ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 104/QĐ-UBND
|
Gia Lai, ngày 09
tháng 3 năm 2023
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN
HÀNH KẾ HOẠCH CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG TRÊN ĐẤT TRỒNG LÚA NĂM 2023 TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH GIA LAI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH GIA LAI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương
15/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật
Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29/11/2013;
Căn cứ Luật Trồng trọt ngày 19/11/2018;
Căn cứ Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015
của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa; Nghị định số 62/2019/NĐ-CP
ngày 11/7/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015;
Căn cứ Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày
13/12/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về
giống cây trồng và canh tác;
Căn cứ Quyết định số 470/QĐ-BNN-TT ngày
07/02/2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về ban hành Kế hoạch chuyển
đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa toàn quốc năm 2023;
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn tại Tờ trình số 29/TTr-SNNPTNT ngày 24/02/2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu
cây trồng trên đất trồng lúa năm 2023 trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở:
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên
và Môi trường, Khoa học và Công nghệ; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố;
Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (b/c);
- TT Tỉnh ủy (b/c);
- TT HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, KTTH, NL.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Dương Mah Tiệp
|
KẾ HOẠCH
CHUYỂN
ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG TRÊN ĐẤT TRỒNG LÚA NĂM 2023
(Ban hành theo Quyết định số: 104/QĐ-UBND ngày 09 tháng 03 năm 2023 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Gia Lai)
Thực hiện Quyết định số 470/QĐ-BNN-TT ngày
07/02/2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Kế hoạch
chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa toàn quốc năm 2023.
Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành Kế hoạch chuyển
đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa năm 2023 trên địa bàn tỉnh Gia Lai như
sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa
sang trồng các loại cây trồng hàng năm, cây lâu năm hoặc kết hợp nuôi trồng thủy
sản để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập cho người dân.
- Tổ chức lại sản xuất nông nghiệp ở một số vùng,
khu vực nhằm khai thác được những lợi thế về đất đai, điều kiện tự nhiên của từng
địa phương, tạo thuận lợi để phát triển nông nghiệp bền vững; hình thành các
vùng sản xuất chuyên canh với khối lượng sản phẩm lớn, tạo thành vùng sản xuất
hàng hóa hiệu quả cao, phục vụ tái cơ cấu lĩnh vực nông nghiệp gắn với nhiệm vụ
xây dựng nông thôn mới trên địa bàn từng địa phương trong tỉnh.
2. Yêu cầu
- Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng phải đúng
quy định của pháp luật về quản lý đất đai và phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và kế hoạch chuyển
đổi cơ cấu cây trồng được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng phải tuân thủ
theo quy định của Luật Trồng trọt, Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2019 của
Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng
và canh tác; phải bảo đảm khai thác hiệu quả cơ sở hạ tầng sẵn có phục vụ sản
xuất nông nghiệp của địa phương và đảm bảo phục hồi lại hiện trạng ban đầu để
trồng lúa trở lại khi cần thiết.
- Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ đất trồng lúa
sang trồng các loại cây trồng khác phải lựa chọn cây trồng, cơ cấu giống, thời
vụ, kỹ thuật chăm sóc, thâm canh phù hợp để việc chuyển đổi đảm bảo hiệu quả
kinh tế cao, ổn định và bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.
II. KẾ HOẠCH CHUYỂN ĐỔI
Tổng diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất
trồng lúa năm 2023 trên địa bàn tỉnh khoảng 754,5 ha, trong đó: chuyển sang trồng
cây hàng năm khoảng 661 ha, chuyển sang trồng cây lâu năm khoảng 93,5 ha, chuyển
sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản 0 ha.
(Có biểu chi tiết
kèm theo)
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Công tác tuyên truyền
- Tăng cường công tác tuyên truyền vận động, hướng dẫn
thực hiện chủ trương việc chuyển đổi diện tích lúa nước không đảm bảo đủ nước
tưới cho sản xuất, năng suất thấp, kém hiệu quả sang trồng các cây trồng khác
có hiệu quả kinh tế cao hơn.
- Tuyên truyền, vận động người dân thay đổi tư duy,
phương thức sản xuất từ quy mô hộ sang hình thức tổ hợp tác, hợp tác xã, liên kết
sản xuất; lấy hiệu quả của sản xuất làm mục tiêu, sản xuất theo kế hoạch và yêu
cầu của thị trường để tăng hiệu quả sản xuất.
- Tiếp tục tăng cường, đẩy mạnh công tác tuyên truyền,
phổ biến kiến thức pháp luật liên quan đến lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật
như Luật Trồng trọt, Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật, Luật An toàn thực phẩm...
và những quy định của pháp luật có liên quan.
2. Ứng dụng tiến bộ khoa học
kỹ thuật
- Đẩy mạnh ứng dụng các giống cây trồng mới có năng
suất cao, chất lượng tốt, chống chịu với sâu bệnh; ứng dụng các tiến bộ khoa học
kỹ thuật, luân canh, xen canh... để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
- Xác định cơ cấu cây trồng phù hợp với từng vùng
chuyển đổi, từng chân đất, tập quán sản xuất cũng như nhu cầu của thị trường;
tăng cường công tác chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào
sản xuất phù hợp với từng loại cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao.
3. Quản lý, tổ chức sản xuất
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về vật tư
nông nghiệp, đảm bảo chất lượng cây giống và các loại vật tư thiết yếu phục vụ
sản xuất.
- Chú trọng, đẩy mạnh công tác khuyến nông, đặc biệt
là công tác tập huấn nông dân về quy trình canh tác theo hướng sử dụng vật tư đầu
vào tiết kiệm, an toàn và hiệu quả; ghi chép và hoàn thiện các hồ sơ liên quan
trong quá trình sản xuất phục vụ truy xuất nguồn gốc theo yêu cầu của thị trường
trong nước và xuất khẩu.
- Tăng cường công tác xúc tiến thương mại, quảng bá
và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm; tổ chức liên kết trong sản xuất, khuyến
khích tạo điều kiện để các doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư hỗ trợ nông dân sản
xuất, hợp đồng thu mua, bao tiêu sản phẩm, thúc đẩy phát triển sản xuất nông sản
hàng hóa có mã số vùng trồng, có chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc rõ ràng.
- Tăng cường công tác sơ chế, chế biến, gia công sản
phẩm... để nâng cao chất lượng nông sản, tăng tỷ trọng hàng hóa nông sản chế biến
bằng công nghệ mới.
4. Giải pháp về nguồn lực
- Tổ chức thực hiện tốt các cơ chế, chính sách của
Bộ, ngành, Trung ương và các chính sách đặc thù của tỉnh, cụ thể: Nghị định số
57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế chính sách khuyến khích
doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày
09/6/2015 và Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 07/9/2018 của Chính phủ về sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục
vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018
của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; Nghị quyết số 102/2019/NQ-HĐND ngày
10/7/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai về việc quy định một số chính sách
đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa
bàn tỉnh Gia Lai; Nghị quyết số 107/2019/NQ-HĐND ngày 10/7/2019 của Hội đồng
nhân dân tỉnh Gia Lai về việc quy định mức hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy
lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trên địa bàn tỉnh Gia Lai; Nghị
quyết số 06/2021/NQ-HĐND ngày 10/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai về
việc quy định chính sách, biện pháp nhằm đảm bảo thi hành Điều 9 Nghị định số
98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển
hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn
tỉnh Gia Lai và các văn bản, quy định khác có liên quan.
- Lồng ghép các nguồn vốn sự nghiệp của tỉnh, huyện,
thị xã, thành phố; nguồn vốn sự nghiệp khoa học công nghệ... để hỗ trợ các hợp
tác xã, tổ hợp tác, nhóm hộ, cá nhân tham gia chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hình
thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với công nghiệp chế biến nông sản
theo hình thức liên kết chuỗi giá trị bền vững. Đồng thời, huy động nguồn lực từ
doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, cá nhân và các nguồn vốn hợp pháp khác
tham gia thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành hướng dẫn,
theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch chuyển đổi cơ cấu
cây trồng trên đất trồng lúa tại các địa phương đảm bảo có hiệu quả, theo đúng
quy định.
- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc chủ động phối hợp
chặt chẽ với chính quyền, đoàn thể các cấp trong công tác hướng dẫn, chỉ đạo,
tuyên truyền vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa
theo đúng quy định, đảm bảo hiệu quả.
- Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã,
thành phố đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến cáo, hướng dẫn người dân lựa chọn
cây trồng chuyển đổi phù hợp; thực hiện đồng bộ các biện pháp kỹ thuật thâm
canh, quy trình sản xuất theo hướng sử dụng vật tư đầu vào tiết kiệm, an toàn
và hiệu quả, đảm bảo về an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường. Đồng thời, tăng
cường, đẩy mạnh việc thiết lập, xây dựng và quản lý mã số vùng trồng, mã số cơ
sở đóng gói nông sản theo đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn tại Chỉ thị số 1838/CT-BNN-BVTV ngày 28/3/2022.
- Tổng hợp báo cáo kết quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng
trên đất trồng lúa năm 2023 trên địa bàn tỉnh, gửi về Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước ngày 25 tháng 12 năm 2023.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, các cơ quan liên quan chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn các địa phương triển
khai thực hiện Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa sang các
loại cây trồng khác kết hợp nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh theo đúng quy
định.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn tổng hợp kế hoạch, nguồn vốn đầu tư thực hiện kế hoạch chuyển đổi
cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa vào kỳ xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế
- xã hội của tỉnh.
4. Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn và các đơn vị có liên quan tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh bố
trí kinh phí, hướng dẫn lồng ghép các chính sách để thực hiện chuyển đổi cơ cấu
cây trồng trên đất lúa.
5. Sở Khoa học và Công nghệ
Triển khai thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công
nghệ về nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến trong sản xuất,
chọn tạo nhân giống một số giống cây trồng mới có năng suất, chất lượng cao,
phù hợp với điều kiện của địa phương; có khả năng tiêu thụ, chế biến và xuất khẩu,
đáp ứng nhu cầu của người dân trong tỉnh về chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất
trồng lúa.
6. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Xây dựng Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng
trên đất trồng lúa năm 2023 của địa phương và quản lý tổ chức thực hiện việc
chuyển đổi cơ cấu cây trồng đảm bảo phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương
theo đúng chủ trương, định hướng, kế hoạch chuyển đổi của tỉnh, thích ứng với
biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao thu nhập, cải thiện đời
sống cho người dân và thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
- Tuyên truyền, hướng dẫn, vận động nông dân chuyển
đổi cơ cấu cây trồng, tổ chức sản xuất bền vững, hiệu quả và tự nguyện tham gia
các hình thức hợp tác liên kết, liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản với doanh
nghiệp, hợp tác xã; đẩy mạnh tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ trong và
ngoài tỉnh, thị trường xuất khẩu nông sản.
- Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân phát triển vùng
nguyên liệu; áp dụng đúng quy trình kỹ thuật thâm canh cho cây trồng; sản xuất
theo chuỗi giá trị; hướng dẫn, vận động các tổ chức, cá nhân áp dụng quy trình
sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP, GlobalGAP), nông nghiệp hữu cơ (Organic) và
các tiêu chuẩn được chứng nhận... đảm bảo sản phẩm nông sản đáp ứng yêu cầu chế
biến, tiêu thụ và xuất khẩu.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học,
nông nghiệp thông minh, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, đầu tư thâm canh,
cơ giới hóa sản xuất, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật đối với cây trồng
như: Sử dụng phân hữu cơ sinh học, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, tưới tiết kiệm
nước... nâng cao hiệu quả sản xuất, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ
môi trường sinh thái.
- Chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã: Tổ chức
thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa phải tuân thủ
theo đúng quy định của Luật Trồng trọt, Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày
13/12/2019 của Chính phủ; phải phù hợp với cơ cấu cây trồng theo định hướng, kế
hoạch phát triển tại địa phương. Hướng dẫn, hỗ trợ các hộ dân thực hiện việc
chuyển đổi những diện tích đất trồng lúa nước không đảm bảo nước tưới, hiệu quả
thấp sang trồng cây khác có hiệu quả kinh tế cao hơn và có đầu ra ổn định. Công
khai thủ tục chuyển đổi đất trồng lúa sang đất trồng các loại cây trồng khác tại
địa phương để người dân có nhu cầu chuyển đổi dễ thực hiện.
- Tổ chức thực hiện tốt việc lồng ghép nguồn vốn đầu
tư từ chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án khác trên địa bàn
để hỗ trợ, khuyến khích các tổ chức, cá nhân chuyển đổi cơ cấu cây trồng và đầu
tư liên kết phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa tập trung, quy mô lớn, gắn
với chế biến, bảo quản nông sản theo hình thức liên kết chuỗi giá trị bền vững.
- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chuyển
đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa tại địa phương theo quy định. Tổ chức
rà soát, tổng hợp, báo cáo kết quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng
lúa năm 2023 tại địa phương về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước
ngày 15 tháng 12 năm 2023 để Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp,
báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo đúng
quy định.
Trên đây là Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng
trên đất trồng lúa năm 2023 trên địa bàn tỉnh. Yêu cầu các Sở, ngành; Ủy ban
nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan
nghiêm túc triển khai thực hiện Kế hoạch này. Trong quá trình thực hiện, nếu có
khó khăn, vướng mắc, phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng
hợp, báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết kịp thời./.
PHỤ LỤC
KẾ HOẠCH CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG TRÊN ĐẤT LÚA NĂM
2023 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 104/QĐ-UBND ngày 09 tháng 03 năm 2023 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Gia Lai)
STT
|
Chỉ tiêu
|
ĐVT
|
Tổng
|
Trong đó
|
Pleiku
|
An Khê
|
Ayun Pa
|
Kbang
|
Đak Đoa
|
Chư Păh
|
Ia Grai
|
Mang Yang
|
Kông Chro
|
Đức Cơ
|
Chư Prông
|
Chư Sê
|
Đak Pơ
|
Ia Pa
|
Krông Pa
|
Phú Thiện
|
Chư Pưh
|
|
Tổng diện tích
chuyển đổi
|
Ha
|
754,5
|
102,5
|
0,0
|
32,0
|
26,0
|
135,0
|
60,0
|
10,0
|
36,0
|
3,0
|
14,0
|
2,0
|
56,0
|
30,0
|
110,0
|
42,0
|
90,0
|
6,0
|
1
|
Chuyển sang trồng
rau các loại
|
Ha
|
206,0
|
60,0
|
|
5,0
|
6,0
|
35,0
|
|
5,0
|
6,0
|
1,0
|
|
1,0
|
9,0
|
20,0
|
50,0
|
2,0
|
5,0
|
1,0
|
-
|
Đất lúa 02 vụ
|
Ha
|
198,0
|
60,0
|
|
5,0
|
3,0
|
35,0
|
|
5,0
|
6,0
|
1,0
|
|
1,0
|
9,0
|
20,0
|
50,0
|
2,0
|
|
1,0
|
-
|
Đất lúa 01 vụ
|
Ha
|
8,0
|
|
|
|
3,0
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5,0
|
|
2
|
Chuyển sang trồng
hoa
|
Ha
|
14,0
|
10,0
|
|
2,0
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2,0
|
|
|
|
|
|
-
|
Đất lúa 02 vụ
|
Ha
|
14,0
|
10,0
|
|
2,0
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2,0
|
|
|
|
|
|
3
|
Chuyển sang trồng dược
liệu và cây trồng khác
|
Ha
|
441,0
|
30,0
|
|
20,0
|
20,0
|
60,0
|
40,0
|
5,0
|
20,0
|
1,0
|
9,0
|
1,0
|
35,0
|
10,0
|
60,0
|
40,0
|
85,0
|
5,0
|
-
|
Đất lúa 01 vụ
|
Ha
|
412,0
|
30,0
|
|
20,0
|
|
60,0
|
40,0
|
5,0
|
20,0
|
1,0
|
|
1,0
|
35,0
|
10,0
|
60,0
|
40,0
|
85,0
|
5,0
|
-
|
Đất lúa rẫy
|
Ha
|
29,0
|
|
|
|
20,0
|
|
|
|
|
|
9,0
|
|
|
|
|
|
|
|
4
|
Chuyển sang trồng
cây ăn quả (chuối)
|
Ha
|
93,5
|
2,5
|
|
5,0
|
|
40,0
|
20,0
|
|
10,0
|
1,0
|
5,0
|
|
10,0
|
|
|
|
|
|
-
|
Đất lúa rẫy
|
Ha
|
93,5
|
2,5
|
|
5,0
|
|
40,0
|
20,0
|
|
10,0
|
1,0
|
5,0
|
|
10,0
|
|
|
|
|
|