Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 2382/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Hưng Yên Người ký: Nguyễn Hùng Nam
Ngày ban hành: 15/10/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HƯNG YÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2382/QĐ-UBND

Hưng Yên, ngày 15 tháng 10 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC TIẾP TỤC THỰC HIỆN DỰ ÁN “ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG QUẢN LÝ DỊCH HẠI TỔNG HỢP (IPM) GẮN VỚI SẢN XUẤT NÔNG SẢN HỮU CƠ TRÊN MỘT SỐ CÂY TRỒNG CHỦ LỰC TỈNH HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN 2022-2025”

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN

Căn cứ Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật ngày 25/11/2013;

Căn cứ Nghị định số 108/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 về Nông nghiệp hữu cơ;

Căn cứ Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/05/2018 của Chính phủ về Khuyến nông;

Căn cứ Thông tư 75/2019/TT-BTC ngày 04/11/2019 về việc quy định quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện hoạt động khuyến nông;

Căn cứ Chỉ thị số 8141/CT-BNN-BVTV ngày 24/11/2020 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc tiếp tục triển khai chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên các cây trồng chủ lực, có giá trị kinh tế cao và có tiềm năng xuất khẩu;

Căn cứ Quyết định số 697/QĐ-BVTV-TV ngày 19/3/2018 của Cục Bảo vệ thực vật về việc ban hành nội dung và chương trình khung lớp huấn luyện nông dân (FFS) và đào tạo giảng viên (TOT) về quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây trồng;

Căn cứ Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 15/6/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hưng Yên khóa XIX về Chương trình thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ ý kiến Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh tại cuộc họp Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh với các sở, ngành và địa phương liên quan ngày 13/9/2021;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 228/TTr-SNN ngày 12/10/2021; Công văn số 1122/STC-HCSN của Sở Tài chính về việc thẩm định Dự án IBM giai đoạn 2022-2025.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt tiếp tục thực hiện Dự án “Đẩy mạnh ứng dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) gắn với sản xuất nông sản hữu cơ trên một số cây trồng chủ lực tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2022-2025”, với các nội dung sau:

1. Mục tiêu Dự án

1.1. Mục tiêu tổng quát

- Nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất, bảo vệ môi trường sinh thái và tăng tính thích ứng của cây trồng với biến đổi khí hậu, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân trong việc sản xuất nông nghiệp an toàn, bền vững và nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội.

- Giảm thiểu mối nguy hại do lạm dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hóa học. Tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ, hữu cơ vi sinh, chế phẩm nano tăng tỷ lệ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học, thuốc hoá học có độc tính thấp, thời gian cách ly thấp, nhanh phân hủy để bảo vệ môi trường sinh thái, giảm thiểu rủi ro do biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.

- Tạo cơ sở để chứng nhận các vùng sản xuất an toàn đạt các tiêu chuẩn VietGAP, tiêu chí của mã số vùng trồng, ... nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất theo chuỗi giá trị gia tăng.

1.2. Mục tiêu cụ thể

- Tổ chức 72 lớp FFS-IPM; đào tạo 2160 nông dân nòng cốt trên các loại cây trồng; xây dựng 72 mô hình thực hành IPM với diện tích 48,5ha;

- Phấn đấu mở rộng diện tích cây trồng ứng dụng IPM (Ứng dụng IPM toàn phần và ứng dụng IPM từng phần): Có trên 60% diện tích gieo cấy lúa, 50-60% diện tích cây ăn quả (nhãn, vải, cam, bưởi, chuối, ...), trên 60% diện tích cây rau màu 50% diện tích cây cảnh (cam, quất cảnh,...) ứng dụng IPM vào sản xuất.

- Có 60% thuốc bảo vệ thực vật sinh học và thuốc có nguồn gốc sinh học được sử dụng vào sản xuất; giảm 20-25% lượng thuốc BVTV hóa học; giảm 35-50% chủng loại thuốc bảo vệ thực vật/lần phun và giảm 25-30% số lần phun thuốc bảo vệ thực vật.

- Có 60-65% diện tích cây trồng sử dụng phân hữu cơ, hữu cơ vi sinh; giảm 25-30% lượng phân bón hóa học trong sản xuất.

- Có 85-90% diện tích cây trồng sử dụng chế phẩm nấm đối kháng, chế phẩm sinh học trong chăm sóc và phòng trừ dịch hại.

- Hiệu quả sản xuất của các cây trồng chủ lực tăng từ 10-15%.

2. Nội dung và kế hoạch thực hiện

2.1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người sản xuất và cộng đồng về IPM

- Hàng năm phối hợp với Đài truyền hình tỉnh Hưng Yên, Báo Hưng Yên và trên các phương tiện thông tin đại chúng khác xây dựng các nội dung tuyên truyền kết quả các mô hình IPM trên cây trồng chủ lực của tỉnh; tác hại của thuốc bảo vệ thực vật hóa học có độc tính cao, ứng dụng các biện pháp sinh học nhằm thay thế, giảm thiểu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học; tác dụng của phân bón hữu cơ, hữu cơ vi sinh trong sản xuất nông nghiệp; các nguyên tắc, quy trình kỹ thuật IPM trên cây trồng, ... phát sóng trên chuyên mục bạn của nhà nông hoặc chuyên mục nông nghiệp.

- Xây dựng nội dung các tờ rơi, tờ bướm về quản lý dịch hại tổng hợp IPM.

- Lồng ghép việc tuyên truyền các văn bản liên quan như chương trình, kế hoạch IPM của các cấp, Luật Trồng trọt, Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật; các văn bản liên quan tới công tác quản lý, sử dụng giống, phân bón, thuốc Bảo vệ thực vật, các văn bản, tiêu chuẩn trong sản xuất an toàn; tiêu chuẩn về hàng rào kỹ thuật của sản phẩm nông sản khi tham gia vào thị trường xuất khẩu trong các nội dung giảng dạy các lớp FFS.

2.2. Huấn luyện nông dân nòng cốt (FFS-IPM cơ bản; FFS-IPM nâng cao) kết hợp xây dựng mô hình trình diễn về quản lý dịch hại tổng hợp trên các cây trồng chủ lực

- Tổ chức 72 lớp huấn luyện nông dân nòng cốt FFS-IPM cơ bản và FFS-IPM nâng cao trên các cây trồng chủ lực của tỉnh, cụ thể:

+ Tổ chức 45 lớp FFS-IPM cơ bản trên các loại cây trồng, bao gồm: 10 lớp trên cây lúa, 30 lớp trên cây ăn quả (cây chuối, cây cam, cây bưởi, cây nhãn, cây vải, ...), 03 lớp trên cây rau, màu và 02 lớp trên cây cảnh (cây cam cảnh, quất cảnh, ...).

+ Tổ chức 27 lớp FFS-IPM nâng cao, bao gồm: 15 lớp quản lý, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học, thuốc có nguồn gốc sinh học phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu - RLT hại lúa; 04 lớp quản lý ruồi đục quả trên cây có múi; 03 lớp quản lý sâu đục quả trên cây vải, 03 lớp quản lý bệnh sương mai, thán thư hại nhãn, vải và 02 lớp quản lý ruồi đục quả trên một số loại rau quả (bầu, bí, mướp, ...).

- Thời gian tổ chức lớp học:

+ Lớp FFS-IPM cơ bản: 14 buổi, kéo dài trong suốt 01 vụ đối với cây lúa, cây rau màu; 01 chu kỳ phát triển của cây ăn quả từ khi phân hóa hoa đến khi thu hoạch hoặc từ khi trồng đến khi thu hoạch đối với cây cảnh (cam, quất cảnh).

+ Lớp FFS-IPM nâng cao: 8 buổi từ khi dịch hại (sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu - RLT, ruồi đục quả, sâu đục quả, bệnh sương mai, bệnh thán thư, ...) xuất hiện gây hại trên cây trồng.

- Đối tượng tham gia:

+ Lớp FFS-IPM cơ bản: 30 học viên/lớp là các tổ chức, cá nhân chưa tham gia huấn luyện nông dân nòng cốt (FFS) giai đoạn 2018-2021.

+ Lớp FFS-IPM nâng cao: 30 học viên/lớp là các tổ chức, cá nhân đã tham gia huấn luyện nông dân nòng cốt (FFS) hoặc tham gia thực hiện mô hình ứng dụng IPM vào sản xuất giai đoạn 2018-2021.

- Mỗi lớp học gồm 02 cán bộ kỹ thuật thực hiện hướng dẫn (đã được cấp chứng chỉ TOT).

- Hình thức đào tạo: Đào tạo lý thuyết kết hợp với thực hành trên đồng ruộng (mô hình IPM thực hành). Cụ thể mỗi buổi học chia làm 03 phần:

+ Phần 1: Học viên được cán bộ kỹ thuật hướng dẫn lý thuyết trên lớp.

+ Phần 2: Học viên thực hành trên đồng ruộng

+ Phần 3: Học viên trao đổi, thảo luận dưới sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật đề xuất biện pháp xử lý thời gian tiếp theo.

- Mô hình IPM thực hành:

+ Mỗi lớp FFS-IPM gắn 01 mô hình thực hành; mô hình phải đại diện cho cây trồng, nhóm cây trồng chủ lực của địa phương với quy mô 01ha/mô hình đối với cây lúa; 0,5ha/mô hình đối với cây ăn quả, cây rau màu và cây cảnh.

+ Tổng số mô hình IPM thực hành 72 mô hình với diện tích 48,5ha, bao gồm: 25 mô hình trên cây lúa với diện tích là 25ha; 40 mô hình trên cây ăn quả với diện tích là 20ha; 05 mô hình trên cây rau màu với diện tích 2,5ha; 02 mô hình trên cây cảnh với diện tích 01ha.

+ Đối tượng thực hiện mô hình: Là ruộng của học viên tham gia lớp huấn luyện nông dân nòng cốt (FFS-IPM cơ bản; FFS-IPM nâng cao)

2.3. Ứng dụng IPM trên phạm vi rộng của sản xuất

- Diện tích ứng dụng IPM vào sản xuất trên cây lúa là 760 ha, trong đó: Năm 2022 là 240 ha; năm 2023 là 210 ha, năm 2024 là 180 ha, năm 2025 là 130ha.

- Diện tích ứng dụng IPM vào sản xuất trên cây ăn quả là 160 ha, trong đó: năm 2023 là 55 ha, năm 2024 là 50 ha; năm 2025 là 55 ha.

- Diện tích ứng dụng IPM vào sản xuất trên cây rau, màu là 25 ha, trong đó: Năm 2022 là 05 ha, năm 2023 là 10 ha, năm 2024 là 10 ha.

- Diện tích ứng dụng IPM vào sản xuất trên cây cảnh (Cây cam, quất cảnh) là 10 ha, trong đó: năm 2023 là 05 ha, năm 2024 là 05 ha.

2.4. Hội nghị, hội thảo đầu bờ

a) Hội nghị: Tổ chức hội nghị triển khai và sơ kết hàng năm nhằm triển khai và đánh giá kết quả thực hiện, những tồn tại và giải pháp thực hiện; số lượng: 02 hội nghị/năm x 4 năm = 8 hội nghị.

b) Hội thảo đầu bờ: Lựa chọn mô hình điển hình có kết quả rõ nét để đánh giá kết quả của mô hình trình diễn trên các loại cây trồng qua quá trình áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (mỗi loại từ 1-2 hội nghị); số lượng: 05 hội thảo/năm x 4 năm = 20 hội thảo.

3. Giải pháp thực hiện

3.1. Giải pháp về thông tin, tuyên truyền

- Qua phương tiện thông tin đại chúng:

+ Xây dựng các tin, phóng sự, chuyên mục truyền hình về kỹ thuật áp dụng IPM trên cây trồng, hiệu quả từ các mô hình IPM.

+ Phát ấn tờ rơi, tờ bướm về quản lý dịch hại tổng hợp IPM trên các cây trồng.

- Qua các hội nghị, hội thảo: Lựa chọn các mô hình tiêu biểu tổ chức hội thảo đầu bờ để tuyên truyền đến các sở, ban, ngành và nông dân trong và ngoài vùng nắm được lợi ích, hiệu quả của mô hình.

3.2. Giải pháp về đào tạo

- Cán bộ kỹ thuật tham gia huấn luyện nông dân: Tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức cho các cán bộ kỹ thuật về nội dung và phương pháp huấn luyện quản lý dịch hại tổng hợp cho nông dân (FFS).

- Chọn nông dân tham gia lớp huấn luyện FFS-IPM: Là người sản xuất, có khả năng tiếp thu, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất nông nghiệp, là người có uy tín, có khả năng thu hút, gần gũi với cộng đồng dân cư nơi cư trú, có thể hướng dẫn người khác làm theo mình và có độ tuổi dưới 65 tuổi.

- Chọn cây trồng: Xác định từng loại cây trồng chủ lực của từng địa phương để mở lớp FFS-IPM trên cây trồng đó; tập trung trên các cây trồng chính như: cây lúa, cây có múi, nhãn, vải, chuối, rau màu, ...

- Phương thức huấn luyện: Tiến hành huấn luyện theo phương pháp “cầm tay chỉ việc”, hướng dẫn cụ thể ngay trên ruộng của người nông dân với những thí nghiệm nhỏ đơn giản, dễ làm, để người nông dân tự thực hành, tự kiểm tra kết quả.

- Bố trí mô hình IPM thực hành:

+ Địa điểm: Tại địa phương nơi tổ chức lớp FFS-IPM.

+ Cây trồng: Là cây đã được lựa chọn để huấn luyện FFS.

+ Nông dân tham gia mô hình: Là nông dân trong xã có tham gia lớp FFS-IPM, có sản xuất cây trồng trên và có nhu cầu áp dụng IPM vào sản xuất nông nghiệp của gia đình.

3.3. Giải pháp khoa học công nghệ

- Sử dụng giống cây trồng phù hợp với cơ cấu giống chỉ đạo của tỉnh; Sử dụng chế phẩm nấm đối kháng trong xử lý rơm rạ, ủ tàn dư thực vật thành phân hữu cơ để cung cấp lại cho đất.

- Tập trung công tác chuyển giao kỹ thuật thông qua xây dựng các mô hình sản xuất theo hướng bền vững. Tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh, vi sinh vật đối kháng, chế phẩm sinh học, nano ... trong quản lý dịch hại nham giảm thiểu sử dụng phân bón hóa học, hóa chất thuốc bảo vệ thực vật.

- Ứng dụng các biện pháp sinh học, lý học thay thế hóa chất thuốc bảo vệ thực vật, bao gồm chế phẩm sinh học có tiềm năng (bẫy, bả, pheromone, ký sinh, ...).

- Bổ sung, hoàn thiện hệ thống theo dõi, điều tra phát hiện, dự tính dự báo giám sát dịch hại, khuyến cáo phòng trừ sâu bệnh nhằm đáp ứng tính kịp thời, chính xác thông tin phục vụ công tác quản lý dịch hại, phân tích giám định mẫu, giám sát phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong sản phẩm.

- Ứng dụng công nghệ 4.0 vào chia sẻ thông tin trong quá trình huấn luyện nông dân (Zalo, Mesenger,...), sử dụng phần mềm định dạng sinh vật gây hại giúp nông dân dễ dàng nhận biết các đối tượng và đưa ra được biện pháp phòng trừ hiệu quả.

3.4. Giải pháp về cơ chế, chính sách

- Ngân sách tỉnh hỗ trợ:

+ 100% kinh phí: Mở lớp huấn luyện nông dân FFS-IPM; xây dựng mô hình IPM thực hành; kinh phí thông tin, tuyên truyền; hội nghị, hội thảo; thuê khoán chuyên môn thực hiện mô hình ứng dụng IPM vào sản xuất; Ban quản lý, chi khác (Thuê tư vấn, thẩm định giá, thăm quan học tập, Giấy chứng nhận, thuê xe, văn phòng phẩm, ngoài giờ, ...)

+ 50% chi phí vật tư thiết yếu ứng dụng IPM vào sản xuất (phân bón hữu cơ vi sinh; thuốc bảo vệ thực vật sinh học, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học; Chế phẩm sinh học, bẫy, bả pheromone, ...) theo quy định tại Nghị định 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 của Chính phủ về Khuyến nông.

- Các nội dung hỗ trợ của Dự án không trùng lắp với các nguồn hỗ trợ từ các Dự án, đề tài khác tại địa bàn thực hiện.

4. Kinh phí xây dựng Dự án

4.1. Tổng kinh phí thực hiện: 49.254.050.000 đồng, gồm:

4.1.1. Kinh phí ngân sách tỉnh: 7.839.900.000 đồng, bao gồm:

- Kinh phí huấn luyện nông dân FFS-IPM: 2.469.900.000 đồng

- Vật tư, nguyên liệu xây dựng mô hình: 4.187.800.000 đồng

- Kinh phí thông tin, tuyên truyền: 240.000.000 đồng

- Thuê khoán chuyên môn: 119.000.000 đồng

- Hội nghị, hội thảo đầu bờ: 450.000.000 đồng

- Hoạt động quản lý và các chi phí khác: 373.200.000 đồng

4.1.2. Kinh phí nông dân tự có và các nguồn khác: 41.414.150.000 đồng

(Chi tiết tại phụ lục)

4.2. Phân kỳ đầu tư

ĐVT: 1.000đồng

Năm thực hiện

2022

2023

2024

2025

Tổng

Kinh phí từ NS tỉnh

1.923.320

2.218.780

2.015.120

1.682.680

7.839.900

Kinh phí nông dân tự có và các nguồn hợp pháp khác (NS địa phương)

9.609.325

12.366.425

10.859.800

8.578.600

41.414.150

Tổng

11.532.645

14.585.205

12.874.920

10.261.280

49.254.050

5. Thời gian thực hiện: Năm 2022-2025.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Thành lập Ban quản lý Dự án để quản lý, chỉ đạo, điều hành tổ chức thực hiện Dự án.

- Hàng năm chủ trì, xây dựng triển khai kế hoạch đến các đơn vị thực hiện, báo cáo kết quả thực hiện với UBND tỉnh theo quy định.

- Phối hợp với Sở Kế hoạch Đầu tư, Sở Tài chính xây dựng kế hoạch ngân sách trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt thực hiện.

- Hợp tác với các đơn vị nghiên cứu, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh giống cây trồng, .... để đưa các giống mới chất lượng, có sức chống chịu cao vào sản xuất theo đúng nguyên tắc của IPM.

- Phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Hưng Yên; Báo Hưng Yên và các cơ quan truyền thông khác thông tin, phổ biến, tuyên truyền về các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp trên các cây trồng chủ lực, tác hại của việc lạm dụng hóa chất trong nông nghiệp, ....

- Phối hợp với các địa phương, tổ chức lồng ghép các Chương trình, đề án, dự án, các chính sách hỗ trợ sản xuất giai đoạn 2021-2025 đề xuất cơ chế chính sách áp dụng IPM trong sản xuất đại trà.

- Chỉ đạo và giao Chi cục Bảo vệ thực vật là đơn vị tham mưu triển khai, thực hiện các nội dung Dự án.

2. Sở Tài chính

Chủ trì, phối hợp với Ban quản lý Dự án Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu UBND tỉnh, bố trí kinh phí để triển khai thực hiện các nội dung của Dự án.

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT ban hành các văn bản hướng dẫn quản lý, cấp phát và thanh quyết toán nguồn kinh phí theo quy định tài chính hiện hành.

3. Các sở, ngành đoàn thể liên quan

Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ được phân công, các sở, ban ngành đoàn, thể có liên quan phối hợp với Ban quản lý Dự án Sở Nông nghiệp và PTNT để triển khai thực hiện các nội dung của Dự án.

4. UBND các huyện, thị xã, thành phố

- Phối hợp với Ban quản lý Dự án Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo, triển khai và tổ chức thực hiện tốt các nội dung của Dự án tại địa phương.

- Chỉ đạo Đài truyền thanh của huyện, thành phố thường xuyên đưa tin, bài về ứng dụng Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây trồng; ý thức trách nhiệm về quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn:

+ Phối hợp với Chi cục Bảo vệ thực vật tổ chức lớp huấn luyện IPM: chuẩn bị địa điểm học tập cho lớp, địa điểm bố trí mô hình thực nghiệm theo yêu cầu của lớp học.

+ Lựa chọn và tổ chức nhân rộng mô hình, khuyến cáo nông dân ứng dụng chương trình IPM vào sản xuất.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở, ngành: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Kho bạc nhà nước Hưng Yên; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Lãnh đạo VP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KT2TTuấn.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Hùng Nam

 

PHỤ LỤC:

BẢNG TỔNG HỢP KINH PHÍ
(Kèm theo Quyết định số 2382/QĐ-UBND ngày 15/10/2021 của UBND tỉnh)

ĐVT: 1.000 đồng

STT

Nội dung thực hiện

Kinh phí thực hiện

Ngân sách tỉnh hỗ trợ

Kinh phí nông dân tự có và các nguồn hợp pháp khác (NS địa phương)

1

Mở lớp huấn luyện nông dân FFS-IPM (1.1+1.2)

2.469.900

2.469.900

0

1.1

FFS-IPM cơ bản

1.866.000

1.866.000

0

 

Cây lúa

372.000

372.000

 

 

Cây ăn quả

1.296.000

1.296.000

 

 

Cây rau, màu, dược liệu

111.600

111.600

 

 

Cây cảnh (cam,quất cảnh)

86.400

86.400

 

1.2

FFS-IPM nâng cao

603.900

603.900

0

 

Cây lúa

325.500

325.500

 

 

Cây ăn quả

235.000

235.000

 

 

Cây rau, màu, dược liệu

43.400

43.400

 

2

Vật tư, NL xây dựng mô hình thực hành IPM

2.584.650

569.900

2.014.750

 

Cây lúa

979.500

157.000

822.500

 

Cây ăn quả

1.418.000

368.000

1.050.000

 

Cây rau, màu, dược liệu

115.000

27.500

87.500

 

Cây cảnh (cam,quất cảnh)

72.150

17.400

54.750

3

Vật tư, NL xây dựng mô hình ứng dụng IPM vào sản xuất CB

29.524.500

2.373.500

27.151.000

 

Cây lúa

19.590.000

1.320.000

18.270.000

 

Cây ăn quả

8.508.000

924.000

7.584.000

 

Cây rau, màu, dược liệu

705.000

67.500

637.500

 

Cây cảnh (cam,quất cảnh)

721.500

62.000

659.500

4

Vật tư, NL xây dựng mô hình ứng dụng IPM vào sản xuất NC

13.492.800

1.244.400

12.248.400

 

Cây lúa

10.186.800

816.400

9.370.400

 

Cây ăn quả

2.836.000

368.000

2.468.000

 

Cây rau, màu, dược liệu

470.000

60.000

410.000

5

Hội nghị, hội thảo

450.000

450.000

 

6

Thông tin tuyên truyền

240.000

240.000

 

7

Thuê khoán chuyên môn

119.000

119.000

 

8

Chi khác: Thuê tư vấn, thẩm định giá, thăm quan học tập, Giấy chứng nhận, thuê xe, văn phòng phẩm, ngoài giờ, ...

373.200

373.200

 

Tổng (1+2+3+4+5+6+7+8)

49.254.050

7.839.900

41.414.150

 

Bảng phân kỳ kinh phí theo năm

(Kèm theo Quyết định số 2382/QĐ-UBND ngày 15/10/2021 của UBND tỉnh)

STT

Nội dung thực hiện

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Tổng

1

Ngân sách tỉnh

1.923.320

2.218.780

2.015.120

1.682.680

7.839.900

1,1

Mở lớp huấn luyện nông dân FFS-IPM cơ bản

612.000

494.400

463.200

296.400

1.866.000

1,2

Mở lớp huấn luyện nông dân FFS-IPM nâng cao

179.000

157.300

112.100

155.500

603.900

1,3

Vật tư, nguyên vật liệu xây dựng mô hình IPM thực hành

177.420

149.380

131.820

111.280

569.900

1,4

Vật tư, nguyên vật liệu xây dựng mô hình ứng dụng IPM vào sản xuất CB

550.500

757.500

587.000

478.500

2.373.500

1,5

Vật tư, nguyên vật liệu xây dựng mô hình ứng dụng IPM vào sản xuất NC

125.600

356.400

419.200

343.200

1.244.400

1,6

Hội nghị, hội thảo

112.500

112.500

112.500

112.500

450.000

1,7

Thông tin tuyên truyền

60.000

60.000

60.000

60.000

240.000

1,8

Thuê khoán chuyên môn

13.000

38.000

36.000

32.000

119.000

1,9

Chi hoạt động quản lý, chi khác

93.300

93.300

93.300

93.300

373.200

2

Kinh phí nông dân tự có và các nguồn hợp pháp khác (NS địa phương)

10.568.025

11.407.725

10.859.800

8.578.600

41.414.150

Tổng kinh phí thực hiện (1+2)

12.491.345

13.626.505

12.874.920

10.261.280

49.254.050

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2382/QĐ-UBND ngày 15/10/2021 thực hiện Dự án “Đẩy mạnh ứng dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) gắn với sản xuất nông sản hữu cơ trên một số cây trồng chủ lực tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2022-2025"

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


19

DMCA.com Protection Status
IP: 3.21.97.51
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!