ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
6399/QĐ-UBND
|
Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2015
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY TRÌNH KỸ THUẬT QUẢN LÝ, DUY TRÌ VÀ VẬN HÀNH HỆ THỐNG
TƯỚI, TIÊU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND
ngày 26/11/2003;
Căn cứ Pháp lệnh khai thác và bảo
vệ công trình thủy lợi số 32/2001/PL-UBTVQH ngày
04/4/2001;
Căn cứ Nghị định số 143/2003/NĐ-CP
ngày 28/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh
khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;
Căn cứ Nghị định số 67/2012/NĐ-CP
ngày 10/9/2012 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh khai
thác và bảo vệ công trình thủy lợi;
Căn cứ Nghị định số 72/2007/NĐ-CP
ngày 07/5/2007 của Chính phủ về an toàn đập;
Căn cứ Thông tư số 65/2009/TT-BNNPTNT
ngày 12/10/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn tổ chức hoạt
động và phân cấp quản lý, khai thác công trình thủy lợi;
Căn cứ Thông tư số
56/2010/TT-BNNPTNT ngày 01/10/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
quy định một số nội dung trong hoạt động của các tổ chức quản lý, khai thác
công trình thủy lợi;
Căn cứ Thông tư số
40/2011/TT-BNNPTNT ngày 27/5/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
quy định năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia quản lý, khai thác công trình
thủy lợi;
Xét Tờ trình số 282/SNN-TL ngày
05/11/2015 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội về việc ban hành
Quy trình kỹ thuật quản lý, duy trì và vận hành hệ thống tưới, tiêu trên địa
bàn thành phố Hà Nội,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy trình kỹ
thuật quản lý, duy trì và vận hành hệ thống tưới, tiêu trên địa bàn thành phố
Hà Nội.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
01/01/2016, những quy định trước đây trái với Quy trình này đều bãi bỏ.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố; Giám
đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính,
Xây dựng, Lao động Thương binh và Xã hội; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận,
huyện, thị xã - Chủ tịch, Tổng Giám đốc các Công ty TNHH MTV Đầu tư phát triển
thủy lợi: Hà Nội, Sông Nhuệ, Sông Đáy, Mê Linh; Chủ tịch, Tổng Giám đốc Công ty
TNHH MTV thủy lợi Sông Tích và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Tổng cục Thủy lợi;
- Chủ tịch UBND Thành phố (để báo cáo);
- Chi cục Thủy lợi;
- VPUB: PCVP N.N.Sơn, TH, NNNT, KT;
- Lưu: VP.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Xuân Việt
|
QUY TRÌNH KỸ THUẬT
QUẢN LÝ, DUY TRÌ VÀ VẬN HÀNH HỆ THỐNG TƯỚI, TIÊU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
HÀ NỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 6399/QĐ-UBND
ngày 25 tháng 11 năm
2015 của Ủy ban nhân dân Thành phố)
Phần I
CĂN CỨ PHÁP LÝ
VÀ QUY ĐỊNH ÁP DỤNG
I. Căn cứ pháp lý:
Quy trình kỹ thuật quản lý, duy trì
và vận hành hệ thống tưới tiêu trên địa bàn thành phố Hà Nội được xây dựng trên
các căn cứ pháp lý sau đây:
- Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công
trình thủy lợi số 32/2001/PL-UBTVQH ngày 04/4/2001;
- Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày
28/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh
khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;
- Nghị định số 67/2012/NĐ-CP ngày
10/9/2012 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số
143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của
Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;
- Nghị định số 72/2007/NĐ-CP ngày
07/5/2007 của Chính phủ về an toàn đập;
- Thông tư số 33/2008/TT-BNN ngày
04/02/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều thuộc
Nghị định số 72/2007/NĐ-CP ngày 07/5/2007 của Chính phủ về an toàn đập;
- TCVN 8414 : 2010 Công trình thủy lợi
- Quy trình quản lý vận hành, khai thác và kiểm tra hồ chứa
nước; TCVN 8415 : 2010 Công trình thủy lợi - Quy trình quản lý tưới nước vùng
không ảnh triều; TCVN 8417 : 2010 Công trình thủy lợi - Quy trình quản lý vận
hành duy tu bảo dưỡng trạm bơm điện; TCVN 8418 : 2010 Công trình thủy lợi - Quy
trình quản lý vận hành duy tu bảo dưỡng cống; TCVN 9164 : 2012 Công trình thủy
lợi - Hệ thống tưới tiêu - Yêu cầu kỹ thuật vận hành hệ thống
kênh; TCVN 8641 : 2011 Công trình thủy lợi - Kỹ thuật tưới
tiêu nước cho cây lương thực và cây thực phẩm;
- Thông tư số 65/2009/TT-BNNPTNT ngày
12/10/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn tổ chức hoạt động
và phân cấp quản lý, khai thác công trình thủy lợi;
- Thông tư số 56/2010/TT-BNNPTNT ngày
01/10/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định một số nội dung
trong hoạt động của các tổ chức quản lý, khai thác công trình thủy lợi;
- Thông tư số 40/2011/TT-BNNPTNT ngày
27/5/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định năng lực của tổ
chức, cá nhân tham gia quản lý, khai thác công trình thủy lợi;
- Thông tư số 26/2015/TT-BLĐTBXH ngày
14/7/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Hướng dẫn xác định chi phí tiền
lương trong giá sản phẩm, dịch vụ công ích sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước;
- Quyết định số 211/1998/QĐ-BNN ngày
19/12/1998 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy định về chế
độ sử dụng chi phí cho sửa chữa thường xuyên tài sản cố định của Doanh nghiệp
khai thác công trình thủy lợi.
II. Quy định áp dụng:
1. Quy trình kỹ thuật quản lý, duy
trì và vận hành hệ thống tưới tiêu trên địa bàn thành phố Hà Nội áp dụng cho
các Công ty thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội.
2. Quy trình này
là cơ sở để rà soát, xây dựng, điều chỉnh bổ sung Định mức kinh tế - kỹ thuật,
nghiệm thu, thanh quyết toán công việc quản lý, duy trì, vận hành hệ thống tưới,
tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh, xã hội áp dụng cho các Công ty thủy
lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội.
3. Ngoài thực hiện quy trình này, các
Công ty thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội phải tuân
thủ thực hiện các quy trình, quy phạm có liên quan đến công tác quản lý khai
thác công trình thủy lợi đã được ban hành.
Phần II
QUY TRÌNH KỸ THUẬT
QUẢN LÝ, DUY TRÌ, VẬN HÀNH HỆ THỐNG TƯỚI TIÊU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chương I
QUY TRÌNH QUẢN
LÝ DUY TRÌ HỆ THỐNG TƯỚI TIÊU
I. Quy trình kiểm
tra vi phạm, xử lý hư hỏng nhỏ khu vực bờ, mái kênh tưới, tiêu; bờ sông.
1. Mục tiêu:
Đưa công tác quản lý kênh mương vào
nhiệm vụ duy trì thường xuyên đảm bảo phát hiện và ngăn chặn, xử lý kịp thời
các trường hợp vi phạm công trình thủy lợi; phát hiện các sự cố, hư hỏng; tiến
hành sửa chữa kịp thời các hư hỏng nhỏ, hạn chế tình trạng xuống cấp của công
trình; phục vụ công tác lập kế hoạch tu bổ, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp hệ thống
kênh và công trình trên kênh.
2. Công tác chuẩn bị:
- Trang bị bảo hộ lao động: Quần áo bảo
hộ, mũ cứng, giày vải..
- Trang bị dụng cụ lao động, vật tư,
vật liệu phục vụ tu sửa, sửa chữa nhỏ;
- Mẫu biên bản
vi phạm công trình thủy lợi, sổ nhật ký quản lý kiểm tra kênh, sông.
3. Thực hiện công
việc:
- Phát hiện, lập biên bản các vi phạm
Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trên tuyến kênh, sông và làm
việc với chính quyền cơ sở trong vòng 24 giờ sau khi phát hiện vi phạm;
- Tu sửa sụt sạt nhỏ của bờ kênh, mái
kênh, bờ sông với mức độ sụt sạt đất £ 1 m3; tu sửa hư hỏng các tuyến
kênh xây với mức độ khối lượng xây đúc £ 0,2 m3; lát mái hoặc kè bờ
kênh với mức độ hư hỏng trong phạm vi £ 2 m2.
4. Kết thúc công việc:
Ghi kết quả thực hiện công việc vào sổ
nhật ký quản lý kiểm tra kênh, sông; báo cáo, bàn giao lại sổ nhật ký, biên bản
kiểm tra vi phạm cho đơn vị trực tiếp quản lý tại cơ sở.
5. Yêu cầu chất lượng:
- Kịp thời phát hiện, lập biên bản, đề
nghị các cấp chính quyền xử lý vi phạm Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình
thủy lợi theo đúng quy định của pháp luật;
- Tiến hành sửa chữa kịp thời các hư
hỏng nhỏ mới phát sinh.
6. Thời gian thực hiện:
- Bình quân 5 ngày / 1 lần;
- Khi có sự cố bất thường: thực hiện
theo phương án bảo vệ công trình thủy lợi, thực hiện ít nhất 01 ngày / 1 lần;
- Bậc thợ bình quân: công nhân bậc 4.
II. Quy trình vớt
bèo, rau, rác trên kênh mương tưới tiêu, sông; chặt, phát, cắt cỏ, cây thủy
sinh trên mái, bờ kênh mương tưới tiêu, mái đập, mặt đập.
1. Mục tiêu:
Định kỳ thu gom rau, bèo, rác trên
kênh, sông; chặt phát cắt cỏ, cây thủy sinh trên mái bờ kênh mương, mái đập, mặt
đập đê khơi thông dòng chảy, không để tình trạng, che phủ
gây cản trở, ách tắc dòng chảy, mất an toàn công trình, nâng cao chất lượng tưới
tiêu của các công trình thủy lợi, đảm bảo vệ sinh môi trường.
2. Công tác chuẩn bị:
- Trang bị bảo hộ lao động: Quần áo bảo
hộ, quần áo bảo hộ không thấm nước, mũ cứng, giày vải, ủng, áo phao...
- Trang bị dụng cụ lao động: Cuốc xẻng,
cào sắt, máy cắt cỏ hoặc liềm, xe cải tiến, thuyền, biển báo công trường...; sổ
nhật ký theo dõi công việc.
3. Thực hiện công việc:
- Thu dọn rác, phế thải trên mái, bờ
và hành lang bảo vệ kênh, bờ sông; vận chuyển đến nơi đổ quy định;
- Vớt bèo, rau, rác, vật cản trên mặt
kênh mương, mặt sông đưa lên thuyền và chuyển vào bờ;
- Thu gom rau, bèo, rác vận chuyển đến
vị trí tập kết thuận tiện cho việc vận chuyển đến nơi đổ quy định;
- Tùy theo địa hình và điều kiện để
dùng máy cắt cỏ, dao hoặc liềm chặt, phạt cây, cắt cỏ, cây thủy sinh trên mái
kênh, lòng kênh, bờ kênh; mái đập, mặt đập; thu gom, vận
chuyển về nơi quy định;
- Dọn dẹp vệ sinh nơi làm việc, công
cụ, dụng cụ;
- Tập trung phương tiện, công cụ, dụng
cụ làm việc về nơi quy định.
4. Kết thúc công việc:
Vệ sinh thu dọn hiện trường sạch sẽ,
tập trung dụng cụ lao động về nơi quy định; ghi kết quả thực hiện công việc thực
hiện vào sổ nhật ký; báo cáo, bàn giao lại sổ nhật ký cho đơn vị trực tiếp quản
lý tại công trình.
5. Yêu cầu chất lượng:
- Đảm bảo kênh mương, sông thông
thoáng không còn bèo, rau, rác và các phế thải, vật cản;
- Thân cỏ, cây thủy sinh còn lại có
chiều cao ≤ 10 cm.
6. Thời gian thực hiện:
- Thực hiện bình quân 8 lần/năm (từ đầu
tháng 5 đến hết tháng 10 thực hiện 01 lần/tháng; các tháng còn lại thực hiện 01
lần/03 tháng);
- Bậc thợ bình quân: công nhân bậc 3.
III. Quy trình kiểm
tra, bảo dưỡng cống (có cửa) và công trình trên
kênh (bao gồm cống điều tiết, cống dưới đê, xi phông,
cầu máng...).
1. Mục tiêu:
Định kỳ kiểm tra cống (có cửa) và các
công trình trên kênh: Kiểm tra phát hiện kịp thời các sự cố hư hỏng; sửa chữa
các hư hỏng nhỏ; bảo dưỡng các thiết bị đóng mở cống; đảm bảo công trình vận
hành an toàn...
2. Công tác chuẩn bị:
- Trang bị bảo hộ lao động: quần áo bảo
hộ, mũ cứng, giày, ủng, găng tay....
- Trang bị dụng cụ lao động: sổ sách
ghi chép, đèn pin, búa nhỏ, cuốc, xẻng, quang gánh, dao xây, chổi quét sơn, xe
cải tiến... và các loại vật liệu phục vụ công tác bảo dưỡng cống.
3. Thực hiện công việc:
- Kiểm tra (bao gồm công tác kiểm tra
bằng mắt thường, kiểm tra bằng siêu âm, đo lún nghiêng xê dịch tùy theo quy mô
các cống); phát hiện và xử lý, bồi trúc các hư hỏng nhỏ, các bộ phận công trình
bằng đất, bằng bê tông (nứt nẻ, sạt, lở...);
- Với các cống lớn, công tác đo lún
nghiêng xê dịch, kiểm tra bằng siêu âm, kiểm tra bằng thợ lặn, kiểm tra xói lở
hạ lưu cống được thực hiện 1 năm /01 lần;
- Cạo gỉ, đánh giấy giáp và sơn các bộ
phận bằng sắt (01 năm/01 lần);
- Tra dầu, bôi mỡ các bộ phận của máy
đóng mở; vận hành đóng mở thử cống.
4. Kết thúc công việc:
Vệ sinh thu dọn hiện trường sạch sẽ,
tập trung dụng cụ lao động về nơi quy định. Ghi kết quả thực hiện công việc thực
hiện vào sổ nhật ký; báo cáo, bàn giao lại sổ nhật ký cho đơn vị trực tiếp quản
lý tại cơ sở.
5. Yêu cầu chất lượng:
Phát hiện, báo cáo kịp thời các sự cố,
hư hỏng công trình; xử lý các hư hỏng nhỏ, bảo dưỡng cửa van, máy đóng mở đảm bảo
công trình vận hành an toàn.
6. Thời gian thực hiện:
- Bình quân 4 lần / năm;
- Khi có sự cố bất thường: thực hiện
theo phương án bảo vệ công trình thủy lợi, thực hiện ít nhất 01 ngày / 1 lần;
- Bậc thợ bình quân: công nhân bậc 4.
IV. Quy trình kiểm
tra đảm bảo an toàn các hồ chứa nước thủy lợi.
1. Mục tiêu:
Định kỳ kiểm tra các hồ chứa nước thủy
lợi: Phát hiện kịp thời các hư hỏng sự cố công trình, các trường hợp vi phạm;
thu gom rác phế thải khu vực các công trình đầu mối; thực hiện việc tu sửa các
hư hỏng nhỏ; theo dõi diễn biến mưa, mực nước hồ... (trong mùa mưa lũ ngoài việc
thực hiện quy trình này phải thực hiện các quy định tại quy trình kiểm tra, đảm
bảo an toàn hồ chứa trong mùa mưa lũ).
2. Công tác chuẩn bị:
- Trang bị bảo hộ lao động: quần áo bảo
hộ, mũ cứng, giày, ủng...
- Trang bị dụng cụ lao động: sổ nhật
ký, bút, mẫu biên bản vi phạm...
3. Thực hiện công việc:
Tiến hành kiểm tra các hạng mục công
trình đầu mối của hồ bao gồm: Đập chính, đập phụ, cống lấy nước, nhà quản lý;
đi vòng quanh khu vực lòng hồ để thực hiện các công việc sau:
- Kiểm tra bằng mắt thường và các
phương tiện kỹ thuật phát hiện các sự cố, hư hỏng của các hạng mục công trình đầu
mối;
- Phát hiện, lập biên bản các vi phạm
Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi và làm việc với chính quyền
cơ sở trong vòng 24 giờ sau khi phát hiện vi phạm;
- Thu gom rác, phế thải trên mái đập,
mặt đập, khu vực cống lấy nước, tràn xả lũ, tập kết tại địa điểm thuận lợi để
chuyển đến nơi đổ quy định;
- Thực hiện việc tu sửa sụt sạt nhỏ của
mái đập, mặt đập với mức độ sụt sạt đất ≤ 1 m3;
tu sửa hư hỏng các hạng mục công trình thủy công với mức độ khối lượng xây đúc ≤ 0,2 m3; kè mái đập với mức độ hư hỏng trong phạm vi ≤ 2 m2;
- Quan trắc, ghi chép lượng mưa, mực
nước hồ.
4. Kết thúc công việc:
Vệ sinh thu dọn hiện trường sạch sẽ,
tập trung dụng cụ lao động về nơi quy định; ghi kết quả thực hiện công việc thực
hiện vào sổ nhật ký; báo cáo, bàn giao lại sổ nhật ký, biên bản kiểm tra vi phạm
cho đơn vị trực tiếp quản lý công trình.
5. Yêu cầu chất lượng:
- Kịp thời phát hiện, lập biên bản, đề
nghị các cấp chính quyền xử lý vi phạm Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình
thủy lợi theo đúng quy định của pháp luật;
- Đánh giá kịp thời các sự cố hỏng
hóc của công trình và có phương án đề xuất xử lý; xử lý ngay các hư hỏng nhỏ.
6. Thời gian thực hiện:
- Khi mực nước hồ < Mực nước dâng
bình thường (MNDBT): Bình quân 7 ngày/lần;
- Khi mực nước hồ ≥ MNDBT hoặc có xả lũ qua tràn: Bình quân 01 ngày/01 lần;
- Khi có sự cố bất thường: thực hiện
theo phương án bảo vệ công trình thủy lợi, thực hiện ít nhất 01 ngày/1 lần;
- Bậc thợ bình quân: công nhân bậc 4.
V. Quy trình kiểm
tra, bảo dưỡng Bể lọc kỹ thuật.
1. Mục tiêu:
Định kỳ bảo dưỡng các bể lọc kỹ thuật
đảm bảo vận hành an toàn.
2. Công tác chuẩn bị:
- Trang bị bảo hộ lao động: quần áo bảo
hộ, mũ cứng, ủng, găng tay cao su...
- Trang bị dụng cụ lao động: xảo tre,
rổ rá các loại, xẻng, xô và chậu múc nước...
- Chuẩn bị vật liệu bảo dưỡng: cát, sỏi,
than hoạt tính...
3. Thực hiện công việc:
- Xúc hết các vật liệu cũ trong bể lọc
ra và vận chuyển tới nơi quy định. Vệ sinh dọn dẹp sạch sẽ trong và ngoài bể lọc;
- Đãi cát, rửa sỏi, than hoạt tính sạch
sẽ và đổ vào bể lọc theo quy trình bảo dưỡng thay thế.
4. Kết thúc công việc:
- Vệ sinh dọn dẹp mặt bằng làm việc;
- Thu dọn tập kết dụng cụ lao động về nơi quy định.
5. Yêu cầu chất lượng:
Đảm bảo nước qua bể lọc không còn cặn
bẩn.
6. Thời gian thực hiện:
- Bình quân: 02 lần/năm;
- Bậc thợ bình quân: công nhân bậc 4.
VI. Quy trình bảo
vệ công trình đầu mối, nhà làm việc.
1. Mục tiêu:
Bảo vệ thiết bị tài sản, phòng chống
cháy nổ, đảm bảo an toàn các công trình đầu mối, nhà làm việc.
2. Công tác chuẩn bị:
- Trang bị bảo hộ lao động: quần áo bảo
hộ, quần áo mưa, mũ cứng, giày, ủng...
- Trang bị dụng cụ lao động: đèn pin,
gậy gỗ, sổ sách ghi chép, chổi quét, hót rác, giẻ lau...
3. Thực hiện công việc:
- Nhận bàn giao ca qua sổ sách và kiểm
tra đối chiếu thực tế khu vực đầu mối, nhà trạm;
- Tuần tra, bảo vệ tài sản trong khu
đầu mối, nhà trạm;
- Vệ sinh môi trường trong khuôn viên
khu đầu mối, nhà trạm;
4. Kết thúc công việc:
- Ghi chép nhật ký tình hình ca trực;
- Bàn giao ca có xác nhận của 2 ca.
5. Yêu cầu chất lượng:
Đảm bảo an toàn thiết bị, phương tiện,
tài sản, phòng, chống cháy nổ của khu vực đầu mối, nhà làm việc không xảy ra mất,
hư hại.
6. Thời gian thực
hiện:
- Thời gian trực 24h/24h.
- Bậc thợ bình quân: công nhân bậc 2.
Chương II
QUY TRÌNH VẬN
HÀNH HỆ THỐNG TƯỚI, TIÊU
I. Quy trình tưới
nước bằng động lực (tưới bằng máy bơm).
1. Mục tiêu: Thực hiện công tác quản lý, vận hành theo đúng quy trình, quy phạm của
công tác quản lý, vận hành tưới theo các TCVN đã được ban hành.
2. Công tác chuẩn bị:
- Trang bị bảo hộ lao động: quần áo bảo
hộ, mũ cứng, dày, ủng, găng tay..
- Trang bị dụng cụ lao động: sổ vận
hành, sổ nhật ký theo dõi tưới, chuẩn bị dầu mỡ vận hành máy bơm, thiết bị quản
lý, quan trắc...
3. Thực hiện công việc:
- Thực hiện công việc tưới nước bằng
động lực theo Mục 5 Kế hoạch dùng nước và phân phối nước của Quy trình quản lý
tưới nước Tiêu chuẩn Quốc Gia TCVN 8415:2010 và Mục 5 Quy định về vận hành của
Quy trình quản lý vận hành, duy tu bảo dưỡng trạm bơm điện
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8417:2010 ;
- Vận hành hệ thống tưới;
- Kiểm tra, phát hiện các hư hỏng của
máy bơm, động cơ, hệ thống điện hạ thế sau mỗi ca vận hành.
4. Kết thúc công việc:
- Dừng máy bơm, lau chùi vệ sinh dầu
mỡ, kiểm tra các thiết bị điện;
- Thực hiện công tác bảo dưỡng động
cơ, máy bơm; hệ thống điện hạ thế sau mỗi đợt bơm tưới;
- Ghi chép sổ vận hành; ký nhận, bàn
giao ca.
5. Yêu cầu chất lượng:
- Đảm bảo cấp đủ nước theo yêu cầu
dùng nước; phát hiện, báo cáo kịp thời những hư hỏng;
- Bậc thợ bình quân: Công nhân thủy nông bậc 4; công nhân vận hành máy bơm bậc 4.
II. Quy trình tưới
bằng trọng lực (tưới tự chảy).
1. Mục tiêu: Thực hiện công tác quản lý, vận hành theo đúng quy trình, quy phạm của
công tác quản lý, vận hành tưới theo các TCVN đã được ban hành.
2. Công tác chuẩn bị:
- Trang bị bảo hộ lao động: quần áo bảo hộ, mũ cứng, dày, ủng, găng tay..
- Trang bị dụng cụ lao động: sổ nhật
ký theo dõi tưới, sổ vận hành công trình, kiểm tra các thiết bị đóng mở công
trình, chuẩn bị dầu mỡ vận hành công trình, thiết bị quản lý, quan trắc...
3. Thực hiện công việc:
- Thực hiện công việc tưới nước bằng
trọng lực theo Mục 5 Kế hoạch dùng nước và phân phối nước của Quy trình quản lý
tưới nước Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8415:2010 ;
- Vận hành hệ thống tưới.
4. Kết thúc công việc:
- Ngừng vận hành công trình theo quy
trình vận hành hệ thống;
- Ghi chép sổ vận hành; ký nhận, bàn
giao ca.
5. Yêu cầu chất lượng:
- Đảm bảo cấp đủ nước theo yêu cầu
dùng nước;
- Bậc thợ bình quân: Công nhân thủy
nông bậc 4.
III. Quy trình
tiêu nước bằng động lực (tiêu bằng máy bơm).
1. Mục tiêu:
Thực hiện công tác quản lý, vận hành
theo đúng quy trình, quy phạm của công tác quản lý, vận hành tiêu theo các TCVN
đã được ban hành.
2. Công tác chuẩn bị:
- Trang bị bảo hộ lao động: quần áo bảo
hộ, mũ cứng, dày, ủng, găng tay..
- Trang bị dụng cụ lao động: sổ vận
hành, chuẩn bị dầu mỡ vận hành máy bơm, kiểm tra hệ thống điện, các thiết bị quản
lý, quan trắc...
3. Thực hiện công việc:
- Kiểm tra hệ thống kênh mương, cống
tiêu, công trình đầu mối, máy bơm; hệ thống điện theo quy định;
- Kiểm tra, vận hành hệ thống tiêu;
- Thao tác, vận hành máy bơm (theo Mục 5 Quy định về vận hành của Quy trình quản lý vận hành, duy
tu và bảo dưỡng trạm bơm điện Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8417:2010 );
- Kiểm tra, phát hiện các hư hỏng của
máy bơm, động cơ, hệ thống điện hạ thế sau mỗi ca vận hành.
4. Kết thúc công việc:
- Dừng máy bơm, lau chùi vệ sinh dầu
mỡ, kiểm tra các thiết bị điện;
- Thực hiện công tác bảo dưỡng động
cơ, máy bơm; hệ thống điện hạ thế sau mỗi đợt bơm tiêu;
- Ghi chép sổ vận hành; ký nhận, bàn
giao ca.
5. Yêu cầu chất lượng:
- Đảm bảo không để xảy ra úng ngập
gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, dân sinh, xã hội; giảm thiểu thiệt hại
do thiên tai gây ra; phát hiện, báo cáo kịp thời những hư hỏng;
- Bậc thợ bình quân: Công nhân thủy
nông bậc 4; công nhân vận hành máy bơm bậc 4.
IV. Quy trình
tiêu nước bằng trọng lực (tiêu tự chảy).
1. Mục tiêu:
Thực hiện công tác quản lý, vận hành
theo đúng quy trình, quy phạm của công tác quản lý, vận
hành tiêu theo TCVN đã được ban hành.
2. Công tác chuẩn bị:
- Trang bị bảo hộ lao động theo quy định
(quần áo bảo hộ, quần áo mưa, đèn pin, mũ cứng, ủng, găng tay...);
- Trang bị dụng cụ lao động: sổ vận
hành, thiết bị đóng mở công trình, chuẩn bị dầu mỡ vận hành công trình, kiểm
tra hệ thống điện, các thiết bị quản lý, quan trắc, vật tư phòng chống lụt (đất,
bao tải dứa, phai, cuốc, xẻng, thúng.. .).
3. Thực hiện công việc:
- Theo dõi lượng mưa; Kiểm tra, quan
trắc mực nước ngoài sông (kênh) và trong đồng tại thượng hạ lưu các cống tiêu;
Kiểm tra hệ thống kênh mương, cống tiêu, công trình đầu mối;
- Vận hành hệ thống tiêu.
4. Kết thúc công việc:
- Kiểm tra, vệ sinh các thiết bị
đóng, mở;
- Ghi chép sổ vận hành; ký nhận, bàn
giao ca.
5. Yêu cầu chất lượng:
- Chủ động tiêu thoát úng, hạn chế thấp
nhất thiệt hại do thiên tai gây ra;
- Bố trí lực lượng thường trực 24/24
khi có mưa bão và bảo vệ công trình;
- Ghi chép đầy đủ sổ sách vận hành,
nhật ký kiểm tra công trình và bàn giao ca trực;
- Bậc thợ bình quân: Công nhân thủy
nông bậc 4.
V. Quy trình cấp
nước cho nuôi trồng thủy sản.
1. Mục tiêu:
Thực hiện công tác quản lý, vận hành
theo đúng quy trình, quy phạm của công tác quản lý, vận hành tưới theo TCVN đã
được ban hành; các quy trình cho việc cấp nước cho nuôi trồng thủy sản.
2. Công tác chuẩn bị:
- Kiểm tra đầm, hồ, ao, kênh, ống dẫn
nước, bờ vùng, bờ ao, cống, đăng đó... đảm bảo vững chắc, không bị thất thoát nước;
- Tính toán lượng nước cần cung cấp
vào đầm, hồ, ao...
- Xác định thời gian cấp nước ban đầu.
3. Thực hiện công việc:
- Tiến hành đưa nước vào đầm, hồ,
ao...
- Theo dõi, kiểm tra đảm bảo không thất
thoát nước ở các ao nuôi trồng thủy sản.
4. Yêu cầu chất lượng:
- Mực nước đưa lần đầu đảm bảo đủ
theo yêu cầu;
- Chất lượng nước đưa vào đầm, hồ, ao
là nước có tiêu chuẩn phù hợp với nuôi trồng thủy sản;
- Bậc thợ bình quân: Công nhân thủy
nông bậc 4; công nhân vận hành máy bơm bậc 4.
5. Số lần cấp nước:
- Cấp nước lần đầu: đảm bảo mực nước
trong các ao nuôi từ 1,2m - 1,5m (với
ao nuôi theo phương pháp thâm canh là 1,5 m; với ao nuôi theo phương pháp quảng
canh là 1,2 m);
- Cấp nước bổ sung:
+ Nuôi trồng thủy sản theo phương
pháp thâm canh: 10 lần /năm (mỗi lần bổ sung trung bình 25% lượng nước trong ao
nuôi);
+ Nuôi trồng thủy sản theo phương
pháp quảng canh: 5 lần/ năm (mỗi lần bổ sung trung bình 20% lượng nước trong ao
nuôi);
- Nuôi trồng thủy sản theo hình thức
01 vụ nuôi trồng thủy sản / năm: lượng nước cấp lấy bằng lượng nước cấp tưới
cho lúa tương ứng (theo các vụ).
VI. Quy trình kiểm
tra, bảo dưỡng máy bơm, động cơ.
1. Mục tiêu:
Cụ thể các công đoạn trong công tác
kiểm tra, bảo dưỡng máy bơm, động cơ được thực hiện trong quá trình tưới, tiêu
nước cho cây trồng và cấp nước cho nuôi trồng thủy sản bằng động lực.
2. Công tác chuẩn bị:
- Trang bị bảo hộ lao động: quần áo bảo
hộ, mũ cứng, dày, ủng, găng tay...
- Trang bị dụng cụ lao động: bộ dụng
cụ tháo lắp nhỏ về cơ khí, nguyên nhiên liệu bảo dưỡng, giẻ lau, sổ nhật ký bảo
dưỡng máy...
3. Thực hiện công việc:
- Vệ sinh lau chùi làm sạch toàn bộ
máy móc, thiết bị cơ điện chính; xử lý những vị trí bị rò rỉ dầu mỡ, nước; bổ
sung dầu mỡ bôi trơn các ổ bi; xiết chặt các bu lông ở các
bộ phận của máy bơm, động cơ, đầu cáp, tủ bảng điện, các đầu nối của thiết bị
cơ điện phụ trợ bị rung, lỏng trong quá trình vận hành;
- Chạy thử không tải và có tải máy
bơm;
- Kiểm tra cách điện động cơ;
- Bảo quản, gìn giữ vật tư, thiết bị,
phụ tùng thay thế và sửa chữa và bảo dưỡng;
- Thu dọn vệ sinh công nghiệp máy móc
thiết bị trong trạm bơm;
- Lập biên bản kiểm tra, đề xuất tu bổ
sửa chữa và các vấn đề có liên quan; ghi chép vào sổ vận
hành, sổ giao ca.
4. Kết thúc công việc:
Dọn dẹp, lau chùi sạch sẽ các thiết bị,
phụ tùng làm việc và thu dọn để vào nơi quy định.
5. Yêu cầu chất lượng:
- Đảm bảo máy bơm, động cơ vận hành
an toàn, các thông số kỹ thuật đảm bảo theo quy chuẩn, tiêu chuẩn quy định;
6. Thời gian thực hiện: Sau các đợt bơm tưới, tiêu.
VII. Quy trình kiểm
tra, bảo dưỡng hệ thống điện hạ thế các trạm bơm điện.
1. Mục tiêu: Quy định cụ thể các công đoạn trong công tác kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống
điện hạ thế của các trạm bơm điện được thực hiện trong quá trình tưới, tiêu nước
cho cây trồng và cấp nước cho nuôi trồng thủy sản bằng động lực.
2. Công tác chuẩn bị:
- Trang bị bảo hộ lao động: quần áo bảo
hộ, mũ cứng, ủng cách điện, găng cách điện...
- Trang bị dụng cụ lao động: sổ sách
nhật ký ghi chép, đèn pin, đồng hồ điện năng, me gom met, ampe, kìm, các dụng cụ đo điện, bộ dụng cụ tháo lắp nhỏ về cơ khí, các phụ tùng
thay thế và sửa chữa...
3. Thực hiện công việc:
- Kiểm tra các vị trí đầu nối, đường
cáp điện từ máy biến áp vào tủ phân phối, từ tủ phân phối đến các động cơ và
các thiết bị điện;
- Kiểm tra, xử lý các đầu cốt, phễu
cáp, hộp nối dây, đo điện trở cách điện các sợi cáp;
- Kiểm tra bảo dưỡng máy biến trở khởi động và biến thế khởi động;
- Kiểm tra, bảo dưỡng đánh sạch các
tiếp điểm khởi động từ, aptomat, công tắc tơ;
- Kiểm tra sửa chữa tủ phân phối và tủ
điều khiển;
- Kiểm tra vệ sinh đường cáp trần,
rãnh cáp;
- Kiểm tra đường điện ánh sáng, quạt
thông gió;
- Thu dọn vệ sinh công nghiệp máy móc
thiết bị;
- Lập biên bản kiểm tra, đề xuất tu bổ
sửa chữa và các vấn đề có liên quan; ghi chép vào sổ vận hành, sổ giao ca.
4. Kết thúc công việc:
Dọn dẹp, lau chùi sạch sẽ các thiết bị,
phụ tùng làm việc và thu dọn để vào nơi quy định.
5. Yêu cầu chất lượng:
- Đảm bảo thiết bị vận hành tốt, cung
cấp đủ nguồn điện cho 100% các tổ máy bơm của trạm vận hành an toàn, các thiết
bị điện bảo đảm các thông số kỹ thuật theo quy định.
6. Thời gian thực hiện: Sau mỗi đợt bơm tưới, tiêu.
VIII. Quy trình vận
hành cống dưới đê trong mùa mưa lũ.
1. Mục tiêu: Quy định cụ thể các công đoạn trong công tác kiểm tra các cống dưới đê
trong mùa mưa lũ được thực hiện tại Phần II Chương I mục III - Quy trình kiểm
tra, bảo dưỡng cống.
2. Công tác chuẩn bị:
- Trang bị bảo hộ lao động: quần áo bảo
hộ, mũ cứng, giày, ủng, găng tay...
- Trang bị dụng cụ lao động: đèn pin,
sổ vận hành, sổ nhật ký theo dõi cống, thiết bị đóng mở công trình, chuẩn bị dầu
mỡ vận hành công trình, kiểm tra hệ thống điện, các thiết bị quản lý, quan trắc,
vật tư phòng chống lụt (đất, bao tải dứa, phai, cuốc, xẻng, thúng...).
3. Thực hiện công việc:
- Kiểm tra các bộ phận xung yếu, máy
đóng mở, dàn van, khung cánh cống, khe phai, đáy khe phai, ổ trục, khung ty
van, tay quay... lập biên bản kết quả kiểm tra công trình báo cáo cơ quan chức
năng;
- Quan trắc thường xuyên mực nước
sông trước thượng, hạ lưu cống, thiết lập hệ thống sổ sách ghi theo dõi mực nước
báo cáo những diễn biến xảy ra hàng ngày theo quy định của cơ quan chức năng
trong suốt mùa mưa bão;
- Phát hiện kịp thời những hỏng hóc,
sự cố bất thường báo cáo để có phương án xử lý ngay;
- Thao tác đóng mở cống, thả phai,
hoành triệt;
- Tháo dỡ phai và khối lượng vật liệu
hoành triệt khi hết lũ.
4. Kết thúc công việc:
- Thu dọn vệ sinh nơi làm việc;
- Bố trí lực lượng thường trực
24h/24h khi có mưa, bão, lũ.
5. Yêu cầu chất lượng:
Đảm bảo các cống dưới đê an toàn theo
yêu cầu phòng, chống lụt, bão và an toàn đê điều.
6. Thời gian thực
hiện: Thường xuyên trong mùa mưa lũ.
IX. Quy trình kiểm
tra an toàn hồ chứa trong mùa mưa lũ.
1. Mục tiêu: Quy định cụ thể các công đoạn trong công tác kiểm tra các hồ chứa nước
trong mùa mưa lũ được thực hiện tại Phần II Chương I mục IV - Quy trình kiểm tra đảm bảo an toàn các hồ chứa nước thủy lợi.
2. Công tác chuẩn bị:
- Trang bị bảo hộ lao động: quần áo bảo
hộ, mũ cứng, giày, ủng, găng tay...
- Trang bị dụng cụ lao động: thuyền
(xuồng, ca nô), áo phao, sổ vận hành, sổ nhật ký theo dõi hồ đập, các thiết bị
quản lý, quan trắc...
3. Thực hiện công việc:
- Kiểm tra toàn bộ công trình, ghi sổ
theo dõi, phân tích các số liệu quan trắc, đánh giá về hiện trạng công trình,
xác định được tình trạng hư hỏng và nguyên nhân hư hỏng; đề
xuất phương án xử lý và xử lý kịp thời;
- Công tác quan trắc, chuẩn bị vật liệu,
dụng cụ cần thiết sẵn sàng đối phó với bất trắc có thể xảy
ra;
- Thao tác vận hành đập ngăn nước, vận
hành cống, vận hành tràn xả lũ, âu thuyền...
4. Kết thúc công việc:
- Ghi chép sổ sách vận hành, nhật ký
kiểm tra công trình và bàn giao ca trực đầy đủ;
- Bố trí lực lượng thường trực
24h/24h khi có mưa, bão, lũ.
5. Yêu cầu chất lượng:
Đảm bảo an toàn hồ đập trong mùa mưa
lũ; kịp thời phát hiện, đề nghị các cấp chính quyền xử lý vi phạm công trình thủy
lợi theo quy định của pháp luật.
6. Thời gian thực hiện: Thực hiện thường xuyên trong mùa mưa lũ.