ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 07/KH-UBND
|
Lào
Cai, ngày 10 tháng 01 năm 2023
|
KẾ HOẠCH
CƠ GIỚI HÓA TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2023-2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG
ĐẾN NĂM 2030, TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI
Căn cứ Quyết định số 150/QĐ-TTg ngày
28/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chiến lượng phát triển nông
nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Quyết định số 858/QĐ-TTg ngày
20/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển cơ giới
hóa nông nghiệp và chế biến nông lâm thủy sản đến năm 2030;
Căn cứ Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 26/8/2021
của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa tỉnh
Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ thực trạng phát triển cơ giới
hóa trong sản xuất nông nghiệp hiện nay trên địa bàn, UBND tỉnh Lào Cai ban
hành Kế hoạch Cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2023-2025 và định
hướng đến năm 2030, trên địa bàn tỉnh Lào Cai, cụ thể như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
- Đảm bảo năng suất, chất lượng, hiệu
quả kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường tại các vùng sản xuất nông nghiệp hàng
hóa tập trung được cơ giới hóa. Tập trung phát triển cơ giới hóa đồng bộ trong
sản xuất nông nghiệp gắn với các sản phẩm nông nghiệp chủ lực.
- Phát triển cơ giới hóa phải gắn với
quá trình cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng
và phát triển bền vững; gắn với chuỗi giá trị thông qua các mô hình liên kết tổ
chức sản xuất, bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm quy mô lớn.
- Khuyến khích, thu hút các thành phần
kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân tham gia phát triển cơ giới hóa nông nghiệp
(chế tạo máy; trang bị máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất).
- Tận dụng cơ hội từ cuộc cách mạng
công nghiệp lần thứ tư để phát triển cơ giới hóa trong nông nghiệp theo hướng
hiện đại, thông minh, hiệu quả và bền vững.
2. Mục tiêu cụ thể
Cơ giới hóa nông nghiệp đối với từng
lĩnh vực sản xuất:
+ Trồng trọt: Sản xuất cây trồng
chính đạt trên 50% năm 2025, cơ giới hóa đồng bộ đạt trên 40% năm 2030.
+ Chăn nuôi: Sản xuất chăn nuôi gia
súc, gia cầm đạt trên 70% năm 2025, cơ giới hóa đồng bộ đạt 50% năm 2030 ở các
trang trại.
+ Thủy sản: Cơ giới hóa sản xuất nuôi
trồng thủy sản đạt trên 50% năm 2025, đạt 70% năm 2030.
+ Lâm nghiệp: Các khâu làm đất, giống,
trồng cây, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, phòng chống cháy rừng, khai thác vận
chuyển gỗ và lâm sản đạt trên 25% năm 2025, đạt 40% năm 2030.
II. NHIỆM VỤ CỤ THỂ
1. Cơ giới hóa
các ngành sản xuất
1.1. Trồng trọt (Đối với các loại cây trồng chính, cây trồng chủ lực, vùng có điều
kiện sản xuất, lao động thuận lợi):
- Khâu làm đất: Cơ bản được cơ giới hóa, chuyển dần sử dụng máy kéo 2 bánh sang máy
kéo 4 bánh có năng suất, hiệu quả, mức độ cơ giới hóa làm đất bình quân đạt
trên 70% năm 2025, đạt trên 80% năm 2030. Riêng cây lúa tỷ lệ cơ giới hóa đạt
trên 85% năm 2025 và đạt trên 95% năm 2030.
- Khâu gieo trồng: Chuyển dần từ gieo trồng bằng công cụ thủ công sang sử dụng máy gieo hạt,
máy cấy đưa mức độ cơ giới hóa khâu gieo trồng đạt 30% năm 2025. Tại các vùng sản
xuất hàng hóa tập trung đạt 40% năm 2030.
- Khâu chăm sóc: Đến năm 2030 ước đạt 70%. Sử dụng các loại máy phun thuốc bảo vệ thực
vật có chất lượng bảo đảm theo quy chuẩn kỹ thuật đạt trên 85% năm 2025. Sử dụng
máy kéo đa năng chăm sóc (vun, xới) đạt 60% năm 2025. Đưa công nghệ tưới tiết
kiệm nước (tưới nhỏ giọt, tưới phun mưa) để áp dụng nhanh mô hình tưới nước cho
một số cây trồng chính đạt 40% năm 2025.
- Khâu thu hoạch: Đến năm 2030 ước đạt 40%. Riêng cây lúa thực hiện thu hoạch lúa bằng
máy đạt trên 40% vào năm 2025, đạt 60% năm 2030 chủ yếu sử dụng máy gặt đập
liên hợp có tính năng kỹ thuật cao, mức độ gặt sót dưới 1,5%.
1.2. Chăn nuôi
- Áp dụng máy, thiết bị cho chăn nuôi
nông hộ theo hình thức công nghiệp, có kỹ thuật và công nghệ phù hợp để hạn chế
dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường vừa bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm
và tăng khả năng cạnh tranh của ngành chăn nuôi.
- Áp dụng cơ giới hóa trong các trang
trại chăn nuôi tập trung:
+ Cơ giới hóa chế biến thức ăn thô
(trâu, bò, lợn, gia cầm) đạt 90% năm 2025, đạt 100% năm 2030.
+ Cơ giới hóa chuồng trại: Hệ thống
cung cấp thức ăn, nước uống tự động, làm mát, vệ sinh đạt 70% năm 2025, đạt
trên 80% năm 2030.
+ Xử lý chất thải: Đạt 50% năm 2025,
đạt trên 60% năm 2030. Chú trọng xử lý chất thải chăn nuôi thành các sản phẩm
dưới dạng năng lượng (nhiệt-điện) và phân bón hữu cơ cho cây trồng.
1.3. Thủy sản
Nâng tỷ lệ cơ giới hóa trong lĩnh vực
thủy sản ước đạt trên 70% năm 2030. Trong đó chế biến thức ăn (băm nghiền thô,
ép cám viên) bằng máy đạt 80%; cung cấp thức ăn, sục khí ao, đầm nuôi đạt 70%; vệ
sinh, xử lý chất thải trong nuôi trồng thủy sản đạt 60%.
1.4. Lâm nghiệp
Tại các vùng trồng rừng tập trung,
quy mô lớn có sử dụng máy móc các khâu làm đất, trồng cây, phòng trừ sâu bệnh,
thu hoạch đạt trên 30% năm 2025, đạt 50% năm 2030. Tăng tỷ lệ áp dụng cơ giới
hóa ở khâu chặt hạ, vận chuyển lên 95-100% năm 2030. Các vùng rừng sản xuất còn
lại, tăng tỷ lệ áp dụng cơ giới hóa khâu làm đất, trồng, chăm sóc, chữa cháy rừng
và phát triển rừng đạt 20-30% năm 2030.
2. Cơ giới hóa
vùng sản xuất
2.1. Vùng thấp
- Tập trung phát triển cơ giới hóa tại
các vùng sản xuất chuyên canh quy mô lớn về lúa, khoai lang, lạc và rau, hoa
các loại, phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, tập trung theo tiêu chuẩn an
toàn, sản xuất theo quy trình VietGAP, hướng hữu cơ, hữu cơ, nông nghiệp sạch,
nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu, hình thành các khu nông nghiệp sinh
thái và khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
- Khu vực đô thị: Nghiên cứu phát triển
các mô hình áp dụng cơ giới hóa, tự động hóa tại các vườn nông nghiệp đô thị dạng
thủy canh, hữu cơ dạng nhà lưới, nhà màng. Chú trọng phát triển nhóm sản phẩm
rau an toàn, tiếp tục phát huy và nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp
như khu trồng rau và sản phẩm từ nông nghiệp công nghệ cao.
- Phát triển cơ giới hóa thủy sản tập
trung ở khâu chăm sóc, chế biến thức ăn, đa dạng hình thức nuôi và đối tượng
nuôi, tận dụng ao hồ, mặt nước để nuôi theo hình thức hộ gia đình, trang trại,
ưu tiên các loại thủy sản có giá trị kinh tế cao. Tập trung cơ giới hóa các
khâu cung cấp, chế biến thức ăn, vệ sinh môi trường ao nuôi.
- Phát triển cơ giới hóa ngành chăn
nuôi theo hướng chăn nuôi tập trung, trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp, xa
khu dân cư, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và liên kết theo chuỗi, chăn nuôi gia
súc, gia cầm. Tập trung khâu chế biến thức ăn, vệ sinh chuồng trại, xử lý chất
thải, tự động hóa trong một số khâu cung cấp thức ăn, nước uống, làm mát.
2.2. Vùng cao
- Chú trọng phát triển cơ giới hóa
khâu trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng. Chú trọng trồng rừng gỗ lớn và ứng dụng tiến
bộ kỹ thuật vào trồng rừng nhằm tăng năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế của
rừng trồng. Đẩy mạnh trồng rừng nguyên liệu đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế
và bảo vệ môi trường. Tập trung phát triển cơ giới hóa cây công nghiệp, nhất là
cây quế, cây chè, cây ăn quả, ngô nguyên liệu ở các khâu làm đất, gieo trồng,
chăm sóc, thu hoạch.
- Phát triển cơ giới hóa đối với nuôi
trồng thủy sản nước lạnh (cá hồi, cá tầm). Tập trung đầu tư các loại máy thiết
bị, công nghệ trong kiểm soát môi trường ao, lồng nuôi.
- Phát triển cơ giới hóa ngành chăn
nuôi theo hướng chăn nuôi lợn bản địa (lợn đen), bò bản địa (bò H’Mông), các loại
gia cầm địa phương. Tập trung ưu tiên cơ giới hóa khâu phối trộn, chế biến thức
ăn.
3. Về đào tạo, tập
huấn
- Chú trọng công tác đào tạo nghề cơ
khí, vận hành máy móc, thiết bị trong sản xuất nông nghiệp cho nông dân, nhất
là hình thức tập huấn ngắn hạn, tại chỗ thông qua công tác khuyến công, các lớp
tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong vận hành máy, thiết bị phục vụ sản
xuất nông nghiệp. Thực hiện xã hội hóa đào tạo nghề cho nông dân, tổ chức hợp
tác liên kết giữa các cơ sở đào tạo với doanh nghiệp, gắn đào tạo với sử dụng
lao động tại chỗ.
4. Xây dựng các
mô hình trình diễn áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp
4.1. Lĩnh vực trồng trọt
- Đối với sản xuất lúa: Triển khai các mô hình điểm hỗ trợ máy làm đất đa năng, máy cấy lúa và
máy gặt đập cho những diện tích tập trung, bằng phẳng.
- Đối với sản xuất chè: Triển khai các mô hình điểm hỗ trợ máy đốn chè, máy phun thuốc, máy
hái chè, tưới nước phun mưa tự động.
- Đối với sản xuất rau, dược liệu: Triển khai các mô hình hỗ trợ máy làm đất đa năng, hệ thống bảo quản
rau quả, bảo quản và sấy dược liệu cho sản xuất dược liệu.
- Đối với sản xuất chuối, dứa, cây
ăn quả: Triển khai các mô hình điểm về tưới tiết kiệm
cho cây chuối/cây ăn quả ở những khu vực trồng tập trung, độ dốc nhỏ.
4.2. Lĩnh vực chăn nuôi: Triển khai các mô hình điểm xây dựng hệ thống chuồng trại khép kín từ
cung cấp nước, thức ăn tự động phục vụ chăn nuôi lợn, gà.
4.3. Lĩnh vực thủy sản: Triển khai các mô hình điểm hỗ trợ guồng cánh quạt tạo ô xi ao nuôi cá
và máy ép cám viên cho cá.
4.4. Lĩnh vực lâm nghiệp: Triển khai các mô hình điểm hỗ trợ các loại máy khoan hố trồng cây,
máy đóng bầu, máy khai thác gỗ, máy tời, máy vận xuất, vận chuyển.
III. KINH PHÍ THỰC
HIỆN
Lồng ghép nguồn vốn các chương trình
mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới, Giảm nghèo bền vững, Phát triển Kinh
tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, nguồn vốn sự nghiệp
khoa học công nghệ và chính sách phát triển sản xuất nông lâm nghiệp của tỉnh
Lào Cai.
IV. GIẢI PHÁP THỰC
HIỆN
1. Tiếp tục đổi
mới và hoàn thiện cơ chế chính sách, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp
- Rà soát, góp ý bổ sung hoàn thiện
các cơ chế, chính sách về cơ điện nông nghiệp và nghiên cứu khoa học công nghệ
trong cơ giới hóa nông nghiệp, khuyến khích các tổ chức, cá nhân có sáng chế
máy, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp được hưởng các chính sách hỗ trợ của
Nhà nước.
- Đẩy mạnh thực hiện tốt Nghị định số
57/2018/NĐ-TTg ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích
doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Nghị định số 98/2018/NĐ-TTg
ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác,
liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; Nghị quyết số
26/2020/NQ-HĐND ngày 04/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành quy
định một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa
bàn tỉnh Lào Cai.
- Thông qua các chính sách về phát
triển hợp tác xã ưu tiên hỗ trợ hình thành và phát triển các tổ chức cung cấp dịch
vụ cơ giới ở nông thôn, tăng tỷ lệ áp dụng cơ giới hóa trong nông nghiệp.
- Thực hiện các chương trình chuyển
giao các tiến bộ kỹ thuật về cơ điện nông nghiệp thông qua các mô hình khuyến
nông.
- Đầu tư nguồn lực cho xây dựng các
mô hình trình diễn về cơ giới hóa đồng bộ sản xuất nông nghiệp, mô hình nông
nghiệp thông minh 4.0.
2. Công tác rà
soát quy hoạch
- Rà soát quy hoạch sản xuất nông
nghiệp, tổ chức lại vùng sản xuất tập trung theo định hướng của từng nhóm cây
trồng, vật nuôi và theo lợi thế của từng vùng.
- Thực hiện dồn điền, đổi thửa tạo điều
kiện tập trung, tích tụ đất đai xây dựng cánh đồng lớn để thuận lợi đưa máy móc
cơ giới hóa.
- Đầu tư nâng cấp, hoàn thiện kết cấu
hạ tầng nông nghiệp, nông thôn phù hợp với việc đưa máy móc, thiết bị phục vụ sản
xuất: quy hoạch, cải tạo, san phẳng đồng ruộng, kiên cố hóa hệ thống tưới,
tiêu; giao thông nội đồng và giao thông nông thôn.
3. Tăng đầu tư
thông tin tuyên truyền, khoa học và công nghệ phục vụ cho phát triển cơ giới
hóa
- Đào tạo nâng cao năng lực đội ngũ
khoa học công nghệ phục vụ nghiên cứu cơ điện, máy nông nghiệp và công nghiệp
chế biến nông sản.
- Tuyên truyền sâu rộng đến người dân
các cơ chế, chính sách của Trung ương, địa phương về phát triển cơ giới hóa. Đổi
mới nội dung và cách thức chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho người nông dân, ưu
tiên công tác chuyển giao những tiến bộ kỹ thuật về cơ giới hóa; đào tạo, tập
huấn thường, xuyên cho doanh nghiệp nhỏ tại nông thôn, các hợp tác xã và người
nông dân về ứng dụng công nghệ mới trong cơ giới hóa và bảo quản, chế biến nông
sản trong các chương trình khuyến nông.
- Thực hiện các đề tài khoa học công nghệ
về cơ điện nông nghiệp; thực hiện công tác chuyển giao kết quả vào sản xuất, có
mối liên kết giữa các cơ quan nghiên cứu với các doanh nghiệp ngay từ khâu đặt
hàng nghiên cứu đến khi tiếp nhận kết quả của đề tài.
4. Phát triển
tín dụng trong sản xuất nông nghiệp
Triển khai hiệu quả chính sách tín dụng
đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày
09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp,
nông thôn; Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 07/9/2018 sửa đổi, bổ sung Nghị định
số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ
phát triển nông nghiệp, nông thôn; đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng phù hợp với
các đối tượng khách hàng.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa
phương tổ chức triển khai thực hiện các nội dung Kế hoạch đã được phê duyệt.
- Xây dựng mô hình ứng dụng cơ giới
hóa theo hướng hiện đại giúp nông dân thây được hiệu quả của việc cơ giới hóa trong
giảm chi phí lao động, giá thành và tăng chất lượng sản phẩm.
- Hỗ trợ công tác tập huấn, hướng dẫn
xây dựng mô hình trình diễn tại các địa phương. Hỗ trợ và giới thiệu tổ (nhóm)
kỹ thuật tiếp cận nông dân trong vùng.
2. Đề nghị các Sở, ngành và UBND các
huyện, thị xã, thành phố phối hợp
2.1. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài
chính
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn tham mưu cho UBND tỉnh bố trí lồng ghép các nguồn vốn thực hiện
các chính sách hỗ trợ, đầu tư phát triển cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp.
2.2. Sở Công Thương
Tham mưu cho UBND tỉnh hỗ trợ cho các
cơ sở sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực máy móc, nông cụ phục vụ sản xuất
nông lâm thủy sản.
2.3. Sở Khoa học và Công nghệ
Nghiên cứu, chuyển giao các giải pháp
ứng dụng, các tiến bộ khoa học công nghệ mới về cơ giới hóa nông nghiệp, ưu
tiên thực hiện các đề tài, dự án nghiên cứu, chuyển giao kỹ thuật công nghệ
ngành cơ khí nông nghiệp, hướng dẫn thực hiện các quy định về chất lượng sản phẩm.
2.4. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh
Lào Cai
Chỉ đạo các ngân hàng thương mại trên
địa bàn thực hiện tốt các nội dung tại Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày
09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp,
nông thôn và Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 07/9/2018 của Chính phủ sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ
về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; tạo điều kiện
thuận lợi cho các tổ chức cá nhân tiếp cận với nguồn vốn vay để đưa cơ giới hóa
vào phát triển sản xuất.
2.5. Ủy ban nhân dân các huyện, thị
xã, thành phố
- Đẩy mạnh triển khai chính sách hỗ
trợ tích tụ ruộng đất theo Nghị quyết số 26/2020/NQ-HĐND ngày 04/12/2020 của Hội
đồng nhân dân tỉnh Lào Cai.
- Rà soát quy hoạch sản xuất nông nghiệp,
tổ chức triển khai dồn điền đổi thửa theo hướng tập trung chuyên canh, hình
thành cánh đồng lớn nhằm tạo điều kiện cho nông dân, doanh nghiệp, các tổ chức
sản xuất (nhất là các Hợp tác xã, Tổ hợp tác) áp dụng nhanh cơ giới hóa vào các
khâu từ sản xuất - bảo quản - chế biến - vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm.
- Trên cơ sở Kế hoạch của tỉnh lồng
ghép các chương trình dự án, cân đối ngân sách hàng năm bố trí nguồn vốn để tổ
chức triển khai thực hiện tại địa phương.
- Phối hợp với các sở, ngành liên
quan trong việc hướng dẫn, lựa chọn các loại máy móc, thiết bị có công nghệ
tiên tiến phù hợp với xây dựng mô hình cánh đồng lớn và điều kiện canh tác trên
địa bàn.
Trên đây là Kế hoạch Cơ giới hóa
trong sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2023-2025 và định hướng đến năm 2030 trên
địa bàn tỉnh Lào Cai. Các cơ quan, địa phương căn cứ triển khai thực hiện.
Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và
PTNT;
- TT. TU, HĐND, UBND tỉnh;
- Các sở: Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch Đầu tư, Tài chính, Công thương, Khoa
học Công nghệ;
- Ngân hàng Nhà nước CN tỉnh Lào Cai;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Chi cục PTNT tỉnh;
- CVP, PCVP3;
- BBT Cổng TTĐT;
- Lưu: VT, TH2,3, NLN 1,2,3.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Hoàng Quốc Khánh
|