Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 4477/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Lai Châu Người ký: Hà Trọng Hải
Ngày ban hành: 20/11/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LAI CHÂU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4477/KH-UBND

Lai Châu, ngày 20 tháng 11 năm 2023

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT, THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU NĂM 2024

Căn cứ Công văn số 5824/BNN-TY ngày 22/8/2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc xây dựng, phê duyệt và bố trí kinh phí phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm năm 2024; số 6060/BNN-TY ngày 31/8/2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc xây dựng kế hoạch và bố trí kinh phí phòng, chống dịch bệnh thủy sản năm 2024. Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu ban hành Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật, thủy sản trên địa bàn tỉnh Lai Châu năm 2024, như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh đ ng vật, thủy sản; khống chế kịp thời dịch bệnh, không để dịch lớn xảy ra, nhằm đảm bảo cho sản xuất chăn nuôi phát triển ổn định, bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Phát hiện sớm, cảnh báo kịp thời ảnh hưởng về chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản, khuyến cáo, hướng dẫn các biện pháp xử lý, kiểm soát môi trường nước, phòng bệnh cho thủy sản nuôi đạt hiệu quả.

2. Yêu cầu

Triển khai thực hiện phải có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ gia các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở; huy động nhân dân tích cực tham gia thực hiện.

Việc giám sát dịch bệnh trên động vật, thủy sản phải được thực hiện thường xuyên, liên tục theo quy định để kiểm soát nguy cơ phát sinh dịch bệnh, phát hiện sớm dịch bệnh trên động vật, thủy sản. Lựa chọn điểm quan trắc tại khu vực nước cấp cho vùng nuôi tập trung, điểm được chọn phải ổn định, đại diện cho thủy vực nơi cần quan trắc.

Các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản phải tuân theo quy định của Luật Thú y và hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân tỉnh.

Tổ chức phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản phải kịp thời, phù hợp với điều kiện của địa phương, đảm bảo hiệu quả, không lãng phí các nguồn kinh phí hỗ trợ.

II. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Tiêm vắc xin phòng bệnh cho động vật nuôi

1.1. Phạm vi, đối tượng

- Phạm vi tiêm phòng: Tất cả các xã, phường, thị trấn của 8/8 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Lai Châu.

- Đối tượng vật nuôi bắt buộc phải tiêm vắc xin phòng bệnh: Trâu, bò, lợn, chó, mèo, gia cầm trong diện phải tiêm phòng.

1.2. Các loại bệnh phải tiêm phòng

Tng đàn vật nuôi dự kiến trên địa bàn tỉnh năm 2024: Trâu, bò 118.360 con; lợn 252.900 con; chó, mèo 63.950 con; gia cầm 1.810.000 con. Các loại bệnh phải tiêm phòng vắc xin gồm:

- Bệnh Tụ huyết trùng (THT), Lở mồm long móng (LMLM), Viêm da nổi cục (VDNC) trâu, bò: Số lượng trâu, bò được tiêm phòng đạt tối thiểu 80% tổng đàn trâu, bò hiện có trên địa bàn.

- Bệnh Tụ huyết trùng lợn, Dịch tả lợn (cổ điển): Thực hiện tiêm vắc xin phòng bệnh cho lợn trong các trang trại, cơ sở chăn nuôi tập trung và lợn nái, lợn đực giống trong các đàn lợn nuôi nhỏ lẻ trong các hộ gia đình tại khu vực có ổ dịch cũ, địa bàn có nguy cơ cao (khoảng 40% tổng đàn đối với các huyện, thành phố có cơ sở chăn nuôi trang trại, tập trung; khoảng 30% đối với các huyện không có trang trại).

- Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi: Thực hiện tiêm vắc xin phòng bệnh cho lợn thịt trong các trang trại, cơ sở chăn nuôi tập trung, hộ chăn nuôi đảm bảo an toàn sinh học, ước tính 30% tổng đàn.

- Bệnh Dại động vật: Tiêm tối thiểu 80% đàn chó, mèo hiện có tại các xã, phường của thành phố Lai Châu, thị trấn, thị tứ, trung tâm của các xã thuộc 07 huyện và những nơi đã từng xuất hiện bệnh Dại; các xã còn lại tiêm tối thiểu 70% tổng đàn; rà soát, tiêm bổ sung cho đàn chó, mèo mới phát sinh.

- Đối vi bệnh Cúm gia cầm: Tiêm cho đàn gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng) nuôi nhỏ lẻ trong các hộ gia đình và đàn gia cầm giống, gia cầm trứng thương phẩm, gia cầm nuôi thịt với thời gian nuôi trên 45 ngày nuôi trong các trang trại, gia trại. Tỷ lệ tiêm phòng đạt tối thiểu 80% diện tiêm tại khu vực có ổ dịch cũ, địa bàn có nguy cơ cao (thị trấn, thị tứ, trung tâm các xã, nơi chăn nuôi tập trung, nơi có trục đứng giao thông chính, khu vực biên giới...). Các khu vực khác tỷ lệ tiêm phòng đạt từ 70% diện tiêm trở lên.

- Bệnh Nhiệt thán: Thực hiện tiêm phòng vắc xin Nhiệt thán cho gia súc tại vùng có ổ dịch cũ, vùng bị dịch uy hiếp và địa bàn có nguy cơ cao; tiêm phòng trong vòng ít nhất 10 năm liên tục tính từ năm có dịch Nhiệt thán cuối cùng.

1.3. Số lượng vắc xin tiêm phòng

Số lượng các loại vắc xin tiêm phòng cho đàn vật nuôi trong năm 2024 do các huyện, thành phố căn cứ vào số lượng vật nuôi thực tế trước đợt tiêm, tỷ lệ tiêm phòng đạt được tối thiểu và khả năng cân đối, bố trí kinh phí hỗ trợ, khả năng xã hội hoá để xác định cụ thể số lượng từng loại vắc xin.

Dự kiến tổng nhu cầu vắc xin: 2.519.900 liều (đã bao gồm khoảng 5% lượng vắc xin hao hụt trong quá trình tiêm phòng, trừ vắc xin tiêm phòng bệnh Dại khi sử dụng loại vắc xin 01 liều/con), cụ thể:

+ Vắc xin Tụ huyết trùng trâu, bò: 201.000 liều;

+ Vắc xin LMLM trâu bò 201.000 liều (type O: 164.100 liều; type O - A: 36.900 liều tại Than Uyên);

+ Vắc xin VDNC trâu, bò: 100.500 liều;

+ Vắc xin tụ huyết trùng lợn: 180.950 liều;

+ Vắc xin Dịch tả lợn (cổ điển): 180.950 liều;

+ Vắc xin dịch tả lợn châu phi: 151.740 liều;

+ Vắc xin Dại: 45.260 liều;

+ Vắc xin Cúm gia cầm: 1.448.000 liều;

+ Vắc xin Nhiệt thán: 10.500 liều.

(Chi tiết có Phụ lục số 01 kèm theo)

1.4. Thời gian tiêm phòng

- Các loại vắc xin Tụ huyết trùng trâu, bò, lợn; Lở mồm long móng trâu, bò, Dịch tả lợn cổ điển, Cúm gia cầm tiêm 02 đợt/năm: đợt 1 (vụ Xuân hè) vào tháng 3 - 4, đợt 02 (vụ Thu đông) vào tháng 9 - 10.

- Vắc xin Nhiệt thán gia súc: Tiêm phòng 1 đợt/năm, ngoài ra cần thực hiện tiêm phòng bổ sung đối vi gia súc mới phát sinh, đàn gia súc đã hết thời gian miễn dịch bảo hộ.

- Vắc xin Dịch tả lợn Châu Phi tiêm 02 đợt/năm (tiêm sau ít nhất 15 ngày so với thời điểm tiêm vắc xin phòng bệnh định kỳ cho đàn lợn).

- Vắc xin Viêm da nổi cục tiêm 01 đợt/năm, sau khi đã triển khai xong tiêm phòng định kỳ vụ Xuân hè (tiêm sau ít nhất 15 ngày so với thời điểm tiêm vắc xin phòng bệnh định kỳ vụ Xuân hè cho trâu, bò).

- Vắc xin phòng Dại cho đàn chó, mèo: Tiêm 01 đợt/năm vào tháng 02 - 4; tiêm bổ sung cho những con mới phát sinh hoặc chưa tiêm.

2. Giám sát, chẩn đoán dịch bệnh, giám sát

2.1. Khi chưa có dịch bệnh xảy ra (giám sát chủ động)

- Đối với động vật trên cạn: Lấy 120 mẫu đơn để xét nghiệm giám sát đối dịch bệnh trên gia súc, gia cầm (90 mẫu giám sát bệnh CGC, 30 mẫu giám sát bệnh Dại); tần suất 01 đợt/năm hoặc lấy mẫu đột xuất tại những khu vực có nguy cơ cao, đàn vật nuôi mới đưa vào địa bàn hoặc nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

- Đối với động vật thủy sản: Tập trung lấy mẫu cá tại các cơ sở kinh doanh giống thủy sản trên địa bàn nham hạn chế nguy cơ lây nhiễm mầm bệnh trước khi cung ứng cho nhân dân trong tỉnh và chủ động lấy mẫu tại các vùng nuôi cá lồng, cá ao, cá nước lạnh tập trung; tong số mẫu dự kiến là 50 mẫu.

2.2. Khi có dịch bệnh xảy ra (giám sát bị động)

- Đối với động vật trên cạn

+ Khi phát hiện gia súc, gia cầm chết, nghi mắc bệnh trong trường hợp dịch bệnh xảy ra ở diện hẹp: Lấy mẫu xét nghiệm để chẩn đoán dịch bệnh, xác minh ổ dịch (nếu có); dự kiến lấy 40 mẫu.

+ Khi phát hiện gia súc, gia cầm chết, nghi mắc bệnh trong trường hợp dịch bệnh xảy ra ở diện rộng, dịch bệnh mới xuất hiện trên địa bàn tỉnh: Lấy mẫu xét nghiệm để chẩn đoán dịch bệnh, xác minh ổ dịch (nếu có); dự kiến lấy 70 mẫu.

- Đối với động vật thủy sản: Đánh giá các chỉ tiêu biến động môi trường, kiểm tra biểu hiện lâm sàng, số lượng, loài, lứa tuổi, ngày phát hiện thủy sản mắc bệnh, diện tích, thể tích mắc bệnh, hình thức nuôi, tình trạng ao, bể, lồng nuôi bị bệnh, thu mẫu bệnh phẩm; dự kiến lấy 15 mẫu.

2.3. Lấy mẫu giám sát sau tiêm vắc xin phòng bệnh Lở mồm long móng

Lấy 120 mẫu huyết thanh trâu, bò của 02 huyện để đánh giá kết quả tiêm phòng và tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng vắc xin LMLM trên địa bàn tỉnh (hoặc lấy mẫu huyết thanh lợn để đánh giá kết quả tiêm phòng và tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng vắc xin DTLCP). Thực hiện lấy mẫu sau khi tiêm vắc xin LMLM ít nhất 4 tuần và không quá 3 tháng (đối với DTLCP thực hiện lấy mẫu theo hướng dẫn của Cục Thú y).

3. Quan trắc môi trường trong nuôi trồng thủy sản

3.1. Quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản thường xuyên

Triển khai hoạt động quan trắc tại các khu vực nuôi cá lồng, cá ao, cá nước lạnh của các đối tượng nuôi chủ lực, các đối tượng nuôi chính, có giá trị kinh tế tại 07 huyện, thành phố bao gồm Than Uyên, Tân Uyên, Tam Đường, Phong Thổ, Sìn Hồ, Nậm Nhùn và thành phố Lai Châu như sau:

- Địa điểm quan trắc: Thực hiện quan trắc tại 15 điểm thuộc 12 xã của 07 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh.

(Chi tiết địa điểm quan trắc tại Phụ lục số 02 kèm theo)

+ Cá lồng: Nhiệt độ nước, oxy hòa tan, pH, N-NH4+, N-NO2-, N-NO3-, P- PO43-, Nitơ, Đồng, Sắt, TSS, vi khuẩn tổng số, Coliform, phân lập và định danh vi khuẩn,... với tần suất quan trắc tối thiểu 3 lần/năm.

+ Cá ao: Nhiệt độ nước, oxy hòa tan, pH, N-NH4+, N-NO2-, N-NO3-, P- PO43-,Nitơ, Đồng, Sắt, BOD, COD, TSS, mật độ và thành phần tảo độc, vi khuẩn tong số, Coliform, thực vật phù du, phân lập và định danh vi khuẩn, thuốc bảo vệ thực vật,... với tần suất tần suất quan trắc tối thiểu 3 lần/năm.

+ Cá nước lạnh: Nhiệt độ nước, oxy hòa tan, pH, N-NH4+, N-NO2-, N-NO3-, P- PO43-, vi khuẩn tong số, Coliform, phân lập và định danh vi khuẩn,... với tần suất quan trắc tối thiểu 03 lần/năm.

- Thời gian quan trắc: từ tháng 3 đến tháng 12 hàng năm.

3.2. Quan trắc, giám sát môi trường đột xuất

- Khi môi trường có diễn biến bất thường (mưa, nắng nóng kéo dài); khi khu vực nuôi thủy sản xảy ra dịch bệnh hoặc cá chết bất thường không rõ nguyên nhân hoặc khi môi trường vùng nuôi có dấu hiệu ô nhiễm, tích tụ chất hữu cơ.

- Thông số, tần suất quan trắc, giám sát: Dựa trên các thông số quan trắc và giám sát môi trường thường xuyên tại các vùng nuôi. Tùy theo tình hình thực tế để lựa chọn và bổ sung các chỉ tiêu khác ngoài các chỉ tiêu quan trắc thường xuyên cho phù hợp.

4. Công tác vệ sinh tiêu độc, khử trùng môi trường

4.1. Đối với động vật trên cạn

- Khu vực phải vệ sinh, tiêu độc khử trùng: Cơ sở, chuồng trại chăn nuôi; điểm giết mổ, điểm chợ kinh doanh động vật, sản phẩm động vật tươi sống, nơi chăn thả, nuôi cách ly động vật; cơ sở ấp, nở gia cầm, thủy cầm; khu vực biên giới (cửa khẩu, lối mở); dụng cụ chăn nuôi, phương tiện vận chuyển...

- Thời gian thực hiện:

+ Vệ sinh, tiêu độc, khử trùng định kỳ: Tổ chức “Tháng vệ sinh tiêu độc, khử trùng môi trường để phòng, chống dịch bệnh” vào tháng 03 - 04, tháng 10 - 11 và theo các đợt phát động của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Y tế.

+ Vệ sinh, tiêu độc, khử trùng thường xuyên: Hộ gia đình, cơ sở chăn nuôi, chợ kinh doanh thực phẩm tươi sống, điểm giết mổ... thực hiện theo Phụ lục số 08 ban hành kèm theo Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 5 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

4.2. Đối với động vật thủy sản

Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chủ động xác định địa điểm và diện tích hỗ trợ thuốc sát trùng, chế phẩm xử lý môi trường để phòng ngừa bện h trong nuôi thủy sản trên địa bàn.

Việc triển khai hỗ trợ thuốc, hóa chất, chế phẩm xử lý môi trường thực hiện theo quy định của Nhà nước về phòng, chống dịch bệnh thủy sản.

5. Kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y

- Kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển động vật và sản phẩm động vật ra, vào địa bàn tỉnh theo Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn, Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản và các thông tư sửa đổi, bổ sung.

- Tăng cường công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, không để động vật, sản phẩm động vật chưa qua kiểm dịch lưu thông, vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ trên địa bàn tỉnh, ngăn ngừa nguy cơ lây lan dịch bệnh từ bên ngoài vào địa bàn tỉnh.

- Tăng cường kiểm tra vệ sinh thú y đối với động vật, sản phẩm động vật tại các chợ và các điểm buôn bán động vật, sản phẩm động vật; công tác quản lý hoạt động giết mổ động vật; đánh giá, phân loại, kiểm tra các cơ sở kinh doanh, giết mổ động vật; công tác quản lý cơ sở kinh doanh thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, cơ sở cung ứng con giống,...

6. Về quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh giống, thuốc thú y, thú y thủy sản, thức ăn chăn nuôi và hành nghề thú y

- Tăng cường công tác quản lý, giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc thú y, thuốc thú y thủy sản, hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, chất cải tạo môi trường dùng trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và thức ăn chăn nuôi.

- Tổ chức kiểm tra định kỳ, đột xuất đối với các cơ sở kinh doanh giống, cơ sở nuôi trồng thủy sản; các cơ sở buôn bán thuốc thú y, thú y thủy sản, hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, chất cải tạo môi trường dùng trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Lai Châu theo quy định tại các Thông tư: số 09/2016/TT-BNNPTNT ngày 01 tháng 6 năm 2016; số 13/2016/TT-BNNPTNT ngày 02 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y.

7. Xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật

Tiếp tục hướng dẫn các cơ sở, đơn vị, địa phương lập hồ sơ đăng ký xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh. Thành lập Hội đồng để thẩm định các cơ sở đạt yêu cầu an toàn dịch bệnh theo quy định, để công nhận hoặc trình Cục Thú y công nhận (nếu có).

Thực hiện Chương trình giám sát thường xuyên, định kỳ đối với cơ sở đã được cấp chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh.

8. Công tác chống dịch bệnh (nếu xảy ra)

Thực hiện công bố dịch và huy động lực lượng triển khai các biện pháp phòng, chống dịch, xử lý động vật nuôi, động vật thủy sản mắc bệnh, chết theo quy định của Luật Thú y.

Vệ sinh tiêu độc khử trùng trong vùng dịch và khu vực xung quanh khu vực chăn nuôi; đường xã, ngõ thôn tại ổ dịch và xung quanh ổ dịch; khử trùng ao nuôi, nguồn nước cấp vào và thải ra của ao nuôi, môi trường nuôi trồng thủy sản,...theo hướng dẫn. Thành lập các chốt kiểm dịch động vật tạm thời, trực 24/24 giờ trong suốt thời gian có dịch để kiểm tra, kiểm soát việc vận chuyển, buôn bán động vật, sản phẩm động vật, thủy sản ra, vào nơi có dịch theo quy định. Hỗ trợ kịp thời cho đối tượng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh theo quy định hiện hành.

9. Công tác tuyên truyền, tập huấn

Các cơ quan, đơn vị, địa phương lựa chọn nội dung, hình thức tuyên truyền đảm bảo hiệu quả, thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế để thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh động vật, thủy sản trên địa bàn tỉnh Lai Châu năm 2024.

Tổ chức tập huấn hướng dẫn các biện pháp phòng chống dịch bệnh và chăn nuôi an toàn sinh học, bảo vệ môi trường trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; hướng dẫn kỹ thuật nuôi thủy sản nước lạnh.

III. NGUỒN KINH PHÍ

Kinh phí thực hiện Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật, thủy sản; quan trắc môi trường trong nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Lai Châu năm 2024 được bố trí từ nguồn vốn ngân sách nhà nước và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác.

1. Ngân sách tỉnh

Ngân sách tỉnh đảm bảo kinh phí để thực hiện Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật, thủy sản; quan trắc môi trường trong nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Lai Châu năm 2024 do các cơ quan thuộc tỉnh thực hiện theo đúng phân cấp ngân sách hiện hành.

2. Ngân sách cấp huyện, thành phố

Ủy ban nhân dân huyện, thành phố quyết định bố trí kinh phí cho các hoạt động hằng năm của Kế hoạch tại địa phương. Ngân sách địa phương đảm bảo kinh phí cho các hoạt động: Mua sắm dụng cụ, trang bị bảo hộ, vật tư, hóa chất dùng trong phòng, chống dịch bệnh; mua vắc xin để tiêm phòng đối với động vật thuộc diện tiêm phòng hằng năm, vắc xin dự phòng để phục vụ công tác chống dịch; chi trả công tiêu hủy gia súc mắc bệnh, công cho lực lượng tham gia công tác phòng, chống dịch; thông tin, tuyên truyền; đào tạo, tập huấn chuyên môn; các hoạt động kiểm tra, giám sát, hội nghị về phòng, chống dịch bệnh của địa phương do các đơn vị cấp huyện, thành phố thực hiện.

3. Các nguồn vốn hợp pháp khác

Kinh phí do các tổ chức quốc tế, nhà tài trợ, doanh nghiệp, chủ cơ sở chăn nuôi, xã hội hóa và từ các nguồn vốn hợp pháp khác.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Tổ chức triển khai các nội dung, hoạt động phòng chống dịch bệnh động vật theo kế hoạch được phê duyệt. Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các ngành chức năng liên quan tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tại cơ sở; tong hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.

- Phối hợp với Sở Y tế trong việc hướng dẫn các địa phương giám sát và phòng chống các bệnh động vật lây sang người (Bệnh dại, Cúm gia cầm, Nhiệt thán...) theo Thông tư liên tịch số 16/2013/TTLT-BYT-BNN&PTNT ngày 27 tháng 5 năm 2013 của Liên Bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Phối hợp với các cơ quan truyền thông tổ chức phổ biến, tuyên truyền các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.

- Chỉ đạo cơ quan chuyên môn (Chi cục Chăn nuôi và Thú y) thực hiện:

+ Phối hợp, hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chỉ đạo thực hiện tốt công tác kiểm soát giết mổ (KSGM) động vật, kiểm tra vệ sinh thú y đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trước khi cho phép lưu hành trên thị trường; kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật nhập vào địa bàn tỉnh (đặc biệt là kiểm tra, kiểm dịch đối với động vật làm giống phục vụ các chương trình, dự án, hộ chăn nuôi).

+ Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất kinh doanh thuốc thú y, thuốc thú y thủy sản, hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, chất cải tạo môi trường dùng trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và thức ăn chăn nuôi.

+ Phối hợp Chi cục Chăn nuôi và Thú y các tỉnh, thành phố trong công tác phối hợp kiểm soát, phòng trừ dịch bệnh.

+ Lấy mẫu xét nghiệm giám sát, chẩn đoán, xác minh dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm và thủy sản; lấy mẫu nước quan trắc môi trường, cảnh báo nguy cơ dịch bệnh trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.

+ Tổ chức tuyên truyền, tập huấn các quy định của pháp luật, hướng dẫn các biện pháp thuộc lĩnh vực chăn nuôi, thú y, thủy sản.

2. Sở Tài chính

Căn cứ khả năng ngân sách tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch theo phân cấp ngân sách hiện hành.

3. Sở Thông tin và Truyền thông

Chỉ đạo các cơ quan báo chí hoạt động trên địa bàn tỉnh, hệ thống thông tin cơ sở tổ chức tuyên truyền, phổ biến nội dung kế hoạch đảm bảo đầy đủ về nội dung, đa dạng về hình thức để các cấp, các ngành, nhân dân được biết.

4. Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc và các Đoàn thể tỉnh

Phối hợp với các cấp, các ngành chỉ đạo các tổ chức đoàn thể tuyên truyền, vận động hội viên và nhân dân tham gia công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản trên địa bàn tỉnh.

5. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

- Xây dựng và triển khai kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật, thủy sản trên địa bàn năm 2024; chủ động bố trí kinh phí thuộc nhiệm vụ của cấp huyện để thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh.

- Chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/Phòng Kinh tế, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn phối hợp với Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức giám sát dịch bệnh, tiêm phòng vắc xin, công tác vệ sinh thú y, tiêu độc khử trùng môi trường, chống dịch (nếu có), quan trắc môi trường nuôi trồng thủy sản. Báo cáo kết quả triển khai thực hiện các chương trình, dự án hỗ trợ có sử dụng con giống vật nuôi, thủy sản về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để phối hợp trong công tác kiểm tra, kiểm dịch.

- Báo cáo kết quả triển khai thực hiện về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Chi cục Chăn nuôi và Thú y) để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

6. Tổ chức, cá nhân có chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản

- Đảm bảo điều kiện chăn nuôi về địa điểm, chuồng trại, ao nuôi, con giống,... công tác vệ sinh, xử lý chất thải theo quy định của pháp luật về thú y.

- Khi phát hiện động vật mắc bệnh, chết, có dấu hiệu nghi mắc bệnh truyền nhiễm hoặc động vật nuôi bị chết bất thường không rõ nguyên nhân phải thực hiện ngay việc khai báo dịch bệnh động vật cho nhân viên thú y cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành thú y nơi gần nhất, không bán chạy hoặc vứt xác gia súc, gia cầm ốm chết ra ao, hồ, sông, suối, đường giao thông... làm phát tán, lây lan dịch bệnh.

- Thực hiện nghiêm các quy định phòng, chống dịch bệnh đối với vật nuôi theo quy định của pháp luật, đặc biệt là chấp hành việc tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn vật nuôi, chi trả công tiêm vắc xin cho người thực hiện tiêm phòng theo quy định, chi trả tiền mua vắc xin (đối với những loại vắc xin không được hỗ trợ). Chấp hành việc kiểm tra, hướng dẫn của các cơ quan quản lý chuyên ngành thú y và cơ quan nhà nước có tham quyền; hợp tác với các cơ quan chuyên môn trong việc lấy mẫu kiểm tra các chỉ tiêu môi trường, dịch bệnh, giám sát dịch bệnh.

Trên đây là Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật, thủy sản trên địa bàn tỉnh Lai Châu năm 2024. Các sở, ngành chuyên môn, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các tổ chức, cá nhân liên quan triển khai thực hiện./.


Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT; (báo cáo)
- Thường trực Tỉnh ủy; (báo cáo)
- Thường trực HĐND tỉnh; (báo cáo)
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- UBMTTQ và các đoàn thể tỉnh;
- Các sở, ban, ngành tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Đài PTTH tỉnh, Báo Lai Châu; Cổng TTĐT tỉnh; các cơ quan báo chí Trung ương thường trú trên địa bàn tỉnh;
- Lưu: VT, Kt5, Kt9.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Hà Trọng Hải

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 4477/KH-UBND ngày 20/11/2023 về phòng, chống dịch bệnh động vật, thủy sản trên địa bàn tỉnh Lai Châu năm 2024

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


293

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.9.200
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!