ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC NINH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 622/QĐ-UBND
|
Bắc Ninh, ngày 31
tháng 12 năm 2021
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ
ÁN KIỂM SOÁT NGUỒN GỐC THỰC PHẨM TẠI CÁC CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH
Căn
cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019;
Căn cứ Luật An toàn thực phẩm năm
2010;
Căn cứ Nghị định số 15/2018/NĐ-CP
ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
An toàn thực phẩm;
Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 13/4/2020 của Chính
phủ về tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP trong tình hình
mới.
Quyết định số 100/QĐ-TTg
ngày 19/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án triển khai, áp
dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc;
Căn cứ Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 06/06/2016 của Ban thường vụ Tỉnh ủy tỉnh
Bắc Ninh về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo an toàn
thực phẩm;
Căn cứ Kết luận số 298-KL/TU ngày 17/12/2021 của
Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc ban hành Đề án Kiểm soát nguồn gốc thực phẩm tại
các chợ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh;
Căn cứ Quyết định số
736/QĐ-UBND ngày 25/12/2017 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án “Bắc Ninh
phấn đấu không còn thực phẩm bẩn”; Quyết định số 742/QĐ-UBND ngày 14/12/2018
của UBND tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung một số điều Quyết định số 736/QĐ-UBND
ngày 25/12/2017;
Theo đề nghị
của Trưởng ban Ban Quản lý An toàn thực phẩm tỉnh.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê
duyệt Đề án Kiểm soát nguồn gốc thực phẩm tại các chợ trên địa
bàn tỉnh Bắc Ninh (Có Đề án kèm theo).
Điều 2. Ban Quản lý An toàn thực phẩm tỉnh căn
cứ chức năng, nhiệm vụ phối hợp với các Sở, ban, ngành và các cơ quan, đơn vị
liên quan tổ chức triển khai thực hiện Đề án đảm bảo đúng quy định hiện hành.
Định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện Đề án về UBND tỉnh.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ
ngày ký, ban hành.
Thủ trưởng các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh; Ban
Quản lý An toàn thực phẩm tỉnh; Các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
Công thương, Y tế, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tư pháp, Thông tin và Truyền
thông; Công an tỉnh, Cục Quản lý thị trường Bắc Ninh; Chủ tịch UBND các huyện,
thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- TT TU, TT HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- UBMTTQ, các đoàn thể nhân dân tỉnh;
- Báo BN, Đài PTTH tỉnh;
- VP UBND tỉnh: LĐVP, XDCB, KTTH;
Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, KGVX(NTT).
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Vương Quốc Tuấn
|
ĐỀ ÁN
KIỂM
SOÁT NGUỒN GỐC THỰC PHẨM TẠI CÁC CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 622/QĐ-UBND ngày 31/12/2021của Ủy
ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh)
Phần
I
THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT AN TOÀN THỰC PHẨM TẠI
CÁC CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH
I. THỰC TRẠNG
1. Công tác quản lý chợ
Hiện nay, trên
địa bàn tỉnh có 104 chợ phù hợp với quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt đang hoạt động kinh doanh thực phẩm, trong đó có 03
mô hình chợ thí điểm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (chợ Thứa, chợ thị trấn
Gia Bình, chợ thị trấn Phố Mới - được phê duyệt tại Quyết định số
553/QĐ-UBND ngày 29/12/2015 của UBND tỉnh).
- Các chợ trên địa bàn tỉnh chủ yếu
giao cho UBND cấp xã trực tiếp quản lý.
- Hình thức quản lý chợ áp dụng chủ
yếu là giao cho ban quản lý, tổ quản lý, doanh nghiệp quản lý chợ. Tuy nhiên,
các đơn vị quản lý chợ chỉ thực hiện chức năng quản lý hoạt động và tổ chức kinh doanh các
dịch vụ tại chợ, chưa thực hiện kiểm soát an toàn cũng như nguồn gốc thực
phẩm kinh doanh, buôn bán tại chợ.
2. Tình hình kinh doanh thực phẩm
tại chợ của các tiểu thương
- Theo số liệu tổng hợp của Ban Quản
lý An toàn thực phẩm tỉnh đến năm 2020, có 1.148/5.576 cơ sở kinh doanh thực
phẩm tại các chợ trên địa bàn tỉnh thực hiện kí cam kết đảm bảo an toàn thực
phẩm, đạt tỷ lệ 20.6%. Trong đó có đến 77% tiểu thương chưa được tập
huấn kiến thức về an toàn thực phẩm. Tỉ lệ hiểu và thực hành đúng về an toàn
thực phẩm chỉ chiếm 12,03%.
- Các mặt hàng thực phẩm chủ yếu kinh
doanh tại các chợ trên địa bàn tỉnh hiện nay chủ yếu bao gồm: Thịt gia súc, gia cầm (37,66%); thủy, hải sản
(9,84%); rau, củ, quả (28,9%); thực phẩm khác (23,6%)...
- Nguồn hàng
cung ứng thực phẩm cho các chợ trên địa bàn từ sản xuất
trong tỉnh (90,49%) cao gấp 3 lần nguồn
cung ứng từ các tỉnh, thành khác và nguồn nhập khẩu (28,02%).
3. Tình hình kiểm soát nguồn
gốc, an toàn thực phẩm tại các chợ
3.1. Kiểm soát nguồn gốc thực
phẩm tại các chợ
- Nguồn hàng
cung ứng cho các tiểu thương kinh doanh tại chợ phần lớn do nông dân sản xuất trực tiếp mang hàng đến chợ bán (57,55%) số
này hầu hết không có chứng từ, sổ ghi chép chứng
minh nguồn gốc hàng hóa, nhất là mặt hàng thịt gia súc, gia cầm; hàng
thủy, hải sản; rau, củ, quả…
- Qua khảo sát có tới 62,7% tiểu
thương không thực hiện lưu trữ hợp đồng, hóa đơn, phiếu giao hàng hoặc lưu trữ
không đầy đủ; một số ít tiểu thương thực hiện ghi chép chủ yếu với mục đích
theo dõi và quản lý thu chi do vậy việc xác định chính xác nguồn gốc
thực phẩm gặp nhiều khó khăn.
3.2. Tình hình kiểm soát an
toàn thực phẩm tại các chợ
- Công tác giám sát mối nguy ô nhiễm thực phẩm:
Trong giai đoạn 2015-2020 đã kiểm nghiệm 8.284 mẫu thực
phẩm các loại. Trong đó số mẫu tại các chợ gấp gần 2 lần so với
số mẫu tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác. Tuy nhiên số mẫu không đạt tại
các chợ lại gấp hơn 5 lần, cho thấy nguy cơ ô nhiễm thực phẩm tại các chợ cao
gấp 2,64 lần tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác.
- Công tác thanh, kiểm tra, giám sát an toàn
thực phẩm tại các chợ còn ít, chưa được thực hiện thường xuyên. Phần lớn công
tác kiểm tra, giám sát tại các chợ do các đoàn thanh tra liên ngành thực hiện
vào các đợt cao điểm, các lỗi vi phạm chủ yếu là: thực phẩm
không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đã quá hạn sử
dụng; môi trường nơi kinh doanh bị ô nhiễm; người trực tiếp chế
biến, kinh doanh thực phẩm chưa được khám sức khỏe định kỳ, chưa được tập huấn
kiến thức về an toàn thực phẩm... Việc xử lý vi
phạm cũng rất khó khăn do nhiều cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ không có khả năng nộp
phạt, hoặc không nộp phạt; chưa có chế tài xử lý hành vi này.
II. MỘT SỐ KHÓ KHĂN, TỒN TẠI VÀ
NGUYÊN NHÂN
- Trong công tác quản lý:
+ Chưa có biện pháp quản lý, kiểm
soát hữu hiệu đối với thực phẩm lưu thông tại các chợ trên địa bàn do thiếu phương tiện và nhân lực thực hiện. Chưa
có chế tài xử lý trong kiểm soát nguồn gốc thực phẩm tại các chợ.
+ Các đơn vị cấp xã
chưa chú trọng công tác đảm bảo an toàn thực phẩm tại các chợ. Chưa thực hiện
kiểm tra, giám sát thường xuyên việc kiểm soát nguồn gốc thực phẩm.
+ Hoạt động của ban quản lý, tổ quản
lý, doanh nghiệp quản lý chợ nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu về kiểm soát
an toàn thực phẩm tại chợ do chưa được phân công nhiệm vụ và chưa được đào tạo,
tập huấn.
- Kiểm soát an toàn thực phẩm
tại các chợ còn nhiều khó khăn do các chợ trên địa bàn
tỉnh chưa được trang bị các thiết bị dùng để kiểm tra nhanh tính an toàn của
các sản phẩm thực phẩm. Việc kiểm nghiệm nhằm phát hiện các chất cấm, chất bảo
quản, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, các mối nguy ô nhiễm thực phẩm còn hạn
chế do kinh phí và thiếu nguồn lực thực hiện.
- Việc nhận thức các quy định về đảm bảo an toàn
thực phẩm của các tiểu thương tại các chợ trên địa bàn tỉnh còn nhiều hạn
chế nên còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn thực phẩm.
- Ý thức và thói quen tiêu dùng của một bộ
phận người dân trong sử dụng thực phẩm chưa cao;
chưa nhận thức được tầm quan trọng, lợi ích của việc kiểm soát nguồn gốc thực
phẩm.
Phần II
MỤC
TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ
GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
- Tăng cường kiểm soát nguồn gốc, an
toàn thực phẩm tại các chợ trên địa bàn toàn tỉnh. Đưa ứng dụng khoa học, kĩ
thuật, công nghệ vào kiểm soát, truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm.
- Tiếp tục củng cố và nâng cao năng lực quản lý nhà
nước, chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác an toàn thực phẩm từ tuyến
tỉnh đến tuyến xã.
- Nâng cao nhận thức, năng lực
quản lý và tăng cường trách nhiệm cho nhân viên Ban quản lý chợ, các doanh
nghiệp kinh doanh chợ trong việc quản lý, hướng dẫn, kiểm tra về an toàn thực
phẩm, giám sát nguồn gốc thực phẩm.
- Nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật
và các quy định của nhà nước về đảm bảo an toàn thực phẩm của các tiểu thương
tại chợ, góp phần bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng thực phẩm trên
địa bàn tỉnh.
2. Mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể
2.1. Kiểm soát an toàn thực phẩm tại các chợ trên địa bàn tỉnh
- Năm 2022:
+ 100% mô hình “chợ đảm bảo an toàn
thực phẩm” được kiểm soát nguồn gốc thực phẩm (gồm chợ trung tâm thị
trấn Phố Mới, huyện Quế Võ; chợ trung tâm thị trấn Gia Bình, huyện Gia Bình và
chợ trung tâm thị trấn Thứa, huyện Lương Tài).
+ 7.5% số chợ có kinh doanh thực phẩm
trên địa bàn tỉnh được kiểm soát nguồn gốc thực phẩm (không bao gồm chợ tự
phát).
- Năm 2023: 30% số chợ có kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh được kiểm soát
nguồn gốc thực phẩm (không bao gồm chợ tự phát). Tiếp tục duy trì thực hiện
kiểm soát tại các chợ tham gia đề án.
- Năm 2024: 70% số chợ có kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh được kiểm soát
nguồn gốc thực phẩm (không bao gồm chợ tự phát). Tiếp tục duy trì thực hiện
kiểm soát tại các chợ tham gia đề án.
- Năm 2025: 100% các chợ có kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh được kiểm soát
nguồn gốc thực phẩm (không bao gồm chợ tự phát). Tiếp tục duy trì thực hiện kiểm
soát tại các chợ tham gia đề án.
2.2. Chỉ tiêu cụ thể tại các
chợ được kiểm soát an toàn thực phẩm
2.2.1. Kiến thức về đảm bảo an
toàn thực phẩm, kiểm soát nguồn gốc thực phẩm
- 100% cán bộ quản lý chợ được đào tạo, tập huấn
phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật, điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm và
hướng dẫn kiểm soát nguồn gốc thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, chế biến, kinh
doanh thực phẩm tại các chợ.
- 100% cán bộ quản lý chợ được đào tạo, cấp chứng
chỉ test nhanh an toàn thực phẩm phục vụ cho công tác giám sát, kiểm soát an
toàn thực phẩm tại các chợ.
- 100% tiểu thương kinh doanh thực phẩm cố định tại
các chợ được tập huấn kiến thức đảm bảo an toàn thực phẩm, kiểm soát nguồn gốc
thực phẩm.
2.2.2. Thực hành về đảm bảo an
toàn thực phẩm, kiểm soát nguồn gốc thực phẩm
- Thực phẩm kinh doanh tại chợ phải
có nguồn gốc rõ ràng. 100% tiểu thương kinh doanh thực phẩm cố định tại các chợ
thực hiện lưu trữ thông tin về nguồn gốc thực phẩm (lưu trữ điện tử hoặc ghi
chép lưu trữ thủ công).
2.2.3. Thực hiện kiểm soát an toàn thực phẩm
-100% tiểu thương
kinh doanh thực phẩm cố định trong chợ kí cam kết thực hiện đúng quy định của pháp luật về
an toàn thực phẩm và được gắn mã QR truy xuất các
thông tin về an toàn thực phẩm (thông tin cơ sở, ngày kí cam kết đảm bảo an
toàn thực phẩm, ngày tập huấn…)
- 80% tiểu thương kinh doanh thực phẩm không thường
xuyên tại các chợ được kí cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm và kiểm soát nguồn
gốc thực phẩm kinh doanh.
- Thực hiện giám sát mối nguy ô nhiễm
thực phẩm, test nhanh đối với thực phẩm bày bán tại chợ định kỳ hàng tháng.
II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Giải pháp về kĩ thuật
- Xây dựng và ban hành bộ tiêu
chí chợ kiểm soát nguồn gốc thực phẩm.
- Xây dựng phần mềm quản lý cơ sở, truy xuất nguồn
gốc thực phẩm, sổ theo dõi, lưu trữ nguồn gốc điện tử, cấp mã QR cho các tiểu
thương kinh doanh thực phẩm tại chợ.
- Xây dựng, ban hành sổ tay hướng dẫn theo dõi
nguồn gốc thực phẩm cho các tiểu thương và đơn vị quản lý chợ.
- Thiết kế, cấp phát biển hiệu có gắn mã QR và thẻ
tên khai báo nguồn gốc tại các chợ phục vụ truy xuất thông tin kiểm soát an
toàn thực phẩm.
2. Đảm bảo nguồn lực làm công
tác an toàn thực phẩm tại các chợ
- Bố trí, bổ sung nhân lực và đào tạo
nâng cao năng lực chuyên môn về an toàn thực phẩm cho cán bộ quản lý chợ.
- Nâng cao vai trò giám sát của
đơn vị quản lý chợ: thực hiện giám sát hàng hóa; kiểm soát việc thực
hiện lưu trữ thông tin về nguồn gốc thực phẩm thường xuyên. Thực hiện kí cam
kết kiểm soát nguồn gốc, đảm bảo an toàn thực phẩm đối với các tiểu thương kinh
doanh không cố định. Định kỳ hàng tháng thực hiện test nhanh đối với thực phẩm
bày bán tại chợ.
3. Tăng cường công tác giám
sát, thanh tra, kiểm tra xử lý các hành vi vi phạm quy định pháp luật về
an toàn thực phẩm tại chợ
- Thành lập các đoàn thanh, kiểm tra thường xuyên
tiến hành thanh, kiểm tra, giám sát, kiểm soát, ngăn chặn lạm
dụng hóa chất công nghiệp, các chất không được phép sử dụng trong trong sản
xuất, chế biến, bảo quản thực phẩm và việc chấp
hành các quy định về an toàn thực phẩm tại các chợ.
- Hình thành điểm kiểm soát an toàn
thực phẩm (ký cam kết, khai báo nguồn gốc và test nhanh an toàn thực phẩm) tại
các chợ trên địa bàn tỉnh.
- Tăng cường công tác thanh,
kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn thực
phẩm tại chợ, xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định của pháp luật.
- Thiết lập đường dây nóng để tiếp nhận phản ánh
của người dân về vi phạm an toàn thực phẩm tại các chợ .
- Định kỳ hàng năm thực hiện lấy mẫu
kiểm nghiệm giám sát mối nguy ô nhiễm thực phẩm.
4. Nâng cao nhận thức của tiểu thương
kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng
- Đối với tiểu
thương: Tham gia tập huấn kiến thức về ATTP, hàng
ngày thực hiện ghi chép nguồn gốc thực phẩm kinh doanh; thực hiện ký cam kết
đảm bảo an toàn thực phẩm.
- Đối với người tiêu dùng: Nâng
cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm trong việc lựa chọn thực phẩm, khuyến khích người
mua quét mã QR tại các gian hàng, quầy hàng có gắn biển hiệu “gian hàng kiểm soát
nguồn gốc thực phẩm”.
5. Công tác lãnh, chỉ
đạo, điều hành vào cuộc của chính quyền các cấp
- Ban hành các văn bản chỉ đạo điều hành về an toàn
thực phẩm; tăng cường trách nhiệm của các cấp chính quyền địa
phương, các đơn vị quản lý chợ trong công tác đảm bảo an toàn thực phẩm tại chợ.
- Chỉ đạo giải tỏa các tụ điểm chợ cóc, chợ tạm
chiếm dụng lòng đường, vỉa hè, không đảm bảo an toàn thực phẩm.
6. Hỗ trợ sản xuất, kinh
doanh thực phẩm an toàn
- Chuyển giao, hướng dẫn áp dụng và nhân rộng các
mô hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn, áp dụng hệ thống quản lý chất
lượng tiên tiến như VietGap, GMP, HACCP, …
- Tăng cường xây dựng và phát triển
các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn. Hỗ trợ liên
kết tiêu thụ các sản phẩm sản xuất theo quy trình, tiêu chuẩn đảm bảo an toàn
thực phẩm.
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Tổng kinh phí thực hiện Đề án:
19.289.240.000 đồng
(Bằng chữ: Mười chín tỷ hai
trăm tám mươi chín triệu hai trăm bốn mươi nghìn đồng chẵn) (Có Phụ lục gửi kèm theo).
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Lộ trình thực hiện
1.1. Giai đoạn thực hiện đề án: năm 2021 -
2025
- Năm 2021-2022: Xây dựng bộ tiêu chí chợ kiểm soát nguồn gốc
thực phẩm, xây dựng phần mềm, xây dựng các biểu mẫu…
- Từ năm 2022-2025: thực
hiện triển khai kiểm soát nguồn gốc tại các chợ trên địa bàn tỉnh.
1.2. Giai
đoạn sau thực hiện đề án: Từ 2026 tiếp tục duy trì
củng cố, nâng cao các mục tiêu, hoạt động đã đạt được của năm 2021-2025 đối với các chợ trên địa bàn tỉnh.
2. Trách nhiệm
của các Sở, ban, ngành, địa phương
2.1. Ban
Quản lý An toàn thực phẩm
- Chủ trì, phối hợp với các Sở,
ngành, địa phương xây dựng kế hoạch triển khai đề án theo lộ trình.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan
liên quan thực hiện tuyên truyền, nâng cao ý thức, trách nhiệm thực hiện kiểm
soát nguồn gốc thực phẩm tại chợ cho các đối tượng có liên quan.
- Xây dựng hệ thống biểu mẫu, hướng
dẫn thực hiện kiểm soát nguồn gốc thực phẩm tại chợ.
- Phối hợp với Sở Công thương, UBND
cấp huyện trong triển khai, quy hoạch chợ theo tiêu chí “Chợ đảm bảo an toàn thực phẩm”.
- Phối hợp với UBND cấp huyện triển
khai hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát và đôn đốc việc thực hiện kiểm
soát nguồn gốc tại các chợ.
- Định kỳ hàng năm tổng hợp kết
quả triển khai thực hiện Đề án báo cáo UBND tỉnh, Ban chỉ đạo liên ngành an
toàn thực phẩm tỉnh.
2.2. Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn
- Tham mưu xây dựng các cơ chế chính sách
khuyến khích sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm nông lâm thủy sản an
toàn.
- Đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản
xuất ban đầu nông, lâm, thủy sản, phát triển các vùng nguyên liệu thực phẩm an
toàn, các cơ sở giết mổ đảm bảo an toàn thực phẩm và cung cấp thông tin, kết nối để góp phần giúp các tiểu thương được
tiếp cận với các nguồn nguyên liệu thực phẩm an toàn.
- Phối hợp thực hiện tuyên truyền,
kiểm tra truy xuất nguồn gốc và xử lý các cơ sở sản xuất ban đầu nông, lâm,
thủy sản; các khu giết mổ thuộc phạm vi quản lý tại các chợ.
- Kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các cơ
sở giết mổ nhỏ lẻ, cơ sở kinh doanh, sử dụng thuốc BVTV, thuốc thú y, hóa chất,
kháng sinh trong sản xuất nông, thủy sản.
2.3. Sở Công Thương
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương
liên quan rà soát, điều chỉnh quy hoạch các chợ đảm bảo các tiêu chí về chợ an
toàn thực phẩm.
- Tiếp tục triển khai xây dựng mô hình chợ thí điểm
đảm bảo an toàn thực phẩm gắn với kiểm soát nguồn gốc thực phẩm. Khuyến khích
xã hội hóa đầu tư cải tạo, nâng cấp. xây mới chợ đảm bảo an toàn thực phẩm.
- Phối hợp tuyên truyền, hướng dẫn các quy định
nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm
tại chợ.
2.4. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chỉ đạo các cơ quan truyền thông
đẩy mạnh công tác tuyên truyền về an toàn thực phẩm, kịp thời phản ánh các thông
tin về tình hình an toàn thực phẩm tại các chợ trên địa bàn.
- Phối hợp với Ban Quản lý An toàn thực phẩm xây
dựng, triển khai phần mềm theo dõi, quản lý nguồn gốc thực phẩm tại chợ.
2.5. Đài Phát thanh - Truyền hình, Báo Bắc
Ninh
- Chủ trì, phối hợp Ban Quản lý An
toàn thực phẩm xây dựng và định kỳ phát chuyên trang, chuyên mục trên sóng Phát
thanh - Truyền hình tỉnh và Báo Bắc Ninh. Triển khai các hoạt động thông tin,
tuyên truyền về an toàn thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân trong việc sử dụng thực
phẩm an toàn có nguồn gốc xuất xứ.
- Thực hiện các
cuộc tọa đàm, phóng sự về an toàn thực phẩm; kịp thời đưa tin, biểu dương các
mô hình, các tổ chức, cá nhân điển hình tiên tiến thực hiện tốt công tác đảm
bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
2.6. Công An tỉnh, Cục Quản lý thị trường
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm
tra, giám sát chặt chẽ thực phẩm nhập khẩu, ngăn chặn thực
phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc và không để thực phẩm giả, kém chất lượng lưu
thông trên thị trường.
2.7. Sở Tài Chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư
Có kế hoạch bố trí kinh phí thực hiện đề án theo lộ
trình.
2.8. Các Sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan
Căn cứ chức năng nhiệm vụ, phối hợp với Ban Quản lý
An toàn thực phẩm tỉnh triển khai thực hiện các nội dung của Đề án.
2.9. UBND các huyện, thành phố
- Phối hợp với Ban Quản lý An toàn thực phẩm lựa
chọn các chợ trên địa bàn thực hiện các mô hình đề án kiểm soát nguồn gốc an
toàn thực phẩm theo lộ trình của Đề án.
- Chủ trì nâng cấp, cải tạo, xây mới, tăng cường xã
hội hóa đầu tư cơ sở vật chất tại các chợ được quy hoạch trên địa bàn theo tiêu
chí “chợ đảm bảo an toàn thực phẩm”.
- Chỉ đạo UBND cấp xã thực hiện các hoạt động kiểm
soát nguồn gốc thực phẩm tại các chợ trên địa bàn. Thường xuyên tuyên truyền,
kiểm tra, giám sát việc đảm bảo an toàn thực phẩm tại các chợ trên địa
bàn.
- Bố trí nhân lực của Ban quản lý chợ, chỉ đạo UBND
cấp xã đảm bảo nguồn lực của tổ quản lý chợ trên địa bàn để thực hiện nhiệm vụ
kiểm soát nguồn gốc thực phẩm.
- Trước ngày 01/12 hàng năm báo cáo kết quả triển
khai thực hiện Đề án về Ban Quản lý An toàn thực phẩm tổng hợp báo cáo UBND
tỉnh.
Căn cứ các nội dung của Đề án, theo chức năng nhiệm
vụ xây dựng kế hoạch triển khai và thực hiện./.
PHỤ LỤC I
DANH SÁCH HỆ THỐNG
CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH
TT
|
Tên chợ
|
Xã (phường)
|
Hạng chợ
|
Diện tích (m2)
|
Mô hình quản lý
|
Ghi chú
|
|
|
I
|
TP. BẮC NINH
|
|
|
|
|
|
1
|
Chợ Nhớn
|
P. Tiền An
|
2
|
5.600
|
Ban quản lý
|
|
|
2
|
Chợ Cầu Kim
|
P. Thị Cầu
|
2
|
6.300
|
Tổ quản lý
|
|
|
3
|
Chợ phố Vũ
|
P. Đại Phúc
|
3
|
2.520
|
Tổ quản lý
|
|
|
4
|
Chợ Đáp Cầu
|
P. Đáp Cầu
|
3
|
750
|
Tổ quản lý
|
|
|
5
|
Chợ Hòa Đình
|
P. Võ Cường
|
3
|
3.000
|
Tổ quản lý
|
|
|
6
|
Chợ Đọ Xá
|
P. Ninh Xá
|
2
|
11.807
|
Tổ quản lý
|
|
|
7
|
Chợ TT. Suối Hoa
|
P. Suối Hoa
|
2
|
5.400
|
Ban quản lý
|
|
|
8
|
Chợ Vũ Ninh
|
P. Vũ Ninh
|
3
|
3.142
|
Tổ quản lý
|
|
|
9
|
Chợ Bồ Sơn
|
P. Võ Cường
|
3
|
6.000
|
Tổ quản lý
|
|
|
10
|
Chợ Thị Chung
|
P. Kinh Bắc
|
3
|
1.900
|
Tổ quản lý
|
|
|
11
|
Chợ Và
|
P. Hạp Lĩnh
|
3
|
1.300
|
Tổ quản lý
|
|
|
12
|
Chợ Dạm
|
P. Nam Sơn
|
3
|
4.428
|
Tổ quản lý
|
|
|
13
|
Chợ Ba Tiền
|
P. Khắc Niệm
|
3
|
400
|
Tổ quản lý
|
|
|
14
|
Chợ Kim Đôi
|
P. Kim Chân
|
3
|
450
|
Tổ quản lý
|
|
|
15
|
Chợ Lãm Làng
|
P. Vân Dương
|
3
|
2.500
|
Tổ quản lý
|
|
|
16
|
Chợ Xuân Ổ A
|
P. Võ Cường
|
3
|
6.000
|
Tổ quản lý
|
|
|
17
|
Chợ Yên Mẫn
|
P. Vệ An
|
3
|
800
|
Tổ quản lý
|
Trong chợ được quy hoạch không kinh doanh TP
|
|
18
|
Chợ Nam Sơn
|
P.Nam Sơn
|
2
|
4.291
|
HTX quản lý
|
|
|
II
|
HUYỆN YÊN PHONG
|
|
|
|
|
|
1
|
Chợ TT TT Chờ
|
TT Chờ
|
2
|
4.782
|
Tổ quản lý
|
|
|
2
|
Chợ Đình (Nghiêm Xá)
|
TT Chờ
|
3
|
1.200
|
Tổ quản lý
|
|
|
3
|
Chợ Chiều cơ khí
|
TT Chờ
|
3
|
2.000
|
Tổ quản lý
|
|
|
4
|
Chợ Bến (chợ Đông Xuyên)
|
X. Đông Tiến
|
3
|
5.000
|
Tổ quản lý
|
|
|
5
|
Chợ Chục
|
X. Đông Phong
|
3
|
3.234
|
Tổ quản lý
|
|
|
6
|
Chợ Kho
|
X. Đông Phong
|
3
|
3.825
|
Tổ quản lý
|
|
|
7
|
Chợ Núi
|
X. Yên Phụ
|
3
|
4.195
|
Tổ quản lý
|
|
|
8
|
Chợ Chiều
|
X. Văn Môn
|
3
|
11.000
|
Tổ quản lý
|
|
|
9
|
Chợ Yên Vỹ
|
X. Hòa Tiến
|
3
|
300
|
Tổ quản lý
|
|
|
10
|
Chợ Chóa
|
X. Dũng Liệt
|
3
|
2.532
|
Tổ quản lý
|
|
|
11
|
Chợ Lạc Trung
|
X. Dũng Liệt
|
3
|
2.149
|
Tổ quản lý
|
|
|
12
|
Chợ Trai
|
X. Tam Giang
|
3
|
557
|
Tổ quản lý
|
|
|
13
|
Chợ Đình Đoài
|
X. Tam Giang
|
3
|
500
|
Tổ quản lý
|
|
|
III
|
THÀNH PHỐ TỪ SƠN
|
|
|
|
|
|
1
|
Chợ Hồi Quan
|
P. Tương Giang
|
3
|
2.000
|
Tổ quản lý
|
|
|
2
|
Chợ Tiêu
|
P. Tương Giang
|
3
|
1.000
|
Tổ quản lý
|
|
|
3
|
Chợ Lã
|
P. Tân Hồng
|
3
|
2561,8
|
Tổ quản lý
|
|
|
4
|
Chợ Trang Hạ
|
P. Trang Hạ
|
3
|
2.000
|
Tổ quản lý
|
|
|
5
|
Chợ Trịnh Nguyễn
|
P. Châu Khê
|
3
|
500
|
Tổ quản lý
|
|
|
6
|
Chợ Đa Hội
|
P. Châu Khê
|
3
|
2.000
|
Tổ quản lý
|
|
|
7
|
Chợ Song Tháp
|
P. Châu Khê
|
3
|
600
|
Tổ quản lý
|
|
|
8
|
Chợ Giầu
|
P. Đông Ngàn
|
2
|
6.518
|
Ban quản lý
|
|
|
9
|
Chợ Phù Lộc
|
P.Phù Chẩn
|
3
|
836
|
Tổ quản lý
|
|
|
10
|
Chợ Viềng
|
P. Đồng Nguyên
|
3
|
4.000
|
Tổ quản lý
|
|
|
11
|
Chợ Thủy sản
|
P. Đồng Nguyên
|
3
|
2.000
|
Tổ quản lý
|
|
|
12
|
Chợ Đình (Cẩm Giang)
|
P. Đồng Nguyên
|
3
|
500
|
Tổ quản lý
|
|
|
13
|
Chợ Bờ Ngang
|
P. Đồng Nguyên
|
3
|
2.769
|
Tổ quản lý
|
|
|
14
|
Chợ Thọ Môn
|
P. Đình Bảng
|
3
|
200
|
Tổ quản lý
|
|
|
15
|
Chợ Tân Lập
|
P. Đình Bảng
|
3
|
350
|
Tổ quản lý
|
|
|
16
|
Chợ Me
|
P. Hương Mạc
|
3
|
3.877
|
Tổ quản lý
|
|
|
17
|
Chợ Mai Động
|
P. Hương Mạc
|
3
|
1.169
|
Tổ quản lý
|
|
|
18
|
Chợ Phù Khê Thượng
|
P. Phù Khê
|
3
|
1.626
|
Tổ quản lý
|
|
|
19
|
Chợ Gỗ
|
P. Phù Khê
|
3
|
21.000
|
DNQL
|
Không kinh doanh TP
|
|
20
|
Chợ Đồng Kỵ
|
P. Đồng Kỵ
|
2
|
4.957
|
Tổ quản lý
|
|
|
21
|
Chợ Dương Sơn
|
P. Tam Sơn
|
3
|
3.000
|
Tổ quản lý
|
|
|
22
|
Chợ Đình Giỏ
|
P.Tam Sơn
|
3
|
4.582
|
Tổ quản lý
|
|
|
IV
|
HUYỆN TIÊN DU
|
|
|
|
|
|
1
|
Chợ thị trấn cũ
|
TT Lim
|
3
|
3.467
|
Tổ quản lý
|
|
|
2
|
Chợ Sơn
|
X. Việt Đoàn
|
3
|
2.986
|
Tổ quản lý
|
|
|
3
|
Chợ Nghĩa Chỉ
|
X. Minh Đạo
|
3
|
1.500
|
Tổ quản lý
|
|
|
4
|
Chợ Ve
|
X. Tri Phương
|
3
|
1.700
|
Tổ quản lý
|
|
|
5
|
Chợ Húc
|
X. Đại Đồng
|
3
|
8.129
|
DNQL
|
Không kinh doanh TP
|
|
6
|
Chợ Tam Tảo
|
X. Phú Lâm
|
3
|
3.907
|
Tổ quản lý
|
|
|
7
|
Chợ Đình Cả
|
X. Nội Duệ
|
3
|
1.200
|
Tổ quản lý
|
|
|
8
|
Chợ Bựu
|
X. Liên Bão
|
3
|
1.600
|
Tổ quản lý
|
|
|
9
|
Chợ An Động
|
X. Lạc Vệ
|
3
|
3.467
|
Tổ quản lý
|
|
|
10
|
Chợ Xuân Hội
|
X. Lạc Vệ
|
3
|
2.986
|
Tổ quản lý
|
|
|
11
|
Chợ Núi Móng
|
X. Hoàn Sơn
|
3
|
2.000
|
Tổ quản lý
|
|
|
12
|
Chợ Bất Lự
|
X. Hoàn Sơn
|
3
|
1.500
|
Tổ quản lý
|
|
|
V
|
HUYỆN QUẾ VÕ
|
|
|
|
|
|
1
|
Chợ Do Nha
|
X. Phương Liễu
|
3
|
3.106
|
Tổ quản lý
|
|
|
2
|
Chợ Giang Liễu
|
X. Phương Liễu
|
3
|
500
|
Tổ quản lý
|
|
|
3
|
Chợ Nội Doi
|
X. Đại Xuân
|
3
|
1.653
|
DNQL
|
|
|
4
|
Chợ Chì
|
X. Bồng Lai
|
3
|
3.533
|
Tổ quản lý
|
|
|
5
|
Chợ Mao Dộc
|
X. Phượng Mao
|
3
|
1.710
|
Tổ quản lý
|
|
|
6
|
Chợ Bướm
|
X. Mộ Đạo
|
3
|
2.500
|
Tổ quản lý
|
|
|
7
|
Chợ La Miệt
|
X. Yên Giả
|
3
|
665
|
Tổ quản lý
|
|
|
8
|
Chợ Đông Du
|
X. Đào Viên
|
3
|
4.000
|
Tổ quản lý
|
|
|
9
|
Chợ Cựu Tự
|
X. Ngọc Xá
|
3
|
900
|
Tổ quản lý
|
|
|
10
|
Chợ Châu Cầu
|
X. Châu Phong
|
3
|
2.254
|
Tổ quản lý
|
|
|
11
|
Chợ Phù Lãng
|
X. Phù Lãng
|
3
|
3.000
|
Tổ quản lý
|
|
|
12
|
Chợ Dùng
|
X. Phù Lương
|
3
|
4.364
|
DNQL
|
|
|
13
|
Chợ Phủ Gườm
|
TT. Phố Mới
|
3
|
6.658
|
Tổ quản lý
|
|
|
14
|
Chợ TT Phố Mới
|
TT. Phố Mới
|
2
|
22.454
|
DNQL
|
|
|
VI
|
HUYỆN THUẬN THÀNH
|
|
|
|
|
|
1
|
Chợ Chằm
|
X. Mão Điền
|
3
|
4.276
|
Tổ quản lý
|
|
|
2
|
Chợ Ngo
|
X. An Bình
|
3
|
1.247
|
Tổ quản lý
|
|
|
3
|
Chợ Dâu
|
X. Thanh Khương
|
2
|
4.784
|
Tổ quản lý
|
|
|
4
|
Chợ Vàng
|
X. Nghĩa Đạo
|
3
|
5.248
|
Tổ quản lý
|
|
|
5
|
Chợ Chẹm
|
X. Trạm Lộ
|
3
|
4.441
|
Tổ quản lý
|
|
|
6
|
Chợ Tư Thế
|
X. Trí Quả
|
3
|
1.012
|
Tổ quản lý
|
|
|
7
|
Chợ Trung tâm
|
X. Đại Đồng Thành
|
3
|
7.000
|
Tổ quản lý
|
|
|
8
|
Chợ Khám
|
X. Gia Đông
|
3
|
1.350
|
Tổ quản lý
|
|
|
9
|
Chợ Hồ
|
T T. Trấn Hồ
|
3
|
4.500
|
Tổ quản lý
|
|
|
10
|
Chợ Giữa
|
X. Hoài Thượng
|
3
|
2.800
|
Tổ quản lý
|
|
|
11
|
Chợ Đại Trạch
|
X. Đình Tổ
|
3
|
3.500
|
Tổ quản lý
|
|
|
12
|
Chợ TT huyện
|
Thị trấn Hồ
|
2
|
21.307
|
DNQL
|
|
|
13
|
Chợ Đa Tiện
|
X.Xuân Lâm
|
3
|
1.150
|
Tổ quản lý
|
|
|
14
|
Chợ Song Hồ
|
X.Song Hồ
|
3
|
1.693
|
Tổ quản lý
|
|
|
VII
|
HUYỆN GIA BÌNH
|
|
|
|
|
|
1
|
Chợ Xuân
|
X. Xuân Lai
|
3
|
1.266
|
Tổ quản lý
|
|
|
2
|
Chợ Núi
|
X. Lãng Ngâm
|
3
|
3.169
|
Tổ quản lý
|
|
|
3
|
Chợ Ngụ
|
X. Nhân Thắng
|
2
|
12.500
|
DNQL
|
|
|
4
|
Chợ Bưởi
|
X. Đại Bái
|
3
|
1.806
|
Tổ quản lý
|
|
|
5
|
Chợ Bùng
|
X. Bình Dương
|
3
|
3.119
|
Tổ quản lý
|
|
|
6
|
Chợ Kênh
|
X. Cao Đức
|
3
|
3.234
|
Tổ quản lý
|
|
|
7
|
Chợ TT TT Gia Bình
|
TT Gia Bình
|
2
|
10.565
|
DNQL
|
|
|
8
|
Chợ Tẩy
|
X. Thái Bảo
|
3
|
1.909
|
Tổ quản lý
|
|
|
9
|
Chợ Đại
|
X. Đại Lai
|
3
|
876
|
Tổ quản lý
|
|
|
VIII
|
HUYỆN LƯƠNG TÀI
|
|
|
|
|
|
1
|
Chợ Thứa
|
TT Thứa
|
2
|
16.800
|
DNQL
|
|
|
2
|
Chợ Nắp
|
X. Quảng Phú
|
3
|
1.300
|
Tổ quản lý
|
|
|
3
|
Chợ Vó
|
X. Quảng Phú
|
3
|
6.300
|
Tổ quản lý
|
|
|
4
|
Chợ Đò
|
X. An Thịnh
|
3
|
3.000
|
Tổ quản lý
|
|
|
5
|
Chợ Phú Trên
|
X. Phú Hòa
|
3
|
1.900
|
Tổ quản lý
|
|
|
Tổng số: 107
chợ (Trong đó 104 có kinh doanh thực phẩm, bao gồm 14 chợ hạng 2, 90 chợ hạng
3)
|
|