ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 312/QĐ-UBND
|
Thanh Hóa, ngày
18 tháng 1 năm 2022
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ, KẾT HỢP
DU LỊCH SINH THÁI HUYỆN QUAN SƠN ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ
chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị định số
109/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ về nông nghiệp hữu cơ;
Căn cứ các quyết định của Thủ
tướng Chính phủ số: 885/QĐ-TTg ngày 23/6/2020 về việc phê duyệt Đề án phát triển
nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 - 2030; 255/QĐ-TTg ngày 25/02/2021 về việc
phê duyệt kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025;
1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia
phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn
2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025;
Căn cứ Nghị quyết số
16-NQ/TU ngày 20/4/2015 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa về tái cơ cấu
ngành nông nghiệp đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 theo hướng nâng cao
năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững;
Căn cứ các quyết định của
Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh số: 622- QĐ/TU ngày 23/7/2021 về ban hành Chương
trình phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025;
623-QĐ/TU ngày 23/7/2021 về ban hành Chương trình phát triển du lịch tỉnh Thanh
Hóa giai đoạn 2021 - 2025; 624- QĐ/TU ngày 23/7/2021 về ban hành Chương trình
phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021 -
2025;
Căn cứ các Quyết định của Chủ
tịch UBND tỉnh số: 1985/QĐ-UBND ngày 9/6/2017 về việc phê duyệt Đề án phát triển
sản phẩm du lịch mũi nhọn của tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn 2030;
1575/QĐ-UBND ngày 26/4/2019 về việc phê duyệt Đề án phát triển du lịch cộng đồng
huyện Quan Sơn đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030; 1031/QĐ-UBND ngày 25/3/2020 về
việc phê duyệt đề cương nhiệm vụ lập đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ, kết hợp
du lịch sinh thái huyện Quan Sơn, đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
Theo đề nghị của Chủ tịch
UBND huyện Quan Sơn tại Tờ trình số 158/TTr-UBND ngày 14/12/2021 (kèm theo báo
cáo thẩm định số 15/BC- SNN&PTNT ngày 10/01/2022 của Sở Nông nghiệp và
PTNT).
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ, kết hợp
du lịch sinh thái huyện Quan Sơn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, với các
nội dung chính như sau:
I. QUAN ĐIỂM
Đề án phát triển nông nghiệp hữu
cơ, kết hợp du lịch sinh thái huyện Quan Sơn đến năm 2025, định hướng đến năm
2030 phải gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp; các chương trình xây dựng nông
thôn mới, giảm nghèo bền vững và phát triển du lịch để phát huy tiềm năng thế mạnh
về nông nghiệp hữu cơ và du lịch trên địa bàn huyện Quan Sơn.
Phát triển nông nghiệp hữu cơ kết
hợp du lịch sinh thái phải được triển khai cả về chiều rộng và chiều sâu theo
hướng tăng cường áp dụng rộng rãi các biện pháp hữu cơ (phân bón hữu cơ, thuốc
sinh học, ...) trong sản xuất nông nghiệp; từng bước tăng dần tỷ lệ sản phẩm hữu
cơ được chứng nhận theo tiêu chuẩn Quốc gia; đáp ứng nhu cầu của thị trường
trong và ngoài nước, đồng thời góp phần phát triển du lịch sinh thái trên địa
bàn huyện Quan Sơn.
Phát triển nông nghiệp hữu cơ kết
hợp du lịch sinh thái ở các quy mô, cấp độ từ hộ gia đình, tổ hợp tác, hợp tác
xã, doanh nghiệp nhằm tạo ra thực phẩm hữu cơ, môi trường an toàn cho người
dân, các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ có giá trị gia tăng cao.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Phát triển nông nghiệp hữu cơ kết
hợp du lịch sinh thái nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh sử dụng hiệu quả các
nguồn lực để nâng cao giá trị các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm dịch vụ du lịch
sinh thái, hiệu quả sử dụng đất; đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường
sinh thái góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và
phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Quan Sơn.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Đến năm 2025
- Trồng trọt: Diện tích đất trồng
trọt hữu cơ đạt khoảng 1,5% diện tích đất trồng trọt với các cây trồng chủ lực:
lúa, rau đậu các loại, cây ăn quả, cây dược liệu và một số sản phẩm đặc sản và
có lợi thế của huyện. Xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp đạt chứng nhận
hữu cơ trên đối tượng cây cụ thể như sau: Vùng sản xuất lúa nước 10 ha; lúa nếp
Cay Nọi 15 ha; rau màu 5 ha; cây ăn quả 10 ha; cây dược liệu 25 ha, chè hữu cơ
5 ha.
- Chăn nuôi: Tỷ lệ sản phẩm
chăn nuôi hữu cơ đạt 1,5-1,7%/tổng sản phẩm chăn nuôi sản xuất trong huyện, với
các sản phẩm bao gồm: Lợn đen, lợn Mông, vịt bầu Quan Sơn, gà đồi.
- Thủy sản: Diện tích nuôi trồng
thủy sản hữu cơ đạt 1,5%/tổng diện tích nuôi trồng thủy sản, trong đó tập trung
sản phẩm từ: Cá tầm, cá hồi, cá dốc và các loài thủy sản bản địa.
- Dược liệu và lâm sản ngoài gỗ
(măng tre, nứa, vầu): Tỷ lệ sản lượng hữu cơ trên tổng sản lượng đạt khoảng 95%;
đối với hình thức thâm canh tỷ lệ sản lượng hữu cơ trên tổng sản lượng đạt 80 -
85%; trên cơ sở phát huy các diện tích rừng được cấp chứng nhận FSC.
- Giá trị sản phẩm trên 01 ha đất
trồng trọt và nuôi trồng thủy sản hữu cơ tăng gấp 1,5 - 1,6 lần so với sản xuất
phi hữu cơ.
- Tạo việc làm thường xuyên cho
khoảng 1.200 lao động, trong đó 500 lao động trực tiếp và 700 lao động gián tiếp.
- Đón được khoảng 8.000 lượt
khách du lịch tại Quan Sơn trong đó có 2.000 lượt khách quốc tế và 6.000 lượt
khách nội địa.
b) Đến năm 2030
- Trồng trọt: Diện tích đất trồng
trọt hữu cơ đạt khoảng 2% diện tích đất trồng trọt với các cây trồng chủ lực:
lúa, rau đậu các loại, cây ăn quả, cây dược liệu và một số sản phẩm đặc sản và
có lợi thế của huyện. Xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp đạt chứng nhận
hữu cơ trên đối tượng cây cụ thể như sau: Vùng sản xuất lúa nước 30 ha; lúa nếp
Cay Nọi 30 ha; rau màu 20 ha; cây ăn quả 30 ha; cây dược liệu 50 ha, chè hữu cơ
10 ha.
- Chăn nuôi: Tỷ lệ sản phẩm
chăn nuôi hữu cơ đạt 2-2,5%/tổng sản phẩm chăn nuôi sản xuất trong huyện, với
các sản phẩm bao gồm: Lợn đen, lợn Mông, vịt bầu Quan Sơn, gà đồi.
- Thủy sản: Diện tích nuôi trồng
thủy sản hữu cơ đạt 2%/tổng diện tích nuôi trồng thủy sản, trong đó tập trung sản
phẩm từ: Cá tầm, cá hồi, cá dốc và các loài thủy sản bản địa.
- Dược liệu và lâm sản ngoài gỗ
(măng tre, nứa, vầu): Tỷ lệ sản lượng hữu cơ trên tổng sản lượng đạt trên 95%;
đối với hình thức thâm canh tỷ lệ sản lượng hữu cơ trên tổng sản lượng đạt khoảng
85 - 90%; trên cơ sở phát huy các diện tích rừng được cấp chứng nhận FSC.
- Giá trị sản phẩm trên 01 ha đất
trồng trọt và nuôi trồng thủy sản hữu cơ tăng gấp khoảng 2 lần so với sản xuất
phi hữu cơ.
- Tạo việc làm thường xuyên cho
khoảng 2.500 lao động, trong đó có 1.000 lao động trực tiếp và 1.500 lao động
gián tiếp.
- Đón được khoảng 16.000 lượt
khách du lịch tại Quan Sơn trong đó có 5.500 lượt khách quốc tế và 10.500 lượt
khách nội địa.
III. NHIỆM VỤ
PHÁT TRIỂN CÁC VÙNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI
1. Nhiệm
vụ phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ
1.1. Vùng trồng trọt hữu
cơ
- Xây dựng các vùng sản xuất hữu
cơ phù hợp với các sản phẩm chủ lực như lúa (nếp Cay nọi), rau đậu các loại
(rau hữu cơ, dưa, cải mông, dứa, quả tanh lài, quả cloom, mướp đắng, ...), cây
ăn quả (đào, mận, mít, nhãn, chuối, ...), Chè tán ma, cây dược liệu... cần có kế
hoạch chuyển đổi các vùng đang sản xuất các sản phẩm chủ lực này sang sản xuất
hữu cơ. Vị trí, quy mô và đối tượng sản xuất trồng trọt hữu cơ cụ thể như sau:
- Vùng lúa tẻ hữu cơ: Diện tích
10 ha năm 2025 và khoảng 30 ha năm 2030; chủ yếu tập trung ở các xã Mường Mìn,
Sơn Điện, Trung Hạ và Trung Tiến.
- Vùng lúa nếp Cay Nọi hữu cơ:
Diện tích khoảng 15 ha năm 2025 và khoảng 30 ha năm 2030; chủ yếu tập trung ở
Thị trấn Sơn Lư, xã Sơn Hà, Tam Lư, Tam Thanh, Sơn Thủy và Mường Mìn, Na Mèo,
Sơn Điện.
- Vùng rau màu hữu cơ: Diện
tích đạt khoảng 5 ha năm 2025 và trên 20 ha năm 2030. Đối tượng gồm: Các loại
rau bản địa, dưa, cải mông, quả cloom, quả tanh lài … Diện tích tập trung chủ yếu
các các xã: Na Mèo, Sơn Thủy, Mường Mìn, Sơn Điện, Trung Xuân.
- Vùng cây ăn quả các loại: Diện
tích khoảng 10 ha năm 2025 và khoảng 30 ha năm 2030. Tập trung ở các xã Na Mèo,
Trung Hạ, Trung Tiến, Mường Mìn, Sơn Thủy, Sơn Điện, Trung Thượng. Đối tượng sản
xuất cây ăn quả hữu cơ gồm: Đào, mận, nhãn, mít, bưởi, cam, ổi.
- Vùng Chè hữu cơ: Diện tích trồng
khoảng 5 ha năm 2025 và khoảng 10 ha năm 2030. Tập trung ở bản Phụn, Phú Nam,
xã Trung Xuân.
- Vùng cây dược liệu và các lâm
sản ngoài gỗ:
+ Diện tích trồng cây dược liệu
khoảng 25 ha năm 2025 đạt và khoảng 50 ha năm 2030. Tập trung ở bản Khạn, xã
Trung Thượng với cây Quế; khu Pú Khoài, bản Chanh, xã Sơn Thủy. Đối tượng trồng:
Hà thủ ô, sa nhân, mã tiền.
+ Đối với lâm sản ngoài gỗ
(măng, tre, nứa vầu) tập trung phát triển khu vực rừng sản xuất ở các xã trên địa
bàn huyện.
(chi
tiết theo Phụ biểu số I kèm theo)
1.2. Vùng chăn nuôi hữu
cơ
Xây dựng các vùng chăn nuôi hữu
cơ gắn với các sản phẩm chủ lực và con nuôi bản địa của huyện như: Vịt bầu Quan
Sơn, gà đồi, gà mông, lợn cỏ, lợn đen. Tập trung ở thị trấn Sơn Lư, xã Na Mèo,
Sơn Hà, Trung Hạ, Sơn Thủy, Trung Xuân.
(chi
tiết theo Phụ biểu số II kèm theo)
1.3. Vùng thủy sản hữu cơ
Diện tích nuôi trồng thủy sản hữu
cơ đạt khoảng 1,5 - 2% tổng diện tích nuôi trồng thủy sản, trong đó một số loài
thủy đặc sản có giá trị kinh tế: Cá tầm, cá hồi, các loài thủy sản bản địa cá
trắm, cá dốc... Tập trung ở bản Xuâ n Sơn, xã Sơn Điện; xã Sơn Thủy; xã Trung Hạ,
xã Tam Lư và khu vực lòng hồ thủy điện Trung Xuân.
2. Vùng sản
xuất nông nghiệp hữu cơ gắn với các tuyến, điểm du lịch
2.1. Xây dựng các tuyến,
điểm tổ chức du lịch
a) Điểm du lịch
- Trung tâm Du khách.
- Điểm du lịch động Bo Cúng.
- Điểm du lịch chợ cửa khẩu Na
Mèo.
- Điểm du lịch thác bản Nhài.
- Điểm du lịch đền thờ Tư Mã
Hai Đào.
- Điểm du lịch động Năng Non.
- Điểm du lịch cộng đồng bản
Ngàm.
- Điểm du lịch cộng đồng bản Khạn.
- Điểm du lịch thác bản Din.
- Điểm du lịch tại đập thủy điện
Trung Xuân.
b) Xây dựng các tuyến du lịch
Tuyến 1: Tuyến du lịch Quan Sơn
- Viêng Xay (nước CHDCND Lào).
Tuyến 2: Tuyến du lịch thăm
quan động Bo Cúng, xã Sơn Thủy.
Tuyến 3: Tuyến xuôi dòng sông
Lò.
Tuyến 4: Tuyến ngược dòng sông
Lò.
2.2. Bố trí xây dựng các
mô hình sản xuất hữu cơ kết hợp với du lịch sinh thái
Bố trí xây dựng các mô hình sản
xuất hữu cơ gắn với các điểm du lịch sinh thái (chi tiết theo Phụ biểu số
III kèm theo).
3. Các dòng
sản phẩm, dịch vụ, tổ chức quản lý và khai thác
3.1. Các sản phẩm trong
nông nghiệp hữu cơ kết hợp du lịch sinh thái
- Sản phẩm du lịch kết tinh từ
di sản thiên nhiên: Đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng, công trình giao
thông, thông tin, dịch vụ lưu trú, dịch vụ thương mại, ẩm thực, giải trí để
khai thác tiềm năng du lịch có sẵn từ thiên nhiên như: Hệ sinh thái rừng, núi,
thác nước, sông, suối.
- Sản phẩm du lịch kết tinh từ
giá trị văn hóa: Phát triển du lịch cộng đồng gắn với các di tích lịch sử văn
hóa, bản sắc văn hóa dân tộc Thái, Mông, Mường trên địa bàn huyện.
- Sản phẩm du lịch kết tinh từ
sản xuất nông nghiệp:
+ Du lịch trải nghiệm sản xuất
nông nghiệp: Du khách tham gia cùng các hộ dân trong việc sản xuất nông nghiệp
hữu cơ như trồng lúa, thu hoạch lúa, hái mận, trồng dưa, trồng cải mông; trồng,
thu hoạch vầu, làm đan lát từ vầu, luồng, nứa.
+ Từ các sản phẩm nông nghiệp:
Các sản phẩm nông nghiệp như gạo, quả các loại, dưa mông, quả mận ..... tạo
thành các sản phẩm ăn uống và quà cho khách du lịch.
3.2. Dịch vụ sản phẩm
nông nghiệp hữu cơ, kết hợp du lịch sinh thái
Dịch vụ gồm: Lưu trú, nghỉ dưỡng;
hướng dẫn viên du lịch; ăn uống; cắm trại; biểu diễn nghệ thuật; trải nghiệm
nông nghiệp, khám phá mạo hiểm; đạp xe tham quan; bơi thuyền ngắm cảnh trên
sông; mua sắm từ các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.
3.3. Liên kết, quảng bá
các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, kết hợp du lịch sinh thái
- Liên kết với đơn vị khoa học,
các trường Đại học, viện nghiên cứu tổ chức các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng
công nghệ cao, để sản xuất sản phẩm hữu cơ trong lĩnh vực nông nghiệp.
- Kết nối các trang trại, HTX
trong vùng có hoạt động sản xuất nông nghiệp và du lịch gắn với các tour, tuyến
của doanh nghiệp.
- Xây dựng thông điệp quảng bá
sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, lựa chọn kênh thông tin. Nghiên cứu, điều tra thị
trường nông nghiệp, du lịch định kỳ theo để có được thông tin về diễn biến thị
trường làm cơ sở cho cách hoạt động xúc tiến quảng bá, xây dựng hình ảnh,
thương hiệu, phát triển sản phẩm nông nghiệp.
- Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu
tư; kết nối đối tác, phối hợp trao đổi, cung cấp thông tin, danh mục dự án kêu
gọi đầu tư đến nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh.
- Liên kết các hoạt động nghiên
cứu, ứng dụng công nghệ cao, sản xuất sản phẩm ứng dụng công nghệ cao trong
lĩnh vực nông nghiệp.
- Xã hội hóa hoạt động xúc tiến
quảng bá du lịch thông qua việc huy động các nguồn vốn, trí thức của tập thể và
cá nhân trong việc tổ chức và thực hiện các hoạt động xúc tiến quảng bá.
- Tăng cường mở rộng quan hệ hợp
tác với tỉnh/thành phố trong và ngoài nước, các Đại sứ quán, cơ quan, tổ chức
quốc tế để lồng ghép việc quảng bá, giới thiệu hình ảnh, văn hóa, sản phẩm du lịch.
IV. CÁC GIẢI
PHÁP THỰC HIỆN
1. Quản
lý, giám sát về sản xuất hữu cơ kết hợp với du lịch sinh thái
1.1. Quản lý hoạt động sản
xuất nông nghiệp hữu cơ
Các hoạt động phát triển nông nghiệp
hữu cơ kết hợp du lịch sinh thái được quản lý và giám sát theo quy định tại Nghị
định số 109/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ về Nông nghiệp hữu cơ; Tiêu
chuẩn quốc gia TCVN 11041-2:2017 các quy định pháp luật hiện hành, trong đó tập
trung.
- Quản lý đầu vào của sản xuất
hữu cơ: giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, chất bảo quản, chất
phụ gia; nguồn nước sử dụng; quy trình canh tác cây trồng hữu cơ, quy trình
chăm sóc vật nuôi, thủy sản.
- Quản lý sản phẩm nông nghiệp
hữu cơ:chứng nhận, nhãn mác, tem truy xuất nguồn gốc, lôgô sản phẩm.
- Tăng cường quản lý nhà nước
kiểm tra giám sát, hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm hữu cơ để
duy trì chất lượng sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn đã được chứng nhận.
- Thiết lập hệ thống truy xuất
nguồn gốc sản phẩm hữu cơ tại từng công đoạn sản xuất, chế biến và tiêu thụ.
1.2. Tổ chức giám sát hoạt động
phát triển nông nghiệp hữu cơ kết hợp du lịch sinh thái
- Giám sát việc xây dựng các mô
hình phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn xã.
- Giám sát việc xây dựng các
công trình theo đúng quy hoạch và tiến độ để đảm bảo không có các vi phạm và quản
lý các tác động, ô nhiễm nếu có.
- Hàng năm tổng kết, đánh giá
việc thực hiện Đề án, kịp thời đề nghị Uỷ ban nhân dân huyện điều chỉnh, bổ
sung kế hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
2. Thúc đẩy
nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ
- Tăng cường hợp tác trong
nghiên cứu khoa học và ứng dụng chuyển giao công nghệ phục vụ sản xuất vật tư đầu
vào cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
- Xây dựng Chương trình khoa học
và công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2022 - 2030 trên địa
bàn huyện Quan Sơn.
- Tập trung tạo bước chuyển biến
mạnh mẽ trong nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ vào sản xuất;
ưu tiên tập trung trên một số lĩnh vực: Giống, bảo vệ thực vật, thú y, kiểm tra
chất lượng giống, phân bón, công nghệ sinh học, quy trình sản xuất thực hành
nông nghiệp tốt; bảo quản, chế biến sản phẩm nông sản, sản xuất nông nghiệp
công nghệ cao.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
thông tin trong theo dõi sự biến đổi khí hậu, nhiệt độ, môi trường, độ ẩm, các
tác động ảnh hưởng đến quá trình sản xuất nông nghiệp.
3. Xây dựng
và nhân rộng các mô hình điểm về nông nghiệp hữu cơ
- Hỗ trợ, khuyến khích các
doanh nghiệp tư nhân tham gia thành lập các tổ chức chứng nhận trong nước có uy
tín và đầu tư xây dựng các mô hình nghiên cứu chuyển giao công nghệ sản xuất,
chế biến các sản phẩm hữu cơ như: Mô hình sản xuất lúa hữu cơ; mô hình sản xuất
rau hữu cơ bản địa; mô hình cây ăn quả hữu cơ; mô hình chăn nuôi hữu cơ.
- Xây dựng mô hình khuyến nông
về sản xuất, chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ; hoàn thiện
các quy trình kỹ thuật, tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho nông dân.
- Xây dựng mô hình nông nghiệp
hữu cơ theo liên kết chuỗi giá trị khép kín từ sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản
phẩm hữu cơ và nhân rộng theo các lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp,
thủy sản, muối.
- Xây dựng mô hình về đào tạo,
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho nông nghiệp hữu cơ.
4. Thông
tin tuyên truyền, xúc tiến thương mại mở rộng thị trường
- Tuyên truyền, phổ biến, hướng
dẫn và thực thi các chính sách, pháp luật, các tiêu chuẩn về nông nghiệp hữu cơ
để tạo niềm tin cho người tiêu dùng trong sử dụng, nâng cao nhận thức cho các
doanh nghiệp, người sản xuất và nhà quản lý về việc tuân thủ nghiêm ngặt quy
trình sản xuất, giám sát, chứng nhận nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu
cơ.
- Hỗ trợ các chiến dịch truyền
thông nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.
- Đẩy mạnh hỗ trợ triển khai thực
hiện các hoạt động xúc tiến thương mại để thúc đẩy tiếp cận thị trường cả trong
nước và quốc tế, tạo đầu ra cho nông sản hàng hóa nông nghiệp hữu cơ.
- Tăng cường nghiên cứu phân
khúc thị trường tiêu thụ, kết nối với nhiều kênh phân phối, trong đó có hợp tác
liên kết giữa các doanh nghiệp hoạt động thương mại tại các thị trường tiêu thụ
sản phẩm.
- Tiếp tục đầu tư nâng cấp, cải
tạo, các cửa hàng, chợ nông thôn trên địa bàn huyện nhằm tiêu thụ nông sản hàng
hóa nông nghiệp hữu cơ nói riêng và các sản phẩm nông nghiệp nói chung.
5. Giải
pháp về khuyến nông, đào tạo nguồn nhân lực
- Tăng cường công tác đào tạo, bồi
dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ về giao tiếp, ứng xử đối cho các cán bộ, hướng dẫn
viên du lịch, nhân viên phục vụ tại các cơ sở dịch vụ; kỹ năng nấu ăn phục vụ
khách du lịch cho các cơ sở dịch vụ ăn uống và các hộ kinh doanh lưu trú du lịch
tại nhà dân. Cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ du lịch, quản lý du
lịch và đăng ký cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch cho các đối tượng có đủ điều kiện
được cấp thẻ, bao gồm cả cộng tác viên cộng đồng.
- Tổ chức các khóa đào tạo cho
cộng đồng và các bên liên quan đến xây dựng các mô hình phát triển nông nghiệp
hữu cơ và cung cấp các dịch vụ du lịch. Hoạt động đào tạo cần ưu tiên cho các
thôn/bản có các hoạt động hoặc dự kiến sẽ là điểm lưu trú cộng đồng.
6. Giải
pháp về xây dựng cơ sở hạ tầng
6.1. Các dự án xây dựng
cơ bản
- Xây dựng khu trung tâm đón tiếp
khách và giới thiệu các tuyến du lịch tại Thị trấn Sơn Lư.
- Xây dựng khu trung tâm đón tiếp
khách và giới thiệu các tuyến du lịch tại xã Na Mèo.
- Xây dựng nhà vệ sinh công cộng
tại các điểm du lịch.
- Xây dựng hệ thống bảng chỉ dẫn,
biển báo trên tuyến, điểm du lịch.
- Xây dựng bãi đỗ xe tại các điểm
tổ chức du lịch (Bản Chanh, bản Ngàm, bản Khạn, bản Na Mèo, bản Nhài, bản Luốc
Lầu, bản Xuân Sơn).
- Hỗ trợ xây dựng 50 km đường
giao thông nông thôn tại các điểm tổ chức du lịch sinh thái kết hợp nông nghiệp
hữu cơ.
- Hỗ trợ xây dựng 30 km kênh thủy
lợi tại các điểm phát triển nông nghiệp hữu cơ.
- Đầu tư xây dựng đường giao
thông từ Ché Lầu đi Mùa Xuân - Xía Nọi, xã Na Mèo, Sơn Thuỷ, huyện Quan Sơn.
- Đường mới từ đường vào chùa
Viên Quang nối với đường sang UBND Thị trấn Sơn Lư đi sang động Nang Non qua
núi đá sang Piềng Thín thuộc Khu Bon.
- Đường vào thác Bản Nhài 2,4
km.
- Đường từ Quốc lộ 16 vào khu
trồng dược liệu tập trung tại Vũng Cộp, bản Chanh, xã Sơn Thủy.
- Xây dựng Sa bàn mô phỏng các
tuyến điểm du lịch tại khu trung tâm.
6.2. Nhóm dự án phát triển
sản phẩm du lịch
- Đầu tư sửa chữa nhà bản đạt
tiêu chuẩn đón khách tại các bản tổ chức du lịch cộng đồng, quy mô 75 hộ gia
đình.
- Hỗ trợ xây dựng trạm trung chuyển
du lịch và đường lên xuống (bản Ngàm - bản Xuân Sơn).
- Xây dựng các công trình cấp
nước sạch và đường ống dẫn nước sạch tại các điểm du lịch.
- Xây dựng các công trình xử lý
nước thải tại các điểm du lịch
- Đầu tư hạ tầng môi trường thu
gom, xử lý rác thải, trang bị thùng rác thải đặt tại các tuyến, điểm du lịch nhất
là các điểm sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
- Chương trình hỗ trợ người
dân, doanh nghiệp bảo tồn, trồng cây dược liệu hữu cơ.
7. Giải
pháp về huy động nguồn vốn đầu tư
- Nguồn vốn ngân sách nhà nước:
Được huy động thông qua các Chương trình, dự án, nhiệm vụ; chương trình mục
tiêu Quốc gia như: Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo và an sinh xã hội;
Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới; Chương trình mục tiêu
quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025...và các chương
trình, dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
- Vốn xã hội hóa: Huy động tối
đa nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp để phát triển các mô hình nông nghiệp hữu
cơ kết hợp du lịch sinh thái; huy động nguồn vốn trong Nhân dân để thực hiện đầu
tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất, kiên cố hóa kênh mương,
giao thông nông thôn.
(chi
tiết tại Phụ biểu IV kèm theo).
Điều 2. Tổ
chức thực hiện
1. UBND huyện Quan Sơn
Công bố công khai các nội dung
của Đề án; chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện hiệu
quả các nội dung Đề án được phê duyệt. Chủ động bố trí kinh phí từ nguồn ngân
sách huyện và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác để thực hiện.
Hàng năm, xây dựng các chương
trình, dự án, nhiệm vụ cụ thể trình cấp thẩm quyền xem xét, phê duyệt. Tổ chức
xúc tiến, kêu gọi đầu tư từ các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Phối hợp chặt chẽ với các sở,
ngành, đơn vị có liên quan trong việc xây dựng, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Đề
án theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Định kỳ hàng năm tổng hợp, báo
cáo, tham mưu cho UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh kết quả và các biện pháp chỉ đạo
thực hiện tiếp theo.
2. Sở Nông nghiệp và PTNT
Hướng dẫn UBND huyện Quan Sơn
công bố công khai rộng rãi nội dung của Đề án trên các phương tiện truyền thông
để các tổ chức, cá nhân trên địa bàn biết và thực hiện; cụ thể hóa các nhiệm vụ,
các giải pháp nêu trên; tăng cường công tác kiểm tra giám sát các hoạt động có
liên quan phát đến phát triển nông nghiệp.
Phối hợp với các sở, ban, ngành
và đơn vị liên quan tham mưu cho UBND tỉnh trình, thẩm định, phê duyệt các
chính sách, chương trình, dự án đầu tư phát triển lồng ghép với các Chương
trình đầu tư có mục tiêu, thuộc lĩnh vực quản lý; hỗ trợ trong việc thu hút,
kêu gọi các nguồn vốn đầu tư.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Hướng
dẫn, tạo điều kiện để các doanh nghiệp thực hiện các thủ tục đầu tư vào nông
nghiệp, nông nghiệp hữu cơ và du lịch sinh thái trên địa bàn huyện. Phối hợp với
các sở, ngành, đơn vị có liên quan trong việc lồng ghép nguồn vốn từ các Chương
trình mục tiêu và các chương trình, đề án khác trên địa bàn để thực hiện các
nhiệm vụ của Đề án theo quy định của Luật Đầu tư công.
4. Sở Tài chính: Chủ trì
phối hợp với các sở, ban ngành, đơn vị liên quan tham mưu, báo cáo UBND, HĐND tỉnh
cân đối các nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước trong kế hoạch ngân sách hàng năm
và nguồn vốn lồng ghép do ngân sách tỉnh đảm nhận theo quy định để thực hiện có
hiệu quả những nội dung của Đề án được duyệt.
5. Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch: Phối hợp với UBND huyện Quan Sơn triển khai có hiệu quả đề án phát
triển Du lịch cộng đồng và Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ kết hợp du lịch
sinh thái huyện Quan Sơn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; hướng dẫn, giám
sát, kiểm tra UBND huyện Quan Sơn, các đơn vị, cá nhân trong việc tổ chức quản
lý các hoạt động phát triển du lịch, bảo tồn di sản văn hóa, lịch sử; lồng ghép
kế hoạch, chương trình, quy hoạch phát triển du lịch toàn tỉnh với phát triển
du lịch tại huyện Quan Sơn.
6. Sở Tài nguyên và Môi trường:
Chủ trì phối hợp với các sở, ban ngành, đơn vị liên quan tham mưu việc quản
lý đất đai, giao đất, thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất đối với các dự
án đầu tư trên địa bàn huyện Quan Sơn. Hướng dẫn UBND huyện Quan Sơn xây dựng
các phương án bảo vệ tài nguyên môi trường, phương án xử lý nước thải từ hoạt động
du lịch và dân sinh trên địa bàn huyện.
7. Sở Xây dựng: Phối hợp
với các Sở ngành, đơn vị có liên quan, hướng dẫn, kiểm tra giám sát công tác
triển khai thực hiện quy hoạch; quản lý hoạt động xây dựng, dự án đầu tư xây dựng
theo phân công, phân cấp quản lý.
8. Các sở, ban ngành liên
quan: Theo chức năng, nhiệm vụ được giao hướng dẫn, phối hợp với UBND huyện
Quan Sơn trong tổ chức thực hiện Đề án; tham mưu cho UBND tỉnh về những vấn đề
liên quan lĩnh vực ngành mình quản lý, giải quyết các vướng mắc để thực hiện Đề
án hiệu quả.
Điều 3.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám
đốc các sở, Trưởng các ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh; Chủ tịch UBND huyện Quan
Sơn và các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định
này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3 QĐ;
- Thường trực: Tỉnh ủy, HĐND tỉnh (để b/c);
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQ và các đoàn thể cấp tỉnh;
- Lưu: VT, NN.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Đức Giang
|
PHỤ BIỂU SỐ I:
VÙNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số: 312/QĐ-UBND ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Chủ tịch
UBND tỉnh)
TT
|
Quy mô, địa điểm
|
Cây trồng chủ lực
|
Quy mô (ha)
|
Xứ đồng
|
Bản
|
Xã
|
|
I
|
Vùng sản xuất lúa tẻ hữu
cơ
|
1
|
2
|
Pom Dụng
|
Bản Chiềng, Luốc Làu
|
Mường Mìn
|
Lúa tẻ
|
2
|
4
|
Bản Tân Sơn
|
Bản Tân Sơn
|
Sơn Điện
|
Lúa tẻ
|
3
|
5
|
Bản Din
|
Bản Din
|
Trung Hạ
|
Lúa tẻ
|
4
|
5
|
Bản Xanh
|
Bản Xanh
|
Trung Hạ
|
Lúa tẻ
|
5
|
4
|
Bản Tong
|
Bản Tong
|
Trung Tiến
|
Lúa tẻ
|
6
|
5
|
Bản Lầm
|
Bản Lầm
|
Trung Tiến
|
Lúa tẻ
|
7
|
5
|
Bản Muông
|
Bản Muông
|
Trung Xuân
|
Lúa tẻ
|
II
|
Vùng sản xuất nếp Cay nọi
hữu cơ
|
1
|
2
|
Na Cha, Na Hàng
|
Bản Na Mèo
|
Na Mèo
|
Nếp Cay nọi
|
2
|
3
|
Nà Tống
|
Bản Ngàm
|
Sơn Điện
|
Nếp Cay nọi
|
3
|
3
|
Bản Khạn
|
Bản Khạn
|
Trung Thượng
|
Nếp Cay nọi
|
4
|
2
|
Đồng Na Sai
|
Bản Piềng Khóe
|
Tam Lư
|
Nếp Cay nọi
|
5
|
3
|
Đồng Hát
|
Bản Hát
|
Tam Lư
|
Nếp Cay nọi
|
6
|
4
|
Ruộng Bản Bôn
|
Bản Bôn
|
Tam Thanh
|
Nếp Cay nọi
|
7
|
3
|
Đồng Na Ấu
|
Bản Na Ấu
|
Tam Thanh
|
Nếp Cay nọi
|
8
|
4
|
Đồng Nà Tuồng
|
Bản Chung Sơn
|
Sơn Thủy
|
Nếp Cay nọi
|
9
|
1
|
Đồng Nà Bung
|
Bản Thủy Thành
|
Sơn Thủy
|
Nếp Cay nọi
|
10
|
5
|
Khu Pom Dụng
|
Bản Mìn, Chiềng
|
Mường Mìn
|
Nếp Cay nọi
|
III
|
Vùng sản xuất rau hữu cơ
|
1
|
1
|
Đồng Na Ngồ
|
Sa Ná
|
Na Mèo
|
Rau hữu cơ
|
2
|
3
|
Noong Khằm
|
Bản Mùa Xuân
|
Sơn Thủy
|
Dưa, cải mông
|
3
|
5
|
Khu Piềng Phay
|
Bản Chung Sơn
|
Sơn Thủy
|
Quả tanh lài
|
4
|
3
|
Piềng Liềng
|
Bản Xuân Thành
|
Sơn Thủy
|
Quả Cloom
|
5
|
5
|
Piềng Bơn
|
Bản Bơn
|
Mường Mìn
|
Rau hữu cơ
|
6
|
3
|
Na Lách
|
Bản Nhài
|
Sơn Điện
|
Rau hữu cơ
|
VI
|
Vùng sản xuất cây ăn quả hữu
cơ
|
1
|
3
|
Khu Chông Pore
|
Bản Ché Lầu
|
Na Mèo
|
Đào mận
|
2
|
5
|
Bản Lang
|
Bản Lang
|
Trung Hạ
|
Cây có múi
|
3
|
2
|
Bản Tong
|
Bản Tong
|
Trung Tiến
|
Cây có múi
|
4
|
5
|
Piềng Phạ
|
Bản Bơn
|
Mường Mìn
|
Cây có múi
|
5
|
5
|
Pom Lộc
|
Bản Bom
|
Mường Mìn
|
Cây có múi
|
6
|
5
|
Bản Khạn
|
Bản Khạn
|
Trung Thượng
|
Đào, mơ, mận
|
7
|
5
|
Pha Phanh
|
Na Hồ
|
Sơn Điện
|
Cây có múi
|
PHỤ BIỂU SỐ II:
VÙNG CHĂN NUÔI HỮU CƠ ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số: 312/QĐ-UBND ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Chủ tịch
UBND tỉnh)
TT
|
Đối tượng nuôi
|
Quy mô
|
Địa điểm
|
1
|
Vịt Bầu Quan Sơn
|
1.500 con/năm
|
Xã Sơn Hà, Trung Hạ
|
2
|
Gà đồi (gà Mông ...)
|
1.000 con/năm
|
Na Mèo, Sơn Thủy
|
3
|
Chăn nuôi lợn (lợn cỏ, lợn
đen, lợn mông)
|
2.000 con/năm
|
Sơn Thủy, Na Mèo, Sơn Điện
|
Xã Trung Hạ, Trung Xuân
|
PHỤ BIỂU SỐ III:
XÂY DỰNG CÁC MÔ HÌNH THÍ ĐIỂM SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HỮU
CƠ, ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số: 312/QĐ-UBND ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Chủ tịch
UBND tỉnh)
TT
|
Tên mô hình
|
Quy mô
|
Sản phẩm
|
Địa điểm
|
Đơn vị thực hiện
|
|
Sản xuất nông nghiệp hữu
cơ (trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi)
|
1
|
Xây dựng mô hình sản xuất lúa
hữu cơ gắn với điểm du lịch Năng Non - Thị trấn Sơn Lư.
|
2-3ha/01 mô hình
|
Gạo hữu cơ
|
Thị trấn Sơn Lư
|
Doanh nghiệp, HTX trên địa bàn
|
2
|
Xây dựng mô hình sản xuất cây
ăn quả gắn với điểm du lịch chợ cửa khẩu Na Mèo.
|
5-10 ha/01 mô hình
|
Đào, mận hữu cơ
|
Xã Na Mèo
|
Doanh nghiệp, HTX trên địa bàn
|
3
|
Xây dựng mô hình sản xuất lúa
nếp cái nọi hữu cơ gắn với điểm du lịch động Bo Cúng, xã Sơn Thủy.
|
2-3 ha/01 mô hình
|
Gạo nếp cái nọi hữu cơ
|
Sơn Thủy
|
Doanh nghiệp, HTX trên địa bàn
|
4
|
Xây dựng mô hình sản xuất rau
hữu cơ gắn với điểm du lịch núi Pha Dùa, bản Chung Sơn, xã Sơn Thủy
|
2-3 ha/01 mô hình
|
Dựa mông, tanh lài, quả cloom hữu cơ
|
Sơn Thủy
|
Doanh nghiệp, HTX trên địa bàn
|
5
|
Xây dựng mô hình sản xuất cây
ăn quả gắn với điểm du lịch cộng đồng bản Ngàm xã Sơn Điện
|
5 ha/01 mô hình
|
Đào, mận hữu cơ
|
Sơn Điện
|
Doanh nghiệp, HTX trên địa bàn
|
6
|
Xây dựng mô hình sản xuất thủy
sản hữu cơ gắn với điểm du lịch suối Khà - Bản Ngàm, xã Tam Thanh
|
1-2 ha/mô hình
|
Các loại cá hữu cơ
|
Tam Thanh
|
Doanh nghiệp, HTX trên địa bàn
|
7
|
Xây dựng mô hình chăn nuôi hữu
cơ gắn với điểm du lịch thác Ma Hao - Bản Lợi xã Trung Hạ
|
5-7 ha/mô hình
|
Vịt bầu Quan Sơn, lợn đen, lợn cỏ hữu cơ
|
Trung Hạ
|
Doanh nghiệp, HTX trên địa bàn
|
PHỤ BIỂU SỐ IV:
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
HỮU CƠ KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUAN SƠN ĐẾN 2030
(Kèm theo Quyết định số: 312/QĐ-UBND ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Chủ tịch
UBND tỉnh)
ĐVT:
Triệu đồng
TT
|
Danh mục
|
Tổng vốn
|
Phân kỳ 2022-2025
|
Phân kỳ 2026-2030
|
Tổng
|
Ngân sách TW
|
Ngân sách tỉnh
|
ngân sách huyện, xã
|
xã hội hóa
|
Tổng
|
Ngân sách TW
|
Ngân sách tỉnh
|
ngân sách huyện, xã
|
xã hội hóa
|
|
Tổng
|
146355
|
65260
|
14400
|
3308
|
6309
|
41243
|
81095
|
34500
|
878
|
2394
|
43323
|
I
|
Các
Dự án quy hoạch chi tiết
|
1800
|
1800
|
0
|
1260
|
540
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
1
|
Quy hoạch chi tiết điểm du lịch
thác Ma Hao, Trung Hạ.
|
900
|
900
|
|
630
|
270
|
|
0
|
|
|
|
|
2
|
Quy hoạch chi tiết điểm du lịch
suối Khà xã Tam Thanh.
|
900
|
900
|
|
630
|
270
|
|
0
|
|
|
|
|
II
|
Các
dự án xây dựng cơ bản
|
101755
|
32780
|
10740
|
0
|
0
|
22040
|
68975
|
33960
|
0
|
0
|
35015
|
1
|
Xây dựng khu trung tâm đón tiếp
khác và giới thiệu các tuyến du lịch tại thị trấn Sơn Lư.
|
1500
|
1500
|
|
|
|
1500
|
0
|
|
|
|
0
|
2
|
Xây dựng khu trung tâm đón tiếp
khác và giới thiệu các tuyến du lịch tại xã Na Mèo
|
1700
|
1700
|
|
|
|
1700
|
0
|
|
|
|
0
|
3
|
Xây dựng nhà vệ sinh công cộng
tại các điểm du lịch.
|
1000
|
700
|
|
|
|
700
|
300
|
|
|
|
300
|
4
|
Xây dựng hệ thống bảng chỉ dẫn,
biển báo trên tuyến, điểm du lịch.
|
1000
|
700
|
|
|
|
700
|
300
|
|
|
|
300
|
5
|
Xây dụng bãi đỗ xe tại các điểm
tổ chức du lịch sinh thái (Bản Chanh, bản Ngàm, bản Khạn, bản Ngàm, bản Na
Mèo, bản Nhài, bản Xuân Sơn, bản luốc lầu).
|
4000
|
2800
|
|
|
|
2800
|
1200
|
|
|
|
1200
|
6
|
Hỗ trợ xây dựng hệ thống giao
thông nông thôn tại các điểm tổ chức du lịch sinh thái kết hợp nông nghiệp hữu
cơ.
|
6880
|
4800
|
2400
|
|
|
2400
|
2080
|
1040
|
|
|
1040
|
7
|
Hổ trợ xây dựng hệ thống thủy
lợi tại các điểm phát triển nông nghiệp hữu cơ.
|
3675
|
2500
|
|
|
|
2500
|
1175
|
|
|
|
1175
|
9
|
Đường mới từ đường vào chùa
Viên Quang nối với đường sang UBND Thị trấn đi sang động Nang non qua núi đá
sang Piềng Thín bản Bon.
|
10800
|
10800
|
5400
|
|
|
5400
|
0
|
|
|
|
0
|
10
|
Đường vào Khu Thác Bản Nhài.
|
8400
|
5880
|
2940
|
|
|
2940
|
2520
|
2520
|
|
|
|
11
|
Đường vào Khu Thác Bản Xuân
Sơn.
|
15750
|
0
|
|
|
|
0
|
15750
|
7875
|
|
|
7875
|
12
|
Đường từ động Bọ Cúng vào Bản
Khà, bản Mùa Xuân.
|
45050
|
0
|
|
|
|
0
|
45050
|
22525
|
|
|
22525
|
13
|
Xây dựng điện chiếu sáng vào
động Bo Cúng, động Nang Non.
|
2000
|
1400
|
|
|
|
1400
|
600
|
|
|
|
600
|
III
|
Các
dự án phát triển nông nghiệp
|
3000
|
2100
|
0
|
0
|
600
|
1500
|
900
|
0
|
0
|
180
|
720
|
1
|
Chương trình hỗ trợ các hộ
dân xây dựng mô hình trồng lúa hữu cơ.
|
1500
|
1050
|
|
|
300
|
750
|
450
|
|
|
90
|
360
|
2
|
Chương trình hỗ trợ các hộ
dân xây dựng mô hình trồng rau hữu cơ.
|
1000
|
700
|
|
|
200
|
500
|
300
|
|
|
60
|
240
|
3
|
Chương trình hỗ trợ các hộ
dân xây dựng các vùng cây ăn quả hữu cơ.
|
500
|
350
|
|
|
100
|
250
|
150
|
|
|
30
|
120
|
IV
|
Nhóm
dự án phát triển sản phẩm du lịch kết hợp du lịch sinh thái
|
7650
|
6075
|
2400
|
735
|
735
|
2205
|
1575
|
0
|
315
|
315
|
945
|
1
|
Đầu tư sửa chữa nhà cửa đạt
tiêu chuẩn đón khách tại các bản tổ chức du lịch 75 hộ gia đình.
|
5250
|
3675
|
|
735
|
735
|
2205
|
1575
|
|
315
|
315
|
945
|
2
|
Hổ trợ xây dựng trạm chu chuyển
bến thuyền du lịch và đường lên xuống (bản Ngàm - bản Xuân Sơn).
|
2400
|
2400
|
2400
|
|
|
|
0
|
|
|
|
|
IV
|
Về
môi trường sinh thái
|
26000
|
18200
|
1260
|
0
|
2940
|
14000
|
7800
|
540
|
0
|
1260
|
6000
|
1
|
Đầu tư xây dựng các công
trình nước sạch.
|
7200
|
5040
|
504
|
|
504
|
4032
|
2160
|
216
|
|
216
|
1728
|
2
|
Đầu tư xây dựng các công
trình xử lý nước thải.
|
10800
|
7560
|
756
|
|
756
|
6048
|
3240
|
324
|
|
324
|
2592
|
3
|
Đầu tư hạ tầng môi trường thu
gom và xử lý rác thải, Trang bị các thùng rác thải đặt tại các tuyến, điểm du
lịch nhất là các điểm sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
|
8000
|
5600
|
|
|
1680
|
3920
|
2400
|
|
|
720
|
1680
|
V
|
Nhóm
nâng cao năng lực về phát triển di lịch và sản xuất nông nghiệp hữu cơ
|
3750
|
2625
|
0
|
1313
|
654
|
658
|
1125
|
0
|
563
|
279
|
283
|
1
|
Chương trình tập huấn kỹ năng
du lịch sinh thái cho cán bộ kỹ năng quản lý về du lịch và an toàn trong kinh
doanh du lịch.
|
600
|
420
|
|
210
|
105
|
105
|
180
|
|
90
|
45
|
45
|
2
|
Chương trình tập huấn về công
tác quản lý và sản xuất các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.
|
500
|
350
|
|
175
|
87
|
88
|
150
|
|
75
|
37
|
38
|
3
|
tổ chức nghiệp vụ các lớp chế
biến các món ăn từ các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ và sản phẩm của địa
phương.
|
650
|
455
|
|
228
|
113
|
114
|
195
|
|
98
|
48
|
49
|
4
|
tổ chức bồi dưỡng kiến thức về
nghiệp vụ bảo vệ môi trường trong sản xuất NN hữu cơ và kinh doanh du lịch
sinh thái.
|
500
|
350
|
|
175
|
87
|
88
|
150
|
|
75
|
37
|
38
|
5
|
Tổ chức các lớp thăm quan thực
tế và trao đổi kinh nghiệp về các mô hình sản xuất nông hữu cơ kết hợp du lịch
sinh thái.
|
1500
|
1050
|
|
525
|
262
|
263
|
450
|
|
225
|
112
|
113
|
VI
|
Nhóm
các dự án xúc bá quảng cáo và phát triển nông nghiệp hữu cơ
|
2400
|
1680
|
0
|
0
|
840
|
840
|
720
|
0
|
0
|
360
|
360
|
1
|
Xây dựng hệ thống các bảng quảng
bá, bảng nội quy, bảng chỉ dẫn du lịch và các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.
|
1500
|
1050
|
|
|
525
|
525
|
450
|
|
|
225
|
225
|
2
|
Xây dựng trang thông tin điện
tử, tuyên truyền, quảng bá về các sản phẩm du lịch sinh thái và các sản phẩm
nông nghiệp hữu cơ.
|
400
|
280
|
|
|
140
|
140
|
120
|
|
|
60
|
60
|
3
|
Xây dựng Sa bàn mô phỏng các
tuyến điểm du lịch tại khu trung tâm.
|
500
|
350
|
|
|
175
|
175
|
150
|
|
|
75
|
75
|