ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
197/QĐ-UBND
|
Quảng
Ninh, ngày 21 tháng 01 năm 2021
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN THÍ ĐIỂM TỔNG ĐÀI TƯ VẤN KHUYẾN NÔNG TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH QUẢNG NINH, GIAI ĐOẠN 2021 - 2023
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và
Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 83/2018/NĐ-CP
ngày 24/5/2018 của Chính phủ về Khuyến nông;
Căn cứ Thông tư số 75/2019/TT-BTC
ngày 04/11/2019 của Bộ Tài chính quy định quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp từ
nguồn ngân sách Nhà nước thực hiện hoạt động Khuyến nông;
Căn cứ Nghị quyết số
268/2020/NQ-HĐND ngày 09/7/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh quy định
về nội dung, mức chi hỗ trợ các hoạt động Khuyến nông trên địa bàn tỉnh Quảng
Ninh;
Căn cứ Quyết định số 158/QĐ-UBND
ngày 14/01/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc Phê duyệt Chương trình khuyến
nông tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2019 - 2023;
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 5619/TTr-SNNPTNT ngày 31/12/2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án thí điểm Tổng đài tư vấn khuyến
nông trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021 - 2023, với những nội dung
sau:
1. Tên đề án: Thí điểm Tổng đài tư vấn khuyến nông trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai
đoạn 2021 - 2023.
2. Địa điểm thực
hiện: Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
3. Mục tiêu của Đề
án.
- Tư vấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật
đến các hộ nông dân, Hợp tác xã, Doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp trên toàn tỉnh
thông qua Hệ thống Tổng đài. Qua đây giúp giải quyết những vướng mắc, khó khăn
của người nông dân về kỹ thuật sản xuất nông nghiệp, phòng trừ dịch bệnh...thuộc
các lĩnh vực Nông, Lâm, Ngư nghiệp;
- Tư vấn, phổ biến các chủ trương,
chính sách của nhà nước về sản xuất nông nghiệp, hoạt động khuyến nông, kỹ năng
tổ chức quản lý sản xuất, xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm, tổng hợp
kinh nghiệm hay, mô hình sản xuất hiệu quả...tới bà con nông dân, doanh nghiệp
trong tỉnh. Giúp nông dân, doanh nghiệp ứng dụng vào sản xuất nhằm tăng năng suất,
chất lượng cây trồng, vật nuôi; thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh;
- Xây dựng mối liên kết chặt chẽ từ sản
xuất, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm (thông qua hoạt động tư vấn). Hỗ
trợ phát triển tại các vùng sản xuất tập trung theo tiêu chuẩn sản xuất nông
nghiệp tốt, sản phẩm nông nghiệp sạch, hữu cơ đảm bảo an toàn thực phẩm. Đồng
thời hỗ trợ, tư vấn tạo sinh kế và phát triển sản xuất cũng như mở rộng thị trường
cho người sản xuất vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn;
- Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh của các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp để tăng thu
nhập, giảm nghèo, làm giàu, thích ứng với các điều kiện sinh thái, khí hậu và
nhu cầu thị trường;
- Tư vấn, giải đáp thỏa đáng các nhu
cầu về quy trình kỹ thuật, phòng trừ dịch bệnh, cơ chế chính sách về lĩnh vực
nông nghiệp.
4. Nội dung triển
khai thực hiện Đề án.
a) Tiếp nhận, xử lý thông tin của hệ
thống tổng đài.
- Hệ thống tiếp nhận các câu hỏi, kiến
nghị, thắc mắc, ý kiến, phản ánh của người dân, doanh nghiệp thông qua đầu số tổng
đài 1800 xxx xxx.
- Hệ thống tổng đài xử lý: Có lời
chào tự động và hướng dẫn thuê bao lựa chọn lĩnh vực quan tâm chuyển qua tư vấn
viên trả lời hoặc gọi lại thông qua 01 đầu số cố định được kết nối với phần mềm
chung của tổng đài để tư vấn;
- Mỗi tư vấn viên được phân công tiếp
nhận thông tin cuộc gọi theo từng lĩnh vực để xử lý những thắc mắc, phản ánh,
kiến nghị của người dân và doanh nghiệp.
b) Các bước tiến hành triển khai Đề
án.
- Giai đoạn 1: Thí điểm vận hành với các nội dung hỗ trợ tư vấn trong lĩnh vực hoạt động
Khuyến nông.
- Giai đoạn 2: Tiếp tục triển khai giai đoạn 1 và bổ sung các nội dung mới bao gồm:
các cơ chế chính sách về lĩnh vực nông nghiệp, phát triển nông thôn và nông
dân; quản lý chất lượng trong nông, lâm nghiệp và thủy sản; các chính sách hỗ
trợ sản xuất nông nghiệp và phương pháp tiếp cận hỗ trợ doanh nghiệp.
5. Nguồn kinh phí.
- Dự kiến tổng kinh phí: 450 triệu đồng,
trong đó.
+ Giai đoạn 1: 150 triệu đồng.
+ Giai đoạn 2: 300 triệu đồng.
- Nguồn vốn thực hiện nhiệm vụ được bố
trí từ nguồn kinh phí nghiệp vụ khuyến nông phân bổ hàng năm.
6. Thời gian thực hiện: Từ năm 2021 - 2023.
7. Tổ chức thực hiện.
7.1. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn.
- Chỉ đạo Trung tâm Khuyến nông tỉnh
chủ trì triển khai thực hiện Đề án (giai đoạn 1), phối hợp với các đơn vị
trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất bố trí nhân sự phù hợp
với yêu cầu của lĩnh vực cần tư vấn (giai đoạn 2);
- Hàng năm lập dự toán kinh phí gửi Sở
Tài chính thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt.
7.2. Sở Tài chính.
Căn cứ đề xuất của Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn chủ trì thẩm định kinh phí để triển khai thực hiện Đề án
theo quy định của pháp luật hiện hành.
7.3. Sở Thông tin và Truyền thông.
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn triển khai thực hiện Đề án đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, quy
định trong công tác tổ chức thực hiện hệ thống Tổng đài.
7.4. Trung tâm Truyền thông tỉnh, Ủy
ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố.
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn triển khai thực hiện Đề án thí điểm Hệ thống Tổng đài để người
dân và doanh nghiệp biết, sử dụng.
Điều 2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì
thực hiện, hướng dẫn và kiểm tra việc tổ chức, triển khai thực hiện hiện Đề án.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Các ông (bà): Chánh Văn phòng Ủy ban
nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, ban, ngành của tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân
các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ
quyết định thi hành./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (b/c);
- CT, P2 UBND tỉnh (b/c);
- Hội nông dân tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành;
- V0, V1, V2, V3, NLN1, 3, TM3;
- Lưu: VT, NLN3 (5b, QĐ04).
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Bùi Văn Khắng
|