Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 2156/QĐ-UBND 2021 Đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn tỉnh Bình Dương

Số hiệu: 2156/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Dương Người ký: Mai Hùng Dũng
Ngày ban hành: 10/09/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2156/QĐ-UBND

Bình Dương, ngày 10 tháng 9 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT “KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO NGHỀ NÔNG NGHIỆP CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2021-2025”

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương năm ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Thực hiện Công văn số 42/BNN-KTHT ngày 05/01/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc xây dựng kế hoạch trung hạn đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn năm 2021 và giai đoạn 2021-2025;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 1966/TTr-SNN ngày 30 tháng 8 năm 2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này “Kế hoạch Đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021-2025”.

Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính, Sở Thông tin và Truyền thông; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- TT.TU, TTHĐND;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Như Điều 2;
- LĐVP, Thi, KGVX, TH;
- Lưu:
VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC




Mai Hùng Dũng

 

KẾ HOẠCH

ĐÀO TẠO NGHỀ NÔNG NGHIỆP CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Quyết định số 2156/QĐ-UBND ngày 10/9/2021 của UBND tỉnh Bình Dương)

Thực hiện Công văn số 42/BNN-KTHT ngày 05/01/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc xây dựng kế hoạch trung hạn đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn năm 2021 và giai đoạn 2021-2025, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương xây dựng kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021-2025 như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Đổi mới phương thức đào tạo và tập trung đào tạo nghề phục vụ cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao, cơ giới hóa đồng bộ, chế biến, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Nâng cao chất lượng đào tạo nghề nông nghiệp. Chú trọng đào tạo lại, đào tạo thường xuyên lực lượng lao động. Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ chất lượng, hiệu quả từ trang bị kiến thức kỹ thuật sang phát triển toàn diện năng lực, kỹ năng, phẩm chất đạo đức và chịu trách nhiệm trong sản xuất của người học.

2. Mc tiêu cthể

- Tập trung đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn nằm trong các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, các dự án phát triển sản xuất theo quy hoạch xây dựng nông thôn mới, chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở địa phương. Phấn đấu đến năm 2025, sau khi học xong ít nhất có 80% lao động có việc làm ổn định và tăng thu nhập.

- Dự kiến tổng số lao động nông thôn được đào tạo nghề nông nghiệp giai đoạn 2021-2025 là 1.605 lao động. Tổng số lao động nông thôn được đào tạo nghề nông nghiệp năm 2021 là 100 lao động (Chi tiết Phụ lục s03 và Phụ lục s 04 kèm theo).

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Đối tượng áp dụng

- Ưu tiên đào tạo cho lao động nông thôn trong việc thực hiện các chương trình: Chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp; chương trình giảm nghèo bền vững; chương trình xây dựng nông thôn mới; chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP); lao động là người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp, phụ nữ nông thôn.

- Lao động chuyển dịch từ thành thị về nông thôn có nhu cầu học nghề nông nghiệp để phát triển kinh tế nông thôn.

- Lao động làm trong các doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, cơ sở kinh doanh dịch vụ nông nghiệp.

- Doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, cơ sở kinh doanh dịch vụ nông nghiệp, hộ nông dân, cá nhân, các chủ thể tham gia chuỗi giá trị nông sản thực phẩm.

- Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

2. Hình thức đào tạo

Đào tạo nghề nông nghiệp trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng cho lao động nông thôn, tập trung tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có chức năng đào tạo phù hợp (kể cả các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập); ngoài ra còn thực hiện hình thức đào tạo lưu động tại các xã, phường, thị trấn, theo cụm dân cư.

3. Điều kiện người học được hỗ trợ đào tạo

Đối tượng tham gia học nghề đáp ứng một trong các điều kiện được quy định tại Điều 4 Thông tư số 152/2016/TT-BTC ngày 17/10/2016 của Bộ Tài chính về quy định quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng sẽ được hưởng chế độ hỗ trợ đào tạo.

4. Ngành nghề đào tạo (Chi tiết kèm theo Phụ lục số 01 và 02)

a) Nghề Kỹ thuật trồng và nhân giống nấm

- Thời gian đào tạo: 12 tuần, 440 giờ.

- 01 lớp học: từ 20 - 35 học viên.

- Sau khi học xong, học viên có khả năng phân tích được các đặc tính sinh học, giá trị dinh dưỡng và dược liệu của một số loại nấm trong và ngoài nước; trồng, chăm sóc được các loại nấm ăn đúng quy trình kỹ thuật; có thể tự trồng các loại nấm ăn để kinh doanh.

b) Nghề Trồng rau an toàn-rau hữu cơ

- Thời gian đào tạo: 12 tuần, 440 giờ.

- 01 lớp học: từ 20 - 35 học viên.

- Sau khi học xong, học viên có khả năng phân tích được các đặc tính sinh học, giá trị dinh dưỡng và dược liệu của một số loại rau trong và ngoài nước; trồng, chăm sóc được các loại rau ăn đúng quy trình kỹ thuật; có thể tự trồng các loại rau ăn để kinh doanh.

c) Nghề Kỹ thuật trồng hoa lan

-Thời gian đào tạo: 12 tuần, 440 giờ.

- 01 lớp học: từ 20 - 35 học viên.

- Sau khi học xong, học viên có khả năng trồng, chăm sóc và quản lý dịch hại cho các loại lan; lắp đặt được nhà che - giàn - sạp - đường ống tưới; nhân, chọn giống, chậu và trồng, chăm sóc các loại lan đúng quy trình kỹ thuật; có thể tự trồng lan tại gia đình để kinh doanh hoặc tìm việc tại các cơ sở hoa king.

d) Nghề Kỹ thuật trồng, chăm sóc cây cảnh

- Thời gian đào tạo: 11 tuần, 440 giờ.

- 01 lớp học: từ 20 - 35 học viên.

- Sau khi học xong, học viên có khả năng phân loại các loại hoa viên; trồng, chăm sóc các loại cây cảnh; có thể tìm việc tại các công ty, xí nghiệp, trường học, bệnh viện... có liên quan đến cây cảnh hoặc có thể tự tạo việc làm tại gia đình.

đ) Nghề Kỹ thuật trồng cây ăn trái có múi (Trồng bưởi theo công nghệ VietGAP)

- Thời gian đào tạo: 10 tuần, 350 giờ.

- 01 lớp học: từ 20 - 35 học viên.

Sau khi học xong, học viên có khả năng trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản theo đúng yêu cầu kỹ thuật; có thể tự tạo việc làm hoặc làm hợp đồng trong các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các sản phẩm liên quan đến cây ăn trái có múi.

e) Nghề Trồng, chăm sóc và khai thác mủ cao su

- Thời gian đào tạo: 12 tuần, 440 giờ.

- 01 lớp học: từ 20 - 35 học viên.

- Sau khi học xong, học viên có khả năng phân loại các loại giống cao su; trồng, chăm sóc vườn cây; có thể tìm việc tại các công ty, xí nghiệp, nông trường, các cơ sở khai thác mủ tư nhân... có liên quan đến cây cao su hoặc có thể tự tạo việc làm tại gia đình.

f) Trồng và chăm sóc tre lấy măng

- Thời gian đào tạo: 12 tuần, 440 giờ.

- 01 lớp học: từ 20 - 35 học viên.

- Sau khi hoàn thành khóa học, học viên có thể làm việc tại các trang trại, các công ty, hộ gia đình trồng tre lấy măng, hoặc các chương trình phát triển trồng tre lấy măng.

g) Nghề Kỹ thuật chăn nuôi thú y (chăn nuôi và chăm sóc bò sinh sản)

- Thời gian đào tạo: 12 tuần, 360 giờ.

- 01 lớp học: từ 20 - 35 học viên.

- Sau khi học xong, học viên có khả năng phân loại giống, thực hiện được việc phòng, chữa trị bệnh và chăn nuôi heo, trâu, bò, gia cầm; có thể tự tạo việc làm chăn nuôi gia đình hoặc tìm việc tại các trang trại.

h) Nghề nuôi cá cảnh

- Thời gian đào tạo: 12 tuần, 440 giờ.

- 01 lớp học: từ 20 - 35 học viên.

- Sau khi hoàn thành khóa học, người học có khả năng tự tổ chức sản xuất nuôi cá cảnh tại hộ hoặc trang trại gia đình; người học cũng có thể làm việc tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh có liên quan đến lĩnh vực của nghề nuôi cá cảnh.

Trong quá trình thực hiện, tùy theo nhu cầu của các doanh nghiệp, người sử dụng lao động và người học nghề, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm tổng hợp gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để trình Ủy ban nhân dân tỉnh bổ sung thêm ngành nghề đào tạo.

4. Kinh phí và nguồn kinh phí thực hiện

a) Kinh phí thực hiện

- Dự kiến kinh phí thực hiện đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2021-2025 là 2.095.155.000 đồng (Bằng chữ: Hai tỷ không trăm chín mươi lăm triệu một trăm năm mươi lăm ngàn đồng).

- Dự kiến Kinh phí thực hiện đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn năm 2021 là: 372.385.000 đồng (Bằng chữ: Ba trăm bảy mươi hai triệu ba trăm tám mươi lăm ngàn).

(Chi tiết kèm theo Phụ lục s03 và Phụ lục s 04)

b) Nguồn kinh phí thực hiện

Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tự cân đối, bố trí kinh phí thực hiện theo quy định hiện hành. Bảng phân bổ kinh phí theo Phụ lục 03 và Phụ lục số 04 đính kèm.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì, hướng dẫn các địa phương tổ chức triển khai các quy định về công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn và triển khai kế hoạch đảm bảo đạt các mục tiêu kế hoạch đề ra.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người lao động về tầm quan trọng của học nghề, áp dụng kỹ thuật, tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nhằm tăng năng suất, thu nhập cho người lao động nông thôn.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai các hoạt động đào tạo nghề lĩnh vực nông nghiệp, tạo nguồn lao động trực tiếp sản xuất nông nghiệp, đảm bảo mục tiêu chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn; định kỳ 6 tháng, hàng năm cung cấp số liệu để Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo theo quy định.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đánh giá công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh và thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo quy định.

- Hàng năm, chủ trì tổng hợp nhu cầu học nghề, đào tạo nghề, dự toán kinh phí và xây dựng kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn gửi Sở Tài chính thẩm định về kinh phí, trình UBND tỉnh phê duyệt.

2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện hoạt động đào tạo nghề lĩnh vực nông nghiệp; kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Kế hoạch.

- Phối hợp với các ngành, cơ quan truyền thông như Báo, Đài phát thanh và truyền hình, Đài truyền thanh cấp huyện thực hiện tuyên truyền, phổ biến các chính sách, pháp luật về giáo dục nghề nghiệp, tư vấn học nghề và việc làm đối với người lao động.

- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh tham gia tích cực công tác đào tạo nghề nông nghiệp.

3. Sở Tài chính

Căn cứ khả năng cân đối ngân sách, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh btrí kinh phí hàng năm để thực hiện theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước hiện hành; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc quản lý sử dụng kinh phí.

4. Sở Thông tin và Truyền thông

Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí, hệ thống truyền thanh trên địa bàn tỉnh thông tin tuyên truyền về công tác đào tạo nghề nông nghiệp và các chính sách ưu đãi cho lao động nông thôn học nghề trên địa bàn tỉnh.

5. Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; các Tổ chức chính trị - xã hội, các Hội nghề nghiệp của tỉnh phối hợp, hỗ trợ trong công tác tuyên truyền, vận động hội viên tham gia dạy nghề, học nghề và giám sát tình hình triển khai thực hiện kế hoạch.

6. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

- Chủ trì chịu trách nhiệm, bố trí kinh phí triển khai các hoạt động hỗ trợ đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn, tạo nguồn lao động trực tiếp sản xuất, đảm bảo mục tiêu chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trên địa bàn.

- Giao nhiệm vụ cho Phòng kinh tế chủ trì xác định nhu cầu đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn; tổ chức kiểm tra, giám sát công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn và định kỳ hàng quý, 6 tháng, năm báo cáo kết quả về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có đủ điều kiện tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn triển khai công tác đào tạo thuận lợi, hiệu quả.

- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã xác định nhu cầu đào tạo, xây dựng kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn hàng năm sát vi thực tiễn và theo nhu cầu học của người dân.

- Hàng năm, khảo sát nhu cầu học nghề thực tế của người lao động, đào tạo nghề của người lao động đđăng ký ngành nghề, dự toán, lập kế hoạch gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, trình phê duyệt để triển khai thực hiện.

Căn cứ nội dung và nhiệm vụ phân công theo Kế hoạch này, các Sở, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện có khó khăn vướng mắc kịp thời phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh./.

 

PHỤ LỤC 1

ĐỊNH MỨC ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN 2021-2025
(Kèm theo Kế hoạch Đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021-2025 được phê duyệt tại Quyết định 2156/QĐ-UBND ngày 10/9/2021 của UBND tỉnh Bình Dương)

Đơn vị tính: đng

TT

Ngành nghề đào tạo

Số học viên /01 lớp

Định mức chi phí học tập/ học viên

Chi phí đào tạo 1 lớp

Số ngày thực học

Số giờ thực học

Ghi chú

1

Trồng và nhân giống nấm

20

1,931,000

38,620,000

57

440

 

2

Trồng rau an toàn (rau hữu cơ)

20

1,931,000

38,620,000

57

440

 

3

Kỹ thuật Trồng hoa lan

20

1,931,000

38,620,000

57

440

 

4

Trồng, chăm sóc cây cảnh

20

1,886,500

37,730,000

58

440

 

5

Kthuật trồng cây ăn trái có múi (Trồng bưởi theo công nghệ VietGAP)

20

1,605,750

32,115,000

54

350

 

6

Trồng, chăm sóc và khai thác mủ cao su

20

1,824,000

36,480,000

53

440

 

7

Trồng và chăm sóc tre lấy măng

20

1,886,500

37,730,000

58

440

 

8

Kỹ thuật chăn nuôi thú y (chăn nuôi và chăm sóc bò sinh sản)

20

1,737,000

34,740,000

54

360

 

9

Nuôi cá cảnh

20

1,737,000

34,740,000

54

360

 

* Ghi chú: Đối với các ngành nghề không nm trong danh mục nêu trên hoặc các ngành nghề mới do xuất phát từ nhu cầu thực tế của địa phương: Được thực hiện theo định mức bình quân chung của nhóm ngành nghề hoặc các ngành nghề tương tự trong cùng lĩnh vực nghề.

 

PHỤ LỤC 2

THUYẾT MINH ĐỊNH MỨC KINH PHÍ ĐÀO TẠO NGHỀ NÔNG NGHIỆP CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Kèm theo Kế hoạch Đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021-2025 được phê duyệt tại Quyết định 2156/QĐ-UBND ngày 10/9/2021 của UBND tỉnh Bình Dương)

Đơn vị tính: đồng

TT

Tên ngh

Số giờ/ngày học

Đơn giá

Tổng KP

1

Nghề Trồng và nhân giống nấm

 

Thời gian đào tạo: 12 tuần (440giờ)

 

 

 

 

Số ngày thực học: 57 ngày

 

 

 

 

Phần kinh phí cứng cho lớp 20 học viên

 

 

28,920,000

 

Chi tuyển sinh

 

 

200,000

 

Chi phí khai giảng, bế giảng

 

 

500,000

 

Chi Văn phòng phẩm cho lớp học

 

 

200,000

 

Phụ cấp giáo viên dạy LT, TH

440

52,500

23,100,000

 

Chi thuê lớp học

57

60,000

3,420,000

 

Thuê thiết bị giảng dạy

 

 

1,000,000

 

Chi quản lý lớp học

 

 

500,000

 

Phần kinh phí mềm cho lớp học 20 học viên

 

 

9,700,000

 

Tài liệu học tập của học viên

20

20,000

400,000

 

Chi phí chứng chỉ học viên

20

15,000

300,000

 

Chi hỗ trợ nguyên vật liệu học nghề

20

450,000

9,000,000

 

Tổng chi phí

 

 

38,620000

 

Bình quân kinh phí đào tạo/01 học viên

 

 

1,931,000

2

Nghề Trồng rau an toàn - rau hữu cơ

 

Thời gian đào tạo: 12 tuần (440giờ)

 

 

 

 

Số ngày thực học: 57 ngày

 

 

 

 

Phần kinh phí cứng cho lớp 20 học viên

 

 

28,920,000

 

Chi tuyển sinh

 

 

200,000

 

Chi phí khai giảng, bế giảng

 

 

500,000

 

Chi văn phòng phẩm cho lớp học

 

 

200,000

 

Chi thù lao giáo viên giảng dạy

440

52,500

23,100,000

 

Chi thuê lớp học

57

60,000

3,420,000

 

Thuê thiết bị giảng dạy

 

 

1,000,000

 

Chi quản lý lớp học

 

 

500,000

 

Phần kinh phí mềm cho lớp học: 20 học viên

 

 

9,700,000

 

Tài liệu học tập của học viên

20

20,000

400,000

 

Chi phí chứng chỉ học viên

20

15,000

300,000

 

Chi hỗ trợ nguyên vật liệu học nghề

20

450,000

9,000,000

 

Tổng chi phí

 

 

38,620,000

 

Bình quân kinh phí đào tạo/01 học viên

 

 

1,931,000

3

Kỹ thuật Trồng hoa lan

 

Thời gian đào tạo: 12 tuần (440giờ)

 

 

 

 

Số ngày thực học: 57 ngày

 

 

 

 

Phần kinh phí cứng cho lớp 20 học viên

 

 

28,920,000

 

Chi tuyển sinh

 

 

200,000

 

Chi phí khai giảng, bế giảng

 

 

500,000

 

Chi văn phòng phẩm cho lớp học

 

 

200,000

 

Chi thù lao giáo viên giảng dạy

440

52,500

23,100,000

 

Chi thuê lớp học

57

60,000

3,420,000

 

Thuê thiết bị giảng dạy

 

 

1,000,000

 

Chi quản lý lớp học

 

 

500,000

 

Phần kinh phí mềm cho lớp học: 20 học viên

 

 

9,700,000

 

Tài liệu học tập của học viên

20

20,000

400,000

 

Chi phí chứng chỉ học viên

20

15,000

300,000

 

Chi hỗ trợ nguyên vật liệu học nghề

20

450,000

9,000,000

 

Tổng chi phí

 

 

38,620,000

 

Bình quân kinh phí đào tạo/01 học viên

 

 

1,931,000

4

Tạo dáng, chăm sóc cây cảnh

 

Thời gian đào tạo: 11 tuần (440 giờ)

 

 

 

 

Số ngày thực học: 58 ngày

 

 

 

 

Phần kinh phí cứng cho lớp 20 học viên

 

 

28,880,000

 

Chi tuyển sinh

 

 

200,000

 

Chi phí khai giảng, bế giảng

 

 

500,000

 

Chi văn phòng phẩm cho lớp học

 

 

200,000

 

Chi thù lao giáo viên giảng dạy

440

52,500

23,100,000

 

Chi thuê lớp học

58

60,000

3,480,000

 

Chi thuê thiết bị giảng dạy

 

 

1,000,000

 

Chi quản lý lớp học

 

 

400,000

 

Phần kinh phí mềm cho lớp học 20 học viên

 

 

8,850,000

 

Tài liệu học tập của học viên

20

20,000

400,000

 

Chi phí chứng chỉ học viên

20

15,000

300,000

 

Chi hỗ trợ nguyên vật liệu học nghề

20

407,500

8,150,000

 

Tổng chi phí

 

 

37,730,000

 

Bình quân kinh phí đào tạo/01 học viên

 

 

1,886,500

5

Kỹ thuật trồng cây ăn trái có múi (Trồng bưởi theo công nghệ VietGAP)

 

Thời gian đào tạo: 10 tuần (350 giờ)

 

 

 

 

Số ngày thực học: 54 ngày

 

 

 

 

Phần kinh phí cứng cho lớp 20 học viên

 

 

24,015,000

 

Chi tuyển sinh

 

 

200,000

 

Chi phí khai giảng, bế giảng

 

 

500,000

 

Chi văn phòng phẩm cho lớp học

 

 

200,000

 

Chi thù lao giáo viên giảng dạy

350

52,500

18,375,000

 

Chi thuê lớp học

54

60,000

3,240,000

 

Chi thuê thiết bị giảng dạy

 

 

1,000,000

 

Chi quản lý lớp học

 

 

500,000

 

Phần kinh phí mềm cho lớp học: 20 học viên

 

 

8,100,000

 

Tài liệu học tập của học viên

20

20,000

400,000

 

Chi phí chứng chỉ học viên

20

15,000

300,000

 

Chi hỗ trợ nguyên vật liệu học nghề

20

370,000

7,400,000

 

Tổng chi phí

 

 

32,115 000

 

Bình quân kinh phí đào tạo/01 học viên

 

 

1,605,750

6

Trồng, chăm sóc và khai thác mủ cây cao su

 

Thời gian đào tạo: 12 tuần (440 giờ)

 

 

 

 

Số ngày thực học: 53 ngày

 

 

 

 

Phần kinh phí cứng cho lớp 20 học viên

 

 

 

 

Chi tuyển sinh

 

 

200,000

 

Chi phí khai giảng, bế giảng

 

 

500,000

 

Chi thù lao giáo viên giảng dạy

440

52,500

23,100,000

 

Chi thuê lớp học

53

60,000

3,180,000

 

Chi thuê thiết bị giảng dạy

 

 

1,000,000

 

Chi quản lý lớp hc

 

 

400,000

 

Chi văn phòng phẩm cho lớp học

 

 

200,000

 

Tổng cộng

 

 

28,380,000

a

Phần kinh phí mềm cho lớp học: 20 học viên

 

 

 

1

Tài liệu học tập của học viên

20

20,000

400,000

2

Chi phí chứng chỉ học viên

20

15,000

300,000

3

Chi hỗ trợ nguyên vật liệu học nghề

20

370,000

7,400,000

4

Tổng cộng

 

 

8,100,000

5

Tổng chi phí

 

 

36,480,000

6

Bình quân kinh phí đào tạo/01 học viên

 

 

1,824,000

7

Trồng và chăm sóc tre lấy măng

 

Thời gian đào tạo: 12 tuần (440 giờ)

 

 

 

b

Số ngày thực học: 58 ngày

 

 

 

1

Phần kinh phí cứng cho lớp 20 học viên

 

 

28,880,000

2

Chi tuyển sinh

 

 

200,000

3

Chi phí khai giảng, bế giảng

 

 

500,000

 

Chi văn phòng phẩm cho lớp học

 

 

200,000

 

Chi thù lao giáo viên giảng dạy

440

52,500

23,100,000

 

Chi thuê lớp hc

58

60,000

3,480,000

2

Chi thuê thiết bị giảng dy

 

 

 

 

Chi quản lý lớp học

 

 

400,000

 

Phần kinh phí mềm cho lớp học 20 học viên

 

 

8,850,000

a

Tài liệu học tập của học viên

20

20,000

400,000

1

Chi phí chứng chỉ học viên

20

15,000

300,000

2

Chi hỗ trợ nguyên vật liệu học nghề

20

407,500

8,150,000

3

Tổng chi phí

 

 

37,730,000

4

Bình quân kinh phí đào tạo/01 học viên

 

 

1,886,500

8

Kỹ thuật chăn nuôi thú y (chăn nuôi và chăm sóc bò sinh sản)

6

Thời gian đào tạo: 12 tuần (360 giờ)

 

 

 

7

Số ngày thực học: 54 ngày

 

 

 

b

Phần kinh phí cứng cho lớp 20 học viên

 

 

24,540,000

1

Chi tuyển sinh

 

 

200,000

2

Chi phí khai giảng, bế giảng

 

 

500,000

3

Chi văn phòng phẩm cho lớp học

 

 

200,000

 

Chi thù lao giáo viên giảng dạy

360

52,500

18,900,000

 

Chi thuê lớp học

54

60,000

3,240,000

3

Chi thuê thiết bị giảng dạy

 

 

 

 

Chi quản lý lớp học

 

 

500,000

 

Phần kinh phí mềm cho lớp học: 20 học viên

 

 

10,200,000

a

Tài liệu học tập của học viên

20

20,000

400,000

1

Chi phí chứng chỉ học viên

20

15,000

300,000

2

Chi hỗ trợ nguyên vật liệu học nghề

20

475,000

9,500,000

3

Tổng chi phí

 

 

34,740,000

4

Bình quân kinh phí đào tạo/01 học viên

 

 

1,737,000

9

Nghề nuôi cá cảnh

6

Thời gian đào tạo: 12 tuần (360 giờ)

 

 

 

7

Số ngày thực học: 54 ngày

 

 

 

b

Phần kinh phí cứng cho lớp 20 học viên

 

 

24,540,000

1

Chi tuyển sinh

 

 

200,000

2

Chi phí khai giảng, bế giảng

 

 

500,000

3

Chi văn phòng phẩm cho lớp học

 

 

200,000

 

Chi thù lao giáo viên giảng dạy

360

52,500

18,900,000

 

Chi thuê lớp học

54

60,000

3,240,000

4

Chi thuê thiết bị giảng dạy

 

 

 

 

Chi quản lý lớp học

 

 

500,000

 

Phần kinh phí mềm cho lớp học: 20 học viên

 

 

10,200,000

a

Tài liệu học tập của học viên

20

20,000

400,000

1

Chi phí chứng chỉ học viên

20

15,000

300,000

2

Chi hỗ trợ nguyên vật liệu học nghề

20

475,000

9,500,000

3

Tổng chi phí

 

 

34,740,000

4

Bình quân kinh phí đào tạo/01 học viên

 

 

1,737,000

 

PHỤ LỤC 3

KẾ HOẠCH CHỈ TIÊU, KINH PHÍ ĐÀO TẠO NGHỀ NÔNG NGHIỆP CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2021-2025 CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG
(Kèm theo Kế hoạch Đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021-2025 được phê duyệt tại Quyết định 2156/QĐ-UBND ngày 10/9/2021 của UBND tỉnh Bình Dương)

STT

Địa phương

Tên nghề đào tạo

Số học viên/lớp

Số lớp

Kinh phí đào tạo

1

Thủ Dầu Một

 

100

5

188,330,000

 

 

Trồng, chăm sóc cây cảnh

20-35

1

37,730,000

 

 

Nghề Nuôi cá cảnh

1

34,740,000

 

 

Trồng rau an toàn

2

77,240,000

 

 

Trồng và nhân giống nấm

1

38,620,000

2

Dĩ An

 

40

2

76,350,000

 

 

Trồng rau an toàn

20-35

1

38,620,000

 

 

Trồng, chăm sóc cây cảnh

1

37,730,000

3

Tân Uyên

 

330

10

362,765,000

 

 

Trồng, chăm sóc cây cảnh

20-35

2

75,460,000

 

 

Trồng rau an toàn

2

77,240,000

 

 

Trồng, chăm sóc và khai thác mủ cao su

1

36,480,000

 

 

Trồng và nhân giống nấm

2

77,240,000

 

 

Trồng bưởi theo công nghệ VietGap

3

96,345,000

4

Bắc Tân Uyên

 

120

10

376,660,000

 

 

Trồng rau an toàn

20-35

1

38,620,000

 

 

Trồng, hoa lan

2

77,240,000

 

 

Trồng và nhân giống nấm

3

115,860,000

 

 

Trồng, chăm sóc cây cảnh

2

75,460,000

 

 

Chăn nuôi thú y

2

69,480,000

5

Phú Giáo

 

425

15

545,450,000

 

 

Trồng, chăm sóc cây cảnh

20-35

2

75,460,000

 

 

Trồng rau an toàn

3

115,860,000

 

 

Trồng, chăm sóc và khai thác mủ cao su

3

108,440,000

 

 

Chăn nuôi thú y

3

104,220,000

 

 

Trồng và nhân giống nấm

2

77,240,000

 

 

Trồng bưởi theo công nghệ VietGap

2

64,230,000

6

Bàu Bàng

 

100

5

176,695,000

 

 

Trồng, chăm sóc cây có múi

20-35

1

32,115,000

 

 

Chăn nuôi và chăm sóc bò sinh sản

1

34,740,000

 

 

Trồng, chăm sóc và khai thác cao su

1

36,480,000

 

 

Chăn nuôi thú y

1

34,740,000

 

 

Kỹ thuật trồng măng tre

1

38,620,000

7

Dầu Tiếng

 

490

10

368,905,000

 

 

Trồng, chăm sóc và khai thác cao su

20-35

1

36,480,000

 

 

Trồng rau an toàn

3

115,860,000

 

 

Trồng, chăm sóc cây cảnh

1

37,730,000

 

 

Chăn nuôi thú y

2

69,480,000

 

 

Trồng và nhân giống nấm

2

77,240,000

 

 

Trồng bưởi theo công nghệ VietGap

1

32,115,000

Tổng cộng

1.605

57

2,095,155,000

* Ghi chú:

- Trong giai đoạn 2021-2025 thành phố Thuận An và thị xã Bến Cát không đăng ký tham gia đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn.

- Kinh phí nêu trên chưa bao gồm kinh phí hỗ trợ cho học viên tham gia học nghề. Đối với việc hỗ trợ cho học viên tham gia học nghề, tùy theo đối tượng học nghề các địa phương hỗ trợ kinh phí cho học viên theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư số 152/2016/TT-BTC ngày 17/10/2016 của Bộ Tài chính về quy định quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng sẽ được hưởng chế độ hỗ trợ đào tạo.

- Tùy theo tình hình thực tế của địa phương chủ động luân chuyển slớp và học viên để đảm bảo mục tiêu kế hoạch giai đoạn đề ra.

 

PHỤ LỤC 4

KẾ HOẠCH CHI TIÊU, KINH PHÍ ĐÀO TẠO NGHỀ NÔNG NGHIỆP CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN NĂM 2021 CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG
(Kèm theo Kế hoạch Đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021-2025 được phê duyệt tại Quyết định 2156/QĐ-UBND ngày 10/9/2021 của UBND tỉnh Bình Dương)

Đơn vị tính: 1.000 đồng

STT

Nghề đào tạo

Số lớp/số HV

Kinh phí

TP Thủ Dầu Một

TX Tân Uyên

H. Dầu Tiếng

H. Phú Giáo

H. Bắc Tân Uyên

H. Bàu Bàng

Số lớp

Số HV

Chi phí đào tạo HV

Số lớp

Số HV

Chi phí đào tạo HV

Số lớp

Số HV

Chi phí đào tạo HV

Số lớp

Số HV

Chi phí đào tạo HV

Số lớp

Số HV

Chi phí đào tạo HV

Số lớp

Số HV

Chi phí đào tạo HV

1

Trồng, chăm sóc cây cảnh

 

 

1

20

37,730

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Trồng, chăm sóc và khai thác mủ cao su

 

 

 

 

 

1

20

36,480

1

20

36,480

1

20

36,480

 

 

 

 

 

 

3

Trồng và nhân giống nấm

 

 

 

 

 

1

20

38,620

 

 

 

1

20

38,620

1

20

38,620

 

 

 

4

Trồng rau an toàn

 

 

 

 

 

 

 

 

1

20

38,620

 

 

 

1

20

38,620

 

 

 

5

Trồng, chăm sóc cây có múi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

20

32,115

Tổng cộng

10/100 HV

372,385

1

20

37,730

2

40

75,100

2

40

75,100

2

40

75,100

2

40

77,240

1

20

32,115

* Ghi chú:

- Trong năm 2021 thành phố Dĩ An không đăng ký chỉ tiêu đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn.

- Kinh phí nêu trên chưa bao gồm kinh phí hỗ trợ cho học viên tham gia học nghề. Đối với việc hỗ trợ cho học viên tham gia học nghề, tùy theo đối tượng học nghề các địa phương hỗ trợ kinh phí cho học viên theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư số 152/2016/TT-BTC ngày 17/10/2016 của Bộ Tài chính về quy định quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng sẽ được hưởng chế độ hỗ trợ đào tạo.

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2156/QĐ-UBND ngày 10/09/2021 về Phê duyệt "Kế hoạch Đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021-2025"

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.074

DMCA.com Protection Status
IP: 3.135.205.26
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!