Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 32/2011/TT-BLĐTBXH hướng dẫn kiểm định kỹ thuật an toàn lao động máy

Số hiệu: 32/2011/TT-BLĐTBXH Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Người ký: Bùi Hồng Lĩnh
Ngày ban hành: 14/11/2011 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 32/2011/TT-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 14 tháng 11 năm 2011

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG CÁC LOẠI MÁY, THIẾT BỊ, VẬT TƯ CÓ YÊU CẦU NGHIÊM NGẶT VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG

Căn cứ Nghị định số 06/CP ngày 20/1/1995 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động và Nghị định số 110/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 06/CP;

Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn lao động cho các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động như sau:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

Thông tư này hướng dẫn thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn lao động các loại máy, thiết bị và vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động đối với doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân (gọi chung là cơ sở) có sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động theo danh mục tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này (gọi chung là đối tượng kiểm định) và các tổ chức hoạt động dịch vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, các cơ quan liên quan đến hoạt động dịch vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Kiểm định kỹ thuật an toàn lao động (gọi tắt là kiểm định) là hoạt động kỹ thuật theo một quá trình kiểm định nhằm đánh giá và xác nhận sự phù hợp tình trạng kỹ thuật an toàn của đối tượng kiểm định được quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng đối với đối tượng kiểm định.

2. Tổ chức hoạt động dịch vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động (gọi tắt là đơn vị kiểm định) là tổ chức có đăng ký hoạt động dịch vụ kiểm định kỹ thuật an toàn máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động đảm bảo các điều kiện theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Điều 3. Trách nhiệm của cơ sở sử dụng đối tượng kiểm định

1. Cơ sở thông báo nhu cầu kiểm định lần đầu, định kỳ hoặc bất thường các đối tượng kiểm định đến đơn vị kiểm định bằng văn bản/bằng điện thoại/fax/thư điện tử.

2. Chuẩn bị đầy đủ các tài liệu kỹ thuật liên quan đến đối tượng kiểm định để cung cấp cho kiểm định viên và cử người đại diện chứng kiến quá trình kiểm định.

3. Khắc phục các hiện tượng không bảo đảm an toàn liên quan đến công việc kiểm định, chuẩn bị và tạo điều kiện cho đơn vị kiểm định thực hiện việc kiểm định.

4. Cơ sở báo cáo ngay cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương nơi đặt đối tượng kiểm định việc các đơn vị kiểm định từ chối tiến hành kiểm định để có biện pháp hỗ trợ kịp thời.

5. Hàng năm lập kế hoạch kiểm định đối với các đối tượng kiểm định.

6. Quản lý, sử dụng đối tượng theo đúng quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia về an toàn lao động.

Điều 4. Trách nhiệm của đơn vị kiểm định.

1. Trong thời hạn 04 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu kiểm định của cơ sở, đơn vị kiểm định phải thống nhất với cơ sở về việc tiến hành kiểm định hoặc phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do trong trường hợp không thực hiện được yêu cầu kiểm định.

2. Đơn vị kiểm định chỉ được phép kiểm định lần đầu đối với các đối tượng kiểm định nhập khẩu sau khi đã hoàn thành thủ tục hải quan; đối với các đối tượng kiểm định sản xuất trong nước đã được chứng nhận hợp quy và đã được đăng ký hợp quy.

3. Đơn vị kiểm định tiến hành kiểm định theo đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn) đã được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực ban hành. Đối với các đối tượng kiểm định mà chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, thì đơn vị kiểm định có thể căn cứ vào các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình kiểm định quốc tế hoặc của các nước đã được Việt Nam thừa nhận để thực hiện kiểm định.

4. Đơn vị kiểm định phải dán tem kiểm định của mình lên đối tượng kiểm định đạt yêu cầu (trừ các đối tượng nêu tại điểm 6 và Pa lăng điện nêu tại điểm 14 Phụ lục 01 của Thông tư này); chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày công bố biên bản kiểm định, phải cấp cho cơ sở Phiếu kết quả kiểm định (01 bản); mẫu phiếu kết quả kiểm định theo Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này.

5. Trong quá trình kiểm định, nếu phát hiện đối tượng có nguy cơ dẫn đến sự cố, tai nạn lao động thì phải ngừng việc kiểm định, báo cho cơ sở biết để có biện pháp khắc phục.

6. Nếu đơn vị kiểm định vi phạm quy trình kiểm định mà gây thiệt hại cho cơ sở thì tùy theo mức độ thiệt hại, đơn vị kiểm định phải chịu trách nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật.

7. Định kỳ 6 tháng (trước ngày 5 tháng 7), một năm (trước ngày 10 tháng 01 năm sau), đơn vị kiểm định có trách nhiệm:

a) Báo cáo tình hình hoạt động kiểm định trên địa bàn địa phương với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo mẫu báo cáo tại Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư này.

b) Báo cáo tình hình hoạt động kiểm định tại các địa phương với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Cục An toàn lao động) theo mẫu báo cáo tại Phụ lục 04 ban hành kèm theo Thông tư này.

8. Tem kiểm định

a) Tem kiểm định có hình dạng, kích thước, màu, các thông số ghi trên tem theo quy định tại Phụ lục 05 ban hành kèm theo Thông tư này.

b) Tem kiểm định có thể được phóng to hoặc thu nhỏ phù hợp với kích thước của đối tượng kiểm định nhưng phải đảm bảo đúng tỷ lệ và nhận biết được bằng mắt thường.

c) Tem kiểm định được dán lên đối tượng kiểm định hoặc treo ở vị trí dễ thấy, dễ đọc; tem được làm bằng vật liệu không dễ mờ và bị bong.

9. Đăng ký logo và mẫu các loại tem kiểm định của đơn vị với Cục An toàn lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Điều 5. Trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các cơ quan liên quan phổ biến, hướng dẫn cơ sở sử dụng đối tượng kiểm định trên địa bàn thực hiện Thông tư này.

2. Thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực kiểm định theo thẩm quyền.

3. Báo cáo về tình hình hoạt động kiểm định tại địa phương với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội khi được yêu cầu.

Điều 6. Trách nhiệm của Cục An toàn lao động

1. Giúp Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thống nhất quản lý Nhà nước về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.

2. Tổng hợp, trình Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành danh mục các loại máy, thiết bị và vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

3. Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.

4. Định kỳ hàng năm thông báo tình hình kiểm định trong phạm vi cả nước.

Điều 7. Trách nhiệm của các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

1. Có trách nhiệm chỉ đạo, đôn đốc cơ sở thuộc phạm vi quản lý thực hiện theo đúng quy định của Thông tư này.

2. Nghiên cứu, đề xuất Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

Điều 8. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2012.

2. Bãi bỏ Thông tư số 04/2008/TT-BLĐTBXH ngày 27 tháng 02 năm 2008 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thủ tục đăng ký và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

3. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc thì phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để nghiên cứu, giải quyết./.

Nơi nhận:
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Sở LĐTBXH các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Cơ quan TW của các tổ chức chính trị - xã hội;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL Bộ Tư pháp;
- Công báo; Website của Chính phủ;
- Lưu: Văn thư, Cục ATLĐ (5).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Bùi Hồng Lĩnh

PHỤ LỤC 1

DANH MỤC CÁC LOẠI MÁY, THIẾT BỊ, VẬT TƯ CÓ YÊU CẦU NGHIÊM NGẶT VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2011/TT-BLĐTBXH ngày 14 tháng 11 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động

1. Nồi hơi các loại (bao gồm cả bộ quá nhiệt và bộ hâm nước) có áp suất làm việc định mức của hơi trên 0,7 bar (theo phân loại tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7704:2007 ).

2. Nồi đun nước nóng có nhiệt độ môi chất trên 115oC (theo phân loại tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7704:2007).

3. Đường ống dẫn hơi nước, nước nóng cấp I và II có đường kính ngoài từ 51 mm trở lên, các đường ống dẫn cấp III và cấp IV có đường kính ngoài từ 76 mm trở lên (theo phân loại tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6158 và 6159:1996).

4. Các bình chịu áp lực có áp suất làm việc định mức cao hơn 0,7 bar (không kể áp suất thủy tĩnh) (theo phân loại tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8366:2010 ).

5. Bể (xi téc) và thùng dùng để chứa, chuyên chở khí hóa lỏng hoặc các chất lỏng có áp suất làm việc cao hơn 0,7 bar hoặc chất lỏng hay chất rắn dạng bột không có áp suất nhưng khi tháo ra dùng khí có áp suất cao hơn 0,7 bar (theo phân loại tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8366:2010).

6. Chai dùng để chứa, chuyên chở khí nén, khí hóa lỏng, khí hòa tan có áp suất làm việc cao hơn 0,7 bar (theo phân loại tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8366:2010 và Tiêu chuẩn ISO 1119-2002 chế tạo chai gas hình trụ bằng composite).

7. Các đường ống dẫn khí đốt cố định bằng kim loại.

8. Hệ thống lạnh các loại (theo phân loại tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6104:1996 ), trừ hệ thống lạnh có môi chất làm việc bằng nước, không khí; hệ thống lạnh có lượng môi chất nạp vào nhỏ hơn 5kg đối với môi chất làm lạnh thuộc nhóm 1, nhỏ hơn 2,5 kg đối với môi chất lạnh thuộc nhóm 2, không giới hạn lượng môi chất nạp đối với môi chất lạnh thuộc nhóm 3.

9. Hệ thống điều chế, nạp khí, khí hóa lỏng, khí hòa tan.

10. Cần trục các loại: Cần trục ô tô, cần trục bánh lốp, cần trục bánh xích, cần trục đường sắt, cần trục tháp, cần trục chân đế, cần trục công xôn, cần trục thiếu nhi.

11. Cầu trục: Cầu trục lăn, cầu trục treo.

12. Cổng trục: Cổng trục, nửa cổng trục.

13. Trục cáp chở hàng; Trục cáp chở người; Trục cáp trong các máy thi công, trục tải giếng nghiêng.

14. Pa lăng điện; Palăng kéo tay có trọng tải từ 1.000 kg trở lên.

15. Xe tời điện chạy trên ray.

16. Tời điện dùng để nâng tải, kéo tải theo phương nghiêng; bàn nâng, sàn nâng dùng để nâng người.

17. Tời thủ công có trọng tải từ 1.000 kg trở lên.

18. Xe nâng hàng dùng động cơ có tải trọng từ 1.000 kg trở lên.

19. Xe nâng người: Xe nâng người tự hành, xe nâng người sử dụng cơ cấu truyền động thủy lực, xích truyền động bằng tay nâng người lên cao quá 2m.

20. Máy vận thăng nâng hàng; máy vận thăng nâng hàng kèm người; máy vận thăng nâng người.

21. Thang máy các loại.

22. Thang cuốn; băng tải chở người.

23. Sàn biểu diễn di động.

24. Trò chơi mang theo người lên cao từ 2m trở lên, tốc độ di chuyển của người từ 3 m/s so với sàn cố định (tàu lượn, đu quay, máng trượt) trừ các phương tiện thi đấu thể thao.

25. Hệ thống cáp treo vận chuyển người.

PHỤ LỤC 2

MẪU PHIẾU KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH
(Ban hành kèm theo TT số 32/2011/TT-BLĐTBXH ngày 14/11/2011 của Bộ LĐ-TBXH)

MẪU PHIẾU KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH

MẶT TRƯỚC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------

PHIẾU KẾT QUẢ

KIỂM ĐỊNH

Số

1

2

(Kích thước 15 x 21 cm, có 2 mặt)

Ghi chú:

- Ô số 1 ghi: Thứ tự của đối tượng theo danh mục tại Phụ lục 1.

- Ô số 2 ghi: Số thứ tự theo quy định của đơn vị kiểm định.

MẶT SAU

1. Đơn vị kiểm định:

2. Cơ sở sử dụng:

Trụ sở chính:

3. Đối tượng:

+ Tên đối tượng

 - Mã hiệu:

- Năm chế tạo:

+ Số chế tạo:

+ Nhà chế tạo:

+ Đặc tính kỹ thuật

……………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………..

Đã được kiểm định (lần đầu, định kỳ, bất thường) đạt yêu cầu theo biên bản kiểm định số … ngày … tháng … năm ….

Thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn lần tới ........................

… ngày … tháng … năm …
GIÁM ĐỐC
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Lưu ý: Nền có in lô gô của đơn vị kiểm định.

PHỤ LỤC 3

MẪU BÁO CÁO TÌNH HÌNH KIỂM ĐỊNH
(Ban hành kèm theo TT số 32/2011/TT-BLĐTBXH ngày 14/11/2011 của Bộ LĐ-TBXH)

(Tên cơ quan quản lý)
(Tên đơn vị kiểm định)
----------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……………..

………, ngày … tháng … năm ……

BÁO CÁO TÌNH HÌNH KIỂM ĐỊNH

Kính gửi: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

Thực hiện quy định theo Thông tư số     /2011/TT-BLĐTBXH ngày … tháng … năm … của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn lao động các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, đơn vị kiểm định ……….. báo cáo tình hình kiểm định trong (6 tháng, một năm) …….. như sau:


SỐ THỨ TỰ

TÊN CƠ SỞ, ĐỊA CHỈ CƠ SỞ, SỐ ĐIỆN THOẠI

SỐ LƯỢNG ĐỐI TƯỢNG ĐÃ KIỂM ĐỊNH ĐẠT YÊU CẦU

Nồi hơi

Bình chịu áp lực

Chai dùng để chứa

Hệ thống lạnh

Cần trục

Thang máy

Thang cuốn

Lần đầu

Định kỳ

Lần đầu

Định kỳ

Lần đầu

Định kỳ

Lần đầu

Định kỳ

Lần đầu

Định kỳ

Lần đầu

Định kỳ

Lần đầu

Định kỳ

1.

2.

3.

4.

GIÁM ĐỐC
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)


PHỤ LỤC 4

MẪU BÁO CÁO TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH
(Ban hành kèm theo TT số 32/2011/TT-BLĐTBXH ngày 14/11/2011 của Bộ LĐ-TBXH)

(Tên cơ quan quản lý)
(Tên đơn vị kiểm định)
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

………, ngày … tháng … năm 20…

BÁO CÁO TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH

(Từ ngày …/…/20… đến ngày …/…/20…)

Kính gửi: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

Thực hiện quy định theo Thông tư số     /20…/TT-BLĐTBXH ngày … tháng … năm … của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn lao động các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, (tên đơn vị kiểm định) báo cáo tình hình hoạt động kiểm định trong (6 tháng, một năm) như sau:

1. Số lượng đối tượng đã kiểm định (Lần đầu-Định kỳ) từng đối tượng của từng địa phương theo bảng:

2. Đánh giá, kiến nghị, đề xuất

a) Đánh giá công tác kiểm định

b) Những vấn đề nảy sinh trong quá trình kiểm định

c) Đề xuất, kiến nghị đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để nâng cao hoạt động kiểm định./.

GIÁM ĐỐC
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)


SỐ THỨ TỰ

ĐỊA PHƯƠNG

SỐ LƯỢNG ĐỐI TƯỢNG ĐÃ KIỂM ĐỊNH ĐẠT YÊU CẦU

Nồi hơi

Bình chịu áp lực

Chai dùng để chứa

Hệ thống lạnh

Cần trục

Thang máy

Thang cuốn

Lần đầu

Định kỳ

Lần đầu

Định kỳ

Lần đầu

Định kỳ

Lần đầu

Định kỳ

Lần đầu

Định kỳ

Lần đầu

Định kỳ

Lần đầu

Định kỳ

1.

2.

3.

4.

GIÁM ĐỐC
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

PHỤ LỤC 5

HÌNH DẠNG, KÍCH THƯỚC CỦA TEM KIỂM ĐỊNH
(Ban hành kèm theo TT số 32/2011/TT-BLĐTBXH ngày 14/11/2011 của Bộ LĐ-TBXH)

Chú thích:

1. Thời hạn kiểm định: ghi tháng/năm kiểm định-tháng/năm kiểm định tiếp theo (ví dụ: 7/2011-7/2016).

2. No. Số thứ tự tem kiểm định, số màu đỏ.

3. Nền tem màu vàng (chi tiết hoa văn có thể do đơn vị kiểm định tự chọn).

4. Dấu hợp quy màu xanh.

5. Màu chữ “Tên đơn vị kiểm định”: màu đỏ; các chữ còn lại: màu đen.

6. Kích thước ghi trên tem:

- H = 1.5 a

- C = 7.5 H

- A – 15 a

- B – 17 a

a (cm)- Đơn vị kiểm định tự lựa chọn

THE MINISTRY OF LABOUR, INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness

---------------

No.: 32/2011/TT-BLDTBXH

Hanoi, November 14, 2011

 

CIRCULAR

GUIDING THE TECHNICAL EXPERTISE OF OCCUPATIONAL SAFETY OF MACHINERY, EQUIPMENT, MATERIALS WITH STRICT REQUIREMENTS ON OCCUPATIONAL SAFETY

Pursuant to the Decree No.06/CP dated 20/1/1995 of the Government detailing a number of Articles of the Labor Code on occupational safety, occupational hygiene and Decree No.110/2002/ND-CP dated 27/12/2002 of the Government on amending, supplementing a number of Articles of the Decree No.06/CP;

Pursuant to the Decree No.132/2008/ND-CP dated 31/12/2008 of the Government detailing a number of Articles of the Law on Quality of Products, Goods;

Pursuant to the Decree No.186/2007/ND-CP dated December 25, 2007 of the Government defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs;

The Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs guides the implementation of the technical expertise of occupational safety of machinery, equipment, materials with strict requirements on occupational safety as follows:

Article 1. Scope of governing and application subjects

This Circular guides the implementation of the technical expertise of occupational safety of machinery, equipment, materials with strict requirements on occupational safety for enterprises, agencies, organizations and individuals (collectively called as establishments) using machinery, equipment and materials with strict requirements on occupational safety according to the list in Appendix 01 attached herewith (collectively, the expertise object) and the organizations operating technical expertise service of occupational safety, the agencies relating to the technical expertise service of occupational safety.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

In this Circular, the following terms shall be construed as follows:

1. Technical expertise of occupational safety (referred to as expertise) means the technical operation under a process of expertise to evaluate and certify the compatibility of safety technical status of the expertise objects specified in the technical regulations or technical standards corresponding to the expertise object.

2. Organization operating technical expertise of occupational safety (called as expertise unit) means an organization registered service operation of safety technical expertise for machinery and equipment with strict requirements on occupational safety meeting conditions in accordance with provisions of the Ministry of Labour - Invalids and Social Affairs.

Article 3. Responsibilities of establishments using expertise objects

1. The establishments send notice of the period or irregular, first-time demands of expertise for the expertise objects to the expertise units in writing/by phone/fax/e-mail.

2. Prepare all technical documents related to the expertise objects to provide for expert and appoint the representatives to witness the expertise process.

3. Correct the phenomenon not guaranteeing the safety related to the expertise, preparation and facilitate the expertise units to perform their tasks.

4. The establishments immediately report to the local Department of Labour - Invalids and Social Affairs where the expertise objects are located that the expertise units refused to carry out the expertise for taking measures of timely support.

5. Annually make the expertise plan for the expertise objects.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 4. Responsibilities of the expertise units.

1. Within 04 working days after receipt of the request of expertise of the establishment, the expertise unit should be consistent with the establishment for the implementation of expertise or shall notify in writing and state clearly the reasons in case of failure to perform the expertise as required.

2. The expertise unit is only allowed to expertise for the first time for the expertise objects imported after completion of customs procedures; for the expertise objects produced domestically which have been certified regulations conformity and has been registered regulations conformity.

3. The expertise unit conducts the expertise in accordance with the national technical regulations (safe technical expertise process) issued by the Ministry of Labour - Invalids and Social Affairs or the Ministries managing branches, sectors. For the expertise objects that have not yet had the national technical regulations, the expertise unit may be based on the international technical regulations, technical standards, and expertise procedures or of the countries that have been admitted by Vietnam to expertise.

4. The expertise unit must stick their stamps on the expertise objects meeting requirements (except those mentioned in point 6 and electric hoist mentioned in point 14 of Appendix 01 of this Circular); no later than 05 working days from the date of publishing the minutes of expertise, the expertise unit must issue to the establishment the slip of expertise result (01 copy); form of the slip of expertise result shall be according to Appendix 02 attached to this Circular.

5. During the expertise, if detecting the objects may lead to malfunction, occupational accidents, they must stop the expertise, report to the establishment for taking the remedial measures.

6. If the expertise unit violates the expertise process that causes damage to the establishment, then depending on the extent of damage, the expertise unit must be responsible for paying compensation as prescribed by law.

7. Every 6 months (before July 05), a year (before January 10 of following year), the expertise units are responsible for:

a) Reporting on the expertise activities in the locality with the Department of Labour - Invalids and Social Affairs according to the report form in Appendix 03 attached to this Circular.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

8. Expertise stamps

a) Expertise stamps shall have shapes, sizes, colors, the parameters recorded on the stamps as prescribed in Appendix 05 attached to this Circular.

b) Expertise stamps may be magnified or miniature in accordance with the size of the expertise objects, but must ensure the correct rate and visible with the naked eye.

c) Expertise stamps are pasted on the expertise objects or hung in the readable, conspicuous locations; stamps are made of materials of non-translucence and uneasy to be peeled off.

9. Registration of logo and the forms of expertise stamps of the units with the Department of Work Safety, Ministry of Labour - Invalids and Social Affairs.

Article 5. Responsibilities of the Departments of Labour - Invalids and Social Affairs

1. Departments of Labour - Invalids and Social Affairs coordinates with the concerned agencies to disseminate, guide the establishments using the expertise objects in the areas on the implementation of this Circular.

2. Inspect, examine and handle the violations in the field of expertise within its jurisdiction.

3. To report on the status of expertise activities at the localities to the Ministry of Labour - Invalids and Social Affairs as required.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. To assist the Minister of Labour - Invalids and Social Affairs in unifying State management on activities of technical expertise of occupational safety.

2. To synthesize, submit to the Ministry of Labour - Invalids and Social Affairs for issuing a list of machinery, equipment, and materials with strict requirements on occupational safety.

3. To coordinate with the Departments of Labour - Invalids and Social Affairs to guide and supervise the implementation of this Circular.

4. Annually notify the expertise situation within the whole country.

Article 7. Responsibilities of the ministries, ministerial-level agencies, Governmental agencies, Chairmen of People's Committees of provinces and cities directly under the Central Government

1. To direct and urge the establishments under their jurisdiction to comply with the provisions of this Circular.

2. To research and propose the Ministry of Labour - Invalids and Social Affairs to amend and supplement the list of machinery, equipment and materials with strict requirements on occupational safety.

Article 8. Effect

1. This Circular takes effect from January 01, 2012.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. In the process of implementation, if any problems arise, the concerned bodies reflect to the Ministry of Labour - Invalids and Social Affairs for study and settlement./.

 

 

 

FOR MINISTER
DEPUTY MINISTER




Bui Hong Linh

 

 

ATTACHED FILE

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 32/2011/TT-BLĐTBXH ngày 14/11/2011 hướng dẫn kiểm định kỹ thuật an toàn lao động máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


35.437

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.105.149
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!