Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 06/QĐ-UBND 2023 phê duyệt Chương trình khuyến nông Trà Vinh 2023 2025

Số hiệu: 06/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Trà Vinh Người ký: Nguyễn Trung Hoàng
Ngày ban hành: 03/01/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TRÀ VINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 06/QĐ-UBND

Trà Vinh, ngày 03 tháng 01 năm 2023

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN NÔNG TỈNH TRÀ VINH, GIAI ĐOẠN 2023 - 2025

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/52018 của Chính phủ về khuyến nông;

Theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng thẩm định Chương trình khuyến nông tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2023 - 2025 tại Tờ trình số 03/TTr-HĐ ngày 26/12/2022.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình khuyến nông tỉnh Trà Vinh, giai đoạn 2023 - 2025, với những nội dung chủ yếu sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

a) Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác khuyến nông nhằm hỗ trợ thúc đẩy sự phát triển của các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp để tăng thu nhập, thích ứng với các điều kiện sinh thái, khí hậu và thị trường, chuyển biến được nhận thức của người dân sau khi triển khai Chương trình.

b) Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng, an toàn thực phẩm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Thúc đẩy tiến trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới. Tăng cường khả năng chống chịu thiên tai, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, ổn định kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường.

c) Huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Tập huấn, thông tin tuyên truyền:

- Tổ chức tập huấn trên 318 lớp cho khoảng 9.540 lượt người tham dự; 09 lớp ToT (Training of Trainers) cho cán bộ và cộng tác viên khuyến nông; 45 cuộc hội thảo nhân rộng mô hình;

- In và cấp phát 90.000 tờ bướm hướng dẫn kỹ thuật tuyên truyền đến người sản xuất;

- Kết hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Trà Vinh xây dựng và thực hiện 30 chuyên mục khuyến nông;

- Hoàn thiện trang thiết bị phục vụ công tác thông tin tuyên truyền (trong đó mua sắm mới 06 máy tính xách tay và 06 máy chiếu);

- Xây dựng kế hoạch thực hiện 45 cuộc tọa đàm khuyến nông lưu động (lớp học hiện trường - FFS);

- Học tập kinh nghiệm trong và ngoài tỉnh (06 chuyến) để tiếp thu và có kế hoạch triển khai tuyên truyền đến người dân trong tỉnh cập nhật.

- Tư vấn về chính sách pháp luật liên quan quan đến nông nghiệp, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm, các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ,... trên 30.000 lượt hộ.

b) Xây dựng các mô hình trình diễn:

- Trồng trọt: xây dựng 07 mô hình trình diễn áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất.

- Chăn nuôi: xây dựng 05 mô hình trình diễn áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất.

- Thủy sản: xây dựng 03 mô hình trình diễn áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất.

II. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

1. Chương trình tập huấn, đào tạo, thông tin tuyên truyền

a) Đào tạo, tập huấn:

- Tập huấn ToT: tổ chức 09 lớp cho cán bộ và cộng tác viên khuyến nông.

- Tập huấn: đầu tư nâng cấp trang thiết bị phục vụ công tác, tổ chức 318 lớp tập huấn.

b) Thông tin, tuyên truyền:

- Thông tin tuyên truyền: viết tin, bài khuyến nông, thông tin tuyên truyền; kết hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Trà Vinh xây dựng chuyên mục khuyến nông, phóng sự, chuyên đề hướng dẫn, tư vấn; tổ chức các cuộc tọa đàm khuyến nông.

- Tổ chức, tham dự hội nghị, hội thảo, diễn đàn, học tập kinh nghiệm khuyến nông và tổ chức đoàn học tập, trao đổi tiến bộ khoa học kỹ thuật tại các tỉnh, thành phố trong nước; tham quan các vùng sản xuất nông nghiệp thế mạnh, các mô hình khuyến nông, mô hình liên kết tiêu thụ sản phẩm,...

c) Tư vấn và dịch vụ khuyến nông:

Thông qua các phương thức thực hiện như tư vấn trực tiếp, tư vấn thông qua các phương tiện thông tin truyền thông,... cho trên 30.000 lượt hộ.

2. Chương trình khuyến nông trồng trọt

a) Đẩy mạnh việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, đưa các giống mới có chất lượng vào sản xuất và các biện pháp sản xuất thích ứng biến đổi khí hậu, giảm được chi phí sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu để tăng thu nhập cho nông dân.

b) Nâng cao được nhận thức của người dân trong việc tổ chức, hợp tác sản xuất gắn với tiêu thụ, xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm.

c) Xây dựng 07 mô hình trình diễn, cụ thể:

- Mô hình trồng cây màu (bắp, dưa hấu, ớt,...) sử dụng phân hữu cơ vi sinh, tưới nước tiết kiệm và liên kết thị trường tiêu thụ.

- Mô hình phát triển cây đậu phộng theo hướng an toàn tưới nước tiết kiệm và liên kết thị trường tiêu thụ sản phẩm.

- Mô hình trồng táo trong nhà lưới theo hướng hữu cơ thích ứng biến đổi khí hậu và kết hợp du lịch.

- Mô hình trồng nho theo hướng an toàn thích ứng biến đổi khí hậu và kết hợp du lịch.

- Mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm và hỗ trợ ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất cho tổ hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp.

- Mô hình trồng xen khóm/dứa trong vườn dừa.

- Mô hình trồng cây chà là sử dụng hệ thống tưới tiết kiệm thích ứng với biến đổi khí hậu.

3. Chương trình khuyến nông chăn nuôi

a) Nhằm chuyển giao, tiếp cận và ứng dụng những tiến bộ khoa học vào chăn nuôi nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các tổ chức, cá nhân để tăng thu nhập, giảm nghèo, thích ứng biến đổi khí hậu, môi trường. Tập trung phát triển các mô hình vật nuôi có tiềm năng và thị trường tiêu thụ.

b) Khuyến khích chăn nuôi hộ truyền thống có cải tiến theo hướng chuyên nghiệp hóa, chăn nuôi an toàn sinh học và hữu cơ, quản lý và sử dụng hiệu quả chất thải chăn nuôi, thúc đẩy các mô hình kinh tế tuần hoàn trong chăn nuôi.

c) Khuyến khích góp phần chuyển đổi sử dụng các giống vật nuôi có năng suất, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và mang lại giá trị kinh tế cao. Đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất và chất lượng đảm bảo sản phẩm chăn nuôi an toàn thực phẩm để tăng giá trị, có sức cạnh tranh trên thị trường. Xây dựng và nhân rộng các mô hình chăn nuôi hiệu quả theo hướng an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh gắn với bảo vệ môi trường.

d) Tổ chức sản xuất theo mô hình kinh tế hợp tác, liên kết tiêu thụ sân phẩm theo chuỗi giá trị ngành hàng có truy xuất nguồn gốc.

đ) Xây dựng 05 mô hình trình diễn, cụ thể:

- Chăn nuôi bò vỗ béo kết hợp ủ chua thức ăn liên kết thị trường tiêu thụ sản phẩm.

- Mô hình chăn nuôi dê lai hướng thịt liên kết thị trường tiêu thụ.

- Mô hình chăn nuôi heo cải sinh sản theo hướng an toàn sinh học phục vụ công tác tái đàn heo trên địa bàn tỉnh.

- Chăn nuôi heo rừng lai theo hướng an toàn sinh học gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm.

- Duy trì và phát triển giống gà ta (Nòi, Tàu, Tre,...) nuôi thả vườn theo hướng an toàn sinh học.

4. Chương trình khuyến nông thủy sản

a) Phát triển lĩnh vực thủy sản theo hướng nuôi tập trung, công nghiệp, công nghệ hiện đại, áp dụng công nghệ cải tiến, nuôi hữu cơ. Tăng quy mô sản xuất, chất lượng sân phẩm. Cơ cấu tổ chức sản xuất mang tính hợp lý, đạt hiệu quả kinh tế cao,... Hướng đến việc kết nối, tiêu thụ sản phẩm, nhằm nâng cao sản lượng, giá trị, bảo đảm lợi ích cho cộng đồng.

b) Góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong nông thôn, tạo ra nguồn hàng hóa có giá trị cao, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu; đồng thời, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.

c) Xây dựng 03 mô hình trình diễn, cụ thể:

- Mô hình ứng dụng số hóa trong nuôi tôm thẻ chân trắng 2 giai đoạn kết hợp xử lý môi trường bằng hâm Biogas.

- Mô hình nuôi lươn thương phẩm theo quy trình lọc tuần hoàn.

- Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh lót bạt bờ, sử dụng chế phẩm sinh học kết hợp siphong đáy.

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Đẩy mạnh công tác tập huấn, thông tin tuyên truyền để nâng cao nhận thức và thay đổi tư duy về phát triển nông nghiệp hàng hóa theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh sản phẩm.

2. Tập trung phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái, hữu cơ; áp dụng cơ giới hóa đồng bộ ở một số lĩnh vực sản xuất.

3. Đổi mới nội dung và phương pháp hoạt động để nâng cao hiệu quả hoạt động công tác khuyến nông.

4. Nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật và tăng cường bồi dưỡng, nâng cao năng lực cán bộ làm công tác khuyến nông các cấp.

5. Huy động tối đa các nguồn lực của tổ chức, cá nhân tham gia Chương trình và tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa công tác khuyến nông.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành, địa phương tổ chức triển khai thực hiện Chương trình được phê duyệt; định kỳ hàng năm và hết giai đoạn thực hiện, tổ chức tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm và báo cáo két quả thực hiện về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân tỉnh để làm cơ sở đề xuất thực hiện giai đoạn tiếp theo.

b) Lồng ghép các chương trình, dự án vào định hướng phát triển của ngành, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh để thực hiện có hiệu quả Chương trình.

c) Phương thức thực hiện: giao nhiệm vụ cho Trung tâm Khuyến nông xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và triển khai thực hiện kế hoạch khuyến nông hàng năm trước ngày 30 tháng 11, công bố và quyết toán đúng theo quy định. Đồng thời, chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện kế hoạch khuyến nông, quản lý và tổ chức kiểm tra, giám sát, nghiệm thu đúng theo quy định.

d) Định kỳ hàng năm, tổ chức tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm và báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hoạt động khuyến nông, chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp tại địa phương.

đ) Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp thì tổ chức, cá nhân phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, điều chỉnh.

2. Sở Tài chính

Căn cứ khả năng cân đối ngân sách, Sở Tài chính tham mưu trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh huy động, lồng ghép các nguồn lực hỗ trợ cho công tác khuyến nông, kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn nhằm xã hội hóa và phát huy, nhân rộng hiệu quả các mô hình khuyến nông.

4. Sở Khoa học và Công nghệ

Tham mưu ưu tiên, bố trí kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cho nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp; đề xuất các giải pháp khoa học và công nghệ tiên tiến để thực hiện Chương trình này có hiệu quả. Đồng thời, hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu và truy xuất nguồn gốc các sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh.

5. Sở Công Thương

Hỗ trợ xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường, quảng bá các sản phẩm nông sản, thủy sản chất lượng, an toàn thực phẩm.

6. Các sở, ban, ngành có liên quan

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền đến các thành viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân về các hoạt động khuyến nông, tham gia ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và tổ chức các phong trào thi đua, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ trong mô hình nâng cao giá trị sản phẩm nông sản.

7. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

a) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện các hoạt động của Chương trình, quan tâm chỉ đạo việc đầu tư nhân rộng những mô hình sản xuất có hiệu quả trên địa bàn.

b) Huy động tối đa nguồn kinh phí sự nghiệp, sự nghiệp khoa học, vốn phát triển sản xuất thuộc các Chương trình mục tiêu được phân bổ của địa phương để phối hợp thực hiện Chương trình này.

c) Chỉ đạo phòng, ban, đơn vị có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp xã xác định nhu cầu thực tiễn sản xuất, thị trường tiêu thụ trên địa bàn, phối hợp với lực lượng chuyên môn khuyến nông của tỉnh thực hiện Chương trình, như: Chọn hộ, kiểm tra tiến độ, cấp phát vật tư, tổ chức tập huấn, hội thảo, tổng kết nghiệm thu và nhân rộng mô hình khuyến nông trên địa bàn...

d) Định kỳ hàng năm, tổng hợp kết quả thực hiện các hoạt động khuyến nông trên địa bàn; đề xuất nhu cầu thực tế sx tại địa phương gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Trung tâm Khuyến nông) tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, Công Thương, Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ NN&PTNT;
- TT.TU, TT.HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Kho bạc Nhà nước Trà Vinh;
- Các sở, ban, ngành tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- CVP, các PCVP UBND tỉnh;
- Các Phòng: KT, KG-VX, CN-XD, TH-NV; BTCD-NC và TT. TH-CB;

- Lưu: VT, NN.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Trung Hoàng

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 06/QĐ-UBND ngày 03/01/2023 phê duyệt Chương trình khuyến nông tỉnh Trà Vinh, giai đoạn 2023-2025

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


851

DMCA.com Protection Status
IP: 18.117.137.64
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!