Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 13/NQ-HĐND Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Thái Nguyên Người ký: Bùi Xuân Hòa
Ngày ban hành: 18/05/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH THÁI NGUYÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 13/NQ-HĐND

Thái Nguyên, ngày 18 tháng 5 năm 2017

NGHỊ QUYẾT

THÔNG QUA ĐỀ ÁN TÁI CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TỈNH THÁI NGUYÊN, GIAI ĐOẠN 2017-2020

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN
KHÓA XIII, KỲ HỌP THỨ 4

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;

Căn cứ Quyết định số 260/QĐ-TTg ngày 27/02/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

Xét Tờ trình số 36/TTr-UBND ngày 28/02/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên về việc đề nghị thông qua Đề án Tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2017-2020; Báo cáo thẩm tra của Ban kinh tế - ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh, ý kiến của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua Đề án Tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2017-2020 (Có tóm tắt Đề án kèm theo).

Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết, định kỳ hằng năm báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh kết quả thực hiện.

Điều 3. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên khóa XIII, Kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 18 tháng 5 năm 2017./.

CHỦ TỊCH




Bùi Xuân Hòa

TÓM TẮT

ĐỀ ÁN TÁI CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TỈNH THÁI NGUYÊN, GIAI ĐOẠN 2017-2020
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số: 13/NQ-HĐND ngày 18 tháng 5 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên)

1. Mục tiêu Đề án

1.1. Mục tiêu tổng quát

- Khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế, đẩy mạnh tăng trưởng ngành; xây dựng nền nông nghiệp theo hướng hiện đại; phát triển sản xuất các sản phẩm nông nghiệp là thế mạnh của tỉnh Thái Nguyên theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng, hiệu quả và sức cạnh tranh; góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2015-2020.

- Nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân khu vực nông thôn; gắn với thực hiện thành công Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới.

- Tăng cường quản lý tài nguyên thiên thiên nhiên; phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, thực hiện hiệu quả công tác phòng chống thiên tai, dịch bệnh.

1.2. Mục tiêu cụ thể

a) Lĩnh vực trồng trọt

Cây lúa: Sử dụng ổn định, linh hoạt diện tích đất lúa, tập trung đẩy mạnh sản xuất lúa, gạo năng suất, chất lượng, có giá trị kinh tế; xây dựng được một số mô hình sản xuất lúa hàng hóa tập trung qui mô lớn năng suất, chất lượng; chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang cây trồng hàng năm khác có giá trị kinh tế cao hơn.

Cây chè: Nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng, sức canh tranh và phát triển bền vững thương hiệu chè Thái Nguyên; đến năm 2020 diện tích chè giống mới đạt 80% diện tích toàn tỉnh; hỗ trợ sản xuất và chứng nhận an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP hoặc GAP khác 30% trở lên; hình thành vùng sản xuất chè an toàn, tập trung quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, sản xuất hữu cơ và theo hướng hữu cơ diện tích 5.000 ha.

Cây rau: Sản xuất rau an toàn, chất lượng, tập trung trên diện tích chuyên canh rau; hỗ trợ sản xuất và chứng nhận an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP; xây dựng được một số mô hình ứng dụng công nghệ cao, sản xuất an toàn, tập trung.

b) Lĩnh vực chăn nuôi

Phát triển chăn nuôi trang trại tập trung; đến năm 2020 đàn lợn ngoại, lai năng suất, chất lượng đạt 70% tổng đàn; đàn bò lai Zebu và các giống bò chất lượng cao đạt 60% trở lên; đàn gà lông màu có chất lượng, giá trị kinh tế đạt 80% tổng đàn; 100% thịt gia súc, gia cầm bán tại các chợ trung tâm huyện, thành phố, thị xã được cơ quan thú y kiểm soát giết mổ; tăng cường công tác quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh thú y.

c) Lĩnh vực lâm nghiệp

Phát triển lâm nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, ổn định độ che phủ rừng mức 50% trở lên; nâng cao chất lượng và năng suất trồng rừng sản xuất gồm: Trồng rừng gỗ lớn bằng cây mọc nhanh năng suất bình quân đạt trên 15 m3/ha/năm, trồng rừng gỗ lớn bằng cây mọc chậm năng suất bình quân đạt trên 10 m3/ha/năm, trồng rừng thâm canh gỗ nhỏ đạt 15-18 m3/ha/năm; xây dựng hệ thống đường lâm nghiệp để phục vụ sản xuất lâm nghiệp và phòng cháy chữa cháy rừng; quy hoạch mạng lưới chế biến lâm sản gắn với vùng nguyên liệu, xác định được 2-3 sản phẩm có thế mạnh.

d) Lĩnh vực thủy sản: Mở rộng diện tích, tăng diện tích nuôi thâm canh và bán thâm canh; tăng năng suất trung bình lên 2,5 tấn/ha; khai thác triệt để tiềm năng lợi thế diện tích nuôi trồng thủy sản chuyển đổi đất lúa để kết hợp nuôi thủy sản đến năm 2020 đạt từ 400 ha trở lên; đẩy mạnh nuôi cá lồng trên các hồ chứa.

2. Nội dung tái cơ cấu

2.1. Nội dung tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt

a) Cây lúa: Đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn tỉnh; quản lý và sử dụng có hiệu quả đất trồng lúa. Chuyển đổi diện tích đất lúa một vụ, đất sản xuất lúa kém hiệu quả sang cây trồng hàng năm khác có giá trị, hiệu quả kinh tế cao và nuôi trồng thủy sản. Tạo ra vùng sản xuất hàng hoá tập trung qui mô lớn, sản xuất chuyên canh. Cụ thể:

- Thực hiện chuyển đổi 6.252 ha đất lúa sang mục đích sử dụng khác, ổn định diện tích đất trồng lúa đến năm 2020 là 39.000 ha.

- Sử dụng ổn định, linh hoạt diện tích đất lúa hai vụ (26.870 ha), trong đó: Tích tụ đất đai, hình thành các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn, diện tích 5.000 ha; đối với đất lúa 2 vụ còn lại (21.870 ha) thực hiện đầu tư thâm canh tăng năng suất; đối với đất lúa một vụ (12.130 ha): Chuyển đổi 3.000 ha đất lúa kém hiệu quả sang cây trồng hàng năm khác hoặc nuôi trồng thuỷ sản và đất lúa 1 vụ còn lại (9.130 ha) kết hợp nuôi cá ruộng, tiếp tục đầu tư công trình thủy lợi nội đồng đối với vùng tập trung để đưa vào gieo cấy 2 vụ lúa.

b) Cây chè: Sử dụng giống mới có năng suất, chất lượng cao để trồng mới, trồng lại chè; nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, an toàn thực phẩm; áp dụng quy trình VietGAP hoặc GAP khác, sản xuất chè hữu cơ; ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, chế biến. Cụ thể:

- Tăng thêm 1.000 ha trồng mới đối với những vùng còn quỹ đất và đất chuyển đổi, nâng tổng diện tích chè đến năm 2020 là 22.000 ha, chè kinh doanh 20.000 ha.

- Sử dụng giống mới có năng suất, chất lượng cao như: LDP1, Kim Tuyên, Thúy Ngọc,... Đến năm 2020 trồng mới, trồng lại thêm 4.400 ha, nâng diện tích giống mới đạt 17.600 ha, chiếm 80% diện tích.

- 100% diện tích chè trong quy hoạch sản xuất theo hướng VietGAP hoặc GAP khác và an toàn; có 30% diện tích sản xuất chè an toàn được chứng nhận VietGAP hoặc GAP khác, xác nhận sản phẩm chè an toàn, chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm, dán nhãn xác nhận trong chuỗi cung ứng sản phẩm an toàn.

- Hình thành vùng sản xuất chè an toàn, tập trung quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, sản xuất hữu cơ và theo hướng hữu cơ diện tích 5.000 ha.

- Sản xuất sản phẩm chè xanh, chè xanh chất lượng cao dự kiến 80% sản lượng, còn lại sản phẩm chè khác 20%; 100% cơ sở chế biến chè xanh truyền thống ứng dụng quy trình kỹ thuật mới, cơ giới hoá đảm bảo an toàn thực phẩm.

c) Cây rau các loại: Duy trì, ổn định các vùng rau hiện đang canh tác và tăng diện tích gieo trồng rau từ chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả. Hình thành các vùng sản xuất rau hàng hoá, tập trung, áp dụng quy trình sản xuất rau an toàn, ứng dụng công nghệ cao. Cụ thể:

- Tăng diện tích gieo trồng, đến năm 2020 diện tích rau các loại đạt 15.000 ha; phát triển phong phú chủng loại rau có năng suất, chất lượng, giá trị.

- Thực hiện tích tụ đất đai, hình thành vùng sản xuất tập trung; ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, công nghệ cao, quy trình sản xuất rau an toàn, VietGAP, rau hữu cơ. Đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông, thủy lợi nội đồng, hệ thống tưới, hệ thống nhà màng, nhà lưới để sản xuất công nghệ cao, hữu cơ, theo hướng hữu cơ diện tích 500 ha.

2.2. Nội dung tái cơ cấu lĩnh vực chăn nuôi

- Phát triển đàn lợn ngoại, lợn lai năng suất, chất lượng cao, chiếm 70%; phát triển đàn bò lai Zebu và các giống bò chất lượng cao lên 60%; tăng tỷ lệ giống gà lông màu, gà bản địa có chất lượng lên 80%.

- Phát triển chăn nuôi trang trại, tăng sản phẩm chăn nuôi trang trại đạt 40% tổng sản lượng thịt hơi các loại.

- Thực hiện Phương án quản lý giết mổ, buôn bán sản phẩm động vật đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; xây dựng và tổ chức thực hiện Đề án quản lý, xây dựng hệ thống giết mổ gia súc, gia cầm giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến 2030 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; hình thành các Hợp tác xã, Tổ hợp tác chăn nuôi, nòng cốt là các trang trại, gia trại chăn nuôi tập trung; trung bình thành lập mới 5 Hợp tác xã, Tổ hợp tác/năm; phấn đấu đến năm 2020 đạt 70% số trang trại chăn nuôi tập trung có sản xuất liên kết chuỗi và có hợp đồng tiêu thụ sản phẩm.

- Quy hoạch, bố trí đất đai để thu hút đầu tư xây dựng các khu (trại) chăn nuôi tập trung quy mô lớn, các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, cơ sở chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi; xác định được các vùng chăn nuôi xa đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư; xây dựng lộ trình chuyển dịch chăn nuôi tập trung trang trại từ vùng có mật độ dân số cao, đô thị đến những vùng có mật độ dân số thấp; xác định được vùng chăn nuôi trọng điểm, loại vật nuôi có thế mạnh.

2.3. Nội dung tái cơ cấu lĩnh vực lâm nghiệp

- Rà soát chuyển đổi đất, rừng phòng hộ đầu nguồn ít xung yếu sang quy hoạch phát triển rừng sản xuất gắn với điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng theo hướng giảm diện tích rừng đặc dụng, phòng hộ tăng diện tích rừng sản xuất.

- Phát triển trồng rừng gỗ lớn, trồng rừng thâm canh, cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt là rừng sản xuất: Trồng rừng gỗ lớn 10.000 ha; trồng rừng thâm canh gỗ nhỏ 15.000 ha; cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt là rừng sản xuất 4.300 ha; thực hiện Đề án “cánh rừng mẫu lớn” quy mô 450 ha Quế.

- Gắn quy hoạch chế biến với phát triển vùng nguyên liệu; phát triển công nghiệp chế biến lâm sản với quy mô, công suất phù hợp, ứng dụng công nghệ hiện đại, đa dạng các sản phẩm; giảm tỷ lệ sản phẩm chế biến thô, sản phẩm chế biến từ nguyên liệu gỗ nhỏ; xây dựng mới các nhà máy chế biến gỗ; nhà máy sản xuất ván gỗ dán; nhà máy sản xuất viên gỗ nén; rà soát các cơ sở chế biến lâm sản nhỏ lẻ, không đảm bảo các tiêu chí theo quy định.

- Hình thành hệ thống đường lâm nghiệp phục vụ công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng và sản xuất lâm nghiệp.

2.4. Nội dung tái cơ cấu lĩnh vực thuỷ sản

- Đến năm 2020 diện tích mặt nước đưa vào nuôi thuỷ sản dự kiến đạt 6.850 ha, dự kiến sản lượng thủy sản đạt 15.400 tấn/năm.

- Đến năm 2020, diện tích nuôi thâm canh khoảng 900 ha; nuôi bán thâm canh khoảng 2.400 ha; xây dựng các vùng nuôi thủy sản hàng hóa tập trung theo mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã, trang trại khoảng 500 ha diện tích nuôi thâm canh; phát triển nuôi cá lồng tại các hồ, quy mô dự kiến 50.000 m3 lồng trở lên.

- Đến năm 2020 sản xuất cá giống dự kiến đạt 80 triệu con/năm, đáp ứng 90% nhu cầu giống; giống thủy sản có năng suất, chất lượng đạt 70%.

3. Kinh phí thực hiện: 846.899 triệu đồng, trong đó: Vốn ngân sách nhà nước 733.599 triệu đồng, vốn khác 113.300 triệu đồng.

4. Giải pháp chủ yếu

- Tăng cường năng lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước, năng lực chỉ đạo, điều hành.

- Rà soát, bổ sung, điều chỉnh các quy hoạch, kế hoạch thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn; khuyến khích tích tụ ruộng đất.

- Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực, đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn.

- Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, chế biến, bảo quản sản phẩm.

- Tập trung phát triển chế biến công nghiệp, chế biến công nghệ cao; ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến tinh, sâu.

- Đẩy mạnh phát triển mô hình kinh tế tập thể; tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị liên kết sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm; mô hình đối tác công tư.

- Tập trung hỗ trợ phát triển làng nghề chè, rau, an toàn, hoa, cây cảnh, chế biến lâm sản; chỉ đạo, hướng dẫn, đổi mới và phát triển mạnh hệ thống dịch vụ công theo chuỗi giá trị sản phẩm. Củng cố và phát triển các tổ chức dịch vụ nông nghiệp phục vụ phát triển sản xuất.

- Đổi mới tổ chức sản xuất theo hướng hợp tác, liên kết chặt chẽ trong chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ giữa nông dân, hợp tác xã, tổ hợp tác với doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp giữ vai trò nòng cốt; thực thi các giải pháp tạo môi trường thuận lợi khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, tham gia liên kết theo chuỗi.

- Cụ thể hoá, lồng ghép các nguồn lực để thực hiện các chính sách của Trung ương, của tỉnh đã ban hành, thực hiện xã hội hoá các nguồn lực đầu tư. Đổi mới, tăng cường chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất hàng hoá theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững.

- Huy động các nguồn lực đầu tư từ nhà nước, xã hội và vốn khác cho hạ tầng phục vụ sản xuất; nâng cao năng lực, hiệu quả các cơ sở sản xuất giống; cơ sở chế biến, bảo quản sản phẩm.

- Nâng cao chất lượng công tác tham mưu, thực hiện hiệu quả quản lý nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ được phân công.

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị quyết 13/NQ-HĐND ngày 18/05/2017 thông qua Đề án Tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2017-2020

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


164

DMCA.com Protection Status
IP: 3.135.205.231
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!