Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 1110/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Khánh Hòa Người ký: Đinh Văn Thiệu
Ngày ban hành: 23/04/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1110/QĐ-UBND

Khánh Hòa, ngày 23 tháng 4 năm 2021

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN 2021-2025

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về Phát triển ngành nghề nông thôn;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 226/TTr-SNN ngày 22/01/2021 và công văn số 850/SNN-PTNT ngày 29/3/2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2021-2025.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở; Thủ trưởng các ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Ban Pháp chế HĐND tỉnh;
- Lưu: VP, TLc, TL. HB.
NN-4.9

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đinh Văn Thiệu

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Quyết định số 1110/QĐ-UBND ngày 23/4/2021 của UBND tỉnh Khánh Hòa)

Căn cứ Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về Phát triển ngành nghề nông thôn;

UBND tỉnh Khánh Hòa ban hành Kế hoạch Phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2021-2025 với những nội dung chủ yếu như sau:

Phần I

KẾT QUẢ THỰC HIỆN PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN VÀ CÔNG TÁC BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN NGHỀ, LÀNG NGHỀ

I. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN

Tính đến tháng 10/2020, toàn tỉnh hiện có 4.766 cơ sở sản xuất kinh doanh về ngành nghề nông thôn; trong đó có 377 doanh nghiệp, 16 hợp tác xã (HTX), 10 tổ hợp tác (THT) và 4.363 hộ tham gia ngành nghề nông thôn, tạo việc làm thường xuyên cho 33.877 lao động; với mức thu nhập bình quân 4,5 triệu đồng/ người/ tháng; được phân theo các nhóm ngành cụ thể như sau:

- Chế biến, bảo quản nông lâm thủy sản: 1.629 cơ sở. Trong đó, doanh nghiệp: 92 cơ sở; HTX: 2 cơ sở; THT: 2 cơ sở; hộ sản xuất cá thể: 1.533 cơ sở.

- Nhóm hàng sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ: 872 cơ sở. Trong đó, doanh nghiệp: 32 cơ sở; HTX: 3 cơ sở; THT: 2 cơ sở; hộ sản xuất cá thể: 835 cơ sở.

- Xử lý chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn: 171 cơ sở. Trong đó, doanh nghiệp: 11 cơ sở; hộ sản xuất cá thể: 160 cơ sở.

- Sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may: 632 cơ sở. Trong đó, doanh nghiệp: 70 cơ sở; THT: 1 cơ sở; hộ sản xuất cá thể: 561 cơ sở.

- Sản xuất và kinh doanh sinh vật cảnh: 265 cơ sở. Trong đó, doanh nghiệp: 3 cơ sở; HTX: 9 cơ sở; THT: 05 cơ sở; hộ sản xuất cá thể: 248 cơ sở.

- Sản xuất muối: 54 cơ sở. Trong đó, doanh nghiệp: 2 cơ sở; HTX: 2 cơ sở; hộ sản xuất cá thể: 50 cơ sở.

- Các dịch vụ khác phục vụ sản xuất, đời sống dân cư nông thôn: 1.143 cơ sở. Trong đó, doanh nghiệp: 167 cơ sở; hộ sản xuất cá thể: 976 cơ sở.

(Chi tiết theo phụ biểu 1 đính kèm).

II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ

Tính đến tháng 3 năm 2021, trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa có 6 nghề truyền thống, 04 làng nghề và 01 làng nghề truyền thống được UBND tỉnh công nhận tại Quyết định số 2661/QĐ-UBND ngày 07/9/2016.

- Doanh thu từ các nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống được công nhận: 39,71 tỷ đồng.

- Thu nhập bình quân: 4 triệu đồng/lao động/tháng.

- Tổng số lao động: 1.259 lao động.

- Tổng số lượng cơ sở sản xuất kinh doanh: 901 cơ sở (trong đó có 899 hộ gia đình và 2 HTX).

(Chi tiết theo phụ biểu 2 đính kèm).

III. THỰC TRẠNG BẢO TỒN NGHỀ, LÀNG NGHỀ

1. Công tác bảo tồn nghề, làng nghề

Triển khai thực hiện Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề theo Quyết định số 2636/QĐ-BNN-CB ngày 31/10/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh Khánh Hòa đã ban hành Quyết định số 1463/QĐ-UBND ngày 24/5/2017 về việc phê duyệt dự án Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2015 - 2025 và định hướng đến năm 2030. Tại Quyết định trên, có xây dựng Chương trình Bảo tồn và Phát triển làng nghề và theo các nhóm nghề, ngành nghề truyền thống. Nội dung Chương trình Bảo tồn và phát triển làng nghề và theo các nhóm nghề, ngành nghề truyền thống gồm:

- Bảo tồn các nghề truyền thống từ lâu đời đang có nguy cơ bị mai một, thất truyền đối với các nghề truyền thống đã được công nhận (Nghề truyền thống gốm thôn Trung Dõng, xã Vạn Bình, huyện Vạn Ninh; Nghề truyền thống gốm Lư Cấm, phường Ngọc Hiệp, thành phố Nha Trang; Nghề truyền thống dệt chiếu cói, tổ dân phố Mỹ Trạch, phường Ninh Hà, thị xã Ninh Hòa; Nghề truyền thống dệt chiếu cói xã Vĩnh Thái, thành phố Nha Trang) và đối với các nghề truyền thống chưa được công nhận (Nghề dệt chiếu cói xã Vĩnh Ngọc, thành phố Nha Trang; Nghề làm gốm thôn Xuân Lạc, xã Vĩnh Ngọc, thành phố Nha Trang; Nghề làm nón, xã Diên Điền, huyện Diên Khánh).

- Khôi phục để phát triển một số nghề và làng nghề phát triển cầm chừng, không ổn định sản xuất đối với các nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống được công nhận (Nghề truyền thống đúc đồng, tổ dân phố Phú Lộc Tây 1, thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh) và đối với các nghề chưa được công nhận (Nghề làm hải sản mỹ nghệ, mành ốc mỹ nghệ tại phường Vĩnh Nguyên, xã Vĩnh Phương, Vĩnh Thạnh , thành phố Nha Trang).

- Nghề và làng nghề phát triển hoặc phát triển tốt có khả năng lan tỏa sang các khu vực khác đối với các nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống được công nhận (Làng nghề truyền thống chế tác đá mỹ nghệ, tổ dân phố Phong Phú 1, phường Ninh Giang, thị xã Ninh Hòa; Làng nghề xoi trầm hương, thôn Phú Hội 1, xã Vạn Thắng, huyện Vạn Ninh; Làng nghề trồng hoa cúc, tổ dân phố Phong Phú 2, phường Ninh Giang, thị xã Ninh Hòa; Làng nghề đan giỏ cần xé thôn Suối Cát, xã Cam Hiệp Nam, huyện Cam Lâm) và đối với các nghề chưa được công nhận (Nghề làm bún, bánh tại thị trấn Diên Khánh - huyện Diên Khánh và tại phường Ninh Hiệp, xã Ninh Quang - thị xã Ninh Hòa; Nghề làm nem chả tại thị trấn Diên Khánh - huyện Diên Khánh và tại phường Ninh Hiệp - thị xã Ninh Hòa; Nghề chế biến thủy hải sản (hải sản khô, đông lạnh, nước mắm...) tại huyện Vạn Ninh, thành phố Nha Trang, huyện Cam Lâm và thành phố Cam Ranh; Nghề gỗ mỹ nghệ và mây tre đan tại phường Cam Thuận - thành phố Cam Ranh; tại thị trấn Khánh Vĩnh - huyện Khánh Vĩnh; tại thị trấn Tô Hạp - huyện Khánh Sơn).

- Phát triển các nghề, làng nghề gắn với các tuyến du lịch:

+ Huyện Vạn Ninh: Làng nghề xoi trầm hương, thôn Phú Hội 1, xã Vạn Thắng; nghề mây tre đan lát tại xã Vạn Bình, Vạn Long, Vạn Hưng gắn với tuyến du lịch.

+ Thị xã Ninh Hòa: Làng nghề truyền thống chế tác đá mỹ nghệ tại tổ dân phố Phong Phú 1, phường Ninh Giang; Làng nghề trồng hoa cúc tổ dân phố Phong Phú 2, phường Ninh Giang, thị xã Ninh Hòa gắn với các tuyến du lịch.

+ Huyện Diên Khánh: Nghề làm bánh ướt, bánh tráng tại thị trấn Diên Khánh gắn với tuyến Du lịch.

+ Thành phố Nha Trang: Dệt chiếu cói xã Vĩnh Ngọc, Vĩnh Thái; gốm sứ xã Vĩnh Ngọc; hải sản mỹ nghệ, mành ốc mỹ nghệ xã Vĩnh Phương, Vĩnh Thạnh gắn với các tuyến du lịch.

+ Huyện Khánh Vĩnh: Gỗ mỹ nghệ, mây tre đan tại thị trấn Khánh Vĩnh gắn với điểm du lịch Yang Bay tại xã Khánh Phú.

+ Huyện Khánh Sơn: Gỗ mỹ nghệ, mây tre đan tại thị trấn Tô Hạp, xã Sơn Hiệp gắn với điểm du lịch Thác Tà Gụ tại xã Sơn Hiệp.

- Phát triển các cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ gắn với các điểm du lịch:

+ Thành phố Nha Trang: Thêu ren, thêu tay xã Vĩnh Lương gắn với các điểm du lịch.

+ Thành phố Cam Ranh: Gỗ mỹ nghệ tại phường Cam Thuận, mỹ nghệ trầm hương tại phường Cam Lộc gắn với tuyến du lịch.

+ Thị xã Ninh Hòa: Cơ sở mây tre đan tại HTX thủ công mỹ nghệ Vĩnh Phước phường Ninh Hiệp và Hợp tác xã mây tre lá Kim Lan, địa chỉ tại Tổ dân phố Vạn Thiện, phường Ninh Đa, nghề chế tác trầm hương tại Công ty TNHH trầm hương Biện Quốc Dũng phường Ninh Hiệp gắn với các điểm du lịch.

- Du nhập nghề mới: Nghề Pháp Lam Huế, nghề tranh đá quý, nghề chạm bạc, nghề thêu Kimono.

- Phát triển làng nghề mới: Làng nghề mây tre đan tại thị xã Ninh Hòa; Làng nghề chế tác trầm hương tại xã Diên Thọ, huyện Diên Khánh.

2. Kết quả thực hiện vốn đầu tư hỗ trợ 2011 - 2019

a) Giai đoạn 2011 - 2014: Hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn từ nguồn kinh phí của tỉnh cấp cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Năm 2011, tổ chức 03 lớp tập huấn xây dựng chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề tại 03 xã Vĩnh Thái - Thành phố Nha Trang, xã Vạn Bình - huyện Vạn Ninh, xã Cam Hiệp Nam - huyện Cam Lâm.

- Từ năm 2012-2014: Nhằm hỗ trợ các cơ sở ngành nghề nông thôn đầu tư sản xuất, đổi mới công nghệ, ứng dụng máy móc thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến vào khâu sản xuất, phổ biến tuyên truyền nhân rộng các mô hình cho các cơ sở ngành nghề nông thôn khác học tập, góp phần nâng cao giá trị sản xuất và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã hỗ trợ được 10 mô hình, với tổng kinh phí nhà nước hỗ trợ là 405 triệu đồng, cụ thể như sau:

+ Trong năm 2012, thực hiện hỗ trợ 4 mô hình gồm: Mô hình hỗ trợ máy dệt chiếu cói tại xã Vĩnh Thái thành phố Nha Trang và hướng dẫn thành lập Tổ hợp tác sản xuất chiếu cói tại xã Vĩnh Thái; Mô hình hỗ trợ máy vót mây, chẻ tre tại xã Cam Hiệp Nam, huyện Cam Lâm và hướng dẫn thành lập Tổ hợp tác sản xuất giỏ cần xé tại xã Cam Hiệp Nam; Mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất trồng cây măng tây tại xã Diên Phước, huyện Diên Khánh và hướng dẫn thành lập Tổ hợp tác trồng cây măng tây tại xã Diên Phước; Mô hình sản xuất muối bằng công nghệ phơi nước với phương pháp kết tinh muối trên bạt tại hợp tác xã muối Cam Nghĩa, phường Cam Nghĩa, thành phố Cam Ranh.

+ Trong năm 2013, thực hiện hỗ trợ 3 mô hình gồm: Mô hình cơ giới hóa khâu chẻ nan tinh và thô trong sản xuất giỏ cần xé, tăm, đũa, mành tre tại thị trấn Tô Hạp huyện Khánh Sơn; Mô hình cơ giới hóa nghề mộc - hỗ trợ máy cưa vòng CD2 tại thị trấn Khánh Vĩnh huyện Khánh Vĩnh; Mô hình Hỗ trợ máy cơ khí phục vụ sản xuất đồ gốm tại thôn Xuân Lạc - xã Vĩnh Ngọc - thành phố Nha Trang.

+Trong năm 2014, thực hiện hỗ trợ 3 mô hình gồm: Mô hình sản xuất muối bằng công nghệ phơi nước với phương pháp kết tinh muối trên bạt tại xã Ninh Thọ, thị xã Ninh Hòa; Mô hình cơ giới hóa khâu làm đất - hỗ trợ máy làm đất trong sản xuất lúa tại xã Suối Hiệp, huyện Diên Khánh; Mô hình cơ giới hóa khâu băm, cắt lá trà - hỗ trợ máy bấm, cắt lá trà trong sản xuất trà ngọt tại xã Phước Đồng, thành phố Nha Trang.

Các mô hình hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn trong các năm tuy số lượng ít, quy mô còn nhỏ nhưng đã đạt mục tiêu đề ra, nhận được sự quan tâm và ủng hộ của chính quyền địa phương, các hộ dân; nâng cao kỹ thuật sử dụng máy móc thiết bị, mở rộng quy mô sản xuất, giải quyết lao động cho người dân địa phương; tạo thêm thu nhập, phát triển ngành nghề nông thôn tại địa phương, góp phần thực hiện có hiệu quả các tiêu chí 10, 11, 12, 13 trong Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới tại các địa phương.

b) Triển khai thực hiện Quy hoạch năm 2018

- Triển khai thực hiện Quy hoạch ngành nghề nông thôn tại Quyết định số 1463/QĐ-UBND ngày 24/5/2017, UBND tỉnh đã có Quyết định phân bổ kinh phí cho UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai nội dung bảo tồn, phát triển nghề và làng nghề truyền thống theo Quy hoạch. Kinh phí hỗ trợ thực hiện theo Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/6/2006 của Chính phủ và Quyết định số 2080/QĐ-UBND ngày 20/8/2014 của UBND tỉnh về ban hành quy định công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống, cụ thể:

TT

Địa phương

Kinh phí (tr.đồng)

Quyết định cấp kinh phí

Nội dung thực hiện

1

Huyện Vạn Ninh

2.869

542/QĐ-UBND ngày 21/02/2018

- Bảo tồn nghề truyền thống gốm thôn Trung Dõng, xã Vạn Bình: 169 triệu đồng;

- Phát triển làng nghề xoi trầm hương: 2.700 triệu đồng.

2

Thị xã Ninh Hòa

130

541/QĐ-UBND ngày 21/02/2018

Bảo tồn nghề dệt chiếu cói, phường Ninh Hà, thị xã Ninh Hòa

3

Huyện Diên Khánh

430

543/QĐ-UBND ngày 21/02/2018

Phát triển nghề truyền thống đúc đồng, tổ dân phố Phú Lộc Tây I, thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh.

4

Huyện Cam Lâm

135

544/QĐ-UBND ngày 21/02/2018

Phát triển làng nghề đan giỏ cần xé thôn Suối Cát, xã Cam Hiệp Nam, huyện Cam Lâm

5

Thành phố Nha Trang

370

540/QĐ- UBND ngày 21/02/2018

Bảo tồn nghề truyền thống gốm Lư Cấm, phường Ngọc Hiệp, thành phố Nha Trang.

Tổng cộng

3.934

- UBND các huyện, thị xã, thành phố đã triển khai hỗ trợ các nội dung: Xây dựng pano giới thiệu, quảng bá nghề; Xây dựng khu trưng bày, cổng chào giới thiệu làng nghề; Hỗ trợ, ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến vào sản xuất để cải tiến mẫu mã nhằm đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm; Đào tạo tập huấn nghề, truyền nghề.

- Kết quả giải ngân kinh phí hỗ trợ năm 2018

+ Tổng kinh phí cấp: 3.934 triệu đồng

+ Tổng kinh phí đã giải ngân: 1.582,58 triệu đồng

+ Tổng kinh phí chưa thực hiện: 2.351,42 triệu đồng.

(Chi tiết theo phụ biểu 4,5 đính kèm)

c) Hiệu quả sử dụng kinh phí hỗ trợ

Kinh phí UBND tỉnh cấp cho các địa phương để hỗ trợ bảo tồn và phát triển các nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống được UBND tỉnh công nhận bước đầu đã giúp các hộ sản xuất có điều kiện phát triển, đầu tư máy móc thiết bị góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tạo công ăn việc làm cho người lao động góp phần tăng thu nhập giải quyết có hiệu quả đời sống cho người lao động. Bên cạnh đó, các địa phương đã tổ chức các lớp đào tạo tập huấn nghề, truyền nghề để nâng cao tay nghề cho người lao động. Đồng thời, xây dựng quảng bá nghề, làng nghề, xúc tiến quảng bá, đưa sản phẩm truyền thống đến với người tiêu dùng. Từ đó, góp phần phát triển bền vững các nghề, làng nghề và gìn giữ văn hóa đặc trưng của địa phương.

3. Kế hoạch hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn, bảo tồn và phát triển làng nghề năm 2020

Để tiếp tục triển khai thực hiện Quy hoạch ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 682/QĐ-UBND ngày 27/3/2020 về bổ sung có mục tiêu để thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới năm 2020. Theo đó, tỉnh đã cấp kinh phí 900 triệu đồng cho UBND thành phố Cam Ranh để thực hiện hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn. Đồng thời, cấp 980 triệu đồng cho UBND huyện Vạn Ninh tiếp tục hỗ trợ phát triển làng nghề xoi trầm hương, thôn Phú Hội 1, xã Vạn Thắng, huyện Vạn Ninh để hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng làng nghề.

IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Đánh giá chung

- Được sự quan tâm của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và ngành nghề nông thôn đã được ban hành tạo điều kiện hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh phát triển. Nhiều nghề truyền thống đã bước đầu được khôi phục và phát triển như nghề thêu ren, đan giỏ cần xé, chế tác trầm hương, dệt chiếu cói, mộc mỹ nghệ, mộc dân dụng, đúc đồng, gốm sứ, nghề mây tre đan, nghề chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản, gây trồng và kinh doanh sinh vật cảnh, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt, may, cơ khí nhỏ ở nông thôn, nghề xây dựng, vận tải trong nội bộ xã, liên xã và các nghề dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống cư dân nông thôn... đã được phát triển.

- Nhiều sản phẩm ngành nghề nông thôn đã được gia tăng giá trị thông qua quá trình bảo quản, chế biến, thu nhập của người lao động tham gia ngành nghề nông thôn thường cao gấp 2-3 lần so với lao động nông nghiệp. Do vậy, việc thực hiện tốt phát triển ngành nghề nông thôn sẽ trực tiếp chuyển dịch cơ cấu lao động từ thuần nông sang phát triển nhiều ngành nghề ở nông thôn, tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập, thực hiện thành công chương trình xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

2. Tồn tại và hạn chế

- Khó khăn lớn nhất trong phát triển ngành nghề nông thôn hiện nay ở Khánh Hòa nói riêng và cả nước nói chung là diện tích sản xuất tạo nguồn nguyên liệu ngày càng bị thu hẹp làm cho một số nghề truyền thống ngày càng mai một, khả năng tiếp cận thị trường còn hạn chế, thiếu thông tin.

- Cơ sở hạ tầng nông thôn còn nhiều hạn chế cản trở đến phát triển ngành nghề nông thôn. Nhìn chung, các cơ sở ngành nghề thường gặp khó khăn về mặt bằng (nhà xưởng) sản xuất, tình trạng phổ biến là sử dụng ngay nhà ở làm nhà xưởng sản xuất. Khi quy mô sản xuất tăng lên hoặc có sử dụng thiết bị, hóa chất, đã làm cho môi trường sống bị ô nhiễm nặng nề; thiếu bến bãi tập kết nguyên vật liệu, sản phẩm...

- Sức hút lao động từ ngành nghề nông thôn thấp hơn so với công nghiệp. Một số ngành nghề yêu cầu có trình độ tay nghề cao trong khi đào tạo nghề còn mang tính tự phát chưa được dựa trên chiến lược phát triển lâu dài. Phần lớn lao động học nghề theo lối truyền nghề và kèm cặp trong sản xuất, rất ít được học nghề qua các trường dạy nghề chính quy. Người làm nhiệm vụ truyền nghề, kèm cặp chỉ dựa trên kinh nghiệm sản xuất, dẫn đến kết quả đào tạo thấp, thời gian học kéo dài... Sức hút từ các khu công nghiệp ở vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam đã thu hút phần lớn thanh niên có trình độ, sức khỏe đi làm công nhân. Lực lượng lao động còn lại ở nông thôn có trình độ văn hóa thấp, lớn tuổi, ít được đào tạo nghề, dẫn đến một số ngành nghề có nguy cơ thiếu hụt lao động.

- Mặt khác, do phần lớn cơ sở là kinh tế hộ nên mức độ cơ giới hóa trong sản xuất ngành nghề còn chậm làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm, dẫn đến sức cạnh tranh kém hơn nhiều các sản phẩm trên thị trường, nhất là các sản phẩm công nghiệp.

- Thiếu các doanh nghiệp đủ mạnh để đứng ra tổ chức sản xuất và tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Thực tế cho thấy những ngành nghề nào có các doanh nghiệp tổ chức sản xuất và tìm kiếm thị trường thì phát triển ổn định, còn những ngành nghề không thu hút được các doanh nghiệp đầu tư thì sản xuất bấp bênh, bất ổn định.

- Thiết kế kiểu dáng sản phẩm còn yếu kém và đơn điệu, sự sáng tạo của người dân không theo kịp những thay đổi nhanh chóng về thị hiếu tiêu dùng. Nên mặc dù du lịch ở Khánh Hòa rất phát triển nhưng những sản phẩm ngành nghề nông thôn ở Khánh Hòa gần như chưa xuất hiện nhiều ở các cửa hàng trưng bày sản phẩm ở các khu du lịch trong Tỉnh. Bên cạnh đó, việc gắn kết giữa phát triển du lịch và ngành nghề còn nhiều hạn chế.

- Phần lớn sản phẩm hàng hóa của ngành nghề nông thôn chưa có nhãn hiệu - thương hiệu, chất lượng sản phẩm chưa thật cao nhất là các sản phẩm lương thực - thực phẩm hoặc chưa đáp ứng yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Khả năng cạnh tranh của sản phẩm ngành nghề nông thôn với sản phẩm công nghiệp cùng loại kém hơn nhiều nên nhiều loại ngành nghề sẽ bị cạnh tranh gay gắt bởi sản phẩm công nghiệp dẫn tới có khả năng suy giảm hoặc bị mai một.

- Một số ngành nghề gây ô nhiễm môi trường, nhất là trong chế biến thủy hải sản.

- Chính sách tín dụng cho các cơ sở ngành nghề còn nhiều bất cập, các cơ sở sản xuất chủ yếu là hộ cá thể nên còn gặp khó khăn trong tiếp cận các nguồn vốn tín dụng của Nhà nước.

Phần II

QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

I. QUAN ĐIỂM

Triển khai đồng bộ chính sách phát triển ngành nghề nông thôn quy định tại Nghị định số 52/2018/NĐ-CP. Góp phần quan trọng thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên địa bàn tỉnh. Nâng tỷ trọng giá trị sản xuất ngành nghề trong tổng giá trị sản xuất ở khu vực nông thôn. Nâng cao chất lượng, bao bì, nhãn mác sản phẩm ngành nghề, chú trọng xây dựng thương hiệu hàng hóa nhằm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường; góp phần tích cực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chương trình OCOP. Thúc đẩy liên kết sản xuất, thành lập mới các hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp nông nghiệp. Chú trọng công tác bảo tồn, khôi phục, phát triển nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống đi đối với phát triển nghề mới phù hợp với điều kiện từng vùng, từng địa phương; quan tâm phát triển ngành nghề, nghề truyền thống, làng nghề gắn với du lịch nông thôn và bảo vệ môi trường. Góp phần quan trọng giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Công tác chỉ đạo để triển khai thực hiện phát triển ngành nghề nông thôn phải gắn với trách nhiệm và phát huy vai trò chủ động, tích cực của các cơ quan và địa phương trong triển khai thi hành Nghị định; đảm bảo chất lượng theo đúng mục tiêu, nội dung kế hoạch đề ra.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

- Phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề với quy mô, trình độ công nghệ ngày càng tiên tiến; chú trọng phát triển làng nghề với các sản phẩm truyền thống, sản phẩm là thế mạnh của địa phương theo hướng gắn với thị trường tiêu thụ và thương hiệu sản phẩm; gắn sản xuất ngành nghề nông thôn, làng nghề với các hoạt động du lịch, văn hóa, lễ hội của địa phương.

- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân và thực hiện hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới.

- Thông qua việc phát triển sản xuất tại khu vực nông thôn, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn hợp lý, bảo vệ môi trường và bảo tồn những giá trị truyền thống tốt đẹp của nông thôn Việt Nam.

2. Mục tiêu cụ thể

- Công nhận 15 nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng thực hiện 07 dự án phát triển ngành nghề nông thôn.

- Xây dựng thực hiện 09 dự án phát triển làng nghề.

- Phát triển 02 làng nghề gắn với du lịch và xây dựng nông thôn mới.

- Bảo tồn và phát triển 03 nghề truyền thống có nguy cơ mai một, thất truyền.

- Hỗ trợ cơ sở ngành nghề nông thôn, làng nghề xây dựng nhãn hiệu hàng hóa và đăng ký các hình thức bảo hộ sở hữu trí tuệ.

- Hỗ trợ phát triển sản phẩm ngành nghề nông thôn, làng nghề gắn với Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” tỉnh Khánh Hòa, để đến năm 2025 có ít nhất 50 sản phẩm ngành nghề nông thôn, làng nghề gắn với Chương trình OCOP đạt từ 03 sao trở lên.

- Xây dựng 03 điểm trưng bày sản phẩm ngành nghề cho các nghề, làng nghề: 01 điểm trưng bày giới thiệu sản phẩm, các khu bán hàng lưu niệm các sản phẩm ngành nghề nông thôn tại trung tâm thành phố Nha Trang do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Phát triển nông thôn) thực hiện; 01 điểm trưng bày cho Làng nghề trồng hoa cúc và làng nghề chế tác đá mỹ nghệ tại phường Ninh Giang, thị xã Ninh Hòa; 01 điểm trưng bày cho các nghề truyền thống gỗ mỹ nghệ và mây tre đan và nghề truyền thống mỹ nghệ trầm hương tại thành phố Cam Ranh.

- Hỗ trợ các cơ sở sản xuất, ngành nghề có nguy cơ gây ô nhiễm di dời đến vùng quy hoạch.

- Tổ chức 40 lớp đào tạo lao động cho các cơ sở ngành nghề nông thôn, các làng nghề. 40 lớp tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ làm công tác quản lý ngành nghề nông thôn ở các huyện, thị xã, thành phố.

- Đẩy mạnh các chương trình xúc tiến thương mại và quảng bá thương hiệu sản phẩm ngành nghề nông thôn, làng nghề. Tổ chức tham gia, hỗ trợ các cơ sở ngành nghề nông thôn, làng nghề tham gia hoạt động xúc tiến thương mại tại các Hội chợ triển lãm trong và ngoài tỉnh. Hỗ trợ xây dựng trang thông tin điện tử giới thiệu sản phẩm, bán hàng trực tuyến; thiết kế mẫu mã sản phẩm, bao bì đóng gói; xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý xuất xứ hàng hóa, bảo hộ sở hữu thương hiệu.

III. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN, CÁC HOẠT ĐỘNG NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN

1. Phạm vi thực hiện

- Phạm vi không gian: Kế hoạch được triển khai trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố.

- Phạm vi thời gian: Kế hoạch được triển khai thực hiện từ năm 2021 đến năm 2025.

2. Đối tượng thực hiện

Là các đối tượng được quy định tại Điều 2, Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ gồm:

a) Tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài trực tiếp đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngành nghề nông thôn (sau đây gọi chung là cơ sở ngành nghề nông thôn) bao gồm: Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình hoạt động theo quy định của pháp luật.

b) Các nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống được Ủy ban nhân dân tính quyết định công nhận.

c) Các tổ chức, cá nhân có liên quan tới công tác quản lý ngành nghề nông thôn.

3. Các hoạt động ngành nghề nông thôn

Các hoạt động ngành nghề nông thôn được quy định tại Điều 4, Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ gồm:

a) Chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản.

b) Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ.

c) Xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn.

d) Sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát, cơ khí nhỏ.

e) Sản xuất và kinh doanh sinh vật cảnh.

g) Sản xuất muối.

h) Các dịch vụ phục vụ sản xuất, đời sống dân cư nông thôn.

IV. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Công nhận làng nghề

a) Nội dung thực hiện

Thực hiện công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Điều 5, 6 Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn. Giai đoạn 2021 - 2025 có kế hoạch công nhận 15 nghề, làng nghề trên địa bàn tỉnh, cụ thể:

- Năm 2021 công nhận 8 nghề, làng nghề, gồm:

+ 02 nghề truyền thống: Nghề truyền thống gỗ mỹ nghệ và mây tre đan, phường Cam Thuận; nghề mỹ nghệ trầm hương, phường Cam Lộc.

+ 06 làng nghề: Làng nghề bánh tráng Xóm Suối, thôn Quang Thạnh, xã Diên Hòa; làng nghề bún bánh Phú Lộc thị trấn Diên Khánh; làng nghề nem chả thị trấn Diên Khánh; làng nghề chế tác đá cubic, thôn Xuân Trang, xã Xuân Sơn; làng nghề sản xuất cá khô, mực khô thôn Tây Bắc, xã Đại Lãnh; làng nghề bánh tráng thôn Long Hòa, xã Vạn Long.

- Năm 2023 có kế hoạch công nhận 07 nghề, làng nghề trên cơ sở rà soát, đề nghị công nhận của các huyện, thị xã, thành phố.

b) Căn cứ pháp lý thực hiện

Thực hiện theo quy định tại Điều 5, 6 Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn.

2. Hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn

a) Nội dung thực hiện

Giai đoạn 2021-2025, thực hiện hỗ trợ phát triển 07 nghề tại các dự án gồm:

- Dự án phát triển nghề truyền thống gốm, thôn Trung Dõng, xã Vạn Bình, huyện Vạn Ninh.

- Dự án phát triển nghề làm bún bánh, xã Ninh Quang, thị xã Ninh Hòa; dự án bảo tồn nghề truyền thống dệt chiếu cói, tổ dân phố Mỹ Trạch, phường Ninh Hà, thị xã Ninh Hòa.

- Dự án bảo tồn và phát triển nghề truyền thống đúc đồng Phú Lộc, thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh.

- Dự án phát triển nghề Chế biến, bảo quản nông lâm thủy sản, thành phố Cam Ranh; dự án phát triển nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, thành phố Cam Ranh; dự án phát triển nghề cây trồng và kinh doanh sinh vật cảnh, thành phố Cam Ranh.

b) Căn cứ pháp lý thực hiện

Thực hiện các dự án phát triển ngành nghề theo quy định tại điểm a, b, c khoản 1, Điều 12 Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn. Mức hỗ trợ tối đa 50% nhưng không quá 500 triệu đồng/dự án.

3. Hỗ trợ phát triển làng nghề

a) Nội dung thực hiện

Giai đoạn 2021-2025, thực hiện hỗ trợ phát triển 09 dự án phát triển làng nghề tại các địa phương, gồm:

- Dự án phát triển làng nghề xoi trầm hương, thôn Phú Hội 1, xã Vạn Thắng, huyện Vạn Ninh; dự án phát triển làng nghề chế tác đá cubic, thôn Xuân Trang, xã Xuân Sơn, huyện Vạn Ninh; dự án phát triển làng nghề sản xuất cá khô, mực khô, thôn Tây Bắc, xã Đại Lãnh, huyện Vạn Ninh; dự án phát triển làng nghề bánh tráng thôn Long Hòa, xã Vạn Long, huyện Vạn Ninh.

- Dự án phát triển làng nghề trồng hoa cúc, tổ dân phố Phong Phú 2, phường Ninh Giang, thị xã Ninh Hòa; dự án phát triển làng nghề truyền thống chế tác đá mỹ nghệ, tổ dân phố Phong Phú 1, phường Ninh Giang, thị xã Ninh Hòa.

- Dự án phát triển làng nghề làng nghề bún bánh Phú Lộc, thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh.

- Dự án phát triển nghề truyền thống gỗ mỹ nghệ và mây tre đan, phường Cam Thuận, thành phố Cam Ranh; dự án phát triển nghề mỹ nghệ trầm hương, phường Cam Lộc, thành phố Cam Ranh.

b) Căn cứ pháp lý thực hiện

- Thực hiện các dự án phát triển làng nghề theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn.

- Khoản 2 Điều 15 Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

4. Phát triển làng nghề gắn với du lịch và xây dựng nông thôn mới

Thực hiện hỗ trợ phát triển 02 làng nghề gắn với du lịch và xây dựng nông thôn mới:

- Làng nghề xoi trầm hương, thôn Phú Hội 1, xã Vạn Thắng, huyện Vạn Ninh.

- Làng nghề sản xuất cá khô, mực khô, Thôn Tây Bắc, xã Đại Lãnh, huyện Vạn Ninh.

a) Nội dung thực hiện

- Xây dựng cơ sở hạ tầng làng nghề: Đường giao thông, điện, nước sạch; hệ thống tiêu, thoát nước; xây dựng trung tâm, điểm bán hàng và giới thiệu sản phẩm làng nghề

- Thông tin tuyên truyền: Hỗ trợ hoạt động tuyên truyền, phổ biến, vận động người dân trong làng thực hiện quy định về vệ sinh môi trường; xây dựng công trình thu gom và xử lý chất thải; ứng dụng công nghệ mới ít gây ô nhiễm môi trường. Xây dựng bản đồ và phát hành tờ rơi giới thiệu quá trình hình thành phát triển nghề, làng nghề.

- Đào tạo, tập huấn kỹ năng làm du lịch, kỹ năng quản lý kinh doanh, thiết kế mẫu mã, bao bì sản phẩm, kỹ năng ngoại ngữ, giao tiếp, kỹ năng đón tiếp và phục vụ khách du lịch... cho các hộ làng nghề và cơ sở sản xuất kinh doanh.

- Tổ chức các lớp đào tạo nghề, nâng cao kỹ thuật sản xuất nghề cho các hộ làm nghề nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm góp phần tăng khả năng cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng trên thị trường trong và ngoài tỉnh.

- Hỗ trợ trang thiết bị máy móc, nguyên liệu phục vụ sản xuất nhằm cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

- Tham quan, học hỏi kinh nghiệm của các tỉnh bạn.

- Hỗ trợ xúc tiến thương mại: Xây dựng trang Web du lịch làng nghề để quảng bá, giới thiệu sản phẩm du lịch làng nghề; thiết kế mẫu mã sản phẩm, bao bì đóng gói; xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý xuất xứ hàng hóa, bảo hộ sở hữu thương hiệu. Tham gia các hội chợ triển lãm, sự kiện du lịch ở trong nước, quốc tế.

b) Căn cứ pháp lý thực hiện

- Thực hiện theo quy định tại Điều 9, 10, 11, 12, 13, 14 Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn.

- Khoản 2 Điều 15 Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

- Quyết định số 2636/QĐ-UBND ngày 31/10/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt Chương trình Bảo tồn và Phát triển làng nghề.

5. Hỗ trợ di dời các cơ sở ngành nghề nông thôn ra khỏi khu dân cư đến địa điểm quy hoạch

a) Nội dung thực hiện: Hỗ trợ các cơ sở đúc đồng di dời ra khỏi khu dân cư.

b) Căn cứ pháp lý thực hiện

- Thực hiện theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn.

- Quyết định số 29/2014/QĐ-UBND ngày 21/12/2014 của UBND tỉnh về ban hành quy định chi tiết một số nội dung về bồi thường hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

6. Xây dựng điểm trưng bày sản phẩm ngành nghề cho các nghề, làng nghề

a) Nội dung thực hiện

Thực hiện xây dựng 03 điểm trưng bày sản phẩm ngành nghề cho các nghề, làng nghề gồm:

+ 01 điểm trưng bày giới thiệu sản phẩm, các khu bán hàng lưu niệm các sản phẩm ngành nghề nông thôn tại trung tâm thành phố Nha Trang do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Phát triển nông thôn) thực hiện.

+ 01 điểm trưng bày cho Làng nghề trồng hoa cúc và làng nghề chế tác đá mỹ nghệ tại phường Ninh Giang, thị xã Ninh Hòa.

+ 01 điểm trưng bày cho các nghề truyền thống gỗ mỹ nghệ và mây tre đan và nghề truyền thống mỹ nghệ trầm hương tại thành phố Cam Ranh.

b) Căn cứ pháp lý thực hiện

- Thực hiện theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn.

7. Tổ chức đào tạo nghề, truyền nghề

a) Nội dung thực hiện

- Tổ chức các lớp đào tạo nghề, truyền nghề cho các cơ sở ngành nghề nông thôn, các làng nghề theo nhu cầu của các cơ sở ngành nghề nông thôn, làng nghề.

- Hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý thông qua các hoạt động tư vấn, đào tạo tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ làm công tác quản lý ngành nghề nông thôn ở các huyện, thị xã, thành phố.

b) Căn cứ pháp lý thực hiện

- Thực hiện theo quy dinh tại Điều 11 Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn.

- Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng.

8. Hỗ trợ Xúc tiến thương mại

a) Nội dung thực hiện: Hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại và quảng bá thương hiệu sản phẩm ngành nghề nông thôn, làng nghề thông qua các hoạt động

- Tổ chức tham gia, hỗ trợ các cơ sở ngành nghề nông thôn, làng nghề tham gia hoạt động xúc tiến thương mại tại các Hội chợ triển lãm trong và ngoài tỉnh.

- Hỗ trợ xây dựng trang thông tin điện tử giới thiệu sản phẩm, bán hàng trực tuyến; thiết kế mẫu mã sản phẩm, bao bì đóng gói; xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý xuất xứ hàng hóa, bảo hộ sở hữu thương hiệu.

b) Căn cứ pháp lý thực hiện

- Thực hiện theo quy định tại Khoản 3, Điều 9 Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn.

- Quyết định số 17/2015/QĐ-UBND ngày 26/8/2015 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc ban hành Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại tỉnh Khánh Hòa.

9. Tổ chức học tập kinh nghiệm và Hội nghị tổng kết

a) Nội dung thực hiện

Tổ chức các đoàn học tập các mô hình phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề, làng nghề truyền thống có triển vọng ở các tỉnh nhằm học tập, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm để xây dựng, phát triển ngành nghề nông thôn tại địa phương; hội thảo chuyên đề, hội nghị đánh giá tổng kết về kế hoạch phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025.

b) Căn cứ pháp lý thực hiện

Nghị quyết số 15/2017/NQ-HĐND ngày 06/12/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa về việc quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị đối với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Tổng kinh phí thực hiện 2021-2025: 39.685 triệu đồng.

Trong đó:

- Ngân sách tỉnh hỗ trợ: 27.660 triệu đồng (vốn SNKT: 15.160 triệu đồng, vốn ĐTPT: 12.500 triệu đồng); chiếm tỷ lệ 69,70%;

- Ngân sách huyện, xã: 4.500 triệu đồng, chiếm tỷ lệ: 11,34%.

- Vốn đối ứng của các tổ chức, cá nhân: 7.525 triệu đồng; chiếm tỷ lệ 18,96%.

Cụ thể các năm:

STT

Năm

Tổng kinh phí thực hiện

Ngân sách hỗ trợ

Ngân sách huyện,

Vốn đối ứng

Tổng ngân sách tĩnh

Vốn SNKT

Vốn ĐTPT

1

2021

12.120

8.160

3.820

4.340

1.860

2.100

2

2022

9.545

7.010

3.120

3.890

810

1.725

3

2023

7.820

5.250

3.570

1.680

720

1.850

4

2024

7.460

5.110

2.660

2.450

1.050

1.300

5

2025

2.740

2.130

1.990

140

60

550

Tổng cộng 2021-2025

39.685

27.660

15.160

12.500

4.500

7.525

(Chi tiết tại Phụ lục biểu số 6, 7, 8)

VI. NGUỒN VỐN THỰC HIỆN

- Ngân sách nhà nước từ Chương trình xây dựng nông thôn mới và các nguồn vốn lồng ghép từ các chương trình dự án khác.

- Nguồn vốn huy động khác:

+ Vốn của các làng nghề, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất tự huy động.

+ Vốn vay tín dụng ngân hàng.

VII. GIẢI PHÁP

1. Giải pháp về nguồn nhân lực

Triển khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 sau khi Trung ương ban hành, trong đó ưu tiên các nghề phục vụ trực tiếp các doanh nghiệp nông nghiệp, hợp tác xã, cơ sở ngành nghề nông thôn.... Mở các lớp truyền nghề của nghệ nhân gắn với bảo tồn phát huy giá trị văn hóa các dân tộc và chương trình xây dựng nông thôn mới. Đào tạo nghề gắn với hỗ trợ phát triển nghề và giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn. Phối hợp chặt chỗ với các doanh nghiệp có sử dụng lao động nông nghiệp, các cơ sở sản xuất ngành nghề nông thôn, làng nghề trong đào tạo để gắn lý thuyết và thực hành nhằm tạo được đội ngũ lao động ngành nghề nông thôn có tay nghề, chất lượng. Khuyến khích các nghệ nhân truyền nghề, đào tạo nghề, nhân cấy nghề mới tại các địa phương có điều kiện phát triển.

Việc đào tạo nguồn nhân lực cần phối hợp với các chương trình, dự án khác như Đề án thực hiện “Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2021-2025” để có các chuyên gia về phát triển ngành nghề nông thôn, các chuyên gia về phát triển sản phẩm, chuyên gia kỹ thuật sản xuất và thị trường nhằm hỗ trợ cho đội ngũ giảng dạy các cơ sở ngành nghề.

2. Giải pháp về vốn

Nguồn kinh phí được lòng ghép với chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, chương trình giảm nghèo bền vững và các chương trình, dự án khác.

Các doanh nghiệp đầu tư phát triển ngành nghề nông thôn được áp dụng chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn theo Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ và chính sách thu hút đầu tư của tỉnh.

Đẩy mạnh hoạt động Khuyến nông, Khuyến công, tăng cường huy động các nguồn lực cho phát triển ngành nghề, làng nghề nông thôn. Cùng với nguồn vốn hỗ trợ thực hiện Đề án “Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2021 -2025” để thực hiện trong thời gian tới.

Các tổ chức tín dụng, hệ thống ngân hàng tổ chức triển khai có hiệu quả chương trình tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; các chương trình hỗ trợ vay vốn của Chính phủ về phát triển sản xuất kinh doanh, ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh.

3. Giải pháp về xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu và tiêu thụ sản phẩm

- Kết hợp với Đề án thực hiện “Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2021 "2025” nhằm đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá và tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm; nghiên cứu, lựa chọn các sản phẩm làng nghề tiêu biểu để xây dựng thương hiệu, xúc tiến quảng bá thương hiệu.

- Đẩy mạnh truyền truyền và tiếp tục hỗ trợ xây dựng thương hiệu, tham gia các hội chợ về ngành nghề, làng nghề nông thôn cho các cơ sở sản xuất, làng nghề, sản phẩm ngành nghề nông thôn của tỉnh.

4. Giải pháp về xử lý chất thải, vệ sinh, môi trường

- Khuyến khích các cơ sở ngành nghề nông thôn đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ thiết bị, đưa các công nghệ mới, thân thiện với môi trường vào sản xuất. Phát triển các sản phẩm sạch và thân thiện với môi trường, ưu tiên sử dụng các nguồn nguyên liệu tái sinh.

- Quản lý, thẩm định tác động đối với môi trường của các cơ sở ngành nghề nông thôn, đặc biệt các cơ sở chế biến nông sản, thực phẩm, chế biến gỗ, sản xuất vật liệu xây dựng... trước khi cho phép hoạt động.

5. Tăng cường công tác quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện

Tăng cường công tác quản lý nhà nước, quản lý chặt chỗ các quy hoạch đã được phê duyệt; phát hiện và xử lý kịp thời các khó khăn, vướng mắc của các làng nghề, cơ sở ngành nghề nông thôn để thúc đẩy phát triển sản xuất. Tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế hợp tác, liên doanh, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nhằm thúc đẩy phát triển ngành nghề, làng nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh.

VIII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Là cơ quan chủ trì, tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước đối với ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh, có quyền hạn, trách nhiệm:

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan nghiên cứu, tham mưu bổ sung các cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn theo quy định lại Nghị định số 52/2018/NĐ-CP.

- Chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và đơn vị có liên quan triển khai, kiểm tra, hướng dẫn thực hiện Kế hoạch, tổng hợp kế hoạch của các địa phương đảm bảo các nội dung Kế hoạch phát triển ngành nghề nông thôn đề ra. Hướng dẫn, tổ chức triển khai, thực hiện kiểm tra, giám sát đánh giá định kỳ hoặc đột xuất việc thực hiện các cơ chế, chính sách, quy hoạch, các đề án, dự án, chương trình, kế hoạch phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn.

- Tiếp nhận hồ sơ (theo quy định tại Điều 5, Điều 6 Nghị định số 52/2018/NĐ-CP của Chính phủ) của Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố về đề nghị xét công nhận làng nghề. Phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị có liên quan tham mưu thành lập Hội đồng xét công nhận làng nghề và trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định công nhận làng nghề.

- Tổng hợp kế hoạch và dự toán kinh phí triển khai, thực hiện phát triển ngành nghề nông thôn và công nhận làng nghề nông thôn hằng năm gửi Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp vào phương án phân bổ ngân sách trong kế hoạch hằng năm, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.

- Định kỳ 06 tháng và hằng năm tổng hợp tình hình hoạt động, sản xuất kinh doanh của các làng nghề, cơ sở ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ngành liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí các nguồn lực, lồng ghép các chương trình dự án, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới để hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề, làng nghề truyền thống.

- Tổ chức các chương trình hợp tác, xúc tiến đầu tư nhằm thu hút các nguồn vốn trong và ngoài nước liên kết đầu tư vào lĩnh vực phát triển ngành nghề nông thôn.

3. Sở Tài chính

- Căn cứ khả năng cân đối ngân sách địa phương, phối hợp với các Sở, Ngành liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tình bố trí kinh phí hằng năm theo phân cấp ngân sách hiện hành để triển khai thực hiện việc công nhận làng nghề và hỗ trợ phát triển ngành nghề, làng nghề nông thôn theo kế hoạch hàng năm trên địa bàn tỉnh.

- Phối hợp với các Sở, Ngành liên quan cho ý kiến về cơ chế, chính sách; xây dựng mức chi hỗ trợ đầu tư phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn theo quy định tại Nghị định số 52/2018/NĐ-CP.

4. Sở Công Thương

- Tổ chức thực hiện các hoạt động liên quan đến phát triển cụm công nghiệp, chương trình hỗ trợ đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp, chương trình khuyến công trên địa bàn tỉnh theo quy định. Hằng năm, xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí hoạt động cho phát triển ngành nghề nông thôn từ chương trình khuyến công và tổ chức thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.

- Nâng cao hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển ngành nghề nông thôn, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp nông thôn, sản phẩm OCOP. Hướng dẫn, tạo điều kiện để các sản phẩm làng nghề, ngành nghề nông thôn tham gia các chương trình xúc tiến thương mại trong nước và hướng tới xuất khẩu.

5. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện có liên quan tổ chức thực hiện kiểm tra, đánh giá, phân loại làng nghề theo mức độ ô nhiễm và xác nhận các làng nghề đáp ứng hoặc không đáp ứng đủ tiêu chí về bảo vệ môi trường theo các quy định hiện hành, phục vụ công tác xét công nhận và thu hồi Bằng công nhận hằng năm.

- Phối hợp với các Sở, ngành, địa phương hướng dẫn cơ sở làng nghề tổ chức thực hiện bảo vệ môi trường theo quy định hiện hành.

- Tuyên truyền, phổ biến công nghệ xử lý môi trường phù hợp với làng nghề để khuyến khích phát triển các ngành nghề nông thôn sử dụng công nghệ thân thiện môi trường, hạn chế hình thành và phát triển các loại hình sản xuất, chế biến có khả năng gây ô nhiễm môi trường cao.

- Tăng cường kiểm tra, thanh tra trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tại các làng nghề đúng quy định tại Quyết định số 577/QĐ-TTg ngày 11/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể Bảo vệ môi trường làng nghề đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

6. Sở Khoa học và Công nghệ

- Bố trí kinh phí hỗ trợ ứng dụng khoa học và công nghệ cho lĩnh vực phát triển ngành nghề nông thôn trong kế hoạch hằng năm của tỉnh.

- Hướng dẫn, quản lý công nghệ sản xuất, hạn chế việc đưa công nghệ cũ, lạc hậu vào làng nghề, cơ sở ngành nghề nông thôn và khu vực dân cư nông thôn.

- Hướng dẫn trình tự, thủ tục hỗ trợ chuyển giao, đổi mới công nghệ và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến, thân thiện với môi trường; hỗ trợ xây dựng, đăng ký và bảo hộ, xác lập quyền sở hữu công nghiệp cho sản phẩm làng nghề.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa; Tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển ngành nghề nông thôn áp dụng hệ thống quản lý thông tin truy xuất nguồn gốc cho các sản phẩm, hàng hóa làng nghề, ngành nghề nông thôn, sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

7. Sở Văn hóa - Thể thao

Chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn và thẩm định các nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống đề nghị công nhận đạt tiêu chí bản sắc văn hóa dân tộc theo quy định.

8. Sở Du lịch

Chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hiệp Hội Du lịch Nha Trang - Khánh Hòa và các doanh nghiệp lữ hành tổ chức các tour đến các điểm du lịch gắn với phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh để phục vụ cho khách du lịch, tham quan, mua sắm sản phẩm; vận động các cơ sở lưu trú, khu, điểm du lịch dành không gian để trưng bày, giới thiệu quảng bá sản phẩm làng nghề đến với du khách.

9. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ về đào tạo nghề, chú ý đào tạo nghề nhằm nâng cao tay nghề thợ thủ công và truyền nghề cho lao động nông thôn tại các làng nghề, cơ sở ngành nghề; hướng dẫn thực hiện các văn bản có liên quan đến lao động, giải quyết việc làm; triển khai, hướng dẫn đôn đốc thanh tra, kiểm tra việc thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động tại các làng nghề, cơ sở ngành nghề.

Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, tổng hợp kế hoạch hàng năm về đào tạo nghề cho lao động nông thôn và hướng dẫn triển khai, kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác đào tạo nghề, truyền nghề từ 03 tháng đến 01 năm. Xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo chính sách hiện hành, trong đó chú trọng đào tạo nghề cho lao động ở các cơ sở ngành nghề nông thôn, làng nghề, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác. Hướng dẫn, đôn đốc các huyện, thị xã, thành phố tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn tại địa phương.

10. Sở Thông tin và Truyền thông

Tăng cường tin, bài tuyên truyền nhằm thúc đẩy phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề nông thôn của tỉnh.

11. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Khánh Hòa

Phối hợp với các sở, ngành liên quan đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, giới thiệu phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển ngành nghề nông thôn theo Nghị định số 52/2018/NĐ-CP. Thường xuyên giới thiệu các sản phẩm và các chuyên đề phục vụ cho phát triển ngành nghề nông thôn.

12. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương hướng dẫn các làng nghề tổ chức thực hiện bảo vệ môi trường làng nghề theo quy định của pháp luật hiện hành. Thực hiện kiểm tra, rà soát các ngành nghề, làng nghề sau khi được công nhận chưa đáp ứng các điều kiện về bảo vệ môi trường thì xây dựng kế hoạch thực hiện việc khắc phục.

- Thực hiện các cơ chế, chính sách phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn theo quy định tại Nghị định 52/2018/NĐ-CP; triển khai quy hoạch, chương trình, kế hoạch phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn, Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề, phương án, dự án bảo vệ môi trường làng nghề.

- Tuyên truyền, phổ biến Nghị định 52/2018/NĐ-CP đến các cơ sở ngành nghề nông thôn. Hướng dẫn các tổ chức, cơ sở sản xuất kinh doanh ngành nghề nông thôn xây dựng các chương trình, dự án, kế hoạch về phát triển ngành nghề nông thôn lập hồ sơ theo tiêu chí quy định để được hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước.

- Hằng năm, xây dựng kế hoạch, đề án, dự án hỗ trợ phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn trên địa bàn gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt trong kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn của tỉnh nhằm khai thác, phát huy ngành nghề lợi thế của địa phương gắn với xây dựng nông thôn mới và bảo vệ môi trường.

- Xây dựng, tổng hợp dự toán kinh phí phát triển ngành nghề nông thôn vào dự toán ngân sách hằng năm của địa phương, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật. Ngoài nguồn kinh phí bố trí trực tiếp thực hiện chính sách này, các địa phương có trách nhiệm bố trí, cân đối thêm từ các nguồn kinh phí các chương trình, dự án khác và nguồn hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế để hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề.

- Vốn đầu tư ngân sách tỉnh hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn (làng nghề) giai đoạn 2021-2025 được bố trí trong kế hoạch vốn Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 nên sau khi Kế hoạch này được UBND tỉnh phê duyệt, HĐND và UBND cấp huyện tiến hành lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án theo quy định của Luật Đầu tư công 2019, gửi Sở Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp vào Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 của tỉnh và trình HĐND tỉnh phê duyệt.

- Chỉ đạo các Phòng, Ban liên quan phối hợp với Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn rà soát các ngành nghề nông thôn trên địa bàn đủ tiêu chí để công nhận và tổ chức đánh giá cụ thể mức độ đạt các tiêu chí và hướng dẫn các tổ chức, Cá nhân lập hồ sơ đề nghị công nhận làng nghề gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định. Tổ chức công bố làng nghề sau khi làng nghề được công nhận.

- Hằng năm, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát, kiểm tra thực tế, đánh giá tình hình hoạt động của làng nghề đã được công nhận. Lập danh sách các làng nghề sau khi được công nhận không đạt tiêu chí quy định gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, thu hồi bằng công nhận.

- Chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Phòng Kinh tế theo dõi tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh và phát triển của các làng nghề, ngành nghề nông thôn trên địa bàn, thu thập và tổng hợp số liệu báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo định kỳ 06 tháng (trước ngày 15 tháng 6 hằng năm) và báo cáo năm (trước ngày 15 tháng 12 hằng năm) hoặc đột xuất khi có yêu cầu báo cáo tiến độ, kết quả thực hiện Kế hoạch để tổng hợp, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân tỉnh.

Trên đây là Kế hoạch phát triển ngành nghề nông thôn giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Trong quá trình thực hiện nếu có phát sinh khó khăn, vướng mắc đề nghị đơn vị, địa phương báo cáo kịp thời về Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để xem xét, giải quyết./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1110/QĐ-UBND ngày 23/04/2021 về Kế hoạch phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2021-2025

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


90

DMCA.com Protection Status
IP: 3.128.201.207
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!