THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
******
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số: 124/2007/QĐ-TTg
|
Hà Nội, ngày 31
tháng 07 năm 2007
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ TRANG THIẾT BỊ TÌM KIẾM, CỨU NẠN
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12
năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 14/1998/NĐ-CP ngày 06 tháng 3 năm 1998 của Chính phủ quy định
quản lý tài sản nhà nước;
Xét đề nghị của Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn,
QUYẾT ĐỊNH :
Điều
1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý trang thiết
bị tìm kiếm, cứu nạn.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi
hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ
quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương và Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
-Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các UB của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- UBQG Tìm kiếm Cứu nạn;
- BCĐ Phòng, chống lụt, bão Trung ương;
- Cục Dự trữ Quốc gia;
- Tổng công ty Dầu khí Việt Nam;
- VPCP: BTCN, các PCN,
Website Chính phủ, Ban Điều hành 112,
Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, NC (5b).
|
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Nguyễn Sinh
Hùng
|
QUY
CHẾ
QUẢN
LÝ TRANG THIẾT BỊ TÌM KIẾM, CỨU NẠN
(Ban hành kèm theo
Quyết định số 124/2007/QĐ-TTg ngày 31 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng
Chính phủ)
Chương I:
QUY
ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp
dụng
1. Quy chế này quy định việc cấp phát, quản lý, sử dụng, bảo
quản, bảo dưỡng, kiểm tra và thanh lý, xử lý các loại trang thiết bị, phương tiện,
vật tư, hàng hóa bảo đảm hoạt động tìm kiếm, cứu nạn thuộc sở hữu nhà nước (sau
đây gọi là trang thiết bị tìm kiếm, cứu nạn).
2. Quy chế này áp dụng đối với Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn,
các Bộ, ngành, địa phương, các đơn vị chuyên trách làm nhiệm vụ thuộc lĩnh vực
tìm kiếm, cứu nạn (sau đây gọi là đơn vị chuyên trách) và các đơn vị tham gia
tìm kiếm, cứu nạn (sau đây gọi là đơn vị kiêm nhiệm).
Điều 2. Nguồn trang thiết bị tìm
kiếm, cứu nạn
1. Hàng xuất từ nguồn dự trữ quốc gia.
2. Ngân sách nhà nước cấp cho Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn,
các Bộ, ngành, địa phương, các đơn vị chuyên trách và các đơn vị kiêm nhiệm để
thực hiện đầu tư mua sắm trang thiết bị tìm kiếm, cứu nạn.
3. Mua sắm trang thiết bị tìm kiếm, cứu nạn từ nguồn kinh phí
tự cân đối của các Bộ, ngành, địa phương, các đơn vị chuyên trách và các đơn vị
kiêm nhiệm.
4. Nguồn hàng và tiền viện trợ, ủng hộ, hiến tặng của các tổ
chức, cá nhân trong và ngoài nước.
Điều 3. Chủng loại trang thiết bị tìm kiếm,
cứu nạn
1. Trang thiết bị chuyên dụng tìm kiếm, cứu nạn là các loại
trang thiết bị có niên hạn sử dụng, bảo đảm cho các đơn vị chuyên trách đường
biển, đường sông, đường không, ứng phó sự cố tràn dầu, phòng, chống thiên tai,
hoả hoạn, dịch bệnh và quốc phòng, an ninh.
2. Trang thiết bị thông dụng tìm kiếm, cứu nạn là các loại
trang thiết bị không xác định niên hạn sử dụng, bảo đảm cho các lực lượng tham
gia tìm kiếm, cứu nạn.
Chương II:
CẤP
PHÁT, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG, BẢO QUẢN, BẢO DƯỠNG VÀ THANH LÝ, XỬ LÝ TRANG THIẾT BỊ
TÌM KIẾM, CỨU NẠN
Điều 4. Thẩm quyền cấp phát, điều động
trang thiết bị tìm kiếm, cứu nạn
1. Việc xuất hàng dự trữ quốc gia phục vụ tìm kiếm, cứu nạn thực
hiện theo quy định của Pháp lệnh Dự trữ quốc gia.
2. Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn quyết định cấp
phát các loại trang thiết bị tìm kiếm, cứu nạn cho các Bộ, ngành, địa phương,
các đơn vị chuyên trách và các đơn vị kiêm nhiệm tham gia tìm kiếm, cứu nạn.
3. Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương quyết định cấp phát trang thiết bị tìm kiếm, cứu nạn cho các
đơn vị thuộc quyền.
4. Khi cần thiết, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn
quyết định điều động lực lượng, phương tiện, trang thiết bị tìm kiếm, cứu nạn của
các Bộ, ngành, địa phương, các đơn vị chuyên trách và các đơn vị liên quan để
tham gia nhiệm vụ tìm kiếm, cứu nạn trong nước và quốc tế khi có yêu cầu.
Điều 5. Hình thức cấp trang thiết bị tìm
kiếm, cứu nạn
1. Cấp không thu tiền là cấp các loại trang thiết bị tìm kiếm,
cứu nạn từ nguồn dự trữ quốc gia; nguồn viện trợ không hoàn lại của các tổ chức,
cá nhân trong và ngoài nước.
2. Cấp có thanh toán là cấp các loại trang thiết bị được mua sắm
từ nguồn ngân sách nhà nước cấp, nguồn tự cân đối của các Bộ, ngành, địa phương
hoặc nguồn vay của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
Điều 6. Quản lý, sử dụng trang thiết bị
tìm kiếm, cứu nạn
1. Các Bộ, ngành, địa phương, các đơn vị chuyên trách và các
đơn vị kiêm nhiệm chịu trách nhiệm quản lý chặt chẽ toàn bộ số trang thiết bị
tìm kiếm, cứu nạn được cấp, mua sắm từ các nguồn (quy định tại Điều 2 Quy chế
này).
2. Việc sử dụng trang thiết bị phải đúng mục đích, đạt hiệu quả
trong tìm kiếm, cứu nạn, phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hoả
hoạn, dịch bệnh và các thảm hoạ.
3. Các Bộ, ngành, địa phương, các đơn vị chuyên trách và các
đơn vị kiêm nhiệm được giao nhiệm vụ quản lý, sử dụng, bảo quản trang thiết bị
tìm kiếm, cứu nạn phải thực hiện đầy đủ các chế độ đăng ký, thống kê, kiểm kê,
đăng kiểm và báo cáo theo đúng quy định.
Điều 7. Bảo quản, bảo dưỡng trang thiết bị
tìm kiếm, cứu nạn
1. Trang thiết bị mới nhận chưa qua sử dụng trước khi
đưa vào bảo quản, cất giữ phải kiểm tra kỹ về số lượng, chất lượng, chủng loại,
tình trạng kỹ thuật, bao gói. Trường hợp chưa rõ về số lượng, chất lượng, chủng
loại, thông số kỹ thuật phải lập biên bản tháo rỡ, mở bao gói kiểm tra chi tiết
để xác định rõ tình trạng kỹ thuật.
2. Bảo quản, bảo dưỡng trang thiết bị tìm kiếm, cứu nạn theo
đúng hướng dẫn của nhà sản xuất và tiêu chuẩn quy định của các Bộ, ngành.
3. Bảo quản, cất giữ trang thiết bị phải gọn gàng, theo phương
châm: dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm tra và cấp phát thuận tiện.
4. Thực hiện nghiêm công tác phòng, chống cháy nổ, phòng gian
bảo mật, chống hư hỏng, mất mát hoặc bị kẻ gian phá hoại.
5. Trang thiết bị tìm kiếm, cứu nạn xuất ra sử dụng, khi đưa
vào bảo quản, cất giữ phải kiểm tra tình trạng kỹ thuật, phân cấp chất lượng, sửa
chữa hư hỏng (nếu có), đăng ký thống kê theo quy định.
6. Trang thiết bị tìm kiếm, cứu nạn bị mất mát, tổn thất, tiêu
hao trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phải lập biên bản, có xác nhận của các
cơ quan chức năng, báo cáo đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Điều 8. Thẩm quyền thanh lý, xử lý trang
thiết bị tìm kiếm, cứu nạn
1. Hàng năm, các Bộ, ngành, địa phương, các đơn vị chuyên
trách và các đơn vị kiêm nhiệm được giao quản lý, sử dụng, bảo quản trang thiết
bị tìm kiếm, cứu nạn phải thành lập Hội đồng kiểm kê để nắm số lượng, đánh giá
tình trạng kỹ thuật, phân cấp chất lượng từng loại trang thiết bị; báo cáo đề
nghị Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn cho loại khỏi danh mục những
trang thiết bị hư hỏng, hết niên hạn sử dụng, lạc hậu; trang thiết bị không đồng
bộ, không có phụ tùng thay thế, không có khả năng sửa chữa để thanh lý, xử lý
theo quy định.
2. Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn quyết định chủ
trương về thanh lý, xử lý trang thiết bị tìm kiếm, cứu nạn.
3. Các Bộ, ngành, địa phương chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện
thanh lý, xử lý trang thiết bị tìm kiếm, cứu nạn theo quy định.
Điều 9. Quy định về thanh lý, xử lý trang
thiết bị tìm kiếm, cứu nạn
1. Thanh lý, xử lý trang thiết bị tìm kiếm, cứu nạn phải đúng
quy trình, bảo đảm an toàn, tiết kiệm, chấp hành đúng các quy định về quản lý
tài sản nhà nước.
Chi phí cho thanh lý, xử lý phải dựa trên cơ sở dự toán, định
mức, đơn giá quy định của Nhà nước. Số tiền thu được sau thanh lý, xử lý phải
quản lý theo quy định.
2. Đối với trang thiết bị tìm kiếm, cứu nạn chuyên dụng, khi
thanh lý, xử lý phải tận dụng phụ tùng còn sử dụng được để phục vụ công tác sửa
chữa, thay thế những loại trang bị đang sử dụng.
3. Sau khi thực hiện thanh lý, xử lý trang thiết bị tìm
kiếm, cứu nạn, các Bộ, ngành, địa phương phải tổng hợp báo cáo Ủy ban Quốc gia
Tìm kiếm Cứu nạn.
Chương III:
TRÁCH
NHIỆM CỦA CÁC CẤP VỀ CẤP PHÁT, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG, BẢO QUẢN, BẢO DƯỠNG VÀ THANH
LÝ, XỬ LÝ TRANG THIẾT BỊ TÌM KIẾM, CỨU NẠN
Điều 10. Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn
Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn là cơ quan giúp Thủ tướng
Chính phủ về công tác cấp phát, quản lý trang thiết bị tìm kiếm, cứu nạn và chỉ
đạo Ban Chỉ đạo Tìm kiếm Cứu nạn các Bộ, ngành, địa phương thực hiện công tác cấp
phát, quản lý, sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng và thanh lý, xử lý trang thiết bị
tìm kiếm, cứu nạn.
Điều 11. Ban Chỉ đạo Tìm kiếm Cứu
nạn các Bộ, ngành, địa phương
Ban Chỉ đạo Tìm kiếm Cứu nạn các Bộ, ngành, địa phương là cơ
quan thường trực giúp các Bộ, ngành, địa phương về công tác cấp phát quản lý, sử
dụng, bảo quản, bảo dưỡng, thanh lý và xử lý trang thiết bị tìm kiếm, cứu nạn.
Điều 12. Chế độ báo cáo
1. Hàng năm, các Bộ, ngành, địa phương, các đơn vị
chuyên trách và các đơn vị kiêm nhiệm tổ chức kiểm kê để nắm chắc số lượng, chủng
loại, phân cấp chất lượng trang thiết bị tìm kiếm, cứu nạn; thực hiện chế độ
báo cáo về công tác quản lý, sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng, thanh lý và xử lý
trang thiết bị tìm kiếm, cứu nạn.
Thời gian báo cáo:
- Báo cáo 6 tháng: gửi trước ngày 05 tháng 7;
- Báo cáo năm: gửi trước ngày 05 tháng 01 năm sau;
- Báo cáo đột xuất: mỗi khi có thay đổi về trang thiết bị tìm
kiếm, cứu nạn.
2. Sau khi tham gia tìm kiếm, cứu nạn, các Bộ, ngành, địa
phương, các đơn vị chuyên trách và các đơn vị kiêm nhiệm phải báo cáo những mất
mát, hư hỏng, tiêu thụ trang thiết bị, vật tư, nhiên liệu với Ủy ban Quốc gia
Tìm kiếm Cứu nạn để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Điều 13. Công tác kiểm tra
1. Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn chủ trì, phối hợp với các
Bộ, ngành liên quan kiểm tra các Bộ, ngành, địa phương về công tác cấp phát quản
lý, sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng, thanh lý và xử lý trang thiết bị tìm kiếm, cứu
nạn;
2. Các Bộ, ngành, địa phương kiểm tra các cơ quan, đơn vị thuộc
quyền về công tác quản lý, sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng, thanh lý và xử lý
trang thiết bị tìm kiếm, cứu nạn theo quy định.
Điều 14. Kế hoạch mua sắm, bảo quản, bảo
dưỡng và thanh toán, bồi thường trang thiết bị tìm kiếm, cứu nạn
1. Hàng năm và 5 năm, Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn hướng dẫn,
chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch mua sắm trang thiết bị tìm
kiếm, cứu nạn bảo đảm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
2. Các Bộ, ngành xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn, định mức
về bảo quản, bảo dưỡng trang thiết bị tìm kiếm, cứu nạn trình cấp có thẩm quyền
phê duyệt.
3. Thanh toán, bồi thường trang thiết bị tìm kiếm, cứu nạn bị
tổn thất, mất mát, hư hỏng của các tổ chức và cá nhân được huy động tham gia
tìm kiếm, cứu nạn phải theo đúng quy định của Nhà nước.
Chương IV:
ĐIỀU
KHOẢN THI HÀNH
Điều 15. Khen thưởng
Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện Quy chế quản
lý trang thiết bị tìm kiếm, cứu nạn sẽ được khen thưởng theo quy định của pháp
luật.
Điều 16. Xử lý vi phạm
Các tổ chức, cá nhân không thực hiện trách nhiệm quy định tại
Quy chế này thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm thì bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm
hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo pháp luật.
Điều 17. Tổ chức thực hiện
Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn, các Bộ, ngành, Ủy ban nhân
dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ quan, tổ chức và cá nhân
liên quan có trách nhiệm triển khai thực hiện Quy chế này.
Trong quá trình thực hiện, Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn kịp
thời đề xuất những vấn đề nẩy sinh cần sửa đổi, bổ sung báo cáo Thủ tướng Chính
phủ xem xét, quyết định./.