Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 3301/QĐ-UBND 2021 phát triển vùng sản xuất chuyên canh rau màu An Giang

Số hiệu: 3301/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh An Giang Người ký: Trần Anh Thư
Ngày ban hành: 31/12/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3301/QĐ-UBND

An Giang, ngày 31 tháng 12 năm 2021

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN VÙNG SẢN XUẤT CHUYÊN CANH VÀ XÚC TIẾN TIÊU THỤ SẢN PHẨM RAU MÀU VÀ RAU MÀU CÔNG NGHỆ CAO GIAI ĐOẠN 2021-2025

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Quyết định số 417/QĐ-TTg ngày 22/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển ngành chế biến rau quả giai đoạn 2021 - 2030;

Căn cứ Quyết định số 3405/QĐ-BNNPTNT-CBTTNS ngày 28/7/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án phát triển ngành chế biến rau quả giai đoạn 2021 - 2030;

Căn cứ Quyết định số 52/QĐ-UBND ngày 11/01/2021 của UBND tỉnh An Giang về việc Phê duyệt đề cương Kế hoạch phát triển vùng sản xuất chuyên canh, xúc tiến tiêu thụ rau màu và rau màu công nghệ cao tỉnh An Giang giai đoạn 2021 - 2025;

Căn cứ Quyết định số 2881/QĐ-UBND ngày 03/12/2021 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 06-CTr/TU ngày 29/6/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển hợp tác xã, tổ hợp tác gắn với tổ chức sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị ngành hàng chủ lực tỉnh An Giang giai đoạn 2021 - 2025,

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 281/TTr-SNNPTNT ngày 31 tháng 12 năm 2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch Phát triển vùng sản xuất chuyên canh, Xúc tiến tiêu thụ rau màu và rau màu công nghệ cao tỉnh An Giang giai đoạn 2021 - 2025.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Thủ trưởng các Sở, ngành có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp & PTNT, CT;
- TT.TU, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh;
- Sở: NN&PTNT, KH&ĐT, TC, CT, KHCN, TTTT, TNMT; Trung tâm XTTMĐT tỉnh;
- Hội Nông dân tỉnh, LMHTX tỉnh;
- Ngân hàng NNVN chi nhánh tỉnh;
- Đài PT-TH AG;
- UBND các huyện, thị, thành phố;
- LĐ VPUBND tỉnh;
- Phòng: KTN, KTTH, HCTC;
- Lưu: VT.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Anh Thư

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN VÙNG SẢN XUẤT CHUYÊN CANH VÀ XÚC TIẾN TIÊU THỤ SẢN PHẨM RAU MÀU, RAU MÀU CÔNG NGHỆ CAO TỈNH AN GIANG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Kèm Quyết định số 3301/QĐ-UBND ngày 31/12/2021 của UBND tỉnh)

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ

- Căn cứ Quyết định số 255/QĐ-TTg ngày 25/2/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025;

- Căn cứ Quyết định số 417/QĐ-TTg ngày 22/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển ngành chế biến rau quả giai đoạn 2021 - 2030;

- Căn cứ Quyết định số 3405/QĐ-BNNPTNT-CBTTNS ngày 28/7/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án phát triển ngành chế biến rau quả giai đoạn 2021 - 2030;

- Căn cứ Chương trình hành động số 06-CTr/TU ngày 29/6/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về Phát triển Hợp tác xã, Tổ hợp tác gắn với tổ chức sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị ngành hàng chủ lực tỉnh An Giang giai đoạn 2021-2025;

- Căn cứ Chương trình hành động số 09-CTr/TU ngày 29/10/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển hạ tầng, tạo quỹ đất và mời gọi đầu tư các dự án, công trình trọng điểm tỉnh An Giang giai đoạn 2021-2025;

- Căn cứ Quyết định số 30/2019/QĐ-UBND ngày 22/7/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy định thực hiện chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang;

- Căn cứ Quyết định số 70/2021/QĐ-UBND ngày 31/12/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định thực hiện chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn tỉnh An Giang ban hành kèm theo Quyết định số 30/2019/QĐ-UBND của UBND tỉnh;

- Căn cứ Quyết định số 1994/QĐ-UBND ngày 26/8/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa kém hiệu quả sang rau, màu và cây ăn trái giai đoạn 2021 - 2025;

- Căn cứ Quyết định số 2454/QĐ-UBND ngày 26/10/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về Phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030;

- Căn cứ Quyết định số 2824/QĐ-UBND ngày 26/11/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phê duyệt danh mục các sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh An Giang giai đoạn 2021 - 2025.

II. ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

- Phát triển các vùng sản xuất chuyên canh rau màu quy mô lớn, rau màu công nghệ cao trọng điểm, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, mô hình công nghệ cao, công nghệ 4.0 vào sản xuất, xây dựng mã vùng trồng theo tiêu chuẩn xuất khẩu và sản xuất theo chứng nhận.

- Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất theo nhu cầu thị trường, phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, quy mô hàng hóa lớn, có sự liên kết giữa doanh nghiệp

- Hợp tác xã/Tổ hợp tác - người sản xuất; xác định được vai trò đầu tàu của doanh nghiệp, phát triển kinh tế tập thể với vai trò chủ lực là HTX nông nghiệp; thúc đẩy nông dân tham gia vào liên kết chuỗi.

- Tăng cường công tác giám sát cung, dự báo thị trường, đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ trong nước, chuyển đổi dần sang xuất khẩu chính ngạch đối với thị trường Campuchia, Trung Quốc và mở rộng xuất khẩu đối với các thị trường tiềm năng như EU, Nhật, Mỹ, Australia, Hàn Quốc.

- Thúc đẩy phát triển ngành chế biến rau màu của tỉnh giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn 2030 hiệu quả, an toàn, bền vững và đáp ứng khả năng cung ứng trong sản xuất và nhu cầu thị trường tiêu thụ.

- Từng bước khuyến khích và nhân rộng các mô hình, cách làm hiệu quả trong sản xuất sạch, an toàn và truy xuất nguồn gốc, để thúc đẩy cộng đồng chuyển dần tư duy sang hướng sản xuất bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Tăng cường tính minh bạch, trách nhiệm trong sản xuất, hướng người dân sang việc tuân thủ các quy trình sản xuất một cách chặt chẽ và bài bản hơn.

III. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU

1. Mục tiêu

1.1. Mục tiêu chung

- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và hoàn thành mục tiêu tăng trưởng ngành nông nghiệp bình quân hàng năm của tỉnh giai đoạn 2021-2025 đạt 2,8%. Nâng cao vị thế ngành hàng rau màu tỉnh An Giang một cách bền vững, hiệu quả, có đủ sức cạnh tranh, góp phần tăng thu nhập cho người sản xuất.

- Tổ chức lại sản xuất theo hướng tiên tiến, hiện đại đảm bảo vệ môi trường sinh thái nông thôn; nâng cao chất lượng, tạo giá trị sản xuất và giá trị gia tăng của sản phẩm.

- Ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, bảo quản, chế biến gắn với tiêu chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn thị trường đối với các sản phẩm rau màu, rau màu công nghệ cao tỉnh An Giang.

- Phát triển mới và nâng chất các tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất rau an toàn, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế hợp tác một cách mạnh mẽ hơn. Đặc biệt, nâng cao vai trò của các chủ thể tiên tiến để tiến đến sản xuất quy mô hàng hóa. Hình thành các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm rau màu, rau màu công nghệ cao có sự liên kết giữa Doanh nghiệp - Hợp tác xã/Tổ hợp tác - người sản xuất; thúc đẩy vai trò đầu tàu của doanh nghiệp và sự tham gia của người sản xuất trong các liên kết chuỗi liên sản và tiêu thụ.

1.2. Mục tiêu cụ thể

- Xây dựng và phát triển vùng sản xuất chuyên canh tập trung rau màu, rau màu công nghệ cao chủ lực của tỉnh đến năm 2025 với quy mô khoảng 6.062 ha, bao gồm rau an lá (1.487 ha), rau ăn quả (1.365 ha), rau ăn củ (445 ha), bắp các loại (2.185 ha), đậu phộng (200 ha) và khoai cao (380 ha). Trong đó diện tích được cấp mã số vùng trồng theo tiêu chuẩn xuất khẩu khoảng 2.965 ha.

- Nâng diện tích rau màu, rau màu công nghệ cao chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đến năm 2025 là 1.628 ha; diện tích được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP là 1.344 ha; diện tích được chứng nhận GlobalGAP là 350 ha.

- Thúc đẩy phát triển kinh tế hợp tác gắn với chuỗi giá trị chủ lực vùng sản xuất chuyên canh của tỉnh. Đến năm 2025, củng cố 16 THT, HTX và thành lập mới 04 THT và 04 HTX chuyên sản xuất, sơ chế, tiêu thụ sản phẩm rau màu theo tiêu chuẩn chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Các THT, HTX củng cố và thành lập mới đều được cấp quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “An Giang” cho sản phẩm rau màu, rau màu công nghệ cao.

- Xây dựng thành công 06 chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm (hoặc dự án) cho rau mau, rau màu công nghệ cao đến 2025 với quy mô diện liên kết đạt 775 ha; tỷ lệ tiêu thụ theo hợp đồng liên kết đạt trên 50% sản lượng; giá bán và giá trị sản xuất tăng của nông dân trồng rau màu trong vùng sản xuất chuyên canh tập trung tăng tối thiểu từ 20% so với sản xuất ngoài vùng chuyên canh tại thời điểm năm 2021; thu nhập rau màu công nghệ cao tăng tối thiểu 40%.

- Hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác đầu tư vào chế biến, bảo quản rau màu thông qua việc thúc đẩy, hình thành các dự án chuỗi liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm rau màu trên địa bàn tỉnh.

2. Yêu cầu

- Phù hợp với Đề án Cơ cấu lại ngành nông nghiệp và Kế hoạch phát triển ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn của tỉnh giai đoạn 2021-2025. Đảm bảo có sự triển khai đồng bộ của các cấp, các ngành, các địa phương, sự vào cuộc tích cực của các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác và các cá nhân trong việc thực hiện Kế hoạch này.

- Nội dung kế hoạch cụ thể, thiết thực; được điều chỉnh linh hoạt phù hợp với tình hình thực tế, đặc biệt là theo tín hiệu của thị trường tiêu thụ rau màu trong nước và xuất khẩu. Tổ chức thực hiện nghiêm tốt, hiệu quả, đảm bảo phát huy tối đa nguồn lực, năng lực hiện có của các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân; đảm bảo sự lồng ghép hiệu quả với các chương trình, kế hoạch của tỉnh có liên quan đã được ban hành nhằm phục vụ tốt mục tiêu của Kế hoạch đề ra.

- Phân bổ nguồn lực có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào các hoạt động hỗ trợ tiêu thụ các sản phẩm rau màu chủ lực nằm trong vùng chuyên canh tập trung của tỉnh.

- Kết hợp với nguồn lực hỗ trợ của ngân sách Nhà nước và các nguồn lực xã hội để thực hiện có hiệu quả các hoạt động xây dựng vùng chuyên canh rau màu tập trung và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm.

IV. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Nhiệm vụ

1.1. Xây dựng vùng sản xuất chuyên canh rau màu tập trung, rau màu công nghệ cao tỉnh An Giang giai đoạn 2021-2025

a) Hình thành vùng sản xuất chuyên canh tập trung đối với sản phẩm rau màu chủ lực tỉnh giai đoạn 2021-2025

Vùng chuyên canh tập trung đối với sản phẩm rau màu chủ lực của tỉnh An Giang giai đoạn 2021-2025 sẽ tập trung cho 06 nhóm sản phẩm chính: rau ăn lá, rau ăn quả, rau ăn củ, bắp các loại, đậu phộng và khoai cao. Cụ thể vùng chuyên canh cho từng nhóm sản phẩm như sau:

(1) Vùng sản xuất chuyên canh rau ăn lá tập trung đến năm 2025 với tổng diện tích 1.487 ha, tập trung tại 07 huyện/thị xã/thành phố:

- Tại thành phố Long Xuyên: diện tích vùng chuyên canh tập trung là 48 ha tại xã Mỹ Hòa Hưng;

- Tại huyện Châu Thành: diện tích 116 ha tại xã Bình Thạnh;

- Tại huyện Châu Phú: diện tích 270 ha tập trung tại 03 xã: Bình Thủy (150 ha); Khánh Hòa (70 ha); Thạnh Mỹ Tây (50 ha);

- Tại thành phố Châu Đốc: diện tích 50 ha tại phường Vĩnh Mỹ;

- Tại huyện An Phú: diện tích 290 ha tập trung tại 03 xã: Phú Hữu (150 ha); Vĩnh Trường (100 ha); Phước Hưng (40 ha);

- Tại huyện Chợ Mới: diện tích 662 ha tập trung tại xã: Kiến An;

- Tại huyện Phú Tân: diện tích 50 ha tại xã Tân Trung.

(2) Vùng sản xuất chuyên canh rau ăn quả tập trung đến năm 2025 với tổng diện tích 1.365 ha, tập trung tại 07 huyện/thị xã/thành phố:

- Tại huyện Thoại Sơn: diện tích vùng chuyên canh tập trung là 203 ha tại 03 xã: xã Vĩnh Trạch (70 ha), xã Bình Thành (85 ha) và xã Vĩnh Chánh (48 ha);

- Tại huyện Châu Thành: diện tích 140 ha tập trung tại 02 xã: xã Bình Thạnh (40 ha) và xã Vĩnh Thành (100 ha);

- Tại huyện Châu Phú: diện tích 116 ha tập trung tại xã Bình;

- Tại huyện An Phú: diện tích 515 ha tập trung tại 03 xã: Phú Hữu (240 ha); xã Quốc Thái (75 ha) và xã Vĩnh Trường (200 ha);

- Tại huyện Chợ Mới: diện tích 106 ha tập trung tại 02 xã: Kiến An (50 ha), Hội An (56 ha);

- Tại huyện Phú Tân: diện tích 70 ha tại xã Tân Trung;

- Tại thị xã Tân Châu: diện tích 215 ha tập trung tại 03 xã: Tân An (90 ha); Vĩnh Hòa (80 ha); Long Châu (45 ha).

(3) Vùng sản xuất chuyên canh rau ăn củ tập trung đến năm 2025 với tổng diện tích 445 ha, tập trung tại 03 huyện/thị xã:

- Tại huyện Châu Thành: diện tích 35 ha tập trung tại xã Bình Thạnh;

- Tại huyện Châu Phú: diện tích 250 ha tập trung tại xã Bình Thủy (Củ cải trắng là chính);

- Tại thị xã Tân Châu: diện tích 160 ha tập trung tại 03 xã: Tân An (60 ha); Vĩnh Hòa (60 ha); Long Châu (40 ha).

(4) Vùng sản xuất chuyên canh bắp các loại tập trung đến năm 2025 với tổng diện tích 2.185 ha, tập trung tại 05 huyện/thị xã:

- Tại huyện Châu Thành: diện tích 40 ha tập trung xã Bình Thạnh;

- Tại huyện An Phú: diện tích 670 ha tập trung tại 04 xã: Phú Hữu (320 ha); xã Quốc Thái (100 ha); xã Phước Hưng (100 ha) và xã Vĩnh Trường (150 ha);

- Tại huyện Chợ Mới: diện tích 1.225 ha tập trung tại 04 xã: Kiến An (80 ha), Mỹ An (600 ha bắp non), Hội An (450 ha bắp non) và xã An Thạnh Trung (95 ha);

- Tại huyện Phú Tân: diện tích 50 ha tại xã Tân Trung tập trung cho hoai loại bắp non và bắp các loại;

- Tại thị xã Tân Châu: diện tích 200 ha tập trung tại 03 xã: Tân An (80 ha); Vĩnh Hòa (80 ha); Long Châu (40 ha).

(5) Vùng sản xuất chuyên canh đậu phộng tập trung đến năm 2025 với tổng diện tích 200 ha, tập trung chính tại xã Phú Hữu, huyện An Phú.

(6) Vùng chuyên canh khoai cao tập trung với tổng diện tích 400 ha, tập trung chính tại 03 xã chính: xã Vĩnh Lộc, huyện An Phú (100 ha); xã Hội An, huyện Chợ Mới (250 ha) và xã Tân Trung, huyện Phú Tân (30 ha).

b) Củng cố và phát triển khu vực sản xuất rau màu ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang giai đoạn 2021-2025.

- Củng cố hệ thống nhà màng sản xuất rau màu ứng dụng công nghệ cao với số lượng 92 nhà và diện tích 30 ha trên phạm vi 11 huyện/thị xã/thành phố cho 3 nhóm sản phẩm chính là dưa lưới, rau ăn lá và rau ăn quả, cụ thể:

+ Đối với sản phẩm dưa lưới: duy trì số lượng 80 nhà với tổng diện tích 22 ha tại các xã Phước Hưng, Khánh An, Đa Phước, Nhơn Hội, Phú Hữu, Vĩnh Lộc (huyện An Phú, 16 nhà với 5,65 ha); Vĩnh Châu, Châu Phú A, Vĩnh Tế (thành phố Châu Đốc, 10 nhà với 4,25 ha); Châu Thành (2 nhà với 1,7 ha); xã Phú Thạnh, Hiệp Xương, Bình Thạnh Đông (huyện Phú Tân, 07 nhà với 1,1 ha); Phú Vĩnh, Châu Phong, Vĩnh Xương (thị xã Tân Châu, 07 nhà với 2,12 ha); Phú Hòa (Thoại Sơn, 8 nhà với 1,85 ha); Mỹ Hòa Hưng, Mỹ Hòa, Mỹ Khánh, Bình Khánh, Bình Đức (Thành phố Long Xuyên, 21 nhà với 2,92 ha) và huyện Chợ Mới (9 nhà với 4 ha);

+ Đối với sản phẩm rau ăn lá: củng cố số lượng 6 nhà với diện tích 0,96 ha tại phường Châu Phú B (Châu Đốc); Vĩnh Trạch (Thoại Sơn); Mỹ Quý (thành phố Long Xuyên) và TT Ba Trúc (Tri Tôn);

+ Đối với nhóm sản phẩm rau ăn quả, củng cố và duy trì số lượng 6 nhà màng với diện tích 6,35 ha tại Mỹ Phú (Châu Phú); Định Thành, Thoại Giang (Thoại Sơn);

- Phát triển thêm hệ thống nhà màng sản xuất rau màu ứng dụng công nghệ cao trên phạm vi 11 huyện/thị xã/thành phố với số lượng 30 nhà màng/năm, diện tích 1.000 m2/nhà;

- Duy trì và củng cố hệ thống nhà lưới sản xuất rau màu công nghệ cao với số lượng 85 nhà và diện tích 12,5 ha cho 3 nhóm sản phẩm dưa lưới, rau ăn lá và rau ăn quả, cụ thể:

+ Đối với dưa lưới củng cố 73 nhà lưới với diện tích 11,3 ha tại huyện Phú Tân (07 nhà), Tịnh Biên (63 nhà), Long Xuyên (01 nhà) và Chợ Mới (02 nhà);

+ Đối với sản phẩm rau ăn lá củng cố 12 nhà lưới với diện tích 01 ha tại huyện An Phú (04 nhà), Châu Đốc (04 nhà), Châu Phú (01 nhà) và thành phố Long Xuyên (03 nhà);

+ Đối với nhóm sản phẩm rau ăn quả củng cố 02 nhà với diện tích 0,2 ha tại huyện Châu Phú.

- Phát triển thêm hệ thống nhà lưới sản xuất rau màu ứng dụng công nghệ cao trên phạm vi 11 huyện/thị xã/thành phố với số lượng 30 nhà/năm, diện tích 500 m2/nhà.

c) Xây dựng mã vùng trồng đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu cho sản phẩm rau màu chủ lực tỉnh An Giang giai đoạn 2021-2025.

- Giai đoạn 2021 - 2025, cấp mã vùng trồng cho sản phẩm rau màu trong vùng chuyên canh tập trung tỉnh An Giang đến năm 2025 với tổng diện tích 2.965 ha, cụ thể:

+ Tại thành phố Long Xuyên: diện tích cấp mã số vùng trồng 48,5 ha tại xã Mỹ Hòa Hưng cho nhóm sản phẩm Rau ăn lá và Rau ăn quả;

+ Tại thành phố Châu Đốc: diện tích cấp mã vùng trồng là 20 ha tại phường Vĩnh Mỹ cho nhóm sản phẩm Rau ăn lá và Rau ăn quả;

+ Tại huyện Châu Phú: diện tích cấp mã vùng trồng là 620 ha tại xã Bình Thủy (300 ha cho sản phẩm rau ăn củ và 200 ha rau ăn lá), xã Khánh Hòa (70 ha cho rau ăn lá) và xã Thạnh Mỹ Tây (50 ha cho rau ăn lá);

+ Tại huyện Châu Thành: diện tích cấp mã vùng trồng là 331 ha tại xã Bình Thạnh (231 ha cho sản phẩm rau ăn lá, rau ăn quả và bắp) và xã Vĩnh Thành (100 ha cho sản phẩm rau ăn quả/dưa hấu);

+ Tại huyện Chợ Mới: diện tích cấp mã vùng trồng là 1.105 ha tại xã Kiến An (300 ha đối với sản phẩm rau cải và 5 ha đối với sản phẩm ớt), xã Hội An (200 ha đối với sản phẩm khoai cao và 100 ha đối với sản phẩm Bắp non) và xã Mỹ An (500 ha đối với sản phẩm bắp non);

+ Tại huyện Phú Tân: diện tích cấp mã vùng trồng là 95 ha tại xã Phú Tân cho sản phẩm rau ăn lá và rau ăn quả;

+ Tại thị xã Tân Châu: diện tích cấp mã vùng trồng là 370 ha tại xã Tân An, Vĩnh Hòa, Long Châu (210 ha cho sản phẩm ớt và 160 ha cho sản phẩm củ đậu);

+ Tại huyện An Phú: diện tích cấp mã vùng trồng là 375 ha tại xã Phú Hữu (200 ha đậu phộng), xã Vĩnh Lộc (100 ha khoai cao) và xã Quốc Thái (75 ha đậu bắp).

- Cấp mới 10 mã cơ sở sơ chế, chế biến, đóng gói sản phẩm rau màu, rau màu công nghệ cao cho các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất và kinh doanh trong vùng sản xuất chuyên canh tập trung và khu vực sản xuất ứng dụng công nghệ cao.

d) Xây dựng vùng chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn, đáp ứng theo yêu cầu của thị trường trong nước và quốc tế

(1) Vùng chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho sản phẩm rau màu tỉnh An Giang đến năm 2025 là 1.538 ha. Tập trung chính tại 06 huyện/thị xã và được cụ thể qua bảng sau:

Bảng. Vùng chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho sản phẩm rau màu tỉnh An Giang giai đoạn 2022-2025.

ĐVT: ha

TT

Huyên/thị xã/thành phố

Giai đoạn 2022-2025

Tổng

2022

2023

2024

2025

1

Châu Thành

26

30

20

20

96

2

Châu Phú

80

140

126

110

456

3

An Phú

80

90

100

150

420

4

Chợ Mới

116

70

70

70

326

5

Phú Tân

50

30

10

10

100

6

Tân Châu

80

20

20

20

140

Tổng

432

380

346

380

1.538

(2) Vùng chứng nhận theo tiêu chuẩn VietGAP cho sản phẩm rau màu chủ lực An Giang đến năm 2025 là 1.344 ha, trong đó:

- Nhóm rau ăn lá 569 ha, tập trung tại: 48,5ha tại phường Mỹ Hòa Hưng (Long Xuyên); 70 ha tại xã Bình Thạnh, 100 ha tại xã Bình Thủy, 70 ha tại xã Khánh Hòa và 50 ha tại xã Thạnh Mỹ Tây (huyện Châu Phú), 40 ha ở Phước Hưng (An Phú); 40,5 ha tại phường Vĩnh Mỹ (Châu Đốc); 100 ha tại xã Kiến An (Chợ Mới); 50 ha tại xã Tân Trung (huyện Phú Tân).

- Nhóm rau ăn quả 575 ha, tập trung tại xã Vĩnh Trạch - Thoại Sơn (50 ha); xã Bình Thạnh - Châu Thành (50 ha); xã Vĩnh Thành - Châu Thành (80 ha); xã Bình Thủy - Châu Phú (80 ha); xã Phú Hữu - An Phú (70 ha), xã Kiến An - Chợ Mới (50 ha), xã Tân An (50 ha), xã Vĩnh Hòa (50 ha), xã Long Châu (45 ha) thuộc thị xã Tân Châu.

- Nhóm rau ăn củ (củ cải) tập trung tại xã Bình Thủy - Châu Phú (200 ha).

(3) Chứng nhận tiêu chuẩn GlobalGAP cho sản phẩm bắp non và đậu nành rau với tổng diện tích chứng nhận đến năm 2025 là 330 ha, cụ thể:

+ 165 ha tại xã Mỹ An (120 ha bắp non và 45 ha đậu nành rau);

+ 165 ha tại xã Hội An An (120 ha bắp non và 45 ha đậu nành rau).

1.2. Thúc đẩy phát triển hệ thống bảo quản, sơ chế, chế biến sản phẩm rau màu gắn với vùng sản xuất chuyên canh tập trung giai đoạn 2021-2025

a) Rà soát, xây dựng các chính sách, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào chế biến, bảo quản rau màu.

Rà soát các công nghệ và các quy trình trong bảo quản, sơ chế, chế biến một số sản phẩm rau màu chủ lực của tỉnh; từ đó đề xuất các chính sách, chương trình, dự án trong việc hỗ trợ phát triển hệ thống bảo quản, sơ chế, chế biến sản phẩm nông nghiệp nói chung, sản phẩm rau màu nói riêng.

b) Thu hút các tập đoàn, doanh nghiệp và các tổ chức đầu tư vào lĩnh vực chế biến rau màu.

- Mời gọi các nhà đầu tư, doanh nghiệp, tập đoàn chế biến có uy tín, kinh nghiệm và năng lực trong lĩnh vực chế biến, xuất khẩu đầu tư phát triển hệ thống bảo quản, chế biến rau màu, rau màu công nghệ cao của tỉnh.

- Mời gọi các doanh nghiệp triển khai dự án nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới trong canh tác gắn với lĩnh vực bảo quản, sơ chế và chế biến sản phẩm rau màu, rau màu công nghệ cao của tỉnh.

1.3. Xây dựng kế hoạch xúc tiến thương mại sản phẩm rau màu, rau màu công nghệ cao tỉnh An Giang giai đoạn 2021 - 2025

- Xây dựng các thông tin, tuyên truyền, quảng bá sản phẩm rau màu, rau màu công nghệ cao tỉnh An Giang giai đoạn 2021-2025.

- Tổ chức, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động, sự kiện xúc tiến tiêu thụ sản phẩm rau màu, rau màu công nghệ cao trong và ngoài nước.

- Khảo sát thị trường, nhu cầu thị trường, giao dịch thương mại đối với một số thị trường chính (Trung Quốc, Campuchia, Nhật Bản, Hàn Quốc); nâng cao năng lực, hiệu quả dự báo nhu cầu thị trường tiêu thụ rau màu, rau màu công nghệ cao.

- Nâng cao năng lực về ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ chuyển đổi số trong quảng bá và kết nối tiêu thụ sản phẩm. Áp dụng số hóa vùng trồng, hệ thống nhật ký điện tử, kết nối với hệ thống truy xuất nguồn gốc điện tử để minh bạch thông tin, tăng khả năng tiếp thị và mức độ tin cậy của sản phẩm.

- Hỗ trợ quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “An Giang” cho các sản phẩm rau màu, rau màu công nghệ cao tỉnh An Giang.

- Hỗ trợ các các tổ chức, cá nhân sản xuất, chế biến sản phẩm rau, rau màu công nghệ cao ứng dụng và phát triển thương mại điện tử.

2. Các giải pháp thực hiện nhiệm vụ

2.1. Nhóm giải pháp phát triển vùng sản xuất chuyên canh rau màu, rau màu ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang giai đoạn 2021-2025.

a) Giải pháp về hỗ trợ phát triển sản xuất vùng chuyên canh tập trung

(1) Giải pháp về nâng cao chất lượng nguồn giống vùng chuyên canh rau màu và vùng sản xuất rau màu công nghệ cao

- Tập huấn nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về giống, đảm bảo kiểm soát giống rau màu về cả chủng loại, số lượng và chất lượng.

- Tuyên truyền, niêm yết công khai các cơ sở kinh doanh giống rau màu có xác nhận, rõ nguồn gốc xuất xứ.

- Nghiên cứu và đẩy mạnh công tác chuyển giao, ứng dụng một số giống rau màu có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất.

- Hoàn thiện và chuyển giao quy trình kỹ thuật sản xuất các loại rau màu theo tiêu chuẩn của thị trường.

- Chuẩn hóa và hoàn thiện 04 bộ quy trình kỹ thuật sản xuất các sản phẩm chủ lực theo tiêu chuẩn xuất khẩu cho thị trường Mỹ, EU, Trung Quốc, Hàn Quốc.

(2) Giải pháp cấp mã vùng trồng rau màu và mã cơ sở đóng gói.

- Căn cứ kế hoạch cấp mã số vùng trồng giai đoạn 2022 - 2025 của Chi Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vệ tỉnh An Giang. Tiến hành cấp mã vùng trồng cho vùng chuyên canh rau màu theo kế hoạch, ưu tiên cấp mã số vùng trồng cho các chủ thể là THT, HTX và doanh nghiệp. Dự kiến đến năm 2025, diện tích rau màu trong vùng chuyên canh tập trung sẽ được cấp mã vùng trồng 2.965 ha, với kinh phí hỗ trợ theo quy định cho 02 nội dung chính:

- Hoàn thiện xây dựng bộ tài liệu tập huấn về phát triển mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói đối với cây rau màu và tiến hành tổ chức tập huấn, phổ biến các kiến thức và quy trình thực hiện để cấp mã số vùng trồng, hướng đến xuất khẩu sang các thị trường khó tính ở các nước. Giai đoạn 2022-2025, tiến hành tổ chức 229 lớp tập huấn MSVT, trong đó 2022 là 88 lớp, năm 2023 là 67 lớp, năm 2024 là 41 lớp, năm 2025 là 33 lớp. Đối tượng tham gia tập huấn là THT, HTX, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và kinh doanh các sản phẩm rau màu trong vùng chuyên canh rau màu.

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các bên liên quan tiến hành khảo sát đánh giá cấp mới và duy trì các mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói theo Tiêu chuẩn cơ sở (TCCS 774:2020/BVTV và TCCS 775:2020/BVTV) của Cục Bảo vệ thực vật về Quy trình thiết lập và Giám sát vùng trồng, Quy trình thiết lập và giám sát cơ sở đóng gói.

Xây dựng và cấp mã số cơ sở đóng gói cho các THT/HTX: Ưu tiên cấp mã số cơ sở đóng gói cho các THT, HTX nằm trong vùng chuyên canh rau màu tập trung, dự kiến cấp 10 cơ sở là các THT/HTX sản xuất và kinh doanh sản phẩm rau màu.

Nguồn kinh phí đánh giá và cấp chứng nhận mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói do ngân sách tỉnh hỗ trợ theo quy định từ nguồn kinh phí sự nghiệp nông nghiệp.

(3) Giải pháp thúc đẩy sản xuất an toàn, chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn thị trường (Chứng nhận đủ điều kiện ATTP, VietGap và GlobalGAP).

- Đối với chứng nhận đủ điều kiện ATTP: Hỗ trợ chi phí chứng nhận đủ điều kiện ATTP (theo quy định cho diện tích vùng rau màu chuyên canh tập trung và rau màu ứng dụng công nghệ cao với diện tích chứng nhận 1.628 ha. Trong đó rau ăn lá (656 ha), rau ăn quả là (522 ha), rau ăn trái (250 ha) và đậu phộng (200 ha). Diện tích chứng nhận cho từng địa phương sẽ căn cứ vào nhu cầu và đề xuất hàng năm. Hỗ trợ chi phí chứng nhận cơ sở sơ chế, đóng gói, chế biến đủ điều kiện ATTP theo quy định hiện hành.

- Đối với chứng nhận theo tiêu chuẩn VietGAP hỗ trợ chi phí chứng nhận VietGAP lần đầu theo quy định cho các HTX,THT nằm trong vùng sản xuất chuyên canh rau màu tập trung và rau màu ứng dụng công nghệ cao với diện tích chứng nhận là 1.434 ha và 36,2 ha nhà màng, nhà lưới. Căn cứ vào diện tích vùng chuyên canh, từng địa phương gửi kế hoạch đề xuất ưu tiên theo nhu cầu của các HTX,THT.

- Đối với chứng nhận theo tiêu chuẩn GlobalGAP: Hỗ trợ kinh phí chứng nhận GlobalGAP lần đầu cho mô hình điểm và chuỗi liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm giữa Công ty Antesco và các THT/HTX đối với 02 sản phẩm bắp non và đậu nành rau với diện tích mỗi năm là 60 ha cho sản phẩm bắp non và 15 ha cho đậu nành rau tại hai xã Hội An và Mỹ An huyện Chợ Mới.

b) Giải pháp củng cố và phát triển nhà màng, nhà lưới sản xuất rau màu ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang giai đoạn 2021-2025.

(1) Củng cố các nhà màng, nhà lưới sản xuất rau màu ứng dụng công nghệ cao hiện có.

- Tập huấn nâng cao năng lực cho các hộ ứng dụng nhà màng, nhà lưới trên 9 huyện, thị xã, thành phố nằm trong vùng chuyên canh rau màu, rau màu công nghệ cao giai đoạn 2021-2025 (18 lớp/9 huyện x 4 năm);

- Hỗ trợ theo quy định chi phí chứng nhận VietGAP cho 36,2 ha.

(2) Phát triển các nhà màng, nhà lưới sản xuất rau màu ứng dụng công nghệ cao.

- Hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà màng sản xuất rau màu ứng dụng công nghệ cao (theo quy định) trên phạm vi 11 huyện/thị xã/thành phố với số lượng 20 nhà màng/năm, diện tích 1.000 m2/nhà.

- Hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà lưới sản xuất rau màu ứng dụng công nghệ cao trên phạm vi 11 huyện/thị xã/thành phố với số lượng 20 nhà/năm, diện tích 500 m2/nhà theo quy định hiện hành.

(3) Nghiên cứu và nhân rộng mô hình sản xuất rau màu công nghệ cao kết hợp với điện năng lượng mặt trời xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn.

c) Giải pháp về phát triển tổ chức sản xuất

- Họp, tham vấn, vận động nông dân đẩy mạnh liên kết ngang trong sản xuất, mở rộng quy mô thành viên trong HTX/THT sẵn có, thúc đẩy các trao đổi kỹ thuật, sử dụng chung dịch vụ đầu vào, lao động, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, bán chung sản phẩm đầu ra;

- Tiến hành củng cố, nâng cao năng lực quản lý điều hành cho 12 HTX và 06 THT đã thành lập trong vùng chuyên canh rau màu hiện có: i) hàng năm tổ chức 01 khóa đào tạo, tập huấn kỹ năng lãnh đạo cho giám đốc, phó giám đốc các HTX; ii) triển khai chính sách thu hút cán bộ trẻ, có trình độ về làm quản lý hoặc chuyên môn kỹ thuật cho HTX (02 cán bộ/năm trong vòng 3 năm).

- Hỗ trợ thành lập mới các HTX tại các địa phương có nhu cầu, nằm trong vùng chuyên canh tập trung rau màu: HTX dưa lưới Công nghệ cao xã Định Thành - Thoại Sơn; HTX rau màu Phú Hữu - An Phú (đậu bắp nhật và đậu phộng); HTX rau màu Vĩnh Hòa - Thị xã Tân An (220 ha); HTX rau màu Tân An - TX Tân An (230 ha).

- Tập huấn cho các THT/HTX các kỹ năng về: i) tổ chức sản xuất theo hợp đồng, tổ chức cung ứng dịch vụ phục vụ thành viên, quản lý tài chính, xây dựng và triển khai các kế hoạch kinh doanh, xây dựng mô hình kinh doanh tốt, tiếp cận các dịch vụ công, dịch vụ sản xuất kinh doanh, năng lực tiếp nhận và triển khai các chính sách ưu đãi…ii) ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm, diễn đàn thương mại điện tử, thúc đẩy chuyển đổi số trong tổ chức sản xuất kinh doanh.

- Kết nối nhóm chuyên gia tư vấn hoạt động đa lĩnh vực tư vấn trực tiếp cho các HTX/THT phát triển sản phẩm rau màu vùng chuyên canh theo chuỗi giá trị và hỗ trợ tư vấn phát triển các dịch vụ nông nghiệp phụ trợ.

d) Giải pháp khoa học công nghệ

Ứng dụng công nghệ thông tin trong giám sát vùng trồng, truy xuất nguồn gốc, quảng bá và kết nối tiêu thụ sản phẩm.

- Thiết kế nhật ký ghi chép điện tử và thúc đẩy áp dụng trong quản lý sản xuất, thực hành sản xuất nông hộ: số hóa cơ sở dữ liệu người sản xuất, thường xuyên cập nhật thông tin chung về hộ, diện tích sản xuất, số lô, số thửa, chủng loại cây trồng, thời vụ sản xuất, thời điểm thu hoạch, thời điểm chăm sóc, năng suất, sản lượng dự kiến (hỗ trợ kinh phí cho thiết kế và tập huấn chuyển giao theo quy định hiện hành);

- Hỗ trợ xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng sản phẩm trong chuỗi liên kết sản xuất nông dân - HTH/THT - Doanh nghiệp thông qua các ứng dụng công nghệ thông tin trong truy xuất nguồn gốc.

đ) Giải pháp thu hút đầu tư thúc đẩy liên kết theo chuỗi giá trị tại vùng chuyên canh rau màu tập trung.

(1) Hoàn thiện hướng dẫn liên ngành triển khai chính sách thúc đẩy hợp tác

Hoàn thiện hướng dẫn triển khai chính sách khuyến khích hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo Nghị định 98/2018/NĐ-CP của Chính ph: ban hành hướng dẫn thực hiện Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐND ngày 12/7/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang và Quyết định số 30/2019/QĐ-UBND ngày 22/7/2019.

(2) Thúc đẩy liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ theo chuỗi giá trị tại vùng chuyên canh rau màu tập trung của tỉnh giai đoạn 2021-2025.

Hỗ trợ các chủ thể thực hiện các dự án, kế hoạch liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, bao gồm các dự án và kế hoạch sau:

- Dự án liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị giữa công ty Antesco với HTX nông sản Globalgap Mỹ An - Chợ Mới trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm bắp non theo tiêu chuẩn GlobalGAP và đậu nành rau với diện tích liên kết bắp non 10 ha với sản lượng trung bình 150 tấn/năm và diện tích đậu nành rau 10 ha với năng suất 200-250 tấn/năm. Dự kiến quy mô mở rộng đến 2025 là 120 ha đối với bắp non và 45 ha đối với đậu nành rau.

- Dự án liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị giữa công ty Antesco với HTX nông sản an toàn Hội An - Chợ Mới trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm bắp non theo tiêu chuẩn GlobalGAP và đậu nành rau với diện tích liên kết bắp non 10ha với sản lượng trung bình 150 tấn/năm và diện tích đậu nành rau 10ha với năng suất 200-250 tấn/năm. Dự kiến quy mô mở rộng đến 2025 là 120 ha đối với bắp non và 45 ha đối với đậu nành rau.

- Kế hoạch liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị giữa Công ty Antesco với HTX rau Tân Trung (xã Tân Trung, thị xã Tân An) trong việc sản xuất và bao tiêu sản phẩm đậu nành rau với tổng diện tích liên kết 50 ha và sản lượng liên kết 1.250 tấn/năm.

- Kế hoạch liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị giữa Công ty TNHH MTV TBT với HTX Nông nghiệp, Dịch vụ và Du lịch Mỹ Hòa Hưng (thành phố Long Xuyên) với diện tích liên kết 20 ha (rau dưa các loại).

- Dự án liên kết tiêu thụ sản phẩm giữa Công ty Cổ phần nông nghiệp công nghệ cao An Phú với các nhà lưới, nhà màng xã Tân Hoà, Bình Thạnh Đông, Hiệp Xương (Phú Tân), 03 nhà lưới phường Vĩnh Châu (Châu Đốc), HTX DHfarm Phước Hưng (An Phú); 04 vườn (xã Vĩnh Lộc, Phú Hữu, Nhơn Hội- An Phú), và các nhà vườn thành phố Long Xuyên với tổng diện tích liên kết 10 ha và sản lượng ký kết 600 tấn/năm.

- Dự án liên kết tiêu thụ sản phẩm Mô hình liên kết tiêu thụ giữa HTX Kiến An - Chợ Mới với Công ty TNHH Nam Phương (thành phố Hồ Chí Minh), diện tích liên kết 85 ha với sản lượng tiêu thụ/ngày 1 tấn rau gia vị.

2.2. Nhóm giải pháp về bảo quản, sơ chế, chế biến sản phẩm rau màu gắn với vùng sản xuất chuyên canh tập trung giai đoạn 2021 - 2025.

a) Rà soát, xây dựng các chính sách, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào chế biến, bảo quản rau màu.

- Tham mưu ban hành chính sách hỗ trợ triển khai Quyết định số 417/QĐ-TTg ngày 22/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển ngành chế biến rau quả giai đoạn 2021 - 2030; và Quyết định số 3405/QĐ-BNNPTNT-CBTTNS ngày 28/7/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án phát triển ngành chế biến rau quả giai đoạn 2021-2030;

- Tham mưu việc triển khai lồng ghép các chương trình, dự án đã ban hành với kế hoạch phát triển hệ thống bảo quản, sơ chế và chế biến (Dự án Thực phẩm nông nghiệp An toàn tỉnh An Giang giai đoạn 2021- 2025; Kế hoạch số 336/KH-UBND ngày 09 tháng 6 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2020 -2025).

- Phối hợp với các viện, trường, các tổ chức xây dựng và nghiên cứu các quy trình, công nghệ chế biến, chế biến sâu, chế biến tinh đối với từng sản phẩm rau màu tương ứng; tập huấn, chuyển giao các công nghệ tiên tiến và tiến bộ kỹ thuật trong bảo quản, sơ chế sản phẩm rau màu tươi.

b) Thu hút các doanh nghiệp và các tổ chức đầu tư vào lĩnh vực chế biến rau màu.

- Chủ động tiếp cận các doanh nghiệp chế biến rau quả, giới thiệu các chính sách hỗ trợ của tỉnh đến doanh nghiệp nhằm thu hút đầu tư thông qua việc khảo sát nhu cầu của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.

- Hỗ trợ nhà đầu tư, doanh nghiệp đến An Giang tìm hiểu về môi trường đầu tư, khảo sát địa điểm đầu tư, các thông tin về cơ chế chính sách ưu đãi, danh mục mời gọi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

2.3. Nhóm giải pháp về xúc tiến thương mại sản phẩm rau màu, rau màu công nghệ cao của tỉnh giai đoạn 2021-2025.

a) Giải pháp về thông tin, tuyên truyền, quảng bá sản phẩm

- Xây dựng các chuyên mục, phóng sự, tin bài, các video clip giới thiệu về vùng chuyên canh rau màu tập trung, cũng như những tiềm năng, lợi thế, quy trình sản xuất, tiêu chuẩn chất lượng, các doanh nghiệp, hợp tác xã tỉnh An Giang và trình chiếu, quảng bá tại các hội nghị, sự kiện xúc tiến thương mại trong và ngoài nước trên các phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử của tỉnh và của Bộ (tập trung cho sản phẩm có thế mạnh của tỉnh như Bắp non, Đậu nành rau, Đậu phộng, củ cải trắng và nhóm rau ăn lá);

- Xây dựng và phát hành ấn phẩm, tờ rơi, tờ bướm tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá về các sản phẩm rau màu, rau màu công nghệ cao chủ lực của tỉnh An Giang;

- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về sản phẩm rau màu sản xuất theo tiêu chuẩn chứng nhận an toàn trên địa bàn tỉnh thông qua các hoạt động truyền thông trên báo giấy, báo điện tử, truyền thanh, truyền hình, ấn phẩm và các hình thức phổ biến thông tin khác;

- Tuyên truyền phổ biến các chính sách pháp luật của nhà nước trong lĩnh vực xúc tiến thương mại, các Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA), các FTA đã có hiệu lực và các hiệp định thương mại khác qua các hội nghị, hội thảo, trên website…;

- Cập nhật thông tin về chủng loại sản phẩm, số lượng, tiêu chuẩn chất lượng, mùa vụ từng sản phẩm làm cơ sở cho các cơ quan quản lý (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương) hỗ trợ kết nối tiêu thụ sản phẩm với các doanh nghiệp, nhà phân phối, hệ thống siêu thị trong và ngoài tỉnh.

b) Giải pháp về xúc tiến tiêu thụ sản phẩm rau màu, rau màu CNC

- Hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm rau màu tham gia 8-10 hội trợ triển lãm trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm rau màu chủ lực của tỉnh nhằm tăng cường giao lưu, hợp tác, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tại các tỉnh/thành phố (tỉnh Đồng Tháp, thành phố Cần Thơ, thành phố Hồ Chí Minh);

- Tổ chức hội nghị kết nối cung cầu sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm liên kết các doanh nghiệp, hợp tác xã, các nhà phân phối, các nhà bán lẻ có uy tín, năng lực đến tỉnh An Giang để thực hiện kết nối giao thương với các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh. Tham gia, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã tham dự các Hội nghị kết nối giao thương do Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các tỉnh, thành phố tổ chức nhằm tìm kiếm cơ hội kết nối, hợp tác sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm rau màu của tỉnh;

- Đẩy mạnh việc đưa các sản phẩm rau màu, rau màu công nghệ cao lên các sàn giao dịch thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển đa dạng thị trường tiêu thụ sản phẩm thông qua Kế hoạch số 524/KH-UBND ngày 20/8/2021 của UBND tỉnh.

c) Giải pháp về phát triển thương hiệu sản phẩm

- Hướng dẫn, hỗ trợ 20 doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất và kinh doanh sản phẩm rau màu trên địa bàn tỉnh đăng ký sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận “An Giang”

- Hỗ trợ thiết kế, in ấn bao bì, nhãn mác sử dụng dấu hiệu nhãn hiệu chứng nhận “An Giang” cho các doanh nghiệp, hợp tác xã.

- Hỗ trợ 20 doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký nhãn hàng hóa theo quy định của luật Sở hữu trí tuệ, hỗ trợ kinh phí thiết kế, đổi mới nhãn mác bao bì cho từng loại sản phẩm góp phần tăng sức cạnh tranh, nâng cao giá trị sản phẩm trên thị trường;

- Hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã từng bước ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về sản phẩm, thị trường; hỗ trợ kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm, xây dựng hệ thống truy suất trực tuyến nguồn gốc sản phẩm từ đầu vào đến khâu lưu thông, phân phối nông sản;

- Hỗ trợ xây dựng hồ sơ chứng nhận OCOP tối thiểu 3 sao cho ít nhất 10 chủ thể là doanh nghiệp, HTX sản xuất và kinh doanh sản phẩm rau màu.

d) Giải pháp về chuyển đổi số và ứng dụng thương mại điện tử

- Thực hiện có hiệu quả Quyết định số 179/QĐ-UBND ngày 27/01/2021 của UBND tỉnh về việc ban hành kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh An Giang giai đoạn 2021 - 2025. Đồng thời, có lồng ghép triển khai Kế hoạch số 524/KH-UBND ngày 20/8/2021 của UBND tỉnh.

- Chủ động đề xuất với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thông tin và Truyền thông để hỗ trợ tỉnh thực hiện chuyển đổi số trong nông nghiệp, trong đó có nội dung về rau màu, rau màu công nghệ cao.

- Tập huấn nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp, hợp tác xã xây dựng và thúc đẩy hoạt động phân phối sản phẩm trên kênh quảng bá và giới thiệu sản phẩm trên trang mạng xã hội (Facebook, Youtube, diễn đàn tiêu dùng....), giới thiệu sản phẩm trên các kênh bán hàng online, sàn thương mại điện tử có uy tín trong nước và quốc tế như sàn thương mại điện tử Postmark vn của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam, sàn Voso (Viettel post)....

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN (dự kiến):

Tổng kinh phí thực hiện: 48.920.292.000 đồng

- Ngân sách tỉnh: 25.471.451.000 đồng

Trong đó:

+ Ngân sách sự nghiệp kinh tế: 18.211.755.000 đồng

+ Ngân sách sự nghiệp KHCN: 7.259.696.000 đồng

- Ngân sách đối ứng: 23.448.841.000 đồng

- Trong đó:

+ Doanh nghiệp: 2.775.150.000 đồng

+ Người dân: 20.673.691.000 đồng

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và các tổ chức có liên quan tổ chức triển khai các nội dung được phê duyệt tại Kế hoạch này. Đồng thời, chủ trì, phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu UBND tỉnh đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Thông tin và Truyền thông hỗ trợ tỉnh trong thực hiện chuyển đổi số trong nông nghiệp, trong đó có nội dung về rau màu và rau màu và rau màu công nghệ cao.

- Phối hợp cùng Liên minh Hợp tác xã tỉnh, Hội Nông dân tỉnh và UBND cấp huyện tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các tổ chức kinh tế hợp tác (THT, HTX).

- Phối hợp với Sở Công Thương, Trung tâm Xúc tiến thương mại và Đầu tư tỉnh, UBND cấp huyện tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại và tiêu thụ sản phẩm rau màu.

- Theo dõi, đôn đốc các Sở, ban, ngành và các địa phương trong việc triển khai thực hiện Kế hoạch này. Báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch hàng năm, kịp thời tổng hợp những khó khăn vướng mắc trong triển khai Kế hoạch và tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh Kế hoạch phù hợp với tình hình thực tiễn.

- Tham mưu tổ chức sơ kết, tổng kết kế hoạch theo yêu cầu của UBND tỉnh.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Sở, ban, ngành và các địa phương triển khai thực hiện các hoạt động liên quan đến kế hoạch phát triển vùng chuyên canh và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm rau màu, rau màu công nghệ cao.

- Cân đối ngân sách, tham mưu cấp có thẩm quyền ưu tiên bố trí nguồn vốn để thực hiện Kế hoạch này.

- Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia đầu tư phát triển vùng chuyên canh rau màu theo chức năng, nhiệm vụ và quy định hiện hành.

- Phối hợp với các cơ quan có liên quan tham mưu UBND tỉnh văn bản hướng dẫn triển khai chính sách thúc đẩy phát triển hợp tác, liên kết theo Nghị định 98/2018/NĐ- CP và Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐND ngày 12/7/2019 của HĐND tỉnh An Giang.

3. Sở Tài chính

Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, cân đối nguồn vốn sự nghiệp hỗ trợ từ ngân sách nhà nước lồng ghép với các nguồn kinh phí hợp pháp khác để thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển phát triển vùng chuyên canh và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm rau màu trên địa bàn tỉnh theo quy định.

4. Sở Công Thương

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan và UBND cấp huyện trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX tìm kiếm thị trường, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm rau màu chủ lực của tỉnh.

- Tăng cường công tác thông tin, dự báo thị trường cho sản phẩm rau màu; hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX kết nối cung cầu thị trường thông qua sàn thương mại điện tử và các kênh tiêu thụ truyền thống trong và ngoài nước.

5. Sở Khoa học và Công nghệ

- Chủ trì phổ biến các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, công nghệ mới phục vụ phát triển vùng chuyên canh tập trung rau màu, rau màu công nghệ cao của tỉnh.

- Hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX và các cơ sở sản xuất đăng ký sử dụng và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “An Giang” cho sản phẩm rau màu, rau màu công nghệ cao; phối hợp trong thực hiện chuyển đổi số trong nông nghiệp, trong đó có rau màu, rau màu công nghệ cao trên địa bàn tỉnh.

6. Sở Tài nguyên và Môi trường

Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện xử lý theo thẩm quyền hoặc tham mưu UBND tỉnh tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về đất đai cho các doanh nghiệp, HTX mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư xây dựng cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm rau màu, rau màu công nghệ cao.

7. Trung tâm Xúc tiến thương mại và Đầu tư tỉnh

- Chủ trì, thực hiện các nội dung xúc tiến thương mại và hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX, THT trong vùng sản xuất chuyên canh rau màu tập trung tham gia quảng bá, xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường, phát triển thị trường và tiêu thụ sản phẩm tại các kỳ hội chợ, triển lãm thương mại.

- Chủ trì và tăng cường mời gọi các doanh nghiệp có đủ năng lực, tiềm năng đầu tư và hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm rau màu, rau màu công nghệ cao với các HTX, THT trong vùng sản xuất chuyên canh tập trung.

8. Sở Thông tin và Truyền thông

Phối hợp thực hiện việc chuyển đổi số và thương mại điện tử liên quan đến sản xuất nông nghiệp và sản phẩm nông nghiệp, trong đó có nội dung về rau màu, rau màu công nghệ cao. Triển khai Kế hoạch số 524/KH-UBND ngày 20/8/2021 của UBND tỉnh theo nhiệm vụ phân công.

9. Đài Phát thanh - Truyền hình An Giang, Báo An Giang

- Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông tin đầy đủ về thị trường, giá cả, các chính sách hỗ trợ, thúc đẩy phát triển vùng chuyên canh rau màu tập trung và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm.

- Xây dựng tin, bài, phóng sự, clip tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về các sản phẩm rau màu chủ lực trong vùng chuyên canh tập trung theo nội dung Kế hoạch này.

10. Liên minh Hợp tác xã tỉnh

- Chủ trì các hoạt động trong việc hỗ trợ thành lập mới các Hợp tác xã trong vùng chuyên canh rau màu tập trung.

- Thực hiện nhiệm vụ tư vấn, hỗ trợ trong quá trình hoạt động của các HTX sản xuất và kinh doanh sản phẩm rau màu.

- Phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của các HTX, THT rau màu trong vùng chuyên canh tập trung theo kế hoạch.

11. Hội Nông dân tỉnh

- Chủ trì tổ chức các hoạt động nâng cấp, phát triển các tổ hợp tác lên hợp tác xã; phối hợp với các ngành, địa phương liên quan trong việc hỗ trợ xây dựng và thành lập mới các THT trong vùng sản xuất chuyên canh rau màu tập trung.

- Thực hiện nhiệm vụ tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về Nghị định 77/2019/NĐ- CP ngày 10/10/2019 của Chính phủ về Tổ hợp tác, Luật Hợp tác xã năm 2012 và các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với hợp tác xã nông nghiệp. Tư vấn, hỗ trợ trong quá trình hoạt động của tổ hợp tác, làm cầu nối giúp THT tiếp cận và tham gia chuỗi giá trị ngành hàng.

12. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh An Giang

- Phối hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có cơ chế ưu tiên hỗ trợ các hợp tác xã, doanh nghiệp tham gia liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm rau màu theo chuỗi giá trị gắn với sản phẩm chủ lực trong vùng chuyên canh theo hướng đảm bảo nguồn vốn hoạt động.

- Chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn tiếp cận, tư vấn, hướng dẫn hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục để xem xét và tạo điều kiện thuận lợi cho các hợp tác xã, tổ hợp tác được vay vốn mở rộng sản xuất kinh doanh theo quy định tại Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 07/9/2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

13. UBND các huyện, thị xã, thành phố

- Bố trí các nguồn lực để thực hiện các nội dung Kế hoạch này; phân công cụ thể trách nhiệm của từng cá nhân, đơn vị trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch, đặc biệt nội thúc đẩy phát triển vùng chuyên canh rau màu tập trung và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm.

- Chủ động đề xuất, xây dựng kế hoạch chi tiết hàng năm dựa trên kế hoạch này để cụ thể hóa các hoạt động nhằm đảm bảo thực hiện đạt các mục tiêu đã đề ra.

- Chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn và UBND các xã trong vùng chuyên canh rau màu tập trung triển khai các nội dung Kế hoạch;

- Chủ động bố trí kinh phí từ các nguồn được giao hàng năm theo thẩm quyền để hỗ trợ phát triển vùng sản xuất chuyên canh tập trung và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm rau màu, rau màu công nghệ cao của địa phương.

- Chủ động tìm kiếm doanh nghiệp để liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm rau màu, rau màu công nghệ cao cho thành viên HTX, THT và nông dân trong vùng sản xuất chuyên canh tập trung.

Bảng. Phân công nhiệm vụ triển khai kế hoạch giai đoạn 2021 - 2025

TT

Nội dung công việc

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

1

Xây dựng vùng sản xuất chuyên canh tập trung đối với sản phẩm rau màu, rau màu công nghệ cao tỉnh An Giang giai đoạn 2021-2025

a

Hỗ trợ phát triển sản xuất vùng chuyên canh

-

Chuyển giao quy trình kỹ thuật sản xuất các loại rau màu theo tiêu chuẩn của thị trường

Sở NN&PTNT

Các cơ quan chuyên môn

-

Thúc đẩy hộ sản xuất tham gia vào vùng sản xuất chuyên canh rau màu tập trung.

UBND huyện, thị xã, thành phố

Sở NN&PTNT

-

Cấp mã số vùng trồng, mã cơ sở đóng gói

Sở NN&PTNT

UBND các huyện, thị xã, thành phố; Cục BVTV

-

Chứng nhận thực hành sản xuất theo tiêu chuẩn đủ điều kiện ATTP, VietGAP, GlobalGAP

Sở NN&PTNT

Các cơ quan chuyên môn

b

Phát triển tổ chức sản xuất

-

Tuyên truyền, vận động thành lập HTX

Liên minh HTX tỉnh

UBND các huyện, thị xã, thành phố

-

Tuyên truyền, vận động thành lập THT

Hôi Nông dân tỉnh

UBND các huyện, thị xã, thành phố

-

Tập huấn nâng cao năng lực, trình độ cho cán bộ HTX

Liên minh HTX tỉnh

UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan chuyên môn

-

Tập huấn nâng cao năng lực, trình độ cho cán bộ THT

Hội Nông dân tỉnh

UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan chuyên môn

-

Củng cố, nâng cao năng lực quản lý điều hành cho các HTX

Liên minh HTX

UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan chuyên môn

-

Nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn HTX cấp tỉnh, huyện

Sở NN&PTNT

Các cơ quan chuyên môn

-

Xây dựng mạng lưới tư vấn phát triển HTX

Sở NN&PTNT

Các cơ quan chuyên môn

c

Ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, bảo quản, chế biến trái cây

-

Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý cung, giám sát vùng trồng.

Sở KH&CN

Sở NN&PTNT và các cơ quan chuyên môn

-

Thúc đẩy ứng dụng công nghệ, công nghệ cao vào sản xuất.

Sở KH&CN

Sở NN&PTNT và các cơ quan chuyên môn

-

Thúc đẩy ứng dụng công nghệ, công nghệ cao vào bảo quản, chế biến.

Sở KH&CN

Sở NN&PTNT và các cơ quan chuyên môn

d

Thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển sản xuất gắn với tiêu thụ theo chuỗi giá trị

-

Hoàn thiện hướng dẫn liên ngành triển khai chính sách thúc đẩy hợp tác, liên kết theo Nghị định 98/2018/NĐ- CP

Sở NN&PTNT

Sở TC, Sở KHĐT

-

Hỗ trợ triển khai các dự án điểm về liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm

Sở NN&PTNT

UBND các huyện Các Sở, ngành có liên quan

2

Thúc đẩy phát triển hệ thống bảo quản, sơ chế, chế biến sản phẩm rau màu gắn với vùng sản xuất chuyên canh tập trung giai đoạn 2021-2025

-

Xây dựng và nghiên cứu các quy trình, công nghệ chế biến, chế biến sâu, chế biến tinh đối với từng sản phẩm rau màu tương ứng (03 quy trình)

Sở NN&PTNT

Sở KH&CN và các cơ quan chuyên môn

-

Tập huấn, chuyển giao các công nghệ tiên tiến và tiến bộ kỹ thuật trong bảo quản, sơ chế sản phẩm rau màu tươi

Sở NN&PTNT

Sở KH&CN và các cơ quan chuyên môn

-

Tổ chức sự kiện xúc tiến đầu tư, kết nối doanh nghiệp, hội chợ nhằm quảng bá môi trường đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tỉnh An Giang.

Trung tâm xúc tiến TM&ĐT

Sở NN&PTNT Doanh nghiệp, Hợp tác xã

-

Tổ chức chương trình mời gọi thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nói chung, lĩnh vực bảo quản, sơ chế và chế biến sản phẩm rau màu nói riêng;

Trung tâm xúc tiến TM&ĐT tỉnh

Sở NN&PTNT Doanh nghiệp, Hợp tác xã

3

Xúc tiến tiêu thụ sản phẩm rau màu, rau màu công nghệ cao tỉnh An Giang giai đoạn 2021 - 2025

-

Thông tin thông tin, tuyên truyền, quảng bá sản phẩm

Sở NN&PTNT

Sở Thông tin và Truyền thông, Đài truyền hình tỉnh An Giang

-

Chủ trì tham mưu UBND tỉnh đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Thông tin và Truyền thông hỗ trợ tỉnh trong thực hiện chuyển đổi số trong nông nghiệp, trong đó nội dung về rau màu và rau màu và rau màu công nghệ cao.

Sở NN&PTNT

Sở TTTT, Sở KHCN

-

Triển khai xúc tiến tiêu thụ sản phẩm rau màu, rau màu công nghệ cao.

Sở NN&PTNT

Sở Công Thương, UBND huyện, thị xã, thành phố

+

Hội chợ triển lãm trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm rau màu chủ lực của tỉnh.

Trung tâm Xúc tiến TM&ĐT tỉnh

Sở NN&PTNT, Sở Công Thương, Doanh nghiệp, Hợp tác xã

+

Hội nghị kết nối cung cầu sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Sở NN&PTNT

Sở Công Thương, Trung tâm Xúc tiến TM&ĐT tỉnh, Doanh nghiệp, Hợp tác xã

+

Tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại tổng hợp (xúc tiến thương mại gắn với các lễ hội, các sự kiện văn hóa gắn với tham quan các vùng nguyên liệu, mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn, Hội chợ OCOP…);

Sở Công Thương

Sở NN&PTNT, Trung tâm Xúc tiến TM&ĐT tỉnh, Doanh nghiệp, Hợp tác xã.

-

Tổ chức tham gia hội chợ triển lãm tại nước ngoài... đối với một số sản phẩm có thế mạnh.

Trung tâm Xúc tiến TM&ĐT tỉnh

Sở Công Thương Sở NN&PTNT, Doanh nghiệp, Hợp tác xã

-

Tổ chức, tham gia đoàn giao dịch thương mại, xúc tiến thương mại tại nước ngoài

Trung tâm Xúc tiến TM&ĐT tỉnh

Sở NN&PTNT

-

Tập huấn, hướng dẫn doanh nghiệp, HTX ứng dụng công nghệ thông tin trong quảng bá, xúc tiến thương mại, tham gia các sàn thương mại điện tử trong nước và quốc tế

Sở Công Thương

Sở NN&PTNT, các Sở, ngành có liên quan

-

Hỗ trợ doanh nghiệp, HTX đăng ký, sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “An Giang”, nhãn hiệu tập thể…cho các sản phẩm.

Sở KH&CN

UBND các huyện, thị xã, thành phố Các Sở, ngành có liên quan

-

Triển khai Kế hoạch số 524/KH-UBND ngày 20/8/2021 của UBND tỉnh theo nhiệm vụ phân công

Sở Thông tin và Truyền thông

Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và PTNT, các cơ quan liên quan

PHỤ LỤC

DỰ KIẾN NGÂN SÁCH PHÁT TRIỂN VÙNG SẢN XUẤT CHUYÊN CANH VÀ XÚC TIẾN TIÊU THỤ SẢN PHẨM RAU MÀU, RAU MÀU CÔNG NGHỆ CAO TỈNH AN GIANG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 (ĐVT: 1.000 Đ)

TT

Nội dung

ĐVT

Số lượng

Đơn giá

Kinh phí thực hiện

Phân bổ vốn ngân sách theo năm

Tổng kinh phí

Vốn SNNN

Vốn đối ứng

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Sự nghiệp kinh tế

Sự nghiệp KHCN

Doanh nghiệp

Người dân

A

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

Thuê tư vấn xây dựng kế hoạch phát triển vùng sản xuất chuyên canh và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm rau màu, rau màu công nghệ cao tỉnh An Giang giai đoạn 2021-2025

Gói tư vấn

1

389.840

389.840

389.840

389.840

B

HỖ TRỢ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH

1

Phát triển vùng sản xuất chuyên canh rau màu, rau màu ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang giai đoạn 2021-2025

a

Hỗ trợ phát triển sản xuất vùng chuyên canh rau màu tập trung

-

Tập huấn nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về giống

Lớp

4

16.667

66.668

66.668

16.667

16.667

16.667

16.667

-

Chuẩn hóa và hoàn thiện 04 bộ quy trình kỹ thuật sản xuất sản phẩm chủ lực theo tiêu chuẩn xuất khẩu

quy trình

4

35.060

140.240

140.240

-

140.240

-

-

-

Tập huấn kỹ thuật nâng cao năng lực cho các hộ trong vùng sản xuất chuyên canh rau màu tập trung

Lớp

100

10.087

1.008.700

1.008.700

0

252.175

252.175

252.175

252.175

-

Cấp mã vùng trồng rau màu và mã cơ sở đóng gói

0

+

Tổ chức tập huấn, phổ biến các kiến thức và quy trình thực hiện để cấp mã số vùng trồng

Lớp

229

3.600

824.400

824.400

0

316.800

241.200

147.600

118.800

+

Khảo sát đánh giá cấp mới và duy trì các mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói theo Tiêu chuẩn cơ sở

lượt

16

5.700

91.200

91.200

0

-

28.500

28.500

34.200

+

Xây dựng và cấp mã số cơ sở đóng gói cho các THT/HTX

cơ sở

10

20.000

200.000

200.000

0

40.000

60.000

60.000

40.000

-

Hỗ trợ chi phí chứng nhận đủ điều kiện ATTP (Hỗ trợ cho lần đầu)

ha

1.628

1.000

1.628.000

1.628.000

0

970.000

187.000

251.000

220.000

-

Hỗ trợ cấp chứng nhận VietGAP (Hỗ trợ theo quy định cho lần đầu)

ha

1.434

2.540

3.642.360

3.642.360

0

1.442.720

825.500

713.740

660.400

-

Hỗ trợ cấp chứng nhận GlobalGAP (hỗ trợ cho lần đầu)

ha

330

5.650

1.864.500

559.350

1.305.150

101.700

152.550

152.550

152.550

b

Củng cố và phát triển nhà màng, nhà lưới sản xuất rau màu ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang giai đoạn 2021-2025

-

-

Tập huấn nâng cao năng lực cho các hộ sản xuất nhà màng, nhà lưới

lớp

72,0

10.087

726.264

726.264

181.566

181.566

181.566

181.566

-

Hỗ trợ cấp chứng nhận VietGAP (Hỗ trợ cho lần đầu)

ha

36,2

2.540

91.948

91.948

-

91.948

-

-

-

-

Hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà màng sản xuất rau màu ứng dụng công nghệ cao trên phạm vi 11 huyện/thị xã/thành phố với số lượng 10 nhà màng/năm, diện tích 1000m2/nhà (Hỗ trợ theo quy định)

nhà

40

381.491

15.259.640

4.577.892

10.681.748

1.144.473

1.144.473

1.144.47 3

1.144.473

-

Hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà lưới sản xuất rau màu ứng dụng công nghệ cao trên phạm vi 11 huyện/thị xã/thành phố với số lượng 20 nhà/năm, diện tích 500m2/nhà (theo quy định)

nhà

80

37.293

2.983.440

895.032

2.088.408

223.758

223.758

223.758

223.758

c

Củng cố và phát triển mô hình kinh tế hợp tác (HTX/THT)

-

-

Họp, tham vấn, vận động nông dân đẩy mạnh liên kết ngang trong sản xuất, mở rộng quy mô thành viên trong HTX/THT

Cuộc

72

5.680

408.960

408.960

0

102.240

102.240

102.240

102.240

-

Đào tạo, tập huấn kỹ năng lãnh đạo cho giám đốc, phó giám đốc các HTX

Lớp

4

9.560

38.240

38.240

0

9.560

9.560

9.560

9.560

-

Hỗ trợ cán bộ có trình độ, kỹ năng làm việc tại HTX trong 3 năm (thí điểm áp dụng cho 5HTX, 1 người/HTX)

người

15

41.839

627.588

627.588

0

-

209.196

209.196

209.196

-

Thành lập mới HTX tại các địa phương có nhu cầu nằm trong vùng chuyên canh rau màu tập trung

HTX

4

10.000

40.000

40.000

0

-

20.000

10.000

10.000

-

Tập huấn chuyên sâu 01 lần/năm về các chủ đề về triển khai luật, chính sách, công tác quản lý nhà nước, cung cấp dịch vụ công hỗ trợ phát triển HTX.

Lớp

4

9.560

38.240

38.240

-

9.560

9.560

9.560

9.560

-

Thuê nhóm chuyên gia tư vấn hoạt động đa lĩnh vực tư vấn trực tiếp cho các HTX/THT phát triển sản phẩm rau màu vùng chuyên canh theo chuỗi giá trị tỉnh An Giang.

Gói tư vấn

2

200.000

400.000

400.000

-

-

200.000

200.000

-

d

Ứng dụng khoa học công nghệ

-

-

Hỗ trợ các THT, HTX thiết kế ứng dụng nhật ký điện tử vào truy xuất nguồn gốc (không bao gồm các HTX tham gia vào dự liên kết)

HTX

10

20.000

200.000

200.000

-

100.000

100.000

-

Xây dựng phần mềm hệ thống kiểm soát chất lượng sản phẩm trong chuỗi liên kết sản xuất nông dân - HTH/THT - Doanh nghiệp (không bao gồm các HTX tham gia vào dự liên kết)

Hệ thống

10

20.000

200.000

200.000

-

100.000

100.000

-

Tập huấn chuyển giao phần mềm TXNN

Lớp

10

9.560

95.600

95.600

-

47.800

47.800

-

e

Thúc đẩy liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ theo chuỗi giá trị tại vùng chuyên canh rau màu tập trung giai đoạn 2021- 2025

-

-

Dự án liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị giữa công ty Antesco với HTX nông sản Globalgap Mỹ An - Chợ Mới

Dự án

1

3.198.710

3.198.710

1.072.305

245.000

1.881.405

100.000

972.305

-

Dự án liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị giữa công ty Antesco với HTX nông sản an toàn Hội An - Chợ

Dự án

1

3.198.710

3.198.710

1.072.305

245.000

1.881.405

100.000

972.305

-

Kế hoạch liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị giữa công ty Antesco với HTX rau Tân Trung

Kế hoạch

1

1.121.060

1.121.060

386.010

245.000

490.050

50.000

336.010

-

Kế hoạch liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị giữa công ty Công ty TNHH MTV TBT với HTX Nông nghiệp và Dịch vụ, Du lịch Mỹ Hòa Hưng

Kế hoạch

1

774.560

774.560

274.860

245.000

254.700

50.000

224.860

-

Dự án liên kết tiêu thụ sản phẩm giữa Công ty CP nông nghiệp công nghệ cao An Phú với các nhà màng, nhà lưới sản xuất dưa lê, dưa lưới trên phạm vi cả tỉnh AN Giang

Dự án

1

3.826.560

3.826.560

1.268.060

245.000

2.313.500

100.000

1.168.060

-

Dự án liên kết tiêu thụ sản phẩm Mô hình liên kết tiêu thụ giữa HTX Kiến An - Chợ mới với công ty TNHH Nam Phương

Dự án

1

2.010.810

2.010.810

683.335

245.000

1.082.475

100.000

583.335

2

Thúc đẩy phát triển hệ thống bảo quản, sơ chế, chế biến sản phẩm rau màu gắn với vùng sản xuất chuyên canh tập trung giai đoạn 2021- 2025

Xây dựng và nghiên cứu các quy trình, công nghệ chế biến, chế biến sâu, chế biến tinh đối với từng sản phẩm rau màu tương ứng (03 quy trình)

Quy trình

3

35.060

105.180

105.180

105.180

Tập huấn, chuyển giao các công nghệ tiên tiến và tiến bộ kỹ thuật trong bảo quản, sơ chế sản phẩm rau màu tươi

Lớp

22

10.087

221.914

221.914

110.957

110.957

3

Xúc tiến thương mại sản phẩm rau màu, rau màu công nghệ cao tỉnh An Giang giai đoạn 2021- 2025

a

Thông tin, tuyên truyền, quảng bá

-

Xây dựng các chuyên mục, phóng sự, tin bài, các video clip giới thiệu về vùng chuyên canh rau màu tập trung

Năm

4

100.000

400.000

400.000

100.000

100.000

100.000

100.000

-

Xây dựng và phát hành ấn phẩm, tờ rơi, tờ bướm tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá về các sản phẩm rau màu, rau màu công nghệ cao chủ lực tỉnh An Giang;

Gói

4

200.000

800.000

800.000

200.000

200.000

200.000

200.000

b

Xúc tiến tiêu thụ sản phẩm rau màu, rau màu CNC

-

Tổ chức hội trợ triển lãm trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm rau màu chủ lực của tỉnh

Cuộc

8

200.000

1.600.000

1.600.000

400.000

400.000

400.000

400.000

-

Tổ chức hội nghị xúc tiến, kết nối cung cầu sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh (04 hội nghị)

Cuộc

4

31.000

124.000

124.000

31.000

31.000

31.000

31.000

c

Phát triển thương hiệu sản phẩm

-

Hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất và kinh doanh sản phẩm rau màu trên địa bàn tỉnh xây dựng hồ sơ đăng ký sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận “An Giang”

Đơn vị

20

1.000

20.000

20.000

-

10.000

5.000

5.000

Hỗ trợ thiết kế, in ấn bao bì, nhãn mác sử dụng dấu hiệu nhãn hiệu chứng nhận “An Giang” cho các doanh nghiệp, hợp tác xã

Đơn vị

20

10.000

200.000

200.000

-

100.000

50.000

50.000

Hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký nhãn hàng hóa theo quy định của luật Sở hữu trí tuệ

Đơn vị

20

5.000

100.000

100.000

-

50.000

25.000

25.000

Hỗ trợ xây dựng hồ sơ chứng nhận OCOP tối thiểu 3 sao cho doanh nghiệp, HTX sản xuất và kinh doanh sản phẩm rau màu

Đơn vị

10

10.000

100.000

100.000

-

50.000

50.000

-

d

Chuyển đổi số và ứng dụng thương mại điện tử

-

Tập huấn nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp, hợp tác xã xây dựng và thúc đẩy hoạt động phân phối sản phẩm trên kênh quảng bá và giới thiệu sản phẩm trên trang mạng xã hội

Lớp

16

9.560

152.960

152.960

38.240

38.240

38.240

38.240

TỔNG CỘNG

48.920.292

18.211.755

7.259.696

2.775.150

20.673.691

389.840

6.172.407

9.704.237

4.970.582

4.234.385

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 3301/QĐ-UBND ngày 31/12/2021 về Kế hoạch Phát triển vùng sản xuất chuyên canh và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm rau màu, rau màu công nghệ cao giai đoạn 2021-2025 do tỉnh An Giang ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


583

DMCA.com Protection Status
IP: 3.136.236.3
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!