ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 12614/KH-UBND
|
Đồng Nai, ngày 14 tháng 10 năm 2021
|
KẾ HOẠCH
PHÒNG, CHỐNG MỘT SỐ DỊCH BỆNH NGUY HIỂM TRÊN THỦY SẢN NUÔI Ở ĐỊA BÀN TỈNH
ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2021-2030
Thực hiện Quyết định số 434/QĐ-TTg
ngày 24 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Kế hoạch quốc
gia phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi, giai đoạn
2021-2030”; Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành Kế hoạch phòng, chống một số
dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi ở địa bàn tỉnh giai đoạn 2021- 2030, cụ
thể như sau:
Phần I
TÌNH HÌNH NUÔI
TRỒNG THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI NĂM 2020
I. CÔNG TÁC NUÔI TRỒNG VÀ QUAN
TRẮC MÔI TRƯỜNG
- Tỉnh Đồng Nai có tổng diện tích
nuôi trồng thủy sản là 36.881 ha; diện tích các ao, hồ nhỏ chuyên dùng cho nuôi
trồng thủy sản là 9.093 ha (nước ngọt là 7.140 ha, nước mặn là 1.953 ha). Năm
2020, tổng sản lượng thủy sản ước đạt 64.180 tấn, trong đó sản lượng nuôi đạt
59.080 tấn, sản lượng khai thác 5.100 tấn.
- Nuôi trồng thủy sản có xu hướng
tăng chủ yếu ở đối tượng thủy sản nuôi nước ngọt, chủ lực như chép, rô phi,
lóc, điêu hồng, rô đồng, tôm chân trắng, tôm càng xanh và
một số loài cá có giá trị kinh tế khác.
- Mô hình nuôi:
+ Mô hình nuôi trong ao, hồ (diện
tích < 5 ha) được áp dụng phổ biến tại các huyện trên địa bàn của tỉnh, với
các hình thức nuôi thâm canh, bán thâm canh.
+ Mô hình nuôi cá lồng bè: nuôi chủ yếu
trên hồ Trị An và sông Đồng Nai.
+ Mô hình nuôi thủy sản nước lợ, mặn:
bao gồm nuôi quảng canh cải tiến áp dụng đối tượng chủ yếu là tôm sú, năng suất
0,6 - 1 tấn/ha, nuôi thâm canh áp dụng cho diện tích ao nuôi từ 3.000 - 5.000 m2.
- Hiện nay, xây dựng và chứng nhận 14
vùng nuôi đạt tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn tỉnh (02 tổ hợp tác nuôi tôm càng
xanh/nuôi cá nước ngọt tại huyện Tân Phú; 01 tổ hợp tác nuôi tôm thẻ chân trắng
tại huyện Nhơn Trạch; 04 tổ hợp tác nuôi cá lóc, cá rô/ nuôi cá nước ngọt tại
huyện Định Quán; 04 tổ hợp tác nuôi cá tra/nuôi cá lăng-cá
lóc tại huyện Vĩnh Cửu, 01 tổ hợp tác nuôi cá rô phi, 01 HTX nuôi cá nước ngọt
tại huyện Xuân Lộc, 01 tổ hợp tác nuôi cá nước ngọt tại huyện Cẩm Mỹ) với tổng diện tích nuôi trồng là 408,05 ha, 80.788 m3
bè/bể và tổng sản lượng thủy sản đạt là 15.675 tấn/năm.
- Về dịch vụ phục
vụ sản xuất thủy sản, diện tích các cơ sở sản xuất và kinh doanh giống cá nước
ngọt trên địa bàn tỉnh khoảng 20.4 ha, sản lượng trung bình là 90 tấn/năm,
ngoài ra còn có những cơ sở là hộ gia đình, mua bán, kinh doanh con giống nhỏ lẻ
theo mùa vụ (2-3 tháng/năm), nguồn giống chủ yếu nhập về từ các tỉnh như Tiền
Giang, Tây Ninh, An Giang.... Trên địa bàn tỉnh không có trại sản xuất đối với
tôm sú và tôm thẻ chân trắng, do đó phần lớn các hộ nuôi lấy nguồn tôm giống nước
lợ từ các tỉnh như Phú Yên, Khánh Hòa, Vũng Tàu v.v...
- Năm 2020, đã triển khai kế hoạch
quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản theo Quyết định 713/QĐ-UBND
ngày 10/3/2020 của UBND tỉnh, thu tổng số 246 mẫu tại các thủy vực trọng điểm,
tập trung trên địa bàn tỉnh bao gồm: Khu vực cá bè trên sông Cái (TP.Biên Hòa),
khu vực hồ Trị An và cá bè La Ngà (huyện Định Quán), khu vực ngập mặn hai huyện
Long Thành, Nhơn Trạch; các ao nuôi tôm, cá tại các xã Mã Đà (huyện Vĩnh Cửu),
xã Phú Ngọc (huyện Định Quán), xã Trà Cổ (huyện Tân Phú),
xã Phước An (huyện Nhơn Trạch). Kết quả quan trắc đã được đơn vị cập nhật, xử lý
và thông báo đến địa phương, phổ biến đến người nuôi trên địa bàn; đồng thời
khuyến cáo, phát tờ rơi, hướng dẫn người nuôi thủy sản điều chỉnh phương thức
quản lý, chăm sóc phù hợp với điều kiện thực tế và chủ động ứng phó với thời tiết,
giảm tránh những thiệt hại trong sản xuất.
II. CÔNG TÁC
PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH NĂM 2020
1. Tình hình dịch
bệnh
Trong năm 2020 trên địa bàn tỉnh
không phát hiện dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản.
2. Công tác phòng
dịch
- Công tác tuyên truyền: tổ chức 04 lớp
tập huấn về phòng chống dịch bệnh thủy sản cho các tổ chức, cá nhân sản xuất,
nuôi trồng và kinh doanh thủy sản tại các xã Phú Ngọc (Định Quán), Phước An
(Nhơn Trạch), Trà Cổ (Tân Phú) và xã Mã Đà (Vĩnh Cửu) với
189 người tham dự, với nội dung về các quy định của pháp luật về nuôi trồng,
phòng chống có hiệu quả một số bệnh nguy hiểm trên thủy sản.
- Giám sát bị động (khi có bệnh): lấy
02 mẫu tôm thẻ (Nhơn Trạch), 04 mẫu cá lóc (Định Quán), 02 mẫu cá điêu hồng, chép (Tp. Biên Hòa) để xét nghiệm. Kết quả
không phát hiện bệnh truyền nhiễm trên các mẫu thu.
- Giám sát chủ động: lấy 44 mẫu (cá
rô, cá tạp) tại các cơ sở sản xuất và kinh doanh giống trên địa bàn tỉnh, kết
quả không phát hiện mầm bệnh trong các mẫu thu.
3. Đánh giá
- Nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh
có xu hướng tăng (chủ yếu ở đối tượng thủy sản nuôi nước ngọt) với các đối tượng
thủy sản chủ lực của tỉnh là cá rô đồng, lóc, điêu hồng,
tôm chân trắng, tôm càng xanh,… hiện trạng nuôi trồng thủy
sản đang đối mặt với hàng loạt thách thức: công tác quy hoạch phát triển thủy sản
chưa theo kịp tốc độ phát triển, đầu tư còn dàn trải, cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn
chế; việc ứng dụng khoa học công nghệ còn thấp; việc phát triển nuôi trồng thủy
sản nhỏ lẻ, tự phát dẫn đến môi trường nuôi một số nơi có dấu hiệu suy thoái, dễ
làm dịch bệnh phát sinh; sự mất cân đối giữa cung-cầu, đa phần nông dân chưa thực
sự quan tâm đến vấn đề sản xuất sản phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm cung cấp cho
thị trường,... những yếu tố này tác động, gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất
thủy sản.
- Thời gian qua các chủ cơ sở nuôi trồng
đã tích cực, chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản theo hướng
dẫn của cơ quan chuyên môn nên trên địa bàn tỉnh không xảy ra dịch bệnh nghiêm
trọng.
- Tuy nhiên trước sự biến đổi của thời
tiết và môi trường nuôi bị ô nhiễm do mưa lũ, các ao, hồ nuôi gần khu công nghiệp
và nguy cơ xâm nhiễm các bệnh mới nổi trên động vật thủy sản...
cùng tác động bất lợi đến đối tượng nuôi và việc kiểm soát dịch bệnh.
Phần II
KẾ HOẠCH PHÒNG,
CHỐNG MỘT SỐ DỊCH BỆNH NGUY HIỂM TRÊN THỦY SẢN NUÔI Ở ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
GIAI ĐOẠN 2021-2030
I. CĂN CỨ PHÁP
LÝ
Luật Thú y ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Nghị định số 35/2016/NĐ-CP ngày 15
tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
Thú y;
Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09
tháng 01 năm 2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp
để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh;
Quyết định số 50/QĐ-TTg ngày 13 tháng
12 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ quy định đối tượng thủy sản nuôi chủ lực;
Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày
10 tháng 5 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định
về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản;
Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT ngày
30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định
về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản;
Thông tư số 283/2016/TT-BTC ngày 14
tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định khung giá dịch vụ tiêm
phòng, tiêu độc, khử trùng cho động vật, chẩn đoán thú y, dịch vụ kiểm nghiệm
thuốc dành cho động vật;
Thông tư số 36/2018/TT-BTC ngày 30
tháng 3 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập dự toán, quản
lý, sử dụng và quyết toán kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức, viên chức;
Văn bản số 431/TY-TS ngày 18 tháng 3
năm 2019 của Cục Thú y về việc hướng dẫn, giám sát, điều tra và ứng phó dịch bệnh
trên tôm nuôi nước lợ;
Nghị quyết số 10/2020/NQ-HĐND ngày 10
tháng 7 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc ban hành quy định nội dung
chi, mức hỗ trợ cho các hoạt động khuyến nông trên địa bàn tỉnh Đồng Nai;
Quyết định số 23/2018/QĐ-UBND ngày 24
tháng 4 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy định chế độ công tác
phí, chế độ chi hội nghị trên địa bàn tỉnh Đồng Nai;
Quyết định số 37/2019/QĐ-UBND ngày 17
tháng 9 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành mức hỗ trợ cho cán bộ thú y
và những người tham gia phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh Đồng
Nai.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
a) Tổ chức phòng bệnh, khống chế và
kiểm soát có hiệu quả một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi để phục vụ
tiêu dùng trong nước và định hướng xuất khẩu.
b) Quan trắc môi trường để phục vụ quản
lý, chỉ đạo nuôi trồng thủy sản bền vững, có hiệu quả; chủ động giám sát, cảnh
báo, phòng ngừa phát sinh dịch bệnh thủy sản.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Chủ động phòng, khống chế các bệnh
nguy hiểm ở tôm nuôi nước lợ, bảo đảm diện tích bị bệnh thấp hơn 10% tổng diện
tích nuôi.
b) Chủ động phòng bệnh, khống chế các
bệnh ở cá tra nuôi, bảo đảm diện tích thấp hơn 8% diện tích nuôi.
c) Chủ động phòng bệnh, khống chế bệnh
ở hàu, bảo đảm diện tích bị bệnh thấp hơn 5% tổng diện tích nuôi.
d) Chủ động phòng bệnh, chủ động giám
sát phát hiện và khống chế kịp thời một số bệnh nguy hiểm trên đối tượng thủy sản
nuôi khác, không để mầm bệnh lây lan rộng.
đ) Ngăn chặn có hiệu quả một số tác
nhân gây bệnh nguy hiểm, nguy cơ xâm nhiễm vào Việt Nam các bệnh mới nổi.
e) Quan trắc hiện trạng môi trường của
từng địa phương làm cơ sở cho công tác quản lý hoạt động nuôi trồng thủy sản,
kiểm soát mức độ ô nhiễm nguồn nước để có biện pháp ngăn chặn kịp thời trong chỉ
đạo sản xuất thủy sản, nhất là các đối tượng nuôi chủ lực, đối tượng nuôi có
giá trị kinh tế cao. Thông qua các thông tin dự báo về diễn biến môi trường
giúp người nuôi kiểm soát chất lượng nước nuôi thủy sản, giảm thiểu rủi ro
trong sản xuất, phòng ngừa phát sinh dịch bệnh trên thủy sản nuôi, phát triển
thủy sản bền vững đi đối với việc bảo vệ môi trường và an sinh xã hội.
g) Định hướng xây dựng 01- 02 cơ sở
an toàn dịch bệnh trên đối tượng thủy sản chủ lực của tỉnh.
III. NỘI DUNG THỰC
HIỆN
1. Phòng dịch
1.1. Tập huấn tuyên truyền
- Tuyên truyền phổ biến kiến thức,
thông tin bằng nhiều hình thức khác nhau (báo, đài truyền hình, phát thanh...)
về các nội dung liên quan đến phòng chống dịch bệnh động vật thủy sản, nâng cao
nhận thức của người dân về quan trắc môi trường để cảnh báo sớm ô nhiễm cũng
như bảo vệ môi trường nuôi trồng thủy sản, các kỹ năng quản lý chất lượng nước
trong nuôi trồng thủy sản.
- Tập huấn các lớp phòng chống dịch,
bệnh thủy sản:
+ Hàng năm tổ chức 05 lớp tập huấn
cho khoảng 300 nông dân, người nuôi trồng, sản xuất con giống và kinh doanh thủy
sản tại các vùng nuôi trồng trọng điểm trên địa bàn, với nội dung chính là trao
đổi kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi trồng, tuyên truyền về các loại dịch bệnh truyền
nhiễm và các bệnh mới nổi nguy hiểm trên thủy sản; vận động người nuôi trồng thủy
sản áp dụng quy trình quản lý chăm sóc, tuân thủ nghiêm ngặt việc sử dụng, ngừng
kháng sinh trước khi thu hoạch, đặc biệt không sử dụng kháng sinh nguyên liệu,
thuốc dùng trong y tế để phòng, trị bệnh nhằm hạn chế tối đa dư lượng kháng
sinh và phòng chống kháng kháng sinh; chủ động phòng bệnh, phối hợp với cơ quan
chuyên môn thực hiện hiệu quả các giải pháp phòng chống dịch bệnh.
+ Tổ chức lớp đào tạo tập huấn, nâng
cao năng lực cho đội ngũ thú y thủy sản cấp tỉnh, huyện và cấp xã (01 lớp/ năm
với khoảng 40 công chức, viên chức và cộng tác viên thú y xã) trong công tác
phòng chống dịch bệnh thủy sản; nâng cao năng lực thực hiện công tác chẩn đoán,
xét nghiệm bệnh thủy sản.
1.2. Giám sát chủ động
Thực hiện định kỳ, danh mục các bệnh
giám sát (phụ lục 1
đính kèm).
1.2.1. Giám sát trên tôm
a) Tôm nước lợ thương phẩm (tôm thẻ,
tôm sú)
- Bệnh giám sát: bệnh đốm trắng
(WSD), hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm nuôi (AHPND), hoại tử cơ quan tạo máu và
cơ quan biểu mô (IHHND), vi bào tử trùng (EHP), hội chứng Taura (TS), đầu vàng
(YHD), bệnh do DIV1 (DIV1), hoại tử gan tụy (NHP), teo gan
tụy (HPD), hoại tử cơ (IMN).
- Tần suất lấy mẫu: 02 đợt/năm.
- Loại mẫu: mẫu tôm, vật chủ trung
gian truyền bệnh (nếu có), thức ăn tươi sống (nếu có), môi trường (bệnh vi khuẩn).
- Số lượng mẫu: 30 cơ sở x 02 đợt/năm
= 60 mẫu.
b) Tôm càng xanh (giống và thương phẩm)
- Bệnh giám sát: bệnh trắng đuôi
(WTD) và bệnh do DIV1 (DIV1).
- Tần suất lấy mẫu: tôm càng xanh giống
04 đợt/năm, tôm càng xanh nông hộ 01 đợt/năm.
- Loại mẫu: đối với cơ sở nuôi tôm
thương phẩm: giám sát tôm ở mọi giai đoạn, đối với cơ sở sản xuất tôm giống: mẫu
gộp (tôm bố mẹ, tôm ở giai đoạn tôm post và mẫu môi trường (bùn, nước).
- Số lượng mẫu: tôm càng xanh giống:
01 cơ sở x 04 đợt/năm = 04 mẫu, tôm càng xanh nông hộ: 20 cơ sở x 1 đợt/năm =
20 mẫu, tổng là 24 mẫu.
c) Xử lý khi dương tính:
+ Trường hợp kết quả xét nghiệm tôm
dương tính với bệnh: thực hiện các biện pháp xử lý ổ dịch và triển khai các biện
pháp chống dịch theo quy định tại Chương III của Thông tư số
04/2016/TT-BNNPTNT .
+ Trường hợp kết quả xét nghiệm mẫu
tôm âm tính, nhưng mẫu môi trường hoặc mẫu vật chủ trung gian truyền bệnh dương
tính, thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng bệnh, khử trùng nước ao nuôi, tăng
cường theo dõi sức khỏe tôm và môi trường ao nuôi.
1.2.2. Giám sát trên cá nước ngọt
a) Trên cá tra nuôi thương phẩm
- Bệnh giám sát: bệnh gan thận mủ
(ESC) và bệnh xuất huyết.
- Tần suất lấy mẫu: 01 đợt/năm.
- Loại mẫu: thu nguyên con cá ấu
trùng, cá bột, cá giống, cá thương phẩm.
- Số lượng mẫu: 10 cơ sở x 01 đợt/năm
= 10 mẫu.
b) Các loài cá nước ngọt khác (giống
và thương phẩm)
- Bệnh giám sát: bệnh xuất huyết mùa
xuân ở cá chép (SVC) và bệnh do Koi Herpes virus (KHV), bệnh do Tilapia Lake
Virus (TiLV) ở cá rô phi, cá điêu hồng, và bệnh nhiễm khuẩn
do vi khuẩn Streptococcus trên các loài cá nước ngọt.
- Tần suất lấy mẫu: cá giống 02 đợt/năm,
cá thương phẩm 01 đợt/năm.
- Loại mẫu: thu nguyên con cá ấu
trùng, cá bột, cá giống, cá thương phẩm.
- Số lượng mẫu: 20 cơ sở giống x 2 đợt/năm
= 40 mẫu, 90 cơ sở thương phẩm (45 nông hộ và 45 lồng bè) x 1 đợt/năm = 90 mẫu,
tổng 130 mẫu.
c) Xử lý khi dương tính: trường hợp kết
quả xét nghiệm cá dương tính với bệnh: thực hiện các biện pháp xử lý ổ dịch và
triển khai các biện pháp chống dịch theo quy định tại Chương III của Thông tư số
04/2016/TT-BNNPTNT .
1.2.3. Giám sát trên hàu
- Bệnh giám sát: bệnh do Perkinsus
(tác nhân P. marinus, P. olsseni).
- Tần suất lấy mẫu: 01 đợt/năm.
- Loại mẫu: hàu nguyên con.
- Số lượng mẫu: 45 cơ sở x 1 đợt/năm
= 45 mẫu.
- Xử lý khi dương tính: trường hợp kết
quả xét nghiệm hàu dương tính với bệnh: thực hiện các biện pháp xử lý ổ dịch và
triển khai các biện pháp chống dịch theo quy định tại Chương III của Thông tư số
04/2016/TT-BNNPTNT .
1.3. Giám sát bị động
Thực hiện khi có hiện tượng thủy sản
chết bất thường.
1.3.1. Tiếp nhận và xác định thông
tin dịch bệnh
Trong vòng 01 (một) ngày kể từ khi nhận
được thông tin, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y trực tiếp điều tra xác minh
bệnh hoặc yêu cầu nhân viên thú y xã tiến hành xác minh, thu thập thông tin tại
cơ sở và thực hiện báo cáo dịch bệnh đột xuất theo quy định tại Điều 5 của
Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT .
1.3.2. Điều tra xác minh và thu mẫu
bệnh tại cơ sở
- Thực hiện điều tra tại cơ sở có động
vật thủy sản mắc bệnh hoặc có dấu hiệu mắc bệnh để thu thập thông tin.
- Thực hiện lấy mẫu xét nghiệm, bảo
quản, vận chuyển mẫu đến phòng thử nghiệm và lập biên bản lấy mẫu.
- Hướng dẫn chủ cơ sở thực hiện các
biện pháp xử lý khi động vật thủy sản mắc bệnh hoặc có dấu hiệu mấc bệnh theo
quy định tại Điều 15 Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT .
1.4. Tăng cường năng lực quan trắc,
cảnh báo môi trường trong nuôi trồng thủy sản
1.4.1. Triển khai hoạt động quan trắc
quan trắc, cảnh báo môi trường tại các vùng nuôi tập trung đối tượng nuôi chủ lực,
đối tượng nuôi có giá trị kinh tế
a) Tôm nuôi nước lợ (tôm thẻ chân trắng,
tôm sú)
- Điểm quan trắc: tại các khu vực nước
cấp và ao đại diện.
- Thông số quan trắc ở vùng nước cấp
bao gồm: Nhiệt độ, oxy hòa tan, độ mặn, pH, độ trong, N-NH4+, N-N02-, N- NO3-, P-PO43-, H2S, độ kiềm,
TSS, nhu cầu oxy hóa học (COD), mật độ và thành phần tảo độc hại, Vibrio tổng số,
Vibrio parahaemolyticus quan trắc với tần suất 2 lần/tháng.
Thuốc bảo vệ thực vật và kim loại nặng Cd, Hg, Pb, As quan trắc với tần suất tối
thiểu 3 lần/năm (Thực hiện lồng ghép theo Kế hoạch quan trắc, cảnh báo môi trường
trong nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021-2025 đã được
Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt).
- Thông số quan trắc trong ao đại diện
bao gồm: nhiệt độ nước, oxy hòa tan, pH, độ trong, độ mặn, độ kiềm, NH3,
H2S, Nitrat (NO3- tính
theo N), TSS, COD, BOD, coliform, NH4+ tính
theo N, Vibrio tổng số, Vibrio parahaemolyticus, ...
- Thời gian quan trắc: theo lịch mùa
vụ thả tôm.
b) Cá nuôi lồng bè nước ngọt
- Quan trắc khu vực nước cấp cho vùng
nuôi cá lồng bè nước ngọt tập trung (sông Cái - Tp. Biên Hòa, hồ Trị An, sông
La Ngà): thực hiện lồng ghép theo Kế hoạch quan trắc, cảnh báo môi trường trong
nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021-2025 đã được Ủy
ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
- Thông số, tần suất quan trắc: Nhiệt
độ nước, độ trong, oxy hòa tan, pH, N-NH4+, N-NO2-, P-PO43-, H2S, COD, BOD, TSS, mật độ và thành phần tảo độc, Aeromonas tổng số,
Streptococcus sp, thực vật phù du với tần suất quan trắc 2 lần/tháng. Thuốc bảo
vệ thực vật và kim loại nặng Cd, Hg và Pb quan trắc với tần suất tối thiểu 3 lần/năm.
- Thời gian quan trắc: từ tháng 3 đến
tháng 11 hàng năm.
c) Tôm càng xanh và các đối tượng thủy
sản nuôi khác
- Điểm quan trắc: các cơ sở sản xuất
giống và ao/bè nuôi thủy sản đại diện.
- Thông số, tần suất quan trắc: nhiệt
độ nước, oxy hòa tan, pH, độ trong, độ mặn, độ kiềm, NH3, H2S,
Nitrat (NO3- tính theo N), TSS, COD,
BOD, coliform, NH4+ tính theo N, Vibrio tổng số,
Vibrio parahaemolyticus, ... với tần suất 1 lần/2 tháng (ao, bè nuôi); 4 đợt/năm
(cơ sở giống).
- Thời gian quan trắc: từ tháng 3 đến
tháng 12 hàng năm.
d) Quan trắc, giám sát môi trường đột
xuất
- Khi môi trường có diễn biến bất thường
(mưa, nắng nóng kéo dài); khi khu vực nuôi thủy sản xảy ra dịch bệnh; khi môi
trường vùng nuôi có dấu hiệu ô nhiễm, tích tụ chất hữu cơ;
có hiện tượng tảo nở hoa; quan trắc môi trường cuối vụ nuôi đối với vùng nuôi tôm thẻ chân trắng, tôm sú.
- Thông số, tần suất quan tắc, giám
sát: dựa trên các thông số quan trắc và giám sát môi trường thường xuyên tại
các vùng nuôi. Tùy theo tình hình thực tế để lựa chọn và bổ sung các chỉ tiêu
khác ngoài các chỉ tiêu quan trắc thường xuyên cho phù hợp.
đ) Xử lý thông tin quan trắc môi trường
Sau mỗi đợt quan trắc môi trường, các
số liệu sẽ được cập nhật, xử lý đảm bảo nhanh chóng, chính xác, kịp thời. Đối với
các thông số không nằm trong ngưỡng giới hạn theo tiêu chuẩn cho phép sẽ được
thông báo trực tiếp đến cán bộ phụ trách, thông báo đến địa phương để thông báo
đến các vùng nuôi, thông báo đến hộ dân được thu mẫu. Kết
quả quan trắc hàng tháng sẽ được tổng hợp, được cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ
liệu quốc gia về quan trắc môi trường, kết quả tổng hợp này sẽ được thông báo đến
UBND các huyện, thành phố, các xã/phường có điểm quan trắc nhằm phổ biến đến
người nuôi các diễn biến môi trường nuôi, các khuyến cáo và hướng xử lý, điều
chỉnh kịp thời với tình hình thực tế.
1.4.2. Rà soát hiện trạng, bổ sung
các điểm, vị trí quan trắc môi trường phù hợp với tình hình thực tế
Căn cứ vào sản lượng của đối tượng
nuôi trồng thủy sản, trên cơ sở lựa chọn vùng quan trắc là những vùng nuôi trồng
thủy sản tập trung, có chung nguồn nước cấp, phù hợp với quy hoạch phát triển
nuôi trồng thủy sản của địa phương; những nơi thường xảy ra bệnh trên thủy sản
nuôi, nhất là các vùng nuôi các đối tượng thủy sản chủ lực của tỉnh theo hình
thức thâm canh mật độ cao, hoặc những nơi có nguy cơ ô nhiễm môi trường; vùng
nuôi có diện tích từ 10 ha trở lên với các đối tượng nuôi thâm canh, bán thâm
canh; từ 1.000 m3 trở lên đối với nuôi lồng/bè để xác định số lượng
điểm quan trắc tại các ao/bè đại diện. Cụ thể phân bố mẫu dự kiến như sau:
- Tổ chức giám sát chủ động tại một số
các ao/bè nuôi đại diện; xây dựng và thực hiện kế hoạch lấy mẫu, phân tích với
215 mẫu/ năm, gồm:
+ Ao nuôi tôm càng xanh tại Tân Phú,
Định Quán,...: 20 hộ x 1 lần/năm + 5 hộ x 2 lần/năm = 30 mẫu.
+ Ao nuôi nước lợ tại Nhơn Trạch,
Long Thành: 20 hộ x 1 lần/năm + 5 hộ x 2 lần/năm = 30 mẫu.
+ Ao nuôi thủy sản khác tại các huyện
Định Quán: 30 hộ, Tân Phú: 25 hộ, Trảng Bom: 10 hộ, Vĩnh Cửu: 30 hộ, Cẩm Mỹ: 10 hộ, Xuân Lộc: 10 hộ và thành phố Biên Hòa: 10 hộ; tổng 125 hộ
(95 hộ x 1 lần/năm + 30 hộ x 2 lần/năm) = 155 mẫu.
- Giám sát bị động tại một số ao/bè
nuôi trên địa bàn tỉnh: dự kiến thu khoảng 30 mẫu/năm.
1.5. Kiểm dịch, kiểm soát động vật,
sản phẩm động vật thủy sản
- Thực hiện nghiêm việc kiểm dịch động
vật thủy sản theo quy định của pháp luật. Thủy sản sử dụng làm giống lưu thông
trong tỉnh, cần có nguồn gốc rõ ràng, được xét nghiệm âm tính với các tác nhân
gây bệnh nguy hiểm.
- Tổ chức giám sát, xét nghiệm các
tác nhân gây bệnh nguy hiểm trên động vật thủy sản sử dụng làm giống theo quy định
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
1.6. Tăng cường năng lực chẩn đoán, xét nghiệm bệnh thủy sản
- Tổ chức chương trình thử nghiệm
thành thạo, so sánh liên phòng đối với một số bệnh nguy hiểm trên thủy sản
nuôi.
- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phòng
thử nghiệm, trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác chẩn đoán và giám sát chủ
động các bệnh nguy hiểm trên động vật thủy sản; đào tạo, tập huấn chuyên môn về
dịch tễ, kỹ thuật xét nghiệm, bảo đảm đáp ứng tiêu chuẩn của Việt Nam.
2. Chống dịch
2.1. Khai báo, chẩn đoán, điều tra
dịch bệnh
- Chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản, cá
nhân hành nghề thú y khi phát hiện thủy sản mắc bệnh, chết, có dấu hiệu mắc bệnh
truyền nhiễm phải báo ngay cho nhân viên thú y cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp xã
hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành thú y nơi gần nhất.
- Nhân viên thú y cấp xã khi phát hiện
hoặc nhận được tin báo có thủy sản mắc bệnh, chết, có dấu hiệu mắc bệnh truyền
nhiễm có trách nhiệm sau đây: Kiểm tra thông tin, chẩn đoán lâm sàng, hỗ trợ cơ
quan quản lý chuyên ngành thú y lấy mẫu xét nghiệm; Hướng dẫn chủ cơ sở nuôi trồng
thủy sản thực hiện các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật Thú y;
Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã, Trạm Chăn nuôi và Thú y cấp huyện.
- Trạm Chăn nuôi và Thú y cấp huyện
khi nhận được thông báo có thủy sản mắc bệnh, chết, có dấu hiệu mắc bệnh truyền
nhiễm có trách nhiệm sau đây: xác minh thông tin, chẩn đoán lâm sàng, điều tra ổ
dịch bệnh động vật; lấy mẫu xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh; hướng dẫn
các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản; báo cáo Ủy ban nhân dân
cấp huyện, Chi cục Chăn nuôi và Thú y.
2.2. Xử lý ổ dịch bệnh động vật thủy
sản
Thực hiện các biện pháp sau:
a) Thu hoạch động vật thủy sản trong ổ
dịch
- Chủ cơ sở nuôi thu hoạch động vật
thủy sản trong ổ dịch phải thực hiện những yêu cầu sau: thông báo với Trạm Chăn
nuôi và Thú y về mục đích sử dụng, khối lượng, các biện pháp xử lý, kế hoạch thực
hiện và biện pháp giám sát việc sử dụng động vật thủy sản mắc bệnh; không sử dụng động vật thủy sản mắc bệnh
làm giống, thức ăn tươi sống cho động vật thủy sản khác; chỉ vận chuyển động vật thủy sản đến các cơ sở thu gom, mua, bán, sơ chế, chế biến
(sau đây gọi chung là cơ sở tiếp nhận) và bảo đảm không làm lây lan dịch bệnh
trong quá trình vận chuyển.
- Ngay sau khi nhận được thông báo của
chủ cơ sở, Trạm Chăn nuôi và Thú y có trách nhiệm: phân công cán bộ hướng dẫn,
giám sát việc thu hoạch, bảo quản, vận chuyển của cơ sở nuôi có động vật thủy sản
mắc bệnh; thông báo tên, địa chỉ cơ sở tiếp nhận cho cơ quan quản lý chất lượng
nông lâm sản và thủy sản cấp tỉnh nơi tiếp nhận để giám sát tại cơ sở tiếp nhận;
báo cáo Chi cục Chăn nuôi và Thú y kết quả thực hiện.
- Cơ sở tiếp nhận phải bảo đảm và chịu
trách nhiệm về an toàn dịch bệnh trong quá trình sơ chế, chế biến.
b) Chữa bệnh động vật thủy sản
- Nguyên tắc chữa bệnh động vật thủy
sản: chỉ chữa bệnh đối với những bệnh có phác đồ Điều trị, động vật thủy sản bị
bệnh có khả năng được chữa khỏi bệnh và đã xác định được bệnh; trường hợp chữa
bệnh, nhưng động vật thủy sản không khỏi hoặc bị chết trong quá trình chữa bệnh
thì thực hiện các bước điểm a, c của mục này; không sử dụng động vật thủy sản
không đáp ứng quy định về ngừng sử dụng thuốc trước khi thu hoạch để làm thực
phẩm.
- Trách nhiệm của chủ cơ sở nuôi: chủ
động chữa bệnh động vật thủy sản mắc bệnh theo hướng dẫn của cơ quan quản lý
chuyên ngành thú y; chỉ sử dụng các loại thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm sinh học
có trong Danh Mục thuốc thú y dùng trong thú y thủy sản được phép lưu hành tại
Việt Nam, đồng thời sử dụng đúng liều lượng của thuốc theo hướng dẫn của nhà sản
xuất, cơ quan chuyên ngành thú y thủy sản; ghi chép quá trình sử dụng các loại
sản phẩm này.
- Trách nhiệm của nhân viên thú y xã,
thú y tư nhân: chữa bệnh động vật thủy sản theo hướng dẫn của Chi cục Chăn nuôi
và Thú y, Cục Thú y; chỉ sử dụng các loại thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm sinh
học có trong Danh Mục thuốc thú y dùng trong thú y thủy sản được phép lưu hành
tại Việt Nam.
- Trách nhiệm của Trạm Chăn nuôi và
Thú y: tham gia hướng dẫn thực hiện phác đồ điều trị động vật thủy sản mắc bệnh
cho nhân viên thú y xã, thú y tư nhân và người nuôi thủy sản; báo cáo Chi cục
Chăn nuôi và Thú y về hiệu quả của việc áp dụng phác đồ điều trị.
- Trách nhiệm của Chi cục Chăn nuôi
và Thú y: hướng dẫn, phổ biến phác đồ điều trị động vật thủy sản mắc bệnh cho
nhân viên thú y xã, thú y tư nhân và người nuôi động vật thủy sản; phối hợp với
Chi cục Thủy sản, cơ sở nuôi, các tổ chức, cá nhân thử nghiệm phác đồ điều trị;
báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Thú y về hiệu quả của việc
áp dụng phác đồ điều trị; đề xuất thử
nghiệm, ban hành phác đồ điều trị mới có hiệu quả hơn.
c) Tiêu hủy động vật thủy sản mắc bệnh
- Trình tự thực hiện tiêu hủy:
+ Chi cục Chăn nuôi và Thú y báo cáo
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (nội dung báo cáo: kết quả điều tra ổ dịch,
nhận định, dự báo tình hình dịch bệnh trong thời gian tiếp theo, đề xuất các biện
pháp phòng, chống dịch) và có văn bản đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
ban hành quyết định tiêu hủy (có xác định khoanh vùng ổ dịch) và quyết định
thành lập tổ tiêu hủy.
+ Trong vòng 24 giờ kể từ khi ban
hành Quyết định thành lập, Tổ tiêu hủy có trách nhiệm triển khai thực hiện: khoanh
vùng ổ dịch đã được xác định trong quyết định tiêu hủy; lập biên bản, có xác nhận
của chủ cơ sở có động vật thủy sản phải tiêu hủy.
- Biện pháp kỹ thuật tiêu hủy:
Bước 1:
+ Khu cách ly phải được đặt ở vị trí khô
ráo, cách xa khu vực nuôi, nguồn nước cấp, nhà ở và nguồn nước sinh hoạt tối
thiểu 50m.
+ Yêu cầu về hố xử lý: có hình vuông
hoặc hình chữ nhật, sâu tối thiểu 1m; tùy theo số lượng động
vật thủy sản cần tiêu hủy mà thiết kế hố xử lý có kích thước phù hợp; ví dụ nếu
cần chôn 1 tấn cá thì hố xử lý cần có kích thước là 1,5 - 2m (sâu) x 1,5 - 2 m
(rộng) x 1,5 - 2 m (dài); có thể làm theo kiểu bể xi măng; nếu là hố đất thì
xung quanh và đáy hố xử lý phải được lót kín bằng các vật liệu không thấm nước
(như bạt nilon); trên miệng hố phải có nắp đậy kín và có hàng rào để ngăn chặn
động vật xâm nhập và đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường.
Bước 2: vớt
toàn bộ động vật thủy sản chết ra khỏi ao ngay khi phát hiện bằng vợt chuyên dụng
và cho vào thùng kim loại hoặc thùng nhựa đáy kín và có nắp đậy. Vận chuyển động
vật thủy sản chết đến hố xử lý.
Bước 3: rải
một lớp vôi bột xuống đáy hố (1 kg/m2), đổ động vật thủy sản vào,
phun thuốc sát trùng (ví dụ Chlorine) hoặc rắc vôi bột lên trên, lấp đất; phải
đảm bảo lớp đất phủ lên động vật thủy sản phải dày ít nhất là 1m. Phun sát trùng khu vực chôn lấp.
- Hóa chất sử dụng để tiêu hủy, khử
trùng được xuất từ Quỹ dự trữ Quốc gia, Quỹ dự phòng địa phương, của chủ cơ sở
nuôi hoặc các loại hóa chất có công dụng tương đương trong danh mục thuốc thú y
dùng trong thú y thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam.
- Chi phí tiêu hủy động vật thủy sản
mắc bệnh, khử trùng xử lý ao đầm bị bệnh do ngân sách địa phương chi trả theo
quy định của địa phương.
d) Khử trùng sau thu hoạch, tiêu hủy
đối với ổ dịch
- Chủ cơ sở thực hiện: khử trùng nước
trong bể, ao, đầm, công cụ, dụng cụ, lồng nuôi, lưới; xử lý nền đáy, diệt giáp
xác và các vật chủ trung gian truyền bệnh bằng hoá chất được phép sử dụng sau
khi thu hoạch hoặc tiêu hủy động vật thủy sản, đảm bảo không còn mầm bệnh, dư
lượng hóa chất và đảm bảo vệ sinh môi trường; thông báo cho cơ sở nuôi liên kề
có chung nguồn cấp thoát nước để áp dụng các biện pháp phòng bệnh, ngăn chặn dịch
bệnh lây lan.
- Những người tham gia quá trình xử
lý, tiêu hủy động vật thủy sản phải thực hiện việc vệ sinh cá nhân để tiêu diệt
mầm bệnh, không làm phát tán mầm bệnh ra ngoài môi trường và cơ sở nuôi khác.
2.3. Công bố dịch bệnh động vật thủy
sản
- Nguyên tắc, nội dung công bố dịch bệnh
động vật thủy sản được thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 26 của
Luật Thú y.
- Công bố dịch bệnh động vật thủy sản
khi có đủ các điều kiện sau đây:
+ Có ổ dịch bệnh động vật thuộc Danh
mục bệnh động vật phải công bố dịch xảy ra và có chiều hướng lây lan nhanh trên
diện rộng hoặc phát hiện tác nhân gây bệnh truyền nhiễm mới.
+ Có kết luận chẩn đoán xác định là bệnh
thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch hoặc tác nhân gây bệnh truyền
nhiễm mới của cơ quan có thẩm quyền chẩn đoán, xét nghiệm bệnh động vật.
+ Có văn bản đề nghị công bố dịch của
Chi cục Chăn nuôi và Thú y.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết
định việc công bố dịch bệnh động vật thủy sản khi có đủ điều kiện công bố dịch
trên.
- Khi công bố dịch thực hiện các biện
pháp sau (Điều 35, Luật Thú y):
+ Xác định giới hạn vùng có dịch, đặt
biển báo, chốt kiểm soát, hướng dẫn việc đi lại, vận chuyển động vật, sản phẩm
động vật thủy sản đi qua vùng có dịch.
+ Hạn chế người không có nhiệm vụ vào
nơi có động vật thủy sản mắc bệnh hoặc chết do dịch bệnh.
+ Kiểm soát vận chuyển động vật, sản
phẩm động vật thủy sản ra, vào vùng có dịch; phòng bệnh, chữa bệnh cho động vật
thủy sản.
+ Vệ sinh, khử trùng tiêu độc nơi
nuôi trồng thủy sản, phương tiện, dụng cụ, nước thải và chất thải trong nuôi trồng
thủy sản theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y.
+ Xử lý động vật thủy sản mắc bệnh,
chết: theo các điểm a, b, c, d của khoản 2.2. mục này.
IV. KINH PHÍ THỰC
HIỆN
1. Kinh phí
phòng dịch (phụ lục 02
đính kèm)
- 01 năm: 2.203.428.000đ, trong đó kinh phí tỉnh: 1.853.428.000đ, huyện:
350.000.000đ.
- Giai đoạn 2021-2030:
19.830.852.000đ, trong đó kinh phí tỉnh: 16.680.852.000đ,
huyện: 3.150.000.000đ.
2. Kinh phí chống
dịch (phụ lục 03 đính
kèm)
- Kinh phí chống dịch khi công bố dịch
ở một xã:
+ 01 năm: 1.118.630.000đ, trong đó
kinh phí tỉnh: 296.175.000đ, huyện: 822.455.000đ.
+ Giai đoạn 2021-2030:
10.067.670.000đ, trong đó kinh phí tỉnh: 2.665.575.000đ, huyện: 7.402.095.000đ.
- Kinh phí xử lý ổ dịch:
+ 01 năm: 276.261.000đ, trong đó kinh phí tỉnh: 61.745.000đ, huyện:
214.516.000đ.
+ Giai đoạn 2021-2030:
2.486.345.000đ, trong đó kinh phí tỉnh: 555.705.000đ, huyện:
1.930.640.000đ.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn
a) Hàng năm, xây dựng các nội dung của
kế hoạch này và dự toán kinh phí thực hiện vào các nội dung của Kế hoạch phòng,
chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản trên địa bàn tỉnh.
b) Xây dựng nội dung tuyên truyền, tập
huấn; phối hợp với Đài Phát thanh Truyền hình Đồng Nai, Báo Đồng Nai...và địa
phương đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền phổ biến, áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động
vật thủy sản trên địa bàn theo hướng dẫn của các cơ quan chuyên ngành. Tổ chức
tập huấn cho người nuôi trồng, sản xuất, kinh doanh động vật thủy sản và các
cán bộ thú y.
c) Tăng cường năng lực chẩn đoán, xét
nghiệm, giám sát, điều tra ổ dịch và ứng phó với dịch bệnh; tổ chức lấy mẫu
giám sát các tác nhân gây bệnh nguy hiểm, bệnh mới nổi trên thủy sản để cảnh
báo dịch bệnh.
d) Tổ chức quan trắc cảnh báo môi trường
tại các vùng nuôi trọng điểm; tổ chức thực hiện Kế hoạch quan trắc môi trường
nuôi thủy sản tại các ao/bè nuôi đại diện sau khi Kế hoạch này được phê duyệt.
Hàng tháng tổng hợp kết quả quan trắc môi trường nuôi trồng thủy sản tại các
vùng nuôi trên địa bàn tỉnh, gửi thông báo đến các địa phương để phục vụ công
tác quản lý nuôi trồng thủy sản, tăng cường quản lý vùng nuôi; cập nhật số liệu
vào cơ sở dữ liệu quốc gia về quan trắc môi trường theo định kỳ.
đ) Tổ chức kiểm dịch, kiểm soát động
vật, sản phẩm động vật thủy sản.
e) Huy động lực lượng thú y, thú y thủy
sản hỗ trợ các địa phương trong công tác phòng, chống dịch bệnh theo kế hoạch.
g) Chuẩn bị, cung ứng vật tư, hóa chất
đầy đủ, kịp thời cho công tác phòng, chống dịch bệnh động
vật thủy sản.
h) Ứng dụng công nghệ thông tin trong
phòng chống dịch bệnh thủy sản, bao gồm: báo cáo, chia sẻ, phân tích số liệu dịch
bệnh, dự báo, cảnh báo dịch bệnh,...
i) Tổ chức hướng dẫn, đôn đốc, kiểm
tra công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản; tổ chức sơ kết hàng năm, tổng kết
kế hoạch giai đoạn 2021-2030.
k) Thường xuyên cập nhật văn bản chỉ
đạo, tình hình dịch bệnh trên địa bàn để tham mưu điều chỉnh các biện pháp cho
phù hợp.
2. Sở Tài chính
a) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn thẩm định kinh phí phòng chống dịch bệnh động vật thủy sản
giai đoạn 2021-2030; hướng dẫn các định mức chi trong công tác phòng chống dịch
bệnh thủy sản.
b) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cân
đối, bố trí nguồn kinh phí để thực hiện kế hoạch phòng, chống dịch bệnh thủy sản
trên địa bàn tỉnh.
3. Sở Thông tin
và Truyền thông
Phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
chỉ đạo, định hướng các cơ quan báo chí tuyên truyền về công tác phòng, chống dịch
bệnh nguy hiểm trên thủy sản để người dân biết và chủ động
áp dụng các biện pháp phòng bệnh, hợp tác trong xử lý ổ dịch.
4. Sở Kế hoạch và
Đầu tư
Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn triển khai thực hiện Kế hoạch quốc gia phòng, chống một số dịch bệnh
nguy hiểm trên thủy sản nuôi, giai đoạn 2021- 2030.
5. Sở Y tế
Tổ chức kiểm tra điều kiện vệ sinh an
toàn thực phẩm theo phân cấp, phối hợp với ngành nông nghiệp triển khai thực hiện
Kế hoạch quốc gia phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm
trên thủy sản nuôi, giai đoạn 2021- 2030.
6. Sở Công Thương
Phối hợp địa phương chỉ đạo ban quản
lý các chợ phối hợp cơ quan thú y thực hiện việc kiểm tra, xử lý các trường hợp
động vật thủy sản vào chợ không có kiểm soát; thường xuyên theo dõi tình hình
và diễn biến thị trường đối với động vật thủy sản và các sản phẩm động vật thủy
sản để có giải pháp bảo đảm lưu thông, tránh gây bất ổn về thị trường trong tỉnh.
7. Sở Tài Nguyên
và Môi Trường
Phối hợp với địa phương trong việc lựa
chọn địa điểm tiêu hủy động vật thủy sản mắc bệnh, chết.
8. Công an tỉnh
a) Huy động lực lượng tham gia các trạm,
chốt kiểm dịch động vật tạm thời (nếu có) và Trạm kiểm dịch Ông Đồn; phát hiện
và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định của nhà nước về phòng, chống
dịch bệnh động vật thủy sản. Chỉ đạo lực lượng công an ổn định an ninh chính trị,
trật tự an toàn xã hội tại các vùng xảy ra dịch (nếu có).
b) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn (Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Chi cục Thủy sản), Sở Y tế
(Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm), Cục Quản lý thị trường tỉnh trong công tác
kiểm tra các hoạt động thu gom, mua, bán, sơ chế, chế biến động vật thủy sản
trên địa bàn tỉnh.
c) Chỉ đạo lực lượng chức năng điều
tra, theo dõi nắm tình hình, cập nhật danh sách các tổ chức, cá nhân có hành vi
vi phạm trong hoạt động thu gom, mua, bán, sơ chế, chế biến động vật thủy sản
không rõ nguồn gốc; tổ chức tuyên truyền, vận động người dân nâng cao ý thức
trách nhiệm trong cộng tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản;
triển khai các biện pháp nghiệp vụ, phối hợp với các lực lượng chức năng tổ chức
đấu tranh, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá
nhân vi phạm.
9. Cục Quản lý thị
trường
Phối hợp cùng các sở, ngành liên
quan, UBND cấp huyện trong công tác kiểm tra, kiểm soát vận chuyển, kinh doanh
động vật, sản phẩm động vật thủy sản trên địa bàn.
10. Đài PTTH Đồng
Nai, Báo Đồng Nai
Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn và các ngành liên quan thực hiện tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh
nguy hiểm trên thủy sản và trên gia súc, gia cầm định kỳ và đột xuất phát trên
sóng truyền hình và đăng báo theo nội dung kế hoạch phòng chống dịch bệnh hàng
năm; đồng thời thông tin kịp thời, chính xác cho người dân
về diễn biến tình hình bệnh và các biện pháp phòng chống dịch.
11. Ủy ban nhân dân
các huyện, thành phố Biên Hòa và Long Khánh
a) Xây dựng kế hoạch và bố trí kinh
phí để thực hiện kế hoạch phòng chống bệnh thủy sản tại địa phương.
b) Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ
chuyên môn theo hướng dẫn, chỉ đạo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
c) Hướng dẫn người nuôi trồng, sản xuất,
kinh doanh động vật thủy sản áp dụng quy trình quản lý chăm sóc, phòng bệnh chủ
động, định kỳ kiểm tra ao, hồ, lồng, bè nuôi thủy sản, xử
lý động vật trung gian truyền bệnh; vệ sinh khử trùng và áp dụng các biện pháp
xử lý tác nhân gây bệnh trong quá trình nuôi.
d) Chỉ đạo các cơ quan truyền thông địa
phương tăng cường công tác tuyên truyền các biện pháp phòng, chống dịch bệnh thủy
sản trên địa bàn.
đ) Thực hiện chính sách hỗ trợ phòng,
chống dịch bệnh động vật thủy sản, khắc phục hậu quả do dịch bệnh gây ra và
khôi phục nuôi trồng thủy sản trên địa bàn.
e) Rà soát, dự phòng sẵn các phương
án tiêu hủy, nơi chôn động vật thủy sản trong trường hợp phải tiêu hủy số lượng
lớn, bao gồm cả hóa chất, dụng cụ và phương tiện vận chuyển từ ổ dịch đến nơi
tiêu hủy.
g) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã có
nuôi trồng thủy sản, xây dựng và triển khai kế hoạch phòng chống dịch bệnh thủy
sản trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, báo cáo kịp thời tình hình dịch bệnh; chỉ
đạo việc chữa bệnh, thu hoạch, xử lý hoặc giám sát xử lý động vật thủy sản mắc
bệnh; thống kê diện tích nuôi trồng thủy sản, số lượng, diện tích động vật thủy
sản mắc bệnh; vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường nuôi trồng thủy sản theo
quy định.
12. Các hội, hiệp
hội, doanh nghiệp, người nuôi trồng thủy sản
a) Các hội, hiệp hội chủ động phối hợp
với các đơn vị chuyên môn của địa phương để phổ biến, hướng dẫn, đôn đốc các tổ
chức, cá nhân là thành viên của hội và hiệp hội tích cực tham gia thực hiện kế
hoạch.
b) Các doanh nghiệp, người nuôi trồng
thủy sản: chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức giám sát lưu hành tác nhân gây
bệnh thủy sản trong cơ sở của mình theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên
ngành thú y; bố trí kinh phí, nguồn lực để thực hiện kế hoạch.
Doanh nghiệp và người nuôi chịu trách nhiệm theo dõi, giám sát thủy sản trong
suốt quá trình thả nuôi và phải báo ngay cho chính quyền cơ sở và cơ quan thú y
các cấp khi phát hiện thủy sản có dấu hiệu bất thường, nghi ngờ dịch
bệnh. Tổ chức giám sát, lấy mẫu, xét nghiệm để xác định tác nhân gây bệnh (nếu
có) đối với tất cả các trường hợp thủy sản chết bất thường, thủy sản có dấu hiệu
mắc bệnh tại cơ sở nuôi. Thực hiện việc báo cáo, chia sẻ thông tin dịch bệnh thủy
sản theo các quy định hiện hành.
c) Các cơ sở sản xuất giống thủy sản,
các doanh nghiệp sản xuất thủy sản để xuất khẩu cần chủ động xây dựng kế hoạch
giám sát dịch bệnh và hoàn thiện các điều kiện để được
công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh theo quy định.
Đề nghị các sở ngành, địa phương và
đơn vị liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ, xây dựng “Kế hoạch phòng, chống một
số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi trên địa bàn tỉnh, giai đoạn
2021-2030” tổ chức thực hiện đạt kết quả tốt. Trong quá trình thực hiện, nếu có
khó khăn vướng mắc, kịp thời báo cáo và đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo, xử lý./.
Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và
PTNT;
- Cục Thú y, Cục Chăn nuôi;
- Thường trực: Tỉnh ủy, HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, PCT. UBND tỉnh (Đ/c Phi);
- Các Sở: NN-PTNT, KH-ĐT; Tài chính, TTTT, Y tế, Công thương, TNMT;
- Công an tỉnh, Cục QLTT;
- Đài PTTH, Báo Đồng Nai;
- UBND các huyện, thành phố;
- Chánh, các PCVP. UBND tỉnh;
- Lưu VT, KTN.
(Khoa/655. KHbenh thuysan)
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Võ Văn Phi
|
PHỤ LỤC I
DANH MỤC CÁC BỆNH GIÁM SÁT CHỦ ĐỘNG
(Kèm theo Kế hoạch số 12614/KH-UBND ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Ủy ban
nhân dân tỉnh)
TT
|
Tên
Bệnh
|
Chỉ
tiêu xét nghiệm
|
Loài
|
1
|
Nhiễm khuẩn
|
Streptococcus spp
|
Điêu hồng, Rô
phi, Chép, Trám, Trôi, Mè
|
2
|
Bệnh do TiLV
|
TiLV
|
Điêu hồng, Rô
phi
|
3
|
Xuất huyết
|
Aeromonas hydrophila
|
Cá tra
|
4
|
Gan thận mủ (ESC)
|
Edwardsiella ictalurid
|
5
|
Xuất huyết mùa xuân (SVC)
|
SVCV
|
Chép
|
Trắm cỏ
|
6
|
Bệnh do KHV
|
KHV
|
Chép
|
7
|
Taura (TS)
|
TSV
|
Tôm sú
Tôm thẻ
|
8
|
Đầu vàng (YHD)
|
YHV
|
9
|
Bệnh do DIV1
|
Decapod iridescent virus 1
|
10
|
Hoại tử gan tụy (NHP)
|
NHPB
|
11
|
Teo gan tụy (HPD)
|
HPV
|
12
|
Hoại tử cơ (IMN)
|
IMNV
|
13
|
Đốm trắng (WSD)
|
WSSV
|
14
|
Hoại tử CQTM và CQBM
|
IHHNV
|
15
|
Vi bào tử trùng (EHP)
|
E. hepatopenaei sp.nov
|
16
|
Hoại tử gan tụy cấp
|
V. parahaemolyticus độc lực (T)
|
V. parahaemolyticus độc lực (BN)
|
17
|
Bệnh do DIV1
|
Decapod iridescent virus 1
|
Tôm càng xanh
|
Trắng đuôi
|
XSV
|
MrNV
|
18
|
Bệnh do Perkinsus
|
Perkinsus marinus
|
Hàu
|
Perkinsus olseni
|
PHỤ LỤC II
PHÒNG DỊCH
(Kèm theo Kế hoạch số 12614/KH-UBND ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Ủy ban
nhân dân tỉnh)
Đơn vị
tính: 1.000 đồng
|
|
Kinh
phí 01 năm
|
Kinh
phí giai đoạn 2021-2030
|
STT
|
Nội
dung
|
Kinh
phí tỉnh
|
Kinh
phí huyện
|
Tổng
|
Kinh
phí tỉnh
|
Kinh
phí huyện
|
Tổng
|
|
Tổng
|
1.853.428
|
350.000
|
2.203.428
|
16.680.852
|
3.150.000
|
19.830.852
|
I
|
Tuyên truyền, tập huấn
|
99.620
|
|
99.620
|
896.580
|
0
|
896.580
|
1
|
Đào tạo, tập huấn CC, VC, CTV tại Biên Hòa (2 ngày x
40 người/lớp): 1 lớp/năm
|
40.200
|
|
40.200
|
361.800
|
0
|
361.800
|
1.1
|
Thù lao giảng viên (1.000.000đ/ngày x 2 ngày)
|
2.000
|
|
2.000
|
18.000
|
0
|
18.000
|
1.2
|
Xe đưa đón giảng viên (Thuê xe ô tô
2 ngày x 2.500.000đ/ngày)
|
5.000
|
|
5.000
|
45.000
|
0
|
45.000
|
1.3
|
Trang trí hội trường, băng rôn
(500.000đ/lớp)
|
500
|
|
500
|
4.500
|
0
|
4.500
|
1,4
|
Tiền ăn học viên (50.000đ/người/ngày
x 2 ngày x 40 ngày)
|
4.000
|
|
4.000
|
36.000
|
0
|
36.000
|
1,5
|
Nước uống học
viên (30.000 đ/người/ngày x 2 ngày x 40 người)
|
2.400
|
|
2.400
|
21.600
|
0
|
21.600
|
1,6
|
Tài liệu tập huấn: 20.000đ/bộ x 40
người
|
800
|
|
800
|
7.200
|
0
|
7.200
|
1,7
|
Văn phòng phẩm (500.000đ/lớp)
|
500
|
|
500
|
4.500
|
0
|
4.500
|
1,8
|
Hỗ trợ tiền đi lại (Trung bình 100km/người x 2.000đ/km x 40 người)
|
8.000
|
|
8.000
|
72.000
|
0
|
72.000
|
1,9
|
Hỗ trợ tiền phòng nghỉ (Khoán
150.000đ/người/đêm x 40 người)
|
6.000
|
|
6.000
|
54.000
|
0
|
54.000
|
1,10
|
Dụng cụ thực hành thu mẫu
(3.000.000đ/lớp)
|
3.000
|
|
3.000
|
27.000
|
0
|
27.000
|
1,11
|
Tàu xe đưa đón học viên thu mẫu tại
hiện trường (xe ô tô, ghe 8.000.000đ/ngày)
|
8.000
|
|
8.000
|
72.000
|
0
|
72.000
|
2
|
Tập huấn nông dân, chủ cơ sở SX,
KD giống thủy sản (5 lớp/5 xã x 60 học viên/lớp/ngày):
5 lớp/đợt/năm
|
59.420
|
|
59.420
|
534.780
|
0
|
534.780
|
2.1
|
Thù lao giảng viên (100.000 đ/giờ x
4 giờ/buổi x 2 buổi/ngày x 5 lớp)
|
4.000
|
|
4.000
|
36.000
|
0
|
36.000
|
2.2
|
Thuê hội trường, âm thanh (5 ngày x
1.000.000đ/ngày)
|
5.000
|
|
5.000
|
45.000
|
0
|
45.000
|
2.3
|
Trang trí hội trường, băng rôn (5 lớp
x 500.000 đồng/lớp)
|
2.500
|
|
2.500
|
22.500
|
0
|
22.500
|
2.4
|
Chi hỗ trợ tiền
ăn cho đại biểu là khách mời không có trong danh sách trả lương của cơ quan
nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp (300 người x 100.000đồng/ngày/người)
|
30.000
|
|
30.000
|
270.000
|
0
|
270.000
|
2.5
|
Nước uống học
viên (30.000 đ/người/ngày x 300 người)
|
9.000
|
|
9.000
|
81.000
|
0
|
81.000
|
2.6
|
Tài liệu (300 người x 10.000
đồng/bộ)
|
3.000
|
|
3.000
|
27.000
|
0
|
27.000
|
2.7
|
Giữ xe (5 lớp x 200.000 đồng/lớp)
|
1.000
|
|
1.000
|
9.000
|
0
|
9.000
|
2.8
|
Văn phòng phẩm (300 người x 5.000 đồng/bộ)
|
1.500
|
|
1.500
|
13.500
|
0
|
13.500
|
2.9
|
Xăng (36 lít/200
km/ngày x 5 ngày x 19.000đ/lít)
|
3.420
|
|
3.420
|
30.780
|
0
|
30.780
|
II
|
Quan trắc môi trường (KINH PHÍ
QUAN TRẮC A0/BÈ ĐẠI DIỆN: 30 hộ nuôi tôm càng
xanh; 30 hộ nuôi tôm thẻ và 125 hộ nuôi các đối tượng thủy sản khác của tỉnh
( tổng cộng: 30 mẫu giám sát bị động và 215 mẫu giám sát chủ động)
|
702.640
|
|
702.640
|
6.323.760
|
0
|
6.323.760
|
1
|
Chi phí xăng xe đi lại thu mẫu tại
các điểm đại diện đã chọn tại các vùng nuôi (3320 km x 11.000đ/km = 36.520.000 đ)
|
36.520
|
|
36.520
|
328.680
|
|
328.680
|
2
|
Chi phí thuê ghe đi thu mẫu vùng
nuôi cá bè (1.300.000đ/chuyến x 20 chuyến)
|
26.000
|
|
26.000
|
234.000
|
|
234.000
|
3
|
Chi phí VPP, vật tư mau hỏng phục vụ thu, gửi mẫu phân tích 1.000.000 đ/huyện x 9 huyện
|
9.000
|
|
9.000
|
81.000
|
|
81.000
|
4
|
Chi phí phân tích mẫu
|
631.120
|
|
631.120
|
5.680.080
|
|
5.680.080
|
|
245 mẫu nước (thu chủ động và bị động)
x 2.576.000đ/mẫu (Chỉ tiêu phân tích mẫu nước gồm: nhiệt
độ nước, oxy hòa tan, pH, độ trong, độ mặn, độ kiềm, NH3, H2S, Nitrat (NO3- tính theo N),TSS, COD, BOD, coliform, NH4+ tính theo N, Vibrio tổng
số, Vibrio parahaemolyticus, ...)
|
|
|
|
|
|
|
III
|
Tăng cường năng lực chẩn đoán,
xét nghiệm bệnh thủy sản
|
Kinh
phí thực hiện theo Quyết định số 414/QĐ-TTg ngày 22/3/2021 Đề án tăng cường
năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp giai đoạn
2021-2030
|
IV
|
Giám sát dịch bệnh
|
1.051.168
|
350.000
|
1.401.168
|
9.460.512
|
3.150.000
|
12.610.512
|
1
|
Giám sát chủ động
|
891.132
|
|
891.132
|
8.020.188
|
0
|
8.020.188
|
1.1
|
Giám sát lưu hành mầm bệnh trên
Tôm (Tôm nước lợ (tôm sú, tôm thẻ): 30 CS x 02 đợt/năm
= 60 mẫu, Tôm càng xanh giống: 01 CS x 04 đợt/năm=04
mẫu, Tôm càng xanh nông hộ: 20 CS x 01 đợt/năm =
20 mẫu, tổng 84 mẫu, mỗi ngày thu 04-05 mẫu, 20 ngày )
|
447.272
|
|
447.272
|
4.025.448
|
0
|
4.025.448
|
1.1.1
|
Chi phí XN giám sát Tôm nước lợ
thương phẩm (30 CS x 02 đợt/năm=60 mẫu)
|
360.240
|
|
360.240
|
3.242.160
|
|
3.242.160
|
a
|
TSV (60 mẫu x 483.000đ/mẫu)
|
28.980
|
|
28.980
|
260.820
|
|
260.820
|
b
|
YHV (60 mẫu x 483.000đ/mẫu)
|
28.980
|
|
28.980
|
260.820
|
|
260.820
|
c
|
DIV1 (60 mẫu x 520.000đ/mẫu)
|
31.200
|
|
31.200
|
280.800
|
|
280.800
|
d
|
NHPB (60 mẫu x 520.000đ/mẫu)
|
31.200
|
|
31.200
|
280.800
|
|
280.800
|
e
|
HPV (60 mẫu x 520.000đ/mẫu)
|
31.200
|
|
31.200
|
280.800
|
|
280.800
|
f
|
IMNV (60 mẫu x 648.000đ/mẫu)
|
38.880
|
|
38.880
|
349.920
|
|
349.920
|
g
|
WSSV (60 mẫu x 566.000đ/mẫu)
|
33.960
|
|
33.960
|
305.640
|
|
305.640
|
h
|
IHHNV (60 mẫu x 566.000đ/mẫu)
|
33.960
|
|
33.960
|
305.640
|
|
305.640
|
i
|
E. hepatopenaei sp.nov (60 mẫu x
566.000đ/mẫu)
|
33.960
|
|
33.960
|
305.640
|
|
305.640
|
j
|
AHPND (2 chỉ tiêu)
|
67.920
|
|
67.920
|
611.280
|
|
611.280
|
|
V. parahaemolyticus độc lực
(T)(60 mẫu x 566.000đ/mẫu)
|
33.960
|
|
33.960
|
305.640
|
|
305.640
|
|
V. parahaemolyticus độc lực
(BN)(60 mẫu x 566.000đ/mẫu)
|
33.960
|
|
33.960
|
305.640
|
|
305.640
|
1.1.2
|
Chi phí XN giám sát tôm càng
xanh
|
87.032
|
|
87.032
|
783.288
|
|
783.288
|
a
|
Chi phí XN giám sát 01 cơ sở tôm
càng xanh giống (1 mẫu gộp/1 tháng x 04 lần/năm = 04
mẫu)
|
17.832
|
|
17.832
|
160.488
|
|
160.488
|
|
MrNV (3
đối tượng GS, mỗi đối tượng lấy 1 mẫu gộp x 04 lần/năm x
483.000đ/mẫu)
|
5.796
|
|
5.796
|
52.164
|
|
52.164
|
|
XSV (3
đối tượng GS, mỗi đối tượng lấy 1 mẫu gộp x 04 lần/năm x 483.000đ/mẫu)
|
5.796
|
|
5.796
|
52.164
|
|
52.164
|
|
DIV1 (3
đối tượng GS, mỗi đối tượng lấy 1 mẫu gộp x 04 lần/năm x 520.000đ/mẫu)
|
6.240
|
|
6.240
|
56.160
|
|
56.160
|
b
|
Chi phí XN giám sát Tôm càng
xanh nông hộ (20 CS x 01 đợt/năm = 20 mẫu)
|
29.720
|
|
29.720
|
267.480
|
|
267.480
|
|
MrNV
(20 mẫu x 483.000đ/mẫu)
|
9.660
|
|
9.660
|
86.940
|
|
86.940
|
|
XSV (20
mẫu x 483.000đ/mẫu)
|
9.660
|
|
9.660
|
86.940
|
|
86.940
|
|
DIV1 (20
mẫu x 520.000đ/mẫu)
|
10.400
|
|
10.400
|
93.600
|
|
93.600
|
c
|
Chi phí thu mẫu, gửi mẫu
|
39.480
|
|
39.480
|
355.320
|
|
355.320
|
|
Xăng thu mẫu, gửi mẫu (36
lít/200km/ngày x 20 ngày x 19.000đ/lít)
|
13.680
|
|
13.680
|
123.120
|
|
123.120
|
|
Công tác phí: 3 người x 20 ngày x
150.000 đồng
|
9.000
|
|
9.000
|
81.000
|
|
81.000
|
|
Vật tư tiêu hao (84 mẫu x 20.000đ/mẫu)
|
1.680
|
|
1.680
|
15.120
|
|
15.120
|
|
Chi phí mua mẫu (84 mẫu x
180.000đ/mẫu)
|
15.120
|
|
15.120
|
136.080
|
|
136.080
|
1.2.
|
Giám sát lưu hành mầm bệnh trên
Cá nước ngọt (Cá tra thương phẩm 10 mẫu, cá nước ngọt khác (giống và thương
phẩm) 130 mẫu,
tổng 140 mẫu, mỗi ngày thu
04-05 mẫu, 30 ngày)
|
358.790
|
|
358.790
|
3.229.110
|
|
3.229.110
|
1.2.1
|
Chi phí XN giám sát Cá tra
thương phẩm (10 CS x 01 đợt/năm=10 mẫu)
|
10.400
|
|
10.400
|
93.600
|
|
93.600
|
|
Aeromonas hydrophila (10 mẫu x 520.000đ/mẫu)
|
5.200
|
|
5.200
|
46.800
|
|
46.800
|
|
Edwardsiella ictalurid (10 mẫu x 520.000đ/mẫu)
|
5.200
|
|
5.200
|
46.800
|
|
46.800
|
1.2.2
|
Chi phí XN giám sát Cá nước ngọt
khác (cá chép, trăm, trôi, mè, cá rô phi, điêu hồng...)
(20 CS giống x 2 đợt/năm=40 mẫu, 90 CS thương phẩm
(45 nông hộ và 45 lồng bè) x 1 đợt/năm=90 mẫu, tổng 130 mẫu)
|
284.570
|
|
284.570
|
2.561.130
|
|
2.561.130
|
|
Spring viraemia of carp virus (130 mẫu x 483.000đ/mẫu)
|
62.790
|
|
62.790
|
565.110
|
|
565.110
|
|
Koi herpesvirus (130 mẫu x 566.000đ/mẫu)
|
73.580
|
|
73.580
|
662.220
|
|
662.220
|
|
Streptococcus spp (130 mẫu x 520.000đ/mẫu)
|
67.600
|
|
67.600
|
608.400
|
|
608.400
|
|
TiLV (130 mẫu x 620.000đ/mẫu)
|
80.600
|
|
80.600
|
725.400
|
|
725.400
|
1.2.3
|
Chi phí thu mẫu, gửi mẫu
|
63.820
|
|
63.820
|
574.380
|
0
|
574.380
|
|
Xăng thu mẫu, gửi mẫu (36
lít/200km/ngày x 30 ngày x 19.000đ/lít)
|
20.520
|
|
20.520
|
184.680
|
0
|
184.680
|
|
Công tác phí: 3 người x 30 ngày x
150.000 đồng
|
13.500
|
|
13.500
|
121.500
|
0
|
121.500
|
|
Vật tư tiêu hao (140 mẫu x
20.000đ/mẫu)
|
2.800
|
|
2.800
|
25.200
|
0
|
25.200
|
|
Chi phí mua mẫu Cá (140 mẫu x
100,000đ/mẫu)
|
14.000
|
|
14.000
|
126.000
|
0
|
126.000
|
|
Thuê ghe thu mẫu cá lồng bè
(1.300.000 đồng/ngày x 10 ngày)
|
13.000
|
|
13.000
|
117.000
|
|
117.000
|
1.3.
|
Giám sát lưu hành mầm bệnh trên
Hàu lồng bè (45 CS x 1 đợt/năm=45 mẫu, mỗi ngày thu 04-05 mẫu, 10 ngày )
|
78.430
|
|
78.430
|
705.870
|
0
|
705.870
|
1.3.1
|
Bệnh do Perkinsus XN 02 chỉ tiêu
|
50.940
|
|
50.940
|
458.460
|
|
458.460
|
|
Perkinsus marinus (45 mẫu x 566.000đ/mẫu)
|
25.470
|
|
25.470
|
229.230
|
0
|
229.230
|
|
Perkinsus olseni (45 mẫu x 566.000đ/mẫu)
|
25.470
|
|
25.470
|
229.230
|
0
|
229.230
|
1.3.2
|
Chi phí thu mẫu, gửi mẫu
|
27.490
|
|
27.490
|
247.410
|
|
247.410
|
|
Xăng thu mẫu, gửi mẫu (36
lít/200km/ngày x 10 ngày x 19.000đ/lít)
|
6.840
|
|
6.840
|
61.560
|
|
61.560
|
|
Công tác phí: 3 người x 10 ngày x
150.000 đồng
|
4.500
|
|
4.500
|
40.500
|
|
40.500
|
|
Vật tư tiêu hao (45 mẫu x 20.000đ/mẫu)
|
900
|
|
900
|
8.100
|
|
8.100
|
|
Chi phí mua mẫu Hàu (45 mẫu x
50,000đ/mẫu)
|
2.250
|
|
2.250
|
20.250
|
|
20.250
|
|
Thuê ghe thu mẫu (1.300.000 đồng/ngày
x 10 ngày)
|
13.000
|
|
13.000
|
117.000
|
|
117.000
|
1.4.
|
Kháng sinh đồ các mẫu dương tính
(dự kiến 40 mẫu*166.000đ/mẫu/7 loại kháng sinh)
|
6.640
|
|
6.640
|
59.760
|
0
|
59.760
|
2
|
Giám sát bị động (khi có bệnh)
(dự kiến 10 CS nuôi tôm, 15 CS nuôi cá nước ngọt, 5 CS nuôi hàu , mỗi CS lấy
01 mẫu gộp = 30 mẫu, mỗi ngày lấy 01 CS = 30 ngày)
|
160.036
|
350.000
|
510.036
|
1.440.324
|
3.150.000
|
4.590.324
|
2.1
|
XN 7 mẫu tôm nước lợ (tôm sú,
tôm thẻ) và 3 mẫu tôm càng xanh
|
44.926
|
|
44.926
|
404.334
|
0
|
404.334
|
a
|
TSV (7
mẫu x 483.000đ/mẫu)
|
3.381
|
|
3.381
|
30.429
|
0
|
30.429
|
b
|
YHV (7 mẫu
x 483.000đ/mẫu)
|
3.381
|
|
3.381
|
30.429
|
0
|
30.429
|
c
|
DIV1 (10
mẫu x 520.000đ/mẫu)
|
3.640
|
|
3.640
|
32.760
|
0
|
32.760
|
d
|
NHPB (7
mẫu x 520.000đ/mẫu)
|
3.640
|
|
3.640
|
32.760
|
0
|
32.760
|
e
|
HPV (7 mẫu
x 520.000đ/mẫu)
|
3.640
|
|
3.640
|
32.760
|
0
|
32.760
|
f
|
IMNV (7 mẫu x 648.000đ/mẫu)
|
4.536
|
|
4.536
|
40.824
|
0
|
40.824
|
g
|
WSSV (7
mẫu x 566.000đ/mẫu)
|
3.962
|
|
3.962
|
35.658
|
0
|
35.658
|
h
|
IHHNV
(7 mẫu x 566.000đ/mẫu)
|
3.962
|
|
3.962
|
35.658
|
0
|
35.658
|
i
|
E. hepatopenaei sp.nov (7 mẫu x 566.000đ/mẫu)
|
3.962
|
|
3.962
|
35.658
|
0
|
35.658
|
j
|
V. parahaemolyticus độc lực (T)(7 mẫu x 566.000đ/mẫu)
|
3.962
|
|
3.962
|
35.658
|
0
|
35.658
|
k
|
V. parahaemolyticus độc lực (BN)(7
mẫu x 566.000đ/mẫu)
|
3.962
|
|
3.962
|
35.658
|
0
|
35.658
|
l
|
MrNV (3
mẫu x 483.000đ/mẫu)
|
1.449
|
|
1.449
|
13.041
|
0
|
13.041
|
m
|
XSV (3
mẫu x 483.000đ/mẫu)
|
1.449
|
|
1.449
|
13.041
|
0
|
13.041
|
2.2
|
XN 15 mẫu cá nước ngọt
|
55.680
|
|
55.680
|
501.120
|
0
|
501.120
|
a
|
Spring viraemia of carp virus (15 x 2 mẫu x 483.000đ/mẫu)
|
14.490
|
|
14.490
|
130.410
|
0
|
130.410
|
b
|
Koi herpesvirus (15 mẫu x 566.000đ/mẫu)
|
8.490
|
|
8.490
|
76.410
|
0
|
76.410
|
c
|
Streptococcus spp (15 mẫu x 520.000đ/mẫu)
|
7.800
|
|
7.800
|
70.200
|
0
|
70.200
|
d
|
TiLV (15 mẫu x 620.000đ/mẫu)
|
9.300
|
|
9.300
|
83.700
|
0
|
83.700
|
e
|
Aeromonas hydrophila (15 mẫu x 520.000đ/mẫu)
|
7.800
|
|
7.800
|
70.200
|
0
|
70.200
|
f
|
Edwardsiella ictalurid (15 mẫu x 520.000đ/mẫu)
|
7.800
|
|
7.800
|
70.200
|
0
|
70.200
|
2.3
|
XN 5 mẫu Hàu
|
5.660
|
|
5.660
|
50.940
|
0
|
50.940
|
|
Perkinsus marinus (5 mẫu x 566.000đ/mẫu)
|
2.830
|
|
2.830
|
25.470
|
0
|
25.470
|
|
Perkinsus olseni (5 mẫu x 566.000đ/mẫu)
|
2.830
|
|
2.830
|
25.470
|
0
|
25.470
|
2.4
|
Chi phí thu mẫu, gửi mẫu đột xuất
|
53.770
|
|
53.770
|
483.930
|
0
|
483.930
|
a
|
Mua mẫu
|
3.550
|
|
3.550
|
31.950
|
0
|
31.950
|
|
Tôm nước lợ, tôm càng xanh (10 mẫu
x 180.000đ/mẫu)
|
1.800
|
|
1.800
|
16.200
|
0
|
16.200
|
|
Cá nước ngọt (15 mẫu x 100.000đ/mẫu)
|
1.500
|
|
1.500
|
13.500
|
0
|
13.500
|
|
Hàu lồng bè (5
mẫu x 50.000 đ/mẫu)
|
250
|
|
250
|
2.250
|
0
|
2.250
|
b
|
Xăng xe (36 lít x 30 ngày x 19.000
đ/lít)
|
20.520
|
|
20.520
|
184.680
|
0
|
184.680
|
c
|
Công tác phí: 3 người x 30 ngày x
150.000 đồng
|
13.500
|
|
13.500
|
121.500
|
0
|
121.500
|
d
|
Vật tư tiêu hao (20.000 đồng/mẫu x
30 mẫu)
|
600
|
|
600
|
5.400
|
0
|
5.400
|
e
|
Thuê ghe thu mẫu (1.300.000 đồng/ngày
x 12 ngày)
|
15.600
|
|
15.600
|
140.400
|
0
|
140.400
|
2.5
|
Hóa
chất hỗ trợ xử lý mầm bệnh (50.000đ/kg Chlorine x 7.000kg)
|
|
350.000
|
350.000
|
0
|
3.150.000
|
3.150.000
|
3
|
Thùng bảo ôn các loại (5 thùng x
1.000.000đ/thùng)
|
5.000
|
|
5.000
|
45.000
|
0
|
45.000
|
PHỤ LỤC III
CHỐNG DỊCH
(Kèm theo Kế hoạch số 12614/KH-UBND ngày 14/10/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
Đvt:
1.000 đồng
|
|
Kinh phí 01 năm
|
Kinh phí giai
đoạn 2021-2030
|
A. Kinh phí
Công bố dịch trên một xã
|
Stt
|
NỘI
DUNG
|
KP
tỉnh
|
KP
huyện
|
Tổng
|
KP
tỉnh
|
KP
huyện
|
Tổng
|
|
KINH PHÍ CHỐNG DỊCH (50 ha: 25 ha cá, 20 ha tôm, 5 ha
hàu, 3000m3 lồng bè)
|
296.175
|
822.455
|
1.118.630
|
2.665.575
|
7.402.095
|
10.067.670
|
I
|
Tiêu độc, khử trùng
|
283.625
|
0
|
283.625
|
2.552.625
|
0
|
2.552.625
|
1
|
Hỗ trợ hóa chất chống dịch xử lý nước
ao, hồ (Chlorine) (40.000đ/kg Chlorine x 5.000 kg)
|
200.000
|
|
200.000
|
1.800.000
|
0
|
1.800.000
|
2
|
Tiêu độc, khử trùng
|
83.625
|
|
83.625
|
752.625
|
0
|
752.625
|
a
|
Thuốc sát trùng (Benkocid) (5
lít/ha x 50 ha x 125.000đ/lít)
|
31.250
|
|
31.250
|
281.250
|
0
|
281.250
|
b
|
Công (200.000đ/công) x 5 công/ha x
50 ha
|
50.000
|
|
50.000
|
450.000
|
0
|
450.000
|
c
|
Nhiên liệu (2,5 lít xăng/ha x 50 ha
x 19.000đ/lít)
|
2.375
|
|
2.375
|
21.375
|
0
|
21.375
|
II
|
Chốt kiểm soát, kiểm dịch động vật
thủy sản vùng dịch
|
0
|
85.500
|
85.500
|
0
|
769.500
|
769.500
|
1
|
Chi phí trực chốt (3 người/ca x 3
ca/ngày x 15 ngày x 3 chốt/xã x 200.000 đ/người/ngày)
|
|
81.000
|
81.000
|
0
|
729.000
|
729.000
|
2
|
Chi phí sinh hoạt của các chốt Kiểm
dịch:
|
|
4.500
|
4.500
|
0
|
40.500
|
40.500
|
a
|
Thuê nhà (3 chốt x 15 ngày x
50.000đ/ngày)
|
|
2.250
|
2.250
|
0
|
20.250
|
20.250
|
b
|
Điện, nước (3 chốt x 15 ngày x
50.000đ/ngày)
|
|
2.250
|
2.250
|
0
|
20.250
|
20.250
|
III
|
Chi phí hỗ trợ thiệt hại ( dự kiến 20 ha cá, 20 ha tôm , 3.000 m3 lồng bè nuôi nước
ngọt, 5 ha hàu) (Nghị định số 02/2017/ND-CP, tùy mức độ
thiệt hại mà có mức hỗ trợ khác nhau, tổng dự toán lấy ở mức thiệt hại
30-70%)
|
|
700.000
|
700.000
|
0
|
6.300.000
|
6.300.000
|
1
|
Hỗ trợ hộ nuôi trồng có diện tích
thiệt hại từ 30-70%
|
0
|
700.000
|
700.000
|
0
|
6.300.000
|
6.300.000
|
a
|
Cá truyền thống (mức hỗ trợ từ
3.000. 000đ-7.000.000đ/ha, TB 5.000. 000đ/ha x 10 ha)
|
|
50.000
|
50.000
|
0
|
450.000
|
450.000
|
b
|
Cá tra TC (mức hỗ trợ từ 10.000.000
- 20.000.000đ/ha, TB 15.000.000đ/ha x 5 ha)
|
|
75.000
|
75.000
|
0
|
675.000
|
675.000
|
c
|
Cá rô phi đơn tính (mức hỗ trợ từ
10.000. 000 - 20.000.000đ/ha, TB 15.000. 000đ/ha x 5 ha)
|
|
75.000
|
75.000
|
0
|
675.000
|
675.000
|
d
|
Lồng, bè nuôi nước ngọt (mức hỗ trợ
từ 3.000.000đ - 7.000.000đ/100m3, TB 5.000.000đ/100m3 x
30)
|
|
150.000
|
150.000
|
0
|
1.350.000
|
1.350.000
|
e
|
Tôm sú BTC, TC (mức hỗ trợ từ
4.000. 000 - 6.000.000đ/ha, TB 5.000. 000đ/ha x 10 ha)
|
|
50.000
|
50.000
|
0
|
450.000
|
450.000
|
f
|
Tôm thẻ chân trắng BTC, TC (mức hỗ
trợ từ 10.000.000 - 20.000.000đ/ha,
TB 15.000.000đ/ha x 10 ha)
|
|
150.000
|
150.000
|
0
|
1.350.000
|
1.350.000
|
g
|
Nhuyễn thể (mức
hỗ trợ từ 20.000.000đ-40.000.000đ/ha,
TB 30.000.000đ/ha x 5 ha)
|
|
150.000
|
150.000
|
0
|
1.350.000
|
1.350.000
|
2
|
Hỗ trợ hộ nuôi trồng có diện tích thiệt hại trên 70%
|
|
1.160.000
|
1.160.000
|
0
|
10.440.000
|
10.440.000
|
a
|
Cá truyền thống (mức hỗ trợ từ 7.100.000đ-10.000.000đ/ha, TB 8.500.000đ/ha x 10 ha)
|
|
85.000
|
85.000
|
0
|
765.000
|
765.000
|
b
|
Cá tra TC (mức hỗ trợ từ 20.500.000
- 30.000.000đ/ha, TB 25000.000đ/ha
x 5 ha)
|
|
125.000
|
125.000
|
0
|
1.125.000
|
1.125.000
|
c
|
Cá rô phi đơn tính (mức hỗ trợ từ
20.500.000 - 30.000.000đ/ha, TB 25.000.000đ/ha x 5 ha)
|
|
125.000
|
125.000
|
0
|
1.125.000
|
1.125.000
|
d
|
Lồng, bè nuôi nước ngọt (mức hỗ trợ
từ 7.100.000đ-10.000.000đ/100m3,
TB 8.500.000đ/100m3 x 30)
|
|
255.000
|
255.000
|
0
|
2.295.000
|
2.295.000
|
e
|
Tôm sú BTC, TC (mức hỗ trợ từ
6.100.000 - 8.000.000đ/ha, TB 7.000.000đ/ha x 10 ha)
|
|
70.000
|
70.000
|
0
|
630.000
|
630.000
|
f
|
Tôm thẻ chân trắng BTC, TC (mức hỗ
trợ từ 20.500.000 - 30.000.000đ/ha, TB 25.000.000đ/ha x
10 ha)
|
|
250.000
|
250.000
|
0
|
2.250.000
|
2.250.000
|
g
|
Nhuyễn thể (mức hỗ trợ từ
40.500.000đ-60.000.000đ/ha, TB
50.000.000đ/ha x 5 ha)
|
|
250.000
|
250.000
|
0
|
2.250.000
|
2.250.000
|
IV
|
Hỗ trợ người tham gia tiêu hủy
|
|
17.555
|
17.555
|
0
|
157.995
|
157.995
|
1
|
Hỗ trợ CB tham gia tiêu hủy (05 người/ổ
dịch x 10 ổ dịch x 200.000đ)
|
|
10.000
|
10.000
|
0
|
90.000
|
90.000
|
2
|
Trang phục bảo hộ
|
|
7.555
|
7.555
|
0
|
67.995
|
67.995
|
a
|
Trang phục: 05 người/ổ dịch x 10 ổ
dịch x 1 bộ/người= 50 bộ x 150.000 đ/bộ
|
|
7.500
|
7.500
|
0
|
67.500
|
67.500
|
b
|
Khẩu trang 50
cái x 1.100 đ/cái
|
|
55
|
55
|
0
|
495
|
495
|
V
|
Chi phí nhiên liệu, CTP phục vụ
hoạt động kiểm tra, giám sát
|
12.550
|
19.400
|
31.950
|
112.950
|
174.600
|
287.550
|
1
|
Cấp tỉnh
|
12.550
|
|
12.550
|
112.950
|
0
|
112.950
|
a
|
Nhiên liệu(200 lít x 19.000đ/lít)
|
3.800
|
|
3.800
|
34.200
|
|
34.200
|
b
|
Công tác phí (3 người x 150.000đ
/ngày x 5 ngày)
|
2.250
|
|
2.250
|
20.250
|
0
|
20.250
|
c
|
Thuê ghe lồng bè (1.300.000 đồng/ngày
x 5 ngày)
|
6.500
|
|
6.500
|
58.500
|
|
58.500
|
2
|
Cấp huyện
|
|
19.400
|
19.400
|
0
|
174.600
|
174.600
|
a
|
Nhiên liệu (100 lít x 19.000đ/lít)
|
|
1.900
|
1.900
|
|
17.100
|
17.100
|
b
|
Công tác phí (3 người x 150.000đ x
10 ngày)
|
|
4.500
|
4.500
|
0
|
40.500
|
40.500
|
c
|
Thuê ghe lồng bè (1.300.000 đồng/ngày
x 10 ngày)
|
|
13.000
|
13.000
|
|
117.000
|
117.000
|
B.
Kinh phí xử lý ổ dịch
|
Stt
|
NỘI
DUNG
|
KP
tỉnh
|
KP
huyện
|
Tổng
|
KP
tỉnh
|
KP
huyện
|
Tổng
|
|
KINH PHÍ CHỐNG DỊCH (10 ha: 5 ha
cá, 2 ha tôm, 3 ha hàu, 1000m3 cá lồng bè nước ngọt)
|
61.745
|
214.516
|
276.261
|
555.705
|
1.930.640
|
2.486.345
|
I
|
Tiêu độc, khử trùng
|
56.725
|
|
56.725
|
510.525
|
0
|
510.525
|
1
|
Hỗ trợ hóa chất chống dịch xử lý nước
ao, hồ (Chlorine) (40.000đ/kg Chlorine x 1.000 kg)
|
40.000
|
|
40.000
|
360.000
|
0
|
360.000
|
2
|
Tiêu độc, khử
trùng
|
16.725
|
|
16.725
|
150.525
|
0
|
150.525
|
a
|
Thuốc sát trùng (Benkocid) (5
lít/ha x 10ha x 125.000đ/lít)
|
6.250
|
|
6.250
|
56.250
|
0
|
56.250
|
b
|
Công (200.000đ/công) x 5 công/ha x
10 ha
|
10.000
|
|
10.000
|
90.000
|
0
|
90.000
|
c
|
Nhiên liệu (2,5 lít xăng/ha x 10 ha
x 19.000đ/lít)
|
475
|
|
475
|
4.275
|
0
|
4.275
|
II
|
Chi phí hỗ trợ thiệt hại (5 ha cá hoặc 2 ha tôm hoặc 300 m3 lồng bè nuôi nước ngọt
hoặc 3 ha hàu) (Nghị định số 02/2017/NĐ-CP , tùy mức độ thiệt
hại mà có mức hỗ trợ khác nhau, tổng dự toán lấy ở mức
thiệt hại 30-70%)
|
|
205.000
|
205.000
|
0
|
1.845.000
|
1.845.000
|
1
|
Hỗ trợ hộ nuôi trồng có diện tích
thiệt hại từ 30-70%
|
|
205.000
|
205.000
|
0
|
1.845.000
|
1.845.000
|
a
|
Cá truyền thống (mức hỗ trợ từ
3.000.000đ-7.000.000đ/ha, TB 5.000.
000đ/ha x 3 ha)
|
|
15.000
|
15.000
|
0
|
135.000
|
135.000
|
b
|
Cá tra TC (mức hỗ trợ từ 10.000.000
- 20.000.000đ/ha, TB 15.000.000đ/ha x 1 ha)
|
|
15.000
|
15.000
|
0
|
135.000
|
135.000
|
c
|
Cá rô phi đơn tính (mức hỗ trợ từ
10.000.000 - 20.000.000đ/ha, TB 15.000.000đ/ha x 1 ha)
|
|
15.000
|
15.000
|
0
|
135.000
|
135.000
|
d
|
Lồng, bè nuôi nước ngọt (mức hỗ trợ
từ 3.000.000đ-7.000.000đ/100m3, TB 5.000.000đ/100m3 x
10)
|
|
50.000
|
50.000
|
0
|
450.000
|
450.000
|
e
|
Tôm sú BTC, TC (mức hỗ trợ từ
4.000.000 - 6.000.000đ/ha, TB 5.000.000đ/ha x 1 ha)
|
|
5.000
|
5.000
|
0
|
45.000
|
45.000
|
f
|
Tôm thẻ chân trắng BTC, TC (mức hỗ
trợ từ 10.000.000 -20.000.000đ/ha, TB 15.000.000đ/ha x 1 ha)
|
|
15.000
|
15.000
|
0
|
135.000
|
135.000
|
g
|
Nhuyễn thể (mức hỗ trợ từ
20.000.000đ-40.000.000đ/ha, TB 30.000.000đ/ha x 3 ha)
|
|
90.000
|
90.000
|
0
|
810.000
|
810.000
|
2
|
Hỗ trợ hộ nuôi trồng có diện tích thiệt hại trên 70%
|
|
342.500
|
342.500
|
0
|
3.082.500
|
3.082.500
|
a
|
Cá truyền thống (mức hỗ trợ từ 7.100.000đ-10.000.000đ/ha, TB 8.500.000đ/ha x 3 ha)
|
|
25.500
|
25.500
|
0
|
229.500
|
229.500
|
b
|
Cá tra TC (mức hỗ trợ từ 20.500.000
- 30.000.000đ/ha, TB 25.000.000đ/ha x 1 ha)
|
|
25.000
|
25.000
|
0
|
225.000
|
225.000
|
c
|
Cá rô phi đơn tính (mức hỗ trợ từ
20.500.000 - 30.000.000đ/ha, TB 25.000.000đ/ha x 1 ha)
|
|
25.000
|
25.000
|
0
|
225.000
|
225.000
|
d
|
Lồng, bè nuôi nước ngọt (mức hỗ trợ
từ 7.100.000đ-10.000.000đ/100m3, TB 8.500.000đ/100m3 x 10)
|
|
85.000
|
85.000
|
0
|
765.000
|
765.000
|
e
|
Tôm sú BTC, TC (mức hỗ trợ từ
6.100.000 - 8.000.000đ/ha, TB 7.000.000đ/ha x 1 ha)
|
|
7.000
|
7.000
|
0
|
63.000
|
63.000
|
f
|
Tôm thẻ chân trắng BTC, TC (mức hỗ
trợ từ 20.500.000 - 30.000.000đ/ha, TB 25.000.000đ/ha x 1 ha)
|
|
25.000
|
25.000
|
0
|
225.000
|
225.000
|
g
|
Nhuyễn thể (mức
hỗ trợ từ 40.500.000đ-60.000.000đ/ha, TB 50.000.000đ/ha x 3 ha)
|
|
150.000
|
150.000
|
0
|
1.350.000
|
1.350.000
|
III
|
Hỗ trợ người tham gia tiêu hủy
|
|
1.756
|
1.756
|
0
|
15.800
|
15.800
|
1
|
Hỗ trợ CB tham gia tiêu hủy (05 người/ổ
dịch x 1 ổ dịch x 200.000đ)
|
|
1.000
|
1.000
|
0
|
9.000
|
9.000
|
2
|
Trang phục bảo hộ
|
|
756
|
756
|
0
|
6.800
|
6.800
|
a
|
Trang phục: 05 người/ổ dịch x 1 ổ dịch
x 1 bộ/người= 5 bộ x 150.000 đ/bộ
|
|
750
|
750
|
0
|
6.750
|
6.750
|
b
|
Khẩu trang 5 cái x 1.100 đ/cái
|
|
6
|
6
|
0
|
50
|
50
|
IV
|
Chi phí nhiên liệu, CTP phục vụ
hoạt động kiểm tra, giám sát
|
5.020
|
7.760
|
12.780
|
45.180
|
69.840
|
115.020
|
1
|
Cấp tỉnh
|
5.020
|
|
5.020
|
45.180
|
|
45.180
|
a
|
Nhiên liệu (80 lít x 19.000đ/lít)
|
1.520
|
|
1.520
|
13.680
|
|
13.680
|
b
|
Công tác phí (3 người x 150.000đ
/ngày x 2 ngày)
|
900
|
|
900
|
8.100
|
|
8.100
|
c
|
Thuê ghe lồng bè (1.300.000 đồng/ngày
x 2 ngày)
|
2.600
|
|
2.600
|
23.400
|
|
23.400
|
2
|
Cấp huyện
|
0
|
7.760
|
7.760
|
|
69.840
|
69.840
|
a
|
Nhiên liệu (40 lít x 19.000đ/lít)
|
|
760
|
760
|
|
6.840
|
6.840
|
b
|
Công tác phí (3 người x 150.000đ x
4 ngày)
|
|
1.800
|
1.800
|
|
16.200
|
16.200
|
c
|
Thuê ghe lồng bè (1.300.000 đồng/ngày
x 4 ngày)
|
|
5.200
|
5.200
|
|
46.800
|
46.800
|