Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 1420/QĐ-UBND 2020 Đề án khung nhiệm vụ khoa học về quỹ gen tỉnh Quảng Ngãi

Số hiệu: 1420/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi Người ký: Đặng Ngọc Dũng
Ngày ban hành: 22/09/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

Số: 1420/QĐ-UBND

Quảng Ngãi, ngày 22 tháng 9 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN KHUNG NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VỀ QUỸ GEN TỈNH QUẢNG NGÃI THỰC HIỆN TRONG GIAI ĐOẠN 2021-2025

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Khoa học và công nghệ ngày 18/6/2013;

Căn cứ Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27/01/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;

Căn cứ Quyết định số 1671/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Thông tư số 17/2016/TT-BKHCN ngày 01/9/2016 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định quản lý thực hiện Chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 25/2018/QĐ-UBND ngày 12/9/2018 của UBND tỉnh ban hành Quy định quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh và cấp cơ sở sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 1065/TTr-SKHCN ngày 04/9/2020.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án khung nhiệm vụ khoa học và công nghệ về quỹ gen tỉnh Quảng Ngãi thực hiện trong giai đoạn 2021 - 2025 (Đề án khung kèm theo).

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Căn cứ Quyết định này, các tổ chức dự kiến chủ trì có trách nhiệm:

- Đối với các nhiệm vụ có 02 tổ chức dự kiến chủ trì, tổ chức làm việc để thống nhất cử cơ quan, đơn vị chủ trì thực hiện, phân công, phối hợp thực hiện.

- Hoàn chỉnh phiếu đề xuất nhiệm vụ theo mẫu quy định tại Quyết định số 25/2018/QĐ-UBND và gửi về Sở Khoa học và Công nghệ để tham mưu UBND tỉnh phê duyệt thực hiện theo quy định.

2. Sở Khoa học và Công nghệ tham mưu UBND tỉnh phê duyệt thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc Đề án khung theo trình tự, thủ tục quy định tại Quyết định số 25/2018/QĐ-UBND .

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chủ tịch UBND các huyện: Tư Nghĩa và Ba Tơ; Giám đốc: Trung tâm ứng dụng và Dịch vụ khoa học công nghệ và Hợp tác xã Nông nghiệp Phổ Châu; Thủ trưởng các sở, ban, ngành và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ Khoa học và Công nghệ;
- CT, PCT (KGVX) UBND tỉnh;
- UBND thị xã Đức Phổ;
- VPUB: CVP, PCVP(KGVX), CBTH;
- Lưu: VT, KGVXbnt.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đặng Ngọc Dũng

 

ĐỀ ÁN

KHUNG NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VỀ QUỸ GEN TỈNH QUẢNG NGÃI THỰC HIỆN TRONG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1420/QĐ-UBND ngày 22/9/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh)

I. Nhu cầu về nguồn gen và tính cấp thiết

Việt Nam là một trong những quốc gia có nguồn tài nguyên sinh học đa dạng, phong phú và giàu có. Sự đa dạng, phong phú được thể hiện không chỉ ở sự có mặt của những loài động vật, thực vật hoang dã quý hiếm với nguồn gen đặc hữu, cá biệt chỉ có thể tồn tại ở một hoặc một số khu vực địa lý xác định ở nước ta, mà còn ở nguồn gen vật nuôi, cây trồng, thủy sản, cây dược liệu đặc hữu, quý hiếm có giá trị kinh tế cao và các tri thức cổ truyền về các loài cây thuốc vô cùng quý báu ngày càng được phổ biến và sử dụng rộng rãi.

Theo số liệu tại Hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Đề án khung quỹ gen cấp bộ, cấp tỉnh (2013 - 2019) và chia sẻ nguồn gen do Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức, Việt Nam có khoảng 1.400 loài thực vật bậc cao; thú 322 loài; 887 loài chim; 176 loài ếch nhái, hàng vạn loài côn trùng và các loài động vật không xương sống khác, vi tảo ở vùng nước ngọt được xác định là 1.438 loài chiếm 9,6% so với thế giới (số loài có trên thế giới là 15.000); 21.393 các chủng vi sinh vật đã được bảo tồn... và đứng thứ 16 thế giới về đa dạng sinh học. Nếu tổ chức tốt công tác bảo tồn các loài sinh vật đặc hữu này để khai thác phục vụ nghiên cứu khoa học, sản xuất, đời sống... thì sẽ tạo nhiều cơ hội để phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Tại Quyết định số 1671/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã nêu rõ quan điểm: “Nguồn gen là tài sản quốc gia, là vật liệu di truyền cho chọn tạo giống sinh vật, là nguồn tài nguyên sinh học để phát triển khoa học, kinh tế - xã hội, môi trường và quốc phòng - an ninh... Việc bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen được thực hiện trên cơ sở mạng lưới quỹ gen thống nhất toàn quốc”.

Quảng Ngãi là tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, có diện tích tự nhiên 5.131,5 km2. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam; phía Tây giáp các tỉnh Gia Lai và Kon Tum; phía Nam giáp tỉnh Bình Định; phía Đông giáp biển Đông.

Quảng Ngãi có địa hình tương đối phức tạp, có xu hướng thấp dần từ Tây sang Đông với các dạng địa hình đồi núi, đồng bằng ven biển, phía tây của tỉnh là sườn Đông của dãy Trường Sơn, tiếp đến là địa hình núi thấp và đồi xen kẽ đồng bằng, có nơi núi chạy sát biển. Khí hậu ở Quảng Ngãi là khí hậu nhiệt đới và gió mùa, nên nhiệt độ cao và ít biến động. Chế độ ánh sáng, mưa ẩm phong phú, nhiệt độ trung bình 25 - 26,9 °C. Khí hậu Quảng Ngãi phân hóa thành 2 mùa rõ rệt, gồm có mùa mưa và mùa nắng.

Hệ thực vật đa dạng về yếu tố địa lý bao gồm yếu tố đặc hữu Việt Nam; yếu tố Đông Dương; yếu tố Đông và Đông Nam Á; yếu tố Đông Dương - Himalaya; yếu tố nhiệt đới châu Á - Ấn Độ - Malezia; yếu tố có nhiệt đới; và yếu tố toàn cầu. Tổng số loài thực vật được ghi nhận trong các hệ sinh thái tự nhiên là 1.252 loài thực vật với 604 chi thuộc 169 họ trong đó có 48 loài thực vật quý hiếm trong danh lục đỏ thế giới (IUCN, 2015), Sách đỏ Việt Nam (2007) và Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Trong sinh cảnh rừng già nguyên sinh ít tác động trên các đỉnh núi thảm thực vật khép tán nhiều tầng vẫn còn nhiều loài gỗ quý như Gụ mật, Gõ đỏ, Chò chỉ, Xoay, Xoan mộc, Lim xanh, Trầm hương, Sến trung ...

Khu hệ động vật với 1.089 loài động vật trên cạn, 173 loài cá nước ngọt, 202 loài cá biển, 05 loài thú biển, 157 loài san hô, 40 loài da gai và 96 loài giáp xác. Trong đó, hệ động vật trên cạn có 121 loài thú, 308 loài chim, 83 loài bò sát, và 521 loài côn trùng. Tỉnh Quảng Ngãi có vai trò quan trọng trong bảo tồn các loài động vật nguy cấp, quý, hiếm đối với quốc gia và quốc tế với 118 loài đã được ghi nhận. Sự phân bố của các loài động vật quý hiếm trong tỉnh không đồng đều. (Nguồn: Báo cáo Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Chi cục Bảo vệ môi trường)

Giai đoạn 2014 - 2020, UBND tỉnh đã phê duyệt tỉnh đã phê Đề án khung bảo tồn nguồn gen cấp tỉnh thực hiện trong giai đoạn 2014 - 2020 với 03 đối tượng (02 đối tượng vật nuôi (lợn Kiềng sắt, gà H're) và 01 đối tượng cây trồng (Quế Trà Bồng)). Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã hoàn thành việc tuyển chọn và lưu giữ bảo tồn 50 con lợn Kiềng sắt (40 con cái và 10 con đực); 150 con gà H're (130 con mái và 20 con trống); 200 cây quế bản địa.

Bảo tồn, lưu giữ nguồn gen động vật, thực vật và vi sinh vật là bảo vệ tài nguyên di truyền nhằm cung cấp nguồn nguyên liệu khởi thủy phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, cải tạo giống, đảm bảo duy trì được sự đa dạng sinh học và những tiền đề cần thiết về tài nguyên sinh học cho sự phát triển bền vững nền nông nghiệp hiện tại cũng như trong tương lai. Hiện nay, với áp lực phát triển kinh tế - xã hội đã nảy sinh nhiều tác động tiêu cực đến các hệ sinh thái, sinh cảnh và đa dạng sinh học trên toàn tỉnh. Và trong bối cảnh bùng nổ dân số và sự thay đổi không thuận lợi của môi trường, an toàn lương thực và thực phẩm là mối quan tâm hàng đầu của thế giới hiện nay. Nếu không có những biện pháp, giải pháp bảo tồn an toàn nguồn gen quý hiếm của tỉnh kịp thời thì nguy cơ tuyệt chủng các giống loài quý hiếm là một xu thế tất yếu.

Do vậy, việc xây dựng Đề án khung nhiệm vụ khoa học và công nghệ về quỹ gen tỉnh Quảng Ngãi thực hiện trong giai đoạn 2021 - 2025 để lưu giữ an toàn nguồn gen đã tuyển chọn, đồng thời nghiên cứu, điều tra bổ sung sung nguồn gen mới là hết sức cần thiết.

II. Mục tiêu

1. Mục tiêu tổng quát

Bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen quý hiếm, có giá trị đặc biệt về kinh tế, xã hội, y học, khoa học, môi trường phục vụ phát triển kinh tế - xã hội như: Các nguồn gen giống vật nuôi; nguồn gen hải sản nguy cấp, quý, hiếm; các nguồn gen về cây trồng bản địa tại tỉnh Quảng Ngãi.

2. Mục tiêu cụ thể

- Duy trì lưu giữ an toàn các nguồn gen đã được thu thập, đánh giá và tuyển chọn, gồm: lợn Kiềng sắt, gà H're và quế Trà Bồng

- Điều tra, thu thập bổ sung những nguồn gen mới và nghiên cứu phương pháp lưu giữ an toàn; Đề xuất các biện pháp bảo tồn, khai thác bền vững nguồn gen các đối tượng:

+ Cây trồng: Tiêu Ba Lế, nếp Ngự Sa Huỳnh, nếp Cút, lúa rẫy.

+ Thủy sản: cá Bống sông Trà

III. Nội dung cần giải quyết

1. Tổ chức các hoạt động duy trì lưu giữ an toàn các nguồn gen đã được thu thập, đánh giá ở giai đoạn 2014 - 2020, gồm: lợn Kiềng sắt, gà H're và quế Trà Bồng.

2. Điều tra, thu thập bổ sung những nguồn gen mới các đối tượng:

- Cây trồng: Tiêu Ba Lế, nếp Ngự Sa Huỳnh, nếp Cút, lúa rẫy.

- Thủy sản: cá Bống sông Trà

3. Nghiên cứu phương pháp lưu giữ an toàn, các biện pháp khai thác bền vững nguồn gen các đối tượng đã được điều tra, thu thập bổ sung.

4. Nghiên cứu quy trình công nghệ, biện pháp kỹ thuật để khai thác nhằm sử dụng bền vững, tăng hiệu quả kinh tế lợn Kiềng sắt, gà H're và quế Trà Bồng.

IV. Dự kiến kết quả

1. Duy trì lưu giữ an toàn nguồn gen:

- 50 con lợn Kiềng sắt (40 con cái và 10 con đực)

-150 con gà H're (130 con mái và 20 con trống)

- 200 cây quế bản địa

2. Báo cáo điều tra, thu thập bổ sung và cứ liệu khoa học về nguồn gen nguy cấp, quý, hiếm của các đối tượng: Cây trồng (Tiêu Ba Lế, nếp Ngự Sa Huỳnh, nếp Cút, lúa rẫy); Thủy sản (cá Bống sông Trà).

3. Phương pháp lưu giữ an toàn, biện pháp khai thác bền vững nguồn gen cho từng đối tượng đã được điều tra, thu thập bổ sung. Cụ thể:

- Tiêu Ba Lế, xây dựng vườn ươm để bảo tồn nguồn gen và mô hình trồng trên diện tích 05ha

- Nếp Cút, xây dựng vùng chuyên canh trên diện tích 10ha

- Nếp Ngự Sa Huỳnh, xây dựng vùng chuyên canh trên diện tích 217,83ha

- Lúa rẫy, xây dựng vùng chuyên canh trên diện tích 10ha

- Cá Bống sông Trà, xây dựng 02 mô hình bảo tồn, phát triển.

V. Dự kiến kinh phí thực hiện: 14.470 triệu đồng

 

DANH MỤC

CÁC NHIỆM VỤ BẢO TỒN NGUỒN GEN TỈNH QUẢNG NGÃI THỰC HIỆN TRONG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Kèm theo Đề án khung nhiệm vụ khoa học và công nghệ về quỹ gen tỉnh Quảng Ngãi thực hiện trong giai đoạn 2021 - 2025)

TT

Tên nhiệm vụ

Tên tổ chức dự kiến chủ trì

Đối tượng và số lượng nguồn gen bảo tồn

Dự kiến kinh phí (NSNN) (triệu đồng)

Ghi chú

 

CÂY TRỒNG

 

 

 

 

1

Nghiên cứu điều tra, thu thập nguồn gen cây tiêu Ba Lế; Đề xuất các biện pháp sử dụng bền vững.

UBND huyện Ba Tơ

- Đối tượng: tiêu Ba Lế

- Số lượng nguồn gen bảo tồn: 01

1.000

 

2

Nghiên cứu điều tra, thu thập, phục tráng giống Nếp Cút trên địa bàn xã Nghĩa Kỳ, huyện Tư Nghĩa

- Sở Nông nghiệp và PTNT

- UBND huyện Tư Nghĩa

- Đối tượng: Nếp Cút

- Số lượng nguồn gen bảo tồn: 01

670

 

3

Nghiên cứu điều tra, thu thập, phục tráng giống Nếp Ngự Sa Huỳnh, thị xã Đức Phổ

- Sở Nông nghiệp và PTNT

- HTX Nông nghiệp Phổ Châu (thị xã Đức Phổ)

- Đối tượng: Nếp Ngự Sa Huỳnh

- Số lượng nguồn gen bảo tồn: 01

1.500

 

4

Nghiên cứu điều tra, thu thập, phục tráng giống lúa rẫy

Sở Nông nghiệp và PTNT

- Đối tượng: lúa rẫy

- Số lượng nguồn gen bảo tồn: 01

5.000

 

5

Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật để khai thác nhằm sử dụng bền vững cây quế Trà Bồng

Sở Nông nghiệp và PTNT

- Đối tượng: quế Trà Bồng

- Số lượng nguồn gen bảo tồn: 01

1.500

 

 

VẬT NUÔI

 

 

 

 

1

Duy trì, lưu giữ an toàn nguồn gen lợn Kiềng sắt tại Quảng Ngãi

Trung tâm ứng dụng và Dịch vụ khoa học công nghệ

- Đối tượng: lợn Kiềng sắt

- Số lượng nguồn gen bảo tồn: 01

2.300

 

2

Duy trì, lưu giữ an toàn nguồn gen gà H're tại Quảng Ngãi

- Đối tượng: gà H're

- Số lượng nguồn gen bảo tồn: 01

1.000

 

 

THỦY SẢN

 

 

 

 

1

Nghiên cứu điều tra, thu thập bổ sung nguồn gen cá Bống sông Trà; Đề xuất các biện pháp khai thác bền vững.

Sở Khoa học và Công nghệ

- Đối tượng: cá Bống sông Trà

- Số lượng nguồn gen bảo tồn: 01

1.500

 

 

Tổng cộng

 

 

14.470

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1420/QĐ-UBND ngày 22/09/2020 về phê duyệt Đề án khung nhiệm vụ khoa học và công nghệ về quỹ gen tỉnh Quảng Ngãi thực hiện trong giai đoạn 2021-2025

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


960

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.112.23
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!