Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 2020/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Nai Người ký: Võ Văn Phi
Ngày ban hành: 09/07/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐNG NAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2020/QĐ-UBND

Đồng Nai, ngày 09 tháng 7 năm 2024

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUYẾT ĐỊNH SỐ 1116/QĐ-UBND NGÀY 04 THÁNG 5 NĂM 2022 CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI VỀ CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN NÔNG ĐỊA PHƯƠNG 05 NĂM GIAI ĐOẠN 2021-2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Sửa đi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyn địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ về Khuyến nông;

Căn cứ Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu Ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bn vững;

Căn cứ Quyết định số 1360/QĐ-BNN-KHCN ngày 24 tháng 4 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Chương trình khuyến nông Trung ương giai đoạn 2020 - 2025;

Căn cứ Thông tư số 75/TT-BTC ngày 04 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện hoạt động khuyến nông;

Căn cứ Nghị quyết số 10/2020/NQ-HĐND ngày 10 tháng 7 năm 2020 của Hội đng nhân dân tỉnh Đồng Nai quy định nội dung chi, mức hỗ trợ cho các hoạt động khuyến nông trên địa bàn tỉnh Đng Nai;

Căn cứ Quyết định số 1116/QĐ-UBND ngày 04 tháng 5 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai phê duyệt Chương trình khuyến nông địa phương 05 năm giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ ý kiến của các thành viên Hội đồng theo Quyết định số 2816/QĐ-UBND ngày 19 tháng 8 năm 2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai về việc thống nhất trình Ủy ban nhân dân tỉnh Đng Nai điều chỉnh, bổ sung Chương trình khuyến nông địa phương 05 năm giai đoạn 2021 - 2025;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 1911/TTr-SNN ngày 02 tháng 5 năm 2024 và Văn bản số 2824/SNN-TTDVNN ngày 17 tháng 6 năm 2024.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Chương trình khuyến nông địa phương 05 năm giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (được Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai phê duyệt tại Quyết định số 1116/QĐ-UBND ngày 04 tháng 5 năm 2022) với những nội dung điều chỉnh và phụ lục điều chỉnh I, II, III, IV, V, VI kèm theo Quyết định này.

Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Chương trình đúng theo quy định hiện hành. Đồng thời, chịu trách nhiệm trong việc xác định nhiệm vụ, thông tin, số liệu, thẩm định nội dung, khối lượng công việc, phương pháp thực hiện và dự toán kinh phí thực hiện.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Các nội dung khác tại Quyết định số 1116/QĐ-UBND ngày 04 tháng 5 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai phê duyệt Chương trình khuyến nông địa phương 05 năm giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai vẫn giữ nguyên, không thay đổi.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Khoa học và Công nghệ; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh; Giám đốc Chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Như điều 4;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (b/c);
- Thường trực: T
U và HĐND tỉnh;
- Ủy ban MTTQVN tỉnh;
- Q. Chủ tịch, các PCT. UBND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành và đoàn thể tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Chánh, các PCVP. UBND tỉnh;
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, KTNS, KTN.
(Khoa/Qdchuongtrinhknong/01.7-364)

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH

PHÓ
CHỦ TỊCH




Võ Văn Phi

PHỤ LỤC I

NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUYẾT ĐỊNH SỐ 1116/QĐ-UBND NGÀY 04 THÁNG 5 NĂM 2022 CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI VỀ CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN NÔNG ĐỊA PHƯƠNG 05 NĂM GIAI ĐOẠN 2021-2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
(Kèm theo Quyết định số 2020/QĐ-UBND ngày 09 tháng 7 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đng Nai)

Phần I

NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH

I. BỒI DƯỠNG, TẬP HUẤN VÀ ĐÀO TẠO

Điều chỉnh, bổ sung tại Phụ lục I, IV, V Quyết định số 1116/QĐ-UBND ngày 04 tháng 5 năm 2022, cụ thể như sau:

1. S Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp tỉnh Đồng Nai)

- Tập huấn về kỹ thuật sản xuất cho nông dân trên địa bàn tỉnh: điều chỉnh giảm từ 115 lớp xuống còn 104 lớp đồng thời tăng định mức từ 11.600.000 đồng/lớp lên thành 13.500.000 đồng/lớp.

- Bổ sung 34 lớp tập huấn hướng dẫn tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động cho các tổ khuyến nông cộng đng với định mức 18.250.000 đồng/lớp.

- Cập nhật kiến thức chuyên môn cho người làm công tác khuyến nông địa phương: điều chỉnh giảm từ 05 lớp xuống còn 02 lớp.

- Tập huấn chuyn giao khoa học kỹ thuật cho cán bộ kỹ thuật: điều chỉnh giảm từ 05 lớp xuống còn 01 lớp.

- Dạy nghề: Chuyển nội dung dạy nghề sang giai đoạn 2026-2030.

- Bổ sung thêm phần chi phí: thẩm định giá; lập hồ sơ mời thầu và đấu thu; quản lý nhiệm vụ khuyến nông đối với mục thuê xe.

2. Ủy ban nhân dân thành phố Long Khánh

Lớp tập hun chuyn giao k thuật, khoa học công nghệ, bảo vệ thực vật đến nông dân:

+ Điều chỉnh giảm từ 120 lớp xuống còn 93 lớp.

+ Nội dung lớp tập huấn: đề xuất chuyển từ nội dung “chuyển giao kỹ thuật, khoa học công nghệ, bảo vệ thực vật đến nông dân” thành kỹ thuật trồng chăm sóc và phòng trị sâu, bệnh trên cây trồng vật nuôi”.

3. Ủy ban nhân dân huyện Trảng Bom

- Chuyển nội dung 22 lớp tập huấn “quy trình canh tác hữu cơ trên cây trồng” xuống thành 03 lớp “tập huấn quy trình canh tác theo VietGAP, hướng hữu cơ và hữu cơ trên cây trồng”.

- Điều chỉnh nội dung 04 lớp tập huấn “Tuyên truyền các văn bản, quy định mới về trồng trọt, bảo vệ thực vật xuống thành 02 lớp “Tuyên truyền các văn bản, quy định mới về trồng trọt, bảo vệ thực vật, các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp”.

- Điều chỉnh giảm từ 20 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân vùng thực hiện mô hình xuống còn 15 lớp.

- Điều chỉnh 66 lớp tập huấn “về chăm sóc và phòng trừ dịch hại tổng hợp trên cây trồng, ứng phó biến đổi khí hậu” và 12 lớp tập huấn “về kỹ thuật cây trồng, vật nuôi” thành 73 lớp tập huấn “kỹ thuật về canh tác và phòng tr dịch hại cây trồng, vật nuôi, biến đổi khí hậu”.

4. Ủy ban nhân dân huyện Vĩnh Cửu

- Điều chỉnh giảm: 42 lớp tập huấn về quy trình canh tác hướng hữu cơ, hữu cơ trên các loại cây trồng xuống còn 41 lớp; 24 lớp tập huấn nhân rộng mô hình nuôi thủy sản an toàn sinh học xuống còn 14 lớp.

- Điều chỉnh giảm 24 lớp tập huấn mô hình canh tác công nghệ cao trong nhà màng xuống còn 18 lớp.

- Điều chỉnh 36 lớp “tập huấn về ứng dụng chế phẩm sinh học, thuốc BVTV sinh học trong phòng, tr sâu bệnh hại trên cây có múi” thành “35 lớp tập huấn ứng dụng các chế phẩm sinh học, thuốc BVTV sinh học trong phòng, trừ sâu bệnh hại trên cây trồng”.

- Điều chỉnh giảm 36 lớp “tập huấn kỹ thuật nhân rộng mô hình ghép cải tạo giống xoài kém chất lượng sang giống xoài hiệu quả kinh tế cao” thành 21 lớp “tập huấn về ghép, cải tạo giống xoài”.

- Bổ sung: 12 lớp tập huấn về sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hợp lý và hiệu quả; 21 lớp tập huấn về kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp.

5. Ủy ban nhân dân huyện Định Quán

- Chuyển 55 lớp tập huấn áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới về trồng trọt thành 40 lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật (sản xuất theo hướng GAP, GlobalGAP, hữu cơ,...).

- Chuyển 55 lớp tập huấn áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới về chăn nuôi thành 35 lớp gồm: 25 lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật chăn nuôi heo hữu cơ an toàn sinh học; 05 lớp tập huấn chăn nuôi heo, gà, bò, dê theo quy trình VietGAHP và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới trong chăn nuôi, phòng trừ dịch bệnh trên đàn vật nuôi; 05 lớp triển khai chủ trương các chính sách pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực chăn nuôi.

- Chuyển 55 lớp tập huấn áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới về thủy sản thành 18 lớp chuyn giao khoa học kỹ thuật mới trong nuôi trồng thủy sản.

6. Ủy ban nhân dân huyện Nhơn Trạch

- Điều chỉnh giảm lớp tập huấn áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới về trồng trọt từ 100 lớp xuống còn 10 lớp; 15 lớp tập huấn áp dụng kỹ thuật mới về thủy sản xuống còn 10 lớp.

- Bỏ nội dung lớp tập huấn áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới về chăn nuôi.

7. Ủy ban nhân dân huyện Tân Phú

- Điều chỉnh giảm lớp tập huấn kỹ thuật cây trồng vật nuôi từ 150 lớp xuống còn 15 lớp; lớp quy trình canh tác hữu cơ trên cây trồng từ 20 lớp xuống còn 10 lớp.

- Bỏ nội dung lớp tập huấn công nghệ nhà màng, nhà kính; sản xuất lúa ging xác nhận; nhân và ghép cải tạo cây điều, cây ăn trái.

8. Ủy ban nhân dân huyện Thống Nhất

Điều chỉnh tăng số lớp tập huấn từ 200 lớp lên thành 228 lớp.

Đề xuất điều chỉnh nội dung tập huấn từ “Chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, khoa học công nghệ, quy trình GAP, hữu cơ, mã số vùng trồng” thành “Kỹ thuật và phổ biến các chính sách Quy định về mã vùng trồng, chuỗi liên kết, Chương trình Hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP), Công nghệ cao, Hữu cơ trong nông nghiệp...”.

II. THÔNG TIN TUYÊN TRUYỀN

Điều chỉnh, bổ sung tại Phụ lục II, IV, V Quyết định số 1116/QĐ-UBND ngày 04 tháng 5 năm 2022, cụ thể như sau:

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp tỉnh Đồng Nai)

- Hội thảo cấp tỉnh: điều chỉnh giảm từ 08 cuộc xuống còn 03 cuộc với mức kinh phí hỗ trợ là 86.900.000 đồng/cuộc.

- Hội thảo cấp huyện: điều chỉnh giảm từ 12 cuộc xuống còn 04 cuộc với mức kinh phí hỗ trợ là 39.200.000 đồng/cuộc.

- Học tập kinh nghiệm sản xuất: điều chỉnh giảm t 20 chuyến xuống còn 04 chuyến.

- Chuyển đi số trong công tác khuyến nông: Chuyển nội dung chuyển đổi số trong công tác khuyến nông sang giai đoạn 2026-2030.

- Tổ chức hội nghị tng kết công tác khuyến nông hàng năm, sơ kết chương trình khuyến nông và tổng kết công tác thông tin tuyên truyền 05 năm: điều chỉnh giảm từ 06 đợt xuống còn 03 đợt.

- Bổ sung thêm phần chi phí: thẩm định giá; lập hồ sơ mời thầu và đấu thu; quản lý nhiệm vụ khuyến nông đối với nhiệm vụ tham quan học tập và in ấn tài liệu với tng kinh phí: 62.124.000 đồng.

2. Ủy ban nhân dân thành phố Long Khánh

Tham quan học tập mô hình sản xuất: điều chỉnh số chuyến học tập kinh nghiệm từ 08 chuyến xuống còn 07 chuyến.

3. Ủy ban nhân dân huyện Trảng Bom

- Điều chỉnh nội dung học tập kinh nghiệm mô hình sản xuất t 04 chuyến xuống còn 03 chuyến.

- Điều chỉnh 12 buổi t “hội thảo đầu bờ” thành 10 buổi “Hội thảo đầu bờ mô hình có hiệu quả, nhân rộng...”.

4. Ủy ban nhân dân huyện Vĩnh Cửu

Điều chỉnh giảm hội thảo mô hình hiệu quả từ 25 cuộc xuống còn 20 cuộc; 10 chuyến học tập kinh nghiệm xuống còn 04 chuyến; 48 lớp Thông tin, tuyên truyền các chính sách hỗ trợ phát triển Nông nghiệp và Nông thôn xuống còn 36 lớp.

5. Ủy ban nhân dân huyện Xuân Lộc

Điều chỉnh nội dung học tập kinh nghiệm mô hình sản xuất từ 10 chuyến xuống còn 07 chuyến.

6. Ủy ban nhân dân huyện Nhơn Trạch

Điều chỉnh giảm hội thảo nhân rộng mô trình trồng trọt từ 10 lớp xuống còn 04 lớp đồng thời không thực hiện nội dung hội thảo nhân rộng mô hình chăn nuôi.

7. Ủy ban nhân dân huyện Thống Nhất

Điều chỉnh nội dung học tập kinh nghiệm mô hình sản xuất từ 10 chuyến xuống còn 02 chuyến.

III. XÂY DỰNG VÀ NHÂN RỘNG MÔ HÌNH

Điều chỉnh, bổ sung tại Phụ lục III, IV, V, VI Quyết định số 1116/QĐ- UBND ngày 04 tháng 5 năm 2022, cụ thể như sau:

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp tỉnh Đồng Nai)

a) Đối với mô hình trồng trọt và bảo vệ thực vật

- Mô hình mẫu sản xuất rau công nghệ cao: đề xuất chuyển sang giai đoạn 2026-2030.

- Mô hình các loại cây ăn quả theo hướng hữu cơ, VietGAP đảm bảo chất lượng đạt chuẩn xuất khẩu: điều chỉnh giảm từ 24 mô hình xuống còn 11 mô hình.

- Mô hình các loại rau ăn lá, thân, quả theo hướng VietGAP, hữu cơ: điều chỉnh giảm từ 09 mô hình xuống còn 02 mô hình.

- Mô hình lúa giống mới và lúa theo hướng hữu cơ: đề xuất không thực hiện.

- Mô hình trồng cây công nghiệp ngắn ngày (cây mì): điều chỉnh giảm từ 08 mô hình xuống còn 01 mô hình.

- Mô hình cây công nghiệp dài ngày: điều chỉnh giảm từ 24 mô hình xuống còn 06 mô hình.

b) Mô hình chăn nuôi

- Điều chỉnh tên mô hình từ “nuôi heo rừng lai theo hướng hữu cơ” thành “nuôi lợn nội an toàn sinh học” đồng thời điều chỉnh giảm từ 12 mô hình xuống còn 06 mô hình.

- Mô hình nuôi gà an toàn sinh học: để xuất chuyển sang giai đoạn 2026-2030.

c) Mô hình thủy sản

- Điều chỉnh tên mô hình từ “Nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao” thành “nuôi tôm thẻ chân trắng 02 giai đoạn tuần hoàn nước” đồng thời điều chỉnh giảm t 08 mô hình xuống còn 01 mô hình;

- Điều chỉnh tên mô hình từ “Mô hình nuôi lươn không bùn thương phẩm” thành “mô hình nuôi lươn đồng không bùn thương phẩm trong bể nổi” đồng thời điều chỉnh giảm từ 05 mô hình xuống còn 01 mô hình;

- Điều chỉnh giảm mô hình nuôi thâm canh các loại cá bản địa có giá trị kinh tế cao (Mô hình nuôi cá chình nước ngọt tuần hoàn trong bể nổi; Mô hình nuôi cá bống tượng nước ngọt tuần hoàn trong bể nổi) từ 06 mô hình xuống còn 02 mô hình;

- Điều chỉnh mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực 07 mô hình sang thực hiện 02 mô hình gồm: “nuôi tôm càng xanh toàn đực bán thâm canh trong ao gắn với vùng nuôi được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm” và mô hình “nuôi luân canh tôm càng xanh-lúa gắn với vùng nuôi được cấp GCN đủ điều kiện ATTP” được chuyển từ phần kinh phí của Chi cục Thủy sản qua.

d) Bổ sung thêm phần chi phí: thẩm định giá; lập hồ sơ mời thầu và đấu thầu; quản lý nhiệm vụ khuyến nông mới tổng kinh phí: 482.920.500 đồng.

2. Ủy ban nhân dân thành phố Long Khánh

- Đề xuất không thực hiện các mô hình: mô hình phế phụ phẩm sau trồng nấm; mô hình nấm ăn; mô hình cây lan; mô hình cây rau; mô hình du lịch sinh thái vườn. Chuyn phn kinh phí này sang thực hiện các mô hình: 02 mô hình dưa lưới; 06 mô hình sầu riêng; 04 mô hình cây bưởi với nội dung thực hiện áp dụng các phương pháp canh tác an toàn; theo hướng hữu cơ; áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp; chuyển 04 mô hình nuôi bò thành nuôi dê vỗ béo nâng tng s mô hình nuôi dê thành 08 mô hình; điều chỉnh giảm: 16 mô hình nuôi gà ta thành 15 mô hình; 12 mô hình nuôi lươn xuống còn 04 mô hình.

+ Phần mục tiêu của mô hình lúa: điều chỉnh từ “áp dụng canh tác nông nghiệp bn vững, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật” thành “áp dụng canh tác nông nghiệp bền vững, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, canh tác theo hướng hữu cơ”; đồng thời điều chỉnh từ 08 mô hình lên 10 mô hình;

+ Phần mục tiêu của mô hình nuôi dê: điều chỉnh từ “định lượng khẩu phần thức ăn bằng các loại thức ăn hn hợp và thức ăn ủ chua” thành “bổ sung vào khẩu phần ăn các loại thức ăn hỗn hợp, sử dụng vắc xin phòng bệnh”.

3. Ủy ban nhân dân thành phố Biên Hòa

Điều chỉnh không thực hiện mô hình cây dược liệu cao an xoa, xáo tam phân, Sâm bố chính.

4. Ủy ban nhân dân huyện Trảng Bom

- Điều chỉnh giảm mô hình: 08 mô hình thâm canh cây chuối xuống còn 04 mô hình; 04 mô hình thâm canh cây ca cao xuống còn 01 mô hình; 08 mô hình thâm canh cây bưởi còn 01 mô hình.

- Không thực hiện mô hình cây điều chuyển sang thực hiện 02 mô hình thâm canh cây lúa.

- Bổ sung thực hiện: 04 mô hình thâm canh cây rau; 01 mô hình thâm canh cây ăn quả khác.

- Điều chỉnh tăng từ 05 mô hình chăn nuôi gà thành 16 mô hình.

5. Ủy ban nhân dân huyện Vĩnh Cửu

Điều chỉnh giảm từ 05 mô hình nông nghiệp đô thị xuống còn 01 mô hình; không thực hiện nội dung xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt.

6. Ủy ban nhân dân huyện Xuân Lộc

- Mô hình cây tiêu: điều chỉnh quy mô thực hiện từ 0,5 ha thành 01 ha/mô hình đồng thời điều chỉnh giảm từ 10 mô hình xuống còn 05 mô hình.

- Điều chỉnh giảm: Mô hình cây xoài giảm từ 10 mô hình xuống còn 01 mô hình; mô hình cây rau từ 05 mô hình xuống còn 02 mô hình; mô hình thâm canh cây lúa từ 10 mô hình xuống còn 04 mô hình; đồng thời thực hiện mới 01 mô hình cây ca cao.

- Điều chỉnh giảm 10 mô hình nuôi bò xuống còn 03 mô hình nuôi bò vỗ béo và 02 mô hình nuôi dê vỗ béo với quy mô thực hiện bằng hoặc dưới 50 con/mô hình.

7. Ủy ban nhân dân huyện Định Quán

- Điều chỉnh giảm: 10 mô hình thâm canh cây bưởi xuống còn 03 mô hình VietGAP cây bưởi; 03 mô hình ghép cải tạo cây xoài xuống còn 02 mô hình đồng thời bổ sung thực hiện 03 mô hình VietGAP cây sầu riêng; 02 mô hình VietGAP cây ca cao; 03 mô hình VietGAP cây chuối; 02 mô hình VietGAP/ hướng hữu cơ rau ăn lá/củ quả; 01 mô hình hu cơ (mô hình trồng xen cây sương sâm trồng xen dưới tán rng).

- Điều chỉnh giảm 20 mô hình chăn nuôi bò xuống còn 01 mô hình cải thiện chất lượng đàn bò cái nền, bò thịt nâng cao giá trị kinh tế; chuyển 50 mô hình chăn nuôi dê sang thực hiện các mô hình gồm: 14 mô hình chăn nuôi heo, gà VietGAP; 01 mô hình chăn nuôi giống heo đen bản địa theo hướng hữu cơ; 01 mô hình chăn nuôi heo rừng lai theo hướng hữu .

- Bổ sung thêm 01 mô hình nuôi ba ba trong bể xi măng.

8. Ủy ban nhân dân huyện Cẩm Mỹ

Đề nghị không thực hiện nội dung xây dựng và nhân rộng mô hình giống lúa mới.

9. Ủy ban nhân dân huyện Nhơn Trạch

- Điều chỉnh giảm các mô hình gồm: mô hình trồng lúa từ 100 mô hình xuống còn 12 mô hình; mô hình khảo nghiệm giống lúa từ 30 mô hình xung còn 12 mô hình; mô hình trồng rau sạch từ 10 mô hình xuống còn 04 hình; tôm thẻ chân trắng công nghệ cao từ 05 mô hình xuống còn 02 mô hình.

- Đề nghị bỏ không thực hiện các mô hình nuôi bò, gà.

10. Ủy ban nhân dân huyện Tân Phú

- Điều chỉnh giảm các mô hình gồm: mô hình trồng lúa xuống còn 20 mô hình; mô hình trồng sầu riêng, bưởi VietGAP từ 80 mô hình xuống còn 40 mô hình.

- Đề nghị bỏ không thực hiện các mô hình: trồng măng tây hữu cơ; xây dựng vườn giống đầu dòng trên cây ăn trái; sản xuất lúa giống xác nhận; sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ phụ phẩm nông nghiệp (rơm, rạ, bèo, lục bình,...); Phun thuốc phòng trừ dịch bệnh bằng máy bay không người lái trên cây lúa và cây ăn quả.

11. Ủy ban nhân dân huyện Thống Nhất

- Điều chỉnh giảm các mô hình gồm: thâm canh cây bơ từ 04 mô hình xuống còn 01 mô hình; thâm canh cây thanh long từ 04 mô hình xuống còn 01 mô hình; thâm canh cây sầu riêng từ 04 mô hình xuống còn 02 mô hình; thâm canh cây mít từ 04 mô hình xuống còn 01 mô hình.

- Đề nghị bỏ không thực hiện các mô hình gồm: thâm canh cây bưởi, thâm canh cây chôm chôm, cây khoai mì, mô hình dẫn dụ và diệt ruồi vàng bằng chế phm sinh học, sản xuất theo tiêu chuẩn GAP trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, xử lý chất thải trong chăn nuôi, nuôi bò, nuôi vịt.

- Bổ sung các mô hình: 01 mô hình đưa giống ngô mới vào trong sản xuất ngô sinh khối; 17 mô hình sản xuất trồng trọt theo hướng hữu cơ; 02 mô hình nuôi heo và 01 giấy chứng nhận hữu cơ trên cây bưởi.

Phần II

KINH PHÍ THỰC HIỆN SAU ĐIỀU CHỈNH

Sau điều chỉnh, bổ sung tại các Phụ lục I, II, III, IV, V, VI Quyết định số 1116/QĐ-UBND ngày 04 tháng 5 năm 2022.

Tng kinh phí thực hiện Chương trình khuyến nông địa phương 05 năm giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai là: 46.952.233.674 đồng (Bằng chữ: Bốn mươi sáu tỷ chín trăm năm mươi hai triệu hai trăm ba mươi ba ngàn sáu trăm bảy mươi bn đng), trong đó:

- Nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách: 34.734.738.784 đồng (Bằng chữ: Ba mươi bn tỷ bảy trăm ba mươi bn triệu bảy trăm ba mươi tám ngàn bảy trăm tám mươi bn đồng), bao gồm:

+ Nhân rộng và xây dựng mô hình: 13.636.133.220 đồng (Bằng ch: Mười ba tỷ sáu trăm ba mươi sáu triệu một trăm ba mươi ba ngàn hai trăm hai mươi đồng).

ính kèm bảng phụ lục IV, V, VI).

+ Kinh phí tập huấn, hội thảo, thông tin tuyên truyền: 20.572.905.060 đồng (Bằng chữ: Hai mươi tỷ năm trăm bảy mươi hai triệu chín trăm linh năm nghìn không trăm sáu mươi đồng).

(Đính kèm bảng phụ lục II, III, V, VI).

+ Kinh phí khác (Phí thm định; lập h sơ mời thầu và đu thầu; phí quản lý, tổ chức thực hiện nhiệm vụ khuyến nông): 525.700.500 đồng (bằng chữ: Năm trăm hai mươi lăm triệu bảy trăm ngàn năm trăm đng).

- Nguồn kinh phí đối ứng (sử dụng nguồn vốn từ người dân sản xuất, doanh nghiệp, Hợp tác xã, tổ hợp tác tham gia thực hiện mô hình): 12.217.494.890 đồng (Bằng chữ: Mười hai tỷ hai trăm mười bảy triệu bốn trăm chín mươi bn nghìn tám trăm chín mươi đng)./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2020/QĐ-UBND ngày 09/07/2024 điều chỉnh Quyết định 1116/QĐ-UBND về Chương trình khuyến nông địa phương 05 năm giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


225

DMCA.com Protection Status
IP: 18.220.204.184
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!