Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 10823/KH-UBND 2021 thực hiện Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam tỉnh Khánh Hòa

Số hiệu: 10823/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Khánh Hòa Người ký: Đinh Văn Thiệu
Ngày ban hành: 28/10/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 10823/KH-UBND

Khánh Hòa, ngày 28 tháng 10 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THỦY SẢN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA

Căn cứ Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 11/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ Quyết định số 1960/QĐ-BNN-TCTS ngày 06/5/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 11/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ Chương trình hành động số 31-CTr/TU, ngày 05/7/2019 của Tỉnh ủy Khánh Hòa về thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TV/ ngày 22/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa;

Căn cứ Quyết định số 3257/QĐ-UBND ngày 25/10/2019 của UBND tỉnh về Ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 31-CTr/TU ngày 05/7/2019 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Trên cơ sở ý kiến tham mưu của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 3161/TTr-SNN ngày 28/09/2021, UBND tỉnh Khánh Hòa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU

1. Mục đích

a. Triển khai, cụ thể hóa quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 phù hợp với điều kiện thực tiễn của tỉnh Khánh Hòa.

b. Xác định rõ nhiệm vụ của các Sở, ngành, cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong việc chỉ đạo và triển khai thực hiện Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

c. Phát triển thủy sản thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, sản xuất hàng hóa lớn gắn với công nghiệp hóa - hiện đại hóa, phát triển bền vững và chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu; có cơ cấu và hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, năng suất, chất lượng, hiệu quả cao; có thương hiệu uy tín, khả năng cạnh tranh và hội nhập quốc tế; đời sống vật chất tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao, đảm bảo an sinh xã hội; góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền biển đảo của tổ quốc.

2. Yêu cầu

Các hoạt động triển khai Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đảm bảo hiệu quả, phù hợp với nhu cầu cụ thể của tỉnh Khánh Hòa.

II. MỤC TIÊU ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045

1. Mục tiêu chung đến năm 2030

- Khai thác và sử dụng hiệu quả lợi thế, tiềm năng, điều kiện tự nhiên để phát triển khai thác, nuôi trồng, chế biến và cơ sở hạ tầng, du lịch hậu cần nghề cá góp phần ổn định kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh trên vùng biển, đảo của Tổ quốc.

- Phát triển ngành thủy sản toàn diện, bền vững, trở thành ngành sản xuất hàng hóa xuất khẩu lớn. Có cơ cấu và hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, chất lượng, hiệu quả và có khả năng cạnh tranh cao trong nước, khu vực và quốc tế; sản phẩm đa dạng phục vụ cho xuất khẩu và phát triển du lịch; gắn kết chặt chẽ giữa mục tiêu phát triển với bảo vệ môi trường sinh thái và nguồn lợi thủy sản.

2. Mục tiêu chủ yếu đến năm 2030

- Tỷ trọng thủy sản chiếm khong 61- 62% cơ cấu toàn ngành nông nghiệp.

- Tổng sản lượng thủy sản đạt 150 - 155 nghìn tấn. Trong đó, sản lượng khai thác thủy sản chiếm 60%, nuôi trồng thủy sản chiếm 40%.

- Tổng giá trị sản xuất thủy sản đạt 11.500 tỷ đồng (giá so sánh 2010). Trong đó, KTTS chiếm 60%, NTTS chiếm 35% và sản xuất giống chiếm 5%.

- Diện tích NTTS đạt 3.000 ha, trong đó diện tích nuôi nước mặn, lợ đạt 2.400 ha, nước ngọt đạt 650 ha.

- Giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 700 - 725 triệu USD, tăng trưởng bình quân (TTBQ) 5-6%/năm.

- Trên 80% slao động nghề cá được đào tạo, tập huấn.

3. Tầm nhìn đến năm 2045

Phát triển thủy sản Khánh Hòa là ngành kinh tế hiện đại, bền vững, có trình độ quản lý, khoa học công nghệ tiên tiến; giữ vị trí quan trọng trong cơ cấu các ngành kinh tế nông nghiệp và kinh tế biển, góp phần bảo đảm an ninh dinh dưỡng, thực phẩm; bảo đảm an sinh xã hội; góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

III. HIỆN TRẠNG VỀ THỦY SẢN TỈNH KHÁNH HÒA

1. Đối với lĩnh vực khai thác thủy sản

Tính đến 31/12/2018 (Luật Thủy sản 2003 còn hiệu lực), toàn tỉnh hiện có 9.809 tàu cá trong đó tàu có công suất <20 CV là 5.525 tàu; tàu có công suất 90 CV (khai thác xa bờ) là 1.367 tàu trong đó có 256 tàu lưới kéo.

Luật Thủy sản 2017 có hiệu lực từ ngày 01/01/2019. Qua điều tra thống kê của Chi cục Thủy sản hiện toàn tỉnh có 3.385 tàu cá có chiều dài từ 06 mét trở lên, trong đó có 1891 tàu khai thác vùng ven bờ, 753 tàu khai thác vùng lộng và 741 tàu hoạt động khai thác vùng khơi. Cụ thể:

Địa phương

Số lượng tàu thuyền phân theo chiều dài (m)

Tng

6 12

12 15

15 24

24

Nha Trang

545

405

543

29

1.522

Ninh Hòa

417

78

44

2

541

Cam Ranh

202

71

66

5

344

Cam Lâm

170

7

2

0

179

Vạn Ninh

557

191

48

1

797

Diên Khánh

0

1

1

0

2

Tổng cộng

1.891

753

704

37

3.385

(Bảng 1: Bảng thống kê slượng tàu thuyền theo chiều dài)

TT

Nhóm tàu

Số lượng tàu theo nghề

Tổng số tàu cá

Kéo

Vây

Câu

Chụp

Hậu cần

Khác

1

Lmax từ 06m÷ <12m

0

94

1.182

251

0

27

337

1.891

2

Lmax từ 2m ÷<15m

190

138

131

42

1

86

165

753

3

Lmax từ 15m÷<24m

106

71

164

325

11

17

10

704

4

Lmax từ 24m

0

9

5

9

10

4

0

37

Tổng cộng

296

312

1.482

627

22

134

512

3.385

(Bảng 2: Bảng thống kê số lượng tàu thuyền theo nghề hoạt động)

Ngành nghề khai thác chính đem lại hiệu quả kinh tế cao tại Khánh Hòa gồm nghề câu cá ngừ đại dương, nghề rê (lưới cản), nghề lưới chụp và nghề lưới vây.

Giai đoạn 2016 - 2020, sản lượng thủy sản khai thác bình quân hàng năm đạt gần 96.000 tấn với tỷ lệ tăng trưởng bình quân đạt 0,70%/năm; kim ngạch xuất khẩu thủy sản liên tục tăng qua các năm từ 447.3 triệu USD năm 2016 lên 614,5 triệu USD năm 2019, năm 2020 do tình hình dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản, kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 510 triệu USD; tỷ lệ tăng trưởng bình quân của xuất khẩu là 4,26% năm, chiếm hơn 60% kim ngạch xuất khẩu của ngành nông nghiệp.

Trong lĩnh vực khai thác thủy sản về cơ bản đã tổ chức sắp xếp, cơ cấu lại lực lượng nghề khai thác theo vùng ven bờ, vùng lộng và vùng khơi theo hướng bền vững theo đúng định hướng của Trung ương tại Quyết định số 1223/QĐ-BNN-TCTS ngày 23/3/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và của địa phương tại Quyết định số 550/QĐ-UBND ngày 09/3/2021 của UBND tỉnh; các tàu cá khai thác vùng khơi có trang thiết bị khai thác và bảo quản sản phẩm hiện đại, đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn và vệ sinh thực phẩm. Tổ chức thành lập 08 nghiệp đoàn nghề cá và; hơn 70 tổ đội sản xuất và 06 hợp tác xã khai thác thủy sản để giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong sản xuất trên biển.

2. Đối với lĩnh vực bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản

Trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa hiện có Khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang thuộc Ban Quản lý vịnh Nha Trang (UBND thành phố Nha Trang) và khu bảo tồn biển Nam Yết thuộc quần đảo Trường Sa được Chính phủ phê duyệt

UBND tỉnh Khánh Hòa đã ban hành Quyết định số 3363/QĐ-UBND ngày 09/12/2014 về việc ban hành quy chế quản lý vịnh Nha Trang; Trong đó quy định cụ thể về việc quản lý vịnh Nha Trang gắn với công tác bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ danh lam thắng cảnh vịnh Nha Trang.

Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có Khu bảo vệ hệ sinh thái biển rạn trào tại Xuân Tự - huyện Vạn Ninh và 01 Trung tâm cứu hộ và bảo tồn các loài thủy sinh hoang dã VinpearlLand Nha Trang thuộc Công ty cổ phần VinpearlLand Nha Trang.

Với sự tài trợ của dự án CRSD, trên địa bàn tỉnh đã thành lập được 15 mô hình đồng quản lý nghề cá tại 15 xã, phường ven biển với gần 2.000 hộ ngư dân có tàu công suất < 20 cv đồng thuận tham gia.

3. Đối với lĩnh vực nuôi trồng thủy sản

a. Hiện trạng về sản xuất giống

Tổng số lượng trại giống trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa là 252 trại với sản lượng sản xuất trong năm 2020 đạt 6.281,4 triệu giống.

- Giống tôm sú: có 17 trại sản xuất, ương dưỡng giống tôm sú. Tổng số lượng tôm sú giống sản xuất năm 2020 đạt 407,7 triệu giống.

- Giống tôm chân trắng: với 51 cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống tôm chân trắng có số lượng tôm giống sản xuất trong năm 2020 đạt hơn 3.896 triệu giống.

- Giống cá biển: 32 trại sản xuất giống cá bớp, cá chêm, cá hồng, cá chim và cá mú các loại, số lượng giống sản xuất năm 2020 là 37,4 triệu giống.

- Giống nhuyễn thể: Số lượng trại sản xuất c hương giống của tỉnh là 56 trại, số lượng giống sản xuất năm 2020 đạt hơn 121,8 triệu giống, số lượng trại sản xuất ngao hai cồi do chuyển đổi từ các trại sản xuất các đối tượng khác sang (tôm chân trắng, tôm sú, ốc hương, tu hài,..) là 90 trại, số lượng giống sản xuất đạt hơn 1.806,2 triệu giống. Năm 2020, toàn tỉnh chỉ còn 04 trại sản xuất giống tu hài với số lượng giống sản xuất đạt hơn 12,2 triệu giống.

- Giống cá nước ngọt: Khánh Hòa chỉ có 02 trại sản xuất cá giống nước ngọt (cá rô phi đơn tính, cá chình) và 01 cơ sở kinh doanh cá giống nước ngọt (cá mè, cá trôi, cá chép, cá trắm, cá rô phi đơn tính, cá diêu hồng...).

b. Hin trng về nuôi thương phm

- Trong năm 2020, tổng diện tích thả nuôi tôm thương phẩm toàn tỉnh Khánh Hòa khoảng 2.014,4 ha. Trong đó, diện tích nuôi tôm chân trắng thương phẩm là 1.655,1 ha (chiếm 82,2 % tổng diện tích nuôi tôm), diện tích nuôi tôm sú là 359,3 ha (chiếm khoảng 17,8% tổng diện tích nuôi tôm) với tổng sản lượng tôm nuôi thương phẩm trên địa bàn toàn tỉnh năm 2020 đạt là 3.990,4 tấn.

- Tôm hùm là đối tượng nuôi biển trọng điểm của tỉnh, toàn tỉnh có 03 vùng nuôi chính là Vạn Ninh, Nha Trang và Cam Ranh, với tổng số lồng thả nuôi trong năm 2020 là 60.647 ô lồng/2.251.990m3 và sản lượng đạt 1.540,4 tấn.

- Cá biển: được nuôi chủ yếu ở hai hình thức: Nuôi đìa (288,7 ha) và nuôi lồng (9.072 lồng). Tổng sản lượng nuôi cá biển toàn tỉnh năm 2020 đạt 9.108,8 tấn (trong đó 820,4 tấn cá nuôi ao đìa).

- Nhuyễn thể: diện tích thả nuôi ốc hương toàn tỉnh là 680,5 ha và 05 đăng lồng với tổng sản lượng đạt 2.815,6 tn. Diện tích nuôi hàu là 37,5 ha với sản lượng 209,3 tấn. Các đối tượng nhuyễn thể khác (ngao hai cồi, hải sâm, tu hài) được thả nuôi với tổng diện tích 100 ha với sản lượng 216 tấn.

- Cua: diện tích thả nuôi là 662 ha, sản lượng đạt 88,1 tấn.

- Diện tích thả nuôi rong biển năm 2020 khoảng 47,4 ha, sản lượng đạt 414,5 tấn.

4. Đối với lĩnh vực chế biến và thương mại thủy sản

Theo thống kê, hiện trên địa bàn tỉnh có 149 cơ sở sản xuất chế biến thủy sản tiêu thụ nội địa và 57 cơ sở sản xuất, chế biến thủy sản xuất khẩu, trong đó có nhiều doanh nghiệp được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn ngành, trong đó có nhiều DN lớn như: Công ty TNHH Hải Vương, Công ty Cổ phần Nha Trang Seafood-F17, Công ty TNHH Hải Long, Công ty TNHH Thịnh Hưng, Công ty TNHH Tín Thịnh…, cụ thể:

STT

Loi hình cơ s

Số lượng cơ sở

Sản lượng trung bình (tấn/ năm)

I

Cơ sở sản xuất, chế biến thủy sản tiêu thụ nội địa

1

Thủy sản đông lạnh

11

3.300

2

Nước mắm

34

17,5 triệu lít/năm

3

Thu mua thủy sản

47

3.384

4

Thủy sản khô

18

648

5

Chả cá

18

453,6

6

Thủy sản khác

21

378

II

Cơ sở sản xuất, chế biến thủy sản xuất khẩu

1

Thủy sản đông lạnh

29

191.000

2

Đồ hộp

02

2.300

3

Thu mua thủy sản

14

1.190

4

Thủy sản khô

05

250

5

Nước mắm

01

5 triệu lít/năm

6

Rong nho

06

120

(Bảng 3. Bảng thống kê các cơ sở chế biến xuất khẩu thủy sản trên địa bàn tỉnh)

Các sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Khánh Hòa đã có mặt trên thị trường 64 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Mặt hàng xuất khẩu chủ lực là các sản phẩm được chế biến từ cá ngừ đại dương và tôm đông lạnh... đem lại kim ngạch xuất khẩu bình quân đạt 536,62 triệu USD/năm với tỷ lệ tăng trưởng bình quân đạt 4,26%.

Trong những năm qua ngành chế biến thủy sản được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Sự chuyển dịch cơ cấu sản phẩm thủy sản giản đơn (sơ chế và ướp lạnh) sang các sản phẩm chế biến tinh (như đông lạnh, đóng gói và sản phẩm giá trị gia tăng) để nâng cao giá trị gia tăng từ mỗi đơn vị được chế biến đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Chuyển dịch phương thức sản xuất, chế biến với quy mô nhỏ sang quy mô lớn hơn, có hiệu quả hơn. Chuyển dịch cơ cấu thị trường tiêu thụ nội địa sang thị trường xuất khẩu.

Một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh xây dựng được các chuỗi liên kết sản xuất chế biến thủy sản, những tác nhân trực tiếp tham gia vào chuỗi gồm cơ sở nuôi trồng thủy sản, đánh bắt, cơ sở thu mua, cơ sở chế biến, xuất khẩu thủy sản đạt hiệu quả cao.

5. Đối với lĩnh vực cơ sở hậu cần nghề cá

Khánh Hòa hiện có 04 cảng cá trong đó có 01 cảng cá loại II (cảng cá Hòn Rớ và chợ thủy sản Nam Trung Bộ); 03 cảng cá loại III (cảng cá Đá Bạc, cảng cá Vĩnh Lương và cảng cá Đại Lãnh) và 03 khu neo đậu tránh trú bão bao gồm 02 khu cấp vùng (Khu neo đậu Sông Tắc - Hòn Rớ và Khu neo đậu Vịnh Cam Ranh); 01 khu neo đậu tránh trú bão cấp tỉnh (Ninh Hải - thị xã Ninh Hòa).

Các cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão của tỉnh đã được quan tâm nâng cấp, đáp ứng được nhiệm vụ phục vụ hoạt động nghề cá của địa phương. Toàn tỉnh hiện có 04 cơ sở đóng sửa tàu thuyền được cấp phép theo quy định của Luật Thủy sản năm 2017; ngoài ra còn có cơ sở cung cấp dầu, nước đá, thu mua thủy hải sản, sửa chữa ngư lưới vụ...phục vụ các dịch vụ hậu cần nghề cá cho các đội tàu trong tỉnh và các địa phương lân cận.

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Khánh Hòa được xác định là 1 trong 5 trung tâm nghề cá lớn của cả nước. Trong đó, cảng cá Đá Bạc - Cam Ranh được đầu tư xây dựng Trung tâm nghề cá lớn Khánh Hòa gắn với ngư trường Nam Trung bộ và Trường Sa, tạo sự đột phát trong chiến lược phát triển thủy sản, đồng thời tạo động lực thu hút đầu tư phát triển mạnh kinh tế biển vùng Nam Trung bộ, gắn với bảo vệ chủ quyền quốc gia và an ninh quốc phòng trên các vùng biển, đảo.

IV. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

1. Đối với lĩnh vực khai thác thủy sản

- Tổ chức lại hoạt động khai thác hải sản vùng lộng, vùng ven bờ và khai thác thủy sản nội địa hợp lý, gắn phát triển sinh kế, chuyển đổi nghề của cộng đồng ngư dân với phát triển nuôi trồng thủy sản, du lịch sinh thái, nghề cá giải trí.

- Phát triển đội tàu khai thác hải sản vùng khơi hiệu quả, bền vững trên cơ sở giảm dần cường lực khai thác, nghề khai thác mang tính hủy diệt nguồn lợi, đảm bảo phù hợp với trữ lượng nguồn lợi thủy sản.

- Tuân thủ các quy tắc ứng xử nghề cá có trách nhiệm, chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

- Xây dựng cơ cấu nghề khai thác hợp lý, đào tạo lao động chuyên ngành khai thác thủy sản, kiêm nghề phù hợp với điều kiện tự nhiên, nguồn lợi thủy sản. Phân bổ hạn ngạch khai thác thủy sản phù hợp.

- Giảm thiểu, tiến tới chấm dứt các nghề khai thác có tính hủy diệt nguồn lợi thủy sản, chuyển đổi các nghề xâm hại lớn đến nguồn lợi sang các nghề thân thiện với môi trường và nguồn lợi thủy sản.

- Thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển khai thác thủy sản; Hình thành một số doanh nghiệp, tập đoàn lớn để hợp tác đưa đội tàu khai thác viễn dương. Củng cố, đổi mới các tổ, đội, hợp tác xã; Tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị liên kết.

- Áp dụng khoa học kỹ thuật công nghệ tiên tiến, cơ giới hóa, hiện đại hóa tàu cá, giảm thiểu tổn thất sau thu hoạch; Đảm bảo an toàn thực phẩm cho tàu cá, điều kiện sống và làm việc của thuyền viên phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế.

- Hiện đại hóa công tác quản lý nghề cá, dự báo thiên tai trên biển nhằm chủ động cảnh báo, kịp thời ứng phó với các sự cố, rủi ro trên biến. Đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động trên biển, tham gia hiệu quả công tác hỗ trợ tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vũng độc lập, chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

2. Đối với lĩnh vực bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản

- Hình thành các khu bảo tồn biển, các khu đa dạng sinh học. Đầu tư hạ tầng và kết hợp với hoạt động du lịch cộng đồng để nâng cao đời sống cho cng đồng ngư dân ven bờ.

- Xây dựng, kiện toàn và hướng dẫn hoạt động các Tổ chức cộng đồng theo Luật Thủy sản 2017: xây dựng quy chế hoạt động, chương trình kế hoạch hoạt động, hướng dẫn các hoạt động sinh kế và tiến hành giao mặt nước cho Tổ chức cộng đồng để nâng cao sử dụng khai thác bảo vệ tài nguyên biển.

- Xây dựng quỹ bảo vệ phát triển nguồn lợi, kêu gọi các tổ chức cá nhân đóng góp hỗ trợ đthực hiện công tác tái tạo thường xuyên và mang lại hiệu quả cao hơn.

- Triển khai thành lập lực lượng Kiểm ngư địa phương trên cơ sở kiện toàn, bổ sung chức năng, nhiệm vụ về Kiểm ngư và kiện toàn lại Chi cục Thủy sản theo đúng yêu cầu của Luật Thủy sản để tăng cường năng lực thực thi pháp luật trên biển và công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại các vùng biển của tỉnh được giao quản lý.

3. Đối với lĩnh vực nuôi trồng thủy sản

a. Sản xuất giống thủy sản

- Đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo các vùng sản xuất giống thủy sản tập trung, đảm bảo an toàn sinh học, kiểm soát dược chất lượng giống thủy sản trước khi cung cấp cho vùng nuôi thương phẩm.

- Áp dụng và đẩy mạnh nghiên cứu áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất giống thủy sản.

- Tạo động lực cho phát triển nuôi trồng thủy sản ven biển. Đảm bảo cho phát triển nuôi các loại giống mới có giá trị kinh tế, phục vụ cho chế biến xuất khẩu thủy sản

b. Sản xuất, nuôi trồng thủy sản

- Đối với vùng ven bờ: thực hiện giao mặt nước biển cho người dân theo Điều 44, Luật Thủy sản 2017 đngười nuôi trồng thủy sản yên tâm đầu tư sản xuất ổn định đời sống. Tuyên truyền hướng dẫn chuyển đổi từ hình thức nuôi bằng lồng bè gỗ truyền thống sang lồng bằng vật liệu mới (HDPE) chịu được sóng gió, đảm bảo an toàn và mỹ quan kết hợp với mô hình du lịch biển; Nuôi các loại giống mới có giá trị kinh tế, các sản phẩm chủ lực, kết hợp nuôi đa loài để tăng hiệu quả vừa giảm ô nhiễm môi trường.

- Đối với vùng biển hở (nêu cụ thể phạm vi): Kêu gọi các doanh nghiệp có kinh nghiệm có tiềm lực đầu tư nuôi công nghiệp bằng lồng bè hiện đại để tăng nhanh hơn nữa sản lượng nuôi công nghiệp đồng thời đẩy mạnh nghiên cứu áp dụng khoa học kỹ thuật và trong nuôi thương phẩm.

- Định hướng sản xuất, nuôi trồng thủy sản chủ lực của tỉnh chuyển nhanh sang sản xuất thủy sản hàng hóa, nâng cao giá trị các loài thủy sản trên đơn vị diện tích, truy xuất được nguồn gốc, đảm bảo nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, xuất khẩu.

- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung; phát triển các vùng nuôi trồng thủy sản theo hướng trang trại, công nghiệp, gắn với chế biến. ng dụng khoa học kỹ thuật vào trong nuôi trồng thủy sản, đảm bảo an toàn dịch bệnh vừa nâng cao hiệu quả kinh tế.

- Hình thành các Tổ liên kết nuôi trồng thủy sản tiến tới thành lập các Hợp tác xã trong nuôi trồng thủy sản và liên kết với các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm để ổn định thu nhập cho người dân.

- Nghiên cứu, đánh giá việc sử dụng thức ăn trong thủy sản lồng bè hiện nay.

4. Đối với lĩnh vực chế biến và thương mại thủy sản

- Thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến thủy sản quy mô hàng hóa lớn, đóng vai trò chủ đạo trong việc dẫn dắt, thúc đẩy phát triển chui sản xuất thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

- Áp dụng khoa học công nghệ, chuyển dịch cơ cấu sản phẩm theo hướng nâng cao tỷ trọng các sản phẩm chế biến giá trị gia tăng phục vụ các ngành thực phẩm và phi thực phẩm; đổi mới máy móc, thiết bị và công nghệ; tăng năng suất, chất lượng; đảm bảo an toàn thực phẩm, quy tắc xuất xứ, an toàn môi trường và an sinh xã hội; nâng cao hiệu quả kinh tế và năng lực cạnh tranh; tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

- Có cơ chế, chính sách để thu hút đầu tư vào lĩnh vực chế biến thủy sản; nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm chế biến cho thị trường nội địa.

- Ưu tiên sử dụng nguồn nguyên liệu từ khai thác, nuôi trồng thủy sản trong tỉnh, mở rộng thị trường cung cấp nguyên liệu hợp pháp với sản lượng và chất lượng ổn định nhằm phát huy tối đa năng lực chế biến của tỉnh và Việt Nam.

- Thực hiện việc truy xuất nguồn gốc và xây dựng thương hiệu các sản phẩm thủy sản có lợi thế so sánh của tỉnh, nhất là các sản phẩm gắn với phát triển du lịch sinh thái, du lịch biển đảo của địa phương như ốc hương, tôm hùm, rong nho, cá ngừ...

- Triển khai xây dựng, nhân rộng các vùng nuôi trồng thủy sản được chứng nhận VietGAP, hữu cơ; đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường. Tổ chức sản xuất thủy sản tuần hoàn theo chuỗi giá trị sản phẩm. Thực hiện việc truy xuất nguồn gốc và xây dựng thương hiệu các sản phẩm thủy sản, nhất là các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh cao của tỉnh như tôm hùm, tôm thẻ, cá biển Hình thành hệ thống kênh phân phối sản phẩm thủy sản trong và ngoài nước.

- Giữ vững, phát triển thị phần thủy sản của tỉnh tại các thị trường trọng điểm (Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản,...), tiếp tục mở rộng thị phần tại các thị trường tiềm năng (Hàn Quốc, Trung Đông, Đông Âu, Nam Mỹ và Đông Nam Á,...). Củng cố và phát triển chế biến thủy sản nội địa, mở rộng thị trường trong nước trên cơ sở đa dạng hóa các sản phẩm, phù hợp với thị hiếu tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

5. Đối với lĩnh vực cơ sở hậu cần nghề cá

- Tăng cường đầu tư xây dựng, nâng cấp các cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá theo quy hoạch tại Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 12/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt quy hoạch hệ thống cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Hình thành cơ sở hậu cần nghề cá đồng bộ, đm bảo điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm thu hút tàu đánh bắt xa bờ có công suất lớn của địa phương và khu vực lân cận; là đầu mối tập trung và phân phối hàng thủy sản tại khu vực; đồng thời cung cấp dịch vụ hậu cần nghề cá, hỗ trợ dịch vụ cứu hộ, cứu nạn cho tàu cá và triển khai thực hiện phương án phát triển hệ thống cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá theo quy hoạch giai đoạn tiếp theo của Chính phủ..

- Tập trung ưu tiên đầu tư vào Trung tâm nghề cá lớn Khánh Hòa gắn với ngư trường Nam Trung bộ và Trường Sa, để sớm hình thành và đi vào hoạt động.

- Đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ phục vụ cho khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản. Củng cố, phát triển ngành cơ khí, đóng mới, sửa chữa tàu cá, ưu tiên sử dụng vật liệu mới trong đóng tàu cá. Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất vỏ tàu, máy tàu, ngư cụ, thiết bị thông tin, các công cụ, thiết bị phục vụ nuôi trồng, chế biến và dịch vụ nghề cá.

V. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Về tuyên truyền, nâng cao nhận thức

- Chiến lược phát triển ngành thủy sản cần được hiểu là một trong những chiến lược quan trọng để thúc đẩy nền kinh tế. Chính vì vậy cần tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về chiến lược, lợi ích và trách nhiệm của xã hội trong thực hiện chiến lược, đặc biệt là cộng đồng ngư dân, hộ nuôi trồng thủy sản và các doanh nghiệp.

- Sử dụng nhiều hình thức tuyên truyền phù hợp với tập quán, điều kiện và đối tượng của tng địa phương như: các hình thức tuyên truyền trực tiếp, xây dựng tiểu phẩm, ấn phẩm; phát thanh, truyền hình trên báo giấy, báo điện tử, đài phát thanh, truyền hình của địa phương; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu với sự tham gia của đông đảo cộng đồng ngư dân địa phương.

- Yêu cầu ngư dân cam kết tuân thủ quy định pháp luật về khai thác và bảo vệ phát triển nguồn lợi thủy sản; không vi phạm về khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định; chủ cơ sở chế biến, kinh doanh thủy sản cam kết không nuôi, nht, tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm.

- Huy động các tổ chức xã hội - nghề nghiệp tham gia các hoạt động nhằm triển khai công tác vận động, tuyên truyền sâu rộng, từng bước nâng cao nhận thức cho cộng đồng ngư dân để người dân chủ động, tự giác tham gia công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

2. Về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực

- Đào tạo, tuyển dụng cán bộ quản lý thủy sản đáp ng yêu cầu hội nhập quốc tế, có khả năng ứng dụng công nghệ cao trong quản lý, điều hành. Khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực thủy sản học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị và ngoại ngữ.

- Đào tạo, bồi dưỡng, đào tạo lại, phát triển nguồn nhân lực có chuyên môn sau đại học, kỹ năng cao gồm: Nhân lực cho công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản. Thu hút nguồn lực quốc tế trong hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành thủy sản.

- Liên kết, phối hợp với các Trường, Vin nghiên cứu trong lĩnh vực thủy sản trên địa bàn tỉnh và các địa phương trên cả nước đnâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác về lĩnh vực thủy sản.

3. Về Khoa học, công nghệ

- Đẩy mạnh xã hội hóa nguồn lực đầu tư cho hoạt động nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ kỹ thuật tiên tiến.

- Nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong bảo quản gen, nhân giống thủy sản nhằm bảo tồn và phát triển các giống loài thủy sản bản địa, đặc hữu, có nguy cơ tuyệt chủng, có giá trị khoa học, kinh tế cao; Điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản, môi trường sống của loài thủy sản, hình thành khu vực cư trú nhân tạo cho loài thủy sản.

- Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số trong quản lý, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, dbáo ngư trường, nguồn lợi, giám sát hoạt động tàu cá; Công nghệ khai thác; Quản lý nuôi trồng thủy sản; Cơ giới hóa, tự động hóa trong khai thác; Bảo quản sản phẩm sau thu hoạch.

- Chọn các đối tượng nuôi chủ lực (tôm sú, tôm thẻ chân trắng) đáp ứng nhu cầu giống có chất lượng cao, sạch bệnh cho phát triển nuôi trồng thủy sản. Nghiên cứu, chuyn giao, ứng dụng công nghệ sản xuất giống một số đối tượng nuôi đang còn phụ thuộc vào nguồn giống khai thác từ tự nhiên (tôm hùm, nhuyễn thể, cá biển,...).

- Nghiên cu, chuyển giao, ứng dụng công nghệ nuôi trồng thủy sản có năng suất cao, chất lượng, tuần hoàn, tiết kiệm nước, năng lượng, giảm giá thành sản xuất, bảo vệ môi trường, đặc biệt đối với các hệ thống nuôi thâm canh, siêu thâm canh, nuôi hữu cơ, sinh thái.

- Nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng công nghệ sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng từ rong, tảo và các loài thủy sản khác.

- Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tái chế, tái sử dụng các phế phụ phẩm từ hoạt động sản xuất và chế biến thủy sản.

4. Tổ chức sản xuất

- Sắp xếp, tổ chức lại các đội tàu khai thác hải sản vùng khơi, giảm dần số lượng tàu thuyền hoạt động các nghề xâm hại tới nguồn lợi sang các nghề thân thiện với môi trường tại vùng lộng và ven bờ đảm bảo phù hợp với số lượng tàu cá thực tế và trữ lượng nguồn lợi thủy sản. Tổ chức khai thác thủy sản theo mô hình, tổ, đội, hợp tác xã, tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị.

- Tổ chức lại hoạt động khai thác hải sản vùng ven bờ và khai thác thủy sản nội địa hợp lý, gắn phát triển sinh kế của cộng đồng ngư dân với phát triển nuôi trồng thủy sản, du lịch sinh thái, nghề cá giải trí.

- Xây dựng cơ cấu nghề khai thác hợp lý, giảm thiểu, tiến tới chấm dứt các nghề khai thác có tính hủy diệt nguồn lợi thủy sản; chuyển đổi các nghề xâm hại lớn đến nguồn lợi sang các nghề thân thiện với môi trường và nguồn lợi thủy sản.

- Tổ chức thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Tổ chức tốt thông tin liên lạc, dự báo, cảnh báo thiên tai kịp thời cho ngư dân trên biển, bảo đảm an toàn đi biển, tổ chức ứng cứu kịp thời khi có rủi ro. Giao quyền quản lý, sử dụng vùng nước ven biển cho các tổ chức cộng đồng ngư dân thực hiện đồng quản lý, bảo vệ phát triển nguồn lợi thủy sản.

- Tổ chức liên kết theo chuỗi giá trị từ khai thác, chế biến, sản xuất nguyên liệu ở tất cả các lĩnh vực và đối tượng sản phẩm, tạo sự gắn kết, chia sẻ lợi nhuận, rủi ro giữa các doanh nghiệp, người sản xuất, dịch vụ vật tư đầu vào và các doanh nghiệp chế biến thủy sản nhằm tăng năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng sản phẩm thủy sản.

- Tổ chức các mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị đã hình thành, nghiên cứu, phát triển thêm các mô hình tổ hợp tác liên kết giữa doanh nghiệp chế biến tiêu thụ với doanh nghiệp thủy sản với người khai thác, nuôi trồng thủy sản. Xây dựng các vùng nuôi công nghiệp, công nghệ cao sản xuất thủy sản hàng hóa lớn.

- Đẩy nhanh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, áp dụng rộng rãi sản xuất an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, cấp mã số vùng nuôi, gắn với việc truy xuất nguồn gốc, điều kiện an toàn thực phẩm và thực hành nuôi trồng thủy sản tốt (GAP).

5. Tăng cường công tác quản lý nhà nước

- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực thủy sản; ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý hành chính và quản lý các lĩnh vực sản xuất thủy sản đáp ứng yêu cầu thực tiễn, xu thế phát triển ngành thủy sản trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Tập trung xây dựng hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý ngành, tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thoáng, minh bạch. Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành thủy sản.

- Thành lập lực lượng Kiểm ngư địa phương phù hợp theo quy định Luật Thủy sản 2017, đảm bảo thực thi pháp luật thủy sản hiệu quả; tăng cường tuần tra, kiểm tra, kiểm soát hoạt động thủy sản, bảo vệ nguồn lợi thủy sản gắn với bảo vệ ngư dân và quốc phòng an ninh trên biển, đảo.

- Tăng cường các biện pháp quản lý nhà nước về thanh tra, kiểm soát, giám sát trong lĩnh vực thủy sản, cụ thể: Quản lý tàu cá, lao động khai thác thủy sản, hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản; hoạt động của tàu cá, các quy định về ngư cụ, phân vùng khai thác, khu vực cẩm khai thác và cấm khai thác có thời hạn; Kiểm soát các giống, loài thủy sản ngoại lai xâm hại, đặc biệt đối với các loài thủy hải sản làm cảnh; Chú trọng quản lý chất lượng giống, thức ăn, thuốc phòng trị bệnh và các chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản; kiểm soát chất lượng thủy sản theo chuỗi sản phẩm gắn với truy xuất nguồn gốc.

- Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các Chính sách phát triển thủy sản của nhà nước, phát triển đội tàu khai thác xa bờ.

6. Về cơ chế, chính sách

a. Chính sách về tài chính và tín dụng

- Tạo cơ chế và thủ tục đơn giản để các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực thủy sản dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển sản xuất; xây dựng chính sách ưu đãi trong lĩnh vực thủy sản để thu hút đầu tư, cải tiến công nghệ, góp phần nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; Phát triển nghề cá xa bờ; đẩy mạnh xuất khu thủy sản. Trong đó ưu tiên nhũng đầu tư, hỗ trợ phát triển nhng nội dung sau:

Phát triển kết cấu hạ tầng ngành thủy sản đồng bộ: hoàn thiện hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá; vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, vùng sản xuất giống thủy sản tập trung; hệ thống quan trắc, cảnh báo môi trường, dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản.

Thực hiện có hiệu quả chính sách ưu đãi thuế, phí đối với các hoạt động trong các lĩnh vực của ngành thủy sản nhằm tạo điều kiện phát triển thủy sản thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh; Chính sách bảo hiểm, ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm cho tàu cá và thuyền viên, người lao động và cơ sở nuôi trồng thủy sản.

- Hỗ trợ thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho tổ chức cộng đồng tham gia quản lý, bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản, chuyển đổi nghề từ khai thác thủy sản sang các ngành nghề khai thác thủy sản thân thiện hoặc ngành nghề trên bờ khác; hỗ trợ ngư dân trong thời gian cấm khai thác thủy sản.

b. Chính sách về đầu tư

- Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực thủy sản (nêu cụ thể nội dung); phát triển các hình thức đầu tư có sự tham gia gia nhà nước và tư nhân để huy động nguồn lực xã hội cho phát triển thủy sản, giảm dần tỷ lệ và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công.

- Khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài, ODA, các doanh nghiệp tư nhân trong các lĩnh vực thủy sản,

c. Chính sách về đất đai và mặt nước

Tiếp tục thực hiện các chính sách giao đất nuôi trồng thủy sản cho các DN vùng sản xuất tập trung, giao và cho thuê mặt nước để khuyến khích phát triển nuôi trồng thủy sản. Sử dụng đất đai, diện tích mặt nước theo quy định.

VI. NỘI DUNG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

Chi tiết theo phụ lục đính kèm

VII. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Kinh phí thực hiện Kế hoạch được thực hiện từ các nguồn vốn sau:

1. Nguồn ngân sách nhà nước cấp hàng năm (chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên) theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.

2. Nguồn vốn lồng ghép trong các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình, kế hoạch, dự án liên quan trên địa bàn đã được btrí trong dự toán hàng năm của các cơ quan, đơn vị.

3. Nguồn vốn vay ưu đãi, vốn ODA.

4. Nguồn vốn huy động của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật; khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước tham gia đầu tư kết cấu hạ tầng; hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, sản xuất kinh doanh lĩnh vực thủy sản, thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản và các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật.

VIII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng, trình UBND tỉnh phê duyệt và chỉ đạo triển khai kế hoạch thực hiện Chiến lược, chính sách và dự án phát triển thủy sản trên địa bàn.

- Phối hợp với Sở Nội vụ triển khai hình thành lực lượng kiểm ngư địa phương, rà soát, củng cbộ máy, bổ sung nhân lực đồng thời nâng cao năng lực cán bộ quản lý Nhà nước chuyên ngành thủy sản.

- Định kỳ hằng năm tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện và kết quả triển khai Chiến lược trên địa bàn tỉnh tham mưu UBND tỉnh báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Tổng cục Thủy sản) để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

2. Sở Kế hoạch và đầu tư

Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan, đơn vị có liên quan có trách nhiệm tham mưu UBND tỉnh bố trí nguồn vốn lồng ghép trong các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình, kế hoạch, dự án khác thực hiện các mục tiêu của kế hoạch.

3. Sở Tài chính

Trên cơ sở kế hoạch dự toán của các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì tổng hợp gửi Sở Tài chính cân đối kinh phí theo khả năng ngân sách tại thời điểm xây dựng dự toán hàng năm để tham mưu cấp thẩm quyền bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch đối với nhiệm vụ sử dụng nguồn vốn chi thường xuyên theo đúng quy định.

4. Sở Khoa học và Công nghệ

Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ về khoa học và công nghệ để phục vụ phát triển thủy sản.

5. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Tham mưu chủ trì xây dựng và ban hành Kế hoạch thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2021-2025, thực hiện hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng cho lao động nông thôn, trong đó có đối tượng được hỗ trợ đào tạo là ngư dân.

Triển khai và hướng dẫn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh thực hiện chương trình đào tạo nghề, chuyển đổi nghề cho ngư dân và chính sách chuyển đổi nghề cho cộng đồng ngư dân thuộc diện chuyển đổi hoặc có nhu cầu chuyển đổi sang lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác thuận lợi hơn sau khi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành, hướng dẫn triển khai thực hiện.

6. Sở Công Thương

Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai các chính sách, giải pháp thúc đẩy, phát triển, mở rộng thị trường, xúc tiến thương mại trong và ngoài nước, tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá trực tiếp các sản phẩm thủy sản tới người tiêu dùng.

Tuyên truyền, ph biến kịp thời thông tin về các Hiệp định thương mại tự do được ký kết cho các đơn vị, cá nhân, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thủy sản

7. Các sở, ban, ngành có liên quan

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ động, tích cực tham gia với các đơn vị được giao chủ trì nhiệm vụ để triển khai thực hiện Kế hoạch này, bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng hiệu quả.

8. UBND các huyện, thị xã, thành phố có biển

Tổ chức tuyên truyền về triển khai thực hiện Chiến lược Thủy sản đến những cán bộ, nông ngư dân và những đối tượng có liên quan để nắm bắt được định hướng chung của ngành Thủy sản. Nâng cao năng lực cán bộ quản lý Nhà nước về thủy sản tại địa phương.

Chỉ đạo thực hiện, tổ chức theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Chiến lược trên địa bàn; Thực hiện chế độ báo cáo, đánh giá Chiến lược theo quy định và theo hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

9. Các Hội Nghề nghiệp và các đoàn thể quần chúng.

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tuyên truyền phổ biến tổ chức, công khai thông tin của Chiến lược, Kế hoạch triển khai của UBND tỉnh đến các hội viên, kết nối thông tin với Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản để các hoạt động của Kế hoạch được hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu phục vụ sản xuất, kinh doanh.

10. Cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình

Chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị có liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến các nội dung của Kế hoạch đến với người dân, doanh nghiệp và góp phần thu hút các nguồn lực để phát triển thủy sản trong thời gian tới.

IX. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ VỚI TRUNG ƯƠNG

1. Trung ương hỗ trợ địa phương trong việc bố trí nguồn vốn để đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thng cơ sở hạ tầng phục vụ cho các vùng sản xuất nuôi trồng thủy sản tập trung (ao đìa, lồng bè).

2. Chính phủ sớm ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản và phê duyệt Đề án phát triển nuôi biển đến năm 2030, tầm nhìn 2045 làm cơ sở cho địa phương triển khai thực hiện.

Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đế xem xét, chỉ đạo và hướng dẫn kịp thời./.

 

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ (báo cáo);
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (báo cáo);
- Thường trực Tỉnh ủy (báo cáo);
- Chủ tịch UBND tỉnh (báo cáo);
- Các PCT UBND tỉnh;
- Tổng cục Thủy sản;
- Các sở, ban, ngành;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố có biển;
- Các Hội nghề nghiệp;
- Báo Khánh Hòa, Đài PTTH Khánh Hòa;
- Cổng Thông tin Điện tử tỉnh;
- Trung tâm Công báo t
nh;
- Lưu VT, TL,
TLe.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đinh Văn Thiệu

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC NỘI DUNG TRIỂN KHAI GIAI ĐOẠN 2021 - 2030
(Ban hành kèm theo Kế hoạch s: 10823/KH-UBND ngày 28/10/2021 của UBND tỉnh Khánh Hòa)

TT

Nội dung triển khai

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Thời gian thực hiện

Dự trù Kinh phí triển khai (triệu đồng)

Nguồn kinh phí

I

Đối với lĩnh vực khai thác thủy sản

 

 

1

Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về khai thác, nuôi trồng, chế biến, bảo tồn, phát triển nguồn lợi thủy sản, tính đa dạng sinh học và chống khai thác IUU cho ngư dân, hộ nuôi trồng, doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước.

Sở Nông nghiệp và PTNT

- Sở TTTT;

- BCH Bộ đội Biên phòng tỉnh;

- UBND các huyện, thị xã, thành phố có biển.

2021 -2030

1.000

NSSN tỉnh, XHH, ODA

2

Thực hiện Đề án tổ chức lại khai thác hải sản trên biển theo hướng tổ đội liên kết sản xuất trên biển và chuỗi giá trị

Sở Nông nghiệp và PTNT

- UBND các huyện, thị xã, thành phố có biển.

- Các viện nghiên cứu;

- Các đơn vị liên quan.

2021 - 2030

5.000

NSSN tỉnh, XHH, ODA

II

Đối với lĩnh vực Nuôi trông thủy sản

1

Xây dựng chính sách hỗ trợ ngư dân chuyển đổi lồng nuôi sử dụng vật liệu truyền thống sang lồng nuôi sử dụng vật liệu mới HDPE

Sở Nông nghiệp và PTNT

- UBND các huyện, thị xã, thành phố có biển.

- Các đơn vị liên quan.

2021-2022

200

NSSN tỉnh, XHH, ODA

2

Phát triển các mô hình nuôi trồng thủy sản đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm và thực hành nuôi trồng thủy sản tốt (GAP)

Sở Nông nghiệp và PTNT

- UBND các huyện, thị xã, thành phố có biển.

- Các đơn vị liên quan.

Hàng năm

10.000

NSSN tỉnh, XHH, ODA

3

Quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường trong nuôi trồng thủy sản.

Sở Nông nghiệp và PTNT

- UBND các huyện, thị xã, thành phố có biển.

- Các đơn vị liên quan.

Hàng năm

4.700

NSSN tỉnh, XHH, ODA

4

Phát triển các hình thức liên kết theo chuỗi thủy sản đảm bảo thân thiện môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu

Sở Nông nghiệp và PTNT

- UBND các huyện, thị xã, thành phố có biển.

- Các đơn vị liên quan.

2022-2030

1.800

NSSN tỉnh, XHH, ODA

5

Xây dựng hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản lồng bè tập trung tại các vịnh Vân Phong, vịnh Nha Trang và vịnh Cam Ranh

Sở Nông nghiệp và PTNT

- UBND các huyện, thị xã, thành phố có biển.

- Các đơn vị liên quan.

2023-2025

30.000

NSSN tỉnh, XHH, ODA

6

Xây dựng hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản tập trung tại xã Ninh Lộc, xã Ninh Phú (Thị xã Ninh Hòa)

Sở Nông nghiệp và PTNT

- UBND các huyện, thị xã, thành phố có biển.

- Các đơn vị liên quan.

2023-2025

100.000

NSSN tỉnh, XHH, ODA

III

Đối với lĩnh vực bảo tồn và phát triển nguồn li thủy sản

1

Điều tra, đánh giá trữ lượng NLTS vùng biển ven bờ, xây dựng và công bố danh mục cách đối tượng thủy sản cấm khai thác của tỉnh; xây dựng khu bảo tồn biển, khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Sở Nông nghiệp và PTNT

- Các viện nghiên cứu;

- SKH và ĐT;

- Sở Tài chính;

- UBND các huyện, thị xã, thành phố có biển;

- Các đơn vị liên quan.

2022 - 2030

10.000

NSSN tỉnh, XHH, ODA

2

Đề án chuyển đổi nghề nghiệp khai thác ven bờ sang các ngành nghề khác có hiệu quả

SNN và PTNT

- UBND các huyện, thị xã, thành phố có  biển;

- Các viện nghiên cứu;

- Các đơn vị liên quan

2023 - 2030

7.000

NSSN tỉnh, XHH, ODA

3

Tổ chức thả giống bổ sung, tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy sản

Sở Nông nghiệp và PTNT

- Các đơn vị liên quan.

2022 - 2030

1.000

NSSN tỉnh XHH

4

Thực hiện tuần tra, kiểm tra, giám sát và thực thi pháp luật về khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản

Sở Nông nghiệp và PTNT

- Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng;

- UBND các huyện, thị xã, thành phố có biển.

2021 - 2030

34.000

NSSN tỉnh

5

Xây dựng và triển khai thực hiện các mô hình đồng quản lý

Sở Nông nghiệp và PTNT

- UBND các huyện, thị xã, thành phố có biển.

2021 -2025

2026 - 2030

10.000

NSSN tỉnh, XHH, ODA

6

Phục hồi hệ sinh thái đặc thù (thả rạn nhân tạo, san hô, thảm cỏ biển) và giám sát đa dạng sinh học, môi trường.

Sở Nông nghiệp và PTNT

- Các viện nghiên cứu;

- UBND các huyện, thị xã, thành phố có biển;

- Các đơn vị liên quan

2025 - 2030

5.000

NSSN tỉnh, XHH, ODA

7

Xây dựng, bảo vệ hệ sinh thái biển Rạn Trào

Sở Nông nghiệp và PTNT

- UBND huyện Vạn Ninh

- Các đơn vị liên quan.

2021 -2025

2.000

NSSN tỉnh

IV

Đối với lĩnh vực chế biến và thương mại thủy sản

1

Chương trình xúc tiến thương mại, đẩy mạnh tiêu thụ các sản phẩm thủy sản xuất khẩu

Sở Nông nghiệp và PTNT

- Sở Công Thương;

- UBND các huyện, thị xã, thành phố có biển;

-Các đơn vị liên quan.

2021 - 2030

2.000

NSSN tỉnh, XHH, ODA

2

Đề án nghiên cứu phát triển sản phẩm thủy nội địa và thị trường nội địa

Sở Nông nghiệp và PTNT

- Sở Công Thương;

- UBND các huyện, thị xã, thành phố có biển;

-Các đơn vị liên quan.

2022 - 2030

1.500

NSSN tỉnh, XHH, ODA

V

Đối với lĩnh vực cơ sở hậu cn nghề cá

1

Dự án Cảng cá động lực thuộc Trung tâm nghề cá lớn (giai đoạn 1)

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Sở KH và ĐT;

- Sở Tài chính;

- UBND thành phố Cam Ranh.

- Các đơn vị liên quan

2021-2025

107.750

TW hỗ trợ

2

Dự án Bến cá Quảng Hội

UBND huyện Vạn Ninh

- Sở Nông nghiệp và PTNT

- Các đơn vị có liên quan

2021-2025

4.000

NSSN tỉnh

3

Đầu tư nâng cấp khu neo đậu tránh trú bão Ninh Hải thành cảng cá loại III

Sở Nông nghiệp và PTNT

- Sở KH và ĐT;

- Sở Tài chính;

- UBND Thị xã Ninh Hòa.

- Các đơn vị liên quan

2026-2030

200.000

NSSN tỉnh, XHH, ODA

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 10823/KH-UBND ngày 28/10/2021 Triển khai Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.736

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.34.51
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!