BỘ
KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ
TỔNG CỤC TIÊU CHUẨN
ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1990/QĐ-TĐC
|
Hà Nội, ngày 12 tháng 09 năm 2019
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH HƯỚNG DẪN CHỨNG NHẬN DẦU NHỜN ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG PHÙ HỢP
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA QCVN 14:2018/BKHCN VÀ SỬA ĐỔI 1:2018 QCVN
14:2018/BKHCN
TỔNG CỤC TRƯỞNG
TỔNG CỤC TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG
Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn
kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP
ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và Nghị định số 78/2018/NĐ-CP ngày 16
tháng 5 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
Căn cứ Quyết định số
08/2019/QĐ-TTg ngày 15 tháng 02 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất
lượng trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ;
Căn cứ Thông tư số
06/2018/TT-BKHCN ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dầu nhờn động cơ đốt trong (QCVN 14:2018/BKHCN)
va Thông tư số 10/2018/TT- BKHCN ngày 01 tháng 7 năm 2018 của Bộ Khoa học và
Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 06/2018/TT-BKHCN ban
hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dầu nhờn động cơ đốt trong (Sửa đổi 1:2018
QCVN 14:2018/BKHCN);
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Đánh
giá hợp chuẩn và hợp quy và Vụ trưởng Vụ Pháp chế Thanh tra,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Hướng dẫn
chứng nhận dầu nhờn động cơ đốt trong phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN
14:2018/BKHCN và Sửa đổi 1:2018 QCVN 14:2018/BKHCN”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
ký.
Điều 3. Vụ trưởng Vụ Đánh giá hợp chuẩn và hợp quy, Vụ
trưởng Vụ Pháp chế Thanh tra, Lãnh đạo các tổ chức chứng nhận được chỉ định, đã
đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật và các cơ quan, tổ chức
liên quan tổ chức triển khai thực hiện theo Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định
này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ KH&CN (để b/c);
- Lưu VP, HCHQ.
|
KT.
TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Nguyễn Hoàng Linh
|
HƯỚNG DẪN
CHỨNG NHẬN DẦU NHỜN ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG PHÙ HỢP QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC
GIA QCVN 14:2018/BKHCN VÀ SỬA ĐỔI 1:2018 QCVN 14:2018/BKHCN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1990/QĐ-TĐC ngày 12 tháng 9 năm 2019 của Tổng
cục Trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng)
1. Mục đích và
phạm vi
1.1. Văn bản này hướng dẫn việc chứng
nhận dầu nhờn động cơ đốt trong theo quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN
14:2018/BKHCN và Sửa đổi 1:2018 QCVN 14:2018/BKHCN về dầu nhờn động cơ đốt
trong được sản xuất, pha chế, phối trộn, nhập khẩu để phân phối và tiêu thụ tại
thị trường Việt Nam.
1.2. Văn bản này hướng dẫn việc chứng
nhận dầu nhờn động cơ đốt trong phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN
14:2018/BKHCN và Sửa đổi 1:2018 QCVN 14:2018/BKHCN đối với:
a) Các tổ chức chứng nhận khi thực hiện
việc chứng nhận hợp quy dầu nhờn động cơ đốt trong (sau đây viết tắt là tổ chức
chứng nhận) đã đăng ký hoạt động theo quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP
ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá
sự phù hợp và Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09/11/2018 của Chính phủ sửa đổi,
bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực
quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra
chuyên ngành hoặc tổ chức chứng nhận đã được thừa nhận theo quy định của pháp
luật;
b) Các tổ chức chứng nhận được chỉ định
theo quy định tại Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 và Nghị định số
154/2018/NĐ-CP ngày 09/11/2018 của Chính phủ;
c) Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân
(sau đây viết tắt là doanh nghiệp) sản xuất, pha chế và phối trộn (sau đây viết
tắt là pha chế), nhập khẩu dầu nhờn động cơ đốt trong thuộc phạm vi điều chỉnh
của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 14:2018/BKHCN và Sửa đổi 1:2018 QCVN
14:2018/BKHCN để phân phối và tiêu thụ tại thị trường Việt Nam khi thực hiện
đăng ký chứng nhận hợp quy cho sản phẩm, hàng hóa dầu nhờn động cơ đốt trong.
2. Căn cứ thực
hiện
2.1. Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày
01/7/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá
sự phù hợp (Nghị định số 107/2016/NĐ-CP).
2.2. Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày
31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất
lượng sản phẩm, hàng hóa (Nghị định số 132/2008/NĐ-CP); Nghị định số
74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định số 132/2008/NĐ-CP (Nghị định số 74/2018/NĐ-CP) và Nghị định số
154/2018/NĐ-CP ngày 09/11/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số
quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ
Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành (Nghị định số
154/2018/NĐ- CP).
2.3. Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN
ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp
chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy
chuẩn kỹ thuật (Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN) và Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN
ngày 31/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số điều
của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN (Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN).
2.4. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN
14:2018/BKHCN về dầu nhờn động cơ đốt trong ban hành kèm theo Thông tư số
06/2018/TT-BKHCN ngày 15/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và Sửa đổi
1:2018 QCVN 14:2018/BKHCN ban hanh kèm theo Thông tư số 10/2018/TT-BKHCN ngày
01/7/2018 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Sửa đổi, bổ sung một số điều của
Thông tư số 06/2018/TT-BKHCN ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dầu nhờn động
cơ đốt trong (sau đây viết tắt là quy chuẩn QCVN 14:2018/BKHCN và Sửa đổi
1:2018 QCVN 14:2018/BKHCN).
2.5. Các văn bản, tài liệu khác:
Các tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn
quốc tế được quy định tại Mục 3 của quy chuẩn QCVN 14:
2018/BKHCN và Mục 3 của Sửa đổi 1:2018 QCVN 14.2018/BKHCN.
Trong trường hợp các văn bản quy phạm
pháp luật viện dẫn trong quy chuẩn QCVN 14:2018/BKHCN và Sửa đổi 1:2018 QCVN
14:2018/BKHCN được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo quy định của
văn bản mới.
Trường hợp các tiêu chuẩn viện dẫn
trong quy chuẩn QCVN 14:2018/BKHCN và Sửa đổi 1:2018 QCVN 142018/BKHCN được sửa
đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo hướng dẫn của Tổng cục Tiêu chuẩn
Đo lường Chất lượng.
3. Thuật ngữ và
định nghĩa
3.1. Lô sản phẩm dầu nhờn động cơ
đốt trong là lượng dầu nhờn động cơ đốt trong có cùng tên gọi, cùng một mức
chất lượng, được sản xuất, pha chế trong cùng một điều kiện (về hệ thống thiết
bị, công nghệ, nguồn nguyên liệu/công thức) được chứa trong một hoặc nhiều
phương tiện chứa hoặc lưu trữ (khoang hàng, hầm chứa, bồn chứa, bể chứa, xe bồn,
thùng chứa, thùng phuy, can hoặc lon, hoặc các phương tiện lưu trữ/chứa khác)
hoặc cùng quy cách đóng gói, thuộc cùng một mẻ sản xuất hoặc pha chế tại cùng một
địa điểm.
3.2. Lô dầu nhờn động cơ đốt trong
nhập khẩu (lô hàng hóa) là lượng dầu nhờn động cơ đốt trong có cùng tên gọi,
cùng một mức chất lượng, cùng quy cách đóng gói, được chuyên trở trên cùng một
phương tiện và thuộc cùng một bộ hồ sơ nhập khẩu.
3.3. Mẫu đại diện cho lô hàng (lô
sản phẩm/lô hàng hóa) là lượng dầu nhờn động cơ đốt trong được lấy mẫu theo
cách thức phù hợp sao cho đảm bảo thể hiện được mức đặc trưng chung nhất về chất
lượng đối với toàn bộ lượng dầu nhờn động cơ đốt trong thuộc lô hàng sản xuất,
pha chế, nhập khẩu.
Trong trường hợp một lô sản phẩm được
chứa trong nhiều phương tiện chứa hoặc nhiều phương tiện lưu trữ khác nhau, có
thể chọn ngẫu nhiên theo xác suất thống kê một số phương tiện chứa để lấy mẫu
nhưng không được ít hơn 02 phương tiện chứa.
Mẫu điển hình quy định trong quy chuẩn
QCVN 14:2018/BKHCN và Sửa đổi 1:2018 QCVN 14:2018/BKHCN được hiểu là mẫu đại diện.
3.4. Mẫu hỗn hợp là mẫu được
trộn theo thể tích dầu nhờn thuộc lô hàng chứa trong các phương tiện lưu trữ
khác nhau (khoang hàng, bồn chứa, bể chứa, thùng chứa, thùng phuy, can hoặc
lon, hoặc các phương tiện lưu trữ/chứa khác ) từ các mẫu dầu nhờn được lấy đơn
lẻ theo cách lấy di động hoặc lấy mẫu cục bộ. Mẫu hỗn hợp được gọi là mẫu đại
diện cho lô hàng khi người lấy mẫu đảm bảo tuân thủ đúng quy định của quy trình
lấy mẫu đơn lẻ. Mẫu hỗn hợp được chia thành các phần mẫu thử nghiệm và mẫu lưu
để phục vụ mục đích kiểm tra thử nghiệm đánh giá chất lượng và mẫu lưu.
3.5. Mẫu di động là mẫu được lấy
bằng cách thả chai (vật chứa mẫu) xuống đến đáy của phương tiện lưu trữ (bồn, bể,
khoang hàng, hoặc các phương tiện lưu trữ/chứa khác) và kéo lên với tốc độ đều
cho đến khi ra khỏi bề mặt chất lỏng sao cho lượng dầu nhờn được lấy vào chai
trong suốt quá trình kéo lên chiếm khoảng 3/4 dung tích chứa của chai.
3.6. Mẫu cục bộ là mẫu được lấy
tại một vị trí xác định trong một phương tiện trữ (bồn, bể, khoang hàng, hoặc
các phương tiện lưu trữ/chứa khác ) hoặc từ đường ống dẫn ở một thời điểm xác định
trong quá trình bơm chuyển. Mẫu cục bộ có thể lấy bằng chai hoặc bằng dụng cụ
chuyên dùng (lấy mẫu tự động).
3.7. Bình chứa trung gian là
bình chứa toàn bộ các mẫu di động hoặc mẫu cục bộ hoặc cả mẫu di động và mẫu cục
bộ để tạo thành mẫu đại diện phục vụ cho mục đích kiểm tra thử nghiệm và lưu mẫu.
4. Dụng cụ lấy mẫu
và bình chứa mẫu:
- Sử dụng bình lấy mẫu, bình chứa mẫu,
dụng cụ lấy mẫu theo quy định tại TCVN 6777:2007 (ASTM D 4057-06).
- Dụng cụ lấy mẫu phải sạch, khô.
- Bình chứa mẫu phải có nắp kín, được
làm bằng các vật liệu không gây ảnh hưởng đến chất lượng dầu nhờn động cơ đốt
trong (sắt tráng kẽm, thép hợp kim không gỉ, hợp kim nhôm, thủy tinh, nhựa,
hoặc các loại vật liệu khác) và có dung tích đủ để chứa lượng mẫu cần lấy;
không rò rỉ, không có các chất làm ảnh hưởng đến chất lượng dầu nhờn động cơ đốt
trong.
Khi cần thiết, trước khi lấy mẫu, chứa
mẫu, dụng cụ lấy mẫu và bình chứa mẫu phải được tráng kỹ bằng dầu nhờn động cơ
đốt trong sẽ lấy mẫu.
5. Nguyên tắc chung
5.1. Chứng nhận hợp quy đối với
sản phẩm dầu nhờn động cơ đốt trong sản xuất, pha chế
Việc đánh giá chứng nhận hợp quy sản
phẩm dầu nhờn động cơ đốt trong theo quy chuẩn QCVN 14:2018/BKHCN và Sửa đổi
1:2018 QCVN 14.-2018/BKHCN được thực hiện theo Phương thức 5 (thử nghiệm mẫu
điển hình, đánh giá quá trình sản xuất/pha chế; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu
lấy tại nơi sản xuất/pha chế hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá
trình sản xuất/pha chế) hoặc theo Phương thức 7 (thử nghiệm mẫu đại diện,
đánh giá sự phù hợp của lô sản phẩm trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường)
quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN trên cơ sở tuân thủ nguyên tắc lựa chọn
phương thức đánh giá sự phù hợp được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo
Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN .
5.1.1. Áp dụng Phương thức 5:
a) Việc đánh giá chứng nhận hợp quy dầu
nhờn động cơ đốt trong theo quy chuẩn QCVN 14:2018/BKHCN và Sửa đổi 1:2018 QCVN
14:2018/BKHCN được thực hiện theo Phương thức 5 (quy định tại Thông tư số
28/2012/TT-BKHCN) tại các doanh nghiệp:
- Đã trang bị phòng thử nghiệm đủ
năng lực để thử nghiệm các chỉ tiêu kỹ thuật theo yêu cầu quy định của quy chuẩn
QCVN 14:2018/BKHCN và Sửa đổi 1:2018 QCVN 14:2018/BKHCN; hoặc,
Có Hợp đồng kinh tế thuê thử nghiệm của
tổ chức thử nghiệm có năng lực thử nghiệm các chỉ tiêu kỹ thuật theo yêu cầu
quy định của quy chuẩn QCVN 14:2018/BKHCN và Sửa đổi 1:2018 QCVN 14:2018/BKHCN
và đã đăng ký lĩnh vực hoạt động hoặc được thừa nhận hoặc được chỉ định theo
quy định của pháp luật để kiểm tra chất lượng sản phẩm dầu nhờn động cơ đốt
trong của doanh nghiệp.
- Cam kết thực hiện các thủ tục thuộc
chương trình chứng nhận theo yêu cầu của tổ chức chứng nhận và đã xây dựng, duy
trì có hiệu lực hệ thống quản lý để kiểm soát chất lượng sản phẩm dầu nhờn
trong quá trình sản xuất, pha chế tạo sản phẩm.
Hệ thống kiểm soát chất lượng sản phẩm
dầu nhờn của doanh nghiệp phải bao gồm:
- Quy định về tần suất lấy mẫu để thử
nghiệm nguyên vật liệu đầu vào và thành phẩm;
- Quy định về việc lấy mẫu để thử
nghiệm tất cả các chỉ tiêu kỹ thuật theo quy định của quy chuẩn QCVN
14:2018/BKHCN và Sửa đổi 1:2018 QCVN 14:2018/BKHCN đối với thành phẩm cho ít nhất
01 lô sản phẩm sản xuất đầu tiên khi:
+ Có sự thay đổi nguồn nguyên liệu đầu
vào;
+ Có sự thay đổi công nghệ sản xuất
pha chế;
+ Có sự thay đổi về công thức pha chế
(bao gồm tỷ lệ hoặc thành phần các nguyên liệu được sử dụng);
+ Sau khi dây chuyền công nghệ được sửa
chữa, bảo dưỡng.
- Quy định về việc truy xuất nguồn gốc
chất lượng sản phẩm khi có sự vụ khiếu nại, phản ánh về chất lượng hoặc theo
yêu cầu của cơ quan quản lý có thẩm quyền;
- Quy định về giám sát chất lượng
trong lưu thông đối với hệ thống (các đại lý) phân phối của doanh nghiệp.
b) Việc giám sát sau chứng nhận được
tổ chức chứng nhận thực hiện định kỳ nhưng không quá 12 tháng/01 lần hoặc đột
xuất khi có sự thay đổi về công nghệ sản xuất, pha chế làm ảnh hưởng tới chất
lượng sản phẩm hoặc khi thông tin phản ánh từ thị trường về chất lượng hàng hóa
đã được chứng nhận hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý.
Việc lấy mẫu đại diện tại nơi sản xuất,
pha chế và lấy mẫu trên thị trường để phục vụ hoạt động giám sát định kỳ được
thực hiện luân phiên.
5.1.2. Áp dụng Phương thức 7:
Việc đánh giá chứng nhận hợp quy dầu
nhờn động cơ đốt trong theo quy chuẩn QCVN 14:2018/BKHCN và Sửa đổi 1:2018 QCVN
14:2018/BKHCN được thực hiện theo Phương thức 7 (quy định tại Thông tư số
28/2012/TT- BKHCN) tại các doanh nghiệp khi:
a) Không tiến hành xem xét được các
yêu cầu đảm bảo duy trì ổn định chất lượng trong quá trình sản xuất, pha chế của
doanh nghiệp; sản phẩm, hàng hóa được phân định theo lô sản phẩm; hoặc
b) Thực hiện đánh giá chứng nhận hợp
quy cho từng lô sản phẩm, hàng hóa được phân định theo lô sản phẩm theo đề nghị
của doanh nghiệp.
5.2. Chứng nhận hợp quy đối với
dầu nhờn động cơ đốt trong nhập khẩu
Đối với dầu nhờn động cơ đốt trong nhập
khẩu chưa được chứng nhận hợp quy thì việc đánh giá chứng nhận hợp quy lô dầu
nhờn động cơ đốt trong nhập khẩu theo quy chuẩn QCVN 14:2018/BKHCN và Sửa đổi
1:2018 QCVN 14:2018/BKHCN được thực hiện theo Phương thức 7 (thử nghiệm mẫu
đại diện đánh giá sự phù hợp của lô sản phẩm trước khi đưa ra lưu thông trên thị
trường) quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN .
Trường hợp, doanh nghiệp sản xuất tại
nước ngoài có yêu cầu thực hiện đánh giá chứng nhận hợp quy cho sản phẩm dầu nhờn
động cơ đốt trong tại cơ sở sản xuất tại nước xuất khẩu, tổ chức chứng nhận có
thể thực hiện đánh giá tại nơi sản xuất (sau đây viết tắt là đánh giá tại nguồn).
Việc đánh giá tại nguồn được thực hiện theo quy định tại khoản 5.1.1 Mục 5 và tại
khoản 8.1 Mục 8 của Hướng dẫn này.
5.3. Thừa nhận kết quả đánh giá
sự phù hợp
5.3.1. Tổ chức chứng nhận có thể xem
xét thừa nhận kết quả thử nghiệm của tổ chức thử nghiệm có năng lực thực hiện tại
nước xuất khẩu (tại bến đi). Các tổ chức này phải đáp ứng các yêu cầu quy định
trong tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025 (ISO/IEC 17025).
Việc thừa nhận lẫn nhau kết quả đánh giá
sự phù hợp thực hiện theo quy định tại Thông tư số 27/2007/TT-BKHCN ngày
31/10/2007 của Bộ khoa học và Công nghệ.
5.3.2. Tổ chức chứng nhận có thể xem
xét sử dụng tổ chức thử nghiệm ở nước ngoài có năng lực để phục vụ hoạt động chứng
nhận. Tổ chức thử nghiệm này đã được tổ chức công nhận là thành viên của ILAC,
APAC công nhận có năng lực phù hợp với các quy định tại tiêu chuẩn ISO/IEC
17025 đối với phạm vi thử nghiệm sản phẩm dầu nhờn động cơ đốt trong được quy định
tại quy chuẩn QCVN 14:2018/BKHCN và Sửa đổi 1:2018 QCVN 14:2018/BKHCN.
5.3.3. Trước khi thừa nhận kết quả
đánh giá sự phù hợp hoặc sử dụng kết quả thử nghiệm của tổ chức thử nghiệm nước
ngoài phục vụ chứng nhận hợp quy, tổ chức chứng nhận phải báo cáo Tổng cục Tiêu
chuẩn Đo lường Chất lượng các thông tin về tổ chức đánh giá sự phù hợp mà tổ chức
mình đã thừa nhận kết quả đánh giá sự phù hợp hoặc sử dụng kết quả thử nghiệm để
theo dõi, quản lý.
Khi cần thiết, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo
lường Chất lượng sẽ tổ chức kiểm tra việc thừa nhận kết quả đánh giá sự phù hợp,
sử dụng tổ chức thử nghiệm nước ngoài của các tổ chức chứng nhận cũng như năng
lực của tổ chức đánh giá sự phù hợp nước ngoài trước hoặc sau khi được thừa nhận
hoặc sử dụng.
5.3.4. Khi thừa nhận kết quả đánh giá
sự phù hợp hoặc sử dụng tổ chức thử nghiệm nước ngoài, tổ chức chứng nhận phải
chịu trách nhiệm về kết quả chứng nhận cuối cùng.
6. Lấy mẫu và thử
nghiệm mẫu
6.1. Nguyên tắc lấy mẫu:
Trước khi thực hiện lấy mẫu để thực
hiện đánh giá chứng nhận hợp quy, tổ chức chứng nhận phải thực hiện phân lô sản
phẩm/lô hàng hóa theo quy định tại Mục 3 của văn bản này; Quy trình lấy mẫu đại
diện bằng phương pháp thủ công phải tuân thủ quy định của tiêu chuẩn TCVN
2715:1995 (ISO 3710:2988, ASTM D4057:1998).
6.2. Lấy mẫu
6.2.1. Đối với dầu nhờn động cơ đốt
trong sản xuất, pha chế, nhập khẩu:
a) Đối với trường hợp phương tiện lưu
trữ dầu nhờn động cơ đốt trong là bồn, bể, khoang hàng, xe bồn: Lấy mẫu hỗn hợp
từ tất cả các phương tiện lưu trữ theo tỷ lệ tương ứng với thể tích chứa của từng
phương tiện lưu trữ. Lượng mẫu lấy tối thiểu là 02 lít;
b) Đối với trường hợp dầu nhờn động
cơ đốt trong được đóng gói sẵn thành từng can, bình, hộp, thùng có dung tích ≤
1000 lít thì lấy mẫu như sau:
- Bao gói có dung tích ≤ 01 lít: Lấy
mẫu hỗn hợp ngẫu nhiên từ một số đơn vị bao gói thuộc lô hàng sao cho lượng mẫu
tối thiểu là 02 lít.
- Bao gói có dung tích > 01 lít ÷
05 lít: Lấy mẫu hỗn hợp ngẫu nhiên từ một số đơn vị bao gói thuộc lô hàng sao
cho lượng mẫu tối thiểu là 02 lít.
- Bao gói có dung tích lớn hơn 05
lít: Lấy mẫu hỗn hợp ngẫu nhiên từ một số đơn vị bao gói thuộc lô hàng sao cho
lượng mẫu tối thiểu là 02 lít.
c) Mẫu sau khi lấy được khuấy trộn để
khuấy đều các mẫu đã lấy và tạo thành mẫu đại diện, sau đó, mẫu đại diện được
chia thành 02 đơn vị mẫu có giá trị tương đương nhau, có niêm phong mẫu và ghi
nhận rõ tại Biên bản lấy mẫu; một (01) mẫu để thử nghiệm các chỉ tiêu kỹ thuật
theo quy định của quy chuẩn QCVN 14:2018/BKHCN và Sửa đổi 1:2018 QCVN
14:2018/BKHCN, một (01) mẫu lưu tại tổ chức chứng nhận hoặc tại doanh nghiệp
(tùy thuộc vào quy định tại Chương trình chứng nhận do tổ chức chứng nhận công
bố áp dụng).
Biên bản lấy mẫu dầu nhờn động cơ đốt
trong tại doanh nghiệp sản xuất, pha chế theo Phụ lục 1 của Hướng dẫn này.
Biên bản lấy mẫu dầu nhờn động cơ đốt
trong nhập khẩu theo Phụ lục 2 của Hướng dẫn này.
6.2.2. Đối với dầu nhờn động cơ đốt
trong lưu thông trên thị trường:
a) Đối với trường hợp phương tiện lưu
trữ dầu nhờn động cơ đốt trong là bồn, bể, khoang hàng, xe bồn: Lấy mẫu hỗn hợp
từ các phương tiện lưu trữ theo tỷ lệ tương ứng với thể tích chứa của từng
phương tiện lưu trữ. Lượng mẫu lấy tối thiểu là 02 lít;
b) Đối với trường hợp dầu nhờn động
cơ đốt trong được đóng gói sẵn thành từng can, bình, hộp, thùng có dung tích ≤
1000 lít thì lấy mẫu tương tự như điểm b tại khoản 6.2.1 Mục 6 của văn bản này
tương ứng với từng kiểu loại đóng gói;
c) Mẫu sau khi lấy được khuấy trộn để
khuấy đều các mẫu đã lấy và tạo thành mẫu đại diện, sau đó, mẫu đại diện được
chia thành 02 đơn vị mẫu có giá trị tương đương nhau, có niêm phong mẫu và ghi
nhận rõ tại Biên bản lấy mẫu; một (01) mẫu để thử nghiệm các chỉ tiêu kỹ thuật
theo quy định của quy chuẩn QCVN 14:2018/BKHCN và Sửa đổi 1:2018 QCVN
14:2018/BKHCN, một (01) mẫu lưu tại tổ chức chứng nhận hoặc tại doanh nghiệp (tùy
thuộc vào quy định tại Chương trình chứng nhận do tổ chức chứng nhận công bố áp
dụng).
6.2.3. Lập biên bản lấy mẫu:
a) Biên bản lấy mẫu cần được ghi đầy
đủ diễn biến việc lấy mẫu và các điểm bất thường khi lấy mẫu (nếu có). Biên bản
phải thể hiện được các thông tin cơ bản sau: địa điểm lấy mẫu; mô tả lô hàng
(bao gồm các thông tin: tên hàng hóa, tiêu chuẩn công bố áp dụng, loại phương
tiện chứa/đóng gói, ảnh chụp lô hàng); số hiệu của tiêu chuẩn về phương pháp lấy
mẫu; phương pháp lấy mẫu; ký hiệu của niêm phong mẫu; các điểm bất thường phát
hiện khi lấy mẫu;
b) Biên bản phải được xác nhận của
các bên liên quan, bao gồm: người lấy mẫu, đại diện doanh nghiệp sản xuất hoặc
đại diện của người nhập khẩu hoặc đại diện của cơ sở pha chế hoặc đại diện cơ sở
phân phối.
Lưu ý:
Trường hợp sau khi lấy mẫu, nếu đại diện doanh nghiệp không ký Biên bản lấy mẫu
thì Trưởng đoàn đánh giá và người lấy mẫu phải ghi rõ vào Biên bản “đại diện
doanh nghiệp không ký xác nhận và lý do doanh nghiệp không ký Biên bản”, trường
hợp này Biên bản lấy mẫu vẫn có giá trị pháp lý. Nếu có thể, với trường hợp
này, nên mời đại diện địa phương hoặc người làm chứng khác xác nhận sự việc
(ghi rõ tên và địa chỉ của người làm chứng để liên hệ khi cần thiết).
Biên bản lấy mẫu theo Phụ lục 1 của Hướng
dẫn này.
6.2.4. Niêm phong mẫu:
Mẫu dầu nhờn động cơ đốt trong sau
khi lấy phải được niêm phong.
Niêm phong phải đảm bảo không bị thay
thế, rách, hỏng trong quá trình vận chuyển và lưu mẫu; Giấy niêm phong phải được
gắn/dán đè lên những phần có thể mở được của bình/phương tiện chứa mẫu; Trên Giấy
niêm phong tối thiểu phải có chữ ký của đại diện doanh nghiệp nơi lấy mẫu, người
lấy mẫu và Trưởng Đoàn đánh giá.
Niêm phong trên các bình chứa mẫu phải
ghi cùng ký hiệu mẫu. Ký hiệu niêm phong mẫu do tổ chức chứng nhận quy định và
có thể sử dụng để truy xuất được lô hàng đã lấy mẫu.
Tùy thuộc vào điều kiện vận chuyển và
bảo quản mẫu, phải có hình thức bảo vệ nguyên trạng Giấy niêm phong cho phù hợp.
6.3. Thử nghiệm mẫu, bảo quản mẫu
lưu và xử lý mẫu lưu
6.3.1. Thử nghiệm mẫu:
Mẫu đã niêm phong phải được gửi đến tổ
chức thử nghiệm có năng lực và đã đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật
để thử nghiệm các chỉ tiêu kỹ thuật theo quy định của quy chuẩn QCVN
14:2018/BKHCN và Sửa đổi 1:2018 QCVN 14:2018/BKHCN.
6.3.2. Xử lý kết quả thử nghiệm mẫu
Việc xử lý kết quả thử nghiệm của mẫu
đại diện được thực hiện theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6702:2013 (ASTM D
3244-07a) được quy định tại Mục 3.2 của quy chuẩn QCVN
14:2018/BKHCN.
6.3.3. Lưu mẫu:
Các mẫu lưu tại doanh nghiệp hoặc tại
tổ chức chứng nhận hoặc tại cơ quan thanh tra, kiểm tra phải được niêm phong và
bảo quản an toàn theo đúng quy định đến hết thời hạn lưu mẫu. Thông thường thời
hạn lưu mẫu là 30 ngày kể từ ngày tổ chức đánh giá sự phù hợp cấp kết quả đánh
giá sự phù hợp (Giấy chứng nhận hoặc Thông báo kết quả giám sát định kỳ của tổ
chức chứng nhận). Việc xử lý mẫu lưu thực hiện theo thỏa thuận giữa tổ chức
đánh giá sự phù hợp và doanh nghiệp hoặc theo quy định của pháp luật về thanh
tra, kiểm tra.
7. Đánh giá quá
trình sản xuất
7.1. Việc đánh giá quá trình sản xuất
thực hiện theo quy định tại khoản 1.3 Mục II của Phụ lục II ban hành kèm theo
Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN và quy định tại khoản 5.1.1 Mục 5 của Hướng dẫn
này.
Ghi chú:
Trường hợp doanh nghiệp có Giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng phù hợp
tiêu chuẩn TCVN ISO 9001 hoặc ISO 9001 còn thời hạn hiệu lực (do tổ chức chứng
nhận đã đăng ký lĩnh vực hoạt động chứng nhận tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường
Chất lượng theo quy định tại nghị định số 107/2016/NĐ-CP và Nghị định số
154/2018/NĐ-CP cấp) thì tại lần đầu tiên khi thực hiện đánh giá chứng nhận, tổ
chức chứng nhận cần xem xét hồ sơ và đánh giá kiểm chứng thực tế việc áp dụng
các yêu cầu kiểm soát quá trình sản xuất và kiểm soát chất lượng. Khi phát hiện
có sự không phù hợp (kết quả thử nghiệm mẫu không đạt, khiếu nại của khách hàng
về chất lượng hay có bằng chứng về việc không duy trì hiệu lực hệ thống quản lý
chất lượng) thì tổ chức chứng nhận sẽ đánh giá toàn bộ các yêu cầu của hệ thống
đảm bảo chất lượng tại doanh nghiệp.
7.2. Kết quả đánh giá quá trình sản
xuất được xem là phù hợp khi:
a) Không có điểm không phù hợp; hoặc
b) Có các điểm không phù hợp và doanh
nghiệp sản xuất có kết quả thực hiện khắc phục hay kế hoạch thực hiện khắc phục
được tổ chức chứng nhận kiểm tra và chấp nhận.
8. Trình tự đánh
giá chứng nhận hợp quy dầu nhờn động cơ đốt trong tại doanh nghiệp sản xuất,
pha chế
8.1. Chứng nhận hợp quy dầu nhờn
động cơ đốt trong theo phương thức 5
8.1.1. Hồ sơ đăng ký
Hồ sơ đăng ký chứng nhận hợp quy đối
với dầu nhờn động cơ đốt trong trong sản xuất, pha chế do doanh nghiệp lập theo
hướng dẫn của tổ chức chứng nhận.
8.1.2. Đánh giá quá trình sản xuất
Việc đánh giá quá trình sản xuất được
thực hiện theo các yêu cầu nêu tại Mục 7 của Hướng dẫn này.
8.1.3. Lấy mẫu và Thử nghiệm mẫu đại
diện
Việc lấy mẫu và thử nghiệm mẫu được
thực hiện theo quy định tại Mục 6 của Hướng dẫn này. Biên bản lấy mẫu đại diện
lô sản phẩm trong sản xuất, pha chế được quy định tại Phụ lục 1 của Hướng dẫn
này.
Việc kết luận về sự phù hợp của mẫu đại
diện được thực hiện như sau:
a) Tất cả các chỉ tiêu thử nghiệm phù
hợp theo quy định tại quy chuẩn QCVN14:2018/BKHCN và Sửa đổi 1:2018 QCVN
14:2018/BKHCN thì kết luận mẫu đại diện phù hợp quy định;
b) Khi có từ một chỉ tiêu trở lên thử
nghiệm có kết quả không đạt theo quy định tại quy chuẩn QCVN 14:2018/BKHCN và Sửa
đổi 1:2018 QCVN 14:2018/BKHCN:
- Trong trường hợp này, tổ chức chứng
nhận gửi Thông báo mẫu đại diện có chất lượng không phù hợp với quy chuẩn QCVN
14:2018/BKHCN và Sửa đổi 1:2018 QCVN 14:2018/BKHCN để doanh nghiệp có biện pháp
khắc phục trong thời hạn xác định.
Sau khi hoàn thành việc khắc phục,
doanh nghiệp thông báo bằng văn bản để tổ chức chứng nhận tiến hành lấy mẫu lần
2 để thử nghiệm lại. Việc lấy mẫu và thử nghiệm mẫu được thực hiện theo Mục 6 của
Hướng dẫn này.
Trường hợp kết quả thử nghiệm lần 2
có chỉ tiêu không đạt, tổ chức chứng nhận Thông báo cho doanh nghiệp bằng văn bản
để doanh nghiệp biết sản phẩm dầu nhờn động cơ đốt trong của doanh nghiệp chưa
đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận hợp quy.
- Nếu doanh nghiệp có văn bản yêu cầu
thử nghiệm lại trên mẫu lưu để có bằng chứng khách quan kết luận sự phù hợp của
lô sản phẩm dầu nhờn, tổ chức đánh giá sự phù hợp sẽ thực hiện thử nghiệm lần 2
trên mẫu lưu trước sự chứng kiến của doanh nghiệp. Nếu kết quả của thử nghiệm mẫu
lưu là phù hợp, tổ chức chứng nhận sử dụng làm căn cứ để xử lý hồ sơ cấp giấy
chứng nhận. Nếu kết quả thử nghiệm trên mẫu lưu không phù hợp, doanh nghiệp thực
hiện quy trình xử lý sản phẩm không phù hợp và hành động khắc phục theo quy định
của tổ chức chứng nhận. Trường hợp doanh nghiệp không yêu cầu thử nghiệm trên mẫu
lưu thì doanh nghiệp tiến hành quy trình xử lý sản phẩm không phù hợp và hành động
khắc phục theo quy định của tổ chức chứng nhận. Sau khi hoàn tất quá trình quá
trình khắc phục, doanh nghiệp gửi báo cáo hành động khắc phục đến tổ chức chứng
nhận để xác nhận và chuẩn bị cho việc lấy mẫu lần thứ 2 và thử nghiệm lần thứ 2
sau khắc phục. Kết quả thử nghiệm mẫu lần thứ 2 là kết quả cuối cùng để xử lý hồ
sơ chứng nhận.
8.1.4. Cấp Giấy chứng nhận
Sản phẩm dầu nhờn động cơ đốt trong
được cấp Giấy chứng nhận phù hợp với quy chuẩn QCVN 14:2018/BKHCN và Sửa đổi
1:2018 QCVN 14:2018/BKHCN khi đồng thời đảm bảo 2 điều kiện sau:
a) Tất cả các chỉ tiêu thử nghiệm
trên mẫu đại diện được lấy từ lô sản phẩm phù hợp quy định tại quy chuẩn QCVN
14:2018/BKHCN và Sửa đổi 1:2018 QCVN 14:2018/BKHCN;
b) Kết quả đánh giá quá trình sản xuất
phù hợp với yêu cầu.
Giấy chứng nhận có hiệu lực 03 năm kể
từ ngày ký với điều kiện doanh nghiệp tuân thủ đầy đủ các yêu cầu giám sát sau
chứng nhận. Mẫu Giấy chứng nhận được quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo
văn bản này. Tổ chức chứng nhận có trách nhiệm hướng dẫn doanh nghiệp sử dụng dấu
hợp quy theo đúng quy định của pháp luật và quy định của Chương trình chứng nhận
đã công bố áp dụng.
8.1.5. Giám sát sau chứng nhận và
chứng nhận lại
Trong thời hạn hiệu lực của Giấy chứng
nhận đã cấp, tổ chức chứng nhận thực hiện hoạt động giám sát theo nguyên tắc
quy định tại khoản 5.1.1 Mục 5 của Hướng dẫn này.
Việc giám sát hệ thống quản lý và lấy
mẫu, thử nghiệm mẫu đại diện được thực hiện theo hướng dẫn tại Mục 6, Mục 7 của
Hướng dẫn này.
Kết quả giám sát là căn cứ để tổ chức
chứng nhận duy trì hoặc đình chỉ hoặc hủy bỏ hiệu lực của Giấy chứng nhận đã cấp
cho doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp bị hủy bỏ hiệu lực của Giấy chứng nhận,
việc chứng nhận hợp quy cho sản phẩm dầu nhờn động cơ đốt trong do doanh nghiệp
sản xuất, pha chế được thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 5.1.2 Mục 5 của Hướng
dẫn này.
Trường hợp doanh nghiệp bị đình chỉ
hiệu lực giấy chứng nhận, tổ chức chứng nhận có thể xem xét áp dụng phương thức
7 để đánh giá chứng nhận cho từng lô sản phẩm dầu nhờn động cơ đốt trong do
doanh nghiệp sản xuất, pha chế.
Thời hạn đình chỉ hiệu lực giấy chứng
nhận không quá 03 tháng. Nếu quá 03 tháng, doanh nghiệp sản xuất, pha chế không
khắc phục xong vấn đề không phù hợp, tổ chức chứng nhận xem xét và ra quyết định
hủy bỏ hiệu lực của Giấy chứng nhận.
Ba (03) tháng trước khi hết hạn hiệu
lực Giấy chứng nhận, tổ chức chứng nhận thông báo để doanh nghiệp biết và làm
thủ tục chứng nhận lại. Trình tự chứng nhận lại được thực hiện theo các quy định
tại khoản 8.1.1 đến khoản 8.1.4 Mục 8 của Hướng dẫn này.
8.2. Chứng nhận hợp quy theo
phương thức 7
8.2.1. Hồ sơ đăng ký
Hồ sơ đăng ký chứng nhận hợp quy đối
với dầu nhờn động cơ đốt trong trong sản xuất, pha chế do doanh nghiệp lập theo
hướng dẫn của tổ chức chứng nhận.
8.2.2.
Trình tự thực hiện chứng nhận hợp quy được thực hiện theo nguyên tắc quy định tại
khoản 5.1.2 Mục 5 của Hướng dẫn này; Việc lấy mẫu và thử nghiệm mẫu được thực
hiện theo quy định tại Mục 6 của Hướng dẫn này.
8.2.3. Cấp Giấy chứng nhận
Khi tất cả các chỉ tiêu thử nghiệm
trên mẫu đại diện được lấy từ lô sản phẩm phù hợp quy định tại quy chuẩn QCVN
14:2018/BKHCN và Sửa đổi 1:2018 QCVN 14:2018/BKHCN thì tổ chức chứng nhận thực
hiện cấp Giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn cho lô sản phẩm.
Ngược lại, nếu kết quả thử nghiệm có
chỉ tiêu không đạt, tổ chức chứng nhận Thông báo cho doanh nghiệp bằng văn bản
để doanh nghiệp biết sản phẩm dầu nhờn động cơ đốt trong của doanh nghiệp chưa
đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận hợp quy.
Việc kết luận sự phù hợp của mẫu đại
diện được thực hiện theo quy định tại khoản 8.1.3 Mục 8 của Hướng dẫn này.
Giấy chứng nhận có giá trị đối với từng
lô sản phẩm. Mẫu Giấy chứng nhận được quy định tại Phụ lục 5 của Hướng dẫn này.
9. Trình tự đánh
giá chứng nhận hợp quy lô hàng hóa dầu nhờn động cơ đốt trong nhập khẩu theo
phương thức 7
9.1. Hồ sơ đăng ký
Dầu nhờn động cơ đốt trong nhập khẩu
nếu chưa được chứng nhận hợp quy, doanh nghiệp hoặc người nhập khẩu phải lập hồ
sơ đăng ký chứng nhận hợp quy cho lô hàng hóa nhập khẩu. Hồ sơ đăng ký bao gồm:
- Giấy đăng ký chứng nhận hợp quy
(theo mẫu của tổ chức chứng nhận hoặc tổ chức giám định).
- Bản sao hồ sơ nhập khẩu lô dầu nhờn
động cơ đốt trong theo quy định của pháp luật về hải quan (hợp đồng, hóa đơn, vận
đơn).
- Các tài liệu khác liên quan tới chất
lượng (nếu có) gồm:
+ Kết quả thử nghiệm mẫu.
+ Kết quả chứng nhận của lô dầu nhờn
động cơ đốt trong nhập khẩu.
+ Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O).
+ Chứng chỉ chất lượng (CQ).
9.2. Lấy mẫu và thử nghiệm mẫu
đại diện
Việc lấy mẫu đại diện và tiến hành thử
nghiệm mẫu dầu nhờn động cơ đốt trong nhập khẩu được thực hiện theo quy định tại
Mục 6 của Hướng dẫn này.
Tổ chức chứng nhận lập Biên bản lấy mẫu
theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 của Hướng dẫn này.
Trường hợp kết quả thử nghiệm mẫu đại
diện có từ một (01) chỉ tiêu trở lên không đạt theo quy định của chỉ tiêu kỹ
thuật tương ứng quy định tại quy chuẩn QCVN 14:2018/BKHCN và Sửa đổi 1:2018 QCVN
14:2018/BKHCN thì tổ chức chứng nhận kết luận mẫu đại diện không phù hợp quy định
và gửi Thông báo mẫu đại diện có chất lượng không phù hợp với quy chuẩn QCVN
14:2018/BKHCN và Sửa đổi 1:2018 QCVN 14:2018/BKHCN để doanh nghiệp có biện pháp
xử lý theo quy định hiện hành của pháp luật.
Nếu doanh nghiệp có văn bản yêu cầu
thử nghiệm lại (thử nghiệm trên mẫu lưu) để có bằng chứng khách quan kết luận sự
phù hợp của lô hàng hóa dầu nhờn nhập khẩu, tổ chức chứng nhận sẽ thực hiện thử
nghiệm lần 2 trên mẫu lưu trước sự chứng kiến của doanh nghiệp. Kết quả của thử
nghiệm lần 2 trên mẫu lưu được tổ chức chứng nhận dùng làm căn cứ để kết luận sự
phù hợp mẫu đại diện của lô sản phẩm dầu nhờn.
9.3. Kết luận về sự phù hợp của
lô dầu nhờn động cơ đốt trong nhập khẩu
Việc kết luận sự phù hợp của lô dầu
nhờn động cơ đốt trong nhập khẩu được thực hiện như sau:
a) Mẫu đại diện của lô dầu nhờn động
cơ đốt trong nhập khẩu có tất cả các chỉ tiêu thử nghiệm có kết quả thử nghiệm
phù hợp với từng chỉ tiêu tương ứng quy định tại quy chuẩn QCVN 14:2018/BKHCN
và Sửa đổi 1:2018 QCVN 14:2018/BKHCN thì kết luận lô dầu nhờn động cơ đốt trong
nhập khẩu có chất lượng phù hợp quy định;
b) Mẫu đại diện của lô dầu nhờn động
cơ đốt trong nhập khẩu có từ một chỉ tiêu trở lên có kết quả thử nghiệm không đạt
theo quy định của chỉ tiêu kỹ thuật tương ứng quy định tại quy chuẩn QCVN
14:2018/BKHCN và Sửa đổi 1:2018 QCVN 14:2018/BKHCN thì kết luận lô dầu nhờn động
cơ đốt trong nhập khẩu có chất lượng không phù hợp quy định.
Tổ chức chứng nhận gửi Thông báo lô sản
phẩm dầu nhờn động cơ đốt trong có chất lượng không phù hợp quy chuẩn QCVN
14:2018/BKHCN và Sửa đổi 1:2018 QCVN 14:2018/BKHCN để doanh nghiệp biết và xử
lý; đồng thời thông báo cho Cục Quản lý Chất lượng sản phẩm, hàng hóa (Tổng cục
Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) và cơ quan quản lý có trách nhiệm (Cơ quan Hải
quan) để có biện pháp quản lý kịp thời.
9.4. Cấp Giấy chứng nhận
Lô dầu nhờn động cơ đốt trong nhập khẩu
được xem là phù hợp với quy chuẩn QCVN 14:2018/BKHCN và Sửa đổi 1:2018 QCVN 14:2018/BKHCN
và được cấp Giấy chứng nhận khi tất cả các chỉ tiêu thử nghiệm trên mẫu đại diện
được lấy từ lô sản phẩm nhập khẩu có kết quả thử nghiệm phù hợp với chỉ tiêu kỹ
thuật tương ứng quy định tại quy chuẩn QCVN 14:2018/BKHCN và Sửa đổi 1:2018
QCVN 14:2018/BKHCN.
Giấy chứng nhận chỉ có giá trị đối với
lô dầu nhờn động cơ đốt trong nhập khẩu (đã được lấy mẫu đại diện để thử nghiệm
và có kết quả thử nghiệm phù hợp quy định). Mẫu Giấy chứng nhận được quy định tại
Phụ lục 4 của Hướng dẫn này.
10. Một số yêu cầu
về lưu trữ hồ sơ chứng nhận:
a) Lưu giữ đầy đủ các tài liệu, giấy
tờ liên quan của bộ hồ sơ đánh giá chứng nhận hợp quy sản phẩm/lô hàng dầu nhờn
động cơ đốt trong theo quy chuẩn QCVN 14:2018/BKHCN và Sửa đổi 1:2018 QCVN
14:2018/BKHCN (bao gồm cả hồ sơ đăng ký của doanh nghiệp và các hồ sơ liên quan
đến vụ việc đánh giá sự phù hợp do tổ chức chứng nhận thực hiện);
b) Lập bảng theo dõi diễn biến chất
lượng của dầu nhờn động cơ đốt trong được sản xuất, pha chế, nhập khẩu theo
cách thích hợp để sử dụng làm thông tin tham khảo cho việc đánh giá chứng nhận
hợp quy sau này hoặc trao đổi thông tin giữa các tổ chức chứng nhận khi cần thiết;
c) Thời gian lưu trữ là 10 năm kể từ
ngày tổ chức chứng nhận cấp kết quả đánh giá sự phù hợp cho sản phẩm, hàng hóa
dầu nhờn động cơ đốt trong.
11. Chế độ báo
cáo
11.1. Đối với tổ chức chứng nhận:
Tổ chức chứng nhận báo cáo về Tổng cục
Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng:
a) Kết quả chứng nhận hợp quy theo
phương thức 7 đối với lô sản phẩm dầu nhờn động cơ đốt trong của doanh nghiệp sản
xuất, pha chế dầu nhờn động cơ đốt trong;
b) Khi kết quả thử nghiệm mẫu đại diện
(đánh giá chứng nhận hoặc giám sát định kỳ và/hoặc đột xuất) 02 lần liên
tiếp có chỉ tiêu kỹ thuật không phù hợp yêu cầu tương ứng quy định tại quy chuẩn
QCVN 14:2018/BKHCN và Sửa đổi 1:2018 QCVN 14:2018/BKHCN hoặc có bằng chứng về
việc doanh nghiệp không duy trì có hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng hoặc
khi đình chỉ, hủy bỏ hiệu lực giấy chứng nhận đã cấp cho doanh nghiệp. Thời
gian báo cáo không chậm quá 03 ngày kể từ ngày có kết quả thử nghiệm mẫu đại diện
hoặc khi ban hành quyết định đình chỉ, hủy bỏ hiệu lực giấy chứng nhận;
c) Định kỳ 06 tháng (trước ngày
15/7), báo cáo tổng hợp tình hình hoạt động chứng nhận hợp quy lô sản phẩm dầu
nhờn động cơ đốt trong đã thực hiện tại doanh nghiệp sản xuất, pha chế dầu nhờn
động cơ đốt trong/lô hàng hóa dầu nhờn động cơ đốt trong nhập khẩu; 12 tháng
(trước ngày 15/01 của năm sau liền kề), báo cáo tổng hợp tình hình hoạt động chứng
nhận hợp quy sản phẩm dầu nhờn động cơ đốt trong đã thực hiện tại doanh nghiệp
sản xuất, pha chế dầu nhờn động cơ đốt trong;
d) Báo cáo đột xuất theo yêu cầu quản
lý của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc cơ quan quản lý nhà nước có
thẩm quyền.
11.2. Đối với tổ chức thử nghiệm:
a) Khi thực hiện thử nghiệm dầu nhờn
động cơ đốt trong, nếu có kết quả không phù hợp với quy chuẩn QCVN
14:2018/BKHCN, Sửa đổi 1:2018 QCVN 14:2018/BKHCN và tiêu chuẩn công bố áp dụng,
đề nghị các tổ chức thử nghiệm có văn bản báo cáo kịp thời về Tổng cục Tiêu chuẩn
Đo lường Chất lượng để xem xét, quyết định;
b) Báo cáo đột xuất theo yêu cầu quản
lý của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc cơ quan quản lý nhà nước có
thẩm quyền.
12. Biểu mẫu sử
dụng
- Phụ lục 1: Mẫu Biên bản lấy mẫu chứng
nhận hợp quy lô hàng dầu nhờn động cơ đốt trong tại doanh nghiệp sản xuất, pha
chế, lưu thông trên thị trường.
- Phụ lục 2: Mẫu Biên bản lấy mẫu chứng
nhận hợp quy lô hàng hóa dầu nhờn động cơ đốt trong nhập khẩu.
- Phụ lục 3: Mẫu Giấy chứng nhận
(theo phương thức 5 đối với dầu nhờn động cơ đốt trong tại doanh nghiệp sản xuất,
pha chế).
- Phụ lục 4: Mẫu Giấy chứng nhận (đối
với dầu nhờn động cơ đốt trong nhập khẩu).
- Phụ lục 5: Mẫu Giấy chứng nhận
(theo phương thức 7 cho từng lô sản phẩm dầu nhờn động cơ đốt trong tại doanh
nghiệp sản xuất, pha chế).
Phụ lục 1
(Tên
tổ chức chứng nhận/Đoàn kiểm tra)
Số:… /…
BIÊN BẢN LẤY MẪU
CHỨNG NHẬN HỢP QUY DẦU NHỜN ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG
ĐƯỢC SẢN XUẤT, PHA CHẾ, LƯU THÔNG TRÊN THỊ TRƯỜNG
1. Sản phẩm:
2. Doanh nghiệp:
3. Địa chỉ
3.1. Địa chỉ trụ sở doanh nghiệp:
3.2. Địa chỉ nơi sản xuất:
4. Địa điểm lấy mẫu:
5. Phương pháp lấy mẫu:
□ Lấy mẫu di động
□ Lấy mẫu cục bộ
□ Tiêu chuẩn lấy mẫu
6. Chi tiết về lấy mẫu:
Lượng mẫu đại diện đã lấy gồm ... lít
được chia đều vào ....bình đựng mẫu mang số hiệu và được niêm phong như sau:
TT
|
Thành
phẩm
|
Số
lượng bồn/bể/hầm chứa
|
Tên
phương tiện chứa/ tồn trữ
|
Số
lượng mẫu lấy
|
Ký
hiệu mẫu
|
Số
niêm phong
|
|
Tên
|
Số
lô
|
Ngày
SX
|
Số
lượng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
■ (Tên tổ chức chứng nhận)
...gửi thử nghiệm mẫu số và lưu mẫu số …………..
■ Doanh nghiệp lưu và bảo quản mẫu số
(Nếu có lưu mẫu tại doanh nghiệp) ……………….
■ Thời gian lưu mẫu đến ngày………….
Trong thời gian lưu mẫu, chỉ có……………………………. (Tổ chức chứng
nhận)…… mới có quyền mở niêm phong.
■ Xử lý mẫu lưu sau khi hết thời hạn
lưu mẫu: ……………………………………
■ Tổ chức chứng nhận chuyển mẫu mang
số………… còn nguyên niêm phong đến tổ chức thử nghiệm của………………………………… trước ngày
……………………..
Biên bản này được lập thành 02 bản và
có giá trị ngang nhau. ... (tên tổ chức chứng nhận)... lưu 01 bản, doanh
nghiệp…… (tên của doanh nghiệp) lưu 01 bản.
Biên bản lấy mẫu và mẫu lưu (Nếu có
lưu mẫu tại doanh nghiệp) được giao cho đại diện của doanh nghiệp lúc .. .giờ ..
.phút ngày .../.. ./20....
Đại
diện doanh nghiệp
(ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
|
Trưởng
Đoàn đánh giá
(ký, ghi rõ họ tên)
|
Người lấy mẫu
(ký, ghi rõ họ tên)
|
(Thêm
tên và chữ ký của các thành viên khác của Tổ chức
chứng nhận hoặc Đoàn thanh tra, kiểm tra khi cần thiết)
Phụ lục 2
(Tên
tổ chức chứng nhận)
Số:…/…
BIÊN BẢN LẤY MẪU
CHỨNG NHẬN HỢP QUY DẦU NHỜN ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG
NHẬP KHẨU
1. Tên Sản phẩm, hàng hóa:
2. Số lượng hàng khai báo (theo Tờ khai hải quan):
3. Doanh nghiệp nhập khẩu:
4. Địa chỉ trụ sở doanh nghiệp nhập
khẩu:
5. Địa điểm lấy mẫu:
6. Nhận xét sơ bộ về tình trạng
bao gói, điều kiện bảo quản, tình trạng ngoại quan, ký nhãn hiệu:……………………………………………………………………………………….
7. Phương pháp lấy mẫu:
□ Lấy mẫu di động
|
□ Lấy mẫu cục bộ
|
□ Tiêu chuẩn lấy mẫu:……..
|
8. Chi tiết về lấy mẫu:
Lấy mẫu đại diện: mỗi loại dầu nhờn động
cơ lấy…. mẫu đại diện
Tổng số mẫu đã lấy:… mẫu, cụ thể:
STT
|
Tên/Mã
hàng hóa
|
Số
lượng mẫu đã lấy
|
Ký
hiệu mẫu
|
Số
niên phong
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- (Các) mẫu đã được lấy và niêm phong
có sự chứng kiến của đại diện doanh nghiệp.
- (Tên tổ chức chứng nhận)
...gửi thử nghiệm (các) mẫu số… và lưu (các) mẫu số……….
- Doanh nghiệp lưu và bảo quản mẫu số
(Nấu có lưu mẫu tại doanh nghiệp) ……………
- Thời gian lưu mẫu đến ngày……… Trong
thời gian lưu mẫu, chỉ có…… (Tổ chức chứng nhận)…… mới có
quyền mở niêm phong.
- Xử lý mẫu lưu sau khi hết thời hạn lưu
mẫu:…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Biên bản này được lập thành 02 bản và
có giá trị ngang nhau. ...(tên tổ chức chứng nhận)... lưu 01 bản, doanh
nghiệp lưu 01 bản.
Biên bản lấy mẫu và mẫu lưu (Nếu có lưu
mẫu tại doanh nghiệp) được giao cho đại diện của doanh nghiệp lúc ...giờ
...phút ngày .../.../20....
Đại
diện doanh nghiệp
(ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
|
Người
lấy mẫu
(ký, ghi rõ họ tên)
|
(Thêm
tên và chữ ký của các thành viên khác của Tổ chức chứng nhận hoặc Đoàn thanh tra, kiểm tra hoặc cơ quan hải quan khi cần thiết)
Phụ lục 3
Mẫu Giấy chứng nhận
(đối với dầu nhờn động cơ
đốt trong chứng nhận theo phương thức 5)
Tên
Tổ chức Chứng nhận
(logo
nếu có)
GIẤY
CHỨNG NHẬN
Số:
…………………………
Chứng nhận loại sản phẩm:
……………………(Tên,
chủng loại dầu nhờn động cơ) …………………
Được sản xuất và/pha chế tại:
Công
ty XYZ.
địa
chỉ trụ sở:
…………………………………………………….
Địa
chỉ nơi sản xuất:
…………………………………………………….
Phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật
Quốc gia:
QCVN
14 : 2018/BKHCN và
Sửa đổi 1:2018 QCVN 14:2018/BKHCN
Phương thức chứng nhận:
Phương
thức 5
(Thông
tư số 28/2012/QĐ-BKHCN ngày 12/12/2012 và Thông tư số 02/2017/TT- BKHCN ngày
31/3/2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ)
Giấy chứng nhận có hiệu lực từ:……………………….. đến: ……………………………….
Mẫu
dấu hợp quy (CR)
|
Đại
diện có thẩm quyền của Tổ chức Chứng nhận
(Ký tên, đóng dấu)
|
Phụ lục 4
Mẫu Giấy chứng nhận
(đối với dầu nhờn động cơ đốt
trong nhập khẩu chứng nhận theo phương thức 7)
Tên
Tổ chức Chứng nhận
(logo
nếu có)
GIẤY
CHỨNG NHẬN
Số: ………….
Chứng nhận lô hàng hóa:
…………………….(Tên, chủng loại dầu nhờn động
cơ)…………………………
- Số lượng:
……………………………………………………………………………………….
- Ký hiệu lô:
………………………………………………………………………………………
- Hợp đồng số ……ngày ……
- Hóa đơn số ……ngày.......
- Vận đơn số……. ngày …..
- Tờ khai hải quan số: ……..
Được nhập khẩu bởi:
Công
ty XYZ.
địa
chỉ:
…………………………………………………………
Phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia :
QCVN
14 : 2018/BKHCN và
Sửa đổi 1:2018 QCVN 14:2018/BKHCN
Phương thức chứng nhận:
Phương
thức 7
(Thông
tư số 28/2012/QĐ-BKHCN ngày 12/12/2012 và Thông tư số 02/2017/TT- BKHCN ngày
31/3/2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ)
Ngày cấp Giấy chứng nhận:
……………………………………..
Mẫu
dấu hợp quy (CR)
|
Đại
diện có thẩm quyền của Tổ chức Chứng nhận
(Ký tên, đóng dấu)
|
Phụ lục 5
Mẫu Giấy chứng nhận
(theo phương thức 7 cho từng lô sản
phẩm dầu nhờn động cơ đốt trong tại doanh nghiệp sản xuất, pha chế)
Tên
Tổ chức Chứng nhận
(logo
nếu có)
GIẤY
CHỨNG NHẬN
Số:
………………………………
Chứng nhận lô sản phẩm được sản
xuất và/ hoặc pha chế:
………(Tên,
chủng loại dầu nhờn động cơ)..
- Khối lượng lô sản phẩm:
- Ký hiệu lô:
- Ngày đánh giá:
Được sản xuất và/ hoặc pha chế
tại:
Công
ty XYZ
địa
chỉ trụ sở:…………………………..
địa
chỉ nơi sản xuất:……………………..
Phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia :
QCVN
14:2018/BKHCN và
Sửa đổi 1:2018 QCVN 14:2018/BKHCN
Phương thức chứng nhận:
Phương
thức 7
(Thông
tư số 28/2012/QĐ-BKHCN ngày 12/12/2012 và Thông tư số 02/2017/TT- BKHCN ngày
31/3/2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ)
Ngày cấp Giấy chứng nhận:
…………………………………..
Mẫu
dấu hợp quy (CR)
|
Đại
diện có thẩm quyền của Tổ chức Chứng nhận
(Ký tên, đóng dấu)
|