BỘ
LAO ĐỘNG - THƯƠNG
BINH VÀ XÃ HỘI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 826/QĐ-LĐTBXH
|
Hà
Nội, ngày 13 tháng 7 năm 2020
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI SỨ KỸ NĂNG NGHỀ VIỆT NAM
BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp số 74/2014/QH13;
Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 15/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2019 của Chính phủ quy định
chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật, giáo dục nghề nghiệp;
Căn cứ Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 28 tháng 5 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về
đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng
lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới;
Theo đề nghị của Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Chương trình Đại
sứ Kỹ năng nghề Việt Nam (có chi tiết kèm theo).
Điều 2. Giao Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp ban hành Quy
chế bổ nhiệm, miễn nhiệm, hoạt động, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm Đại sứ Kỹ
năng nghề Việt Nam và chịu trách nhiệm bổ nhiệm, miễn nhiệm Đại sứ Kỹ năng nghề
Việt Nam.
Điều 3. Căn cứ vào thực tế và yêu cầu hoạt động, Tổng cục
Giáo dục nghề nghiệp chủ trì và phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan phê
duyệt kế hoạch về hoạt động của Đại sứ Kỹ năng nghề Việt Nam 3 năm và hằng năm
kèm theo dự toán chi tiết và tổ chức thực hiện theo Quy chế được ban hành và
Chương trình Đại sứ Kỹ năng nghề Việt Nam.
Điều 4. Kinh phí thực hiện Chương trình Đại sứ Kỹ năng
nghề Việt Nam lấy từ nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí xã hội hóa
hợp pháp.
Điều 5. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
ký. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Vụ trưởng Vụ Hợp tác
quốc tế, Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Thủ trưởng các cơ quan,
đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như điều 5;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Sở LĐTBXH các tỉnh,
thành phố trực thuộc TW;
- Lưu: VT, TCGDNN.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Lê Quân
|
PHỤ LỤC
CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI SỨ KỸ NĂNG NGHỀ VIỆT
NAM
(kèm theo Quyết định số 826/QĐ-LĐTBXH ngày 13 tháng 7 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ LĐTBXH)
Chương trình
Đại sứ Kỹ năng nghề (KNN) Việt Nam
(sau đây gọi tắt Chương trình) gồm
các nội dung sau:
1. Bối cảnh và
sự cần thiết của Chương trình
Việt Nam đã tham dự kỳ thi KNN ASEAN
từ năm 2000 và thế giới từ năm 2007 với số lượng thí sinh giành huy chương tại
kỳ thi KNN ASEAN và chứng chỉ KNN xuất sắc tại kỳ thi KNN thế giới trở lên là
trên 170 người. Đây là lực lượng lao động có KNN xuất sắc của Việt Nam, trong
đó có nhiều cá nhân đã trở thành các chủ doanh nghiệp thành đạt, đã trở thành
giáo viên, giảng viên và giữ các vị trí chủ chốt tại các cơ sở GDNN. Bên cạnh
đó, cũng có nhiều cá nhân có KNN đã trở thành những người lao động thành đạt, nổi
tiếng trong cuộc sống và hoạt động xã hội nghề nghiệp. Do đó, việc huy động lực
lượng lao động này tham gia với vai trò “Đại sứ KNN” vào các hoạt động quảng
bá, tuyên truyền, tôn vinh và lan tỏa các giá trị của giáo dục nghề nghiệp
(GDNN) và phát triển KNN là hết sức cần thiết trong bối cảnh Việt Nam đang
trong thời kỳ dân số vàng, cùng với sự phát triển nhanh của khoa học và công
nghệ như: tự động hóa, điện tử hóa, số hóa, trí tuệ nhân tạo, kết nối vạn vật
và tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, hội nhập quốc tế và toàn
cầu hóa.
2. Căn cứ thực
hiện Chương trình:
Các căn cứ thực hiện Chương trình Đại
sứ KNN Việt Nam gồm: Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 28/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ
về đẩy mạnh phát triển nhân lực có KNN, góp phần nâng cao năng suất lao động và
tăng năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới; các quy định về thúc đẩy
giáo dục nghề nghiệp (GDNN) và phát triển KNN; tôn vinh người lao động có kỹ
năng đã được nêu tại Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014 và Luật Việc làm năm
2013 và Bộ Luật lao động năm 2019; và các quy định có liên quan khác của hệ thống
pháp luật Việt Nam.
3. Mục đích của
Chương trình:
Chương trình Đại sứ KNN Việt Nam có
các mục đích sau:
- Đề cao giá trị của người lao động có KNN, phát huy vai trò, tầm ảnh hưởng
và sự lan tỏa hơn nữa của những cá nhân điển hình xuất sắc về KNN như: các cựu
thí sinh Việt Nam đạt thành tích cao tại các kỳ thi KNN ASEAN và thế giới; người
lao động có KNN thành đạt trong cuộc sống và hoạt động xã hội nghề nghiệp, có ảnh
hưởng lớn và uy tín trong xã hội;
- Thu hút các cá nhân tham gia các
chương trình GDNN, tham dự các kỳ thi đánh giá, cấp chứng chỉ KNN quốc gia; khuyến khích người lao động học tập suốt đời,
thăng tiến nghề nghiệp theo khung trình độ KNN quốc gia; thúc đẩy cộng đồng
doanh nghiệp công nhận, tuyển dụng, sử dụng, trả tiền lương, tiền công cho người
lao động dựa vào kỹ năng và năng lực hành nghề;
- Quảng bá, tuyên truyền và tôn vinh
về giá trị, vai trò của GDNN và phát triển KNN trong tình hình mới để góp phần
làm tăng năng suất lao động và năng lực cạnh tranh quốc gia.
4. Các nội dung
chính của Chương trình
4.1. Tiêu chuẩn Đại sứ KNN Việt Nam
Cá nhân được lựa chọn trở thành Đại sứ
KNN Việt Nam phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
a) Là những công dân Việt Nam thuộc một
trong hai đối tượng sau:
- Cựu thí sinh có thành tích xuất sắc
tại kỳ thi KNN quốc tế: giành từ huy chương đồng trở lên đối với kỳ thi KNN
ASEAN; giành từ chứng chỉ KNN xuất sắc trở lên đối với kỳ thi KNN Châu Á và thế
giới;
- Người lao động có trình độ KNN nghiệp
cao hoặc có chứng nhận KNN từ bậc 3 trở lên theo khung trình độ KNN quốc gia; đồng
thời có thành tựu nổi bật, thành đạt, nổi tiếng trong cuộc sống và hoạt động xã
hội nghề nghiệp, có sức ảnh hưởng lớn trong cộng đồng, đặc biệt là giới trẻ, có
đóng góp tích cực cho sự tiến bộ của xã hội.
b) Có lòng yêu nước, lý lịch nhân
thân tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu lý tưởng xã hội chủ
nghĩa; chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và
pháp luật của Nhà nước.
c) Có phẩm chất đạo đức tốt, lối sống
lành mạnh, trung thực, gương mẫu, trách nhiệm, có đủ điều kiện về sức khỏe,
không vi phạm pháp luật và các quy định của Nhà nước.
d) Có kinh nghiệm tham gia các hoạt động
xã hội nghề nghiệp; có uy tín và có ảnh hưởng tích cực đối với xã hội.
đ) Có trình độ chuyên môn cao trong
lĩnh vực hoạt động của mình, có thành tựu nổi bật trong hoạt động nghề nghiệp
và xã hội, có đóng góp tích cực cho sự tiến bộ của xã hội.
4.2. Đối tượng và quy mô của Đại sứ KNN
Việt Nam
a) Đối tượng thứ nhất là các thí sinh
giành thành tích xuất sắc tại các Kỳ thi KNN quốc tế: huy chương đồng trở lên tại
các kỳ thi KNN ASEAN; từ chứng chỉ KNN xuất sắc trở lên tại các Kỳ thi KNN Châu Á và thế giới.
Năm 2020 sẽ làm thủ tục bổ nhiệm 170
cựu thí sinh đã thành tích xuất sắc các Kỳ thi KNN quốc tế từ năm 2001 đến
2019; từ năm 2021 trở đi sẽ tiếp tục làm thủ tục bổ nhiệm Đại sứ KNN cho đối tượng
này căn cứ trên số lượng thí sinh giành thành tích xuất sắc tại các Kỳ thi KNN
quốc tế.
b) Đối tượng thứ hai là những lao động
có KNN thành đạt trong cuộc sống và hoạt động xã hội nghề nghiệp, với số lượng
tối đa 10 người/năm từ năm 2021 trở đi.
4.3. Nhiệm kỳ Đại sứ KNN Việt
Nam
Nhiệm kỳ Đại sứ KNN Việt Nam có thời hạn
là 03 năm tính từ ngày ban hành Quyết định bổ nhiệm của Tổng cục GDNN.
4.4. Quản lý, sử dụng đội ngũ Đại
sứ KNN Việt Nam
Bộ LĐTBXH giao Tổng cục GDNN ban hành
chi tiết quy định về quản lý, sử dụng đội ngũ Đại sứ KNN Việt Nam.
5. Tổ chức thực
hiện Chương trình
Tổng cục GDNN là cơ quan chủ trì, phối
hợp với các cơ sở GDNN, các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan xây dựng kế
hoạch hằng năm về tổ chức thực hiện Chương trình Đại sứ KNN Việt Nam.
6. Chế độ báo cáo
Tổng cục GDNN có trách nhiệm báo cáo
Bộ LĐTBXH định kỳ và đột xuất về tình hình triển khai thực hiện Chương trình Đại
sứ KNN Việt Nam./.