ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC NINH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 742/QĐ-UBND
|
Bắc Ninh, ngày 14 tháng 12 năm 2018
|
QUYẾT ĐỊNH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU QUYẾT ĐỊNH SỐ 736/QĐ-UBND NGÀY 25/12/2017
CỦA UBND TỈNH VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “BẮC NINH PHẤN ĐẤU KHÔNG CÒN THỰC PHẨM BẨN”
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương năm 2015;
Căn cứ Luật An toàn thực phẩm năm
2010;
Căn cứ Nghị định số 15/2018/NĐ-CP
ngày 02/02/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
An toàn thực phẩm;
Căn cứ Quyết định số 123/QĐ-TTg
ngày 23/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc Quyết định thí điểm thành lập
Ban Quản lý An toàn thực phẩm tỉnh Bắc Ninh;
Căn cứ Quyết định số
08/2018/QĐ-UBND ngày 20/04/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ban hành Quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý An toàn thực phẩm tỉnh
Bắc Ninh;
Căn cứ Quyết định số 21/2018/QĐ-UBND ngày 06/8/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Ban hành Quy định phân công, phân cấp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm
trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh;
Căn cứ Quyết định số 736/QĐ-UBND ngày 25/12/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Đề án “Bắc Ninh
phấn đấu không còn thực phẩm bẩn”;
Xét đề nghị của Trưởng Ban - Ban
Quản lý An toàn thực phẩm,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số
736/QĐ-UBND ngày 25/12/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Đề án “Bắc Ninh
phấn đấu không còn thực phẩm bẩn” như sau:
A. Sửa đổi, bổ sung
Điều 2 Quyết định số 736/QĐ-UBND:
“Ban Quản lý An toàn thực phẩm có
trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, Sở Công thương, Sở Nội vụ, các cơ quan, đơn vị có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện đề án được phê
duyệt”.
B. Sửa đổi, bổ
sung nội dung Đề án:
Phần
I
MỤC
TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
I. MỤC TIÊU
2. Mục tiêu cụ thể
- Sửa đổi, bổ sung nội dung thứ nhất của điểm 2.4:
“Đến năm 2020, toàn
tỉnh xây dựng từ 02-03 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung; mỗi xã, phường,
thị trấn xây dựng được từ 01 -02 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ”.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
3. Đảm bảo an
toàn thực phẩm trong sản xuất, chế biến thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống
- Sửa đổi nội dung thứ 5:
“Xây dựng cơ sở giết mổ động vật, đảm
bảo các điều kiện vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm.
Phấn đấu đến năm 2020, toàn tỉnh xây dựng được từ 02-03 cơ sở giết mổ gia súc,
gia cầm tập trung; mỗi xã, phường, thị trấn xây dựng được từ 01-02 cơ sở giết mổ
gia súc, gia cầm nhỏ lẻ”.
7. Xây dựng và
triển khai có hiệu quả các tiểu Đề án đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh
- Sửa bổi, bổ sung, bãi bỏ một
số nội dung:
+ Sửa đổi, bổ sung:
“(4). Nâng cao năng lực quản lý chất
lượng an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản (Ban Quản lý An toàn thực phẩm chủ
trì).”
“(5) Nâng cao năng lực, hiệu quả công
tác kiểm tra, kiểm soát an toàn thực phẩm trong vận chuyển, lưu thông thực phẩm
trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (Cục Quản lý thị trường Bắc Ninh chủ trì)”.
“(6). Tăng cường công tác quản lý an
toàn thực phẩm tại các chợ, siêu thị trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (Ban Quản lý An
toàn thực phẩm chủ trì).”
+ Bãi bỏ:
Tiểu Đề án “(3) Phát triển sản xuất
rau an toàn gắn với tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn tỉnh (Sở Nông nghiệp - PTNT
chủ trì)”.
Phần
III
TỔ
CHỨC THỰC HIỆN
2. Phân công
nhiệm vụ
- Sửa đổi, bổ sung:
“2.1a.
Ban Quản lý an toàn thực phẩm tỉnh
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành
liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện
các nội dung của Đề án trên địa bàn tỉnh.
- Giám sát, đôn đốc các sở, ban,
ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thực hiện những nhiệm vụ được
phân công trong Đề án.
- Phối hợp với các sở, ban, ngành
liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện
các nhiệm vụ giải pháp của Đề án thuộc lĩnh vực của Ban Quản lý An toàn thực phẩm.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban,
ngành, Ủy ban nhân dân các địa phương tham mưu củng cố nhân lực, kiện toàn tổ
chức bộ máy quản lý nhà nước về An toàn thực phẩm của tỉnh.
- Chủ trì phối hợp với các cơ quan
liên quan ban hành các quy định, cơ chế, chính sách về công tác an toàn thực phẩm
trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với Sở Y tế trong điều
tra, giám sát, xử lý các sự cố về ATTP.
- Định kỳ tổng hợp kết quả triển khai
thực hiện đề án báo cáo về Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm tỉnh và UBND tỉnh theo quy định; Tham mưu cho Ban chỉ đạo liên ngành về an toàn
thực phẩm tỉnh tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả triển khai thực hiện
Đề án”.
“2.1. Sở Y tế
- Chủ trì xây dựng Đề án nâng cao năng lực kiểm nghiệm ATTP.
- Nâng cấp, hoàn thiện 01 phòng xét
nghiệm về ATTP đảm bảo đủ năng lực thực hiện kiểm nghiệm được cơ bản các chỉ
tiêu xét nghiệm ATTP.
- Phối hợp với Ban Quản lý An toàn thực
phẩm trong điều tra, giám sát và xử lý các sự cố về ATTP.
- Phối hợp đảm bảo nhân lực làm công
tác an toàn thực phẩm tại tuyến cơ sở.
- Phối hợp với các sở, ban, ngành
liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai
thực hiện các nhiệm vụ giải pháp của Đề án thuộc lĩnh vực
của ngành Y tế.
- Định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo kết
quả triển khai thực hiện Đề án về Ban Quản lý an toàn thực
phẩm tỉnh để tổng hợp báo cáo Ban chỉ đạo và Ủy ban nhân dân tỉnh”.
“2.2. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban,
ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện các
nhiệm vụ giải pháp của Đề án thuộc lĩnh vực của ngành Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Tham mưu trình cấp có thẩm quyền
ban hành chính sách: ưu đãi, thu hút các nhà đầu tư sản xuất, kinh doanh chuỗi
thực phẩm sạch; mở rộng vùng nguyên liệu sản xuất nông sản thực phẩm an toàn, các
mô hình sản xuất thực phẩm an toàn trên địa bàn tỉnh; hỗ trợ cơ sở giết mổ tập
trung, điểm giết mổ gia súc, gia cầm.
- Chủ trì, phối hợp triển khai các tiểu
đề án đảm bảo an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực ngành Nông nghiệp. Định kỳ hằng
năm đánh giá kết quả thực hiện các tiểu đề án báo cáo Ban chỉ đạo liên ngành về
an toàn thực phẩm tỉnh và UBND tỉnh.
- Tham mưu ban hành các cơ chế, chính
sách hỗ trợ đối với cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm như: Hỗ trợ lãi suất cho vay
đối với cơ sở giết mổ tập trung quy mô lớn; hỗ trợ hạ tầng, trang thiết bị,
công nghệ đối với cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ (điểm giết mổ)...
- Định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo kết
quả triển khai thực hiện Đề án về Ban Quản lý an toàn thực
phẩm tỉnh để tổng hợp báo cáo Ban chỉ đạo và Ủy ban nhân dân tỉnh”.
“2.3. Sở Công thương
- Phối hợp các Sở, Ban, Ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển
khai các tiểu đề án và thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của đề án trong phạm
vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
- Chủ trì tham mưu cấp có thẩm quyền
ban hành một số quy định, cơ chế, chính sách về an toàn thực phẩm liên quan đến
lĩnh vực do ngành phụ trách.
- Phối hợp với Ban Quản lý An toàn thực
phẩm trong công tác đảm bảo an toàn thực phẩm tại các chợ, siêu thị trên địa
bàn.
- Định kì 6 tháng hàng năm báo cáo kết
quả triển khai thực hiện đề án về Ban Quản lý an toàn thực phẩm để tổng hợp báo
cáo Ban chỉ đạo và UBND tỉnh”.
“2.6. Sở Tài chính
- Chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý
An toàn thực phẩm tỉnh và các Sở, ban, ngành liên quan bố trí kinh phí thực hiện
Đề án theo kế hoạch ngân sách được phân bổ hàng năm.
- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc
quản lý, sử dụng, thanh toán, quyết toán kinh phí theo quy định”.
“2.10. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Phối hợp với Ban Quản lý An toàn thực
phẩm tỉnh tổ chức tuyên truyền, giáo dục về an toàn thực phẩm trong các trường
học, huy động giáo viên và học sinh tham gia tích cực công tác bảo đảm an toàn
thực phẩm; đưa nội dung an toàn thực phẩm vào chương trình ngoại khóa ở các cấp học.
- Kiểm soát chặt chẽ việc cung ứng
các dịch vụ ăn uống trong các trường học, xây dựng các mô hình bếp ăn bảo đảm
ATTP ở các trường học.
- Chỉ đạo các
Phòng Giáo dục và Đào tạo thực hiện tốt công tác VSATTP trong các trường học.
Đôn đốc, kiểm tra các bếp ăn tập thể của nhà trẻ, mẫu giáo, quầy bán thức ăn đồ
uống và căng tin tại các trường học đảm bảo các điều kiện VSATTP”.
“2.12. Sở Thông tin và Truyền
thông
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban,
ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện các
nhiệm vụ giải pháp của Đề án thuộc lĩnh vực thông tin
tuyên truyền.
- Hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan
thông tin đại chúng đẩy mạnh và đổi mới các hoạt động thông tin, tuyên truyền,
dành thời lượng thích đáng, phù hợp để phổ biến kiến thức, quy định pháp luật
và các hoạt động bảo đảm ATTP cho nhân dân.
- Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc
triển khai thực hiện các hoạt động, giải pháp truyền thông đảm bảo an toàn thực
phẩm trên địa bàn tỉnh.
- Định kỳ 6 tháng, hằng năm báo cáo kết
quả triển khai thực hiện Đề án về Ban Quản lý An toàn thực phẩm tỉnh để tổng hợp
báo cáo Ban chỉ đạo và Ủy ban nhân dân tỉnh”.
“2.14. Các Sở, Ban, Ngành của tỉnh
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, trên cơ sở
Đề án này, xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện
của ngành mình đảm bảo theo nội dung của Đề án; định kỳ
thông tin, báo cáo về Ban Quản lý An toàn thực phẩm tỉnh để tổng hợp báo cáo Ủy
ban nhân dân tỉnh”.
“2.18. Cục Quản lý thị trường Bắc Ninh
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên
quan trong kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh doanh, phân phối, lưu thông
thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm trên thị trường; phòng chống thực phẩm giả, thực
phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ. Phối hợp với các cơ quan
liên quan xử lý các hành vi vi phạm”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban
hành.
Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành thành
viên Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị có
liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Văn phòng Chính phủ (b/c);
- Các Bộ: NV, YT, NN&PTNT, CT (b/c);
- TTTU, TTHĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- UBMTTQ, các đoàn thể nhân dân tỉnh;
- Văn phòng UBND tỉnh: NC, NN, XDCB, KTTH,
- Lưu: VT, KGVX.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Phong
|