ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 262/KH-UBND
|
Sơn La, ngày 03 tháng 11 năm 2022
|
KẾ HOẠCH
THIẾT LẬP, QUẢN LÝ, GIÁM SÁT MÃ SỐ VÙNG TRỒNG, CƠ SỞ ĐÓNG GÓI XUẤT KHẨU
VÀ CẤP, QUẢN LÝ MÃ SỐ VÙNG TRỒNG LĨNH VỰC TRỒNG TRỌT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA
NĂM 2023
I. CĂN CỨ LẬP KẾ
HOẠCH
1. Căn cứ pháp lý
- Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật số
41/2013/QH13;
- Luật Trồng trọt số 31/2018/QH14;
- Chỉ thị 1838/CT-BNN-BVTV ngày
28/3/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về tăng cường công tác quản
lý mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu;
- Quyết định 3156/QĐ-BNN-TT ngày
19/8/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành hướng dẫn
tạm thời về cấp và quản lý mã số vùng trồng;
- Công văn số 2425/BNN-BVTV ngày
27/4/2021 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về Kiểm tra, giám sát mã số vùng trồng, cơ
sở đóng gói để cấp mã số phục vụ xuất khẩu; Công văn số 1664/BVTV-KD ngày
02/07/2019 của Cục Bảo vệ thực vật về việc tăng cường kiểm dịch thực vật đối với
quả tươi xuất khẩu;
- Quyết định số 2481/QĐ-BVTV-KH ngày
30/11/2020 của Cục Bảo vệ thực vật về việc ban hành tiêu chuẩn cơ sở đợt 5 năm
2020; Tiêu chuẩn Quy trình thiết lập và giám sát vùng trồng TCCS 774:2020/BVTV;
Quy trình thiết lập và giám cơ sở đóng gói TCCS 775:2020/BVTV của Cục Bảo vệ thực
vật;
2. Cơ sở thực tiễn
Hiện nay, Việt Nam đã tham gia ký kết
và hội nhập sâu rộng với nhiều nước như: Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ
xuyên Thái Bình Dương (CPTPP); Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU
(EVFTA),... Quy định chung các nước thành viên, trong đó quy định mặt hàng nông
sản Việt Nam ra thị trường nước nhập khẩu như: Hiệp định về vệ sinh an toàn thực
phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS), Công ước quốc tế Bảo vệ thực vật (IPPC).
Đối với hàng hóa là nông sản Việt Nam tham gia vào các thị trường được các nước
đối tác cam kết sớm cắt bỏ thuế và tiến tới giảm toàn bộ thuế về 0% đã tạo điều
kiện thuận lợi cho xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam có thế mạnh. Tuy nhiên, mỗi nước nhập khẩu nông sản Việt Nam không ngừng nâng
cao quy định kỹ thuật về tiêu chuẩn chất lượng, kiểm dịch, an toàn vệ sinh thực
phẩm, truy xuất nguồn gốc, đăng ký doanh nghiệp nhập khẩu, kiểm tra vùng trồng,
nhà máy,..đối với hàng hóa là nông sản. Một số quốc gia nhập khẩu quả tươi của
Việt Nam yêu cầu bắt buộc phải có mã số vùng trồng mới được phép xuất khẩu như:
Trung Quốc, Hoa Kỳ, Úc, Hàn Quốc, Nhật Bản,...Để sản phẩm nông sản Việt Nam xuất
khẩu sang những thị trường giàu tiềm năng, quả tươi Việt Nam bắt buộc phải đáp ứng
được những quy định về vùng trồng và cơ sở đóng gói.
Trên địa bàn tỉnh Sơn La, hiện có 221
vùng trồng cây ăn quả phục vụ xuất khẩu: Nhãn 117 vùng trồng;
xoài 77 vùng trồng; chuối 19 vùng trồng; mận 5 vùng trồng; thanh long 02 vùng
trồng; Mắc ca 01 vùng trồng. Với tổng số 281 mã số vùng trồng xuất khẩu: Úc: 56
mã vùng trồng; Newzealand 13 mã vùng trồng; Mỹ: 47 mã số vùng trồng; Trung Quốc:
159 mã số vùng trồng; EU: 3 mã số vùng trồng và 3 mã số vùng trồng thị trường
khác (02 mã số vùng trồng mận, 1 mã số vùng trồng mắc ca). Tổng diện tích cây
ăn quả được gắn mã số vùng trồng xuất khẩu: 4.608,45 ha với những loại cây ăn
quả: Cây nhãn 151 mã số, diện tích 2.117,65 ha; cây Xoài: 103 mã số vùng trồng,
diện tích 1448,30 ha; cây Chuối: 19 mã với tổng diện tích 866 ha; cây Thanh
Long: 02 mã với tổng diện tích 86 ha; cây Mận: 05 mã số vùng trồng, diện tích
55,5 ha; Mắc ca 01 mã số vùng trồng, với diện tích 35 ha. Qua kiểm tra rà soát
của Cục Bảo vệ thực vật tại huyện Mộc Châu, Mai Sơn, Yên Châu còn 33 Cơ sở đóng
gói phục vụ xuất khẩu, hiện tại đang tiếp tục đang rà soát theo tiêu chuẩn nước
nhập khẩu.
Để đẩy mạnh công
tác thiết lập, quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu và cấp,
quản lý mã số vùng trồng lĩnh vực trồng trọt. UBND tỉnh Sơn La Ban hành Kế hoạch
thiết lập, quản lý, giám sát mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói xuất khẩu và cấp,
quản lý mã số vùng trồng lĩnh vực trồng trọt trên địa bàn tỉnh Sơn La năm 2023
với những nội dung như sau:
II. MỤC ĐÍCH, YÊU
CẦU
1. Mục đích
- Thiết lập, quản lý các vùng trồng
đáp ứng các yêu cầu của nước nhập khẩu hoặc tiêu thụ nội địa.
Đáp ứng quy định về Kiểm dịch thực vật và vệ sinh an toàn
thực phẩm (hoạt chất cấm, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất khác,...).
- 100 % tổ chức, cá nhân đã được cấp
mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói trước khi xuất khẩu được kiểm soát, đảm bảo
truy xuất và xác thực xuất xứ nguồn gốc hàng hóa bởi cơ quan quản lý nhà nước
có thẩm quyền, đảm bảo quy định về kiểm dịch thực vật của các nước nhập khẩu.
- Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước
về an toàn thực phẩm (ATTP), tăng cường năng lực quản lý, giám sát, kiểm soát
chất lượng, quản lý sinh vật gây hại tại những mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói
phục vụ xuất khẩu.
- Nâng cao nhận thức của người dân
trong việc tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn trong nước và quốc tế về Kiểm dịch
thực vật và an toàn thực phẩm như: Sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đảm
bảo yêu cầu quy định nước nhập khẩu trước khi xuất sản phẩm. Đảm bảo uy tín
nông sản Việt Nam, nâng cao giá trị hàng nông sản và thương hiệu của tỉnh, đồng
thời đáp ứng hàng rào kỹ thuật ngày càng chặt chẽ đặt ra ở các thị trường nước
Nhập khẩu.
2. Yêu
cầu
- Triển khai hiệu quả về Kế hoạch số
43/KH-UBND ngày 10/02/2022 của UBND nhân tỉnh về thiết lập, quản lý, giám sát
mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Sơn La
giai đoạn 2022-2025.
- Tổ chức, cá nhân được cấp mã số
vùng trồng và cơ sở đóng gói xuất khẩu tuân thủ quy định: Thiết lập, quản lý mã
số vùng trồng, cơ sở đóng gói theo TCCS 774:2020/BVTV về
Quy trình thiết lập và giám sát vùng trồng; TCCS 775/2020/BVTV về quy định thiết
lập và giám sát cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu. Yêu cầu của nước nhập khẩu.
- Tổ chức, cá nhân được cấp mã số
vùng trồng lĩnh vực trồng trọt tuân thủ: Quy định định về cấp, quản lý mã số
vùng trồng lĩnh vực trồng trọt ban hành theo quyết định số 3156/QĐ-BNN-TT ngày
19/8/2022 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
- Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa
các bên liên quan trong quá trình triển khai hướng dẫn và cấp, quản lý mã số
vùng trồng.
III. NỘI DUNG THỰC
HIỆN
1. Công tác tuyên
truyền, phổ biến
1.1. Công tác tuyên truyền
a) Xây dựng sổ tay hướng dẫn sản xuất
tại mã số vùng trồng
- Nội dung sổ tay hướng dẫn: về thiết
lập, quản lý vùng trồng TCCS 774:2020/BVTV; TCCS 775:2020/BVTV về thiết lập, quản
lý cơ sở đóng gói theo Quyết định số 2481/QĐ-BVTV-KH ngày 30/11/2020 của Cục Bảo
vệ thực vật; Một số quy định của nước nhập khẩu: về dư lượng thuốc bảo vệ thực
vật, an toàn thực phẩm, kiểm dịch thực vật. Quyết định số 3156/QĐ-BNN-TT ngày
19/8/2022 của Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Tài liệu hướng dẫn tạm thời Cấp,
quản lý mã số vùng trồng nội tiêu lĩnh vực trồng trọt.
- Số lượng: 300 quyển.
- Thời gian thực hiện: 2023
- Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và
PTNT
b) Tuyên truyền trên các phương tiện
truyền thông
Nội dung: Xây dựng chuyên mục, phóng
sự tuyên truyền trên Đài Phát thanh và truyền hình tỉnh, Đài tiếng nói Việt Nam
khu vực Tây Bắc, Báo Sơn La với nội dung tuyên truyền về quy định sản xuất đối
với tổ chức, cá nhân có nhu cầu trước và sau khi được cấp mã số vùng trồng, cơ
sở đóng gói phục vụ xuất khẩu quả tươi một số nước nhập khẩu. Quyết định số
3156/QĐ-BNN-TT ngày 19/8/2022 của Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Tài liệu hướng
dẫn tạm thời Cấp, quản lý mã số vùng trồng trong nước lĩnh vực trồng trọt đảm bảo
nông sản an toàn thực phẩm và nguyên liệu cho tổ chức, cá nhân chế biến trên địa
bàn tỉnh Sơn La. Ưu tiên các tổ chức, cá nhân phát triển nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao kết hợp số hóa gắn với truy xuất nguồn gốc sản phẩm tại mã số
vùng trồng, cơ sở đóng gói đáp ứng quy định, nâng cao vị thế nông sản Sơn La.
Xây dựng mối liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp một cách có hiệu
quả.
- Số lượng chuyên mục: 03 phóng sự
truyền hình, 5 bản tin đăng báo.
- Thời gian thực hiện: Năm 2023
- Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và
PTNT.
- Đơn vị phối hợp: UBND các huyện,
thành phố.
1.2. Công tác tập huấn
a) Tập huấn cho cán bộ, quản lý tại
các huyện, thành phố trong công tác thiết lập, kiểm tra, giám sát các mã số
vùng trồng, cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu. Hướng dẫn quy trình cấp, quản lý
mã số vùng trồng nội tiêu lĩnh vực trồng trọt.
- Đối tượng: Lãnh đạo, quản lý và
chuyên viên phòng Nông nghiệp và PTNT các huyện, phòng kinh tế thành phố. Cán bộ
quản lý và kỹ thuật viên Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp các huyện, thành phố và
trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp huyện Mộc Châu;
- Thời gian: 02 ngày/ lớp.
- Địa điểm tập huấn: Tại Thành phố
Sơn La.
- Thời thực hiện: Năm 2023
- Tổng số: 01 lớp. Số lượng: 30 người
/lớp.
- Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và
PTNT.
b) Tập huấn cho các tổ chức, cá nhân
đã được cấp mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu, nội tiêu về lĩnh vực trồng trọt.
- Đối tượng: Nông dân đại diện cho
các tổ chức, cá nhân được cấp mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu quả tươi, mã số
vùng trồng nội tiêu lĩnh vực trồng trọt trên địa bàn tỉnh Sơn La.
- Thời gian: 01 ngày/ lớp.
- Thời điểm tiến hành: Năm 2023.
- Địa điểm tập huấn: Tại một số huyện,
thành phố Sơn La.
- Tổng số 9 lớp. Số lượng học viên:
30 người/lớp
- Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và
PTNT.
c) Tập huấn cho các tổ chức, cá nhân
đã được cấp mã số đóng gói phục vụ xuất khẩu.
- Đối tượng: Nông dân đại diện cho
các cơ sở được cấp mã số đóng gói phục vụ xuất khẩu quả tươi trên địa bàn tỉnh
Sơn La.
- Địa điểm tập huấn: Tại thành phố
Sơn La.
- Thời gian: 01 ngày/ lớp.
- Thời điểm tiến hành: Năm 2022.
- Tổng số 02 lớp. Số lượng học viên:
30 người/lớp
- Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và
PTNT
2. Công tác quản
lý vùng trồng, cơ sở sản xuất phục vụ xuất khẩu
a) Công tác thiết lập, quản lý mã số
vùng trồng, cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu:
- Tiến hành rà soát những vùng sản xuất loại cây: Nhãn, Xoài, Thanh Long, Chuối, Mít, Chanh
leo,...để thiết lập và đề xuất cấp mã số vùng trồng xuất khẩu chính ngạch vào
thị trường nước nhập khẩu. Dự kiến đến hết năm 2023 thực hiện kiểm tra, giám
sát đề nghị Cục Bảo vệ thực vật cấp mới mã số vùng xuất khẩu cho 20-30 vùng trồng
phục vụ xuất khẩu; Rà soát, hướng dẫn hoàn thiện Hồ sơ đề nghị cục Bảo vệ thực
vật cùng với nước nhập khẩu cấp mã số cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu đóng gói
phục vụ xuất khẩu, dự kiến 2-3 cơ sở đóng gói.
- Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và
PTNT và UBND các huyện, thành phố.
b) Công tác kiểm tra, giám sát định kỳ
theo quy định đối với các mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói đã được cấp:
- Kiểm tra thường xuyên và kịp thời đề
nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi các mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói không
đáp ứng các điều kiện theo quy định nước nhập khẩu.
- Thực hiện giám sát mã số vùng trồng
và cơ sở đóng gói xuất khẩu. Tần suất giám sát 01 lần/năm
đối với mã số vùng trồng, 02 lần/năm đối với cơ sở đóng gói.
- Thời gian thực hiện: Thực hiện giám
sát trước vụ thu hoạch 03 tháng theo từng loại cây trồng, sản phẩm đóng gói.
- Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và
PTNT và UBND các huyện, thành phố.
3. Công tác cấp,
quản lý mã số vùng trồng nội tiêu lĩnh vực trồng trọt
a) Cấp mã số vùng trồng trong nước
lĩnh vực trồng trọt:
- Rà soát, lập danh sách các vùng trồng
ưu tiên cấp mã số vùng trồng trên địa bàn tỉnh gồm: Các vùng sản xuất đã được cấp
giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định tại thông tư số
38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018; các vùng sản xuất đã được chứng nhận một
trong các tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (GAP) trong trồng trọt như:
VietGAP, 4C, Rainforest Alliance, GlobalG.A.P, AsiaGAP, AseanGAP..., tiêu chuẩn
hữu cơ.
- Tổ chức thẩm định, cấp mã số vùng
trồng cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu theo đúng quy định.
- Dự kiến đến hết năm 2023 thực hiện
thẩm định, cấp mã số vùng trồng nội tiêu lĩnh vực trồng trọt từ 100 - 150 vùng
trồng cho các tổ chức cá nhân có nhu cầu.
- Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và
PTNT và UBND các huyện, thành phố.
b) Quản lý các vùng trồng trong nước
đã được cấp:
- Thực hiện quản lý thông qua phần mềm
trực tuyến của Bộ Nông nghiệp và PTNT; Quản lý, giám sát theo quy định ngay sau
khi cấp mã số vùng trồng đối với các vùng sản xuất đủ điều kiện; Triển khai các
ứng dụng về nhật ký điện tử, cơ sở dữ liệu về mã số vùng trồng nội tiêu.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên
- Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và
PTNT và UBND các huyện, thành phố.
4. Kiểm định dư
lượng thuốc bảo vệ thực vật trên quả tươi xuất khẩu
- Lấy mẫu kiểm định dư lượng thuốc bảo
vệ thực vật, trên quả tươi tại các vùng trồng xuất khẩu để kịp thời hướng dẫn sản
xuất nhằm đáp ứng các yêu cầu về an toàn thực phẩm của nước nhập khẩu.
- Số lượng mẫu: 40 mẫu (trên xoài,
chuối, thanh long, nhãn...).
- Thời gian thực hiện: Năm 2023.
- Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và
PTNT.
IV. KINH PHÍ THỰC
HIỆN
Tổng kinh phí: Dự kiến 499.560.000 đồng.
Bằng chữ: (Bốn trăm chín mươi chín triệu
năm trăm sáu mươi nghìn đồng). Kinh phí thực tế theo dự
toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt để thực hiện các nội dung:
1. Công
tác tuyên truyền, phổ biến và tập huấn cho các tổ chức, cá nhân được cấp mã số
vùng trồng, cơ sở đóng gói. Kinh phí thực hiện: 152.760.000 đồng. Bằng chữ: Một
Trăm năm mươi hai triệu bảy trăm sáu mươi nghìn đồng
Trong đó:
- Công tác tuyên truyền: 67.880.000 đồng.
- Công tác tập huấn: 84.880.000 đồng.
2. Công
tác thiết lập, quản lý, giám sát mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói phục vụ xuất
khẩu, cấp, quản lý vùng trồng nội tiêu lĩnh vực trồng trọt: 145.800.000 đồng.
3. Kiểm định
dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên quả tươi xuất khẩu 201.000.000 đồng.
4. Kinh
phí hỗ trợ cho cán bộ Trung tâm DVNN các huyện, thành phố hoặc phòng Nông nghiệp
và PTNT các huyện đi thực hiện công tác kiểm tra, quản lý, giám sát hàng năm tối
thiểu 01 lần/ năm tại mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu từ nguồn
Ngân sách của UBND các huyện.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn
- Hằng năm trên cơ sở thực tế chủ động
đề xuất giải pháp chỉ đạo, hướng dẫn kỹ thuật đảm bảo quy định về thiết lập, quản
lý, giám sát mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu trên địa bàn tỉnh
Sơn La có hiệu quả.
- Chủ trì và phối hợp với Ủy ban nhân
dân các huyện, thành phố tiến hành rà soát, lồng ghép các chương trình, đề tài,
dự án,… gắn với chuyển đổi số trong việc thiết lập, quản
lý, giám sát sản xuất tại các mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu
năm 2023 và các năm tiếp theo.
- Chỉ đạo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ
thực vật là cơ quan đầu mối tham mưu thực hiện cấp, quản lý mã số vùng trồng
lĩnh vực trồng trọt; Hướng dẫn, thiết lập, kiểm tra giám sát mã số vùng trồng,
cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu; Hướng dẫn các tổ chức cá nhân trong cấp, quản
lý mã số vùng trồng lĩnh vực trồng trọt; Thường xuyên kiểm tra, giám sát hàng năm tại mã số vùng trồng, cơ sở
đóng gói phục vụ xuất khẩu. Tổ chức tập huấn về các quy định và kỹ thuật cho
cán bộ, quản lý các huyện, thành phố trong công tác thiết
lập, kiểm tra, giám sát tại mã số vùng trồng, cơ sở đóng
gói phục vụ xuất khẩu của tổ chức, cá nhân trên địa bàn.
- Phân công cán bộ phụ trách, nắm bắt
tình hình sản xuất tại mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói phục
vụ xuất khẩu: Sử dụng vật tư đầu vào, việc cập nhật sổ nhật ký đồng ruộng,.. .để
đảm bảo quy trình sản xuất và yêu cầu nước nhập khẩu.
- Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sản
xuất trên địa bàn được cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu sử
dụng hóa chất (thuốc BVTV, phân bón,..) theo quy định Việt Nam và nước nhập khẩu.
Hướng dẫn các quy trình, tiêu chuẩn kỹ thuật sản xuất đối với các tổ chức, cá
nhân có nhu cầu xuất khẩu đăng ký các mã số vùng trồng, cơ
sở đóng gói đảm bảo an toàn, đúng quy định phục vụ theo thị trường nước nhập khẩu.
2. Ủy ban nhân
dân các huyện, thành phố
- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, Ủy
ban nhân cấp xã phối hợp chặt chẽ với cơ quan thực hiện cấp, quản lý mã số vùng
trồng để triển khai tốt việc tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn và cấp, quản lý
mã số vùng trồng.
- Chủ động bố trí nguồn kinh phí từ
ngân sách huyện, thành phố để quản lý sản xuất và hỗ trợ phát triển sản xuất tại
các vùng đã được cấp mã số vùng trồng; hỗ trợ hình thành các vùng trồng sản xuất
chất lượng cao để cấp mã số vùng trồng phục vụ công tác quản lý.
- Lồng ghép các chương trình, đề tài,
dự án,..hỗ trợ cho các tổ chức cá nhân trang thiết bị, vật tư,...ứng dụng số
hóa trong thiết lập, quản lý, giám sát mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói đảm bảo
truy xuất nguồn gốc: Minh bạch thông tin sản phẩm; nhận diện nguy cơ, có biện
pháp ngăn chặn kịp thời nguy cơ tiềm ẩn có thể phát sinh trong quá trình sản xuất
gây mất an toàn; cung cấp thông tin chính xác, kịp thời chủ động hội nhập và
tham gia vào chuỗi liên kết cung ứng hàng hóa.
- Thực hiện chế độ báo cáo khi có yêu
cầu.
3. Sở Kế hoạch
và đầu tư, Sở Công thương
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, UBND các huyện, thành phố tổ chức, hỗ trợ các đơn vị đã được cấp
mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói đưa sản phẩm nông sản tham gia các hoạt động
quảng bá, giới thiệu, xúc tiến thương mại... trong nước và quốc tế
4. Sở Tài chính
- Chủ trì phối hợp với Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn tham mưu, trình HĐND, UBND tỉnh giao dự toán cho đơn vị để
thực hiện các nội dung của kế hoạch (lồng ghép với các chương trình, dự án
có liên quan) theo quy định định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn hiện
hành.
- Hướng dẫn quản lý, sử dụng và thanh
quyết toán theo quy định định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn hiện hành.
5. Đài Phát thanh
và truyền hình tỉnh, Báo Sơn La
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp
và PTNT và các phương tiện thông tin đại chúng, các cơ quan liên quan tổ chức,
tuyên truyền, hướng dẫn cho tổ chức, cá nhân trên địa bàn được cấp mã số vùng
trồng, cơ sở đóng gói nắm bắt những quy định một số nước nhập khẩu và quy trình
sản xuất đối với tổ chức, cá nhân có nhu cầu trước và sau khi được cấp mã số
vùng trồng, cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu quả tươi trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Vai trò số hóa với truy xuất nguồn gốc trong thiết lập mã số vùng trồng, cơ sở
đóng gói đảm bảo, nâng cao vị thế nông sản Sơn La. Xây dựng mối liên kết sản xuất,
tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp một cách có hiệu quả.
- Báo Sơn La: Xây dựng các Bản tin,
phóng sự về công tác chỉ đạo, hướng dẫn về quy định, thiết lập, quản lý, giám
sát mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Sơn La
năm 2023.
- Đài phát thanh và truyền hình tỉnh:
Chuyên mục phóng sự tuyên truyền về tình hình quy định, quy trình sản xuất đảm
bảo an toàn đúng quy định của Việt Nam và thị trường nước nhập khẩu nông sản
(quả tươi) năm 2023.
Trong quá trình tổ chức triển khai thực
hiện, có vấn đề vướng mắc, phát sinh đề nghị các sở, ngành đơn vị phản ánh về
UBND tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để điều chỉnh, bổ sung
cho phù hợp./.
Nơi nhận:
- Chủ tịch, các PCT UBND
tỉnh;
- Cục Bảo vệ thực vật (b/c);
- Các sở: Nông nghiệp và PTNT; Kế hoạch và ĐT; Tài chính; Công Thương;
- Hội Nông dân tỉnh;
- Đài Phát thanh và TH tỉnh Sơn La;
- Báo Sơn La;
- UBND các huyện, thành phố;
- Lưu: VT, Phú 10b.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Thành Công
|
PHỤ LỤC I
DỰ TOÁN KINH PHÍ TUYÊN TRUYỀN CÔNG TÁC THIẾT
LẬP, QUẢN LÝ MÃ SỐ VÙNG TRỒNG, CƠ SỞ ĐÓNG GÓI PHỤC VỤ XUẤT KHẨU, CẤP, QUẢN LÝ VÙNG
TRỒNG LĨNH VỰC TRỒNG TRỌT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA NĂM 2023
(Kèm theo Kế hoạch số 262/KH-UBND ngày 03 tháng 11 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
TT
|
Nội
dung
|
ĐVT
|
Số
lượng
|
Đơn
giá (đồng)
|
Thành
tiền (đồng)
|
Căn
cứ chi
|
I
|
Tuyên truyền trên các phương tiện
truyền thông
|
|
|
50.880.000
|
|
1
|
Xây dựng phóng sự thời lượng 10
phút (1.500.000 đồng/ phút x 10 phút/ PS)
|
Phóng
sự
|
3
|
15.000.000
|
45.000.000
|
Chi
theo thực tế
|
2
|
Chi công tác phí
|
|
|
|
5.880.000
|
|
-
|
Xăng xe
|
|
|
|
3.000.000
|
Mục 1.1
Nghị quyết số 60/2017/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2017 của HĐND tỉnh
|
-
|
Phụ cấp lưu trú (2 người x
2 ngày/PS x 3 PS)
|
Ngày
|
12
|
150.000
|
1.800.000
|
Mục
1.2 Nghị quyết số 60/2017/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2017 của HĐND tỉnh
|
-
|
Tiền ngủ (01 đêm/người x 2 người x 3 PS)
|
Đêm
|
6
|
180.000
|
1.080.000
|
Mục
1.3 Nghị quyết số 60/2017/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2017 của HĐND tỉnh
|
II
|
Đăng trên báo Sơn La
|
Bản
tin
|
5
|
1.000.000
|
5.000.000
|
Theo
thực tế
|
III
|
Tài liệu sổ tay hướng dẫn (Quy định một số nước nhập khẩu quả tươi, quy trình sản
xuất tại mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói
|
Quyển
|
300
|
40.000
|
12.000.000
|
Theo
thực tế
|
Tổng
kinh phí (I+II)
|
|
|
|
67.880.000
|
|
PHỤ LỤC II
DỰ TOÁN KINH PHÍ TẬP HUẤN CHO CÁN BỘ QUẢN
LÝ (TRUNG TÂM DỊCH VỤ CÁC HUYỆN, TP VÀ PHÒNG NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT CÁC HUYỆN,
PHÒNG KINH TẾ TP) VÀ NÔNG DÂN TẠI CƠ SỞ MÃ SỐ VÙNG TRỒNG, CƠ SỞ ĐÓNG GÓI PHỤC VỤ
XUẤT KHẨU, VÙNG TRỒNG LĨNH VỰC TRỒNG TRỌT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA NĂM 2023
(Kèm theo Kế hoạch số 262/KH-UBND ngày 03 tháng 11 năm 2022 của
Ủy ban nhân dân tỉnh)
STT
|
Nội
dung
|
DVT
|
Số
lượng
|
Đơn
giá (đồng)
|
Thành
tiền (đồng)
|
Căn
cứ chi
|
A
|
Đối tượng tập huấn: Lãnh đạo, quản
lý và chuyên viên phòng Nông nghiệp và PTNT các huyện, phòng kinh tế thành phố.
Cán bộ quản lý và kỹ thuật viên Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp các huyện,
thành phố và trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp huyện Mộc Châu (số ngày thực hiện
02 ngày, tại TP Sơn La)
|
7.820.000
|
|
Tổng kinh phí 1 lớp tập huấn
|
1
|
7.820.000
|
|
Dự toán kinh phí 01 lớp
|
I+II+III+IV
|
7.820.000
|
|
I
|
Tài liệu, văn phòng phẩm
|
Bộ
|
|
|
1.620.000
|
|
1
|
Bút
|
Cái
|
30
|
4.500
|
135.000
|
TT
thực tế, khoản 1, điều 11 thông tư 40/2017/TT-BTC
|
2
|
Vở
|
Quyển
|
30
|
5.000
|
150.000
|
TT thực
tế, khoản 1, điều 11 thông tư 40/2017/TT-BTC
|
3
|
Túi cúc (clear bag)
|
Cái
|
30
|
4.500
|
135.000
|
TT
thực tế, khoản 1, điều 11 thông tư 40/2017/TT-BTC
|
4
|
Tài liệu thiết lập và quản lý mã số
vùng trồng, cơ sở đóng gói
|
Quyển
|
30
|
40.000
|
1.200.000
|
TT thực
tế, khoản 2, điều 11 thông tư 40/2017/TT-BTC
|
II
|
Tổ chức lớp học
|
|
|
|
900.000
|
|
1
|
Thuê máy chiếu
|
Ngày
|
2
|
450.000
|
900.000
|
TT
thực tế, khoản 1, điều 11 thông tư 40/2017/TT-BTC
|
III
|
Chi cho học viên
|
|
|
|
2.100.000
|
|
1
|
Nước uống
|
Người/ngày
|
60
|
35.000
|
2.100.000
|
Khoản
2.3, Mục 2 Phụ lục kèm theo Nghị quyết số 60/2017/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12
năm 2017 của HĐND tỉnh
|
IV
|
Chi cho giảng viên
|
|
|
|
3.200.000
|
|
1
|
Chi phí bồi dưỡng giảng viên
|
Người/ngày
|
2
|
1.600.000
|
3.200.000
|
Nghị
Quyết số 88/2018/NQ-HĐND ngày 08/12/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La
Quy định một số mức chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh
|
B
|
Tập huấn cho các tổ chức, cá
nhân đã được cấp mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu, nội tiêu về lĩnh vực trồng
trọt. Đối tượng: Nông dân đại diện cho các tổ chức, cá nhân được cấp mã số
vùng trồng phục vụ xuất khẩu quả tươi, mã số vùng
trồng nội tiêu lĩnh vực trồng trọt trên địa bàn tỉnh
Sơn La, tập huấn tại trung tâm các huyện
|
64.620.000
|
|
Tổng kinh phí 9 lớp tập huấn
|
9
|
64.620.000
|
Các
huyện có nhiều mã số đã được cấp 2017- 2022
|
Dự toán kinh phí 01 lớp
|
I+II+III+IV
|
7.180.000
|
|
I
|
Tài liệu, văn phòng phẩm
|
Bộ
|
|
|
1.470.000
|
|
1
|
Bút
|
Cái
|
30
|
4.500
|
135.000
|
TT thực
tế, khoản 1, điều 11 thông tư 40/2017/TT-BTC
|
2
|
Vở
|
Quyển
|
30
|
5.000
|
150.000
|
TT
thực tế, khoản 1, điều 11 thông tư 40/2017/TT-BTC
|
3
|
Túi cúc (clear bag)
|
Cái
|
30
|
4.500
|
135.000
|
TT
thực tế, khoản 1, điều 11 thông tư 40/2017/TT-BTC
|
4
|
Tài liệu thiết lập và quản lý mã số
vùng trồng, cơ sở đóng gói
|
Quyển
|
30
|
35.000
|
1.050.000
|
TT
thực tế, khoản 2, điều 11 thông tư 40/2017/TT-BTC
|
II
|
Tổ chức lớp học
|
|
|
|
450.000
|
|
1
|
Thuê máy chiếu
|
Ngày
|
1
|
450.000
|
450.000
|
TT thực
tế, khoản 1, điều 11 thông tư 40/2017/TT-BTC
|
III
|
Chi cho học viên
|
|
|
|
2.700.000
|
|
1
|
Nước uống
|
Người/ngày
|
30
|
40.000
|
1.200.000
|
Khoản
2.3, Mục 2 Phụ lục kèm theo Nghị quyết số 60/2017/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12
năm 2017 của HĐND tỉnh
|
2
|
Hỗ trợ tiền ăn
|
Người/ngày
|
30
|
50.000
|
1.500.000
|
Khoản
2.1, Mục 2, Phụ lục kèm theo Nghị quyết số 60/2017/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12
năm 2017 của HĐND tỉnh
|
IV
|
Chi cho giảng viên
|
|
|
|
2.560.000
|
|
1
|
Chi phí bồi dưỡng giảng viên
|
Người/ngày
|
1
|
1.600.000
|
1.600.000
|
Nghị
Quyết số 88/2018/NQ-HĐND ngày 08/12/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La
Quy định một số mức chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh
|
2
|
Tiền phụ cấp tiền ăn giảng viên
(ngày đi, về)
|
Người/ngày
|
1
|
160.000
|
160.000
|
Nghị
Quyết số 88/2018/NQ-HĐND ngày 08/12/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La
Quy định một số mức chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh
|
3
|
Hỗ trợ tiền ngủ cho giảng viên
|
Người/đêm
|
2
|
250.000
|
500.000
|
Phụ
lục kèm theo Nghị quyết số 60/2017/NQ-HĐND ngày 08/12/2017 của HĐND tỉnh Quy
định mức chi công tác phí, chế độ chi hội nghị trên địa bàn tỉnh Sơn La (theo
hóa đơn thực tế)
|
4
|
Hỗ trợ tiền đi lại cho giảng viên
|
Lượt
|
2
|
150.000
|
300.000
|
Phụ lục
kèm theo Nghị quyết số 60/2017/NQ-HĐND ngày 08/12/2017 của HĐND tỉnh Quy định
mức chi công tác phí, chế độ chi hội nghị trên địa bàn tỉnh Sơn La (theo bảng
kê thực tế)
|
C
|
Tập huấn cho các tổ chức, cá
nhân đã được cấp mã số đóng gói phục vụ xuất khẩu, Đối tượng tập huấn: Quản
lý, người lao động trong các cơ sở được cấp mã số đóng gói phục vụ xuất khẩu quả tươi trên địa bàn tỉnh Sơn La, số lượng 01 lớp tại thành phố Sơn La
|
12.440.000
|
|
Tổng kinh phí 2 lớp tập huấn
|
2
|
12.440.000
|
|
Dự toán kinh phí 01 lớp
|
I+II+III+IV
|
6.220.000
|
|
I
|
Tài liệu, văn phòng phẩm
|
Bộ
|
|
|
1.470.000
|
|
1
|
Bút
|
Cái
|
30
|
4.500
|
135.000
|
TT
thực tế, khoản 1, điều 11 thông tư 40/2017/TT-BTC
|
2
|
Vở
|
Quyển
|
30
|
5.000
|
150.000
|
TT
thực tế, khoản 1, điều 11 thông tư 40/2017/TT-BTC
|
3
|
Túi cúc (clear bag)
|
Cái
|
30
|
4.500
|
135.000
|
TT
thực tế, khoản 1, điều 11 thông tư 40/2017/TT-BTC
|
4
|
Tài liệu thiết lập và quản lý mã số
vùng trồng, cơ sở đóng gói
|
Quyển
|
30
|
35.000
|
1.050.000
|
TT
thực tế, khoản 2, điều 11 thông tư 40/2017/TT-BTC
|
II
|
Tổ chức lớp học
|
|
|
|
450.000
|
|
1
|
Thuê máy chiếu
|
Ngày
|
1
|
450.000
|
450.000
|
TT
thực tế, khoản 1, điều 11 thông tư 40/2017/TT-BTC
|
III
|
Chi cho học viên
|
|
|
|
2.700.000
|
|
1
|
Nước uống
|
Người/ngày
|
30
|
40.000
|
1.200.000
|
Khoản
2.3, Mục 2 Phụ lục kèm theo Nghị quyết số 60/2017/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12
năm 2017 của HĐND tỉnh
|
2
|
Hỗ trợ tiền ăn
|
Người/ngày
|
30
|
50.000
|
1.500.000
|
Khoản
2.1, Mục 2, Phụ lục kèm theo Nghị quyết số 60/2017/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12
năm 2017 của HĐND tỉnh
|
IV
|
Chi cho giảng viên
|
|
|
|
1.600.000
|
|
1
|
Chi phí bồi dưỡng giảng viên
|
Người/ngày
|
1
|
1.600.000
|
1.600.000
|
Nghị
Quyết số 88/2018/NQ-HĐND ngày 08/12/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La Quy
định một số mức chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh
|
Tổng
kinh phí (A+B+C)
|
84.880.000
|
|
PHỤ LỤC III
DỰ TOÁN KINH PHÍ CÔNG CHỨC THỰC HIỆN VIỆC
KIỂM TRA, GIÁM SÁT MÃ SỐ VÙNG TRỒNG, CƠ SỞ ĐÓNG GÓI PHỤC VỤ XUẤT KHẨU, TRONG NƯỚC
NĂM 2023
(Kèm theo Kế hoạch số 262/KH-UBND
ngày 03 tháng 11 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
STT
|
Nội
dung
|
ĐVT
|
Số
mã
|
Số
lượng
|
Đơn
giá (đồng)
|
Thành
tiền (đồng)
|
Căn
cứ chi
|
A
|
CÔNG TÁC THIẾT LẬP, QUẢN LÝ MÃ SỐ
VT, CS ĐÓNG GÓI XUẤT KHẨU (I+II)
|
|
80.400.000
|
|
I
|
CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT MÃ SỐ VÙNG TRỒNG, CƠ SỞ ĐÓNG GÓI XUẤT KHẨU ĐÃ CẤP
(220 vùng trồng, mỗi ngày giám sát 4 vùng trồng)
|
|
57.000.000
|
|
1
|
Vé xe khách đến
trung tâm huyện
|
Vé
|
50
|
200
|
80000
|
16.000.000
|
Mục
1.1 Nghị quyết số 60/2017/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2017 của HĐND tỉnh
|
2
|
Tiền đi lại tính theo Km từ Trung
tâm huyện đến vùng trồng số lượt đi giám xã x 2 cán bộ x
2 lượt đi và về x 2000đ/km (đồng) (Trung bình
từ trung tâm huyện đến vùng trồng 20 km)
|
Km
|
50
|
4000
|
2000
|
8.000.000
|
Mục
1.1 Nghị quyết số 60/2017/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2017 của HĐND tỉnh
|
3
|
Tiền lưu trú 02 ngày/mã x 2 người
|
Ngày
|
50
|
100
|
150000
|
15.000.000
|
Mục
1.2 Nghị quyết số 60/2017/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2017 của HĐND tỉnh
|
4
|
Tiền ngủ 01 đêm/mã x 2 người
|
Tối
|
50
|
100
|
180000
|
18.000.000
|
Mục
1.3 Nghị quyết số 60/2017/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2017 của HĐND tỉnh
|
II
|
CÔNG TÁC THIẾT LẬP, GIÁM SÁT MÃ
SỐ VÙNG TRỒNG, CƠ SỞ ĐÓNG GÓI XUẤT KHẨU CẤP MỚI
(dự kiến cấp mới 30 mã số)
|
|
23.400.000
|
|
1
|
Vé xe khách
|
Vé
|
30
|
120
|
80000
|
9.600.000
|
Mục
1.1 Nghị quyết số 60/2017/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2017 của HĐND tỉnh
|
2
|
Tiền đi lại tính theo Km từ Trung
tâm huyện đến vùng trồng số lượt đi
giám xã x 2 cán bộ x 2 lượt đi và về
x 2000đ/km (đồng) (Trung bình từ trung tâm huyện đến
vùng trồng 20 km)
|
Km
|
30
|
2400
|
2000
|
4.800.000
|
Mục
1.1 Nghị quyết số 60/2017/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm
2017 của HĐND tỉnh
|
3
|
Tiền lưu trú 02 ngày/mã x 2 người
|
Ngày
|
30
|
60
|
150000
|
9.000.000
|
Mục
1.2 Nghị quyết số 60/2017/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2017 của HĐND tỉnh
|
4
|
Tiền ngủ 01 đêm/mã x 2 người
|
Tối
|
30
|
60
|
180000
|
10.800.000
|
Mục
1.3 Nghị quyết số 60/2017/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2017 của HĐND tỉnh
|
B
|
CÔNG TÁC CẤP, QUẢN LÝ MÃ SỐ VT
TRONG NƯỚC (I+II)
|
65.400.000
|
|
I
|
CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT MÃ SỐ
VÙNG TRỒNG TRONG NƯỚC ĐÃ CẤP (dự kiến 150 mã số, mỗi ngày giám sát 04 vùng trồng)
|
|
34.200.000
|
|
1
|
Vé xe khách
|
Vé
|
30
|
120
|
80000
|
9.600.000
|
Mục
1.1 Nghị quyết số 60/2017/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2017 của HĐND tỉnh
|
2
|
Tiền đi lại tính theo Km từ Trung
tâm huyện đến vùng trồng số lượt đi
giám xã x 2 cán bộ x 2 lượt đi và về
x 2000đ/km (đồng) (Trung bình từ trung tâm huyện đến
vùng trồng 20 km)
|
Km
|
30
|
2400
|
2000
|
4.800.000
|
Mục
1.1 Nghị quyết số 60/2017/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2017 của HĐND tỉnh
|
3
|
Tiền lưu trú 02 ngày/mã x 2 người
|
Ngày
|
30
|
60
|
150000
|
9.000.000
|
Mục
1.2 Nghị quyết số 60/2017/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2017 của HĐND tỉnh
|
4
|
Tiền ngủ 01 đêm/mã x 2 người
|
Tối
|
30
|
60
|
180000
|
10.800.000
|
Mục
1.3 Nghị quyết số 60/2017/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm
2017 của HĐND tỉnh
|
II
|
CÔNG TÁC CẤP, QUẢN LÝ MÃ SỐ
VÙNG TRỒNG CẤP MỚI TRONG NƯỚC
(dự kiến 50 mã số thực hiện kiểm tra thực tế)
|
|
31.200.000
|
|
1
|
Vé xe khách
|
Vé
|
40
|
160
|
80000
|
12.800.000
|
Mục
1.1 Nghị quyết số 60/2017/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2017 của HĐND tỉnh
|
2
|
Tiền đi lại tính theo Km từ Trung
tâm huyện đến vùng trồng số lượt đi
giám xã x 2 cán bộ x 2 lượt đi và về
x 2000đ/km (đồng) (Trung bình từ trung tâm huyện đến
vùng trồng 20 km)
|
Km
|
40
|
3200
|
2000
|
6.400.000
|
Mục
1.1 Nghị quyết số 60/2017/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2017 của HĐND tỉnh
|
3
|
Tiền lưu trú 02ngày/mã x 2 người
|
Ngày
|
40
|
80
|
150000
|
12.000.000
|
Mục
1.2 Nghị quyết số 60/2017/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2017 của HĐND tỉnh
|
4
|
Tiền ngủ 01 đêm/mã x 2 người
|
Tối
|
40
|
80
|
180000
|
14.400.000
|
Mục
1.3 Nghị quyết số 60/2017/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2017 của HĐND tỉnh
|
Tổng
kinh phí (A+B)
|
145.800.000
|
|
PHỤ LỤC IV
DỰ TOÁN KINH PHÍ GÓI THẦU THỰC HIỆN KIỂM
ĐỊNH DƯ LƯỢNG TRÊN SẢN PHẨM
(Kèm theo Kế hoạch số 262/KH-UBND
ngày 03 tháng 11 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
STT
|
Nội
dung
|
Đơn
vị tính
|
Đơn
giá (VNĐ)
|
Số
lượng
|
Thành
tiền (đồng)
|
Ghi
chú
|
1
|
Kiểm
định dư lượng thuốc BVTV quả tươi (bao gồm cả lấy mẫu, vận chuyển, kiểm định
mẫu)
|
Mẫu
|
4.900.000
|
40
|
196.000.000
|
Theo
thực tế 05 loại cây (Nhãn, Xoài, Thanh long, chuối, chanh leo)
|
2
|
Thẩm
định giá
|
Gói
thầu
|
5.000.000
|
1
|
5.000.000
|
Theo
gói thầu
|
3
|
Tư vấn
đấu thầu
|
Gói
thầu
|
4.000.000
|
1
|
4.000.000
|
Theo
gói thầu
|
TỔNG TIỀN (1+2+3):
|
201.000.000
|
|