ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 256/KH-UBND
|
Đồng
Nai, ngày 25 tháng 11
năm 2022
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN
KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TÁI CANH CÀ PHÊ GIAI ĐOẠN 2021-2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG
NAI
Thực hiện Quyết định số
1178/QĐ-BNN-TT ngày 31 tháng 3 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn về việc phê duyệt Đề án tái canh cà phê giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ tình hình sản xuất cà phê của
tỉnh Đồng Nai, nhằm góp phần cơ cấu lại ngành hàng cà phê
Việt Nam phát triển theo hướng nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và sức
cạnh tranh của sản phẩm; nội dung đề xuất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn tại Tờ trình số 4293/TTr-SNN ngày 16 tháng 8 năm 2022; Ủy ban nhân dân
tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Tái canh cà phê giai đoạn
2021-2025 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, cụ thể như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát
Tái canh cà phê nhằm nâng cao năng
suất, chất lượng, hiệu quả và thu nhập cho người trồng cà phê; nâng cao khả
năng cạnh tranh, giá trị gia tăng, góp phần phát triển bền vững ngành hàng cà
phê.
2. Mục tiêu cụ thể giai đoạn
2022-2025
a) Tổng diện tích tái canh 1.600 ha;
trong đó, trồng tái canh 1.300 ha, ghép cải tạo 300 ha với tiến độ tái canh qua
các năm như sau:
Hạng
mục
|
Tổng số
|
Tiến
độ tái canh qua các năm
|
Năm
2021
|
Năm
2022
|
Năm
2023
|
Năm
2024
|
Năm
2025
|
Tổng
|
1.600
|
260
|
260
|
260
|
360
|
460
|
Tái canh
|
1.300
|
200
|
200
|
200
|
300
|
400
|
Ghép cải tạo
|
300
|
60
|
60
|
60
|
60
|
60
|
b) Năng suất vườn cà phê sau khi
trồng tái canh và ghép cải tạo ở thời kỳ kinh doanh ổn định đạt bình quân 3,5
tấn nhân/ha.
c) Thu nhập/ha cà phê sau khi trồng
tái canh và ghép cải tạo tăng 1,5 - 2 lần so với trước khi tái canh.
…………………
b) Tổ chức tập huấn, chuyển giao công
nghệ trồng tái canh và ghép cải tạo cà phê cho các tổ chức cá nhân có diện tích
cà phê già cổi cần tái canh; tuyên
truyền, chuyển giao quy trình kỹ thuật trồng tái canh và ghép cải tạo cà phê
cho người sản xuất, áp dụng Quy trình tái canh cà phê vối được ban hành theo
Quyết định số 2085/QĐ-BNN-TT ngày 31 tháng 5 năm 2016 và Quy trình tái canh cà
phê chè được ban hành tại Quyết định số 4428/QĐ-BNN-TT ngày 09 tháng 01 năm
2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
c) Chọn các giống cà phê mới thích
hợp với vùng sinh thái Đồng Nai theo hướng năng suất, chất lượng cao, chống
chịu sâu bệnh, thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu, có khả năng cơ giới
hóa khâu thu hoạch, rải vụ thu hoạch...
d) Hướng dẫn áp dụng các giải pháp về
kỹ thuật như áp dụng các phương pháp tưới tiết kiệm và bón phân qua đường ống,
sử dụng giống mới TR4 và Trường Sơn, trồng xen cà phê với một số cây trồng khác
để tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích đất, áp dụng quản lý dịch hại tổng
hợp để quản lý sâu bệnh, giảm chi phí thuốc bảo vệ thực vật.
đ) Tăng cường thực hiện các giải pháp
quản lý nhà nước về giống cà phê theo quy định của pháp luật để người trồng cà
phê được sử dụng giống đúng tiêu chuẩn, giá cả phù hợp.
2. Sở Công Thương
a) Căn cứ nhu cầu của các tổ chức, cá
nhân sản xuất cà phê, hỗ trợ tham gia các chương trình kết
nối giao thương, kết nối cung cầu trong và ngoài tỉnh, tạo điều kiện cho các
đơn vị quảng bá sản phẩm, mở rộng hệ thống phân phối, phát triển các thị trường
mới, thị trường tiềm năng thông qua chương trình xúc tiến
thương mại.
b) Phối hợp kết nối, giới thiệu doanh
nghiệp tham gia chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ cà phê tạo điều kiện cho việc
tiêu thụ cà phê cho người nông dân với giá tốt.
c) Phối hợp với Bộ Công thương thông
tin về các buổi hội thảo, diễn đàn trao đổi về thị trường tiêu thụ cà phê đến
các doanh nghiệp có nhu cầu tham gia.
d) Cung cấp các thông tin về thị
trường, giá cả sản phẩm nông sản nói chung, sản phẩm cà phê nói riêng đến các
đối tượng liên quan nhằm tham khảo, kết nối sản xuất - tiêu thụ.
3. Sở Khoa học và Công nghệ
a) Tăng cường nghiên cứu và ứng dụng
các giống năng suất cao, chất lượng tốt, giống cây trồng
chống chịu với biến đổi khí hậu. Thúc
đẩy ứng dụng, chuyển giao công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, tiến bộ kỹ thuật, trọng tâm là khoa học quản lý, công
nghệ sinh học, công nghệ thông tin, hình thành nền sản xuất nông nghiệp thông
minh, tiên tiến, thích ứng biến đổi khí hậu.
b) Đẩy mạnh xã hội
hóa, thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, ứng dụng khoa học, công
nghệ vào sản xuất, bảo quản, chế biến sau thu hoạch.
c) Hỗ trợ các tổ chức kinh tế, hộ sản
xuất kinh doanh đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp, hướng dẫn ghi nhãn
hàng hóa, đăng ký công bố chất lượng sản phẩm, đăng ký mã số mã vạch, truy xuất
nguồn gốc đối với các sản phẩm cà phê.
4. Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố Long Khánh
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện tốt các chính sách như:
Tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; hỗ trợ phát triển sản xuất
giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp; hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong
nông nghiệp; khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu
thụ sản phẩm nông nghiệp; khuyến khích phát triển nông nghiệp hữu cơ; khuyến
khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; chuyển giao khoa học công nghệ vào sản xuất và thực hiện các nội dung, cụ
thể như sau:
a) Căn cứ vào quy hoạch sản xuất, quy
hoạch vùng trồng cà phê, tình hình thực tế tại địa phương và chỉ tiêu được giao
tại Quyết định số 1178/QĐ-BNN-TT ngày 31 tháng 3 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn xây dựng Kế hoạch trồng tái canh và ghép cải tạo cà phê tại địa phương
giai đoạn 2022-2025 trước ngày 30/11/2022 (chú trọng các huyện Trảng
Bom, Thống nhất, Cẩm Mỹ, Xuân Lộc, Tân Phú, Định Quán), gửi về Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn để tổng hợp.
b) Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có
nhu cầu trồng tái canh và ghép cải tạo vườn cà phê đăng ký kế hoạch với Ủy ban
nhân dân cấp xã và liên hệ với các tổ chức tín dụng, ngân hàng để vay vốn tái canh cà phê.
c) Hướng dẫn, vận động người sản xuất
thực hiện đúng kế hoạch sản xuất nông nghiệp của địa phương; áp dụng các quy
trình sản xuất an toàn, hiệu quả và bền vững; chuyển hướng sử dụng các giống cà
phê có phẩm chất tốt, được thị trường ưa chuộng.
d) Củng cố hoạt động của các hợp tác
xã hiện có, thành lập Hợp tác xã đủ năng lực tham gia liên kết chuỗi sản xuất
và tiêu thụ sản phẩm.
đ) Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị
định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 7 năm 2018 của Chính phủ và Nghị quyết số 143/2018/NQ-HĐND
ngày 07 tháng 12 năm 2018 của Hội đồng Nhân dân tỉnh về chính sách khuyến khích
phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;
xây dựng các dự án liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cà phê, triển khai thực
hiện kế hoạch nhân rộng các mô hình có hiệu quả trên địa bàn.
e) Phối hợp với các đơn vị, cơ quan
liên quan tổ chức triển khai tập huấn kỹ thuật trồng tái canh và ghép cải tạo
cà phê cho người sản xuất, sử dụng giống, phòng chống sâu bệnh, sử dụng phân
bón, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn hiệu quả.
Yêu cầu các sở, ngành, địa phương báo
cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn) định kỳ trước ngày 10/12 hàng năm để tổng hợp báo cáo Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn.
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực
hiện Đề án Tái canh cà phê giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; Ủy
ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương khẩn trương tổ chức triển
khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện nếu có phát sinh
khó khăn, vướng mắc; thông tin về Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn để tổng hợp, kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét,
xử lý./.
Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và
PTNT;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT. UBND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Chánh, các PCVP. UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KTNS, KTN.
(Khoa/712. Khcaycaphe)
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Võ Văn Phi
|