BỘ TÀI CHÍNH
******
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số: 62/2007/QĐ-BTC
|
Hà Nội, ngày 17
tháng 07 năm 2007
|
QUYẾT
ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ NHẬP, XUẤT LƯƠNG THỰC
DỰ TRỮ QUỐC GIA
BỘ TRƯỞNG BỘ
TÀI CHÍNH
Căn cứ Luật Đấu
thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005;
Căn cứ Nghị định số 111/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ hướng dẫn thi
hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng;
Căn cứ Pháp lệnh Dự trữ quốc gia số 17/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29/4/2004;
Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01/7/2003 của Chính phủ về chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Quyết định số 270/2003/QĐ-TTg ngày 24/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Dự trữ quốc
gia trực thuộc Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Dự trữ quốc gia,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm
theo Quyết định này Quy chế nhập, xuất lương thực dự trữ quốc gia.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày
đăng Công báo. Bãi bỏ Quyết định số 253/QĐ-DTQG ngày 15 tháng 6 năm 2001 của Cục
trưởng Cục Dự trữ quốc gia ban hành Quy định mua lương thực dự trữ quốc gia và
Quyết định số 254/QĐ-DTQG ngày 15 tháng 6 năm 2001 của Cục trưởng Cục Dự trữ quốc
gia ban hành Quy định bán lương thực dự trữ quốc gia.
Điều 3. Cục trưởng Cục Dự trữ quốc gia, Thủ trưởng các đơn vị thuộc
Bộ Tài chính chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Sở Tài chính, Cục Thuế, KBNN, Cục HQ các tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương, DTQG khu vực;
- Các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Tài chính;
- Cục kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ Tài chính;
- Công báo;
- Lưu VT, Cục DTQG.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Đỗ
Hoàng Anh Tuấn
|
QUY CHẾ
NHẬP, XUẤT LƯƠNG THỰC DỰ TRỮ QUỐC GIA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 62/2007/QĐ-BTC ngày 17/7/2007 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính)
Chương 1 :
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này
áp dụng cho các trường hợp nhập, xuất, mua, bán (gọi chung là
nhập, xuất) lương thực dự trữ quốc gia, bao gồm:
1. Nhập, xuất theo kế hoạch Nhà nước giao;
2. Nhập, xuất theo quyết định hoặc theo uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ;
3. Nhập, xuất trong các trường hợp: hao hụt, dôi thừa, hư hỏng do thiên
tai, giảm phẩm chất hoặc mất mát;
4. Nhập, xuất điều chuyển nội bộ.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Áp dụng đối với các Dự trữ quốc gia khu vực.
2. Áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc nhập,
xuất, quản lý lương thực dự trữ quốc gia.
Điều 3. Nguyên tắc nhập, xuất lương thực dự trữ quốc gia
1. Phải đảm bảo an toàn lực lượng lương thực dự trữ quốc gia, sẵn
sàng đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ được Chính phủ giao, góp phần đảm bảo an ninh
lương thực quốc gia, thúc đẩy sản xuất, ổn định thị trường lương thực.
2. Đúng kế hoạch, đúng quyết định của cấp có thẩm quyền.
3. Đúng chủng loại, số lượng, chất lượng, giá cả, đối tượng, thời gian,
địa điểm quy định.
4. Có đủ hồ sơ chứng từ theo chế độ quản lý tài chính và Quy phạm bảo
quản hiện hành.
5. Lương thực nhập trước xuất trước. Trong trường hợp cần thiết được
quy định tại Điều 19, Điều 20 Pháp lệnh dự trữ quốc gia, lương thực nhập sau xuất
trước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc quyết định của Bộ trưởng Bộ
Tài chính theo uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ.
6. Việc nhập, xuất, mua, bán lương thực dự trữ quốc gia phải được thực
hiện trên cơ sở hợp đồng được ký kết giữa Dự trữ quốc gia khu vực với các
bên có liên quan.
7. Nhập, xuất lương thực dự trữ quốc gia phải được xác định chính
xác số lượng tại cửa kho dự trữ quốc gia. Giá mua, bán lương thực dự trữ quốc
gia phải được niêm yết công khai; thiết bị đo lường phải được bố trí ở vị trí
thuận lợi, để mọi người dễ quan sát, kiểm tra và đối chiếu.
8. Cán bộ công chức cơ quan làm nhiệm vụ mua, bán lương thực dự trữ quốc
gia không được mua, bán lương thực cho dự trữ quốc gia dưới mọi hình thức.
Điều 4. Nhập mua lương thực dự trữ quốc gia
1. Căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao, quyết định của Thủ tướng
Chính phủ về nhập lương thực dự trữ quốc gia, Cục Dự trữ quốc gia
phân bổ, giao chỉ tiêu kế hoạch và chỉ đạo Dự trữ quốc gia khu vực triển khai
thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.
2. Đối với mua lương thực dự trữ quốc gia thực hiện theo phương thức đấu
thầu rộng rãi, tổ chức đấu thầu tại Cục Dự trữ quốc gia hoặc tại Dự trữ
quốc gia khu vực theo đúng quy định của Luật đấu thầu.
3. Các trường hợp sau đây không tổ chức đấu thầu:
a- Mua bổ sung chỉ tiêu dự trữ quốc gia. Trong trường hợp này, Dự trữ
quốc gia khu vực được ký bổ sung hợp đồng trực tiếp với nhà thầu đã được lựa chọn
thông qua đấu thầu đối với hợp đồng đang thực hiện hoặc đã thực hiện xong dưới
6 tháng với mức giá được xác định trong hợp đồng để thực hiện gói thầu có nội
dung tương tự;
b- Thực hiện theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ định cụ
thể về đối tượng, số lượng, thời hạn nhập, phương thức thanh toán, giá cả.
4. Dự trữ quốc gia khu vực báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương nơi có kho dự trữ quốc gia biết chủ trương, kế hoạch nhập
lương thực của Cục Dự trữ quốc gia và tranh thủ sự giúp đỡ của các ngành ở địa
phương trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.
Dự trữ quốc gia khu vực phải chủ động khảo sát tình hình thời vụ thu hoạch;
thị trường hàng hoá lương thực, kiểm tra kho tàng, nhân lực, để xây dựng kế hoạch
và biện pháp thực hiện nhiệm vụ nhập lương thực dự trữ quốc gia.
Điều 5. Nhập lương thực dự trữ quốc gia trong các trường
hợp khác
Đối với trường hợp nhập lương thực bồi thường hao hụt quá định mức; dôi
kho; điều chuyển nội bộ; viện trợ, Dự trữ quốc gia khu vực thực hiện theo đúng
quy định của Nhà nước về quản lý hàng dự trữ quốc gia và chỉ đạo, hướng dẫn của
Cục Dự trữ quốc gia.
Điều 6. Thủ tục nhập lương thực dự trữ quốc gia
1. Dự trữ quốc gia khu vực thực hiện ký hợp đồng với khách hàng trước
khi mua lương thực nhập kho dự trữ quốc gia theo quy định.
2. Tổng kho dự trữ nhập lương thực phải thực hiện kiểm nghiệm chất lượng,
lập phiếu kiểm nghiệm tại cửa kho dự trữ; có mẫu hàng để đối chiếu trong quá
trình nhập lương thực theo đúng tiêu chuẩn chất lượng, quy trình, quy phạm bảo
quản hàng dự trữ quốc gia hiện hành.
Đối với lương thực nhập dự trữ quốc gia là gạo phải có giấy chứng
nhận chất lượng do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định hiện hành của nhà nước.
Trường hợp cần thiết tiến hành kiểm tra tại nơi sản xuất thì đơn vị phải thoả
thuận với bên bán bằng văn bản và báo cáo kết quả về Cục Dự trữ quốc gia.
3. Khi cân nhập lương thực phải mở sổ cân hàng, ghi chép sổ sách, chứng từ
theo đúng chế độ kế toán dự trữ quốc gia và được lưu giữ theo quy định. Cân nhập
lương thực của khách hàng nào, kế toán Tổng kho phải lập phiếu nhập kho của
khách hàng đó; đối chiếu phiếu nhập kho với sổ cân hàng và sổ quỹ, cập nhật chứng
từ trong ngày.
4. Khi nhập đầy ngăn kho, lô hàng phải thực hiện việc lập
biên bản nhập đầy kho, ghi rõ các chỉ tiêu, số liệu theo đơn vị đo lường hợp
pháp và các chỉ số đo đối chứng, để kiểm tra số lượng lương thực đã nhập
kho và theo dõi, đối chiếu trong quá trình bảo quản, xuất kho.
5. Trường hợp dừng nhập kho để điều chỉnh giá, thì đơn vị phải kiểm kê,
lập biên bản đối chiếu tiền hàng, sau đó mới được làm các thủ tục nhập tiếp
theo giá mới.
Chương 3:
XUẤT LƯƠNG THỰC
DỰ TRỮ QUỐC GIA
Điều 7. Xuất bán lương thực dự trữ quốc gia
1. Căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao hàng năm, Quyết định của
Thủ tướng Chính phủ về xuất lương thực dự trữ quốc gia, Cục trưởng Cục Dự trữ
quốc gia phân bổ, giao chỉ tiêu kế hoạch và chỉ đạo Dự trữ quốc gia khu vực triển
khai thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.
2. Xuất bán lương thực dự trữ quốc gia luân phiên đổi hàng thực hiện
theo phương thức bán đấu giá, trừ các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
Dự trữ quốc gia khu vực có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc bán đấu
giá lương thực theo quy định của Nghị định số 05/2005/NĐ-CP ngày 18/01/2005 của
Chính phủ và các văn bản pháp luật khác có liên quan về bán đấu giá tài sản.
3. Các trường hợp sau đây không tổ chức đấu giá:
a. Bổ sung hợp đồng đã thực hiện xong dưới 6 tháng hoặc đang thực hiện
mà trước đó đã được tiến hành đấu giá tính từ thời điểm ký hợp đồng với mức giá
được xác định trong hợp đồng;
b. Thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ đã chỉ định cụ thể
về đối tượng, số lượng, thời hạn xuất, phương thức thanh toán, giá cả;
c. Bán lương thực dự trữ bị hư hỏng, giảm phẩm chất do thiên tai, hoả
hoạn cần được xử lý ngay để hạn chế thiệt hại, tổn thất cho Nhà nước.
Điều 8. Xuất lương thực dự trữ quốc gia cứu trợ, cứu đói
1. Cục trưởng Cục Dự trữ quốc gia thực hiện các nhiệm vụ:
a. Căn cứ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc người được Thủ tướng
Chính phủ uỷ quyền, phân bổ, giao nhiệm vụ và chỉ đạo Dự trữ quốc gia khu vực
triển khai thực hiện xuất lương thực cứu trợ, cứu đói theo đúng quy định hiện
hành của Nhà nước.
b. Báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành các thủ tục pháp lý theo quy
định.
c. Có văn bản gửi Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
nơi được cứu trợ, cứu đói để thông báo số lượng, đơn vị Dự trữ quốc gia khu vực
giao lương thực.
d. Chỉ đạo Dự trữ quốc gia khu vực xuất kho, giao lương thực cho đơn vị
được Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giao tiếp nhận tại
trung tâm Huyện lỵ.
2. Dự trữ quốc gia khu vực phải phối hợp với Sở Tài chính, Sở Lao động
thương binh xã hội và đơn vị tiếp nhận lương thực để ký hợp đồng giao nhận.
Trong hợp đồng phải ghi rõ thời gian, địa điểm, số lượng phân bổ cho các đơn vị
theo quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố được cứu trợ. Việc giao nhận
lương thực phải đảm bảo đúng số lượng, chất lượng, đúng chính sách, chế độ Nhà
nước quy định.
3.Trường hợp khẩn cấp phải xuất lương thực dự trữ quốc gia, Cục trưởng Cục
Dự trữ quốc gia được ban hành lệnh xuất (công điện hoả tốc hoặc Fax) gửi
trực tiếp ngay cho Giám đốc Dự trữ quốc gia khu vực để làm các thủ tục theo quy
định và xuất hàng ngay; đồng thời báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Trong thời gian 3 ngày, kể từ ngày hoàn thành nhiệm vụ, Dự trữ quốc gia
khu vực phải báo cáo kết quả bằng văn bản về Cục Dự trữ quốc gia để tổng hợp
báo cáo Bộ Tài chính, Thủ tướng Chính phủ.
Điều 9. Xuất lương thực dự trữ quốc gia viện trợ
1. Căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Cục Dự trữ quốc gia chịu trách nhiệm liên hệ với Bộ Ngoại
giao, Đại sứ quán nước được tiếp nhận viện trợ để thống nhất địa điểm, thời
gian, đơn vị nhận hàng, quy cách đóng bao, mẫu in markét; lập phương án xuất viện
trợ, báo cáo Bộ Tài chính xem xét quyết định.
Căn cứ Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Cục Dự trữ quốc gia
tiến hành ký biên bản thoả thuận giao, nhận lương thực dự trữ quốc gia viện trợ
và chỉ đạo các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện.
2. Các đơn vị được giao nhiệm vụ xuất lương thực viện trợ, có trách nhiệm
thực hiện đầy đủ các thủ tục xuất kho, giao nhận, vận tải theo đúng quy định của
Nhà nước hiện hành và thông lệ quốc tế; đảm bảo số lượng và chất lượng lương thực
xuất viện trợ.
Điều 10. Xuất điều chuyển lương thực dự trữ quốc gia
1. Trường hợp xuất di chuyển lương thực theo quy hoạch, kế hoạch, để sẵn
sàng ứng cứu, phục vụ nhiệm vụ bất thường, Cục Dự trữ quốc gia lập phương án di
chuyển, báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét quyết định.
2. Trường hợp khẩn cấp phải xuất di chuyển lương thực dự trữ quốc gia
ra khỏi vùng thiên tai, hoả hoạn hoặc không an toàn, Dự trữ quốc gia khu
vực tổ chức thực hiện ngay việc di chuyển hàng; đồng thời báo cáo Cục Dự trữ quốc
gia tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính để kiểm tra, chỉ đạo và giải quyết
các vấn đề phát sinh theo thẩm quyền.
Kết thúc việc di chuyển hàng, Dự trữ quốc gia khu vực phải thực hiện đầy
đủ thủ tục nhập, xuất lương thực dự trữ quốc gia theo đúng quy định tại Quy chế
này.
3. Trường hợp
xuất điều chuyển lương thực để kiểm kê, bàn giao, thanh tra, điều tra, Dự trữ
quốc gia khu vực thực hiện theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Cục trưởng
Cục Dự trữ quốc gia.
Điều 11. Xuất lương thực hao hụt, hư hỏng, giảm phẩm chất
hoặc mất mát:
1. Giám đốc Dự
trữ quốc gia khu vực quyết định việc xuất lương thực dự trữ quốc gia trong các
trường hợp hao hụt, hư hỏng, giảm phẩm chất hoặc mất mát, theo thẩm quyền, sau
khi xác định rõ nguyên nhân và làm đầy đủ các thủ tục xử lý hàng dự trữ quốc
gia theo quy định hiện hành.
2. Giám đốc Dự
trữ quốc gia khu vực phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình đối với các
trường hợp xuất lương thực dự trữ quốc gia nêu trên và báo cáo kết quả về Cục Dự
trữ quốc gia để tổng hợp báo cáo Bộ Tài chính.
Điều 12. Thủ tục xuất lương thực dự trữ quốc gia
1. Dự trữ quốc gia khu vực phải thực hiện việc ký kết hợp đồng
khi bán lương thực với đơn vị có tư cách pháp nhân theo quy định hiện
hành.
2. Trường hợp bán đấu
giá, khi cuộc đấu giá lương thực hoàn thành, đơn vị tổ chức bán đấu giá, Dự trữ
quốc gia khu vực và người mua phải ký kết hợp đồng mua bán theo mẫu 04 được quy
định tại Thông tư số 03/2005/TT-BTP ngày 4/5/2005 của Bộ Tư pháp hướng dẫn
một số quy định của Nghị định số 05/2005/NĐ-CP ngày 18/01/2005 của Chính phủ về
bán đấu giá tài sản.
Nội dung về tài sản của hợp đồng mua bán phải phù hợp với nội dung hợp
đồng uỷ quyền bán đấu giá tài sản đã ký kết trước đó.
2. Trường hợp xuất lương thực dự trữ quốc gia để cứu trợ, cứu đói, Dự
trữ quốc gia khu vực phải ký hợp đồng với đơn vị nhận hàng; ký hợp đồng vận
chuyển với đơn vị vận tải; giao xong từng chuyến, lô hàng phải lập biên bản
giao nhận kèm theo phiếu xuất kho; kết thúc giao nhận, đơn vị lập báo cáo tổng
hợp ghi rõ số lượng, chất lượng, thời gian thực hiện, xác nhận của Uỷ ban
nhân dân Tỉnh, Thành phố được cứu trợ, cứu đói.
3. Trường hợp xuất lương thực dự trữ quốc gia để viện trợ, các đơn vị
được giao nhiệm vụ phải thực hiện đúng nội dung trong Biên bản thoả thuận đã ký
giữa hai Nhà nước; phải ký hợp đồng vận tải; làm đầy đủ thủ tục xuất khẩu theo
đúng quy định Nhà nước hiện hành và thông lệ quốc tế.
Kết thúc việc giao nhận lương thực, phải lập biên bản ghi rõ số lượng,
chất lượng lương thực, có xác nhận của đại diện cấp có thẩm quyền của đơn vị nhận
hàng và đại diện của Đại sứ quán Việt nam tại nước sở tại.
4. Dự trữ quốc gia khu vực bố trí cán bộ kiểm tra, giám sát ở các điểm
kho xuất lương thực; chuẩn bị phương tiện vận tải và cử cán bộ giao lương thực
khi xuất cứu trợ, viện trợ.
5. Dự trữ quốc gia khu vực phải tổ chức kiểm tra và lập biên bản về số
lượng, chất lượng lương thực, xác định hao hụt, hư hỏng, giảm phẩm chất, bị mất,
nguyên nhân gây hao hụt, hư hỏng, thiệt hại, công cụ, dụng cụ, thiết bị đo lường,
kiểm nghiệm chất lượng lương thực khi xuất kho;
6. Khi xuất lương thực phải mở sổ cân hàng và ghi chép hoá đơn, chứng từ
xuất kho; hàng ngày phải đối chiếu phiếu xuất kho với sổ cân hàng và sổ quỹ (trường
hợp xuất bán thu tiền) để cập nhật chứng từ trong ngày; lập biên bản tịnh
kho theo đúng quy định về chế độ kế toán dự trữ quốc gia và được lưu giữ theo
quy định hiện hành.
Trường hợp dừng xuất bán để điều chỉnh giá, đơn vị phải kiểm tra, lập
biên bản đối chiếu tiền hàng, sau đó mới làm đầy đủ các thủ tục xuất hàng theo
giá mới.
Chương 4:
QUẢN LÝ GIÁ,
PHÍ, NHẬP, XUẤT, VỐN MUA, BÁN LƯƠNG THỰC DỰ TRỮ QUỐC GIA
Điều 13. Giá mua, bán lương thực dự trữ quốc gia
1. Dự trữ quốc
gia khu vực xây dựng phương án giá mua, giá bán lương thực, báo cáo Cục Dự
trữ quốc gia tổng hợp, gửi Cục Quản lý giá thẩm định, trình Bộ trưởng Bộ Tài
chính quyết định mức giá mua tối đa, giá bán tối thiểu trong năm kế hoạch để thực
hiện nhiệm vụ được giao;
Giá mua, bán
lương thực dự trữ quốc gia là giá được xác định tại cửa kho dự trữ. Trong trường
hợp mua lương thực là gạo thì giá mua bao gồm cả bao bì.
2. Giám đốc Dự
trữ quốc gia khu vực tham khảo ý kiến Sở Tài chính địa phương để đề nghị Cục
trưởng Cục Dự trữ quốc gia quyết định cụ thể giá mua, bán lương thực trong
khung giá giới hạn tối đa, giá giới hạn tối thiểu theo quy định của Bộ trưởng Bộ
Tài chính, phù hợp giá thị trường trên địa bàn theo từng thời điểm, bảo đảm
hoàn thành kế hoạch, phòng chống tham nhũng, không thất thoát vốn dự trữ quốc
gia.
3. Trong quá
trình thực hiện nếu giá cả biến động, ảnh hưởng đến hoàn thành kế hoạch mua,
bán lương thực dự trữ quốc gia, thì Giám đốc Dự trữ quốc gia khu vực đề nghị Cục
trưởng Cục Dự trữ quốc gia xem xét điều chỉnh giá trong khung giá tối đa, giá tối
thiểu do Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định. Trong trường hợp này không phải tham
khảo Sở Tài chính địa phương.
Khi điều chỉnh
giá, Dự trữ quốc gia khu vực phải dừng ngay việc mua, bán để kiểm kê, lập biên
bản đối chiếu tiền - hàng theo giá cũ rồi mới được thực hiện mua, bán theo giá
mới.
4. Trường hợp
giá cả biến động cao hơn giá mua tối đa, thấp hơn mức giá bán tối thiểu do Bộ
trưởng Bộ Tài chính quy định, Cục Dự trữ quốc gia kịp thời kiến nghị Bộ trưởng
Bộ Tài chính xem xét, điều chỉnh.
5. Giá mua,
giá bán lương thực dự trữ quốc gia theo phương thức đấu thầu, đấu giá, thực hiện
theo quy định của pháp luật về đấu thầu, đấu giá.
6. Giá xuất
lương thực dự trữ quốc gia để cứu trợ, cứu đói, viện trợ tham gia bình ổn thị
trường, thực hiện theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ
Tài chính.
Điều 14. Phí nhập, xuất và vốn mua, bán lương thực dự trữ
quốc gia
1. Chi phí nhập,
xuất lương thực dự trữ quốc gia luân phiên đổi hàng:
a. Chi phí nhập,
xuất lương thực dự trữ quốc gia luân phiên đổi hàng được bố trí trong dự toán
giao hàng năm, Dự trữ quốc gia khu vực phải thực hiện theo đúng định mức, đúng
nội dung chi phí nhập, xuất theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính, hướng dẫn
của Cục Dự trữ quốc gia.
b. Chi phí xuất lương thực dự trữ quốc gia cứu trợ, viện
trợ hoặc nhập lương thực viện trợ theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Dự
trữ quốc gia khu vực lập dự toán chi phí, Cục Dự trữ quốc gia tổng hợp, gửi Cục
Quản lý giá thẩm định, trình Bộ Tài chính quyết định mức phí để thực hiện nhiệm
vụ được giao.
c. Căn cứ mức phí Bộ Tài chính quy định, Cục Dự trữ quốc
gia cấp kinh phí cho đơn vị thực hiện nhiệm vụ được giao, từ dự toán ngân sách
Nhà nước giao hàng năm và dự toán được giao bổ sung.
2. Vốn mua
lương thực dự trữ quốc gia:
a. Việc cấp vốn
mua lương thực dự trữ quốc gia từ ngân sách Nhà nước thực hiện theo quy định tại
quyết định số 42/2004/QĐ-BTC ngày 22/4/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc
ban hành quy định về chi ngân sách Trung ương bằng hình thức lệnh chi tiền.
b. Căn cứ Quyết
định giao kế hoạch mua lương thực của cấp có thẩm quyền; văn bản phê duyệt giá
mua của Bộ trưởng Bộ Tài chính, báo cáo của Cục Dự trữ quốc gia, Bộ Tài chính cấp
tạm ứng 70% kế hoạch vốn mua tăng lương thực dự trữ quốc gia theo chỉ tiêu Nhà
nước giao. Số còn lại được cấp theo tiến độ mua hàng trên cơ sở báo cáo tiến độ
của Cục Dự trữ quốc gia.
c. Sau khi kiểm
tra tính hợp pháp, hợp lệ của lệnh chi tiền, Kho bạc Nhà nước thực hiện xuất quỹ
ngân sách, chuyển tiền vào tài khoản tiền gửi của Dự trữ quốc gia khu vực mở tại
Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch.
d. Căn cứ vào
Uỷ nhiệm chi của Dự trữ quốc gia khu vực, Kho bạc Nhà nước thực hiện chuyển trả
cho các tổ chức, cá nhân theo đề nghị của đơn vị. Dự trữ quốc gia khu vực tự chịu
trách nhiệm về quyết định chi tiêu của mình và thực hiện quyết toán với Cục Dự
trữ quốc gia sau khi thực hiện xong kế hoạch mua lương thực dự trữ.
đ. Các đơn vị
Dự trữ quốc gia khu vực chỉ được thanh toán vốn mua lương thực dự trữ quốc gia
khi có đủ các điều kiện sau:
- Hợp đồng
mua hàng dự trữ quốc gia;
- Hàng hoá dự
trữ quốc gia đã nhập kho đảm bảo đúng tiêu chuẩn chất lượng, có đầy đủ hoá đơn,
chứng từ;
- Biên bản
thanh lý hợp đồng hoặc bảng kê chứng từ nhập kho có chữ ký của Thủ trưởng đơn vị
đối với trường hợp mua trực tiếp tại cửa kho không qua đấu thầu;
- Quyết định
chuẩn chi của Giám đốc Dự trữ quốc gia khu vực hoặc người được uỷ quyền.
e. Trường hợp
thanh toán thuế giá trị gia tăng, Dự trữ quốc gia khu vực được thực hiện khi
trong hợp đồng đã ký ghi rõ đầy đủ mã số thuế, thuế suất ghi trên hoá đơn thuế
giá trị gia tăng do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành; có giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh và xác nhận thuế đã nộp hàng năm của Cơ quan thuế.
g. Vốn
mua không sử dụng hết, Dự trữ quốc gia khu vực phải nộp ngay vào tài khoản của
Cục Dự trữ quốc gia mở tại kho bạc Nhà nước; nếu thiếu, báo cáo Cục Dự trữ quốc
gia để kiến nghị Bộ Tài chính bổ sung kịp thời.
3. Trường hợp
xuất bán lương thực luân phiên đổi hàng, Dự trữ quốc gia khu vực phải thu tiền
trước, xuất hàng sau. Sau 03 ngày kể từ ngày thu, tiền bán hàng phải nộp vào
tài khoản của Cục Dự trữ quốc gia mở tại Kho bạc Nhà nước; không được phép giữ
lại tiền đã thu của khách hàng tại tài khoản đơn vị.
Chương 5:
CHẾ ĐỘ BÁO CÁO, KIỂM TRA
NHẬP, XUẤT LƯƠNG THỰC DỰ TRỮ QUỐC GIA
Điều 15. Chế độ báo
cáo nhập, xuất lương thực dự trữ quốc gia
1. Dự
trữ quốc gia khu vực thực hiện báo cáo nhanh:
- Báo cáo
hàng ngày (9 giờ) bằng thư điện tử hoặc điện thoại;
- Báo cáo bằng
văn bản 10 ngày một lần; báo cáo kết quả sau 15 ngày kết thúc nhập, xuất lương
thực;
- Nội dung báo
cáo: Số lượng, chất lượng lương thực nhập, xuất trong ngày, lũy kế; đối tượng
nhận (xuất cứu trợ); giá mua, bán và kiến nghị (nếu có).
2. Dự trữ quốc
gia khu vực thực hiện báo cáo định kỳ theo quy định hiện hành.
Điều 16. Kiểm tra nhập, xuất lương thực dự trữ quốc gia
1. Cục trưởng Cục Dự trữ quốc gia tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác kiểm
tra theo kế hoạch hoặc đột xuất việc chấp hành quy định của pháp luật về nhập,
xuất lương thực dự trữ quốc gia trong phạm vi quản lý và xử lý vi phạm theo thẩm
quyền.
Giám đốc Dự trữ quốc gia khu vực có trách nhiệm tổ chức kiểm tra và xử
lý những vi phạm pháp luật về nhập, xuất lương thực dự trữ quốc gia theo thẩm
quyền.
2. Nội dung kiểm tra:
- Kiểm tra tình trạng kho tàng, dụng cụ cân đo, kiểm nghiệm chất lượng
(cân phải có chứng nhận kiểm định chất lượng); quy trình xây dựng và ban
hành quyết định giá, điều chỉnh giá, niêm yết công khai giá; quy định về chủng
loại, tiêu chuẩn chất lượng lương thực dự trữ quốc gia;
- Kiểm tra quá trình nhập, xuất, hợp đồng mua, bán, thanh toán tiền hàng,
chi phí, quản lý nội bộ, quan hệ với khách hàng, địa phương;
- Kiểm tra thủ tục nhập đầy kho, tịnh kho sau khi xuất, thanh quyết
toán tiền hàng, hoá đơn, chứng từ, sổ sách có liên quan.
3. Việc tổ chức kiểm tra thực hiện theo Quyết định số 32/2006/QĐ-BTC
ngày 06/6/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Quy chế về hoạt động thanh
tra, kiểm tra tài chính và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Chương 6:
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 17. Tổ chức thực hiện
1. Cục trưởng Cục
Dự trữ quốc gia có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, chỉ đạo các đơn vị thuộc và
trực thuộc thực hiện Quy chế này.
2. Giám đốc Dự
trữ quốc gia khu vực chịu trách nhiệm thực hiện đúng quy định về nhập, xuất
lương thực dự trữ quốc gia. Kiểm tra, giám sát các đơn vị và cán bộ công chức
thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí và phòng, chống tham nhũng trong nhập,
xuất, mua, bán lương thực dự trữ quốc gia.
Trong quá trình
thực hiện nếu có vướng mắc, Dự trữ quốc gia khu vực kịp thời phản ánh về Cục Dự
trữ quốc gia để tổng hợp báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét giải quyết./.