BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 5512/VBHN-BLĐTBXH
|
Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 2023
|
NGHỊ
ĐỊNH
QUY ĐỊNH VỀ NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TẠI VIỆT NAM
VÀ TUYỂN DỤNG, QUẢN LÝ NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM LÀM VIỆC CHO TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
Nghị định số 152/2020/NĐ-CP ngày 30
tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định về người lao động nước ngoài làm việc
tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ
chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam, được sửa đổi, bổ sung bởi:
Nghị định số 35/2022/NĐ-CP ngày 28 tháng
5 năm 2022 của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế, có
hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 7 năm 2022.
Nghị định số 70/2023/NĐ-CP ngày 18 tháng
9 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
152/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định về người lao
động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt
Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam, có hiệu lực kể từ
ngày 18 tháng 9 năm 2023.
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày
19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính
phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 20
tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6
năm 2020;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 17 tháng
6 năm 2020;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về
người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người
lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam[1].
Chương I
NHỮNG
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định về người lao
động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động
Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam theo các điều, khoản
sau đây của Bộ luật Lao động:
1. Điều kiện, trình tự, thủ tục cấp,
cấp lại, gia hạn, thu hồi giấy phép lao động và giấy xác nhận không thuộc diện
cấp giấy phép lao động đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
theo Điều 157 của Bộ luật Lao động và người lao động nước ngoài làm việc tại
Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo khoản 1, 2 và 9 Điều 154
của Bộ luật Lao động.
2. Tuyển dụng, giới thiệu, quản lý
người lao động Việt Nam làm việc cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt
Nam (sau đây gọi là tổ chức, cá nhân nước ngoài) theo khoản 3 Điều 150 của Bộ
luật Lao động.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Lao động là công dân nước ngoài
vào làm việc tại Việt Nam (sau đây viết tắt là người lao động nước ngoài) theo
các hình thức sau đây:
a) Thực hiện hợp đồng lao động;
b) Di chuyển trong nội bộ doanh
nghiệp;
c) Thực hiện các loại hợp đồng hoặc
thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ
thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế;
d) Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp
đồng;
đ) Chào bán dịch vụ;
e) Làm việc cho tổ chức phi chính
phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định
của pháp luật Việt Nam;
g) Tình nguyện viên;
h) Người chịu trách nhiệm thành lập
hiện diện thương mại;
i) Nhà quản lý, giám đốc điều hành,
chuyên gia, lao động kỹ thuật;
k) Tham gia thực hiện các gói thầu,
dự án tại Việt Nam;
l) Thân nhân thành viên cơ quan đại
diện nước ngoài tại Việt Nam được phép làm việc tại Việt Nam theo quy định tại điều
ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Người sử dụng người lao động nước
ngoài, bao gồm:
a) Doanh nghiệp hoạt động theo Luật
Doanh nghiệp, Luật Đầu tư hoặc theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
b) Nhà thầu tham dự thầu, thực hiện
hợp đồng;
c) Văn phòng đại diện, chi nhánh của
doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức được cơ quan có thẩm quyền cấp phép thành lập;
d) Cơ quan nhà nước, tổ chức chính
trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ
chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;
đ) Tổ chức phi chính phủ nước ngoài
được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp giấy đăng ký theo quy định của pháp
luật Việt Nam;
e) Tổ chức sự nghiệp, cơ sở giáo dục
được thành lập theo quy định của pháp luật;
g) Tổ chức quốc tế, văn phòng của dự
án nước ngoài tại Việt Nam; cơ quan, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ,
bộ, ngành cho phép thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật;
h) Văn phòng điều hành của nhà đầu
tư nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc của nhà thầu nước ngoài
được đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật;
i) Tổ chức hành nghề luật sư tại
Việt Nam theo quy định của pháp luật;
k) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã;
l) Hộ kinh doanh, cá nhân được phép
hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức nước ngoài tại Việt Nam
là cơ quan, tổ chức nước ngoài được cấp có thẩm quyền của Việt Nam cho phép
hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, bao gồm:
a) Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ
quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện các tổ chức quốc tế thuộc hệ thống
Liên hợp quốc, các tổ chức khu vực, tiểu khu vực;
b) Văn phòng thường trú cơ quan
thông tấn, báo chí, phát thanh và truyền hình nước ngoài;
c) Tổ chức quốc tế, tổ chức liên
Chính phủ, tổ chức thuộc Chính phủ nước ngoài;
d) Tổ chức phi chính phủ nước ngoài
được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp giấy đăng ký theo quy định của pháp
luật;
đ) Văn phòng đại diện tại Việt Nam của
tổ chức nước ngoài hoạt động trong các lĩnh vực: kinh tế, thương mại, tài
chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học - kỹ thuật, văn hóa, giáo dục, y tế, tư
vấn pháp luật nước ngoài.
4. Cá nhân nước ngoài tại Việt Nam
là người nước ngoài làm việc tại tổ chức quy định tại khoản 3 Điều này hoặc
người được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép cư trú tại Việt Nam.
5. Người lao động Việt Nam làm việc
cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.
6. Tổ chức dịch vụ việc làm và doanh
nghiệp cho thuê lại lao động cung cấp dịch vụ cho tổ chức, cá nhân nước ngoài
tại Việt Nam liên quan đến tuyển dụng, giới thiệu, quản lý người lao động Việt Nam
làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
1. Người lao động nước ngoài di
chuyển trong nội bộ doanh nghiệp là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia
và lao động kỹ thuật của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện
thương mại trên lãnh thổ Việt Nam, di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp
sang hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam và đã được doanh nghiệp nước
ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng liên tục.
2. Tình nguyện viên là người lao
động nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo hình thức tự nguyện và không hưởng
lương để thực hiện điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
là thành viên và có xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài hoặc tổ
chức quốc tế tại Việt Nam.
3. Chuyên gia là người lao động nước
ngoài thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a)[2] Tốt nghiệp đại học trở
lên hoặc tương đương và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc phù hợp với vị
trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam;
b) Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm và
có chứng chỉ hành nghề phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước
ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam;
c) Trường hợp đặc biệt do Thủ tướng
Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
4. Nhà quản lý là người quản lý
doanh nghiệp theo quy định tại khoản 24 Điều 4 Luật Doanh nghiệp hoặc là người
đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu của cơ quan, tổ chức.
5.[3] Giám đốc điều hành là người thuộc một
trong các trường hợp sau đây:
a) Người đứng đầu chi nhánh, văn phòng
đại diện hoặc địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp.
b) Người đứng đầu và trực tiếp điều
hành ít nhất một lĩnh vực của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và chịu sự chỉ
đạo, điều hành trực tiếp của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
6. Lao động kỹ thuật là người lao động
nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a)[4] Được đào tạo ít nhất 1
năm và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm phù hợp với vị trí công việc mà người lao
động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam;
b) Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm
công việc phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm
việc tại Việt Nam.
7. Hiện diện thương mại bao gồm tổ chức
kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân
nước ngoài tại Việt Nam; văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong
hợp đồng hợp tác kinh doanh.
8. Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp
đồng là người lao động nước ngoài làm việc ít nhất 02 năm (24 tháng) trong một
doanh nghiệp nước ngoài không có hiện diện thương mại tại Việt Nam và phải đáp
ứng quy định đối với chuyên gia tại khoản 3 Điều này.
9. Người lao động nước ngoài làm
việc theo hình thức chào bán dịch vụ là người lao động nước ngoài không sống
tại Việt Nam và không nhận thù lao từ bất cứ nguồn nào tại Việt Nam, tham gia
vào các hoạt động liên quan đến việc đại diện cho một nhà cung cấp dịch vụ để
đàm phán tiêu thụ dịch vụ của nhà cung cấp đó, với điều kiện không được bán
trực tiếp dịch vụ đó cho công chúng và không trực tiếp tham gia cung cấp dịch
vụ.
Chương II
CHẤP
THUẬN NHU CẦU SỬ DỤNG NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI; NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI
KHÔNG THUỘC DIỆN CẤP GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG; CẤP, CẤP LẠI, GIA HẠN VÀ THU HỒI GIẤY
PHÉP LAO ĐỘNG
Mục 1. CHẤP
THUẬN NHU CẦU SỬ DỤNG NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI
Điều 4. Sử dụng người lao động nước
ngoài[5]
1. Xác định nhu cầu sử dụng người
lao động nước ngoài
a) Trước ít nhất 15 ngày kể từ ngày
dự kiến sử dụng người lao động nước ngoài, người sử dụng lao động (trừ nhà
thầu) có trách nhiệm xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài đối với
từng vị trí công việc mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được và báo cáo
giải trình với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc theo Mẫu số 01/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định
này.
Trong quá trình thực hiện nếu thay
đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài về vị trí, chức danh công việc, hình
thức làm việc, số lượng, địa điểm thì người sử dụng lao động phải báo cáo Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo Mẫu số 02/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định
này trước ít nhất 15 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng người lao động nước ngoài.
b) Trường hợp người lao động nước
ngoài quy định tại các khoản 3, 4, 5, 6 và 8 Điều 154 của Bộ luật Lao động và
các khoản 1, 2, 4, 5, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13 và 14 Điều 7 Nghị
định này thì người sử dụng lao động không phải thực hiện xác định nhu cầu
sử dụng người lao động nước ngoài.
c) Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2024,
việc thông báo tuyển dụng người lao động Việt Nam vào các vị trí dự kiến tuyển
dụng người lao động nước ngoài được thực hiện trên Cổng thông tin điện tử của
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Cục Việc làm) hoặc Cổng thông tin điện tử
của Trung tâm dịch vụ việc làm do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương quyết định thành lập trong thời gian ít nhất 15 ngày kể từ
ngày dự kiến báo cáo giải trình với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm
việc. Nội dung thông báo tuyển dụng bao gồm: vị trí và chức danh công việc, mô tả
công việc, số lượng, yêu cầu về trình độ, kinh nghiệm, mức lương, thời gian và
địa điểm làm việc. Sau khi không tuyển được người lao động Việt Nam vào các vị
ví tuyển dụng người lao động nước ngoài, người sử dụng lao động có trách nhiệm
xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài theo quy định tại điểm a khoản
1 Điều này.
2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản chấp thuận hoặc không
chấp thuận về việc sử dụng người lao động nước ngoài đối với từng vị trí công
việc theo Mẫu số 03/PLI Phụ lục I ban hành kèm
theo Nghị định này trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo
giải trình hoặc báo cáo giải trình thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước
ngoài.
Điều 5. Sử dụng người lao động nước
ngoài của nhà thầu
1. Trước khi tuyển người lao động
nước ngoài, nhà thầu có trách nhiệm kê khai số lượng, trình độ, năng lực chuyên
môn, kinh nghiệm của người lao động nước ngoài cần tuyển để thực hiện gói thầu
tại Việt Nam và đề nghị tuyển người lao động Việt Nam vào các vị trí công việc
dự kiến tuyển người lao động nước ngoài với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội[6]
nơi nhà thầu thực hiện gói thầu theo Mẫu số 04/PLI Phụ
lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
Trường hợp nhà thầu có nhu cầu điều
chỉnh, bổ sung số lao động đã kê khai thì chủ đầu tư phải xác nhận phương án điều
chỉnh, bổ sung nhu cầu lao động cần sử dụng của nhà thầu theo Mẫu số 05/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định
này.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội đề nghị[7] các cơ quan, tổ chức của địa phương
giới thiệu, cung ứng người lao động Việt Nam cho nhà thầu hoặc phối hợp với các
cơ quan, tổ chức ở địa phương khác để giới thiệu, cung ứng người lao động Việt
Nam cho nhà thầu. Trong thời hạn tối đa 02 tháng, kể từ ngày nhận được đề nghị
tuyển từ 500 người lao động Việt Nam trở lên và tối đa 01 tháng kể từ ngày nhận
được đề nghị tuyển từ 100 đến dưới 500 người lao động Việt Nam và 15 ngày kể từ
ngày nhận được đề nghị tuyển dưới 100 người lao động Việt Nam mà không giới thiệu
hoặc cung ứng người lao động Việt Nam được cho nhà thầu thì Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định việc nhà thầu được tuyển người lao động
nước ngoài vào các vị trí công việc không tuyển được người lao động Việt Nam
theo Mẫu số 06/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị
định này.
3. Chủ đầu tư có trách nhiệm giám
sát, yêu cầu nhà thầu thực hiện đúng nội dung đã kê khai về việc sử dụng người
lao động Việt Nam và người lao động nước ngoài; hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra
nhà thầu thực hiện các quy định về tuyển dụng, sử dụng người lao động nước
ngoài làm việc cho nhà thầu theo quy định của pháp luật; theo dõi và quản lý
người lao động nước ngoài thực hiện các quy định của pháp luật; trước ngày 05
tháng 7 và ngày 05 tháng 01 của năm sau, chủ đầu tư báo cáo về tình hình sử
dụng người lao động nước ngoài của 6 tháng đầu năm và hằng năm theo Mẫu số 07/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định
này.
Thời gian chốt số liệu báo cáo 6
tháng đầu năm được tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14
tháng 6 của kỳ báo cáo, thời gian chốt số liệu báo cáo hằng năm tính từ ngày 15
tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo.
4. Hằng năm hoặc đột xuất, Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với cơ quan công an tỉnh, thành
phố; Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh hoặc cơ quan, đơn vị liên quan của
Bộ Quốc phòng tại khu vực biên giới, cửa khẩu, hải đảo, vùng chiến lược, trọng điểm,
địa bàn xung yếu về quốc phòng và các cơ quan có liên quan kiểm tra tình hình
thực hiện các quy định của pháp luật đối với người lao động nước ngoài gói thầu
do nhà thầu trúng thầu trên địa bàn thực hiện, báo cáo về kết quả kiểm tra cho
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Công an và Bộ
Quốc phòng.
Điều 6. Báo cáo sử dụng người lao
động nước ngoài
1. Trước ngày 05 tháng 7 và ngày 05
tháng 01 của năm sau, người sử dụng lao động nước ngoài báo cáo 6 tháng đầu năm
và hàng năm về tình hình sử dụng người lao động nước ngoài theo Mẫu số 07/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị
định này. Thời gian chốt số liệu báo cáo 6 tháng đầu năm được tính từ ngày 15
tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 6 của kỳ báo cáo, thời gian
chốt số liệu báo hằng năm tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến
ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo.
2. Trước ngày 15 tháng 7 và ngày 15
tháng 01 của năm sau hoặc đột xuất theo yêu cầu, Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội có trách nhiệm báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về tình hình
người lao động nước ngoài làm việc trên địa bàn theo Mẫu
số 08/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Thời gian chốt số liệu
báo cáo 6 tháng đầu năm và hằng năm thực hiện theo quy định của Chính phủ về
chế độ báo cáo của cơ quan hành chính nhà nước.
3.[8] Trường hợp người lao
động nước ngoài làm việc cho một người sử dụng lao động tại nhiều tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương thì trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày người lao
động nước ngoài bắt đầu làm việc, người sử dụng lao động phải báo cáo qua môi
trường điện tử về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài đến làm việc theo Mẫu số 17/PLI Phụ
lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
Mục 2. NGƯỜI
LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI KHÔNG THUỘC DIỆN CẤP GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG
Điều 7. Trường hợp người lao động nước
ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động
Ngoài các trường hợp quy định tại
các khoản 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 154 của Bộ luật Lao động, người lao động nước
ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động:
1. Là chủ sở hữu hoặc thành viên góp
vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên.
2. Là Chủ tịch Hội đồng quản trị
hoặc thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần có giá trị góp vốn từ 3
tỷ đồng trở lên.
3. Di chuyển trong nội bộ doanh
nghiệp thuộc phạm vi 11 ngành dịch vụ trong biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam
với Tổ chức Thương mại thế giới, bao gồm: kinh doanh, thông tin, xây dựng, phân
phối, giáo dục, môi trường, tài chính, y tế, du lịch, văn hóa giải trí và vận
tải.
4. Vào Việt Nam để cung cấp dịch vụ
tư vấn về chuyên môn và kỹ thuật hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác phục vụ cho
công tác nghiên cứu, xây dựng, thẩm định, theo dõi đánh giá, quản lý và thực
hiện chương trình, dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) theo
quy định hay thỏa thuận trong các điều ước quốc tế về ODA đã ký kết giữa cơ
quan có thẩm quyền của Việt Nam và nước ngoài.
5. Được Bộ Ngoại giao cấp giấy phép
hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.
6.[9] Được cơ quan, tổ chức có
thẩm quyền của nước ngoài cử sang Việt Nam giảng dạy hoặc làm nhà quản lý, giám
đốc điều hành tại cơ sở giáo dục do cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, tổ
chức liên chính phủ đề nghị thành lập tại Việt Nam; các cơ sở, tổ chức được
thành lập theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, tham gia.
7. Tình nguyện viên quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này.
8. Vào Việt Nam làm việc tại vị trí nhà
quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật có thời gian làm
việc dưới 30 ngày và không quá 03 lần trong 01 năm.
9. Vào Việt Nam thực hiện thỏa thuận
quốc tế mà cơ quan, tổ chức ở Trung ương, cấp tỉnh ký kết theo quy định của
pháp luật.
10. Học sinh, sinh viên đang học tập
tại các trường, cơ sở đào tạo ở nước ngoài có thỏa thuận thực tập trong các cơ
quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam; học viên thực tập, tập sự trên tàu
biển Việt Nam.
11. Thân nhân thành viên cơ quan đại
diện nước ngoài tại Việt Nam quy định tại điểm l khoản 1 Điều 2 Nghị
định này.
12. Có hộ chiếu công vụ vào làm việc
cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
13. Người chịu trách nhiệm thành lập
hiện diện thương mại.
14.[10] Được Bộ Giáo dục và
Đào tạo xác nhận người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thực hiện các công
việc sau:
a) Giảng dạy, nghiên cứu;
b) Làm nhà quản lý, giám đốc điều
hành, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng cơ sở giáo dục do cơ quan đại diện ngoại
giao nước ngoài hoặc tổ chức liên chính phủ đề nghị thành lập tại Việt Nam.
Điều 8. Xác nhận người lao động nước
ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động
1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có thẩm quyền xác nhận người lao
động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động.
2. Người sử dụng lao động đề nghị Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi
người lao động nước ngoài dự kiến làm việc xác nhận người lao động nước ngoài
không thuộc diện cấp giấy phép lao động trước ít nhất 10 ngày, kể từ ngày người
lao động nước ngoài bắt đầu làm việc.
Trường hợp quy định tại khoản 4 và khoản
6 Điều 154[11] của Bộ luật Lao động và khoản 1, 2, 8 và 11 Điều 7 Nghị định này thì không phải làm thủ
tục xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động
nhưng phải báo cáo với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc thông tin:
họ và tên, tuổi, quốc tịch, số hộ chiếu, tên người sử dụng lao động nước ngoài,
ngày bắt đầu và ngày kết thúc làm việc trước ít nhất 3 ngày làm việc[12],
kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc tại Việt Nam.
Thời hạn xác nhận người lao động
nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động tối đa là 02 năm và theo
thời hạn của một trong các trường hợp quy định tại Điều 10 Nghị
định này. Trường hợp cấp lại xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc
diện cấp giấy phép lao động thì thời hạn tối đa là 02 năm.
3. Hồ sơ đề nghị xác nhận không
thuộc diện cấp giấy phép lao động, bao gồm:
a) Văn bản đề nghị xác nhận người
lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo Mẫu số 09/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị
định này;
b) Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc
giấy khám sức khỏe theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định
này;
c) Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng
người lao động nước ngoài trừ những trường hợp không phải xác định nhu cầu sử
dụng người lao động nước ngoài;
d) Bản sao có chứng thực hộ chiếu
hoặc bản sao hộ chiếu có xác nhận của người sử dụng lao động[13] còn
giá trị theo quy định của pháp luật;
đ) Các giấy tờ để chứng minh người
lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động;
e) Các giấy tờ quy định tại điểm b,
c và đ khoản này là 01 bản gốc hoặc bản sao có chứng thực, nếu của nước ngoài
thì phải hợp pháp hóa lãnh sự, dịch ra tiếng Việt và công chứng hoặc chứng thực[14]
trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên
hoặc theo nguyên tắc có đi có lại hoặc theo quy định của pháp luật.
4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc,
kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao
động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội có văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo Mẫu số 10/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị
định này. Trường hợp không xác nhận thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Mục 3. CẤP
GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG
Điều 9. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép
lao động
1.[15] Văn bản đề nghị cấp
giấy phép lao động của người sử dụng lao động theo Mẫu
số 11/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp người lao
động nước ngoài làm việc cho một người sử dụng lao động tại nhiều địa điểm thì
trong văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động phải liệt kê đầy đủ các địa điểm
làm việc.
2. Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc
giấy khám sức khỏe do cơ quan, tổ chức y tế có thẩm quyền của nước ngoài hoặc
của Việt Nam cấp có giá trị trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày ký kết luận sức
khỏe đến ngày nộp hồ sơ hoặc giấy chứng nhận có đủ sức khỏe theo quy định của
Bộ trưởng Bộ Y tế.
3. Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn
bản xác nhận người lao động nước ngoài không phải là người đang trong thời gian
chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị
truy cứu trách nhiệm hình sự của nước ngoài hoặc của Việt Nam cấp.
Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản
xác nhận người lao động nước ngoài không phải là người đang trong thời gian
chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị
truy cứu trách nhiệm hình sự được cấp không quá 06 tháng, kể từ ngày cấp đến
ngày nộp hồ sơ.
4. Văn bản, giấy tờ chứng minh là
nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật và một số nghề,
công việc được quy định như sau:
a)16 Giấy tờ chứng minh là
nhà quản lý, giám đốc điều hành theo quy định tại khoản 4, 5 Điều
3 Nghị định này bao gồm 3 loại giấy tờ sau:
Điều lệ công ty hoặc quy chế hoạt
động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
hoặc giấy chứng nhận thành lập hoặc quyết định thành lập hoặc giấy tờ khác có
giá trị pháp lý tương đương;
Nghị quyết hoặc Quyết định bổ nhiệm
của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
b)17 Giấy tờ chứng minh
chuyên gia, lao động kỹ thuật theo quy định tại khoản 3, 6 Điều
3 Nghị định này bao gồm 2 loại giấy tờ sau:
Văn bằng hoặc chứng chỉ hoặc giấy
chứng nhận;
Văn bản xác nhận của cơ quan, tổ
chức, doanh nghiệp tại nước ngoài về số năm kinh nghiệm của chuyên gia, lao
động kỹ thuật hoặc giấy phép lao động đã được cấp hoặc xác nhận không thuộc
diện cấp giấy phép lao động đã được cấp;
c) Văn bản chứng minh kinh nghiệm
của cầu thủ bóng đá nước ngoài hoặc giấy chứng nhận chuyển nhượng quốc tế (ITC)
cấp cho cầu thủ bóng đá nước ngoài hoặc văn bản của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam
xác nhận đăng ký tạm thời hoặc chính thức cho cầu thủ của câu lạc bộ thuộc Liên
đoàn Bóng đá Việt Nam;
d) Giấy phép lái tàu bay do cơ quan
có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp
và được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công nhận đối với phi công nước
ngoài hoặc chứng chỉ chuyên môn được phép làm việc trên tàu bay do Bộ Giao
thông vận tải cấp cho tiếp viên hàng không;
đ) Giấy chứng nhận trình độ chuyên
môn trong lĩnh vực bảo dưỡng tàu bay do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp
hoặc do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp và được cơ quan có thẩm quyền
của Việt Nam công nhận đối với người lao động nước ngoài làm công việc bảo
dưỡng tàu bay;
e) Giấy chứng nhận khả năng chuyên
môn hoặc giấy công nhận giấy chứng nhận khả năng chuyên môn do cơ quan có thẩm
quyền của Việt Nam cấp cho thuyền viên nước ngoài;
g) Giấy chứng nhận thành tích cao
trong lĩnh vực thể thao và được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xác nhận đối
với huấn luyện viên thể thao hoặc có tối thiểu một trong các bằng cấp như: bằng
B huấn luyện viên bóng đá của Liên đoàn Bóng đá Châu Á (AFC) hoặc bằng huấn luyện
viên thủ môn cấp độ 1 của AFC hoặc bằng huấn luyện viên thể lực cấp độ 1 của
AFC hoặc bằng huấn luyện viên bóng đá trong nhà (Futsal) cấp độ 1 của AFC hoặc
bất kỳ bằng cấp huấn luyện tương đương của nước ngoài được AFC công nhận;
h) Văn bằng do cơ quan có thẩm quyền
cấp đáp ứng quy định về trình độ, trình độ chuẩn theo Luật Giáo dục, Luật Giáo
dục đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp và Quy chế tổ chức hoạt động của trung
tâm ngoại ngữ, tin học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
5. 02 ảnh màu (kích thước 4 cm x 6
cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp
không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
6. Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng
người lao động nước ngoài trừ những trường hợp không phải xác định nhu cầu sử
dụng người lao động nước ngoài.
7. Bản sao có chứng thực hộ chiếu
hoặc bản sao hộ chiếu có xác nhận của người sử dụng lao động18 còn
giá trị theo quy định của pháp luật.
8. Các giấy tờ liên quan đến người lao
động nước ngoài trừ trường hợp người lao động nước ngoài quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 Nghị định này19:
a) Đối với người lao động nước ngoài
theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2 Nghị định này phải
có văn bản của doanh nghiệp nước ngoài cử sang làm việc tại hiện diện thương
mại của doanh nghiệp nước ngoài đó trên lãnh thổ Việt Nam và văn bản chứng minh
người lao động nước ngoài đã được doanh nghiệp nước ngoài đó tuyển dụng trước
khi làm việc tại Việt Nam ít nhất 12 tháng liên tục;
b) Đối với người lao động nước ngoài
theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 2 Nghị định này phải
có hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước
ngoài, trong đó phải có thỏa thuận về việc người lao động nước ngoài làm việc
tại Việt Nam;
c) Đối với người lao động nước ngoài
theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 2 Nghị định này phải
có hợp đồng cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước
ngoài và văn bản chứng minh người lao động nước ngoài đã làm việc cho doanh
nghiệp nước ngoài không có hiện diện thương mại tại Việt Nam được ít nhất 02
năm;
d) Đối với người lao động nước ngoài
theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 Nghị định này phải
có văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam
để đàm phán cung cấp dịch vụ;
đ) Đối với người lao động nước ngoài
theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 2 Nghị định này phải
có văn bản của cơ quan, tổ chức cử người lao động nước ngoài đến làm việc cho
tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam trừ trường hợp
quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 Nghị định này và giấy
phép hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt
Nam theo quy định của pháp luật;
e)20 Đối với người lao động
nước ngoài làm việc theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 Nghị
định này thì phải có văn bản của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài
cử người lao động nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam và phù hợp với vị trí
công việc dự kiến làm việc hoặc giấy tờ chứng minh là nhà quản lý theo quy định
tại khoản 4 Điều 3 Nghị định này.
9. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động
đối với một số trường hợp đặc biệt:
a) Đối với người lao động nước ngoài
đã được cấp giấy phép lao động, đang còn hiệu lực mà có nhu cầu làm việc cho
người sử dụng lao động khác ở cùng vị trí công việc và cùng chức danh công việc
ghi trong giấy phép lao động thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động mới gồm:
giấy xác nhận của người sử dụng lao động trước đó về việc người lao động hiện
đang làm việc, các giấy tờ quy định tại khoản 1, 5, 6, 7, 8 Điều này và bản sao
có chứng thực giấy phép lao động đã được cấp;
b) Đối với người lao động nước ngoài
đã được cấp giấy phép lao động và đang còn hiệu lực mà thay đổi vị trí công
việc hoặc chức danh công việc hoặc hình thức làm việc ghi trong giấy phép lao động
theo quy định của pháp luật nhưng không thay đổi người sử dụng lao động thì hồ
sơ đề nghị cấp giấy phép lao động mới gồm các giấy tờ quy định tại khoản 1, 4,
5, 6, 7 và 8 Điều này và giấy phép lao động hoặc bản sao có chứng thực giấy
phép lao động đã được cấp.
c)21 Đối với người lao động
nước ngoài là chuyên gia, lao động kỹ thuật đã được cấp giấy phép lao động và
đã được gia hạn một lần mà có nhu cầu tiếp tục làm việc với cùng vị trí công
việc và chức danh công việc ghi trong giấy phép lao động thì hồ sơ đề nghị cấp
giấy phép lao động mới gồm các giấy tờ quy định tại khoản 1, 2, 5, 6, 7, 8 Điều
này và bản sao giấy phép lao động đã được cấp.
10. Hợp pháp hóa lãnh sự, chứng thực
các giấy tờ:
Các giấy tờ quy định tại các khoản
2, 3, 4, 6 và 8 Điều này là 01 bản gốc hoặc bản sao có chứng thực, nếu của nước
ngoài thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa
lãnh sự theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và
nước ngoài liên quan đều là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại hoặc
theo quy định của pháp luật; dịch ra tiếng Việt và công chứng hoặc chứng thực22
theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Điều 10. Thời
hạn của giấy phép lao động
Thời hạn của giấy phép lao động được
cấp theo thời hạn của một trong các trường hợp sau đây nhưng không quá 02 năm:
1. Thời hạn của hợp đồng lao động dự
kiến sẽ ký kết.
2. Thời hạn của bên nước ngoài cử
người lao động nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam.
3. Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận
ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài.
4. Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận
cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài.
5. Thời hạn nêu trong văn bản của
nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung
cấp dịch vụ.
6. Thời hạn đã được xác định trong
giấy phép hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
7. Thời hạn trong văn bản của nhà cung
cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thành lập hiện diện
thương mại của nhà cung cấp dịch vụ đó.
8. Thời hạn trong văn bản chứng minh
người lao động nước ngoài được tham gia vào hoạt động của một doanh nghiệp nước
ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam.
9. Thời hạn trong văn bản chấp thuận
sử dụng người lao động nước ngoài trừ trường hợp không phải thực hiện báo cáo
giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Nghị định này.
Điều 11.
Trình tự cấp giấy phép lao động
1. Trước ít nhất 15 ngày, kể từ ngày
người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc tại Việt Nam, người nộp hồ
sơ đề nghị cấp giấy phép lao động gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm
việc được quy định như sau:
a) Người sử dụng lao động đối với
trường hợp người lao động nước ngoài làm việc theo hình thức quy định tại điểm a, b, e, g, i và k khoản 1 Điều 2 Nghị định này;
b) Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp
Việt Nam hoặc tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam mà người
lao động nước ngoài đến làm việc theo hình thức quy định tại điểm
c và d khoản 1 Điều 2 Nghị định này;
c) Người lao động nước ngoài vào
Việt Nam để chào bán dịch vụ, người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương
mại theo hình thức quy định tại điểm đ và h khoản 1 Điều 2 Nghị
định này.
2.23 Trong thời hạn 05 ngày
làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động, Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người lao
động nước ngoài dự kiến làm việc thực hiện cấp giấy phép lao động cho người lao
động nước ngoài theo Mẫu số 12/PLI Phụ lục I ban
hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không cấp giấy phép lao động thì có văn
bản trả lời và nêu rõ lý do.
Giấy phép lao động có kích thước khổ
A4 (21 cm x 29,7 cm), gồm 2 trang: trang 1 có màu xanh; trang 2 có nền màu
trắng, hoa văn màu xanh, ở giữa có hình ngôi sao. Giấy phép lao động được mã số
như sau: mã số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và mà số Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội theo Mẫu số 16/PLI Phụ lục I
ban hành kèm theo Nghị định này; 2 chữ số cuối của năm cấp giấy phép; loại giấy
phép (cấp mới ký hiệu 1; gia hạn ký hiệu 2; cấp lại ký hiệu 3); số thứ tự (từ
000.001).
Trường hợp giấy phép lao động là bản
điện tử thì phải phù hợp với quy định của pháp luật liên quan và đáp ứng nội
dung theo Mẫu số 12/PLI Phụ lục I ban hành
kèm theo Nghị định này.
3. Đối với người lao động nước ngoài
theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 Nghị định này, sau
khi người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động thì người sử dụng lao
động và người lao động nước ngoài phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản
theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam trước ngày dự kiến làm việc cho
người sử dụng lao động.
Người sử dụng lao động phải gửi hợp
đồng lao động đã ký kết theo yêu cầu tới cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép
lao động đó. Hợp đồng lao động là bản gốc hoặc bản sao có chứng thực.
Mục 4. CẤP
LẠI GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG
Điều 12. Các
trường hợp cấp lại giấy phép lao động
1. Giấy phép lao động còn thời hạn
bị mất.
2. Giấy phép lao động còn thời hạn
bị hỏng.
3.24 Thay đổi một trong các
nội dung sau: họ và tên, quốc tịch, số hộ chiếu, địa điểm làm việc, đổi tên
doanh nghiệp mà không thay đổi mã số doanh nghiệp ghi trong giấy phép lao động
còn thời hạn.
Điều 13. Hồ
sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động
1. Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép
lao động của người sử dụng lao động theo Mẫu số
11/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
2. 02 ảnh màu (kích thước 4 cm x 6
cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp
không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
3. Giấy phép lao động còn thời hạn
đã được cấp:
a) Trường hợp giấy phép lao động bị
mất theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này thì
phải có xác nhận của cơ quan công an cấp xã nơi người nước ngoài cư trú hoặc cơ
quan có thẩm quyền của nước ngoài theo quy định của pháp luật;
b) Trường hợp thay đổi nội dung ghi
trên giấy phép lao động thì phải có các giấy tờ chứng minh.
4.25 (được bãi bỏ)
5. Giấy tờ quy định tại khoản 3 Điều
này26 là bản gốc hoặc bản sao có chứng thực
trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này,
nếu của nước ngoài thì phải hợp pháp hóa lãnh sự và phải dịch ra tiếng Việt và
công chứng hoặc chứng thực27 trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa
lãnh sự theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và
nước ngoài liên quan đều là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại hoặc
theo quy định của pháp luật.
Điều 14.
Trình tự cấp lại giấy phép lao động
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể
từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động, Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp lại giấy phép lao
động. Trường hợp không cấp lại giấy phép lao động thì có văn bản trả lời và nêu
rõ lý do.
Điều 15. Thời
hạn của giấy phép lao động được cấp lại
Thời hạn của giấy phép lao động được
cấp lại bằng thời hạn của giấy phép lao động đã được cấp trừ đi thời gian người
lao động nước ngoài đã làm việc tính đến thời điểm đề nghị cấp lại giấy phép
lao động.
Mục 5. GIA
HẠN GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG
Điều 16. Điều
kiện được gia hạn giấy phép lao động
1. Giấy phép lao động đã được cấp còn
thời hạn ít nhất 05 ngày nhưng không quá 45 ngày.
2. Được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận
nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài quy định tại Điều 4
hoặc Điều 5 Nghị định này.
3. Giấy tờ chứng minh người lao động
nước ngoài tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động theo nội dung giấy phép
lao động đã được cấp.
Điều 17. Hồ
sơ đề nghị gia hạn giấy phép lao động
1. Văn bản đề nghị gia hạn giấy phép
lao động của người sử dụng lao động theo Mẫu số
11/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
2. 02 ảnh màu (kích thước 4 cm x 6
cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp
không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
3. Giấy phép lao động còn thời hạn
đã được cấp.
4. Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng
người lao động nước ngoài trừ những trường hợp không phải xác định nhu cầu sử
dụng người lao động nước ngoài.
5. Bản sao có chứng thực hộ chiếu
hoặc bản sao hộ chiếu có xác nhận của người sử dụng lao động28 còn
giá trị theo quy định của pháp luật.
6. Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc
giấy khám sức khỏe theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định
này.
7.29 Một trong các giấy tờ quy
định tại khoản 8 Điều 9 Nghị định này chứng minh người lao
động nước ngoài tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động theo nội dung giấy
phép lao động đã được cấp trừ trường hợp người lao động nước ngoài làm việc
theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 Nghị định này.
8. Giấy tờ quy định tại các khoản 3,
4, 6 và 7 Điều này là 01 bản gốc hoặc bản sao có chứng thực, nếu của nước ngoài
thì phải hợp pháp hóa lãnh sự và phải dịch ra tiếng Việt và công chứng hoặc
chứng thực30 trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa
lãnh sự theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và
nước ngoài liên quan đều là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại hoặc
theo quy định của pháp luật.
Điều 18.
Trình tự gia hạn giấy phép lao động
1. Trước ít nhất 05 ngày nhưng không
quá 45 ngày trước ngày giấy phép lao động hết hạn, người sử dụng lao phải nộp
hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép lao động cho Bộ Lao động - Thương binh và xã
hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã cấp giấy phép lao động đó.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc,
kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép lao động, Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội gia hạn giấy
phép lao động. Trường hợp không gia hạn giấy phép lao động thì có văn bản trả
lời và nêu rõ lý do.
3. Đối với người lao động nước ngoài
theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 Nghị định này, sau
khi người lao động nước ngoài được gia hạn giấy phép lao động thì người sử dụng
lao động và người lao động nước ngoài phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn
bản theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam trước ngày dự kiến tiếp tục
làm việc cho người sử dụng lao động.
Người sử dụng lao động phải gửi hợp
đồng lao động đã ký kết theo yêu cầu tới cơ quan có thẩm quyền đã gia hạn giấy
phép lao động đó. Hợp đồng lao động là bản gốc hoặc bản sao có chứng thực.
Điều 19. Thời
hạn của giấy phép lao động được gia hạn
Thời hạn của giấy phép lao động được
gia hạn theo thời hạn của một trong các trường hợp quy định tại Điều
10 Nghị định này nhưng chỉ được gia hạn một lần với thời hạn tối đa là 02
năm.
Mục 6. THU
HỒI GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG
Điều 20. Các
trường hợp bị thu hồi giấy phép lao động
1. Giấy phép lao động hết hiệu lực
theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 156 của Bộ luật Lao
động.
2. Người sử dụng lao động hoặc người
lao động nước ngoài không thực hiện đúng quy định tại Nghị định này.
3. Người lao động nước ngoài trong
quá trình làm việc ở Việt Nam không thực hiện đúng pháp luật Việt Nam làm ảnh
hưởng tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Điều 21.
Trình tự thu hồi giấy phép lao động
1. Đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định này thì trong 15 ngày kể từ ngày
giấy phép lao động hết hiệu lực, người sử dụng lao động thu hồi giấy phép lao
động của người lao động nước ngoài để nộp lại Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã cấp giấy phép lao động đó kèm theo
văn bản nêu rõ lý do thu hồi, trường hợp thuộc diện thu hồi nhưng không thu hồi
được.
2. Đối với trường hợp quy định tại khoản 2, 3 Điều 20 Nghị định này thì Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã cấp giấy phép lao động ra
quyết định thu hồi giấy phép lao động theo Mẫu số
13/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và thông báo cho người sử
dụng lao động để thu hồi giấy phép lao động của người lao động nước ngoài và
nộp lại cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh
và Xã hội đã cấp giấy phép lao động đó.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc,
kể từ ngày nhận được giấy phép lao động đã thu hồi, Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản xác nhận đã thu
hồi giấy phép lao động gửi người sử dụng lao động.
Chương III
TUYỂN
DỤNG, QUẢN LÝ NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM LÀM VIỆC CHO TỔ CHỨC, CÁ NHÂN NƯỚC NGOÀI
TẠI VIỆT NAM
Điều 22. Thẩm
quyền tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân
nước ngoài
1. Tổ chức có thẩm quyền tuyển dụng,
quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau
đây gọi là tổ chức có thẩm quyền tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam)
bao gồm:
a) Tổ chức được Bộ Ngoại giao phân
cấp, ủy quyền, giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu;
b)31 Tổ chức được Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh phân cấp, uỷ quyền, giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu.
2. Tổ chức quy định tại điểm a khoản
1 Điều này được tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ
chức, cá nhân nước ngoài sau đây:
a) Tổ chức nước ngoài quy định tại điểm a, b, c và d khoản 3 Điều 2 Nghị định này;
b) Cá nhân nước ngoài đang làm việc
cho tổ chức nước ngoài quy định tại điểm a, b, c và d khoản 3 Điều
2 Nghị định này.
3. Tổ chức quy định tại điểm b khoản
1 Điều này được tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ
chức, cá nhân nước ngoài sau đây:
a) Tổ chức nước ngoài quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 2 Nghị định này;
b) Cá nhân nước ngoài đang làm việc
cho tổ chức nước ngoài quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 2 Nghị
định này, người nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép
cư trú tại Việt Nam.
Điều 23. Hồ
sơ đăng ký dự tuyển của người lao động Việt Nam
1. Phiếu đăng ký dự tuyển lao động
theo Mẫu số 01/PLII Phụ lục II ban hành kèm theo
Nghị định này.
2. Bản sao có chứng thực của một
trong các giấy tờ sau: giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân hoặc căn cước
công dân.
3. Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc
giấy khám sức khỏe của cơ sở y tế có thẩm quyền cấp có giá trị trong thời hạn
12 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ.
4. Bản sao có chứng thực văn bằng,
chứng chỉ về trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ, ngoại ngữ liên quan đến
công việc mà người lao động đăng ký dự tuyển. Nếu của nước ngoài thì phải được
hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều
ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài liên quan
đều là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại hoặc theo quy định của pháp
luật; dịch ra tiếng Việt và công chứng hoặc chứng thực32 theo
quy định của pháp luật Việt Nam.
Điều 24. Trình
tự, thủ tục tuyển dụng người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân
nước ngoài
1. Khi có nhu cầu sử dụng người lao
động Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài trực tiếp tuyển dụng hoặc thông qua tổ
chức dịch vụ việc làm, doanh nghiệp cho thuê lại lao động hoặc tổ chức có thẩm
quyền tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam.
2. Trường hợp tuyển dụng thông qua
tổ chức có thẩm quyền tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam thì tổ chức,
cá nhân nước ngoài phải gửi văn bản đề nghị tuyển người lao động Việt Nam đến
tổ chức có thẩm quyền tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam. Trong văn
bản phải nêu rõ yêu cầu về vị trí việc làm, số lượng, trình độ chuyên môn kỹ
thuật, nghiệp vụ, ngoại ngữ, thời hạn cần tuyển, quyền lợi, nghĩa vụ của người
lao động Việt Nam và của tổ chức, cá nhân nước ngoài trong quá trình làm việc
và khi thôi việc đối với từng vị trí việc làm cần tuyển dụng.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể
từ ngày nhận được văn bản đề nghị của tổ chức, cá nhân nước ngoài thì tổ chức có
thẩm quyền tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam có trách nhiệm tuyển
dụng, quản lý người lao động Việt Nam theo đề nghị của tổ chức, cá nhân nước
ngoài. Hết thời hạn nêu trên mà tổ chức có thẩm quyền tuyển dụng, quản lý người
lao động Việt Nam không tuyển, giới thiệu được người lao động Việt Nam theo đề
nghị của tổ chức, cá nhân nước ngoài thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc,
kể từ ngày ký kết hợp đồng lao động với người lao động Việt Nam thì tổ chức, cá
nhân nước ngoài phải thông báo bằng văn bản kèm bản sao có chứng thực hợp đồng
lao động đã ký kết với người lao động Việt Nam và các giấy tờ quy định tại khoản 2, 4 Điều 23 Nghị định này cho tổ chức có thẩm quyền tuyển
dụng, quản lý người lao động Việt Nam. Trường hợp hợp đồng lao động đã ký kết
bằng tiếng nước ngoài thì phải kèm theo bản dịch tiếng Việt.
Điều 25.
Trách nhiệm của người lao động Việt Nam khi làm việc cho tổ chức, cá nhân nước
ngoài
1. Tuân thủ pháp luật về lao động
của Việt Nam.
2. Thực hiện đúng các điều khoản của
hợp đồng lao động đã ký kết với tổ chức, cá nhân nước ngoài.
3. Thực hiện đúng các quy định của
tổ chức có thẩm quyền tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho
tổ chức, cá nhân nước ngoài.
Điều 26.
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam khi sử dụng người lao
động Việt Nam
1. Thực hiện đúng quy định của Bộ luật
Lao động và các quy định hiện hành.
2. Thực hiện đúng hợp đồng lao động
đã ký kết với người lao động Việt Nam.
3. Trước ngày 15 tháng 12 hằng năm
hoặc đột xuất khi có yêu cầu, tổ chức, cá nhân nước ngoài khi sử dụng người lao
động Việt Nam báo cáo hằng năm về tình hình tuyển dụng, sử dụng người lao động
Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài theo Mẫu số 02/PLII Phụ lục II ban hành kèm Nghị định
này. Thời gian chốt số liệu báo cáo hằng năm tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước
kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo và gửi báo cáo như sau:
a) Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy
định tại điểm a, b, c và d khoản 3 Điều 2 Nghị định này gửi
báo cáo về tổ chức có thẩm quyền tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam
theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 22 Nghị định này;
b) Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy
định tại điểm đ khoản 3 Điều 2 Nghị định này gửi báo cáo về
tổ chức có thẩm quyền tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam theo quy định
tại điểm b khoản 1 Điều 22 Nghị định này.
Điều 27.
Trách nhiệm của tổ chức có thẩm quyền tuyển dụng, quản lý người lao động Việt
Nam
1. Tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển
của người lao động Việt Nam và văn bản đề nghị tuyển người lao động Việt Nam
của tổ chức, cá nhân nước ngoài.
2. Tổ chức tuyển dụng, giới thiệu và
quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài.
3. Tham gia đào tạo, bồi dưỡng nâng
cao trình độ cho người lao động Việt Nam theo quy định của pháp luật để đáp ứng
yêu cầu của tổ chức, cá nhân nước ngoài.
4. Trước ngày 20 tháng 12 hằng năm
hoặc đột xuất khi có yêu cầu, tổ chức có thẩm quyền tuyển dụng, quản lý người
lao động Việt Nam báo cáo về tình hình tuyển dụng, quản lý người lao động Việt
Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam theo Mẫu số 03/PLII Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị
định này. Thời gian chốt số liệu báo cáo hằng năm tính từ ngày 15 tháng 12 năm
trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo và gửi báo cáo như sau:
a) Tổ chức được Bộ Ngoại giao phân
cấp, ủy quyền, giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu thực hiện việc tuyển dụng,
quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài thì
báo cáo Bộ Ngoại giao;
b)33Tổ chức được Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh phân cấp, uỷ quyền, giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu thực
hiện việc tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá
nhân nước ngoài thì báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
5. Kiến nghị cơ quan, người có thẩm
quyền xử lý đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định
của Nghị định này.
6. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo
quy định của pháp luật.
Điều 28.
Trách nhiệm của tổ chức dịch vụ việc làm, doanh nghiệp cho thuê lại lao động
Trước ngày 15 tháng 12 hằng năm hoặc
đột xuất khi có yêu cầu, tổ chức dịch vụ việc làm, doanh nghiệp cho thuê lại
lao động báo cáo tình hình cung ứng người lao động Việt Nam hoặc cho thuê lại
lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam theo Mẫu số 04/PLII Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị
định này cho tổ chức có thẩm quyền tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam.
Thời gian chốt số liệu báo cáo hằng năm tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ
báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo.
Chương IV
ĐIỀU
KHOẢN THI HÀNH34
Điều 29. Hiệu
lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi
hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2021.
2. Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03
tháng 02 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ
luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam (sau đây gọi là Nghị
định số 11/2016/NĐ-CP) đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 140/2018/NĐ-CP
ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên
quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản
lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (sau đây gọi là Nghị định
số 140/2018/NĐ- CP) và Nghị định số 75/2014/NĐ-CP ngày 28 tháng 7 năm 2014 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tuyển
dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài
tại Việt Nam hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.
3. Điều khoản chuyển tiếp:
a) Đối với các loại giấy tờ như văn
bản chấp thuận về việc sử dụng người lao động nước ngoài, văn bản xác nhận
không thuộc diện cấp giấy phép lao động và giấy phép lao động đã được cấp, cấp lại
theo quy định tại Nghị định số 11/2016/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định
số 140/2018/NĐ-CP tiếp tục được sử dụng đến khi hết thời hạn;
b) Trường hợp hợp đồng lao động đối
với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam đã được ký kết và đang còn
hiệu lực trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục được thực
hiện cho đến khi giấy phép lao động đã được cấp theo quy định tại Nghị định số
11/2016/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 140/2018/NĐ-CP hết thời
hạn.
Điều 30.
Trách nhiệm thi hành
1. Trách nhiệm của Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội:
a)35 Thực hiện chấp thuận
nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài; xác nhận không thuộc diện cấp giấy
phép lao động; cấp, cấp lại, gia hạn và thu hồi giấy phép lao động đối với người
lao động nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau:
Làm việc cho người sử dụng lao động
quy định tại điểm g khoản 2 Điều 2 và người sử dụng lao
động quy định tại điểm c, d, e khoản 2 Điều 2 Nghị định này
do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính
phủ cho phép thành lập;
Làm việc cho một người sử dụng lao
động tại nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
b) Người sử dụng lao động quy định
tại điểm a khoản 2 Điều 2 có trụ sở chính tại một tỉnh,
thành phố nhưng có văn phòng đại diện hoặc chi nhánh tại tỉnh, thành phố khác
và người sử dụng lao động quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 2 Nghị
định này có thể lựa chọn thực hiện việc chấp thuận nhu cầu sử dụng người
lao động nước ngoài; xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động; cấp, cấp
lại, gia hạn và thu hồi giấy phép lao động tại Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội;
c)36 Thực hiện thống nhất
quản lý nhà nước về tuyển dụng, quản lý người lao động nước ngoài làm việc tại
Việt Nam từ trung ương đến địa phương và quản lý người Việt Nam làm việc cho tổ
chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam;
d) Chủ trì và phối hợp với các bộ,
ngành tổ chức giám sát, đánh giá, kiểm tra và thanh tra hằng năm hoặc đột xuất
các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có liên quan về việc thực hiện các quy định
của pháp luật về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và người lao
động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam;
đ) Chủ trì, phối hợp với các bộ,
ngành, cơ quan trung ương và địa phương hướng dẫn, tuyên truyền, thu thập thông
tin, nghiên cứu, đánh giá hiệu quả triển khai thực hiện Nghị định này;
e) Tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính
phủ về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và người lao động Việt
Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài khi có yêu cầu;
g) Kiến nghị, xử lý các hành vi vi
phạm đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của Nghị định
này.
2. Trách nhiệm của Bộ Ngoại giao:
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan
trung ương và địa phương hướng dẫn, tuyên truyền quy định về tuyển dụng, quản
lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt
Nam thuộc phạm vi quản lý của Bộ Ngoại giao;
b) Quản lý tổ chức được Bộ Ngoại
giao phân cấp, ủy quyền, giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu việc tuyển dụng,
quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại
Việt Nam;
c) Hướng dẫn việc thực hiện tuyển
dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài
quy định tại điểm a, b, c và d khoản 3 Điều 2 Nghị định này;
d) Trước ngày 30 tháng 12 hằng năm
hoặc đột xuất khi có yêu cầu, Bộ Ngoại giao gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội báo cáo năm về tình hình tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm
việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc phạm vi quản lý theo Mẫu số 03/PLII Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị
định này. Thời gian chốt số liệu báo cáo hằng năm thực hiện theo quy định của
Chính phủ về chế độ báo cáo của cơ quan hành chính nhà nước.
3.37 Trách nhiệm của Bộ Quốc
phòng:
a) Phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền
quản lý người lao động nước ngoài, người lao động Việt Nam làm việc cho các tổ
chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam thực hiện các quy định của pháp luật về
đảm bảo an ninh, trật tự địa bàn các vùng chiến lược, trọng điểm, địa bàn xung
yếu về quốc phòng.
b) Chỉ đạo Bộ đội Biên phòng phối
hợp với các lực lượng chức năng quản lý, kiểm tra người lao động Việt Nam làm
việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam và người lao động nước ngoài
vào làm việc ở khu vực biên giới, cửa khẩu, hải đảo, vùng biển nhằm bảo vệ vững
chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh, biên giới quốc gia của Tổ quốc.
4. Trách nhiệm của Bộ Công an:
a)38 Định kỳ hằng tháng cung
cấp thông tin về người lao động nước ngoài được cấp thị thực ký hiệu gồm: DN1,
DN2, LV1, LV2, LĐ1, LĐ2, ĐT1, ĐT2, ĐT3, ĐT4 vào làm việc cho cơ quan, tổ chức,
doanh nghiệp tới Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
b) Phối hợp với các cơ quan có thẩm
quyền quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài
tại Việt Nam và các tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng người lao động Việt Nam
thực hiện các quy định của pháp luật về đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã
hội.
5. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
a) Quản lý, hướng dẫn cơ quan, tổ
chức tại địa phương thực hiện các quy định của pháp luật về người lao động nước
ngoài làm việc tại Việt Nam và người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá
nhân nước ngoài tại Việt Nam;
b) Chỉ đạo các cơ quan chức năng ở
địa phương tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật; kiểm tra, thanh tra và xử
lý vi phạm theo quy định của pháp luật về việc tuyển dụng, quản lý người lao
động nước ngoài và người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước
ngoài tại Việt Nam trên địa bàn;
c)39 (được bãi bỏ)
d)40 (được bãi bỏ)
đ)41 (được bãi bỏ)
6. Trách nhiệm của Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội:
a)42 Thực hiện chấp thuận
nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài; xác nhận không thuộc diện cấp giấy
phép lao động; cấp, cấp lại, gia hạn và thu hồi giấy phép lao động đối với người
lao động nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau:
Làm việc cho người sử dụng lao động quy
định tại điểm a, b, h, i, k, l khoản 2 Điều 2 và cơ quan,
tổ chức quy định tại điểm c, d, e khoản 2 Điều 2 Nghị định này
do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh,
Ủy ban nhân dân cấp huyện thành lập;
Làm việc cho người sử dụng lao động
tại nhiều địa điểm trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
b) Người sử dụng lao động quy định
tại điểm a khoản 2 Điều 2 có trụ sở chính tại một tỉnh,
thành phố nhưng có văn phòng đại diện hoặc chi nhánh tại tỉnh, thành phố khác
và người sử dụng lao động quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 2 Nghị
định này có thể lựa chọn thực hiện việc chấp thuận nhu cầu sử dụng người
lao động nước ngoài; xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động; cấp, cấp
lại, gia hạn và thu hồi giấy phép lao động tại Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội;
c) Khi nhận hồ sơ đề nghị cấp, cấp
lại, gia hạn giấy phép lao động; xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc
diện cấp giấy phép lao động phải vào sổ theo dõi theo Mẫu số 14/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị
định này và có giấy biên nhận trao cho người sử dụng lao động. Trong giấy biên
nhận phải ghi rõ ngày, tháng, năm nhận hồ sơ; những giấy tờ có trong hồ sơ và
thời hạn trả lời;
d) Trường hợp không xác nhận không
thuộc diện cấp giấy phép lao động, không cấp, cấp lại, gia hạn giấy phép lao
động thì trả lời bằng văn bản theo Mẫu số 15/PLI Phụ
lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
đ) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan
địa phương hướng dẫn, tuyên truyền Nghị định này;
e) Thực hiện quản lý nhà nước và
người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao
động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc phạm vi quản lý
của địa phương;
g)43 (được bãi bỏ)
h) Thanh tra, kiểm tra và giám sát
việc thực hiện quy định pháp luật về người lao động nước ngoài làm việc tại
Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá
nhân nước ngoài thuộc phạm vi quản lý của địa phương;
i) Trước ngày 30 tháng 12 hằng năm
hoặc đột xuất khi có yêu cầu, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội báo cáo Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội về tình hình tuyển dụng, quản lý người lao
động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc phạm vi quản lý theo
Mẫu số 03/PLII Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị
định này. Thời gian chốt số liệu báo cáo hằng năm thực hiện theo quy định của
Chính phủ về chế độ báo cáo của cơ quan hành chính nhà nước.
6a.44 Đối với lao động làm
việc trong khu công nghiệp, khu kinh tế, Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh
tế thực hiện các trách nhiệm sau đây:
a)45 (được bãi bỏ)
b) Tổ chức thực hiện đăng ký nội quy
lao động;
c) Nhận báo cáo về việc kết quả đào
tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề hằng năm;
d) Nhận thông báo tổ chức làm thêm
từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm của doanh nghiệp.
7. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan
chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận:
- Văn phòng
Chính phủ (để đăng công báo);
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- Trang Thông tin điện tử của Bộ (để đăng tải);
- Lưu: Văn thư, CVL.
|
XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Lê Văn Thanh
|
PHỤ
LỤC I46
Mẫu
số 01/PLI
|
Về việc giải trình nhu cầu sử dụng
người lao động nước ngoài.
|
Mẫu
số 02/PLI
|
Về việc giải trình thay đổi nhu
cầu sử dụng người lao động nước ngoài.
|
Mẫu
số 03/PLI
|
Về việc chấp thuận vị trí công
việc sử dụng người lao động nước ngoài.
|
Mẫu
số 04/PLI
|
Về việc đề nghị tuyển người lao
động Việt Nam vào các vị trí công việc dự kiến tuyển người lao động nước
ngoài.
|
Mẫu
số 05/PLI
|
Về việc điều chỉnh, bổ sung nhu cầu
sử dụng người lao động nước ngoài.
|
Mẫu
số 06/PLI
|
Về việc tuyển người lao động nước
ngoài vào các vị trí công việc không tuyển được người lao động Việt Nam.
|
Mẫu
số 07/PLI
|
Báo cáo tình hình sử dụng người
lao động nước ngoài.
|
Mẫu
số 08/PLI
|
Báo cáo tình hình người lao động
nước ngoài.
|
Mẫu
số 09/PLI
|
Về việc xác nhận người lao động
nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động.
|
Mẫu
số 10/PLI
|
Giấy xác nhận không thuộc diện cấp
giấy phép lao động.
|
Mẫu
số 11/PLI
|
Về việc cấp/cấp lại/gia hạn giấy phép
lao động cho người lao động nước ngoài.
|
Mẫu
số 12/PLI
|
Giấy phép lao động.
|
Mẫu
số 13/PLI
|
Quyết định về việc thu hồi giấy
phép lao động của người lao động nước ngoài.
|
Mẫu
số 14/PLl
|
Sổ theo dõi người lao động nước
ngoài.
|
Mẫu
số 15/PLI
|
Về việc không được xác nhận không thuộc
diện cấp giấy phép lao động/không cấp/cấp lại/gia hạn giấy phép lao động.
|
Mẫu
số 16/PLI 47
|
Mã số tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương và mã số Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
|
Mẫu
số 17/PLI 48
|
Báo cáo tình hình người lao động
nước ngoài đến làm việc
|
Mẫu số 01/PLI49
Kính gửi:
……………..(1)……………..
Thông tin về doanh nghiệp/tổ chức:
tên, mã số doanh nghiệp/số giấy phép thành lập hoặc đăng ký, cơ quan/tổ chức
thành lập, loại hình doanh nghiệp/tổ chức (doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài/doanh nghiệp trong nước/cơ quan, tổ chức/nhà
thầu), tổng số lao động đang làm việc tại doanh nghiệp/tổ chức, trong
đó số lao động nước ngoài đang làm việc, địa chỉ, điện thoại, fax, email, website,
thời hạn của giấy phép kinh doanh/hoạt động, lĩnh vực kinh doanh/hoạt động có
nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài, người nộp hồ sơ của doanh nghiệp/tổ chức
để liên hệ khi cần thiết (số điện thoại, email).
Báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng
người lao động nước ngoài như sau:
1. Vị trí công việc 1: (Lựa chọn 1 trong 4 vị trí công việc: nhà
quản lý/giám đốc điều hành/chuyên gia/lao động kỹ thuật).
(i) Chức danh công việc (do doanh
nghiệp/tổ chức tự kê khai, ví dụ: kế toán, giám sát công trình...):
(ii) Số lượng (người):
(iii) Thời hạn làm việc (từ
ngày/tháng/năm đến ngày/tháng/năm):
(iv) Hình thức làm việc (2):
(v) Địa điểm làm việc (liệt
kê cụ thể các địa điểm (nếu có) và ghi rõ từng địa điểm theo thứ tự: số nhà, đường
phố, xóm, làng; xã/phường/thị trấn; quận/huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh; tỉnh/thành
phố trực thuộc trung ương):
(vi) Lý do sử dụng người lao động
nước ngoài:
- Tình hình sử dụng người lao động
nước ngoài tại vị trí công việc 1 (nếu có) (3):
- Mô tả vị trí công việc, chức danh
công việc:
- Yêu cầu về trình độ:
- Yêu cầu về kinh nghiệm:
- Yêu cầu khác (nếu có):
- Lý do không tuyển được người Việt
Nam vào vị trí dự kiến sử dụng người lao động nước ngoài (4)
2. Vị trí công việc 2: (nếu có) (liệt kê giống mục 1 nêu
trên)
3. Vị trí công việc 3:... (nếu có) (liệt kê giống mục 1 nêu
trên)
(Doanh nghiệp/tổ chức) xin cam đoan
những thông tin nêu trên là đúng sự thật. Nếu sai, (doanh nghiệp/tổ chức) xin
hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Đề nghị .... (5) xem xét và chấp
thuận.
Xin trân trọng cảm ơn./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: ………..
|
ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP/TỔ CHỨC
(Ký và ghi rõ
họ tên, đóng dấu)
|
Ghi chú:
- (1), (5) Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội (Cục Việc làm)/Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố…
- (2) Nêu rõ hình thức làm việc tại
theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 152/2020/NĐ- CP.
- (3) Nêu rõ số lượng lao động nước
ngoài, vị trí và chức danh công việc, giấy phép lao động hoặc xác nhận không
thuộc diện cấp giấy phép lao động, thời hạn làm việc.
- (4) Nêu rõ quá trình thông báo
tuyển dụng người lao động Việt Nam vào các vị trí dự kiến tuyển dụng lao động
nước ngoài. Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2024, việc thông báo tuyển dụng người
lao động Việt Nam vào các vị trí dự kiến tuyển dụng lao động nước ngoài trên
Cổng thông tin điện tử của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Cục Việc làm)
hoặc Cổng Thông tin điện tử của Trung tâm dịch vụ việc làm do Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định thành lập; quá trình
tuyển dụng, kết quả xét tuyển người lao động Việt Nam vào các vị trí dự kiến
tuyển dụng lao động nước ngoài.
Mẫu số 02/PLI50
Kính gửi:
…………… (1) ……………….
Thông tin về doanh nghiệp/tổ chức:
tên, mã số doanh nghiệp/số giấy phép thành lập hoặc đăng ký, cơ quan/tổ chức
thành lập, loại hình doanh nghiệp/tổ chức (doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài/doanh nghiệp trong nước/cơ quan, tổ chức/nhà thầu), tổng số lao
động đang làm việc tại doanh nghiệp/tổ chức, trong đó số lao động nước ngoài
đang làm việc, địa chỉ, điện thoại, fax, email, website, thời hạn của giấy phép
kinh doanh/hoạt động, lĩnh vực kinh doanh/hoạt động có nhu cầu sử dụng lao động
nước ngoài, người nộp hồ sơ của doanh nghiệp/tổ chức để liên hệ khi cần thiết
(số điện thoại, email).
Báo cáo giải trình thay đổi nhu cầu
sử dụng người lao động nước ngoài như sau:
1. Vị trí công việc đã được chấp thuận
và sử dụng (2)
STT
|
Vị trí công việc
|
Số lượng vị trí đã được chấp thuận
|
Số lượng vị trí đã sử dụng
|
Số lượng vị trí công việc được chấp
thuận nhưng không sử dụng (nếu có)
|
Lý
do chưa sử dụng (nếu có)
|
I. Theo văn bản số….
(ngày/tháng/năm) về việc chấp thuận vị trí công việc sử dụng người lao động
nước ngoài (chỉ liệt kê các vị trí công việc đã được chấp thuận,
còn thời hạn)
|
1
|
Nhà
quản lý
|
|
|
|
|
2
|
Giám
đốc điều hành
|
|
|
|
|
3
|
Chuyên
gia
|
|
|
|
|
4
|
Lao
động kỹ thuật
|
|
|
|
|
II. Theo văn bản số….
(ngày/tháng/năm) về việc chấp thuận vị trí công việc sử dụng người lao động
nước ngoài chỉ liệt kê các vị trí công việc đã được chấp thuận, còn
thời hạn)
|
......
|
|
|
|
|
|
Tổng
|
|
|
|
|
|
2. Vị trí công việc có nhu cầu thay đổi
2.1 Vị trí công việc 1: (Lựa
chọn 1 trong 4 vị trí công việc: nhà quản lý/giám đốc điều hành/chuyên gia/lao
động kỹ thuật).
(i) Chức danh công việc (do doanh
nghiệp/tổ chức tự kê khai, ví dụ: kế toán, giám sát công trình...):
(ii) Số lượng (người):
(iii) Thời hạn làm việc (từ
ngày/tháng/năm đến ngày/tháng/năm):
(iv) Hình thức làm việc (3):
(v) Địa điểm làm việc (liệt
kê cụ thể các địa điểm (nếu có) và ghi rõ từng địa điểm theo thứ tự: số nhà, đường
phố, xóm, làng; xã/phường/thị trấn; quận/huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh; tỉnh/thành
phố trực thuộc trung ương):
(vi) Lý do sử dụng người lao động
nước ngoài:
- Tình hình sử dụng người lao động
nước ngoài tại vị trí công việc 1 (nếu có) (4):
- Mô tả vị trí công việc, chức danh
công việc:
- Yêu cầu về trình độ:
- Yêu cầu về kinh nghiệm:
- Yêu cầu khác (nếu có):
- Lý do không tuyển được người Việt
Nam vào vị trí dự kiến sử dụng người lao động nước ngoài (5)
2.2 Vị trí công việc 2: (nếu có)
(liệt kê giống mục 1 nêu trên)
2.3 Vị trí công việc... (nếu có)
(liệt kê giống mục 1 nêu trên)
(Doanh nghiệp/tổ chức) xin cam đoan những thông tin nêu
trên là đúng sự thật. Nếu sai, (doanh nghiệp/tổ chức) xin hoàn
toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Đề nghị …. (6) xem xét và chấp
thuận.
Xin trân trọng cảm ơn!
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: ………..
|
ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP/TỔ CHỨC
(Ký và ghi rõ
họ tên, đóng dấu)
|
Ghi chú:
- (1), (6) Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội (Cục Việc làm)/Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố…
- (2) Nêu rõ các vị trí công việc đã
được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Cục Việc làm)/Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội chấp thuận.
- (3) Nêu rõ hình thức làm việc tại
theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 152/2020/NĐ-CP .
- (4) Nêu rõ số lượng lao động nước
ngoài, vị trí và chức danh công việc, giấy phép lao động hoặc xác nhận không
thuộc diện cấp giấy phép lao động, thời hạn làm việc.
- (5) Nêu rõ quá trình thông báo
tuyển dụng người lao động Việt Nam vào các vị trí dự kiến tuyển dụng lao động
nước ngoài. Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2024, việc thông báo tuyển dụng người
lao động Việt Nam vào các vị trí dự kiến tuyển dụng lao động nước ngoài trên
Cổng thông tin điện tử của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Cục Việc làm)
hoặc Cổng thông tin điện tử của Trung tâm dịch vụ việc làm do Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định thành lập; quá trình
tuyển dụng, kết quả xét tuyển người lao động Việt Nam vào các vị trí dự kiến
tuyển dụng lao động nước ngoài.
Mẫu số 03/PLI
Kính gửi:
(Tên doanh nghiệp/tổ chức)
Theo đề nghị và các nội dung thông tin
cung cấp tại văn bản số51.... (ngày/tháng/năm) của (tên doanh nghiệp/tổ
chức) và ý kiến chấp thuận của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội52……….
(nếu có),... (2) thông báo về những vị trí công việc mà (tên doanh nghiệp/tổ
chức) được sử dụng người lao động nước ngoài như sau:
I. VỊ TRÍ CÔNG VIỆC ĐƯỢC CHẤP THUẬN
1. Vị trí công việc (nhà quản lý/giám
đốc điều hành/chuyên gia/lao động kỹ thuật); chức danh công việc; số lượng
(người); thời hạn làm việc từ (ngày/tháng/năm) đến (ngày/tháng/năm), hình thức
làm việc, địa điểm làm việc.
2. Vị trí công việc (nếu có) (nhà
quản lý/giám đốc điều hành/chuyên gia/lao động kỹ thuật); chức danh công việc;
số lượng người; thời hạn làm việc từ (ngày/tháng/năm) đến (ngày/tháng/năm),
hình thức làm việc, địa điểm làm việc.
II. VỊ TRÍ CÔNG VIỆC KHÔNG ĐƯỢC CHẤP THUẬN
1. Vị trí công việc (nhà quản lý/giám
đốc điều hành/chuyên gia/lao động kỹ thuật); chức danh công việc; số lượng
(người): …………………………………
Lý do: ………………………………………………………………………
2. Vị trí công việc (nếu có) (nhà
quản lý/giám đốc điều hành/chuyên gia/lao động kỹ thuật); chức danh công việc;
số lượng (người): ………………………..
Lý do: ………………………………………………………………………
(Tên doanh nghiệp/tổ chức) có trách nhiệm
thực hiện đúng các quy định của pháp luật về người lao động nước ngoài làm việc
tại Việt Nam./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: ………..
|
………….(3)……….
(Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu)
|
Ghi chú:
(1), (2) Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội (Cục Việc làm)/Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố....
(3) Cục trưởng/Giám đốc53.
Mẫu số 04/PLI
Kính gửi:
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội54..........
Thông tin về nhà thầu gồm: tên nhà
thầu, địa chỉ đăng ký tại nước hoặc vùng lãnh thổ nơi nhà thầu mang quốc tịch,
số điện thoại, fax, email, website, giấy phép thầu, địa chỉ chi nhánh, văn
phòng đại diện hoặc văn phòng điều hành tại Việt Nam, giấy phép thầu, thời gian
thực hiện gói thầu.
Để thực hiện gói thầu ……………………….., nhà
thầu đề nghị tuyển người lao động Việt Nam vào các vị trí công việc dự kiến
tuyển người lao động nước ngoài như sau:
(Nêu cụ thể từng vị trí công việc
(nhà quản lý/giám đốc điều hành/chuyên gia/lao động kỹ thuật), chức danh công
việc, số lượng (người), trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, mức lương, địa điểm,
thời hạn làm việc từ (ngày/tháng/năm) đến (ngày/tháng/năm).
Đề nghị Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội55………………………chỉ đạo các cơ quan, tổ chức
có liên quan giới thiệu, cung ứng người lao động Việt Nam cho theo các vị trí
công việc nêu trên.
Trân trọng cảm ơn!
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: ………..
|
ĐẠI DIỆN NHÀ THẦU
(Ký và ghi rõ
họ tên, đóng dấu)
|
Mẫu số 05/PLI
Kính gửi:
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội56...
Căn cứ văn bản đề nghị số ……………………..
(ngày/tháng/năm), văn bản số ……………….. (ngày/tháng/năm) của Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội57 tỉnh/thành phố về việc được tuyển
người lao động nước ngoài vào các vị trí không tuyển được người lao động Việt
Nam (nếu có) và nhu cầu thực tế của nhà thầu.
(Thông tin về nhà thầu gồm: địa chỉ
đăng ký tại nước hoặc vùng lãnh thổ nơi nhà thầu mang quốc tịch, số điện thoại,
fax, email, website, giấy phép thầu, địa chỉ chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc
văn phòng điều hành tại Việt Nam, giấy phép thầu, thời gian thực hiện gói
thầu).
(Tên nhà thầu) đề nghị điều chỉnh,
bổ sung nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài như sau:
1. Vị trí công việc (nhà quản
lý/giám đốc điều hành/chuyên gia/lao động kỹ thuật), số lượng (người), chức danh
công việc, thời hạn làm việc từ (ngày/tháng/năm) đến (ngày/tháng/năm), địa điểm
làm việc đã được chấp thuận: ……………………......
2. Vị trí công việc (nhà quản
lý/giám đốc điều hành/chuyên gia/lao động kỹ thuật), số lượng (người), chức danh
công việc, thời hạn làm việc từ (ngày/tháng/năm) đến (ngày/tháng/năm), địa điểm
làm việc đã sử dụng (nếu có); lý do vị trí công việc đã được chấp thuận nhưng
không sử dụng (nếu có): ………………………………………
3. Vị trí công việc (nhà quản
lý/giám đốc điều hành/chuyên gia/lao động kỹ thuật), số lượng (người), chức danh
công việc, thời hạn làm việc từ (ngày/tháng/năm) đến (ngày/tháng/năm), địa điểm
làm việc, lý do sử dụng người lao động nước ngoài (có nhu cầu thay đổi, nêu rõ
tình hình sử dụng lao động nước ngoài hiện nay (nếu có), mô tả vị trí công việc
và yêu cầu về trình độ và kinh nghiệm của người nước ngoài…..).
Đề nghị Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội58 tỉnh/thành phố ……………chỉ đạo các cơ quan,
tổ chức có liên quan giới thiệu, cung ứng người lao động Việt Nam cho …………….
theo các vị trí công việc nêu trên.
Trân trọng cảm ơn!
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: …..
|
XÁC NHẬN CỦA CHỦ ĐẦU TƯ
|
ĐẠI DIỆN NHÀ THẦU
(Ký và ghi rõ
họ tên, đóng dấu)
|
Mẫu số 06/PLl
Kính gửi:
(Tên nhà thầu)
Theo đề nghị tại văn bản
số….(ngày/tháng/năm) của (tên nhà thầu) và báo cáo của (tên cơ quan, tổ chức
được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội60 tỉnh/thành phố chỉ đạo
giới thiệu cung ứng người lao động Việt Nam cho nhà thầu), Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội61 tỉnh/thành phố………………. thông báo về
những vị trí công việc mà (tên nhà thầu) được tuyển người lao động nước ngoài
vào các vị trí công việc không tuyển được người lao động Việt Nam như sau:
I. VỊ TRÍ CÔNG VIỆC ĐƯỢC CHẤP THUẬN
1. Vị trí công việc (nhà quản lý/giám
đốc điều hành/chuyên gia/lao động kỹ thuật); chức danh công việc; số lượng
(người); thời hạn làm việc từ (ngày/tháng/năm) đến (ngày/tháng/năm), hình thức
làm việc, địa điểm làm việc.
2. Vị trí công việc (nếu có) (nhà
quản lý/giám đốc điều hành/chuyên gia/lao động kỹ thuật); chức danh công việc;
số lượng người; thời hạn làm việc từ (ngày/tháng/năm) đến (ngày/tháng/năm),
hình thức làm việc, địa điểm làm việc.
II. VỊ TRÍ CÔNG VIỆC KHÔNG ĐƯỢC CHẤP THUẬN
1. Vị trí công việc (nhà quản lý/giám
đốc điều hành/chuyên gia/lao động kỹ thuật); chức danh công việc; số lượng
(người): …………………………………
Lý do: ………………………………………………………………………
2. Vị trí công việc (nếu có)(nhà
quản lý/giám đốc điều hành/chuyên gia/lao động kỹ thuật); chức danh công việc;
số lượng (người): ………………………..
Lý do: ………………………………………………………………………
(Tên nhà thầu) có trách nhiệm thực hiện
đúng các quy định của pháp luật về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt
Nam./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: ………..
|
GIÁM ĐỐC62
(Ký và ghi rõ họ
tên, đóng dấu)
|
Mẫu số 07/PLI63
TÊN DOANH NGHIỆP/TỔ CHỨC
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:…
|
…, ngày…. tháng…. năm ….
|
BÁO CÁO TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI
(Tính từ ngày/tháng/năm đến ngày/tháng/năm)
Kính gửi:
…………… (1) ……………….
Thông tin về doanh nghiệp/tổ chức: tên
doanh nghiệp/tổ chức, loại hình doanh nghiệp/tổ chức (doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài/doanh nghiệp trong nước/cơ quan, tổ chức/nhà thầu) địa
chỉ, điện thoại, fax, email, website, giấy phép kinh doanh/hoạt động, lĩnh vực
kinh doanh/hoạt động, người đại diện của doanh nghiệp/tổ chức để liên hệ khi
cần thiết (số điện thoại, email).
Thông tin về nhà thầu (nếu
có) gồm: tên nhà thầu, địa chỉ đăng ký tại nước hoặc vùng lãnh thổ nơi nhà thầu
mang quốc tịch, số điện thoại, fax, email, website, giấy phép thầu, địa chỉ chi
nhánh, văn phòng đại diện hoặc văn phòng điều hành tại Việt Nam, giấy phép
thầu, thời gian thực hiện gói thầu.
Báo cáo tình hình tuyển dụng, sử
dụng và quản lý người lao động nước ngoài của (doanh nghiệp/tổ chức) như
sau:
1. Số liệu về người lao động nước
ngoài của doanh nghiệp, tổ chức (có bảng số liệu kèm theo).
2. Đánh giá, kiến nghị (nếu
có).
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VT.
|
ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP/TỔ CHỨC
(Ký và ghi rõ
họ tên, đóng dấu)
|
Ghi chú: (1) Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội (Cục Việc làm)/Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố…(Trường
hợp doanh nghiệp/tổ chức thuộc đối tượng thực hiện việc cấp giấy phép lao động
tại Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Cục Việc làm) thì gửi báo cáo về Bộ,
đồng thời gửi báo cáo về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố,
nơi có người lao động nước ngoài làm việc).