UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HOÁ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
2539/2010/QĐ-UBND
|
Thanh Hoá, ngày
23 tháng 7 năm 2010
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN
HÀNH QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC, NHIỆM VỤ VÀ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI KHUYẾN NÔNG VIÊN THÔN,
BẢN THUỘC 7 HUYỆN NGHÈO CỦA TỈNH THANH HOÁ THEO NGHỊ QUYẾT 30A/2008/NQ-CP CỦA
CHÍNH PHỦ.
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HOÁ
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày
26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 02/2010/NĐ-CP , ngày
08/01/2010 của Chính phủ về Khuyến nông;
Căn cứ Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008
của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61
huyện nghèo;
Căn cứ Thông tư số 86/2009/TT-BNNPTNT ngày
30/12/2009 của Bộ Nông nghiêp và PTNT về hướng dẫn xây dựng Đề án khuyến nông,
khuyến ngư thuộc chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61
huyện nghèo;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT
tại Tờ trình số 74/ TTr- SNN&PTNT ngày 28/6/2010, Giám đốc Sở Tư pháp tại
Văn bản thẩm định số: 453/STP-XDVB ngµy 30/6/2010,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định về tổ chức, nhiệm
vụ và chính sách đối với khuyến nông viên thôn, bản thuộc 7 huyện nghèo của tỉnh
Thanh Hoá theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Các ông Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông
nghiệp và PTNT, Nội vụ, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Chủ tịch UBND 7 huyện:
Như Xuân, Thường Xuân, Mường Lát, Quan Hoá, Quan Sơn, Bá Thước, Lang Chánh; Thủ
trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành
Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3 QĐ (để thực hiện);
- Các bộ, ngành TW (báo cáo);
- Thường trực Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh (để b/cáo);
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Lưu: VT, MN.M20b.
QD 3642
|
TM. UỶ BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Mai Văn Ninh
|
QUY ĐỊNH
VỀ
TỔ CHỨC, NHIỆM VỤ VÀ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI KHUYẾN NÔNG VIÊN THÔN, BẢN THUỘC 7 HUYỆN
NGHÈO CỦA TỈNH THANH HOÁ THEO NGHỊ QUYẾT 30A/2008/NQ-CP CỦA CHÍNH PHỦ.
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2539/2010/QĐ-UBND ngày 23 /7/2010 của UBND
tỉnh)
Điều 1. Quy định tổ chức khuyến
nông viên thôn, bản thuộc 7 huyện nghèo:
1. Khuyến nông viên thôn, bản (KNV thôn, bản) được
bố trí ở tất cả các thôn, bản của 7 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP
của Chính phủ gồm: Như Xuân, Thường Xuân, Mường Lát, Quan Hoá, Quan Sơn, Bá Thước,
Lang Chánh.
2. Mỗi thôn, bản được bố trí 01 khuyến nông viên
(có số lượng 967 thôn, bản thuộc 109 xã được bố trí khuyến nông viên kèm theo).
KNV thôn, bản (không thuộc biên chế nhà nước) chịu
sự quản lý điều hành trực tiếp của Chủ tịch UBND xã và chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn
về chuyên môn, nghiệp vụ của Trạm Khuyến nông huyện.
Điều 2. Đối tượng, tiêu chuẩn
và điều kiện tuyển chọn KNV thôn, bản.
1. Là người có hộ khẩu thường trú trên địa bàn xã cần
bố trí KNV thôn, bản; có trình độ từ trung cấp trở lên, thuộc các chuyên ngành:
lâm nghiệp, nông nghiệp (Trồng trọt, Chăn nuôi - Thú y, Thú y, Bảo vệ thực vật,
Phát triển nông thôn, Kinh tế nông nghiệp, Nông học), Thuỷ lợi, Thuỷ sản, Địa
chính.
2. Có phẩm chất đạo đức, có tinh thần trách nhiệm,
nhiệt tình công tác, có khả năng và phương pháp truyền đạt, hướng dẫn cho người
dân.
3. Có đủ sức khoẻ để đảm nhận công việc được giao
và tình nguyện làm KNV thôn, bản ít nhất là 05 năm; có tuổi đời từ 20 - 50 tuổi
đối với nam và từ 20 - 45 tuổi đối với nữ.
Điều 3. Phương thức tuyển chọn
khuyến nông viên thôn, bản:
1. Tuyển và bố trí ngay làm KNV thôn, bản cho số
người đã có đủ điều kiện tuyển chọn như Điều 2 Quy định này. Hàng năm tiếp nhận
số học sinh của 7 huyện nghèo đã tốt nghiệp các trường chuyên nghiệp, có chuyên
ngành phù hợp, đảm bảo các điều kiện như quy định để bố trí làm KNV các thôn, bản
còn thiếu.
2. Đối với số thôn, bản chưa có khuyến nông viên:
Các xã lập danh sách số người đã tốt nghiệp THPT, THCS trên địa bàn xã, có nguyện
vọng làm KNV thôn, bản; báo cáo Chủ tịch UBND huyện tổng hợp, quyết định cho đi
học tại Trường trung cấp Nông Lâm từ năm học 2010 – 2011 theo hình thức cử tuyển.
Số lượng cử tuyển của từng xã được tính trên số thôn, bản chưa được bố trí KNV
và tính tăng thêm 30% dự phòng.
3. Giao Trường trung cấp Nông Lâm đào tạo cử tuyển
500 người để tạo nguồn tuyển số KNV thôn, bản còn thiếu và để bổ sung số KNV
thôn, bản thay đổi công việc.
Điều 4. Thẩm quyền và trình tự,
thủ tục tuyển chọn KNV thôn, bản.
1. Chủ tịch UBND huyện chỉ đạo Phòng Nội vụ và Trạm
Khuyến nông phối hợp hướng dẫn UBND các xã thành lập Hội đồng để tuyển chọn; việc
tuyển chọn phải đảm bảo công khai, công bằng và đúng qui định.
2. Chủ tịch UBND các xã lập danh sách tuyển chọn
báo cáo Chủ tịch UBND huyện quyết định phê duyệt; sau đó giao Chủ tịch UBND xã
ký hợp đồng với KNV thôn bản.
Điều 5. Nhiệm vụ của khuyến
nông viên thôn, bản:
1. Thường xuyên bám sát địa bàn, phát hiện, xử lý
và báo cáo kịp thời với KNV xã, UBND xã các sự việc đột xuất, bất thường xảy ra
trong sản xuất như: dịch hại, sâu bệnh, cháy rừng,…
2. Trực tiếp bồi dưỡng, tập huấn, hướng dẫn truyền
nghề cho nông dân về kỹ năng sản xuất; chuyển giao và hướng dẫn tiến bộ kỹ thuật
cho người sản xuất trong các lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản; tổ chức cho người sản
xuất được tham gia các hội thảo, tham quan, học tập kinh nghiệm các mô hình, điển
hình tiên tiến;
3. Dựa vào các gia đình sản xuất giỏi trong th«n,
b¶n để xây dựng các mô hình trình diễn về tiến bộ khoa học kỹ thuật và mô hình
sản xuất kinh doanh có hiệu quả; tổ chức tổng kết các mô hình, chuyển giao và vận
động nông dân áp dụng mô hình có hiệu quả ra sản xuất đại trà; tiếp thu và phản
ánh lên cấp có thẩm quyền nguyện vọng của nông dân về khoa học kỹ thuật, cơ chế
chính sách trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn;
4. Tham gia với UBND xã trong việc xây dựng kế hoạch
sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản; triển khai các chương trình, dự án khuyến
nông, khuyến ngư đến thôn, bản.
Điều 6. Chính sách đối với KNV
thôn, bản và thời gian áp dụng.
1. Khuyến nông viên thôn, bản được hưởng phụ cấp
hàng tháng bằng mức phụ cấp cho cán bộ khuyến nông viên quy định tại Quyết định
số 619/2010/QĐ-UBND ngày 11/02/2010 của UBND tỉnh Thanh Hoá; ngoài ra KNV thôn,
bản còn được hỗ trợ một lần ban đầu 2.000.000 đồng/người (Hai triệu đồng) để
mua sắm các trang, thiết bị thiết yếu phục vụ cho công tác khuyến nông viên.
2. Thời gian áp dụng chính sách từ ngày 01/8/2010
cho đến hết năm 2020 (Kết thúc Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững
theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ).
Điều 7. Trách nhiệm của khuyến
nông viên thôn, bản.
1. Người được tuyển chọn, hợp đồng làm khuyến nông
viên thôn bản phải có bản cam kết tự nguyện làm KNV thôn, bản thời gian ít nhất
là 05 năm;
2. Khuyến nông viên thôn bản nếu vi phạm kỷ luật hoặc
02 năm liên tục không hoàn thành nhiệm vụ thì bị xử lý kỷ luật theo quy định
pháp luật hiện hành và buộc thanh lý hợp đồng thôi việc.
3. Khuyến nông viên thôn bản nếu vi phạm kỷ luật buộc
thôi việc hoặc tự ý nghỉ việc khi chưa đủ 5 năm công tác theo cam kết mà chưa
được sự đồng ý của Chủ tịch UBND huyện bằng văn bản thì phải bồi thường toàn bộ
các chế độ, chính sách đã được hưởng (quy định tại khoản 1 Điều 6 Quy định này
và kinh phí đào tạo KNV); thời hạn hoàn trả chậm nhất là 03 tháng kể ngày nghỉ
việc; UBND xã có trách nhiệm thu hồi và nộp vào Ngân sách nhà nước theo qui định
hiện hành.
Điều 8. Nguồn kinh phí chi trả.
Kinh phí chi trả phụ cấp hàng tháng cho KNV thôn, bản
của 7 huyện nghèo được bố trí từ nguồn kinh phí thực hiện Nghị quyết
30a/2008/NQ-CP của Chính phủ phân bổ hàng năm cho các huyện.
Điều 9. Tổ chức thực hiện:
1. Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, Chủ tịch UBND
các huyện: Như Xuân, Thường Xuân, Mường Lát, Quan Hoá, Quan Sơn, Bá Thước, Lang
Chánh có trách nhiệm triển khai và thực hiện Quy định về tổ chức, nhiệm vụ và
chính sách đối với khuyến nông viên thôn, bản thuộc 7 huyện nghèo theo Chương
trình Nghị quyết 30a của Chính phủ.
2. Giao Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì phối
hợp với Sở Nội vụ và các ngành có liên quan hướng dẫn việc tổ chức thực hiện
Quyết định này; định kỳ 6 tháng, hàng năm tổng hợp tình hình báo cáo Chủ tịch
UBND tỉnh.
3. Giao Giám đốc Sở Tài chính phối hợp với Sở Kế hoạch
và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và PTNT thẩm định xác định nhu cầu kinh phí về đào tạo
cử tuyển và phụ cấp cho khuyến nông viên thôn, bản trình UBND tỉnh phê duyệt bố
trí vốn Chương trình 30a cho hoạt động khuyến nông tại 7 huyện.
4. Trong quá trình thực hiện các Sở, UBND 7 huyện
nêu trên nếu thấy có khó khăn, vướng mắc, cần sửa đổi, bổ sung phải báo cáo
UBND tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và PTNT) để xem xét, quyết định./.
PHỤ LỤC.
TỔNG SỐ THÔN, BẢN THUỘC 7 HUYỆN NGHÈO
(Ban hành kèm theo Quyết định số: /2010/QĐ-UBND ngày 23 /7/2010 của UBND tỉnh
)
TT
|
Tên xã
|
Số thôn, bản
|
TT
|
Tên xã
|
Số thôn, bản
|
|
1 . Huyện Quan
Sơn: 13 xã, 99 thôn, bản
|
1
|
Thị trấn Quan Sơn
|
6
|
8
|
Xã Sơn Thuỷ
|
12
|
2
|
Xã Trung Xuân
|
7
|
9
|
Xã Na Mèo
|
10
|
3
|
Xã Trung Thượng
|
6
|
10
|
Xã Sơn Lư
|
6
|
4
|
Xã Trung Tiên
|
8
|
11
|
Xã Tam Lư
|
6
|
5
|
Xã Trung Hạ
|
7
|
12
|
Xã Sơn Điện
|
11
|
6
|
Xã Sơn Hà
|
6
|
13
|
Xã Mường Mìn
|
5
|
7
|
Xã Tam Thanh
|
9
|
|
|
|
|
2. Huyện Mường
Lát: 9 xã, 90 thôn, bản
|
1
|
Thị trấn Mường Lát
|
4
|
6
|
Xã Quang Chiểu
|
13
|
2
|
Xã Tam Trung
|
8
|
7
|
Xã Pù Nhi
|
11
|
3
|
Xã Tén Tằn
|
7
|
8
|
Xã Nhi Sơn
|
6
|
4
|
Xã Mường Lý
|
16
|
9
|
Xã Mường Chanh
|
9
|
5
|
Xã Trung Lý
|
16
|
|
|
|
|
3 . Huyện Thường
Xuân: 17 xã, 145 thôn, bản
|
1
|
Thị trấn Thường
Xuân
|
5
|
10
|
Xã Xuân Thắng
|
9
|
2
|
Xã Bát Mọt
|
9
|
11
|
Xã Xuân Lộc
|
5
|
3
|
Xã Yên Nhân
|
6
|
12
|
Xã Xuân Cẩm
|
6
|
4
|
Xã Xuân Lẹ
|
9
|
13
|
Xã Xuân Dương
|
10
|
5
|
Xã Vạn Xuân
|
11
|
14
|
Xã Thọ Thanh
|
9
|
6
|
Xã Lương Sơn
|
7
|
15
|
Xã Ngọc Phụng
|
8
|
7
|
Xã Xuân cao
|
13
|
16
|
Xã Xuân Chinh
|
7
|
8
|
Xã Luận Thành
|
9
|
17
|
Xã Tân Thành
|
10
|
9
|
Xã Luận Khê
|
12
|
|
|
|
|
4. Huyện Lang
Chánh: 11 xã, 100 thôn, bản
|
1
|
Thị trấn Lang
Chánh
|
9
|
6
|
Xã Tân Phúc
|
10
|
2
|
Xã Quang Hiến
|
11
|
7
|
Xã Trí Nang
|
6
|
3
|
Xã Yên Thắng
|
11
|
8
|
Xã Tam Văn
|
6
|
4
|
Xã Giao An
|
5
|
9
|
Xã Đồng Lương
|
11
|
5
|
Xã Yên Khương
|
13
|
10
|
Xã Lâm Phú
|
9
|
|
|
|
11
|
Xã Giao Thiện
|
9
|
|
5. Huyện Bá Thước:
23 xã, 225 thôn, bản
|
1
|
Xã Kỳ Tân
|
7
|
12
|
Thị trấn Cành Nàng
|
6
|
2
|
Xã Văn Nho
|
15
|
13
|
Xã Ái Thượng
|
12
|
3
|
Xã Thiết Kế
|
5
|
14
|
Xã Tân Lập
|
8
|
4
|
Xã Thiết Ông
|
18
|
15
|
Xã Hạ Trung
|
8
|
5
|
Xã Ban Công
|
7
|
16
|
Xã Điền Lư
|
9
|
6
|
Xã Lũng Niêm
|
10
|
17
|
Xã Điền Trung
|
12
|
7
|
Xã Cổ Lũng
|
12
|
18
|
Xã Điền Quang
|
18
|
8
|
Xã Lũng Cao
|
12
|
19
|
Xã Điền Hạ
|
9
|
9
|
Xã Thành Lâm
|
8
|
20
|
Xã Điền Thượng
|
7
|
10
|
Xã Thành Sơn
|
7
|
21
|
Xã Lương Ngoại
|
7
|
11
|
Xã Lâm Xa
|
9
|
22
|
Xã Lương Trung
|
10
|
|
|
|
23
|
Xã Lương Nội
|
9
|
|
6. Huyện Như
Xuân: 18 xã, 183 thôn, bản
|
1
|
Thị trấn Yên Cát
|
6
|
10
|
Xã Xuân Bình
|
13
|
2
|
Xã Yên Lễ
|
12
|
11
|
Xã Thanh Hoà
|
6
|
3
|
Xã Thượng Ninh
|
16
|
12
|
Xã Cát Tân
|
8
|
4
|
Xã Tân Bình
|
11
|
13
|
Xã Cát Vân
|
10
|
5
|
Xã Bình Lương
|
11
|
14
|
Xã Thanh Phong
|
10
|
6
|
Xã Hoá Quỳ
|
13
|
15
|
Xã Thanh Lâm
|
11
|
7
|
Xã Xuân Quỳ
|
8
|
16
|
Xã Thanh Xuân
|
7
|
8
|
Xã Xuân Hoà
|
7
|
17
|
Xã Thanh Sơn
|
10
|
9
|
Xã Bãi Trành
|
12
|
18
|
Xã Thanh Quân
|
12
|
|
7. Huyện Quan
Hoá: 18 xã, 125 thôn, bản
|
1
|
Xã Phú Nghiêm
|
4
|
10
|
Xã Thành Sơn
|
8
|
2
|
Xã Xuân Phú
|
4
|
11
|
Xã Trung Thành
|
10
|
3
|
Thị trấn Quan Hoá
|
7
|
12
|
Xã Trung Sơn
|
6
|
4
|
Xã Hồi Xuân
|
7
|
13
|
Xã Nam Xuân
|
6
|
5
|
Xã Thanh Xuân
|
6
|
14
|
Xã Nam Tiến
|
13
|
6
|
Xã Phú Xuân
|
5
|
15
|
Xã Nam Động
|
7
|
7
|
Xã Phú Lệ
|
4
|
16
|
Xã Thiên Phủ
|
11
|
8
|
Xã Phú Sơn
|
5
|
17
|
Xã Hiền Chung
|
7
|
9
|
Xã Phú Thanh
|
6
|
18
|
Xã Hiền Kiệt
|
9
|
|
Tổng cộng 7 huyện
|
109 xã, 967 thôn,
bản
|