ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 3931/KH-UBND
|
Thành phố Hồ Chí
Minh, ngày 25 tháng 11 năm 2021
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN
KHAI CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY, CON VÀ NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
Căn cứ Chương trình phát triển giống cây, con và
nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020 -
2030 ban hành kèm theo Quyết định số 2092/QĐ-UBND ngày 10 tháng 6 năm 2021; nhằm
triển khai thực hiện có hiệu quả Ủy ban nhân dân Thành phố xây dựng Kế hoạch
triển khai Chương trình phát triển giống cây, con và nông nghiệp công nghệ cao
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2025, nội dung cụ thể như
sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Nâng cao năng lực nghiên cứu, lai tạo và chọn lọc,
sản xuất, quản lý giống cây cây trồng, vật nuôi, thủy sản theo hướng công nghiệp
hiện đại; khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư nghiên cứu, sản xuất giống,
nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ giống chất lượng cao, góp phần thực hiện thành
công định hướng cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nông nghiệp công nghệ
cao, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2021 - 2025.
Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp
đô thị là xu hướng chủ đạo và tất yếu của ngành nông nghiệp Thành phố, đẩy mạnh
ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, phục
vụ phát triển đô thị theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa, có năng suất, giá
trị gia tăng, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh cao và thân thiện với môi
trường.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025
2.1. Đẩy mạnh nông nghiệp công nghệ cao, trong đó tập
trung vào công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ tự động hóa và các
công nghệ tiên tiến khác ứng dụng trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, thủy
sản ...để tạo ra sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao về giống cây trồng, vật
nuôi, thủy sản; phương pháp canh tác, nuôi trồng sản phẩm thương phẩm và công
nghệ bảo quản nông sản sau thu hoạch, để tạo ra sản phẩm nông nghiệp có năng suất,
chất lượng, giá trị gia tăng, an toàn và có sức cạnh tranh cao.
2.1.1. Giống cây trồng chủ yếu
a) Giống rau
Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, chọn tạo, phục tráng,
nhập khẩu và cung ứng giống rau mới có năng suất cao, chất lượng tốt, kháng sâu
bệnh và phù hợp với thị trường. Chuyển giao 2-3 giống rau mới chất lượng cao, đẩy
mạnh sử dụng giống cây con ươm sẵn, đáp ứng nhu cầu phát triển nông nghiệp hướng
đô thị. Cung cấp cho thị trường khoảng 400 - 450 tấn hạt giống các loại, đáp ứng
cho 500.000 - 650.000 ha gieo trồng/năm.
b) Giống hoa, cây kiểng
Tiếp tục sưu tập, bảo tồn các giống hoa, cây kiểng
bản địa làm nguyên liệu, đẩy mạnh công tác nghiên cứu, chọn tạo giống hoa, cây
kiểng mới, trong đó tập trung giống hoa lan, hoa mai vàng, hoa nền đặc trưng có
giá trị kinh tế cao.
Nhập nội, thuần hóa, nghiên cứu lai tạo giống đưa
vào sản xuất trung bình 2 - 3 giống hoa cây kiểng mới phù hợp với nhu cầu tiêu
thụ trong nước và xuất khẩu, phù hợp với phát triển nông nghiệp đô thị.
Phấn đấu sản xuất giống lan tại chỗ cung ứng khoảng
15% - 22% nhu cầu mở rộng diện tích hoa lan của Thành phố và cung ứng cho thị
trường khoảng từ 15-20 triệu cây giống/năm (chủ yếu lan cấy mô) đáp ứng khoảng
220 - 250 ha canh tác.
Nghiên cứu hoàn thiện 3 - 4 quy trình nhân giống in
vitro một số giống hoa, cây kiểng có triển vọng.
c) Giống cây dược liệu (bao gồm nhóm cây dược liệu
phục vụ chăm sóc sức khỏe con người và nhóm giống cây dược liệu phục vụ lĩnh vực
cây trồng, vật nuôi và thủy sản).
Xây dựng ít nhất 02 bộ sưu tập gồm 150 - 200 giống
cây dược liệu, định danh giống, lưu giữ bảo tồn nguồn gen, chọn lọc giống cây
dược liệu có năng suất, chất lượng cao đặc tính tốt, giá trị kinh tế cao phù hợp
với khu vực phía Nam để nhân giống, sản xuất giống phục vụ vào sản xuất tại
Thành phố và các tỉnh thành khác. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học xây dựng
hoàn thiện từ 3 - 4 quy trình nhân giống cây dược liệu có giá trị cao.
d) Giống nấm ăn, nấm dược liệu (gọi chung là nấm)
Xây dựng bộ sưu tập gồm trên 20 giống nấm, định
danh giống, lưu giữ bảo tồn nguồn gen, chọn lọc giống nấm có năng suất, chất lượng
cao đặc tính tốt, giá trị kinh tế cao. Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học
để hoàn thiện từ 2 - 3 giống nấm gốc có giá trị cao.
Tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện từ 3 - 5 quy
trình nhân giống nấm ăn và nấm dược liệu tạo ra sản phẩm phôi nấm chất lượng
cao.
e) Giống cây lâm nghiệp
Sản xuất trên 04 triệu cây giống/năm, trong đó khoảng
2 - 2,5 triệu cây giống lâm nghiệp cao sản, chất lượng cao.
2.1.2. Giống vật nuôi chủ yếu
Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất con giống
đối với bò sữa, bò thịt, heo; nhập khẩu đưa các dòng tinh cao sản bò sữa, bò thịt,
các giống heo có năng suất, chất lượng cao từ các nước có nền chăn nuôi tiên tiến,
làm tươi máu đàn giống hiện hữu và tạo tổ hợp lai, dòng mới.
a) Giống heo: Duy trì tổng đàn heo đạt 200.000 con
(nái sinh sản chiếm 16%, giống cụ kỵ (GGP) đạt 2.750 con); cải tiến nâng cao chất
lượng giống phấn đấu 50% các cơ sở giống được quản lý dữ liệu; trên 40% các cơ
sở sản xuất giống heo trên địa bàn Thành phố được chứng nhận con giống theo các
tiêu chuẩn hiện hành, 100% các trang trại chăn nuôi quy mô lớn được chứng nhận
con giống thuần; hình thành hệ thống tháp giống 4 cấp và cung cấp cho thị trường
trên 350.000 heo con giống các loại/năm.
b) Giống bò sữa: Tiếp tục duy trì đàn bò sữa đạt
60.000 con (cái sinh sản chiếm từ 65% - 70% và cái vắt sữa chiếm 50%); xây dựng
đàn hạt nhân chiếm 1% - 2% tổng đàn bò sữa Thành phố.
c) Giống bò thịt: Phát triển đàn bò thịt đạt 50.000
con, cung cấp cho thị trường 15.000 tấn thịt bò hơi, trên 4.000 bò cái giống.
2.1.3. Giống thủy sản chủ yếu
a) Giống thủy sản nước ngọt: Sản xuất giống thủy sản
nước ngọt chất lượng cao (cá rô phi đơn tính dòng Gift, cá điêu hồng, lươn, tôm
càng xanh...); giống thủy sản có giá trị kinh tế cao như cá lăng, cá chạch lấu...
Tổng số lượng sản xuất giống đạt khoảng 0,3 - 0,8 tỷ con/năm, trong đó cá rô
phi đơn tính dòng Gift đạt 120 - 150 triệu con, tôm càng xanh toàn đực là 04
triệu Portlarve.
b) Giống thủy sản nước mặn lợ: Tôm giống Portlarve
sản xuất thuần dưỡng khoảng 0,5 - 1 tỷ con/năm; nhuyễn thể (nghêu, sò huyết, ốc
hương,...) sản xuất 30 - 40 tỷ con/năm; thủy sản nước mặn lợ khác 200 - 300 triệu
con/năm.
c) Cá cảnh: Tiếp tục duy trì chọn lọc các giống cá
cảnh có giá trị cao, tổng sản lượng sản xuất đạt khoảng 220 - 260 triệu con/năm
(cá dĩa, chép koi, cá rồng, hòa lan, hồng kim, bạch kim, bình tích, trân châu,
mô ly, xiêm, ông tiên, ngựa vằn, la hán, phượng hoàng, neon,...); xuất khẩu khoảng
28 - 32 triệu con; Kim ngạch xuất khẩu đạt từ 25 - 30 triệu USD.
2.2. Nâng tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng
dụng công nghệ cao đến năm 2025 chiếm từ 50% - 60% tổng giá trị sản xuất nông
nghiệp của Thành phố; từ 40% - 50% hộ nông dân, trên 15% hợp tác xã, trên 70%
doanh nghiệp ứng dụng các biện pháp kỹ thuật mang tính công nghệ cao về giống,
quy trình canh tác, công nghệ sau thu hoạch; cơ giới hóa, tự động hóa trong quá
trình sản xuất chăn nuôi, trồng trọt, thủy sản, xử lý chất thải; các kỹ thuật
tiên tiến, công nghệ cao trong quá trình sản xuất các đối tượng sản phẩm nông
nghiệp chủ lực (rau quả, hoa kiểng, heo, bò sữa, tôm và cá cảnh).
2.3. Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực nâng
cao kỹ thuật, kỹ năng sử dụng vận hành công nghệ và làm chủ công nghệ trong
lĩnh vực giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản và trong sản xuất và bảo quản nông
sản; cập nhật thông tin kiến thức về tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ, kỹ năng
thực hành ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp.
2.4. Hỗ trợ cho việc hình thành và hoạt động có hiệu
quả của các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực cây
trồng, chăn nuôi, thủy sản.
II. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Đầu tư nâng cấp, xây mới cơ
sở hạ tầng khu, vùng, trại sản xuất giống và nông nghiệp công nghệ cao
Nâng cấp, mở rộng đưa vào sử dụng hiệu quả từ 2 - 3
Khu Nông nghiệp công nghệ cao. Cụ thể, mở rộng Khu Nông nghiệp ứng dụng Công
nghệ cao lĩnh vực trồng trọt, công nghệ bảo quản sau thu hoạch (quy mô 23,3 ha)
tại xã Phước Vĩnh An, huyện Củ Chi; đầu tư mở rộng Khu Nông nghiệp ứng dụng
Công nghệ cao lĩnh vực trồng trọt (giống và sản phẩm rau, hoa, quả) và thủy sản
(cá cảnh) (quy mô 200 ha) tại xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi.
Nâng cấp, mở rộng Trung tâm Công nghệ sinh học
Thành phố, Trung tâm Giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản, Trại thực nghiệm và
trình diễn chăn nuôi bò sữa công nghệ cao.
Xây dựng mới Khu Nông nghiệp ứng dụng Công nghệ cao
lĩnh vực giống thủy sản nước mặn/lợ (quy mô 89,7 ha) tại huyện Cần Giờ. Đầu tư
trang thiết bị nhân giống, kiểm soát bệnh và xây dựng mô hình sản xuất thủy sản
ứng dụng công nghệ cao tại huyện Cần Giờ.
Xây dựng Trung tâm Dạy nghề Nông nghiệp Công nghệ
cao Thành phố Hồ Chí Minh.
Xây dựng mới Trại thực nghiệm và trình diễn chăn
nuôi heo, bò thịt công nghệ cao, trở thành nòng cốt trong việc ứng dụng công
nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp của Thành phố.
Quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao
theo quy định, trong đó gắn quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các quận, huyện với
bố trí giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản chủ lực (rau, hoa, cây kiểng, heo,
bò sữa, tôm và cá cảnh); xây dựng vùng sản xuất nông nghiệp an toàn dịch bệnh
và kết hợp vành đai sinh thái tập trung tại các huyện ngoại thành (Củ Chi, Bình
Chánh, Hóc Môn, Nhà Bè, Cần Giờ). Đồng thời, xác định vùng đệm giữa các khu đô
thị, địa giới hành chính của Thành phố với địa phương lân cận; nghiên cứu địa
hình, thổ nhưỡng để có chiến lược, kế hoạch sản xuất nông nghiệp cho phù hợp.
Quy định về mật độ chăn nuôi, khu vực không được phép chăn nuôi theo quy định của
Luật Chăn nuôi.
Liên kết các tỉnh xây dựng vùng sản xuất giống phù
hợp với yêu cầu sinh thái của từng loại cây trồng, vật nuôi, thủy sản đảm bảo
chất lượng, an toàn dịch bệnh và tiếp cận thử nghiệm giống, trình diễn công nghệ
canh tác tiên tiến, sử dụng có hiệu quả đất đai và nguồn lao động.
Ưu tiên cho thuê đất, giao đất và các chính sách ưu
đãi đầu tư cơ sở hạ tầng, khoa học và công nghệ, môi trường,... cho hợp tác xã,
doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao tại vùng sản xuất giống, khu nông nghiệp
công nghệ cao theo quy định.
2. Nâng cao năng lực nghiên cứu
và ứng dụng khoa học và công nghệ
2.1. Giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản
Nâng cao năng lực khoa học và công nghệ trong
nghiên cứu, chọn tạo và sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản tạo điều
kiện cho các viện, trường, trung tâm và doanh nghiệp trong đầu tư cơ sở vật chất,
trang thiết bị, đào tạo nguồn nhân lực.
Sưu tập, nhập nội một số giống cây trồng, vật nuôi,
thủy sản năng suất cao, chất lượng tốt có giá trị kinh tế cao nhằm đa dạng hóa
nguồn gen quý phục vụ công tác chọn tạo giống mới.
2.1.1. Về cây trồng
Ứng dụng công nghệ mới, công nghệ tiên tiến, hiện đại
trong nghiên cứu chọn tạo giống: Công nghệ sinh học, công nghệ chuyển gen, nuôi
cấy mô tế bào, chỉ thị phân tử, chiếu xạ gây đột biến, lai hữu tính để tạo giống
cây trồng mới có chất lượng cao.
Chọn tạo và phát triển các giống cây trồng mới năng
suất, chất lượng cao, có giá trị thương phẩm cao, chống chịu sâu bệnh và điều
kiện bất lợi, cải tiến tính trạng các giống cây trồng như: cây rau, hoa lan,
mai vàng, hoa nền, cây ăn quả và một số cây trồng khác có chất lượng cao và
thích ứng với biến đổi khí hậu.
Tổ chức nghiên cứu, dẫn nhập các cây xanh bóng mát
phù hợp với điều kiện Thành phố Hồ Chí Minh.
Ứng dụng công nghệ sinh học chọn lọc, tạo ra những
giống nấm có năng suất, chất lượng cao đặc tính tốt, giá trị kinh tế và y sinh.
Hoàn thiện quy trình tạo ra giống nấm gốc có giá trị.
2.1.2. Về vật nuôi
Quản lý đàn heo giống bằng công nghệ thông tin (phần
mềm thu thập và quản lý cơ sở dữ liệu); đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, khoa học kỹ
thuật để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm.
Ứng dụng nhanh công nghệ chọn tạo giống tiên tiến của
thế giới bằng phương pháp BLUP và GEN BLUP, xây dựng hệ thống đánh giá di truyền
cho các trại giống heo thuần trên toàn địa bàn Thành phố. Từ đó, xây dựng hệ thống
giống theo mô hình một tháp giống 4 cấp chung cho toàn Thành phố, bao gồm cả
trang trại vệ tinh, nhằm đánh giá di truyền thông qua chỉ số EBV kết hợp ứng dụng
công nghệ sinh học về gen trong chọn lọc để cải thiện nhanh chất lượng đàn giống
heo của Thành phố, tổ chức liên kết trao đổi, khai thác nguồn gen tốt giữa các
trại giống.
Ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử (công nghệ gen)
để đánh giá tính trạng di truyền, chọn lọc cá thể có tính trạng tốt làm giống cụ
kỵ, ông bà...xây dựng quản lý đàn heo giống bằng công nghệ thông tin (phần mềm
thu thập và quản lý cơ sở dữ liệu).
Triển khai quản lý giống bò sữa, bò thịt theo
phương pháp cải thiện chất lượng đàn bò (Dairy/Beef Herd Improvement -
DHI/BHI), nhằm thu thập dữ liệu cá thể giống, các yếu tố ảnh hưởng đến cải thiện
chất lượng đàn bò sữa (dinh dưỡng, chuồng trại, chăm sóc nuôi dưỡng, thú y...),
năng suất, chất lượng sữa tại các trại chăn nuôi. Tăng cường loại thải các cá
thể năng suất kém, giữ lại đàn cao sản phù hợp với điều kiện khí hậu nóng ẩm để
tiếp tục nhân giống. Đánh giá hiện trạng di truyền A1 - A2 của đàn bò sữa Thành
phố để chọn đàn bò hạt nhân A2 chất lượng cao.
Tăng cường công tác quản lý giống bò sữa, bò thịt bằng
cơ sở dữ liệu giống như ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và phương
pháp tiên tiến trong đánh giá tiềm năng di truyền, ước tính giá trị giống
(EBV), giúp việc chọn lọc và nhân giống đạt hiệu quả cao.
2.1.3. Về thủy sản
Nghiên cứu làm chủ và phát triển công nghệ chọn tạo
giống bố mẹ và kỹ thuật sản xuất giống đối với giống thủy sản chủ lực nước ngọt,
nước mặn lợ (tôm sú, tôm thẻ, tôm càng xanh, cá, giống nhuyễn thể...) và cá cảnh.
Nghiên cứu sinh sản nhân tạo một số cá cảnh có giá
trị kinh tế cao. Tiếp tục chọn lọc và phát triển các dòng cá bản địa; sử dụng kỹ
thuật sinh học phân tử để đánh giá tính trạng di truyền các loài cá cảnh, tôm
giống bố mẹ.
Tiếp tục nghiên cứu, thuần dưỡng và sinh sản nhân tạo
các giống thủy sản đặc thù (tôm sú, tôm thẻ, của biển, ghẹ, cá dứa, cá chìa
vôi, sò huyết, nghêu,...) và cá cảnh có giá trị kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu thị
trường trong nước và xuất khẩu; kết hợp đồng bộ quy trình nhân, nuôi dưỡng và
an toàn dịch bệnh phục vụ sản xuất.
Kỹ thuật chuyển đổi giới tính bằng kích dục tố và kỹ
thuật nhiễm sắc thể, công nghệ sinh học phân tử chuyển đổi giới tính tôm càng
xanh toàn đực và cá rô phi đơn tính dòng Gift.
2.2. Nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật, công
nghệ vào sản xuất cây trồng, vật nuôi, thủy sản thương phẩm và bảo quản chế biến
nông sản.
Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao, công
nghệ thông tin, công nghệ tự động hóa trong sản xuất nông nghiệp (trồng trọt,
chăn nuôi, thủy sản...) tại các quận, huyện còn diện tích đất sản xuất nông
nghiệp tập trung trên đối tượng 05 sản phẩm chủ lực (rau quả, hoa kiểng, heo,
bò sữa, tôm) và 01 sản phẩm tiềm năng (cá cảnh) của ngành nông nghiệp Thành phố.
Nghiên cứu phát triển quy trình công nghệ tổng hợp
và cơ giới hóa, tự động hóa quá trình trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản ... và
thu hoạch, bảo quản, sơ chế, chế biến các loại sản phẩm nông nghiệp đảm bảo an
toàn sinh học quy mô công nghiệp, trang trại đến năm 2025 nâng tỷ trọng giá trị
nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên 50% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp
Thành phố.
- Về trồng trọt: Ứng dụng công nghệ sinh học, công
nghệ thông tin, công nghệ trí tuệ nhân tạo, công nghệ thủy canh, tưới nước tiết
kiệm, hệ thống tưới tự động, hệ thống năng lượng mặt trời, cơ giới hóa (sử dụng
máy cày, máy xới, máy phun thuốc,...), kỹ thuật sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ
thực vật an toàn, xử lý giá thể, xử lý ra hoa, điều tiết tự động dinh dưỡng,
ánh sáng, chăm sóc, thu hoạch, sử dụng vật liệu trong bao gói sản phẩm; nghiên
cứu phát triển quy trình công nghệ thâm canh và quản lý cây trồng tổng hợp
(ICM); quy trình công nghệ sản xuất cây trồng an toàn theo VietGAP,...
- Về chăn nuôi: Tự động hóa quá trình chăn nuôi quy
mô công nghiệp, trang trại quy mô lớn khép kín đảm bảo an toàn sinh học, thiết
bị tự động hóa, hệ thống đệm lót sinh học, hệ thống năng lượng mặt trời, công
nghệ thông tin, công nghệ dọn phân bằng robot, có sử dụng hệ thống chuồng kín,
hệ thống điều hòa nhiệt độ, độ ẩm phù hợp, hệ thống phân phối và định lượng thức
ăn tại chuồng, hệ thống thu gom xử lý chất thải chăn nuôi tiên tiến, hiện đại đảm
bảo điều kiện vệ sinh không gây ô nhiễm môi trường...
- Về nuôi trồng thủy sản: Nghiên cứu phát triển quy
trình công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ nano, công nghệ RAS, tự
động hóa,... trong nuôi thâm canh, nuôi siêu thâm canh, tạo ra vacxin thế hệ mới
phòng ngừa một số bệnh trong nuôi trồng thủy sản, công nghệ xử lý môi trường
trong nuôi trồng một số loài thủy sản chủ lực.
Hoàn thiện các mô hình nông nghiệp ứng dụng công
nghệ cao đã có và hiện đang triển khai trên thực tế tại các địa bàn quận, huyện,
thông qua việc gắn kết với các viện, trường, các tổ chức khoa học và công nghệ,
từ đó lựa chọn mô hình phù hợp để chuyển giao thông qua mạng lưới liên kết 4
nhà (nhà quản lý, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nông).
Tiếp nhận việc chuyển giao công nghệ tự động hóa,
công nghệ cảm biến, công nghệ thông tin, công nghệ số và công nghệ hiện đại,
tiên tiến khác từ nước ngoài phù hợp với điều kiện nông nghiệp tại Thành phố
thông qua Sàn giao dịch công nghệ Thành phố. Hỗ trợ các mô hình nông nghiệp ứng
dụng công nghệ cao hiệu quả cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, nông
dân hàng năm theo hình thức hợp tác công tư (nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí,
xây dựng quy trình, kỹ thuật, đào tạo, quảng bá,...; doanh nghiệp, hợp tác xã,
tổ hợp tác, nông dân chủ động thực hiện).
Thiết lập hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu vùng sản
xuất nông nghiệp an toàn; quản lý thông tin đất và sử dụng đất cho nông lâm
nghiệp và thủy sản; giống cây trồng, phân bón; thông tin thị trường, xuất nhập
khẩu hàng hóa nông lâm thủy sản; giống vật nuôi (gia súc, gia cầm, thủy sản),
thức ăn chăn nuôi, thông tin chăn nuôi tại địa phương; dịch bệnh và diễn biến dịch
bệnh; công nghệ cảm biến trong cảnh báo và kiểm soát ô nhiễm môi trường chăn
nuôi, cơ sở giết mổ, công tác tiêm phòng dịch trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy
sản; quản lý tàu cá và sổ nhật ký đánh cá; hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu quản
lý thông tin sâu bệnh, dịch bệnh, công tác phòng bệnh cây trồng nông lâm nghiệp;
hệ thống quản lý nông nghiệp thông minh; phần mềm cơ sở dữ liệu quản lý đào tạo
nghề.
Áp dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tiêu chuẩn sản
xuất nông nghiệp sạch (VietGAP, GlobalG.A.P, tiêu chuẩn hữu cơ...) trong quản
lý chất lượng sản phẩm nông nghiệp, tạo ra nhiều sản phẩm nông nghiệp chất lượng,
tính năng vượt trội, có giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường và đảm
bảo sức khỏe cộng.
Đề xuất, đặt hàng các mô hình ứng dụng công nghệ
cao trong sản xuất nông nghiệp tiếp nhận, chuyển giao, hợp tác trong quá trình
triển khai áp dụng công nghệ, ứng dụng khoa học, công nghệ đặc biệt là công nghệ
thông tin trong nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ
cao.
2.3. Phòng chống dịch bệnh cây trồng, vật nuôi, thủy
sản
Tiếp tục hoàn thiện các quy trình chẩn đoán bệnh hại
trên cây trồng, vật nuôi, thủy sản.
Nghiên cứu, phát triển công nghệ vi sinh sản xuất
chế phẩm sinh học phục vụ chăm sóc và bảo vệ cây trồng nông, lâm nghiệp quy mô
công nghiệp như phân bón vi sinh, thuốc trừ sâu sinh học, chế phẩm sinh học
trong bảo quản, chế biến, xử lý ô nhiễm môi trường, đảm bảo an toàn thực phẩm
mang lại giá trị gia tăng cao và phát triển bền vững.
Nghiên cứu, sưu tập, nhập nội các loài thiên địch
trong công tác phòng trừ sinh vật hại đối với cây trồng, vật nuôi, thủy sản.
Nghiên cứu phát triển các vật liệu sinh học mới, ứng
dụng công nghệ cao làm thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc tự nhiên, nghiên cứu
sản xuất vắc - xin thú y. Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ enzym, protein, vi
sinh vật vào quy trình sản xuất các loại chế phẩm và thức ăn chăn nuôi, thức ăn
thủy sản có hiệu quả tiêu hóa cao nâng cao hiệu quả sử dụng dinh dưỡng vật
nuôi, nâng cao sức đề kháng đối với các yếu tố sinh học, phi sinh học, giúp
sinh trưởng nhanh, hạ giá thành sản xuất, sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực
phẩm.
3. Phát triển hệ thống sản xuất,
cung ứng và dịch vụ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản
Phát triển hệ thống sản xuất giống, hệ thống cung ứng
và dịch vụ về giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản tập trung hình thành các vùng
sản xuất giống; thành lập và phát triển các tổ hợp tác, hợp tác xã, mạng lưới sản
xuất, nhân giống; thành lập các hiệp hội sản xuất giống chuyên ngành (hiệp hội
sản xuất giống hoa lan, giống rau, giống nấm, giống cá cảnh, giống bò sữa, bò
thịt, giống heo,...); đầu tư mới, nâng cấp trang thiết bị, hiện đại hóa cơ sở
nghiên cứu, sản xuất giống; tạo điều kiện kết nối giữa cơ quan nghiên cứu với
các đơn vị, doanh nghiệp sản xuất.
3.1. Đối với cây trồng
Phát triển cung cấp giống cho các tỉnh trên cơ sở
điều tra nắm bắt số liệu về nhu cầu của các tỉnh, năng lực các phòng cấy mô, vườn
ươm cây con (hoa lan, cây kiểng, mai vàng... cây lâm nghiệp) hộ nông dân..., khả
năng đáp ứng nhu cầu của Thành phố và các tỉnh.
Khai thác năng lực sản xuất của các phòng thí nghiệm
nuôi cấy mô gắn với hệ thống vườn ươm trong dân. Nhập nội, mua bản quyền giống
mới; nhập công nghệ sản xuất giống, công nghệ bảo quản, chế biến hạt giống theo
hướng công nghiệp, hoàn thiện công nghệ sản xuất giống. Đầu tư mới, nâng cấp
trang thiết bị, hiện đại hóa cơ sở sản xuất giống, phòng cấy mô; ứng dụng các
phương pháp chọn tạo giống truyền thống kết hợp với phương pháp hiện đại (lai tế
bào, chuyển gen, chỉ thị phân tử, nuôi cấy túi phấn, xử lý chiếu xạ gây đột biến,
...); đồng thời ứng dụng công nghệ nhân nhanh để tạo ra các giống rau, hoa, nấm
có chất lượng phục vụ vào sản xuất.
3.2. Đối với vật nuôi
Triển khai nhập heo giống cụ kỵ (GGP) từ các nước
có nền chăn nuôi tiên tiến, bao gồm 3 nhóm giống Yorkshire, Landrace, Duroc cho
các trại giống, gắn với xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất và cung ứng nông sản
từ sản xuất đến tiêu thụ, bảo đảm an toàn thực phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của
sản phẩm đồng thời cung ứng con giống bố mẹ (PS) có năng suất, chất lượng tốt
cho các trang trại, nông hộ chăn nuôi trên địa bàn Thành phố và các tỉnh Tây
Nam Bộ và Đông Nam Bộ.
Nhập tinh heo giống thuần, tinh bò sữa cao sản nhiệt
đới, tinh bò sữa cao sản phân biệt giới tính, tinh bò thịt cao sản phục vụ chăn
nuôi giúp cải thiện chất lượng con giống, nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu
quả trong chăn nuôi.
Đẩy mạnh công tác giống trong lai tạo thông qua nhập
tinh, con giống bò sữa, bò thịt, heo có năng suất, chất lượng từ nước có nền
chăn nuôi tiên tiến.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước
về giống vật nuôi và quản lý mức độ trang trại; ứng dụng công nghệ sinh học
trong xác định gen chịu nhiệt trên bò sữa, gen tạo mỡ giắt trong thịt trên heo;
ứng dụng công nghệ gen trong chọn giống, đánh giá giá trị gây giống.
Hỗ trợ người chăn nuôi Thành phố sử dụng heo giống
bố mẹ từ các trang trại, xí nghiệp chăn nuôi trên địa bàn Thành phố có tham gia
xây dựng mô hình chuỗi liên kết sản xuất và cung ứng trong nông nghiệp.
3.3. Đối với thủy sản
Rà soát nhu cầu, năng lực sản xuất giống cá cảnh,
giống thủy sản thương phẩm, từ đó chuyển sang sản xuất ứng dụng công nghệ cao;
tiếp nhận, nghiên cứu, chuyển giao quy trình, công nghệ sản xuất, nhân giống bằng
phương pháp sinh học phân tử, ưu tiên những loại cá cảnh có giá trị, thủy đặc sản
(cá dứa, cá chìa vôi, tôm, cua biển, sò huyết, nghêu,...).
Ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất
con giống thủy sản chủ lực của Thành phố vào Khu nông nghiệp công nghệ cao
ngành thủy sản tại huyện Cần Giờ, nhằm đảm bảo chất lượng con giống, giảm giá
thành và giảm chi phí vận chuyển.
Tái tạo nguồn lợi, phát triển các con giống đặc
thù, quý hiếm tại địa phương có giá trị cao (như cá chìa vôi, cá dứa,...),
trong đó nghiên cứu xác định đúng giống cá dứa thông qua việc giải mã, xác định
gen và quy trình sinh sản, nhân giống, xây dựng thương hiệu cá dứa huyện Cần Giờ.
4. Khuyến nông, chuyển giao giống
mới và kỹ thuật, công nghệ
Tăng cường công tác tiếp nhận, ứng dụng nhanh kết quả
nghiên cứu tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất giống, quy trình sản xuất
theo hướng ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học vào sản xuất, sơ chế, chế
biến, bảo quản sản phẩm cây trồng, vật nuôi, thủy sản chủ lực, đặc thù có giá
trị kinh tế cao trên địa bàn Thành phố. Thúc đẩy chuyển giao thông qua tập
trung cho các dự án tiếp nhận công nghệ, hoàn thiện công nghệ và sản xuất thử
nghiệm. Tiếp tục đa dạng hóa công tác sản xuất thử nghiệm, chuyển giao giống mới
nhằm nâng cao năng suất sản phẩm, giá trị gia tăng.
Nâng cao hiệu quả hoạt động của mạng lưới khuyến
nông thông qua đổi mới nội dung và phương pháp tập huấn, hội thảo, huấn luyện
nhằm cung cấp thông tin, quảng bá giới thiệu giống mới, công nghệ mới đưa vào sản
xuất, chuyển giao tiến bộ khoa học - công nghệ thông qua mô hình trình diễn
khuyến nông hiệu quả, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế phát triển sản
xuất.
Đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút nguồn lực cho hoạt động
khuyến nông. Huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế
tham gia chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, ứng dụng công nghệ cao, hình
thành chuỗi giá trị cho sản phẩm nông nghiệp.
5. Đào tạo nguồn nhân lực nông
nghiệp công nghệ cao
Tập trung đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cao
trong các lĩnh vực công nghệ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản (sản xuất, quản
lý, kiểm định, kiểm nghiệm giống); công nghệ canh tác trồng trọt, chăn nuôi,
nuôi trồng thủy sản và công nghệ bảo quản nông sản sau thu hoạch. Khuyến khích
các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia chương trình đào tạo, huấn
luyện công nhân, kỹ thuật viên trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao.
Đào tạo ngắn và dài hạn: Tuyển chọn sinh viên xuất
sắc, cán bộ trẻ có năng lực để đào tạo dài hạn trong và ngoài nước (được đài thọ
toàn phần hay một phần học phí), nhằm hình thành đội ngũ chuyên viên, chuyên
gia có năng lực về lĩnh vực công nghệ sinh học, kỹ thuật nông nghiệp, nuôi trồng
thủy sản, chế tạo máy móc phục vụ cho sản xuất, sơ chế, chế biến các sản phẩm
nông lâm thủy sản đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ
cao.
Tổ chức cuộc hội thảo, hội chợ, các lớp tập huấn ngắn
hạn giới thiệu công nghệ cao trong nông nghiệp và sản phẩm nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao. Mở các lớp đào tạo nghề về công nghệ cao trong nông nghiệp, mở rộng
và khuyến khích triển khai hoạt động ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ
cao.
Triển khai chương trình đào tạo nghề nông nghiệp và
nông thôn, trong đó hỗ trợ đào tạo, nâng cao trình độ quản lý, nghiệp vụ chuyên
môn cho cán bộ quản lý nông nghiệp cấp Thành phố, quận huyện, xã phường, hợp
tác xã, tổ hợp tác, chủ doanh nghiệp, chủ trang trại; đào tạo công nhân lành
nghề về kỹ thuật sản xuất, sơ chế biến và bảo quản sản phẩm cây trồng, vật nuôi
theo quy trình và tiêu chuẩn sản xuất tiên tiến, hiện đại.
Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho nông dân, thành
viên của tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
đào tạo quản trị viên tài sản trí tuệ cho các doanh nghiệp, tổ chức hoạt động
trong lĩnh vực nông nghiệp. Tăng cường công tác tập huấn, tham quan, học tập,
trao đổi kinh nghiệm với những nước tiên tiến, có kinh nghiệm cao về quản lý giống
vật nuôi, thủy sản, có điều kiện tương đồng với Việt Nam.
6. Nâng cao năng lực quản lý
Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước theo phân cấp
quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đẩy mạnh công tác kiểm tra,
giám sát giống từ khâu sản xuất đến khâu lưu thông nhằm đảm bảo chất lượng giống,
kể cả kiểm soát tốt dịch bệnh trên giống, nhất là giống sau nhập khẩu; khuyến
cáo sử dụng giống phù hợp trong sản xuất, tránh hiện tượng đồng huyết trên vật
nuôi hoặc thoái hóa giống.
Nâng cao năng lực quản lý nhà nước thông qua công
tác đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ chuyên ngành giống; tổ chức chứng
nhận chất lượng giá trị giống vật nuôi theo các phương pháp tiên tiến (BLUP và
GEN BLUP,...); kiểm tra, kiểm nghiệm đánh giá chất lượng giống bằng các kỹ thuật
tiên tiến, hiện đại; hỗ trợ xây dựng hệ thống quản lý, khai thác và phát triển
nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận đối với các đặc sản địa phương, sản
phẩm chủ lực của Thành phố.
Kiện toàn các phòng khảo kiểm nghiệm, chứng nhận chất
lượng giống; tiến hành bảo hộ quyền tác giả về giống cây trồng, vật nuôi. Tuyên
truyền cho cơ sở sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi, thủy sản nhận thức đầy đủ
về quản lý, sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực giống. Xây dựng hệ thống quản
lý và bảo hộ các nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận; hỗ trợ đăng ký bảo hộ
sáng chế đối với các giải pháp, quy trình liên quan đến quá trình tạo ra giống
cây trồng, vật nuôi, thủy sản.
Tăng cường đưa cán bộ quản lý giống tham quan học tập
kinh nghiệm sản xuất và quản lý giống ở nước ngoài (cơ quan quản lý, doanh nghiệp,
hợp tác xã, tổ hợp tác, nông dân), kết hợp giới thiệu các giống mới của Thành
phố. Tuyên truyền, tập huấn các văn bản pháp quy giúp các doanh nghiệp, hợp tác
xã thực hiện đúng các quy định Nhà nước; nâng cao nhận thức về giống cây, giống
con cho người nông dân.
7. Phòng, trừ dịch bệnh cây trồng,
vật nuôi, thủy sản
Đối với cây trồng: Ứng dụng công nghệ vi sinh, công
nghệ enzym và protein, để tạo ra chế phẩm sinh học bảo vệ cây trồng; phát triển
bộ kit để chẩn đoán, giám định bệnh cây trồng; nghiên cứu ứng dụng công nghệ
sinh học, công nghệ viễn thám trong quản lý và phòng trừ dịch sâu, bệnh hại cây
trồng.
Đối với chăn nuôi: Ứng dụng công nghệ sinh học để
chẩn đoán bệnh ở mức độ phân tử; sản xuất vắc - xin thú y, đặc biệt là vắc -
xin phòng, chống bệnh cúm gia cầm, bệnh lở mồm, long móng, tai xanh ở gia súc
và các bệnh nguy hiểm khác.
Đối với thủy sản: Ứng dụng một số loại kit để chẩn
đoán nhanh bệnh ở thủy sản; ứng dụng sinh học phân tử và miễn dịch học, vi sinh
vật học trong phòng, trị một số loại dịch bệnh nguy hiểm đối với thủy sản.
8. Phát huy vai trò trung tâm của
hợp tác xã, xây dựng chuỗi liên kết phát triển ổn định và bền vững
8.1. Về phát triển hợp tác xã
Triển khai có hiệu quả Đề án Phát triển hợp tác xã
nông nghiệp trên địa bàn Thành phố được Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt.
Phát huy vai trò trung tâm hợp tác xã, xây dựng thành công mô hình hợp tác xã
nông nghiệp tiên tiến, hiện đại; hỗ trợ hợp tác xã hoạt động hiệu quả, tăng cường
ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quản lý, điều hành hợp tác xã (phần mềm
quản lý cơ sở dữ liệu; phần mềm quản lý hoạt động của hợp tác xã); tổ chức liên
kết sản xuất, ứng dụng công nghệ cao, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; hỗ
trợ đầu tư trang thiết bị sơ chế, đóng gói sản phẩm; các chính sách hỗ trợ tín
dụng cho hợp tác xã nông nghiệp và các chính sách liên quan khác.
Khuyến khích người dân (có đất, nhưng không còn khả
năng lao động) ký hợp đồng cho thuê hoặc góp đất hợp tác lâu dài với các hợp
tác xã, doanh nghiệp (có vốn, công nghệ, ...), để đầu tư sản xuất giống và sản
xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
8.2. Về phát triển chuỗi liên kết sản xuất nông
nghiệp an toàn
Liên kết các doanh nghiệp cung ứng giống và tiêu thụ
sản phẩm của Thành phố với các hộ sản xuất nhỏ lẻ (trong và ngoài Thành phố),
hình thành tổ hợp tác, hợp tác xã. Tổ chức sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, thủy
sản theo chuỗi giá trị, liên kết từ khâu con giống - vật tư nông nghiệp - sản
xuất - giết mổ, sơ chế, chế biến - phân phối, tiêu thụ, nhằm phát triển các dịch
vụ sản xuất cung ứng giống cây trồng, vật nuôi; chủ động kiểm soát nguồn nguyên
liệu, giá thành và chất lượng sản phẩm; xây dựng thương hiệu sản phẩm.
Hỗ trợ chứng nhận nông sản đạt tiêu chuẩn VietGAP,
quy chuẩn an toàn trên diện rộng; hệ thống dữ liệu nông sản và truy xuất nguồn
gốc. Thiết lập hệ thống các điểm phân phối, cửa hàng tiện ích trưng bày, giới
thiệu sản phẩm nông nghiệp Thành phố. Trong đó, tập trung đầu tư phát triển hệ
thống các chuỗi cửa hàng cung ứng sản phẩm an toàn. Tổ chức đấu giá sản phẩm
chăn nuôi tại các cơ sở giết mổ, chợ đầu mối nông sản.
9. Xúc tiến thương mại về giống,
sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao
Duy trì tổ chức các chợ phiên, hội chợ, hội thi, đấu
xảo giống định kỳ, trong đó có Hội chợ - triển lãm xúc tiến đầu tư giống nông
nghiệp Thành phố, Festival hoa lan, Hội thi - triển lãm bò sữa Thành phố, Hội
chợ triển lãm cá cảnh, nhằm quảng bá, giới thiệu giống mới, chuyển giao công
nghệ, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm.
Tổ chức hội thảo, hội nghị giao lưu giữa các cơ sở,
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh giống và nông nghiệp công nghệ cao với các hợp
tác xã, trang trại, nông hộ; phổ biến về các hiệp định tự do thương mại, hợp
tác song phương, đa phương..., nhằm xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh phù
hợp, nâng cao sức cạnh tranh và hướng tới mục tiêu xuất khẩu.
Khuyến khích các tổ chức khoa học trong và ngoài nước
đầu tư các cơ sở nghiên cứu ứng dụng, trình diễn, chuyển giao cũng như tổ chức
sản xuất các sản phẩm công nghệ cao. Tạo mối liên kết và quảng bá để thu hút
các tổ chức, cá nhân có nhu cầu ứng dụng công nghệ vào sản xuất.
Tạo điều kiện để công nghệ được thương mại hóa, đồng
thời hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp tiếp nhận được công nghệ. Hỗ trợ các doanh
nghiệp, tổ chức và cá nhân xúc tiến thị trường bằng nhiều hình thức, trong đó tổ
chức đoàn công tác đi tham quan, học tập tại các Hội chợ giống quốc tế.
10. Tăng cường hợp tác trong
nước và quốc tế
Đẩy mạnh hợp tác, liên kết với các trường đại học,
viện nghiên cứu trong nước và quốc tế trong nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ
khoa học công nghệ về giống; ưu tiên hợp tác trong đầu tư dây chuyền sản xuất
giống, kỹ thuật sản xuất giống chất lượng cao.
Hợp tác với các chuyên gia (ngắn hạn hoặc dài hạn),
các nhà khoa học có trình độ cao (trong và ngoài nước), am hiểu điều kiện phát
triển nông nghiệp của Thành phố, có khả năng đưa ra các giải pháp công nghệ, nhằm
ứng dụng công nghệ cao vào phát triển nông nghiệp.
11. Đẩy mạnh cải cách, hỗ trợ,
cải thiện môi trường đầu tư sản xuất, nâng cao khả năng hội nhập quốc tế
Rà soát, đề xuất bãi bỏ các thủ tục hành chính
không cần thiết, gây phiền hà người dân và doanh nghiệp, đơn giản hoá các thủ tục
công nhận và tái công nhận vùng sản xuất nông nghiệp an toàn và hỗ trợ kinh phí
chứng nhận VietGAP cho người dân và doanh nghiệp, đặc biệt đối với các hộ sản
xuất quy mô nhỏ.
Tiếp nhận, xử lý phản ánh của người dân, doanh nghiệp
về quy định hành chính của ngành qua phần mềm đường dây nóng của Thành phố, tại
bộ phận “một cửa”, trang thông tin điện tử.
Mời gọi các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng, tham
gia đầu tư, hỗ trợ vốn cho sản xuất nông nghiệp, tiêu thụ và xuất khẩu. Khuyến
khích khởi nghiệp và đổi mới, tích hợp các xu hướng và thành tựu của cách mạng
công nghiệp 4.0.
Định kỳ tổ chức đối thoại với doanh nghiệp để tháo
gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh của ngành; tăng cường hiệu quả cơ chế một cửa,
tập trung vào các vấn đề về nguồn vốn đầu tư sản xuất, lãi suất tín dụng, chính
sách đất đai, cơ sở hạ tầng, nâng cao năng lực cạnh tranh, xây dựng thương hiệu,
các rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT) và vệ sinh và kiểm dịch động thực vật
(SPS) trong hội nhập.
12. Các chính sách phát triển
giống và nông nghiệp công nghệ cao
Ngoài áp dụng các cơ chế chính sách khuyến khích được
quy định của trong Luật Công nghệ cao, Luật Trồng trọt, Luật Chăn nuôi, Luật Thủy
sản và của Nghị định Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, cần quan
tâm triển khai đến chính sách sau:
- Chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông
nghiệp đô thị trên địa bàn Thành phố, trong đó nghiên cứu bổ sung nội dung thu
hút đầu tư hiệu quả cho phát triển giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản và nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nhất là lĩnh vực đất đai, vốn và khoa học, công
nghệ.
- Chính sách khuyến khích phát triển hợp tác xã, mô
hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo chuỗi, trọng
tâm là mối liên kết giữa nông dân, tổ hợp tác, hợp tác xã với các doanh nghiệp
cung ứng, tiêu thụ nông sản; khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và các cơ sở
ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao khác, nhằm phát huy vai trò hạt nhân của mối
liên kết khu và vùng trong chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực và
liên kết sản xuất, tiêu thụ theo chuỗi giá trị ngành hàng.
- Chính sách kích cầu đầu tư tạo điều kiện để thu
hút các tập đoàn, doanh nghiệp trong nước và ngoài nước đầu tư dự án theo mô
hình liên kết, mô hình ứng dụng công nghệ thông tin, kinh tế số, kinh tế tuần
hoàn và các mô hình tiên tiến hiện đại khác phù hợp vào phát triển giống cây trồng,
vật nuôi và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; ươm tạo doanh nghiệp.
- Các quy định liên quan cơ chế, chính sách ưu đãi
tạo điều kiện mời gọi nhà đầu tư tham gia phát triển giống cây trồng, vật nuôi,
thủy sản và nông nghiệp công nghệ cao vào đầu tư sản xuất tại các khu nông nghiệp
công nghệ cao trên địa bàn Thành phố.
- Cơ chế chính sách về vốn, bao gồm vốn tín dụng và
vốn đầu tư, trong đó ngân sách Nhà nước hỗ trợ vốn đầu tư trong một số lĩnh vực
trọng tâm như:
+ Bảo tồn, lưu giữ, đánh giá, khai thác nguồn gen;
nghiên cứu chọn tạo, phục tráng, gia hóa giống; nhập nội, mua bản quyền giống mới,
giống gốc (con giống và sản phẩm giống); chi phí sản xuất giống gốc, giống siêu
nguyên chủng, giống bố mẹ, hạt lai F1; bình tuyển giống cây trồng, vật nuôi;
chăm sóc vườn cây đầu dòng, vườn giống; nhập, hoàn thiện quy trình công nghệ sản
xuất giống; đào tạo tập huấn quy trình công nghệ nhân giống; quản lý chất lượng
giống.
+ Cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ quan
nghiên cứu, sản xuất, chế biến giống; xây dựng cơ sở hạ tầng các vùng sản xuất
giống tập trung; trồng mới và chăm sóc thời kỳ kiến thiết cơ bản; hỗ trợ đầu tư
phòng thử nghiệm và kiểm nghiệm chất lượng giống.
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Kinh phí thực hiện
Các Sở ban ngành, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức,
Ủy ban nhân dân các quận, huyện căn cứ nhiệm vụ được phân công theo Kế hoạch
này và căn cứ chế độ, chính sách, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan có thẩm quyền
ban hành, hàng năm xây dựng dự toán kinh phí, kế hoạch triển khai thực hiện và
tổng hợp chung vào dự toán chi ngân sách nhà nước của cơ quan, đơn vị, địa
phương gửi cơ quan tài chính cùng cấp tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố bố trí
dự toán kinh phí theo phân cấp ngân sách nhà nước để triển khai thực hiện Kế hoạch
này theo quy định.
2. Nguồn kinh phí thực hiện: Từ nguồn ngân
sách Nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn
Phối hợp với các sở ban ngành, Ủy ban nhân dân
thành phố Thủ Đức, Ủy ban nhân dân các quận, huyện tổ chức triển khai thực hiện
có hiệu quả Kế hoạch triển khai Chương trình phát triển giống cây, con và nông
nghiệp công nghệ cao trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2021 - 2025. Định kỳ tổng
hợp, đánh giá tình hình thực hiện, báo cáo sơ kết, tổng kết đánh giá và tham
mưu Ủy ban nhân dân Thành phố điều chỉnh khi cần thiết. Trong đó tập trung một
số nội dung sau:
- Phối hợp Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Tài nguyên
và Môi trường xác định các khu vực sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ổn
định, lâu dài; xác định vùng đệm giữa các khu đô thị, địa giới hành chính của
Thành phố với địa phương lân cận; nghiên cứu địa hình, thổ nhưỡng để có chiến
lược, kế hoạch sản xuất nông nghiệp cho phù hợp.
- Tiếp tục phối hợp các viện trường,... nghiên cứu,
ứng dụng kỹ thuật, khoa học công nghệ và nhập tinh, con giống, cây giống từ các
nước có nền nông nghiệp tiên tiến cải thiện chất lượng con giống, cây giống có
năng suất cao, chất lượng tốt, cung cấp giống cho thị trường Thành phố và các tỉnh.
- Đẩy mạnh truyền thông, tuyên truyền, đào tạo,
chuyển giao kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ, công nghệ cao, công nghệ
sinh học,... vào sản xuất, hình thành hệ thống sản xuất, cung ứng và dịch vụ về
giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản chất lượng cao trên địa bàn Thành phố. Nâng
cao hoạt động mô hình kinh tế hợp tác, hình thức hợp tác xã, tổ hợp tác trong sản
xuất giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản và sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.
- Định kỳ tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại,
giao lưu giữa các doanh nghiệp và người dân, phát triển thị trường tiêu thụ giống
cây trồng, vật nuôi, thủy sản và sản phẩm nông nghiệp trong và ngoài nước.
- Triển khai nội dung, biện pháp nâng cao năng lực quản
lý và bổ sung, điều chỉnh cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích thu hút các
cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đầu tư phát triển giống cây trồng, vật nuôi, thủy
sản và nông nghiệp công nghệ cao gắn với thị trường tiêu thụ.
- Tham mưu trình Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt
quy định về mật độ chăn nuôi trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030
theo quy định của Luật Chăn nuôi; tham mưu trình Hội đồng nhân dân Thành phố
ban hành Nghị quyết về khu vực không được phép chăn nuôi theo quy định của Luật
Chăn nuôi.
- Hàng năm, đề xuất kinh phí tổ chức thực hiện các
nội dung được phân công theo Kế hoạch này gửi về Sở Tài chính để được bố trí
kinh phí thực hiện vào dự toán ngân sách hàng năm.
2. Ủy ban nhân dân thành phố
Thủ Đức và Ủy ban nhân dân các quận, huyện có liên quan
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao chủ trì, phối
hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở ban ngành xây dựng,
ban hành kế hoạch triển khai thực hiện các nội dung, giải pháp theo Kế hoạch; một
số nhiệm vụ chủ yếu như sau:
- Rà soát và điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất phục vụ
sản xuất nông nghiệp; vùng sản xuất giống cây trồng, vật nuôi và sản xuất nông
nghiệp công nghệ cao tập trung phù hợp theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và
chương trình, kế hoạch sản xuất nông nghiệp tại địa bàn quận, huyện quản lý.
- Tăng cường công tác quản lý về giống cây trồng, vật
nuôi, thủy sản và sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn theo quy định.
Đẩy mạnh công tác truyền thông đến người dân chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp
theo hướng nông nghiệp đô thị; tích cực, tự nguyện tham gia mô hình kinh tế hợp
tác, tham gia sản xuất liên kết chuỗi; đẩy mạnh ứng dụng khoa học, kỹ thuật, cơ
giới hóa, ứng dụng chuyển giao sản xuất theo hướng giống và công nghệ cao.
- Chủ động nghiên cứu, đề xuất các nội dung, giải
pháp, cơ chế chính sách triển khai thực hiện Kế hoạch này có hiệu quả trên địa
bàn quản lý. Cân đối và đề xuất nguồn ngân sách hàng năm (thông qua Sở Tài
chính) để tổ chức triển khai thực hiện các nội dung được phân công theo Kế hoạch
này.
3. Sở Khoa học và Công nghệ
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
tham mưu triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ, giải pháp và
chính sách thúc đẩy ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực phát
triển giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản và nông nghiệp công nghệ cao; hỗ trợ
đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và hỗ trợ xây dựng hệ thống quản lý, khai
thác và phát triển nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận đối với các đặc sản
địa phương, sản phẩm chủ lực của Thành phố.
Ưu tiên bố trí nguồn kinh phí cho các nhiệm vụ khoa
học và công nghệ về giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản và nông nghiệp công nghệ
cao.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Phối hợp với sở ban ngành có liên quan tham mưu Ủy
ban nhân dân Thành phố về khả năng bố trí vốn trung hạn và hàng năm cho các dự
án đầu tư thuộc kế hoạch triển khai chương trình phát triển giống cây, con và
nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 -
2025.
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
và các đơn vị có liên quan nghiên cứu điều chỉnh các hoạt động xúc tiến kêu gọi
các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực phát triển giống
cây, con và nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn Thành phố.
5. Sở Tài chính
Tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố bố trí dự toán
kinh phí để triển khai thực hiện Kế hoạch theo quy định.
6. Sở Tài nguyên và Môi trường
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn và sở ngành, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức, Ủy ban nhân dân các
quận, huyện liên quan quản lý, sử dụng đất nông nghiệp theo đúng phân vùng quy
hoạch được phê duyệt.
Phối hợp Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn xác định các khu vực sản xuất nông nghiệp ứng dụng công
nghệ cao trong thời gian tới; xác định vùng đệm giữa các khu đô thị, địa giới
hành chính của Thành phố với địa phương lân cận; nghiên cứu địa hình, thổ nhưỡng
để có chiến lược, kế hoạch sản xuất nông nghiệp cho phù hợp. Hỗ trợ, hướng dẫn
về thủ tục đất đai đối với các nhà đầu tư tham gia đầu tư phát triển giống cây
trồng, vật nuôi, thủy sản và nông nghiệp công nghệ cao theo quy hoạch.
Chủ trì phối hợp với sở ban ngành, chính quyền địa
phương tổ chức hướng dẫn các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp hoạt động sản xuất
nông nghiệp nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường; kiểm tra, xử lý đối với
các trường hợp vi phạm bảo vệ môi trường theo quy định.
7. Sở Quy hoạch - Kiến trúc
Rà soát lại quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp trong
công tác điều chỉnh quy hoạch và công bố, hướng dẫn người dân và doanh nghiệp
các quy hoạch phát triển đô thị trong từng giai đoạn cụ thể.
Căn cứ đề xuất của Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức
và Ủy ban nhân dân các quận, huyện, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở
Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Kế hoạch và Đầu tư rà soát, nghiên cứu bổ sung hoặc
điều chỉnh, cập nhật các nội dung của chương trình, kế hoạch nêu trên vào các Đồ
án quy hoạch xây dựng và quy hoạch Thành phố.
8. Sở Công Thương
Triển khai hiệu quả Chương trình xúc tiến công
thương hàng năm, ưu tiên hỗ trợ phát triển thị trường, thúc đẩy tiêu thụ đối với
các sản phẩm giống cây, con và nông nghiệp công nghệ cao.
Phối hợp, hỗ trợ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn tổ chức các hội thảo, hội nghị kết nối cung cầu đối với các sản phẩm nông
nghiệp theo nội dung phân công.
Theo dõi diễn biến thị trường, triển khai hiệu quả
Chương trình bình ổn thị trường, đảm bảo cân đối cung cầu hàng hóa các mặt hàng
nông sản.
9. Sở Xây dựng
Phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu Ủy
ban nhân dân Thành phố ban hành các hướng dẫn về xây dựng các công trình phục vụ
sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Thành phố.
10. Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
và các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân Thành phố về cơ
chế, chính sách hỗ trợ triển khai có hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động
nông nghiệp, nông thôn theo Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn hàng
năm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
11. Sở Thông tin và Truyền
thông
Phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy chỉ đạo, hướng
dẫn các cơ quan báo, đài Thành phố tăng cường tuyên truyền, phổ biến sâu rộng về
nội dung theo Kế hoạch, trong đó chú trọng tuyên truyền về các cơ chế, chính
sách hỗ trợ đầu tư phát triển giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản và nông nghiệp
công nghệ cao, tuyên truyền, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, các mô hình đạt
năng suất và chất lượng gắn với công tác bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm...
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan đầu
mối cung cấp thông tin, Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo báo chí tuyên truyền
kịp thời, chính xác và có hiệu quả về triển khai thực hiện Kế hoạch, đảm bảo
phù hợp với thực tiễn các năm triển khai.
12. Ban Quản lý Khu Nông
nghiệp Công nghệ cao
Khai thác hiệu quả Khu Nông nghiệp Công nghệ cao
đang hoạt động và tiếp tục triển khai đầu tư mở rộng từ 2 - 3 khu Nông nghiệp
Công nghệ cao mới.
Tiếp tục chủ trì, phối hợp thực hiện nghiên cứu, chọn
tạo, sản xuất giống cây trồng, nấm ăn, nấm dược liệu, vật nuôi, thủy sản chất
lượng cao phục vụ phát triển nông nghiệp đô thị, công nghệ cao của Thành phố và
các tỉnh thành trong khu vực và cả nước.
Đẩy mạnh hoạt động hợp tác trong và ngoài nước; thu
hút các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước đầu tư nghiên cứu, sản xuất giống,
hình thành vùng sản xuất ứng dụng công nghệ cao theo hướng nâng cao giá trị gia
tăng và phát triển bền vững.
Chuyển giao các giải pháp kỹ thuật và công nghệ quản
lý sản xuất, ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong sản xuất giống, nông nghiệp công
nghệ cao, sản xuất nông nghiệp thông minh trên nền tảng công nghệ thông tin và
truyền thông (ICT), các giải pháp nhằm giảm thiểu tác động môi trường.
Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho nông dân, thành
viên của tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp các kỹ thuật sản xuất các loại
cây trồng, nấm ăn, nấm dược liệu ứng dụng công nghệ cao. Trình diễn các mô hình
sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhằm phục vụ công tác tham quan,
đào tạo tập huấn cho nông dân, hợp tác xã và các doanh nghiệp.
13. Trung tâm Xúc tiến Thương
mại và Đầu tư
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
tổ chức thực hiện các chương trình hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tổ chức các hoạt
động xúc tiến thương mại hỗ trợ phát triển thị trường giống cây trồng, vật
nuôi, thủy sản và sản phẩm nông, lâm, thủy sản trong và ngoài nước.
14. Ngân hàng nhà nước Việt
Nam - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh
Chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn Thành phố
hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, các cơ sở /hộ
trên địa bàn tiếp cận nguồn vốn thuộc các chính sách tín dụng ưu đãi trong lĩnh
vực nông nghiệp, nông thôn do Trung ương và địa phương ban hành.
15. Hội Nông dân Thành phố và
các tổ chức chính trị - xã hội
Chỉ đạo các cấp hội cơ sở phối hợp với sở ban ngành
và chính quyền địa phương:
- Tuyên truyền, phổ biến các nội dung, giải pháp của
Kế hoạch triển khai Chương trình phát triển giống cây, con và nông nghiệp công
nghệ cao trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2021 - 2025. Vận động người nông dân,
tổ hợp tác, hợp tác xã thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo an toàn sinh
học, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm theo hướng dẫn của cơ quan chuyên
môn.
- Vận động người dân sản xuất giống cây trồng, vật
nuôi, thủy sản nông nghiệp công nghệ cao tích cực tham gia mô hình kinh tế hợp
tác trở thành thành viên tổ hợp tác, hợp tác xã, tích cực tham gia sản xuất
theo chuỗi liên kết, đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa, tự động hóa, công nghệ cao,
kỹ thuật tiên tiến vào trong sản xuất nhằm mang lại hiệu quả cao.
16. Tổng Công ty Nông nghiệp
Sài Gòn Trách nhiệm hữu hạn một thành viên, doanh nghiệp, viện, trường trên địa
bàn Thành phố
Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn Trách nhiệm hữu hạn
một thành viên tập trung xây dựng vùng sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, thủy
sản và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, phối hợp thu hút nhà đầu tư sản xuất,
lai tạo giống ứng dụng công nghệ cao theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và
phát triển bền vững.
Các viện, trường, cơ sở khoa học trên địa bàn Thành
phố đề xuất, tham gia các đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ, giải
pháp và chính sách thúc đẩy ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào phát triển
giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản và nông nghiệp công nghệ cao. Nghiên cứu, ứng
dụng kỹ thuật, khoa học công nghệ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản trong và
ngoài nước, nhằm cải thiện chất lượng giống có năng suất cao, chất lượng tốt,
cung cấp giống cho thị trường Thành phố và các tỉnh.
Các doanh nghiệp tham gia đầu tư, sản xuất giống
cây trồng, vật nuôi, thủy sản và nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn Thành
phố có trách nhiệm thực hiện các quy định của nhà nước và tham gia tập huấn,
đào tạo, đề xuất đặt hàng các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ. Đóng
vai trò trung tâm trong ký kết hợp tác với nông dân, tổ hợp tác, hợp tác xã,
cung cấp vật tư đầu vào và bao tiêu sản phẩm, hình thành chuỗi giá trị, xây dựng
thương hiệu, chỉ dẫn địa lý ngành hàng; đồng thời tiếp nhận kết quả, sản phẩm từ
nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp. Phối hợp các sở
ban ngành, trung tâm, đơn vị, hợp tác xã triển khai thực hiện nhiệm vụ nêu
trên.
Trên đây là nội dung Kế hoạch triển khai thực hiện
Chương trình phát triển giống cây, con và nông nghiệp công nghệ cao trên địa
bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn năm 2021 - 2025. Trong quá trình triển khai
thực hiện Kế hoạch này, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các sở, ban, ngành,
các cơ quan, đơn vị có liên quan, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và Ủy ban
nhân dân các quận, huyện phản ánh kịp thời về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, chỉ đạo./.
Nơi nhận:
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND TP;
- TTUB: CT; các PCT;
- Văn phòng Thành ủy;
- Ủy ban MTTQ và các đoàn thể TP;
- Các Sở, Ban ngành;
- UBND thành phố Thủ Đức;
- UBND các quận - huyện;
- VPUB: CVP, PCVP/KT;
- Phòng KT, TH;
- Lưu VT (KT/Linh).
(Đính kèm các Phụ lục)
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Võ Văn Hoan
|
PHỤ LỤC I
MỤC TIÊU CHỦ YẾU CỦA KẾ HOẠCH
(Kèm theo Kế hoạch số 3931/KH-UBND ngày 25 tháng 11 năm 2021 của Ủy ban
nhân dân Thành phố)
Bảng 01: Giống cây trồng
STT
|
Mục tiêu đạt được
đến năm 2025
|
Đơn vị tính
|
Số lượng
|
Đơn vị thực hiện
|
I
|
Giống rau
|
|
|
|
1
|
Chọn tạo giống mới
|
giống
|
2-3
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Quản
lý Khu nông nghiệp công nghệ cao, viện, trường, doanh nghiệp, và hợp tác xã.
|
2
|
Chuyển giao giống mới vào sản xuất
|
giống
|
2-3
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Quản
lý Khu nông nghiệp công nghệ cao, viện, trường, doanh nghiệp, và hợp tác xã.
|
3
|
Cung cấp hạt giống cho thị trường
|
tấn
|
300 - 400
|
Doanh nghiệp và hợp tác xã
|
II
|
Giống hoa, cây kiểng
|
|
|
|
1
|
Chọn tạo giống mới
|
giống
|
2 - 3
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Quản lý
Khu nông nghiệp công nghệ cao, viện, trường, doanh nghiệp, và hợp tác xã.
|
2
|
Chuyển giao giống mới vào sản xuất
|
giống
|
2 - 3
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Quản
lý Khu nông nghiệp công nghệ cao, viện, trường, doanh nghiệp, và hợp tác xã.
|
3
|
Sản xuất giống hoa lan tại chỗ đáp ứng nhu cầu
phát triển diện tích lan của Thành phố.
|
%
|
15 - 20
|
Ban Quản lý Khu nông nghiệp công nghệ cao, viện,
trường, doanh nghiệp và hợp tác xã.
|
4
|
Cung ứng giống lan nuôi cấy mô cho thị trường.
|
triệu cây
|
10 - 15
|
Doanh nghiệp và hợp tác xã
|
5
|
Nghiên cứu hoàn thiện quy trình nhân giống hoa,
cây kiểng invitro.
|
quy trình
|
3 - 4
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Quản
lý Khu nông nghiệp công nghệ cao, viện, trường và doanh nghiệp
|
III
|
Giống cây dược liệu
|
|
|
|
1
|
Sưu tập lưu giữ bảo tồn nguồn gen
|
giống
|
150 - 200
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Quản
lý Khu nông nghiệp công nghệ cao.
|
2
|
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học xây dựng
hoàn thiện các quy trình nhân giống cây dược liệu có giá trị cao.
|
quy trình
|
3 - 4
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Quản
lý Khu nông nghiệp công nghệ cao.
|
IV
|
Giống nấm ăn, nấm dược liệu (gọi chung là nấm)
|
|
|
|
1
|
Xây dựng bộ sưu tập giống nấm, lưu giữ bảo tồn
nguồn gen
|
giống
|
20
|
Ban Quản lý Khu nông nghiệp công nghệ cao.
|
2
|
Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học để hoàn
thiện giống nấm gốc có giá trị cao.
|
giống
|
2 - 3
|
Ban Quản lý Khu nông nghiệp công nghệ cao.
|
3
|
Nghiên cứu và hoàn thiện quy trình nhân giống nấm
ăn và nấm dược liệu tạo ra sản phẩm phôi nấm chất lượng cao
|
quy trình
|
3 - 5
|
Ban Quản lý Khu nông nghiệp công nghệ cao.
|
V
|
Giống cây lâm nghiệp
|
|
|
|
|
Sản xuất cây giống, trong đó khoảng 2 - 2,5 triệu
cây giống lâm nghiệp cao sản, chất lượng cao
|
triệu cây/ năm
|
4 - 5
|
Doanh nghiệp lĩnh vực giống cây lâm nghiệp.
|
Bảng 02: Giống vật nuôi chủ yếu
STT
|
Mục tiêu đạt được
đến năm 2025
|
Đơn vị tính
|
Số lượng
|
Đơn vị thực hiện
|
I
|
Giống heo
|
|
|
|
1
|
Duy trì tổng đàn heo (nái sinh sản chiếm 20%, giống
cụ kỵ (GGP) đạt 2.750 con).
|
con
|
200.000
|
Doanh nghiệp và hợp tác xã
|
2
|
Cải tiến nâng cao chất lượng giống phấn đấu các
cơ sở giống được quản lý dữ liệu.
|
%
|
50
|
Doanh nghiệp và hợp tác xã
|
3
|
Các cơ sở sản xuất giống heo trên địa bàn Thành
phố được chứng nhận con giống theo các tiêu chuẩn hiện hành.
|
%
|
> 40
|
Doanh nghiệp, hợp tác xã
|
4
|
Các trang trại chăn nuôi quy mô lớn được chứng nhận
con giống thuần.
|
%
|
60
|
Doanh nghiệp và hợp tác xã
|
5
|
Hình thành hệ thống tháp giống 4 cấp và cung cấp
thị trường heo con giống.
|
con /năm
|
>350.000
|
Doanh nghiệp và hợp tác xã
|
II
|
Giống bò sữa
|
|
|
|
1
|
Duy trì đàn bò sữa (cái sinh sản từ 65% - 70% và
cái vắt sữa chiếm 50%).
|
con
|
60.000
|
Doanh nghiệp và hợp tác xã
|
2
|
Xây dựng đàn hạt nhân đạt tỷ lệ tổng đàn bò sữa
Thành phố.
|
%
|
1 - 2
|
Doanh nghiệp và hợp tác xã
|
III
|
Giống bò thịt
|
|
|
|
1
|
Phát triển đàn bò thịt.
|
con
|
30.000 - 35.000
|
Doanh nghiệp và hợp tác xã
|
2
|
Cung cấp cho thị trường thịt bò hơi, 4.000 bò cái
giống.
|
tấn
|
2.000
|
Doanh nghiệp và hợp tác xã
|
3
|
Cung cấp cho thị trường bò cái giống.
|
con
|
4.000
|
Doanh nghiệp và hợp tác xã
|
Bảng 03: Giống thủy sản chủ yếu
STT
|
Mục tiêu đạt được
đến năm 2025
|
Đơn vị tính
|
Số lượng
|
Cơ quan chủ trì
thực hiện
|
I
|
Giống thủy sản nước ngọt
|
|
|
|
1
|
Tổng số lượng sản xuất giống thủy sản nước ngọt chất
lượng cao (cá rô phi đơn tính dòng Gift, cá điêu hồng, lươn, tôm càng
xanh...); giống thủy sản có giá trị kinh tế cao như cá lăng, cá chạch lấu...
Trong đó:
|
tỷ con/năm
|
0,5 - 0,8
|
Doanh nghiệp và hợp tác xã
|
Cá rô phi đơn tính dòng Gift.
|
triệu con
|
120 - 150
|
|
Tôm càng xanh toàn đực.
|
triệu Portlarve.
|
4
|
|
II
|
Giống thủy sản nước mặn lợ
|
|
|
|
1
|
Sản xuất thuần dưỡng tôm giống Portlarve
|
tỷ con/năm
|
0.5 - 1
|
Doanh nghiệp và hợp tác xã
|
2
|
Sản xuất giống nhuyễn thể (nghêu, sò huyết, ốc
nương,...).
|
tỷ con/năm
|
30 - 40
|
Doanh nghiệp và hợp tác xã
|
3
|
Giống thủy sản nước mặn lợ khác.
|
triệu con/năm
|
200 - 300
|
Doanh nghiệp và hợp tác xã
|
II
|
Cá cảnh
|
|
|
|
1
|
Tổng lượng sản xuất giống cá cảnh (cá dĩa, chép
koi, cá rồng, hòa lan, hồng kim, bạch kim, bình tích, trân châu, mô ly, xiêm,
ông tiên, ngựa vằn, la hán, phượng hoàng, neon....).
|
triệu con/năm
|
220 - 260
|
Doanh nghiệp và hợp tác xã
|
2
|
Lượng cá cảnh giống xuất khẩu (Kim ngạch xuất khẩu
đạt từ 25 - 30 triệu USD).
|
triệu con
|
28 - 32
|
Doanh nghiệp và hợp tác xã
|
Bảng 04: Giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công
nghệ cao
STT
|
Mục tiêu đạt được
đến năm 2025
|
Đơn vị tính
|
Số lượng
|
Cơ quan chủ trì
thực hiện
|
I
|
Tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp
|
|
|
|
|
Tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công
nghệ cao chiếm trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của Thành phố
|
%
|
50 - 60
|
Doanh nghiệp, hợp
tác xã và nông hộ
|
II
|
Tỷ lệ các doanh nghiệp, hợp tác xã, nông hộ ứng
dụng các biện pháp kỹ thuật mang tính công nghệ cao về giống, quy trình canh
tác, công nghệ sau thu hoạch; cơ giới hoá, tự động hoá trong quá trình sản xuất
chăn nuôi, trồng trọt, thủy sản, xử lý chất thải; các kỹ thuật tiên tiến,
công nghệ cao trong quá trình sản xuất các đối tượng sản phẩm nông nghiệp chủ
lực (rau quả, hoa kiểng, heo, bò sữa, tôm và cá cảnh) đạt như sau:
|
|
|
|
|
Doanh nghiệp
|
%
|
> 70
|
|
|
Hợp tác xã
|
%
|
> 15
|
|
|
Hộ nông dân
|
%
|
> 50
|
|
Bảng 05: Đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp công
nghệ cao
STT
|
Mục tiêu đạt được
đến năm 2025
|
Đơn vị tính
|
Số lượng
|
Đơn vị thực hiện
|
|
Đào tạo nguồn nhân lực nâng cao kỹ thuật, kỹ năng
sử dụng vận hành công nghệ và làm chủ công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng,
vật nuôi, thủy sản và trong sản xuất và bảo quản nông sản; cập nhật thông tin
kiến thức về tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ, kỹ năng thực hành ứng dụng
công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp. Trong đó, tập trung đào tạo cụ thể
như sau:
|
|
|
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông nghiệp, Ban Quản lý Khu Nông nghiệp Công nghệ cao, Hội
nông dân Thành phố.
|
I
|
Đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ (trong nước
và ngoài nước) nông nghiệp công nghệ cao
|
người
|
10 - 15
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông nghiệp, Ban Quản
lý Khu Nông nghiệp Công nghệ cao, viện, trường.
|
II
|
Đào tạo thường xuyên nguồn nhân lực nông nghiệp
ứng dụng công nghệ cao
|
|
|
|
1
|
Đào tạo thường xuyên theo yêu cầu đạt trình độ sơ
cấp
|
người
|
2.400
|
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông nghiệp, Ban Quản lý Khu Nông nghiệp Công nghệ cao.
|
2
|
Bồi dưỡng, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng
nghề, truyền nghề.
|
người
|
5.000
|
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông nghiệp, Ban Quản lý Khu Nông nghiệp Công nghệ cao, Hội
nông dân Thành phố.
|
3
|
Chương trình chuyển giao công nghệ mới tiến bộ
khoa học kỹ thuật hiện đại cho cán bộ quản lý khoa học, cán bộ nghiên cứu,
cán bộ kỹ thuật và chuyên viên, kỹ thuật viên.
|
lượt
|
1.500
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông nghiệp, Ban Quản
lý Khu Nông nghiệp Công nghệ cao.
|
4
|
Chương trình đào tạo dưới 03 tháng cho lao động
nông thôn lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
|
lượt
|
10.00 - 12.000
|
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông nghiệp, Ban Quản lý Khu Nông nghiệp Công nghệ cao.
|
PHỤ LỤC II
CHÍNH SÁCH, CHƯƠNG TRÌNH, ĐỀ ÁN, DỰ ÁN CỦA KẾ HOẠCH
(Kèm theo Kế hoạch số 3931/KH-UBND ngày 25 tháng 11 năm 2021 của Ủy ban
nhân dân Thành phố)
Bảng 01: Các chương trình, đề án, kế hoạch tiếp tục
triển khai đến năm 2025
STT
|
Các chương
trình, đề án, dự án đã được phê duyệt tiếp tục triển khai
|
Đơn vị chủ trì
thực hiện
|
I
|
Chương trình, đề án, dự án
|
|
1
|
Đề án phát triển nông nghiệp đô thị trên địa bàn
thành phố đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025. Quyết định số 2011/QĐ-UBND ngày
07/5/2010 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
2
|
Chương trình phát triển giống bò thịt trên địa
bàn thành phố giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến 2030. Quyết định số
232/QĐ-UBND ngày 20/1/2016 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
3
|
Chương trình phát triển nông nghiện giai đoạn
2019 - 2025 theo hướng cơ cấu lại và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp.
Quyết định số 1589/QĐ-UBND ngày 27/4/2019 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ
Chí Minh.
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
4
|
Kế hoạch phát triển sản phẩm chủ lực Thành phố. Kế
hoạch số 159/KH-UBND ngày 11 tháng 1 năm 2019 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ
Chí Minh
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
5
|
Kế hoạch bố trí nhà máy giết mổ gia súc, gia cầm
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Quyết định số 300/QĐ-UBND ngày 21/01/2019
của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và Quyết định số 2515/QĐ-UBND ngày
11/07/2020 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
6
|
Đề án cơ cấu ngành chăn nuôi heo trên địa bàn
Thành phố giai đoạn 2020-2025. Quyết định số 545/QĐ-UBND ngày 17/2/2020 của Ủy
ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
7
|
Đề án Phát triển hợp tác xã nông nghiệp hoạt động
có hiệu quả trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2025”. Quyết
định số 4007/QĐ-UBND ngày 28 tháng 10 năm 2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Bảng 02: Rà soát và xây dựng mới chính sách, chương
trình, đề án, dự án, kế hoạch
STT
|
Các chính sách,
chương trình, đề án, dự án, kế hoạch
|
Cơ quan chủ trì
thực hiện
|
I
|
Chính sách phát triển giống và nông nghiệp
công nghệ cao
|
|
1
|
Chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông
nghiệp đô thị, công nghệ cao trên địa bàn Thành phố.
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
2
|
Chính sách khuyến khích phát triển hợp tác xã, mô
hình liên kết, mô hình mới phù hợp trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông
nghiệp theo chuỗi trên địa bàn Thành phố.
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
3
|
Chính sách kích cầu đầu tư của Thành phố
|
|
II
|
Chương trình, đề án, dự án
|
|
1
|
Rà soát Chương trình phát triển nông nghiệp giai
đoạn 2019 - 2025 theo hướng cơ cấu lại và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông
nghiệp.
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
2
|
Rà soát Kế hoạch phát triển sản phẩm chủ lực của
Thành phố giai đoạn 2021 - 2025.
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
3
|
Chương trình xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm
chủ lực ngành nông nghiệp và sản phẩm OCOP trên địa bàn Thành phố giai đoạn
2021 - 2030.
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
4
|
Đề án xây dựng thương hiệu vàng, chất lượng sản
phẩm nông nghiệp của Thành phố giai đoạn 2021 - 2030.
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
5
|
Dự án nâng cấp, mở rộng các Khu Nông nghiệp công
nghệ cao mới
|
Ban Quản lý Khu Nông nghiệp Công nghệ cao
|
6
|
Dự án thực phẩm nông nghiệp an toàn Thành phố Hồ
Chí Minh.
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
7
|
Chương trình khuyến nông trên địa bàn Thành phố Hồ
Chí Minh giai đoạn 2021 - 2025.
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
III
|
Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ
|
|
|
Triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ về
giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản và nông nghiệp công nghệ cao.
|
Sở Khoa học và Công nghệ
|
PHỤ LỤC III
PHÂN CÔNG NỘI DUNG THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 CỦA
SỞ, NGÀNH
(Kèm theo Kế hoạch số 3931/KH-UBND ngày 25 tháng 11 năm 2021 của Ủy ban
nhân dân Thành phố).
STT
|
Đơn vị thực hiện
|
ĐVT
|
Số lượng
|
I
|
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN
|
|
|
1
|
TRUNG TÂM GIỐNG CÂY TRỒNG,
VẬT NUÔI VÀ THỦY SẢN
|
|
|
1.1
|
Nâng cấp, mở rộng cơ sở hạ tầng khu, vùng sản xuất
giống và nông nghiệp công nghệ cao
|
|
|
1.1.1
|
Xây dựng trại trình diễn và thực nghiệm chăn nuôi
bò thịt
|
nhiệm vụ
|
1
|
1.1.2
|
Nâng cấp trại trình diễn và thực nghiệm chăn nuôi
bò sữa công nghệ cao Israel
|
nhiệm vụ
|
1
|
1.2
|
Phát triển khoa học và công nghệ
|
|
|
1.2.1
|
Lĩnh vực giống cây trồng, vật nuôi
|
|
|
a
|
Giống cây trồng, nấm ăn, nấm dược liệu
|
|
|
+
|
Sưu tập, bảo tồn
|
|
|
+
|
Sưu tập bảo tồn giống rau
|
giống
|
40 - 50
|
+
|
Sưu tập và bảo tồn giống hoa, cây kiểng
|
giống
|
50 - 75
|
+
|
Sưu tập, cải tạo vườn cây ăn quả
|
giống
|
40 - 50
|
-
|
Nghiên cứu, chọn tạo các giống mới, phục tráng giống
bản địa
|
nhiệm vụ
|
4
|
+
|
Khảo sát các dòng dưa leo trinh sinh trong chọn tạo
giống cây
|
nhiệm vụ
|
1
|
+
|
Xây dựng quy trình sản xuất dòng mẹ đơn tính cái
trên cây dưa leo
|
nhiệm vụ
|
1
|
+
|
Chọn tạo giống rau F1 năng suất chất lượng tốt,
kháng bệnh
|
nhiệm vụ
|
1
|
+
|
Phục tráng giống rau bản địa
|
nhiệm vụ
|
1
|
-
|
Nhân giống cây trồng, đánh giá tính thích nghi giống
|
nhiệm vụ
|
5
|
+
|
Ứng dụng invitro trong công tác nhân giống cây trồng,
đánh giá tính thích nghi của giống
|
nhiệm vụ
|
5
|
+
|
Đánh giá tính thích nghi của các giống triển vọng
|
nhiệm vụ
|
1
|
+
|
Thử nghiệm trồng cây nông nghiệp trên đất nhiễm
phèn
|
nhiệm vụ
|
1
|
+
|
Thử nghiệm giống hoa, kiểng mới
|
nhiệm vụ
|
1
|
+
|
Canh tác giống rau mới trên môi trường thủy canh
kết hợp với hệ thống đèn led cải tiến
|
nhiệm vụ
|
1
|
b
|
Giống vật nuôi
|
|
|
-
|
Công tác nhập nội, cải tiến giống, vật nuôi
|
|
|
+
|
Nhập nội liều tinh bò thịt cao sản
|
liều
|
14000
|
+
|
Bò sữa cao sản có nguồn gốc nhiệt đới và phân biệt
giới tính
|
liều
|
80000
|
+
|
Liều tinh heo cao sản
|
liều
|
2400
|
-
|
Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao trong công tác
chọn tạo giống heo chất lượng cao
|
nhiệm vụ
|
3
|
+
|
Kiểm định giống heo theo phương pháp BLUP
|
nhiệm vụ
|
1
|
+
|
Xây dựng chương trình cải tiến di truyền đàn giống
heo thuần tại 5 trại GGP,GP
|
nhiệm vụ
|
1
|
+
|
Tổ chức hội thảo triển khai
|
nhiệm vụ
|
1
|
1.2.2
|
Lĩnh vực sản xuất cây trồng, vật nuôi, thủy sản
thương phẩm, bảo quản nông sản
|
|
|
a
|
Ứng dụng năng lượng mặt trời tạo nguồn năng lượng
phục vụ việc sản xuất giống cây trồng
|
nhiệm vụ
|
1
|
b
|
Đánh giá sự ảnh hưởng của tia quang phổ đến sự
sinh trưởng và phát triển cây rau
|
nhiệm vụ
|
1
|
1.2.3
|
Đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp công nghệ cao
|
|
|
a
|
Học tập nâng cao kỹ năng lai tạo và sản xuất giống
cây trồng
|
lượt
|
5
|
b
|
Tham quan học tập mô hình chăn nuôi công nghệ cao
|
chuyến
|
10
|
1.2.4
|
Xúc tiến thương mại
|
|
|
|
Hội chợ- triển lãm giống cây trồng vật nuôi nông
nghiệp công nghệ cao.
|
lượt
|
5
|
2
|
TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ
SINH HỌC
|
|
|
2.1
|
Phát triển khoa học và công nghệ
|
|
|
2.1.2
|
Lĩnh vực giống cây, con
|
|
|
|
Giống cây trồng, nấm ăn và nấm dược liệu
|
|
|
-
|
Sưu tập, lưu giữ nguồn gen
|
giống
|
110-155
|
|
Sưu tập, lưu trữ, phát triển nguồn gen giống cây trồng
chủ lực
|
|
|
-
|
Nghiên cứu, chọn tạo giống cây trồng mới
|
nhiệm vụ
|
8
|
+
|
Chọn tạo giống mới thích nghi điều kiện khí hậu
khu vực phía Nam
|
nhiệm vụ
|
3
|
+
|
Chọn tạo, dòng (giống) hoa, kiểng lá bằng phương
pháp chiếu xạ gây đột biến, đa bội và phương pháp lai hữu tính
|
nhiệm vụ
|
1
|
+
|
Nghiên cứu chuyển gen qua vi khuẩn Agrobacterium
tạo rễ tơ và sản xuất sinh khối cây thành ngạnh (dược liệu)
|
nhiệm vụ
|
1
|
+
|
Ứng dụng chỉ thị phân tử trong công tác đánh giá,
xây dựng cơ sở dữ liệu di truyền bảo tồn, khai thác nguồn gen cây dược liệu
|
nhiệm vụ
|
1
|
+
|
Nghiên cứu tạo dòng cà chua kháng virus bằng công
nghệ chỉnh sửa gen CRISPR/Cas9
|
nhiệm vụ
|
1
|
+
|
Đa bội hóa cây sâm Ngọc Linh để tạo dòng sâm Ngọc
Linh đa bội.
|
nhiệm vụ
|
1
|
-
|
Nhân giống
|
nhiệm vụ
|
3
|
+
|
Xây dựng quy trình công trình công nghệ duy trì độ
thuần giống bố mẹ và quy trình sản xuất hạt giống rau ăn quả F1 và phát triển
giống mới
|
nhiệm vụ
|
1
|
+
|
Nhân nhanh dòng tế bào sâm Ngọc Linh
|
nhiệm vụ
|
1
|
+
|
Xây dựng quy trình nhân giống một số cây dược liệu
có giá trị
|
nhiệm vụ
|
1
|
2.1.2
|
Vật nuôi và thủy sản
|
nhiệm vụ
|
4
|
a
|
Vật nuôi
|
nhiệm vụ
|
2
|
-
|
Ứng dụng công nghệ sinh học phân tử chọn tạo giống
cá rô phi đỏ kháng virus TiLV, đàn heo có sức đề kháng tốt năng suất sinh sản
cao và đàn bò sữa có năng suất sữa cao
|
|
|
-
|
Sàng lọc bò sữa mang gen beta - casein A2 thuần
chủng hình thành đàn bò sữa A2 tại Thành phố
|
|
|
b
|
Thủy sản
|
nhiệm vụ
|
2
|
-
|
Ứng dụng kỹ thuật giải trình tự gen định danh động
vật thủy sản
|
nhiệm vụ
|
1
|
-
|
Lưu giữ đông lạnh tinh trùng, trứng, bước đầu thiết
lập quy trình thụ tinh trong ống nghiệm cá thần tiên
|
nhiệm vụ
|
1
|
c
|
Lĩnh vực sản xuất cây trồng, vật nuôi, thủy sản
thương phẩm và bảo quản nông sản
|
|
|
-
|
Cây trồng
|
nhiệm vụ
|
7
|
+
|
Phát triển quy trình phát hiện virus gây bệnh và
sự kiện biến đổi gen (GMO) trên cây trồng bằng kỹ thuật sinh học phân tử
|
nhiệm vụ
|
2
|
+
|
Nghiên cứu chuyển gen rễ tơ và sản xuất sinh khối
cây dược liệu
|
nhiệm vụ
|
1
|
+
|
Hoạt động sản xuất nhà máy thực vật
|
nhiệm vụ
|
1
|
+
|
Ứng dụng công nghệ chiếu xạ bảo quản nông sản
|
nhiệm vụ
|
3
|
-
|
Thủy sản
|
nhiệm vụ
|
3
|
+
|
Tạo chế phẩm vi sinh ứng dụng trong nuôi tôm
|
nhiệm vụ
|
1
|
+
|
Tạo chế phẩm vi sinh ứng dụng trong nuôi cá
|
nhiệm vụ
|
1
|
+
|
Tạo chế phẩm thảo dược ứng dụng trong nuôi trồng
thủy sản
|
nhiệm vụ
|
1
|
d
|
Đào tạo, tập huấn
|
|
|
|
Đào tạo nhân lực trong nước về giống cây, con
|
lớp
|
5-7
|
e
|
Phòng, trừ dịch hại cây, con
|
nhiệm vụ
|
10
|
-
|
Nghiên cứu chế phẩm phục vụ cây trồng
|
nhiệm vụ
|
6
|
-
|
Nghiên cứu chế phẩm phục vụ chăn nuôi, thủy sản
|
nhiệm vụ
|
6
|
+
|
Thiết lập quy trình tạo dung dịch kháng khuẩn khô
từ nano bạc sát trùng bề mặt khu vực chăn nuôi
|
nhiệm vụ
|
1
|
+
|
Quy trình tạo chế phẩm Nano bạc trong chitosan khối
lượng phân tử thấp và thử hoạt tính kháng virus gây bệnh Newcatsle trên gia cầm
|
nhiệm vụ
|
1
|
+
|
Nghiên cứu chế phẩm nano bạc bằng phương pháp chiếu
xạ phòng trị bệnh tiêu chảy ở gà.
|
nhiệm vụ
|
1
|
+
|
Nghiên cứu tạo kháng thể trong phòng trị bệnh gia
súc gia cầm
|
nhiệm vụ
|
1
|
+
|
Nghiên cứu chế phẩm sinh học phòng trị bệnh do
virus ở gia súc và gia cầm.
|
nhiệm vụ
|
1
|
+
|
Phát triển vacxin bất hoạt phòng bệnh trong nuôi
trồng thủy sản
|
nhiệm vụ
|
1
|
f
|
Tăng cường hợp tác trong nước và quốc tế
|
cuộc
|
5 - 8
|
|
Tham gia hội nghị - hội thảo trong, ngoài nước về
lĩnh vực giống cây trồng, vật nuôi
|
cuộc
|
5 - 8
|
3
|
TRUNG TÂM TƯ VẤN HTNN
|
|
|
3.1
|
Phát huy vai trò trung tâm của hợp tác xã, xây dựng
chuỗi liên kết phát triển ổn định bền vững
|
|
|
|
Hỗ trợ 916 nông hộ, cơ sở cấp giấy chứng nhận mới
VietGAP, VietGAHP, HACCP..., hỗ trợ 1.050 mẫu phân tích phục vụ công tác đánh
giá chứng nhận.
|
hộ/ cơ sở
|
916
|
mẫu
|
1050
|
3.2
|
Xúc tiến thương mại về giống, sản phẩm nông nghiệp
|
lượt
|
5
|
Tổ chức hội chợ- triển lãm giống và nông nghiệp
công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh định kỳ hàng năm
|
lượt
|
5
|
3.3
|
Xây dựng thương hiệu vàng ngành nông nghiệp số lượng
từ 5 -10 thương hiệu giai đoạn 2021 - 2025
|
thương hiệu
|
5 -10
|
4
|
TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG
|
|
|
4.1
|
Công tác khuyến nông, chuyển giao
|
|
|
4.1.1
|
Thông tin tuyên truyền thông qua các lớp tập huấn,
tham quan mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, hội thảo chuyên đề...
|
|
|
a
|
Tập huấn
|
lớp
|
50
|
b
|
Tham quan, học tập về tổ chức sản xuất, ứng dụng
quy trình, công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả trên địa bàn
Thành phố.
|
cuộc
|
26
|
c
|
Tham quan, học tập về tổ chức sản xuất, ứng dụng
quy trình, công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả tại các tỉnh.
|
cuộc
|
12
|
d
|
Hội thảo triển khai chuyên đề và hội thảo đầu bờ...
|
cuộc
|
28
|
e
|
Hội thảo tổng kết (cấp huyện)
|
cuộc
|
12
|
f
|
Hội thảo cấp thành phố
|
cuộc
|
5
|
4.1.2
|
Xây dựng mô hình trình diễn nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao
|
mô hình
|
24
|
4.2
|
Đào tạo nguồn nhân lực
|
|
|
|
Đào tạo nguồn nhân lực ngắn hạn dưới 03 tháng cho
nông dân ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Thành
phố Hồ Chí Minh (TOF)
|
lớp
|
32
|
5
|
TRƯỜNG TRUNG CẤP KỸ
THUẬT NÔNG NGHIỆP
|
|
|
|
Đào tạo nguồn nhân lực
|
|
|
5.1
|
Đào tạo nguồn nhân lực là nông dân ứng dụng công
nghệ cao canh tác cây trồng, chăn nuôi và nấm ăn, nấm dược liệu đạt trình độ
sơ cấp (TOF)
|
lớp
|
80
|
5.2
|
Đào tạo nguồn nhân lực ứng dụng công nghệ cao
trong canh tác cây trồng, chăn nuôi và nấm ăn, nấm dược liệu đạt trình đào tạo
ngắn hạn dưới ba tháng (TOT)
|
lớp
|
15
|
6
|
CHI CỤC PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN
|
|
|
6.1
|
Nâng cao năng lực quản lý
|
|
|
6.1.1
|
Xây dựng phần mềm quản lý hoạt động của hợp tác
xã hiệu quả.
|
HTX
|
50
|
6.1.2
|
Điều tra, khảo sát thực trạng các thành phần kinh
tế tập thể (hợp tác xã, tổ hợp tác, liên kết hợp tác xã với doanh nghiệp) về
sản xuất giống và nông nghiệp công nghệ cao làm cơ sở nghiên cứu, đề xuất các
giải pháp chính sách phát triển.
|
đợt
|
4
|
6.1.3
|
Điều tra đánh giá trình độ và năng lực sản xuất tổ
chức cá nhân trong lĩnh vực diêm nghiệp
|
cuộc
|
2
|
6.2
|
Phát huy vai trò trung tâm của hợp tác xã, xây dựng
chuỗi liên kết phát triển ổn định và bền vững
|
nhiệm vụ
|
5
|
6.2.1
|
Phát huy vai trò trung tâm của hợp tác xã lĩnh vực
rau an toàn
|
nhiệm vụ
|
1
|
6.2.2
|
Phát huy vai trò trung tâm của hợp tác xã lĩnh vực
hoa kiểng
|
nhiệm vụ
|
1
|
6.2.3
|
Phát huy vai trò trung tâm của hợp tác xã trong
lĩnh vực bò sữa
|
nhiệm vụ
|
1
|
6.2.4
|
Phát huy vai trò trung tâm của hợp tác xã lĩnh vực
chăn nuôi heo
|
nhiệm vụ
|
1
|
6.2.5
|
Phát huy vai trò trung tâm hợp tác xã lĩnh vực cá
cảnh
|
nhiệm vụ
|
1
|
6.3
|
Chính sách phát triển giống, nông nghiệp công nghệ
cao
|
nhiệm vụ
|
6
|
6.3.1
|
Hỗ trợ phát triển giống và nông nghiệp công nghệ
cao trong lĩnh vực rau an toàn
|
nhiệm vụ
|
1
|
6.3.2
|
Hỗ trợ phát triển giống nông nghiệp công cao
trong lĩnh vực chăn nuôi bò sữa
|
nhiệm vụ
|
1
|
6.3.3
|
Nghiên cứu bổ sung, xây dựng chính sách kích cầu
đầu tư trong sản xuất giống và nông nghiệp công nghệ cao.
|
nhiệm vụ
|
1
|
6.3.4
|
Liên kết sản xuất hình thành chuỗi giá trị hàng
hóa
|
nhiệm vụ
|
1
|
6.3.5
|
Phát triển và hình thành thành phần kinh tế tư
nhân
|
nhiệm vụ
|
1
|
6.3.6
|
Nghiên cứu bổ sung hoặc xây dựng chính sách kích
cầu đầu tư trong sản xuất giống và nông nghiệp công nghệ cao.
|
nhiệm vụ
|
1
|
7
|
CHI CỤC CHĂN NUÔI THÚ
Y
|
|
|
7.1
|
Công tác chuyển giao
|
nhiệm vụ
|
5
|
|
Tuyên truyền, tập huấn nâng cao năng lực ứng dụng
công nghệ cao cho cán bộ kỹ thuật hợp tác xã, trang trại, người dân; xây dựng
thông tin tuyên truyền thông qua phương tiện đại chúng
|
nhiệm vụ
|
5
|
7.2
|
Đào tạo nguồn nhân lực
|
|
|
|
Đào tạo trong nước và ngoài nước cho đội ngũ cán
bộ nâng cao năng lực quản lý và chuyên môn lĩnh vực chăn nuôi, thú y
|
lượt
|
550 - 600
|
7.3
|
Nâng cao năng lực quản lý
|
|
|
7.3.1
|
Thực hiện công tác giám định, bình tuyển con giống
|
nhiệm vụ
|
4
|
7.3.2
|
Điều tra, khảo sát tình hình ứng dụng công nghệ
cao
|
đợt
|
3
|
8
|
CHI CỤC TRỒNG TRỌT VÀ
BẢO VỆ THỰC VẬT
|
|
|
8.1
|
Công tác quản lý giống cây trồng
|
đợt
|
8
|
8.1.1
|
Điều tra các đơn vị sản xuất, kinh doanh giống
trên địa bàn Thành phố để xây dựng cơ sở dữ liệu về giống cây trồng (01 đợt/năm)
|
đợt
|
4
|
8.1.2
|
Điều tra tình hình nuôi cấy mô thực vật trên địa
bàn thành phố (01 đợt/năm).
|
đợt
|
4
|
8.2
|
Điều tra tình hình ứng dụng công nghệ cao trong
lĩnh vực trồng trọt (01 đợt/ 2 năm)
|
đợt
|
2
|
8.3
|
Đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cao
|
|
|
|
Tham quan học tập kinh nghiệm quản lý và ứng dụng
công nghệ cao trong trồng trọt tại một số địa phương có thế mạnh trong nước
(01 đợt/ năm).
|
đợt
|
4
|
9
|
CHI CỤC THỦY SẢN
|
|
|
9.1
|
Giống thủy sản
|
|
|
|
Đề xuất đặt hàng nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá
chìa vôi, cá dứa... và sinh sản nhân tạo cá kiểng có giá trị
|
nhiệm vụ
|
3
|
9.2
|
Công tác tuyên truyền, hội nghị nâng cao năng lực
ứng dụng công nghệ cao cho cán bộ kỹ thuật hợp tác xã, trang trại cho người
dân lĩnh vực thủy sản
|
lớp
|
4
|
9.3
|
Đào tạo trong và ngoài nước cho đội ngũ cán bộ và
nâng cao năng lực quản lý ứng dụng các mô hình nuôi biển công nghệ tiên tiến
kỹ thuật hiện đại
|
lượt
|
120 - 140
|
9.3.1
|
Trong nước (15 người/ lớp)
|
lớp
|
8
|
9.3.2
|
Ngoài nước
|
lượt
|
20
|
9.3.3
|
Đào tạo công nghệ cao lĩnh vực thủy sản cho cán bộ
(10 lượt/ năm)
|
lượt
|
40
|
9.4
|
Công tác điều tra công nghệ cao lĩnh vực thủy sản
|
đợt
|
3
|
II
|
BAN QUẢN LÝ KHU NÔNG
NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
|
|
|
1
|
Nâng cấp, mở rộng cơ sở hạ
tầng khu, vùng sản xuất giống và nông nghiệp công nghệ cao (Các dự án có chủ
trương và đang thực hiện)
|
|
|
1.1
|
Dự án đầu tư xây dựng Khu Nông nghiệp Công nghệ
cao ngành thủy sản tại huyện Cần Giờ.
|
dự án
|
1
|
1.2
|
Dự án Đầu tư mở rộng Khu Nông nghiệp Công nghệ
cao ngành trồng trọt, chế phẩm sinh học (Nghị quyết số 08/NQ-HĐND ngày
26/8/2015 của Hội đồng nhân dân thành phố).
|
dự án
|
1
|
1.3
|
Dự án mở rộng Khu Nông nghiệp Công nghệ cao
(23,3ha) tại xã Phước Vĩnh An, huyện Củ Chi.
|
dự án
|
1
|
1.4
|
Dự án Đầu tư trang thiết bị nhân giống, kiểm soát
bệnh và mô hình sản xuất thủy sản ứng dụng công nghệ cao tại Cần Giờ.
|
dự án
|
1
|
1.5
|
Dự án xây dựng Trung tâm Dạy nghề Nông nghiệp
Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh.
|
dự án
|
1
|
2
|
Phát triển khoa học và công
nghệ
|
|
|
2.1
|
Lĩnh vực giống cây trồng, vật nuôi
|
nhiệm vụ
|
16
|
2.1.1
|
Giống cây trồng, nấm ăn và nấm dược liệu
|
nhiệm vụ
|
10
|
a
|
Sưu tập, bảo tồn
|
nhiệm vụ
|
1
|
|
Thu thập, duy trì giống cây có múi nhập nội chất lượng
cao, kháng bệnh và đánh giá tính thích nghi ở khu vực Đông Nam Bộ và Tây
Nguyên
|
nhiệm vụ
|
1
|
|
Thu thập giống hoa lan Grammatophyllum
speciosum blume và bước đầu tạo nguồn nguyên liệu in vitro phục vụ cho
quá trình nhân giống
|
nhiệm vụ
|
1
|
b
|
Chọn tạo giống mới, phục tráng giống bản địa
|
nhiệm vụ
|
13
|
|
Điều tra thu thập và phục tráng giống cải bẹ
xanh, mướp hương và bầu sao bản địa phục vụ công tác bảo tồn gen và chọn tạo
giống
|
nhiệm vụ
|
1
|
|
Nghiên cứu chọn lọc và phát triển giống rau bản địa
(cải bẹ xanh nồng, xà lách mỡ, quế vị, tần ô, rau xà lách xoong, cải trời...)
và sản xuất thử nghiệm hạt giống
|
nhiệm vụ
|
5
|
|
Chọn lọc và lai tạo giống lan Ngọc điểm bản địa
(Krongpa Gia Lai) phục vụ tiêu thụ nội địa và xuất khẩu
|
nhiệm vụ
|
1
|
|
Nghiên cứu chọn tạo các dòng biến dị trên lan rừng
Giả hạc xuân (Dendrobium anosmum Lindl.) bằng Ethyl methane sulphonate
(EMS) và chiếu xạ tia gramma Co60
|
nhiệm vụ
|
3
|
|
Chọn tạo tự nhiên giống nấm linh chi
|
nhiệm vụ
|
1
|
|
Nhập nội, khảo nghiệm nuôi trồng một số giống nấm
ăn có giá trị kinh tế chưa được nuôi trồng hàng loạt: mao mộc nhĩ; nấm Lyophyllum
shimeji; và nấm chân xanh
|
nhiệm vụ
|
3
|
|
Thử nghiệm và phát triển các quy trình kỹ thuật
chuẩn UPOV (International Union for the Protection of New Varieties of
Plants) DUS (Distinction, Uniformity, Stability) để đánh giá chất lượng giống
nấm ăn phù hợp với điều kiện Việt Nam
|
nhiệm vụ
|
1
|
|
Phát triển các marker sinh hóa để đánh giá chất
lượng giống nấm trên nhóm nấm bào ngư (Pleurotus spp.), nấm mèo (Auricula
spp.), nấm linh chi (Ganodermataceae), nấm hương (Lentinula
spp.)
|
nhiệm vụ
|
3
|
c
|
Công tác nhân giống, đánh giá tính thích nghi giống
triển vọng và sản xuất giống.
|
|
|
|
Nghiên cứu sản xuất giống rau ăn lá, rau ăn trái phục
vụ canh tác theo tiêu chuẩn hữu cơ
|
nhiệm vụ
|
1
|
|
Chương trình trồng thử nghiệm một số giống cà
chua bi nhập nội trong nhà màng
|
nhiệm vụ
|
1
|
|
Nghiên cứu nhân giống in vitro cây rong nho và khảo
sát điều kiện trồng ở Cần Giờ
|
nhiệm vụ
|
2
|
|
Thu thập, lưu giữ, nghiên cứu biện pháp kỹ thuật
trồng và nhân giống một số giống hoa nền thích hợp với điều kiện Thành phố Hồ
Chí Minh
|
nhiệm vụ
|
1
|
|
Chương trình sản xuất cây lan Dendrobium và lan
Kiếm từ giống nuôi cấy mô
|
nhiệm vụ
|
1
|
|
Tuyển chọn và xây dựng quy trình nhân giống một số
loài Dendrobium nắng xưa có giá trị kinh tế cao ứng dụng hệ thống nuôi cấy ngập
chìm tạm thời RITA
|
nhiệm vụ
|
1
|
|
Thu thập và nghiên cứu nhân giống in vitro các
dòng kiểng lá Monstera sp.
|
nhiệm vụ
|
2
|
|
Xây dựng quy trình nhân nuôi sinh khối và tách
chiết một số chất có hoạt tính sinh học từ cây Khôi tía Ardisia silvestris
Pitard
|
nhiệm vụ
|
1
|
|
Sản xuất thử nghiệm sinh khối dừa cạn
(Catharanthus roseus (L.)) quy mô pilot và tách chiết một số chất có hoạt
tính sinh học
|
nhiệm vụ
|
1
|
|
Xây dựng quy trình nhân giống cây YAM bằng kỹ thuật
nuôi cấy mô tế bào thực vật
|
nhiệm vụ
|
1
|
|
Xây dựng quy trình nhân giống cây Sâm Cau bằng kỹ
thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật và quy trình tách chiết hoạt chất và chế biến
sau thu hoạch từ cây Sâm Cau
|
nhiệm vụ
|
1
|
2.1.2
|
Giống vật nuôi, thủy sản
|
|
6
|
a
|
Nghiên cứu quy trình công nghệ ương giống cá
Chình hoa
|
nhiệm vụ
|
1
|
b
|
Nhân giống cá chạch lấu
|
nhiệm vụ
|
1
|
c
|
Cải thiện tỷ lệ sống trong ương nuôi cá chạch lấu
(Mastacembelus favus)
|
nhiệm vụ
|
1
|
d
|
Điều tra, thu thập và bước đầu thăm dò sinh sản
nhân tạo cá hồng két (Amphilophus labiatus X Heros severus) tại thành phố Hồ
Chí Minh
|
nhiệm vụ
|
1
|
e
|
Khảo sát kiểu hình và thực nghiệm sinh sản cá
vàng Oranda
|
nhiệm vụ
|
2
|
f
|
Sinh sản nhân tạo của cá hồng két
|
nhiệm vụ
|
1
|
g
|
Ứng dụng quy trình sản xuất giống và nuôi thương
phẩm cá chim vây vàng huyện Cần Giờ phục vụ phát triển kinh tế biển và nông
nghiệp công nghệ cao
|
nhiệm vụ
|
2
|
h
|
Nghiên cứu quy trình nhân giống gà Pháp Bresse phục
vụ nuôi khai thác trứng quy mô 10.000 con
|
nhiệm vụ
|
1
|
i
|
Cải thiện các thông số kỹ thuật nhằm tăng tỷ lệ sống
trong sản xuất giống cua biển (Scylla paramamosain)
|
nhiệm vụ
|
1
|
j
|
Thu thập và nghiên cứu thăm dò sinh sản nhân tạo
giống cá chuột mỹ (Chromobotia macracanthus Bleeker. 1852)
|
nhiệm vụ
|
1
|
k
|
Ứng dụng công nghệ vi phẫu trong sản xuất giống
tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) toàn đực
|
nhiệm vụ
|
1
|
l
|
Cải thiện một số kĩ thuật trong khâu ương giống;
Cải tiến quy trình sản xuất giống; Hoàn thiện quy trình sản xuất giống và
nuôi thương phẩm Hàu Thái Bình Dương
|
nhiệm vụ
|
3
|
2.2
|
Lĩnh vực sản xuất cây, con thương phẩm và bảo quản
nông sản
|
nhiệm vụ
|
1
|
|
Nghiên cứu quy trình bảo quản, chế biến một số sản
phẩm từ củ sâm đất
|
nhiệm vụ
|
1
|
|
Xây dựng quy trình thu hoạch, bảo quản Nhộng
trùng thảo nhằm tăng thời gian tồn trữ và duy trì chất lượng sau thu hoạch
|
nhiệm vụ
|
2
|
|
Xây dựng quy trình thu hoạch, bảo quản cây Đảng
sâm nhằm tăng thời gian tồn trữ và duy trì chất lượng sau thu hoạch
|
nhiệm vụ
|
2
|
|
Nghiên cứu phát triển đa dạng hóa sản phẩm thực
phẩm từ bưởi da xanh được trồng tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận
|
nhiệm vụ
|
1
|
|
Xây dựng quy trình thu hoạch, bảo quản nấm hàu thủ
nhằm tăng thời gian tồn trữ và duy trì chất lượng sau thu hoạch
|
nhiệm vụ
|
2
|
3
|
Công tác xây dựng và chuyển
giao mô hình/quy trình nông nghiệp công nghệ cao
|
mô hình
|
54
|
3.1
|
Quy trình lựa chọn giống sả có năng suất, chất lượng
để xây dựng mô hình trồng sả dùng làm nguyên liệu chiết xuất tinh dầu tại Tỉnh
Phú Yên
|
mô hình
|
1
|
3.2
|
Mô hình sản xuất giống ớt và trồng ớt thương phẩm
|
mô hình
|
2
|
3.3
|
Xây dựng mô hình trồng rau ăn lá theo phương pháp
canh tác thủy canh trong nhà màng
|
mô hình
|
3
|
3.4
|
Mô hình trồng rau ăn quả ứng dụng công nghệ cao
|
mô hình
|
2
|
|
Mô hình kỹ thuật tưới thông minh cho rau ăn lá
|
mô hình
|
1
|
3.5
|
Thử nghiệm mô hình sản xuất cây rau (mồng tơi, cải
xà lách, cải bẹ xanh, cải thìa) theo tiêu chuẩn hữu cơ của Nhật Bản (JAS)
|
mô hình
|
1
|
|
Thử nghiệm mô hình sản xuất rau cải ngọt (Brassica
integrifolia) trong nhà màng theo tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ Nhật Bản
(JAS) tại TP. Hồ Chí Minh
|
mô hình
|
1
|
|
Thử nghiệm mô hình sản xuất đậu bắp (Hibiscus
esculentus L.) theo tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ Nhật Bản (JAS) tại TP.
Hồ Chí Minh
|
mô hình
|
1
|
|
Thử nghiệm mô hình sản xuất rau gia vị theo tiêu
chuẩn nông nghiệp hữu cơ Nhật Bản (JAS) tại TP. Hồ Chí Minh
|
mô hình
|
1
|
|
Thử nghiệm mô hình ứng dụng chế phẩm công nghệ vi
sinh EM trong quá trình ủ phân bò để sản xuất rau dền (Amaranthus sp.)
hữu cơ
|
mô hình
|
1
|
|
Thử nghiệm mô hình ứng dụng chế phẩm công nghệ vi
sinh EM trong quá trình ủ phân bò để sản xuất rau gia vị hữu cơ
|
mô hình
|
1
|
|
Thử nghiệm mô hình ứng dụng chế phẩm công nghệ vi
sinh EM trong quá trình ủ phân bò để sản xuất rau cây dược liệu
|
mô hình
|
1
|
3.6
|
Mô hình trồng hoa lan ngọc điểm
|
mô hình
|
1
|
3.7
|
Mô hình trồng hoa lan giả hạc
|
mô hình
|
1
|
3.8
|
Mô hình nhân giống và phát triển giống lan giả hạc
bằng nuôi cấy mô trên địa bàn tỉnh Phú Yên
|
mô hình
|
1
|
3.9
|
Xây dựng mô hình trồng giống xoài mặt trời theo
hướng hữu cơ.
|
mô hình
|
2
|
|
Thử nghiệm mô hình sản xuất cây dược liệu theo
chuẩn nông nghiệp hữu cơ Nhật Bản (JAS) tại Thành phố. Hồ Chí Minh
|
mô hình
|
1
|
3.10
|
Xây dựng mô hình trồng nấm ăn và nấm dược liệu
|
mô hình
|
2
|
3.11
|
Xây dựng mô hình ảnh hưởng chất điều hòa sinh trưởng
thực vật đến tăng sinh chồi và tạo rễ invitro của cây xạ đen
|
mô hình
|
1
|
3.12
|
Xây dựng quy trình công nghệ nhân giống và sản xuất
nấm hoàng đế thương phẩm tỉnh Phú Yên
|
mô hình
|
1
|
3.13
|
Mô hình kỹ thuật tưới thông minh cho rau ăn lá
|
mô hình
|
1
|
3.14
|
Mô hình nuôi thương phẩm cá chình hoa
|
mô hình
|
1
|
3.15
|
Mô hình nuôi thương phẩm lươn vàng (Monopterus
albus) không bùn trong bể nổi
|
mô hình
|
1
|
3.16
|
Xây dựng mô hình cá chạch lấu ứng dụng công nghệ
cao
|
mô hình
|
2
|
3.17
|
Mô hình nuôi cá dứa sông trong ao đất
|
mô hình
|
1
|
3.18
|
Mô hình nuôi cá ngựa thương phẩm trong bể
|
mô hình
|
1
|
3.19
|
Mô hình nuôi thủy sản theo hệ thống tuần hoàn RAS
|
mô hình
|
1
|
3.20
|
Xây dựng mô hình sinh sản giống cua biển quy mô
5000.000 con/năm tại huyện Cần Giờ
|
mô hình
|
3
|
3.21
|
Mô hình ứng dụng công nghệ bọt khí siêu nhỏ cải
thiện chất lượng môi trường nước ao nuôi tôm thâm canh tuần hoàng tại huyện Cần
Giờ
|
mô hình
|
1
|
3.22
|
Mô hình nuôi của gạch trong ao liên kết tiêu thụ
sản phẩm tại huyện Cần Giờ
|
mô hình
|
1
|
3.23
|
Nuôi lươn Nhật Bản với quy mô 4 tấn/năm
|
mô hình
|
1
|
3.24
|
Mô hình nuôi cua lột trong ao, ứng dụng công nghệ
thông minh kiểm soát môi trường tại huyện Cần Giờ
|
mô hình
|
1
|
3.25
|
Mô hình nuôi cua lột trong bể lọc sinh học tuần
hoàn
|
mô hình
|
1
|
3.26
|
Mô hình nuôi cá kiểng nước lợ, nước mặn có giá trị
|
mô hình
|
1
|
3.27
|
Mô hình ứng dụng công nghệ cao trong nuôi tôm
|
mô hình
|
1
|
3.28
|
Triển khai mô hình ứng dụng công nghệ sinh học xử
lý nước nuôi tôm và nước thải sau nuôi
|
mô hình
|
1
|
3.29
|
Ứng dụng công nghệ thân thiện môi trường xử lý chất
thải rắn trong nuôi tôm, cá
|
mô hình
|
1
|
|
Thử nghiệm mô hình nuôi cá chình mun thâm canh ứng
dụng công nghệ cao
|
mô hình
|
1
|
3.30
|
Mô hình nuôi cá biển (cá dĩa, cá sửu, cá tráp
,...) có giá trị nuôi trong ao, bè
|
mô hình
|
1
|
3.31
|
Mô hình thử nghiệm trồng tảo xoắn spirulina để chế
biến thành thực phẩm chức năng
|
mô hình
|
1
|
3.32
|
Mô hình thử nghiệm rong nho làm thực phẩm chức
năng có hàm lượng dinh dưỡng cao
|
mô hình
|
1
|
4
|
Phòng, trừ dịch hại cây
trồng, vật nuôi, thủy sản
|
|
|
4.1
|
Cây trồng
|
nhiệm vụ
|
10
|
4.1.1
|
Xây dựng mô hình nhân giống nấm mốc xạ khuẩn và ứng
dụng sản xuất compost hữu cơ vi sinh phục vụ nền nông nghiệp hữu cơ
|
nhiệm vụ
|
1
|
4.1.2
|
Sản xuất thử nghiệm phân bón hữu cơ thông minh
|
nhiệm vụ
|
1
|
4.1.3
|
Hoàn thiện công nghệ sản xuất các loại chất điều
hòa sinh trưởng (Triacontanol) và các hợp chất thiên nhiên dạng đậm đặc phục
vụ nông nghiệp sinh thái
|
nhiệm vụ
|
3
|
4.1.4
|
Xây dựng quy trình công nghệ sản xuất dịch đạm hữu
cơ trùn quế, phế phẩm nhà máy chế biến thịt, cá, rác thực phẩm phục vụ nông
nghiệp sinh thái, nông nghiệp đô thị và kinh tế tuần hoàn.
|
nhiệm vụ
|
1
|
|
Xây dựng quy trình multiplex realtime PCR phát hiện
virus gây hại trên cây Địa lan (Cymbidium) có giá trị kinh tế cao
|
nhiệm vụ
|
2
|
|
Nghiên cứu tạo chế phẩm vi sinh hỗn hợp có khả
năng cố định đạm, hòa tan lân, kali, silic và phân hủy chất hữu cơ cho cây trồng
|
nhiệm vụ
|
3
|
|
Nghiên cứu sản xuất chế phẩm sinh học hỗ trợ sinh
trưởng cây trồng trên đất nhiễm mặn
|
nhiệm vụ
|
3
|
|
Nghiên cứu nhân nuôi và sử dụng vi khuẩn Rhodobacter
để xử lý chất hữu cơ và sulfide trong nước
|
nhiệm vụ
|
1
|
|
Xây dựng quy trình đông khô vi khuẩn tía
Rhodobacter nhằm sản xuất chế phẩm probiotic khử các độc tố trong nước
|
nhiệm vụ
|
1
|
|
Ứng dụng thử nghiệm công nghệ nuôi trùn quế tạo
ra sản phẩm có hàm lượng acid humic và acid fulvic cao làm phân bón hữu cơ
cho cây trồng
|
nhiệm vụ
|
1
|
4.1.5
|
Nghiên cứu quy trình kỹ thuật chẩn đoán sớm ruồi
đục quả trên quả tươi
|
nhiệm vụ
|
1
|
4.2
|
Chăn nuôi
|
|
|
|
Thử nghiệm ứng dụng peptide tăng cường miễn dịch
chăn nuôi heo.
|
nhiệm vụ
|
1
|
|
Nghiên cứu tạo chế phẩm dịch Trùn Quế (Perionyx
excavatus) kết hợp vi khuẩn có lợi hỗ trợ trong giai đoạn sinh trưởng của gà
thả vườn
|
nhiệm vụ
|
1
|
|
Xây dựng quy trình sản xuất chế phẩm xử lý đáy ao
nuôi tôm từ vi sinh vật kết hợp enzyme bằng công nghệ lên men tự động và thử
nghiệm chế phẩm trên ao nuôi quy mô 2000m2
|
nhiệm vụ
|
1
|
5
|
Đào tạo, tập huấn
|
|
|
5.1
|
Đào tạo dưới 3 tháng
|
|
|
|
Kỹ thuật trồng hoa đồng tiền, hồng môn ứng dụng
công nghệ cao
|
lớp
|
4
|
|
Kỹ thuật trồng và chăm sóc Lan Dendrobium và
Mokara cắt cành ứng dụng công nghệ cao
|
lớp
|
2
|
|
Sản xuất rau ăn lá ứng dụng công nghệ cao
|
lớp
|
3
|
|
Sản xuất rau ăn quả ứng dụng công nghệ cao
|
lớp
|
2
|
|
Sản xuất rau theo hướng hữu cơ
|
lớp
|
3
|
|
Sản xuất nấm rơm ứng dụng công nghệ cao
|
lớp
|
3
|
|
Sản xuất nấm bào ngư
|
lớp
|
1
|
|
Sản xuất nấm linh chi
|
lớp
|
1
|
|
Kỹ thuật nuôi cá cảnh đẻ trứng ứng dụng công nghệ
cao
|
lớp
|
2
|
|
Kỹ thuật nuôi lươn thương phẩm ứng dụng công nghệ
cao
|
lớp
|
4
|
5.2
|
Tập huấn
|
|
|
|
Sản xuất rau cải ngọt ứng dụng công nghệ cao
|
lớp
|
1
|
|
Sản xuất rau cải xanh ứng dụng công nghệ cao
|
lớp
|
1
|
|
Sản xuất rau xà lách ứng dụng công nghệ cao
|
lớp
|
2
|
|
Sản xuất rau ăn dền ứng dụng công nghệ cao
|
lớp
|
1
|
|
Sản xuất rau tía tô ngọt ứng dụng công nghệ cao
|
lớp
|
2
|
|
Sản xuất cà chua ứng dụng công nghệ cao
|
lớp
|
3
|
|
Sản xuất dưa lưới ứng dụng công nghệ cao
|
lớp
|
3
|
|
Sản xuất dưa leo ứng dụng công nghệ cao
|
lớp
|
2
|
|
Sản xuất ớt ứng dụng công nghệ cao
|
lớp
|
2
|
|
Kỹ thuật trồng hoa đồng tiền ứng dụng công nghệ
cao
|
lớp
|
2
|
|
Kỹ thuật trồng hoa hồng môn ứng dụng công nghệ
cao
|
lớp
|
2
|
|
Xử lý đất và ủ phân cho canh tác hữu cơ
|
lớp
|
4
|
|
Sản xuất giống và nuôi cá chạch lẩu thương phẩm
|
lớp
|
4
|
III
|
HỘI NÔNG DÂN THÀNH PHỐ
|
|
|
1
|
Đào tạo nguồn nhân lực
|
|
|
1.1
|
Tổ chức các lớp đào tạo nghề ngắn hạn cho nông dân
về lĩnh vực giống cây, con và nông nghiệp công nghệ cao
|
lớp
|
240
|
1.2
|
Tổ chức nông dân đi học tập, trao đổi kinh nghiệm
về nông nghiệp trong và ngoài nước
|
chuyến
|
20
|
1.2.1
|
Trong nước
|
chuyến
|
15
|
1.2.2
|
Ngoài nước
|
chuyến
|
5
|
1.3
|
Tập huấn, hội thảo tọa đàm về xúc tiến thương mại,
du lịch cộng đồng và nông dân khởi nghiệp
|
|
|
1.3.1
|
Tập huấn
|
lớp
|
25
|
1.3.2
|
Hội thảo
|
cuộc
|
15
|
2
|
Xúc tiến thương mại, sản phẩm nông nghiệp công
nghệ cao
|
lần
|
15
|
2.1
|
Tổ chức 05 lần tôn vinh sản phẩm nông nghiệp tiêu
biểu do Trung ương Hội nông dân Việt Nam và Hội nông dân Thành phố thực hiện
1 lần/ năm
|
lần
|
5
|
2.2
|
Hỗ trợ nông dân về tiêu thụ sản phẩm thông qua tuần
lễ “Kết nối cung cấp sản phẩm nông sản chủ lực và sản phẩm OCOP Thành phố Hồ
Chí Minh (ít nhất 2 lần/ năm).
|
lần
|
10
|
3
|
Khuyến nông, chuyển giao
|
lần
|
7
|
3.1
|
Tổ chức hội thi kiến thức và sáng tạo nhà nông (2
năm/1 lần)
|
lần
|
2
|
3.2
|
Họp mặt câu lạc bộ nông dân sản xuất giỏi (1 lần/năm)
nhằm trao đổi kiến thức kỹ năng của nông dân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh.
|
lần
|
5
|
IV
|
SỞ CÔNG THƯƠNG
|
|
|
1
|
Xúc tiến thương mại, sản phẩm nông nghiệp công
nghệ cao
|
lượt
|
5
|
|
Hội nghị kết nối cung - cầu hàng hóa giữa Thành
phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành khác
|
lượt
|
5
|
V
|
SỞ THÔNG TIN TRUYỀN
THÔNG
|
|
|
1
|
Nội dung tuyên truyền
|
nhiệm vụ
|
4
|
1.1
|
Thực hiện công tác tuyên truyền trên phương tiện
thông tin đại chúng qua cơ quan báo chí xây dựng các chuyên trang, chuyên mục,
các tin, bài, phóng sự, tài liệu tuyên truyền phổ biến về đẩy mạnh nông nghiệp
công nghệ cao
|
nhiệm vụ
|
1
|
1.2
|
Tập huấn đội ngũ tuyên truyền viên, cộng tác viên
về “Chương trình phát triển giống cây, con và nông nghiệp công nghệ cao trên
địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020 - 2030”.
|
nhiệm vụ
|
1
|
1.3
|
Hội nghị nói chuyện chuyên đề tại các địa bàn trọng
điểm tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước và quy định của địa phương đối với “Chương trình phát triển giống
cây, con và nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai
đoạn 2020-2030”.
|
nhiệm vụ
|
1
|
1.4
|
Tổ chức Hội nghị sơ kết, tổng kết công tác tuyên
truyền “Chương trình phát triển giống cây, con và nông nghiệp công nghệ cao
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020-2030
|
nhiệm vụ
|
1
|
VI
|
BAN QUẢN LÝ AN TOÀN THỰC
PHẨM
|
|
|
VI.1
|
Phát huy vai trò trung tâm của hợp tác xã, xây dựng
chuỗi liên kết phát triển ổn định bền vững
|
|
|
|
Tập huấn các cơ sở tham gia chuỗi thực phẩm an
toàn
|
lớp
|
10
|
|
Hội thảo, hội nghị chuyên đề về công tác phát triển
chuỗi thực phẩm an toàn
|
cuộc
|
5
|
VII
|
TỔNG CÔNG TY NÔNG NGHIỆP
SÀI GÒN TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN
|
|
|
1
|
Phát triển hệ thống sản xuất và cung ứng và dịch
vụ giống cây, con
|
|
|
1.1
|
Nhập heo giống GGP heo giống đực và heo giống cái
|
con
|
600
|
1.2
|
Nhập tinh cọng rạ nhằm để cải thiện giống heo
|
liều
|
300
|
PHỤ LỤC IV
PHÂN CÔNG NỘI DUNG THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 CỦA
THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC, QUẬN, HUYỆN
(Kèm theo Kế hoạch số 3931/KH-UBND ngày 25 tháng 11 năm 2021 của Ủy ban
nhân dân Thành phố).
STT
|
Đơn vị thực hiện
|
ĐVT
|
Số lượng
|
I
|
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC (QUẬN 9 CŨ)
|
|
|
1
|
Xây dựng mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ
cao
|
mô hình
|
12
|
1.1
|
Cá kiểng
|
mô hình
|
2
|
1.2
|
Cây rau
|
mô hình
|
8
|
1.3
|
Hoa lan cấy mô
|
mô hình
|
2
|
II
|
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH CHÁNH
|
|
|
1
|
Chuyển giao nông nghiệp công nghệ cao
|
chuyến
|
4
|
|
Tổ chức tham quan học tập các mô hình sản xuất nông
nghiệp công nghệ cao tại Thành phố và các tỉnh thành trong nước cho nông dân
điển hình của huyện.
|
chuyến
|
4
|
III
|
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN HÓC MÔN
|
|
|
1
|
Chuyển giao nông nghiệp công nghệ cao
|
|
|
1.1
|
Tập huấn, bồi dưỡng chuyển giao khoa học công nghệ
cho nguồn nhân lực nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn Thành phố
|
lớp
|
30
|
1.2
|
Tham quan học tập mô hình hiệu quả trên địa bàn
Thành phố và các tỉnh thành trong nước
|
chuyến
|
4
|
IV
|
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CỦ CHI
|
|
|
1
|
Chuyển giao nông nghiệp công nghệ cao
|
|
|
|
Tổ chức tham quan học tập mô hình nông nghiệp
công nghệ cao trên địa bàn Thành phố và các tỉnh thành trong nước
|
chuyến
|
4
|
V
|
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CẦN GIỜ
|
|
|
1
|
Phát triển khoa học và công nghệ
|
|
|
|
Phát triển diện tích trồng xoài Cần Giờ theo tiêu
chuẩn VietGAP
|
ha
|
75
|