Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 2384/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Tây Ninh Người ký: Trần Văn Chiến
Ngày ban hành: 29/07/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TÂY NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2384/KH-UBND

Tây Ninh, ngày 29 tháng 7 năm 2022

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG THÔN BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2021 -2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH

Thực hiện Quyết định số 150/QĐ-TTg ngày 28 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược Phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, như sau:

I. MỤC TIÊU

1.1. Mục tiêu chung

Tiếp tục thực hiện cơ cấu lại nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh nông sản; xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, nông thôn phát triển và nông dân giàu mạnh; nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn; đẩy mạnh phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, gắn với phát triển công nghiệp chế biến nông sản, thích ứng với biến đổi khí hậu và kết nối bền vững với chuỗi giá trị nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh của các ngành hàng nông nghiệp nói riêng và toàn ngành nông nghiệp tỉnh Tây Ninh nói chung.

1.2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2030

- Tốc độ tăng trưởng GRDP nông lâm thủy sản đạt bình quân từ 2 - 2,5%/năm, tăng năng suất lao động nông nghiệp bình quân từ 4%/năm.

- Nâng cao thu nhập người dân, giảm nghèo bền vững. Thu nhập của cư dân nông thôn cao hơn 2,5 lần so với năm 2020. Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều ở nông thôn giảm bình quân 0,1%/năm.

- Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội giảm xuống dưới 20%, tỷ lệ lao động nông nghiệp được đào tạo đạt trên 40%.

- Toàn tỉnh có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 100% số đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó 50% số đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

- Phát triển nền nông nghiệp xanh thân thiện với môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm ô nhiễm môi trường nông thôn. Tỷ lệ che phủ rừng duy trì ổn định ở mức 16,4%, diện tích rừng sản xuất có chứng chỉ quản lý rừng bền vững đạt trên 4.000 ha.

- Giá trị sản phẩm bình quân thu được trên 01 ha đất trồng trọt đạt trên 115 triệu/ha/năm vào năm 2025 và trên 150 triệu đồng/ha/năm vào năm 2030.

1.3. Tầm nhìn đến năm 2050

Phấn đấu đưa Tây Ninh trở thành tỉnh có nền nông nghiệp tiên tiến, hiện đại sản xuất có hiệu quả và thân thiện với môi trường. Đời sống người dân nông thôn không ngừng nâng cao, không còn hộ nghèo và trở thành “nơi đáng sống”, văn minh, xanh, sạch, đẹp với điều kiện sống, thu nhập dân cư nông thôn tiệm cận và kết nối chặt chẽ, hài hoà với đô thị.

II. ĐỊNH HƯỚNG, NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN BỀN VỮNG

1. Hoàn chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp gắn với lợi thế cạnh tranh và yêu cầu thị trường

Tiếp tục tập trung thúc đẩy phát triển các sản phẩm nông nghiệp có lợi thế của tỉnh theo 02 nhóm sản phẩm (nhóm sản phẩm chủ lực cấp tỉnh và nhóm sản phẩm đặc sản địa phương) và 04 lĩnh vực (trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp) theo Quyết định số 1789/QĐ-UBND ngày 04/8/2021 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch cơ cấu lại ngành Nông nghiệp tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2021 - 2025, trong đó chú trọng việc xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn theo các tiêu chuẩn và yêu cầu của thị trường, cung cấp đủ nguyên liệu cho công nghiệp chế biến; xây dựng cơ sở hạ tầng, tổ chức dịch vụ hỗ trợ đồng bộ, hệ thống hậu cần thông suốt; đổi mới mạnh mẽ hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh theo chuỗi giá trị và thúc đẩy hợp tác, liên kết chặt chẽ giữa các địa phương trong từng vùng và giữa các vùng, kết nối chuỗi giá trị toàn cầu. Cụ thể:

- Định hướng theo 02 nhóm sản phẩm chủ lực:

+ Đối với nhóm sản phẩm chủ lực của tỉnh theo Quyết định số 923/QĐ-UBND ngày 23/4/2021 của UBND tỉnh (bột mì, cao su, rau củ, cây ăn quả, thịt heo, thịt và sữa bò, thịt và trứng gia cầm, thảo dược,...): Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển cân đối nhu cầu và đáp ứng yêu cầu thị trường; đẩy mạnh sản xuất theo các quy trình sản xuất tốt và tương đương, tăng cường chế biến để đa dạng hóa sản phẩm, phát triển các sản phẩm có chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc rõ ràng.

+ Đối với nhóm sản phẩm đặc sản địa phương: Tập trung vào các sản phẩm đặc sản phẩm phát huy bản sắc, lợi thế của các địa phương, gắn với xây dựng nông thôn mới theo mô hình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP). Hoàn thiện sản phẩm theo tiêu, chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, bao bì, nhãn mác gắn với truy xuất nguồn gốc, thương hiệu địa phương và nhãn hiệu hàng hóa; tăng cường áp dụng công nghệ số trong quản lý và thương mại sản phẩm để từng bước đẩy mạnh thương hiệu OCOP của tỉnh đến với các thị trường trong nước và hướng đến xuất khẩu.

- Định hướng theo 04 lĩnh vực chủ lực:

+ Trồng trọt: Đổi mới cơ cấu cây trồng nhằm phát huy lợi thế là ngành sản xuất chủ lực, đảm bảo nhu cầu trong nước và phục vụ xuất khẩu. Ưu tiên phát triển các cây trồng có lợi thế so sánh và nhu cầu lớn (cây công nghiệp, cây ăn quả, lúa gạo chất lượng cao). Tạo điều kiện phát triển mạnh các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường, phù hợp với điều kiện sản xuất của nông dân, nhất là các hình thức sản xuất nông nghiệp đạt tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm (VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ).

+ Chăn nuôi: Phát huy tiềm năng, lợi thế của các vùng sinh thái để phát triển chăn nuôi toàn diện, hiệu quả bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu gắn với phát triển các chuỗi giá trị, nâng cao giá trị gia tăng, bảo đảm an toàn sinh học, dịch bệnh, môi trường và an toàn thực phẩm, đối xử nhân đạo với vật nuôi, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân; thực hiện chủ trương cơ cấu lại ngành chăn nuôi theo hướng chuyển dịch chăn nuôi nông hộ, nhỏ lẻ, thiếu an toàn sinh học và môi trường sang chăn nuôi tập trung, trang trại, công nghiệp; tiếp tục kêu gọi đầu tư phát triển chăn nuôi (heo, trâu, bò, gà, thủy cầm, dê, cừu,..).

+ Thủy sản: Bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sản, bổ sung tái tạo nguồn lợi thủy sản tại các thủy vực nước tự nhiên nội địa, hồ chứa. Thường xuyên thả giống bổ sung, tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy sản; khai thác thủy sản theo hướng bền vững đảm bảo phù hợp với trữ lượng nguồn lợi thủy sản. Giảm thiểu, tiến tới chấm dứt các nghề khai thác có tính hủy diệt nguồn lợi thủy sản, chuyển đổi các nghề xâm hại lớn đến nguồn lợi sang các nghề thân thiện với môi trường và nguồn lợi thủy sản; khuyến khích phát triển các mô hình nuôi trồng thủy sản áp dụng công nghệ mới, tiên tiến, giảm giá thành sản xuất; các mô hình nuôi hữu cơ, nuôi sinh thái, áp dụng các tiêu chuẩn chứng nhận thực hành nuôi trồng thủy sản tốt (GAP) để nâng cao giá trị và phát triển bền vững.

+ Lâm nghiệp: Quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững diện tích rừng và đất quy hoạch ba loại rừng, phấn đấu thực hiện hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2021-2030, duy trì ổn định độ che phủ rừng; giảm thiểu các vụ vi phạm tài nguyên rừng; ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị các loại rừng; phát huy tiềm năng, vai trò của rừng đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội, cung cấp các dịch vụ môi trường, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ nguồn nước, tạo cảnh quan, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học, giảm nhẹ thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu; tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần xây dựng nông thôn mới giàu, đẹp, văn minh và đảm bảo an ninh - quốc phòng vùng biên giới.

2. Tổ chức sản xuất nâng cao hiệu quả, đảm bảo phát triển bền vững

Khuyến khích việc thực hiện công tác nghiên cứu, chọn tạo, chuyển giao và ứng dụng giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản có năng suất, chất lượng và khả năng chống chịu; tăng cường công tác quản lý giống, hàng năm, giám định, bình tuyển, loại thải và thay thế đàn giống vật nuôi trong sản xuất nhằm tăng nhanh tỷ lệ sử dụng giống đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật cho sản xuất.

Tăng cường công tác quản lý, sử dụng và kinh doanh vật tư nông nghiệp hướng tới nền sản xuất nông nghiệp chuyên nghiệp, có trách nhiệm; tăng cường việc sử dụng phân hữu cơ, hữu cơ sinh học, áp dụng phòng trừ dịch hại cây trồng bằng phương pháp sinh học, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhằm giảm ảnh hưởng xấu đến môi trường sống và sức khỏe cộng đồng; tuyên truyền vận động, tổ chức thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng; khuyến khích nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ sinh học vào lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, sản xuất vắc xin, nhận dạng, truy xuất động vật, giết mổ, chế biến, phòng, chống dịch bệnh.

Nâng cao trình độ cơ giới hóa, tự động hóa đồng bộ từ sản xuất đến thu hoạch, bảo quản, chế biến theo chuỗi giá trị, trước hết đối với các sản phẩm chủ lực. Hỗ trợ nông dân đầu tư, áp dụng các thiết bị cơ giới tiên tiến, nhà kính, nhà lưới, chương trại chăn nuôi hiện đại, gắn với các quy trình sản xuất tiên tiến, công nghệ cao.

Tập trung xây dựng các vùng sản xuất chuyên canh đảm bảo tiêu chuẩn bền vững, đáp ứng theo từng nhóm thị trường; hình thành các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Kết nối giao thông và logistic giữa các vùng sản xuất với thị trường hoặc cửa khẩu chính.

Ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến, tăng tỷ trọng chế biến sâu để giảm chi phí và nâng cao giá trị nông sản. Thu hút doanh nghiệp “đầu tàu” có đủ năng lực về vốn, khoa học công nghệ và thị trường để dẫn dắt chuỗi giá trị hiệu quả, phát triển các cụm liên kết sản xuất - chế biến và tiêu thụ tạo động lực tăng trưởng phát triển cho tỉnh.

3. Thúc đẩy hợp tác, liên kết, phát triển chuỗi giá trị, các mô hình nông nghiệp tiên tiến

Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án phát triển chuỗi giá trị và cụm ngành hành nông nghiệp tỉnh Tây Ninh tại Quyết định số 2029/QĐ-UBND ngày 20/9/2019 của UBND tỉnh. Ưu tiên hoàn chỉnh chuỗi giá trị cho các ngành hàng chủ lực của tỉnh và các sản phẩm đặc sản của địa phương. Đẩy mạnh phát triển hợp tác xã, giảm dần các khâu trung gian, tăng cường liên kết với các doanh nghiệp để hình thành các chuỗi giá trị theo nguyên tắc minh bạch, trách nhiệm, cùng chia sẻ lợi ích theo mức độ đóng góp giá trị.

Đẩy mạnh thí điểm, nhân rộng và đánh giá hiệu quả các mô hình sản xuất nông nghiệp mới làm hình mẫu cho các vùng chuyên canh, đáp ứng các yêu cầu thị trường: Nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch.

4. Phát triển kinh tế nông thôn tạo việc làm và tăng thu nhập cho dân cư nông thôn

Đầu tư phát triển công nghiệp, dịch vụ ở khu vực nông thôn, có các chính sách thu hút đầu tư để khuyến khích các doanh nghiệp công nghiệp, dịch vụ đầu tư vào nông thôn, nhất là các ngành sử dụng nhiều lao động, để từng bước giảm tình trạng di cư lao động từ nông thôn ra thành thị...

Hỗ trợ hình thành các tổ chức kinh tế chính thức (hợp tác xã, doanh nghiệp, hộ nghề có đăng ký, tổ chức của hội nông dân ...) để lao động có hợp đồng làm việc chính thức, có các chính sách thu hút, giữ chân nhân lực về công tác tại khu vực nông thôn.

Phát triển mạnh kinh tế dịch vụ ở khu vực nông thôn, đa dạng hóa các loại hình, quy mô... để tạo việc làm, thu hút lực lượng lao động nông thôn tham gia.

Nâng cao hiệu quả, thu nhập từ sản xuất nông nghiệp, từng bước hình thành đội ngũ nông dân chuyên nghiệp, tạo điều kiện cho nông dân phát triển kinh tế trang trại và kinh tế hợp tác.

5. Xây dựng nông thôn văn minh, hiện đại gắn với đô thị hóa, giữ gìn văn hóa truyền thống

Nâng cấp và hiện đại hóa kết cấu hạ tầng nông thôn đảm bảo kết nối nông thôn - đô thị. Tập trung xây dựng, hoàn thiện, bảo trì hạ tầng thiết yếu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống giao thông, thủy lợi, hạ tầng công nghệ thông tin, thương mại, y tế giáo dục, văn hóa, thể thao.

Đổi mới nội dung hoạt động, nâng cao hiệu quả thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới phù hợp với trình độ phát triển, văn hóa và điều kiện cụ thể của địa phương, đảm bảo thực chất, đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững, tránh dàn trải, lãng phí...

Định hướng đa dạng hóa chương trình xây dựng nông thôn mới phù hợp với lợi thế vùng miền, hoàn cảnh và cơ hội phát triển địa phương theo 3 hướng:

- Các xã khu vực ven đô thị có kinh tế phi nông nghiệp chiếm đa số, dịch vụ, thương mại và cơ sở hạ tầng phát triển mạnh thì hướng tới đô thị hóa.

- Các xã thuộc các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa thì xây dựng các vùng chuyên canh đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, có cơ sở hạ tầng và các cụm ngành chế biến - dịch vụ phục vụ sản xuất, kinh doanh.

- Các xã nông thôn truyền thông thì phát triển sản phẩm đặc sản địa phương, làng nghề; bảo tồn và phát huy văn hóa địa phương; đối với các xã giáp biên giới thì hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, phát triển giao thương, giao lưu văn hóa hữu nghị, an ninh nông thôn biên giới.

6. Phát triển bao trùm, đảm bảo công bằng phúc lợi xã hội ở nông thôn

Lấy người dân nông thôn là chủ thể, trọng tâm phát triển, đảm bảo tiếp cận bình đẳng. Chủ động phòng, chống rủi ro, đảm bảo địa bàn cư trú và đời sống của cư dân nông thôn an ninh và an toàn trước thiên tai, dịch họa, dịch bệnh và các biến động bất lợi, theo đó: tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về các biện pháp phòng tránh ứng phó với từng loại hình thiên tai thường xuyên xảy ra; hỗ trợ kịp thời thiệt hại do thiên tai trên địa bàn tỉnh.

Thực hiện có hiệu quả các chính sách giảm nghèo bền vững, đa dạng hóa các nguồn lực và phương thức giảm nghèo, dứt điểm việc xóa đói và tiến đến xóa nghèo trên toàn tỉnh.

7. Xây dựng cộng đồng vững mạnh làm nòng cốt phát triển nông thôn, sản xuất nông nghiệp

Củng cố truyền thống văn hóa tốt đẹp và quan hệ gắn kết cộng đồng đa dạng tại nông thôn (làng xã, dòng họ,...) để chủ động phát huy nội lực và tinh thần tự chủ, tự hào, đoàn kết, sáng tạo trong các hoạt động đời sống, phát triển kinh tế, phát triển du lịch nông thôn, tăng hiệu quả quản lý xã hội và tài nguyên thiên nhiên. Tiếp tục phát huy phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với “xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.

Đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” nhằm tạo động lực để khơi dậy sức mạnh và nguồn lực nhân dân trong quá trình phát triển sản xuất, xây dựng nông thôn mới, quản lý và bảo vệ rừng, tài nguyên thiên nhiên, giữ gìn an ninh trật tự tại cơ sở.

8. Bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan thích nghi biến đổi khí hậu

Phát triển cảnh quan nông thôn gắn với phát huy lợi thế từng địa phương, đảm bảo xanh, sạch, đẹp, thân thiện và hài hòa với thiên nhiên. Quy hoạch không gian hợp lý để các ngành sản xuất có tác động nhiều đến môi trường như chăn nuôi, nuôi trồng và khai thác thủy sản, chế biến nông sản, giết mổ, xử lý chất thải... cách xa các khu đô thị, vùng dân cư đông dân, khu du lịch nghỉ dưỡng.... Tiếp tục trồng rừng phòng hộ và đặc dụng ở thượng nguồn, xung quanh hồ chứa nước để bảo vệ môi trường, chống xói mòn.

Giảm sức ép của việc phát triển kinh tế - xã hội với môi trường bằng các giải pháp như: chấm dứt lạm dụng hóa chất, nguyên vật liệu tổng hợp, khó phân hủy trong sản xuất; tạo điều kiện tái tạo các nguồn tài nguyên cơ bản như đất, nước, năng lượng (sản xuất năng lượng tái tạo, xử lý rác thải ở quy mô hộ, quy mô cơ sở sản xuất,...).

Chủ động thích ứng biến đổi khí hậu bằng áp dụng các biện pháp canh tác thích nghi, áp dụng rộng rãi các biện pháp kỹ thuật thân thiện với môi trường, tăng cường trồng rừng, phát triển các cây lâu năm có sinh khối lớn để hấp thụ bớt các-bon.

III. CÁC GIẢI PHÁP CHÍNH

1. Tuyên truyền, giáo dục đổi mới tư duy, thống nhất nhận thức và hành động

Tiếp tục tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về vai trò của nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong giai đoạn phát triển mới, cơ cấu lại nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới theo hướng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh. Đa dạng hóa các kênh tuyên truyền đảm bảo tính hiệu quả, lan tỏa trong Nhân dân. Trong đó, chú trọng các nội dung chính:

- Phát triển nền nông nghiệp bền vững: đảm bảo cơ hội phát triển cho các thế hệ tương lai, khả năng thích ứng và chống chịu biến động, cân đối, hài hòa các yếu tố môi trường, xã hội và kinh tế, tái tạo nguyên liệu, năng lượng,... trong sản xuất.

- Phát triển nông nghiệp theo hướng hữu cơ, nông nghiệp sinh thái: áp dụng các quy trình sản xuất thân thiện môi trường, bảo vệ cảnh quan; sử dụng hợp lý, tiết kiệm vật tư và tài nguyên đầu vào, không gây ảnh hưởng xấu tới môi trường, sức khỏe con người; tôn trọng và vận dụng các quy luật tự nhiên để phát triển nông nghiệp thuận thiên, đa dạng.

- Chuyển từ ngành sản xuất sang phát triển nền kinh tế nông nghiệp; từ phạm vi sản xuất nông nghiệp sang tích hợp đa ngành dịch vụ, công nghiệp; từ đơn giá trị nông sản sang tích hợp sản phẩm đa giá trị; từ tập trung hỗ trợ người sản xuất sang hỗ trợ tất cả các tác nhân trong chuỗi giá trị.

- Nông nghiệp công nghệ cao: Phát triển và ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ để nâng cao năng suất, giá trị, chất lượng, khả năng thích nghi, hiệu quả sản xuất, giảm tổn thất... Phát triển nông nghiệp thông minh, ứng dụng công nghệ số,...

2. Đổi mới tổ chức sản xuất kinh doanh, hoàn thiện quan hệ sản xuất

Thực hiện các chính sách hỗ trợ nông dân sản xuất hiệu quả, tiếp cận thị trường, nguồn vốn, mua sắm máy móc, tích tụ đất đai, áp dụng công nghệ để phát triển theo hướng chuyên nghiệp hóa, tăng quy mô sản xuất và tham gia hợp tác xã, liên kết với doanh nghiệp trong các chuỗi giá trị.

Đổi mới, phát triển hợp tác xã trở thành tác nhân kinh tế quan trọng trong sản xuất và tiêu thụ, kết nối các thành phần trong chuỗi giá trị, đặc biệt là doanh nghiệp; thực hiện các hoạt động hỗ trợ hợp tác xã mua và phân phối chung vật tư đầu vào, liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ nông sản đầu ra và cung cấp các dịch vụ phục vụ sản xuất bao gồm cả tín dụng. Khuyến khích và hỗ trợ các hợp tác xã phát triển thành doanh nghiệp; hợp tác xã chủ động xây dựng chuỗi giá trị nông sản...

Hình thành hệ thống các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn đóng vai trò hạt nhân (cung cấp đầu vào, chế biến, thương mại) liên kết với nông dân, dẫn dắt chuỗi giá trị và phát triển thị trường; hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành và chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ theo Quyết định số 291/QĐ-SNN ngày 07/2/2022 của UBND tỉnh phê duyệt đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh.

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu và mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu nước ngoài. Hoàn tất sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước và các công ty nông nghiệp.

3. Nâng cao chất lượng đào tạo nghề; trình độ, hiệu quả công tác nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

Đổi mới hình thức tổ chức và nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho nông dân, lao động trỏ nông thôn muốn khởi nghiệp các kỹ năng về nông nghiệp, kỹ năng mới đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và thực hiện chuyển đổi số nông nghiệp.

Tăng nguồn vốn đầu tư công trong nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ trong nông nghiệp. Có cơ chế, chính sách phù hợp để xã hội hóa, khuyến khích các doanh nghiệp và huy động mọi nguồn lực hợp pháp đầu tư vào nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ trong nông nghiệp.

Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học có trọng tâm, trọng điểm gắn với chuyển giao, ứng dụng công nghệ mới, liên tiến và chuyển đổi số, coi đây là một trong những động lực và giải pháp có tính chất quyết định sự thành công của tái cấu trúc ngành nông nghiệp.

Đổi mới mạnh mẽ hình thức tổ chức và hoạt động khuyến nông, đảm bảo bộ máy tinh, gọn, hiệu quả, phù hợp với từng loại hình sản xuất và địa phương. Phối hợp chặt chẽ công tác đào tạo, nghiên cứu và khuyến nông.

4. Phát triển thị trường trong và ngoài nước đảm bảo đầu ra ổn định cho nông sản

- Với thị trường trong nước: Đổi mới hệ thống phân phối nông sản trong tỉnh; kết nối hệ thống chế biến, phân phối và bán lẻ hiện đại, truyền thống với các chuỗi cung ứng nông sản và gắn với các vùng chuyên canh, liên kết để đưa nông sản vào các hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, sàn thương mại điện tử. Thực hiện tốt truy xuất nguồn gốc, chất lượng hàng hóa, bảo đảm an toàn thực phẩm. Đẩy mạnh cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

- Với thị trường xuất nhập khẩu: Chủ động phát huy cơ hội các Hiệp định thương mại tự do đã được ký kết để giữ ổn định các thị trường truyền thống, mở rộng thị trường mới, tránh phụ thuộc vào một vài thị trường. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh và cá nhân trên địa bàn tỉnh Tây Ninh tham gia hoạt động hỗ trợ đầu tư trồng nông sản tại các tỉnh giáp biên thuộc Vương quốc Campuchia và vận chuyển nông sản sau thu hoạch về Tây Ninh; kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu nông sản, đảm bảo an toàn thực phẩm, an toàn sinh học, bảo vệ hợp lý sản xuất trong nước.

- Triển khai thông tin về quy định của thị trường nhập khẩu nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong đó ưu tiên mặt hàng nông sản chủ lực, kịp thời cung cấp thông tin để các cơ quan chức năng, doanh nghiệp và người dân chủ động điều chỉnh sản xuất phù hợp với yêu cầu thị trường, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng thừa cung, ùn ứ hàng hóa, đứt gãy chuỗi cung ứng. Hỗ trợ năng lực tiếp cận thị trường cho các doanh nghiệp nhỏ, hợp tác xã và hộ nông dân; hỗ trợ dưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử và giao dịch trên sàn thương mại điện tử; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ 4.0 và hệ thống phần mềm truy xuất nguồn gốc, đăng ký mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói sản phẩm, hướng tới đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.

5. Xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng

Phát triển thủy lợi theo hướng hiện đại đa mục tiêu, bảo đảm cấp, thoát nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dân sinh và các dịch vụ khác góp phần phục vụ phát triển kinh tế-xã hội bền vững, bảo đảm an ninh nguồn nước, trong đó ưu tiên các công trình thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản, vùng chuyển đổi cây trồng, vùng sản xuất công nghệ cao; chủ động phòng, chống và giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, ứng phó với trường hợp bất lợi nhất, nâng cao mức bảo đảm tiêu thoát nước, phòng chống lũ, ngập lụt, hạn, thiếu nước, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; góp phần xây dựng một xã hội, cộng đồng an toàn trước thiên tai; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ quản lý công trình thủy lợi.

Đầu tư xây dựng, hoàn thiện kết cấu hạ tầng lâm nghiệp để bảo vệ và phát triển rừng; bảo vệ, bảo tồn đa dạng sinh học, môi trường, đồng thời tạo tiền đề thu hút và hỗ trợ các thành phần kinh tế tham gia phát triển rừng; ưu tiên phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn để giảm nhẹ tác động tiêu cực của thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. Phát triển công nghiệp chế biến gỗ để tăng giá trị sản phẩm gỗ.

Lồng ghép các dự án đầu tư hạ tầng giao thông nội đồng, giao thông kết nối giữa các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn, vùng sản xuất tập trung quy mô lớn với các đường huyện, tỉnh lộ hay quốc lộ; kết nối không gian phát triển giữa các vùng, khu vực, địa phương để thúc đẩy liên kết theo chuỗi giá trị.

Phát triển các khu/cụm công nghiệp và dịch vụ phục vụ nông nghiệp, hình thành, phát triển hệ thống chợ đầu mối đa chức năng, sàn giao dịch cho các nông sản chủ lực.

6. Đổi mới và nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước

Thực hiện có hiệu quả Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030. Đổi mới, hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy quản lý ngành theo hướng tinh gọn, hiện đại, hoạt động hiệu lực và hiệu quả.

Tập trung nhân lực, nguồn lực vào những nhiệm vụ trọng yếu trong quản lý, kiến tạo ra giá trị mới cho ngành, tăng cường phân cấp cho địa phương. Tinh giảm thủ tục, minh bạch thông tin, quy trình hóa công việc gắn với trách nhiệm cụ thể từng cá nhân, tổ chức. Đổi mới công tác tuyển dụng, thu hút nhân tài, đào tạo, bồi dưỡng, quản lý, sử dụng, bổ nhiệm công chức, viên chức đảm bảo chất lượng, nâng cao năng lực, tính chuyên nghiệp và đạo đức, trách nhiệm. Khuyến khích, thu hút nhân lực cho ngành Nông nghiệp và PTNT.

Đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý các đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng triệt để trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, được đầu tư theo hiệu quả đóng góp, dây mạnh xã hội hóa thu hút nguồn lực đầu tư cho ngành.

Đổi mới, nâng cao vai trò của Hội Nông dân, Liên minh Hợp tác xã để thực sự trở thành đại diện bảo vệ quyền lợi và phục vụ cho hội viên nông dân và thành viên hợp tác xã. Nâng cao vị thế, vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội; các hội, hiệp hội nghề nghiệp, đưa các tổ chức xã hội ở nông thôn vào tham gia vào quá trình phát triển kinh tế xã hội, môi trường, thể chế trong nông nghiệp, nông thôn. Xây dựng cộng đồng dân cư ở nông thôn hiện đại, dân chủ, công bằng, văn minh theo phương châm: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng” để người dân thực sự đóng vai trò chủ thể, trung tâm của quá trình phát triển.

7. Thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn

Triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình chuyển đổi số quốc gia nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Khai thác và sử dụng có hiệu quả hệ thống số hóa cơ sở dữ liệu quốc gia về nông nghiệp và các công cụ phục vụ chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, số hóa, tạo lập dữ liệu, chuẩn hóa cơ sở dữ liệu đất đai nông nghiệp, cây trồng, vật nuôi, thủy sản, thủy lợi, phòng chống thiên tai, dịch bệnh.

Phát triển và nhân rộng các mô hình nông nghiệp thông minh ứng dụng công nghệ số trong nông nghiệp, nông thôn có hiệu quả. Thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã chuyển đổi số trong nông nghiệp. Tăng đầu tư, ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng chính phủ điện tử. Phát triển khuyến nông điện tử, thương mại điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ cao trong thu thập, quản lý thông tin, phân tích dữ liệu và cảnh báo dịch bệnh, thiên tai; quản lý vùng nguyên liệu.

8. Chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, quản lý rủi ro

Áp dụng các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính thông qua quản lý và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên đầu vào; xử lý và tái sử dụng phụ phẩm, chất thải nông nghiệp; quản lý và sử dụng bền vững diện tích rừng hiện có, đẩy mạnh trồng rừng mới (nhất là rừng gỗ lớn) và tái sinh tự nhiên để tăng độ che phủ và khả năng hấp thụ, lưu giữ các-bon của rừng.

Tăng cường nghiên cứu và chuyển giao các giống vật nuôi, cây trồng thích ứng được với điều kiện biến đổi khí hậu. Có cơ chế hỗ trợ, khuyến khích các giải pháp tiết kiệm nước.

Xây dựng hệ thống cảnh báo, dự báo, xác định rủi ro là cơ sở đề ra các giải pháp đồng bộ, chủ động bảo vệ sản xuất trước các nguy cơ về dịch bệnh, thiên tai, ô nhiễm môi trường. Có kế hoạch nghiên cứu và tập trung xác định giải pháp để chủ động ứng phó, khắc phục các nguy cơ gây hại cho sản xuất và phát triển nông thôn như: dịch bệnh (khảm lá khoai mì, cúm gia cầm, tả lợn Châu Phi,...), các loại hình thiên tai nguy hiểm (mưa lớn, ngập lụt, sạt lở,...).

9. Hội nhập và hợp tác quốc tế

Nâng cao năng lực, hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế về nông nghiệp và nông thôn, mở rộng để tranh thủ, thu hút nguồn vốn, phát triển thị trường, tiếp cận khoa học công nghệ phục vụ cho các mục tiêu phát triển của ngành. Nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng các nguồn vốn phát triển chính thức (ODA), tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho thực hiện phát triển bền vững; thu hút có lựa chọn đầu tư trực tiếp của nước ngoài.

Tổ chức phổ biến và triển khai thực hiện các điều ước và thỏa thuận quốc tế đã ký kết có liên quan đến nông nghiệp, nông thôn. Triển khai các chương trình, kế hoạch phát triển thị trường xuất khẩu, chủ động tham gia chuỗi cung ứng nông sản toàn cầu, hài hòa hóa quy định trong nước với quốc tế.

10. Xây dựng, hoàn thiện và triển khai một số cơ chế, chính sách đột phá

Rà soát, đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù của địa phương (về đất đai, thuế, tín dụng, vốn đầu tư,..) để đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển nông nghiệp nói riêng trên địa bàn tỉnh.

- Chính sách đất đai: Công khai minh bạch trong xây dựng và triển khai quy hoạch đất đai về thông tin quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa tập trung cho nông sản chủ lực; rà soát lại cơ cấu 3 loại rừng (rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng) phù hợp với điều kiện thực tế.

- Chính sách tài chính, tín dụng:

+ Phát triển thị trường tài chính, tín dụng vi mô, các sản phẩm dịch vụ tài chính mới, củng cố và mở rộng hệ thống quỹ tín dụng nhân dân đảm bảo an toàn, hiệu quả. Triển khai thực hiện chính sách bảo hiểm nông nghiệp.

+ Triển khai các sản phẩm, dịch vụ tài chính đến cả vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng phục vụ sản xuất nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt phục vụ sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, theo chuỗi giá trị, nông nghiệp tuần hoàn, hữu cơ, sinh thái...

+ Thực hiện cơ chế cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp, gắn tín dụng sản xuất, cho vay đầu tư, bảo hiểm và các dịch vụ tài chính khác; có quỹ ưu tiên đầu tư cho doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao, bảo quản chế biến, dịch vụ logistics, hạ tầng thương mại, khởi nghiệp sáng tạo, doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp. Áp dụng rộng và đa dạng hóa sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp yên tâm ứng phó với rủi ro thiên tai, dịch bệnh.

- Chính sách đầu tư: Tăng đầu tư công cho nông nghiệp, điều chỉnh cơ cấu để tăng tỷ lệ đầu tư cho khoa học công nghệ, hạ tầng thương mại, đào tạo nhân lực, bảo đảm liên kết vùng, sản xuất nông nghiệp bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu. Điều chỉnh chiến lược đầu tư công nghiệp và dịch vụ phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn ở các vùng có lợi thế, vùng chuyên canh chính. Phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp (sản xuất vật tư, thiết bị, máy móc đầu vào; công nghiệp chế biến nông sản,...); dịch vụ phục vụ nông nghiệp (kho bãi, vận tải chuyên dụng, thương mại, logistic,...). Đặc biệt ưu đãi phát triển các ngành cung cấp đầu vào và tiêu thụ đầu ra mang tính chất quyết định tạo giá trị gia tăng cho các chuỗi giá trị nông sản chiến lược. Đổi mới cơ chế, đơn giản thủ tục, tạo điều kiện khuyến khích thu hút viện trợ quốc tế, đầu tư nước ngoài, đầu tư trong nước vào nông nghiệp, nông thôn nhất là các vùng sâu, xa, khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

- Chính sách phát triển nguồn nhân lực: Đổi mới hoạt động đào tạo nghề cho nông dân, lao động nông thôn. Giao quyền chủ động cho các hợp tác xã, tổ chức nông dân, cộng đồng địa phương và doanh nghiệp tham gia đề xuất yêu cầu, xây dựng nội dung đào tạo kỹ năng về sản xuất nông nghiệp, các ngành nghề phi nông nghiệp, các kỹ năng kinh tế số, công nghệ mới, kỹ năng quản lý kinh tế, xúc tiến thương mại, quản lý tài nguyên, môi trường, bảo vệ sản xuất, ngoại ngữ cho lao động xuất khẩu... theo sát yêu cầu thực tế để gắn với giải quyết việc làm và phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Đào tạo năng lực cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý ngành nông nghiệp về kỹ năng đàm phán, pháp lý, phân tích thị trường, quản lý sinh thái, quản lý trách nhiệm, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp thông minh,...

11. Giám sát và đánh giá

Tổ chức giám sát định kỳ hoặc đột xuất nhằm nâng cao hiệu quả và hiệu lực thực hiện kế hoạch làm căn cứ hoạch định chính sách, điều chỉnh kế hoạch và giải pháp kịp thời. Việc đánh giá kết quả kế hoạch được thực hiện đảm bảo nguyên tắc độc lập, khách quan đáp ứng yêu cầu kịp thời, chính xác, đồng bộ phục vụ công tác quản lý, quy hoạch và phát triển sản xuất, kinh doanh lĩnh vực nông nghiệp.

IV. KINH PHÍ NGUỒN VỐN THỰC HIỆN

Thực hiện đa dạng nguồn vốn huy động và chủ yếu sử dụng hiệu quả các nguồn lực để lồng ghép triển khai thực hiện kế hoạch. Dự kiến tổng kinh phí bố trí thực hiện 11.616 tỷ đồng, trong đó:

- Nguồn ngân sách nhà nước: 6.295 tỷ đồng (Chi đầu tư phát triển: 4.360 tỷ đồng; Chi thường xuyên: 1.935 tỷ đồng).

- Nguồn vốn vay: 1.646 tỷ đồng.

- Các nguồn khác: 3.675 tỷ đồng.

(Chi tiết nguồn vốn và phân kỳ đầu tư tại phụ lục II)

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và PTNT

Tổ chức triển khai Kế hoạch này; phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc Sở và hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện.

Thường xuyên đôn đốc, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch; tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện hàng năm và theo yêu cầu, tham mưu UBND tỉnh báo cáo kết quả thực hiện hàng năm và sơ kết thực hiện vào năm 2025 và tổng kết tình hình thực hiện vào năm 2030.

Giải quyết các vướng mắc liên quan đến việc triển khai thực hiện và tham mưu đề xuất sửa đổi, bổ sung kế hoạch khi cần thiết.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Tổng hợp, cân đối, báo cáo UBND tỉnh ưu tiên bố trí vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2021 - 2030 và trong kế hoạch 5 năm cho ngành nông nghiệp, nông thôn để thực hiện Kế hoạch.

Chủ trì, phối hợp với Sở, ngành có liên quan và UBND cấp huyện triển khai hiệu quả cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; điều chỉnh cơ cấu đầu tư công trong nông nghiệp. Chủ động rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách thu hút các nguồn lực đầu tư, đầu tư theo hình thức đối tác công tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế hợp tác.

3. Sở Tài chính

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Sở, ban, ngành có liên quan tham mưu bố trí kinh phí thực hiện kế hoạch theo quy định.

4. Sở Công Thương

Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành và UBND cấp huyện triển khai thực hiện tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp xuất, nhập khẩu, trong đó đặc biệt là hàng nông sản của tỉnh.

Tổ chức triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp tham gia chuỗi cung ứng thương mại điện tử. Triển khai thực hiện Kế hoạch hiện đại hoá hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại và chợ theo hướng văn minh gắn với việc phát triển thương mại điện tử và nâng cao tỷ lệ thanh toán không sử dụng tiền mặt trên địa bàn tỉnh.

Chủ trì tổ chức triển khai thực hiện Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa giai đoạn 2021-2025; Chiến lược Phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Đề án Đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

5. Sở Khoa học và Công nghệ

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu UBND tỉnh rà soát, bổ sung cơ chế, chính sách phát triển nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp, đặc biệt là công nghệ cao, công nghệ số; nghiên cứu khoa học có trọng tâm, trọng điểm, khuyến khích, thúc đẩy xã hội hóa nguồn lực phát triển khoa học, công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Phối hợp xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn triển khai áp dụng công cụ quản lý, quy trình quản lý hiện đại; hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đăng ký bảo hộ, quản lý, bảo vệ và khai thác, phát triển tài sản trí tuệ, sản phẩm được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

6. Sở Tài nguyên và Môi trường

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu, tham mưu UBND tỉnh xây dựng cơ chế chính sách về đất đai, hỗ trợ phát triển nền nông nghiệp xanh, giảm phát thải và ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, sử dụng hiệu quả tài nguyên, khắc phục ô nhiễm môi trường khu vực nông nghiệp nông thôn, bảo tồn đa dạng sinh học.

7. Sở Thông tin và Truyền thông

Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan nghiên cứu, tham mưu UBND tỉnh ban hành các chương trình, kế hoạch hỗ trợ chuyển đổi số trong nông nghiệp, xây dựng làng, xã thông minh. Phối hợp triển khai các nội dung về xây dựng hạ tầng thông tin truyền thông, hạ tầng số phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về chiến lược phát triển nông nghiệp của tỉnh

8. Các Sở: Lao động - Thương binh và Xã hội, Giáo dục và Đào tạo

Rà soát tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề nông nghiệp, nông thôn gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn; đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT lập kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao phục vụ sản xuất kinh doanh nông nghiệp, chế biến, bảo quản nông sản đáp ứng nhu cầu của cơ cấu lại ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

9. Sở Nội vụ

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT nghiên cứu, tham mưu UBND tỉnh rà soát, kiện toàn tổ chức bộ máy đảm bảo hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước của ngành nông nghiệp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập theo tăng cường tự chủ về quản lý và đầu tư trong lĩnh vực đủ điều kiện.

10. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng chương trình, cơ chế chính sách phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh; phối hợp triển khai các hoạt động thúc đẩy tiêu dùng sản phẩm thuộc Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) tại các thị trường khách du lịch trọng điểm.

11. Cục Thuế tỉnh

Chủ trì triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách thuế, phí, bảo hiểm (bao gồm cả bảo hiểm nông nghiệp); hướng dẫn thủ tục hành chính về thuế theo hướng tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh nông nghiệp và thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế vào nông nghiệp, nông thôn.

12. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Tây Ninh

Tiếp tục thực hiện hiệu quả chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh triển khai, hướng dẫn thủ tục, cân đối nguồn vốn nhằm đáp ứng cho nhu cầu vốn và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tiếp cận nguồn vốn tín dụng để đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; đặc biệt là các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp chế biến, cơ giới hóa, phát triển nông nghiệp hữu cơ.

12. Liên minh Hợp tác xã tỉnh

Khuyến khích nông dân tham gia kinh tế hợp tác, hình thành hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ liên kết; đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp; phát triển hợp tác xã trở thành tác nhân kinh tế quan trọng trong sản xuất và tiêu thụ, kết nối các thành phần trong chuỗi giá trị.

13. Đề nghị UBMTTQ Việt Nam tỉnh và các Tổ chức Chính trị - Xã hội tỉnh

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ cho người dân, hợp tác xã, doanh nghiệp để thực hiện các định hướng của kế hoạch; tham gia có trách nhiệm trong công tác truyền thông, giám sát phản biện xã hội vả vận động thành viên, hội viên, quần chúng nhân dân tham gia phát triển nông nghiệp, nông thôn. Tham gia đề xuất cơ chế chính sách và biện pháp khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân là thành viên tham gia đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn.

14. UBND các huyện, thị xã, thành phố

Căn cứ các mục tiêu, định hướng và giải pháp, xây dựng Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn của địa phương phù hợp với thực tiễn và với Kế hoạch của tỉnh.

Tổ chức thực hiện hiệu quả các chính sách của tỉnh đã ban hành để đẩy mạnh thực hiện và nâng cao hiệu quả phát triển nông nghiệp, nông thôn. Bố trí ngân sách địa phương các cấp, huy động nguồn lực từ các thành phần kinh tế đầu tư vào phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Xây dựng các chương trình, đề án, dự án trọng điểm phù hợp với đặc điểm và thế mạnh của từng địa phương; ưu tiên phát triển các sản phẩm chủ lực và các sản phẩm đặc sản của địa phương, gắn với công nghiệp chế biến nông sản và thị trường tiêu thụ, ứng dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường. Triển khai các giải pháp tăng cường liên kết vùng, hướng tới phát triển các cụm liên kết sản xuất - bảo quản, chế biến - tiêu thụ nông sản gắn với các vùng nguyên liệu tập trung được cơ giới hóa đồng bộ, kết nối với cơ sở chế biến nông sản và hệ thống logistic, kênh phân phối, tiêu thụ nông sản.

VI. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO

Các Sở, ngành, địa phương theo nhiệm vụ được phân công có trách nhiệm triển khai thực hiện Kế hoạch này. Trước ngày 15/11 hàng năm, các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố báo cáo kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch gửi về Sở Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.

Sở Nông nghiệp và PTNT tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch hàng năm, báo cáo UBND tỉnh và các Bộ, ngành liên quan.

Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chiến lược Phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh của UBND tỉnh.


Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- TT: TU, HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành tỉnh;
- UBMTTQ tỉnh và các đoàn thể cấp tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- LĐVP, CVK;
- Lưu: VT, VP UBND tỉnh.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Văn Chiến

PHỤ LỤC I

NỘI DUNG TRỌNG TÂM TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG THÔN BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2021 -2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 2384/KH-UBND ngày 29/07/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

TT

Nội dung nhiệm vụ

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Thời gian xây dựng

Thời gian thực hiện

I. Thực hiện đột phá chiến lược về chính sách và quy hoạch giai đoạn 2021-2030

1

Triển khai thực hiện Quy hoạch tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (ngành Nông nghiệp)

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các sở, ban, ngành, và UBND huyện, thị xã, thành phố

Sau khi quy hoạch được thông qua

Từ năm 2023

2

Nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo chuẩn Trung ương và hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh

Sở Lao động, Thương binh và xã hội

Các sở, ban, ngành, và UBND huyện, thị xã, thành phố

Năm 2022

Từ năm 2023

3

Duy trì hoạt động của nhóm công tác thực hiện những giải pháp mang tính đột phá để phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tây Ninh (lĩnh vực nông nghiệp)

Nhóm công tác lĩnh vực Nông nghiệp

Các sở, ban, ngành, và UBND huyện, thị xã, thành phố

Năm 2020

Từ năm 2020

4

Rà soát, xây dựng và triển khai thực hiện các chính sách phát triển nông nghiệp và nông thôn (hỗ trợ lãi vay, liên kết sản xuất, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, định mức hỗ trợ khuyến nông, hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng...)

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các Sở, ban, ngành, và UBND huyện, thị xã, thành phố

Hằng năm

Từ năm 2022

II. Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng trong lĩnh vực nông nghiệp; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; phát triển nông nghiệp số

1

Đề án vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Tây Ninh

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các sở, ban, ngành, và UBND huyện, thị xã, thành phố

Năm 2022

Từ năm 2023

2

Đề án vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các sở, ban, ngành, và UBND huyện Tân Châu

Năm 2022

Từ năm 2023

3

Đề án phát triển vùng nuôi trồng chuyên canh thủy sản gắn với hệ thống kênh thuộc công trình thủy lợi Dầu Tiếng

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các sở, ban, ngành, và UBND huyện, thị xã, thành phố

Năm 2022

Từ năm 2023

4

Chiến lược phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn năm 2045.

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các sở, ban, ngành, và UBND huyện, thị xã, thành phố

Năm 2021

Từ năm 2022

5

Chương trình phát triển chuỗi giá trị chăn nuôi heo, bò thịt, bò sữa trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2022 - 2030

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các Sở, ban, ngành, và UBND huyện, thị xã, thành phố

Năm 2022

Từ năm 2023

6

Kế hoạch cơ cấu lại nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các Sở, ban, ngành, và UBND huyện, thị xã, thành phố

Năm 2021

Từ năm 2022

7

Kế hoạch phát triển ngành nông nghiệp và PTNT giai đoạn 2021-2025

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các Sở, ban, ngành, và UBND huyện, thị xã, thành phố

Năm 2020

Từ năm 2021

III. Đổi mới cơ cấu đầu tư công, thu hút nguồn lực phát triển nông nghiệp, nông thôn

Đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao giai đoạn 2021-2025

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Các sở, ban, ngành, và UBND huyện, thị xã, thành phố

Năm 2022

Từ năm 2023

IV. Xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ nền nông nghiệp tích hợp đa giá trị và phát triển nông thôn

1

Các dự án nâng cấp, sửa chữa hệ thống cấp nước sạch nông thôn

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các sở, ban, ngành, và UBND huyện, thị xã, thành phố

Hằng năm

Từ năm 2021

2

Các dự án đầu tư, nâng cấp, sửa chữa công trình thủy lợi

Ban quản lý dự án ngành NNPTNT

Các sở, ban, ngành, và UBND huyện, thị xã, thành phố

Hằng năm

Từ năm 2021

V. Phát triển nguồn nhân lực; nâng cao trình độ nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học và công nghệ

1

Nghị quyết quy định chính sách đào tạo, bồi dưỡng và thu hút nhân tài trên địa bàn tỉnh

Sở Nội vụ

Các sở, ban, ngành, và UBND huyện, thị xã, thành phố

Năm 2022

Từ năm 2023

2

Xây dựng Kế hoạch thực hiện “Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh”

Sở Khoa học và Công nghệ

Các sở, ban, ngành, và UBND huyện, thị xã, thành phố

Năm 2022

Từ năm 2022

3

Triển khai thực hiện Kế hoạch số 5008/KH-UBND ngày 30/12/2021 của UBND tỉnh về triển khai Chương trình phát triển thị trường khoa học và công nghệ quốc gia trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đến năm 2030.

Sở Khoa học và Công nghệ

Các sở, ban, ngành, và UBND huyện, thị xã, thành phố

Năm 2022

Từ năm 2023

4

Triển khai Kế hoạch số 939/KH-UBND ngày 11/5/2020 của UBND tỉnh Tây Ninh về triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2020-2025 và định hướng đến năm 2030.

Sở Khoa học và Công nghệ

Các sở, ban, ngành, và UBND huyện, thị xã, thành phố

Năm 2020

Từ năm 2020

5

Thực hiện các đề tài nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao KHCN trong sản xuất nông nghiệp

Sở Nông nghiệp và PTNT

Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài Chính, các viện, trường, trung tâm nghiên cứu...

Hằng năm

Từ năm 2022

6

Đào tạo bồi dưỡng kỹ năng khuyến nông; quy trình canh tác và quản lý dịch hại trên cây ăn quả.

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các viện, trường đại học, sở, ban hành địa phương liên quan

Năm 2023

Từ năm 2030

7

Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Sở Lao động Thương binh và Xã hội

Các sở, ban, ngành, và UBND huyện, thị xã, thành phố

Năm 2021

Từ năm 2021

VI. Phát triển hợp tác, liên kết các vùng, khu kinh tế, kết nối nông thôn-đô thị; đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh

1

Kế hoạch hiện đại hoá hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại và chợ theo hướng văn minh gắn với việc phát triển thương mại điện tử và nâng cao tỷ lệ thanh toán không sử dụng tiền mặt trên địa bàn tỉnh

Sở Công Thương

Các sở, ban, ngành, và UBND huyện, thị xã, thành phố

Năm 2022

Từ năm 2023

2

Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa giai đoạn 2021-2025

Sở Công Thương

Các sở, ban, ngành, và UBND thị xã Trảng Bàng và UBND huyện biên giới

Năm 2021

Từ năm 2022

3

Đề án Đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030

Sở Công Thương

Các sở, ban, ngành, và UBND huyện, thị xã, thành phố

Năm 2021

Từ năm 2022

4

Nghị quyết về phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của kinh tế hợp tác, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh

Liên minh Hợp tác xã

Các sở, ban, ngành, và UBND huyện, thị xã, thành phố

Năm 2022

Từ năm 2023

VII. Phát triển nông thôn; xây dựng xã hội nông thôn văn minh, hiện đại

1

Quy định mức hỗ trợ ngân sách nhà nước cho đầu tư hạ tầng - kinh tế xã hội xã nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Các sở, ban, ngành, và UBND huyện, thị xã, thành phố

Năm 2022

Từ năm 2023

2

Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 -2025

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các sở, ban, ngành, và UBND huyện, thị xã, thành phố

Hằng năm

Từ năm 2021

VIII. Quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên; bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan

1

Kế hoạch thực hiện chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các sở, ban, ngành, BQL rừng và địa phương có rừng

Năm 2022

Từ năm 2022

2

Đề án tổng thể về xây dựng: cơ sở dữ liệu về đất đai trên địa bàn tỉnh; cơ sở dữ liệu quan trắc tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh.

Sở Tài nguyên và Môi trường

Các sở, ban, ngành, và UBND huyện, thị xã, thành phố

Năm 2022

Từ năm 2023

3

Dự án Phát triển hạ tầng chuỗi giá trị nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu (vốn ADB)

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các sở, ban, ngành, và UBND huyện, thị xã, thành phố

Năm 2022

Từ năm 2023

4

Dự án Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Tây Ninh

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các sở, ban, ngành, và UBND huyện, thị xã, thành phố

Năm 2022

Từ năm 2023

IX. Đổi mới và nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý ngành nông nghiệp, nông thôn

1

Đề án vị trí việc làm của Sở Nông nghiệp và PTNT

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các sở, ban, ngành, và UBND huyện, thị xã, thành phố

Năm 2022

Từ năm 2023

2

Kế hoạch đưa cán bộ trẻ tốt nghiệp đại học, cao đẳng về làm việc có thời hạn ở hợp tác xã nông nghiệp

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các sở, ban, ngành, và UBND huyện, thị xã, thành phố

Năm 2023

Từ năm 2023

PHỤ LỤC II

KINH PHÍ LỒNG GHÉP THỰC HIỆN KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
(LỒNG GHÉP TỪ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ CHO NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT)

(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 2384/KH-UBND ngày 29/07/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

Đvt: triệu đồng

TT

NỘI DUNG

TỔNG CỘNG

PHÂN NGUỒN

PHÂN KÌ ĐẦU TƯ

Vốn chi thường xuyên

Đầu tư phát triển

Vay

Khác

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Năm 2026

Năm 2027

Năm 2028

Năm 2029

Năm 2030

TỔNG KINH PHÍ

11,616,356

1,934,834

4,360,185

1,646,337

3,675,000

997,279

1,077,670

955,815

1,038,471

1,491,395

1,568,241

1,209,150

1,035,822

1,108,503

1,134,010

1

Chi đầu tư phát triển

9,681,522

0

4,360,185

1,646,337

3,675,000

896,981

952,548

791,304

866,992

1,308,406

1,370,890

994,401

800,000

850,000

850,000

a

Các dự án nâng cấp, sửa chữa hệ thống cấp nước sạch nông thôn

61,900

61,900

7,952

13,080

13,500

14,000

13,368

b

Các dự án đầu tư, nâng cấp, sửa chữa công trình thủy lợi

4,656,835

981,835

3,675,000

202,085

228,168

177,609

187,609

186,364

550,000

625,000

800,000

850,000

850,000

c

Dự án Phát triển hạ tầng chuỗi giá trị nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu

1,402,227

291,427

1,110,800

28,045

140,223

420,668

560,890

252,401

d

Dự án Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Tây Ninh

650,000

114,463

535,537

13,000

65,000

195,000

260,000

117,000

e

Thực hiện CTMTQG Xây dựng NTM. Trong đó:

2,910,560

2,910,560

686,944

711,300

559,150

460,160

493,006

Nguồn Trung ương

408,560

408,560

96,700

128,150

97,160

86,550

Nguồn địa phương

2,502,000

2,502,000

686,944

614,600

431,000

363,000

406,456

2

Chi sự nghiệp

1,934,834

1,934,834

100,298

125,122

164,511

171,479

182,989

197,351

214,749

235,822

258,503

284,010

a

Chi sự nghiệp kinh tế nông nghiệp

938,305

938,305

49,726

59,559

78,968

82,683

88,471

95,548

104,148

114,563

126,019

138,621

Sự nghiệp nông nghiệp (Trồng trọt và BVTV, Chăn nuôi và thú y, Thủy sản Khuyến nông)

447,435

447,455

26,039

32,271

37,534

38,758

41,471

44,789

48,820

53,702

59,072

64,979

-

Sự nghiệp lâm nghiệp

315,600

315,600

16,465

22,540

25,636

27,665

29,602

31,970

54,R47

38,332

42,165

46,381

-

Sự nghiệp thủy lợi, nước sạch

169,399

169,399

5,767

4,347

15,398

15,860

16,970

18,328

19,977

21,975

24,173

26,590

-

Sự nghiệp khác

5,872

5,872

1,443

400

400

400

428

462

504

554

610

671

b

Chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo, dạy nghề

37,174

37,174

720

4,304

4,225

4,253

4,057

4,105

4,1 10

4,120

3,630

3,650

c

Chi khoa học và công nghệ

1,727

1,727

126

0

150

160

171

185

202

222

244

268

d

Chi sự nghiệp bảo vệ môi trường

19,321

19,32!

0

1,700

2,200

1,700

1,819

1,965

2,141

2*355

2,591

2,850

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 2384/KH-UBND ngày 29/07/2022 thực hiện Chiến lược Phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


125

DMCA.com Protection Status
IP: 13.58.34.132
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!