UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH LẠNG SƠN
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
73/QĐ-UBND
|
Lạng
Sơn, ngày 20 tháng 01 năm 2011
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG
NÔNG THÔN TỈNH LẠNG SƠN ĐẾN NĂM 2020”
CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và
UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Dạy nghề được Quốc
hội khóa XI, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số
70/2009/NĐ-CP ngày 21 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ qui định trách nhiệm quản
lý nhà nước về dạy nghề;
Căn cứ Quyết định số
1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020; Nghị định số 18/2010/NĐ-CP
ngày 05/03/2010 của Chính phủ về việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 684/TT-SLĐTBXH ngày 14 tháng 12
năm 2010,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông
thôn tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020, với các nội dung chính như sau:
I. MỤC TIÊU.
1. Mục tiêu tổng quát.
a) Nâng cao chất lượng và hiệu quả
đào tạo nghề nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn, góp phần chuyển
dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện
đại hóa nông nghiệp nông thôn.
b) Xây dựng đội ngũ cán bộ, công
chức xã có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ, năng lực, phẩm chất đáp ứng
yêu cầu nhiệm vụ quản lý hành chính, quản lý, điều hành kinh tế - xã hội
và thực thi công vụ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp,
nông thôn.
c) Tạo bước đột phá, tăng tốc về
chất lượng nguồn nhân lực khu vực nông thôn; góp phần nâng tỉ lệ lao động qua
đào tạo của tỉnh năm 2015 đạt trên 45%, năm 2020 đạt trên 55%.
2. Mục tiêu cụ thể:
2.1. Giai đoạn 2011-2015:
Bình quân mỗi năm đào tạo nghề ở 3
cấp trình độ cho 15.000 lao động nông thôn, hết giai đoạn đào tạo nghề cho
77.523 người, trong đó: Cao đẳng nghề khoảng 2.539 người; Trung cấp nghề 6.686
người; dạy nghề dưới 12 tháng cho 68.298 người. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt
trờn 45 % trong đó lao động qua đào tạo nghề đạt 35-37% vào năm 2015; Đào tạo,
bồi dưỡng cho 14.300 lượt cán bộ, công chức cấp xã;
2.2. Giai đoạn 2016-2020:
Bình quân mỗi năm đào tạo nghề cho
15.600 lao động nông thôn, hết giai đoạn đào tạo nghề cho 78.477 người, trong
đó: Cao đẳng nghề 5.000 người; Trung cấp nghề 15.000 người; dạy nghề dưới 12
tháng cho 58.477 người. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt trên 55%, trong đó
qua đào tạo nghề đạt 45-48%. Đào tạo bồi dưỡng cho 14.900 lượt cán bộ, công chức
cấp xã;
II. GIẢI PHÁP THỰC
HIỆN
1. Nâng cao nhận thức của các cấp,
các ngành và lao động nông thôn về vai trò của đào tạo nghề đối với tạo việc
làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn.
2. Phát triển mạng lưới cơ sở đào
tạo nghề: Đẩy mạnh việc thực hiện quy hoạch mạng lưới đào tạo nghề (hoàn thành
việc thành lập các trung tâm dạy nghề cấp huyện) theo Đề án Quy hoạch mạng lưới
đào tạo nghề đến năm 2015, tầm nhìn 2020 tỉnh Lạng Sơn đã đã được Uỷ ban nhân
dân tỉnh phê duyệt; Đẩy mạnh xã hội hóa dạy nghề nhằm huy động tối đa các nguồn
lực xã hội để dạy nghề cho lao động nông thôn.
3. Hoàn thiện chính sách đào tạo
nghề cho lao động nông thôn và cán bộ công chức cấp xã.
4. Phát triển đội ngũ giáo viên và
cán bộ quản lý: Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng sư phạm, kỹ năng nghề để bổ
sung giáo viên cho các đơn vị dạy nghề; ưu tiên bố trí đủ giáo viên cơ hữu cho
các trung tâm dạy nghề công lập cấp huyện.
5. Phát triển chương trình, giáo
trình, học liệu. Xây dựng một số chương trình dạy nghề nông thôn liên quan đến
các cây trồng, vật nuôi, ngành nghề nông thôn, ngành nghề truyền thống đặc thù
của tỉnh.
6. Tăng cường hoạt động kiểm tra,
giám sát, đánh giá việc thực hiện các hoạt động của Đề án từ cấp tỉnh đến cấp
huyện, cấp xã.
III. NỘI DUNG HOẠT
ĐỘNG CỦA ĐỀ ÁN.
1. Tuyên truyền tư vấn học nghề và
việc làm đối với lao động nông thôn. Phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng,
Nhà nước về dạy nghề nông thôn; thực hiện tuyên truyền trên các phương tiện
thông tin đại chúng.
2. Thí điểm tổ chức, đánh giá kết
quả, rút kinh nghiệm các mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn.
3. Tiếp tục tăng cường cơ sở vật
chất, trang thiết bị dạy nghề cho các đơn vị dạy nghề công lập.
4. Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên,
cán bộ quản lý dạy nghề.
5. Xây dựng, hoàn chỉnh, đổi mới
các chương trình, giáo trình dạy nghề cho lao động nông thôn.
6. Hỗ trợ cho lao động nông thôn học
nghề.
7. Giám sát, đánh giá tình hình thực
hiện Đề án.
IV. KINH PHÍ ĐỀ ÁN
1- Tổng kinh phí thực hiện Đề án:
850.985 triệu đồng. Trong đó:
- Năm 2010 đang thực hiện: 28.200
triệu đồng.
- Giai đoạn 2011-2015 dự kiến:
424.904 triệu đồng.
- Giai đoạn 2016-2020 dự kiến:
397.881 triệu đồng.
2- Nguồn kinh phí:
a. Ngân sách Trung ương: 738.435
triệu đồng.
b. Ngân sách địa phương: 52.550
triệu đồng.
c. Nguồn xã hội hoá: 60.000 triệu
đồng.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội.
- Là cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo
thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg của tỉnh, hàng năm có trách nhiệm chủ trì giúp
UBND tỉnh tổ chức thực hiện Đề án trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội; xây dựng bổ sung quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề cho lao động
nông thôn trên địa bàn tỉnh đến năm 2020.
- Hướng dẫn các huyện, thành phố,
xây dựng kế hoạch dạy nghề cho lao động nông thôn ở phạm vi từng địa bàn quản
lý và việc triển khai các bước thực hiện Đề án.
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu
tư, Sở Tài chính lập kế hoạch đào tạo và dự toán ngân sách đào tạo nghề cho lao
động nông thôn hàng năm trình UBND tỉnh phê duyệt.
- Chủ trì với các ngành và cơ quan
liên quan thực hiện việc kiểm tra, giám sát hoạt động dạy nghề cho lao động
nông thôn, định kỳ 6 tháng, hàng năm tổng hợp kết quả báo cáo UBND tỉnh, Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội.
- Chủ trì phối hợp với các trường
Đại học Sư phạm kỹ thuật, cao đẳng nghề liên quan mở các lớp bồi dưỡng tay nghề
và nghiệp vụ sư phạm dạy nghề cho đội ngũ giáo viên dạy nghề của tỉnh.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội trong việc xác định cơ cấu ngành nghề đào tạo cho lao động
nông thôn, phục vụ chuyển đổi cơ cấu lao động ở khu vực nông thôn và phục vụ sản
xuất nông nghiệp ở trình độ cao.
- Phối hợp với Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở dạy nghề xây dựng các chương
trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn phù hợp với yêu cầu trang bị kiến thức
tay nghề cho người lao động phục vụ sản xuất nông nghiệp; chỉ đạo Trung tâm
khuyến nông của tỉnh, huyện phối hợp tham gia đào tạo nghề cho lao động nông
thôn theo kế hoạch hàng năm.
- Phối hợp với Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội và các ngành, cơ quan liên quan kiểm tra, giám sát việc dạy
nghề cho lao động nông thôn, nhất là việc giám sát về chất lượng dạy nghề thường
xuyên tổ chức ở nông thôn.
3. Sở Nội vụ.
Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội, UBND các huyện, thành phố lập kế hoạch biên chế, xây dựng
đội ngũ gíao viên, cán bộ quản lý cho các cơ sở dạy nghề. Thực hiện đúng quy định
về giao và bố trí biên chế; chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan xây dựng
kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã đến năm 2020 theo các văn bản
hướng dẫn của Bộ Nội vụ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư.
- Phối hợp Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội xây dựng kế hoạch hằng năm về đào tạo nghề cho lao động nông
thôn theo Đề án trình UBND tỉnh phê duyệt và dự kiến phân bổ nguồn kinh phí đầu
tư xây dựng cơ bản, tăng cường cơ sở vật chất phục vụ đào tạo nghề cho lao động
nông thôn.
- Phối hợp với các sở, ban, ngành
liên quan kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch đào tạo, đầu tư cơ sở vật
chất phục vụ dạy nghề cho lao động nông thôn ở các cơ sở dạy nghề.
5. Sở Tài chính.
- Phối hợp với Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội, Sở Kế hoạch và Đầu tư lập dự toán ngân sách hàng năm thực
hiện các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn trình UBND tỉnh
phê duyệt.
- Phối hợp với Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội hướng dẫn cơ chế tài chính phục vụ dạy nghề cho lao động
nông thôn theo Đề án; phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các
ngành, cơ quan liên quan kiểm tra, giám sát việc sử dụng các nguồn kinh phí dạy
nghề cho lao động nông thôn.
6. Sở Giáo dục và Đào tạo.
Tăng cường chỉ đạo nội dung giáo dục
hướng nghiệp cho học sinh trong các trường phổ thông cơ sở và phổ thông trung học
để thực hiện có hiệu quả việc phân luồng đào tạo. Chỉ đạo các Trung tâm giáo dục
thường xuyên phối hợp chặt chẽ với cơ sở dạy nghề thực hiện liên kết mở các lớp
học theo mô hình Văn hoá- Nghề.
7. Sở Công Thương.
Chủ trì, phối hợp với các cơ
quan thông tin để cung cấp thông tin thị trường hàng hóa, hỗ trợ việc
tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho lao động nông thôn đến cấp xã;
8. Sở Thông tin và Truyền thông.
Phối hợp với các sở, ban ngành
của tỉnh đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về công tác đào tạo
nghề cho lao động nông thôn.
9. Các sở, ngành liên quan có kế
hoạch chỉ đạo các cơ sở dạy đào tạo nghề thuộc phạm vi quản lý chủ
động tham gia các hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo
theo kế hoạch thực hiện Đề án của tỉnh.
10. Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh:
Chủ trì hướng dẫn trình tự, thủ tục
thực hiện chính sách tín dụng học
nghề đối với lao động nông thôn.
11. Đài phát thanh và Truyền hình
tỉnh, Báo Lạng Sơn: Phối hợp với các cơ quan có liên quan tăng cường hoạt động
thông tin tuyên truyền về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
12. Uỷ ban nhân dân các huyện,
thành phố.
- Xây dựng kế hoạch triển khai Đề
án ở cấp huyện đến năm 2020 trên cơ sở nội dung Đề án của tỉnh.
- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra,
giám sát chặt chẽ thường xuyên việc thực hiện kế hoạch triển khai đề án dạy
nghề cho lao động nông thôn ở địa bàn cấp huyện.
- Thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc
việc tuyên truyền, vận động tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa
bàn.
13. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân
dân các xã, phường, thị trấn.
- Tổ chức rà soát, thống kê các
nhóm đối tượng có đủ điều kiện và nhu cầu tham gia học nghề; phối hợp với Phòng
Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện thực hiện kế hoạch dạy nghề cho lao
động phù hợp với chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở cơ sở; phối hợp, tạo
điều kiện cho các cơ sở dạy nghề tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn và tổ
chức các lớp dạy nghề trên địa bàn.
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị
có liên quan hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chính sách dạy nghề cho các đối
tượng được hưởng chính sách ở cơ sở, bảo đảm chính sách được thực hiện đúng mục
đích, đúng đối tượng.
14. Các tổ chức chính trị - xã hội
của tỉnh.
a) Đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc
các cấp tham gia hoạt động tuyên truyền, vận động để các tổ chức chính trị xã hội
thành viên và đoàn viên, hội viên tích cực, chủ động tham gia các hoạt động
tuyên truyền, giám sát thực hiện Đề án.
b) Đề nghị Hội nông dân tỉnh, chủ
trì tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, vận động nông dân tham gia học nghề;
tư vấn miễn phí về dạy nghề, việc làm; tham gia dạy nghề và giám sát tình hình
thực hiện.
c) Đề nghị Tỉnh đoàn Thanh niên Cộng
sản Hồ Chí Minh tổ chức lồng ghép các hoạt động tuyên truyền, tư vấn về học nghề
và tạo việc làm cho lao động nông thôn vào các nội dung phù hợp của Đề án Hỗ trợ
thanh niên học nghề và tạo việc làm giai đoạn 2008-2015.
d) Đề nghị Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh
tổ chức lồng ghép các hoạt động tuyên truyền, tư vấn về học nghề và tạo việc
làm cho lao động nông thôn và các nội dung khác trong đề án này vào các nội
dung phù hợp của đề án theo Quyết định số 295/QĐ-TTg ngày 26 tháng 02 năm 2010
của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc
làm giai đoạn 2010-2015".
15. Trách nhiệm của các cơ sở dạy
nghề trên địa bàn tỉnh.
Căn cứ nhu cầu đào tạo nghề cho
lao động nông thôn tổ chức xây dựng, bổ sung các chương trình đào tạo đảm bảo
phù hợp với yêu cầu của lao động nông thôn; thường xuyên nắm bắt thông tin thị
trường lao động để có cơ sở bố trí cơ cấu ngành nghề đào tạo phù hợp, tăng cường
hoạt động liên kết với doanh nghiệp để tổ chức đào tạo theo địa chỉ sử dụng lao
động, đảm bảo việc làm cho lao động sau học nghề.
Điều 2. Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trên cơ
sở các văn bản chỉ đạo của các Bộ, ngành Trung ương và của tỉnh hằng năm chủ
trì, phối hợp với các ngành và đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện
Đề án; định kỳ hằng quý, năm báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Lao
động - Thương binh và Xã hội, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nội vụ, Nông nghiệp
và phát triển Nông thôn, Giáo dục và Đào tạo, Thông tin và Truyền thông, Công
Thương; Thủ trưởng các cơ quan liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi
hành kể từ ngày ký./.