Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 2993/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bến Tre Người ký: Trần Anh Tuấn
Ngày ban hành: 27/12/2011 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẾN TRE

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2993/QĐ-UBND

Bến Tre, ngày 27 tháng 12 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN TỈNH BẾN TRE ĐẾN NĂM 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẾN TRE

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Biên bản thẩm định số 18/BB-UBND ngày 04 tháng 8 năm 2011 của Hội đồng thẩm định quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Bến Tre đến năm 2020;

Căn cứ Công văn số 1847/VPUBND-TH ngày 30 tháng 11 năm 2011 của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre về việc trích biên bản họp thành viên UBND tỉnh tháng 11 năm 2011 (lần 2), trong đó có thông qua báo cáo quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Bến Tre đến năm 2020;

Xét Tờ trình số 402/TTr-SNN ngày 14 tháng 12 năm 2011 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Bến Tre đến năm 2020,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn (NNNT) tỉnh Bến Tre đến năm 2020 với nội dung chính sau:

1. Mục tiêu:

Mục tiêu chung:

Phát triển NNNT bền vững đặt trong tổng thể kinh tế - xã hội nhằm bảo đảm tăng trưởng kinh tế ở mức cao và ổn định. Tập trung ưu tiên phát triển các sản phẩm NNNT chủ lực: Cơm dừa nạo sấy, lưới xơ dừa, chỉ và mụn dừa, kẹo dừa, thạch dừa, hàng thủ công mỹ nghệ từ cọng - thân - trái dừa, cây giống - hoa cây kiểng,… đặc biệt các cây giống, hoa cây kiểng hàng hóa, các sản phẩm từ dừa của tỉnh Bến Tre.

Phát triển NNNT nhằm mục tiêu nâng cao năng suất và hiệu quả lao động, tận dụng hiệu quả thời gian, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cải thiện đời sống cho người dân khu vực nông thôn.

Mục tiêu cụ thể:

Phấn đấu đạt tốc độ tăng GTSX ngành nghề nông thôn tỉnh Bến Tre giai đoạn 2011-2020 đạt 9,0 - 10,0%/năm. Trong đó:

- Tổng giá trị NNNT năm 2015 đạt: 8.000 tỷ đồng và năm 2020 đạt: 12.500 tỷ đồng.

- Giá trị tăng thêm, theo giá so sánh 1994: Tăng 1.100 tỷ đồng (năm 2015) và tăng 1.800 tỷ đồng (năm 2020); tương đương theo giá hiện hành: Tăng 2.300 tỷ đồng và tăng 3.500 tỷ đồng.

- Tỷ trọng lao động tham gia ngành nghề nông thôn chiếm 10,0 - 12,0% so với tổng số lao động làm việc trong các ngành kinh tế của địa phương.

- Tạo việc làm ổn định cho 105.000 lao động, trong đó tạo việc làm mới cho 22.000-25.000 người.

Phấn đấu thu nhập bình quân 1 lao động ngành nghề nông thôn đạt khoảng 3,0 triệu đồng/tháng vào năm 2015 và 4,0 triệu đồng/tháng vào năm 2020.

2. Phương hướng quy hoạch:

Trong giai đoạn từ năm 2011-2020 định hướng phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Bến Tre được chia thành 3 nhóm:

- Nhóm 1: Các ngành nghề nông thôn khuyến khích phát triển với mức độ cao:

Bao gồm các ngành thuận lợi về thị trường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu, nguồn nguyên liệu tại chỗ với lợi thế cạnh tranh cao, sử dụng nhiều lao động thủ công (lao động nữ và lao động gia đình). Sản phẩm làm ra ít bị cạnh tranh bởi hàng công nghiệp hiện đại, lao động tại chỗ đã tích lũy được khá nhiều kinh nghiệm, có khả năng áp dụng cơ giới hóa và xử lý các nguy cơ gây ô nhiễm môi trường như:

TT

Tên nghề

TT

Tên nghề

TT

Tên nghề

1

Chế biến cơm dừa

9

Sản xuất kẹo dừa (*)

17

Chuốt cọng dừa

2

Gây trồng - KD sinh vật cảnh (*)

10

Đóng rổ nhãn

18

Quay chậu kiểng

3

SX - KD cây giống (*)

11

Sơ chế, lên men hạt ca cao

19

Xây dựng nông thôn

4

Sản xuất chỉ xơ dừa (*)

12

Làm kiềm, kéo (*)

20

Vận tải

5

Se chỉ xơ dừa

13

Đan giỏ cọng dừa (*)

21

Trưng bày, tiêu thụ SP

6

Sản xuất đất sạch từ mụn dừa

14

Đan kết - tết bện từ lục bình

22

Gia công cơ khí

7

Sản xuất TCMN từ dừa (*)

15

Bó chổi cọng dừa

23

Đan ghế dây nhựa

8

Sản xuất các SP từ chỉ xơ dừa

16

Dịch vụ du lịch sinh thái

24

Đan lưới, vá lưới

Ghi chú: (*) Các nghề đã được UBND tỉnh công nhận.

- Nhóm 2: Các ngành nghề nông thôn phát triển với mức độ “vừa phải”:

Bao gồm các nghề có thị trường tiêu thụ ở mức độ khá, nguyên liệu khai thác tại chỗ đủ cân đối cho sản xuất; bảo tồn nghề truyền thống gắn kết hỗ trợ loại hình du lịch sinh thái - làng nghề, các cơ sở có khả năng xử lý khắc phục ô nhiễm môi trường như:

TT

Tên nghề

TT

Tên nghề

TT

Tên nghề

1

Sản xuất bánh tráng (*)

9

Sản xuất bánh, mứt khác

17

Dịch vụ phục vụ DCNT

2

Sản xuất bánh phồng (*)

10

Sản xuất bột

18

Sản xuất than gáo dừa

3

Chế biến cá khô (*)

11

Sản xuất kẹo, mứt từ trái chuối

19

Sấy nhãn

4

Chế biến tôm khô

12

Đan bội kẽm

20

Nuôi ong lấy mật

5

Làm muối (*)

13

Đan đát (rổ, bội, ky,…) (*)

21

Khai thác VL xây dựng

6

Khai thác thủy, hải sản (*)

14

Dệt chiếu (*)

22

Sản xuất nước màu dừa

7

TTCN kết hợp nấu rượu (*)

15

Chạm trổ, điêu khắc

23

Sản xuất thạch dừa

8

Sản xuất bún, hủ tiếu

16

Đúc lu chứa nước, bàn ghế xi măng (*)

 

 

Ghi chú: (*) các nghề đã được UBND tỉnh công nhận.

- Nhóm 3: Các ngành nghề không khuyến khích phát triển mà duy trì hoặc bảo tồn nếu là nghề truyền thống:

Gồm các nghề mà sản phẩm có thị trường tiêu thụ ở mức thấp chủ yếu đáp ứng nhu cầu đời sống hàng ngày cho người dân nông thôn, nguồn nguyên liệu khá chủ động; sản xuất kinh doanh ở mức thu nhập thấp; bảo tồn các giá trị văn hóa của làng nghề; thân thiện và ít gây ảnh hưởng môi trường, bị cạnh tranh mạnh từ các sản phẩm cùng loại, sản xuất bởi công nghiệp hiện đại như:

TT

Tên nghề

TT

Tên nghề

TT

Tên nghề

1

Cưa xẻ gỗ

6

Kết cườm

11

Sản xuất nhang

2

Đóng tàu, xuồng, ghe

7

Sản xuất tương chao

12

Xay xát lúa gạo

3

Mộc gia dụng

8

Chuốt đũa dừa

13

Sản xuất nước mắm

4

May mặc

9

Sản xuất bánh dừa

14

Sản xuất gạch, gốm

5

Thêu ren

10

Chằm lá lợp nhà

 

 

3. Phương án quy hoạch:

Quy hoạch có 2 phương án, trong đó chọn phương án II làm phương án phát triển, với các chỉ tiêu phát triển chủ yếu đến năm 2020 như sau:

Nhóm ngành nghề

Số cơ sở
(cơ sở)

Giá trị sản xuất (theo giá cố định 1994)
(triệu đồng)

Giá trị sản xuất (theo giá dự báo)
(triệu đồng)

Thu nhập bình quân
(theo giá dự báo)

LĐ/tháng
(triệu đồng)

LĐ/ngày
(ngàn đồng)

Tổng số

34.680

6.238.000

12.365.000

3,985

167.790

1. Chế biến - bảo quản nông, lâm, thủy sản

7.408

3.184.429

5.190.745

3,199

137.679

2. Vật liệu XD, may, mây tre đan, cơ khí,…

4.308

318.540

764.934

3,493

146.671

3. Xử lý - chế biến nguyên liệu phục vụ NNNT

5.197

393.627

498.389

3,511

143.001

4. Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ

371

39.228

106.597

3,383

140.941

5. Gây trồng - kinh doanh sinh vật cảnh

6.696

266.970

974.470

5,287

220.306

6. Xây dựng, vận tải nội bộ xã, dịch vụ khác

5.268

1.369.060

2.105.013

5,067

221.085

7. Nghề khác (diêm nghiệp, đánh bắt thủy sản)

5.432

666.146

2.724.853

3,956

164.843

a) Tốc độ tăng trưởng:

Nhóm ngành nghề

Giai đoạn 2011-2020 (%)

Trong đó

Giai đoạn 2011-2015

Giai đoạn 2016-2020

Tổng số

10,08

9,55

10,61

1. Chế biến - bảo quản nông, lâm, thủy sản

9,96

8,94

11,00

2. Vật liệu XD, may, mây tre đan, cơ khí,…

9,59

9,52

9,65

3. Xử lý - chế biến nguyên liệu phục vụ NNNT

11,55

11,77

11,33

4. Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ

9,17

9,07

9,27

5. Gây trồng - kinh doanh sinh vật cảnh

11,41

11,43

11,38

6. Xây dựng, vận tải nội bộ xã, dịch vụ khác

10,46

10,37

10,35

7. Nghề khác (diêm nghiệp, đánh bắt thủy sản)

8,95

9,05

8,86

b) Cơ cấu ngành nghề nông thôn:

Nhóm ngành nghề

Quy hoạch năm 2015

Quy hoạch năm 2020

Lao động
(người)

GTSX
(triệu đồng)

Lao động
(người)

GTSX
(triệu đồng)

A. SỐ LAO ĐỘNG VÀ GIÁ TRỊ SẢN XUẤT

 

 

 

 

Tổng số

89.884

7.823.537

105.228

12.365.000

1. Chế biến - bảo quản nông, lâm, thủy sản

24.114

3.229.184

29.413

5.190.745

2. Vật liệu XD, may, mây tre đan, cơ khí,…

10.044

504.961

12.265

764.934

3. Xử lý - chế biến nguyên liệu phục vụ NNNT

7.287

297.425

8.315

498.389

4. Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ

1.583

67.702

1.802

106.597

5. Gây trồng - kinh doanh sinh vật cảnh

18.573

581.550

21.010

974.470

6. Xây dựng, vận tải nội bộ xã, dịch vụ khác

12.887

1.323.052

14.923

2.105.013

7. Nghề khác (diêm nghiệp, đánh bắt thủy sản)

15.397

1.819.663

17.501

2.724.853

B. CƠ CẤU (%)

 

 

 

 

Tổng số

100

100

100

100

1. Chế biến - bảo quản nông, lâm, thủy sản

26,83

41,28

27,95

41,98

2. Vật liệu XD, may, mây tre đan, cơ khí,…

11,17

6,45

11,66

6,19

3. Xử lý - chế biến nguyên liệu phục vụ NNNT

8,11

3,80

7,90

4,03

4. Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ

1,76

0,87

1,71

0,86

5. Gây trồng - kinh doanh sinh vật cảnh

20,66

7,43

19,97

7,88

6. Xây dựng, vận tải nội bộ xã, dịch vụ khác

14,34

16,91

14,18

17,02

7. Nghề khác (diêm nghiệp, đánh bắt thủy sản)

17,13

23,26

16,63

22,04

4. Kinh phí và phân bổ vốn đầu tư:

a) Các chương trình hỗ trợ cho việc bảo tồn và phát triển làng nghề đến năm 2020:

- Chương trình bảo tồn phát triển làng nghề: 43,875 tỷ đồng.

- Hỗ trợ mặt bằng sản xuất: 5,0 tỷ đồng.

- Đầu tư tín dụng: 42,850 tỷ đồng.

- Xúc tiến thương mại: 2,1 tỷ đồng.

- Khoa học công nghệ: 13,320 tỷ đồng.

- Đào tạo nhân lực: 9,955 tỷ đồng.

- Phát triển vùng nguyên liệu: 2,90 tỷ đồng.

Tổng nguồn vốn ngân sách thực hiện các chương trình và đề án hỗ trợ làng nghề đến năm 2020 là 120 tỷ đồng, trong đó:

- Vốn ngân sách Trung ương: 42,859 tỷ đồng.

- Vốn ngân sách địa phương: 77,141 tỷ đồng.

b) Các dự án ưu tiên nhằm hỗ trợ cho công tác bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống đến năm 2020:

- Xây dựng khu trưng bày các sản phẩm NNNT đặc trưng của tỉnh Bến Tre:

+ Địa điểm: Thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre.

+ Thời gian thực hiện: Năm 2011-2012.

+ Kinh phí: 5 tỷ đồng.

- Hoàn chỉnh CSHT giao thông nông thôn cho làng nghề hoa cây kiểng:

+ Địa điểm: Xã Vĩnh Hòa, Phú Sơn, Vĩnh Hòa, huyện Chợ Lách và huyện Mỏ Cày Bắc.

+ Thời gian thực hiện: Năm 2011-2013.

+ Kinh phí: 3 tỷ đồng.

- Đề án bảo tồn và phát triển vùng nguyên liệu lát:

+ Địa điểm: 2 xã Khánh Thạnh Tân, Nhuận Phú Tân, huyện Mỏ Cày Bắc.

+ Thời gian thực hiện: Năm 2012-2013.

+ Kinh phí: 2 tỷ đồng.

- Hỗ trợ nâng cấp cơ sở hạ tầng cho khu bảo tồn cá nước ngọt Lạc Địa:

+ Địa điểm: Xã Phú Lễ, huyện Ba Tri.

+ Thời gian thực hiện: Năm 2012-2013.

+ Kinh phí: 3 tỷ đồng.

- Hỗ trợ phát triển nghề sản xuất muối Thạnh Phước:

+ Địa điểm: Xã Thạnh Phước, huyện Bình Đại.

+ Thời gian thực hiện: Năm 2012-2013.

+ Kinh phí: 2 tỷ đồng.

- Hỗ trợ phát triển nghề sản xuất muối Bảo Thạnh:

+ Địa điểm: Xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri.

+ Thời gian thực hiện: Năm 2012-2013.

+ Kinh phí: 2 tỷ đồng.

5. Các giải pháp chủ yếu:

Bao gồm 10 giải pháp chủ yếu về: Chính sách, đào tạo nguồn nhân lực, thị trường, mô hình quản lý phát triển ngành nghề nông thôn, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến công, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển ngành nghề nông thôn, khoa học công nghệ, quản lý chất lượng sản phẩm ngành nghề nông thôn, xây dựng vùng nguyên liệu đáp ứng cho yêu cầu phát triển ngành nghề nông thôn, đổi mới tổ chức quản lý sản xuất - kinh doanh ngành nghề nông thôn.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

Giao Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (chủ đầu tư) chủ trì triển khai đề án quy hoạch đến các sở, ngành và địa phương có liên quan; phối hợp với các cơ quan truyền thông để thông tin tuyên truyền cho nhân dân biết để thực hiện đúng quy hoạch.

Trên cơ sở quy hoạch đã được duyệt, theo chức năng, nhiệm vụ được giao các sở, ban ngành, đoàn thể có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố cụ thể hóa các nội dung và đưa vào kế hoạch hàng năm, trung hạn và dài hạn để triển khai thực hiện.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Anh Tuấn

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2993/QĐ-UBND ngày 27/12/2011 phê duyệt quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Bến Tre đến năm 2020

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.566

DMCA.com Protection Status
IP: 3.17.156.200
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!