|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Số hiệu:
|
01/2012/UBTVQH13
|
|
Loại văn bản:
|
Pháp lệnh
|
Nơi ban hành:
|
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
|
|
Người ký:
|
Nguyễn Sinh Hùng
|
Ngày ban hành:
|
22/03/2012
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đã biết
|
|
Số công báo:
|
Đã biết
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
Hợp nhất nội dung sửa đổi vào trong văn bản
Hợp nhất văn bản là việc đưa nội dung sửa đổi, bổ sung trong văn bản sửa đổi, bổ sung một số điều của văn bản đã được ban hành trước đó vào văn bản được sửa đổi, bổ sung theo quy trình, kỹ thuật quy định tại Pháp lệnh hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật số 01/2012/UBTVQH13 ban hành ngày 22/3/2012.Đối với các văn bản được ban hành trước ngày Pháp lệnh có hiệu lực, phải được hợp nhất và đăng trên Công báo điện tử và trang thông tin điện tử trong thời hạn 02 năm kể từ ngày 01/7/2012. Đối với các bản ban hành từ ngày Pháp lệnh này có hiệu lực, thời gian hợp nhất văn bản được quy định như sau: + Văn bản của QH, UBTVQH, liên tịch giữa UBTVQH với cơ quan TW của tổ chức CT-XH thì chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ ngày văn bản sửa đổi, bổ sung được công bố. + Văn bản của Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, liên tịch giữa Chính phủ với cơ quan TW của tổ chức CT-XH thì chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản. + Văn bản của các cơ quan khác của Nhà nước thì chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ ngày ký ban hành. Việc hợp nhất văn bản phải đảm bảo không được làm thay đổi nội dung, hiệu lực văn bản được hợp nhất. Chỉ hợp nhất văn bản do cùng CQNN có thẩm quyền ban hành. Pháp lệnh này có hiệu lực từ ngày 01/7/2012.
ỦY
BAN THƯỜNG VỤ
QUỐC HỘI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Pháp
lệnh số: 01/2012/UBTVQH13
|
Hà
Nội, ngày 22 tháng 03 năm 2012
|
PHÁP LỆNH
HỢP NHẤT VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;
Căn cứ Điều 92 của Luật ban hành
văn bản quy phạm pháp luật số 17/2008/QH12;
Ủy ban thường vụ Quốc hội ban
hành Pháp lệnh hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật,
Chương 1.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi
điều chỉnh
Pháp lệnh này quy định về việc hợp
nhất văn bản quy phạm pháp luật (sau đây gọi tắt là văn bản) do các cơ quan nhà
nước ở trung ương ban hành, thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan trong việc
hợp nhất văn bản, trình tự, kỹ thuật hợp nhất văn bản nhằm góp phần bảo đảm cho
hệ thống pháp luật đơn giản, rõ ràng, dễ sử dụng, nâng cao hiệu quả thi hành pháp
luật.
Điều 2. Giải
thích từ ngữ
Trong Pháp lệnh này, các từ ngữ
dưới đây được hiểu như sau:
1. Hợp nhất văn bản là việc
đưa nội dung sửa đổi, bổ sung trong văn bản sửa đổi, bổ sung một số điều của
văn bản đã được ban hành trước đó (sau đây gọi tắt là văn bản sửa đổi, bổ sung)
vào văn bản được sửa đổi, bổ sung theo quy trình, kỹ thuật quy định tại Pháp
lệnh này.
2. Văn bản được hợp nhất là
văn bản sửa đổi, bổ sung và văn bản được sửa đổi, bổ sung.
3. Văn bản hợp nhất là văn
bản được hình thành sau khi hợp nhất văn bản sửa đổi, bổ sung với văn bản được
sửa đổi, bổ sung.
4. Ký xác thực văn bản hợp nhất là
việc người có thẩm quyền ký xác nhận tính chính xác về nội dung và kỹ thuật hợp
nhất của văn bản hợp nhất.
Điều 3. Nguyên
tắc hợp nhất văn bản
1. Chỉ hợp nhất văn bản do cùng một
cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
2. Việc hợp nhất văn bản không được
làm thay đổi nội dung và hiệu lực của văn bản được hợp nhất.
3. Tuân thủ trình tự, kỹ thuật hợp
nhất văn bản.
Điều 4. Sử dụng
văn bản hợp nhất
Văn bản hợp nhất được sử dụng chính
thức trong việc áp dụng và thi hành pháp luật.
Chương 2.
THẨM QUYỀN VÀ VIỆC TỔ CHỨC HỢP NHẤT VĂN BẢN
Điều 5. Thẩm
quyền và thời hạn hợp nhất văn bản của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, văn
bản liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với cơ quan trung ương của tổ chức
chính trị - xã hội
1. Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội tổ
chức thực hiện việc hợp nhất và ký xác thực văn bản hợp nhất đối với văn bản
của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, văn bản liên tịch giữa Ủy ban thường
vụ Quốc hội với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội.
2. Chậm nhất là 05 ngày làm việc,
kể từ ngày văn bản sửa đổi, bổ sung được công bố, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội
hoàn thành việc hợp nhất văn bản và ký xác thực văn bản hợp nhất.
Điều 6. Thẩm quyền
và thời hạn hợp nhất văn bản của Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ,
văn bản liên tịch giữa Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị -
xã hội
1. Người đứng đầu cơ quan chủ trì
soạn thảo văn bản được sửa đổi, bổ sung của Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ tổ chức thực hiện việc hợp nhất và ký xác thực văn bản hợp nhất đối
với văn bản của Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, văn bản liên
tịch giữa Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội.
2. Trong thời
hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ký ban hành, văn bản sửa đổi, bổ sung của Chủ
tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, văn bản sửa đổi, bổ sung văn bản
liên tịch giữa Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội
được gửi đến cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản được sửa đổi, bổ sung để thực
hiện việc hợp nhất văn bản.
3. Chậm nhất là
05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản theo quy định tại khoản 2 Điều
này, người đứng đầu cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản được sửa đổi, bổ sung
hoàn thành việc hợp nhất văn bản và ký xác thực văn bản hợp nhất.
Điều 7. Thẩm
quyền và thời hạn hợp nhất văn bản của các cơ quan khác của Nhà nước
1. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
tổ chức thực hiện việc hợp nhất và ký xác thực văn bản hợp nhất đối với văn bản
do mình ban hành, văn bản của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, văn
bản liên tịch do cơ quan mình chủ trì soạn thảo.
2. Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân
dân tối cao tổ chức thực hiện việc hợp nhất và ký xác thực văn bản hợp nhất đối
với văn bản do mình ban hành, văn bản liên tịch do cơ quan mình chủ trì soạn thảo.
3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
ngang bộ, tổ chức thực hiện việc hợp nhất và ký xác thực văn bản hợp nhất đối
với văn bản do mình ban hành, văn bản liên tịch do cơ quan mình chủ trì soạn
thảo.
4. Tổng Kiểm toán Nhà nước tổ chức
thực hiện việc hợp nhất và ký xác thực văn bản hợp nhất đối với văn bản do mình
ban hành.
5. Chậm nhất là 05 ngày làm việc,
kể từ ngày ký ban hành văn bản, người có thẩm quyền quy định tại các khoản 1,
2, 3 và 4 Điều này hoàn thành việc hợp nhất văn bản và ký xác thực văn bản hợp
nhất.
Điều 8. Đăng
văn bản hợp nhất trên Công báo và trang thông tin điện tử
1. Việc đăng văn bản hợp nhất trên
trang thông tin điện tử chính thức của các cơ quan nhà nước được thực hiện như
sau:
a) Văn bản hợp nhất quy định tại khoản 1 Điều 5 của Pháp lệnh này được đăng trên trang thông tin
điện tử của Quốc hội;
b) Văn bản hợp nhất đối với văn bản
của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, văn bản liên tịch giữa Chính phủ với cơ
quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội được đăng trên trang thông tin
điện tử của Chính phủ. Cơ quan thực hiện việc hợp nhất có trách nhiệm gửi văn
bản hợp nhất cho Văn phòng Chính phủ trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ
ngày ký xác thực, để đưa lên trang thông tin điện tử của Chính phủ;
c) Văn bản hợp nhất đối với văn bản
quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 7 của Pháp lệnh này
được đăng trên trang thông tin điện tử của cơ quan thực hiện việc hợp nhất văn
bản.
2. Văn bản hợp nhất phải được đăng
đồng thời với văn bản sửa đổi, bổ sung trên cùng một số Công báo.
Cơ quan thực hiện việc hợp nhất có
trách nhiệm gửi văn bản hợp nhất cho cơ quan Công báo để thực hiện việc đăng
Công báo.
3. Văn bản hợp nhất đăng trên Công
báo điện tử, trang thông tin điện tử của cơ quan quy định tại khoản 1 Điều này
được khai thác miễn phí.
Điều 9. Xử lý
sai sót trong văn bản hợp nhất
1. Trong trường hợp do sai sót về
kỹ thuật dẫn đến nội dung của văn bản hợp nhất khác với nội dung của văn bản
được hợp nhất thì áp dụng các quy định của văn bản được hợp nhất.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân phát
hiện có sai sót trong văn bản hợp nhất gửi kiến nghị đến cơ quan thực hiện việc
hợp nhất để kịp thời xử lý; trường hợp không xác định được cơ quan thực hiện
việc hợp nhất thì gửi kiến nghị đến Bộ Tư pháp để Bộ Tư pháp thông báo ngay đến
cơ quan có trách nhiệm xử lý sai sót.
3. Trong thời
hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kiến nghị, cơ quan thực hiện việc
hợp nhất phối hợp với cơ quan Công báo xử lý sai sót trong văn bản hợp nhất và
thực hiện việc đính chính trên Công báo theo quy định của pháp luật về Công
báo.
Văn bản hợp nhất đã được xử lý sai
sót phải được đăng trên Công báo điện tử, trang thông tin điện tử của cơ quan
quy định tại khoản 1 Điều 8 của Pháp lệnh này.
Điều 10. Trách
nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc hợp nhất văn bản
1. Trách nhiệm của cơ quan thực
hiện việc hợp nhất văn bản:
a) Chủ trì,
phối hợp với cơ quan có liên quan trong việc hợp nhất văn bản;
b) Bảo đảm điều kiện cần thiết để
thực hiện việc hợp nhất văn bản;
c) Bảo đảm tính chính xác về nội
dung và kỹ thuật hợp nhất của văn bản hợp nhất;
d) Xử lý sai sót trong văn bản hợp
nhất.
2. Trách nhiệm của Bộ Tư pháp:
a) Hướng dẫn kỹ thuật hợp nhất văn
bản; bồi dưỡng kỹ năng hợp nhất văn bản;
b) Theo dõi, đôn đốc việc hợp nhất
văn bản;
c) Kiến nghị cơ quan thực hiện hợp
nhất văn bản xử lý sai sót trong văn bản hợp nhất.
Chương 3.
KỸ THUẬT HỢP NHẤT VĂN BẢN
Điều 11. Thể
thức và kỹ thuật trình bày văn bản hợp nhất
1. Thể thức văn bản hợp nhất bao
gồm phần quốc hiệu, tiêu ngữ, tên văn bản hợp nhất, lời nói đầu, căn cứ ban
hành, phần, chương, mục, điều, khoản, điểm của văn bản được sửa đổi, bổ sung và
các nội dung được hợp nhất theo kỹ thuật quy định tại Chương này, phần quy định
về việc thi hành, phần ký xác thực.
2. Kỹ thuật trình bày văn bản hợp
nhất được thực hiện theo quy định tại Pháp lệnh này và các quy định khác của pháp
luật có liên quan.
Điều 12. Tên
văn bản hợp nhất
1. Tên văn bản hợp nhất là tên văn
bản được sửa đổi, bổ sung.
2. Tên văn bản được sửa đổi, bổ
sung và tên văn bản sửa đổi, bổ sung được liệt kê ngay sau tên văn bản hợp nhất.
Kèm theo tên văn bản được sửa đổi, bổ sung và văn bản sửa đổi, bổ sung phải ghi
rõ số, ký hiệu, ngày, tháng, năm thông qua hoặc ký ban hành, tên cơ quan ban
hành và ngày có hiệu lực của từng văn bản.
Điều 13. Hợp
nhất lời nói đầu, căn cứ ban hành
1. Văn bản được sửa đổi, bổ sung có
lời nói đầu được sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ thì việc hợp nhất lời nói đầu được
thực hiện theo quy định tại các điều 14, 15 và 16 của Pháp lệnh
này.
2. Trong văn bản hợp nhất phải có
ký hiệu chú thích ngay tại phần căn cứ ban hành và tại cuối trang của văn bản
hợp nhất phải ghi chú rõ tên, số, ký hiệu của văn bản sửa đổi, bổ sung và căn
cứ ban hành của văn bản sửa đổi, bổ sung.
Điều 14. Hợp
nhất nội dung được sửa đổi
1. Văn bản được sửa đổi, bổ sung có
phần, chương, mục, điều, khoản, điểm, đoạn, cụm từ được sửa đổi thì số thứ tự
của phần, chương, mục, điều, khoản, điểm trong văn bản hợp nhất vẫn được giữ
nguyên như văn bản được sửa đổi, bổ sung.
2. Trong văn bản hợp nhất phải có
ký hiệu chú thích ngay tại phần, chương, mục, điều, khoản, điểm, đoạn, cụm từ
được sửa đổi.
3. Tại cuối trang của văn bản hợp
nhất phải ghi chú rõ tên, số, ký hiệu của văn bản sửa đổi, bổ sung và ngày có
hiệu lực của quy định sửa đổi phần, chương, mục, điều, khoản, điểm, đoạn, cụm
từ.
Điều 15. Hợp
nhất nội dung được bổ sung
1. Văn bản được sửa đổi, bổ sung có
phần, chương, mục, điều, khoản, điểm, đoạn, cụm từ được bổ sung thì số thứ tự
của phần, chương, mục, điều, khoản, điểm trong văn bản hợp nhất vẫn được giữ
nguyên như văn bản được sửa đổi, bổ sung.
2. Việc sắp xếp phần, chương, mục, điều,
khoản, điểm, đoạn, cụm từ được bổ sung trong văn bản hợp nhất được thực hiện
theo thứ tự quy định trong văn bản sửa đổi, bổ sung.
3. Trong văn bản hợp nhất phải có
ký hiệu chú thích ngay tại phần, chương, mục, điều, khoản, điểm, đoạn, cụm từ
được bổ sung.
4. Tại cuối trang của văn bản hợp
nhất phải ghi chú rõ tên, số, ký hiệu của văn bản sửa đổi, bổ sung và ngày có
hiệu lực của quy định bổ sung phần, chương, mục, điều, khoản, điểm, đoạn, cụm
từ.
Điều 16. Hợp
nhất nội dung được bãi bỏ
1. Văn bản được sửa đổi, bổ sung có
phần, chương, mục, điều, khoản, điểm, đoạn, cụm từ được bãi bỏ thì trong văn
bản hợp nhất không thể hiện nội dung được bãi bỏ. Số thứ tự phần, chương, mục, điều,
khoản, điểm trong văn bản hợp nhất được giữ nguyên như văn bản được sửa đổi, bổ
sung.
2. Trong văn bản hợp nhất có phần, chương,
mục, điều, khoản, điểm được bãi bỏ thì phải có ký hiệu chú thích và ghi rõ cụm
từ “được bãi bỏ” ngay sau số thứ tự của phần, chương, mục, điều, khoản, điểm
đó; trường hợp có đoạn, cụm từ được bãi bỏ thì phải có ký hiệu chú thích ngay
tại vị trí của đoạn, cụm từ đó.
3. Tại cuối trang của văn bản hợp
nhất phải ghi chú rõ tên, số, ký hiệu của văn bản sửa đổi, bổ sung và ngày có
hiệu lực của quy định bãi bỏ phần, chương, mục, điều, khoản, điểm, đoạn, cụm
từ.
Điều 17. Thể
hiện quy định về việc thi hành trong văn bản hợp nhất
1. Trường hợp văn bản sửa đổi, bổ
sung có điều khoản quy định về hiệu lực thi hành, trách nhiệm thi hành, trách
nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc quy định chi tiết, hướng dẫn thi
hành, quy định chuyển tiếp thì trong văn bản hợp nhất phải có ký hiệu chú thích
ngay tại tên chương hoặc điều quy định về việc thi hành và tại cuối trang của
văn bản hợp nhất phải ghi chú rõ tên, số, ký hiệu của văn bản sửa đổi, bổ sung,
ngày có hiệu lực và các nội dung về việc thi hành trong văn bản sửa đổi, bổ
sung. Trường hợp văn bản được sửa đổi, bổ sung không có chương hoặc điều về
việc thi hành thì các nội dung này được thể hiện tại phần quy định về việc thi
hành ở cuối văn bản hợp nhất, kèm theo tên, số, ký hiệu của văn bản sửa đổi, bổ
sung.
2. Trường hợp cơ quan ban hành văn
bản được hợp nhất có ban hành văn bản quy định về việc thi hành văn bản được
hợp nhất thì trong văn bản hợp nhất phải có ký hiệu chú thích ngay tại tên chương
hoặc điều quy định về việc thi hành và tại cuối trang của văn bản hợp nhất phải
ghi chú rõ tên, số, ký hiệu, ngày, tháng, năm thông qua hoặc ký ban hành của
văn bản quy định về việc thi hành. Trường hợp văn bản được sửa đổi, bổ sung
không có chương, điều về việc thi hành thì phải có ký hiệu chú thích tại phần
quy định về việc thi hành trong văn bản hợp nhất và tại cuối trang của văn bản
hợp nhất phải ghi chú rõ tên, số, ký hiệu, ngày, tháng, năm thông qua hoặc ký
ban hành của văn bản quy định về việc thi hành.
Điều 18. Mẫu
trình bày văn bản hợp nhất
Việc trình bày tên văn bản hợp
nhất, lời nói đầu, căn cứ ban hành, nội dung được sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, phần
quy định về việc thi hành và phần ký xác thực trong văn bản hợp nhất được thực
hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Pháp lệnh này.
Chương 4.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 19. Hợp
nhất văn bản được ban hành trước ngày Pháp lệnh này có hiệu lực
1. Trong thời hạn 02 năm, kể từ
ngày Pháp lệnh này có hiệu lực, các văn bản được ban hành trước ngày Pháp lệnh
này có hiệu lực phải được hợp nhất và đăng trên Công báo điện tử và trang thông
tin điện tử của cơ quan quy định tại khoản 1 Điều 8 của Pháp
lệnh này.
2. Chính phủ,
Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Văn phòng Quốc hội,
Kiểm toán Nhà nước xây dựng kế hoạch và bảo đảm kinh phí thực hiện hợp nhất văn
bản quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 20. Hiệu
lực thi hành
1. Pháp lệnh này có hiệu lực thi
hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2012.
2. Chương VIII của
Quy chế về kỹ thuật trình bày dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội,
Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết số 1139/2007/UBTVQH11
ngày 03 tháng 7 năm 2007 của Ủy ban thường vụ Quốc hội hết hiệu lực kể từ ngày Pháp
lệnh này có hiệu lực.
|
TM.
ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
CHỦ TỊCH
Nguyễn Sinh Hùng
|
PHỤ LỤC
HƯỚNG
DẪN KỸ THUẬT TRÌNH BÀY VĂN BẢN HỢP NHẤT
(Ban hành kèm theo Pháp lệnh số 01/2012/UBTVQH13)
I. THỂ THỨC VĂN BẢN HỢP NHẤT
II. TRÌNH BÀY TÊN VĂN BẢN HỢP
NHẤT
TÊN
VĂN BẢN ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
… (Tên, số, ký hiệu của văn
bản được sửa đổi, bổ sung) ngày … tháng … năm … (thông qua/ký
ban hành) của … (tên cơ quan ban hành), có hiệu lực kể từ ngày …
tháng … năm …, được sửa đổi, bổ sung bởi:
1. … (Tên, số, ký hiệu của văn
bản sửa đổi, bổ sung lần thứ nhất) ngày … tháng … năm .. (thông qua/ký
ban hành) của … (tên cơ quan ban hành), có hiệu lực kể từ ngày …
tháng … năm …;
2. … (Tên, số, ký hiệu của văn
bản sửa đổi, bổ sung lần thứ hai) ngày … tháng … năm .. (thông qua/ký
ban hành) của … (tên cơ quan ban hành), có hiệu lực kể từ ngày …
tháng … năm …;
3. …
|
Ví dụ 1: Trình bày tên văn bản
hợp nhất
LUẬT
NHÀ Ở
Luật
nhà ở số 56/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 của Quốc hội, có hiệu lực
kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2006, được sửa đổi, bổ sung bởi:
1. Luật
số 34/2009/QH12 ngày 18 tháng 6 năm 2009 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung Điều
126 của Luật nhà ở số 56/2005/QH11 và Điều 121 của Luật đất đai số 13/2003/QH11,
có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2009;
2. Luật
số 38/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung
một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản, có hiệu lực kể
từ ngày 01 tháng 8 năm 2009.
|
Ví dụ 2: Trình bày tên văn bản
hợp nhất
NGHỊ
ĐỊNH
Quy
định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức
Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của
Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, có hiệu lực
kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2010, được sửa đổi, bổ sung bởi:
Nghị định số 93/2010/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2010 của
Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của
Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, có hiệu lực
kể từ ngày 22 tháng 10 năm 2010.
|
Ví dụ 3: Trình bày tên văn bản
hợp nhất
THÔNG
TƯ
Hướng
dẫn một số nội dung quy định tại Nghị định số 110/2005/NĐ-CP
ngày 24 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp
Thông tư số 19/2005/TT-BTM ngày 08 tháng 11 năm 2005 của
Bộ Thương mại hướng dẫn một số nội dung quy định tại Nghị định số 110/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2005 của
Chính phủ về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp, có hiệu lực kể từ ngày 30
tháng 11 năm 2005, được sửa đổi, bổ sung bởi:
Thông tư số 35/2011/TT-BCT ngày 23 tháng 9 năm 2011 của Bộ
Công Thương sửa đổi, bổ sung một số nội dung về thủ tục hành chính tại Thông
tư số 19/2005/TT-BTM ngày 08 tháng 11 năm
2005 hướng dẫn một số nội dung quy định tại Nghị định số 110/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2005 của
Chính phủ về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp, có hiệu lực kể từ ngày 08
tháng 11 năm 2011.
|
III. TRÌNH BÀY LỜI NÓI ĐẦU, CĂN
CỨ BAN HÀNH TRONG VĂN BẢN HỢP NHẤT
LỜI
NÓI ĐẦU1
…………………………………………….2
………………… 3 ……………………….
……………………………………………4
Căn cứ ………………….
………………………………………….5
____________
1 Lời nói đầu này được
sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm/khoản … Điều … của … (tên, số, ký
hiệu của văn bản sửa đổi, bổ sung), có hiệu lực kể từ ngày … tháng … năm
…
2 Đoạn/cụm từ “…” được
sửa đổi bởi đoạn/cụm từ “…” theo quy định tại điểm/khoản … Điều … của … (tên,
số, ký hiệu của văn bản sửa đổi, bổ sung), có hiệu lực kể từ ngày … tháng
… năm …
3 Đoạn/cụm từ “…” được
bổ sung theo quy định tại điểm/khoản … Điều … của … (tên, số, ký hiệu của
văn bản sửa đổi, bổ sung), có hiệu lực kể từ ngày … tháng … năm …
4 Đoạn/cụm từ “…” được
bãi bỏ theo quy định tại điểm/khoản … Điều … của … (tên, số, ký hiệu của
văn bản sửa đổi, bổ sung), có hiệu lực kể từ ngày … tháng … năm …
5 … (Tên, số, ký
hiệu của văn bản sửa đổi, bổ sung) có căn cứ ban hành như sau:
“…” (Trích phần căn cứ ban
hành trong văn bản sửa đổi, bổ sung)
|
Ví dụ 4: Trình bày lời nói đầu
được hợp nhất
Lời nói đầu trong văn bản hợp nhất
của Bộ luật lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994
và Luật số 35/2002/QH10 sửa đổi, bổ sung một
số điều của Bộ luật lao động được trình bày
như sau:
LỜI
NÓI ĐẦU
Lao động là hoạt động quan trọng
nhất của con người, tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã
hội. Lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao là nhân tố quyết định
sự phát triển của đất nước.
Pháp luật lao động quy định quyền
và nghĩa vụ của người lao động và của người sử dụng lao động, các tiêu chuẩn
lao động, các nguyên tắc sử dụng và quản lý lao động, góp phần thúc đẩy sản
xuất, vì vậy có vị trí quan trọng trong đời sống xã hội và trong hệ thống pháp
luật của quốc gia.
Kế thừa và phát triển pháp luật
lao động của nước ta từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến nay, Bộ luật lao động thể chế hóa đường lối đổi
mới của Đảng Cộng sản Việt Nam và cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam năm 1992 về lao động, về sử dụng và quản lý lao động.
Bộ
luật lao động bảo vệ quyền làm việc, lợi ích và các quyền khác của người
lao động, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao
động, tạo điều kiện cho mối quan hệ lao động được hài hòa và ổn định, góp phần
phát huy trí sáng tạo và tài năng của người lao động trí óc và lao động chân
tay, của người quản lý lao động, nhằm đạt năng suất, chất lượng và tiến bộ xã
hội trong lao động, sản xuất, dịch vụ, hiệu quả trong sử dụng và quản lý lao
động, góp phần công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh1.
___________
1 Đoạn này được sửa
đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Luật số 35/2002/QH10 sửa
đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật lao động,
có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2003.
|
Ví dụ 5: Trình bày căn cứ ban
hành trong văn bản hợp nhất
Căn cứ ban hành trong văn bản hợp
nhất của Pháp lệnh Kiểm sát viên Viện kiểm sát
nhân dân số 03/2002/PL-UBTVQH11 và Pháp lệnh
số 15/2011/UBTVQH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân
được trình bày như sau:
Ví dụ 6: Trình bày căn cứ ban
hành trong văn bản hợp nhất
Căn cứ ban hành trong văn bản hợp
nhất của Thông tư số 08/2009/TT-BTNMT ngày 15
tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định quản lý và
bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công
nghiệp và Thông tư số 48/2011/TT-BTNMT ngày
28 tháng 12 năm 2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2009/TT-BTNMT ngày 15 tháng 7 năm 2009 của
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định quản lý và bảo vệ môi trường khu
kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công nghiệp được trình bày
như sau:
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm
2005;
Căn cứ Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của
Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế;
Căn cứ Nghị định số 99/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2003 của
Chính phủ về việc ban hành Quy chế Khu công nghệ cao;
Căn cứ Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của
Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 của
Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của
Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 của
Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ
Tài nguyên và Môi trường;
Theo đề nghị của Tổng cục
trưởng Tổng cục Môi trường và Vụ trưởng Vụ Pháp chế1,
____________
1 Thông tư số 48/2011/TT-BTNMT sửa đổi, bổ sung một số điều
của Thông tư số 08/2009/TT-BTNMT ngày 15
tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định quản lý
và bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm
công nghiệp có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm
2005;
Căn cứ Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của
Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế;
Căn cứ Nghị định số 99/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2003 của
Chính phủ về việc ban hành Quy chế Khu công nghệ cao;
Căn cứ Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của
Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 của
Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của
Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của
Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi
trường, cam kết bảo vệ môi trường;
Căn cứ Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 của
Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ
Tài nguyên và Môi trường, đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 19/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2010 của
Chính phủ và Nghị định số 89/2010/NĐ-CP
ngày 16 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ;
Theo đề nghị của Tổng cục
trưởng Tổng cục Môi trường, Vụ trưởng Vụ Pháp chế,”
|
IV. TRÌNH BÀY NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI
TRONG VĂN BẢN HỢP NHẤT
1. Trình bày phần, chương, mục
được sửa đổi
PHẦN
(số thứ tự của phần)
………………………….
(tên phần) ……………………………….1
………………………………………..
PHẦN
……..
…………………………………………..
Chương
(số thứ tự của chương)
............................
(tên chương) ...................... 2
............................................................................
CHƯƠNG
……………..
…………………………………………………….
Mục
(số thứ tự của mục)
………………………..
(Tên mục) ………………………3
Điều …
…………………………………..
Điều …
…………………………………..
____________
1 Phần này được sửa
đổi theo quy định tại điểm/khoản … Điều … của … (tên, số, ký hiệu văn bản
sửa đổi, bổ sung), có hiệu lực kể từ ngày … tháng … năm …
2 Chương này được sửa
đổi theo quy định tại điểm/khoản … Điều … của … (tên, số, ký hiệu văn bản
sửa đổi, bổ sung), có hiệu lực kể từ ngày … tháng … năm …
3 Mục này được sửa đổi
theo quy định tại điểm/khoản … Điều … của … (tên, số, ký hiệu văn bản sửa
đổi, bổ sung), có hiệu lực kể từ ngày … tháng … năm …
|
Ví dụ 7: Trình bày phần/chương/mục
được sửa đổi trong văn bản hợp nhất
Chương XIV của Bộ luật lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994 được
sửa đổi theo quy định tại Điều 1 của Luật số 74/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm
2006 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật
lao động. Trong văn bản hợp nhất trình bày như sau:
CHƯƠNG
XIV
GIẢI
QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG1
Mục
I
QUY
ĐỊNH CHUNG
Điều 157
…………………………………………
Điều 158
………………………………………..
Điều 159
……………………………………….
____________
1 Chương này được sửa
đổi theo quy định tại Điều 1 của Luật số 74/2006/QH11 sửa đổi, bổ sung một số
điều của Bộ luật lao động, có hiệu lực kể
từ ngày 01 tháng 7 năm 2007.
|
2. Trình bày điều, khoản, điểm,
đoạn, cụm từ được sửa đổi
Điều (số thứ tự điều).
(Tên điều)1
………………………………………………..
Điều (số thứ tự điều).
(Tên điều)
1.2 …………………………
2. ………………………….
a)3 …………………………………
b) …………………4 ……………….
……………………………………………….
____________
1 Điều này được sửa
đổi theo quy định tại điểm/khoản … Điều … của … (tên, số, ký hiệu văn bản
sửa đổi, bổ sung), có hiệu lực kể từ ngày … tháng … năm …
2 Khoản này được sửa
đổi theo quy định tại điểm/khoản … Điều … của … (tên, số, ký hiệu của văn
bản sửa đổi, bổ sung), có hiệu lực kể từ ngày … tháng … năm …
3 Điểm này được sửa
đổi theo quy định tại điểm/khoản … Điều … của … (số, ký hiệu của văn bản
sửa đổi, bổ sung), có hiệu lực kể từ ngày … tháng … năm …
4 Đoạn/cụm từ “…” được
sửa đổi bởi đoạn/cụm từ “…” theo quy định tại điểm/khoản … Điều … của … (tên,
số, ký hiệu của văn bản sửa đổi, bổ sung), có ký hiệu kể từ ngày … tháng
… năm …
|
Ví dụ 8: Trình bày điều/khoản/điểm
được sửa đổi trong văn bản hợp nhất
Khoản 1 Điều 11 và Điều 13 của Luật giáo dục số 38/2005/QH11 ngày 14 tháng 6
năm 2005 được sửa đổi theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 1 của Luật số
44/2009/QH12 ngày 25 tháng 11 năm 2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục. Trong văn bản hợp nhất trình
bày như sau:
Điều 11. Phổ cập giáo dục
1.1 Phổ cập giáo dục
mầm non cho trẻ em năm tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục
trung học cơ sở. Nhà nước quyết định kế hoạch phổ cập giáo dục, bảo đảm các điều
kiện để thực hiện phổ cập giáo dục trong cả nước.
2. Mọi công dân trong độ tuổi quy
định có nghĩa vụ học tập để đạt trình độ giáo dục phổ cập.
3. Gia đình có trách nhiệm tạo điều
kiện cho các thành viên của gia đình trong độ tuổi quy định được học tập để
đạt trình độ giáo dục phổ cập.
Điều 13. Đầu tư cho giáo dục2
Đầu tư cho giáo dục là đầu tư
phát triển. Đầu tư trong lĩnh vực giáo dục là hoạt động đầu tư đặc thù thuộc
lĩnh vực đầu tư có điều kiện và được ưu đãi đầu tư.
Nhà nước ưu tiên đầu tư cho giáo
dục; khuyến khích và bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân
trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài
đầu tư cho giáo dục.
Ngân sách nhà nước phải giữ vai
trò chủ yếu trong tổng nguồn lực đầu tư cho giáo dục.
Điều 14. …….
………………………………………….
____________
1 Khoản này được sửa
đổi theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Luật số 44/2009/QH12 sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật giáo dục, có
hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2010.
2 Điều này được sửa
đổi theo quy định tại khoản 3 Điều 1 của Luật số 44/2009/QH12 sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật giáo dục, có
hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2010.
|
Ví dụ 9: Trình bày đoạn/cụm từ
được sửa đổi trong văn bản hợp nhất
Cụm từ “Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung
ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam” tại Điều 39 của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội
ngày 15 tháng 4 năm 1997 được thay thế bởi cụm từ “Ủy ban trung ương Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam” theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Luật số 63/2010/QH12
ngày 24 tháng 11 năm 2010 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân. Trong
văn bản hợp nhất trình bày như sau:
Điều 39
1. Hội nghị cử tri ở xã, phường,
thị trấn được tổ chức theo đơn vị thôn, xóm, tổ dân phố, buôn, bản, ấp nơi cư
trú thường xuyên của người ứng cử do Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
xã, phường, thị trấn phối hợp với Ủy ban nhân dân cùng cấp triệu tập và chủ
trì.
Người ứng cử đại biểu Quốc hội,
đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị có người ứng cử được mời tham dự Hội nghị
này.
……………………………..
4. Việc tổ chức Hội nghị cử tri
quy định tại Điều này do Ủy ban thường vụ Quốc hội phối hợp với Ủy ban trung
ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam1 hướng dẫn.
Điều 40
……………………………………..
____________
1 Cụm từ “Đoàn Chủ
tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam” được thay thế bởi cụm từ
“Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam” theo quy định tại khoản 1 Điều
3 của Luật số 63/2010/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, có
hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2011.
|
V. TRÌNH BÀY NỘI DUNG ĐƯỢC BỔ
SUNG TRONG VĂN BẢN HỢP NHẤT
1. Trình bày phần, chương, mục
được bổ sung
PHẦN
(số thứ tự của phần được bổ sung)
……………………….
(tên phần) ……………………….1
CHƯƠNG
………………..
……………………………………………….
Điều …
…………………………………..
CHƯƠNG
………………..
……………………………………………….
Điều …
…………………………………..
PHẦN
…..
…………………………………………….
CHƯƠNG
(số thứ tự của chương được bổ sung)
…………………….
(tên chương) …………………..2
Điều …..
Điều …..
……………………………………………
CHƯƠNG
…………
…………………………………………..
Mục
(số thứ tự của mục được bổ sung)
……………………..
(Tên mục) ……………………..3
Điều …
….............................................................
____________
1 Phần này bao gồm các
chương … (số thứ tự các chương trong phần), từ Điều … (số thứ tự điều
đầu tiên của phần) đến Điều … (số thứ tự điều cuối cùng của phần) được
bổ sung theo quy định tại điểm/khoản … Điều … của … (tên, số, ký hiệu của
văn bản sửa đổi, bổ sung), có hiệu lực kể từ ngày … tháng … năm …
2 Chương này bao gồm
các điều … (số thứ tự các điều trong chương) được bổ sung theo quy
định tại điểm/khoản … Điều … của … (tên, số, ký hiệu của văn bản sửa đổi,
bổ sung), có hiệu lực kể từ ngày … tháng … năm …
3 Mục này bao gồm các điều
… (số thứ tự các điều trong mục) được bổ sung theo quy định tại điểm/khoản
… Điều … của … (tên, số, ký hiệu của văn bản sửa đổi, bổ sung), có
hiệu lực kể từ ngày … tháng … năm …
|
Ví dụ 10: Trình bày phần/chương/mục
được bổ sung trong văn bản hợp nhất
Khoản 31 Điều 1 của Luật số 44/2009/QH12
ngày 25 tháng 11 năm 2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục bổ sung Mục 3a Chương VII của Luật
giáo dục số 38/2005/QH11 (bao gồm các điều 110a, 110b và 110c). Trong văn bản
hợp nhất thể hiện như sau:
CHƯƠNG
VII
QUẢN
LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC
Mục
1
NỘI
DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC
VÀ CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC
…………………………
Mục
2
ĐẦU
TƯ CHO GIÁO DỤC
…………………………….
Mục
3
HỢP
TÁC QUỐC TẾ VỀ GIÁO DỤC
………………………….
Mục
3a
KIỂM
ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC1
Điều 110a. Nội dung quản lý
nhà nước về kiểm định chất lượng giáo dục
………………………………….
Điều 110b. Nguyên tắc kiểm
định chất lượng giáo dục
………………………………….
Điều 110c. Tổ chức kiểm định
chất lượng giáo dục
…………………………………
Mục
4
THANH
TRA GIÁO DỤC
Điều 111. Thanh tra giáo dục
……………………………..
____________
1 Mục này bao gồm các điều
110a, 110b và 110c được bổ sung theo quy định tại khoản 31 Điều 1 của Luật số
44/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
giáo dục, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2010.
|
2. Trình bày điều, khoản, điểm,
đoạn, cụm từ được bổ sung
Điều (số thứ tự của điều
được bổ sung). (Tên điều)1
……………………………..
Điều ……………………….
1. ………………………….
a) ………………………….
b) ………………………….
(Số thứ tự khoản được bổ sung)2.
(Nội dung khoản)
…………………….
Điều ………………………
1. ………………………….
a) ………………………….
(Số thứ tự điểm được bổ sung)3
(Nội dung điểm)
………………………….
2. …………….4 …………………….
……………………………………………
____________
1 Điều này được bổ
sung theo quy định tại điểm/khoản … Điều … của … (tên, số, ký hiệu của văn
bản sửa đổi, bổ sung), có hiệu lực kể từ ngày … tháng … năm …
2 Khoản này được bổ
sung theo quy định tại điểm/khoản … Điều … của … (tên, số, ký hiệu của văn
bản sửa đổi, bổ sung), có hiệu lực kể từ ngày … tháng … năm …
3 Điểm này được bổ
sung theo quy định tại điểm/khoản … Điều … của … (tên, số, ký hiệu của văn
bản sửa đổi, bổ sung), có hiệu lực kể từ ngày … tháng … năm …
4 Đoạn/cụm từ “…” được
bổ sung theo quy định tại điểm/khoản … Điều … của … (tên, số, ký hiệu của
văn bản sửa đổi, bổ sung), có hiệu lực kể từ ngày … tháng … năm …
|
Ví dụ 11: Trình bày điều/khoản/điểm
được bổ sung trong văn bản hợp nhất
Các khoản 4, 6 và 7 Điều 1 của Luật
số 62/2010/QH12 ngày 24 tháng 11 năm 2010 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán bổ sung khoản 5 Điều 9, bổ sung
Điều 10a vào sau Điều 10 và bổ sung điểm d khoản 1 Điều 12 của Luật chứng khoán
số 70/2006/QH11. Trong văn bản hợp nhất trình bày như sau:
Điều 9. Các hành vi bị cấm
1. ………….
2. ………….
…………………………..
5.1 Thực hiện nghiệp
vụ kinh doanh chứng khoán khi chưa được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp phép
hoặc chấp thuận.
Điều 10. ……………………….
Điều 10a. Chào bán chứng khoán
riêng lẻ2
1. Chào bán chứng khoán riêng lẻ
của tổ chức phát hành không phải là công ty đại chúng được thực hiện theo quy
định của Luật doanh nghiệp và các quy định
khác của pháp luật có liên quan.
2. …………………..
3. …………………..
Điều 11. ……………………………
Điều 12. Điều kiện chào bán chứng
khoán ra công chúng
1. Điều kiện chào bán cổ phiếu ra
công chúng bao gồm:
a) ……………
b) ……………
c) …………….
d)3 Công ty đại chúng
đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng phải cam kết đưa chứng khoán vào
giao dịch trên thị trường có tổ chức trong thời hạn một năm, kể từ ngày kết
thúc đợt chào bán được Đại hội đồng cổ đông thông qua.
2. ………………………..
____________
1 Khoản này được bổ
sung theo quy định tại khoản 4 Điều 1 của Luật số 62/2010/QH12 sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật chứng khoán, có
hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2011.
2 Điều này được bổ
sung theo quy định tại khoản 6 Điều 1 của Luật số 62/2010/QH12 sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật chứng khoán, có
hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2011.
3 Điểm này được bổ
sung theo quy định tại khoản 7 Điều 1 của Luật số 62/2010/QH12 sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật chứng khoán, có
hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2011.
|
Ví dụ 12: Trình bày đoạn/cụm từ
được bổ sung trong văn bản hợp nhất
Khoản 2 Điều 2 của Luật số 37/2009/QH12
ngày 19 tháng 6 năm 2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự bổ sung cụm từ “Điều 230a (tội
khủng bố)” vào sau cụm từ “Điều 230 (tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử
dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật
quân sự)” tại khoản 1 Điều 313 của Bộ luật hình sự số 15/1999/QH10. Trong văn
bản hợp nhất trình bày như sau:
Điều 313. Tội che giấu tội
phạm
1. Người nào không hứa hẹn trước
mà che giấu một trong các tội phạm quy định tại các điều sau đây, thì bị phạt
cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm:
- …………
- Điều 206, các khoản 2, 3 và 4
(tội tổ chức đua xe trái phép); Điều 221 (tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy); Điều
230 (tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm
đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự); Điều 230a (tội khủng
bố)1; Điều 231 (tội phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về
an ninh quốc gia); ……………….
……………………..
____________
1 Cụm từ “Điều 230a
(tội khủng bố)” được bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 2 của Luật số 37/2009/QH12
sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình
sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.
|
VI. TRÌNH BÀY NỘI DUNG ĐƯỢC BÃI
BỎ TRONG VĂN BẢN HỢP NHẤT
PHẦN
(Số thứ tự của phần)1 (được bãi bỏ)
PHẦN
(Số thứ tự của phần)
………………..
(Tên phần) ……………….
CHƯƠNG
(số thứ tự của chương)
……………………
(Tên chương) …………………
…………………………………………………………
CHƯƠNG
(số thứ tự của chương)2 (được bãi bỏ)
CHƯƠNG
(số thứ tự của chương)
……………………
(Tên chương) …………………
Mục
(số thứ tự của mục)
…………….
(Tên mục) ……………..
...............................................................................
Mục
(số thứ tự của mục)3 (được bãi bỏ)
Mục
(số thứ tự của mục)
…………….
(Tên mục) ……………..
Điều (số thứ tự của điều).
(Tên điều)
…………………………………….
Điều (số thứ tự của điều)4.
(được bãi bỏ)
Điều (số thứ tự của điều).
(Tên điều)
1. ………………..
a) ………………..
b) …… 5 …………..
(Số thứ tự điểm)6
(được bãi bỏ)
…………………….
(Số thứ tự khoản)7.
(được bãi bỏ)
……………………………
____________
1 Phần này bao gồm các
chương … (số thứ tự các chương trong phần), từ Điều … (số thứ tự điều
đầu tiên của phần) đến Điều … (số thứ tự điều cuối cùng của phần) được
bãi bỏ theo quy định tại điểm/khoản … Điều … của … (tên, số, ký hiệu của
văn bản sửa đổi, bổ sung), có hiệu lực kể từ ngày … tháng … năm ….
2 Chương này bao gồm
các điều (số thứ tự các điều được bãi bỏ) được bãi bỏ theo quy định
tại điểm/khoản … Điều … của … (tên, số, ký hiệu của văn bản sửa đổi, bổ
sung), có hiệu lực kể từ ngày … tháng … năm …
3 Mục này bao gồm các điều
(số thứ tự các điều được bãi bỏ) được bãi bỏ theo quy định tại điểm/khoản
…. Điều … của … (tên, số, ký hiệu của văn bản sửa đổi, bổ sung), có
hiệu lực kể từ ngày … tháng … năm …
4 Điều này được bãi bỏ
theo quy định tại điểm/khoản … Điều … của … (tên, số ký hiệu của văn bản
sửa đổi, bổ sung), có hiệu lực kể từ ngày … tháng … năm …
5 Đoạn/cụm từ “..”
được bãi bỏ theo quy định tại điểm/khoản … Điều … của … (tên, số, ký hiệu
của văn bản sửa đổi, bổ sung), có hiệu lực kể từ ngày … tháng … năm …
6 Điểm này được bãi bỏ
theo quy định tại điểm/khoản … Điều … của … (tên, số, ký hiệu của văn bản
sửa đổi, bổ sung), có hiệu lực kể từ ngày … tháng … năm ….
7 Khoản này được bãi
bỏ theo quy định tại điểm/khoản … Điều … của … (tên, số, ký hiệu của văn
bản sửa đổi, bổ sung), có hiệu lực kể từ ngày … tháng … năm ….
|
Ví dụ 13: Trình bày phần/chương/mục
được bãi bỏ trong văn bản hợp nhất
Khoản 13 Điều 2 của Nghị định số
115/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một
số điều của Nghị định số 48/2000/NĐ-CP quy
định chi tiết thi hành Luật dầu khí và Quy
chế đấu thầu dự án tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí ban hành kèm theo Nghị
định số 34/2001/NĐ-CP bãi bỏ Chương V của Nghị
định số 48/2000/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2000 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành Luật dầu khí. Trong văn bản hợp
nhất trình bày như sau:
Chương
IV
QUYỀN
VÀ NGHĨA VỤ CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG DẦU KHÍ
Điều …………………..
……………………………….
Điều …………………..
……………………………….
Chương
V1 (được bãi bỏ)
Chương
VI
QUẢN
LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG DẦU KHÍ
Điều …………………..
……………………………….
Điều …………………..
……………………………….
____________
1 Chương này bao gồm
các điều 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60,
61, 62 và 63 được bãi bỏ theo quy định tại khoản 13 Điều 2 của Nghị định số
115/2009/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 48/2000/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật dầu khí và Quy chế đấu thầu dự án tìm
kiếm thăm dò và khai thác dầu khí ban hành kèm theo Nghị định số 34/2001/NĐ-CP, có hiệu lực kể từ ngày 14
tháng 02 năm 2010.
|
Ví dụ 14: Trình bày điều/khoản/điểm
được bãi bỏ trong văn bản hợp nhất
Điều 3 của Nghị định số 06/2012/NĐ-CP
ngày 02 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị
định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực, có hiệu lực kể từ ngày 01
tháng 4 năm 2012 bãi bỏ điểm b khoản 1 Điều 1 và Điều 7 của Nghị định số 77/2001/NĐ-CP
ngày 22 tháng 10 năm 2001 của Chính phủ quy định chi tiết về đăng ký kết hôn
theo Nghị quyết số 35/2000/QH10 của Quốc hội
về việc thi hành Luật hôn nhân và gia đình.
Trong văn bản hợp nhất trình bày như sau:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định chi tiết
về đăng ký kết hôn đối với:
a) Các trường hợp quan hệ vợ
chồng được xác lập trước ngày 03 tháng 01 năm 1987, ngày Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực
pháp luật, mà chưa đăng ký kết hôn;
b)1 (được bãi
bỏ)
2. Quy định tại khoản 1 Điều này
bao gồm cả các trường hợp giữa một bên là công dân Việt Nam và một bên là
công dân của nước láng giềng có chung đường biên giới với Việt Nam đã sinh
sống ổn định, lâu dài tại Việt Nam; các trường hợp giữa một bên là công dân
Việt Nam và một bên là người không quốc tịch thường trú tại Việt Nam hoặc cả
hai bên đều là người không quốc tịch thường trú tại Việt Nam.
……………………..
Điều 7.2 (được
bãi bỏ)
Điều 8. Địa điểm đăng ký kết
hôn
…………………………….
____________
1 Điểm này được bãi bỏ
theo quy định tại Điều 3 của Nghị định số 06/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một
số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực, có
hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2012.
2 Điều này được bãi bỏ
theo quy định tại Điều 3 của Nghị định số 06/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một
số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực, có
hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2012.
|
Ví dụ 15: Trình bày đoạn/cụm từ
được bãi bỏ trong văn bản hợp nhất
Khoản 20 Điều 1 của Nghị định số 11/2012/NĐ-CP
ngày 22 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm
2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm bãi bỏ cụm từ “và số máy” tại điểm b khoản
1 Điều 20 của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP. Trong văn bản hợp nhất trình bày như
sau:
Điều 20. Quyền của bên nhận
thế chấp trong trường hợp bên thế chấp bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế
chấp
1. Trong trường hợp bên thế chấp
bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển
trong quá trình sản xuất, kinh doanh mà không có sự đồng ý của bên nhận thế
chấp thì bên nhận thế chấp có quyền thu hồi tài sản thế chấp, trừ các trường
hợp sau đây:
a) ……………………….;
b) Bên mua, bên nhận trao đổi
phương tiện giao thông cơ giới đã được đăng ký thế chấp, nhưng nội dung đăng
ký thế chấp không mô tả chính xác số khung1 của phương tiện giao
thông cơ giới và bên mua, bên nhận trao đổi tài sản thế chấp ngay tình.
2. …………………….
____________
1 Cụm từ “và số máy”
được bãi bỏ theo quy định tại khoản 20 Điều 1 của Nghị định số 11/2012/NĐ-CP
sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP
ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, có hiệu lực kể
từ ngày 10 tháng 4 năm 2012.
|
VII. TRÌNH BÀY QUY ĐỊNH VỀ VIỆC
THI HÀNH TRONG VĂN BẢN HỢP NHẤT
1. Trình bày chú thích quy định
về việc thi hành tại tên chương hoặc điều về việc thi hành hoặc tại phần quy
định về việc thi hành trong văn bản hợp nhất trong trường hợp văn bản sửa đổi,
bổ sung có điều khoản quy định về việc thi hành
a) Trình bày chú thích quy
định về việc thi hành tại tên chương về việc thi hành trong văn bản hợp nhất
CHƯƠNG
(số thứ tự của chương)
(Tên
chương, có thể là ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH,
ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG, TỔ CHỨC THỰC HIỆN …)1
Điều ……
Điều …..
1……………………
2.……………………
Điều …..
………………….
____________
1 Điểm/khoản … Điều …
của … (tên, số, ký hiệu của văn bản sửa đổi, bổ sung), có hiệu lực kể
từ ngày … tháng … năm … quy định như sau:
“…” (Trích quy định về việc
thi hành trong văn bản sửa đổi, bổ sung)
|
Ví dụ 16: Trình bày chú thích
quy định về việc thi hành tại tên chương về việc thi hành trong văn bản hợp
nhất
Điều 6 và Điều 7 của Luật số 38/2009/QH12
ngày 19 tháng 6 năm 2009 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật
liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản quy định về trách nhiệm hướng dẫn thống
nhất áp dụng các thuật ngữ và hiệu lực thi hành. Trong văn bản hợp nhất của Luật đấu thầu số 61/2005/QH11 và Luật số 38/2009/QH12 trình bày như sau:
CHƯƠNG
VI
ĐIỀU
KHOẢN THI HÀNH1
Điều 76. Hướng dẫn thi hành
………………………………
Điều 77. Hiệu lực thi hành
………………………………
____________
1 Điều 6 và Điều 7 của
Luật số 38/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến
đầu tư xây dựng cơ bản, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2009 quy định
như sau:
“Điều 6
Chính phủ hướng dẫn thống nhất
áp dụng các thuật ngữ có cùng nội dung nhưng có tên gọi khác nhau trong các luật
liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản.
Điều 7
1. Luật này có hiệu lực thi
hành kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2009.
2. Chính phủ quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Luật; hướng dẫn những
nội dung cần thiết khác của Luật này để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước.”
|
Ví dụ 17: Trình bày chú thích
quy định về việc thi hành tại tên chương về việc thi hành trong văn bản hợp
nhất
Các điều 2, 3 và 4 của Nghị định số
68/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định số 37/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng
3 năm 2007 của Chính phủ về minh bạch tài sản, thu nhập quy định về điều khoản
chuyển tiếp, hiệu lực thi hành, trách nhiệm thi hành. Trong văn bản hợp nhất
trình bày như sau:
Chương
V
TỔ
CHỨC THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH1
Điều 36. Trách nhiệm của Thanh
tra Chính phủ
………………………….
Điều 36a. Việc hướng dẫn, đôn
đốc, kiểm tra, thanh tra và tổng hợp kết quả việc kê khai, xác minh, kết luận
và công khai bản kết luận2
……………………………..
Điều 37. Trách nhiệm của Bộ,
cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương.
..................................................
Điều 38. Hiệu lực thi hành
…………………………..
Điều 39. Trách nhiệm thi hành
………………………………..
____________
1 Các điều 2, 3 và 4
của Nghị định số 68/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2007 của
Chính phủ về minh bạch tài sản, thu nhập, có hiệu lực kể từ ngày 30 tháng 9
năm 2011 quy định như sau:
“Điều 2. Điều khoản chuyển
tiếp
1. Người chưa kê khai tài sản,
thu nhập lần nào theo quy định của Luật Phòng,
chống tham nhũng, Nghị định số 37/2007/NĐ-CP
và Thông tư số 2442/2007/TT-TTCP ngày 13
tháng 11 năm 2007 thì thực hiện việc kê khai lần đầu theo Mẫu số 01 ban hành
kèm theo Nghị định này.
2. Người đã kê khai tài sản,
thu nhập theo quy định của Luật Phòng, chống
tham nhũng, Nghị định số 37/2007/NĐ-CP
và Thông tư số 2442/2007/TT-TTCP ngày 13
tháng 11 năm 2007 thì thực hiện việc kê khai lần đầu theo Mẫu số 02 ban hành
kèm theo Nghị định này.
3. Người ứng cử đại biểu Quốc
hội, Hội đồng nhân dân, người dự kiến được bầu, phê chuẩn tại Quốc hội, Hội
đồng nhân dân, người dự kiến được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý;
người dự kiến bị miễn nhiệm, cách chức thì kê khai theo Mẫu số 03 ban hành
kèm theo Nghị định này.
Điều 3. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi
hành kể từ ngày 30 tháng 9 năm 2011.
Các quy định, Mẫu bản kê khai
trước đây trái với Nghị định này bị bãi bỏ, kể từ ngày Nghị định này có hiệu
lực thi hành.
Điều 4. Trách nhiệm thi
hành
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ
quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng nhân
dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cơ
quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị
định này.”
2 Điều này được bổ
sung theo quy định tại khoản 9 Điều 1 của Nghị định số 68/2011/NĐ-CP sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2007/NĐ-CP
ngày 09 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ về minh bạch tài sản, thu nhập, có
hiệu lực kể từ ngày 30 tháng 9 năm 2011.
|
b) Trình bày chú thích quy
định về việc thi hành tại tên điều về việc thi hành trong văn bản hợp nhất.
CHƯƠNG
…
………………………………..
Điều …..
Điều (số thứ tự của điều).
(Tên điều, có thể là: Hiệu lực thi hành/ Điều khoản thi hành/ Trách
nhiệm thi hành/ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành/ Quy định chuyển tiếp
…)1
1. …………………………….
2. …………………………….
____________
1 Điểm/khoản … Điều …
của … (tên, số, ký hiệu của văn bản sửa đổi, bổ sung), có hiệu lực kể
từ ngày … tháng … năm … quy định như sau:
“…” (Trích quy định về việc
thi hành trong văn bản sửa đổi, bổ sung)
|
Ví dụ 18: Trình bày chú thích
quy định về việc thi hành tại tên điều về việc thi hành trong văn bản hợp nhất
Điều 2 và Điều 3 của Nghị định số
116/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định số 94/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng
8 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam quy định về hiệu lực thi hành và trách nhiệm
thi hành. Trong văn bản hợp nhất trình bày như sau:
Điều 1. Vị trí và chức năng
…………………………..
Điều 9. Bảo hiểm Xã hội huyện
...............................
Điều 10. Hiệu lực thi hành1
Nghị định này có hiệu lực thi
hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Nghị định số 100/2002/NĐ-CP ngày 06 tháng 12 năm 2002 của
Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo
hiểm Xã hội Việt Nam.
Điều 11. Trách nhiệm thi hành
………………………….
____________
1 Điều 2 và Điều 3 của
Nghị định số 116/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 94/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2008 của
Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo
hiểm Xã hội Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 02 năm 2012 quy định
như sau:
“Điều 2. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi
hành kể từ ngày 05 tháng 02 năm 2012
Điều 3. Trách nhiệm thi
hành
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ
quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng quản lý và Tổng Giám đốc Bảo
hiểm xã hội Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.”
|
c) Trình bày chú thích quy
định về việc thi hành tại đơn vị bố cục khác quy định về việc thi hành
Ví dụ 19: Trình bày chú thích
quy định về việc thi hành tại đơn vị bố cục khác quy định về việc thi hành
trong văn bản hợp nhất
Điều 5 Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-BCT-BTC
ngày 03 tháng 01 năm 2012 của Bộ Công Thương và Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung
một số quy định của Thông tư liên tịch số 14/2009/TTLT-BCT-BTC
ngày 23 tháng 6 năm 2009 của Bộ Công Thương và Bộ Tài chính hướng dẫn việc cấp
chứng nhận và thủ tục nhập khẩu, xuất khẩu kim cương thô nhằm thực thi các quy
định của Quy chế chứng nhận Quy trình Kimberley quy định về hiệu lực thi hành.
Trong văn bản hợp nhất trình bày như sau:
Điều 19. Chế độ báo cáo cập
nhật thông tin
……………………..
V.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH1
Thông tư này có hiệu lực sau 45
ngày kể từ ngày ký ban hành.
Thông tư này thay thế Thông tư số
11/2002/TT-TM-XNK ngày 26 tháng 12 năm 2002
của Bộ Thương mại hướng dẫn việc quản lý xuất nhập khẩu kim cương thô và các Quyết
định, văn bản hướng dẫn có liên quan nhằm sửa đổi, bổ sung Thông tư số 11/2002/TT-TM-XNK.
………………………..
____________
1 Điều 5 Thông tư liên
tịch số 01/2012/TTLT-BCT-BTC sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư
liên tịch số 14/2009/TTLT-BCT-BTC ngày 23
tháng 6 năm 2009 của Bộ Công Thương và Bộ Tài chính hướng dẫn việc cấp chứng
nhận và thủ tục nhập khẩu, xuất khẩu kim cương thô nhằm thực thi các quy định
của Quy chế chứng nhận Quy trình Kimberley, có hiệu lực kể từ ngày 18 tháng
02 năm 2012 quy định như sau:
“Điều 5. Hiệu lực thi hành
Thông tư liên tịch này có hiệu
lực thi hành kể từ ngày 18 tháng 02 năm 2012.”
|
d) Trình bày quy định về việc
thi hành tại Phần quy định về việc thi hành ở cuối văn bản hợp nhất trong
trường hợp văn bản được sửa đổi, bổ sung không có chương, điều quy định về việc
thi hành
CHƯƠNG
……………
……………………………………………
Điều ………
1. ……………………
2. ……………………
Điều …..
Điều …..
………………………………..
Quy định về việc thi hành
Điểm/khoản … Điều … của … (tên,
số, ký hiệu của văn bản sửa đổi, bổ sung), có hiệu lực kể từ ngày … tháng
… năm … quy định như sau:
“…” (Trích quy định về việc
thi hành trong văn bản sửa đổi, bổ sung)
|
Ví dụ: Trình bày phần quy định
về việc thi hành ở cuối văn bản hợp nhất (Xem ví dụ 20)
2. Trình bày quy định về việc
thi hành trong văn bản hợp nhất trong trường hợp có văn bản riêng quy định về
việc thi hành
a) Trường hợp có văn bản
riêng quy định về việc thi hành và trong văn bản hợp nhất có chương về việc thi
hành:
CHƯƠNG
(số thứ tự của chương)
(Tên
chương, có thể là ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH,
ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG, TỔ CHỨC THỰC HIỆN …)1
Điều …….
Điều …….
………………………….
____________
1 Việc thi hành … (tên,
số, ký hiệu của văn bản được sửa đổi, bổ sung) được quy định tại … (tên,
số, ký hiệu của văn bản về việc thi hành văn bản được sửa đổi, bổ sung) ngày
… tháng … năm … (thông qua/ký ban hành);
Việc thi hành …(tên, số, ký
hiệu của văn bản sửa đổi, bổ sung lần thứ nhất) được quy định tại … (tên,
số, ký hiệu của văn bản về việc thi hành văn bản sửa đổi, bổ sung lần thứ
nhất) ngày … tháng … năm … (thông qua/ký ban hành);
Việc thi hành … (tên, số, ký
hiệu của văn bản sửa đổi, bổ sung lần thứ hai) được quy định tại … (tên,
số, ký hiệu của văn bản về việc thi hành văn bản sửa đổi, bổ sung lần thứ
hai) ngày … tháng … năm … (thông qua/ký ban hành) (nếu có).
|
b) Trường hợp có văn bản
riêng quy định về việc thi hành và trong văn bản hợp nhất có điều về việc thi
hành:
CHƯƠNG
(số thứ tự chương)
………….
(Tên chương) ……………..
Điều …….
Điều (số thứ tự của điều).
(Tên điều, có thể là: Hiệu lực thi hành/ Điều khoản thi hành/ Trách
nhiệm thi hành/ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành/ Quy định chuyển tiếp
…)1
1……………………….
2……………………….
Điều …….
………………………….
____________
1 Việc thi hành … (tên,
số, ký hiệu của văn bản được sửa đổi, bổ sung) được quy định tại … (tên,
số, ký hiệu của văn bản về việc thi hành văn bản được sửa đổi, bổ sung) ngày
… tháng … năm … (thông qua/ký ban hành);
Việc thi hành …(tên, số, ký
hiệu của văn bản sửa đổi, bổ sung lần thứ nhất) được quy định tại … (tên,
số, ký hiệu của văn bản về việc thi hành văn bản sửa đổi, bổ sung lần thứ
nhất) ngày … tháng … năm … (thông qua/ký ban hành);
Việc thi hành … (tên, số, ký
hiệu của văn bản sửa đổi, bổ sung lần thứ hai) được quy định tại … (tên,
số, ký hiệu của văn bản về việc thi hành văn bản sửa đổi, bổ sung lần thứ
hai) ngày … tháng … năm … (thông qua/ký ban hành) (nếu có).
|
c) Trường hợp có văn bản
riêng quy định về việc thi hành và trong văn bản hợp nhất đã có phần quy định
về việc thi hành:
Điều …….
Điều …….
1……………………….
2……………………….
Điều …….
………………………….
Quy định về việc thi hành1
…………………………..
____________
1 Việc thi hành … (tên,
số, ký hiệu của văn bản được sửa đổi, bổ sung) được quy định tại … (tên,
số, ký hiệu của văn bản về việc thi hành văn bản được sửa đổi, bổ sung) ngày
… tháng … năm … (thông qua/ký ban hành);
Việc thi hành …(tên, số, ký
hiệu của văn bản sửa đổi, bổ sung lần thứ nhất) được quy định tại … (tên,
số, ký hiệu của văn bản về việc thi hành văn bản sửa đổi, bổ sung lần thứ
nhất) ngày … tháng … năm … (thông qua/ký ban hành);
Việc thi hành … (tên, số, ký
hiệu của văn bản sửa đổi, bổ sung lần thứ hai) được quy định tại … (tên,
số, ký hiệu của văn bản về việc thi hành văn bản sửa đổi, bổ sung lần thứ hai)
ngày … tháng … năm … (thông qua/ký ban hành) (nếu có).
|
d) Trường hợp có văn bản
riêng quy định về việc thi hành, nhưng trong văn bản hợp nhất không có chương, điều
về việc thi hành và cũng chưa có phần quy định về việc thi hành:
Điều …….
1……………………….
2……………………….
Điều …….
Điều …….
………………………….
Quy định về việc thi hành
- Việc thi hành … (tên, số, ký
hiệu của văn bản được sửa đổi, bổ sung) được quy định tại … (tên, số,
ký hiệu của văn bản về việc thi hành văn bản được sửa đổi, bổ sung) ngày
… tháng … năm … (thông qua/ký ban hành);
- Việc thi hành …(tên, số, ký
hiệu của văn bản sửa đổi, bổ sung lần thứ nhất) được quy định tại … (tên,
số, ký hiệu của văn bản về việc thi hành văn bản sửa đổi, bổ sung lần thứ
nhất) ngày … tháng … năm … (thông qua/ký ban hành);
- Việc thi hành … (tên, số, ký
hiệu của văn bản sửa đổi, bổ sung lần thứ hai) được quy định tại … (tên,
số, ký hiệu của văn bản về việc thi hành văn bản sửa đổi, bổ sung lần thứ
hai) ngày … tháng … năm … (thông qua/ký ban hành) (nếu có).
|
Ví dụ 20: Trình bày quy định về
việc thi hành tại tên chương/điều về việc thi hành hoặc tại phần quy định về
việc thi hành trong trường hợp có văn bản riêng quy định về việc thi hành
Việc thi hành Bộ luật tố tụng dân sự số 24/2004/QH11, Luật số 65/2011/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều
của Bộ luật tố tụng dân sự được quy định
tại: Nghị quyết số 32/2004/QH11 ngày 15 tháng
06 năm 2004 của Quốc hội về việc thi hành Bộ
luật tố tụng dân sự và Nghị quyết số 60/2011/QH12
ngày 29 tháng 3 năm 2011 của Quốc hội về việc thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố
dụng dân sự. Trong văn bản hợp nhất trình bày như sau:
…………………….
Điều 417. Văn bản ủy thác
tư pháp
………………………….
Điều 418. Công nhận
giấy tờ, tài liệu do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài lập, cấp hoặc xác nhận
1. Giấy tờ, tài liệu do cơ quan
có thẩm quyền nước ngoài lập, cấp hoặc xác nhận theo quy định của pháp luật
nước ngoài hoặc ở ngoài lãnh thổ Việt Nam được Tòa án Việt Nam công nhận nếu
có giấy tờ, tài liệu đó đã được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp điều ước
quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác.
2. Giấy tờ, tài liệu lập bằng
tiếng nước ngoài phải được gửi cho Tòa án Việt Nam kèm theo bản dịch ra tiếng
Việt đã được công chứng, chứng thực hợp pháp.
Quy định về việc thi hành1
Điều 2 của Luật số 65/2011/QH12
sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố
tụng dân sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2012 quy định như
sau:
“Điều 2.
1. Luật này có hiệu lực thi
hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2012.
2. Chính phủ, Tòa án nhân dân
tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của
mình hướng dẫn thi hành Luật này.”
____________
1 Việc thi hành Bộ luật tố tụng dân sự số 24/2004/QH11 được
quy định tại Nghị quyết số 32/2004/QH11
ngày 15 tháng 06 năm 2004 về việc thi hành Bộ
luật tố tụng dân sự;
Việc thi hành Luật số 65/2011/QH12 sửa đổi, bổ sung một số
điều của Bộ luật tố tụng dân sự được quy
định tại Nghị quyết số 60/2011/QH12 ngày
29 tháng 3 năm 2011 về việc thi hành Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự.
|
VIII. TRÌNH BÀY PHẦN KÝ XÁC THỰC
TRONG VĂN BẢN HỢP NHẤT
…………………………………………
(Phần cuối cùng của văn bản
hợp nhất)
|
(Tên
cơ quan thực hiện việc hợp nhất)
…………………
-----------------------------
|
XÁC
THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT
|
Số: ……….. (số, ký hiệu văn bản
hợp nhất)
|
|
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (để đăng Công
báo);
- ……
- Lưu VT …..
|
Hà
Nội, ngày … tháng … năm …
CHỨC
VỤ CỦA NGƯỜI KÝ XÁC THỰC
(Chữ
ký và dấu)
(Họ
và tên của người ký xác thực)
|
Pháp lệnh hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
THE
NATIONAL ASSEMBLY STANDING COMMITTEE
-------
|
THE
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence– Freedom – Happiness
---------------
|
Ordinance
No.01/2012/UBTVQH13
|
Hanoi, March 22, 2012
|
ORDINANCE ON
THE CONSOLIDATION OF LEGAL DOCUMENTS Pursuant to the 1992
Constitution of the Socialist Republic of Vietnam, which was amended and
supplemented under Resolution No. 51/2001/QH10; Pursuant to Article 92 of the
Law on promulgation of legal document No.17/2008/QH12; The National Assembly Standing
Committee promulgates the Ordinance on Consolidation of Legal documents. Chapter I GENERAL PROVISIONS Article 1. Scope of
regulation ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 Article 2. Interpretation of
terms In this Ordinance, the below
terms are construed as follows: 1. Consolidation of documents
means bring the amending and supplementing content in document that amends and
supplements a number of articles of a previous promulgated document
(hereinafter refer to as the amending and supplementing document) into the
amended and supplemented document in according to process, technique specified
in this ordinance. 2. Consolidated document means
the amending and supplementing document and the amended and supplemented
document. 3. Consolidating document means
document being formed after consolidating the amending and supplementing
document and the amended and supplemented document. 4. Signing for verification of
consolidating document means signature of competent persons to verify accuracy
on consolidating content and technique of consolidating document. Article 3. Principle of
consolidation of documents 1. Consolidation of documents is
implemented for only documents promulgated by the same state agency having
authority of promulgation. 2. Consolidation of documents is
not change content and effect of consolidated document. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 Article 4. Use of
consolidation of documents Consolidating document is used
officially in legal application and execution. Chapter 2. COMPETENCE AND ORGANIZATION OF CONSOLIDATION OF
DOCUMENTS Article 5. Competence and
time limit of consolidation of documents of National Assembly, The National
Assembly Standing Committee, joint documents of the Standing Committee of the
National Assembly and the central offices of socio-political organizations 1. The Chairman of the Office of
National Assembly organizes consolidation and signing for verification of
consolidating document for documents of National Assembly, The National
Assembly Standing Committee, joint documents of the Standing Committee of the
National Assembly and the central offices of socio-political organizations. 2. Within 05 working days, from
day of promulgating the amending and supplementing document, the Chairman of
the Office of National Assembly must complete consolidation of documents and
sign for verification of consolidating document. Article 6. Competence and
time limit of consolidation of documents of the President, the Government, the
Prime Minister, joint documents of the Government and the central offices of
socio-political organizations 1. The head of agency presiding
over drafting the amended and supplemented document of the President, the
Government, and the Prime Minister shall organize implementation of
consolidation and signing for verification of consolidating document for
documents of the President, the Government, and the Prime Minister, joint
documents of the Government and the central offices of socio-political
organizations. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 3. Within 05 working days, from
day of receiving documents as prescribed at clause 2 of this Article, the head
of agency presiding over drafting the amended and supplemented document must
complete consolidation of documents and sign for verification of consolidating
document. Article 7. Competence and
time limit of consolidation of documents of other agencies of the State 1. The Chief Justice of the
Supreme Peoples Court organizes consolidation of documents and signing of
verification of consolidating document for documents being promulgated by
him/her, document of the Justices Council of the Supreme Peoples Court, joint
documents being presided over drafting by his/her agency. 2. The President of the Supreme
Peoples Procuracy organizes consolidation of documents and signing of
verification of consolidating document for documents being promulgated by
him/her, joint documents being presided over drafting by his/her agency. 3. The Ministers, Heads of
ministerial-level agencies organize consolidation of documents and signing of
verification of consolidating document for documents being promulgated by them,
joint documents being presided over drafting by their agencies. 4. The State Auditor General
organizes consolidation of documents and signing of verification of
consolidating document for documents being promulgated by him/her. 5. Within 05 working days, from
day of signing for promulgation of documents, competent persons specified in
clauses 1, 2, 3 and 4 of this Article must complete consolidation of documents
and sign for verification of consolidating document. Article 8. Publishing
consolidating document in the Official Gazette and on websites 1. Publishing the consolidating
document on official websites of state agencies is implemented as follows: ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 b) Consolidating documents being
documents of the Government, the Prime Minister, joint documents of the
Government and the central offices of socio-political organizations are
published on website of the Government. Agency implementing consolidation shall
send the consolidating document to Office of Government within 02 working days,
from the day of signing for certification, to publish it on website of
Government; c) Consolidating document for
documents specified in clauses 1, 2, 3 and 4, Article 7 of this Ordinance is
published on website of agency implement consolidation of documents. 2. Consolidating document must
be published at the same time with the amending and supplementing document and
on the same number of Official Gazette Agency implements consolidation
shall send consolidating document to the Official Gazette agency to publish it
in Official Gazette. 3. Consolidating documents
publishing on the electronic Official Gazette, websites of agencies specified
in clause 1 of this Article may free use. Article 9. Handling mistakes
in consolidating documents 1. If there are mistakes on
technique leading to content of consolidating document different to content of
consolidated document, provisions of consolidated document shall apply. 2. Agencies, organizations,
individuals detect mistakes in consolidating documents may send proposal to
agency implementing the consolidation to handle timely; if fail to define
agency implementing consolidation, may send proposal to the Ministry of Justice
to inform timely to agency having responsibility for handling such mistakes. 3. Within 05 working days, from
the day of receiving proposal, agency implement the consolidation shall
coordinate with Official Gazette agency to handle mistake in consolidating
document and implement correction on the Official Gazette as prescribed by law
on Official Gazette. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 Article 10. Responsibility of
state agencies in consolidation of documents 1. The responsibility of agency
implementing consolidation of documents: a) Presiding over, coordinating
with relevant agencies in consolidation of documents; b) Ensuring necessary conditions
to implement consolidation of documents; c) Ensuring accuracy on consolidation
content and technique of consolidating documents; d) Handling mistakes in
consolidating documents. 2. The responsibility of the
Ministry of Justice: a) Guiding technique of
consolidation of documents; retraining skill of consolidation of documents; b) Overseeing, expediting
consolidation of documents; ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 Chapter 3. TECHNIQUE OF CONSOLIDATION OF DOCUMENTS Article. 11. The presentation
formats and techniques of consolidating document 1. The presentation formats of
consolidating document includes official name of the country, document title,
name of consolidating document, foreword, grounds for promulgation, parts,
chapters, sections, articles, clauses, points of supplemented and amended
document and consolidated contents in according to technique specified in this
Chapter, part stipulating on execution, part on signature for certification. 2. Presentation technique of
consolidating document is implemented as prescribed in this Ordinance and other
provisions of relevant law. Article 12. Name of
consolidating document 1. Name of consolidating
document is name of the amended and supplemented document. 2. Name of the amended and
supplemented documentof and name of the amending and supplementing document are
listed right after the name of consolidating document. Attaching to name of the
amended and supplemented document and name of the amending and supplementing
document, number, code, date, month, and year of promulgation or pass, name of
promulgating agency and effect day of each document must be stated clearly. Article 13. Consolidation of
foreword, grounds for promulgation ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 2. In consolidating document,
annotation sign must be at the part of grounds for promulgation and at the end
part of page of consolidating document must make note of name, number, code of
the amending and supplementing document and grounds for promulgation thereof. Article 14. Consolidation of
amended content 1. The supplemented and amended
document has parts, chapters, sections, articles, clauses, points, paragraphs,
phrases being amended, the order number of parts, chapters, sections, articles,
clauses, points in the consolidating document still be kept unchanged as like
as the supplemented and amended document. 2. In the consolidating
document, it must have annotation sign at the parts, chapters, sections,
articles, clauses, points, paragraphs, phrases being amended. 3. At the end of page of
consolidating document, name, number, code of the amended and supplemented document
and effect day of provision amending parts, chapters, sections, articles,
clauses, points, paragraphs, phrases. Article 15. Consolidation of
supplemented content 1. The supplemented and amended
document has parts, chapters, sections, articles, clauses, points, paragraphs,
phrases being supplemented, the order number of parts, chapters, sections,
articles, clauses, points in the consolidating document still be kept unchanged
as like as the supplemented and amended document. 2. Arrangement of parts,
chapters, sections, articles, clauses, points, paragraphs, phrases being
supplemented in consolidating document shall be implemented under orders
specified in the amending and supplementing document. 3. In the consolidating document,
it must have annotation sign at the parts, chapters, sections, articles,
clauses, points, paragraphs, phrases being supplemented. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 Article 16. Consolidation of
annulled content 1. The amended and supplemented
document has parts, chapters, sections, articles, clauses, points, paragraphs,
phrases being annulled, then in the consolidating document shall not express
the annulled content. The order number of parts, chapters, sections, articles,
clauses, points in the consolidating document shall still be kept unchanged as
like as the supplemented and amended document. 2. In consolidating document has
parts, chapters, sections, articles, clauses, points, paragraphs, phrases being
annulled, it must have annotation sign and write clearly the phrase
"annulled" right after the order number of such parts, chapters,
sections, articles, clauses, points; if there is annulled paragraph or pharase,
it must have annotation sign right at position of such paragraph or pharase. 3. At the end of page of
consolidating document, name, number, code of the amending and supplementing
document and effect day of provision annulling parts, chapters, sections,
articles, clauses, points, paragraphs, phrases. Article 17. Expressing
provision on execution of consolidating document 1. If the amending and supplementing
document has a provision stipulating on the effect, responsibility for
execution, responsibility of agencies, organizations in detailing, guiding
implementation, transitional provision, in the consolidating document, it must
have annotation sign at the name of chapter or provision stipulating on
execution and at the end of page of the consolidating document must note
clearly name, number, code of the amending and supplementing document, effect
day and content on execution in the amending and supplementing document. If the
supplemented and amended document has no chapter or provision on execution,
these content shall be expressed at the part stipulating on execution at the
end of consolidating document, attached to name, number, code of the amending and
supplementing document. 2. If agency promulgating
consolidated document has promulgated a document stipulating on execution of
the consolidated document, in the consolidating document, it must have
annotation sign at the name of chapter or provision stipulating on execution
and at the eng od page of consolidating document must note clearly name,
number, code, date, month, year of pass or promulgation of the document
stipulating on execution. If the amended and supplemented document has no
chapter, provision on execution, the consolidating document must have
annotation note at the part stipulating on execution and at the end of page of
consolidating document must note clearly name, number, code, date, month, year
of pass or promulgation of the document stipulating on execution. Article. 18. The presentation
form of consolidating document The presentation of name of the
consolidating document, foreword, grounds of promulgation, the amended,
supplemented or annulled content, part stipulating on execution and part of
signing for verification in the consolidating document are implemented in
according to form specified in Annex promulgated together with this Ordinance. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 IMPLEMENTATION PROVISIONS Article 19. Consolidation of
documents having been promulgated before this Ordinance come into effect 1. Within 02 years, since this
Ordinance come into effect, documents have been promulgated before effect day
of this Ordinance must be consolidated and published on the electronic Official
Gazette and websites of agencies specified in clause 1, Article 8 of this
Ordinance. 2. The Government, the Supreme
People’s Court, the Supreme People’s Procuracy, the office of National
Assembly, the State Audit shall make plan and esnsure fund for consolidation of
documents specified in clause 1 of this Article. Article 20. Effects 1. This Ordinance takes effect
from July 01, 2012. 2. Chapter VIII of Regulation on
presentation technique of draft of legal document of the National Assembly, the
National Assembly Standing Committee promulgated together with the Resolution
No.1139/2007/UBTVQH11, of July 03, 2007 of the National Assembly Standing
Committee cease to be effective on the effective date of this Ordinance. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Pháp lệnh hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
46.068
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
BasicPro BasicPro BasicPro BasicPro BasicPro
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
info@ThuVienPhapLuat.vn
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|