Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 4153/KH-UBND 2021 phòng chống bệnh Dịch tả heo Châu Phi tỉnh Đồng Nai

Số hiệu: 4153/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Nai Người ký: Võ Văn Phi
Ngày ban hành: 20/04/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4153/KH-UBND

Đồng Nai, ngày 20 tháng 4 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG BỆNH DỊCH TẢ HEO CHÂU PHI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI, GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

Thực hiện Quyết định số 972/QĐ-TTg ngày 07 tháng 7 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành “Kế hoạch phòng, chống bệnh dịch tả heo Châu Phi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, giai đoạn 2021 - 2025”, cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Chủ động giám sát, phát hiện sớm, cảnh báo, áp dụng kịp thời có hiệu quả các biện pháp phòng, chống bệnh Dịch tả heo Châu Phi (DTHCP) áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh nhằm giảm thiểu tổn thất về kinh tế, hạn chế tác động xấu của giá thịt heo đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI), môi trường và các hoạt động thương mại liên quan đến động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn tỉnh và cả nước.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Từ năm 2020 - 2021, trên 90% đơn vị cấp xã không có bệnh DTHCP; năm 2022 - 2023, trên 95% đơn vị cấp xã không có bệnh DTHCP; năm 2024 - 2025, trên 99% đơn vị cấp xã không có bệnh DTHCP.

b) Xây dựng thành công ít nhất 100 cơ sở an toàn dịch bệnh với bệnh DTHCP.

c) Có 100% trang trại quy mô lớn, 90% trang trại quy mô vừa và 80% trang trại quy mô nhỏ (theo quy định tại Nghị định số 13/2020/NĐ-CP của Chính phủ) áp dụng các biện pháp chăn nuôi heo an toàn sinh học.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Công tác tuyên truyền

a) Tuyên truyền bằng nhiều hình thức về công tác phòng, chống dịch bệnh, nguy cơ tái phát dịch bệnh, chăn nuôi an toàn sinh học và an toàn dịch bệnh để người dân, người chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ, buôn bán heo hiểu rõ và thực hiện.

b) Tổ chức công tác truyền thông về nguy cơ đối với sức khỏe cộng đồng, an toàn dịch bệnh, tác hại đối với nền kinh tế, ngành chăn nuôi,… do hoạt động buôn bán, vận chuyển trái phép heo, sản phẩm của heo gây ra.

c) Tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn về giám sát, xử lý ổ dịch cho cán bộ làm công tác thú y tại địa phương.

2. Chăn nuôi an toàn sinh học

a) 100% cơ sở chăn nuôi trên địa bàn tỉnh thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi theo Luật Chăn nuôi, Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21tháng 01 năm 2020 của Chính phủ về việc hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi,Thông tư số 20/2019-BNNPTNT ngày 22 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quy định cập nhật, khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu Quốc gia về chăn nuôi; gắn với triển khai dự án quản lý trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh, thực hiện khai báo hoạt động chăn nuôi thông qua phần mềm, báo cáo trên mạng Internet.

b) Áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, thực hành chăn nuôi tốt: Cách ly, vệ sinh, sát trùng bằng hóa chất, bằng vôi bột; đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, dụng cụ chăn nuôi bảo đảm áp dụng có hiệu quả các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học.

c) Sử dụng thức ăn dùng cho chăn nuôi có nguồn gốc rõ ràng, đạt tiêu chuẩn theo quy định; hạn chế tối đa việc sử dụng thức ăn thừa, tái chế từ các nhà hàng, khách sạn, khu công nghiệp. Trường hợp sử dụng thức ăn thừa phải xử lý nhiệt để diệt được mầm bệnh trong thức ăn; đồng thời vệ sinh, sát trùng dụng cụ chứa đựng thức ăn trước và sau khi đưa vào khu vực chăn nuôi.

3. Tổ chức nuôi tái đàn

a) Nguyên tắc

- Chỉ nuôi tái đàn heo tại cơ sở chăn nuôi chưa bị bệnh DTHCP hoặc tại cơ sở có bệnh nhưng đã qua 21 ngày và không tái phát bệnh; bảo đảm các biện pháp an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh.

- Đối với các địa phương chưa công bố hết bệnh DTHCP, chỉ được nuôi tại cơ sở tập trung chưa bị bệnh DTHCP, đã được chứng nhận an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học, được cấp chứng nhận VietGAHP, GlobalGAP hoặc được chính quyền cơ sở, cơ quan thú y địa phương xác nhận đáp ứng đủ yêu cầu an toàn dịch bệnh để tái đàn, tăng đàn.

b) Yêu cầu đối với cơ sở nuôi tái đàn

- Tổ chức, cá nhân chăn nuôi heo phải kê khai với chính quyền cơ sở trước khi thực hiện việc nuôi tái đàn, tăng đàn theo quy định của Luật Chăn nuôi và Thông tư số 23/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi, Thông tư số 20/2019-BNNPTNT.

- Có chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, con giống, thức ăn nước uống, chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh thú y và các biện pháp quản lý cơ sở chăn nuôi theo các quy định của pháp luật về chăn nuôi, thú y hoặc đã được chứng nhận cơ sở an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, VietGAHP, GlobalGAP hoặc đủ điều kiện vệ sinh thú y.

- Định kỳ lấy mẫu môi trường, nước, chất thải,... để xét nghiệm khẳng định không có vi rút DTHCP đối với các cơ sở chăn nuôi có quy mô lớn.

c) Các bước nuôi tái đàn

- Nuôi chỉ báo với số lượng hợp lý, phù hợp với công suất nuôi của cơ sở để đảm bảo không có dịch bệnh tái phát trong khoảng thời gian ít nhất 21 ngày.

- Hàng ngày theo dõi, giám sát chặt chẽ số heo nuôi chỉ báo trong thời gian ít nhất 21 ngày; trường hợp cần thiết lấy mẫu xét nghiệm phát hiện mầm bệnh DTHCP (Chủ cơ sở có thể tự lấy dưới sự giám sát của cán bộ thú y hoặc cán bộ thú y cơ sở thực hiện việc lấy mẫu). Trường hợp nghi bị bệnh, phải khai báo ngay cho chính quyền, cơ quan thú y và áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định.

- Sau khi nuôi chỉ báo ít nhất 21 ngày, nếu heo không có biểu hiện bệnh hoặc mẫu xét nghiệm cho kết quả âm tính với bệnh DTHCP (áp dụng đối với trường hợp lấy mẫu xét nghiệm), thực hiện nuôi tái đàn thận trọng và có thể nuôi đạt 100% quy mô chăn nuôi của cơ sở.

d) Chính quyền cơ sở và các cơ quan thú y địa phương tổ chức kiểm tra, xác nhận điều kiện nuôi tái đàn; tăng cường việc hướng dẫn, kiểm tra, giám sát tình hình chăn nuôi và công tác phòng, chống dịch bệnh.

- Tổng đàn heo đến cuối năm 2020 là 2,2 triệu con dự kiến giai đoạn 2021 - 2025 theo kế hoạch tái cơ cấu chăn nuôi, duy trì ở mức 2,5 triệu con, trong đó tổng đàn heo quy mô trang trại đạt 2,25 triệu con (chiếm 90% tổng đàn toàn tỉnh).

- Dự kiến số trang trại áp dụng VietGAP tăng theo kế hoạch tái cơ cấu 2021 - 2025, tăng 183 cơ sở (năm 2021: 30 cơ sở; năm 2022: 33 cơ sở; năm 2023: 36 cơ sở; năm 2024: 40 cơ sở và năm 2025: 44 cơ sở).

- Cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ, vừa thực hiện an toàn sinh học theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Văn bản số 5329/BNN-CN ngày 25/7/2019: Tăng 346 cơ sở (năm 2021 - 2024: 70 cơ sở/năm và năm 2025: 66 cơ sở).

- Số trang trại dự kiến áp dụng các biện pháp chăn nuôi heo an toàn sinh học đạt 529 cơ sở (Năm 2021: 100 cơ sở; năm 2022: 103 cơ sở; năm 2023: 106 cơ sở; năm 2024: 110 cơ sở và năm 2025: 110 cơ sở).

4. Giám sát dịch bệnh

a) Giám sát chủ động

- Chủ cơ sở, thú y địa phương chủ động theo dõi, giám sát đàn heo. Trường hợp phát hiện heo bệnh, nghi mắc bệnh DTHCP, heo chết không rõ nguyên nhân hoặc heo, sản phẩm của heo nhập lậu, nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc thì báo cơ quan thú y địa phương; cơ quan thú y thực hiện việc lấy mẫu để xét nghiệm bệnh DTHCP trước khi xử lý tiêu hủy theo quy định của pháp luật.

- Hàng năm tổ chức lấy mẫu giám sát lưu hành vi rút DTHCP với tổng số mẫu dự kiến 2.426 mẫu gộp/năm. Cụ thể:

+ Cơ sở chăn nuôi: Thực hiện lấy mẫu trên tất cả các xã có hoạt động chăn nuôi heo trên địa bàn (dự kiến 138 xã), mỗi xã chọn 06 cơ sở, tại mỗi cơ sở chăn nuôi được lựa chọn, thực hiện lấy 05 mẫu huyết thanh (đánh ký hiệu mẫu cho mỗi ô chuồng) gộp thành 01 mẫu tại nơi xét nghiệm và 01 mẫu môi trường. Số mẫu dự kiến là 1.656 mẫu gộp/năm;

+ Cơ sở giết mổ, chế biến sản phẩm của heo: Lấy 01 mẫu môi trường, thực hiện 02 lần/cơ sở/năm tại 60 cơ sở; Số mẫu dự kiến là 120 mẫu gộp/năm;

+ Chợ, địa điểm có buôn bán heo, sản phẩm của heo: Lấy 01 mẫu môi trường/cơ sở/năm tại 200 chợ, điểm; Số mẫu dự kiến là 200 mẫu gộp/năm;

+ Môi trường chăn nuôi tại các địa bàn có nguy cơ cao: Thực hiện lấy tần suất 01 lần/năm tại 250 điểm. Số mẫu dự kiến là 250 mẫu gộp/năm.

- Biện pháp xử lý khi có mẫu xét nghiệm dương tính:

+ Cơ sở chăn nuôi: Khi có mẫu huyết thanh dương tính: Kiểm tra, giám sát lâm sàng trong 21 ngày; xét nghiệm từng mẫu đơn để xác định ô chuồng có mẫu dương tính, lấy mẫu xét nghiệm cá thể tại ô dương tính; tiêu hủy heo bệnh, chết hoặc heo dương tính; không vận chuyển, tiêu thụ xuất tỉnh trong thời gian 21 ngày; thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc chuồng trại hàng ngày. Khi có mẫu môi trường dương tính: Thực hiện vệ sinh, sát trùng, tiêu độc theo hướng dẫn của cơ quan Thú y; lấy lại mẫu môi trường (03 mẫu/cơ sở); kiểm soát nguồn nước thải ra môi trường. Tổng số mẫu dự kiến xét nghiệm mở rộng là 1.077 mẫu gộp/năm (828 mẫu huyết thanh và 249 mẫu môi trường);

+ Cơ sở giết mổ: Thực hiện vệ sinh, sát trùng, tiêu độc theo hướng dẫn của cơ quan Thú y; lấy lại mẫu môi trường sau 01 tuần áp dụng các biện pháp. Tổng số mẫu dự kiến xét nghiệm mở rộng là 12 mẫu gộp/năm;

+ Chợ, địa điểm có buôn bán heo, sản phẩm của heo: Thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc 03 ngày liên tục; đánh giá nguy cơ lây lan, phát tán dịch bệnh ra môi trường xung quanh; cảnh báo và thực hiện lấy mẫu môi trường các khu vực, cơ sở chăn nuôi bị nguy cơ nếu cần thiết; lấy lại mẫu môi trường sau 01 tuần áp dụng các biện pháp. Tổng số mẫu dự kiến xét nghiệm mở rộng là 40 mẫu gộp/năm;

+ Môi trường chăn nuôi tại các địa bàn có nguy cơ cao: Đánh giá nguy cơ lây lan, phát tán dịch bệnh ra môi trường xung quanh hoặc theo dòng chảy. Thực hiện lấy mẫu (huyết thanh, môi trường) các cơ sở chăn nuôi đầu nguồn, cảnh báo và lấy mẫu các cơ sở chăn nuôi bị nguy cơ (dưới nguồn) nếu cần thiết; thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc (phun thuốc sát trùng và rắc vôi bột) 03 ngày liên tục đối với khu vực có mẫu dương tính và các khu vực nguy cơ; lấy lại mẫu môi trường sau 01 tuần áp dụng các biện pháp. Tổng số mẫu dự kiến xét nghiệm mở rộng là 175 mẫu gộp/năm;

- Kinh phí nhà nước thực hiện lấy mẫu, xét nghiệm đối với: Hộ chăn nuôi, trại chăn nuôi heo quy mô vừa và nhỏ; điểm kiểm dịch; cơ sở giết mổ; chợ, địa điểm có buôn bán heo, sản phẩm của heo; Môi trường chăn nuôi tại các địa bàn có nguy cơ cao. Các đối tượng khác: Tự xây dựng kế hoạch và kinh phí thực hiện lấy mẫu lưu hành vi rút DTHCP dưới sự giám sát của cơ quan Thú y.

b) Giám sát bị động

- Lấy mẫu để xét nghiệm vi rút DTHCP và chẩn đoán phân biệt đối với heo (heo nuôi, heo rừng,...) có biểu hiện nghi ngờ bệnh DTHCP, nghi có tiếp xúc với heo mắc bệnh DTHCP; heo và sản phẩm heo được vận chuyển, kinh doanh, thu gom, lưu giữ, giết mổ, sơ chế, chế biến không đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm, không rõ nguồn gốc xuất xứ; điều tra xác định nguyên nhân nếu nghi đàn heo bị bệnh DTHCP. Số mẫu giám sát bị động điều chỉnh theo tình hình dịch bệnh hàng năm, dự kiến mỗi năm thực hiện khoảng 200 mẫu;

- Điều tra ổ dịch, truy tìm nguồn bệnh: Tiến hành điều tra ổ dịch (hộ, cơ sở chăn nuôi bị nhiễm DTHCP). Việc điều tra ổ dịch được triển khai tối thiểu 21 ngày trở về trước (trước khi xuất hiện dấu hiệu lâm sàng tại ca bệnh đầu tiên) và sẽ tiếp tục kéo dài đến thời điểm áp dụng các biện pháp kiểm soát ổ dịch.

5. Xử lý ổ dịch, bệnh DTHCP

a) Tiêu hủy toàn bộ heo mắc bệnh, heo chết, heo có kết quả xét nghiệm dương tính với mầm bệnh DTHCP.

b) Biện pháp tiêu hủy: Thực hiện phương pháp đốt theo Hướng dẫn số 4178/HD-BNN-TY ngày 14 tháng 6 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn biện pháp xử lý, tiêu hủy lợn mắc bệnh dịch tả lợn Châu Phi bằng phương pháp đốt; trong trường hợp khối lượng tiêu hủy lớn, điều kiện thời tiết hoặc các trường hợp bất khả kháng gây khó khăn trong thực hiện phương pháp đốt, có thể lựa chọn phương pháp chôn để tiêu hủy (Phụ lục 06, Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quy định về phòng, chống dịch bệnh trên cạn).

c) Đối với heo khỏe mạnh tại cơ sở có heo mắc bệnh DTHCP hoặc tại các cơ sở chưa có heo mắc bệnh nhưng nằm trong vùng dịch khi có kết quả xét nghiệm âm tính với mầm bệnh DTHCP có thể được vận chuyển, giết mổ theo hướng dẫn tại điểm b khoản 6 Mục III, Phần B của Kế hoạch này.

6. Kiểm soát vận chuyển, buôn bán heo, sản phẩm từ heo

a) Trong trường hợp không có bệnh DTHCP

- Tổ chức kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển heo và sản phẩm heo tại nơi đến: Thực hiện nghiêm các quy trình kiểm dịch vận chuyển, các quy định, hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; vệ sinh và phun thuốc sát trùng các phương tiện vận chuyển và người tham gia vận chuyển.

- Nâng cấp, xây mới trạm kiểm dịch động vật Ông Đồn (01 trong 06 trạm kiểm dịch động vật quốc gia dọc theo quốc lộ Bắc Nam). Trong đó, có các khu chức năng như: khu tiêu độc sát trùng phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật; khu cách ly động vật, sản phẩm động vật; khu xử lý động vật, sản phẩm động vật không đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y theo quy định.

- Thành lập các chốt kiểm dịch tạm thời khi cần thiết tại các tuyến đường giao thông tiếp giáp với tỉnh đang có dịch, bố trí đầy đủ lực lượng liên ngành: Thú y, Quản lý thị trường, Công an và các lực lượng liên quan để tổ chức kiểm soát chặt chẽ đối với heo và sản phẩm heo vận chuyển vào, qua địa bàn tỉnh.

- Tổ chức phun thuốc sát trùng, tiêu độc các phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật, vật dụng chứa đựng và người tham gia vận chuyển đi qua trạm kiểm dịch động vật quốc gia, điểm kiểm dịch, chốt kiểm dịch động vật tạm thời tại đầu mối giao thông.

- Bố trí trang thiết bị để thực hiện việc sát trùng tiêu độc phương tiện vận chuyển, dụng cụ chứa đựng động vật, sản phẩm động vật và người tham gia vận chuyển tại nơi thực hiện công tác kiểm dịch (trang bị 11 máy sát trùng/năm).

- Tổ chức kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển heo và sản phẩm heo tại nơi đến: Thực hiện nghiêm các quy trình kiểm dịch vận chuyển, các quy định, hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; vệ sinh và phun thuốc sát trùng các phương tiện vận chuyển và người tham gia vận chuyển

- Tiến hành xử lý theo quy định của pháp luật đối với tất cả các lô hàng heo, sản phẩm heo nhập lậu, không rõ nguồn gốc bị bắt giữ.

- Khi phát hiện heo, sản phẩm heo không rõ nguồn gốc hoặc nhập lậu hoặc nghi nhập lậu đi qua địa bàn cần kiên quyết xử lý theo quy định của pháp luật.

- Ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ tiên tiến, gắn định vị địa lý, thiết bị nhận dạng động vật, phương tiện vận chuyển heo giống để quản lý nhằm hạn việc dừng, đỗ phương tiện trong quá trình vận chuyển theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

b) Trong trường hợp có bệnh DTHCP

- Đối với heo khỏe mạnh trong cùng ô chuồng, dãy chuồng có heo mắc bệnh, lấy mẫu và có kết quả xét nghiệm âm tính với mầm bệnh DTHCP thì được vận chuyển để tiêu thụ tại địa bàn cấp huyện.

- Đối với heo khỏe mạnh tại ô chuồng, dãy chuồng chưa có heo mắc bệnh, lấy mẫu và có kết quả xét nghiệm âm tính với mầm bệnh DTHCP được vận chuyển để nuôi hoặc tiêu thụ thuộc địa bàn cấp tỉnh.

- Cơ sở chăn nuôi đã được công nhận an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học hoặc đã tham gia chương trình giám sát, lấy mẫu có kết quả xét nghiệm âm tính các bệnh (bao gồm cả bệnh DTHCP), heo không có triệu chứng của bệnh DTHCP trong vòng 21 ngày trước thời điểm vận chuyển, được phép vận chuyển ra khỏi vùng có dịch theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh. Trường hợp vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh phải đáp ứng yêu cầu vận chuyển trong tỉnh và phải được thực hiện kiểm dịch theo quy định pháp luật về thú y.

- Việc vận chuyển heo, sản phẩm heo được thực hiện theo quy định pháp luật về thú y trong công tác phòng, chống dịch bệnh động vật và theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

7. Quản lý giết mổ heo và việc tiêu thụ các sản phẩm thịt heo

a) Yêu cầu đối với cơ sở giết mổ heo

- Cơ sở giết mổ tập trung bảo đảm các yêu cầu vệ sinh thú y theo quy định tại khoản 1 Điều 69 Luật Thú y và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia yêu cầu vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ động vật tập trung (QCVN 01 -150: 2017/BNNPTNT ban hành kèm theo Thông tư số 13/2017/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia lĩnh vực thú y).

- Cơ sở giết mổ nhỏ lẻ bảo đảm các yêu cầu vệ sinh thú y theo quy định tại khoản 2 Điều 69 Luật Thú y.

- Được cơ quan quản lý chuyên môn thẩm định, chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định; trừ trường hợp cơ sở đã có Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.

- Có nhân viên thú y thực hiện việc kiểm soát giết mổ theo quy định tại Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT ngày 01 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y.

b) Yêu cầu đối với heo được đưa vào giết mổ

- Bảo đảm theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Có kết quả xét nghiệm âm tính với bệnh DTHCP từ cơ sở chăn nuôi heo ở trong vùng dịch thuộc phạm vi trong và ngoài địa bàn cấp tỉnh theo hướng dẫn hiện hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Trường hợp heo được vận chuyển từ tỉnh khác phải có giấy chứng nhận kiểm dịch động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh nơi xuất phát theo quy định tại Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn.

- Được vận chuyển bằng phương tiện chuyên dụng theo quy định tại khoản 1 Điều 70 Luật Thú y và QCVN 01-100:2012/BNNPTNT (ban hành kèm theo Thông tư số 30/2012/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 7 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện vệ sinh thú y).

c) Quản lý tiêu thụ thịt heo và sản phẩm từ heo của các cơ sở giết mổ

Thịt heo và sản phẩm từ heo được buôn bán và tiêu thụ trên phạm vi toàn quốc trong trường hợp đáp ứng yêu cầu sau:

- Được giết mổ, sơ chế tại các cơ sở giết mổ được thẩm định, chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định tại điểm a khoản này.

- Thịt heo và sản phẩm từ heo sau khi giết mổ phải vận chuyển bằng phương tiện vận chuyển đáp ứng theo quy định tại khoản 2 Điều 70 Luật Thú y và QCVN 01-100:2012/BNNPTNT khi đi tiêu thụ.

- Đảm bảo theo các quy định của pháp luật về thú y và an toàn thực phẩm.

d) Trong trường hợp có bệnh DTHCP: Heo được vận chuyển để giết mổ phải đáp ứng quy định tại điểm b khoản 6 Mục III, Phần B.

8. Vệ sinh, tiêu độc, khử trùng

a) Khi chưa có dịch xảy ra

- Đối với các trang trại chăn nuôi quy mô vừa, lớn:

+ Chất sát trùng tại các hố sát trùng ở cổng ra vào trại chăn nuôi, khu chăn nuôi và chuồng nuôi phải bổ sung hoặc thay hàng ngày.

+ Tất cả các phương tiện vận chuyển khi vào trại chăn nuôi, khu chăn nuôi phải đi qua hố khử trùng và phải được phun thuốc sát trùng. Mọi người trước khi vào khu chăn nuôi phải thay quần áo, giầy dép và mặc quần áo bảo hộ của trại; trước khi vào các chuồng nuôi phải nhúng ủng hoặc giầy dép vào hố khử trùng.

+ Định kỳ phun thuốc sát trùng xung quanh khu chăn nuôi, các chuồng nuôi ít nhất 1 lần/2 tuần; phun thuốc sát trùng lối đi trong khu chăn nuôi và các dãy chuồng nuôi ít nhất 1 lần/tuần khi không có dịch bệnh, và ít nhất 1 lần/ngày khi có dịch bệnh; phun thuốc sát trùng trên heo 1 lần/tuần khi có dịch bệnh bằng các dung dịch sát trùng thích hợp theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

+ Định kỳ phát quang bụi rậm, khơi thông và vệ sinh cống rãnh trong khu chăn nuôi ít nhất 1 lần/tháng.

+ Không vận chuyển heo, thức ăn, chất thải hay vật dụng khác chung một phương tiện; phải thực hiện sát trùng phương tiện vận chuyển trước và sau khi vận chuyển.

+ Phải vệ sinh máng ăn, máng uống hàng ngày.

+ Có biện pháp để kiểm soát côn trùng, loài gặm nhấm và động vật khác (nếu có) trong khu chăn nuôi. Khi sử dụng bẫy, bả phải có biển thông báo và ghi sơ đồ chi tiết vị trí đặt bẫy, bả và thường xuyên kiểm tra thu gom để xử lý.

+ Thực hiện các quy định về tiêm phòng cho đàn heo theo quy định. Trong trường hợp trại có dịch, phải thực hiện đầy đủ các quy định hiện hành về chống dịch.

+ Áp dụng phương thức chăn nuôi “cùng vào cùng ra” theo thứ tự ưu tiên cả khu, từng dãy, từng chuồng, từng ô.

+ Sau mỗi đợt nuôi phải làm vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng, dụng cụ chăn nuôi và để trống chuồng ít nhất 07 ngày trước khi đưa heo mới đến. Trong trường hợp trại bị dịch, phải để trống chuồng ít nhất 21 ngày.

- Đối với các trang trại chăn nuôi quy mô nhỏ và chăn nuôi nông hộ:

+ Hạn chế tối đa người ngoài ra, vào khu vực chuồng nuôi.

+ Trước và sau khi vào, ra khu chăn nuôi phải thay bảo hộ lao động, sát trùng tay, nhúng ủng hoặc giầy, dép vào hố khử trùng.

+ Chất sát trùng tại các hố sát trùng ở cổng ra vào khu chăn nuôi, chuồng nuôi phải bổ sung hoặc thay hàng ngày, cần thay đổi các loại chất sát trùng để tăng hiệu quả sát trùng.

+ Định kỳ phun thuốc sát trùng xung quanh khu chăn nuôi, chuồng nuôi ít nhất 2 lần/tuần; phun thuốc sát trùng trong chuồng nuôi ít nhất 1 lần/tuần khi không có dịch bệnh, và ít nhất 2 lần/tuần khi có dịch bệnh; phun thuốc sát trùng trên heo ít nhất 2 lần/tuần khi có dịch bệnh bằng các dung dịch sát trùng thích hợp theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

+ Định kỳ phát quang bụi rậm, khơi thông và vệ sinh cống rãnh ngoài chuồng nuôi ít nhất 2 lần/tháng.

+ Phải vệ sinh máng ăn, máng uống hàng ngày. Thiết bị, dụng cụ và phương tiện phục vụ trong chăn nuôi phải được tiêu độc khử trùng thường xuyên.

+ Sau mỗi đợt nuôi phải làm vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng, dụng cụ chăn nuôi và để trống chuồng ít nhất 07 ngày trước khi đưa heo vào nuôi. Trong trường hợp chuồng bị dịch, nếu tái đàn nên để trống chuồng ít nhất 21 ngày và được sự đồng ý của chính quyền địa phương.

- Định kỳ tổ chức vệ sinh, tiêu độc tại các khu vực chăn nuôi, các chợ, điểm buôn bán và giết mổ heo bằng vôi bột (có độ pH ≥12) hoặc hóa chất khử trùng tiêu chuẩn dùng trong thú y; thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc sau mỗi buổi họp chợ, mỗi ca giết mổ heo.

- Thực hiện các đợt tiêu độc khử trùng môi trường do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát động. Ngoài ra căn cứ tình hình thực tế, triển khai từ 02 - 03 đợt vệ sinh, tiêu độc khử trùng để tiêu diệt tác nhân gây bệnh trong môi trường chăn nuôi.

b) Khi xảy ra dịch

- Tại đơn vị cấp xã có ổ dịch và vùng bị dịch uy hiếp (các đơn vị cấp xã tiếp giáp với xã có ổ dịch): Thực hiện việc tổng vệ sinh, khử trùng tiêu độc liên tục 01 lần/ngày trong vòng 01 tuần đầu tiên; 03 lần/tuần trong 02 tuần tiếp theo.

- Vùng đệm (các xã, phường tiếp giáp với vùng bị dịch uy hiếp): Thực hiện việc tổng vệ sinh, khử trùng tiêu độc với tần suất 01 lần/tuần liên tục cho đến khi kết thúc ổ dịch.

9. Xây dựng cơ sở ATDB

Xây dựng cơ sở ATDB với bệnh DTHCP: Đến năm 2025 các trang trại chăn nuôi heo quy mô lớn trên địa bàn tỉnh hoàn thành xây dựng cơ sở ATDB với bệnh DTHCP, mọi chi phí do chủ trại chi trả.

10. Tăng cường năng lực chẩn đoán, xét nghiệm

- Thực hiện chẩn đoán, xét nghiệm và phân cấp trong công tác xét nghiệm, chẩn đoán bệnh DTHCP theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Tiếp tục nâng cấp và trang bị thêm các thiết bị phòng thí nghiệm đáp ứng nhu cầu xét nghiệm bệnh DTHCP và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác trên động vật và thủy sản; duy trì phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp II để đáp ứng yêu cầu chẩn đoán, xét nghiệm các loại dịch bệnh động vật, thủy sản.

- Đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chẩn đoán, xét nghiệm và quản lý phòng thí nghiệm cho các kỹ thuật viên, quản lý tại Trạm Chẩn đoán Xét nghiệm Thú y - Chi cục Chăn nuôi và Thú y Đồng Nai.

III. LỘ TRÌNH THỰC HIỆN (Phụ lục 2 đính kèm)

IV. KINH PHÍ

1. Tổng dự toán kinh phí: 10.781.510.000 đồng (Mười tỷ, bảy trăm tám mươi mốt triệu, năm trăm mười ngàn đồng), trong đó kinh phí tỉnh: 10.781.510.000 đồng (Phụ lục 3 đính kèm). Trong đó:

- Kinh phí giám sát chủ động: 8.891.510.000 đồng;

- Kinh phí giám sát bị động: 1.865.000.000 đồng

- Kinh phí văn phòng phẩm, thanh quyết toán: 25.000.000 đồng

2. Nguồn kinh phí: Nguồn dự phòng ngân sách tỉnh.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

a) Xây dựng nội dung tuyên truyền và phối hợp với các địa phương tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi; phổ biến kiến thức về an toàn sinh học cho các cơ sở chăn nuôi, áp dụng biện pháp phòng chống dịch bệnh, an toàn dịch bệnh, thực hành chăn nuôi tốt,…

b) Tham mưu thành lập Ban Chỉ đạo Phòng, chống khẩn cấp bệnh DTHCP khi có dịch xảy ra trên địa bàn.

c) Thường xuyên theo dõi, nắm bắt chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh và cơ quan cấp trên; tham mưu điều chỉnh, bổ sung và hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật trong phòng, chống dịch bệnh theo thẩm quyền nhằm bảo đảm không để lây lan dịch bệnh. Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các địa phương thực hiện công tác phòng, chống dịch DTHCP.

d) Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh DTHCP, quản lý chăn nuôi theo quy định của Luật Thú y , Luật Chăn nuôi và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.

đ) Xây dựng và thực hiện kế hoạch giám sát hàng năm phù hợp với tình hình dịch bệnh. Tổ chức thực hiện giám sát chủ động, giám sát heo, sản phẩm heo nhập lậu.

e) Tổ chức tập huấn, hướng dẫn các địa phương thực hiện xây dựng vùng an toàn dịch bệnh LMLM, Dịch tả heo cổ điển, DTHCP; hướng dẫn thực hiện việc duy trì trạng thái an toàn bệnh DTHCP đối với các cơ sở đã được công nhận.

g) Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai thực hiện kê khai chăn nuôi theo quy định tại Thông tư số 20/2019/TT-BNNPTNT ngày 22/11/2019 và Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT ngày 23/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từng bước hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu trang trại chăn nuôi; xây dựng các chuỗi cơ sở, các vùng sản xuất sản phẩm heo an toàn dịch bệnh; xây dựng mô hình chăn nuôi an toàn sinh học, VietGAP, ATDB.

2. Sở Tài chính:

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định kinh phí của kế hoạch phòng chống dịch bệnh; hướng dẫn các định mức trong công tác phòng chống dịch bệnh. Căn cứ tình hình ngân sách, tham mưu UBND tỉnh cân đối, bố trí nguồn kinh phí để thực hiện kế hoạch phòng, chống bệnh trên địa bàn tỉnh.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện Kế hoạch phòng chống dịch Châu Phi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, giai đoạn 2021 - 2025. Triển khai các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đối với các dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp theo quy định.

4. Sở Y tế:

Tổ chức kiểm tra điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo phân cấp, góp phần bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

5. Sở Giao thông vận tải:

a) Chỉ đạo lực lượng thanh tra giao thông và các đơn vị có liên quan phối hợp với lực lượng quản lý thị trường, thú y, công an đấu tranh, xử lý các trường hợp buôn bán, vận chuyển heo, sản phẩm heo không rõ nguồn gốc tại các ga tàu, bến xe, đầu mối giao thông.

b) Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, chủ phương tiện giao thông chấp hành nghiêm các quy định về vận chuyển động vật, sản phẩm động vật. Huy động các phương tiện vận chuyển tham gia phòng, chống dịch.

6. Sở Khoa học và Công nghệ:

Phối hợp với các sở, ngành, địa phương và đơn vị liên quan tổ chức đề xuất đặt hàng, triển khai nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp khoa học kỹ thuật phục vụ công tác phòng, chống bệnh DTHCP.

7. Sở Tài nguyên và Môi trường:

Phối hợp lựa chọn địa điểm tiêu hủy động vật bệnh, chết; Hướng dẫn các địa phương tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh và xử lý môi trường tại khu vực có dịch bệnh.

8. Sở Thông tin và Truyền thông:

Phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chỉ đạo các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh tuyên truyền, phổ biến về tình hình bệnh dịch tả heo Châu Phi và các biện pháp phòng chống dịch để người dân biết và thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch, vệ sinh an toàn thực phẩm.

9. Công an tỉnh

a) Phối hợp với các ban, ngành có liên quan tổ chức dừng phương tiện giao thông ra, vào vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp và vùng giám sát để thực hiện việc kiểm soát vận chuyển và vệ sinh, sát trùng tiêu độc.

b) Chỉ đạo lực lượng chức năng điều tra, theo dõi nắm tình hình, cập nhật danh sách các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm trong hoạt động buôn bán, vận chuyển, tiêu thụ, chế biến động vật, sản phẩm động vật nhập lậu, nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc; tổ chức tuyên truyền, vận động người dân nâng cao ý thức trách nhiệm trong công tác phòng, chống dịch tả heo Châu Phi; đồng thời triển khai các biện pháp nghiệp vụ, phối hợp với các lực lượng tổ chức đấu tranh, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm.

10. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tỉnh

Chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn áp dụng các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn về vốn cho các cơ sở chăn nuôi để khôi phục sản xuất sau dịch bệnh theo quy định.

11. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh

Chỉ đạo lực lượng phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Chỉ đạo phòng, chống khẩn cấp bệnh DTHCP tỉnh để tổ chức triển khai, thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống bệnh DTHCP trong các đơn vị quân đội; hỗ trợ việc tiêu hủy heo bệnh, heo chết để ngăn chặn dịch bệnh lây lan.

12. Cục Quản lý thị trường

a) Phối hợp với lực lượng thú y, công an, thanh tra giao thông đấu tranh, xử lý các trường hợp buôn bán, vận chuyển heo, sản phẩm heo không rõ nguồn gốc xuất xứ, chưa qua kiểm dịch trên thị trường nhằm ngăn chặn bệnh dịch tả heo Châu Phi.

b) Tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, ngăn chặn hành vi đầu cơ, găm hàng, gian lận thương mại, đẩy giá bất hợp lý gây thiệt hại cho người tiêu dùng và ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi trong nước.

13. Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh (Ban Chỉ đạo 389 tỉnh)

a) Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc Ban Chỉ đạo 389 các địa phương tổ chức triển khai lực lượng tuần tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật.

b) Chỉ đạo Ban Chỉ đạo 389 huyện, thành phố phối hợp chặt chẽ, chủ động chia sẻ thông tin, dữ liệu với các cơ quan thú y các cấp; phối hợp chỉ đạo tổ chức triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật theo quy định của pháp luật hiện hành.

14. Cục Thống kê:

Phối hợp với các cơ quan của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc tổng hợp, thống nhất và chia sẻ số liệu đàn heo và các loại vật nuôi khác, góp phần định hướng phát triển sản xuất chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.

15. Ủy ban nhân dân các cấp

a) Ủy ban nhân dân cấp huyện

- Chủ động lựa chọn các địa điểm dự kiến tiêu hủy, chôn lấp gia súc, gia cầm và vật nuôi bị nhiễm bệnh đáp ứng các yêu cầu về phòng dịch bệnh và bảo vệ môi trường. Đồng thời, thực hiện giám sát chất lượng môi trường tại khu vực thực hiện hoạt động tiêu hủy, chôn lấp gia súc, gia cầm và vật nuôi bị nhiễm bệnh.

- Chỉ đạo UBND cấp xã theo dõi việc khai báo tái đàn và kê khai các cơ sở chăn nuôi theo quy định tại Thông tư số 20/2019/TT-BNNPTNT và Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch DTHCP cấp huyện, chủ động ưu tiên bố trí kinh phí để thực hiện; bố trí nguồn lực, vật tư, phương tiện, quỹ đất để chống dịch, tiêu hủy động vật mắc bệnh khi có dịch. Bố trí nguồn kinh phí nêu trong phần cơ chế chính sách thuộc trách nhiệm của cấp huyện.

- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện công tác phòng, chống dịch, đặc biệt công tác giám sát, phát hiện và xử lý ổ dịch.

- Quản lý hoạt động của các cơ sở giết mổ động vật tập trung; hoạt động sơ chế, chế biến, vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật và vệ sinh thú y trên địa bàn.

- Tổ chức thực hiện vệ sinh, tiêu độc khử trùng theo các đợt định kỳ trong năm và khi có dịch, bệnh DTHCP xảy ra.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về an toàn sinh học cho các cơ sở chăn nuôi, áp dụng biện pháp phòng chống dịch bệnh, an toàn dịch bệnh, thực hành chăn nuôi tốt,…

b) Ủy ban nhân dân cấp xã

- Tiếp nhận khai báo tái đàn và kê khai các cơ sở chăn nuôi theo quy định tại Thông tư số 20/2019/TT-BNNPTNT và Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Tuyên truyền để các tổ chức, cá nhân kinh doanh giết mổ, buôn bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật biết và chấp hành đúng quy định của pháp luật.

- Quản lý chặt chẽ hoạt động của các cơ sở giết mổ và xử lý các trường hợp giết mổ không phép; củng cố tổ chức các Ban Quản lý chợ để kiểm soát sản phẩm có nguồn gốc động vật kinh doanh tại chợ.

- Ban hành quyết định, tổ chức tiêu hủy heo mắc bệnh, nghi mắc bệnh DTHCP dưới sự hướng dẫn của Phòng Tài nguyên và Môi trường và Trạm Chăn nuôi Thú y.

- Triển khai thực hiện công tác phòng, chống dịch, đặc biệt công tác giám sát, phát hiện, báo cáo và xử lý ổ dịch theo quy định của Luật Thú y và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.

16. Đài Phát thanh Truyền hình, Báo Đồng Nai

Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các ngành liên quan thực hiện tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm định kỳ và đột xuất phát trên sóng truyền hình và đăng báo theo nội dung Kế hoạch phòng chống dịch bệnh DTHCP giai đoạn 2021 - 2025; đồng thời thông tin kịp thời, chính xác cho người dân về diễn biến tình hình bệnh DTHCP và các biện pháp phòng chống dịch.

17. Các hiệp hội, doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân chăn nuôi, vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi heo

a) Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức, đơn vị để tham gia thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh theo chỉ đạo, đề nghị của cơ quan Trung ương và địa phương được giao chủ trì, tổ chức thực hiện.

b) Thực hiện các quy định hiện hành của pháp luật về chăn nuôi, thú y, phòng, chống dịch bệnh; thực hiện theo chỉ đạo, đề nghị của cơ quan Trung ương và địa phương được giao chủ trì, tổ chức thực hiện phòng, chống dịch bệnh.

c) Phối hợp tốt với cơ quan chức năng, thông báo kịp thời khi phát hiện tình trạng dấu dịch của địa phương, của hộ khác, tình trạng vứt xác heo ốm chết ra môi trường, hiện tượng bán chạy heo bệnh, không tuân thủ các biện pháp chống dịch của người chăn nuôi.

18. Đề nghị các tổ chức đoàn thể (Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội Nông dân tỉnh)

a) Căn cứ chức năng nhiệm vụ của đơn vị, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện công tác phổ biến, tuyên truyền về tác hại của dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh DTHCP nhằm nâng cao nhận thức cho nhân dân trong chăn nuôi.

b) Tổ chức vận động nhân dân kịp thời phát hiện, thông tin cho chính quyền địa phương và cơ quan chức năng khi có dấu hiệu heo bị bệnh, chết không rõ nguyên nhân trong cơ sở chăn nuôi; hưởng ứng, chấp hành tốt kế hoạch vệ sinh tiêu độc khử trùng nhằm phòng ngừa và ngăn chặn dịch trong chăn nuôi.

c) Phối hợp chính quyền cùng với cơ quan chức năng trong giám sát kế hoạch hoạt động phòng chống dịch bệnh động vật nói chung và DTHCP nói riêng có hiệu quả.

Đề nghị các sở, ngành, địa phương và đơn vị liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ, xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện công tác phòng, chống bệnh dịch tả heo Châu Phi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021 - 2025 đạt kết quả tốt. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, kịp thời báo cáo và đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo, xử lý./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Võ Văn Phi

 

PHỤ LỤC 1

TỔNG HỢP TRANG TRẠI HEO ĐƯỢC PHÂN THEO QUY MÔ
(Đính kèm Kế hoạch số 4153/KH-UBND ngày 20 tháng 4 năm 2021)

STT

Huyện/thành phố

Số trang trại heo được phân theo quy mô

Tổng đàn
(con)

Tổng

Lớn

Vừa

Nhỏ

1

Biên Hòa

3

3

 

 

5.760

2

Cẩm Mỹ

72

40

32

 

181.743

3

Định Quán

20

6

14

 

230.859

4

Long Khánh

71

12

55

4

55.928

5

Long Thành

104

31

47

26

124.275

6

Nhơn Trạch

3

 

3

 

6.682

7

Tân Phú

31

16

15

 

97.891

8

Thống Nhất

312

11

110

191

168.510

9

Trảng Bom

68

12

40

16

91.836

10

Vĩnh Cửu

45

10

19

16

173.919

11

Xuân Lộc

120

73

24

23

519.927

 

Tổng cộng

849

214

359

276

1.657.330

(Tính đến tháng 8/2020)

 

PHỤ LỤC 2

 LỘ TRÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG BỆNH DỊCH TẢ HEO CHÂU PHI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI GIAI, ĐOẠN 2021 - 2025
(Đính kèm Kế hoạch số 4153/KH-UBND ngày 20 tháng 4 năm 2021)

STT

Nội dung

Thời gian thực hiện

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

1

Xây dựng ban hành kế hoạch

 

 

 

 

 

a

Xây dựng, ban hành kế hoạch cấp tỉnh hàng năm

Tháng 3/2021

Tháng 10/2021

Tháng 10/2022

Tháng 10/2023

Tháng 10/2024

b

Xây dựng, ban hành kế hoạch cấp huyện hàng năm

Tháng 4/2021

Tháng 11/2021

Tháng 11/2022

Tháng 11/2023

Tháng 11/2024

c

Xây dựng, ban hành kế hoạch cấp xã hàng năm

Tháng 4/2021

Tháng 12/2021

Tháng 12/2022

Tháng 12/2023

Tháng 12/2024

2

Chăn nuôi heo an toàn sinh học

Cả năm

Cả năm

Cả năm

Cả năm

Cả năm

3

Tổ chức nuôi tái đàn lợn

Cả năm

Cả năm

Cả năm

Cả năm

Cả năm

4

Giám sát dịch bệnh

 

 

 

 

 

4.1

Giám sát chủ động

Quý 2, 3

Quý 2, 3

Quý 2, 3

Quý 2, 3

Quý 2, 3

4.2

Giám sát bị động

Cả năm

Cả năm

Cả năm

Cả năm

Cả năm

5

Chống dịch

Cả năm

Cả năm

Cả năm

Cả năm

Cả năm

6

Kiểm soát vận chuyển, buôn bán lợn, sản phẩm từ heo

Cả năm

Cả năm

Cả năm

Cả năm

Cả năm

7

Quản lý giết mổ lợn và việc tiêu thụ các sản phẩm thịt heo

Cả năm

Cả năm

Cả năm

Cả năm

Cả năm

8

Vệ sinh, tiêu độc, khử trùng

 

 

 

 

 

8.1

Khi chưa có dịch xảy ra

Hàng quý và khi có nguy cơ cao xảy ra dịch bệnh

Hàng quý và khi có nguy cơ cao xảy ra dịch bệnh

Hàng quý và khi có nguy cơ cao xảy ra dịch bệnh

Hàng quý và khi có nguy cơ cao xảy ra dịch bệnh

Hàng quý và khi có nguy cơ cao xảy ra dịch bệnh

8.2

Xã có ổ dịch, xã bị dịch uy hiếp, vùng đệm (xã tiếp giáp với xã bị dịch uy hiếp

Khi có dịch, bệnh

Khi có dịch, bệnh

Khi có dịch, bệnh

Khi có dịch, bệnh

Khi có dịch, bệnh

a

Mua sắm trang thiết bị

Cả năm

 

 

 

 

9

Tuyên truyền nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi

 

 

 

 

 

a

Xây dựng nội dung tuyên truyền

Tháng 3/2021

Tháng 12/2021

Tháng 12/2022

Tháng 12/2023

Tháng 12/2024

b

 Treo băng rôn nhà văn hóa huyện, xã

Tháng 4

Tháng 3, 4

Tháng 3, 4

Tháng 3, 4

Tháng 3, 4

c

Tuyên truyền trên truyền hình, báo Đồng Nai

Hàng quý

Hàng quý

Hàng quý

Hàng quý

Hàng quý

d

Truyền thanh cấp huyện, xã

Hàng tháng

Hàng tháng

Hàng tháng

Hàng tháng

Hàng tháng

e

Tập huấn năng lực chuyên môn về giám sát, xử lý ổ dịch cho cán bộ làm công tác thú y tại địa phương. (100 người/lớp x 2 lớp)

Quý 1

Quý 1

Quý 1

Quý 1

Quý 1

 

PHỤ LỤC 3

DỰ TOÁN KINH PHÍ PHÒNG CHỐNG BỆNH DTHCP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI, GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Đính kèm Kế hoạch số 4153/KH-UBND ngày 20 tháng 4 năm 2021)

STT

HẠNG MỤC

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Giai đoạn 2021 - 2025

Kinh phí tỉnh

Kinh phí huyện

Tổng

Kinh phí tỉnh

Kinh phí huyện

Tổng

Kinh phí tỉnh

Kinh phí huyện

Tổng

Kinh phí tỉnh

Kinh phí huyện

Tổng

Kinh phí tỉnh

Kinh phí huyện

Tổng

Kinh phí tỉnh

Kinh phí huyện

Tổng

I

CHI PHÍ TUYÊN TRUYỀN, HỘI NGHỊ PHÒNG DỊCH

Lồng ghép KP PCD hàng năm

Lồng ghép KP PCD hàng năm

Lồng ghép KP PCD hàng năm

Lồng ghép KP PCD hàng năm

Lồng ghép KP PCD hàng năm

Lồng ghép KP PCD hàng năm

II

Giám sát

2.156.302

0

2.156.302

2.156.302

0

2.156.302

2.156.302

0

2.156.302

2.156.302

0

2.156.302

2.156.302

0

2.156.302

10.781.510

0

10.781.510

1

Giám sát chủ động

1.778.302

0

1.778.302

1.778.302

0

1.778.302

1.778.302

0

1.778.302

1.778.302

0

1.778.302

1.778.302

0

1.778.302

8.891.510

0

8.891.510

1.1

Vật tư, hóa chất xét nghiệm vi rút DTLCP: 1.656+120+400+250=2.426 mẫu x 260.000 đồng/mẫu

630.760

 

630.760

630.760

 

630.760

630.760

 

630.760

630.760

 

630.760

630.760

 

630.760

3.153.800

0

3.153.800

1.2

Vật tư, hóa chất xét nghiệm mở rộng khi có mẫu dương tính: 828+249+12+40+175 = 1.304 mẫu x 260.000 đ/mẫu

339.040

 

339.040

339.040

 

339.040

339.040

 

339.040

339.040

 

339.040

339.040

 

339.040

1.695.200

0

1.695.200

1.3

Chi phí lấy mẫu (trung bình mỗi ngày lấy 03 mẫu gộp: 2.956 mẫu/3 mẫu/ngày = 986 ngày; gom mẫu mỗi ngày gom 12 mẫu: 2.956 mẫu/12 mẫu/ngày = 247 ngày) (do đã lông ghép 774 mẫu huyết thanh trong kế hoạch PCD hàng năm)

578.622

 

578.622

578.622

 

578.622

578.622

 

578.622

578.622

 

578.622

578.622

 

578.622

2.893.110

0

2.893.110

1.4

Vật tư lấy mẫu, bảo quản mẫu và xét nghiệm mẫu

229.880

 

229.880

229.880

 

229.880

229.880

 

229.880

229.880

 

229.880

229.880

 

229.880

1.149.400

0

1.149.400

2

Giám sát bị động (khi có heo và sản phẩm của heo không có nguồn gốc, nhập lậu; heo bệnh có triệu chứng, bệnh tích bệnh DTLCP, heo chết không rõ nguyên nhân) (tổng số mẫu 200 mẫu gộp, 05 mẫu đơn gộp làm 01 mẫu)

373.000

0

373.000

373.000

0

373.000

373.000

0

373.000

373.000

0

373.000

373.000

0

373.000

1.865.000

0

1.865.000

2.1

Vật tư, hóa chất xét nghiệm bệnh DTHCP (200 mẫu gộp x 260.000 đ/mẫu)

52.000

 

52.000

52.000

 

52.000

52.000

 

52.000

52.000

 

52.000

52.000

 

52.000

260.000

0

260.000

2.2

Vật tư lấy mẫu, hóa chất bảo quản (1.000 mẫu x 5.000 đ/mẫu)

5.000

 

5.000

5.000

 

5.000

5.000

 

5.000

5.000

 

5.000

5.000

 

5.000

25.000

0

25.000

2.3

Nhiên liệu đi lấy mẫu, vận chuyển mẫu (1 xe x 40 lít/ngày/xe x 17.000 đ/lít x 200 ngày

136.000

 

136.000

136.000

 

136.000

136.000

 

136.000

136.000

 

136.000

136.000

 

136.000

680.000

0

680.000

2.4

Bảo hộ lao động (200 cơ sở x 2 bộ/mẫu x 150.000 đ/bộ)

60.000

 

60.000

60.000

 

60.000

60.000

 

60.000

60.000

 

60.000

60.000

 

60.000

300.000

0

300.000

2.5

Công tác phí đi lấy mẫu (1 Chi cục + 2 Trạm+lái xe) x 200ngày x 150.000 đ/ngày)

120.000

 

120.000

120.000

 

120.000

120.000

 

120.000

120.000

 

120.000

120.000

 

120.000

600.000

0

600.000

3

Chi phí VPP, thanh quyết toán

5.000

 

5.000

5.000

 

5.000

5.000

 

5.000

5.000

 

5.000

5.000

 

5.000

25.000

0

25.000

IV

Trang thiết bị để thực hiện việc sát trùng tiêu độc phương tiện vận chuyển

Lồng ghép KP PCD hàng năm

Lồng ghép KP PCD hàng năm

Lồng ghép KP PCD hàng năm

Lồng ghép KP PCD hàng năm

Lồng ghép KP PCD hàng năm

Lồng ghép KP PCD hàng năm

V

Chứng nhận VIETGAP đối với các trang trại chăn nuôi heo giai đoạn 2021 - 2025

Phê duyệt ở chương trình riêng

Phê duyệt ở chương trình riêng

Phê duyệt ở chương trình riêng

Phê duyệt ở chương trình riêng

Phê duyệt ở chương trình riêng

Phê duyệt ở chương trình riêng

 

Tổng II

2.156.302

0

2.156.302

2.156.302

0

2.156.302

2.156.302

0

2.156.302

2.156.302

0

2.156.302

2.156.302

0

2.156.302

10.781.510

0

10.781.510

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 4153/KH-UBND ngày 20/04/2021 về phòng, chống bệnh Dịch tả heo Châu Phi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, giai đoạn 2021-2025

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


605

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.186.6
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!