ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH YÊN BÁI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2794/QĐ-UBND
|
Yên Bái, ngày 08 tháng 12
năm 2021
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH TẠM THỜI VỀ
TIÊU CHÍ, TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG, CƠ CHẾ GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG VÀ QUY CHẾ
KIỂM TRA, NGHIỆM THU SẢN PHẨM, DỊCH VỤ CÔNG LĨNH VỰC GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày
19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27/11/2014;
Căn cứ Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của
Chính phủ về việc Quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của
Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch
vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên;
Căn cứ Thông tư số 25/2014/TT-BTC ngày 17/02/2014 của
Bộ Tài chính quy định phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ;
Càn cứ Thông tư số 12/2017/TT-BLĐTBXH ngày 20/4/2017
của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu,
yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp,
trình độ cao đẳng;
Căn cứ Thông tư số 40/2018/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2018
của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc ban hành Quy định khối lượng kiến
thức tối thiểu và yêu cầu về năng lực người học đạt được sau khi tốt nghiệp
trình độ Trung cấp, trình độ Cao đẳng các nghệ thuật lĩnh vực nghệ thuật, mỹ
thuật và ngôn ngữ;
Căn cứ Thông tư số 41/2018/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2018
của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc ban hành Quy định khối lượng kiến
thức tối thiểu và yêu cầu về năng lực người học đạt được sau khi tốt nghiệp
trình độ Trung cấp, trình độ Cao đẳng các nghề thuật lĩnh vực báo chí, thông
tin, kinh doanh và quản lý;
Căn cứ Thông tư số 45/2018/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2018
của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc ban hành Quy định khối lượng kiến
thức tối thiểu và yêu cầu về năng lực người học đạt được sau khi tốt nghiệp
trình độ Trung cấp, trình độ Cao đẳng các nghề thuật lĩnh vực công nghệ, kiến
trúc, công trình xây dựng, cơ khí, điện, điện tử, truyền thông và hóa hoach;
Căn cứ Thông tư số 46/2018/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2018
của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc ban hành Quy định khối lượng kiến
thức tối thiểu và yêu cầu về năng lực người học đạt được sau khi tốt nghiệp
trình độ Trung cấp, trình độ Cao đẳng các nghề thuật lĩnh vực vật liệu, luyện
kim, sản xuất và công nghệ kỹ thuật khác;
Căn cứ Thông tư số 47/2018/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2018
của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc ban hành Quy định khối lượng kiến
thức tối thiểu và yêu cầu về năng lực người học đạt được sau khi tốt nghiệp
trình độ Trung cấp, trình độ Cao đẳng các nghề thuật lĩnh vực kỹ thuật cơ khí;
Căn cứ Thông tư số 48/2018/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2018
của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc ban hành Quy định khối lượng kiến
thức tối thiểu và yêu cầu về năng lực người học đạt được sau khi tốt nghiệp
trình độ Trung cấp, trình độ Cao đẳng các nghề thuật lĩnh vực kỹ thuật điện, điện
tử và viễn thông;
Căn cứ Thông tư số 50/2018/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2018
của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc ban hành Quy định khối lượng kiến
thức tối thiểu và yêu cầu về năng lực người học đạt được sau khi tốt nghiệp
trình độ Trung cấp, trình độ Cao đẳng các nghề thuật lĩnh vực kỹ thuật mỏ và kỹ
thuật khác;
Căn cứ Thông tư số 51/2018/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2018
của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc ban hành Quy định khối lượng kiến
thức tối thiểu và yêu cầu về năng lực người học đạt được sau khi tốt nghiệp
trình độ Trung cấp, trình độ Cao đẳng các nghệ thuật lĩnh vực sản xuất, chế biến
và xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 52/2018/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2018
của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc ban hành Quy định khối lượng kiến
thức tối thiểu và yêu cầu về năng lực người học đạt được sau khi tốt nghiệp
trình độ Trung cấp, trình độ Cao đẳng các nghề thuật lĩnh vực nông, lâm, thủy sản
và thú y;
Căn cứ Thông tư số 54/2018/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2018
của Bộ Lao động - Thương binh và Xã. hội về việc ban hành Quy định khối lượng
kiến thức tối thiểu và yêu cầu về năng lực người học đạt được sau khi tốt nghiệp
trình độ Trung cấp, trình độ Cao đẳng các nghề thuật lĩnh vực sức khỏe và dịch
vụ xã hội;
Căn cứ Thông tư số 55/2018/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2018
của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc ban hành Quy định khối lượng kiến
thức tối thiểu và yêu cầu về năng lực người học đạt được sau khi tốt nghiệp
trình độ Trung cấp, trình độ Cao đẳng các nghề thuật lĩnh vực du lịch, khách sạn,
thể thao và dịch vụ cá nhân;
Căn cứ Quyết định số 3347/QĐ-UBND ngày 31/12/2019 của
Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt danh mục và phương thức giao nhiệm vụ, đặt
hàng hoặc đấu thầu đối với sản phẩm, dịch vụ công sử dụng kinh phí ngân sách
nhà nước từ nguồn chi thường xuyên của tỉnh Yên Bái; Quyết định số 1612/QĐ-UBND
ngày 30/7/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc sửa đổi, bổ sung một số
điều thay thế phụ lục của Quyết định số 3347/QĐ-UBND ngày 31/12/2019 của Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh;
Căn cứ Công văn số 2670/STC-HCSN ngày 11/11/2021 của
Sở Tài chính về việc tham gia ý kiến Quy định về tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng,
cơ chế giám sát, đánh giá chất lượng và quy chế kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm,
dịch vụ công lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh;
Theo đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
tại Tờ trình số 241/TTr-SLĐTBXH ngày 18/11/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định tạm thời về
tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng, cơ chế giám sát, đánh giá chất lượng và quy chế
kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm, dịch vụ công lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp trên
địa bàn tỉnh Yên Bái.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở:
Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Giám đốc Kho bạc
Nhà nước tỉnh; Hiệu trưởng các trường: Cao đẳng nghề Yên Bái, Cao đẳng Y tế,
Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch, Trung cấp Dân tộc nội trú Nghĩa Lộ, Trung
cấp Lục Yên và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết
định này./.
Nơi nhận:
- Như
Điều 3 QĐ;
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- CVP UBND tỉnh;
- Cổng TTĐT tỉnh;
- Lưu: VT, TC, VX.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Ngô Hạnh Phúc
|
QUY ĐỊNH TẠM THỜI
TIÊU CHÍ, TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG,
CƠ CHẾ GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG VÀ QUY CHẾ KIỂM TRA, NGHIỆM THU SẢN PHẨM,
DỊCH VỤ CÔNG LĨNH VỰC GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2794/QĐ-UBND ngày 08/12/2021 của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh Yên Bái)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi áp dụng
1. Quy định này quy định về tiêu chí, tiêu chuẩn chất
lượng, cơ chế giám sát, đánh giá chất lượng và quy chế kiểm tra, nghiệm thu sản
phẩm, dịch vụ công lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước của
các cơ quan, đơn vị được đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ đào tạo trình độ
trung cấp, cao đẳng đối với các danh mục ngành nghề đào tạo cấp IV theo quy định
tại Thông tư số 04/2017/TT-BLĐTBXH ngày 02/3/2017; danh mục ngành, nghề đào tạo
nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định tại Thông tư số 36/2017/TT-BLĐTBXH
ngày 29/12/2017; danh mục ngành, nghề đào tạo khó tuyển dụng nhưng xã hội có
nhu cầu, các ngành nghề chuyên môn đặc thù đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế -
xã hội, quốc phòng, an ninh theo quy định tại Thông tư số 37/2017/TT-BLĐTBXH
ngày 29/12/2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Quy định này áp dụng đối với phương thức đấu thầu,
đặt hàng, giao nhiệm vụ trên địa bàn tỉnh.
3. Các nội dung khác liên quan đến việc đặt hàng các
dịch vụ công lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp không điều chỉnh tại quy định này thực
hiện theo quy định cua pháp luật hiện hành.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Cơ quan quản lý nhà nước trong việc hướng dẫn,
theo dõi, kiểm tra, giám sát hoạt động giáo dục nghề nghiệp của các cơ sở giáo
dục nghề nghiệp sử dụng kinh phí từ ngân sách Nhà nước.
2. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (trường trung cấp,
cao đẳng) thực hiện nhiệm vụ đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ dịch vụ công
lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp trình độ trung cấp, cao đẳng.
3. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan đến thực
hiện nhiệm vụ đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ dịch vụ công lĩnh vực giáo dục
nghề nghiệp.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
1. Chất lượng dịch vụ sự nghiệp công thuộc lĩnh vực
giáo dục nghề nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước là kết quả thực hiện các dịch vụ
được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hướng dẫn thi hành,
kết hợp với mức độ hài lòng của người sử dụng dịch vụ.
2. Tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ sự nghiệp
công thuộc lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước tại quy định
này đảm bảo tuân thủ các quy định của Nhà nước và đáp ứng theo yêu cầu của cơ
quan quản lý thực hiện nhiệm vụ nhưng không trái quy định của pháp luật.
3. Tiêu chuẩn, chất lượng dịch vụ sự nghiệp công thuộc
lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước là kết quả đánh giá
các tiêu chí cần đạt được khi thực hiện các dịch vụ sự nghiệp công đó bằng
phương thức đánh giá “Đạt” hoặc “Không đạt”.
4. Khối lượng kiến thức tối thiểu đối với từng trình
độ đào tạo của giáo dục nghề nghiệp là số lượng môn học, modul hoặc tín chỉ được
quy định trong chương trình đào tạo mà người học phải đạt được khi hoàn thành
chương trình đào tạo tùy theo từng ngành, nghề và từng trình độ đào tạo của
giáo dục nghề nghiệp.
5. Năng lực của người học đạt được sau khi tốt nghiệp
là những kiến thức, kỹ năng, thái độ, trách nhiệm nghề nghiệp và khả năng làm
việc của cá nhân trên cơ sở áp dụng các kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm trong
giải quyết công việc tương ứng với trình độ và ngành, nghề đào tạo.
Điều 4. Quản lý nhà nước đối với đặt hàng dịch vụ
công lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp trình độ trung cấp, cao đẳng sử dụng ngân
sách Nhà nước
1. Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái thống nhất quản lý hoạt
động đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ dịch vụ công lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
của các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách Nhà nước thuộc tỉnh Yên Bái quản lý.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan
chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm tham mưu, giúp Ủy ban nhân
dân tỉnh thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu, đặt hàng,
giao nhiệm vụ dịch vụ công lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp theo quy định này và
các quy định pháp luật có liên quan.
Chương II
QUY ĐỊNH VỀ TIÊU CHÍ, TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG,
CƠ CHẾ GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG
Điều 5. Tiêu chí về khối lượng kiến thức tối thiểu mà
người học cần đạt được
1. Trình độ trung cấp:
a) Khối lượng kiến thức đối với trình độ trung cấp tối
thiểu là 35 tín chỉ đối với người học có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông và
tương đương; 50 tín chỉ đối với người học có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở và
tương đương và có thời gian học tập từ 1 đến 2 năm học tùy theo ngành, nghề đào
tạo.
b) Khối lượng kiến thức lý thuyết và kỹ năng thực
hành tùy theo ngành, nghề đào tạo nhưng phải đảm bảo tỷ lệ: Lý thuyết chiếm từ
25% - 45%; thực hành từ 55% - 75%.
2. Trình độ cao đẳng:
a) Khối lượng kiến thức tối thiểu đối với trình độ
cao đẳng là 60 tín chỉ và có thời gian học tập từ 2 đến 3 năm học tùy theo
ngành, nghề đào tạo.
b) Khối lượng kiến thức lý thuyết và kỹ năng thực
hành tùy theo ngành, nghề đào tạo nhưng phải đảm bảo tỷ lệ: Lý thuyết chiếm từ
30% - 50%; thực hành từ 50%-70%.
3. Khối lượng kiến thức tối thiểu của từng nghề đào tạo
theo quy định tại điều 6 của Quy định này.
Điều 6. Tiêu chí về năng lực mà người học cần đạt được
sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng
1. Đào tạo trình độ trung cấp yêu cầu người học sau
khi tốt nghiệp phải có năng lực thực hiện được một số công việc có tính phức tạp
của ngành hoặc nghề; có khả năng ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc, có
khả năng làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, cụ thể:
a) Kiến thức:
- Trình bày được kiến thức cơ bản của ngành, nghề đào
tạo;
- Kiến thức cơ bản về chính trị, văn hoá, xã hội và
pháp luật đáp ứng yêu cầu công việc nghề nghiệp và hoạt động xã hội thuộc lĩnh
vực chuyên môn;
- Kiến thức về công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu
công việc.
b) Kỹ năng:
- Kỹ năng nhận thức, kỹ năng nghề nghiệp thực hiện
nhiệm vụ, giải quyết vấn đề bằng việc lựa chọn và áp dụng các phương pháp cơ bản,
công cụ, tài liệu và thông tin;
- Kỹ năng sử dụng các thuật ngữ chuyên môn của ngành,
nghề đào tạo trong giao tiếp hiệu quả tại nơi làm việc; phản biện và sử dụng
các giải pháp thay thế; đánh giá chất lượng công việc và kết quả thực hiện của
các thành viên trong nhóm;
- Có năng lực ngoại ngữ cơ bản theo chương trình đào
tạo.
c) Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
- Làm việc độc lập trong điều kiện làm việc thay đổi,
chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm một phần đối với nhóm;
- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện công
việc đã định sẵn;
- Đánh giá hoạt động của nhóm và kết quả thực hiện.
2. Đào tạo trình độ cao đẳng yêu cầu người học có
năng lực thực hiện được công việc của trình độ trung cấp và giải quyết được các
công việc có tính phức tạp của ngành nghề đào tạo; có khả năng sáng tạo, ứng dụng
kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào công việc, hướng dẫn và giám sát được người
khác trong nhóm thực hiện công việc, cụ thể:
a) Kiến thức:
- Trình bày, phân tích được những kiến thức cơ bản của
ngành nghề đào tạo;
- Kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội và
pháp luật đáp ứng yêu cầu công việc nghề nghiệp và hoạt động xã hội thuộc lĩnh
vực chuyên môn;
- Kiến thức về công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu
công việc;
- Kiến thức thực tế về quản lý, nguyên tắc và phương
pháp lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát, đánh giá các quá trình thực
hiện trong phạm vi của ngành, nghề đào tạo.
b) Kỹ năng:
- Kỹ năng nhận thức và tư duy sáng tạo để xác định,
phân tích và đánh giá thông tin trong phạm vi rộng;
- Kỹ năng thực hành nghề nghiệp giải quyết phần lớn
các công việc phức tạp trong phạm vi của ngành, nghề đào tạo;
- Kỹ năng truyền đạt hiệu quả các thông tin, ý tưởng,
giải pháp tới người khác tại nơi làm việc;
- Có năng lực ngoại ngữ cơ bản theo chương trình đào
tạo.
c) Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
- Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết
công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;
- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm
vụ xác định; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;
- Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và
kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm.
Điều 7. Tiêu chuẩn về khối lượng kiến thức tối thiểu
và yêu cầu về năng lực của người học đối với từng ngành, nghề đào tạo
Người học phải đạt được khối lượng kiến thức tối thiểu
và yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ
trung cấp, trình độ cao đẳng tại các phụ lục kèm theo Quy định này, cụ thể:
- Phụ lục 1a: Nghề Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa
không khí - Trình độ đào tạo: Cao đẳng;
- Phụ lục 1b: Nghề Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa
không khí - Trình độ đào tạo: Trung cấp;
- Phụ lục 2a: Nghề Điện tử công nghiệp - Trình độ:
Cao đẳng;
- Phụ lục 2b: Nghề Điện tử công nghiệp - Trình độ:
Trung cấp;
- Phụ lục 3a: Nghề Công nghệ thông tin (Ứng dụng phần
mềm) - Trình độ: Cao đẳng;
- Phụ lục 3b: Nghề Công nghệ thông tin (Ứng dụng phần
mềm) - Trình độ: Trung cấp;
- Phụ lục 4a: Nghề Công nghệ ô tô - Trình độ: Cao đẳng;
- Phụ lục 4b: Nghề Công nghệ ô tô - Trình độ: Trung cấp;
- Phụ lục 5a: Nghề Kế toán doanh nghiệp - Trình độ:
Cao đẳng;
- Phụ lục 5b: Nghề Kế toán doanh nghiệp - Trình độ:
Trung cấp;
- Phụ lục 6a: Nghề Quản lý kinh doanh nông nghiệp -
Trình độ: Cao đẳng;
- Phụ lục 6b: Nghề Quản lý kinh doanh nông nghiệp -
Trình độ: Trung cấp;
- Phụ lục 7a: Nghề Công tác xã hội - Trình độ: Cao đẳng;
- Phụ lục 7b: Nghề Công tác xã hội - Trình độ: Trung
cấp;
- Phụ lục 8a: Nghề Điện công nghiệp - Trình độ: Cao đẳng;
- Phụ lục 8b: Nghề Điện công nghiệp - Trình độ: Trung
cấp;
- Phụ lục 9: Nghề cắt gọt kim loại - Trình độ: Trung
cấp;
- Phụ lục 10a: Nghề Hàn - Trình độ: Cao đẳng;
- Phụ lục 10b: Nghề Hàn - Trình độ: Trung cấp;
- Phụ lục 11: Nghề Vận hành máy thi công nền - Trình
độ: Trung cấp;
- Phụ lục 12: Nghề May thời trang - Trình độ: Trung cấp;
- Phụ lục 13: Nghề Kỹ thuật xây dựng - Trình độ:
Trung cấp;
- Phụ lục 14: Nghề Điều dưỡng - Trình độ: Cao đẳng;
- Phụ lục 15a: Nghề Hướng dẫn du lịch - Trình độ: Cao
đẳng;
- Phụ lục 15b: Nghề Hướng dẫn du lịch - Trình độ:
Trung cấp;
- Phụ lục 16: Nghề Kỹ thuật chế biến món ăn - Trình độ:
Trung cấp;
- Phụ lục 17a: Nghề Biểu diễn nhạc cụ truyền thống -
Trình độ: Cao đẳng;
- Phụ lục 17b: Nghề Biểu diễn nhạc cụ truyền thống -
Trình độ: Trung cấp;
- Phụ lục 18a: Nghề Biểu diễn nhạc cụ Phương Tây -
Trình độ: Cao đẳng;
- Phụ lục 18b: Nghề Biểu diễn nhạc cụ Phương Tây -
Trình độ: Trung cấp;
- Phụ lục 19a: Nghề Thanh nhạc - Trình độ: Cao đẳng;
- Phụ lục 19b: Nghề Thanh nhạc - Trình độ: Trung cấp;
- Phụ lục 20a: Nghề Gia công thiết kế sản phẩm mộc -
Trình độ: Cao đẳng;
- Phụ lục 20b: Nghề Gia công và thiết kế sản phẩm mộc
- Trình độ: Trung cấp;
- Phụ lục 21: Nghề Thiết kế đồ họa - Trình độ: Trung
cấp;
- Phụ lục 22: Nghề Thú y - Trình độ: Trung cấp.
Điều 8. Cơ chế giám sát, đánh giá chất lượng sản phẩm
đặt hàng
1. Cơ chế giám sát
a) Các cơ quan đặt hàng có trách nhiệm giám sát, đánh
giá chất lượng các ngành, nghề đào tạo đảm bảo các ngành, nghề đào tạo đặt hàng
thực hiện theo đúng các tiêu chí, tiêu chuẩn quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều
7 Quy định này, Quyết định đặt hàng của cơ quan thực hiện nhiệm vụ đặt hàng và
các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
b) Khi phát hiện sai sót trong quan trình thực hiện,
cơ quan đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ có trách nhiệm yêu cầu cơ quan thực
hiện nhiệm vụ đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ khắc phục, xử lý các sai sót,
các vấn đề phát sinh nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo.
2. Đánh giá chất lượng các sản phẩm đấu thầu, đặt
hàng, giao nhiệm vụ
Cơ quan đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ đánh giá chất
lượng sản phẩm đặt hàng dịch vụ công lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp toàn khóa đảm
bảo đầy đủ các tiêu chí về khối lượng kiến thức, và năng lực tối thiểu để làm
cơ sở nghiệm thu và quyết toán kinh phí đặt hàng cho đơn vị cung cấp sản phẩm dịch
vụ công toàn bộ khóa học của học sinh, sinh viên, gồm:
a) Người học phải đạt các tiêu chí theo quy định tại
Điều 5, Điều 6 Quy định này; đối với từng ngành nghề đào tạo phải đạt các tiêu
chuẩn về khối lượng kiến thức tối thiểu và yêu cầu về năng lực tại các phụ lục
tương ứng theo Điều 7 của Quy định này thì được đánh giá là đạt. Trong trường hợp
người học không đạt một trong các tiêu chí tại Điều 5, Điều 6, Điều 7 Quy định
này thì đánh giá là không đạt.
b) Sau khi kết thúc khóa học, học sinh, sinh viên đủ
điều kiện thi và đỗ tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.
c) Trong khoảng thời gian 06 tháng sau khi tốt nghiệp,
đảm bảo ít nhất 80% học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp có việc làm đúng với
chuyên ngành đào tạo hoặc học tiếp lên trình độ cao hơn cùng chuyên ngành.
Chương III
QUY TRÌNH THỰC HIỆN ĐẶT HÀNG
Điều 9. Quy trình đặt hàng của các cơ quan đơn vị
Hàng năm, trên cơ sở dự toán thu, chi ngân sách nhà
nước được cấp có thẩm quyền giao; căn cứ số lượng, khối lượng, nhiệm vụ dịch vụ
công, chế độ chi tiêu tài chính hiện hành, đơn giá, giá dịch vụ sự nghiệp công
sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền quyết định. Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội quyết định giao nhiệm vụ, đặt hàng cung cấp sản phẩm dịch
vụ công cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trực thuộc và các cơ sở
giáo dục nghề nghiệp công lập được ủy quyền.
Chương IV
QUY ĐỊNH VỀ NGHIỆM THU, THANH TOÁN ĐẶT HÀNG SẢN
PHẨM DỊCH VỤ CÔNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG, TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP
Điều 10. Phương thức nghiệm thu, bàn giao sản phẩm
1. Phương thức nghiệm thu sau mỗi học kỳ
Sau mỗi học kỳ, các trường cao đẳng, trung cấp tiến
hành thống kê, bàn giao kết quả đào tạo của học kỳ trước đó theo danh mục các
nghề và danh sách học sinh, sinh viên đặt hàng của Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội tỉnh Yên Bái để thực hiện nghiệm thu sản phẩm. Chậm nhất trong 30 ngày
sau khi kết thúc học kỳ, hai đơn vị phải hoàn thành nghiệm thu kết quả đào tạo
đê làm căn cứ thanh, quyết toán kinh phí đặt hàng theo quy định.
- Bàn giao kết quả đào tạo: Tài liệu bàn giao bao gồm:
+ Bảng kết quả học tập, rèn luyện của học sinh, sinh
viên theo kỳ;
+ Bảng điểm danh học sinh, sinh viên tham gia học tập
theo tháng;
+ Bảng kết quả học tập các môn học/modun và kết quả
rèn luyện của học sinh, sinh viên;
+ Danh sách học sinh, sinh viên học lại, thi lại;
+ Biên bản bàn giao hồ sơ;
+ Biên bản nghiệm thu bàn giao sản phẩm;
+ Biên bản nghiệm thu đặt hàng;
+ Quyết định xóa tên (buộc thôi học) học sinh, sinh
viên (nếu có).
2. Phương thức nghiệm thu, bàn giao sản phẩm sau khi
kết thúc khóa đào tạo
Sau khi kết thúc khóa học, các trường cao đẳng, trung
cấp tiến hành bàn giao kết quả đào tạo toàn khóa của học sinh, sinh viên các
nghề do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đặt hàng để phục vụ công tác nghiệm
thu sản phẩm. Chậm nhất 30 ngày sau khi học sinh, sinh viên hoàn thành thi tốt
nghiệp, hai đơn vị phải hoàn thành nghiệm thu kết quả đào tạo toàn khóa. Hồ sơ
nghiệm thu gồm:
- Biên bản nghiệm thu bàn giao sản phẩm;
- Kết quả tốt nghiệp của học sinh, sinh viên (kèm
theo danh sách);
- Danh sách học sinh, sinh viên có việc làm hoặc đăng
ký học tiếp lên chương trình đào tạo cao hơn sau khi tốt nghiệp (nếu có);
Điều 11. Phương thức thanh toán, quyết toán
1. Các trường cao đẳng, trung cấp sau khi được Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội nghiệm thu và chốt khối lượng (số học sinh, sinh
viên tham gia đào tạo) hàng tháng đặt hàng, làm thủ tục thanh quyết toán kinh
phí theo quy định hiện hành.
2. Trường hợp số lượng học sinh, sinh viên nghiệm thu
hàng tháng thực hiện ít hơn số lượng đặt hàng ban đầu thì giá trị nghiệm thu,
thanh toán là phần nghiệm thu thực tế số học sinh, sinh viên tham gia đào tạo.
3. Đối với số học sinh, sinh viên nghỉ học giữa chừng
được thanh toán kinh phí đào tạo đến thời điểm học sinh, sinh viên nghỉ học
theo quyết định xóa tên của nhà trường. Chi phí sau khi học sinh, sinh viên nghỉ
học được cắt giảm các nội dung chi liên quan đến cá nhân học sinh, sinh viên
(bao gồm cả chi phí vật tư thực hành, thực tập); các chi phí chung không thay đổi.
4. Hình thức thanh toán: Theo quy định.
Chương V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 12. Trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội
1. Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và
Đầu tư, các trường trung cấp, cao đẳng tổng hợp kế hoạch tuyển sinh, đào tạo,
kinh phí đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp
hàng năm trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành.
2. Quyết định đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ
đào tạo nghề trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng đối với các trường: Cao đẳng
nghê Yên Bái, Cao đẳng Y tế, Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật và Du lịch và các trường
trung cấp trực thuộc.
3. Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính tham mưu xây dựng
định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá đặt hàng dịch vụ giáo dục nghề nghiệp đối với
các nghề trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban
hành.
4. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành tiêu
chuẩn về khối lượng kiến thức tối thiểu và yêu cầu về năng lực của người học đối
với các ngành, nghề đào tạo do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành, được
Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá dịch vụ đào
tạo (ngoài các nghề đã được ban hành tại Quy định này).
5. Theo dõi, đánh giá về tình hình việc làm của học
sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp trong vòng 6 tháng do các cơ sở giáo dục nghề
nghiệp tham gia đặt hàng báo cáo làm căn cứ để đánh giá chất lượng và hiệu quả
đào tạo.
6. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên
quan tổ chức thanh tra, kiểm tra, theo dõi và giám sát, đánh giá chất lượng thực
hiện nhiệm vụ đặt hàng với các nghề trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng của
các trường cao đẳng, trung cấp trên địa bàn tỉnh.
7. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh, bổ
sung, sửa đổi định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá, các nội dung đặt hàng với
các nghề trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho phù hợp với thực tiễn và
theo quy định của pháp luật.
8. Định kỳ hàng năm (trước ngày 20/12) báo cáo
Ủy ban nhân dân tỉnh (đồng thời gửi Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư) kết quả
thực hiện nhiệm vụ đặt hàng dịch vụ công lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp và thực
hiện các báo cáo đột xuất theo quy định.
Điều 13. Trách nhiệm của Sở Tài chính
1. Căn cứ khả năng ngân sách của tỉnh, Sở Tài chính
thẩm định dự toán kinh phí đặt hàng các ngành nghề đào tạo trình độ cao đẳng,
trung cấp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định
2. Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá
đặt hàng dịch vụ công lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp đối với các nghề trình độ
trung cấp, trình độ cao đẳng, trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành.
3. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức
thanh tra, kiểm tra, theo dõi và giám sát, đánh giá chất lượng thực hiện nhiệm
vụ đặt hàng với các nghề trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng của các trường
cao đẳng, trung cấp trên địa bàn tỉnh.
Điều 14. Trách nhiệm của Sở Kế hoạch và Đầu tư
Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Lao động - Thương binh
và Xã hội tổng hợp, cân đối, lồng ghép, huy động nguồn lực ngân sách thực hiện
đặt hàng dịch vụ giáo dục nghề nghiệp đối với các nghề trình độ trung cấp,
trình độ cao đẳng, trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành.
Điều 15. Trách nhiệm của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
(trường trung cấp, cao đẳng) thực hiện nhiệm vụ đặt hàng
1. Xây dựng kế hoạch tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh
hàng năm các nghề đã được đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp; xây dựng dự
toán kinh phí, gửi hồ sơ đặt hàng về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đối với
các nghề đã được Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật và
đơn giá.
2. Xây dựng kế hoạch, tổ chức đào tạo đảm đạt yêu cầu
về chuẩn đầu ra, đảm bảo khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà
người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, cao đẳng theo quy định
của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Quy định ban hành kèm theo Quyết định
này.
3. Tổ chức cung ứng các dịch vụ đảm bảo đúng quy
trình và chất lượng theo tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền
ban hành. Chịu trách nhiệm trước pháp luật, cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan
được giao kinh phí thực hiện nhiệm vụ về nội dung, chất lượng các sản phẩm, dịch
vụ sự nghiệp công do đơn vị thực hiện cung ứng.
4. Gắn kết hoạt động đào tạo nghề trình độ cao đẳng,
trung cấp với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh; phối hợp với các đơn
vị liên quan tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động sau khi học
nghề, đào tạo nghề theo nhu cầu, địa chỉ sử dụng của doanh nghiệp nhằm nâng cao
hiệu quả đào tạo, tạo việc làm cho học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp khóa
đào tạo. Báo cáo khảo sát tình hình việc làm của học sinh, sinh viên sau đào tạo,
kết quả tạo việc làm cho học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp trong vòng 6
tháng.
4. Xây dựng và lưu giữ toàn bộ hồ sơ đào tạo nghề
trình độ cao đẳng, trung cấp.
5. Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
tiến hành rà soát, chốt số học sinh, sinh viên tham gia đào tạo hàng tháng, mỗi
học kỳ và kết thúc chương trình đào tạo của mỗi khóa đào tạo, tổ chức nghiệm
thu và bàn giao kết quả đào tạo.
6. Sản phẩm dịch vụ giáo dục nghề nghiệp đảm bảo theo
quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp và các văn bản hướng dẫn có liên quan.
Chịu trách nhiệm trước pháp luật, cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan được giao
nhiệm vụ đặt hàng về chất lượng, kết quả đào tạo, hiệu quả đào tạo.
7. Chịu trách nhiệm quyết toán kinh phí cung ứng dịch
vụ theo đúng quy định, thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.
8. Định kỳ hàng năm (trước ngày 15/12), báo cáo Ủy
ban nhân dân tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) kết quả thực hiện
nhiệm vụ đặt hàng dịch vụ công lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp sử dụng ngân sách
nhà nước và các báo cáo đột xuất theo quy định./.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH
KÈM THEO VĂN BẢN
|