Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 54/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Trà Vinh Người ký: Nguyễn Trung Hoàng
Ngày ban hành: 07/06/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TRÀ VINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 54/KH-UBND

Trà Vinh, ngày 07 tháng 6 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG MỘT TRIỆU HÉC-TA CHUYÊN CANH LÚA CHẤT LƯỢNG CAO VÀ PHÁT THẢI THẤP GẮN VỚI TĂNG TRƯỞNG XANH VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ĐẾN NĂM 2030” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH

Thực hiện Quyết định số 1490/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030”, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch thực hiện với các nội dung, nhiệm vụ, giải pháp sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Cụ thể hóa để thực hiện có hiệu quả các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đề ra trong Đề án “Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” (sau đây viết tắt là Đề án) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1490/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2023 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.

2. Yêu cầu

Xác định cụ thể nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp chủ yếu để các sở, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện và các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện có hiệu quả nội dung Đề án đạt mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

Triển khai hiệu quả công tác tổ chức lại sản xuất ngành hàng lúa gạo, đầu tư kết cấu hạ tầng đồng bộ, liên kết sản xuất, xây dựng thương hiệu và phát triển thị trường lúa gạo chất lượng cao phát thải thấp. Tăng cường ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa đồng bộ, bảo vệ môi trường và tăng trưởng xanh, nâng cao thu nhập người trồng lúa, giá trị gia tăng trong chuỗi lúa gạo.

Xây dựng vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ với Quy hoạch tỉnh Trà Vinh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1142/QĐ-TTg ngày 02 tháng 10 năm 2023, quy hoạch sử dụng đất cấp huyện và các quy hoạch, đề án, chiến lược khác có liên quan.

Huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tổng hợp của các tổ chức quốc tế, Nhà nước và tư nhân đầu tư chuỗi giá trị lúa gạo các-bon thấp theo phương thức hợp tác công tư, hợp tác quốc tế. Ưu tiên về đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, cơ giới hóa đồng bộ, phát triển và chuyển giao công nghệ, phát huy tối đa vai trò của khuyến nông và khuyến nông cộng đồng, khuyến khích doanh nghiệp liên kết với hợp tác xã để đầu tư và tiêu thụ lúa gạo.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Tổ chức thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả cao; hình thành các vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tổ chức lại hệ thống sản xuất theo chuỗi giá trị, áp dụng các quy trình canh tác bền vững nhằm gia tăng giá trị, góp phần phát triển bền vững ngành lúa gạo, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, thu nhập và đời sống của người trồng lúa, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Mục tiêu đến năm 2025

- Về quy mô: Diện tích canh tác vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp đạt 10.550 héc-ta.

- Về canh tác bền vững: Tại các vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp, giảm lượng lúa giống gieo sạ xuống 80 - 100 kg/héc-ta, giảm 20% lượng phân bón hoá học và thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học, khuyến khích sử dụng phân bón hữu cơ, giảm 20% lượng nước tưới so với canh tác truyền thống, 100% diện tích áp dụng ít nhất một quy trình canh tác bền vững, như: 1 phải 5 giảm (phải sử dụng giống lúa xác nhận; giảm giống, giảm nước, giảm phân bón, giảm thuốc bảo vệ thực vật và giảm thất thoát sau thu hoạch), tưới ngập khô xen kẽ, tiêu chuẩn sản xuất lúa bền vững (Sustainable Rice Platform - SRP), các tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt được chứng nhận và được cấp mã số vùng trồng.

- Về tổ chức lại sản xuất:

+ 100% diện tích sản xuất vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp có liên kết giữa doanh nghiệp với các tổ hợp tác, hợp tác xã hoặc tổ chức của nông dân trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

+ Tỷ lệ cơ giới hóa đồng bộ đạt trên 50% diện tích.

+ Trên 11.000 hộ áp dụng quy trình canh tác bền vững.

- Về bảo vệ môi trường và tăng trưởng xanh:

+ Tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch dưới 10%.

+ 70% rơm tại các vùng chuyên canh được thu gom khỏi đồng ruộng và được chế biến tái sử dụng.

+ Giảm trên 10% lượng phát thải khí nhà kính so với canh tác lúa truyền thống.

- Về thu nhập người trồng lúa, giá trị gia tăng: Giá trị gia tăng trong chuỗi lúa gạo tăng 30%, trong đó tỷ suất lợi nhuận của người trồng lúa đạt trên 40%.

- Xây dựng thương hiệu và xuất khẩu: Lượng gạo xuất khẩu chất lượng cao và phát thải thấp chiếm trên 10% tổng lượng gạo xuất khẩu của toàn vùng chuyên canh lúa gạo của tỉnh.

b) Mục tiêu đến năm 2030

- Về quy mô: Diện tích canh tác vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp đạt 30.736 héc-ta.

- Về canh tác bền vững: Giảm lượng lúa giống gieo sạ xuống dưới 70 kg/héc- ta, giảm 30% lượng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học, khuyến khích sử dụng phân bón hữu cơ, giảm 20% lượng nước tưới so với canh tác truyền thống. 100% diện tích áp dụng ít nhất một quy trình canh tác bền vững, như: 1 phải 5 giảm (phải sử dụng giống lúa xác nhận; giảm giống, giảm nước, giảm phân bón, giảm thuốc bảo vệ thực vật và giảm thất thoát sau thu hoạch), SRP, tưới khô xen kẽ và các tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt được chứng nhận và được cấp mã số vùng trồng.

- Về tổ chức sản xuất:

+ 100% diện tích sản xuất vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp có liên kết giữa doanh nghiệp với tổ hợp tác, hợp tác xã hoặc các tổ chức của nông dân trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

+ Tỷ lệ cơ giới hóa đồng bộ đạt trên 70% diện tích.

+ Trên 33.197 hộ áp dụng quy trình canh tác bền vững.

- Về bảo vệ môi trường và tăng trưởng xanh:

+ Tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch dưới 8%.

+ 100% rơm được thu gom khỏi đồng ruộng và được chế biến tái sử dụng.

+ Giảm trên 10% lượng phát thải khí nhà kính so với canh tác lúa truyền thống.

- Về thu nhập người trồng lúa, giá trị gia tăng: Giá trị gia tăng trong chuỗi lúa gạo tăng 40%, trong đó tỷ suất lợi nhuận người trồng lúa đạt trên 50%.

- Xây dựng thương hiệu và xuất khẩu: Lượng gạo xuất khẩu mang thương hiệu chất lượng cao, phát thải thấp chiếm trên 80% tổng lượng gạo xuất khẩu của toàn vùng chuyên canh lúa gạo của tỉnh.

III. NỘI DUNG

1. Địa bàn triển khai

Tại 42 xã của 06 huyện: Càng Long, Cầu Kè, Tiểu Cần, Châu Thành, Trà Cú và Cầu Ngang, với tổng diện tích khoảng 30.736 héc-ta.

(Chi tiết tại Phụ lục đính kèm)

2. Kế hoạch triển khai theo 02 giai đoạn

a) Giai đoạn 01 (2024 - 2025)

Rà soát, chọn vùng sản xuất lúa có diện tích đủ tiêu chí tham gia thực hiện Đề án, đồng thời mở rộng diện tích sản xuất phấn đấu đến cuối năm 2025 có 10.550 héc- ta đủ điều kiện.

Triển khai các hoạt động: Xây dựng kế hoạch, tổ chức tập huấn, củng cố hoạt động của Liên hiệp hợp tác xã lúa - gạo tỉnh, các hợp tác xã và tổ hợp tác sản xuất lúa tham gia thực hiện, kêu gọi doanh nghiệp tham gia liên kết, duy tu bảo dưỡng một số công trình phục vụ tốt cho sản xuất và chuẩn bị kế hoạch cho giai đoạn 2026 - 2030. Tiếp cận, ứng dụng hệ thống Đo đạc - Báo cáo - Thẩm định (MRV) và thí điểm cấp tín chỉ các-bon cho những vùng lúa đạt chuẩn do đơn vị có chức năng tổ chức.

b) Giai đoạn 2 (2026 - 2030)

Xác định cụ thể khu vực trọng tâm để tham gia thực hiện dự án đầu tư phát triển vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và giảm phát thải phấn đấu đến cuối năm 2030 có 30.736 héc-ta đạt tiêu chí theo quy định.

Tập trung vào các hoạt động chủ yếu như đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng những vùng diện tích mới, tổ chức lại sản xuất, xây dựng chuỗi giá trị, triển khai ứng dụng hệ thống MRV; đồng thời, duy trì sản xuất bền vững những vùng đạt các tiêu chí giai đoạn 2024 - 2025.

IV. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Lựa chọn, xây dựng vùng tham gia Đề án

a) Năm 2024: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Ủy ban nhân dân các huyện rà soát, củng cố diện tích thực hiện 7.245 héc-ta.

b) Năm 2025: Dựa trên các chỉ tiêu đăng ký tham gia Đề án, Ủy ban nhân các huyện chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát diện tích đủ tiêu chí đảm bảo thực hiện 10.550 héc-ta.

c) Giai đoạn 2026 - 2030: Ủy ban nhân dân các huyện phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát các diện tích đủ tiêu chí đảm bảo thực hiện 30.736 héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp vào năm 2030.

2. Rà soát, áp dụng hoàn thiện các gói kỹ thuật đảm bảo tiêu chí phát triển bền vững

a) Áp dụng các gói kỹ thuật về canh tác lúa đảm bảo sản xuất bền vững, giảm phát thải và thích ứng với biến đổi khí hậu; chuyển giao các quy trình xử lý rơm rạ cho hộ nông dân, hợp tác xã. Xây dựng các mô hình trình diễn, tập huấn cho các hộ nông dân, hợp tác xã, tổ hợp tác và các tổ chức của nông dân.

b) Áp dụng Quy trình và Sổ tay hướng dẫn Quy trình kỹ thuật sản xuất lúa chất lượng cao và phát thải thấp vùng đồng bằng sông Cửu Long” được Cục trưởng Cục Trồng trọt ban hành kèm theo Quyết định số 145/QĐ-TT-CLT ngày 27 tháng 3 năm 2024.

c) Ứng dụng hệ thống Đo đạc - Báo cáo - Thẩm định (MRV) làm cơ sở cấp tín chỉ các-bon, hướng tới thị trường tín chỉ các-bon trong và ngoài nước.

3. Tổ chức lại sản xuất và đào tạo tập huấn nâng cao năng lực

a) Các hộ trồng lúa, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp tham gia Đề án đăng ký tham gia và cam kết thực hiện quy trình canh tác lúa bền vững và phát thải thấp.

b) Tổ chức các hộ trồng lúa tham gia làm thành viên hoặc thành lập các hợp tác xã, tổ hợp tác hay các tổ chức của nông dân. Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia Đề án ký kết hợp đồng liên kết với các hợp tác xã, tổ hợp tác để cung cấp đầu vào chất lượng, hỗ trợ kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm đầu ra cho hộ trồng lúa.

c) Kết nối vùng sản xuất chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp với các trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm logistics gắn với vùng chuyên canh có sự tham gia của các tổ hợp tác, hợp tác xã và doanh nghiệp.

d) Tập huấn, chuyển giao cho hộ trồng lúa và tổ hợp tác, hợp tác xã biện pháp canh tác bền vững, biện pháp xử lý rơm rạ, các kiến thức bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, kiến thức quản trị, kinh doanh, thị trường, chuyển đổi số.

đ) Tăng cường công tác khuyến nông đào tạo, chuyển giao công nghệ cho phát triển sản xuất lúa phát thải thấp, trong đó ưu tiên nâng cao năng lực cho tổ chức khuyến nông cộng đồng.

4. Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng tại vùng chuyên canh

a) Nâng cấp các công trình thủy lợi hiện có và hoàn thiện hệ thống kênh mương kết hợp với giao thông nội đồng để chủ động tưới, tiêu, quản lý xâm nhập mặn, quản lý nước và thuận lợi cho máy móc vận hành, di chuyển.

b) Rà soát mạng lưới kho, sấy, chế biến trong vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp để tạo điều kiện về mặt bằng cho doanh nghiệp liên kết sản xuất - tiêu thụ mở rộng cơ sở sấy, chế biến, nâng cao hiệu quả và quy mô liên kết.

c) Thu hút các doanh nghiệp lựa chọn đặt các nhà máy sản xuất chế biến, hình thành các trung tâm logistics phục vụ các vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp, bảo đảm cung cấp tốt các dịch vụ kỹ thuật và bảo quản sau thu hoạch.

5. Huy động nguồn lực, hỗ trợ kỹ thuật và tài chính từ các quỹ tài chính các-bon, các quỹ hỗ trợ trên thế giới

a) Phối hợp với các bộ, ngành Trung ương huy động sự hỗ trợ từ các quỹ, các tổ chức quốc tế, các chính phủ và tổ chức phi chính phủ, đại sứ quán các nước để triển khai có hiệu quả Đề án.

b) Tiếp cận các nguồn hỗ trợ kỹ thuật và tài chính không hoàn lại từ nguồn tài chính chuyển đổi tài sản các-bon (Transformative Carbon Asset Facility - TCAF) của Ngân hàng Thế giới để hỗ trợ xây dựng hệ thống MRV đạt tiêu chuẩn quốc tế làm cơ sở cấp tín chỉ các-bon cho các diện tích đã áp dụng quy trình canh tác lúa phát thải thấp, hướng tới thị trường tín chỉ các-bon trong và ngoài nước để tăng thu nhập cho nông dân và nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm lúa gạo. Hình thành và phát triển lực lượng cán bộ thực hiện nhiệm vụ đo đạc, báo cáo, thẩm định và cấp tín chỉ các- bon.

6. Áp dụng hiệu quả các cơ chế, chính sách hiện hành

a) Rà soát, đề xuất điều chỉnh, bổ sung và tổ chức triển khai thực hiện cơ chế, chính sách hỗ trợ các đối tượng tham gia Đề án, hộ nông dân, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp. Thực hiện tốt các chính sách bảo hiểm nông nghiệp, các chính sách khác cho các hộ nông dân trồng lúa.

b) Thực hiện các chương trình tín dụng hỗ trợ thực hiện liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng cao và phát thải thấp giữa hợp tác xã, tổ hợp tác với các doanh nghiệp.

c) Thực hiện các chính sách hỗ trợ khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

d) Triển khai thực hiện cơ chế chi trả tín chỉ các-bon dựa vào kết quả cho các vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp.

đ) Hỗ trợ xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu và phát triển thị trường sản phẩm gạo chất lượng cao và phát thải thấp của tỉnh. Triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thương hiệu gạo phát thải thấp tại thị trường trong nước và quốc tế.

e) Ưu tiên thực hiện các chính sách hiện hành hỗ trợ hộ trồng lúa, hợp tác xã, doanh nghiệp trong vùng thực hiện Đề án. Hộ trồng lúa được ưu tiên tham gia đào tạo tập huấn, được vay vốn ưu đãi từ các chính sách tín dụng của nhà nước và được hưởng lợi ích do bán tín chỉ các-bon từ sản xuất lúa giảm phát thải khí nhà kính. Các hợp tác xã, tổ hợp tác được hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, được hỗ trợ kinh phí, kỹ thuật xây dựng các mô hình thí điểm. Các doanh nghiệp được tiếp cận nguồn tín dụng trung và dài hạn trong liên kết sản xuất tiêu thụ với các hợp tác xã, tổ hợp tác trong vùng triển khai Đề án, được hưởng lợi từ bán tín chỉ các-bon và ưu tiên tiếp cận các dự án quốc tế trong lĩnh vực này.

7. Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Trà Vinh triển khai các chương trình, nhiệm vụ, dự án ưu tiên được phê duyệt của Đề án, gồm: (i) Chương trình nâng cao năng lực cho hợp tác xã và doanh nghiệp tham gia Đề án; (ii) Chương trình tín dụng hỗ trợ liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng cao và phát thải thấp vùng đồng bằng sông Cửu Long; (iii) Chương trình hiện đại hóa hạ tầng sản xuất cho một triệu héc-ta lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long; (iv) Chương trình thí điểm chi trả các-bon dựa vào kết quả cho một triệu héc-ta lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long; (v) Dự án “Hỗ trợ hạ tầng kỹ thuật cho lúa các- bon thấp vùng đồng bằng sông Cửu Long”,…

V. KINH PHÍ VÀ NGUỒN VỐN THỰC HIỆN

1. Kinh phí thực hiện

Đơn vị được giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện Kế hoạch này, từng năm xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện.

2. Nguồn vốn thực hiện

a) Nguồn ngân sách nhà nước Trung ương và địa phương.

b) Nguồn tín dụng ưu đãi, nguồn xã hội hóa từ các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

c) Các nguồn vốn tài trợ không hoàn lại, nguồn vốn vay hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn hỗ trợ quốc tế khác.

d) Nguồn bán tín chỉ các-bon từ sản xuất lúa giảm phát thải khí nhà kính trong vùng Dự án Hỗ trợ hạ tầng và kỹ thuật cho sản xuất lúa các-bon thấp vùng đồng bằng sông Cửu Long, vay vốn Ngân hàng Thế giới.

đ) Nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Phối hợp Sở Nội vụ tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh và Tổ Giúp việc Ban Chỉ đạo cấp tỉnh để thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh.

b) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện triển khai thực hiện Kế hoạch này; tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ, ưu đãi cho phát triển vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp của tỉnh. Hàng năm, xây dựng kế hoạch và dự toán chi tiết thực hiện kế hoạch gửi Sở Tài chính thẩm định, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ vốn thực hiện.

c) Phối hợp các sở, ban, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện tổ chức tập huấn, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật sản xuất chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp, củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của khuyến nông và khuyến nông cộng đồng.

d) Phối hợp với Liên minh Hợp tác xã, Hội Nông dân tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các tổ chức kinh tế tập thể (hợp tác xã, tổ hợp tác).

đ) Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các sở, ban, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện triển khai thực hiện Kế hoạch này; hàng năm, báo cáo kết quả thực hiện, trong đó nêu rõ những khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện Kế hoạch và tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh.

e) Tham mưu, tổ chức sơ kết, tổng kết Kế hoạch theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường

a) Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện rà soát quy hoạch sử dụng đất, quản lý việc sử dụng đất trồng lúa theo đúng quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất.

b) Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân các huyện triển khai thực hiện quy định về đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm phát thải khí nhà kính, công tác chi trả tín chỉ các-bon theo Đề án.

3. Sở Kế hoạch và đầu tư

Phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu cấp thẩm quyền xem xét bố trí kế hoạch vốn trung hạn và hàng năm để thực hiện các dự án theo quy định của Luật Đầu tư công.

4. Sở Tài chính

Trên cơ sở đề xuất của các đơn vị có liên quan trong Kế hoạch và khả năng cân đối ngân sách tỉnh, tham mưu, trình cấp có thẩm quyền bố trí, phân bổ kinh phí theo phân cấp ngân sách để thực hiện Kế hoạch đúng theo quy định.

5. Sở Công Thương

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện công tác xúc tiến thương mại, quảng bá, hỗ trợ thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm lúa gạo.

6. Sở Khoa học và Công nghệ

Triển khai thực hiện các đề tài, dự án khoa học công nghệ và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, quy trình canh tác chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp, phối hợp thực hiện Đo đạc - Báo cáo - Thẩm định (MRV) làm cơ sở cấp tín chỉ các-bon.

7. Sở Thông tin và Truyền thông

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai các chính sách về chuyển đổi số trong nông nghiệp, triển khai các nội dung về xây dựng hạ tầng thông tin truyền thông, hạ tầng số phục vụ phát triển sản xuất lúa gạo.

8. Các sở, ban, ngành tỉnh có liên quan

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của ngành, chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện: Càng Long, Cầu Kè, Tiểu Cần, Châu Thành, Trà Cú và Cầu Ngang và các cơ quan, đơn vị chức năng triển khai, phối hợp thực hiện Kế hoạch này trên địa bàn tỉnh.

9. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Trà Vinh

Chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện: (i) Chương trình cho vay liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng cao và phát thải thấp vùng đồng bằng sông Cửu Long theo Quyết định số 1490/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ; (ii) Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo quy định tại Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 và Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ.

10. Liên minh Hợp tác xã

a) Thực hiện nhiệm vụ tư vấn, hỗ trợ trong quá trình hoạt động của các hợp tác xã sản xuất và kinh doanh lúa gạo.

b) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lựa chọn các tổ hợp tác, hợp tác xã tham gia thực hiện Đề án; thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của các hợp tác xã, tổ hợp tác.

c) Tạo điều kiện để các hợp tác xã vay vốn Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã để phát triển sản xuất.

11. Đề nghị Hội Nông dân tỉnh

Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân, các tổ chức sản xuất tích cực tham gia xây dựng, hình thành các vùng trồng lúa chất lượng cao và phát thải thấp, gắn với tăng trưởng xanh trên địa bàn tỉnh.

12. Hiệp hội, doanh nghiệp liên quan đến sản xuất, kinh doanh lúa gạo

Tham gia liên kết sản xuất, kinh doanh; đồng thời, tập trung truyền thông vận động, hỗ trợ thành viên tổ chức liên kết với hợp tác xã, doanh nghiệp tham gia Đề án để xây dựng chuỗi giá trị lúa gạo chất lượng cao và phát thải thấp.

13. Ủy ban nhân dân các huyện: Càng Long, Cầu Kè, Tiểu Cần, Châu Thành, Trà Cú và Cầu Ngang

a) Thành lập Ban Chỉ đạo cấp huyện và Tổ Giúp việc Ban Chỉ đạo cấp huyện để chủ động triển khai, phối hợp thực hiện hiệu quả các hoạt động của Đề án trên địa bàn huyện.

b) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh xây dựng, triển khai và bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch này.

c) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã tham gia Đề án tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia và thực hiện đúng các tiêu chí của Đề án.

d) Tổ chức triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ, ưu đãi đầu tư cho phát triển vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp. Thu hút đầu tư của các doanh nghiệp, hỗ trợ và phát triển các hợp tác xã, tổ hợp tác, đào tạo nhân lực quản lý, nâng cấp cơ sở hạ tầng để tham gia vào chuỗi sản xuất lúa bền vững.

14. Chế độ báo cáo

a) Định kỳ trước ngày 15 tháng 11 hàng năm, Ủy ban nhân dân các huyện, các cơ quan, đơn vị có liên quan gửi báo cáo kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch này về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.

b) Thực hiện chế độ báo cáo hàng năm, tổ chức sơ kết tình hình thực hiện Đề án vào năm 2025 và tổng kết tình hình thực hiện Đề án vào năm 2030.

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện được giao nhiệm vụ triển khai tổ chức thực hiện Kế hoạch này. Trong tổ chức thực hiện, nếu phát sinh các nhiệm vụ mới hoặc cần sửa đổi, bổ sung Kế hoạch, các sở, ban, ngành tỉnh và địa phương báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) xem xét, điều chỉnh cho phù hợp./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Trung Hoàng

 

PHỤ LỤC

DIỆN TÍCH THAM GIA ĐỀ ÁN
(Kèm theo Kế hoạch số 54/KH-UBND ngày 07 tháng 6 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh)

STT

Địa phương

Diện tích đăng ký

Ghi chú

Năm 2024

Năm 2025

Đến năm 2030

 

TOÀN TỈNH

7.245

10.550

30.736

 

I

Huyện Càng Long

500

600

2.835

 

1

Xã An Trường

100

100

500

 

2

Xã Huyền Hội

200

200

1.000

 

3

Xã Tân Bình

100

100

400

 

4

Xã Bình Phú

100

100

200

 

5

Xã Tân An

 

100

735

 

II

Huyện Cầu Kè

650

1.750

4.070

 

1

Xã Phong Phú

200

500

1.500

 

2

Xã Phong Thạnh

200

500

1.200

 

3

Xã Hòa Ân

100

250

470

 

4

Xã Châu Điền

150

500

900

 

III

Huyện Tiểu Cần

1.288

1.770

5.550

 

1

Xã Hiếu Tử

150

220

1.000

 

2

Xã Hiếu Trung

150

200

500

 

3

Xã Phú Cần

300

560

500

 

4

Xã Long Thới

100

100

1.000

 

5

Xã Hùng Hòa

50

50

150

 

6

Xã Tân Hùng

68

70

220

 

7

Xã Tập Ngãi

300

400

1.500

 

8

Xã Ngãi Hùng

170

170

680

 

IV

Huyện Châu Thành

1.240

1.420

2.685

 

1

Xã Mỹ Chánh

100

150

300

 

2

Xã Lương Hòa A

100

100

565

 

3

Xã Thanh Mỹ

195

210

500

 

4

Xã Song Lộc

50

130

510

 

5

Xã Hưng Mỹ

295

330

310

 

6

Xã Phước Hảo

200

200

200

 

7

Xã Đa Lộc

300

300

300

 

V

Huyện Trà Cú

2.710

3.200

7.586

 

1

Xã Ngọc Biên

500

600

1.413

 

2

Xã Phước Hưng

1.150

1.150

1.353

 

3

Xã An Quảng Hữu

350

400

200

 

4

Xã Ngãi Xuyên

100

200

300

 

5

Xã Hàm Giang

 

50

95

 

6

Xã Tập Sơn

100

150

1.209

 

7

Xã Đại An

50

50

66

 

8

Xã Tân Hiệp

60

200

1.500

 

9

Xã Long Hiệp

100

100

550

 

10

Xã Tân Sơn

300

300

900

 

VI

Huyện Cầu Ngang

857

1.810

8.010

 

1

Xã Thạnh Hòa Sơn

100

130

1.000

 

2

Xã Mỹ Long Bắc

77

450

815

 

3

Xã Thuận Hòa

 

150

600

 

4

Xã Mỹ Hòa

100

100

345

 

5

Xã Kim Hòa

130

130

1.000

 

6

Xã Hiệp Hòa

250

400

1.000

 

7

Xã Trường Thọ

50

250

1.750

 

8

Xã Nhị Trường

150

200

1.500

 

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 54/KH-UBND ngày 07/06/2024 thực hiện Đề án “Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Trà Vinh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


81

DMCA.com Protection Status
IP: 18.224.73.102
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!