Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 502/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Hải Phòng Người ký: Nguyễn Đức Thọ
Ngày ban hành: 22/02/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 502/QĐ-UBND

Hải Phòng, ngày 22 tháng 02 năm 2023

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN XÁC ĐỊNH VÙNG CANH TÁC HỮU CƠ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2021-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước 25/6/2015;

Căn cứ Luật Trồng trọt ngày 19/11/2018;

Căn cứ Quyết định số 885/QĐ-TTg ngày 23/06/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020-2030;

Căn cứ Quyết định số 5317/QĐ-BNN-CBTTNS ngày 28/12/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai Quyết định số 885/QĐ-TTg ngày 23/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020-2030;

Căn cứ Quyết định số 30/2020/QĐ-UBND ngày 11/11/2020 của Ủy ban nhân dân thành phố quy định về canh tác hữu cơ trên địa bàn thành phố Hải Phòng;

Quyết định số 2739/QĐ-UBND ngày 22/9/2021 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc phê duyệt Đề cương, dự toán kinh phí lập Đề án xác định vùng canh tác hữu cơ trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030;

Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 16/TTr-SNN ngày 08/02/2023.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án xác định vùng canh tác hữu cơ trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, gồm các nội dung sau:

1. Mục tiêu Đề án

1.1. Mục tiêu chung

Hình thành một số vùng canh tác hữu cơ trên cơ sở gắn với các cây trồng chủ lực, có lợi thế của thành phố và công bố rộng rãi vùng canh tác hữu cơ nhằm thu hút các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

Phát triển một số loại cây trồng có thế mạnh (lúa, cây rau và cây ăn quả) theo hướng nông nghiệp an toàn, hữu cơ, nâng cao giá trị gia tăng, tăng chất lượng sản phẩm trồng trọt, có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

1.2. Mục tiêu cụ thể

a. Giai đoạn đến năm 2025

- Tổng diện tích canh tác hữu cơ đạt 513,0 ha, chiếm 1,36% tổng diện tích đất trồng trọt;

- Giá trị sản phẩm trồng trọt hữu cơ gấp 1,3 - 1,5 lần so với sản xuất phi hữu cơ.

b. Định hướng đến năm 2030

- Tổng diện tích canh tác hữu cơ 980,0 ha, chiếm 2,6% tổng diện tích đất trồng trọt;

- Giá trị sản phẩm trồng trọt hữu cơ gấp 1,5 - 1,8 lần so với sản xuất phi hữu cơ.

2. Quy mô phân vùng canh tác hữu cơ trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030

2.1. Theo đối tượng cây trồng

a) Đến năm 2025:

- Vùng sản xuất lúa hữu cơ: 24 vùng, tổng diện tích 322,0 ha;

- Vùng sản xuất rau hữu cơ: 22 vùng, tổng diện tích 144,0 ha;

- Vùng sản xuất cây ăn quả hữu cơ: 6 vùng, tổng diện tích 47,0 ha.

b) Định hướng đến năm 2030:

- Vùng sản xuất lúa hữu cơ: 43 vùng, tổng diện tích 616,0 ha;

- Vùng sản xuất rau hữu cơ: 32 vùng, tổng diện tích 213,0 ha;

- Vùng sản xuất cây ăn quả hữu cơ: 22 vùng, tổng diện tích 151,0 ha.

2.2. Theo địa bàn hành chính

a) Đến năm 2025:

- Huyện Vĩnh Bảo: 19 vùng, tổng diện tích 181,0 ha;

- Huyện Tiên Lãng: 8 vùng, tổng diện tích 110,0 ha;

- Huyện Thủy Nguyên: 7 vùng, tổng diện tích 53,0 ha;

- Huyện Kiến Thụy: 9 vùng, tổng diện tích 88,0 ha;

- Huyện An Lão: 5 vùng, tổng diện tích 49,0 ha;

- Huyện An Dương: 3 vùng, tổng diện tích 10,0 ha;

- Huyện Cát Hải: 01 vùng, tổng diện tích 22,0 ha.

b) Định hướng đến năm 2030:

- Huyện Vĩnh Bảo: 34 vùng, tổng diện tích 370,0 ha;

- Huyện Tiên Lãng: 13 vùng, tổng diện tích 194,0 ha;

- Huyện Thủy Nguyên: 13 vùng, tổng diện tích 100,0 ha;

- Huyện Kiến Thụy: 12 vùng, tổng diện tích 125,0 ha;

- Huyện An Lão: 16 vùng, tổng diện tích 121,0 ha;

- Huyện An Dương: 8 vùng, tổng diện tích 30,0 ha;

- Huyện Cát Hải: 01 vùng, tổng diện tích 40,0 ha.

(Chi tiết tại Phụ lục kèm theo)

3. Nhiệm vụ, giải pháp thực hiện

3.1. Giải pháp về chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ

- Thực hiện hiệu quả các cơ chế chính sách đã ban hành; đồng thời tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung, đề xuất cơ chế chính sách mới nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.

- Ban hành chính sách hỗ trợ phát triển một số cây trồng chủ lực có lợi thế cạnh tranh, nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế từng vùng, sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, lao động, nguồn vốn để tổ chức sản xuất; tạo sự đột phá về năng suất, chất lượng sản phẩm trồng trọt hữu cơ chủ lực có lợi thế cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường, gia tăng thu nhập cho nông dân, doanh nghiệp, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, góp phần xây dựng nông thôn mới.

- Xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách tích tụ, tập trung đất nông nghiệp phục vụ sản xuất trồng trọt hữu cơ, tăng hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nông dân; ưu tiên hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng những diện tích đất nông nghiệp mới tích tụ, tập trung.

- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư vào sản xuất, tiêu thụ sản phẩm trồng trọt hữu cơ.

3.2. Quản lý và bảo vệ vùng canh tác hữu cơ

- Khu vực đã được xác định vùng canh tác hữu cơ phải được quản lý và bảo vệ; cắm biển hiệu và lập vùng đệm cho vùng canh tác hữu cơ nhằm cách ly với khu vực xung quanh (Trồng cây trong vùng đệm để ngăn ô nhiễm không khí từ gió. Tạo bờ ranh hoặc rãnh thoát nước nhằm tránh nước bị ô nhiễm xâm lấn vào khu vực sản xuất hữu cơ...) để ngăn ngừa tác nhân có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường từ bên ngoài gây ảnh hưởng đến vùng canh tác hữu cơ. Từng bước thực hiện chuyển đổi các vùng đang sản xuất thông thường sang sản xuất hữu cơ.

- Áp dụng các biện pháp kỹ thuật bảo vệ chất lượng vùng sản xuất, chống xói mòn, thoái hóa đất như: kỹ thuật làm đất; sử dụng phân xanh và cây che phủ đất, luân canh cây trồng phức hợp; quản lý dinh dưỡng và kiểm soát các yếu tố độc hại trong đất; đánh giá định kỳ chất lượng môi trường đất, nước trong các vùng sản xuất hữu cơ để sớm có giải pháp ngăn chặn, cải tạo trong trường hợp cần thiết.

- Đầu tư cơ sở hạ tầng (giao thông nội đồng, thủy lợi) trong vùng canh tác hữu cơ đảm bảo tính đồng bộ nhằm phát huy hiệu quả trong phục vụ sản xuất hữu cơ.

- Khi tiến hành sản xuất trồng trọt hữu cơ phải đảm bảo tuân thủ các quy định theo Quyết định số 30/2020/QĐ-UBND ngày 11/11/2020 của Ủy ban nhân dân thành phố quy định về canh tác hữu cơ trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát ngăn ngừa hoạt động ảnh hưởng tiêu cực đến vùng canh tác hữu cơ đã được xác định.

3.3. Giải pháp về khoa học và công nghệ

- Nghiên cứu, xây dựng quy trình canh tác phù hợp cho từng đối tượng cây trồng (lúa, các loại rau, cây ăn quả) theo tiêu chuẩn hữu cơ.

- Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ đặc biệt là công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, tự động hóa, chuyển đổi số... trong sản xuất và quảng bá tiêu thụ sản phẩm trồng trọt hữu cơ của địa phương; nghiên cứu các sản phẩm phân bón sinh học, phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, chọn tạo giống cây trồng có năng suất, chất lượng cao, có khả năng chống chịu với dịch hại tốt, phù hợp với quy trình canh tác hữu cơ và thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Xây dựng các mô hình ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ; hoàn thiện các mô hình nông nghiệp hữu cơ đang thực hiện có hiệu quả trên địa bàn Thành phố thông qua việc gắn kết với viện, trường, tổ chức khoa học và công nghệ, từ đó lựa chọn mô hình phù hợp để chuyển giao qua mạng lưới liên kết 4 nhà (nhà nước, nhà quản lý, nhà doanh nghiệp, nhà nông).

- Áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong quản lý chất lượng sản phẩm nông nghiệp, tạo ra sản phẩm nông nghiệp có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường và đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

- Liên kết với các tổ chức quốc tế để học hỏi và tiếp nhận chuyển giao công nghệ cao từ nước ngoài phù hợp với điều kiện ứng dụng tại thành phố Hải Phòng.

3.4. Giải pháp về liên kết sản xuất nông nghiệp hữu cơ

- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia tổ chức triển khai sản xuất nông nghiệp hữu cơ trong các vùng canh tác hữu cơ đã lựa chọn. Phát triển đa dạng các hình thức tổ chức sản xuất trồng trọt hữu cơ gắn với chuỗi liên kết; phát triển sản xuất trồng trọt hữu cơ theo vùng; thành lập mới các doanh nghiệp, Hợp tác xã... hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm hữu cơ.

- Đầu tư phát triển công nghệ thu hoạch, sơ chế, chế biến, đóng gói, bảo quản các sản phẩm hữu cơ và phát triển các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư đầu vào đáp ứng tiêu chuẩn hữu cơ: phân bón hữu cơ truyền thống hoặc các chế phẩm phân bón hữu cơ, phân bón sinh học... Đẩy mạnh việc liên kết trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ gắn với công tác kiểm soát chặt chẽ an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc.

- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đang kinh doanh sản phẩm nông nghiệp hỗ trợ liên kết tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ; xây dựng và phát triển các mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ. Thực hiện tốt Chương trình “Liên kết 4 nhà” để đẩy mạnh tiêu thụ nông sản hữu cơ theo chuỗi.

3.5. Giải pháp về thị trường và xúc tiến thương mại

- Xây dựng thương hiệu hàng hóa sản phẩm có chất lượng của thành phố, tăng cường tổ chức công tác quảng bá, giới thiệu, tiếp thị sản phẩm, đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, tổ chức tốt mạng lưới tiêu thụ nông sản để hỗ trợ doanh nghiệp và nông dân tiêu thụ sản phẩm, xuất khẩu hàng hóa.

- Gắn xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm trồng trọt hữu cơ với đảm bảo nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng sức cạnh tranh thị trường của sản phẩm; hợp tác liên kết giữa doanh nghiệp, hợp tác xã, nông hộ trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm; kết hợp xây dựng và quảng bá thương hiệu, tiêu thụ sản phẩm hữu cơ với các hoạt động văn hóa, du lịch.

- Hỗ trợ xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm trồng trọt hữu cơ: Hỗ trợ, tạo điều kiện cho các cơ sở, đơn vị trực tiếp triển khai xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ tham gia các hội chợ, triển lãm, hội nghị giao thương trên địa bàn thành phố và một số vùng, địa phương để tăng thêm cơ hội phân phối, quảng bá sản phẩm hữu cơ được chứng nhận.

3.6. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn lực

- Bố trí nguồn lực tài chính đảm bảo thực hiện các chương trình, đề án, dự án theo đúng kế hoạch.

- Đẩy mạnh công tác đào tạo tập huấn cho doanh nghiệp, người sản xuất, kinh doanh sản phẩm trồng trọt hữu cơ; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đảm bảo đáp ứng mục tiêu chuyển đổi số trong hoạt động quản lý, điều hành sản xuất trồng trọt hữu cơ trong thời gian tới.

- Đẩy mạnh xã hội hóa các hình thức đào tạo; khuyến khích các doanh nghiệp tham gia tập huấn, dạy nghề cho nông dân.

3.7. Giải pháp về hợp tác quốc tế

Tăng cường trao đổi kinh nghiệm, học tập, đào tạo nguồn nhân lực với các tổ chức quốc tế, các quốc gia có nền sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ phát triển, giúp các doanh nghiệp của thành phố được giao lưu, học hỏi, tìm ra giải pháp phát triển nông nghiệp hữu cơ thông qua việc kêu gọi đầu tư của các chương trình, dự án nước ngoài về nông nghiệp hữu cơ; tổ chức các hội thảo, diễn đàn, hội nghị, các khóa tập huấn thúc đẩy hợp tác và trao đổi kinh nghiệm.

3.8. Giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra, từng bước thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

- Bố trí khung thời vụ, chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng sử dụng bộ giống phù hợp với điều kiện đất đai, nguồn nước và khí hậu tại địa phương, tăng cường công tác dự báo dịch bệnh trên cây trồng.

- Cải tạo hệ thống thống thủy lợi theo hướng phục vụ đa mục tiêu, đảm bảo nhu cầu cung cấp nước cho thâm canh cây trồng, nhu cầu nước cho phát triển công nghiệp, phục vụ đời sống dân cư... Từng bước đầu tư hoàn chỉnh hệ thống đê biển, đê sông, hệ thống cống điều tiết và các hạ tầng kỹ thuật cần thiết khác phục vụ sản xuất nông nghiệp và đảm bảo đời sống của nhân dân. Đầu tư phát triển gắn với với đầu tư các chương trình, dự án phòng, chống lụt, bão và giảm nhẹ thiên tai.

3.9. Thông tin tuyên truyền

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, quy định pháp luật và các chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp hữu cơ đến doanh nghiệp, người sản xuất biết và chủ động tham gia, phối hợp phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ; nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.

- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin, website của thành phố về các vùng đã được xác định sản xuất trồng trọt hữu cơ. In ấn tờ rơi, pano, áp phích,... về nội dung, kết quả phát triển sản xuất, tiêu thụ trồng trọt hữu cơ tại các địa phương.

4. Các chương trình, dự án ưu tiên

- Xây dựng mô hình sản xuất lúa - rươi hữu cơ, quy mô 10 ha/01 mô hình.

- Xây dựng mô hình sản xuất lúa đặc sản hữu cơ, quy mô 10-20 ha/01 mô hình.

- Xây dựng mô hình sản xuất rau hữu cơ tại một số vùng sản xuất rau an toàn, quy mô 3-5 ha/01 mô hình.

- Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả hữu cơ tại vùng trồng cây ăn quả tập trung, quy mô 3-5 ha/01 mô hình.

- Xây dựng 8-10 mô hình chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm các sản phẩm gạo, rau, quả hữu cơ sản xuất tiêu thụ theo chuỗi trên địa bàn thành phố; quy mô 3-10 ha/mô hình.

- Xây dựng và mở rộng 2-3 cơ sở sơ chế, chế biến các sản phẩm gạo, rau, quả hữu cơ các loại qua sơ chế, chế biến.

- Xây dựng chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu cho sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.

- Xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm hữu cơ.

5. Kinh phí thực hiện Đề án

5.1. Nguồn vốn

- Vốn ngân sách thông qua việc hỗ trợ xây dựng các đề án, dự án, tư vấn kỹ thuật và cơ sở hạ tầng của các bộ ngành và lồng ghép từ chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình phát triển kinh tế - xã hội, kinh phí khoa học công nghệ, khuyến nông, các dự án ODA và chương trình khoa học và công nghệ khác có liên quan.

- Vốn xã hội hóa của các doanh nghiệp, nguồn tài trợ, viện trợ, nguồn huy động hợp pháp khác từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

- Các nguồn vốn hợp pháp khác.

5.2. Nhu cầu vốn thực hiện Đề án

- Tổng vốn đầu tư thực hiện sản xuất trồng trọt hữu cơ là 326,7 tỷ đồng trong đó:

+ Giai đoạn 2021-2025: Tổng nhu cầu vốn là 139,0 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách hỗ trợ: 28,9 tỷ đồng, chiếm 20,8% tổng vốn đầu tư; vốn huy động (đối ứng người dân, doanh nghiệp, từ các nguồn khác...): 110,03 tỷ đồng, chiếm 79,2% tổng vốn đầu tư.

+ Giai đoạn 2026-2030: Tổng nhu cầu vốn là 187,7 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách hỗ trợ: 42,6 tỷ đồng, chiếm 22,7% tổng vốn đầu tư; vốn huy động (đối ứng người dân, doanh nghiệp, từ các nguồn khác...): 145,04 tỷ đồng, chiếm 77,3% tổng vốn đầu tư.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, quận và đơn vị liên quan hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện Đề án đảm bảo đúng mục tiêu đề ra; xây dựng kế hoạch phát triển sản xuất trồng trọt hữu cơ trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt; thông báo rộng rãi các vùng canh tác hữu cơ trên địa bàn huyện, quận đã được phê duyệt khi đủ điều kiện canh tác theo từng giai đoạn của Đề án được duyệt.

- Tham mưu, đề xuất các cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển canh tác hữu cơ trên địa bàn thành phố phù hợp với chủ trương, chính sách của Trung ương và định hướng phát triển chung của thành phố.

- Chủ trì xây dựng các mô hình trình diễn, mô hình thí điểm và dự án phát triển trồng trọt hữu cơ; đào tạo, tập huấn, hướng dẫn các địa phương và người sản xuất thực hiện canh tác hữu cơ theo quy định; thông tin, tuyên truyền các cơ chế chính sách về khuyến khích phát triển nông nghiệp hữu cơ của Trung ương và thành phố.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân quận huyện và cơ quan, đơn vị có liên quan kiểm tra, giám sát, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố trong quản lý, phát triển vùng canh tác hữu cơ theo quy định.

- Chủ trì, phối hợp với các sở ban ngành thành phố, địa phương tổ chức triển khai thực hiện các đề án, dự án liên quan phát triển nông nghiệp hữu cơ của các cơ quan của Bộ, ngành Trung ương triển khai trên địa bàn thành phố.

2. Sở Tài chính:

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan hàng năm căn cứ nhiệm vụ trong đề án và đề xuất dự toán của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, bố trí kinh phí theo quy định để thực hiện đề án.

- Kiểm tra, giám sát, hướng dẫn các đơn vị liên quan quản lý, sử dụng kinh phí và thực hiện quyết toán theo đúng quy định.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan tổ chức xúc tiến thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; ưu tiên thu hút các dự án xây dựng nhà máy chế biến nông sản, sản xuất phân bón hữu cơ, sản xuất nông nghiệp hữu cơ; tham mưu lồng ghép các nguồn vốn đầu tư công phục vụ phát triển hạ tầng nông nghiệp, nông thôn nhằm phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, nông nghiệp hữu cơ tại các vùng sản xuất hàng hóa tập trung.

4. Sở Tài nguyên và Môi trường:

Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện, quận hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện Đề án liên quan đến đất đai, môi trường theo quy định.

5. Sở Khoa học và Công nghệ:

Tổng hợp, tham mưu đề xuất cơ quan có thẩm quyền phê duyệt các nhiệm vụ khoa học và công nghệ trong phát triển nông nghiệp hữu cơ (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, quy trình canh tác hữu cơ...); đầu mối giới thiệu, kết nối các nhà khoa học với các tổ chức cá nhân tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ khi có yêu cầu.

6. Sở Công Thương:

- Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại cho các sản phẩm hữu cơ địa phương, thông qua các cuộc hội thảo, triển lãm, xúc tiến đầu tư,... sản xuất, thu mua, chế biến sản phẩm hữu cơ.

- Giới thiệu các doanh nghiệp thu mua, chế biến nông sản với hợp tác xã, nhóm nông dân sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn thành phố.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, cơ quan liên quan thực hiện quản lý nhà nước đối với sản xuất, kinh doanh thực phẩm từ sản phẩm trồng trọt hữu cơ theo quy định.

7. Các Sở ngành có liên quan:

Các sở, ngành liên quan theo chức năng, nhiệm vụ, chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương và các cơ quan liên quan để thực hiện Đề án; vận động, tuyên truyền người dân, doanh nghiệp tham gia bảo vệ, phát triển vùng canh tác hữu cơ.

8. Ủy ban nhân dân các quận, huyện liên quan:

- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn hướng dẫn và kiểm tra thực hiện quy định canh tác hữu cơ trên địa bàn; phát triển, bảo vệ và xây dựng kết cấu hạ tầng phù hợp, bảo đảm không bị ô nhiễm hóa chất từ bên ngoài đến vùng canh tác hữu cơ.

- Lựa chọn đối tượng cây trồng chủ lực của địa phương, triển khai xây dựng, nhân rộng các mô hình canh tác hữu cơ trên địa bàn; Tổ chức tập huấn, tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân và người dân trên địa bàn tham gia thực hiện canh tác hữu cơ.

- Bố trí nguồn ngân sách địa phương, lồng ghép các nguồn vốn hợp pháp khác trên địa bàn để đầu tư, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh các sản phẩm trồng trọt hữu cơ.

- Định kỳ tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện đề án về Ủy ban nhân dân thành phố (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện đề án.

9. Đề nghị Hội Nông dân thành phố:

- Tăng cường công tác vận động, tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên nông dân tham gia sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hữu cơ và gắn kết chuỗi giá trị nông sản hữu cơ; tham gia đào tạo, tập huấn, giám sát các hội viên sản xuất, kinh doanh sản phẩm hữu cơ theo quy định của pháp luật.

- Đề xuất các chương trình, dự án, mô hình sản xuất, kinh doanh các sản phẩm trồng trọt hữu cơ phù hợp với nội dung, mục tiêu của đề án, trình các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện theo quy định hiện hành.

- Hàng năm, chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện Đề án phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Hội.

10. Đề nghị Liên Minh Hợp tác xã và Doanh nghiệp thành phố, các tổ chức chính trị-xã hội, các hội nghề nghiệp:

- Theo chức năng, nhiệm vụ, chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương và các cơ quan liên quan để thực hiện Đề án.

- Tăng cường công tác vận động, tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức cộng đồng tham gia sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hữu cơ và gắn kết chuỗi giá trị nông sản hữu cơ; tham gia đào tạo, tập huấn, giám sát các hội viên sản xuất, kinh doanh sản phẩm hữu cơ theo quy định của pháp luật.

- Đề xuất các chương trình, dự án, mô hình sản xuất, kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ phù hợp với nội dung, mục tiêu của đề án, trình các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện theo quy định hiện hành.

11. Các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp

Tham gia sản xuất, phát triển vùng canh tác hữu cơ có trách nhiệm thực hiện các quy định của nhà nước và của thành phố và tham gia thực hiện các mô hình, dự án, hoạt động chuyển giao khoa học công nghệ trong sản xuất, chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm trồng trọt hữu cơ theo quy định.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Kế hoạch và Đầu tư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, quận liên quan; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký./.


Nơi nhận:
- CT, các PCT UBND TP;
- Như Điều 3;
- Các Sở, ngành thành phố;
- Các Hội đoàn thể thành phố;
- Liên minh HTX và DN thành phố;
- CVP, các PCVP UBND TP;
- Phòng NNTNMT, NC&KTGS;
- CV: NN;
- Lưu: VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Đức Thọ

PHỤ LỤC I

VÙNG CANH TÁC HỮU CƠ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 502/QĐ-UBND ngày 22 tháng 02 năm 2023 của Ủy ban nhân dân thành phố)

TT

Hạng mục

Địa điểm

Loại cây trồng

Định hướng đến năm 2030

Toạ độ địa lý

Diện tích

Số vùng

Tổng

980

97

A

Vùng SX lúa

616

43

B

Vùng SX rau

213

32

C

Cây ăn quả

151

22

I

Tiên Lãng

194

13

A

Vùng SX lúa

174

12

1

Xã Kiến Thiết

Thôn Nam Phong

Lúa rươi

39

2

X=580826.890,Y=2286383.700

X=581355.213,Y=2286439.626

2

Xã Bạch Đằng

Thôn Xuân Lai

2 Lúa

13

1

X=586152.898,Y=2290494.347

3

Xã Tự Cường

Sa Đống

2 lúa

24

2

X=581310.642,Y=2299470.925

X=581090.881,Y=2299254.629

4

Xã Đại Thắng

Thôn Để Xuyên, Châm Khê

Lúa nếp

47

3

X=578152.213,Y=2300581.626

X=578333.703,Y=2299819.534

X=578009.042,Y=2299807.258

5

Xã Đoàn Lập

Đồng Tỉnh Lạc

Lúa

13

1

X=586045.082,Y=2288222.167

6

Xã Toàn Thắng

Thôn Đông Quy

2 Lúa

23

2

X=588337.762,Y=2290740.724

X=588144.484,Y=2290508.679

7

Xã Tiên Minh

Thôn Đồng Côn

Lúa - Rau

15

1

X=587868.225,Y=2286145.343

B

Vùng SX rau

20

1

1

Xã Vinh Quang

Thôn Tân Quang

Rau ăn lá, rau ăn quả, rau gia vị

20

1

X=594655.630,Y=2284432.596

II

Thủy Nguyên

100

13

A

Vùng SX lúa

47

4

1

Xã Minh Tân

Thôn 6

2 lúa

11

1

X=598166.421,Y=2318424.718

2

Xã Phù Ninh

Thôn 1

2 lúa

13

1

X=586353.664,Y=2321709.458

3

Xã Kênh Giang

Khu Đồng Chợ Giá

2 lúa

23

2

X=593542.608,Y=2318864.344

X=593169.078,Y=2319137.676

B

Vùng SX rau

14

4

1

Xã Hợp Thành

Đồng Bông thôn 6, 7,8,9

Rau ăn quả (bí xanh, cà chua...)

14

4

X=588555.216,Y=2317675.192

X=588712.772,Y=2317450.952

X=587949.818, Y=2317455.232

X=588966.545,Y=2317691.285

C

Cây ăn quả

39

5

1

Xã Liên Khê

Khu trạm bơm xã Liên Khê

Cây ăn quả (Na)

39

5

X=591052.683,Y=2323232.454

X=590964.155,Y=2322967.652

X=592047.024,Y=2323165.120

X=592745.729,Y=2323122.214

X=592569.836,Y=2323103.048

III

Kiến Thụy

125

12

A

Vùng SX lúa

108

8

1

Xã Thuận Thiên

Thôn Úc Gián

2 lúa

28

2

X=591757.330,Y=2298372.230

X=592192.782,Y=2298333.392

2

Xã Ngũ Phúc

Thôn Xuân Chiếng

2 lúa

17

1

X=590265.403,Y=2295082.649

3

Xã Ngũ Đoan

Thôn Tiền Anh

2 lúa

31

2

X=598077.18,Y=22935883.60

X=597967.068,Y=2293947.582

4

Xã Đại Hà

Thôn Ngọc Liễn

2 lúa

32

3

X=595110.719,Y=2293435.392

X=595717.077,Y=2292995.454

X=595717.077,Y=2292691.649

B

Vùng SX rau

17

4

1

Tân Phong

Thôn Lão Phong

Rau ăn lá, rau gia vị

17

4

X=599026.982,Y=2293991.840

X=598934.631,Y=2293785.216

X=598932.488,Y=2293462.562

X=599098.578,Y=2293532.744

IV

Vĩnh Bảo

370

34

A

Vùng SX lúa

231

15

1

Xã Cao Minh

Thôn 5, 7

2 Lúa

44

3

X=579694.904,Y=2281671.382

X=580177.555,Y=2282066.274

X=579973.675,Y=2281576.395

2

Xã Vinh Quang

Thôn Thượng Điện

2 Lúa

37

3

X=575705.113,Y=2285919.374

X= 576228.937,Y=2285740.994

X=576475.176,Y=2285671.402

3

Xã Tiền Phong

Thôn Linh Đông 3

2 Lúa

36

3

X=574485.074,Y=2281796.935

X=574682.656,Y=2281532.927

X=574819.184,Y=2281258.173

4

Xã Dũng Tiến

Thôn 7,8,9

2 lúa

36

2

X=574327.826,Y=2294180.923

X=574458.681,Y=2293965.161

5

Xã An Hòa

Thôn Tạ Ngoại

2 Lúa

24

2

X=571776.180,Y=2287114.577

X=571358.461,Y=2287129.598

6

Trấn Dương

Thôn Trấn Hải, Dương Tiền

2 Lúa

54

2

X=586232.909,Y=2282238.570

X=586617.433,Y=2282543.092

B

Vùng SX rau

119

13

1

Thanh Lương

Thôn Lương Trạch

Rau

29

5

X=575739.487,Y=2283986.662

X=575529.397,Y=2284119.043

X=575960.201,Y=2283836.322

X=576225.543,Y=2283741.755

X=576228.457,Y=2283950.237

2

Thắng Thủy

Thôn Hà Phương

Rau

35

1

X=572432.636,Y=2293086.522

X=572729.687,Y=2293047.505

3

Tân Hưng

Thôn Nam Tạ

Rau

55

7

X=574238.359,Y=2288639.258

X=574218.844,Y=2288396.080

X=574859.801,Y=2289134.722

X=574574.144,Y=2289331.270

X=574326.767,Y=2289460.260

X=574028.766,Y=2288269.255

X=574390.970,Y=2288220.380

C

Cây ăn quả

20

6

1

Thị Trấn

Đồng Vua, Đồng Sắn

Cây ăn quả

20

6

X=575347.308,Y=2290371.174

X=575326.425,Y=2290109.500

X=575561.951,Y=2290186.603

X=575615.186,Y=2290064.024

X=575636.794,Y=2290255.363

X=575413.489,Y=2290268.504

V

An Dương

30

8

B

Vùng SX rau

30

8

1

Đại Bản

Đồng Cát

Rau

30

8

X=585603.790,Y=2317034.773

X=585457.377,Y=2317192.031

X=585515.371,Y=2317304.288

X=585257.561,Y=2316923.381

X=585365.464,Y=2317048.417

X=585134.611,Y=2316388.265

X=585363.867,Y=2316451.666

X=584987.265,Y=2316270.497

VI

An Lão

121

16

A

Vùng SX lúa

56

4

1

Tân Viên

Thôn Đại Điền

2 lúa

26

2

X=584618.850,Y=2297775.205

X=584880.287,Y=2297610.667

2

Mỹ Đức

Thôn Kim Châm

2 lúa

29

2

X=586774.862,Y=2299436.462

X=587946.082,Y=2297668.122

B

Vùng SX rau

13

2

1

Tân Dân

Thôn Lai Thị

Rau

13

2

X=587156.719.Y=2301880.361

X=586721.477,Y=2301670.184

C

Cây ăn quả

52

10

1

Bát Trang

Thôn Trực Trang

Cây ăn quả

52

10

X=579767.296,Y=2305280.242

X=579173.220,Y=2305054.514

X=579090.411,Y=2305441.088

X=579569.225,Y=2304949.786

X=578480.991,Y=2305230.946

X=579372.608,Y=2305279.999

X=578651.039,Y=2305077.801

X=578851.129,Y=2304979.755

X=579195.686.Y=2304824.199

X=579773.013;Y=2304827.789

VII

Huyện Cát Hải

40

1

C

Cây ăn quả

40

1

1

Xã Gia Luận

Thôn 1

Cây ăn quả

40

1

X=626704.653,Y=2304763.251

X=627068.569,Y=2303787.032

PHỤ LỤC II

VÙNG CANH TÁC HỮU CƠ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2021 – 2025
(Kèm theo Quyết định số 502/QĐ-UBND ngày 22 tháng 02 năm 2023 của Ủy ban nhân dân thành phố)

TT

Hạng mục

Địa điểm

Loại cây trồng

Diện tích

Số vùng

Tổng

513

52

A

Vùng sản xuất lúa

322

24

B

Vùng sản xuất rau

144

22

C

Cây ăn quả

47

6

I

Tiên Lãng

110

8

A

Vùng sản xuất lúa

90

7

1

Xã Kiến Thiết

Thôn Nam Phong

Lúa rươi

14

1

2

Xã Bạch Đằng

Thôn Xuân Lai

2 Lúa

13

1

3

Xã Tự Cường

Thôn Sa Đống

2 lúa

13

1

4

Xã Đại Thắng

Thôn Để Xuyên, Châm Khê

Lúa nếp

10

1

5

Xã Đoàn Lập

Đồng Tỉnh Lạc

Lúa

13

1

6

Xã Toàn Thắng

Thôn Đông Quy

2 Lúa

12

1

7

Xã Tiên Minh

Thôn Đồng Côn

Lúa - Rau

15

1

B

Vùng sản xuất rau

20

1

1

Xã Vinh Quang

Thôn Tân Quang

Rau ăn lá, rau ăn quả, rau gia vị

20

1

II

Thủy Nguyên

53

7

A

Vùng sản xuất lúa

37

3

1

Xã Minh Tân

Thôn 6

2 lúa

11

1

2

Xã Phù Ninh

Thôn 1

2 lúa

13

1

3

Xã Kênh Giang

Khu Đồng Chợ Giá

2 lúa

13

1

B

Vùng sản xuất rau

7

2

1

Xã Hợp Thành

Đồng Bông thôn 6, 7,8,9

Rau ăn quả (bí xanh, cà chua...)

7

2

C

Cây ăn quả

9

2

1

Xã Liên Khê

Khu trạm bơm xã Liên Khê

Cây ăn quả (Na)

9

2

III

Kiến Thụy

88

9

A

Vùng sản xuất lúa

71

5

1

Xã Thuận Thiên

Thôn Úc Gián

2 lúa

13

1

2

Xã Ngũ Phúc

Thôn Xuân Chiếng

2 lúa

17

1

3

Xã Ngũ Đoan

Thôn Tiền Anh

2 lúa

31

2

4

Xã Đại Hà

Thôn Ngọc Liễn

2 lúa

10

1

B

Vùng sản xuất rau

17

4

1

Tân Phong

Thôn Lão Phong

Rau ăn lá, rau gia vị

17

4

IV

Vĩnh Bảo

181

19

A

Vùng sản xuất lúa

98

7

1

Xã Cao Minh

Thôn 5, 7

2 Lúa

14

1

2

Xã Vinh Quang

Thôn Thượng Điện

2 Lúa

22

2

3

Xã Tiền Phong

Thôn Linh Đông 3

3 Lúa

11

1

4

Xã Dũng Tiến

Thôn 7,8,9

2 Lúa

20

1

5

Xã An Hòa

Thôn Tạ Ngoại

2 Lúa

11

1

6

Trấn Dương

Thôn Trấn Hải, Dương Tiền

2 Lúa

20

1

B

Vùng sản xuất rau

77

10

1

Thanh Lương

Thôn Lương Trạch

Rau

12

2

2

Thắng Thủy

Thôn Hà Phương

Rau

10

1

3

Tân Hưng

Thôn Nam Tạ

Rau

55

7

C

Cây ăn quả

6

2

1

Thị Trấn

Đồng Vua, Đồng Sắn

Cây ăn quả

6

2

V

An Dương

10

3

B

Vùng sản xuất rau

10

3

1

Đại Bản

Đồng Cát

Rau

10

3

VI

An Lão

49

5

A

Vùng sản xuất lúa

26

2

1

Tân Viên

Thôn Đại Điền

2 lúa

14

1

2

Mỹ Đức

Thôn Kim Châm

2 lúa

12

1

B

Vùng sản xuất rau

13

2

1

Tân Dân

Thôn Lai Thị

Rau

13

2

C

Cây ăn quả

10

1

1

Bát Trang

Thôn Trực Trang

Cây ăn quả

10

1

VII

Huyện Cát Hải

22

1

C

Cây ăn quả

22

1

1

Xã Gia Luận

Thôn 1

Cây ăn quả

22

1

PHỤ LỤC III

VÙNG CANH TÁC HỮU CƠ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2026 – 2030
(Kèm theo Quyết định số 502/QĐ-UBND ngày 22 tháng 02 năm 2023 của Ủy ban nhân dân thành phố)

TT

Hạng mục

Địa điểm

Loại cây trồng

Diện tích

Số vùng

Tổng

467

45

A

Vùng sản xuất lúa

294

19

B

Vùng sản xuất rau

69

10

C

Cây ăn quả

104

16

I

Tiên Lãng

84

5

A

Vùng sản xuất lúa

84

5

1

Xã Kiến Thiết

Thôn Nam Phong

Lúa rươi

25

1

2

Xã Bạch Đằng

Thôn Xuân Lai

2 Lúa

0

0

3

Xã Tự Cường

Sa Đống

2 lúa

11

1

4

Xã Đại Thắng

Thôn Để Xuyên, Châm Khê

Lúa nếp

37

2

5

Xã Đoàn Lập

Đồng Tỉnh Lạc

Lúa

6

Xã Toàn Thắng

Thôn Đông Quy

2 Lúa

11

1

7

Xã Tiên Minh

Thôn Đồng Côn

Lúa - Rau

B

Vùng sản xuất rau

0

0

1

Xã Vinh Quang

Thôn Tân Quang

Rau ăn lá, rau ăn quả, rau gia vị

II

Thủy Nguyên

47

6

A

Vùng sản xuất lúa

10

1

1

Xã Minh Tân

Thôn 6

2 lúa

2

Xã Phù Ninh

Thôn 1

2 lúa

3

Xã Kênh Giang

Khu Đồng Chợ Giá

2 lúa

10

1

B

Vùng sản xuất rau

7

2

1

Xã Hợp Thành

Đồng Bông thôn 6, 7,8,9

Rau ăn quả (bí xanh, cà chua...)

7

2

C

Cây ăn quả

30

3

1

Xã Liên Khê

Khu trạm bơm xã Liên Khê

Cây ăn quả (Na)

30

3

III

Kiến Thụy

37

3

A

Vùng sản xuất lúa

37

3

1

Xã Thuận Thiên

Thôn Úc Gián

2 lúa

15

1

2

Xã Đại Hà

Thôn Ngọc Liễn

2 lúa

22

2

IV

Vĩnh Bảo

189

15

A

Vùng sản xuất lúa

133

8

1

Xã Cao Minh

Thôn 5, 7

2 Lúa

30

2

2

Xã Vinh Quang

Thôn Thượng Điện

2 Lúa

15

1

3

Xã Tiền Phong

Thôn Linh Đông 3

3 Lúa

25

2

4

Xã Dũng Tiến

Thôn 7,8,9

2 lúa

16

1

5

Xã An Hòa

Thôn Tạ Ngoại

2 Lúa

13

1

6

Trấn Dương

Thôn Trấn Hải, Dương Tiền

2 Lúa

34

1

B

Vùng sản xuất rau

86

9

1

Thanh Lương

Thôn Lương Trạch

Rau

17

3

2

Thắng Thủy

Thôn Hà Phương

Rau

25

0

C

Cây ăn quả

14

4

1

Thị Trấn

Đồng Vua, Đồng Sắn

Cây ăn quả

14

4

V

An Dương

20

5

B

Vùng sản xuất rau

20

5

1

Đại Bản

Đồng Cát

Rau

20

5

VI

An Lão

72

11

A

Vùng sản xuất lúa

30

2

1

Tân Viên

Thôn Đại Điền

2 lúa

12

1

2

Mỹ Đức

Thôn Kim Châm

2 lúa

18

1

B

Vùng sản xuất rau

0

0

1

Tân Dân

Thôn Lai Thị

Rau

C

Cây ăn quả

42

9

1

Bát Trang

Thôn Trực Trang

Cây ăn quả

42

9

VII

Huyện Cát Hải

18

0

C

Cây ăn quả

18

0

1

Xã Gia Luận

Thôn 1

Cây ăn quả

18

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 502/QĐ-UBND ngày 22/02/2023 phê duyệt đề án xác định vùng canh tác hữu cơ trên địa bàn thành phố Hải Phòng, giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


297

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.196.24
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!