ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 78/KH-UBND
|
Tuyên Quang, ngày
20 tháng 5 năm 2021
|
KẾ HOẠCH
PHÁT TRIỂN THỦY LỢI NHỎ, THỦY LỢI NỘI ĐỒNG GIAI ĐOẠN
2021-2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG
Căn cứ Luật Thuỷ lợi ngày
19/6/2017;
Căn cứ Nghị định số
77/2018/NĐ-CP ngày 16/5/2018 của Chính phủ quy định hỗ trợ phát triển thủy lợi
nhỏ , thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước;
Thực hiện Quyết định số
4600/QĐ-BNN-TCTL ngày 13/11/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về
việc Ban hành Kế hoạch phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng giai đoạn
2021-2025; Văn bản số 8623/BNN-TCTL ngày 09/12/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn về việc tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển thủy lợi
nhỏ, thủy lợi nội đồng giai đoạn 2021-2025.
Để triển khai thực hiện có hiệu
quả trong việc phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng. Ủy ban nhân dân tỉnh
Tuyên Quang ban hành Kế hoạch phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng giai
đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, cụ thể như sau:
I. QUAN ĐIỂM
VÀ MỤC TIÊU
1. Quan điểm
- Phát triển thủy lợi nhỏ, thủy
lợi nội đồng là nhiệm vụ quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả công trình thủy
lợi, phục vụ nhu cầu sử dụng nước đa dạng trong nông nghiệp, đáp ứng yêu cầu
chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi.
- Người dân đóng vai trò chủ đạo
trong việc phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng; Nhà nước có chính sách hỗ
trợ thông qua các tổ chức thủy lợi cơ sở, tăng cường sự tham gia của các thành
phần kinh tế.
- Phát triển thủy lợi nhỏ, thủy
lợi nội đồng trên cơ sở kết hợp giữa giải pháp công trình và phi công trình, bao
gồm đầu tư kết cấu hạ tầng thủy lợi và tăng cường hiệu quả quản lý, khai thác
công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ.
2. Mục tiêu
a) Mục tiêu tổng quát
- Nhằm khai thác và sử dụng hiệu
quả nguồn nước, chủ động phòng chống giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với điều kiện
biến đổi khí hậu. Từng bước hoàn thiện hạ tầng hệ thống công trình thủy lợi nhỏ,
thủy lợi nội đồng; hiện đại hóa công tác quản lý, khai thác góp phần phát triển
kinh tế - xã hội bền vững, phục vụ tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng
phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản hàng hóa, tập trung vào các sản
phẩm chủ lực, sản phẩm đặc sản đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, giá trị gia tăng
cao gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm
2030; bảo vệ môi trường, giảm thiểu các thiệt hại do nguồn nước gây ra, đáp ứng
yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong tương lai.
- Phát huy nội lực, nâng cao
vai trò chủ thể của người dân trong đầu tư, quản lý, khai thác công trình thủy
lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng.
- Góp phần thực hiện nâng cao
hiệu quả trong công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi.
b) Mục tiêu cụ thể
- Phấn đấu đến hết năm 2025 cơ
bản hoàn thành mục tiêu Đề án kiên cố hóa kênh mương đối với các tuyến kênh có
diện tích phục vụ tưới ≥ 2,0ha đưa tỷ lệ kiên cố hóa kênh mương toàn tỉnh trên
80% tổng kênh mương toàn tỉnh với mức hỗ trợ theo Nghị quyết số 09/2020/NQ-HĐND
ngày 15/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quy định mức hỗ trợ kiên cố hóa kênh
mương trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2021-2025.
- Huy động các nguồn lực, sự
tham gia của các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội
đồng nhằm bảo đảm tưới, tiêu chủ động, bảo đảm số lượng, chất lượng nước cho
vùng chuyên canh lúa tập trung, vùng sản xuất tập trung, vùng chuyển đổi từ đất
trồng lúa sang cây trồng cạn, đáp ứng quy trình kỹ thuật canh tác nông nghiệp
tiên tiến, hiện đại, tiết kiệm, hiệu quả, cụ thể:
+ Cấp nước chủ động cho diện
tích đất trồng lúa 2 vụ với mức đảm bảo tưới trên 85% tỷ lệ gieo cấy theo kế hoạch.
+ Đến năm 2025, diện tích cây
trồng cạn cần tưới theo kế hoạch đạt 45%, trong đó tưới tiên tiến, tiết kiệm nước
đạt 10%.
- Bảo đảm hệ thống cấp, thoát
nước chủ động, đáp ứng quy trình kỹ thuật nuôi trồng thủy sản đối với vùng
nuôi trồng thủy sản thâm canh tập trung.
- Đến năm 2025 có 50% tổ chức
thủy lợi cơ sở đã thành lập, được củng cố và hoạt động hiệu quả theo quy định của
Luật Thủy lợi.
II. NHIỆM VỤ
CHỦ YẾU VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Tổ chức
thực hiện có hiệu quả hệ thống thể chế, chính sách
Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện cơ
chế, chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng
và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước đảm bảo đồng bộ, thống nhất khả thi và tổ chức
thực hiện có hiệu quả phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh. Tập trung thực hiện
một số nội dung sau:
- Tham mưu ban hành quy định cụ
thể mức hỗ trợ đầu tư xây dựng hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây
trồng cạn theo quy định tại Nghị định số 77/2018/NĐ-CP , đồng thời ban hành các
chính sách đặc thù khác phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
- Tăng cường đổi mới công tác
tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về thủy lợi, nâng cao nhận thức của
cơ quan quản lý nhà nước về thủy lợi các cấp, chính quyền, tổ chức thủy lợi cơ
sở, người dân thường xuyên cập nhật các cơ chế, chính sách mới về thủy lợi,
trong đó có thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng.
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả
chính sách hỗ trợ kiên cố hóa kênh mương trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
2. Hoàn thiện
cơ sở hạ tầng thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng
- Huy động các nguồn lực xã hội
hóa tham gia đầu tư xây dựng, nâng cấp, hoàn thiện các công trình thủy lợi nhỏ,
thủy lợi nội đồng để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất nông
nghiệp, đáp ứng yêu cầu sản xuất công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu
cơ, yêu cầu tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới và
thích ứng với biến đổi khí hậu. Cụ thể như sau:
+ Tuyên truyền, vận động các tổ
chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh thực hiện chương trình kiên cố hóa kênh mương
theo Nghị quyết số 09/2020/NQ-HĐND ngày 15/12/2020 và đầu tư xây dựng hệ thống
tưới tiên tiến, tiết kiệm nước đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật
nuôi; đầu tư hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản và đảm bảo cấp,
thoát nước chủ động cho nuôi trồng thủy sản.
+ Xây mới, sửa chữa, nâng cấp
các đập, hồ chứa nước nhỏ, nạo vét kênh mương đảm bảo nguồn nước tưới chủ động,
đảm bảo an toàn công trình và vùng hạ du trong mùa mưa bão.
- Tổng hợp, đánh giá về hiện trạng
công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng; thực trạng áp dụng tưới tiên tiến,
tiết kiệm nước trên địa bàn tỉnh.
3. Củng cố,
phát triển tổ chức thủy lợi cơ sở
Rà soát, thành lập, củng cố, kiện
toàn tổ chức thủy lợi cơ sở theo Luật Thủy lợi để quản lý, khai thác công trình
thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng hoạt động hiệu quả, bền vững, cụ thể:
- Thực hiện củng cố, thành lập
tổ chức thủy lợi cơ sở, nâng cao năng lực cho tổ chức, cá nhân quản lý, khai
thác công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng đáp ứng theo Thông tư số
05/2018/TT-BNNPTNT và Nghị định 67/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của
Luật Thủy lợi.
- Đẩy mạnh thực hiện phân cấp,
chuyển giao nhiệm vụ khai thác công trình thủy lợi cho các tổ chức thủy lợi cơ
sở đáp ứng yêu cầu về năng lực theo quy định; tăng cường sự hỗ trợ của cơ quan
chuyên môn và chính quyền các cấp trong việc tổ chức và hoạt động của tổ chức
thủy lợi cơ sở.
- Tăng cường vai trò, trách nhiệm
có sự tham gia của người dân trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi nhỏ,
thủy lợi nội đồng.
- Định kỳ hàng năm các tổ chức
thủy lợi cơ sở đánh giá hiệu quả hoạt động và báo cáo cơ quan có thẩm quyền.
4. Khoa học
công nghệ, đào tạo, truyền thông
- Nghiên cứu áp dụng tiến bộ
khoa học công nghệ trong đầu tư xây dựng công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội
đồng và ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước:
+ Ứng dụng công nghệ, vật liệu
mới trong xây dựng hệ thống thủy lợi nội đồng gắn với giao thông nội đồng, như:
Công nghệ kênh bê tông thành mỏng đúc sẵn, đường ống …
+ Ứng dụng công nghệ tưới hiện
đại, quy trình tưới tiết kiệm nước đáp ứng các biện pháp canh tác tiên tiến,
khoa học ứng với các giai đoạn sinh trưởng cho các loại cây trồng.
+ Ứng dụng công nghệ xây dựng
công trình thu trữ nước cho các khu vực khan hiếm nước.
- Bồi dưỡng, tập huấn tăng cường
năng lực quản lý, khai thác công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng, an toàn
đập, hồ chứa cho cán bộ quản lý nhà nước về thủy lợi cấp huyện, xã; người trực
tiếp quản lý, khai thác công trình thủy lợi của các Tổ chức thủy lợi cơ sở.
- Tăng cường công tác thông
tin, truyền thông về chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước đối với
công tác quản lý, khai thác thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng để nâng cao nhận thức
của người dân về ý thức bảo vệ công trình thủy lợi, bảo vệ chất lượng nước, sử
dụng nước tiết kiệm qua đó nâng cao hiệu quả công trình thủy lợi gắn với xây dựng
nông thôn mới.
(Có
phụ lục chi tiết kèm theo)
III. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Thời gian thực hiện: Từ
năm 2021-2025.
2. Kinh phí thực hiện
- Ngân sách Trung ương hỗ trợ địa
phương thông qua các chương trình, dự án trực tiếp hoặc lồng ghép các chương
trình dự án có liên quan; ngân sách tỉnh hỗ trợ thực hiện đề án, dự án, các
chính sách hỗ trợ có liên quan và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác.
- Nguồn vốn của các tổ chức, cá
nhân quản lý, khai thác, sử dụng công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng.
3. Trách nhiệm tổ chức thực
hiện
- Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh lồng ghép việc hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ,
thủy lợi nội đồng, tưới tiên tiến, tiết kiệm nước vào các chương trình, dự án từ
nguồn ngân sách tỉnh, ngân sách Trung ương và các nguồn vốn hợp pháp khác.
- Sở Tài chính: Căn cứ khả năng
cân đối ngân sách địa phương, phối hợp với các đơn vị liên quan, tham mưu trình
Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ nguồn kinh phí ngân sách địa phương để thực hiện
các nội dung của Kế hoạch; thực hiện hướng dẫn lập, chấp hành, quyết toán kinh
phí theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các quy định của pháp luật
khác.
- Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố:
+ Xây dựng kế hoạch cụ thể để
triển khai thực hiện đối với các công trình thủy lợi được giao quản lý trên địa
bàn.
+ Bố trí, huy động các nguồn lực
để tổ chức triển khai có hiệu quả các nội dung của Kế hoạch trong việc cân đối,
giao kế hoạch và kinh phí hằng năm cho Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn
trên địa bàn để triển khai thực hiện.
+ Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các
xã, phường, thị trấn trên địa bàn: Tuyên truyền, phổ biến cho nhân dân biết và
triển khai thực hiện Kế hoạch này.
+ Định kỳ báo cáo kết quả thực
hiện các nội dung của Kế hoạch về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua
Chi cục Thủy lợi) trước ngày 05/12 hằng năm.
- Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn:
+ Chỉ đạo Ban quản lý khai thác
công trình thủy lợi Tuyên Quang cân đối, bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ sản phẩm,
dịch vụ thủy lợi hàng năm để thực hiện sửa chữa, nâng cấp công trình thủy lợi
nhỏ, thủy lợi nội đồng trên địa bàn tỉnh.
+ Theo dõi, kiểm tra,
đôn đốc và phối hợp với các sở, ngành hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố, đơn vị khai thác công trình thủy lợi và các cơ quan có liên quan
trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ được nêu trong Kế hoạch. Định kỳ
hàng năm tổng hợp báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân
dân tỉnh theo quy định.
Trên đây là Kế hoạch phát triển
thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Tuyên
Quang. Yêu cầu các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các cơ
quan, đơn vị liên quan chủ động, tích cực triển khai thực hiện Kế hoạch đảm bảo
đúng tiến độ, chất lượng, hiệu quả. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn,
vướng mắc, kịp thời phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng
hợp, báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh để xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (báo cáo);
- Thường trực Tỉnh ủy (báo cáo);
- Thường trực HĐND tỉnh (báo cáo);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và
Môi trường;
- Văn phòng ĐP CTMTQG XD NTM;
- UBND các huyện, thành phố;
- Chánh, Phó CVP UBND tỉnh;
- Các đơn vị quản lý khai thác CTTL;
- Cổng TTĐT tỉnh, CBĐT;
- Lưu: VT, ĐTXD, TL. (D)
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Thế Giang
|