn hiệu chứng nhận “Sữa bò Ba Vì”.

2) Nâng cao nhận thức, cải thiện kỹ năng quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Sữa bò Ba Vì”.

3) Đẩy mạnh công tác quản lý và bảo vệ quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.

4) Xây dựng được mô hình quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Sữa bò Ba Vì”.

5) Xây dựng mô hình chăn nuôi, chế biến, tiêu thụ sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận “Sữa bò Ba Vì”.

6) Đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến thương mại sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận “Sữa bò Ba Vì” trên thị trường.

1) Báo cáo đánh giá thực trạng quản lý và nhu cầu sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Sữa bò Ba Vì”.

2) Bộ tiêu chí chứng nhận chất lượng của sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận “Sữa bò Ba Vì” được bổ sung, hoàn thiện phù hợp với thực tiễn.

3) Hệ thống công cụ quản lý nhãn hiệu chứng nhận “Sữa bò Ba Vì” được bổ sung, hoàn thiện phù hợp với thực tiễn.

4) 02 mô hình chăn nuôi, chế biến, tiêu thụ sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận “Sữa bò Ba Vì” được vận hành, hoạt động trên thực tế.

5) Mô hình quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Sữa bò Ba Vì” được vận hành trên thực tế.

6) Hệ thống nhận diện và công cụ phục vụ hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận.

7) Tài liệu hướng dẫn và báo cáo kết quả công tác quản lý và bảo vệ quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.

8) Bộ tài liệu và báo cáo kết quả tập huấn về nhãn hiệu chứng nhận.

28

Khai thác và phát triển nhãn hiệu tập thể bưởi Quế Dương và phật thủ Đắc Sở của huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.

1) Đánh giá được thực trạng sản xuất, kinh doanh, quản lý và khai thác nhãn hiệu tập thể bưởi Quế Dương và phật thủ Đc Sở của huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.

2) Hoàn thiện hệ thống công cụ quản lý nhãn hiệu tập thể bưởi Quế Dương và phật thủ Đắc Sở của huyện Hoài Đức phù hợp với yêu cầu thực tế.

3) Xây dựng mô hình quản lý và phát triển cho nhãn hiệu tập thể bưởi Quế Dương và phật thủ Đắc Sở.

4) Xây dựng 02 chuỗi sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể bưởi Quế Dương và phật thủ Đắc Sở.

5) Đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến thương mại góp phần nâng cao giá trị sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể bưởi Quế Dương và phật thủ Đắc Sở.

1) 02 Báo cáo đánh giá thực trạng sản xuất, kinh doanh, quản lý và khai thác nhãn hiệu tập thể (bưởi Quế Dương, phật thủ Đắc Sở) của huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội;

2) Hệ thống công cụ quản lý cho nhãn hiệu tập thbưởi Quế Dương và phật thủ Đắc Sở được bổ sung, hoàn thiện phù hợp với yêu cầu thực tế.

3) 02 Báo cáo kết quả xây dựng mô hình quản lý và phát triển cho nhãn hiệu tập thể bưởi Quế Dương và phật thủ Đắc Sở (mô hình được vận hành, hoạt động trên thực tế).

4) Ít nhất 02 chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể bưởi Quế Dương và phật thủ Đắc Sở gắn với truy xuất nguồn gốc và quản lý chất lượng sản phẩm.

5) Hệ thống nhận diện và công cụ phục vụ hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể bưởi Quế Dương và phật thủ Đắc Sở.

6) Bộ tài liệu và Báo cáo kết quả tập huấn kiến thức, kỹ năng sử dụng và sản xuất kinh doanh - thương mại hóa sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể bưởi Quế Dương và phật thủ Đắc Sở.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 87/QĐ-UBND ngày 05/01/2023 phê duyệt danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Thành phố và danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2030 để tuyển chọn, thực hiện trong kế hoạch năm 2023

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.542

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.42.174
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!