Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 170/2004/NĐ-CP sắp xếp, đổi mới phát triển nông trường quốc doanh

Số hiệu: 170/2004/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 22/09/2004 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 170/2004/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 22 tháng 9 năm 2004

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 170/2004/NĐ-CP NGÀY 22 THÁNG 9 NĂM 2004 VỀ SẮP XẾP, ĐỔI MỚI VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG TRƯỜNG QUỐC DOANH

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp nhà nước ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Nghị định này quy định việc sắp xếp, đổi mới tổ chức, cơ chế quản lý và chính sách đối với các nông trường quốc doanh.

2. Đối tượng áp dụng của Nghị định này bao gồm: các nông trường quốc doanh, các doanh nghiệp nông nghiệp nhà nước (trong Nghị định này gọi chung là nông trường quốc doanh) được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích chính là sản xuất nông nghiệp.

Điều 2. Mục tiêu sắp xếp, đổi mới nông trường quốc doanh

1. Sử dụng bền vững và có hiệu quả đất đai, cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện có của nông trường quốc doanh.

2. Nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và năng lực cạnh tranh của các nông trường quốc doanh; hình thành các vùng sản xuất nông sản hàng hoá tập trung, gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ.

3. Tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói, giảm nghèo, đảm bảo an ninh, quốc phòng trên địa bàn.

Điều 3. Nguyên tắc sắp xếp, đổi mới nông trường quốc doanh.

1. Sắp xếp, đổi mới nông trường quốc doanh phải gắn với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp trên địa bàn.

2. Sắp xếp, đổi mới nông trường quốc doanh phải bảo đảm phân biệt rõ nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh và nhiệm vụ công ích.

a) Những nông trường làm nhiệm vụ kinh doanh là chính thì chuyển hẳn sang sản xuất, kinh doanh và hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường.

b) Nông trường chuyển sang kinh doanh nhưng phải đảm nhận một phần chức năng xã hội và an ninh, quốc phòng thì Nhà nước có chính sách hỗ trợ thích hợp.

c) Nông trường được giao nhiệm vụ công ích là chính thì hoạt động theo quy định tại Điều 19 Luật Doanh nghiệp nhà nước.

Chương 2:

SẮP XẾP NÔNG TRƯỜNG QUỐC DOANH

Điều 4. Chuyển đổi các nông trường quốc doanh

1. Những nông trường làm nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh chuyên canh cây lâu năm có kết cấu hạ tầng tương đối hoàn chỉnh, kinh doanh có lãi hoặc bù đắp được chi phí thì tiếp tục củng cố và nâng cao hiệu quả trên cơ sở đầu tư thâm canh diện tích vườn cây đã trồng gắn với đầu tư cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở chế biến hiện có hoặc xây dựng cơ sở chế biến mới theo hướng huy động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nông trường tham gia góp cổ phần; chỉ mở rộng diện tích trồng mới khi có dự án thực sự hiệu quả. Diện tích đất chưa sử dụng hoặc sử dụng kém hiệu quả thì chính quyền địa phương thu hồi để sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai.

2. Nông trường làm nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh cây hàng năm và chăn nuôi đã khoán ổn định, lâu dài cho người lao động; tạo thành vùng sản xuất hàng hoá tập trung quy mô lớn, cung cấp nguyên liệu cho chế biến và nông sản hàng hoá cho xuất khẩu; kinh doanh có lãi hoặc bù đắp được chi phí thì tiếp tục củng cố, tổ chức lại sản xuất, làm đầu mối cung cấp giống cây trồng, vật nuôi, xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, phát triển chế biến, tiêu thụ nông sản cho nông dân trong vùng.

3. Các nông trường sản xuất cây hàng năm và chăn nuôi không có cơ sở chế biến, sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, thực hiện khoán trắng đất đai cho công nhân thì chỉ giữ lại một phần diện tích để sản xuất, kinh doanh giống, xây dựng các mô hình ứng dụng và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân trong vùng, phần diện tích đất đai còn lại chính quyền địa phương thu hồi theo quy định của pháp luật về đất đai để giao hoặc cho tổ chức, cá nhân thuê sử dụng theo mục đích khác có hiệu quả hơn.

4. Giải thể các nông trường quản lý yếu kém, làm ăn thua lỗ liên tục ba năm liền hoặc thu nhập hiện tại của nông trường chủ yếu dựa vào nguồn thu từ việc cho thuê đất.

5. Tiếp tục giữ lại hoặc thành lập mới những nông trường ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số và có yêu cầu phục vụ định canh, định cư, an ninh - quốc phòng. Nông trường chỉ quản lý một phần diện tích đất phù hợp để sản xuất giống, xây dựng mô hình ứng dụng, chuyển giao kỹ thuật và xây dựng cơ sở chế biến để phục vụ đồng bào trong vùng; kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội với an ninh, quốc phòng.

Điều 5. Cơ chế hoạt động của nông trường quốc doanh

1. Các nông trường quốc doanh 100% vốn nhà nước hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước, khi chuyển thành công ty cổ phần thì hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.

2. Đối với nông trường quốc doanh thực hiện nhiệm vụ hoạt động công ích: sản phẩm, dịch vụ của nông trường được nhà nước đặt hàng, giao kế hoạch hoặc đấu thầu theo giá hoặc phí do nhà nước quy định.

3. Nông trường quốc doanh sản xuất - kinh doanh nhưng còn phải đảm nhận một phần chức năng xã hội và an ninh, quốc phòng tại vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng chiến lược quốc phòng, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, Nhà nước có chính sách thích hợp do Thủ tướng Chính phủ quy định.

Chương 3:

CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

Điều 6. Về đất đai

1. Nông trường quốc doanh tự rà soát, kê khai việc sử dụng đất và báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có đất và cơ quan cấp trên là Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tổng công ty nhà nước theo nội dung hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

2. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tổng công ty nhà nước chỉ đạo các nông trường quốc doanh xây dựng hoặc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất chi tiết của nông trường đang quản lý sử dụng trên địa bàn phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương đã được phê duyệt, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đề án sắp xếp, đổi mới và phát triển nông trường quốc doanh và kết quả rà soát lại quỹ đất của nông trường quốc doanh.

Nội dung quy hoạch sử dụng đất chi tiết phải xác định rõ diện tích từng loại đất được giữ lại sử dụng, phương án sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất, diện tích đất bàn giao cho địa phương.

3. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xét duyệt quy hoạch sử dụng đất chi tiết của nông trường quốc doanh trên địa bàn.

4. Căn cứ vào đề án sắp xếp, đổi mới và phát triển nông trường của địa phương được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiến hành việc giao đất, cho thuê đất đối với nông trường quốc doanh.

5. Hình thức giao đất, cho thuê đất:

a) Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất cho nông trường quốc doanh quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 5 Nghị định này.

b) Nhà nước cho thuê đất hoặc giao đất có thu tiền sử dụng đất đối với nông trường làm nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh.

6. Đối với diện tích đất đã thực hiện khoán đến hộ công nhân và người lao động nếu thực hiện đúng hợp đồng, sử dụng đúng mục đích thì hộ nhận khoán được tiếp tục sử dụng đất đai theo hợp đồng đã ký kết và có điều chỉnh, bổ sung phù hợp trách nhiệm quản lý đất đai của nông trường. Những diện tích đất khoán trắng cho người nhận khoán (thực chất là cho thuê đất), thì phải làm thủ tục thu hồi đất và chuyển sang hình thức giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

7. Đối với diện tích đất của nông trường bị lấn chiếm, có tranh chấp, vi phạm thì Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo giải quyết dứt điểm từng trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật.

8. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo thực hiện việc xác định cụ thể ranh giới, mốc giới sử dụng đất, đo đạc, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nông trường quốc doanh sử dụng đất.

9. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thu hồi diện tích nông trường không sử dụng, sử dụng không đúng mục đích, sử dụng không có hiệu quả; diện tích đất đã cho thuê, đã chuyển nhượng, đã cho mượn; diện tích đất đã bán vườn cây; diện tích đất của nông trường phải giải thể; diện tích đất phải điều chỉnh do thu hẹp nhiệm vụ sản xuất kinh doanh được cấp có thẩm quyền phê duyệt để quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật đất đai.

Các nông trường quốc doanh phải bàn giao toàn bộ hồ sơ về quỹ đất bị thu hồi cho Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có đất.

10. Diện tích đất đã thu hồi được giao hoặc cho thuê theo quy định sau:

a) Ưu tiên giao đất cho hộ gia đình, cá nhân là cán bộ, công nhân viên của nông trường có đất bị thu hồi nay không còn làm việc trong nông trường đó hoặc do nông trường giải thể để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, làm muối, nuôi trồng thủy sản.

b) ưu tiên giao đất cho đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nông dân đang sinh sống tại địa phương mà không có đất sản xuất hoặc thiếu đất sản xuất.

Thời hạn giao đất, hạn mức giao đất nông nghiệp cho các đối tượng quy định tại điểm a, b khoản này thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật về đất đai.

c) Diện tích đất nông trường quốc doanh đã giao khoán cho hộ gia đình, cá nhân thì hộ gia đình, cá nhân được giao đất hoặc thuê đất. Hạn mức giao đất được thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật về đất đai. Thời hạn sử dụng đất tính từ ngày giao khoán.

d) Tiếp tục cho thuê đất đối với diện tích đất mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang thuê đất. Thời hạn sử dụng đất tính từ ngày thuê.

đ) Diện tích đất mà nông trường đã liên doanh, liên kết với các thành phần kinh tế khác thì giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất đối với đối tác đã liên doanh, liên kết. Thời hạn sử dụng đất tính từ ngày hợp đồng ký kết.

e) Diện tích đất nông nghiệp có vườn cây đã bán hoặc đất làm chuồng trại chăn nuôi có đàn gia súc đã bán thì cho thuê đất đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đã mua vườn cây hoặc đã mua đàn gia súc. Thời hạn sử dụng đất tính từ ngày mua vườn cây hoặc chuồng trại, đàn gia súc.

g) Diện tích đất còn lại sau khi đã giao, cho thuê đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, của khoản này thì được giao, cho thuê cho đối tượng khác phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương đã được xét duyệt.

h) Tổ chức hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất quy định tại điều này được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau khi đã hoàn thành thủ tục về giao đất, cho thuê đất và thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

11. Đất ở thì bàn giao cho Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có đất quản lý; trường hợp người sử dụng đất phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

Điều 7. Về vốn, tài sản và tài chính

1. Các nông trường quốc doanh có trách nhiệm kiểm kê, phân loại, xác định các loại vốn, tài sản, công nợ hiện có; lập báo cáo tài chính đến thời điểm sắp xếp, đổi mới.

2. Những nông trường quốc doanh thực hiện sắp xếp lại, giải thể hoặc chuyển đổi sở hữu theo phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt được xem xét, giải quyết các tồn đọng về tài chính, tài sản, công nợ như đối với doanh nghiệp nhà nước.

3. Nông trường quốc doanh tiến hành bàn giao các tài sản gồm: đường giao thông, công trình thuỷ lợi, trường học, trạm xá do các nông trường đầu tư xây dựng, hiện đang quản lý và sử dụng để phục vụ nhu cầu chung trên địa bàn cho Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc các đơn vị được uỷ quyền quản lý, sử dụng; bàn giao hệ thống điện do nông trường quản lý, sử dụng cho Tổng công ty Điện lực Việt Nam quản lý. Các tài sản trên được bàn giao nguyên trạng cả về tài sản và vốn theo số liệu thể hiện trên sổ sách kế toán tại thời điểm bàn giao. Thời hạn hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 năm 2004.

4. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể về cơ chế tài chính khi bàn giao giữa các nông trường và các bên liên quan.

5. Nông trường được để lại tiền thanh lý vườn cây, rừng trồng, đàn gia súc, tiền trích khấu hao cơ bản, để đầu tư cho thâm canh, trồng lại vườn cây, mua sắm thiết bị, đổi mới công nghệ, xây dựng cơ sở hạ tầng theo quy hoạch, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

6. Đối với các nông trường tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng chiến lược quốc phòng, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được bố trí kế hoạch đầu tư, duy tu bảo dưỡng, sửa chữa cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội bằng ngân sách nhà nước.

7. Cổ phần hoá các nhà máy, cơ sở chế biến, theo quy định hiện hành của pháp luật về cổ phần hoá. Tiến hành thí điểm cổ phần hoá vườn cây gắn với cơ sở chế biến của nông trường. Thực hiện bán cổ phần ưu đãi cho người sản xuất nguyên liệu.

Điều 8. Chính sách lao động.

1. Nông trường quốc doanh tiến hành rà soát lại số cán bộ, nhân viên và lao động hiện có đến thời điểm sắp xếp, đổi mới; xây dựng phương án bố trí cán bộ, công nhân viên, lao động của nông trường theo hướng sử dụng phù hợp với năng lực, sở trường của người lao động, báo cáo cơ quan có thẩm quyền.

2. Đối với người lao động trong quá trình sắp xếp, tổ chức lại sản xuất của nông trường quốc doanh không bố trí được việc làm, được giải quyết chế độ theo qui định tại Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 4 năm 2002 và Nghị định số 155/2004/NĐ-CP ngày 11 tháng 8 năm 2004 của Chính phủ về chính sách đối với người lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước.

3. Đối với người lao động được giao khoán đất của nông trường quốc doanh nếu thực hiện chấm dứt quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động thì không thực hiện theo chế độ quy định tại Nghị định 41/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 4 năm 2002 và Nghị định số 155/2004/NĐ-CP ngày 11 tháng 8 năm 2004 của Chính phủ mà được giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 42 của Bộ luật Lao động.

4. Đối với cán bộ là Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng và các thành viên Hội đồng quản trị (nếu có) thuộc diện dôi dư do sắp xếp lại tổ chức được hưởng các chính sách theo quy định tại Nghị quyết số 09/2003/NQ-CP ngày 28 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 16/2000/NQ-CP ngày 18 tháng 10 năm 2000 của Chính phủ về việc tinh giản biên chế trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp. Nguồn chi trả từ Quỹ hỗ trợ sắp xếp lao động dôi dư theo Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 4 năm 2002 và Nghị định số 155/2004/NĐ-CP ngày 11 tháng 8 năm 2004 của Chính phủ.

5. Cán bộ, công nhân nhận giao đất khoán sản xuất, vườn cây, gia súc đến tuổi nghỉ hưu được tiếp tục thực hiện hợp đồng khoán cho đến hết thời hạn ghi trong hợp đồng. Khi hết thời hạn hợp đồng khoán, nếu có nhu cầu thì được ưu tiên nhận khoán tiếp.

6. Cán bộ, công nhân nông trường nhận khoán đất, khoán vườn cây, đàn gia súc của nông trường, hưởng lương theo thu nhập từ kết quả sản xuất qua nhận khoán đất, vườn cây, đàn gia súc thì phải thực hiện đầy đủ các chế độ quy định về hợp đồng lao động; các khoản tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hộ lao động được xác định trong chi phí sản xuất và được thể hiện trong hợp đồng khoán.

7. Người lao động nhận khoán nếu vẫn hưởng lương theo cấp bậc, chức vụ thì công việc khoán phải được thể hiện trong nội dung của hợp đồng lao động theo quy định hiện hành. Tiền công của người lao động được tính vào kết quả khoán thì phải được nêu rõ hình thức trả lương trong hợp đồng lao động.

8. Lao động đang làm việc ở các cơ sở của nông trường khi bàn giao cho địa phương quản lý theo khoản 3 Điều 7 của Nghị định này, địa phương có trách nhiệm tiếp nhận, sắp xếp, giải quyết chế độ cho người lao động theo quy định hiện hành.

Điều 9. Về khoa học, công nghệ

1. Các nông trường quốc doanh thực hiện đẩy mạnh triển khai ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ mới, công nghệ cao vào sản xuất, chế biến và bảo quản sản phẩm sau thu hoạch.

2. Thực hiện các hình thức hợp tác, liên kết giữa nông trường quốc doanh với các Viện, Trường, Trung tâm, cơ sở nghiên cứu khoa học của Trung ương, vùng, địa phương trong việc bảo vệ nguồn gen, chọn lọc, lai tạo và sản xuất những giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao, có sức cạnh tranh lớn trên thị trường.

3. Nông trường phải trở thành trung tâm chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, cung cấp dịch vụ khuyến nông, khuyến lâm, thông tin thị trường cho công nhân trong nông trường và nông dân trong vùng; Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí từ nguồn kinh phí khuyến nông hàng năm của Bộ, địa phương để thực hiện những nhiệm vụ này.

Chương 4:

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 10. Trách nhiệm của các Bộ, ngành

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nội vụ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ liên quan hướng dẫn thực hiện Nghị định này.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành có liên quan hướng dẫn việc rà soát, quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai trong các nông trường quốc doanh.

3. Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Uỷ ban nhân dân tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương huớng dẫn việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản, tài chính, các chính sách, chế độ liên quan và nguồn kinh phí hỗ trợ thực hiện sắp xếp, đổi mới nông trường quốc doanh.

4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định các Đề án sắp xếp, đổi mới nông trường quốc doanh của các địa phương và các Tổng công ty trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

5. Các Bộ : Quốc phòng, Công an thẩm định đề án sắp xếp, đổi mới và phát triển nông trường quốc doanh, Tổng công ty thuộc Bộ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

6. Ban Đổi mới, sắp xếp và Phát triển doanh nghiệp của các Bộ, địa phương thực hiện nhiệm vụ sắp xếp, đổi mới và phát triển nông trường quốc doanh của Bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Điều 11. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương

1. Xây dựng Đề án về sắp xếp, đổi mới và phát triển nông trường trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt xong trước tháng 6 năm 2005 và tổ chức chỉ đạo thực hiện.

2. Trên cơ sở kết quả rà soát, điều chỉnh lại đất đai, xác định ranh giới và ra quyết định giao đất hoặc cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nông trường.

3. Chỉ đạo các ngành chuyên môn hướng dẫn, kiểm tra các nông trường quốc doanh xây dựng quy hoạch sử dụng đất, phương án đổi mới, sắp xếp nông trường.

Điều 12. Trách nhiệm của các Tổng công ty nhà nước

1. Xây dựng đề án sắp xếp lại nông trường quốc doanh hiện có trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (đối với Tổng công ty 91); trình Bộ xem xét trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (đối với Tổng công ty 90) trước tháng 6 năm 2005. Đề án sắp xếp lại nông trường quốc doanh của các Tổng công ty phải có sự thoả thuận của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đối với Tổng công ty thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

2. Phối hợp với Uỷ ban nhân dân các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương rà soát lại quỹ đất đang quản lý, sử dụng và xây dựng hoặc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất của nông trường để trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt.

3. Chỉ đạo các nông trường thực hiện việc sắp xếp, đổi mới và phát triển theo phương án được phê duyệt.

Điều 13. Trách nhiệm của nông trường quốc doanh

1. Thực hiện việc rà soát lại quỹ đất đang quản lý, sử dụng và xây dựng hoặc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất của nông trường để trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt.

2. Lập báo cáo tình hình sản xuất, kinh doanh qua các năm, tình hình lỗ, lãi, tình hình lao động, tài sản, vật tư, tiền vốn, công tác quản lý của nông trường; phương án sản xuất, kinh doanh, phương án đổi mới trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

3. Triển khai thực hiện phương án sắp xếp đổi mới nông trường sau khi được phê duyệt.

Chương 5:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 14. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

2. Những quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.

3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan trực thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)

 

THE GOVERNMENT
-----------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
--------------

No. 170/2004/ND-CP

Hanoi, September 22, 2004

 

DECREE

ON ARRANGEMENT, RENEWAL AND DEVELOPMENT OF STATE-OWNED FARMS

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the November 26, 2003 Land Law;
Pursuant to the November 26, 2003 State Enterprise Law;
At the proposal of the Agriculture and Rural Development Minister,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Regulation scope and application subjects

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. This Decree applies to State-owned farms, State-owned agricultural enterprises (hereinafter collectively referred to as State-owned farms), which have been assigned or leased land by competent State bodies for agricultural production as their principal purpose.

Article 2.- Objectives of arrangement and renewal of State-owned farms

1. To sustainably and efficiently use the existing land and material and technical foundations of State-owned farms.

2. To raise production and business efficiency and competitiveness of State-owned farms; to form concentrated agricultural goods production areas in close association with processing and outlets.

3. To create more jobs, increase incomes for laborers, contribute to socio-economic development, hunger eradication and poverty reduction, and assurance of security and defense in localities.

Article 3.- Principles for arrangement and renewal of State-owned farms

1. Arrangement and renewal of State-owned farms must be associated with local socio-economic development as well as agricultural production plannings and plans.

2. Arrangement and renewal of State-owned farms must guarantee the clear distinction between production and business tasks and public-utility tasks.

a/ Farms which perform business tasks as their major tasks shall shift to wholly engage in production and business activities and practice business cost-accounting according to the market mechanism.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ Farms which are assigned public-utility tasks as their major tasks shall operate under the provisions of Article 19 of the State Enterprise Law.

Chapter II

ARRANGEMENT OF STATE-OWNED FARMS

Article 4.- Transformation of State-owned farms

1. State-owned farms which perform the production and business task of specializing in the cultivation of perennial trees, have relatively adequate infrastructure, do business at a profit or are self-financed shall be further consolidated to raise their efficiency on the basis of investing in the intensive cultivation of tree gardens already planted as well as in the renovation, upgrading and expansion of existing processing establishments or the building of new ones along the direction of mobilizing organizations and individuals inside and outside the farms to buy shares; shall only expand new cultivated areas under truly efficient projects. Their unused or inefficiently used land areas shall be recovered by local administrations for use according to the provisions of land legislation.

2. Farms which are tasked to produce, and trade in, annual trees and rear animals and have assigned these jobs to laborers under stable and long-term contracts; form large-scale, concentrated goods production zones, supply raw materials for processing and agricultural goods for export, do business at a profit or are self-financed shall be further consolidated, re-organize their production, act as key suppliers of plant and animal seeds, build models of application and transfer of technical advances, development of processing and purchase of farm products for local farmers.

3. Farms which produce annual trees and rear animals, have no processing establishments, conduct inefficient production and business activities, and have contracted their land to workers for use at their disposal shall retain only part of their land areas for seed production and trading, build models of application and transfer of technical advances to local farmers; the remaining land areas shall be recovered by local administrations according to the provisions of land legislation for assignment or lease to organizations and individuals for use for other purposes with higher efficiency.

4. Farms which are poorly managed, do business at a loss for three consecutive years or have their existing incomes coming mainly from the lease of land shall be dissolved.

5. Farms shall be retained or established in deep-lying, remote, border areas and islands where large numbers of ethnic minority people are inhabited and there are needs to serve sedentarization, security and defense. These farms shall manage only an appropriate portion of land for seed production, building of models of application and transfer of techniques and construction of processing establishments to serve local people; closely combine socio-economic development tasks with security and defense ones.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. State-owned farms with 100% State capital and operating under the State Enterprise Law, after being transformed into joint-stock companies, shall operate under the Enterprise Law.

2. For State-owned farms performing public-utility tasks, their products and/or services shall be produced/provided under orders placed or plans assigned by the State or bid at the prices or charges prescribed by the State.

3. State-owned farms which conduct production and business activities while still having to perform the social, security and defense function in deep-lying, remote or border areas, strategic defense areas or areas with extremely difficult socio-economic conditions shall enjoy appropriate policies prescribed by the Prime Minister.

Chapter III

SOLUTIONS

Article 6.- Regarding land

1. State-owned farms shall review and declare by themselves their land use, report to the People's Committees of the provinces or centrally-run cities where their land is located and to their superior agencies being ministries, ministerial-level agencies, Government-attached agencies or State corporations on the contents guided by the Natural Resources and Environment Ministry.

2. The provincial/municipal People's Committees shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the ministries, ministerial-level agencies, Government-attached agencies or State corporations in, directing State-owned farms to formulate or adjust the detailed plannings on the use of land areas being managed and used by the farms in their localities in line with the approved local land use plannings and plans, the branch development plannings, the local socio-economic development plannings and plans, the schemes on arrangement, renewal and development of State-owned farms, and on the basis of the results of the reviews of State-owned farms' land funds.

The detailed land use plannings must clearly state land areas of each category to be retained for use, land use plans, land use terms and land areas transferred to localities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. On the basis of the local schemes on arrangement, renewal and development of State-owned farms already approved by the Prime Minister, the provincial/municipal People's Committees shall assign and lease land to State-owned farms.

5. Forms of land assignment and lease:

a/ The State shall assign land without collecting land use levy to State-owned farms prescribed in Clauses 2 and 3, Article 5 of this Decree.

b/ The State shall lease land or assign land with the collection of land use levy to State-owned farms performing production and business tasks.

6. For land areas already contracted to workers' households and laborers, if properly performing the contracts and using land for the right purposes, the contracting households shall be allowed to continue using such land under the signed contracts with adjustments and/or supplements suitable to the farms' land management responsibilities. For land areas contracted to the contracting persons for use at their disposal (land leasing in substance), they shall be recovered according to procedures for assignment or lease according to the provisions of land legislation.

7. For farms' land areas which have been encroached upon, involved in disputes or violations, the provincial/municipal People's Committees shall direct the definitive settlement of each specific case according to law provisions.

8. The provincial/municipal People's Committees shall direct the delimitation of specific boundaries and placing of boundary markers for land use, perform measurements, compile cadastral dossiers and grant land use right certificates to land-using State-owned farms.

9. The provincial/municipal People's Committees shall recover land areas which farms do not use or are using for wrong purposes or inefficiently, land areas which have been leased, transferred or lent; land areas on which tree gardens have been sold; land areas of dissolved farms; land areas which must be adjusted because the production and business tasks are narrowed with competent authorities' approval for management and use according to the provisions of land legislation.

State-owned farms must hand all dossiers of the recovered land funds to the People's Committees of the provinces or centrally-run cities where exist such land funds.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ To prioritize the assignment of land to households and individuals who are officials, employees and workers of the farms with land recovered but now cease to work for such farms or those of the dissolved farms, for use for agricultural production, salt making or aquaculture.

b/ To prioritize the assignment of land to ethnic minority people and peasants' households who are living in the localities but have no or insufficient land for production.

The land assignment terms and the limits of agricultural land assigned to the subjects prescribed at Points a and b of this Clause shall comply with current provisions of land legislation.

c/ Land areas already contracted by State-owned farms to households and individuals shall be assigned or leased to such households and individuals. The assigned land limits shall comply with current provisions of land legislation. The land assignment term shall start from the date of contracting.

d/ To continue leasing land areas which are being leased to organizations, households and individuals. The land use term shall start from the date of leasing.

e/ Land areas which farms have used for joint ventures or partnerships with other economic sectors shall be assigned with the collection of land use levy or leased to the joint venture parties or partners. The land use term shall start from the date of contract signing.

f/ Agricultural land areas on which tree gardens have been sold or land areas on which stables have been erected but the cattle herds have been sold shall be leased to organizations, households or individuals that have bought the tree gardens or cattle herds. The land use term shall start from the date of purchase of tree gardens or stables and cattle herds.

g/ The remaining land areas, after being assigned or leased in the cases specified at Points a, b, c, d, e and f of this Clause, shall be assigned or leased to other subjects in accordance with the approved local land use plannings and plans.

h/ Organizations, households and individuals that use land prescribed in this Article shall be granted the land use right certificates after they complete land assignment or lease procedures and fulfil the financial obligations prescribed by law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 7.- Regarding capital, assets and finance

1. State-owned farms shall have to inventory, classify and determine all types of their existing capital, assets and liabilities; make financial statements up to the time of arrangement and renewal.

2. State-owned farms which are rearranged, dissolved or undergo ownership transformation under the plans approved by competent authorities shall have their outstanding financial, asset and liability problems considered and settled like State enterprises.

3. State-owned farms shall hand over their assets, including roads, irrigation works, school buildings, health stations which they have built with their investment, are managing and using in service of local public demands, to the provincial/municipal People's Committees or authorized units for management and use; hand over the electric systems which they manage and use to Vietnam Electricity Corporation for management. These assets, both assets and capital, shall be handed over in their present conditions according to the accounting books' figures at the time of hand-over. This work must be completed before December 31, 2004.

4. The Finance Ministry shall give specific guidance on the financial mechanism for the hand-over between farms and the involved parties.

5. Farms may retain the proceeds from the sale of tree gardens, planted forests, cattle herds and basic depreciation amounts for investing in intensive cultivation, garden re-planting, equipment procurement, technology renovation and infrastructure building according to the plannings and plans approved by competent authorities.

6. For farms located in deep-lying, remote or border areas, islands, strategic defense regions or areas with extreme socio-economic difficulties, they shall implement their infrastructure investment, maintenance and repair plans with State budget funds.

7. Factories and processing establishments shall be equitized according to current provisions of equitization legislation. Farms shall have their tree gardens associated with processing establishments equitized on a pilot basis. Preferential shares shall be sold to raw-material producers.

Article 8.- Labor policy

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. In the process of rearranging and reorganizing the production at State-owned farms, laborers who cannot be arranged into any jobs shall be entitled to the regimes prescribed in the Government's Decree No. 41/2002/ND-CP of April 11, 2002 and Decree No. 155/2004/ND-CP of August 11, 2004 on policies towards laborers who are left redundant as a result of rearrangement of State enterprises.

3. For laborers who have been assigned land of State-owned farms on a contractual basis, if the employer-employee labor relations are terminated, they shall not be entitled to the regimes prescribed in the Government's Decree No. 41/2002/ND-CP of April 11, 2002 and Decree No. 155/2004/ND-CP of August 11, 2004 but be provided with severance allowances prescribed in Article 42 of the Labor Code.

4. Officials who are directors, deputy directors, chief accountants and Managing Board members (if any) but are left redundant as a result of organizational rearrangement shall enjoy policies prescribed in the Government's Resolution No. 09/2003/NQ-CP of July 28, 2003 amending and supplementing the Government's Resolution No. 16/2000/NQ-CP of October 18, 2000 on streamlining payrolls in administrative agencies and non-business units. Payment sources shall come from the Redundant Labor Arrangement Support Fund according to the Government's Decree No. 41/2002/ND-CP of April 11, 2002 and Decree No. 155/2004/ND-CP of August 11, 2004.

5. Officials and workers who have received on a contractual basis production land, tree gardens or animal herds and now reach the retirement age shall be allowed to continue performing the contracts till the expiry of the contractual term. Upon the expiry of the contractual term, they shall be given priority to renew the contracts if they so wish.

6. For officials and employees who have received land, tree gardens or cattle herds of their farms on a contractual basis and got paid according to incomes from production results through the contracted land, tree gardens or cattle herds, all regulations on labor contracts must be complied with; wages, social insurance, medical insurance, labor protection amounts shall be included in production costs and expressed in the contracts.

7. For laborers who have received contracts but still enjoy rank- or position-based salaries, their contractual jobs must be expressed in the labor contracts according to current regulations. If their wages are included in the contracted results, the form of wage payment must be clearly stated in the labor contracts.

8. For laborers who are working at farms' establishments, when such establishments are handed over to localities for management under Clause 3, Article 7 of this Decree, localities shall have to receive such laborers, arrange jobs and provide benefits for them according to current regulations.

Article 9.- Regarding science and technology

1. State-owned farms shall step up the application of new scientific advances, technologies and high-technologies to production, processing and post-harvest product preservation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Farms must become centers for transfer and application of scientific and technological advances, provision of agricultural and forestry promotion services, and market information for their workers as well as local farmers; the State shall partially finance the performance of these tasks with the annual agricultural promotion funding sources of ministries and localities.

Chapter IV

ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

Article 10.- Responsibilities of ministries and branches

1. The Agriculture and Rural Development Ministry shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Finance Ministry, the Natural Resources and Environment Ministry, the Home Affairs Ministry, the Labor, War Invalids and Social Affairs Ministry and concerned ministries in, guiding the implementation of this Decree.

2. The Natural Resources and Environment Ministry shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the concerned ministries and branches in, guiding the land review, planning, management and use by State-owned farms.

3. The Finance Ministry shall assume the prime responsibility for, and coordinate with Vietnam State Bank, the Agriculture and Rural Development Ministry, the Planning and Investment Ministry and provincial/municipal People's Committees in, guiding the management and use of capital, assets, finance, related policies and regimes as well as funding sources to support the arrangement and renewal of State-owned farms.

4. The Agriculture and Rural Development Ministry shall evaluate the schemes on arrangement and renewal of State-owned farms of localities and corporations and submit them to the Prime Minister for approval.

5. The Defense Ministry and the Public Security Ministry shall evaluate the schemes on arrangement, renewal and development of State-owned farms, corporations under their management and submit them to the Prime Minister for approval.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 11.- Responsibilities of provincial/municipal People's Committees

1. To formulate schemes on farm arrangement, renewal and development and submit them to the Prime Minister for approval before June 2005 and direct the implementation thereof.

2. On the basis of land review and readjustment results, to determine land boundaries and issue decisions to assign or lease land and grant land use right certificates to farms.

3. To direct professional branches to guide and examine State-owned farms in formulating land use plannings and farm renewal and arrangement plans.

Article 12.- Responsibilities of State corporations

1. To formulate schemes on rearrangement of existing State-owned farms and submit them to the Prime Minister for approval (for corporations 91); submit to the concerned ministries for consideration and submission to the Prime Minister for approval (for corporations 90) before June 2005. Such schemes must be consented by the provincial/municipal People's Committees. For corporations managed by the provinces or centrally-run cities, they should submit their schemes to the provincial/municipal People's Committees for further submission to the Prime Minister for approval.

2. To coordinate with the provincial/municipal People's Committees in reviewing land funds which they are managing and using, and formulate or adjust the farms' land use plannings then submit them to the provincial/municipal People's Committees for approval.

3. To direct farms to arrange, renew and develop themselves according to the approved plans.

Article 13.- Responsibilities of State-owned farms

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. To make reports on their production and business over the years, on their profits and losses, labor, assets, supplies, capital and management; production and business plans and renewal plans, then submit them to competent authorities for approval.

3. To implement their arrangement and renewal plans after they are approved.

Chapter V

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 14.- Implementation effect and responsibilities

1. This Decree takes effect 15 days after its publication in the Official Gazette.

2. All previous regulations contrary to this Decree are hereby annulled.

3. The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the Government-attached agencies, the presidents of the provincial/municipal People's Committees shall have to implement this Decree.

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




PHAN VAN KHAI

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 170/2004/NĐ-CP ngày 22/09/2004 về sắp xếp, đổi mới và phát triển nông trường quốc doanh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


21.066

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.252.58
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!