ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 336/QĐ-UBND
|
Điện Biên,
ngày 24 tháng 4 năm 2018
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT KẾ
HOẠCH ĐÀO TẠO NGHỀ NÔNG NGHIỆP CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN NĂM 2018 TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH ĐIỆN BIÊN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương
ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009
của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông
thôn đến năm 2020"; Quyết định số 971/QĐ-TTg ngày 01/7/2015 của Thủ tướng
Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009
của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nồn
thôn đến năm 2020";
Căn cứ Quyết định 1600/QĐ - TTg
ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia
xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 775/QĐ-BNN-KTHT ngày
05/3/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt kế
hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn năm 2018;
Căn cứ Quyết định số 1220/QĐ-UBND ngày
09/12/2017 của UBND tỉnh về việc giao chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đảm
bảo quốc phòng an ninh năm 2018, tỉnh Điện Biên ;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở nông nghiệp và
Phát triển nông thôn,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch Đào tạo nghề nông nghiệp cho
lao động nông thôn năm 2018 trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Lao động - Thương binh và Xã hội; Giám đốc Kho bạc nhà nước tỉnh;
Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị
liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Văn Quý
|
KẾ HOẠCH
ĐÀO
TẠO NGHỀ NÔNG NGHIỆP CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN NĂM 2018 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN
BIÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 336 /QĐ-UBND ngày 24 tháng 4 năm 2018 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Điện Biên)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Đào tạo và dạy nghề nông nghiệp
cho cho lao động nông thôn để người lao động có kỹ năng ứng dụng khoa học kỹ
thuật vào trong sản xuất nông nghiệp, kỹ thuật trồng, chế biến, thu hoạch (cạo
mủ) cao su; kỹ thuật trồng và chế biến rong riềng; kỹ thuật trồng và chế biến
dứa; chăn nuôi gia súc, gia cầm…, đáp ứng nhu cầu lao động có nghề nông nghiệp
trong các doanh nghiệp nông nghiệp, thành viên quản lý hợp tác xã nông nghiệp,
lao động thực hiện các đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và chương trình mục
tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
- Tạo việc làm, thu nhập ổn định, đạt mục tiêu tăng tỷ lệ lao động qua
đào tạo, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn và cơ cấu kinh tế, giảm
tỷ lệ hộ nghèo, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới
trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
2. Yêu cầu
- Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các xã, phường, thị trấn, Trung tâm Dạy nghề tổ chức điều tra,
khảo sát người lao đông trong độ tuổi có nhu cầu tham gia học nghề nông nghiệp
hoặc chưa qua đào tạo nghề nông nghiệp để thực hiện công tác tuyển sinh và tổ
chức mở lớp đào tạo nghề nông nghiệp đạt hiệu quả.
- Đào tạo nghề nông nghiệp cho lao
động nông thôn đảm bảo đúng đối tượng, đúng chế độ, chính sách hiện hành của
Nhà nước; nội dung, chương trình đào tạo gắn với yêu cầu thực tiễn, hiệu quả;
Đội ngũ giáo viên tham gia giảng dạy, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề phải
đạt chuẩn theo yêu cầu.
- Liên kết phối hợp đào tạo với các trường Cao đẳng: Kinh tế - Kỹ thuật,
Nghề Điện Biên, các Trung tâm dạy nghề của Hội, Đoàn thể trong tỉnh, các doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh tổ chức tuyển sinh và đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn.
II. CHỈ TIÊU NGHỀ NÔNG NGHIỆP
ĐÀO TẠO, ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH, CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ, NGÀNH NGHỀ ĐÀO TẠO, THỜI GIAN
ĐÀO TẠO, KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Chỉ tiêu đào tạo nghề nông nghiệp năm 2018
Tổng số lao động nông thôn học
nghề nông nghiệp 2018 là: 5.312 người.
Trong đó:
- Đào tạo nghề trong các doanh
nghiệp nông nghiệp: 390 người; Đào tạo thành viên quản lý hợp tác xã nông
nghiệp, lao động thực hiện các đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp: 130 người
(giao sở Nông nghiệp và PTNT thực hiện).
- Đào tạo nghề nông nghiệp cho an
sinh xã hội ở các vùng khó khăn: 4.792 người (giao UBND cấp huyện thực hiện).
Chỉ tiêu tại các huyện, thị xã,
thành phố cụ thể như sau:
TT
|
Các địa
phương
|
Tổng số
|
Chỉ tiêu đào
tạo
(Trình độ sơ cấp và dưới dưới 3 tháng)
|
Đào tạo nghề
trong các doanh nghiệp nông nghiệp
|
Đào tạo thành
viên quản lý HTX nông nghiệp, LĐ thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp
|
Đào tạo nghề
nông nghiệp cho an sinh xã hội ở các vùng khó khăn
|
1
|
CTCP cao su Điện Biên
|
250
|
250
|
|
|
2
|
Thành phố Điện Biên Phủ
|
120
|
|
60
|
60
|
3
|
Thị xã Mường Lay
|
245
|
|
|
245
|
4
|
Huyện Điện Biên
|
837
|
|
|
837
|
5
|
Huyện Tuần Giáo
|
1.030
|
|
|
1.030
|
6
|
Huyện Mường Ảng
|
350
|
|
|
350
|
7
|
Huyện Tủa Chùa
|
475
|
|
|
475
|
8
|
Huyện Mường Chà
|
300
|
|
35
|
265
|
9
|
Huyện Mường Nhé
|
525
|
140
|
35
|
350
|
10
|
Huyện Điện Biên Đông
|
690
|
|
|
690
|
11
|
Huyện Nậm Pồ
|
490
|
|
|
490
|
Tổng cộng
|
5.312
|
390
|
130
|
4.792
|
Ghi chú: Đào tạo nghề trong các doanh nghiệp nông nghiệp (Huyện Mường Chà: 30
chỉ tiêu, TP. Điện Biên Phủ: 20 chỉ tiêu được nằm trong tổng 250 chỉ
tiêu đào tạo của Công ty cổ phần cao su Điện Biên; Huyện Mường Nhé: 140 chỉ
tiêu đào tạo của Công ty cổ phần cao su Mường Nhé).
2. Đối tượng tuyển sinh
- Đối tượng tuyển sinh và tổ chức
đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng thực hiện theo quy định tại
Điều 15, Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 của Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội quy định về đào tạo trình độ sơ cấp; Điều 8, Thông tư số
43/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy
định về đào tạo thường xuyên.
- Đối với lao động nông thôn học
nghề được thụ hưởng chính sách theo quy định tại Quyết định số 971/QĐ-TTg ngày
01/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số
1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án
"Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020"; theo đó, lao động
nông thôn từ đủ 15 đến 60 tuổi (đối với nam), từ đủ 15 đến 55 tuổi (đối với
nữ), có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học, gồm:
+ Người lao động có hộ khẩu thường
trú tại xã;
+ Người lao động
có hộ khẩu thường trú tại phường, thị trấn đang trực tiếp làm nông nghiệp hoặc
thuộc hộ gia đình có đất nông nghiệp bị thu hồi.
Trong các đối tượng nêu trên, ưu
tiên đào tạo nghề cho người lao động thuộc diện hưởng chính sách ưu đãi người
có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu
số, người khuyết tật, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, ngư
dân.
3. Chính sách hỗ trợ
Hỗ trợ cho cơ sở đào tạo và Hỗ trợ
cho người học nghề: Lao động nông thôn học trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3
tháng hưởng chính sách của Đề án 1956, được quy định theo từng nhóm đối tượng
và từng nghề được thực hiện tại khoản 1, 2 Điều 2 Quyết định số 16/2018/QĐ-UBND
ngày 28/3/2018 của UBND tỉnh, Phê duyệt Danh mục nghề đào tạo, mức chi phí đào
tạo, mức hỗ trợ cụ thể đối với từng nhóm đối tượng theo Quyết định số
46/2015/QĐ-TTg ngày 28 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ Quy định chính
sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng trên địa bàn tỉnh
Điện Biên.
4. Ngành nghề đào tạo
- Trình độ sơ cấp và đào tạo dưới
3 tháng: Gồm các nghề đã được Tổng cục Dạy nghề hoặc Sở Lao động - Thương binh
và Xã hội cấp chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp hoặc kiểm tra
đủ điều kiện tổ chức đào tạo dưới 3 tháng.
- Các nghề quy định tại Quyết định
số 16/2018/QĐ-UBND ngày 28/3/2018 của UBND tỉnh, Phê duyệt Danh mục nghề đào
tạo, mức chi phí đào tạo, mức hỗ trợ cụ thể đối với từng nhóm đối tượng theo
Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ
Quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng trên
địa bàn tỉnh Điện Biên. Những nghề chưa có trong danh mục nghề theo quy định
của tỉnh, nhưng phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương, nhiều lao động nông thôn có nhu cầu, có dự báo tốt về việc làm, thu
nhập; UBND các huyện, thị xã, thành phố đề xuất bằng văn bản gửi Sở Nông nghiệp
và PTNT, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, trình UBND tỉnh xem
xét, quyết định.
- Đối với các ngành, nghề nông
nghiệp: Thực hiện theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại
Thông báo số 9611/TB-BNN-VP ngày 17 tháng 11 năm 2017 về kết luận của Thứ
trưởng Trần Thanh Nam tại Hội nghị giao Ban Chỉ đạo đào tạo nghề nông nghiệp
cho lao động nông thôn.
5. Thời gian tuyển sinh đào tạo
Tuyển sinh trình độ sơ cấp và đào
tạo dưới 3 tháng thực hiện liên tục theo nhu cầu của người học. Thời gian đào
tạo theo chương trình đào tạo của từng nghề đã đăng ký hoạt động dạy nghề; đối
với nghề nông nghiệp thuộc lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt tiến độ đào tạo thực
tế có thể bố trí linh động, phù hợp với quy trình sinh trưởng của cây trồng,
vật nuôi; nhưng phải đảm bảo đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo.
6. Kinh phí thực hiện
Tổng kinh phí hỗ trợ đào tạo: 18.268,260
triệu đồng, trong đó:
- Sở Nông nghiệp và PTNT:
1.784,200 triệu đồng.
- UBND các huyện, thi xã, thành
phố: 16.484,060 triệu đồng.
(Có biểu dự toán chi tiết kèm
theo)
- Nguồn kinh phí thực hiện từ
nguồn kinh phí hỗ trợ của Trung ương, nguồn ngân sách của địa phương, các tổ
chức, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh để bố trí kinh phí thực hiện kế hoạch.
- Đối với UBND các huyện, thị xã,
thành phố thì kinh phí để đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn thực
hiện bằng nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và
nguồn vốn chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề đã được giao tại Quyết
định số 1221/QĐ-UBND ngày 10 tháng 12 năm 2017 của UBND tỉnh về việc giao dự
toán thu, chi ngân sách địa phương năm 2018; UBND các huyện, thị xã, thành phố
chủ động cân đối, bố trí lồng ghép với các chương trình, dự án khác và huy động
các nguồn lực hợp pháp khác để đảm bảo kinh phí thực hiện nhiệm vụ, chỉ tiêu kế
hoạch dạy nghề năm 2018.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các ngành thành viên Ban Chỉ
đạo thực hiện Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020"
của tỉnh
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ quy
định tại các Quyết định số 374/QĐ-UBND ngày 08/4/2010, Quyết định số 51/QĐ-UBND
ngày 24/01/2014 và Quyết định số 1039/QĐ-UBND ngày 21/10/2015 của UBND tỉnh để
triển khai thực hiện Kế hoạch này.
2. Sở Nông nghiệp và PTNT
Căn cứ vào kế hoạch đã được phê
duyệt, triển khai xây dựng kế hoạch và các giải pháp cụ thể để thực hiện công
tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn cho phù hợp với điều kiện
thực tế tại tỉnh, đảm bảo đúng nội dung, yêu cầu theo Thông báo số 9611/TB-BNN-VP
ngày 17 tháng 11 năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về kết luận của Thứ trưởng
Trần Thanh Nam tại Hội nghị giao Ban Chỉ đạo đào tạo nghề nông nghiệp cho lao
động nông thôn.
3. UBND các huyện, thị xã,
thành phố
- Căn cứ Quyết định số 1221/QĐ-UBND
ngày 10 tháng 12 năm 2017 của UBND tỉnh về vệc giao dự toán thu, chi ngân sách
địa phương năm 2018, UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm chủ động
xây dựng kế hoạch triển khai đào tạo nghề đảm bảo phù hợp với tình hình phát
triển kinh tế - xã hội của từng địa phương, nhu cầu tuyển dụng lao động, đáp
ứng nguồn cung của của thị trường lao động, trên cơ sở đó triển khai thực hiện
đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch được giao.
- Đào tạo nghề và tạo việc làm cho
người khuyết tật: tổ chức khảo sát nhu cầu học nghề của người khuyết tật, xác
định danh mục nghề, địa bàn đào tạo, cơ sở đào tạo hoặc cơ sở sản xuất, kinh
doanh có đủ điều kiện dạy nghề. Khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất,
kinh doanh tuyển dụng người khuyết tật để dạy nghề và bố trí việc làm phù hợp.
- Thực hiện tốt công tác tuyên
truyền nhằm nâng cao nhận thức của người lao động về chính sách đào tạo nghề;
tập trung ưu tiên tổ chức đào tạo nghề tại các xã lựa chọn điểm xây dựng nông
thôn mới; chú trọng đào tạo cho lao động thuộc các hộ di dân, tái định cư thủy
điện Sơn La và các đối tượng lao động thuộc hộ nghèo, người dân tộc thiểu số,
lao động vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
- Giám sát chặt chẽ công tác đào
tạo nghề nông nghiệp tại địa phương, đặc biệt giám sát việc thực hiện các chế
độ, chính sách đối với người học nghề; chịu trách nhiệm về chất lượng đào tạo
nghề cho lao động nông thôn tại địa phương quản lý.
3. Các cơ sở đào tạo nghề
- Thực hiện tốt công tác chuẩn bị
cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đảm bảo cho công tác dạy nghề. Củng cố
tổ chức bộ máy hoạt động của cơ sở đào tạo nghề, chú trọng nâng cao chất lượng
đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên, giảng viên đáp ứng được yêu cầu và
từng bước được chuẩn hóa.
- Căn cứ kế hoạch dạy nghề năm
2018 và quy mô, ngành nghề đào tạo đã được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động để
chủ động xây dựng kế hoạch, phối hợp chặt chẽ với các phòng, ban, UBND cấp xã
thuộc UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức tuyển sinh đào tạo nghề; đặc
biệt chú trọng chỉ tiêu dạy nghề cho lao động nông thôn, cho người khuyết tật,
lao động thuộc hộ di dân, tái định cư thủy điện Sơn La; tuyên truyền, phổ biến,
thực hiện các chính sách hỗ trợ, ưu đãi và các quyền lợi, nghĩa vụ đối với
người tham gia học nghề.
- Trường Cao đẳng Nghề Điện Biên
ngoài việc tổ chức đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp và đào tạo dưới
3 tháng, tập trung tổ chức thực hiện đào tạo nghề có trình độ và chất lượng
cao, nghề trọng điểm cấp quốc gia đã được đầu tư.
- Phối hợp cùng các đơn vị sử dụng
lao động trong và ngoài tỉnh, Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh để tổ chức đào
tạo và cung ứng lao động sau đào tạo. Liên kết với các đơn vị đào tạo khác để
đào tạo những nghề phù hợp với từng địa phương và đáp ứng được yêu cầu của thị
trường lao động.
Trên đây là Kế hoạch đào tạo nghề
nông nghiệp cho lao động nông thôn năm 2018 trên địa bàn tỉnh Điện Biên; các
ngành thành viên Ban chỉ đạo tỉnh thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động
nông thôn đến năm 2020” của tỉnh, Sở Nông ngiệp và PTNT, UBND các huyện, thị
xã, thành phố và các cơ sở đào tạo tổ chức triển khai thực hiện./.