ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HƯNG YÊN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2412/QĐ-UBND
|
Hưng Yên, ngày 27 tháng 9 năm 2018
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC THÔNG QUA PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH
VỰC NGƯỜI CÓ CÔNG THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ
XÃ HỘI
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP
ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về Kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định
số 48/2013/NĐ-CP
ngày 14/5/2013 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị
định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP
ngày 31 tháng 10 năm
2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn nghiệp vụ về kiểm
soát Thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 155/QĐ-UBND
ngày 23/01/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên về việc ban hành kế hoạch rà
soát, đánh giá thủ tục hành chính tỉnh Hưng Yên năm 2018;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 171/TTr-SLĐTBXH ngày 07/9/2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành
chính trong lĩnh vực Người có công thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội (có phụ lục đính kèm).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
chủ trì, phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh và các cơ quan, đơn vị có
liên quan kịp thời cung cấp thêm thông tin, làm rõ các nội dung liên quan đến kết
quả rà soát, đánh giá thủ tục hành chính (nếu có) khi có phản hồi của Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội theo quy định tại Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Văn phòng Chính phủ.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội và các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách
nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Văn phòng Chính phủ (Cục KSTTHC);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Lãnh đạo VP UBND tỉnh;
- Trung tâm Tin học-Công báo tỉnh;
- Lưu: VT, KSTTL.
|
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Phóng
|
PHỤ LỤC
PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH
VỰC NGƯỜI CÓ CÔNG THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ
XÃ HỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2412/QĐ-UBND ngày 27 tháng 9 năm
2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên)
1. Tên thủ tục
hoặc nhóm thủ tục: Thủ tục
sửa đổi thông tin cá nhân trong hồ sơ người có công
1.1. Nội dung rà soát:
Bổ sung điểm b, khoản 3, điều 48,
Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH
Đối với các trường hợp hồ sơ do ngành
Lao động - Thương binh và Xã hội đang quản lý thì thủ tục giải quyết như sau:
Người có công, thân nhân liệt sĩ hoặc
thân nhân của người có công đã từ trần làm đơn đề nghị đính chính thông tin
trong hồ sơ người có công (Mẫu
HS5) kèm các giấy tờ làm căn cứ để đính chính thông tin gửi Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội nơi quản lý hồ sơ gốc của người có công.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
trong thời gian 20 ngày từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra, đối
chiếu thông tin và có văn bản kèm giấy tờ làm căn cứ để đính chính thông tin gửi
cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Trường hợp cơ quan cấp giấy tờ đã giải thể thì gửi cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan đó để xem xét giải quyết.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
căn cứ văn bản đính chính của cơ
quan có thẩm quyền để điều chỉnh lại thông tin trong hồ sơ người có công và gửi
thông báo điều chỉnh thông tin đến Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Cục Người
có công).
Lý do:
Theo quy định tại khoản 2, điều 48,
thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 05 năm 2013 của Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội quy định cơ quan nào cấp giấy tờ thì cơ quan đó có thẩm quyền sửa đổi. Vì vậy, căn cứ hồ sơ gốc của
người có công được lưu trữ tại Sở và đề nghị của người có công và thân nhân người
có công, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội làm văn bản gửi đi đơn vị có thẩm quyền sửa đổi thông tin để tiến hành
đính chính các thông tin cá nhân của người có công. Tuy nhiên, trong thủ tục
hành chính không quy định thời gian thực hiện đối với cơ quan có thẩm quyền sửa
đổi thông tin, dẫn đến hồ sơ bị trễ hạn so với quy định. Mặt khác, một số đơn vị
không có phản hồi lại về việc có sửa đổi thông tin cho cá nhân hay không hoặc
trả lời không có căn cứ để đính chính nên hồ sơ bị tồn đọng.
1.2 Kiến nghị thực thi
Bổ sung điểm b, khoản 3, điều 48,
Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH như sau:
Đối với các trường hợp hồ sơ do ngành
Lao động - Thương binh và Xã hội đang quản lý thì thủ tục giải quyết như sau:
Người có công, thân nhân liệt sĩ hoặc
thân nhân của người có công đã từ trần làm đơn đề nghị đính chính thông tin
trong hồ sơ người có công (Mẫu
HS5) kèm các giấy tờ làm căn cứ để đính chính thông tin gửi Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội nơi quản lý hồ sơ gốc của người có công.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
trong thời gian 20 ngày từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra, đối
chiếu thông tin và có văn bản kèm
giấy tờ làm căn cứ để đính chính thông tin gửi cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Trường hợp cơ quan cấp giấy tờ đã giải thể thì gửi cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan đó để xem xét giải quyết.
Các đơn vị có thẩm quyền trong vòng 10 ngày từ ngày nhận văn bản đề nghị sửa đổi thông tin tiến hành thẩm định hồ sơ
và làm văn bản thông báo gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
căn cứ văn bản đính chính của cơ quan có thẩm quyền để điều chỉnh lại thông tin
trong hồ sơ người có công và gửi thông báo điều chỉnh thông tin đến Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội (Cục Người có công).
2. Tên thủ tục
hoặc nhóm thủ tục: Thủ tục giải quyết chế độ thờ cúng liệt sỹ
2.1 Nội dung rà soát
Điều 2, Thông tư 16/2014/TT-BLĐTBXH
ngày 30/7/2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
1. Trường hợp liệt sĩ có nhiều con
thì người thờ cúng liệt sĩ là một người con được những người con còn lại ủy quyền;
nếu liệt sĩ chỉ có một con hoặc chỉ còn một con còn sống thì không phải lập
biên bản ủy quyền.
Trường hợp con liệt sĩ có nguyện vọng
giao người khác thực hiện thờ cúng liệt sĩ thì người thờ cúng là người được con
liệt sĩ thống nhất ủy quyền.
Trường hợp liệt sĩ không có hoặc
không còn con hoặc có một con duy nhất nhưng người con đó bị hạn chế năng lực hành vi, mất năng lực hành vi, cư
trú ở nước ngoài hoặc không xác định được nơi cư trú thì người thờ cúng là người
được gia đình hoặc họ tộc liệt sĩ ủy quyền.
2. Trường hợp người thờ cúng liệt sĩ
chết trong năm nhưng trước thời điểm
chi trả trợ cấp thì trợ cấp thờ cúng
liệt sĩ của năm đó được chi trả cho người thờ cúng khác được ủy quyền.
Lý do: Chưa quy định rõ các trường hợp được thờ cúng liệt sỹ nên việc ủy quyền
thờ cúng trong các gia đình chưa thống nhất nên nhiều gia đình đã xảy ra tranh
chấp.
2.2 Kiến nghị thực thi
Bổ sung Khoản 1, Điều 2, Thông tư
16/2014/TT-BLĐTBXH ngày 30/7/2014
của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội như sau:
a) Trường hợp vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ,
con đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi hợp pháp của liệt sĩ còn sống và muốn thờ
cúng liệt sĩ thì người được quyền thờ cúng liệt sĩ là một trong những người nói
trên được những người còn lại lập biên bản ủy quyền thờ cúng liệt sĩ, khi người
được quyền thờ cúng liệt sĩ quy định
tại điểm này chết hoặc không tiếp tục thờ cúng nữa thì phải ủy quyền cho một
trong những người còn lại.
b) Trường hợp những người được quyền
thờ cúng liệt sĩ quy định tại điểm a điều này chết hết hoặc không tiếp tục thờ cúng liệt sĩ nữa thì người có quyền thờ cúng liệt sĩ là một trong những người
sau: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của liệt
sĩ hoặc cháu ruột của liệt sỹ mà liệt sỹ là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại
được những người còn lại lập biên bản ủy quyền thờ cúng liệt sĩ, khi người được quyền thờ cúng liệt sĩ quy định tại điểm này chết hoặc không tiếp tục thờ
cúng nữa thì phải ủy quyền cho một
trong những người còn lại.
c) Trường hợp những người được quyền thờ cúng liệt sĩ quy định tại điểm b điều
này chết hết hoặc không tiếp tục thờ cúng liệt sĩ nữa thì người có quyền thờ
cúng liệt sĩ là một trong những người sau: cụ nội, cụ ngoại, bác ruột, chú ruột,
cậu ruột cô ruột, dì ruột của liệt sĩ; cháu ruột của liệt sĩ mà liệt sĩ là bác
ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của liệt sỹ mà liệt sĩ là
cụ nội, cụ ngoại được những người còn lại lập biên bản ủy quyền thờ cúng liệt
sĩ, khi người được quyền thờ cúng
liệt sĩ quy định tại điểm này chết hoặc không tiếp tục thờ cúng nữa
thì phải ủy quyền cho một trong những
người còn lại.