ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH NAM ĐỊNH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
34/2015/QĐ-UBND
|
Nam Định, ngày 23 tháng 10 năm 2015
|
QUYẾT ĐỊNH
V/V
PHÊ DUYỆT QUY ĐỊNH TẠM THỜI PHƯƠNG ÁN CHIA SẺ LỢI ÍCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN THÍ ĐIỂM
ĐỒNG QUẢN LÝ NUÔI NGAO QUẢNG CANH TẠI PHÂN KHU PHỤC HỒI SINH THÁI CỒN LU THUỘC
VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THỦY
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND
ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 05/2008/NĐ-CP
ngày 14/01/2008 của Chính phủ về Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng;
Căn cứ Quyết định số 126/QĐ-TTg
ngày 02/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm chia sẻ lợi ích trong quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững rừng đặc
dụng;
Căn cứ Quyết định số 119/QĐ-UBND ngày 23/01/2015 của UBND tỉnh Nam Định v/v
phê duyệt Đề án thí điểm đồng quản lý Khu nuôi ngao quảng canh bền vững tại
phân khu phục hồi sinh thái Cồn Lu thuộc VQG Xuân Thủy;
Căn cứ Văn bản số 7991/VPCP-KTN
ngày 05/10/2015 của Văn phòng Chính phủ v/v thí điểm
chia sẻ lợi ích, bảo vệ và phát triển rừng bền vững rừng đặc dụng;
Xét đề nghị tại các văn bản: số
1568/STNMT-CCB ngày 20/7/2015 của Sở Tài nguyên và Môi trường v/v góp ý kết quả
thực hiện cơ chế chia sẻ lợi ích trong quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững
rừng đặc dụng; Số 1167/STC-QLG ngày 13/7/2015 của
Sở Tài chính v/v thu tiền thuê khoán đất nuôi ngao tại VQG Xuân Thủy; Biên bản
hội nghị tham vấn cộng đồng nuôi Ngao và các bên liên quan ở địa phương ngày
08/10/2015;
Xét đề nghị tại Tờ trình số 348/TTr-SNN
ngày 15/10/2015 của Sở Nông nghiệp và PTNT về phê duyệt quy định phương án chia
sẻ lợi ích thực hiện Đề án thí điểm đồng quản lý nuôi Ngao quảng canh tại phân khu
phục hồi sinh thái Cồn Lu thuộc Vườn quốc gia Xuân Thủy,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này: “Quy định tạm thời phương án
chia sẻ lợi ích thực hiện Đề án thí điểm đồng quản lý nuôi ngao quảng canh tại
phân khu phục hồi sinh thái Cồn Lu thuộc Vườn quốc gia Xuân Thủy”.
Điều 2. Giao Chủ tịch UBND huyện Giao Thủy quyết định công nhận Hội đồng
quản lý thực hiện Đề án thí điểm đồng quản lý nuôi ngao quảng canh tại phân khu
phục hồi sinh thái Cồn Lu, thuộc Vườn quốc gia Xuân Thủy. Hội đồng quản lý xây
dựng quy chế hoạt động trình UBND huyện Giao Thủy phê duyệt.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày
ký;
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Tài chính,
Nông nghiệp & PTNT, Tài nguyên & Môi trường, Chủ tịch UBND huyện Giao
Thủy, Giám đốc Vườn quốc gia Xuân Thủy, các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Tư Pháp;
- Bộ
NN&PTNT;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Lãnh đạo UBND tỉnh;
- Tổng cục Môi trường - Bộ TN&MT;
- Tổng cục Lâm nghiệp - Bộ NN&PTNT;
- Website tỉnh,
Website VP UBND tỉnh;
- Công báo tỉnh;
- Lưu: VP1, VP3.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC
Bùi Đức Long
|
QUY ĐỊNH TẠM THỜI
PHƯƠNG ÁN CHIA SẺ LỢI ÍCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN THÍ
ĐIỂM ĐỒNG QUẢN LÝ NUÔI NGAO QUẢNG CANH TẠI PHÂN KHU PHỤC HỒI SINH THÁI CỒN LU
THUỘC VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THỦY
(Ban hành kèm theo Quyết định số 34/2015/QĐ-UBND ngày 23/10/2015 của UBND tỉnh Nam Định)
1. Phạm vi điều chỉnh: Quy định tạm
thời phương án chia sẻ lợi ích thực hiện Đề án thí điểm đồng quản lý nuôi ngao
ở Vườn quốc gia Xuân Thủy áp dụng tại phân khu phục hồi sinh thái Cồn Lu thuộc
vùng lõi Vườn quốc gia Xuân Thủy.
2. Đối tượng áp dụng: Các tổ chức, hộ
gia đình, cá nhân có hoạt động liên quan đến sử dụng các
dịch vụ môi trường rừng thuộc phân khu phục hồi sinh thái Cồn Lu thuộc vùng lõi
Vườn quốc gia Xuân Thủy.
3. Mức thu tiền chi trả dịch vụ môi
trường rừng: Mức thu tiền từ cơ chế chia sẻ lợi ích đối với mô hình đồng quản
lý nuôi ngao tại Phân khu phục hồi sinh thái Cồn Lu thuộc Vườn quốc gia Xuân
Thủy thực hiện theo cơ chế thỏa thuận.
a) Mức thu:
- Năm 2015 - 2020, thực hiện theo kết
quả thỏa thuận giữa Vườn quốc gia Xuân Thủy với cộng đồng nuôi Ngao ở khu vực
Đề án thí điểm là: 1.000.000 đồng/ha/năm.
- Các năm tiếp theo: Căn cứ tình hình
thực tế, Vườn quốc gia Xuân Thủy và UBND huyện Giao Thủy tiếp tục thỏa thuận
với cộng đồng để trình UBND tỉnh xem xét quyết định mức thu thích hợp, nhưng
không thấp hơn mức thu của năm 2015.
b) Mức thu này được áp dụng thống
nhất đối với tất cả các diện tích nuôi ngao tại Phân khu phục hồi sinh thái Cồn
Lu thuộc vùng lõi Vườn quốc gia Xuân Thủy.
4. Quản lý nguồn kinh phí thu được từ
chia sẻ lợi ích để nuôi thả ngao quảng canh tại phân khu phục hồi sinh thái Cồn
Lu thuộc Vườn quốc gia Xuân Thủy:
a) Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì,
phối hợp với Sở Tài chính hướng dẫn việc quản lý và sử dụng tiền thực hiện Đề
án thí điểm đồng quản lý nuôi ngao ở Vườn quốc gia Xuân
Thủy áp dụng tại phân khu phục hồi sinh thái Cồn Lu thuộc vùng lõi Vườn quốc
gia Xuân Thủy theo quy định hiện hành.
b) Toàn bộ kinh phí thu được chuyển
vào Quỹ Bảo tồn và phát triển tài nguyên môi trường rừng của Vườn quốc gia Xuân
Thủy. Tài khoản được mở tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Giao Thủy, Chủ tài khoản là Giám đốc Vườn quốc gia Xuân Thủy.
c) UBND các xã thu tiền trên cơ sở
phân công trách nhiệm và sự ủy quyền của Hội đồng quản lý, nộp tiền đã thu được
vào Quỹ Bảo tồn và phát triển rừng của Vườn quốc gia Xuân Thủy.
5. Phân bổ sử dụng nguồn thu cụ thể
như sau:
a) Trích 5% chuyển cho cơ quan thường
trực điều phối Quỹ này để chi cho các hoạt động của Quỹ bảo vệ và phát triển
rừng của tỉnh như: Chi lương, phụ cấp và các khoản đóng góp cho thành viên Hội
đồng quản lý Quỹ, Ban kiểm soát quỹ, Chi về cước phí bưu điện và truyền tin;
Chi xăng, đầu, điện, nước; Chi công tác phí, hội nghị; Chi sửa chữa thường
xuyên tài sản theo quy định hiện hành của nhà nước; Chi hoạt động nghiệp vụ:
Chi thẩm định chương trình, dự án; Chi phí dịch vụ thanh toán; Chi dịch vụ ủy
thác; Chi thông tin, truyền thông, quảng bá; Chi thanh tra, kiểm tra, giám sát, nghiệm thu, đánh giá rừng; Chi
kiểm toán (nếu có); chi bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, hội nghị; Hỗ
trợ hoạt động kỹ thuật theo dõi chất lượng dịch vụ môi trường rừng; Hỗ trợ hoạt
động liên quan đến chi trả dịch vụ môi trường rừng cấp huyện, xã; Chi cho các
tổ chức được ủy quyền thu các khoản đóng góp bắt buộc cho
Quỹ; Chi mua sắm, sửa chữa lớn tài sản phục vụ hoạt động bộ máy Quỹ; chi khác
(nếu có).
b) Trích 25% chuyển cho Cơ quan
thường trực để chi cho các hoạt động bảo tồn thiên nhiên và phát triển cộng
đồng như: Hỗ trợ kinh phí để chống chặt phá rừng và sản xuất, kinh doanh, vận
chuyển lâm sản trái phép; Tuyên truyền phổ biến và triển
khai thực hiện chính sách pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, quản lý rừng
bền vững; Thực nghiệm, ứng dụng giống cây lâm nghiệp mới; Hỗ trợ trồng cây phân tán; Phát triển lâm sản ngoài
gỗ trên đất lâm nghiệp; Đào tạo nguồn nhân lực cho việc
bảo vệ và phát triển rừng ở cơ sở.
c) Trích 40% chuyển vào Quỹ phúc lợi của các xã Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân,
Giao Hải để UBND 04 xã quản lý, sử dụng theo tỷ lệ số tiền
thu được của mỗi xã để chi hỗ trợ cho các cán bộ tham gia
hoạt động của mô hình và chi hỗ trợ xây dựng cho các công trình phúc lợi của
địa phương.
d) Trích 30% chuyển vào Quỹ phúc lợi
của huyện Giao Thủy để chi hỗ trợ cho các cán bộ tham gia hoạt động của mô hình
và chi hỗ trợ xây dựng cho các công trình phúc lợi của địa phương.
6. Giao Sở Tài chính hướng dẫn xây
dựng điều lệ về tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo tồn và phát triển tài nguyên
môi trường Vườn quốc gia Xuân Thủy đảm bảo thực hiện chế
độ quản lý tài chính theo quy định và phát huy hiệu quả của Quỹ./.